Tin tức sự kiện
 

​TTĐT - Sáng 19-10, tại TP.Thủ Dầu Một, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ phát động trực tuyến đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII; kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2021) và 11 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam.

 
 

TTĐT - ​Sáng 19-10, Công ty Cổ phần Găng tay HTC (Khu công nghiệp Rạch Bắp, TX.Bến Cát) đã ủng hộ 800 triệu đồng để trao tặng cho lực lượng y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Tiếp nhận nguồn lực có bà Trần Thị Kim Lan - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

 
 

​TTĐT - Chiều 18-10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban ​Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã gặp mặt đại diện lực lượng y tế tuyến đầu tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.​

 
 

​TTĐT - Đó là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tại Hội nghị trực tuyến với Tập đoàn NTT East và Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) về giải pháp thu hút hiệu quả những dự án hợp tác đầu tư để đóng góp cho sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh Bình Dương diễn ra vào ngày 18-10 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh.

 
 

TTĐT - ​Chiều 18-10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng chủ trì buổi Tọa đàm trực tuyến giữa Đoàn Đại sứ, Tổng lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2021-2024 với lãnh đạo các địa phương Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long. 

 
 

​TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo về việc tiếp công dân và tổ chức đối thoại tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh.        ​

 
 

TTĐT - ​Sáng 15-10, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 9 - khóa XI. Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị. 

 
 

TTĐT - ​Công dân tỉnh Quảng Ninh đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Bình Dương nếu có nhu cầu trở về địa phương khẩn trương liên hệ (trực tiếp bằng điện thoại, tin nhắn, văn bản... hoặc thông qua người thân), thông tin đến UBND cấp xã nơi cư trú tại Quảng Ninh để tổng hợp, gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố. 

 
 

TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Kế hoạch giám sát về tình hình và kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Kế hoạch).

 
 

TTĐT - ​Sở Nội vụ thông báo điều chỉnh, bổ sung nhu cầu tuyển dụng công chức năm 2021 (lần 5).

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Bình Dương hỗ trợ người dân Quảng Bình bị thiệt hại do bãoBình Dương hỗ trợ người dân Quảng Bình bị thiệt hại do bão

TTĐT - ​Ngày 25-11, Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã đến thăm, trao hỗ trợ cho nhân dân tỉnh Quảng Bình bị thiệt hại do thiên tai, bão, lũ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. 

Tham gia Đoàn có bà Nguyễn Minh Thủy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Dành - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng Ban vận động cứu trợ tỉnh; bà Nguyễn Thị Lệ Trinh - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở ngành của tỉnh.

QB5e3ad54669f5d2ab8be4.jpg

QB3422b35e0fedb4b3edfc.jpg

Đoàn công tác tỉnh Bình Dương đã trao hỗ trợ tỉnh Quảng Bình 5 tỷ đồng

Tại buổi tiếp, đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã thông tin với Đoàn công tác tỉnh Bình Dương về tình hình thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh, sự hỗ trợ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương là nguồn động viên lớn lao, góp phần giúp tỉnh Quảng Bình từng bước khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.

Thay mặt Đoàn công tác tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Dành chia sẻ với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình trước những khó khăn do thiên tai gây ra. Đồng thời, trao Bảng tượng trưng hỗ trợ số tiền 5 tỷ đồng, góp phần chung tay cùng tỉnh Quảng Bình từng bước khắc phục hậu quả thiên tai.

Đoàn công tác tỉnh Bình Dương cũng đã trực tiếp đến thăm, tặng quà cho ngư dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tại xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy. Tại đây, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương đã trao tặng 100 phần quà cho 100 hộ ngư dân bị thiệt hại thiên tai, bão, lũ vừa qua; mỗi phần quà gồm 01 triệu đồng tiền mặt cùng gạo, mì gói và các nhu yếu phẩm khác trị giá 500.000 đồng.

QBd0936309dfba64e43dab.jpg

fcde344588f633a86ae7.jpg

QB83712dea91592a077348.jpg

Đoàn công tác tỉnh Bình Dương trao quà cho người dân khó khăn bị ảnh hưởng thiên tai ở huyện Lệ Thủy

f51d3c8680353b6b6224.jpg

​Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương trao hỗ trợ 400 triệu đồng cho ngư dân khó khăn tỉnh Quảng Bình

Ngay sau đó, Đoàn lãnh đạo tỉnh và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương đã đến thăm, động viên và trao kinh phí hỗ trợ xây dựng 5 căn nhà Chữ thập đỏ cho 5 hộ khó khăn về nhà ở tại xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thuỷ, mỗi hộ được hỗ trợ 50 triệu đồng. Tổng trị giá quà tặng và hỗ trợ xây nhà Chữ thập đỏ lần này là 400 triệu đồng.

fqb16b3ad486673d396476.jpg

 Trao hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà Chữ thập đỏ cho ngư dân huyện Lệ Thủy

Được biết, hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương về ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão số 3, tính từ ngày 09/9 đến hết ngày 30/10/2024, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận 133 tỷ 376 triệu đồng; trong đó ủng hộ các tỉnh miền Trung 13 tỷ đồng. Đến nay, Ban vận động cứu trợ tỉnh đã tham mưu tổ chức nhiều đoàn trực tiếp đi thăm, trao tiền hỗ trợ; đồng thời chuyển khoản tiền hỗ trợ cho một số tỉnh bị thiệt hại do bão lũ ở miền Bắc cũng như miền Trung với tổng số tiền 133 tỷ 376 triệu đồng.

11/25/2024 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, hỗ trợ người dân Quảng Bình, bị thiệt hại do bão529-binh-duong-ho-tro-nguoi-dan-quang-binh-bi-thiet-hai-do-baTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2025 giảm từ 5% - 10% người nghiện ma túyBình Dương: Phấn đấu đến năm 2025 giảm từ 5% - 10% người nghiện ma túy

TTĐT - ​Chiều 22-02, tại TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình số 128/CTr/TU ngày 09/3/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh. Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Tham dự có Thiếu tá Cao Đăng Hưng – Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy Công an Trung ương, Phó Chánh​ Văn phòng Bộ Công an; ông Bùi Thanh Nhân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.



Đại biểu tham dự hội nghị


Theo báo cáo, trong 3 năm qua, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã tổ chức, quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm Chương trình số 128; tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Kết quả, so với giai đoạn từ tháng 6/2016 – 9/2022, đã phát hiện, đấu tranh triệt xóa 2.565 vụ, tăng 24,5%; bắt 4.899 đối tượng, tăng 44,9%; thu giữ 104,777 kg ma túy các loại, tăng 493,7%; thu 476 triệu đồng. Từ tháng 3/2020 đến nay, đã khởi tố điều tra 2.239 vụ, 3.486 bị can phạm tội về ma túy; đã xử lý 2.227 vụ và 3.409 bị can.

Công tác cai nghiện, quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy và quản lý sau cai được quan tâm chỉ đạo thực hiện; tăng cường công tác lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện góp phần phòng ngừa phát sinh các loại tội phạm, hạn chế nguồn cầu về ma túy. Công tác tuyên truyền đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức như tuyên truyền trực tiếp, tờ rơi, áp phích, pano, sóng phát thanh – truyền hình, mạng xã hội,… Tính đến tháng 12/2023, toàn tỉnh có 05 xã, phường không có tệ nạn ma túy.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày các tham luận chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện bắt buộc và tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy; công tác quản lý, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, kết quả việc thành lập cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện và cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng;…

 

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị


Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh nhấn mạnh, để phòng chống, đấu tranh có hiệu quả với ma tuý, cần phát huy hơn nữa vai trò của cấp ủy, người đứng đầu. Trong tình hình mới, công tác tuyên truyền tác hại ma tuý, đấu tranh với tội phạm, quản lý, điều trị người nghiện ma tuý cần đi vào thực chất, chiều sâu. Phát huy vai trò nòng cốt của các cơ quan chuyên trách, đặc biệt là vai trò của lực lượng Công an. Cần thiết phải có Ban chỉ đạo riêng, xây dựng lại tiêu chuẩn về ma tuý trong bộ tiêu chí văn hoá, văn minh đô thị, nông thôn mới đối với các xã, phường; đặc biệt có cơ chế đặc thù cho lực lượng, người làm công tác phòng, chống ma tuý để động viên, khuyến khích phong trào, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và quản lý người nghiện. Phấn đấu đến năm 2025, giảm từ 5% đến 10% người nghiện ma túy hiện có; tăng ít nhất 02 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy; kiên quyết không để tái phát sinh tình hình phức tạp.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã khen thưởng 10 tập thể và 24 cá nhân đã có thành tích trong công tác phòng, chống ma tuý trong 3 năm thực hiện Chương trình 128 của Tỉnh ủy.​


 

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ​các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống ma tuý trong 3 năm thực hiện Chương trình 128 của Tỉnh ủy​​

2/22/2024 10:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết519-binh-duong-phan-dau-den-nam-2025-giam-tu-5-10-nguoi-nghien-ma-tuTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Những bài học kinh nghiệm trong xây dựng hệ thống chính trị và lãnh đạo, điều hànhBình Dương: Những bài học kinh nghiệm trong xây dựng hệ thống chính trị và lãnh đạo, điều hành

TTĐT - ​Chiều 19-4, trong khuôn khổ Hội thảo khoa học "Tiếp nối truyền thống, tỉnh Bình Dương chặng đường một phần tư thế kỷ: Thành tựu và Triển vọng" đã diễn ra Phiên chuyên đề: Xây dựng hệ thống chính trị - Các bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, điều hành. Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì điều hành Phiên chuyên đề.

Tham dự có GS.TS Tạ Ngọc Tấn - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương cùng lãnh đạo HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, các sở, ban ngành, các trường viện và các chuyên gia, nhà khoa học.

Chuyên đề đã nhận được 34 báo cáo tham luận, đề cập đến những vấn đề quan trọng, cấp bách, mang đến thực tiễn phong phú và sinh động về quyết tâm đổi mới, tầm nhìn, tư duy quản lý, trách nhiệm của các thế hệ lãnh đạo, Đảng bộ, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội trước những nhiệm vụ của địa phương. Các đại biểu đã trao đổi, đặt vấn đề về những bài học kinh nghiệm trong đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ cũng như những bài học về bảo đảm thống nhất tư tưởng trong Đảng, đồng thuận cao trong xã hội…

Phát huy sức mạnh đoàn kết, củng cố niềm tin của nhân dân

Các tham luận của đại biểu tại Phiên chuyên đề nêu rõ, ngày 01/01/1997, tỉnh Bình Dương chính thức được thành lập với 4 đơn vị hành chính, 77 xã, phường, thị trấn. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.717 km2, dân số 679.000 người. Đồng thời, Bộ Chính trị cũng quyết định thành lập Đảng bộ Bình Dương với 09 Đảng bộ trực thuộc, 303 Chi bộ, Đảng bộ cơ sở với hơn 9.000 đảng viên. Những ngày đầu tái lập, tỉnh Bình Dương có xuất phát điểm thấp so với các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiến bộ về văn hóa - xã hội chưa theo kịp đà phát triển kinh tế.

Kế thừa những chủ trương, chính sách của tỉnh Sông Bé trước đây, đồng thời có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện mới, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo để từng bước ổn định bộ máy tổ chức điều hành, lãnh đạo cán bộ, đảng viên cùng các tầng lớp nhân dân nỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn, thách thức và luôn hướng về cái mới, tương lai với quyết tâm xây dựng Bình Dương trở thành tỉnh công nghiệp phát triển năng động. 

Sau 25 năm, nhiều lần được điều chỉnh về địa giới, tỉnh Bình Dương hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 3 thành phố, 2 thị xã, 4 huyện với 91 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó, thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, được công nhận đô thị loại I vào năm 2017. Dân số toàn tỉnh hiện nay khoảng trên 2,6 triệu người. Đảng bộ tỉnh Bình Dương có 14 Đảng bộ trực thuộc, 597 tổ chức cơ sở Đảng với hơn 48.500 đảng viên. Bình Dương được Trung ương đánh giá là địa phương thuộc nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu thành công trong sự nghiệp đổi mới với kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao, sức cạnh tranh và quy mô được nâng lên đáng kể, tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như cả nước.


GS.TS Tạ Ngọc Tấn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương phát biểu tại Phiên chuyên đề​​

Theo ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, bài học kinh nghiệm của tỉnh chính là kết hợp giữa tinh thần đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương với việc không ngừng tìm tòi, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm vượt mọi khó khăn để thực hiện khát vọng vươn lên. Đồng thời, kế thừa và phát huy một cách tốt nhất những thành quả, kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đây chính là nền tảng cơ bản, động lực chủ yếu để phát triển nhanh hướng tới bền vững.

Thống nhất với quan điểm này, PGS.TS.Nguyễn Quốc Dũng - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, qua chặng đường 1/4 thế kỷ, thành quả hôm nay của tỉnh Bình Dương là kết tinh của những tâm huyết, trăn trở, sáng tạo, là quá trình đoàn kết đồng lòng cho mục tiêu chung của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương qua nhiều nhiệm kỳ. Với Bình Dương, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt và gắn bó chặt chẽ với mục tiêu củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng; đây còn là động lực để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cho thời gian tới.

Trong nhiệm kỳ qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong toàn Đảng bộ đã tập trung triển khai thực hiện nhiều kế hoạch, đề án, kết luận chuyên đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống các tổ chức của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từng bước được đổi mới; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng tổ chức được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của tỉnh. 


PGS.TS.Nguyễn Quốc Dũng - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương trình bày tham luận tại Phiên chuyên đề

Theo PGS.TS. Nguyễn Quốc Dũng, tốc độ tăng trưởng dân số của Bình Dương trong 25 năm qua lên đến 5,6%/năm. Dù dân số chỉ bằng chưa đến 30% TP.Hồ Chí Minh và 33% Hà Nội, nhưng luỹ kế vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thu hút hết năm 2021 đã hơn 37 tỷ đô la Mỹ, bằng 75% TP.Hồ Chí Minh và cao hơn Hà Nội. Số doanh nghiệp đăng ký hoạt động đến hết năm 2021 là hơn 50.000 doanh nghiệp, chỉ thấp hơn TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là đặc thù đòi hỏi cần có cách làm mới, tư duy và tầm nhìn mới và quyết tâm, dũng cảm cao trên nhiều lĩnh vực, trong đó cần tiếp tục nắm chắc tình hình phát triển và dự báo đúng để xây dựng các Nghị quyết làm cơ sở định hướng phát triển Bình Dương trong 1⁄4 thế kỷ tiếp theo, xác định đúng thế mạnh của tỉnh, định hướng đi vào trọng tâm, trọng điểm đồng thời phải có điểm đột phá chiến lược nếu muốn thật sự cất cánh. Ngoài nội dung, phương pháp, phong cách, lề lối làm việc của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp cũng cần đổi mới tương ứng để đảm bảo khoa học, dân chủ, gần dân, sát dân, vì dân; bám sát thực tiễn, chịu khó học hỏi, nói đi đôi với làm và làm đi đến cùng, dứt điểm, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo của một tỉnh là trung tâm công nghiệp của vùng, đô thị văn minh của cả nước.

Nhân tố con người là quan trọng, then chốt

Theo các chuyên gia, nhà khoa học, mục tiêu xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cần phải được tỉnh gắn kết chặt chẽ với đổi mới tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhân tố con người phải được xác định là yếu tố cơ bản, quan trọng, có tính chất quyết định và giữ vai trò chi phối đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 

Bà Nguyễn Minh Thuỷ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết, sau thời gian thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" và các Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy về công tác cán bộ, tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ, đã giới thiệu 2.762 lượt cán bộ ứng cử và bổ nhiệm, đào tạo chuyên môn cho 2.859 lượt cán bộ, cử tham gia đào tạo lý luận chính trị cho 3.278 lượt cán bộ và bồi dưỡng, tập huấn cho 82.379 lượt cán bộ. Điều này đã giúp cho chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trên địa bàn tỉnh được nâng cao, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã có bước phát triển về trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị vững vàng và phát huy năng lực hoạt động thực tiễn, có phẩm chất đạo đức, uy tín cao, đóng góp lớn vào thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Hiện nay, tổng số cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý là 375 người, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: tiến sĩ có 10 người, thạc sĩ có 151 người, đại học có 214 người. Từ đó cho thấy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của tỉnh qua các thời kỳ đã từng bước được đào tạo, thử thách và rèn luyện trong thực tiễn để hoàn thiện, nâng cao bản lĩnh chính trị; đảm bảo các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức của người đứng đầu, chuẩn hóa về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị... 


Bà Nguyễn Minh Thủy - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy trình bày tham luận tại Phiên chuyên đề

Trước những đòi hỏi thực tiễn và yêu cầu của sự phát triển tỉnh Bình Dương trong thời gian tới, theo các chuyên gia, nhà khoa học, tỉnh cần phải tập trung đổi mới một số nội dung nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cán bộ. Đó là đổi mới công tác đánh giá cán bộ; đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ; đổi mới công tác chính sách, cơ chế, quy định kiểm soát quyền lực, phòng, chống tiêu cực trong công tác cán bộ. Đồng thời cần xây dựng thể chế đảm bảo tính khoa học tất cả các khâu trong công tác cán bộ. Kiểm soát đồng bộ từ cá nhân đến tập thể cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, nhất là bộ phận trực tiếp chuyên trách, tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ gắn với kiểm soát nhân sự cán bộ, đặc biệt là cán bộ trong diện quy hoạch. Thực hiện nghiêm việc kiểm soát quyền lực gắn với chế tài pháp lý chặt chẽ. Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ.

Nâng cao năng lực quản trị của chính quyền

Qua phân tích các bộ Chỉ số PCI, PAPI và PAR INDEX của Bình Dương từ năm 2005 đến nay, TS.Phan Duy Anh (Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, năng lực quản trị địa phương của chính quyền tỉnh khá tốt và có sự năng động mạnh mẽ. Thông qua các Chỉ số này có thể khẳng định rằng, cải cách hành chính là một "đặc sản" của chính quyền Bình Dương.

Tuy nhiên, năng lực quản trị địa phương của Bình Dương còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, đặc biệt là năng lực trong việc huy động sự tham gia của người dân vào xây dựng đời sống chính trị, hạ tầng ở cấp cơ sở và trách nhiệm giải trình với người dân. Các trục nội dung về tham gia của người dân ở cấp cơ sở và trách nhiệm giải trình với người dân trong Chỉ số PAPI của Bình Dương luôn ở mức thấp. 


Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại Phiên chuyên đề

Để nâng cao hơn nữa năng lực quản trị địa phương, Bình Dương cần chú ý nâng cao dân trí và mức độ tự ý thức về quyền công dân của nhân dân trong tỉnh thông qua công tác giáo dục, tuyên truyền. Các văn bản quy phạm pháp luật được tổ chức xin ý kiến của người dân cần thật sự hướng vào các đối tượng cần điều chỉnh. Trình độ sử dụng công nghệ thông tin để tham gia góp ý cho các văn bản pháp luật của nhân dân thể hiện ở khả năng truy cập được báo chí điện tử và mong muốn được cập nhật các văn bản của Nhà nước, địa phương thông qua các trang thông tin điện tử đóng vai trò quan trọng vào quá trình này. Song song đó, cần phải tăng cường mức độ tham gia của các tổ chức xã hội vào quản trị địa phương thông qua các chương trình phối hợp hành động; nâng cao trách nhiệm báo cáo và giải trình thông qua hệ thống thông tin của chính quyền công khai, minh bạch. 

4/19/2022 11:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhBài viếtXem chi tiếtBình Dương, những bài học kinh nghiệm, trong xây dựng hệ thống chính trị, lãnh đạo điều hành827-binh-duong-nhung-bai-hoc-kinh-nghiem-trong-xay-dung-he-thong-chinh-tri-va-lanh-dao-dieu-hanTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh dự Ngày hội "Thống nhất non sông" tại khu phố Chợ, phường Lái Thiêu, TP.Thuận AnChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh dự Ngày hội "Thống nhất non sông" tại khu phố Chợ, phường Lái Thiêu, TP.Thuận An

TTĐT - ​Sáng 29-4, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự Ngày hội "Thống nhất non sông" cùng với cán bộ, đảng viên và nhân dân khu phố Chợ, phường Lái Thiêu, TP.Thuận An nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). 

Ngày hội "Thống nhất non sông" là đợt sinh hoạt chính trị, truyền thống sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền về lịch sử cách mạng, truyền thống hào hùng của dân tộc, thành tựu của quê hương 50 năm sau ngày thống nhất đất nước. Qua đó giáo dục, bồi dưỡng và phát huy lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ; cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng quê hương Bình Dương ngày càng văn mình, giàu đẹp, vững tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.

NHNS5G9A8860.jpg

Đại biểu tham dự Ngày hội "Thống nhất non sông" tại khu phố Chợ

Tại Ngày hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân khu phố Chợ đã ôn lại truyền thống hào hùng, lịch sử trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc, những trang sử hào hùng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, cùng những thành tựu nổi bật của quê hương trong phát triển kinh tế - xã hội; lắng nghe những câu chuyện chiến đấu từ nhân chứng lịch sử.

NHNS5G9A8848.jpg

Tiết mục văn nghệ tại Ngày hội "Thống nhất non sông"

Đồng thời phát động phong trào "Bình dân học vụ số" nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho người dân trong khu phố; ra mắt Mô hình Tổ Thanh niên tình nguyện "Bình dân học vụ số", thể hiện tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong thời kỳ chuyển đổi số.

NHNS5G9A8878.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh trao khen thưởng cho 01 tập thể tiêu biểu của khu phố Chợ có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2022-2025

NHNS5G9A8879.jpg 

Khen thưởng cho 05 cá nhân tiêu biểu của khu phố Chợ có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2022-2025​​


Dịp này, phường Lái Thiêu đã khen thưởng cho 01 tập thể và 05 cá nhân tiêu biểu của khu phố Chợ có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2022-2025; trao quà tri ân cho các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn khu phố.

NHNS5G9A8886.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh​ tặng quà cho các gia đình chính sách

NHNS5G9A8893.jpg

Ra mắt Mô hình Tổ Thanh niên tình nguyện “Bình dân học vụ số” ​​​

Hội Chữ thập đỏ phường Lái Thiêu đã tổ chức chương trình "Phiên chợ 0 đồng"  với chủ đề "Hành trình nhân đạo, lan toả yêu thương", dành tặng 200 phần quà gồm các nhu yếu phẩm cho hộ khó khăn trên địa bàn.

NHNS5G9A8869.jpg

Tặng quà cho các  hộ có hoàn cảnh khó khăn​ chương trình “Phiên chợ 0 đồng”  ​

4/29/2025 1:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh, Ngày hội Thống nhất non sông", tại khu phố Chợ, phường Lái Thiêu178-chu-tich-ubnd-tinh-vo-van-minh-du-ngay-hoi-thong-nhat-non-song-tai-khu-pho-cho-phuong-lai-thieu-tp-thuan-aTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Lan tỏa Cuộc thi Tìm hiểu chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2025 Lan tỏa Cuộc thi Tìm hiểu chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2025

TTĐT - ​​Ban Tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách Bảo hiểm xã hội” năm 202​5 kêu gọi sự hưởng ứng mạnh mẽ hơn nữa từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, cùng toàn thể người lao động trên địa bàn tỉnh tiếp tục tham gia Cuộc thi.​

Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu chính sách Bảo hiểm xã hội" năm 2025 do Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực IV tổ chức đã đi qua nửa chặng đường, mở ra không gian tìm hiểu và tương tác linh hoạt, phù hợp với mọi đối tượng, dễ dàng tham gia, cập nhật kiến thức về hệ thống chính sách BHXH – một trong những trụ cột quan trọng của hệ thống an sinh xã hội quốc gia trong việc bảo vệ quyền lợi người dân. Theo đó, Cuộc thi đã thu hút hơn 12.000 lượt thí sinh tham gia, thể hiện sự quan tâm của người dân đối với các chính sách BHXH.

Cuộc thi đang bước vào giai đoạn nước rút, Ban Tổ chức kêu gọi sự hưởng ứng mạnh mẽ hơn nữa từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, cùng toàn thể người lao động trên địa bàn.​

4/29/2025 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết468-lan-toa-cuoc-thi-tim-hieu-chinh-sach-bao-hiem-xa-hoi-nam-2025False
0.00
0
0.00
False
Khu phố 8, phường Hiệp Thành tổ chức Ngày hội "Thống nhất non sông"Khu phố 8, phường Hiệp Thành tổ chức Ngày hội "Thống nhất non sông"

TTĐT - ​Sáng 29-4, khu phố 8, phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một tổ chức Ngày hội "Thống nhất non sông" và phát động phong trào "Bình dân học vụ số".​

Tham dự có ông Đoàn Văn Đồng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo và​ Dân vận Tỉnh ủy.

KP8-Tanghoa.jpg 

Ông Đoàn Văn Đồng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng nhân dân khu phố 8, phường Hiệp Thành

KP8-Tanghoa2.jpg 

Ông Nguyễn Hữu Thạnh – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Thủ Dầu Một tặng lẵng hoa chúc mừng cho nhân dân khu phố 8, phường Hiệp Thành


Tại buổi lễ, đại diện khu phố 8 đã báo cáo sơ lược tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sau ngày thống nhất đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, cùng với sự nỗ lực, đoàn kết một lòng của cán bộ, đảng viên, nhân dân khu phố, đến nay diện mạo khu phố 8 đã có nhiều thay đổi và khởi sắc. Hệ thống giao thông được đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi đi lại và giao thương. Nhiều công trình dân sinh, công viên khang trang, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cộng đồng. Kinh tế người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, không còn hộ nghèo...

Nhằm truyền lửa cho thế hệ trẻ tinh thần bất khuất, kiên cường của thế hệ cha anh tham gia kháng chiến, giành nền hòa bình độc lập cho dân tộc, tại Ngày hội đã diễn ra buổi giao lưu "Tiếp lửa truyền thống". Được lắng nghe những câu chuyện cảm động về một thời gian khó nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ ông cha đã trực tiếp tham gia tại những chiến trường kháng chiến ác liệt, thế hệ trẻ khu phố 8, phường Hiệp Thành càng cảm nhận sâu sắc hơn giá trị hai chữ "hòa bình" ngày hôm nay được đánh đổi bằng xương máu của bao lớp người đi trước. Thế hệ trẻ nguyện ra sức học tập, phấn đấu xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với công lao to lớn của các thế hệ ông cha.

KP8-Giaoluu.jpg 

Buổi giao lưu "Tiếp lửa truyền thống" giữa thế hệ ông cha đã từng tham gia kháng chiến với thế hệ thanh niên của khu phố 8, phường Hiệp Thành


Tại Ngày hội,  khu phố 8, phường Hiệp Thành đã phát động phong trào "Bình dân học vụ số" và ra mắt Nhóm cộng đồng Bình dân học vụ số của khu phố với mục tiêu giúp người dân, đặc biệt là những người ít có điều kiện tiếp cận công nghệ, có thể nắm bắt và làm chủ công nghệ số, từ đó tham gia sâu hơn vào nền kinh tế số, xã hội số.

Nhân dịp này, khu phố đã tổ chức tuyên dương nhiều tập thể, cá nhân đã có nhiều đóng góp vào phong trào của địa phương; tặng quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

KP8-Tobinhdanso.jpg 

Ra mắt nhóm cộng đồng Bình dân học vụ số của khu phố 8, phường Hiệp Thành

KP8-Tuyenduong.jpg 

KP8-Tuyenduong1.jpg

Lễ tuyên dương cho tập thể, cá nhân đã có nhiều đóng góp vào phong trào của địa phương


KP8-Tangqua.jpg 

Tặng quà cho các hoàn cảnh khó khăn


4/29/2025 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết211-khu-pho-8-phuong-hiep-thanh-to-chuc-ngay-hoi-thong-nhat-non-songFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu BàngXem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng

TTĐT - ​​Sáng 29-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp nghe đơn vị tư vấn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng. 

​​Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương.

Theo báo cáo của đơn vị tư vấn, về hướng tuyến, vị trí ga tuyến đường sắt từ ga Bàu Bàng đến ga An Bình cơ bản cập nhật trên cơ sở tuyến đường sắt quốc gia TP.Hồ Chí Minh - Lộc Ninh đã được Thủ tướng phê duyệt và quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối TP.Hồ Chí Minh. 

hopduongsat2941 2.jpg

Đơn vị tư vấn báo cáo tại cuộc họp

Về quy mô tuyến, điểm đầu tuyến là ga An Bình (phường Dĩ An, TP.Dĩ An), điểm cuối tuyến là ga Bàu Bàng (thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng). Chiều dài toàn tuyến đường sắt khoảng 52,25 km, bố trí 10 ga; quy hoạch tuyến đường đôi khổ 1.435mm. Loại hình đường sắt vận chuyển hành khách và hàng hoá. Tuyến đường sắt đi qua địa bàn TP.Dĩ An, TP.Thuận An, TP.Tân Uyên, TP.Thủ Dầu Một, TP.Bến Cát và huyện Bàu Bàng. 

hopduongsat294.jpg

Sơ đồ tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng

Về hướng tuyến, từ ga An Bình đi song song về bên trái đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đến khu vực Bình Chuẩn, rẽ phải đi về phía Đông TP.Thủ Dầu Một, sau đó đi về phía Tây Khu công nghiệp VSIP II về ga Bàu Bàng. 

Dự kiến đưa vào khai thác tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng vào năm 2033.

hopduongsat2943 2.jpg

Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Anh Minh phát biểu tại cuộc họp

Qua báo cáo của đơn vị tư vấn và ý kiến của các sở ngành, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh yêu cầu các sở ngành phối hợp đơn vị tư vấn xác định số lượng cầu vượt, hầm chui trên tuyến để đưa vào phương án các nút giao trong báo cáo tiền khả thi. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch của các địa phương để hoàn chỉnh hướng tuyến. 

Trong lần báo cáo tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đơn vị tư vấn báo cáo rõ về phương án tài chính, phương thức đầu tư, dự kiến công nghệ… tuyến đường sắt. Các địa phương có tuyến đường sắt đi qua lưu ý rà soát khối lượng bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án.

hopduongsat2944 2.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận cuộc họp​​

Sáng cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP.Thủ Dầu Một về việc điều chỉnh quy hoạch phân khu thành phố. Ông yêu cầu TP.Thủ Dầu Một phối hợp Sở Xây dựng khẩn trương thực hiện các thủ tục điều chỉnh phân khu 1/5000 TP.Thủ Dầu Một. Đến cuối tháng 6/2025 thực hiện các bước lấy ý kiến các ngành và nhân dân; phấn đấu đến giữa tháng 7/2025 hoàn thành điều chỉnh quy hoạch phân khu TP.Thủ Dầu Một. 

4/29/2025 7:00 PMĐã ban hànhTin kinh tế; Đầu tư phát triểnTinXem chi tiếttuyến đường sắt Dĩ An Bàu Bàng768-xem-xet-bao-cao-nghien-cuu-tien-kha-thi-tuyen-duong-sat-di-an-bau-banTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2
3
NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘTNƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT

TTĐT - Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương trân trọng ​giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

​Thời khắc lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một sự kiện trọng đại – ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Đó không chỉ là chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn gian khổ, mà còn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí độc lập, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Khát vọng về một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do là ngọn lửa thiêng hun đúc tinh thần dân tộc suốt hàng nghìn năm lịch sử. Từ khi Vua Hùng dựng nước cho tới hôm nay, trải qua bao cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giữ gìn giang sơn, bờ cõi, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, khát vọng ấy luôn là sức mạnh tinh thần không gì sánh nổi, thôi thúc các tầng lớp nhân dân, muôn người như một, chung sức, đồng lòng, vượt mọi gian nan, thử thách để giành lại nền độc lập vào năm 1945, đánh đuổi thực dân vào năm 1954 và thống nhất đất nước vào năm 1975.

Thắng lợi của dân tộc anh hùng

Chiến thắng ngày 30 tháng 4 năm 1975 không chỉ có ý nghĩa kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài và khốc liệt nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam, mà còn là mốc son chói lọi trong hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đó là chiến thắng của niềm tin, của ước nguyện độc lập, tự do và thống nhất đất nước; chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam; chiến thắng của chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" và của tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu, bất khuất ngàn đời của nhân dân Việt Nam, của các lực lượng tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Chiến thắng 30/04/1975 là thành quả quyết tâm sắt đá của dân tộc Việt Nam về một đất nước thống nhất, không thể bị chia cắt bởi bất kỳ thế lực nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc – đã khẳng định chân lý bất diệt: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi."

Lời của Bác không chỉ là tuyên ngôn thiêng liêng về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, mà còn là ngọn đuốc soi đường, là nguồn cảm hứng, truyền sức mạnh cho mọi thế hệ người Việt Nam trong suốt những năm tháng chiến tranh gian khổ và khốc liệt. Chiến thắng 30/04/1975 là minh chứng sống động cho triết lý của thời đại "Không có gì quý hơn độc lập tự do".

Không chỉ là thắng lợi quân sự, Chiến thắng 30/04/1975 còn là sự kết tinh của trí tuệ, bản lĩnh và khát khao mãnh liệt về một nền hòa bình bền vững, về quyền tự quyết của một dân tộc từng bị đô hộ, chia cắt và áp bức. Như lời của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn "chiến thắng đó không phải của riêng ai, mà của cả dân tộc Việt Nam". Và như nhà thơ Tố Hữu từng viết "Không nỗi đau nào của riêng ai/ Của chung nhân loại chiến công này".

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 cũng đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trên trường quốc tế, cổ vũ sâu sắc phong trào giải phóng dân tộc tại nhiều khu vực Á, Phi, Mỹ Latin; khích lệ các dân tộc đứng lên chống lại chủ nghĩa thực dân mới và giành lại quyền tự do, độc lập. Đó là chiến thắng của công lý trước cường quyền, lời khẳng định trước cộng đồng quốc tế rằng: một dân tộc dù nhỏ bé nhưng nếu có chính nghĩa, đoàn kết và ý chí kiên cường, với sự ủng hộ, giúp đỡ trong sáng của bạn bè quốc tế, của các lực lượng tiến bộ và của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới thì chắc chắn sẽ chiến thắng những thế lực mạnh hơn gấp nhiều lần.​

hoahopdantoc2.jpg

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, biệt động Sài Gòn... từng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025)​

​​

Ý chí, tâm nguyện thống nhất đất nước

Trong suốt 30 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân và đế quốc (1945–1975), dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát nhưng chưa bao giờ, ý chí về một nước Việt Nam độc lập, thống nhất bị lay chuyển.

Trong lời kêu gọi nhân ngày Quốc khánh 02/09/1955, Bác Hồ khẳng định: "Nước Việt Nam nhất định sẽ thống nhất, vì nước ta là một khối, không ai chia cắt được". Trong thư gửi đồng bào cả nước năm 1956, Bác viết "Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta". Khi chiến tranh đang ở giai đoạn cam go, ác liệt nhất, ngày 17/07/1966, Người tuyên bố đanh thép rằng "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song Nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, Nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Và đúng như vậy, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, quân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh hiện đại, với lòng tin sắt đá vào sức mạnh của chính nghĩa và tinh thần độc lập dân tộc.

Tuyên ngôn "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một chân lý, một định hướng chiến lược, mà còn là mệnh lệnh từ trái tim của cả dân tộc. Trong khói lửa chiến tranh, câu nói ấy trở thành nguồn sức mạnh to lớn, truyền cảm hứng mạnh mẽ, tạo động lực cho hàng triệu người Việt Nam bước ra mặt trận với ý chí"quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Lời của Bác là lời hiệu triệu thiêng liêng, là biểu tượng của lòng quyết tâm vượt qua mọi đau thương, gian khổ, để giành bằng được độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất cho đất nước và hạnh phúc ấm no cho Nhân dân.

Trong suốt hơn 30 năm kháng chiến và kiến quốc, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, biết bao gia đình mất mát người thân, làng mạc, đô thị bị tàn phá, bao thế hệ thanh niên phải tạm gác ước mơ học tập, hoài bão tương lai để lên đường bảo vệ Tổ quốc với lời thề "chưa hết giặc là ta chưa về". Những người mẹ tiễn con, vợ tiễn chồng ra trận mà không hẹn ngày trở lại. Những em nhỏ lớn lên trong mưa bom, bão đạn, học chữ dưới hầm, ăn ngô, khoai, sắn thay cơm. Biết bao bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã ngã xuống trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc, những chiến sĩ biệt động thành chiến đấu giữa lòng địch, dân quân du kích ở bưng biền, làng bản, những chiến sĩ giải phóng quân vượt qua Bến Hải, vượt Trường Sơn... tất cả đều mang trong mình một niềm tin mãnh liệt: Dân tộc Việt Nam sẽ giành lại quyền làm chủ đất nước mình, Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà.​

Chiến thắng 30/04/1975 là thành quả kết tinh từ lý tưởng và ý chí thép của một dân tộc không bao giờ bị khuất phục, từ máu xương của hàng triệu người con đất Việt, từ tình yêu quê hương, đất nước, từ bản lĩnh, niềm tin chiến thắng và quyết tâm không bao giờ lùi bước.

hoahopdantoc1.jpg

Dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát nhưng chưa bao giờ, ý chí về một nước Việt Nam độc lập, thống nhất bị lay chuyển

Tròn nửa thế kỷ đã đi qua kể từ ngày nước non liền một dải, nhưng những âm hưởng của khúc khải hoàn vẫn ngân nga trong tâm hồn dân tộc Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm sự kiện trọng đại này, chúng ta thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế, người đã đặt nền móng tư tưởng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước; tri ân và tưởng nhớ các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng, các Anh hùng liệt sỹ, nhân sĩ, trí thức, đồng bào và chiến sỹ trên khắp mọi miền Tổ quốc đã anh dũng chiến đấu, hy sinh cho lý tưởng cao đẹp đó. Các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ công ơn và sự hy sinh to lớn vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân và vì sự trường tồn, phát triển của dân tộc.

Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với bạn bè quốc tế – các lực lượng tiến bộ, các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các tổ chức nhân đạo và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới – đã đồng hành, giúp đỡ và ủng hộ Việt Nam trong suốt những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp tái thiết và phát triển đất nước sau chiến tranh. Tình cảm và sự hỗ trợ chí nghĩa, chí tình, vô tư trong sáng đó sẽ mãi mãi được nhân dân Việt Nam trân trọng, yêu quý và khắc ghi trong trái tim mình.

Nửa thế kỷ khôi phục, hàn gắn và phát triển

Trong hơn một thế kỷ qua, dân tộc Việt Nam đã trải qua những trang sử bi tráng, phải gánh chịu biết bao đau thương, mất mát dưới ách đô hộ, áp bức của thực dân, phong kiến và đặc biệt là hai cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hơn ba thập kỷ. Chiến tranh không chỉ lấy đi sinh mạng của hàng triệu người, mà còn để lại những di chứng sâu sắc về thể chất, tinh thần, kinh tế xã hội và môi trường, ảnh hưởng đến cả những thế hệ sinh ra khi tiếng súng đã ngưng. Không có vùng đất nào trên quê hương Việt Nam không có đau thương; không có gia đình nào mà không gánh chịu những mất mát, hy sinh và cho đến nay chúng ta vẫn còn phải khắc phục hậu quả chiến tranh và bom mìn, chất độc da cam…

Nhưng thời gian, lòng nhân ái, đức vị tha đã giúp dân tộc ta từng bước vượt qua nỗi đau, chữa lành vết thương, gác lại quá khứ, tôn trọng sự khác biệt, hướng tới tương lai. Sau 50 năm đất nước thống nhất, chúng ta đã có đủ bản lĩnh, đủ niềm tin, sự tự hào và đủ bao dung để vượt qua đau thương cùng nhau nhìn về phía trước – để cuộc chiến tranh đã qua không còn là hố ngăn cách giữa những người con cùng một dòng máu Lạc Hồng.

Trên hành trình phát triển ấy, chính sách hòa hợp dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước xác định là lựa chọn chiến lược lâu dài, là trụ cột trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chúng ta hiểu rõ những nguyên nhân lịch sử dẫn đến chiến tranh – từ sự can thiệp, chia rẽ bên ngoài cho đến những âm mưu phá hoại tinh thần đoàn kết, gieo rắc thù hận vì mưu đồ chính trị. Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng: mọi người Việt Nam, dù ở trong nước hay ngoài nước, dù từng đứng ở phía nào của lịch sử, đều cùng mang một cội nguồn, một ngôn ngữ, một tình yêu dành cho quê hương, đất nước.

Những năm qua, trong các chuyến công tác tới hầu khắp các châu lục, tôi đã có nhiều dịp gặp gỡ hàng ngàn đồng bào Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài – từ những trí thức trẻ lập nghiệp tại châu Âu, châu Mỹ, Châu Á, Châu Đại Dương đến những doanh nhân thành đạt, nghệ sĩ nổi tiếng, người lao động bình dị ở các "miền đất mới", kể cả nhiều người thuộc "phía bên kia" trước đây. Mỗi cuộc gặp đều để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc: dù có thể khác biệt về quan điểm chính trị, trải nghiệm lịch sử hay điều kiện sống, họ đều mang trong lòng niềm tự hào dân tộc, đều là "con dân đất Việt" và nỗi nhớ da diết với hai tiếng Quê hương.

Tôi từng chứng kiến nhiều cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa các cựu chiến binh Việt Nam và cựu binh Hoa Kỳ – những người từng đứng ở hai bên chiến tuyến, từng cầm súng đối đầu, nay có thể bắt tay, trò chuyện, chia sẻ với nhau bằng sự thấu hiểu chân thành và không còn mặc cảm. Ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ – từ cựu thù – đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện, cùng hợp tác vì hòa bình, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì an ninh và ổn định khu vực. Vậy thì không có lý do gì để những người Việt Nam – cùng chung huyết thống, cùng một mẹ Âu Cơ, luôn đau đáu về một đất nước thống nhất, phồn vinh – lại còn mang mãi trong lòng nỗi hận thù, chia rẽ và ngăn cách.

Hòa hợp dân tộc không có nghĩa là quên lãng lịch sử hay xóa nhòa sự khác biệt, mà là chấp nhận những góc nhìn khác nhau trong tinh thần bao dung và tôn trọng, để cùng hướng tới mục tiêu lớn hơn: xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hùng mạnh, văn minh, thịnh vượng, để các thế hệ mai sau không bao giờ phải chứng kiến chiến tranh, chia ly và hận thù, mất mát như cha ông từng đối mặt.

Chúng ta tin tưởng rằng, mọi người con đất Việt – dù sinh sống ở đâu, dù quá khứ thế nào – đều có thể đồng hành, chung sức, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Đảng và Nhà nước luôn nhất quán mở rộng vòng tay, trân trọng mọi đóng góp, lắng nghe mọi tiếng nói xây dựng, đoàn kết từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài – những người đang góp phần kết nối Việt Nam với thế giới.

Chúng ta không thể viết lại lịch sử, nhưng chúng ta có thể hoạch định lại tương lai. Quá khứ là để ghi nhớ, để tri ân và để rút ra bài học. Tương lai là để cùng nhau xây dựng kiến tạo và phát triển. Đó là lời hứa danh dự của thế hệ hôm nay với những người đã ngã xuống, là tâm nguyện chung của một dân tộc từng trải qua nhiều đau thương nhưng chưa bao giờ khuất phục.

Cách đây 50 năm, dân tộc Việt Nam đã viết nên một bản anh hùng ca chói lọi bằng ý chí sắt đá và bản lĩnh kiên cường – đó là bản hòa ca của ý chí, quyết tâm, thống nhất và hòa bình. Nửa thế kỷ sau, chính dân tộc ấy đang tiếp tục viết nên một bản hùng ca mới – bản hòa ca của đổi mới, hội nhập, phát triển và ý chí vươn lên mạnh mẽ trong thế kỷ XXI. Trước đây, không một người Việt Nam chân chính nào muốn đất nước mình bị chia cắt. Ngày nay, chắc chắn không một người Việt Nam chân chính nào lại không mong đất nước mình ngày càng hùng cường, thịnh vượng, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Nhìn về phía trước – kế tục và kiến tạo, đổi mới và phát triển

Hơn ai hết, thế hệ hôm nay hiểu rõ rằng độc lập và thống nhất không phải là cái đích cuối cùng, mà là điểm khởi đầu cho một hành trình mới: hành trình xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, giàu mạnh, văn minh, phát triển và trường tồn. Nếu như thế hệ cha anh đã khắc ghi chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" bằng những hy sinh mất mát, thì thế hệ hôm nay phải biến lý tưởng đó thành động lực phát triển, thành đôi cánh vươn lên trong thời đại mới.

Tinh thần thống nhất đất nước – từng là niềm tin và ý chí sắt đá để vượt qua khó khăn, thử thách, mưa bom, bão đạn – nay phải trở thành quyết tâm chính trị, ý chí đổi mới và hành động cụ thể để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phải làm cho mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, dù làm gì, đều tự hào về đất nước, tin tưởng vào tương lai, và có cơ hội đóng góp vào sự phát triển chung.

Trong bối cảnh thế giới biến động nhanh, khó lường, Việt Nam cần phải có bản lĩnh vững vàng, tỉnh táo, không để bị cuốn vào những vòng xoáy địa – chính trị hay rơi vào thế bị động trước các xung đột quốc tế. Mỗi khúc quanh của lịch sử thế giới đều có thể trở thành cơ hội hoặc thách thức lớn cho các quốc gia nhỏ nếu chuẩn bị tốt hoặc không tốt nội lực. Dân tộc Việt Nam hơn ai hết hiểu rất rõ hậu quả tàn khốc của chiến tranh, chúng ta là dân tộc yêu chuộng hòa bình, không bao giờ muốn chiến tranh xảy ra và sẽ làm mọi điều để chiến tranh không xảy ra. Nhưng, nếu "kẻ thù buộc chúng ta ôm cây súng" thì chúng ta sẽ vẫn là người chiến thắng. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần xây dựng một nền kinh tế tự lực, tự cường; một nền quốc phòng- an ninh toàn dân, toàn diện và hiện đại; một hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, một xã hội phát triển, đoàn kết, văn hóa và nhân văn.

Muốn như vậy, nhất thiết phải phát huy trí tuệ và sức mạnh của toàn dân tộc, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài – bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân. Trong kỷ nguyên số, kỷ nguyên của kết nối toàn cầu, mỗi người Việt Nam ở khắp năm châu đều có thể góp phần vào công cuộc dựng xây đất nước bằng chính tri thức, sự sáng tạo, lòng yêu nước và trách nhiệm công dân.

hoahopdantoc3.jpg

Mọi người con đất Việt – dù sinh sống ở đâu, dù quá khứ thế nào – đều có thể đồng hành, chung sức, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho dân tộc​

Kỷ nguyên mới mà chúng ta đang bước tới – với công nghệ trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh và phát triển bền vững – đòi hỏi phải có tư duy mới, mô hình phát triển mới, con người mới. Trước mắt, chúng ta còn nhiều thách thức về thể chế, năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, an ninh môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và cả những nguy cơ an ninh phi truyền thống. Nhưng lịch sử đã chứng minh: dân tộc Việt Nam chưa từng lùi bước trước gian nan, khó khăn, thách thức. Vấn đề là chúng ta có đủ dũng khí để thay đổi, đủ ý chí để vươn lên, và đủ đoàn kết để biến khó khăn thành động lực phát triển hay không.

Thế hệ hôm nay – từ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đến công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, mọi tầng lớp nhân dân đều là con Rồng cháu Tiên – cần ý thức sâu sắc rằng: chúng ta đang thừa hưởng những giá trị di sản vĩ đại từ cha ông, và chúng ta có trách nhiệm làm rạng danh đất nước trong thời đại mới. Mỗi hành động hôm nay phải xứng đáng với máu xương đã đổ xuống, với những hy sinh mất mát mà cả dân tộc đã từng gánh chịu.

Chúng ta không thể để đất nước tụt hậu. Chúng ta không thể để dân tộc đánh mất cơ hội. Chúng ta không thể để lặp lại những vòng xoáy của lịch sử. Vì vậy, phải đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết. Chúng ta phải hành động vì tương lai lâu dài chứ không vì thành tích ngắn hạn. Phải kiên định giữ gìn độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định. Đồng thời phải đổi mới mạnh mẽ trong tư duy phát triển, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và xây dựng Xã hội XHCN hiện đại.

Nhìn về phía trước, chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào tin tưởng vào sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam – một dân tộc đã bao lần đánh thắng ngoại xâm và đứng dậy từ chiến tranh, khẳng định mình trước lịch sử và trước thế giới. Với truyền thống nghìn năm dựng nước và giữ nước, với khát vọng vươn lên không ngừng, với thế hệ trẻ tài năng, hoài bão, yêu nước, sáng tạo và đầy bản lĩnh – Việt Nam nhất định sẽ thành công.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của những dân tộc biết làm chủ vận mệnh của mình. Và dân tộc Việt Nam – với tất cả những bài học từ quá khứ, với tất cả sự đoàn kết hôm nay – nhất định sẽ viết tiếp những chương mới rực rỡ trong hành trình phát triển của mình. Vì một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc, phồn vinh, văn minh, thịnh vượng, có vị thế và tiếng nói quan trọng trong cộng đồng quốc tế./.​

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

4/29/2025 11:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTài liệuXem chi tiếtTổng Bí thư Tô Lâm, 30 tháng 4, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hoà hợp dân tộc397-nuoc-viet-nam-la-mot-dan-toc-viet-nam-la-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4.5
1
Công bố quyết định về tổ chức bộ máy và nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XVICông bố quyết định về tổ chức bộ máy và nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XVI

TTĐT - Chiều 15-3, tại TP.Thủ Dầu Một đã diễn ra Hội nghị công bố các quyết định về tổ chức bộ máy và công tác nhân sự của Chi cục Hải quan khu vực XVI (tên gọi mới sau khi sáp nhập Cục Hải quan Bình Dương, Cục Hải quan Bình Phước và Cục Hải quan Tây Ninh).

​Tham dự hội nghị có ông Phạm Hùng Thái - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tây Ninh; ông Trần Văn Mi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước; ông Nguyễn Văn Thọ - Cục trưởng Cục Hải quan.

Tại hội nghị, đại diện Cục Hải quan đã công bố Quyết định số 966/QĐ-BTC ngày 05/3/2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan khu vực thuộc Cục Hải quan và công bố quyết định của Cục Hải quan về bộ máy tổ chức của Chi cục Hải quan khu vực XVI gồm: Văn phòng, phòng, đội và Hải quan cửa khẩu/ngoài cửa khẩu.

 

Cục trưởng Cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ trao quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn 05 Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XVI

Sau sắp xếp, Cục Hải quan có 20 Chi cục trực thuộc trong cả nước. Trong đó, Chi cục Hải quan khu vực XVI có trụ sở tại Bình Dương, địa bàn quản lý 03 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Chi cục Hải quan khu vực XVI có 08 Văn phòng, phòng, đội và 16 Hải quan cửa khẩu/ngoài cửa khẩu. Ông Nguyễn Trần Hiệu - Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XVI.

Hội nghị cũng công bố quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan về việc điều động, bổ nhiệm có thời hạn đối với 05 Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XVI từ ngày 15/3/2025 gồm: ông Nguyễn Thanh Bình (Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương), ông Tống Quốc Thịnh (Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương), ông Võ Thành Ngoạn (Phó Cục trưởng Cục Hải quan Tây Ninh), ông Phan Văn Dũng (Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Phước) và ông Nguyễn Văn Ngàn (Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Phước).

 

 

Cục trưởng Cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ trao quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn 05 Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XVI

Đồng thời công bố các quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan về việc điều động và bổ nhiệm Trưởng phòng, Đội trưởng và tương đương thuộc Chi cục Hải quan khu vực XVI đối với 23 công chức kể từ ngày 15/3/2025.

 

Cục trưởng Cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ tặng lẵng hoa chúc mừng ra mắt Chi cục Hải quan khu vực XVI

Phát biểu tại hội nghị, Cục trưởng Cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ chúc mừng các đồng chí được điều động, bổ nhiệm. Ông nhấn mạnh, Chi cục Hải quan khu vực XVI hoạt động theo mô hình mới với quy mô, địa bàn rất lớn gồm khu công nghiệp và nhiều cửa khẩu quốc tế đường bộ với tuyến biên giới dài, do đó, đề nghị Chi cục nhanh chóng ổn định bộ máyhoạt động thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp. Rà soát lại các thủ tục hành chính, đặc biệt thủ tục liên quan đến kiểm tra chuyên ngành để có những kiến nghị sửa đổi, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại, thu hút đầu tư vào khu vực. Đồng thời, sắp xếp bộ máy, nhân sự phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ, tránh xáo trộn; duy trì kỷ luật, kỷ cương trong ngành, tăng cường sự đoàn kết, chia sẻ những khó khăn chung để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tập trung triển khai công tác thu ngân sách, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong năm 2025.

 

Cục trưởng Cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XVI Nguyễn Trần Hiệu cho biết, ngay trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình mới (tính đến 12 giờ ngày 15/3), đã có hơn 2.000 tờ khai được thực hiện thông quan thông thoáng, thuận lợi. Trong thời gian tới, Chi cục Hải quan khu vực XVI sẽ tập trung xây dựng các kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm về thu ngân sách, chống gian lận thương mại, cải cách, hiện đại hóa Hải quan… để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3/15/2025 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếttổ chức bộ máy, nhân sự, Chi cục Hải quan, khu vực XVI333-cong-bo-quyet-dinh-ve-to-chuc-bo-may-va-nhan-su-chi-cuc-hai-quan-khu-vuc-xvTrue121000
4.00
121,000
0.00
0
False
2
3
Tổ chức các ngày lễ lớn, hoạt động kỷ niệm thiết thực, ý nghĩaTổ chức các ngày lễ lớn, hoạt động kỷ niệm thiết thực, ý nghĩa

TTĐT - Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà tại cuộc họp diễn ra chiều 17-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương về kế hoạch tổ chức các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng. ​

Cuộc họp đã nghe báo cáo dự thảo Kế hoạch tổ chức các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng năm 2025; Lễ Giỗ lần thứ 95 của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (27/11/1929 - 27/11/2024); Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35​ năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

hopcnll5G9A4459.jpg

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Kế hoạch tổ chức các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng năm 2025; Lễ Giỗ lần thứ 95 của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Lễ Giỗ lần thứ 95 của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày (26 và 27/11/2024, nhằm ngày 26 và 27/10 âm lịch) tại Di tích quốc gia Chùa Hội Khánh (TP.Thủ Dầu Một). Lễ Giỗ gồm các nội dung: Lễ Tiên thường; Lễ Giỗ chính (Chính kỵ); chiếu phim tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; đọc diễn văn tưởng nhớ đến công lao của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; Lễ dâng vật phẩm Lễ dâng hương; mặc niệm tưởng nhớ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; tham quan trưng bày tái hiện không gian cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc bốc thuốc trị bệnh cho dân tại chùa Hội Khánh.

Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân  bao gồm các hoạt động: Viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh và chương trình Lễ kỷ niệm dự kiến diễn ra vào ngày 18/12/2024.

HCNLL5G9A4470.jpg

Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh báo cáo dự thảo Kế hoạch Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Năm 2025, có nhiều ngày lễ lớn của đất nước như: Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025); chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ – 2025; Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2025) và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); kỷ niệm 80 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Bên cạnh đó, nhiều sự kiện quan trọng tỉnh Bình Dương dự kiến tổ chức: Chào mừng Tết Dương lịch 2025 và kỷ niệm 28 năm Ngày thành lập tỉnh Bình Dương (01/01/1997 - 01/01/2025); chuỗi hoạt động quảng bá về đất và người Bình Dương năm 2025; hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025); kỷ niệm 50 năm nền Văn học – Nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025); Lễ tôn vinh Doanh nhân Bình Dương nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam; kỷ niệm 60 năm Ngày chiến thắng Bàu Bàng (12/11/1965 - 12/11/2025); kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương (25/11/1945 – 25/11/2025); hoạt động chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030.

8d4fd68f6b0cd2528b1d.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận cuộc họp​

Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Lộc Hà cơ bản thống nhất với các dự thảo kế hoạch. Trong quá trình tổ chức, các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao chủ trì cần bám sát chỉ đạo, chủ động về thời gian, tiến độ, đảm bảo các hoạt động kỷ niệm diễn ra thiết thực, mang ý nghĩa tri ân, giá trị tuyên truyền, giáo dục cao về chính trị tư tưởng, lan tỏa trong toàn xã hội...

10/17/2024 7:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTổ chức các ngày lễ lớn, hoạt động kỷ niệm, thiết thực, ý nghĩa646-to-chuc-cac-ngay-le-lon-hoat-dong-ky-niem-thiet-thuc-y-nghiTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Chuẩn bị đầy đủ, chắc chắn các điều kiện để mở cửa lại du lịch trong năm 2022Chuẩn bị đầy đủ, chắc chắn các điều kiện để mở cửa lại du lịch trong năm 2022

TTĐT - ​Sáng 06-01, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo các Bộ, ban, ngành. Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, sức mạnh nội tại của ngành

Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 kéo dài sang năm thứ hai và tiếp tục diễn biến phức tạp, đời sống kinh tế-xã hội của cả nước đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức mới. Trong đó ngành VHTTDL bị tác động trực tiếp, toàn diện, chịu thiệt hại nặng nề trong tất cả các lĩnh vực trên tất cả các địa bàn hoạt động.

Với phương châm hành động "Quyết liệt hành động-Khát vọng cống hiến" cùng nỗ lực sáng tạo, điều hành linh hoạt, thích ứng nhanh chóng, kịp thời đề xuất và tổ chức thực hiện tốt nhiều chủ trương, chính sách mới phù hợp với diễn biến năm 2021, ngành VHTTDL đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trọng tâm đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

Nhiều mô hình, phương pháp tiếp cận mới trong chỉ đạo, điều hành được áp dụng; chủ động, quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt kìm hãm sự phát triển của ngành; đồng thời phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sức mạnh nội tại của ngành.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản được quan tâm thực hiện tốt, lan tỏa nét đẹp di sản văn hóa trong đời sống cộng đồng. Năm 2021, nghệ thuật Xòe Thái vinh dự được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đồng thời, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ Hồ sơ đề cử di sản Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đề nghị UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản thế giới; Quần thể di tích và danh danh thắng Yên Tử và Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê được đưa vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản văn hóa thế giới…

tructuyenVH 2.jpg

tructuyenVH 1.jpg

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước, phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao có nhiều tiến bộ; các chỉ tiêu cơ bản về thể dục, thể thao quần chúng đều hoàn thành và vượt kế hoạch, giành được nhiều thành tích ấn tượng tại các Đại hội và các giải thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới. Thể thao Việt Nam đã thi đấu xuất sắc giành được 38 Huy chương vàng, 15 Huy chương bạc và 14 Huy chương đồng. Toàn ngành tập trung chuẩn bị lực lượng tham dự Olympic, Paralympic Tokyo, SEA Games 31 và các giải thể thao cấp khu vực, châu lục, thế giới; tổ chức và tham dự các giải thể thao trong và ngoài nước.

Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, tổng thu từ khách du lịch năm 2021 giảm khoảng 42% so với năm 2020. Ngành đã tập trung thực hiện thống nhất, quyết liệt Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, nỗ lực tái thiết và phục hồi du lịch Việt Nam; chủ động vượt khó phục hồi, góp phần tái cơ cấu thị trường du lịch.

Bình Dương quan tâm xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện thuận lợi về việc làm, tỉnh thường xuyên quan tâm, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động (CNLĐ).

Việc đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở phục vụ nhân dân nói chung và CNLĐ nói riêng luôn được các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa, tinh thần, vui chơi giải trí, tập luyện thể dục, thể thao cho nhân dân.

canavan5.jpg

Du khách tham quan và nghe giới thiệu một số sản phẩm làm từ tre tại Làng tre Phú An

Bên cạnh hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao do ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng, các khu công nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể chính trị cũng đầu tư xây dựng một số thiết chế phục vụ CNLĐ. Ngoài ra, Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ tỉnh Bình Dương được đầu tư xây dựng tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, thị xã Bến Cát có diện tích sử dụng là 15.446m2 với tổng mức đầu tư 95,7 tỷ đồng. Trung tâm có nhiều hoạt động phong phú như tư vấn - giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, trường mầm non, các hoạt động dịch vụ và thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân như hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ, nói chuyện chuyên đề, tổ chức các giải thể thao phong trào, thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm sở thích… phục vụ công nhân tại các khu công nghiệp.

vanhoa2_Key_29032017155812.jpg

Bình Dương tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Đồng thời, Liên đoàn Lao động tỉnh đã đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Văn hóa Thể thao công nhân lao động Bình Dương tại thành phố Thuận An. Công trình được xây dựng trên khu đất rộng 2,3 ha với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 72,8 tỷ đồng. Đây là công trình lớn có ý nghĩa phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho CNLĐ.

dulichbd.jpg

Tham quan di tích văn hóa tại Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hoá Bình Dương

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ghi nhận sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ của ngành VHTTDL trong năm vừa qua.

Từ những kết quả đầu tiên trong số hoá du lịch, các di sản văn hoá, hiện vật lịch sử, Phó Thủ tướng đề nghị năm 2022, Bộ VHTTDL cần có bước tiến mạnh mẽ hơn. Trong lĩnh vực du lịch, Phó Thủ tướng lưu ý phải thực hiện thật tốt các biện pháp kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đồng thời rà soát, chuẩn bị đầy đủ, chắc chắn các điều kiện để mở cửa lại du lịch thực sự an toàn, vững vàng, đồng thời ứng dụng mạnh mẽ công nghệ nhằm thay đổi cách thức quản lý du lịch. Song song đó, yêu cầu Bộ VHTTDL chuẩn bị thật tốt cho công tác tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 (SEA Games 31) từ các hạng mục, công trình phục vụ cho đến hoạt động thi đấu tập trung vào các môn thể thao Olympic, ASIAN Games, từ đó tạo sân chơi công bằng thay vì chỉ lựa chọn những nội dung thế mạnh.

tructuyenVH 3.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị

Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Phó Thủ tướng biểu dương những công lao đóng góp của ngành và đề nghị phát huy những kết quả đạt được, nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, khắc phục những hạn chế để có bước tiến lớn hơn trong năm tới.


1/6/2022 7:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtChuẩn bị, đầy đủ, chắc chắn, điều kiện, mở cửa, du lịch, năm 202296-chuan-bi-day-du-chac-chan-cac-dieu-kien-de-mo-cua-lai-du-lich-trong-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
Năm 2025: Bình Dương đột phá trong thực hiện các nhiệm vụNăm 2025: Bình Dương đột phá trong thực hiện các nhiệm vụ

TTĐT - Sáng 29-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 39 khoá XI, nhiệm kỳ 2020-2025 (mở rộng).

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố. 

 

 

 

Đại biểu tham dự hội nghị

Tập trung thực hiện 03 đột phá

Tại hội nghị, ông Phạm Văn Hiền – Chánh Văn phòng Tỉnh ủy đã thông qua dự thảo Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 39 (mở rộng) khoá XI về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Dự thảo nêu rõ, năm 2024, mặc dù các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh có dấu hiệu tăng trưởng khởi sắc, nhưng vẫn còn 04 chỉ tiêu chưa đạt và thấp hơn so với bình quân chung của cả nước, trong đó giải ngân vốn đầu tư công giảm sâu so với cùng kỳ năm 2023. Công tác thẩm định giá đất còn chậm, thiếu quyết liệt dẫn đến không khai thác được nguồn lực từ đất. Nhiều dự án phải chờ giá đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính, chậm giao đất để triển khai thực hiện dự án. Một số công trình giao thông trọng điểm, công trình y tế, văn hóa - xã hội còn chậm triển khai do vướng mắc hồ sơ, thủ tục. Chưa triển khai thực hiện được Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thiếu thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Chất lượng đô thị chưa cải thiện nhiều, ngập úng cục bộ khi mưa lớn, triều cường ở các đô thị vẫn xảy ra. An ninh trật tự còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức, nhất là tại các dự án bất động sản. Một số chủ trương, chính sách lớn của Tỉnh ủy còn chậm triển khai thực hiện như: Chính sách di dời các doanh nghiệp phía Nam lên các khu, cụm công nghiệp phía Bắc; bộ tiêu chí xác định Khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái; chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; di dời các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập vào trung tâm Thành phố mới...

 

Toàn cảnh hội nghị

Năm 2025 là năm cuối của nhiệm kỳ, do vậy cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân phải cố gắng nỗ lực, quyết tâm phấn đấu, thực hiện tốt phong trào 400 ngày đêm thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và các ngày lễ lớn trong năm 2025. Tỉnh ủy thống nhất không điều chỉnh các chỉ tiêu của năm 2024, yêu cầu các ngành, các cấp phải khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp trọng tâm, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2025.

 

Ông Phạm Văn Hiền – Chánh Văn phòng Tỉnh ủy thông qua dự thảo Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 39 (mở rộng) khoá XI về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025

Trong đó, tập trung thực hiện 03 đột phá: Đột phá về đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vùng; đột phá về huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ, văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao; đột phá về khâu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đề ra, góp phần hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng thời tập trung chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; chú trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là những ngành, lĩnh vực ưu tiên, mới nổi, phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, gắn với đảm bảo an ninh, an toàn. Phát triển văn hóa, xã hội, gắn kết chặt chẽ, hài hòa với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mạnh hơn nữa cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tăng cường thu ngân sách và tiết kiệm chi; phân cấp, phân quyền thực chất, đúng quy định. Tiếp tục hoàn thiện, sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác dân vận, chỉnh trang đô thị, tạo đồng thuận xã hội; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế.

"Năm 2025, năm phát triển của Bình Dương"

Để đạt được mục tiêu nhiệm vụ đề ra, Hội nghị đã tập trung phân tích các chỉ tiêu đã đạt được và chưa đạt được trong phát triển kinh tế nhiệm kỳ 2020-2025; nguyên nhân, giải pháp chủ yếu triển khai trong năm 2025.

Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, ông Phạm Trọng Nhân – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nhằm tạo điều kiện để triển khai nhanh hơn nữa các công trình trọng điểm đã xác định trong giai đoạn 2021-2025, đồng thời đầu tư thêm một số dự án mới mang tính bứt phá, tạo động lực phát triển theo định hướng quy hoạch tỉnh, Sở đã tham mưu UBND tỉnh báo cáo, xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy thống nhất bố trí số vốn 36.000 tỷ đồng cho các dự án cụ thể. Tuy nhiên, để giải ngân hết số vốn này là thách thức rất lớn, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực rất lớn các ngành, các cấp, địa phương và các đơn vị chủ đầu tư. Trong đó, 03 điều kiện tiên quyết để giải ngân hết nguồn vốn: Các cơ quan thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo nguồn thu ngân sách theo đúng Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, đảm bảo nguồn vốn cho các dự án giải ngân; các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án, đặc biệt là các dự án mới để đảm bảo điều kiện phân bổ và giải ngân theo quy định, tránh tình trạng vốn chờ dự án; Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, có giải pháp đảm bảo nguồn lực về con người, tổ chức bộ máy,… cho các cơ quan, đơn vị tham gia trực tiếp trong các khâu.

 

Ông Phạm Trọng Nhân – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thảo luận các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Bên cạnh đó, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn vừa qua, tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các địa phương trong chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. Tập trung nguồn lực cho công tác đầu tư công, rút ngắn thời gian thẩm định, trình phê duyệt các thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

 

Ông Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Sở Giao thông vận tải nêu các nhiệm vụ triển khai các dự án trọng điểm trong năm 2025

Về triển khai các dự án giao thông trọng điểm, ông Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, hiện tại, dự án đường Vành đai 3 đang gặp khó khăn trong quá trình triển khai do thiếu nguồn vật liệu san lấp, mặt bằng bàn giao không liên tục, công tác tái định cư tại các địa phương còn chậm. Tỉnh đã đề nghị các tỉnh khác hỗ trợ nguồn vật liệu san lấp; các địa phương đang quyết liệt triển khai rà soát giải quyết các khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Đối với dự án đường Vành đai 4, đường Cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đang thực hiện các bước theo đúng tiến độ đề ra.

Ngoài tập trung triển khai các dự án trên, trong năm 2025, tỉnh tiếp tục nghiên cứu đầu tư, xây dựng tuyến đường sắt Bàu Bàng-Dĩ An; các dự án kết nối giao thông đường bộ giữa Bình Dương với các tỉnh, thành phố lân cận (TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai).

Qua ý kiến của các sở, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã giải trình làm rõ thêm những nhiệm vụ triển khai trong năm 2025.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh giải trình làm rõ thêm một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong năm 2025

Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa rất quan trọng đối với tỉnh, do đó cả hệ thống chính trị phải tập trung thực hiện 03 đột phá như dự thảo Nghị quyết đã đề ra. Trong đó, tập trung tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các dự án đang chậm triển khai do các doanh nghiệp đang thực hiện, nhất là các dự án do Tổng công ty Becamex IDC triển khai. Becamex phải đóng vai trò doanh nghiệp đầu đàn, dẫn dắt phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị, hạ tầng, các hệ sinh thái mới. Bí thư đề nghị Becamex và các doanh nghiệp báo cáo nguyên nhân, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ các dự án chậm triển khai, ngưng trệ. Các ngành, địa phương tập trung tham mưu điều chỉnh quy hoạch theo thẩm quyền để tạo nguồn lực từ đất. Đồng thời rà soát lại công tác đầu tư công và đầu tư xã hội, đầu tư hạ tầng kết nối, tập trung đầu tư các dự án kết nối cảng biển, sân bay, kết nối các tỉnh, thành, phát triển công nghiệp sinh thái. Tăng cường đầu tư hướng tới đô thị không ngập, không rác, không ùn tắc giao thông, đô thị phải an toàn, xanh.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu kết luận hội nghị

Về triển khai các dự án giao thông trọng điểm, Bí thư đề nghị, hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 trong năm 2025; phải khởi công đường Cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, đường Vành đai 4 trong quý I/2025; đầu tư đường ven sông Sài Gòn đoạn từ Thủ Dầu Một kết nối với TP.Hồ Chí Minh. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi số, cải cách hành chính; sắp xếp tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Trung ương. Xây dựng hệ thống chính sách: Di dời các doanh nghiệp từ phía Nam lên khu, cụm công nghiệp phía Bắc; khuyến khích chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo; xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, y tế…

Bên cạnh đó, tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp thật tiết kiệm, an toàn; xây dựng các văn kiện Đại hội ngắn gọn; sắp xếp, lựa chọn nhân sự cho thời kỳ bứt phá vươn lên; xác định các công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tạo khí thế thi đua, phấn khởi cho toàn dân. Đồng thời không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong triển khai thực hiện các công việc.

Trên tinh thần quyết liệt, dám nghĩ, dám làm và làm nghiêm túc, trách nhiệm, Bí thư tin rằng, năm 2025, với khí thế mới, quyết tâm chính trị cao, tháo gỡ được những khó khăn, điểm nghẽn, sẽ tạo ra cơ hội cho Bình Dương phát triển bền vững và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, là năm phát triển của Bình Dương.

Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2025: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 8,5% - 9%. Cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng đạt 63,81% - 26,34% - 2,66% - 7,19%. GRDP bình quân đầu người 195 triệu đồng. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 8,7%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 13% - 14%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 10,1%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 80.000 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách 49.924 tỷ đồng. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1,8 tỷ đô la Mỹ. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 11%. Tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân có 10 bác sĩ. Số giường bệnh trên 1 vạn dân có 27 giường bệnh. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia 90,31%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 99,0%. Xây mới từ 20.000 căn nhà ở xã hội…


11/29/2024 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài viếtXem chi tiếtBình Dương, năm 2025, đột phá511-nam-2025-binh-duong-dot-pha-trong-thuc-hien-cac-nhiem-vTrue121000
10.00
121,000
0.00
0
False
4.25
2
Bình Dương: Chọn Khu công nghiệp Bình Đường làm điểm thực hiện chuyển đổi công năngBình Dương: Chọn Khu công nghiệp Bình Đường làm điểm thực hiện chuyển đổi công năng

​TTĐT - Sáng 16-4, Đoàn lãnh đạo tỉnh gồm: Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Mỹ Hằng cùng lãnh đạo các sở, ban ngành đã đi khảo sát Khu công nghiệp Bình Đường (TP.Dĩ An).

Khu công nghiệp (KCN) Bình Đường được thành lập từ năm 1993, có quy mô 16,5 hecta do Tổng công ty Thương mại, Xuất nhập khẩu Thanh Lễ làm chủ đầu tư. Đến nay, KCN này đang thu hút 11 doanh nghiệp, gồm 05 doanh nghiệp thuê đất và 06 doanh nghiệp thuê nhà xưởng; giải quyết việc làm cho khoảng hơn 2.000 lao động.


Đoàn lãnh đạo tỉnh tham quan nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Sung Hyun Vina

Tại buổi gặp gỡ, làm việc trực tiếp với chủ đầu tư KCNCông ty TNHH Sung Hyun Vina (Hàn Quốc) đang thuê đất tại KCN, lãnh đạo chủ đầu tư và doanh nghiệp đều đồng thuận với chủ trương chuyển đổi công năng, di dời nhà máy lên phía Bắc của tỉnh. Các chủ đầu tư và doanh nghiệp mong muốn được tiếp tục tham gia chuyển đổi công năng phát triển thương mại và dịch vụ của khu công nghiệp, góp phần tạo việc làm cho những lao động không muốn di chuyển lên phía Bắc của tỉnh.


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi thăm hỏi đời sống người lao động Công ty TNHH Sung Hyun Vina

Đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Sung Hyun Vina cho biết, hiện tại, Công ty có 03 nhà máy chuyên sản xuất hàng may mặc đang hoạt động tại Bình Dương với hơn 2.000 lao động. Trong suốt 25 năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những thành tựu to lớn. Để góp phần vào sự phát triển của Bình Dương, lãnh đạo Công ty rất đồng thuận với chủ trương di dời nhà máy của tỉnh và sẵn sàng tham gia vào việc đầu tư phát triển thương mại – dịch vụ tại Dĩ An. Đồng thời mong muốn tỉnh có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp di dời nhà máy, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động bị ảnh hưởng.


Lãnh đạo Công ty TNHH Sung Hyun Vina báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh với lãnh đạo tỉnh

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho rằng, chủ trương di dời các khu, cụm công nghiệp và doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp từ phía Nam lên phía Bắc của tỉnh là một chủ trương lớn, góp phần chỉnh trang đô thị, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở các địa phương phía Nam. Đồng thời đánh giá cao quan điểm, sự đồng thuận của chủ đầu tư và các doanh nghiệp đối với chủ trương của tỉnh.


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại buổi làm việc

Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, việc di dời là cần thiết, song phải thực hiện thận trọng và khoa học, đảm bảo lợi ích chung của người lao động, doanh nghiệp và của tỉnh. Vì vậy thống nhất chọn Khu công nghiệp Bình Đường, Công ty TNHH Sung Hyun Vina để làm thí điểm chuyển đổi công năng và di dời nhà máy, sau đó rút kinh nghiệm triển khai rộng ra toàn tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu các ngành liên quan điều tra đánh giá tác động của việc di dời đối với người lao động, thực hiện các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đồng thuận di dời và xây dựng các hạ tầng đáp ứng đời sống, sinh hoạt của người lao động sau quá trình di dời, góp phần ổn định sản xuất của doanh nghiệp sau khi di dời.

4/16/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtkhu công nghiệp, Bình Dương, chuyển đổi công năng19-binh-duong-chon-khu-cong-nghiep-binh-duong-lam-diem-thuc-hien-chuyen-doi-cong-nanTrue121000
4.00
121,000
1.00
0
False
2.166666
30
Chỉnh trang đô thị, cải tạo các khu dân cư để Bình Dương thực sự là nơi đáng sốngChỉnh trang đô thị, cải tạo các khu dân cư để Bình Dương thực sự là nơi đáng sống

TTĐT - ​​Sáng 05-4, sau khi khảo sát tại các khu dân cư tự phát, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với Thành ủy, UBND các thành phố: Dĩ An, Thuận An và Tân Uyên để đánh giá thực tr​ạng và định hướng giải pháp cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư làm cơ sở thực tiễn xây dựng Nghị quyết.

Tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành.​​

Hạ tầng nhiều khu dân cư còn yếu kém, thiếu đồng bộ 

Theo báo cáo, thời gian qua, quá trình đô thị hóa đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay, Bình Dương có 01 đô thị loại I (Thủ Dầu Một), 01 đô thị loại II (Dĩ An), 03 đô thị loại III (Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát) và 05 đô thị loại V. 

Tỉnh đặc biệt chú trọng công tác chỉnh trang, cải tạo, nâng cao chất lượng đô thị và nông thôn, hướng tới nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn tỉnh thông qua việc huy động nhiều nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thiết yếu tại các khu dân cư trong đô thị và nông thôn (về giao thông, thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, cấp nước, điện chiếu sáng, điện sinh hoạt, viễn thông). Các đô thị đã được nâng loại đảm bảo theo các tiêu chí của đô thị, đến nay, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh khá cao.

lamvieckdc1.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc

Tuy nhiên, tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đánh giá, chất lượng đô thị chưa tương xứng với tốc độ phát triển của tỉnh và nhu cầu an cư của người dân. Trên thực tế vẫn còn nhiều khu dân cư, khu nhà ở, khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh còn manh mún, tự phát với hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ và chưa được đầu tư, hoặc đầu tư nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định. Trong đó có kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là những tuyến đường ngõ hẻm tại các đô thị và nông thôn, các tuyến đường liên xã, liên đô thị với quy mô mặt đường nhỏ và kết cấu hạ tầng kỹ thuật đi kèm chưa được đầu tư đồng bộ và chưa đảm bảo các quy định về phòng cháy, chữa cháy; cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải sinh hoạt, cấp điện sinh hoạt, chiếu sáng, cáp viễn thông...

Qua báo cáo tại buổi khảo sát, riêng trên địa bàn TP.Dĩ An có 362 khu nhà ở tự phát. Đến nay đã nghiệm thu phương án hạ tầng để chỉnh trang 21 khu; đã cấp sổ 15 khu với 567 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp. Tại TP.Tân Uyên, riêng phường Tân Vĩnh Hiệp có 23 khu nhà ở tự phát với tổng diện tích trên 116 hecta, với 1.321 hộ dân.

lamvieckdc5.jpg

Một khu dân cư tự phát

Đa số những khu dân cư tự phát trên địa bàn tỉnh là những khu phân lô có từ trước năm 2014, diện tích mỗi khu phân lô tự phát rộng từ 3 đến 6 hecta. Đến nay hầu hết các khu phân lô đã được xây dựng nhà và nhiều hộ dân đang sinh sống ổn định. Điểm đáng chú ý các khu dân cư tự phát được xây dựng trên đất nông nghiệp, hạ tầng kỹ thuật như điện, cấp nước, thoát nước, đường giao thông, chiếu sáng không có hoặc có nhưng không đảm bảo quy định. Tuy nhiên, hiện nay việc chỉnh trang, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang gặp phải nhiều khó khăn, đó là quy hoạch sử dụng đất không phù hợp, nguồn vốn để chỉnh trang là rất lớn. Bên cạnh đó, việc mở rộng đường gặp phải nhiều khó khăn, do diện tích đất đa phần từ 60m2 trở xuống, khi thu hồi đất làm đường người dân sẽ phải phá dỡ công trình…

Hướng tới nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống người dân

Việc xây dựng Nghị quyết về chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thiết yếu các khu dân cư trong đô thị và nông thôn đến năm 2030 nhằm tạo sự thống nhất và nâng cao vai trò chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương trong việc chú trọng tổ chức đầu tư, chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thiết yếu các khu dân cư trong đô thị và nông thôn, trong đó có chỉnh trang các khu, điểm nhà ở tự phát, nhà trọ chưa đạt chuẩn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống người dân; tổ chức thực hiện hiệu quả mục tiêu tái thiết đô thị - nông thôn, phát triển đô thị theo hướng bền vững.

Mục tiêu hướng đến là hoàn thành 100% các ngõ hẻm tại các khu vực đô thị hiện hữu và các điểm dân cư nông thôn có kế hoạch và giải pháp hiệu quả tổ chức đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật thiết yếu. Các tuyến đường ngõ, hẻm tại các khu vực đô thị, khu vực kết nối từ trung tâm cấp huyện đến trung tâm cấp xã đảm bảo các quy định tối thiểu hoặc có giải pháp phù hợp về phòng cháy, chữa cháy, nhựa hoặc bê tông hóa, có hệ thống cấp thoát nước, thoát nước mưa, điện chiếu sáng, điện sinh hoạt, trồng cây xanh bên đường. Phát động nhân dân đầu tư xây dựng các tuyến đường nông thôn thành đường kiểu mẫu, đảm bảo bề mặt đường đạt tối thiểu cho xe phòng cháy, chữa cháy hoạt động…

Qua khảo sát thực tế, tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở ban ngành và địa phương đã đánh giá hiện trạng và góp ý định hướng giải pháp chỉnh trang, nâng cấp các khu dân cư trên địa bàn tỉnh. 

lamvieckdc2.jpg

Ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng phát biểu tại buổi làm việc

Ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh - Phó Giám đốc Sở Xây dựngcho biết, việc chỉnh trang gồm 2 nội dung: Thực hiện cải tạo, chỉnh trang các khu nhà ở tự phát và cải tạo chỉnh trang các tuyến đường hẻm, đảm bảo hạ tầng thiết yếu. Qua khảo sát, ông đánh giá các tuyến đường hẻm trong những khu dân cư có thể thực hiện cải tạo chỉnh trang. Đối với những khu dân cư có tuyến đường hẻm thông với đường liên khu vực, hiện các địa phương đang vướng quy định khi thực hiện chỉnh trang (bắt buộc phải dài 5,5m mới được cải tạo). Để gỡ vướng, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định giao địa phương quyết định theo quy mô từng dự án và điều kiện thực tế của từng địa phương để áp dụng thực tế. 

"Về nguồn lực thực hiện cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư tự phát sẽ theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm để đảm bảo hạ tầng tối thiểu" - ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh chia sẻ thêm. 

lamvieckdc3.jpg

Ông Bùi Minh Trí - Bí thư Thị ủy Tân Uyên phát biểu tại buổi làm việc

Ông Bùi Minh Trí - Bí thư Thị ủy Tân Uyên cho rằng, để thực hiện tốt công tác cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư tự phát, yếu tố đồng thuận của người dân rất quan trọng. Mong muốn của người dân tại các khu dân cư là được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên cần gỡ khó về thủ tục pháp lý khi chuyển mục đích sử dụng đất của các khu dân cư để giải quyết vướng mắc, đáp ứng mong muốn và tạo sự đồng thuận của người dân. 

Bên cạnh đó, việc chỉnh trang phải đối chiếu với quy hoạch đã có của địa phương, để công trình sau khi chỉnh trang có tính bền vững. Hạn chế vừa chỉnh trang một thời gian ngắn sau đó lại đào lên sửa lại gây tốn kém và ảnh hưởng đến đời sống người dân. 

Một vấn đề khác là việc tuân thủ pháp luật về bất động sản của người kinh doanh, người dân chưa tốt và sự quản lý của cơ quan Nhà nước chưa chặt chẽ đã dẫn đến phát sinh nhiều khu dân cư tự phát trên địa bàn thời gian qua. Theo ông, cần siết chặt kỷ cương trong thực hiện quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, bất động sản để ngăn chặn tình trạng phân lô bán nền. 

lamvieckdc4.jpg

Ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kết luận buổi làm việc

Qua ý kiến của các sở ngành, địa phương, kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao cho biết, Tỉnh ủy Bình Dương đang xây dựng Nghị quyết về chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thiết yếu các khu dân cư trong đô thị và nông thôn đến năm 2030 nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh. Ông khẳng định, việc chỉnh trang đô thị, nhất là các khu phân lô tự phát có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, để Bình Dương thực sự là nơi đáng sống.

Ông yêu cầu Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương tổng kết việc khảo sát, xây dựng phim ngắn về thực trạng hiện nay tại các khu dân cư.

Mỗi huyện, thị xã, thành phố phải thực hiện điểm cải tạo, chỉnh trang 01 khu dân cư, từ đó rút kinh nghiệm nhân rộng ra. Trước hết giao về cho các phường thống kê số lượng các khu cần chỉnh trang để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. 

Về nguồn vốn đầu tư, tỉnh sẽ thực hiện theo quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, yếu tố quan trọng là ý thức trách nhiệm tham gia đảm bảo văn minh đô thị của người dân. 

4/5/2024 9:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtChỉnh trang đô thị, cải tạo, khu dân cư, Bình Dương, nơi đáng sống196-chinh-trang-do-thi-cai-tao-cac-khu-dan-cu-de-binh-duong-thuc-su-la-noi-dang-sonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.928572
14
Phú Giáo cần quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, điều hành thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025Phú Giáo cần quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, điều hành thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025

TTĐT - ​Chiều 04-3, Đoàn công tác của ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Giáo về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. 

Tham dự có bà Nguyễn Minh Thủy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; ông Nguyễn Hoàng Minh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở ngành, đơn vị.

Đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Tại buổi làm việc, Bí thư Huyện ủy Phú Giáo Nguyễn Khoa Hải đã báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện 02 tháng đầu năm 2025.

Toàn huyện Phú Giáo hiện có 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; đang trình tỉnh hồ sơ đề nghị công nhận 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.

btvphugia43.JPG

Toàn cảnh buổi làm việc

Trong 02 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thực hiện đạt 1.024,8 tỷ đồng, tăng 15,85% so cùng kỳ, đạt 13,63% kế hoạch năm 2025. Thu nội địa 119 tỷ đồng, đạt 19% dự toán huyện giao. Năm 2025, kế hoạch vốn đầu tư công giao huyện Phú Giáo hơn 366 tỷ đồng; trong 02 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 1,2%.

Huyện đã quy hoạch 04 khu công nghiệp, 18 cụm công nghiệp với quy mô hơn 4.000 hecta. Đồng thời tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp đẩy nhanh bồi thường giải phóng mặt bằng các công trình, dự án. Riêng dự án cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành qua địa bàn huyện dài khoảng 22,5km; khoảng 678 hộ gia đình, cá nhân và 6 tổ chức ảnh hưởng với tổng diện tích đất phải thu hồi khoảng 224,5 hecta. Trong đó có 10km đi qua đất Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa với diện tích thu hồi khoảng 72,5 hecta. Huyện đã bố trí tái định cư tại khu tái định cư khu phố 9, thị trấn Phước Vĩnh.

Theo ông Nguyễn Khoa Hải, huyện luôn quan tâm khuyến khích nông hộ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh. Đến nay, toàn huyện có 871 hộ/cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đã có 31 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao. Tiếp tục triển khai thực hiện đề tài khoa học "Phát triển mô hình du lịch nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao theo định hướng phát triển làng thông minh trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương" và Đề án "Xây dựng Làng thông minh trên địa bàn huyện Phú Giáo" thí điểm trên địa bàn xã An Thái.

btvphugiao431.jpg

Ông Tô Văn Đạt - Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo phát biểu tại buổi làm việc

Ông Tô Văn Đạt - Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo đã báo cáo thêm một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án. Huyện Phú Giáo kiến nghị UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh hỗ trợ huyện trong mời gọi thu hút đầu tư phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch, phấn đấu quý III/2025 khởi công Khu công nghiệp VSIP 4 tại xã Tam Lập. Xem xét quan tâm bố trí vốn để huyện sớm triển khai các dự án trọng điểm trong năm 2025 như: Đường dọc Sông Bé, Dự án mở rộng nâng cấp đường ĐH501 và cầu kết nối từ ngã 3 xã Tam Lập đi huyện Bắc Tân Uyên (kết nối đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng); đường ĐH507 đoạn từ trại giam An Phước đi nông trường Thanh niên Xung phong tỉnh Bình Dương (xã An Thái); đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành...

Đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn

Đối với các kiến nghị của huyện Phú Giáo, ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Tài chính cho biết, đối với nguồn lực từ đất, Phú Giáo được quy hoạch 04 khu công nghiệp với diện tích 800 hecta. Riêng khu công nghiệp VSIP 4 tỉnh đang lựa chọn tư vấn lập quy hoạch chung. Phú Giáo cũng là địa phương được quy hoạch nhiều cụm công nghiệp. Nếu Phú Giáo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các khu, cụm công nghiệp này sẽ tạo ra nguồn lực phát triển rất lớn trong thời gian tới.

btvphugiao432.jpg

Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh - Phó Giám đốc Sở Tài chính phát biểu tại buổi làm việc

Về việc bố trí vốn cho các dự án, tuyến đường dọc Sông Bé tỉnh đã bố trí vốn cho huyện Bắc Tân Uyên triển khai thực hiện. Tuyến đường ĐH501 và cầu kết nối từ ngã 3 xã Tam Lập đi huyện Bắc Tân Uyên là tuyến nhánh của đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng đã có trong quy hoạch với tổng vốn gần 800 tỷ, trong đó 300 tỷ đồng vốn của Trung ương. UBND tỉnh đã chỉ đạo khẩn trương thực hiện dự án này, đề nghị huyện Phú Giáo đẩy nhanh tiến độ trình hồ sơ dự án.

btvphugiao435.jpg

Đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng​ qua địa bàn huyện Phú Giáo

Liên quan đến công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Minh Thủy đề nghị huyện rà soát, xem xét các đối tượng được hưởng chính sách cho phù hợp với quy đị​nh tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị quyết số 02/2025/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của địa phương trong thực hiện nhiệm vụ những tháng đầu năm với nhiều chỉ tiêu đạt khá, tuy nhiên còn một số chỉ tiêu đạt thấp so với tiến độ hoàn thành chung của tỉnh như thu nội địa đạt 19% dự toán; giá trị giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 1,2% kế hoạch.

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị lãnh đạo huyện Phú Giáo quyết liệt chỉ đạo, điều hành đảm bảo thu chi ngân sách Nhà nước, tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Trong thực hiện các dự án, đặc biệt chú ý công tác đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng, nhất là đối với dự án trọng điểm đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành mở ra không gian phát triển mới cho địa phương. Bên cạnh đó, rà soát chỉnh trang các tuyến đường giao thông nông thôn.

btvphugiao433.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Để tỉnh thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 từ 10% trở lên, các địa phương phải đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn. Bí thư Tỉnh ủy đề nghị lãnh đạo huyện Phú Giáo tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đưa vốn ra thị trường, đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy đầu tư sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng. Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số kết hợp với thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, chú ý công tác chuyển đổi số phải toàn dân, toàn diện, toàn trình, kiện toàn công nghệ thông tin… Kiện toàn tổ Công nghệ số cộng đồng ở khu phố, ấp, phục vụ nhân dân. Rà soát cắt giảm thủ tục hành chính, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.

Nhấn mạnh Quy hoạch huyện đã công bố sẽ là nguồn lực để kêu gọi đầu tư, phát triển mới, Bí thư đề nghị huyện Phú Giáo phát triển các khu, cụm công nghiệp theo định hướng sinh thái, trung hoà carbon.

Bí thư yêu cầu toàn hệ thống chính trị huyện tiếp tục đoàn kết thực hiện hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2025 và các năm tiếp theo.

3/4/2025 9:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtPhú Giáo, quyết liệt, mục tiêu tăng trưởng 2025198-phu-giao-can-quyet-liet-hon-nua-trong-lanh-dao-dieu-hanh-thuc-hien-muc-tieu-tang-truong-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
3
2
Thông báo danh mục tài liệu ôn tập vòng 2 kỳ thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2023Thông báo danh mục tài liệu ôn tập vòng 2 kỳ thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2023

TTĐT - ​Hội đồng thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2023 thông báo danh mục tài liệu ôn tập (thi viết và phỏng vấn) vòng 2 theo từng lĩnh vực vị trí việc làm.

​Theo đó, thí sinh sẽ kết hợp thi viết và phỏng vấn (thang điểm 100).

Trong đó, thi viết có thang điểm: 50 điểm, thời gian 180 phút đối với 01 trong 04 khối: Hành chính Nội chính, Văn hóa - Xã hội, Kinh tế tổng hợp, Kinh tế ngành (Tham khảo danh mục chi tiết trong thông báo đính kèm).

Phần thi phỏng vấn có thang điểm: 50 điểm, thời gian thi không quá 30 phút/thí sinh (thí sinh có 10-15 phút chuẩn bị sau khi bốc câu hỏi). Nội dung thi phỏng vấn bao gồm: 01 câu hỏi kiến thức chung (15 điểm) gồm: Luật Cán bộ, công chức; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; 01 câu hỏi liên quan đến lĩnh vực thuộc vị trí việc làm dự tuyển của thí sinh (30 điểm); điểm tác phong (gồm: thái độ, kỹ năng giao tiếp, diễn đạt, trang phục...) 05 điểm. Thí sinh không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn (Tài liệu và văn bản tham khảo được nêu trong nội dung thông báo đính kèm).

Các thí sinh phải kiểm tra thông tin cá nhân và các thông tin khác, đặc biệt là lĩnh vực thi viết và phỏng vấn của mình để nghiên cứu tài liệu ôn tập phù hợp.

Trường hợp có thắc mắc, cần điểu chỉnh, bổ sung thông tin, trao đổi về vị trí việc làm, lĩnh vực thi viết và phỏng vấn, phản ánh trực tiếp với Sở Nội vụ - Thường trực Hội đồng trước ngày 07/8/2023. Mọi thắc mắc, khiếu nại về sau sẽ không được giải quyết.

Tải về Thông báo​   ​

8/3/2023 10:00 AMĐã ban hànhTin nội chínhTin tổng hợpXem chi tiết138-thong-bao-danh-muc-tai-lieu-on-tap-vong-2-ky-thi-tuyen-cong-chuc-tinh-binh-duong-nam-202False121000
0.00
121,000
0.00
False
Điểm chuẩn xét tuyển sớm Trường Đại học Thủ Dầu Một năm 2024Điểm chuẩn xét tuyển sớm Trường Đại học Thủ Dầu Một năm 2024

TTĐT - ​Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển của 36 ngành theo các phương thức xét tuyển sớm, gồm: Xét học bạ, xét tuyển học sinh giỏi một trong ba năm học phổ thông, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh năm 2024.

Đối với phương thức xét học bạ, điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất là ngành Truyền thông đa phương tiện với 26.6 điểm. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Âm nhạc với 18 điểm. Các ngành còn lại có điểm chuẩn dao động từ 19 điểm đến 26.5 điểm.

Điểm chuẩn trúng tuyển công bố là điểm không nhân hệ số và chưa tính điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng. Nếu có điểm ưu tiên khu vực hoặc đối tượng, thí sinh sẽ cộng điểm ưu tiên vào tổng điểm xét tuyển. Nếu điểm sau cộng bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn thì thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển. Nhà trường sẽ thông báo kết quả trúng tuyển qua tin nhắn SMS mà thí sinh đã đăng ký hoặc thí sinh có thể chủ động tra cứu kết quả trên website trường. Trước ngày 10/7/2024, Trường sẽ đưa danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để thí sinh tra cứu và chủ động lựa chọn thứ tự nguyện vọng đăng ký.

Chi tiết điểm trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm như sau: 

STTNgànhMã ngànhTổng chỉ ti​êu​Điểm chuẩn trúng tuyển của các phương thức tuyển ​sinh ​ ​
Xét học bạ (chung cho tất cả các tổ hợp)Xét tuyển thí sinh đạt học sinh giỏi 1 trong 3 nămXét kết quả thi Đánh giá năng lực
1Du lịch781010180228.2650
2Thiết kế đồ họa721040312024.38.4650
3Truyền thông đa phương tiện732010412026.68.7750
4Âm nhạc721040525188.0550
5Luật7380101290258.2700
6Quản lý Nhà nước7310205190228.0560
7Quan hệ quốc tế731020680228.0600
8Quản lý Tài nguyên và Môi trường785010170208.0600
9Quản lý đất đai785010370208.0600
10Kỹ thuật Môi trường752032030198.0570
11Kỹ thuật Xây dựng758020180198.0570
12Kiến trúc758010170208.0570
13Quản trị Kinh doanh 734010123024.58.5700
14Marketing73401157026.58.9800
15Kế toán7340301174258.3700
16Kiểm toán734030250248.3750
17Thương mại điện tử734012260258.5770
18Tài chính - Ngân hàng734020123024.58.5750
19Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng751060520025.68.7800
20Quản lý công nghiệp751060190228.0570
21Ngôn ngữ Anh7220201290258.5750
22Ngôn ngữ Trung Quốc7220204129258.8700
23Ngôn ngữ Hàn Quốc722021058258.5700
24Công tác Xã hội776010150218.0560
25Tâm lý học731040170228.0670
26Toán học746010160228.0700
27Giáo dục học7140101120238.5600
28Công nghệ Thông tin 7480201274248.1750
29Kỹ thuật Phần mềm 748010370218.0700
30Kỹ thuật Điện7520201100218.0600
31Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa752021690208.0620
32Kỹ thuật Cơ điện tử752011450208.0650
33Công nghệ kỹ thuật ô tô751020519023.58.0630
34Hóa học744011250198.0570
35Công nghệ thực phẩm7540101100198.0570
36Công nghệ Sinh học742020150198.0570

Mọi thông tin liên hệ:

Trung tâm Tuyển sinh - Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Địa chỉ: Số 06, đường Trần Văn Ơn, phường  Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Website: http://tuyensinh.tdmu.edu.vn;  Email: tuyensinh@tdmu.edu.vn

Điện thoại: 0274.3835.677 - 0274.3844.340 - 0274.3844.341

Fanpage: www.facebook.com/dhtdm2009 - Hotline: 19009171.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh đã được trường thông báo trúng tuyển sớm phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT để được xét tuyển và công nhận trúng tuyển. Cụ thể, từ ngày 18/7/2024 đến 17 giờ ngày 30/7/2024, thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp trên hệ thống (Đăng nhập tại: https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn) để thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần. Đối với thí sinh tự do (thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ 2023 trở về trước), nếu chưa có tài khoản thì cần phải đăng ký để được cấp tài khoản sử dụng cho việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển và nhập học, thời gian đăng ký cấp tài khoản từ ngày 01/7/2024 đến ngày 20/7/2024 theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT nơi thí sinh đang ở.

Theo lộ trình tuyển sinh năm nay, trước ngày 19/8/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một sẽ thông báo trúng tuyển chính thức bằng tin nhắn SMS tới số điện thoại của thí sinh. Thí sinh sẽ nhận giấy báo trúng tuyển trực tiếp tại trường khi đến làm thủ tục nhập học từ ngày 23/8/2024 đến trước 17 giờ  ngày 27/8/2024.


7/5/2024 10:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtĐiểm chuẩn, xét tuyển sớm, năm 2024, Trường Đại học Thủ Dầu Một979-diem-chuan-xet-tuyen-som-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.109377
64
Bình Dương: Tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích cao năm học 2023-2024Bình Dương: Tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích cao năm học 2023-2024

​TTĐT - Sáng 23-10, tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm tỉnh Bình Dương, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong năm học 2023-2024 và Trao học bổng “Tiếp sức đến trường” năm học 2024-2025 cho học sinh con công nhân.

​Tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên gi​áo Tỉnh ủy; ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Trườn​g Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành và đại diện các đơn vị tài trợ học bổng.



Đại biểu tham dự hội nghị


Lãnh đạo tỉnh tặng hoa và Bằng khen cho tập thể Sở GDĐT




 Lãnh đạo tỉnh tặng hoa và Bằng khen cho tập thể, giáo viên có thành tích giảng dạy học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi của năm học 2023 - 2024

Năm học 2023-2024, ngành GDĐT đã vượt qua nhiều khó khăn và gặt hái được những kết quả đáng khích lệ, ngày càng khẳng định vị thế của mình trong nền giáo dục chung của cả nước. Cụ thể, trong kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia, Bình Dương đạt 42 giải, trong đó có 06 giải Nhì, 12 giải Ba, 24 giải Khuyến khích.

Tại các kỳ thi cấp tỉnh, ở cấp THCS có 600 học sinh đạt giải; cấp THPT có 382 học sinh đạt giải. Đặc biệt, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 99,98%. Số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng đợt 1 đạt 91,62%, trong đó, có 582 thí sinh đạt từ 26 điểm đến dưới 27 điểm; 365 thí sinh đạt từ 27 điểm đến dưới 29 điểm và 04 thí sinh đạt trên 29 điểm...

​​


Lãnh đạo tỉnh tặng hoa và Giấy khen cho các học đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh Đại học


Lãnh đạo tỉnh tặng hoa và Thư cảm ơn cho các đơn vị tài trợ học bổng

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà đánh giá cao những nỗ lực học tập, tìm tòi nghiên cứu của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và trân trọng ghi nhận những tình cảm và đóng góp quý báu của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong công tác xây dựng xã hội học tập,khuyến học, khuyến tài và Chương trình "Tiếp sức đến trường".​

Trong thời gian tới, ông đề nghị ngành GDĐT tiếp tục đề ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng GDĐT, trong đó đẩy mạnh giáo dục mũi nhọn. Rà soát, tham mưu những chế độ, chính sách đối với giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Các sở, ban, ngành phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh thực hiện nhiệm vụ phát triển các phong trào khuyến học, khuyến tài với tinh thần trách nhiệm cao nhất, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của đơn vị góp phần phát triển sự nghiệp GDĐT, nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà phát biểu tại hội nghị 

Tại hội nghị, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 28 tập thể và 88 cá nhân giáo viên, học sinh tiêu biểu xuất sắc. Sở GDĐT tặng Giấy khen cho 369 học sinh đậu đại học từ 27 điểm trở lên.

Dịp này, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Hội Khuyến học và Sở GDĐT trao 200 suất học bổng "Tiếp sức đến trường" cho học sinh là con công nhân với tổng số tiền 1 tỷ đồng.




Lãnh đạo tỉnh trao học bổng ​“Tiếp sức đến trường" cho học sinh con công nhân​


10/23/2024 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích cao, học bổng Tiếp sức đến trường143-binh-duong-tuyen-duong-khen-thuong-giao-vien-hoc-sinh-dat-thanh-tich-cao-nam-hoc-2023-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
0.9999998
4
Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân và đối thoại tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh kể từ ngày 01/11/2021Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân và đối thoại tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh kể từ ngày 01/11/2021

​TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo về việc tiếp công dân và tổ chức đối thoại tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh.        ​

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thực hiện việc tiếp công dân và tổ chức đối thoại tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh kể từ ngày 01/11/2021.

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đề nghị công dân có nội dung khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh xem xét tiếp tục gửi đơn thông qua dịch vụ bưu chính đến đúng cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định. Trong trường hợp phải đến Trụ sở Tiếp công dân tỉnh để liên hệ, giải quyết công việc liên quan đến khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh đề nghị công dân chấp hành nghiêm nguyên tắc 5K và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng khuyến cáo của cơ quan y tế.

Ban Tiếp công dân tỉnh phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tốt công tác tiếp công dân theo quy định; đồng thời, triển khai thực hiện tốt phương án phòng, chống dịch trong quá trình tiếp công dân.

UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương để tổ chức tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân năm 2013 và đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo quy định.

Trước đó, do tình hình dịch bệnh Covid-19, Bình Dương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh tạm dừng tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh.

Thông báo 

10/15/2021 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtChủ tịch UBND tỉnh, tiếp công dân, đối thoại, tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh, kể từ ngày 01/11/202154-chu-tich-ubnd-tinh-tiep-cong-dan-va-doi-thoai-tai-tru-so-tiep-cong-dan-tinh-ke-tu-ngay-01-11-202False121000
0.00
121,000
0.00
False
1.5
1
Xây dựng Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng Xây dựng Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng

TTĐT - ​Chiều 14-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe báo cáo đề nghị xây dựng Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng thuộc xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng giai đoạn 2020-2025 và đến năm 2030 (Đề án).​

Mục tiêu của Đề án là phục vụ tham quan giải trí, nghiên cứu, du lịch, vui chơi nghỉ dưỡng cho du khách trong nước và quốc tế; bảo vệ và phát triển rừng bền vững, kết hợp trồng mới, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng; bảo tồn cứu hộ các loài động vật hoang dã, phát triển nguồn gen và hệ sinh thái sẵn có từ rừng. Đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương nói riêng, của tỉnh nói chung, gắn kết và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên theo đúng quy định của pháp luật; tạo việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng nguồn thu từ dịch vụ du lịch cho ngân sách nhà nước.

Địa điểm triển khai Đề án tại Tiểu khu 15-16 rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng thuộc xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng với tổng diện tích 1.474 ha.

IMG_3040.jpg

Toàn cảnh cuộc họp

Phát biểu tại cuộc họp, ông Mai Hùng Dũng cho biết, với quan điểm vừa giữ được rừng vừa phát triển du lịch, tỉnh đồng ý chủ trương cho xây dựng Đề án. Ông giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu tham mưu cho tỉnh xây dựng phương án bảo vệ rừng bền vững, các ngành cần nghiên cứu, bàn bạc kỹ lưỡng các bước tiếp theo, trong đó cần xác định các sản phẩm phát triển du lịch, có quy hoạch tổng thể, cụ thể và chi tiết; huyện Dầu Tiếng có kế hoạch di dời, tái định cư cho người dân để bảo vệ rừng.​​

12/14/2020 7:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTin/CMSImageNew/2020-12/du lich sinh thai.mp3Xem chi tiếtXây dựng, Đề án, du lịch, sinh thái, Núi Cậu,Dầu Tiếng 964-xay-dung-de-an-du-lich-sinh-thai-nghi-duong-giai-tri-trong-rung-phong-ho-nui-cau-dau-tiengTrue121000
2,105.00
121,000
0.00
0
False
2.391305
23
UBND tỉnh xem xét điều chỉnh số lượng người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lậpUBND tỉnh xem xét điều chỉnh số lượng người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập

​TTĐT - Chiều 16-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 91.​

Tham dự có ông Bùi Minh Trí – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các Ủy viên UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện, thành phố.

Phien hop UBND tinh lan thu 91-1.JPG

Toàn cảnh Phiên họp

Phiên họp đã xem xét dự thảo Quyết định giao điều chỉnh số lượng người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2025.

Theo đó, khi thực hiện điều chuyển Cơ sở Cai nghiện ma túy sang Công an tỉnh quản lý, một số viên chức tiếp tục ký kết hợp đồng làm việc tại Cơ sở Cai nghiện ma túy thuộc Công an tỉnh quản lý, một số viên chức không đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của Công an tỉnh có nhu cầu tiếp tục làm việc tại các đơn vị sự nghiệp có vị trí việc làm phù hợp.

Phien hop UBND tinh lan thu 91-2.JPG

Phien hop UBND tinh lan thu 91-3.JPG

Phien hop UBND tinh lan thu 91-4.JPG

Đại biểu thảo luận tại Phiên họp

Sở Nội vụ cho biết, sẽ giao điều chỉnh, bổ sung số lượng người làm việc tại một số đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế và Sở Nội vụ, số lượng biên chế tăng thêm từ nguồn biên chế dự phòng. Cụ thể, Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội điều chỉnh tăng 12 biên chế, từ 46 biên chế thành 58 biên chế. Trung tâm Dịch vụ việc làm điều chỉnh tăng 01 biên chế, từ 61 biên chế thành 62 biên chế. Ban Quản lý Nghĩa trang liệt sĩ điều chỉnh tăng 02 biên chế, từ 04 biên chế thành 06 biên chế.

Ngoài ra, thành lập Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Phát triển công nghiệp trực trực thuộc Sở Công Thương trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Xúc tiến du lịch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Phát triển công nghiệp trực thuộc Sở Công Thương. Do đó, Sở Nội vụ đề nghị giao biên chế cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Phát triển công nghiệp 43 biên chế, gồm 40 biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và 03 biên chế hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.

Phiên họp cũng xem xét cho ý kiến các nội dung dự thảo Nghị quyết trình Kỳ họp HĐND tỉnh về: Điều chỉnh Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 09/12/2024 của HĐND tỉnh về dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, thu, chi và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025; điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 26/02/2025 của HĐND tỉnh về Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách Nhà nước (lần 2); bãi bỏ Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 26/7/2023 của HĐND tỉnh quy định nội dung chi, mức chi lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh; đặt tên một số tuyến đường trên địa bàn TP.Bến Cát…

Phien hop UBND tinh lan thu 91-5.JPG

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu kết luận Phiên họp

Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cơ bản thống nhất với các nội dung trình. Ông ​đề nghị các cơ quan soạn thảo, đơn vị liên quan ghi nhận tiếp thu ý kiến đóng góp của đại biểu tại Phiên họp để bổ sung, hoàn chỉnh nội dung trình Kỳ họp HĐND tỉnh xem xét thông qua.

4/16/2025 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập136-ubnd-tinh-xem-xet-dieu-chinh-so-luong-nguoi-lam-viec-cua-cac-don-vi-su-nghiep-cong-laTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.025641
39
Thay đổi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộThay đổi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ

TTĐT - Nhằm bảo đảm quyền công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và các thủ tục hành chính khi không tổ chức Công an cấp huyện kể từ ngày 01/3/2025, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC-CNCH) Công an tỉnh Bình Dương thông báo thay đổi việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực PCCC-CNCH. ​

Theo đó, đối với các thủ tục hành chính/dịch vụ công trực tuyến hiện đang thực hiện tại cấp tỉnh và cấp xã: Tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đối với các thủ tục hành chính/dịch vụ công trực tuyến đang thực hiện tại Công an cấp huyện, kể từ ngày 01/3/2025 sẽ chỉ tiếp nhận tại cấp tỉnh thông qua dịch vụ công trực tuyến, không tiếp nhận tại cấp huyện. Cụ thể các danh mục thủ tục hành chính như sau:

STTMã TTHCTên thủ tục hành chính​​Cấp thực hiện
Cấp tỉnhCấp xã
11.012445Cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộx
21.012446Cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộx
31.009905Cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháyx
41.009909Cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trên đường thủy nội địa (trừ vật liệu nổ công nghiệp)x
51.009911Cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường sắt (trừ vật liệu nổ công nghiệp)x
61.009907Cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháyx
71.009910Cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trên đường thủy nội địa (trừ vật liệu nổ công nghiệp)x
81.009908Phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sởx
91.009912Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhânx

Nội dung, trình tự, cách thức thực hiện, thời gian giải quyết và các vấn đề khác có liên quan của thủ tục hành chính/dịch vụ công: Giữ nguyên.

​​

Hướng dẫn thay đổi thao tác nộp hồ sơ thủ tục hành chính về lĩnh vực PCCC-CNCH cấp huyện

Bước 1: Truy cập vào trang web: https://dichvucong.bocongan.gov.vn

Bước 2: Đăng nhập vào Cổng Dịch vụ công Bộ Công an. Trường hợp chưa có tài khoản thì tiến hành đăng ký.

2025-03-01_092550.jpg

Bước 3: Chọn hình thức đăng nhập Cổng Dịch vụ công Bộ Công an. Trường hợp là doanh nghiệp chọn bên trái, là cá nhân chọn bên phải.

2025-03-01_093048.jpg


Bước 4: Sau khi đăng nhập, chọn mục “Nộp hồ sơ trực tuyến”, nhập thông tin tìm kiếm thủ tục cần nộp và ấn nút tìm kiếm (hoặc nút Enter sau khi nhập thông tin tìm kiếm).

Lưu ý: Chọn lĩnh vực thủ tục hành chính “Phòng cháy chữa cháy”, Chọn cơ quan thực hiện “Cấp tỉnh”.

2025-03-01_093027.jpg

Bước 5: Xem thông tin, quy trình thủ tục và ấn nút nộp hồ sơ. Về nội dung, trình tự, cách thức thực hiện, thời gian giải quyết và các vấn đề khác có liên quan của thủ tục hành chính/dịch vụ công vẫn giống so với thủ tục nộp ở cấp huyện.​​

2025-03-01_093011.jpg


3/1/2025 11:00 AMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtThay đổi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ886-thay-doi-tiep-nhan-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-phong-chay-chua-chay-va-cuu-nan-cuu-hTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.3333333
3
Triển khai hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường đáp ứng mục tiêu phát triển bền vữngTriển khai hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững

TTĐT - ​Sáng 01-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác Meti Kansai - do ông Morishita Tsuyoshi - Vụ trưởng Vụ Giao thương Nhật Bản làm Trưởng đoàn về Dự án Chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực ngành môi trường tại Bình Dương.

Tham dự buổi làm việc có Ngài Matsumoto Izumi – Bí thư Thứ nh​ất, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

 

Toàn cảnh buổi làm việc


Dự án chuyển giao kỹ thuật môi trường và đào tạo nguồn nhân lực tại Bình Dương đã được UBND tỉnh và Cục Kinh tế Thương mại và Công nghiệp vùng Kansai (Meti Kansai), Nhật Bản ký kết biên bản ghi nhớ và triển khai thực hiện từ tháng 11 năm 2022. Thông qua các khóa đào tạo đã góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường, hỗ trợ xây dựng và ban hành các kế hoạch, quy định về bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, ứng phó với biến đổi khí hậy trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác Meti Kansai đã giới thiệu các giải pháp giải quyết vấn đề môi trường như: Nỗ lực cải thiện chất lượng nước ở khu vực Kansai; thúc đẩy tiết kiệm năng lượng và trung hòa carbon tại các nhà máy xử lý nước thải ở Nhật Bản; tình trạng phát thải khí nhà kính tại tỉnh Bình Dương; giới thiệu về cơ chế tín chỉ chung (JCM) và những ví dụ điển hình…. Đồng thời, trình bày đề xuất Đề án xây dựng khu công nghiệp theo mô hình hướng tới trung hòa carbon.

Các sở, ngành, doanh nghiệp và các chuyên gia đã thảo luận, đề xuất nhiều ý kiến liên quan đến mô hình phát triển khu công nghiệp xanh, đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế chính sách, quản lý Nhà nước về môi trường; sử dụng năng lượng tái tạo; cơ chế chứng chỉ chung (JCM)…

 

Các chuyên gia của Meti Kansai trình bày đề xuất Đề án xây dựng khu công nghiệp theo mô hình hướng tới trung hòa carbon


Ông Morishita Tsuyoshi - Vụ trưởng Vụ Giao thương Nhật Bản nhận định, hiện Bình Dương đang quan tâm đến các hoạt động bảo vệ môi trường, cũng như hiệu ứng nhà kính. Do đó, trong thời gian tới, Bình Dương cần có những động thái cụ thể hơn nữa trong việc đào tạo, tập huấn liên quan đến kiểm kê khí thải để cấp chứng chỉ JCM nhằm đạt mục tiêu giảm khí thải nhà kính. Thời gian qua, Meti Kansai đã phối hợp với Bình Dương triển khai các hoạt động tập huấn, giới thiệu công nghệ liên quan đến lĩnh vực môi trường. Hiện Meti Kansai đang nghiên cứu hình thành các khu công nghiệp có thể thực hiện được mục tiêu trung hòa carbon tại những nơi mà Meti Kansai đã triển khai các dự án môi trường, cụ thể như ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,…

Ông  Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc


Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Hùng Dũng cho biết, thông qua dự án đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích, nhất là việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật trong xử lý, tái chế chất thải, tiết kiệm năng lượng tại doanh nghiệp. Đồng thời, việc tham quan trực tiếp công tác quản lý nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, công nghệ môi trường tại Nhật Bản,… đã giúp cho tỉnh tiếp cận thực tế và nâng cao kiến thức nhằm giải quyết những vấn đề môi trường như nước thải, rác thải công nghiệp, năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng. Với kết quả được ghi nhận từ dự án, ông mong rằng Bộ Kinh tế​, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Cục Kinh tế Thương mại và Công nghiệp vùng Kansai quan tâm, xem xét có kế hoạch tiếp tục phối hợp, hỗ trợ tỉnh Bình Dương thực hiện tốt, hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, xây dựng mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

3/1/2024 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiết318-trien-khai-hieu-qua-cac-hoat-dong-bao-ve-moi-truong-dap-ung-muc-tieu-phat-trien-ben-vunTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Cục Hải quan Bình Dương triển khai thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu qua dịch vụ chuyển phát nhanhCục Hải quan Bình Dương triển khai thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu qua dịch vụ chuyển phát nhanh

TTĐT - ​Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định công nhận địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh của Công ty cổ phần Tân Cảng Express tại địa chỉ số 7/20 đường ĐT.743, khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Việc triển khai dịch vụ chuyển phát nhanh là loại hình mới mang lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp.​

Qua đánh giá, đây là cơ hội để các doanh nghiệp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh phát triển, tạo sự đột phá trong việc phát triển thương mại điện tử, đa dạng hóa loại hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, góp phần hình thành trung tâm logistics lớn của Vùng, hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa ổn định cho các khách hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Việc triển khai chuyển phát nhanh sẽ đa dạng hóa dịch vụ cung ứng hàng hóa, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc giao nhận hàng, nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp vì có thể thực hiện ngay trên địa bàn thay vì trước đây phải thực hiện thủ tục tại các địa phương khác.

Trong thời gian qua, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã tích cực hỗ trợ Công ty cổ phần Tân Cảng Express triển khai địa điểm chuyển phát nhanh, trên tinh thần vừa đáp ứng yêu cầu tạo thuận lợi thương mại song hành với yêu cầu quản lý Hải quan đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

ktsoihanghoa.jpg

Công chức Chi cục Hải quan Sóng Thần thực hiện thủ tục hải quan hàng hóa gửi qua chuyển phát nhanh

Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã giao Chi cục Hải quan Sóng Thần trực tiếp quản lý địa điểm chuyển phát nhanh của Công ty cổ phần Tân Cảng Express; tổ chức đoàn công tác đến trao đổi kinh nghiệm triển khai loại hình này tại Cục Hải quan TP.Hà Nội và Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh; chỉ đạo  các phòng tham mưu nghiên cứu quy định về thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ chuyển phát nhanh, tham mưu ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thống nhất; nghiên cứu quản lý rủi ro; hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin; thủ tục cấp giấy phép an toàn bức xạ, đảm bảo điều kiện vận hành máy soi; bố trí nhân sự vận hành soi chiếu. Thời gian đầu, Chi cục Hải quan Sóng Thần phối hợp với các đơn vị tham mưu tổ chức chạy thử nghiệm các quy trình thủ tục trước khi triển khai thực hiện chính thức.

Đến nay, các công tác triển khai thủ tục hải quan qua dịch vụ chuyển phát nhanh đã hoàn thành cơ bản, doanh nghiệp đã thực hiện khai báo cho các lô hàng nhỏ lẻ nhằm đánh giá, hoàn thiện phần mềm, chuẩn hóa các hồ sơ thủ tục nhằm đảm bảo khi triển khai chính thức vào tháng 5/2023 không bị ách tắc, sai phạm.

4/21/2023 1:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtCục Hải quan Bình Dương, thủ tục hải quan, hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ chuyển phát nhanh666-cuc-hai-quan-binh-duong-trien-khai-thu-tuc-hai-quan-doi-voi-hang-hoa-nhap-khau-qua-dich-vu-chuyen-phat-nhanFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
4
1
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướcLễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

​TTĐT - Sáng 25-4, Tỉnh ủy - HĐND- UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước(30/4/1975-30/4/2025), hướng đến kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Tham dự có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sông Bé; ông Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa- Vũng Tàu, ông Vũ Hải Quân  - Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước; ông Nguyễn Phước Lộc - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.

Về phía tỉnh Bình Dương, dự họp mặt có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; các nguyên lãnh đạo tỉnh Sông Bé, Bình Dương, Bình Phước qua các thời kỳ, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động…

Tại buổi họp mặt, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã trình bày diễn văn ôn lại lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc và những trang sử hào hùng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng lập nên nhiều chiến công vang dội góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường.

HPGPMN5G9A8691.jpg

GPMN5G9A8699.jpg

Các tiết mục văn nghệ chào mừng

Thực hiện mệnh lệnh lịch sử "thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút từng giờ, xốc tới giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng", cùng với khí thế sục sôi của toàn miền Nam, từ ngày 26/4/1975, lực lượng vũ trang tỉnh Thủ Dầu Một ồ ạt tiến về các mục tiêu trong nội ô của thị xã, mở đường cho các cánh quân của Quân đoàn I tiến về Sài Gòn.

GPMNcbfc41617530c76e9e21.jpg

aGP5485ed36a82d8dc8193.jpg

9GPfc88d54b9050b5b5214.jpg

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước  tặng hoa cho các Mẹ Việt Nam anh hùng

Các địa phương trong toàn tỉnh đẩy mạnh tiến công quân sự kết hợp chặt chẽ với mũi nổi dậy của quần chúng, lần lượt giải phóng các xã, huyện, nội ô thị xã. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, quân dân ta nhanh chóng tiến vào chợ Thủ, cắm cờ Mặt trận giải phóng lên nóc Nhà việc Phú Cường cùng nhiều công sở địch.

Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông liền một dãi, đất nước trọn niềm vui trong ngày đại thắng. Đây là thắng lợi vĩ đại nhất, kết thúc 30 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

GPMN5G9A8720.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đọc diễn văn

Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ, quân và dân Thủ Dầu Một - Bình Dương đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" ngay năm đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất.

Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975, nữa thế kỷ qua, Đảng bộ chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đã giành được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Đặc biệt, sau 28 năm xây dựng và phát triển, Bình Dương đã có những bước tiến dài trong phát triển kinh tế - xã hội, trở thành tỉnh phát triển có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

GPMN5G9A8731.jpg

GPMN5G9A8734.jpg

Tuyên dương các tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu đóng góp nổi bật vào sự phát triển của tỉnh Bình Dương, giai đoạn (1975-2025)

"Thế hệ lãnh đạo hôm nay tự hào và xin tri ân các thế hệ lãnh đạo tiền bối đã dày công viết nên câu chuyện phát triển thần kỳ của Bình Dương trong những năm qua. Đồng thời đây cũng là thách thức, trọng trách 9đòi hỏi các thế hệ lãnh đạo tiếp nối phải biết phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ, biết làm, vì lợi ích chung để cùng nhau viết tiếp câu chuyện phát triển của Bình Dương trong giai đoạn mới, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn của dân tộc"  Bí thư Tỉnh ủy bày tỏ.

Để bước vào kỷ nguyên mới, Đảng ta đã có nhiều quyết sách mang tính lịch sử, những chủ trương mang tính bước ngoặt đáp ứng yêu cầu thực tiễn của thời đại mới. Đặc biệt là cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, kết thúc hoạt động cấp huyện và sáp nhập cấp xã, theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, phục vụ tốt nhất cho người dân và mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội bền vững với tầm nhìn chiến lược 100 năm.

GPM5G9A8743.jpg

GPMN5G9A8746.jpg

Tuyên dương các cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu đóng góp nổi bật vào sự phát triển của tỉnh Bình Dương, giai đoạn (1975-2025)

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, đúng trình tự quy định, đến nay Bình Dương đã trình Trung ương xem xét, quyết định Đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sáp nhập 91 xã, phường, thị trấn còn lại 36 xã, phường, trong đó có 24 phường và 12 xã (giảm 60%), đảm bảo tính khả thi, khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đồng thời, đang tập trung phối hợp với TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để sáp nhập tỉnh trước ngày 31/8/2025.

GPMN496e77eefabf48e111ae (1).jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm​

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh "Chúng ta hoàn toàn tin tưởng chủ trương sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tạo ra động lực mới, nguồn lực mới, không gian mới để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, đời sống của người dân sẽ tiếp tục được tốt hơn.

Tỉnh ủy kêu gọi mỗi cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tinh thần Đại thắng mùa Xuân năm 1975, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, với một niềm tin mới, động lực mới, khí thế mới và thắng lợi mới".

Dịp này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tôn vinh, khen thưởng 50 tập thể, cá nhân có có thành tích xuất sắc, tiêu biểu, đóng góp nổi bật vào sự phát triển của tỉnh tỉnh Bình Dương, giai đoạn (1975 - 2025).

​ 

4/25/2025 3:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtLễ kỷ niệm 50 năm, giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một, giải phóng hoàn toàn miền Nam817-le-ky-niem-50-nam-ngay-giai-phong-tinh-thu-dau-mot-giai-phong-mien-nam-thong-nhat-dat-nuoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Bình Dương: Phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế trong bối cảnh và điều kiện mớiBình Dương: Phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế trong bối cảnh và điều kiện mới

TTĐT - ​Sáng 21-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Tọa đàm khoa học "Thực trạng mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương và ý nghĩa trong tiến trình đổi mới của đất nước".


​Chủ trì có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; GS.TS. Tạ Ngọc Tấn - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; GS.TS Nguyễn Quang Thuấn - Trưởng Tiểu ban Kinh tế Hội đồng Lý luận Trung ương.​

Mô hình phát triển sáng tạo

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho biết, Tọa đàm là bước chuẩn bị cho buổi Hội thảo "Mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước" vào tháng 11 sắp tới.

IMG_tchn5700.jpg

Toàn cảnh buổi Tọa đàm khoa học

Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ chương trình hợp tác thực hiện Đề án "Tổng kết mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước và tầm nhìn định hướng đến năm 2050" giữa Tỉnh ủy Bình Dương và Hội đồng Lý luận Trung ương. Đề án là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, cấp thiết, không chỉ định hình sự phát triển của tỉnh Bình Dương trong khoảng ba thập kỷ tới, mà còn góp phần cung cấp luận cứ xây dựng Văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng và tổng kết 40 năm đổi mới đất nước.

z4803686071518_0878644a98afaa199e28a47b223ca656.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại buổi Tọa đàm

Tỉnh Bình Dương cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa để góp phần thúc đẩy quá trình hoàn thành việc tổng kết mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới của đất nước và tầm nhìn định hướng đến năm 2050 đúng kế hoạch đề ra; mà trước mắt phối hợp tổ chức thành công Hội thảo "Mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước" vào tháng 11 tới đây.

z4803732950284_6ec70a04c3ebe405df78e2f1b2949096 (1).jpg

Sau 26 năm phát triển Bình Dương đã đạt những thành tựu ấn tượng

Phát biểu khai mạc hội nghị, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh, những thành tựu phát triển của tỉnh Bình Dương đạt được trong hơn 25 năm qua đã phản ánh mô hình phát triển hết sức sáng tạo "Trung ương mở đường, địa phương kiến tạo, doanh nghiệp đồng hành, người dân tham gia";  và cũng là mô hình độc đáo, hội đủ cách tiếp cận: "Tư duy toàn cầu, tầm nhìn quốc gia, hành động địa phương". Mô hình Bình Dương được Hội đồng Lý luận Trung ương chọn lựa thực hiện Đề án với kỳ vọng mô hình này sẽ tiếp tục phát triển là một hình mẫu, điển hình lan tỏa ở nhiều địa phương, để cả nước có nhiều mô hình phát triển như Bình Dương. ​

IMG_onggs5708.jpg

GS.TS. Tạ Ngọc Tấn - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu khai mạc 

Với xuất phát điểm là tỉnh thuần nông, Bình Dương đã quyết định tập trung xây dựng chiến lược phát triển kinh tế theo hướng hiện đại dựa trên phát huy lợi thế vị trí địa lý, nguồn lực sẵn có và tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, đưa Bình Dương trở thành tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài đứng thứ 2 trong cả nước với 65 lãnh thổ, quốc gia lựa chọn Bình Dương là điểm đến đầu tư. Bình Dương đã chuyển mình, vươn lên trở thành một tỉnh phát triển, có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thu nhập bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng/người/năm, được Trung ương đánh giá là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước. Tốc độ đô thị hóa nhanh, đạt tỷ lệ trên 84%. Theo PGS.TS Trần Kim Chung – Thư ký Khoa học Hội đồng Lý luận Trung ương, thành công của mô hình phát triển tỉnh Bình Dương xuất phát từ nhiều yếu tố, trước hết là nhờ đội ngũ lãnh đạo kiên định trong tầm nhìn, trong ý chí và trong hành động đổi mới. Trong suốt hơn 25 năm, các thế hệ lãnh đạo tỉnh Bình Dương vẫn luôn giữ tinh thần đổi mới. Từ giai đoạn đầu thu hút nhà đầu tư, đến giai đoạn thu hút đầu tư lớn, chuyển qua giai đoạn đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường liên kết vùng và hiện nay tổng kết mô hình để chuyển giao giai đoạn phát triển mới, đội ngũ lãnh đạo tỉnh Bình Dương luôn luôn đi đầu trong việc tìm tòi để phát triển.

IMGgstkc_5716.jpg

PGS.TS Trần Kim Chung – Thư ký Khoa học Hội đồng Lý luận Trung ương​ trình bày tham luận

Tỉnh có chủ trương và tổ chức thực hiện đúng đắn trong việc tăng cường liên kết để thu hút nguồn lực: Vốn, lao động. Vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước tác động lan tỏa, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển doanh nghiệp tư nhân được khẳng định trên thực tế. Mô hình liên doanh liên kết trong phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp giữa doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh và doanh nghiệp FDI trong suốt 25 năm qua, có thể nói là một trong những lý do thành công của Bình Dương.

Bình Dương có một địa bàn thuận lợi về vị trí địa lý kinh tế, về mặt bằng, về khí hậu. Những năm gần đây, cùng với sự chững lại của thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư tư nhân, thể hiện sự cần thiết phải có những động thái mới trong phát triển kinh tế, Bình Dương đã tích cực đi vào cách mạng 4.0. Một trong những thể hiện là việc chuyển từ cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ - đô thị mà rõ nét nhất là việc tham gia vào liên minh các đô thị thông minh. "Vùng thông minh Bình Dương" lấy nòng cốt là một số địa phương phát triển kinh tế xã hội mạnh của tỉnh.

Xác lập mô hình phát triển kinh tế cao hơn

Ngoài việc đi sâu vào  phân tích, rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn từ mô hình thành công của Bình Dương, các đại biểu cũng chỉ ra những hạn chế, thách thức mà tỉnh phải đối mặt trong tiến trình phát triển, đồng thời đề xuất, gợi ý các giải pháp cho tỉnh.

GS.TS Nguyễn Quang Thuấn đã chỉ ra những thách thức, vấn đề đặt ra của Bình Dương hiện nay. Cụ thể, mô hình phát triển của Bình Dương vẫn chưa bền vững, tăng trưởng của Bình Dương không dựa nhiều vào năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) mà chủ yếu dựa vào tăng vốn và lao động.  Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, ngành dịch vụ còn chưa phát triển; tăng trưởng kinh tế phụ thuộc FDI; lao động chủ yếu vẫn là phổ thông, nhập cư, không ổn định; sản xuất chủ yếu là gia công, lắp ráp, chế biến; hạ tầng còn chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ cấu xã hội còn lạc hậu...

z4803733213253_3d113ee0f5255fa11416b86c4b5ef7ba.jpg 

​Bình Dương tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư chất lượng cao, thu hút và đào tạo lao động có tay nghề cao 

Theo GS.TS Nguyễn Quang Thuấn để đạt được những mục tiêu của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, Bình Dương cần có quy hoạch tổng thể, xác định rõ mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương giai đoạn tới và tầm nhìn đến năm 2050. Mô hình phát triển của Bình Dương giai đoạn tới phải phát huy tốt nhất tiềm năng và lợi thế so sánh trong bối cảnh và điều kiện mới. Chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình phát triển dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao phải là đột phá của sự phát triển. Cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh để thu hút, tạo lập được các chuỗi sản xuất, các chuỗi hàng hóa có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, đưa dịch vụ thành ngành chính, trong đó chú trọng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Tập trung đầu tư kết nối các công trình hạ tầng nội bộ tỉnh và kết nối vùng; thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao đến sinh sống, làm ăn, làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tăng cường thu hút công nghệ cao vào doanh nghiệp, trường học, viện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Có cơ chế ưu đãi thu hút chuyển giao công nghệ cho các chủ thể trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, cần có các Trung tâm hỗ trợ các giải pháp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để làm vườn ươm cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tập trung hoàn thành việc nâng tỉnh Bình Dương thành thành phố trực thuộc Trung ương với đầy đủ các tiêu chí nhà nước đặt ra. Tạo lập cơ chế cân đối, phân bổ ngân sách nhà nước theo vùng, không theo tỉnh, đối với tổng vốn đầu tư công cho phát triển cơ sở hạ tầng vùng. Đồng thời, xếp thứ tự ưu tiên cao trong cấp vốn đầu tư công cho các công trình cơ sở hạ tầng mang tính kết nối vùng.

Mặc dù đã có những thành tựu quan trọng, tuy nhiên, theo các đại biểu mô hình phát triển của Bình Dương vẫn còn một số hạn chế, tồn tại: Bình Dương chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược - các "sếu đầu đàn". Tỉnh cũng chưa có chuỗi liên kết sản phẩm, cụm liên kết ngành trên địa bàn tỉnh. Các công trình hạ tầng kết nối vùng vẫn còn đang trong giai đoạn chờ hoàn thiện. Dịch vụ phát triển không tương xứng với công nghiệp và đô thị. Khu vực kinh tế tư nhân phát triển chưa đúng tầm...

IMG_ông cdp5735.jpg

TS.Cao Đức Phát - nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Tiểu ban Kinh tế Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại tọa đàm

Qua phân tích, TS. Cao Đức Phát - nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương,​ Phó Trưởng Tiểu ban Kinh tế Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, để duy trì tăng trưởng kinh tế, Bình Dương phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư chất lượng cao; thu hút và đào tạo lao động có tay nghề cao; ưu tiên thu hút đầu tư tạo ra giá trị gia tăng cao, sử dụng lao động chất lượng cao hơn, phát triển kinh tế nội địa; phát triển đào tạo nhân lực, nâng cao năng suất lao động; nâng cấp cơ sở hạ tầng cả ở thành thị và nông thôn; phát triển giáo dục, y tế, văn hóa trình độ tiên tiến, chất lượng cao; có cơ chế bảo vệ môi trường bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

IMG_bdpbtd5727.jpg

TS. Huỳnh Ngọc Đáng - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh chia sẻ về những định hướng phát triển của Bình Dương thời gian tới

Chia sẻ về những định hướng phát triển thời gian tới, TS. Huỳnh Ngọc Đáng - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh cho biết, trước xu thế, xu hướng vận động của thế giới, Bình Dương đã xác định cần vượt ra khỏi khuôn khổ mô hình phát triển kinh tế công nghiệp kiểu cũ để xác lập mô hình phát triển kinh tế với đẳng cấp cao hơn nhằm từng bước rời xa thâm dụng lao động và thâm dụng đất đai, ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, ít thâm dụng lao động, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Với định hướng trên, chiến lược thu hút đầu tư của tỉnh đã có những điều chỉnh hết sức cơ bản để vừa tiếp tục phát huy thế mạnh hiện có, vừa phù hợp với xu hướng của đầu tư trong kỷ nguyên số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới mục tiêu Net zero, thông qua việc chuyển đổi mô hình phát triển từ công nghiệp - đô thị - dịch vụ sang các mô hình phát triển mới thông qua công cụ quy hoạch tỉnh từ đây đến năm 2030 và xa hơn là đến năm 2050. ​

Tiến trình này được tỉnh thực hiện qua 2 giai đoạn: Giai đoạn I, đến năm 2030 hình thành mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ - thông minh - bền vững. Trong đó xây dựng và nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu trở thành các khu công nghiệp thông minh, với khả năng cung cấp nền tảng công nghệ 4.0 như IoT, BigData... để giúp nhà đầu tư dễ dàng xây dựng, triển khai mô hình nhà máy thông minh, sản xuất thông minh trong hệ sinh thái của Bình Dương một cách nhanh chóng và hiệu quả, nhằm gia tăng năng suất lao động và thu hút các ngành công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường.

Giai đoạn II, đến năm 2050 cơ bản hình thành được mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ quốc tế - đổi mới sáng tạo - khoa học công nghệ, trong đó xây dựng các khu công nghiệp gắn liền với khoa học và công nghệ thu hút các viện, trường, các hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo, các ngành dịch vụ, dịch vụ số nhằm thu hút các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.​

10/21/2023 7:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài thời sự, kýXem chi tiếtBình Dương, phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế, điều kiện mới567-binh-duong-phat-huy-tot-nhat-tiem-nang-loi-the-trong-boi-canh-va-dieu-kien-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4
3
Bình Dương phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIIIBình Dương phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII

​TTĐT - Sáng 19-10, tại TP.Thủ Dầu Một, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ phát động trực tuyến đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII; kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2021) và 11 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam.

​Lễ phát động nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, hội viên, các tầng lớp phụ nữ và toàn xã hội về vai trò, vị thế, những đóng góp quan trọng của các cấp Hội, cán bộ, hội viên phụ nữ cho công cuộc phát triển đất nước. Qua đó, cổ vũ, khuyến khích cán bộ, hội viên phụ nữ chủ động tích cực tham gia phong trào thi đua góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. 

PN 1.JPG

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và đại biểu tham dự nhân ngày 20/10

Đợt thi đua có chủ đề "110 công trình, phần việc tiêu biểu" thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh trải qua 11 nhiệm kỳ đại hội, được phát động sâu rộng tới các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở, các đơn vị trực thuộc, toàn thể cán bộ, hội viên, phụ nữ và các tập thể, cá nhân khác tự nguyện tham gia. 

PN 4.JPG

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng các cán bộ, hội viên

Đợt thi đua sẽ kết thúc vào ngày 10/01/2022. Trước ngày kết thúc, mỗi huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trực thuộc hướng dẫn cơ sở Hội sẽ giới thiệu ít nhất một công trình, phần việc hoặc hành động thiết thực xuất sắc của tập thể và cá nhân để Ban Thường vụ Tỉnh Hội lựa chọn 110 công trình, phần việc xuất sắc tiêu biểu biểu dương và vinh danh; trong đó chọn 11 công trình, phần việc xuất sắc tiêu biểu của tỉnh tham dự cấp Trung ương. Dự kiến sẽ đánh giá tổng kết đợt thi đua cấp tỉnh vào dịp kỷ niệm 1.982 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và kỷ niệm 112 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3/2022.

PN 5.JPG

Trao kỷ niệm chương cho các tác giả có dự án dự thi cấp vùng cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp 2021

Dịp này, Ban tổ chức đã trao quà cho 03 hội viên phụ nữ yếu thế tham gia Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp nâng tầm thương hiệu sản phẩm OCOP" và được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chọn thi cấp vùng. Đồng thời, trao 50 suất học bổng cho học sinh có thành tích cao trong học tập; 60 phần quà cho cán bộ hội xuất sắc trong phòng, chống dịch Covid-19; 50 phần quà cho hội viên Hội Người mù tỉnh.

PN 6.JPG

Tặng học bổng cho các học sinh vượt khó​

PN 7.JPG

Trao quà cho cán bộ hội xuất sắc trong phòng, chống dịch Covid-19

PN 8.JPG

Trao quà cho hội viên Hội Người mù tỉnh

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Văn Lộc đánh giá cao vai trò Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam các cấp trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, hội viên, phụ nữ đã làm tốt công tác hậu cần, chăm lo cho lực lượng tuyến đầu, hỗ trợ người dân trong khu vực cách ly, phong tỏa y tế tạm thời. Theo ông, vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ ở xã, phường, thị trấn rất quan trọng trong việc lo từng bữa ăn, phần quà đến lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch, người dân khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19. Ông mong muốn nhân dịp này, cán bộ, hội viên các cấp tiếp tục phấn đấu, thi đua, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh; từ đó xuất hiện nhiều hơn những tấm gương điển hình của phụ nữ. 

Nội dung thi đua  

Đối với tập thể, tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; chủ động tham gia giải quyết các ​vấn đề của phụ nữ; tiên phong hành động vì bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ; thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, trong đó chú trọng hỗ trợ kinh tế, an sinh xã hội, trợ giúp, chăm sóc sức khỏe, tâm sinh lý cho phụ nữ, trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và hậu quả thiên tai; triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. 

Đối với mỗi cá nhân, thực hiện bằng những hành động, ý tưởng sáng tạo gắn với thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. 

Để có được kết quả chính xác nhất và tạo sức lan tỏa tích cực trong xã hội, đợt thi đua lần này có điểm mới là các đề cử công trình, phần việc sẽ được tổ chức bình chọn qua fanpage của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các huyện thịthành Hội. Những công trình phần việc tiêu biểu được lựa chọn sẽ tiếp tục bình chọn qua trang fanpage của Trung ương Hội, Cổng Thông tin điện tử Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Báo Phụ nữ Việt Nam online.


10/19/2021 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtBình Dương, phát động, đợt thi đua, đặc biệt, chào mừng, Đại hội, đại biểu, Phụ nữ, toàn quốc, lần thứ XIII374-binh-duong-phat-dong-dot-thi-dua-dac-biet-chao-mung-dai-hoi-dai-bieu-phu-nu-toan-quoc-lan-thu-xiiTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND tỉnhBình Dương: Bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND tỉnh

TTĐT - ​Sáng 26-2, Kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) - HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng về công tác nhân sự. 

​​Tại Kỳ họp, các đại biểu đã tiến hành bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa X, nhiệm k​ỳ 2021-2026​. Kết quả, với 100% đại biểu có mặt bỏ phiếu tán thành, ông Bùi Minh Trí - Bí thư Thành ủy Tân Uyên đã trúng cử chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

KHHD5G9A5871.jpg

HDNDKH5G9A5874.jpg

KHHDND5G9A5879.jpg

Đại biểu bỏ phiếu bầu chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Ông Bùi Minh Trí sinh ngày 18/4/1972. Quê quán: Dĩ An, Bình Dương. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.

KHHD5G9A5885.jpg

KHHDH5G9A5890.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng ông Bùi Minh Trí

Đồng thời, Kỳ họ​p đã xem xét miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Mai Hùng Dũng do nghỉ hưu trước tuổi; miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND tỉnh đối với các ông: Lê Tuấn Anh - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Võ Hoàng Ngân - Giám đốc Sở Xây dựng và Ngô Quang Sự - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, do chuyể​n công tác.

KHHD5G9A5857.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa tri ân ông Mai Hùng Dũng - nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các ông: Lê Tuấn Anh, Võ Hoàng Ngân, Ngô Quang Sự

2/26/2025 1:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, Bầu bổ sung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh145-binh-duong-bau-bo-sung-pho-chu-tich-ubnd-tinTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.863636
33
Bộ Quốc phòng tổng kết và tham quan mô hình điểm về công tác quốc phòng địa phương và dân quân tự vệBộ Quốc phòng tổng kết và tham quan mô hình điểm về công tác quốc phòng địa phương và dân quân tự vệ

TTĐT - ​Chiều 30-6, tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Bình Dương, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết và tham quan mô hình điểm về công tác quốc phòng địa phương (QPĐP), dân quân tự vệ (DQTV). 

​Tham dự hội nghị có Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Doãn Anh - Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; Trung tướng Nguyễn Văn Gấu - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Trung tướng Nguyễn Trường Thắng - Tư lệnh Quân khu 7; Trung tướng Trần Hoài Trung - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7 cùng lãnh đạo của 63 tỉnh, thành phố. 

Về phía tỉnh Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh.

boqp.jpg

boqp 1.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Luật DQTV, nhất là trong điều kiện dịch Covid-19 bùng phát mạnh năm 2020-2021, DQTV đã phát huy tốt vai trò "chống dịch giúp dân". Các đơn vị, địa phương tham mưu xây dựng 11 loại mô hình, với 292 đơn vị điểm DQTV cơ bản đúng kế hoạch. Đến nay, có trên 41% trụ sở Ban CHQS cấp xã được xây dựng khang trang, có nơi ăn, nghỉ của DQTT…

Tại hội nghị, các địa phương đã báo cáo tham luận về những mô hình điểm được Bộ Quốc phòng đánh giá cao. Riêng tỉnh Bình Dương, có hai mô hình điểm: Đại đội Dân quân thường trực tỉnh và Trung đội Dân quân thường trực hoạt động trong khu công nghiệp.

Phát biểu tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã đánh giá cao vai trò của DQTV trong chiến tranh, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dự báo thời gian tới có nhiều yếu tố tác động đến công tác quân sự - quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quân sự - quốc phòng; thực hiện tốt quan điểm của Đảng "Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, đảm bảo quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Mỗi bước phát triển kinh tế là một bước tăng cường củng cố quốc phòng". 

Đồng thời, tập trung xây dựng cấp ủy, tổ chức Đảng và hệ thống chính trị của địa phương trong sạch, vững mạnh; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn, xây dựng "thế trận lòng dân" vững mạnh, tăng cường, củng cố tiềm lực chính trị; quán triệt, triển khai thực hiện tốt chủ trương xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động động của Chi bộ Quân sự cấp xã theo Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới. 

boqp 2.jpg

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại hội nghị

Ông cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ trong thẩm định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án liên quan đến quốc phòng và phối hợp giải quyết kịp thời, dứt điểm hạn chế, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện. Các địa phương xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện phương châm "Tỉnh giữ tỉnh, huyện giữ huyện, xã giữ xã"; chỉ đạo cơ quan QSĐP phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị Công an và cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn nắm chắc tình hình, tham mưu, xử lý có hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh, không để bị động, bất ngờ.

Dịp này, Bộ Quốc phòng đã tặng Bằng khen cho 20 tập thể có thành tích xuất sắc trong xây dựng mô hình điểm về DQTV góp phần vào sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

boqp 3.jpg

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong xây dựng mô hình điểm về DQTV góp phần vào sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trước đó, trong ngày 29 và sáng 30/6, Bộ Quốc phòng tổ chức tham quan mô hình điểm về công tác QPĐP, DQTV ở tỉnh Bình Phước và Bình Dương. 

boqp 4.jpg

boqp 5.jpg

boqp 6.jpg

Đoàn tham quan Ban CHQS xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng

Tại Bình Dương, Đoàn đã kiểm tra Trung đội DQTT Khu công nghiệp Mỹ Phước (TX.Bến Cát) với 2 nội dung gồm phối hợp Công an, lực lượng bảo vệ chuyên trách của khu công nghiệp cơ động giải quyết tình huống về an ninh trật tự trong khu công nghiệp và tham quan nơi làm việc của Trung đội; tham quan nơi làm việc của Ban CHQS xã Thanh An (huyện Dầu Tiếng) và kiểm tra nội dung lực lượng Dân quân thường trực cơ động phối hợp các lự​​c lượng phòng cháy, chữa cháy tại Trường THCS Thanh An. Đồng thời, tại Bộ CHQS tỉnh, Đoàn đã kiểm tra Đại đội DQTT của tỉnh thực hiện Bài võ thể dục 35 thế liên quyền, đội hình múa súng, đội hình lá chắn A2 và đội hình võ chiến đấu đối kháng của Câu lạc bộ Võ thuật tỉnh Bình Dương.

6/30/2023 11:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtBộ Quốc phòng, tổng kết, tham quan, mô hình, điểm, công tác, quốc phòng, địa phương, dân quân, tự vệ561-bo-quoc-phong-tong-ket-va-tham-quan-mo-hinh-diem-ve-cong-tac-quoc-phong-dia-phuong-va-dan-quan-tu-vTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3
2
Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mớiKhát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

TTĐT - N​hân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã ​Việt Nam.​

Cổng Thông tin điện tử Bình Dương xin đăng tải toàn văn bài phỏng vấn.​​​​

Phóng viên: Kính thưa Tổng Bí thư, trong không khí phấn khởi, tự hào đón mùa Xuân mới cũng là dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, xin Tổng Bí thư chia sẻ các lợi thế, thời cơ đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc?

Tổng Bí thư Tô Lâm: Sau gần 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã tạo nên những kỳ tích trong lịch sử, trải qua kỷ nguyên đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội (1930-1975); kỷ nguyên thống nhất đất nước, đổi mới (1975-2025). Và giờ đây, chúng ta bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, khởi đầu bằng sự kiện trọng đại - Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên trước tạo tiền đề cho kỷ nguyên sau, kỷ nguyên sau kế thừa, phát triển thành tựu của kỷ nguyên trước, làm cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ngày càng hòa quyện, phát triển không ngừng. Ý Đảng hòa quyện lòng dân, khát vọng đưa đất nước vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên phát triển bứt phá, tăng tốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc; đuổi kịp, tiến cùng, sánh vai với các cường quốc năm châu. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; mọi người dân đều được phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, văn minh.

Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, khi chúng ta hoàn thành xuất sắc công cuộc đổi mới sau 40 năm lao động, sáng tạo bền bỉ và đạt được những thành tựu vĩ đại. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp, bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, hội nhập sâu, rộng vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu, nền văn minh nhân loại, đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế, phát huy vai trò tích cực tại nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; lợi ích quốc gia, dân tộc được bảo đảm. Quy mô nền kinh tế năm 2023 tăng gấp 96 lần so với năm 1986. Việt Nam trong nhóm 40 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài; có quan hệ ngoại giao với 194 nước, vùng lãnh thổ trên khắp năm châu; xây dựng các mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các cường quốc trên thế giới. Đời sống của 105 triệu dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh; hoàn thành về đích sớm các mục tiêu Thiên niên kỷ. Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học-công nghệ, quốc phòng, an ninh không ngừng được nâng cao.

Từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập trật tự thế giới mới, đây cũng là thời kỳ, cơ hội chiến lược, giai đoạn nước rút của cách mạng Việt Nam để đạt mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề vững chắc đạt mục tiêu 100 năm thành lập nước. Điều quan trọng là chúng ta phát huy được tối đa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự nỗ lực, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

kynguyenvuonminh3.jpg

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ

Phóng viên: Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, đặt ra những yêu cầu cấp bách về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng. Xin Tổng Bí thư cho biết những công tác trọng tâm để tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, bảo đảm Đảng ta là người cầm lái vĩ đại, đưa dân tộc ta tiến lên mạnh mẽ?

Tổng Bí thư Tô Lâm: Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng, Đảng ta không ngừng tìm tòi, phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền. Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, đặt ra yêu cầu cấp bách cần đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng để đưa dân tộc ta tiếp tục tiến lên mạnh mẽ.

Trước hết, chúng ta cần thống nhất nhận thức và thực hiện sáng tạo phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong tình hình mới, không buông lỏng lãnh đạo và tuyệt đối không bao biện làm thay. Việc này đòi hỏi phải tiến hành đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh - hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Đây là yêu cầu bức thiết, cần tiến hành khẩn trương, mạnh mẽ, triệt để, khoa học, nhân văn, làm từ trên xuống dưới với phương châm "Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng", với tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng"; "không được để gián đoạn công việc", "mô hình tổ chức mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn mô hình cũ"... Trong đó, tập trung tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của Đảng thật sự là hạt nhân trí tuệ, "bộ tổng tham mưu", đội tiên phong lãnh đạo các cơ quan nhà nước. Các cơ quan tham mưu của Đảng phải thực sự tinh gọn; cán bộ tham mưu có phẩm chất chính trị tốt, năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, tinh thần trách nhiệm cao. Tác phong, lề lối làm việc cần đổi mới mạnh mẽ theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và phải "đúng vai, thuộc bài".

Để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, cần đổi mới mạnh mẽ việc ban hành và quán triệt, thực hiện nghị quyết của Đảng; xây dựng các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên thật sự là các "tế bào" của Đảng. Nghị quyết của Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu, dễ thực hiện; phải xác định đúng và trúng yêu cầu, nhiệm vụ, con đường phát triển của đất nước, của từng địa phương, bộ, ngành; phải có tầm nhìn, có tính khoa học và thực tiễn, thiết thực và khả thi; tạo sự phấn khởi, tin tưởng, kỳ vọng và động lực thôi thúc hành động của cán bộ, đảng viên, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và nhân dân triển khai thực hiện. Trong quán triệt, thực hiện Nghị quyết, phải tạo ra sự tự nhận thức, tự thấm nhuần, nhất là những quan điểm, chủ trương, giải pháp mới; tập trung xây dựng chi bộ tốt, đảng viên tốt, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ gắn với triển khai thực hiện nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát cần tiếp tục đổi mới, bảo đảm nghị quyết của Đảng được triển khai vào thực tiễn cuộc sống, bộ máy của Đảng, Nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Qua kiểm tra, giám sát, phát hiện các nhân tố mới, cách làm hay, sáng tạo; đồng thời uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những biểu hiện lệch lạc, chệch hướng, ngăn chặn những hành vi sai trái, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.​

Đảng cần phải đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động, để mọi công việc được thực hiện hiệu quả hơn, phục vụ đắc lực công tác bảo vệ chính trị nội bộ và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

kynguyenvuonminh4.jpg

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên phát triển bứt phá, tăng tốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc; đuổi kịp, tiến cùng, sánh vai với các cường quốc năm châu. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; mọi người dân đều được phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, văn minh.

Phóng viên: Mới đây, Bộ Chính trị đã kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Xin Tổng Bí thư cho biết công tác phòng, chống lãng phí cần phải được triển khai quyết liệt, đồng bộ như thế nào để tiếp tục xây dựng Đảng ta vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh"?

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thực tế hiện nay, lãng phí diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống "giặc nội xâm" đầy cam go, phức tạp, tương đương với đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, ngày 29/10/2024, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 192-QĐ/TW kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, trong đó đã bổ sung nhiệm vụ phòng, chống lãng phí, trọng tâm là phòng, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, tiến tới toàn xã hội phải thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Yêu cầu đặt ra là phải triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ngay từ địa phương, cơ sở.

Trong thời gian tới, cần tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, tổ chức, ở cả khu vực công và khu vực tư, về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những cam kết, kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể, phải tiến hành thường xuyên, triệt để, thiết thực qua các cuộc vận động, phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định, chế tài, xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công, theo tinh thần "xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực"; cần tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực, để tập trung chăm lo cho nhân dân và phát triển đất nước.

Xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, trở thành việc làm "tự giác", "tự nguyện" như "cơm ăn, nước uống, áo mặc hằng ngày". Khuyến khích cán bộ, đảng viên, nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, tạo thói quen quý trọng thời gian làm việc, tiền bạc, tài sản của Nhà nước, công sức của nhân dân. Tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, cải cách hành chính, xử lý hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, chống "tham nhũng vặt", khắc phục bệnh "sợ trách nhiệm", đùn đẩy, né tránh, sợ sai, không dám làm; không được lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở hoạt động phát triển hoặc trục lợi.

Các tổ chức đảng, đảng viên làm tốt những việc này giúp niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được nhân lên; các nguồn tài nguyên và nguồn lực được sử dụng phù hợp, góp phần tạo ra sự phát triển bền vững không chỉ cho đất nước mà còn cho thế giới.

Phóng viên: Năm 2025 sẽ diễn ra đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, để làm tốt công tác chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, cần lưu ý vấn đề gì, thưa Tổng Bí thư?

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và Đại hội lần thứ XIV của Đảng sẽ là một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của đất nước và dân tộc ta.

Để chuẩn bị và tiến hành Đại hội, chúng ta có hai việc rất hệ trọng, đó là xây dựng các văn kiện trình Đại hội và chuẩn bị nhân sự cho Đại hội, theo đúng tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị. Văn kiện Đại hội lần này phải thật sự có chất lượng, là công trình kết tinh trí tuệ tập thể của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, là cơ sở định hướng cho các văn kiện khác và là "ánh sáng soi đường" cho những việc phải làm trong nhiệm kỳ Đại hội và những năm tiếp theo.

Trong xây dựng văn kiện, chúng ta tiếp tục quán triệt sâu sắc những tư tưởng chỉ đạo của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là 3 nguyên tắc cơ bản: Kiên định và đổi mới; kế thừa và phát triển; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với định hướng chính sách. Nội dung các văn kiện phải thể hiện ở tầm quan điểm, chủ trương; phải tổng kết, đánh giá rõ kết quả, thành tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ khóa XIII và 40 năm đổi mới cùng nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; đặc biệt là làm rõ những kết quả, cách làm mới, những nền tảng đã được tạo dựng; phát hiện, tìm tòi những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp đang xuất hiện, có sức sống từ trong thực tiễn, từ những nhân tố mới của thực tiễn; những chủ trương, chính sách được thực tế khẳng định là đúng đắn, phù hợp hoặc cần tiếp tục đổi mới, bổ sung, phát triển. Các văn kiện Đại hội cần khơi dậy được lòng tự hào, tin tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào đường lối đúng đắn, sáng suốt của Đảng, vào mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ kính yêu và toàn thể dân tộc ta đã lựa chọn.

kynguyenvuonminh5.jpg

Mỗi kỳ Đại hội, công tác nhân sự đóng vai trò rất quan trọng, là "then chốt" của "then chốt", vì vậy phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng. Những nhân sự được lựa chọn phải thật sự tiêu biểu, nổi trội, có đủ bản lĩnh, phẩm chất, trí tuệ, có năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn, có uy tín trong dân, trong Đảng để giải quyết những công việc ở tầm chiến lược; phải có tính chiến đấu, tính kỷ luật cao, gắn bó mật thiết với nhân dân, quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, xứng tầm lãnh đạo đất nước trong giai đoạn phát triển mới. Do đó, các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội cần tiếp tục làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước Đảng, trước nhân dân để tiến hành hiệu quả các công việc, góp phần vào thành công của Đại hội.

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thời cơ, thuận lợi, song cũng xuất hiện không ít khó khăn, thách thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dựa trên nền tảng là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, gắn kết chặt chẽ ý Đảng với lòng dân, phát huy tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc", tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng làm động lực, nhất định Việt Nam sẽ vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đóng góp nhiều hơn nữa vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

kynguyenvuonminh2.jpg

Phóng viên: Một mùa xuân mới đang về mang theo khát vọng, niềm tin và khí thế mới, Tổng Bí thư có thông điệp gì gửi tới đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, cũng như bạn bè quốc tế?

Tổng Bí thư Tô Lâm: Năm 2025, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ra sức phấn đấu, bứt tốc, sớm về đích thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thiết thực kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930-3/2/2025); 50 năm giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 135 năm ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu (19/5/1890-19/5/2025); 80 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025)... Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thời cơ, thuận lợi, song cũng xuất hiện không ít khó khăn, thách thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dựa trên nền tảng là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, gắn kết chặt chẽ ý Đảng với lòng dân, phát huy tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc", tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng làm động lực, nhất định Việt Nam sẽ vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đóng góp nhiều hơn nữa vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới, đúng như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là "xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới". Trong hành trình đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hợp tác chặt chẽ của bạn bè, đối tác và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi thân ái gửi tới đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư. Kính chúc Tổng Bí thư và gia đình năm mới mạnh khỏe, an khang, thịnh vượng; chèo lái con thuyền cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta đi tới những thành công mới!​

Nguồn: Báo Nhân dân: https://special.nhandan.vn/khat-vong-vuon-minh-trong-ky-nguyen-moi/​

1/3/2025 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtkhát vọng vươn mình, kỷ nguyên mới661-khat-vong-vuon-minh-trong-ky-nguyen-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1 - 30Next