Tin tức sự kiện - Hoạt động doanh nghiệp
BIWASE ra mắt 05 công ty con (06/09/2024 23:00:00)
 

​TTĐT - ​Chiều 06-9, tại TP.Thủ D​ầu Một, Công ty cổ phần Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) tổ chức Lễ ra mắt 05 công ty con.

 
 

TTĐT - Tetra Pak vừa công bố Báo cáo Bền vững lần thứ 25, năm 2023. Theo đó, Công ty đã giảm được 20% lượng phát thải khí nhà kính trên toàn chuỗi giá trị và 47% lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động kể từ năm 2019. ​

 
 

TTĐT - ​Chiều 16-5, Công ty TNHH Pandora Production Việt Nam đã tổ chức Lễ khởi công nhà máy tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (TP.Tân Uyên).

 
 

TTĐT - ​Tetra Pak công bố sẽ đầu tư thêm 97 triệu Euro vào nhà máy sản xuất hộp giấy đựng đồ uống tại tỉnh Bình Dương, nâng tổng mức đầu tư kể từ năm 2019 đến nay lên hơn 217 triệu Euro. 

 
 

TTĐT - ​​Sáng 17-04, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra Lễ đón nhận Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và chủ đầu tư dự án Một Thế Giới – The One World.​​

 
 

​TTĐT - Ngày 31-3, CapitaLand Development (CLD) đã tổ chức thành công sự kiện đi bộ ngoài trời tại Thành phố mới Bình Dương, chính thức khép lại chiến dịch “Bước chân gắn kết yêu thương” kéo dài trong 05 tuần triển khai.

 
 

TTĐT - Sáng 24-01, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất kinh doanh và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

 
 

TTĐT - ​Chiều 20-12, tại TP.Thủ Dầu Một, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bình Dương tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động đại lý vé số truyền thống năm 2023.

 
 

TTĐT - Sáng 18-11, tại xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, Tập đoàn Đèo Cả phối hợp với Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh tổ chức Lễ thi công dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

 
 

TTĐT - ​C​hiều 27-9, tại TP.Thủ Dầu Một, Công ty cổ phần Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập và công bố nhận diện thương hiệu mới của Biwase. 

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Phát hiện tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáoPhát hiện tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

TTĐT - ​Sáng 07-7, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2022.

Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Thanh tra tỉnh, các sở, ngành.

Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 4.257 cuộc thanh tra hành chính và 77.770 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế 25.022 tỷ đồng, 9.623 ha đất; trong đó kiến nghị thu hồi 10.268 tỷ đồng  và 134 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 14.753 tỷ đồng, 9.489 ha đất; ban hành 57.154 quyết định xử phạt vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân với số tiền 4.243 tỷ đồng; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 1.682 tập thể và 2.676 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý 163 vụ, 89 đối tượng.

Cơ quan hành chính Nhà nước các cấp đã giải quyết 9.865/13.741 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 71,8%. Trong đó, Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm tra, rà soát và kết luận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý 19/39 vụ việc; các Bộ, ngành Trung ương đã giải quyết 2.180 vụ việc, các địa phương đã giải quyết 7.666 vụ việc. 

Trong công tác phòng, chống tham nhũng, đã triển khai nhiều nhiệm vụ theo Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, nhất là các nhiệm vụ theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Các cơ quan hành chính Nhà nước phát hiện phát hiện 30 vụ việc, 40 người có dấu hiệu tham nhũng; 22 trường hợp người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, đã xử lý kỷ luật 18 người. Các cấp, các ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác đối với 15.330 cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng.

Hội nghị cũng đã chỉ ra một số hạn chế trong công tác thanh tra như vẫn còn hiện tượng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; một số cuộc thanh tra còn kéo dài khi xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra; việc đôn đốc, thực hiện kết luận, kiến nghị về thanh tra còn bất cập. Bên cạnh đó, việc tiếp công dân định kỳ của thủ trưởng một số Bộ, ngành, địa phương còn chưa đầy đủ; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo giải quyết còn chậm, kéo dài, khi giải quyết còn sai sót. Tình trạng "tham nhũng vặt", nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc ở một số nơi chưa được ngăn chặn hiệu quả.


Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, ông Đoàn Hồng Phong - Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu toàn ngành Thanh tra tập trung thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra, nhất là các Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Chủ động nắm tình hình khiếu nại, tố cáo trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở những địa phương đang có hoặc tiềm ẩn xảy ra vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp để đôn đốc, phối hợp với địa phương giải quyết, xử lý.

Khẳng định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu toàn ngành thực hiện tốt công tác này theo tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh; đặc biệt chú ý thực hiện có hiệu quả những quy định mới về kiểm soát tài sản, thu nhập. Các đơn vị thuộc ngành Thanh tra cần đôn đốc, hướng dẫn các cấp, các ngành thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và tăng cường phát hiện tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

"Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cơ quan điều tra xử lý, không chờ ban hành kết luận thanh tra. Tập trung ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong thực thi công vụ" - Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn ngành Thanh tra Bình Dương đã tiến hành 53 cuộc thanh tra hành chính tại 137 đơn vị và 503 cuộc thanh tra chuyên ngành tại 2.566 tổ chức, cá nhân. Qua đó, đã phát hiện các đơn vị sai phạm thuộc lĩnh vực tài chính, đất đai với tổng số tiền vi phạm 14 tỷ 500 triệu đồng và 187.108m2 đất; kiến nghị xử lý thu hồi ngân sách Nhà nước 13 tỷ 612 triệu đồng, đã nộp ngân sách Nhà nước 5 tỷ 252 triệu đồng, kiến nghị xử lý khác về kinh tế 888 triệu đồng, đã xử lý khác về kinh tế 620 triệu đồng, kiến nghị xử lý thu hồi ngân sách Nhà nước 187.108m2 đất, hiện nay các đơn vị đang thực hiện việc thu hồi đất; kiến nghị xử lý hành chính 16 tổ chức, 23 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 01 vụ.

Qua công tác thanh tra chuyên ngành, đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 922 tổ chức, cá nhân với số tiền 20 tỷ 677 triệu đồng, thu nộp ngân sách 19 tỷ 849 triệu đồng.

Việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền ở các cấp đạt tỷ lệ 90,38%; các vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài đã được cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo rà soát giải quyết đúng quy định pháp luật và phù hợp tình hình thực tế tại địa phương. Công tác tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đạt tỷ lệ cao (98,41%), thực hiện kết luận nội dung tố cáo đạt 100%.

Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về phòng, chống tham nhũng cũng được các cấp, các ngành quan tâm tổ chức thực hiện hiệu quả.


7/7/2022 7:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtphát hiện, tham nhũng, tiêu cực, qua, hoạt động, thanh tra, giải quyết, khiếu nại, tố cáo601-phat-hien-tham-nhung-tieu-cuc-qua-hoat-dong-thanh-tra-giai-quyet-khieu-nai-to-caTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắcBình Dương: Tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc

TTĐT - ​​Sáng 22-7, tại Kỳ họp thứ 16 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

GRDP tăng 6,19%

Trong 6 tháng đầu năm 2024, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên các ngành, lĩnh vực; tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và các dự án bất động sản, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tình hình kinh tế - xã hội đạt được một số kết quả tích cực. Trong số 36 chỉ tiêu chủ yếu, đến nay hầu hết các chỉ tiêu đều đạt từ 50% kế hoạch trở lên, trong đó có 11 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,19% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ tăng 3,55%); trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 5,81%; dịch vụ tăng 7,36%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,2%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,29%.

Hoạt động sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm có nhiều khởi sắc, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh dần phục hồi. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,63% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ tăng 2,65%). Tỉnh đã tổ chức động thổ xây dựng Cụm công nghiệp An Lập (75 hecta); đang nghiên cứu đầu tư khu công nghiệp cơ khí, khu công nghệ thông tin tập trung..., phục vụ thu hút các ngành cơ khí ô tô và phát triển công nghiệp công nghệ cao.

ktxhkyhop 1.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày tại Kỳ họp

Ngành điện đã chủ động các giải pháp đảm bảo cung ứng đủ điện cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh; tuyên truyền người dân, doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Công tác quy hoạch phát triển điện, cung cấp điện, quản lý đầu tư, di dời, giải tỏa đền bù liên quan các dự án, công trình điện... luôn được quan tâm thực hiện. Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 8,2 tỷ KWh, tăng 15,08% so với cùng kỳ; đã tiết kiệm được 190,9 triệu KWh điện; duy trì tỷ lệ hộ sử dụng điện trên toàn tỉnh đạt 99,99%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 166.180 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,2%). Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa duy trì tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu ước đạt  gần 16,3 tỷ đô la Mỹ, tăng 10,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 19%), kim ngạch nhập khẩu ước đạt trên 11,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 9,9% (cùng kỳ giảm 17%).

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 68.949 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công (đến ngày 01/7/2024) là 4.287 tỷ đồng, đạt 19,5% kế hoạch HĐND tỉnh giao và đạt 28,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Đầu tư trong nước đã thu hút được 29.762 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (tăng 7,5% so với cùng kỳ). Đầu tư nước ngoài đã thu hút được 825 triệu đô la Mỹ (đạt 85% so với cùng kỳ), trong đó có 96 dự án đầu tư mới (465 triệu đô la Mỹ), 60 dự án điều chỉnh tăng vốn (276 triệu đô la Mỹ).

kcn.jpg

Phát triển các khu công nghiệp xanh, bền vững​​

Tính đến ngày 30/6/2024, ước thu ngân sách được 35.478 tỷ đồng, đạt 50% dự toán HĐND tỉnh thông qua và đạt 55% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 12% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách ước thực hiện 7.575 tỷ đồng, đạt 25% dự toán, bằng với cùng kỳ; trong đó, chi đầu tư phát triển 3.015 tỷ đồng, chiếm 39,8%.

Hiện nay, Bình Dương có 38/38 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 03/38 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. 

Tỉnh đang tập trung hoàn thiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiến độ thi công đường Vành đai 3, thủ tục đầu tư đường Vành đai 4, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành được khẩn trương thực hiện.

An sinh xã hội được quan tâm chăm lo

Công tác an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, huy động nguồn lực xã hội chăm lo đời sống người có công, đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, trẻ em, người nghèo và công nhân lao động trong dịp lễ, Tết được triển khai thực hiện chu đáo.

Tỉnh đã xây dựng và sửa chữa 26 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết; cấp 18.803 thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo và cận nghèo; triển khai giải pháp hiển thị trạng thái quản lý chi trả an sinh xã hội trên app Công dân số tỉnh và VNelD.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã hồi phục. Tình hình lao động, việc làm có bước khởi sắc, một số ngành sản xuất công nghiệp chủ lực của tỉnh có lượng đơn hàng xuất khẩu mới tăng nên có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn. Tỉnh đã chủ động liên hệ, làm việc với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để ký kết hợp tác cung ứng, tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp, liên tục cập nhật nhu cầu tuyển dụng lao động trên các trang mạng xã hội; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

laodong.jpg

Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tình hình lao động có bước khởi sắc

Trong 6 tháng đầu năm, có 3.210 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 40.854 lao động; đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 54.172 người; ước tạo việc làm tăng thêm cho 16.590 người (đạt 47,4% kế hoạch).

Bình Dương triển khai thực hiện Mô hình 15 (thuộc Đề án 06) về tổ chức thu thập, cập nhật tổng hợp thông tin về người lao động trên địa bàn tỉnh lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tiếp tục phát triển Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, đến nay, tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt 92,09%. Đồng thời chấp thuận chủ trương đầu tư 02 dự án nhà ở xã hội (Hòa Phú và Thống Nhất) với quy mô 5.968 căn hộ.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; các cơ sở khám, chữa bệnh được củng cố, kiện toàn, hoạt động đi vào nề nếp, việc trực khám và điều trị bệnh kỹ thuật cao được triển khai hiệu quả. 

Công tác giáo dục và đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực. 

Các thiết chế văn hóa, thể thao và di tích từ cấp tỉnh đến cơ sở tiếp tục được đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo. Hoạt động du lịch có sự khởi sắc; đã thu hút hơn 2 triệu lượt khách (tăng 36,7% so với cùng kỳ), doanh thu đạt 1.200 tỷ đồng (tăng 33,3%). 

Các hoạt động văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn; thể thao thành tích cao đạt kết quả tốt tại các kỳ đại hội quốc gia, khu vực; đã cử 54 đội thể thao tham dự các giải quốc tế, quốc gia, cụm, khu vực mở rộng, đạt 197 huy chương các loại.

ioc.jpg

Đoàn khách quốc tế tham quan Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Bình Dương

Hoạt động chuyển đổi số tiếp tục được các cấp, các ngành tập trung thực hiện; xây dựng 02 Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh cấp huyện; đẩy mạnh chỉnh trang, hạ ngầm cáp viễn thông trên 21 tuyến đường, với tổng chiều dài 40 km; triển khai thí điểm phủ sóng mạng thông tin di động 5G trong khuôn viên Trung tâm Hành chính tỉnh… Tính đến hết tháng 5/2024, tỷ lệ thủ tục hành chính được triển khai dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện toàn trình đạt 52,6%; tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính được đồng bộ về Cổng Dịch vụ công Quốc gia đạt 97,8%.

Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác giao quân nghĩa vụ được triển khai thực hiện tốt, hoàn thành chỉ tiêu được giao trong năm 2024; phòng, chống cháy, nổ và cứu hộ, cứu nạn được tập trung thực hiện. Hoạt động đối ngoại, hợp tác đầu tư, hợp tác hữu nghị với các địa phương và các bên đối tác nước ngoài tiếp tục phát huy hiệu quả.

7/22/2024 7:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTin tổng hợpXem chi tiếtBình Dương, Tình hình, kinh tế-xã hộ,i 6 tháng, đầu năm, 2024, tiếp tục khởi sắc272-binh-duong-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-6-thang-dau-nam-2024-tiep-tuc-khoi-saTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.5
1
Hội thảo khoa học “Tiếp nối truyền thống, tỉnh Bình Dương chặng đường 1/4 thế kỷ: Thành tựu và triển vọng” thành công ngoài mong đợiHội thảo khoa học “Tiếp nối truyền thống, tỉnh Bình Dương chặng đường 1/4 thế kỷ: Thành tựu và triển vọng” thành công ngoài mong đợi

TTĐT - ​Sáng 26-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã chủ trì Hội nghị tổng kết Hội thảo khoa học "Tiếp nối truyền thống, tỉnh Bình Dương chặng đường 1/4 thế kỷ: Thành tựu và triển vọng". 

​​Báo cáo tại hội nghị, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết, Hội thảo đã được đảm bảo chu đáo, từ khâu chuẩn bị cho đến ngày diễn ra Hội thảo. Từ đó đã tạo sự thành công ngoài mong đợi, tạo tiếng vang và sự lan tỏa trong cả nước. Qua Hội thảo, Bình Dương đã thể hiện được "Khát vọng, đổi mới, hội tụ, trách nhiệm, lan tỏa" là những giá trị được đúc kết và là bài học phát triển của tỉnh trong 25 năm qua.

Ban Tổ chức đã nhận được 177 bài tham luận của những nhà khoa học, nhà quản lý, các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành; tiến hành rà soát biên tập in ấn thành tập tài liệu phục vụ Hội thảo; đồng thời xây dựng thành tài liệu dưới dạng file điện tử quét mã QR để phục vụ việc tra cứu trực tuyến. Các tham luận mang tính khái quát, chuyên sâu, vừa có tính tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận; các tác giả trình bày tham luận đã nêu bật được nhiều vấn đề có tính chất bức xúc, cấp bách cần sớm được các cấp thẩm quyền quan tâm giải quyết; đồng thời cũng đề ra được những mục tiêu, giải pháp mang tính chiến lược, có tầm định hướng phát triển bền vững cho tỉnh trong giai đoạn tới…

chuyendeIMG_7585_Key_20042022084118.jpg

GS.TS Trần Thọ Đạt - Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Kinh tế đã trình bày tham luận "Kinh tế số là động lực tăng trưởng quan trọng và một số kiến nghị với tỉnh Bình Dương"

Công tác tuyên truyền cho Hội thảo được Ban Tổ chức chuẩn bị rất bài bản, khoa học và công phu. Cụ thể đã có gần 100 cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh đưa tin, bài về Hội thảo, những kinh nghiệm được đúc kết thành lý luận từ thực tiễn trong quá trình phát triển, đổi mới của tỉnh Bình Dương.

Các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh cũng tăng cường thông tin tuyên truyền làm nổi bật các nội dung: Công tác chỉ đạo triển khai các dự án đầu tư phát triển đô thị, công trình trọng điểm, kết nối hạ tầng giao thông kỹ thuật liên vùng, công tác triển khai thực hiện Đề án xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương; công tác đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao, di tích, khu tưởng niệm trên địa bàn tỉnh, nhấn mạnh sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh trong đầu tư phát triển văn hóa - con người ngang tầm với phát triển kinh tế - xã hội…

 ANH 2IMG_8860.jpg

Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị tổng kết.

Phát biểu tại hội nghị tổng kết, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao đánh giá cao tinh thần làm việc của tất cả các thành viên Ban Tổ chức đã góp phần cho Hội thảo thành công tốt đẹp. Hội thảo thực sự là một đợt sinh hoạt chính trị - khoa học có ý nghĩa sâu sắc đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh khi nhận được quan tâm, động viên, góp ý của lãnh đạo Trung ương và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; sự tham gia tích cực, trách nhiệm của các đơn vị phối hợp; cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh và đặc biệt là sự quan tâm tham gia đông đảo của các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, cũng như các cơ quan thông tấn báo chí cả nước, góp phần quảng bá hình ảnh về một Bình Dương năng động, sáng tạo và nghĩa tình, mến khách.

Hội thảo nêu bật những kinh nghiệm từ thực tiễn được đúc kết ở Bình Dương "Nhà nước mở đường, Bình Dương kiến tạo, doanh nghiệp đồng hành, toàn dân tham gia".

4/26/2022 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtHội thảo khoa học, Bình Dương chặng đường 1/4 thế kỷ,  thành công ngoài mong đợi400-hoi-thao-khoa-hoc-tiep-noi-truyen-thong-tinh-binh-duong-chang-duong-1-4-the-ky-thanh-tuu-va-trien-vong-thanh-cong-ngoai-mong-doTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Trường Mầm non Ngô Thời Nhiệm kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủTrường Mầm non Ngô Thời Nhiệm kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

TTĐT - Sáng 04-9, tại TP.Thủ Dầu Một, Trường Mầm non Ngô Thời Nhiệm tổ chức Lễ khai giảng năm học mới; kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Báo cáo tổng kết 10 năm thành lập Trường, bà Lê Thị Duyên – Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, Trường Mầm non Ngô Thời Nhiệm được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2014. Năm đầu thành lập, Trường có 05 nhóm, lớp với tổng số 110 học sinh; 33 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Đến năm học 2023-2024, Trường có 19 nhóm, lớp với tổng số 584 học sinh; và 62 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Năm 2021, Trường Mầm non Ngô Thời Nhiệm là đơn vị ngoài công lập đầu tiên của tỉnh Bình Dương đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 và kiểm định chất lượng cấp độ 3.

 

Bà Lê Thị Duyên – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại buổi lễ

Thời gian qua, Trường luôn tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ để các em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đưa trẻ đến trường. Tất cả học sinh đều học bán trú. Nhà trường thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; chú trọng việc xây dựng môi trường giáo dục, tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo. 100% giáo viên các lớp thực hiện tốt chuyên đề "Xây dựng Trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025", khu vui chơi vận động của Nhà trường luôn đảm bảo xanh-sạch-mát cho trẻ thực hiện trải nghiệm.

 

Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động để trẻ phát huy sự sáng tạo

Bên cạnh đó, Nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc chương trình chăm sóc giáo dục mầm non theo quy định của ngành; chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ về các chuyên đề "Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc", "Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục mầm non"…

 

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể Trường Mầm non Ngô Thời Nhiệm

Với những kết quả đạt được trong 10 năm qua, năm 2023, Nhà trường vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; UBND tỉnh, TP.Thủ Dầu Một tặng Bằng khen, Giấy khen vì đạt nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

 

Nhà trường tri ân thế hệ sáng lập Trường

Năm học 2024-2025, Nhà trường có tổng số hơn 500 học sinh. Phát huy những kết quả đạt được, năm học mới, tập thể cán bộ quản lý, giáo viên Nhà trường sẽ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra; không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần bồi dưỡng toàn diện về phẩm chất và năng lực thế hệ mầm non tương lai của đất nước.

 

Năm học 2024-2025, Nhà trường không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần bồi dưỡng toàn diện về phẩm chất và năng lực thế hệ mầm non tương lai của đất nước

9/4/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrường Mầm non Ngô Thời Nhiệm, 10 năm, Bằng khen, Thủ tướng Chính phủ968-truong-mam-non-ngo-thoi-nhiem-ky-niem-10-nam-thanh-lap-va-don-nhan-bang-khen-cua-thu-tuong-chinh-phTrue121000
5.00
121,000
0.00
0
False
Bình Dương: Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thuBình Dương: Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu

TTĐT - ​Nhằm đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và nhập khẩu thực phẩm, Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 48/KH-BCĐATTP về triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Trung thu năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Kế hoạch được triển khai nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Từ ngày 26/8/2024 đến ngày 17/9/2024, Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh, tập trung ưu tiên vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp Tết Trung thu như bánh, kẹo, nước giải khát và dịch vụ ăn uống... Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo đúng quy định pháp luật; tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm ATTP, không rõ nguồn gốc, không nhãn mác hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường hoặc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống không bảo đảm điều kiện ATTP tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả.

Song song đó, phối hợp các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức và thực hành cho người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm trong dịp Tết Trung thu.

Kế hoạch  

8/16/2024 10:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, an toàn thực phẩm, Tết Trung thu326-binh-duong-bao-dam-an-toan-thuc-pham-tet-trung-thTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2024Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2024

TTĐT - ​Ngày 17-8, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy của 38 ngành theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo đó, phổ điểm chuẩn trúng tuyển dao động từ 15 - 26.47 điểm.

​Năm nay, ngành Giáo dục tiểu học có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất với 26.47 điểm. Kế đến là ngành Tâm lý học, ngành Truyền thông đa phương tiện (25 điểm), ngành Luật (24 điểm)… Trường có 23/38 ngành có điểm chuẩn trúng tuyển trên 20 điểm.

Điểm chuẩn các ngành cụ thể như sau:​

STTTên ngành​Mã ngànhMã tổ hợp xét tuyển

Điểm trúng tuyển

(chung cho tất cả các tổ hợp)

1Du lịch7810101D01, D14, D15, D7821
2Thiết kế đồ họa7210403V00, V01, A00, D0120.5
3Truyền thông đa phương tiện7320104C00, D01, D09, V0125
4Âm nhạc7210405N03, M03, M06, M1015
5Luật7380101C14, C00, D01, A1624
6Quản lý nhà nước7310205C14, C00, D01, A1622.3
7Quan hệ quốc tế7310206A00, C00, D01, D7822.3
8Quản lý Tài nguyên và Môi trường7850101A00, D01, B00, B0818.5
9Quản lý đất đai7850103A00, D01, B00, B0815.5
10Kỹ thuật môi trường7520320A00, D01, B00, B0815
11Kỹ thuật xây dựng7580201A00, A01, C01, D9015
12Kiến trúc7580101V00, V01, A00, A1615
13Quản trị kinh doanh 7340101A00, A01, D01, A1621.4
14Marketing7340115A00, A01, D01, A1623.1
15Kế toán7340301A00, A01, D01, A1622
16Kiểm toán7340302A00, A01, D01, A1620.2
17Thương mại điện tử7340122A00, A01, D01, D0721.6
18Tài chính - Ngân hàng7340201A00, A01, D01, A1621.4
19Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng7510605A00, A01, D01, D9022.3
20Quản lý công nghiệp7510601A00, A01, C01, A1616.5
21Ngôn ngữ Anh7220201D01, A01, D15, D7822.9
22Ngôn ngữ Trung Quốc7220204D01, D04, A01, D7823.3
23Ngôn ngữ Hàn Quốc7220210D01, A01, D15, D7821.5
24Công tác xã hội7760101C00, D01, C19, C1521
25Tâm lý học7310401C00, D01, C14, B0825
26Toán học7460101A00, A01, D07, A1623
27Giáo dục học7140101C00, D01, C14, C1523
28Công nghệ thông tin 7480201A00, A01, C01, D9018
29Kỹ thuật phần mềm 7480103A00, A01, C01, D9017
30Kỹ thuật điện7520201A00, A01, C01, D9015
31Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa7520216A00, A01, C01, D9015
32Kỹ thuật cơ điện tử7520114A00, A01, C01, D9018.5
33Công nghệ kỹ thuật ô tô7510205A00, A01, D01, D9020.3
34Hóa học7440112A00, B00, D07, A1615
35Công nghệ thực phẩm7540101A00, A02, B00, B0815
36Công nghệ sinh học7420201A00, D01, B00, B0815
37Giáo dục Tiểu học7140202A00, C00, D01, A1626.47
38Giáo dục Mầm non7140201M00, M05, M07, M1123.04​

Thí sinh trúng tuyển sẽ được nhà trường thông báo bằng tin nhắn SMS đến số điện thoại mà thí sinh đã đăng ký. Thí sinh cũng có thể tra cứu kết quả trúng tuyển tại địa chỉ: https://dkmh.tdmu.edu.vn/#/tracuxnnhoc hoặc quét mã QR in trên thông báo. 

Thí sinh theo dõi hướng dẫn các bước thực hiện nhập học, thời gian, các loại giấy tờ cần thiết để thực hiện nhập học. Từ ngày 23/8 đến ngày 30/8/2024, các tân sinh viên sẽ đến trường để trực tiếp làm hồ sơ nhập học. Tân sinh viên sẽ chính thức đi học theo thời khóa biểu của trường từ ngày 05/9/2023.

Lưu ý: Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo chậm nhất đến 17 giờ 00 ngày 27/8/2024.

Để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc, vui lòng liên hệ: Trung tâm Tuyển sinh - Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Địa chỉ: Số 6 Trần Văn Ơn, phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Hotline: 19009171. 

Website: http://tuyensinh.tdmu.edu.vn  

Email: trungtamtuyensinh@tdmu.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/tuyensinhTDMU

Thông báo 

8/17/2024 10:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrường Đại học Thủ Dầu Một, công bố, điểm chuẩn, năm 2024217-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-cong-bo-diem-chuan-trung-tuyen-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.196429
28
Cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số để cải thiện môi trường đầu tưCải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số để cải thiện môi trường đầu tư

TTĐT - ​Sáng 27-5, tại TP.Thủ Dầu Một, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương thực hiện Chương trình truyền hình trực tiếp "Đối thoại với cử tri" chủ đề: "Cải cách thủ tục hành chính - Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm".

Tham dự Chương trình có bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Huỳnh Đình - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Trần Ngọc Liêm – Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP.Hồ Chí Minh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố; các đại biểu HĐND tỉnh; đại diện cử tri, Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh và một số hiệp hội ngành hàng trên địa bàn tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Thanh Mai – Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh điều hành chương trình.

 

Toàn cảnh buổi đối thoại cử tri​​

Đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người dân

Thông tin đến cử tri, ông Nguyễn Thanh An – Phó Giám đốc  Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 của tỉnh xếp thứ 36/63 tỉnh, thành phố; giảm 30 bậc so với năm 2021. Đây là chỉ số đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp.

Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng đến kinh tế của Việt Nam như hiện nay, tỉnh Bình Dương xác định cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số là một giải pháp căn cơ, lâu dài cần thực hiện quyết liệt để nâng cao môi trường đầu tư, cải thiện Chỉ số PCI và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

 

Ông Nguyễn Thanh An – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh trả lời cử tri về Chỉ số PCI năm 2022

Để tháo gỡ những "lo lắng" của DN về thuế, tăng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trường kinh doanh; Cục Thuế Bình Dương đã tích hợp cơ sở dữ liệu mã số thuế với hệ thống xác thực của Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Trong đó, hoàn thành triển khai tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký thuế lần đầu, thay đổi thông tin đăng ký thuế của cá nhân không kinh doanh qua Cổng DVCQG có kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư, tiến tới sử dụng mã định danh cá nhân làm mã số thuế. Kết quả, 100% hồ sơ khai thuế điện tử; 99,09% thực hiện nộp thuế điện tử; 100% hồ sơ hoàn thuế tiếp nhận và xử lý điện tử; 100% DN, hộ cá nhân kê khai thực hiện hóa đơn điện tử…

 Anh Cong (thue).jpg

Ông Nguyễn Văn Công – Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Dương trả lời về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính của ngành Thuế

Đối với thủ tục về bảo hiểm, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh triển khai 25 thủ tục hành chính với 100% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4.  Qua đó, các đơn vị, DN thực hiện các thủ tục tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và hưởng các chế độ BHXH thông qua giao dịch điện tử; việc lập, gửi hồ sơ được thực hiện trên môi trường điện tử qua Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam tổ chức IVAN, Cổng DVCQG. Năm 2022, đã tiếp nhận 7.995.495 hồ sơ, trong đó, nộp qua giao dịch điện tử 7.522.349, chiếm 94,04%. Có 18.064/18.084 đơn vị thực hiện giao dịch điện tử, đạt tỷ lệ 99,89% (tăng 14,78% so với cùng kỳ). Bên cạnh đó, tiến hành rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết, gộp một số quy trình nghiệp vụ để xử lý một lần, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị. Kết hợp với ngành Bưu chính để triển khai giao nhận hồ sơ qua dịch vụ Bưu chính công ích. Ngoài ra, đẩy mạnh chi trả các chế độ qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để tạo điều kiện cho DN và người thụ hưởng được nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Đặc biệt, với chức năng đặt lịch làm việc trực tuyến, giúp người dân và DN chủ động và tiết kiệm thời gian.

Để hỗ trợ cho người dân và DN, hiện tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh và các địa phương đều có Đội tình nguyện viên, Tổ công nghệ số cộng đồng trực tiếp tư vấn, hướng dẫn người dân, DN trong thao tác, thực hiện thủ tục hành chính trên máy tính, điện thoại di động.  

Kiến nghị nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính, cải thiện Chỉ số PCI

Tại Bình Dương, bên cạnh các DN vốn FDI, số lượng các DN vừa và nhỏ, các DN khởi nghiệp chiếm số lượng khá lớn. Do đó việc hỗ trợ, tư vấn DN từ giai đoạn mới khởi nghiệp đến trong hoạt động chuyên ngành, cũng như về kỹ năng quản trị DN, tạo môi trường kết nối giữa các DN liên quan sẽ giúp DN phát triển thuận lợi, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đồng thời thông qua đó, có thể nâng cao sự hài lòng của DN. Đó là kiến nghị của cử tri Ngô Tân Khánh Vĩnh - Ủy viên Ban chấp hành Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Giáo Dục Houston123.

 

Cử tri Ngô Tân Khánh Vĩnh – Ủy viên BCH Hội doanh nhân trẻ, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Giáo Dục Houston123 đề xuất giải pháp nâng cao Chỉ số PCI năm 2023

Theo ông​ Trần Thành Trọng – Phó Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh, năm 2023 là năm khó khăn đối với cộng đồng DN. Việc giải quyết nhanh về thủ tục hành chính sẽ giúp DN tiết kiệm về thời gian, tài chính, tận dụng được cơ hội để duy trì hoạt động và phát triển sản xuất kinh doanh. Cụ thể, đối với những thủ tục hành chính liên quan nhiều đơn vị, cần giao một đơn vị chịu trách nhiệm chính chủ trì và quy định thời gian cụ thể cho từng đơn vị. Những thông tin còn vướng mắc, đơn vị chủ trì chủ động yêu cầu các đơn vị liên quan cung cấp. Nếu việc chậm trễ do lỗi của đơn vị nào thì đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo tỉnh.

 

Ông Trần Ngọc Liêm  Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP.Hồ Chí Minh phân tích Chỉ số PCI năm 2022 của Bình Dương và đề xuất giải pháp giúp Bình Dương cải thiện Chỉ số PCI năm 2023

Ông Trần Ngọc Liêm – Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP.Hồ Chí Minh cho rằng, chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính liên quan đến DN là quá trình thay đổi một cách tổng thể, toàn diện của cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh trong cách làm việc, giải quyết thủ tục hành chính và quản lý điều hành trên công nghệ số. Thời gian qua, Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác này. Tuy nhiên để tạo ra những bứt phá và trở lại nhóm dẫn đầu của cả nước về Chỉ số PCI, Bình Dương cần phải có nhiều giải pháp căn cơ hơn, trong đó chọn công tác giải quyết thủ tục hành chính làm khâu đột phá. Ngoài yếu tố  kịp thời, nhanh chóng, khách quan, đòi hỏi phải có sự liên thông giữa các cơ quan chức năng trong giải quyết thủ tục hành chính. Đặc biệt là công tác kết nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước với DN trong ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện chỉ số truy cập của DN vào các trang web của tỉnh đứng thứ 10. Tuy nhiên, các chỉ số về gia nhập thị trường, chi phí thời gian,… còn rất thấp. Do đó, cần phải xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi hướng vào người dùng, tiện lợi người dùng, tránh vì tiện lợi cho cơ quan quản lý Nhà nước. Khi xây dựng ứng dụng, cần khảo sát, lắng nghe ý kiến DN và xây dựng trên nhu cầu của DN.

 

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi đối thoại​​

Kết luận buổi đối thoại, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, Bình Dương luôn nỗ lực và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ cho người dân và DN. Với những góp ý và kiến nghị giải pháp cụ thể của các sở ngành chuyên môn, đại biểu, cử tri tại buổi đối thoại, trong thời gian tới, Bình Dương sẽ có những giải pháp cụ thể hơn để nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính và cải thiện các chỉ số tỉnh đã sụt giảm trong năm 2022.​

Thường trực HĐND tỉnh mong muốn các ngành, các cấp sẽ cùng chung tay góp sức; các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân tiếp tục đồng thuận, ủng hộ và tham gia cùng với tỉnh trong việc thực hiện các định hướng, mục tiêu đề ra.​​​

5/27/2023 9:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhBài viếtXem chi tiết957-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-gan-voi-chuyen-doi-so-de-cai-thien-moi-truong-dau-tTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Việt Nam sẵn sàng trở thành trung tâm của các tuyến thương mại toàn cầu mớiViệt Nam sẵn sàng trở thành trung tâm của các tuyến thương mại toàn cầu mới

TTĐT - Chiều 14-4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 đã họp Phiên toàn thể với chủ đề “Toàn cầu hoá”.

Điều hành Phiên toàn thể có các diễn giả: Anson Chan - Chủ tịch và Giám đốc điều hành, Nhóm công ty trái phiếu, Hồng Kông, Trung Quốc; Fu Qiang - Kỹ sư trưởng, China Sinopharm International Corporation, Trung Quốc; Mike Liu - Phó Chủ tịch và Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Trung Quốc và toàn cầu hóa, Trung Quốc; Nhân Húc Quân - Tổng Giám đốc, New Toyo Company, Việt Nam; Zhi Peng - Tổng thư ký, Hiệp hội Xúc tiến M&A Zhongguancun, Trung Quốc.


Đại biểu tham dự Phiên toàn thể

Tại Phiên toàn thể, các diễn giả đã thảo luận làm rõ nội dung về thương mại liên châu Á và toàn cầu đã được tái cấu trúc sau đại dịch, trong đó Việt Nam và Trung Quốc đều sẵn sàng trở thành trung tâm của các tuyến thương mại toàn cầu mới. Lĩnh vực sản phẩm mang lại nhiều hứa hẹn nhất cho từng quốc gia; việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng sẽ hỗ trợ cho tiến trình phát triển và điểm mạnh của từng quốc gia.


Toàn cảnh Phiên toàn thể

Theo các diễn giả, năm 2023, sau đại dịch Covid-19, Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chính sách nhằm phục hồi nền kinh tế như mở cửa thị trường, tăng cường giao lưu hợp tác. Tìm kiếm, khai thác tiềm năng hợp tác phát triển ngành dược phẩm giữa Việt Nam và Trung Quốc, diễn giả Fu Qiang - Kỹ sư trưởng, China Sinopharm International Corporation, Trung Quốc cho rằng đây là lĩnh vực đầy tiềm năng giữa hai quốc gia. Việt Nam và Trung Quốc có thể hợp tác trong việc cung cấp nguyên vật liệu ngành dược, Việt Nam có thể xuất khẩu các sản phẩm dược thông qua thị trường trung chuyển giữa các nước khác nhau trong khu vực Đông Nam Á. Các công ty dược của Trung Quốc có thể thúc đẩy mối quan hệ hợp tác bằng cách chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm y dược học cổ truyền; hỗ trợ về tài chính, nhân sự tại Việt Nam để phát triển các dược phẩm tại Việt Nam.


Các diễn giả thảo luận tại Phiên toàn thể

Chia sẻ về các giải pháp vượt qua bẫy thu nhập trung bình, diễn giả Anson Chan - Chủ tịch và Giám đốc điều hành, Nhóm công ty trái phiếu, Hồng Kông, Trung Quốc cho rằng, các quốc gia có nền kinh tế mới nổi nếu không tìm giải pháp để vượt qua bẫy thu nhập trung bình sẽ không thể tiếp tục phát triển. Lấy ví dụ điển hình các quốc gia đang gặp phải tình trạng trên như: Thái Lan, Malaysia kể cả Việt Nam, diễn giả Anson Chan dẫn chứng, có thể thấy tại sao các quốc gia có nền kinh tế mới nổi đang trên đà phát triển xong dần dần trì trệ lại. Theo diễn giả Anson Chan, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: Tham nhũng, đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường… Trung Quốc đã có những biện pháp để khắc phục được sự trì trệ này, như chống tham nhũng, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; nâng cấp cơ sở hạ tầng một cách hiện đại, đồng bộ… Tuy nhiên, nền kinh tế của Trung Quốc vẫn tăng trưởng chậm so với kế hoạch đề ra. Có nhiều bài học Việt Nam có thể tham khảo từ Trung Quốc để có những giải pháp khắc phục được tình trạng trên.

Để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, theo ông Anson Chan, chính sách đối với người dân rất quan trọng.


Diễn giả thảo luận về vấn đề toàn cầu hoá hiện nay

Chia sẻ vấn đề đổi mới sáng tạo, diễn giả Zhi Peng - Tổng thư ký, Hiệp hội Xúc tiến M&A Zhongguancun, Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đã có sáng kiến xây dựng khu công viên đẳng cấp thế giới, với việc đầu tư 05 chính sách khác nhau với tổng trị giá 1 tỷ Nhân dân tệ. Đó là chính sách để thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo, hỗ trợ vốn nghiên cứu; chính sách thúc đẩy tài trợ công nghệ cho các công ty công nghệ, “starup”; xây dựng công viên khoa học, vườn ươm, nghiên cứu khoa học tại các trường, viện; hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; toàn cầu hóa liên quan đến hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra còn có mô hình vườn ươm doanh nghiệp và quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động bên ngoài Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng hỗ trợ về nguồn vốn được huy động từ trong và bên ngoài Trung Quốc; hỗ trợ vốn từ ngân sách quốc gia.

Về tiềm năng để doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, diễn giả Nhân Húc Quân cho rằng, yếu tố nhân sự tại Việt Nam là vấn đề mà các doanh nghiệp rất quan tâm. Theo bà, thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam rất tốt, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác; trong tương lai sẽ có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cần đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục liên quan đến cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Đồng thời cần xây dựng môi trường lao động an toàn; quan tâm đến đời sống người lao động; xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa doanh nghiệp và người lao động để giữ chân được người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

4/14/2024 6:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếttoàn cầu, Việt Nam, trung tâm, thương mại422-viet-nam-san-sang-tro-thanh-trung-tam-cua-cac-tuyen-thuong-mai-toan-cau-moTrue121000
4.00
121,000
1.00
0
False
2.75
2
Bình Dương: Phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024Bình Dương: Phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024

TTĐT - ​Sáng 15-5, tại Khu đất xây dựng công viên cây xanh, đường ĐT743B, TP. Dĩ An đã diễn ra Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024.

Tham dự Lễ phát động có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Bùi Thanh Nhân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024 nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024). Đặc biệt là giải quyết vấn đề môi trường sinh thái, góp phần cải thiện bộ mặt đô thị, cảnh quan môi trường sống cho nhân dân, nhất là đối với các địa phương có tốc độ công nghiệp hoá - đô thị hóa cao như tỉnh Bình Dương.

 

Ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024


Theo kế hoạch, đợt phát động năm nay, toàn tỉnh sẽ trồng khoảng 1.500 cây xanh, hoa kiểng với nhiều chủng, loại khác nhau.

Riêng tại Lễ phát động, sẽ trồng khoảng 1.000 cây xanh, hoa kiểng các loại như: Giáng hương, bàng Đài Loan, dầu, sao, chiêu liêu, nhạc ngựa, tường vy, hoa giấy, chuông vàng…

 

Nghi thức phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024


Phát biểu tại buổi lễ, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, thực hiện Đề án cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh, góp phần triển khai "Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" do Thủ tướng phát động và cam kết của Việt Nam về giảm phát thải ròng tại hội nghị COP 26, trong năm 2023, toàn tỉnh đã trồng được trên 83.000 cây xanh các loại, tương đương khoảng 199 hecta. Trong đó, khu vực đô thị trồng được trên 69.000 cây, khu vực nông thôn trồng được trên 14.000 cây, hầu hết các khu công nghiệp, khu đô thị đều đảm bảo tỷ lệ diện tích cây xanh.

Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024 ngoài việc để tưởng nhớ Bác, còn là bắt đầu của các chuỗi hoạt động "Vì một Bình Dương xanh" và "Ngày thứ Bảy văn minh". Ông đề nghị, cả hệ thống chính trị và nhân dân tích cực tham gia trồng cây xanh, cải tạo cảnh quan môi trường sống, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong từng cơ quan, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Các địa phương cần rà soát quỹ đất nhằm nâng cao tỷ lệ cây xanh bao phủ. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân, doanh nghiệp cần đóng góp một phần nguồn lực của mình vào các hoạt động trồng cây nhằm hướng tới một tương lai bền vững.

Ngay sau Lễ phát động, các đại biểu đã tham gia trồng cây xanh tại Khu đất xây dựng công viên cây xanh, đường ĐT743B, TP. Dĩ An​.

 

Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia trồng cây

 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm bên cây giáng hương do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi trồng

 

Ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tham gia trồng cây

 

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham gia trồng cây

 

Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tham gia trồng cây

 

Người dân địa phương tham gia trồng cây

 

Các lực lượng đoàn viên, dân quân tự vệ tham gia trồng cây

 

Các em học sinh tham gia trồng cây


5/15/2024 3:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiết39-binh-duong-phat-dong-tet-trong-cay-doi-doi-nho-on-bac-ho-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.25
2
Bình Dương: Ra mắt điểm làm thủ tục hải quan tại Cảng Thạnh PhướcBình Dương: Ra mắt điểm làm thủ tục hải quan tại Cảng Thạnh Phước

TTĐT - Chiều 06-6, tại TP.Tân Uyên, Cục Hải quan Bình Dương phối hợp với Công ty cổ phần Cảng Thạnh Phước tổ chức Lễ ra mắt địa điểm làm thủ tục hải quan tại Cảng Thạnh Phước.

Tham dự có ông Mai Thế Trung – nguyên Bí thư Tỉnh ủy; ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Trần Hiệu - Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương; đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, TP.Tân Uyên.

 

Ông Mai Hùng Dũng (thứ 2 từ phải qua)  – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng buổi lễ

Cảng Thạnh Phước nằm ở phường Thạnh Phước, TP.Tân Uyên, có năng lực khai thác tới năm 2030 đạt 100.000 - 170.000 TEU/năm. Cảng nằm gần vị trí kết nối với các khu công nghiệp lớn ở Tân Uyên, Bắc Tân Uyên như Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) IIA, VSIP III, Đất Cuốc... và kết nối một số cảng quan trọng như: Cảng Tổng hợp Bình Dương, Cảng Hiệp Phước, Cảng Cát Lái (TP.Hồ Chí Minh), Cảng Cái Mép - Thị Vải và các cảng tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Do vậy, rất thuận tiện cho việc vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa. Thủ tục xuất, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa đều có thể được thực hiện tại địa điểm Cảng Thạnh Phước một cách thuận tiện và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Là cảng cạn, Cảng Thạnh Phước vừa có thể thực hiện hàng hóa cảng đích vừa thực hiện hàng hóa chuyển cửa khẩu, góp phần giải quyết tình trạng quá tải của vận chuyển đường bộ, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, từ đó thúc đẩy sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp trong tỉnh, nâng cao kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa, tạo điều kiện hình thành trung tâm logistics của tỉnh và cả vùng Nam bộ. Từ đó kéo theo sự gia tăng cung ứng các dịch vụ kèm theo, tạo việc làm cho người lao động, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn, tăng thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, góp phần đạt mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương.

Tính đến hiện tại, Chi cục cửa khẩu Cảng Tổng hợp Bình Dương đã giải quyết thủ tục hải quan hàng nhập khẩu tại Cảng Thạnh Phước cho 13 doanh nghiệp tương ứng 24 tờ khai, đạt kim ngạch 926.875 đô la Mỹ và thu 2,23 tỷ đồng tiền thuế.


Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng nhấn mạnh, việc ra mắt địa điểm làm thủ tục hải quan tại Cảng cạn Thạnh Phước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cho hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh nhà nói riêng. Thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của Công ty cổ phần Cảng Thạnh Phước và Cục Hải quan tỉnh Bình Dương nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; giúp cho hoạt động kiểm tra hàng hóa trên địa bàn tỉnh được nhanh chóng, chính xác và tiện lợi; góp phần tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí cho các doanh nghiệp. Đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi từ phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ như hiện nay sang đường thủy, tận dụng thế mạnh về đường thủy của tỉnh nhằm tiết kiệm chi phí logistics cho doanh nghiệp, giảm tải cho cơ sở hạ tầng đường bộ và hạn chế ô nhiễm môi trường.

 

Đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt địa điểm làm thủ tục hải quan tại Cảng Thạnh Phước

Để điểm thông quan hàng hóa tại Cảng cạn Thạnh Phước phát huy tối đa hiệu quả hoạt động, đáp ứng sự kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị Cục Hải quan tỉnh Bình Dương và Cảng cạn Thạnh Phước tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác khai thác và vận hành Cảng cạn Thạnh Phước; hỗ trợ và đảm bảo cho doanh nghiệp được tiết giảm thời gian và chi phí phát sinh; đồng thời đảm bảo cho lực lượng Hải quan thực hiện tốt hơn công tác kiểm tra, thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu và phòng, chống hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong thời gian tới. 

 

Hàng hóa được bốc dỡ tại Cảng Thạnh Phước

6/6/2024 9:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtCảng Thạnh Phước, hải quan, ra mắt871-binh-duong-ra-mat-diem-lam-thu-tuc-hai-quan-tai-cang-thanh-phuoTrue121000
4.00
121,000
1.00
0
False
Trải nghiệm đọc sách tại Phố đi bộ Bạch ĐằngTrải nghiệm đọc sách tại Phố đi bộ Bạch Đằng

TTĐT - Từ ngày 20-24/4/2023, tại Chợ đêm và Phố đi bộ Bạch Đằng (P.Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một), Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023, trong đó có trưng bày, triển lãm sách hay, sách đẹp.

03 đơn vị tham gia trưng bày, triển lãm sách gồm: Công ty cổ phần sách AlPha chi nhánh TP.Hồ Chí Minh; Nhà sách Phương Nam; Công ty cổ phần Văn hóa và Thương mại Bình Dương – FABICO. Các đơn vị phát hành sách sẽ tham gia chương trình khuyến mãi từ 10% đến 50% các mặt hàng sách quốc văn, sách ngoại văn, văn phòng phẩm, dụng cụ học sinh, đồ chơi, lưu niệm, khẩu trang theo danh mục…

Bên cạnh các hoạt động trên, tại buổi triển lãm còn hướng dẫn kỹ năng đọc, chọn sách phù hợp cho từng đối tượng và các hình thức biểu diễn nghệ thuật lồng ghép nội dung tuyên truyền việc học, đọc sách trong cộng đồng; giao lưu các tác giả, tác phẩm, tổ chức các hoạt động đọc sách, trải nghiệm, tương tác cùng sách bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến như: Đọc sách trả lời câu hỏi, giải ô chữ, đố vui về sách, quyển sách bí ẩn thiết kế bookmark, thiết kế bìa sách, lắp ráp Lego…

Đây là một trong những hoạt động nổi bật của tỉnh Bình Dương nhằm hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 2, năm 2023.

Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2, năm 2023 sẽ diễn ra vào lúc 18 giờ, ngày 20/4/2023 tại Chợ đêm và Phố đi bộ Bạch Đằng (trong khuôn viên dự án Trung tâm thương mại Dịch vụ Bạch Đằng, đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Ngoài ra, sáng 21/4/2023, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Bình Dương sẽ diễn ra Hội thi tuyên truyền giới thiệu sách năm 2023, chủ đề “Sách với người cao tuổi”. Hội thi dành cho bạn đọc và hội viên người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Trung tá Công an Vũ Thành Trung sẽ giới thiệu cuốn hồi ký “Nước mắt và niềm vui” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 2022.


4/17/2023 10:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtđọc sách, Phố đi bộ Bạch Đằng493-trai-nghiem-doc-sach-tai-pho-di-bo-bach-danTrue121000
0.00
121,000
1.00
0
False
5
1
SPX xây dựng Trung tâm phân loại hàng hóa tự động tại Bình DươngSPX xây dựng Trung tâm phân loại hàng hóa tự động tại Bình Dương

TTĐT - ​Chiều 16-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tiếp và làm việc với ông Lim Hua Tiong - Tổng Giám đốc Frasers Property Việt Nam và bà Nguyễn Kim Anh - Giám đốc SPX Express Việt Nam.

Tại buổi tiếp, bà Nguyễn Kim Anh - Giám đốc SPX Express Việt Nam cho biết, SPX Express là bộ phận tiếp vận của Shopee. Tại Việt Nam, SPX Express đã có mặt ở 63 tỉnh, thành trên cả nước và không ngừng nỗ lực cải tiến cơ sở hạ tầng, thực hiện cam kết mang đến giải pháp, dịch vụ giao nhận tối ưu, hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế số. Năm 2023, SPX đã đưa vào hoạt động Trung tâm phân loại hàng hóa t​ự động lớn tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore Bắc Ninh. 

Nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành thương mại điện tử và nền kinh tế số đang tăng trưởng vượt bậc, SPX tiếp tục phối hợp với Sea Group (công ty mẹ của Shopee) triển khai xây dựng một Trung tâm phân loại hàng hóa lắp đặt băng chuyền tự động ở khu vực phía Nam và đặt tại tỉnh Bình Dương. Đây sẽ là cầu nối giúp sản phẩm từ các nhà bán hàng, doanh nghiệp và thương hiệu đến tay người tiêu dùng nhanh chóng, an toàn, đáng tin cậy hơn. 

trungtamkhovan1.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh (phải) trao đổi với ông Lim Hua Tiong - Tổng Giám đốc Frasers Property Việt Nam

Ông Lim Hua Tiong - Tổng Giám đốc Frasers Property Việt Nam cho biết, trong sáng nay 16-7, SPX Express đã tổ chức khởi công dự án tại BDIP Premium Industrial Park​ (Khu công nghiệp Phú Tân, TP.Thủ Dầu Một). Đây là khu công nghiệp do Frasers Property Việt Nam​ phát triển, được thiết kế và xây dựng theo mô hình bất động sản công nghiệp cao cấp hướng tới mô hình khu công nghiệp xanh đạt chứng chỉ LEED​ (tiêu chuẩn quốc tế về xây dựng các công trình tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sống của con người). Ông cho rằng, với hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Bình Dương và kinh nghiệm phát triển bất động sản công nghiệp của Frasers Property Việt Nam, trung tâm phân loại này sẽ đóng vai trò là trung tâm phân loại hàng tự động q​uy mô và hiện đại nhất của SPX ở khu vực phía Nam.

1e632581423ce062b92d.jpg

Khởi công dự án Trung tâm phân loại hàng hóa tự động của SPX Express​ tại Bình Dương

Đánh giá cao dự án của SPX tại Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, trong định hướng phát triển của tỉnh, cùng với tăng cường thu hút đầu tư các ngành công nghiệp, tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư những ngành nghề dịch vụ chất lượng cao, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng thương mại - dịch vụ. Tỉnh đã đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ, vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ gắn với các vành đai giao thông kết nối thuận​ lợi đến các sân bay, cảng biển. Lãnh đạo tỉnh hoan nghênh, ủng hộ và sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai dự án xây dựng Trung tâm phân loại hàng hóa tự động tại tỉnh Bình Dương.

trungtamkhovan2.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho ông Lim Hua Tiong - Tổng Giám đốc Frasers Property Việt Nam

trungtamkhovan3.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho bà Nguyễn Kim Anh - Giám đốc SPX Express Việt Nam​

trungtamkhovan4.jpg

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

7/16/2024 6:00 PMĐã ban hànhĐầu tư phát triểnTinXem chi tiếtSPX, xây dựng, trung tâm phân loại hàng hóa tự động, tại Bình Dương822-spx-xay-dung-trung-tam-phan-loai-hang-hoa-tu-dong-tai-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.5
1
Bình Dương: Khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết để phát triển bền vữngBình Dương: Khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết để phát triển bền vững

TTĐT - ​Nhiệm kỳ 2019-2024 đánh dấu sự đổi mới toàn diện về nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ tỉnh Bình Dương. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, MTTQ cùng các tổ chức thành viên đã huy động được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng địa phương thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. 

Huy động khối đại đoàn kết toàn dân

Truyền thống đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân được xem là một trong những giá trị cốt lõi của Bình Dương, tạo động lực và huy động sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, nghị quyết của Đảng và các kế hoạch, đề án, chương trình đột phá của tỉnh đã đề ra. 

Để phát huy truyền thống đó, MTTQ các cấp tỉnh Bình Dương đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức thành viên cùng cấp và các ngành liên quan thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân chấp hành tốt những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhân dân.

Nói về một số kết quả nổi bật của MTTQ, bà Trần Thị Hồng Hạnh - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho biết, hằng năm, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức đồng loạt tại 100% khu dân cư trong toàn tỉnh nhân dịp Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11). Ngày hội đã tạo nên mối quan hệ gần gũi, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với lãnh đạo Đảng, chính quyền ở cộng đồng khu dân cư. Tại Ngày hội, nhiều hoạt động được các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng, ủng hộ như xây dựng, sửa chữa 10.622 căn nhà đại đoàn kết, giúp trên 223.924 lượt hộ gia đình phát triển sản xuất, khám, chữa bệnh, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi, tặng quà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em nghèo hiếu học, hỗ trợ hộ gia đình khó khăn, chăm sóc phụng dưỡng người cao tuổi… với tổng kinh phí trên 490 tỷ đồng.

Ông Võ Văn Ri (khu phố Thạnh Hòa B, phường An Thạnh, TP.Thuận An) chia sẻ: "Ngày hội là dịp để toàn thể nhân dân khu phố có dịp gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, phát huy tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ nhau làm kinh tế. Chúng tôi rất vui khi nhìn lại một năm qua, cộng đồng dân cư đã cố gắng, nỗ lực đoàn kết cùng nhau thực hiện đạt nhiều kết quả trên các mặt của Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".

mttqbd1.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo

Bên cạnh đó, các phong trào, cuộc vận động do MTTQ và các tổ chức thành viên phát động ngày càng đi vào cuộc sống và đem lại hiệu quả thiết thực, được các tầng lớp nhân dân trong tỉnh hưởng ứng tích cực. Từ các phong trào, cuộc vận động đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, tạo sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia tích cực của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như: Tham gia đóng góp ngày công, hiến đất, các công trình trên đất, ủng hộ kinh phí thực hiện sửa chữa, nâng cấp bê tông, lắp đèn chiếu sáng trên các tuyến đường, trồng cây xanh… với tổng kinh phí thực hiện trên 133 tỷ đồng.

Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, thực tiễn một lần nữa chứng minh vai trò lãnh đạo của Đảng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã được phát huy mạnh mẽ với tinh thần "Chống dịch như chống giặc". Bà Trần Thị Kim Lan - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho biết, trong 03 năm (2020-2022), trước diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động, tích cực tham gia cùng hệ thống chính trị thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch và hỗ trợ nhân dân. Kết quả đã vận động, huy động sức mạnh đại đoàn kết tham gia thực hiện công tác tác an sinh xã hội thời điểm bùng phát dịch được gần 305 tỷ đồng và hơn 1.400 tỷ hàng hóa, phương tiện, vật tư y tế, lương thực, thực phẩm. 

mttqbd2.jpg

mttqbd3.jpg

Sự đóng góp về công sức, ủng hộ tiền của và nguồn lực của nhân dân đã góp phần giúp Bình Dương cùng cả nước vượt qua đại dịch

Bên cạnh đó, huy động hơn 20.000 tình nguyện viên là đoàn viên, hội viên và các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo trên địa bàn tỉnh tham gia tiếp nhận, phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm, vật tư y tế, thuốc tại các địa phương và các khu vực cách ly, phong tỏa, bệnh viện dã chiến trên địa bàn tỉnh. Nhờ sự huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, đồng thuận, chung sức của nhân dân, đã khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong nhân dân, góp công, góp sức, góp tiền và nguồn lực ủng hộ tuyến đầu phòng, chống dịch, bổ sung nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh. Bình Dương đã cùng cả nước vượt qua đại dịch, từng bước khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Phát huy vai trò cầu nối giữa Đảng, chính quyền và nhân dân

Nhiệm kỳ 2019-2024, MTTQ đã phát huy tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân. Công tác nắm bắt, phản ánh tình hình, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, ý kiến, kiến nghị của cử tri được Mặt trận các cấp tổng hợp, lắng nghe qua nhiều kênh thông tin, bảo đảm khách quan, nhiều chiều với 1.542 cuộc góp ý và 7.907 ý kiến xoay quanh công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trên địa bàn tỉnh.

MTTQ đã tích cực phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh tổ chức cho đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh, huyện tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp Quốc hội và HĐND tỉnh. Công tác giám sát, phản biện xã hội cũng được chú trọng. Qua đó tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, các chủ trương, chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Trong nhiệm kỳ qua, vai trò cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân của MTTQ càng được thể hiện rõ nét hơn trong bối cảnh tỉnh tập trung đầu tư các công trình trọng điểm, xây dựng và chỉnh trang đô thị. Ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chia sẻ: "Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã thành lập Tổ tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân liên quan đến các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh như: Cầu Bạch Đằng 2; nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746 (đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa); đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng; dự án BOT nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 13; đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; đường Vành đai 3, Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh... Tổ thực hiện nhiệm vụ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi các công trình, dự án; ghi nhận, tổng hợp và chuyển ngành chức năng giải quyết ý kiến thắc mắc, kiến nghị của người dân chịu ảnh hưởng của dự án; đồng thời tuyên truyền, vận động để có được sự đồng thuận, ủng hộ của người dân trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho các công trình, dự án được triển khai thuận lợi, đảm bảo tiến độ đề ra". 

mttqbd6.jpg

Sự đồng thuận, ủng hộ của người dân trong công tác đền bù, giải phóng mặt là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo tiến độ các công trình. Trong ảnh: Người dân nhận tiền đền bù dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương

Hiện nay, Bình Dương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Lãnh đạo tỉnh đang tập trung chỉ đạo nghiên cứu giải pháp khơi thông các điểm nghẽn, kích thích thị trường; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số; đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm kết nối vùng gắn với hình thành vành đai công nghiệp, đô thị với quy mô lớn, nhằm tạo không gian và dư địa phát triển mới, tạo động lực phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. 

Để đạt được mục tiêu như trên, ông Nguyễn Văn Dành - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh nhấn mạnh: "Những thuận lợi và thách thức trong giai đoạn mới đặt ra cho MTTQ các cấp nhiệm vụ tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc hết sức khó khăn và nặng nề. Phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vượt qua khó khăn, thách thức để Bình Dương tiếp tục phát triển nhanh hơn, bền vững hơn đúng theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và khát vọng vươn lên của nhân dân tỉnh Bình Dương. Đặc biệt phải thay đổi cách tiếp cận và phương pháp tuyên truyền, vận động, tập hợp đoàn viên, hội viên và nhân dân đồng thuận xã hội, nhất là các chủ trương về giải tỏa, đền bù để giải phóng mặt bằng, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương và đất nước".

mttqbd4.jpg

"Tuyến đường văn minh đô thị do Mặt trận chủ trì - Nhân dân tự quản" tại phường Vĩnh Phú, TP.Thuận An

Tại hội nghị sơ kết công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm 2024, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đặc biệt lưu ý những yêu cầu nhiệm vụ của MTTQ trong tình hình mới và đề nghị MTTQ phát huy vai trò cầu nối vững chắc giữa Đảng, chính quyền và nhân dân. MTTQ các cấp trong tỉnh cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền; cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nắm bắt kịp thời phản ánh, kiến nghị, bức xúc của nhân dân. Tổ chức lực lượng kiên trì vận động đến từng người dân với tinh thần thực sự cầu thị tiếp thu ý kiến của nhân dân; phát huy vai trò của những người tích cực, có uy tín trong cộng đồng dân cư trong công tác tuyên truyền, vận động. Từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, huy động sức mạnh toàn dân tham gia xây dựng tỉnh Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.

mttqbd5.jpg

Người dân tộc Chăm ở xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng hưởng ứng Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương lần thứ X

Trước những yêu cầu to lớn của sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Bình Dương trong giai đoạn mới, Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương lần thứ X có nhiệm vụ đánh giá toàn diện công tác Mặt trận gắn với kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ IX, rút ra những bài học thực tiễn sâu sắc, đồng thời đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ tới. 

Với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển”, những mục tiêu, phương hướng đề ra tại Đại hội được kỳ vọng sẽ tiếp tục khơi dậy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đổi mới, sáng tạo, góp phần xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.

Đại hội sẽ diễn ra trong 02 ngày 26 và 27/8/2024, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh.​

8/25/2024 8:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhBài viếtXem chi tiếtBình Dương, khơi dậy, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, phát triển bền vững, Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương105-binh-duong-khoi-day-suc-manh-dai-doan-ket-de-phat-trien-ben-vunTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Lấy ý kiến đề nghị khen thưởng cấp Nhà nướcLấy ý kiến đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước

TTĐT - ​Sở Nội ​vụ tỉnh Bình Dương lấy ý kiến về việc đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

Theo đó, đề nghị khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Bùi Minh Thạnh - Bí thư Thị ủy Bến Cát vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2019 đến năm 2023, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Thời gian lấy ý kiến từ ngày 13/3/2024 đến ngày 26/3/2024.

Mọi ý kiến đóng góp gửi về địa chỉ: Sở Nội vụ (Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh), tầng 18, Tháp A, Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương.​

3/14/2024 1:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin tổng hợpXem chi tiết439-lay-y-kien-de-nghi-khen-thuong-cap-nha-nuoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2
1
03 cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” 03 cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”

​TTĐT - Sáng 03-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ​ưu tú" trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể lần III, năm 2021.​

Các thành viên Hội đồng đã góp ý đối với hồ sơ thành tích của 03 cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ III gồm: Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, loại hình đờn ca tài tử - cải lương; ông Nguyễn Văn Sáng, loại hình đờn ca tài tử - nhạc lễ và ông Nguyễn Minh Trí, nắm giữ di sản phi vật thể: Bài quyền Roi Tấn Nhất (nguồn gốc Bà Trà Tân Khánh).

Hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu theo đúng quy trình và thủ tục được quy định tại Nghị định số 62/2014/NĐ-CP và Nghị định số 11/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Kết quả, 100% thành viên Hội đồng thống nhất đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" cho 03 cá nhân trên.

Trước đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lấy ý kiến các thành viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Dương và Hội Võ thuật cổ truyền TP.Thủ Dầu Một là nơi các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú đang tham gia hoạt động. 100% thành viên các Hội thống nhất với đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" cho các cá nhân.

Việc xét chọn "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" nhằm tôn vinh những cá nhân có đủ phẩm chất đạo đức, có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, đang nắm giữ, truyền dạy, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở các lĩnh vực: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian để đề nghị Hội đồng các cấp xem xét, trình Chủ tịch nước tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ III, năm 2021.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn chỉnh hồ sơ của các cá nhân theo đúng quy định trình Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xem xét. Đồng thời các cá nhân tiếp tục củng cố thành tích, lưu giữ và truyền dạy để góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương.

Các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”

1. Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh

Nghệ danh: Ngọc Kiều Oanh

Sinh ngày: 22/6/1980

Dân tộc: Kinh

Nguyên quán: Khu phố 1, phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Tên Di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Đờn ca tài tử - Cải lương

Năm bắt đầu thực hành Di sản văn hóa phi vật thể: Năm 2000

Hiện là hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Dương

2. Ông Nguyễn Văn Sáng

Nghệ danh: Văn Sáng

Sinh năm: 1970

Dân tộc : Kinh

Nguyên quán: TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương

Tên Di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Đờn ca tài tử - Nhạc lễ

Năm bắt đầu thực hành Di sản văn hóa phi vật thể: Năm 1983

Hiện là hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Dương

3. Ông Nguyễn Minh Trí

Tên gọi khác: Hai Nù

Sinh ngày: 02/02/1952

Dân tộc: Kinh

Nguyên quán: Phường Tân Phước Khánh, TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Tên Di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Bài quyền Roi Tấn Nhất - Võ Bà Trà Tân Khánh

Năm bắt đầu thực hành Di sản văn hóa phi vật thể: Năm 1959

Hiện là Chủ tịch Hội Võ thuật cổ truyền TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.


11/3/2020 12:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtcá nhân, xét tặng, danh hiệu, Nghệ nhân ưu tú429-03-ca-nhan-duoc-de-nghi-xet-tang-danh-hieu-nghe-nhan-uu-tuTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Công ty Cao su Dầu Tiếng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2024Công ty Cao su Dầu Tiếng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2024

TTĐT - Sáng 24-01, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất kinh doanh và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Đến dự bà Nguyễn Minh Thủy – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành.

 

Bà Nguyễn Minh Thủy - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; ông  Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND trao tặng lẵng hoa chúc mừng hội nghị

Năm 2023, trong điều kiện khó khăn chung do giá bán sản phẩm cao su giảm sâu so với kế hoạch xây dựng đầu năm, cùng với đó là những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới…  Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng đã đề ra các biện pháp quản lý, điều hành cụ thể, phù hợp tình hình thực tế, đoàn kết đồng lòng vượt qua khó khăn, hoàn thành cao nhất có thể các chỉ tiêu, kế hoạch được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giao. Cụ thể, sản lượng mủ khai thác  đạt gần 24.510 tấn, chế biến hơn 31.300 tấn  tiêu thụ trên 32.790 tấn… Tổng doanh thu đạt gần 1.590 tỷ đồng, trong đó doanh  thu cao su đạt 1.145 tỷ đồng; nộp ngân sách hơn 142 tỷ đồng; thu nhập bình quân gần 8,1 triệu đồng người/tháng. 

Năm 2024, Công ty TNHH một thành viên Cao su Dầu Tiếng đề ra chỉ tiêu khai thác 25.000 tấn mủ cao su với năng suất bình quân 1,38 tấn/ha. Ngoài ra, Công ty dự kiến thu mua 10.000 tấn mủ tiểu điền; Chế biến 35.000 tấn; Xuất khẩu 21.000 tấn. Công ty cũng quyết tâm quản lý tốt giá thành, tích cực trong công tác tiêu thụ, đảm bảo đạt lợi nhuận bình quân từ 3,4 triệu đồng/tấn trở lên. Để hoàn thành các chỉ tiêu trên, Công ty triển khai 11 giải pháp trọng tâm như giữ vững thương hiệu, thị trường đã được xây dựng; Đẩy mạnh cải tiến chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ khách hàng; Thực hiện chuyển đổi số, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; Linh hoạt điều hành trong công tác tiêu thụ sản phẩm phù hợp với biến đổi thị trường nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành ghi nhận và biểu dương kết quả mà Công ty đạt được trong năm qua. Đồng thời, tin tưởng, đơn vị sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành quả cao hơn, góp phần tích cực cùng toàn tỉnh hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm mới. Chính quyền tỉnh cùng các sở, ngành sẽ luôn quan tâm, hỗ trợ kịp thời Công ty tháo gỡ khó khăn để tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ông Nguyễn Văn Dành nhấn mạnh, lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành đã và đang tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để Công ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng hoạt động hiệu quả trong trong thời gian tới.

 

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, bà Nguyễn Bích Thuỷ - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và tặng hoa cho các cá nhân

Dịp này, có 02 cá nhân của công ty được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2023; Công ty nhận Bằng khen của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước trao Cờ thi đua cho 02 đơn vị Xí nghiệp chế biến và Bệnh viện Đa khoa Cao su Dầu Tiếng, trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2023.

 

Trao Bằng khen cho các cá nhân xuất sắc

1/24/2024 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiết621-cong-ty-cao-su-dau-tieng-quyet-tam-hoan-thanh-nhiem-vu-nam-202False121000
3.00
121,000
0.70
0
False
Viettel Post mong muốn xây dựng trung tâm logistics lớn tại Bình DươngViettel Post mong muốn xây dựng trung tâm logistics lớn tại Bình Dương

TTĐT - ​Chiều 13-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn lãnh đạo Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post).

Tại buổi làm việc, ông Hoàng Trung Thanh - Tổng Giám đốc Viettel Post đã thông tin tổng quan về chiến lược xây dựng hạ tầng logistics quốc gia theo hướng xanh, thông minh và hiệu quả. Mục tiêu của Viettel Post là tạo ra mạng lưới trung tâm logistics kết nối vùng miền nhằm rút ngắn thời gian, giảm chi phí lưu thông hàng hóa cho doanh nghiệp. Dự kiến, Viettel Post sẽ thành lập 37 trung tâm logistics lớn trong toàn quốc. Riêng tại Bình Dương, đơn vị đề xuất thành lập trung tâm logistics nông nghiệp quốc tế bao gồm nhiều dịch vụ như: Gian hàng trưng bày sản phẩm, kho bảo quản nông sản sau thu hoạch, thực hiện thủ tục thông quan, kiểm định đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN.

viettel post.jpeg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp và làm việc với Đoàn lãnh đạo Viettel Post

Trong tương lai, trung tâm sẽ mở rộng dịch vụ sang các lĩnh vực khác ngoài nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển thương mại xuyên biên giới.

viettel post 2.jpeg

Ông Hoàng Trung Thanh - Tổng Giám đốc Viettel Post thông tin tổng quan về chiến lược xây dựng hạ tầng logistics 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh hoan nghênh đề xuất thành lập trung tâm logistics của Viettel Post tại Bình Dương, đồng thời khẳng định vị trí trung tâm mang tính kết nối vùng cùng những lợi thế vốn có của tỉnh Bình Dương. Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ để triển khai các bước cụ thể, hiện thực hóa chiến lược của Viettel Post trong thời gian sớm nhất.

viettel post 3.jpeg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho ông Hoàng Trung Thanh - Tổng Giám đốc Viettel Post

viettel post 4.jpeg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

3/13/2024 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtViettel Post, mong muốn, xây dựng, trung tâm, logistics, lớn, Bình Dương618-viettel-post-mong-muon-xay-dung-trung-tam-logistics-lon-tai-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.230769
13
Tôn vinh 30 năm Thể hình và Fitness Việt Nam - Hội nhập và phát triểnTôn vinh 30 năm Thể hình và Fitness Việt Nam - Hội nhập và phát triển

TTĐT - Chiều 29-10, tại TP.Thủ Dầu Mộ​​​t, Liên đoàn Cử tạ, Thể hình Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh kỷ niệm 30 năm Thể hình và Fitness Việt Nam - Hội nhập và phát triển. Đây là sự kiện đánh dấu cột mốc 30 năm phát triển (1993 -2023) của môn Thể hình và Fitness tại Việt Nam.

Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hoàng Yến - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam; ông Hoàng Xuân Lương - Chủ tịch Liên đoàn Cử tạ, Thể hình Việt Nam cùng các Phó Chủ tịch Liên đoàn Cử tạ, Thể hình Việt Nam.

Về phía tỉnh Bình Dương, tham dự có bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 

IMG_2632.JPG

Bà Lê Thị Hoàng Yến - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thể dục Thể thao Việt Nam tặng lẵng hoa chúc mừng buổi lễ

Tại buổi lễ, các đại biểu, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài đã cùng nhau ôn lại quá trình phát triển và những đóng góp của môn Thể hình và Fitness vào thành tích chung của thể thao Việt Nam. 

IMG_2633.JPG

Bà Lê Thị Hoàng Yến - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thể dục Thể thao Việt Nam trao hoa, thư cảm ơn, biểu tượng tri ân các thành viên Liên đoàn Cử tạ, Thể Hình Việt Nam

Kể từ lần trình làng Giải Vô địch quốc gia lần đầu tiên vào năm 1993, Thể hình và Fitness ngày càng hoàn thiện hệ thống thi đấu chính thức, lần lượt được bổ sung Giải Vô địch Các câu lạc bộ toàn quốc, Giải Vô địch nữ và lão tướng quốc gia, Giải Vô địch Fitness và Lực sĩ đẹp quốc gia, Giải Vô địch Trẻ toàn quốc… Sự phát triển đa dạng các loại hình tập luyện càng làm phong phú hơn các cuộc tranh tài. Thể hình là môn thể thao mũi nhọn của Việt Nam được đầu tư đặc biệt tham gia các đấu trường khu vực và quốc tế. Thể hình và Fitness đã giành được 191 huy chương vàng, 209 huy chương bạc và 162 huy chương đồng tại các cuộc thi Đông Nam Á, châu Á và thế giới. Những cái tên như Lý Đức, Phạm Văn Mách đã đi vào lịch sử thể thao Việt Nam...

Hiện nay, phong trào tập luyện môn Thể hình, Fitness đã phát triển rộng khắp ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Hàng nghìn phòng tập thể hình lớn, nhỏ đã ra đời thu hút nhiều người tham gia tập luyện để duy trì và nâng cao sức khỏe. 

IMG_2636.JPG

Ông Hoàng Xuân Lương - Chủ tịch Liên đoàn Cử tạ, Thể hình Việt Nam trao hoa và thư cảm ơn các cho thành viên Ban tổ chức và tỉnh Bình Dương - đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Thể hình quốc gia năm 2023

Ông Hoàng Xuân Lương - Chủ tịch Liên đoàn Cử tạ, Thể hình Việt Nam gửi lời tri ân đến vận động viên, huấn luyện viên, thành viên Ban trọng tài qua các thế hệ, các nhà tài trợ đã đóng góp cho sự hình thành và phát triển chung của môn Thể hình và Fitn​ess tại Việt Nam từ năm 1993 đến 2023. Ông tin tưởng và kỳ vọng, thông qua sự kiện này sẽ tôn vinh, phát huy truyền thống 30 năm qua và là động lực để các thế hệ vận động viên, huấn luyện viên Thể hình và Fitness Việt Nam tiếp tục phấn đấu vì vinh quang của thể thao Việt Nam.

IMG_2637.JPG

Ông Nguyễn Hồng Minh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Cử tạ, Thể hình Việt Nam trao hoa, thư cảm ơn và biểu tượng tri ân lãnh đạo các ban ngành, địa phương, trọng tài, nhà tài trợ đã có nhiều đóng góp cho sự hình thành và phát triển chung của môn Thể hình và Fitness

IMG_2639.JPG

Ông Huỳnh Ngọc Minh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Cử tạ, Thể hình Việt Nam trao hoa, thư cảm ơn và biểu tượng tri ân các huấn luyện viên và vận động viên đã có nhiều đóng góp cho sự hình thành và phát triển chung của môn Thể hình và Fitness​

IMG_2641.JPG

Ông Cao Văn Chóng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương trao hoa, thư cảm ơn và biểu tượng tri ân các huấn luyện viên và vận động viên đã có nhiều đóng góp cho sự hình thành và phát triển chung của môn Thể hình và Fitness​

10/29/2023 10:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết30 năm, thể hình, fitness, Việt Nam52-ton-vinh-30-nam-the-hinh-va-fitness-viet-nam-hoi-nhap-va-phat-trieFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến sau Kỳ họp thứ 2, trước và sau Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh khóa XKết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến sau Kỳ họp thứ 2, trước và sau Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh khóa X

TTĐT - ​UBND tỉnh báo cáo kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri gửi đến sau Kỳ họp thứ 2, trước và sau Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh khóa X.​

Theo đó, UBND tỉnh đã phân công các cơ quan chuyên môn xem xét, giải quyết và trả lời 161/161 kiến nghị gửi đến sau Kỳ họp thứ 2, trước và sau Kỳ họp thứ 3, đạt 100%.

Cụ thể, đối với kiến nghị của cử tri sau Kỳ họp thứ hai, đã giải quyết xong 42/48 kiến nghị, chiếm 87,5%; có 06/48 kiến nghị (chiếm 12,5%) đang được nghiên cứu, xử lý theo kế hoạch, lộ trình cụ thể.

Đối với kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ ba, đã giải quyết xong 55/61 kiến nghị, chiếm 90,16%; có 06 kiến nghị (chiếm 9,84%) đang được nghiên cứu, xử lý theo kế hoạch, lộ trình cụ thể.

Đối với kiến nghị của cử tri sau Kỳ họp thứ ba, đã giải quyết xong 54/57 kiến nghị, chiếm 94,73%; có 03 kiến nghị (chiếm 5,27%) đang được nghiên cứu, xử lý theo kế hoạch, lộ trình cụ thể.

Để giải quyết tốt kiến nghị của cử tri, trong thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt và tích cực, tổ chức nhiều cuộc họp chuyên đề nghe báo cáo, đề xuất xử lý các vấn đề liên quan các kiến nghị của cử tri, đại biểu và tổ đại biểu HĐND tỉnh quan tâm. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo kịp thời, sát với tình hình thực tiễn nhằm thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.​

Thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh và các Ban HĐND tỉnh để giải quyết có hiệu quả các kiến nghị của cử tri. Đồng thời chỉ đạo các ngành, địa phương có giải pháp, lộ trình giải quyết phù hợp đối với các kiến nghị còn tồn đọng. Đẩy mạnh thông tin kết quả việc giải quyết kiến nghị cử tri và tuyên truyền về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh; kịp thời cung cấp thông tin, công khai, minh bạch chính sách và hoạt động quản lý điều hành theo đúng quy định pháp luật.​

Kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri gửi đến sau Kỳ họp thứ 2, trước và sau Kỳ họp thứ 3 được đăng tải chi tiết tại mục Trả lời kiến nghị cử tri.

5/18/2022 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtkết quả, giải quyết kiến nghị cử tri, gửi đến sau Kỳ họp thứ, trước và sau kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa X19-ket-qua-giai-quyet-kien-nghi-cua-cu-tri-gui-den-sau-ky-hop-thu-2-truoc-va-sau-ky-hop-thu-3-hdnd-tinh-khoa-False121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Bình Dương: Nỗ lực hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu năm 2023Bình Dương: Nỗ lực hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu năm 2023

TTĐT - ​Sáng 13-9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 43 thông qua một số nội dung quan trọng.​

Tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Ủy viên UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể.

phienhop432.jpg

Toàn cảnh Phiên họp

Phiên họp đã xem xét thông qua Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng năm 2023 của tỉnh Bình Dương. Theo đó, tình hình 9 tháng đầu năm 2023 diễn ra trong điều kiện khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi và cơ hội. UBND tỉnh đã sớm dự báo, nhận định tình hình từ những tháng cuối năm 2022 để tập trung chỉ đạo, lãnh đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Kết quả, trong số 35 chỉ tiêu chủ yếu theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, đến nay đã có 19 chỉ tiêu đạt trên 50% kế hoạch và vượt kế hoạch năm.

Báo cáo của UBND tỉnh cho thấy, kinh tế - xã hội tỉnh từng bước phục hồi tích cực qua từng tháng, từng quý. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I tăng 1,71%, quý II tăng 5,73%, quý III tăng 7,0% so với cùng kỳ. GRDP 9 tháng ước tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ tăng 7,2%); trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 4,2%; dịch vụ tăng 6,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,8%. 

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 109.924 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ. Tình hình đăng ký doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài được duy trì ổn định.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tương đương cùng kỳ nhưng số vốn giải ngân cao hơn 5.500 tỷ đồng. Các công trình trọng điểm, đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành được khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư.

phienhop433.jpg

Lãnh đạo các sở ngành, đoàn thể phát biểu tại Phiên họp

Cùng với tập trung phục hồi và phát triển kinh tế, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện tốt chính sách cho các đối tượng. Chất lượng giáo dục các cấp được nâng lên; ngành Giáo dục và các địa phương đã chuẩn bị chu đáo những điều kiện cho khai giảng năm học mới.

Tuy nhiên, diễn biến bất lợi, khó lường của tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các động lực tăng trưởng. 02 chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ (kim ngạch xuất khẩu giảm 13,2% và kim ngạch nhập khẩu giảm 14,8%). Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, người lao động bị ảnh hưởng việc làm.

Dự báo trong 3 tháng còn lại năm 2023 vẫn còn khó khăn, thách thức. UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo, có giải pháp cụ thể để phấn đấu hoàn thành cao nhất có thể các chỉ tiêu đề ra.

phienhop431.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận Phiên họp

Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các sở, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch trong 9 tháng đầu năm 2023.

Đồng thời lưu ý, từ nay đến cuối năm cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra, trong đó quan tâm khâu phối hợp tổ chức thực hiện, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp về đất đai, thủ tục cấp phép đầu tư, các dự án bất động sản, nhà ở xã hội, sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ… Thu ngân sách đạt chỉ tiêu đề ra; đảm bảo cân đối vốn chi cho đầu tư công.

Các ngành cần quan tâm hơn nữa đến công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính, Đề án Camera giám sát an ninh. Đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Sở Tư pháp rà soát tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh.

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đặc biệt chăm lo đời sống công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn...​

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh cần tiếp tục phân cấp, phân quyền cho cơ sở; tăng cường trách nhiệm và công tác phối hợp giữa các sở ngành, địa phương để hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2023.

Đối với các nội dung tờ trình khác tại Phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản thống nhất và giao các sở ngành tiếp tục bổ sung hoàn thiện nội dung.

Phiên họp đã xem xét, góp ý một số nội dung quan trọng khác: Dự thảo Quyết định về việc ủy quyền cấp phép về tài nguyên nước cho một số trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh; chủ trương đầu tư Dự án Camera giám sát an ninh, an toàn giao thông; phê duyệt phương án quản lý bền vững rừng bảo vệ cảnh quan Kiến An, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng đến năm 2030; phương án và dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư; điều chỉnh đầu tư công năm 2023 (lần 2) và điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (lần 3) và dự kiến Kế hoạch đầu tư công năm 2024; Kế hoạch hoạt động của Tổ thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương…​

9/13/2023 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, nỗ lực, hoàn thành, chỉ tiêu năm 2023595-binh-duong-no-luc-hoan-thanh-cao-nhat-cac-chi-tieu-nam-202True121000
0.60
121,000
1.00
0
False
MTTQ các tỉnh miền Đông Nam bộ: Linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt độngMTTQ các tỉnh miền Đông Nam bộ: Linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động

TTĐT - Sáng 07-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Cụm thi đua các tỉnh miền Đông Nam bộ năm 2022.​

Tham dự có ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương cùng lãnh đạo Ủy ban MTTQ các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Phước, Ninh Thuận, Tây Ninh.

Tham gia phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19

Trong năm 2022, được sự hướng dẫn của Ủy ban Trung  ương MTTQ Việt Nam, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và phối hợp chặt chẽ của chính quyền, các tổ chức thành viên, ngành chức năng, cùng sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp, Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh trong Cụm đã khắc phục khó khăn, triển khai thực hiện tốt chương trình công tác đề ra và đạt được một số kết quả nổi bật.

MTTQ đã phát huy tốt vai trò trong công tác tuyên truyền, nắm bắt tình hình nhân dân, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đặc biệt là sự phối hợp kịp thời, sáng tạo, chủ động và quyết liệt trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 và tích cực tham gia các hoạt động phục hồi phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch.

Bên cạnh đó, MTTQ các cấp đã linh hoạt, chủ động trong tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia vào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; vận động các nguồn lực có nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho các đối tượng chính sách, người nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em mất người thân, người dân khó khăn do dịch bệnh Covid-19… góp phần quan trọng trong công tác an sinh xã hội.

IMG_1204.JPG 

Toàn cảnh hội nghị

Quỹ "Vì người nghèo" 3 cấp của các tỉnh đã vận động được trên 188 tỷ đồng; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ chương trình an sinh xã hội trực tiếp trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Từ nguồn tiền ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo", Quỹ cứu trợ và các chương trình an sinh xã hội, MTTQ Việt Nam các tỉnh đã tập trung triển khai các hoạt động hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi do dịch bệnh Covid-19. MTTQ Việt Nam các tỉnh đã phối hợp xây tặng và sửa chữa 2.185 căn nhà đại đoàn kết, nhà tình thương trị giá gần 129 tỷ đồng.

Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã đa dạng hóa các hình thức giám sát, phản biện xã hội; lựa chọn nội dung giám sát trình cấp ủy địa phương phê duyệt, các nội dung giám sát đi vào trọng tâm, trọng điểm sát với thực tiễn địa phương và những vấn đề mà nhân dân quan tâm, bức xúc.

MTTQ các cấp cũng tích cực tham gia góp ý các văn bản quy phạm phạm luật, các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; có sự phối hợp chặt chẽ với Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp trong công tác tổ chức cho đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp tiếp xúc cử tri, nâng cao chất lượng công tác tiếp xúc cử tri và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; thực hiện tốt công giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri.

Đóng góp quan trọng trong công tác an sinh xã hội

Đối với tỉnh Bình Dương, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên trong tỉnh đã bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huy động được sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như: Tham gia đóng góp ngày công, hiến đất, các công trình trên đất, ủng hộ kinh phí thực hiện sửa chữa, nâng cấp bê tông, lắp đèn chiếu sáng trên các tuyến đường… với tổng kinh phí thực hiện trên 50 tỷ đồng.

Trong năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam 3 cấp đã vận động Quỹ "Vì người nghèo" và chương trình an sinh xã hội được trên 649 tỷ đồng. Qua đó, hỗ trợ và đầu tư cho hơn 15.500 đoàn viên, hội viên, nhân dân tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình với số tiền trên 476 tỷ đồng; tổ chức khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho gia đình chính sách, các hộ nghèo cho trên 23.000 người; trao tặng 3.280 suất quà, học bổng cho học sinh nghèo hiếu học; phối hợp xây tặng và sửa chữa 184 căn nhà đại đoàn kết trị giá hơn 16 tỷ đồng.

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức phản biện 50 cuộc. Ban Thanh tra nhân dân giám sát được 359 cuộc. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát được 453 cuộc về các công trình giao thông, công trình xây dựng trên địa bàn.

MTTQ và các tổ chức thành viên tại các xã, phường, thị trấn tích cực phối hợp tham gia hòa giải thành công 501/579 vụ (đạt tỷ lệ 86,52%). Thông qua công tác hòa giải, các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nội bộ cộng đồng dân cư cơ bản đã được giải quyết một cách kịp thời, hiệu quả, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, hạn chế đơn, thư khiếu nại vượt cấp.

IMG_1188.JPG

Đại biểu thảo luận, kiến nghị tại hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, các mô hình, điển hình tiêu biểu và chỉ ra tồn tại, hạn chế, đồng thời đề ra những giải pháp khắc phục và kiến nghị đề xuất với Trung ương trong việc triển khai thực hiện Chương trình công tác MTTQ trong năm 2023 như: Đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin; vai trò MTTQ trong công tác giám sát phản biện; xây dựng các công trình thương hiệu của Cụm thi đua Đông Nam bộ; định hướng khung chung về bộ máy hoạt động của MTTQ các tỉnh; đề xuất phụ cấp cho cán bộ Mặt trận cấp xã…

IMG_1198.JPG

Ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu chỉ đạo hội nghị

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đánh giá, năm 2022 có nhiều nhiệm vụ quan trọng, khó khăn, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, MTTQ các tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm, đổi mới hình thức và quy mô tổ chức phù hợp với thực tiễn. Qua đó, đã thực sự mang lại nguồn cổ vũ, động viên rất lớn, khơi dậy niềm tự hào về MTTQ Việt Nam, nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, trách nhiệm của cán bộ Mặt trận và ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong việc giữ gìn, củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

Ông đề nghị MTTQ các tỉnh trong Cụm cần tăng cường phối hợp thông tin, chia sẻ mô hình hay, kinh nghiệm quý của địa phương; tập trung tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029 và hướng dẫn cơ sở tổ chức Đại hội; triển khai thực hiện tốt Chương trình phối hợp và thống nhất hành động đề ra trong năm 2023 của các địa phương.

Hội nghị cũng đề cử Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai làm Cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh miền Đông Nam bộ năm 2023; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận làm Cụm phó.

IMG_1199.JPG

​​ Ông Nguyễn Văn Lộc (bìa phải) -  Chủ  tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương ​trao Cờ chuyển giao  Cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh miền Đông Nam bộ năm 2023 ​​​cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai 

​ ​

12/7/2022 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin tổng hợpXem chi tiếtMTTQ, miền Đông Nam bộ, Linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả hoạt động588-mttq-cac-tinh-mien-dong-nam-bo-linh-hoat-sang-tao-hieu-qua-trong-hoat-donTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Khai thác nguồn lực từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hộiBình Dương: Khai thác nguồn lực từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

TTĐT - ​Chiều 22-7, tại Kỳ họp thứ 16 - HĐND tỉnh khóa X, các đại biểu đã chất vấn Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về các giải pháp để khai thác hiệu quả hơn nữa nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy nhanh các bước để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất 

Trả lời chất vấn của đại biểu Quách Trung Nguyên - Tổ đại biểu TP.Thuận An về thực hiện những giải pháp để khai thác nguồn lực từ đất tạo nguồn thu phục vụ phát triển của tỉnh, ông Ngô Quang Sự - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cho giai đoạn 2024 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Hiện nay, UBND tỉnh đang xem xét phê duyệt Đề án. Theo đó, Đề án gồm tổng số 117 khu đất, với diện tích khoảng 22.202 hecta trên địa bàn 9/9 huyện, thành phố; việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo 02 cơ chế: Đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất.​​

chatvansotn4.jpg

Đại biểu Quách Trung Nguyên - Tổ đại biểu TP.Thuận An chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

Để quá trình triển khai thực hiện Đề án mang lại hiệu quả cao và đảm bảo tiến độ, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xác định rõ từng nhiệm vụ, công việc cụ thể và kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và UBND cấp huyện khẩn trương thực hiện.

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh chủ động dự thảo trước Phương án đấu giá quyền sử dụng đất đối với các khu đất theo kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024. Sau khi UBND cấp huyện phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 khu đất và UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án đối với từng khu đất, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt Phương án đấu giá ngay và chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh thực hiện các thủ tục, để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng quy định.

Gỡ vướng công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Đại biểu Nguyễn Thái Minh Quang - Tổ đại biểu TP.Thuận An đặt câu hỏi: "Thời gian qua, công tác đấu giá quyền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và chậm tiến độ. Với vai trò quản lý của mình, Sở Tài nguyên và Môi trường có giải pháp gì đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội? Sở sẽ tiếp tục có giải pháp gì để tham mưu UBND tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác này trong thời gian tới?".

chatvansotn2.jpg

Đại biểu Nguyễn Thái Minh Quang - Tổ đại biểu TP. Thuận An chất vấn về công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Ông Ngô Quang Sự cho biết, để đẩy nhanh công tác đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tạo nguồn thu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng với các sở, ngành và UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ được giao để triển khai công tác đấu giá quyền sử dụng đất và xây dựng Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2024-2025 và định hướng đến năm 2030.

Mặc dù công tác đấu giá quyền sử dụng đất được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, UBND cấp huyện, tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh những thuận lợi, cũng gặp một số khó khăn nhất định như: Sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng), tiến độ thực hiện công tác lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu đất còn chậm. Dẫn đến tại thời điểm hiện nay, chưa tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất của khu đất nào nên có thể ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch nguồn thu nộp vào ngân sách của tỉnh năm 2024.

Sau khi UBND tỉnh phê duyệt Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục ​vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 và định hướng đến năm 2030, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành tham mưu UBND tỉnh thực hiện các giải pháp chính để điều hành chỉ đạo thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác này.

Cụ thể, thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh để chỉ đạo thực hiện Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện theo đúng quy định và kế hoạch đã đề ra. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối nắm bắt các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

chatvansotn1.jpg

Ông Ngô Quang Sự - Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời chất vấn của các đại biểu

Để đẩy nhanh các bước chuẩn bị, đảm bảo tiến độ triển khai đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024 tạo nguồn thu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố sớm hoàn chỉnh công tác lập (điều chỉnh), thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 các khu đất được giao.

Sở Xây dựng và UBND cấp huyện lập hồ sơ đề xuất Chủ trương đầu tư đối với các khu đất được giao, trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt chấp thuận Chủ trương đầu tư thực hiện dự án.

Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi Trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, UBND các huyện, thành phố xây dựng phương án đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có phương án sử dụng đất, trình UBND tỉnh phê duyệt phương án; thực hiện các thủ tục theo quy định và tổ chức cuộc đấu giá.

Theo ông Ngô Quang Sự, từng khâu, từng việc trong công tác đấu giá cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và UBND huyện, thành phố nơi có đất, do đó đòi hỏi tất cả các đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng thời hạn.

7/22/2024 9:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, khai thác, nguồn thu từ đất243-binh-duong-khai-thac-nguon-luc-tu-dat-phuc-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - SingaporeĐoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Singapore

​TTĐT - Tiếp tục chương trình chuyến công tác tại Singapore, tối ngày 17-7, tại khách sạn Shangri-La, Singapore, Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương do ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Singapore cùng Đoàn Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Tham dự sự kiện có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan, cùng hơn 600 khách mời và đại biểu hai nước, bạn bè quốc tế và cộng đồng người Việt Nam tại Singapore.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ôn lại lịch sử quan hệ hai nước, với những thành tựu to lớn mà hai bên đã đạt được trong chặng đường dài 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng bền chặt, với điểm nhấn là việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2013 đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, Việt Nam và Singapore phải tiếp tục đẩy mạnh hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, phấn đấu vì một ASEAN ngày càng vững mạnh và thịnh vượng. Việt Nam mong muốn tiếp tục mở rộng, làm sâu sắc và thực chất hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược, không chỉ vì lợi ích của nhân dân hai nước mà còn đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung ở khu vực và thế giới.

doanngoaigiao.jpg

Đại biểu hai nước Việt Nam - Singapore tham dự buổi lễ

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh mối quan hệ chính trị bền chặt giữa hai nước. Lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên có các buổi gặp gỡ, trao đổi. Bộ trưởng Vivian Balakrishnan đánh giá, Việt Nam luôn là một trong những nước có thành tựu nổi bật hàng đầu châu Á. Kể từ năm 2020, Singapore là một trong những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam, điều đó thể hiện sự tin tưởng của doanh nghiệp Singapore đối với triển vọng kinh tế dài hạn của Việt Nam. Ông mong muốn hai bên tiếp tục củng cố những thành tựu đã đạt được trong 50 năm qua để làm nền tảng cho những lĩnh vực hợp tác mới trong 50 năm tới.

pctnguyenlocha1.jpg

Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương do ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn tham dự sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Singapore cùng Đoàn Bộ Ngoại giao Việt Nam

7/18/2023 10:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiết99-doan-lanh-dao-tinh-binh-duong-tham-du-le-ky-niem-50-nam-thiet-lap-quan-he-ngoai-giao-viet-nam-singaporTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Đại hội Hội In tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024-2029Đại hội Hội In tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024-2029

TTĐT - ​Sáng 22-8, tại TP. Thủ Dầu Một, Hội In tỉnh Bình Dương tổ chức Đại hội khoá II, nhiệm kỳ 2024-2029. 

Tham dự Đại hội có ông Nguyễn Văn Dòng - Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp; 61 hội viên của Hội In.

Đại hội đã thông qua Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội In khoá I, nhiệm kỳ 2019-2024. Theo đó, Hội In đã triển khai thực hiện các quy định của pháp luật và công tác đối ngoại như: Phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức hội nghị triển khai các quy định của pháp lu​​ật mới ban hành đối với hoạt động in cho các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động ngành In trên địa bàn tỉnh; tham gia góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tư vấn pháp luật về hoạt động in ấn.

​​

Toàn cảnh Đại hội

Các doanh nghiệp thành viên Hội In tích cực tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm để giới thiệu, quảng bá sản phẩm in ấn tại Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh. Trong đợt dịch Covid-19, Hội In có nhiều kiến nghị với tỉnh về chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp như hỗ trợ người lao động trong thời gian giãn cách; giảm, giãn nợ thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp; chính sách ưu đãi vay; giãn nợ vay ngân hàng...

Nhiệm kỳ 2024-2029, Hội In tiếp tục kiện toàn tổ chức, tăng cường và tạo điều kiện thuận lợi, kết nối giữa các hội viên với nhau, tổ chức họp định kỳ đúng thời gian quy định, nội dung thiết thực, đạt hiệu quả. Tập trung triển khai các nhiệm vụ như tham gia ý kiến với tỉnh về quy hoạch ngành In tỉnh, đặc biệt là kế hoạch di dời các cơ sở in vào khu sản xuất tập trung. Đồng thời, phối hợp với sở, ngành tỉnh và các cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo triển khai những quy định pháp luật mới về hoạt động in ấn.


Các đại biểu biểu quyết thông qua các nội dung tại Đại hội

Tại Đại hội, các đại biểu đã biểu quyết thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội và hiệp thương bầu 17 thành viên vào Ban Chấp hành và 03 thành viên vào Ban Kiểm tra Hội In tỉnh Bình Dương, nhiệm kỳ 2024-2029; hiệp thương bầu ông Lê Văn Xinh – Phó Chủ tịch Hội In nhiệm kỳ 2019-2024 giữ chức Chủ tịch Hội In nhiệm kỳ 2024-2029; 02 Phó Chủ tịch Hội gồm: Bà Lê Thị Phương Lan và ông Huỳnh Tấn Lợi. ​

 

Lãnh đạo Hiệp hội In Việt Nam, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra Hội In tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024-2029

Phát biểu tại Đại hội, ông Nguyễn Văn Dòng - Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam biểu dương những kết quả đạt được của Hội In tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2019-2024. Ông đề nghị, nhiệm kỳ 2024-2029, Hội In tỉnh Bình Dương tiếp tục phát triển số lượng hội viên, đặc  biệt  là  các  doanh  nghiệp  có  vốn  đầu  tư  nước  ngoài. Thường xuyên thăm hỏi, động viên, tìm hiểu nhu cầu và có giải pháp hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp thành viên Hội In. Tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình tổ chức hoạt động chuyển đổi công nghệ xanh, nhà máy in thông minh...

 

Ông Nguyễn Văn Dòng - Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam phát biểu tại Đại hội 

8/22/2024 8:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtBình Dương, Hội In976-dai-hoi-hoi-in-tinh-binh-duong-nhiem-ky-2024-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
3.5
2
Gặp gỡ xúc tiến thương mại, đầu tư Hàn QuốcGặp gỡ xúc tiến thương mại, đầu tư Hàn Quốc

​TTĐT - ​Trong khuôn khổ Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" tổ chức tại tỉnh Bình Dương, chiều 17-5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra các cuộc gặp gỡ giữa Ngài Choi Youngsam - Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam và Ngài Shin Choong Il - Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại TP.Hồ Chí Minh với lãnh đạo một số tỉnh miền Tây Nam bộ: Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh.

Tại buổi tiếp và làm việc, lãnh đạo các tỉnh Tây Nam bộ đã thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là những kết quả hợp​ tác về kinh tế, văn hóa, du lịch với Hàn Quốc trong thời gian qua. 

gapgodnmientay4.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long với Đại sứ, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc

Theo các địa phương, hợp tác đầu tư, thương mại của Hàn Quốc tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, Hàn Quốc trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, hợp tác đầu tư giữa các địa phương Tây Nam bộ với Hàn Quốc còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với mối quan hệ hợp tác phát triển toàn diện, tốt đẹp giữa Việt Nam và Hàn Quốc, cũng như với tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh miền Tây Nam bộ. 

gapgodnmientay3.jpg

Ông Đặng Văn Chính (bìa trái) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Long trao đổi với Ngài Choi Youngsam (bìa phải) - Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Chia sẻ về những định hướng phát triển trong thời gian tới, lãnh đạo các tỉnh kỳ vọng với sự hỗ trợ của Ngài Đại sứ và Ngài Tổng Lãnh sự Hàn Quốc, các tỉnh Tây Nam bộ sẽ tiếp tục đón nhận nhiều hơn các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Đồng thời mong muốn Chính phủ Hàn Quốc có những chính sách hỗ trợ tốt hơn đối với công dân và thân nhân của các tỉnh miền Tây kết hôn, học tập và lao động tại Hàn Quốc. Bên cạnh đó, chú trọng và đẩy mạnh kết nối du lịch giữa Hàn Quốc với các tỉnh miền Tây trong thời gian tới.

gapgodnmientay1.jpg

Ngài Shin Choong Il - Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.Hồ Chí Minh tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ

gapgodnmientay2.jpg

Ông Nguyễn Ngọc Hè (giữa) - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ trao đổi tại buổi xúc tiến đầu tư Hàn Quốc

gapgodnhanquoc5.jpg

Ông Huỳnh Chí Nguyện (bìa trái) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu tại buổi xúc tiến đầu tư Hàn Quốc​​

5/17/2024 9:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtgặp gỡ, xúc tiến thương mại, đầu tư Hàn Quốc591-gap-go-xuc-tien-thuong-mai-dau-tu-han-quoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương tăng cường hợp tác với Nhật BảnBình Dương tăng cường hợp tác với Nhật Bản

TTĐT - Chiều 17-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp Ngài Yamada Takio - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đến thăm và làm việc tại Bình Dương.

Cùng tiếp có ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi bày tỏ vui mừng được tiếp đón Ngài Đại sứ, đồng thời giới thiệu khái quát những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, nhất là trong 25 năm xây dựng và phát triển.

Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng kinh tế - xã hội của Bình Dương vẫn phát triển khá ổn định. Đến nay, Bình Dương thu hút gần 40 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong số 64 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Bình Dương, Nhật Bản đứng vị trí thứ 2 với trên 320 dự án và tổng số vốn đầu tư gần 6 triệu đô la Mỹ, chủ yếu trong các lĩnh vực bất động sản, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, đô thị, công nghệ. Các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động rất hiệu quả, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

IMG_3364.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi  tiếp Ngài Yamada Takio - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam

Năm 2022, tỉnh tập trung khởi công xây dựng các khu công nghiệp lớn để thu hút các ngành nghề có hàm lượng giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động. Song song đó, tiếp tục ưu tiên huy động mọi nguồn lực tập trung phục hồi và phát triển kinh tế đồng bộ, hiệu quả với Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn 2022 – 2023; chủ động tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; theo dõi tình hình lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng tới xây dựng Chính quyền số và chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; từng bước phát triển theo kỳ vọng của người dân nhằm đưa Bình Dương thành đô thị đáng sống.

IMG_3365.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng quà lưu niệm cho Ngài Yamada Takio 

Ngài Yamada Takio đánh giá cao sự phát triển nhanh chóng của Bình Dương, đồng thời cảm ơn chính quyền tỉnh đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư, hoạt động hiệu quả tại địa phương. Ngài cho rằng hiện nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Nhật Bản đã đầu tư hiệu quả tại Bình Dương, tiêu biểu như Tập đoàn Tokyu, Panasonic, Toshiba…, điều đó khẳng định Bình Dương là nơi có môi trường đầu tư rất thuận lợi.

IMG_3366.JPG

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành tặng quà lưu niệm cho Ngài Yamada Takio 

Ngài mong muốn trong thời gian tới, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục đầu tư phát triển tại Bình Dương và đề nghị tỉnh tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp Nhật Bản.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi và Ngài Đại sứ Yamada Takio thống nhất, trong thời gian tới sẽ tổ chức nhiều hoạt động hợp tác trên lĩnh vực phát triển kinh tế cũng như các hoạt động văn hóa, thể thao hướng đến kỷ niệm 50 năm Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023).

IMG_3368.jpg

Các đại biểu chụp ảnh lư​u niệm

3/17/2022 10:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnh; Thông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtBình Dương, tăng cường, hợp tác, Nhật Bản601-binh-duong-tang-cuong-hop-tac-voi-nhat-baTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Diễn đàn Quảng cáo Việt Nam năm 2024Diễn đàn Quảng cáo Việt Nam năm 2024

TTĐT - Chiều 11-7, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế (WTC Expo) Bình Dương đã diễn ra Diễn đàn Quảng cáo Việt Nam năm 2024. Đây là một trong những hoạt động tại Festival Quảng cáo Việt Nam 2024.

Tại Diễn đàn, các diễn giả đã trình bày các chủ đề tham luận như: Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2024 và dự báo năm 2025; góc nhìn về ngành Truyền thông và Quảng cáo Việt Nam và khu vực; cập nhật một số thông tin về ngành Truyền thông và Quảng cáo Việt Nam; chinh phục khách hàng bằng sứ mệnh xã hội; thực trạng và giải pháp phát triển ngành Công nghiệp triển lãm tại Việt Nam; chia sẻ tổng quan về ngành Quảng cáo Hàn Quốc và kinh nghiệm phát triển ngành Công nghiệp văn hóa gắn liền với quảng cáo; chia sẻ tổng quan về ngành Quảng cáo Trung Quốc; thống kê quảng cáo ngoài trời Việt Nam và thế giới. Đồng thời tọa đàm thảo luận tình hình phát triển ngành Quảng cáo trong nước và thế giới từ thực tế đến kỳ vọng.

 

Tiến sĩ Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2024 và dự báo năm 2025

Theo các diễn giả, tại Việt Nam, dự báo kinh tế sẽ có sự tăng trưởng ổn định trong năm 2024 và 2025, với mức tăng trưởng 6,3% trong quý I/2024 và 6,5% vào năm 2025. Sự phục hồi của nền kinh tế sẽ tạo ra thị trường thịnh vượng cũng như cơ hội phát triển vượt bậc cho ngành Quảng cáo. Thống kê cho thấy, doanh thu quảng cáo năm 2022 của Việt Nam đạt khoảng 2,192 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ 5 trong số các quốc gia ASEAN. Xét về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam xếp thứ hai (12,7%), chỉ sau Malaysia (18,9%) và hơn Indonesia (8,1%), Thái Lan (3,9%) và Singapore (8,4%).

 

Bà Trần Thị Thanh Mai – Tổng Giám đốc Kantar Media Việt Nam cập nhật một số thông tin về ngành Truyền thông và Quảng cáo Việt Nam

Việt Nam là nước có đội ngũ nhân sự công nghệ thông tin dồi dào, lượng người tiếp cận Internet nằm ở Top đầu khu vực. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội giúp quảng cáo dễ lan tỏa và tạo tác động lớn đến hành vi người dùng.

 

Bà Huỳnh Đinh Thái Linh – Giám đốc WTC Expo Bình Dương trình bày thực trạng và giải pháp phát triển ngành Công nghiệp triển lãm tại Việt Nam

Tuy nhiên, theo các diễn giả, những giá trị về kinh tế chỉ là một phần nhỏ trong đóng góp của quảng cáo. Các chiến dịch, sản phẩm không chỉ là nơi "trưng bày" nhận diện thương hiệu, sản phẩm mà còn truyền tải những thông điệp tích cực, giá trị về văn hóa, phong tục, nếp sống, nét đẹp Việt đến cộng đồng. Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng trong việc chọn lọc quảng cáo đúng, hay, bài trừ những quảng cáo sai sự thật, trái pháp luật, không đúng thuần phong mỹ tục đóng vai trò rất quan trọng trong tình hình công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay.

7/11/2024 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtDiễn đàn, quảng cáo, Việt Nam, Bình Dương598-dien-dan-quang-cao-viet-nam-nam-202False121000
4.00
121,000
1.00
0
False
Khẩn trương bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện VIIIKhẩn trương bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện VIII

TTĐT - ​Chiều 09-7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về việc ban hành bổ sung, cập nhật kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). 

​Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnhđạo một số sở, ban, ngành.

Quy hoạch điện VIII được ban hành tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ, định hướng đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước đạt 150.489 MW (không bao gồm xuất khẩu, điện mặt trời mái nhà hiện hữu...). Định hướng đến năm 2050, tổng công suất các nhà máy điện đạt từ 490.529 - 573.129 MW (không bao gồm xuất khẩu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới).

dien8 1.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị

Cùng với hệ thống nguồn điện, Quy hoạch điện VIII cũng định hướng phát triển hệ thống truyền tải điện đồng bộ với tiến độ các nguồn điện, nhu cầu phát triển phụ tải của các địa phương, sử dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, sẵn sàng kết nối khu vực. Trong đó phát triển lưới điện truyền tải 500 kV và 220 kV bảo đảm khả năng giải tỏa công suất các nhà máy điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng.

Tại văn bản về việc ban hành bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương cũng đã cập nhật thêm danh mục các loại hình nguồn điện bổ sung, cập nhật vận hành giai đoạn đến năm 2030 bao gồm các dự án điện gió trên bờ, thủy điện nhỏ, điện sinh khối, điện rác.

Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp đẩy nhanh việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án điện mặt trời, điện gió..., từ đó, làm cơ sở để các địa phương, chủ đầu tư sớm có cơ sở triển khai dự án phù hợp với cơ cấu nguồn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

dien8.jpg

dien8 2.jpg

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương​

Tại Bình Dương, tỉnh đã rà soát đề xuất danh mục các dự án nguồn điện trên địa bàn nhằm bổ sung vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII như: Bổ sung danh mục trạm biến áp 220kV Phú Giáo đầu tư giai đoạn sau năm 2030 chuyển sang đầu tư trước năm 2030. Tiềm năng phát triển điện mặt trời trên mái nhà xưởng với khả năng có thể phát triển khoảng 3.000 MW đến năm 2030 và hơn 5.000 MW vào năm 2050. 

Riêng quy mô nguồn điện mặt trời mái nhà đến năm 2030 của tỉnh Bình Dương là 185 MW, tỉnh kiến nghị Bộ Công Thương, Chính phủ xem xét phân bổ công suất điện mặt trời tăng thêm đến năm 2030 lên 3.177 MW, lũy kế đến năm 2050 công suất tăng lên 5.359 MW; tăng quy mô công suất điện sản xuất từ rác đến năm 2030 lên 80 MW​.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc rà soát, bổ sung nguồn phát các loại hình điện của các địa phương để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết. Tuy nhiên, những dự án, nguồn phát mà các địa phương đề nghị bổ dung phải bảo đảm về mặt pháp lý, không để dự án đang thanh tra, kiểm tra hoặc vi phạm tiếp tục triển khai.

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương tiếp tục nghiên cứu, rà soát những dự án điện thực hiện trên địa bàn, đề xuất Bộ Công Thương bổ sung các dự án phù hợp; lưu ý những điều chỉnh, bổ sung về dự án, nguồn phát điện của các địa phương đều phải bảo đảm an toàn kỹ thuật, an toàn cho hệ thống truyền tải điện của Quốc gia. Đối với dự án có chồng lấn với các quy hoạch khác, địa phương cần chủ động làm việc với cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo hành lang thông thoáng triển khai các dự án.​​

7/9/2024 10:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtKhẩn trương, bổ sung, cập nhật, Kế hoạch, thực hiện, Quy hoạch, phát triển, điện, VIII653-khan-truong-bo-sung-cap-nhat-ke-hoach-thuc-hien-quy-hoach-phat-trien-dien-viiTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTĐT - Từ 8h00 ngày 17/7/2024, thí sinh có thể tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo kế hoạch chậm nhất ngày 21/7/2024 sẽ công bố kết quả tốt nghiệp; chậm nhất ngày 23/7/2024 cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, gửi Chứng nhận kết quả thi...

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo

Để tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, thí sinh xem trên website kỳ thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) theo các bước sau:

Bước 1: Thí sinh truy cập vào website Bộ GD&ĐT tại đây:

https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn/Account/Login?ReturnUrl=%2f

Bước 2: Mục tên đăng nhập, thí sinh sẽ nhập số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Mã định danh của mình.

Sau đó nhập mật khẩu được cấp khi đăng ký dự thi để đăng nhập vào Hệ thống của thí sinh. 

Trường hợp đã thay đổi mật khẩu sau khi được cấp thì bạn dùng mật khẩu đã thay đổi.

Tiếp theo, thí sinh nhập mã xác nhận và bấm "Đăng nhập" để xem chi tiết điểm của mình.

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Website Sở GĐ&ĐT 63 tỉnh, thành

Bên cạnh đó, thí sinh có thể tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT của mình trên website các Sở GD&ĐT 63 tỉnh, thành theo các địa chỉ tra cứu dưới đây. (Thí sinh nhập thông tin số báo danh, mã xác nhận và bấm tra cứu).

STTTên Sở GDĐTĐịa chỉ trang thông tin điện tử công bố kết quả thi
1Sở GDĐT Hà Nộihttps://tracuu.hanoi.edu.vn/
2Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minhhttps://congbodiemthi.hcm.edu.vn/
3Sở GDĐT Hải Phònghttps://tradiem.haiphong.edu.vn
4Sở GDĐT Đà Nẵnghttps://tracuudiem.danang.gov.vn/#/
5Sở GDĐT Hà Gianghttps://diemthi.hagiang.edu.vn
6Sở GDĐT Cao Bằnghttps://tradiem.khaothicaobang.edu.vn/
7Sở GDĐT Lai Châuhttp://113.160.144.222:8088/
8Sở GDĐT Lào Caihttp://diemthi.laocai.edu.vn/
9Sở GDĐT Tuyên Quanghttp://14.225.68.117:8080/
10Sở GDĐT Lạng Sơnhttps://langson.edu.vn/tra-cuu/diem-thi-tot-nghiep-thpt-2024
11Sở GDĐT Bắc Kạnhttps://tracuudiemthi.backan.gov.vn
https://tradiem.backan.edu.vn
12Sở GDĐT Thái Nguyênhttp://diemthi.thainguyen.edu.vn/
13Sở GDĐT Yên Báihttp://yenbai.edu.vn/tra-cuu/tra-cuu-diem-thi-tot-nghiep-thpt-tinh-yen-bai
14Sở GDĐT Sơn Lahttp://tracuudiemthi.sogddtsonla.edu.vn/
15Sở GDĐT Phú Thọhttp://tracuudiem.thi.phutho.vn/
16Sở GDĐT Vĩnh Phúchttp://portal.vinhphuc.edu.vn/diemthi
17Sở GDĐT Quảng Ninhhttp://tradiem.quangninh.edu.vn/
18Sở GDĐT Bắc Gianghttps://sgd.bacgiang.gov.vn/tra-cuu-diem-thi/
19Sở GDĐT Bắc Ninhhttp://diemthi.bacninh.edu.vn/
20Sở GDĐT Hải Dươnghttp://diemthi.haiduong.edu.vn/
21Sở GDĐT Hưng Yênhttp://diemthi.hungyen.edu.vn/
22Sở GDĐT Hoà Bìnhhttp://tradiem.hoabinh.edu.vn/
23Sở GDĐT Hà Namhttps://tracuu.hanam.edu.vn
24Sở GDĐT Nam Địnhhttp://diemthi.namdinh.edu.vn/
25Sở GDĐT Thái Bìnhhttp://tradiem.thaibinh.edu.vn/
26Sở GDĐT Ninh Bìnhhttps://ninhbinh.edu.vn/tra-cuu/bang-diem
http://diemtnthpt.ninhbinh.edu.vn
27Sở GDĐT Thanh Hoáhttp://thitn.thanhhoa.edu.vn:8281/
28Sở GDĐT Nghệ Anhttp://nghean.edu.vn/menutop/tra-cuu/tra-cuu-diem-thi/nam-2024/diem-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2024
29Sở GDĐT Hà Tĩnhhttp://tracuudiemthi.hatinh.edu.vn/
30Sở GDĐT Quảng Bìnhhttp://tracuudiemthi.quangbinh.edu.vn/
31Sở GDĐT Quảng Trịhttp://diemthi.quangtri.edu.vn/
32Sở GDĐT Thừa Thiên -Huếhttp://tracuudiem.thuathienhue.edu.vn/
33Sở GDĐT Quảng Namhttps://gdqn.edu.vn/tracuu
34Sở GDĐT Quảng Ngãihttps://diemthi.quangngai.edu.vn/
35Sở GDĐT Kon Tumhttp://diemthitnthpt.kontum.edu.vn/
36Sở GDĐT Bình Địnhhttp://tracuu.elearningbinhdinh.com/
37Sở GDĐT Gia Laihttp://diemthithpt.gialai.edu.vn:8080/
38Sở GDĐT Phú Yênhttp://tracuudiem.phuyen.edu.vn/
39Sở GDĐT Đắk Lắkhttps://diemthi.daklak.edu.vn/
40Sở GDĐT Khánh Hoàhttp://diemthi.khanhhoa.edu.vn/
41Sở GDĐT Lâm Đồnghttps://diemthilamdong.vnptschool.com.vn/
42Sở GDĐT Bình Phước/https://tracuudiemthi.binhphuoc.gov.vn
43Sở GDĐT Bình Dươnghttps://binhduong.edu.vn/tra-cuu-diem-thi-thpt-quoc-gia.html
Tracuudiem.thitotnghiepthpt.edu.vn
44Sở GDĐT Ninh Thuận/http://tracuu.ninhthuan.edu.vn/
45Sở GDĐT Tây Ninhhttp://kqthpt.tayninh.edu.vn/
46Sở GDĐT Bình Thuậnhttp://thithptbinhthuan.vn/
47Sở GDĐT Đồng Naihttp://sgddt.dongnai.gov.vn/tra-cuu-thong-tin-tot-nghiep.html
48Sở GDĐT Long Anhttps://tracuudiem.longan.edu.vn/
49Sở GDĐT Đồng Tháphttp://diemthi.dongthap.edu.vn/
50Sở GDĐT An Gianghttp://tracuudiem.angiang.edu.vn
51Sở GDĐT Bà Rịa-Vũng Tàuhttp://diemthi.bariavungtau.edu.vn
52Sở GDĐT Tiền Gianghttp://tracuudiem.tiengiang.edu.vn
http://tracuudiem2.tiengiang.edu.vn
53Sở GDĐT Kiên Gianghttps://tracuu.kiengiang.edu.vn/
54Sở GDĐT Cần Thơhttps://thitotnghiepthpt.cantho.gov.vn/
55Sở GDĐT Bến Trehttp://tradiem.bentre.edu.vn/
56Sở GDĐT Vĩnh Longhttp://tracuudiem.vinhlong.edu.vn/
57Sở GDĐT Trà Vinhhttp://tracuu.sgdtravinh.edu.vn/
58Sở GDĐT Sóc Trănghttps://tracuusogddt.soctrang.gov.vn/
59Sở GDĐT Bạc Liêuhttp://116.103.228.133:8080/
60Sở GDĐT Cà Mauhttp://diemthithpt.camau.edu.vn/
61Sở GDĐT Điện Biênhttps://tracuudiem.dienbien.edu.vn/
62Sở GDĐT Đăk Nônghttp://tracuudiem.daknong.edu.vn
63Sở GDĐT Hậu Gianghttp://tracuudiem.haugiang.edu.vn


Ngoài ra, thí sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 trên website của các cơ quan báo chí được Bộ GD&ĐT cung cấp dữ liệu. 

Mặt khác, đơn vị đăng ký dự thi in danh sách điểm thi, niêm yết tại bảng thông báo của nhà trường. Thí sinh không tra cứu điểm thi trên Internet có thể đến trường để tra cứu điểm tốt nghiệp THPT 2024.

Sau khi biết kết quả thi, thí sinh có thể nộp đơn phúc khảo tại đơn vị đăng ký dự thi. 

Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi, môn thi. 

Hạn chót nộp đơn xin phúc khảo là 17 giờ ngày 26/7/2024. Thí sinh không phải nộp lệ phí phúc khảo bài thi.

Thí sinh cần lưu tâm đến các mốc thời gian dưới đây:


Bộ GD&ĐT cũng công bố các mốc thời gian tổ chức xét tuyển, xử lý nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT. 

7/17/2024 9:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết721-tra-cuu-diem-thi-tot-nghiep-thpt-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương sẵn sàng động thổ dự án đường Vành đai 3Bình Dương sẵn sàng động thổ dự án đường Vành đai 3

TTĐT - Ngày 29/6/2023, Bình Dương sẽ động thổ dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương. Hiện tại, công tác bàn giao mặt bằng đoạn nút giao Bình Chuẩn và cầu Bình Gởi cơ bản đã hoàn thành sẵn sàng cho lễ động thổ dự án. 

Đẩy nhanh công tác bàn giao mặt bằng

Dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh có tổng chiều dài khoảng 76,3 km đi qua 04 địa phương: TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An được chia thành 08 dự án thành phần vận hành độc lập với tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài khoảng 26,6km, điểm đầu tuyến là nút giao Tân Vạn, điểm cuối tuyến tại cầu Bình Gởi; quy mô đầu tư 08 làn xe; tổng mức đầu tư 19.280 tỷ đồng, trong đó, dự án thành phần 5 (xây lắp) là 5.752 tỷ đồng, dự án thành phần 6 (bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) là 13.528 tỷ đồng. Dự án được thực hiện từ năm 2022, dự kiến cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Ngay sau khi có chủ trương đầu tư dự án, Bình Dương đã tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng đoạn qua địa bàn tỉnh. Diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một khoảng 12,6 héc ta với kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 1.659 tỷ đồng; diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án trên địa bàn TP.Thuận An khoảng 51 héc ta với kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 4.992 tỷ đồng; diện tích bị ảnh hưởng trên địa bàn TP.Dĩ An khoảng 22,2 héc ta với kinh phí khoảng 6.412 tỷ đồng. Số trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án khoảng 1.496 trường hợp, trong đó có 518 trường hợp tái định cư. Cụ thể, TP.Thủ Dầu Một có khoảng 213 trường hợp bị ảnh hưởng (8 trường hợp tái địa cư); TP.Thuận An khoảng 775 trường hợp bị ảnh hưởng (khoảng 205 trường hợp tái định cư); TP.Dĩ An khoảng 508 trường hợp bị ảnh hưởng (khoảng 305 trường hợp tái định cư).

 

Người dân TP.Thuận An nhận tiền bồi thường dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn nút giao Bình Chuẩn

Tính đến ngày 27/6/2023, chủ đầu tư đã giải ngân số tiền bồi thường 1.757,364 tỷ đồng/288 hồ sơ/18,3ha. Trong đó, TP. Thủ Dầu Một là 800,766 tỷ/207 hồ sơ/12,25ha; TP. Thuận An 268,154 tỷ/38 hồ sơ/2,65ha;TP. Dĩ An 688,443 tỷ đồng/43 hồ sơ/3,4ha..

Tại buổi nhận tiền bồi thường, đa số người dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đều đồng thuận với giá đền bù và cam kết sẽ bàn giao mặt bằng sớm để cơ quan chức năng khởi công dự án.

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh, đến nay, công tác bàn giao mặt bằng để chuẩn bị động thổ 02 gói thầu trước ngày 30/6/2023 gồm nút giao Bình Chuẩn (đoạn từ Km43+680 đến Km45+000) có diện tích mặt bằng thi công khoảng 31 héc ta và cầu Bình Gởi (đoạn từ Km51+280 đến Km52+580) đạt khoảng 70%.

Sẵn sàng động thổ dự án

Ngày 28/6/2023, trao đổi với Cổng Thông tin điện tử Bình Dương, ông Trần Hùng Việt – Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương cho biết, dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh là công trình kết nối vùng quan trọng nên lãnh đạo tỉnh Bình Dương chỉ đạo quyết liệt. Cơ quan chức năng của tỉnh cũng rất nỗ lực để vừa giải phóng mặt bằng, vừa thúc đẩy các thủ tục phê duyệt thiết kế, mời thầu… để đẩy nhanh dự án. Trong quá trình chuẩn bị thực hiện, Ban đã tham mưu phân chia các gói thầu phù hợp thực tế và khả năng bàn giao mặt bằng để kịp khởi công công trình như dự kiến trước ngày 30/6/2023. Với khối lượng thi công lớn, tập thể Ban cùng các đơn vị tư vấn đã tập trung triển khai giai đoạn 1, hoàn thiện hồ sơ, tổ chức đấu thầu đối với 02 gói thầu (nút giao Bình Chuẩn - cầu Bình Gởi). Đến nay, về cơ bản đã tổ chức xong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu theo quy định. Vì vậy, nút giao Bình Chuẩn đã đủ cơ sở pháp lý động thổ vào ngày 29/6/2023. Ban tiếp tục rà soát để hoàn thiện công tác chấm thầu đối với gói thầu cầu Bình Gởi, phấn đấu động thổ trong đầu tháng 7/2023.

Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh, nút giao Bình Chuẩn trên đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh (giao với đường Mỹ Phước - Tân Vạn, thuộc TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương) có tổng vốn đầu tư dự kiến 571 tỷ đồng. Đây là nút giao thông quan trọng, có nhiều xe tải, xe container qua lại. Ngoài cầu vượt, nút giao Bình Chuẩn sẽ được đầu tư cả hầm chui và đường song hành để tránh ùn tắc và tai nạn giao thông. 

 

Phối cảnh nút giao Bình Chuẩn (giao giữa đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh và đường Mỹ Phước - Tân Vạn) qua địa bàn TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương sẽ được làm cả cầu vượt, hầm chui và đường song hành

Cầu Bình Gởi trên đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh vượt sông Sài Gòn (nối TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương và huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh) có tổng vốn đầu tư dự kiến 665 tỷ đồng. Cầu Bình Gởi do tỉnh Bình Dương xây dựng, nhưng có khoảng 700m mặt bằng thuộc địa phận TP.Hồ Chí Minh.

Chia sẻ với Cổng Thông tin điện tử Bình Dương, ông Trần Hùng Việt cho biết, đối với 02 gói thầu còn lại là nút giao Tân Vạn và đoạn tuyến từ nút giao Bình Chuẩn đến cầu Bình Gởi - đây là 02 gói thầu với khối lượng công việc và giá trị lớn, công tác khảo sát địa chất dọc tuyến bị ảnh hưởng bởi giải phóng mặt bằng thời gian qua, do đó các đơn vị tư vấn vẫn đang tiếp tục hoàn thiện khảo sát, hồ sơ thiết kế kỹ thuật lập dự toán, dự kiến hoàn thành trong tháng 7/2023. Phấn đấu khởi công tiếp 02 gói thầu này trong cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10/2023, để đạt mục tiêu đề ra là các gói thầu được triển khai thi công đồng loạt trước năm 2023 và phù hợp với tình hình giải phóng mặt bằng toàn tuyến.

“Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh, kết nối TP.Hồ Chí Minh với tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An và các địa phương khác trong Vùng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” – ông Trần Hùng Việt nhấn mạnh.

6/28/2023 9:00 PMĐã ban hànhĐầu tư phát triểnBài viếtXem chi tiếtvành đai 3, Bình Dương, động thổ213-binh-duong-san-sang-dong-tho-du-an-duong-vanh-dai-True121000
0.00
121,000
0.00
False
1.6
10
1 - 30Next