Tin tức sự kiện - Tin nội chính
 

TTĐT - ​Sáng 23-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì buổi giám sát về tình hình, kết quả thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa (XHH) trên địa bàn tỉnh. 

 
 

TTĐT - ​Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024); kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024); kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024) và 10 năm thành lập thị xã (nay là thành phố) Tân Uyên (01/4/2014-01/4/2024), sáng 23-4, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Báo Người lao động, Thành ủy Tân Uyên tổ chức Lễ trao tặng cờ và khánh thành "Đường cờ Tổ quốc" trên địa bàn xã Thạnh Hội, TP.Tân Uyên. 

 
 

TTĐT - Chiều 22-4, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã đi khảo sát công tác phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

 
 

TTĐT - ​Tỉnh ủy​​ Bình Dương ban hành Kế hoạch số 149/K​H-TU về xét tuyển viên chức sự nghiệp các đơn vị khối Đảng, đoàn thể năm 2024.​

 
 

TTĐT - ​​Sáng 22-4, tại TP.Thủ Dầu Một, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các dự thảo Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình K​ỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.​

 
 

TTĐT - ​Tỉnh ủy Bình Dương ban hành K​​ế hoạch số 148/KH-TU thi tuyển công chức khối Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024.​

 
 

​TTĐT - Sáng 19-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm​ 2024.​

 
 

TTĐT - ​Sáng 17-04, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chủ trì buổi khảo sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023" trên địa bàn tỉnh.

 
 

​TTĐT - Chiều 17-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp nghe báo cáo Kế hoạch tổ chức Lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ quy tập tại ấp Chòi Dúng, xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên.

 
 

TTĐT - ​Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương thông báo tuyển dụng viên chức tỉnh năm 2024.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Bình Dương và tỉnh An Huy (Trung Quốc) sẽ hợp tác toàn diện trên các lĩnh vựcNewBình Dương và tỉnh An Huy (Trung Quốc) sẽ hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực

TTĐT - Chiều 26-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tiếp Đoàn công tác HĐND tỉnh An Huy (Trung Quốc) do ông Ngụy Hiểu Minh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc với tỉnh Bình Dương.

Cùng tiếp Đoàn ông Nguyễn Văn Lộc – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các Ban của HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.


Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương (bìa trái) tặng hoa chào đón Đoàn công tác HĐND tỉnh An Huy

Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương đã thông báo sơ lược về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.

Theo đó, Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam. Tổng sản phẩn GRDP của tỉnh luôn đạt mức tăng trưởng khá cao so với cả nước và được ICF vinh danh Top 1 cộng đồng có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới. Năm 2023, Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 6%; GRDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 31,8 tỷ đô la Mỹ; kim ngạch nhập khẩu đạt 23,1 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.


Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng (thứ 2 từ trái qua) - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương tại buổi làm việc

Trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại tỉnh Bình Dương, Trung Quốc có khoảng 1.700 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 10,4 tỷ đô la Mỹ. Hiện nay, Bình Dương cũng đã đưa vào hoạt động chuyến tàu liên vận quốc tế đưa hàng hóa đi thẳng từ Bình Dương qua Trung Quốc. Đây là tiềm năng và lợi thế để Bình Dương và các địa phương của Trung Quốc có thêm điều kiện giao thương, hợp tác kinh tế.

Đại diện lãnh đạo HĐND tỉnh Bình Dương cũng đã thông tin một số kết quả nổi bật trong hoạt động của HĐND nhiệm kỳ 2021 - 2026, cũng như trao đổi thêm về cơ cấu tổ chức và các hoạt động chính của HĐND hiện nay.


Ông Ngụy Hiểu Minh (giữa) – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Huy phát biểu tại buổi làm việc

Ông Ngụy Hiểu Minh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Huy chúc mừng sự phát triển vượt bậc của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua. Ông cho biết, mục đích chuyến thăm và làm việc với Bình Dương lần này của Đoàn là thực hiện những thoả thuận mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đạt được trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái, nhằm thúc đẩy thực hiện chiến lược xây dựng chính sách Vành đai và con đường” và chiến lược ”Hai hành lang, một vành đai kinh tế” cấp địa phương, tận dụng tối đa ưu thế kinh tế của mình, bổ sung lẫn nhau cho hai bên, đẩy nhanh kết nối cơ sở hạ tầng, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số, phát triển xanh, thúc đẩy sự trao đổi và giao lưu người dân, mở rộng các điểm mới cho hợp tác song phương.

Thông báo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh An Huy, ông Nguỵ Hiểu Minh cho biết, An Huy nằm ở khu vực chiến lược Vành đai và con đường” – một trong những khu vực kinh tế phát triển nhất, mở cửa và năng động, sáng tạo nhất của Trung Quốc. Đặc biệt, các lĩnh vực khoa học, giáo dục phát triển mạnh mẽ, xếp thứ 7 Trung Quốc về khả năng sáng tạo và nghiên cứu khoa học.

Thông qua buổi làm việc, ông đề xuất một số hoạt động hợp tác giữa hai tỉnh Bình Dương và An Huy như: Xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị thông qua việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp; thúc đẩy hợp tác ngành công nghiệp ô tô và đẩy mạnh hợp tác sâu rộng trong mọi lĩnh vực.

Đánh giá cao chuyến thăm lần này của Đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho rằng, việc hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh An Huy là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tỉnh Bình Dương có một số điểm tương đồng về phát triển kinh tế giống như tỉnh An Huy, do đó ông tin tưởng việc hợp tác hữu nghị giữa hai bên sẽ mang lại kết quả tích cực.


Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh (bìa phải) phát biểu tại buổi làm việc

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thống nhất với các nội dung đề xuất hợp tác của tỉnh An Huy, đồng thời cho biết, hiện nay, Bình Dương đang tập trung phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ,... Vì vậy, ông mong muốn tỉnh An Huy sẽ hỗ trợ Bình Dương phát triển các lĩnh vực trên, góp phần xây dựng Bình Dương trở thành đô thị thông minh, hiện đại.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành phối hợp với các đơn vị tỉnh An Huy xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác để hai địa phương thực hiện ký kết biên bản ghi nhớ trong thời gian sớm nhất.



Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo HĐND tỉnh An Huy


Đại biểu chụp hình lưu niệm

4/26/2024 10:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtAn Huy, Trung Quốc, Bình Dương, hợp tác, toàn diện253-binh-duong-va-tinh-an-huy-trung-quoc-se-hop-tac-toan-dien-tren-cac-linh-vuTrue121000
7.00
121,000
1.00
0
False
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mớiTăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

TTĐT - ​Sáng 06-12, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 20/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới". ​​

Bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đại tá Nguyễn Đình Chuẩn - Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì hội nghị.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch" tỉnh (gọi tắt là Ban chỉ đạo 35) đã triển khai đồng bộ, đổi mới phương thức, nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng dư luận xã hội. Công tác tuyên truyền đã gắn liền với hoạt động đấu tranh phản bác, chất lượng thông tin ngày càng đa dạng, phong phú, thông tin lan tỏa sâu rộng, nhanh chóng đến đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân.

IMG_tchn2975.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Ban Chỉ đạo 35 tỉnh thường xuyên nắm chắc tình hình, kịp thời báo cáo, tham mưu Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương, đơn vị tăng cường công tác theo dõi, nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, nhất là tình hình dư luận trong công nhân, người lao động tại địa phương, đơn vị, địa bàn, lĩnh vực mình phụ trách để kịp thời định hướng tư tưởng, dư luận.

Công tác xử lý, tham mưu xử lý thông tin xấu độc tiếp tục được chú trọng, kiểm soát và xử lý hiệu quả. Bên cạnh đó, vai trò của các cán bộ cơ sở, mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội cũng được phát huy. Lực lượng này hoạt động một cách hiệu quả để nắm, hiểu về tình hình tư tưởng, tâm trạng của các tầng lớp nhân dân, từ đó có những chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ đúng lúc, kịp thời…

IMG_dbpb4655.jpg

IMG_dbpb4648.jpg

Đại biểu thảo luận tại hội nghị

Tại hội nghị, đại diện Ban Chỉ đạo 35 các địa phương cũng đã có nhiều tham luận chia sẻ những cách làm hay trong việc tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bà Trương Thị Bích Hạnh - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đánh giá cao những kết quả đạt được trong thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW trong 5 năm qua trên toàn tỉnh.

IMG_battbh4661.jpg

Bà Trương Thị Bích Hạnh - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kết luận hội nghị

Đồng thời đề nghị Ban Chỉ đạo 35 các cấp tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng và quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên, nhất là trong kỷ luật phát ngôn, tham gia các trang mạng xã hội. Cùng với đó là việc tuyên truyền lan toả thông tin tích cực, giảm tác động ảnh hưởng của các thông tin xấu độc trên không gian mạng; tăng cường cung cấp các thông tin chính thống, có tính định hướng một cách kịp thời đầy đủ cho các cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phản bác, rà soát, triệt phá, vô hiệu, truy tìm, xử lý nghiêm các đối tượng phát tán những luận điệu xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước...

IMG_ttbh4663.jpg

Bà Trương Thị Bích Hạnh - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương cho tập thể và cá nhân 

Dịp này, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tặng Bằng khen cho 01 tập thể và 01 cá nhân; Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen 10 tập thể, 13 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW giai đoạn 2018-2023.

 IMG_battb4665.jpg

 Tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể

IMG_ktbk4668.jpg

Tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân​

12/6/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtbảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trong tình hình mới383-tang-cuong-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-trong-tinh-hinh-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương có thêm 01 bảo vật quốc gia và 02 di sản văn hóa phi vật thể được công nhậnBình Dương có thêm 01 bảo vật quốc gia và 02 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận

TTĐT - ​Nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa (DSVH) Việt Nam, sáng 23-11, tại TP. Thủ Dầu Một, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận bảo vật quốc gia và danh mục DSVH phi vật thể quốc gia của tỉnh Bình Dương đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận cuối năm 2020, đầu năm 2021.

Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Bùi Hữu Toàn – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

BVQG 8.jpg

Quyết định công nhận bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể

Bình Dương là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời. Thành quả sáng tạo của các thế hệ cha, ông đã để lại những di sản vật chất, tinh thần đa dạng, phong phú, có giá trị hết sức đặc biệt. Điều đó tiếp tục được khẳng định khi Bình Dương có thêm 01 DSVH vật thể là “Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh” được công nhận là bảo vật quốc gia và 02 DSVH phi vật thể là “Nghề gốm Bình Dương”, “Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà” được công nhận là DSVH phi vật thể quốc gia.

BVQG 4.jpg

Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh​ được công nhận là bảo vật quốc gia

BVQG 9.jpg

BVQG 10.jpg

Đặc sắc võ thuật môn phái Tân Khánh Bà Trà

Tính đến nay, Bình Dương đã có 03 bảo vật quốc gia gồm Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh vừa được công nhận, Tượng động vật Dốc Chùa (công nhận năm 2013) và Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh (công nhận năm 2018); đồng thời, có 03 DSVH phi vật thể được vinh danh gồm Nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, Nghề gốm Bình Dương và Võ lâm Tân Khánh Bà Trà.

BVQG 1.jpg

BVQG 2.jpg

Tinh hoa nghề gốm Bình Dương 

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà nhấn mạnh, Bình Dương có thêm 01 bảo vật quốc gia và 2 DSVH phi vật thể quốc gia được vinh danh là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh. Với trách nhiệm và lòng tự hào dân tộc, ông tri ân đến các bậc tiền nhân, các thế hệ đi trước đã có công hình thành, gìn giữ; các DSVH được vinh danh có ý nghĩa quan trọng góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống​ tốt đẹp của dân tộc. Ông đề nghị, thời gian tới, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tích cực phối hợp với các địa phương, sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy DSVH trên địa bàn tỉnh; xây dựng môi trường thuận lợi cho nghề sản xuất gốm có điều kiện phát triển bền vững; tạo điều kiện cho các võ sư, môn sinh Võ lâm Tân Khánh Bà Trà có điều kiện học tập, rèn luyện và truyền dạy trong các trường đại học, THCS, THPT trong tỉnh; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về DSVH; quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị bảo vật quốc gia được công nhậnĐồng thời, giới thiệu, quảng bá bảo vật quốc gia, DSVH trên các phương tiện truyền thông, đa dạng hóa các hình thức thực hiện để truyền thông đến với đông đảo quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh; kích cầu và phát triển du lịch tỉnh nhà.

Dịp này, UBND tỉnh đã truy tặng Bằng khen cho 02 võ sư; tặng Bằng khen cho 04 tập thể, 03 cá nhân đã có nhiều đóng góp trong việc đưa tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian Võ lâm Tân Khánh Bà Trà trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; tặng Bằng khen cho 02 tập thể, 06 cá nhân đã có nhiều đóng góp cho việc đưa hiện vật Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh trở thành bảo vật quốc gia.

BVQG 7.jpg

Trao Bằng khen cho các cá nhân, tập thể

Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh được phát hiện tại di chỉ khảo cổ thuộc ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh, huyện Tân Uyên (nay là TX.Tân Uyên) trong các năm 1998 và năm 2001, có niên đại khoảng từ cuối thế kỷ III trước Công nguyên đến thế kỷ I sau Công nguyên (cách ngày nay trên 2.000 năm). Bộ dụng cụ có tổng cộng 23 hiện vật, gồm: Trục dệt, dao dệt, lược chải sợi và các thanh có nấc chưa xác định công dụng. Đây là kết cấu của loại khung dệt mà hiện nay một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Á vẫn còn sử dụng. Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia khảo cổ xác định Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh là hiện vật đặc biệt, quý hiếm và tiêu biểu cho một thời đại lịch sử trước và sau Công nguyên của vùng đất Phú Chánh, tỉnh Bình Dương và rộng hơn là khu vực Nam bộ và Việt Nam.

Tiếp nối dòng lịch sử, môn phái võ thuật Tân Khánh Bà Trà, nghề làm gốm trên đất Bình Dương cũng được hình thành và không ngừng phát triển.

Môn phái Võ lâm Tân Khánh ra đời từ thế kỷ 17, được các bậc tiền nhân dùng chống thú dữ, giặc cũng như khẩn hoang vùng đất Nam bộ. Đến giữa thế kỷ 19, Bà Trà, hậu duệ một vị tướng Tây Sơn, cùng gia đình đến vùng Bình Chuẩn (TP. Thuận An) và Tân Phước Khánh (TX. Tân Uyên), tỉnh Bình Dương sinh sống và truyền dạy cho người dân địa phương, đồng thời kết hợp thế võ xưa hình thành nên môn phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà. Hiện nay, môn phái đã có hàng ngàn môn sinh, có mặt tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam và nước ngoài. Những giá trị của Võ lâm Tân Khánh Bà Trà đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong bản sắc văn hóa của đất và người Bình Dương.

Nghề gốm Bình Dương là nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở tỉnh, có lịch sử hình thành khoảng 200 năm, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Từ khi ra đời cho đến nay, gốm sứ Bình Dương luôn có chỗ đứng ổn định trên thị trường trong nước và quốc tế. Sản phẩm gốm sứ Bình Dương luôn đáp ứng thị hiếu đa dạng của khách hàng và mọi tầng lớp trong xã hội.

11/23/2021 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, bảo vật quốc gia, di sản văn hóa, phi vật thể, công nhận520-binh-duong-co-them-01-bao-vat-quoc-gia-va-02-di-san-van-hoa-phi-vat-the-duoc-cong-nhaTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2
3
Quyết tâm đạt kết quả cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020Quyết tâm đạt kết quả cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020

TTĐT - ​​Chiều 28-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh họp Phiên thường kỳ tháng 10/2020. Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp. ​

Tham dự có các Phó Chủ tịch, Ủy viên UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành. Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến 09 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Phiên họp đã thông qua Báo cáo chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10/2020. Theo đó, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước được kiểm soát nhưng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ chuyên gia nhập cảnh, đảm bảo an sinh xã hội, lao động, việc làm; bảo vệ sức khỏe nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2020 có những dấu hiệu tích cực, hầu hết các nhiệm vụ trọng tâm được đảm bảo theo tiến độ.

Trong tháng 10/2020, tình hình sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển tích cực, thị trường xuất, nhập khẩu phục hồi, doanh nghiệp có lượng đơn hàng tăng dần và tập trung sản xuất phục vụ cuối năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 6,4% so với tháng 9/2020 và tăng 12,23% so với cùng kỳ năm 2019; lũy kế 10 tháng, Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,77% so với cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 21.877 tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng kỳ; lũy kế 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 208.123 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 17,9%). Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện đạt 02 tỷ 716 triệu đô la Mỹ, tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 21,1% so với cùng kỳ; các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh đều tăng, lũy kế 10 tháng đạt 22 tỷ 84 triệu đô la Mỹ, tăng 6,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 14,2%).

Từ nay đến cuối năm, tỉnh tập trung thực hiện tốt 06 nhóm giải pháp trọng tâm phấn đấu hoàn thành kế hoạch ở mức cao nhất; đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công năm 2021, tổ chức các chương trình đối thoại, tiếp xúc các hiệp hội, ngành hàng, nhà đầu tư trong và ngoài nước; xây dựng kế hoạch bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu cuối năm 2020 và đầu năm 2021; thực hiện đầy đủ các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh...

 IMG_2741.JPG

Toàn cảnh Phiên họp​

Phiên họp cũng đã thông qua các Tờ trình và dự thảo Nghị quyết: Quy định chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025; quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Tại Phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận về công tác tuyển sinh, tình hình phòng, chống dịch bệnh; công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; phòng, chống thiên tai; kết quả thu ngân sách…

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, ông Nguyễn Hoàng Thao – Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các địa phương phải bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (04 chương trình đột phá và 09 nhiệm vụ trọng tâm) bằng những giải pháp mang tính khả thi, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng các Tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình Kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm 2020. Đồng thời chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chú trọng đến lĩnh vực thu ngân sách, đầu tư công, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, xử lý vướng mắc về tình hình lao động, tiếp tục duy trì tốt công tác an sinh xã hội; giữ gìn an ninh trật tự, nỗ lực, quyết tâm đạt kết quả cao nhất trong năm 2020. 

10/28/2020 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtQuyết tâm, đạt kết quả cao nhất,  kinh tế, xã hội ,năm 2020639-quyet-tam-dat-ket-qua-cao-nhat-ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh giải trình nhiều vấn đề cử tri quan tâmChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh giải trình nhiều vấn đề cử tri quan tâm

TTĐT - Sáng 21-7, ​ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình tạ​i Kỳ họp thứ 11 - HĐND tỉnh khóa X về một số nội dung cử tri và đại biểu HĐND tỉnh kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động điều hành của UBND tỉnh. ​​

Dốc lực cho các công trình trọng điểm

Thực hiện theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phương án phân bổ vốn năm 2023 và Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, tỉnh đang tập trung vốn cho các công trình trọng điểm như: Quốc lộ 13, đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành, đường ven sông Sài Gòn, đường ĐT746, Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường, Trường Chính trị tỉnh, nhóm các dự án phục vụ Đề án 06, cải cách hành chính, thành phố thông minh, chuyển đổi số, camera giám sát giao thông, an ninh,… nên việc đầu tư nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường (trong đó có tuyến đường ĐT.742, ĐT.747a,...) sẽ được tỉnh tiếp tục quan tâm, nghiên cứu bố trí nguồn kinh phí để triển khai nâng cấp, mở rộng trong giai đoạn phù hợp.

IMG_3475.JPG

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh giải trình tại Kỳ họp

Riêng tuyến đường ĐT.747a được đầu tư theo hình thức BOT đã triển khai thu phí hơn 20 năm. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu các quy định có liên quan để tham mưu UBND tỉnh phương án dừng thu phí và xây dựng kế hoạch nâng cấp, mở rộng tuyến đường này.

Thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực y tế, giáo dục

Thông tin tại Kỳ họp, ông Võ Văn Minh cho biết, trong thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp giáo dục; tập trung bố trí vốn đầu tư trang thiết bị, xây dựng mới bệnh viện, trường học, thực hiện chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là ngành Y tế, Giáo dục đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.

Có thể thấy, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên (điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT của tỉnh nhiều năm liền nằm trong TOP 3 cả nước, riêng năm 2023 đứng thứ 2 cả nước); một số chỉ tiêu y tế được cải thiện, chất lượng dịch vụ y tế được nâng cao. Tuy nhiên nguồn nhân lực trên hai lĩnh vực này chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương, nguyên nhân chính là do dân số cơ học tăng quá nhanh trong thời gian dài. Đến nay, số bác sĩ trên vạn dân chỉ đạt 7,5 bác sĩ (bình quân cả nước đạt 11,5 bác sĩ/vạn dân), dự kiến năm học 2023-2024 toàn tỉnh thiếu 3.241 giáo viên theo định mức và 544 viên chức khác.

z4535302462691_dba6820fcf0d51b125eb545282bf1bac.jpg

Bình Dương đang tăng cường thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân giáo dục​

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực Y tế, Giáo dục, tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 31/7/2019 phù hợp tình hình thực tế. Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp và kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực ngành Y tế; xây dựng các chính sách tăng thu nhập cho y tế công lập; chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đặc thù cho nhân lực Y tế.

Tiếp tục rà soát biên chế, sắp xếp, bố trí đội ngũ công chức, viên chức, hạn chế tối đa tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại các địa phương. Trước mắt, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức tuyển dụng để phục vụ cho khai giảng năm học mới 2023-2024. Về lâu dài, tỉnh sẽ triển khai những giải pháp căn cơ, trong đó tập trung hoàn thiện các đề án ngành Y tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2023.

Khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thẳng thắn chỉ ra rằng tình trạng thiếu vật tư, trang thiết bị y tế là vấn đề thực tế đang xảy ra trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu do các vướng mắc trong thủ tục đấu thầu, nhiều gói thầu đã đến giai đoạn mở thầu nhưng không có doanh nghiệp tham gia dự thầu; một số mặt hàng thuốc trúng thầu nhưng nhà thầu đang tiến hành các thủ tục nhập khẩu nên chưa cung cấp kịp thời.

Hiện các cơ sở y tế vẫn có thuốc cùng loại để thay thế kịp thời phục vụ cho quá trình điều trị của người bệnh. Đối với thuốc generic đã đấu thầu từ tháng 4/2022 nên hiện không thiếu; thuốc thành phẩm y học cổ truyền đang xét thầu, sẽ có kết quả trong 1-2 tháng nữa; riêng thuốc y học cổ truyền, ít sử dụng, thì không có nhà thầu tham dự thầu dù đã gia hạn nhiều lần. Về giải pháp khắc phục tình trạng này, phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho đối tượng đăng ký Bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế công lập, ông cho biết, UBND tỉnh đang chỉ đạo ngành Y tế tập trung, quyết liệt tham mưu công tác mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế để đáp ứng kịp thời nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023

Trong 6 tháng đầu năm 2023, do tác động tiêu cực của tình hình kinh tế, chính trị thế giới dẫn đến một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đảm bảo mục tiêu hoặc còn thấp so với kế hoạch năm. Theo đánh giá của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức chung cả thế giới và cả nước, kết quả kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2023 có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở, điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2023.

Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, tỉnh sẽ quyết tâm, tập trung cao độ, chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp cụ thể để phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 mà Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã đề ra.

Cụ thể, kịp thời rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư, thủ tục cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khơi thông điểm nghẽn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, phát huy thị trường nội địa để tiêu thụ sản phẩm. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính sách và triển khai thành lập các cụm công nghiệp để tiến hành di dời các doanh nghiệp phía Nam lên các địa phương phía Bắc.

tham quan xuongz4408558777187_63a3c1b7bcc94ef1cf8033416fc6d2ad.jpg

UBND tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023

Phối hợp với các địa phương triển khai các nhiệm vụ của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ (đã họp lần thứ nhất ngày 18/7/2023); trong đó tập trung vào các tuyến giao thông đường sắt (đô thị, vùng), tuyến cao tốc, quy hoạch các đô thị ven sông, hình thành quỹ phát triển giao thông vùng, và các nội dung phát triển vùng về OCOP, nhân lực, y tế.

Tiếp tục xây dựng, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của các huyện, thị, thành phố phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.

Tập trung giải quyết dứt điểm những tồn đọng, vướng mắc trong triển khai thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định cho các dự án tái định cư, khu dân cư, khu đô thị đủ điều kiện trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện đông người xảy ra như trong thời gian vừa qua.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thu, chi ngân sách. Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, quyết tâm điều hành, tổ chức thực hiện thắng lợi kế hoạch đầu tư công năm 2023, giải quyết điểm nghẽn đền bù giải tỏa, tạo phong trào thi đua về đền bù giải tỏa. Khẩn trương thông báo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 cho các chủ đầu tư sớm có phương án chuẩn bị đầu tư.

Tiếp tục quan tâm thực hiện tốt hơn các chính sách về an sinh xã hội, tập trung chăm lo cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, yếu thế, công nhân lao động gặp khó khăn do thiếu hoặc mất việc làm. Chủ động nắm tình hình từ cơ sở trong điều kiện nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải giảm quy mô sản xuất, cắt giảm giờ làm, cho công nhân nghỉ việc để có giải pháp phù hợp đảm bảo giữ vững ổn định tình hình an ninh, trật tự, an ninh công nhân, an ninh đô thị.

Phát huy hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử. Tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm các công trình, dự án của Đề án xây dựng thành phố thông minh và Vùng đổi mới sáng tạo. Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng để tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức của người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Hoàn chỉnh phân tích dữ liệu trên Trung tâm Giám sát điều hành thông minh (IOC) để phục vụ chỉ đạo điều hành của tỉnh.

Tập trung các đề án quan trọng của ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, khẩn trương đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường trong tháng 11/2023; chuẩn bị tốt điều kiện cho khai giảng năm học mới 2023-2024, đảm bảo 100% trẻ trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Đảm bảo quốc phòng an ninh, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong bất cứ tình huống nào, nhất là an ninh công nhân, an ninh kinh tế, an ninh nông thôn. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giải quyết ùn tắc và kéo giảm tai nạn giao thông; tiếp tục triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Đề án camera giám sát an ninh, giao thông.​​

7/21/2023 7:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh, giải trình, nhiều vấn đề cử tri quan tâm94-chu-tich-ubnd-tinh-vo-van-minh-giai-trinh-nhieu-van-de-cu-tri-quan-taTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4.25
4
Đến ngày 16/2/2022, cả nước có 93,71% học sinh học trực tiếp Đến ngày 16/2/2022, cả nước có 93,71% học sinh học trực tiếp

TTĐT - ​Sáng 17-02, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về tình hình mở cửa trường học của các địa phương. 

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh.

Bộ GDĐT cho biết, đến ngày 16/02/2022, tổng số học sinh học trực tiếp trên cả nước là 21.001.019/22.409.817, đạt tỷ lệ 93,71%; 100% tỉnh, thành phố, Sở GDĐT đã xây dựng và thực hiện tiêu chí đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trực tiếp; xây dựng kịch bản dạy học linh hoạt, an toàn cho trẻ em, học sinh tùy theo tình huống dịch bệnh; triển khai thực hiện Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học đến toàn thể cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh và cha, mẹ học sinh. Chuẩn bị cơ sở vật chất, vệ sinh khử khuẩn để sẵn sàng đón học sinh đến trường; 100% tỉnh, thành phố đã có kế hoạch cho trẻ em mầm non, học sinh trở lại trường học trực tiếp trong tháng 02/2022. Cụ thể, 54/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp; 59/63 tỉnh, thành phố cho học sinh tiểu học học trực tiếp; 63/63 tỉnh, thành phố cho học sinh THCS và THPT đi học trực tiếp; 100% các cơ sở giáo dục đại học đã có kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp.

truong-hoc3-16450847046541450507421.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì hội nghị

Đánh giá chung về tình hình triển khai cho học sinh học tập trực tiếp, Bộ GDĐT cho rằng, chủ trương kiên quyết mở cửa trường học đưa học sinh tới trường học trực tiếp nhìn chung được xã hội, giáo viên, phụ huynh, các chuyên gia... ủng hộ, đồng tình, được đánh giá là đúng lúc và kịp thời.

Tại hội nghị, các địa phương, Bộ ngành đã trình bày tham luận về tình hình triển khai, tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp trong các cơ sở giáo dục.

IMG_4809.JPG

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Hiện tại, khi tỷ lệ tiêm vắc-xin trong cộng đồng cao, trong đó có đối tượng học sinh từ 12 đến dưới 18 tuổi; kinh nghiệm phòng, chống dịch, điều kiện y tế dự phòng, thuốc được tăng cường, chúng ta có đầy đủ căn cứ, kinh nghiệm, điều kiện để quyết tâm thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc đưa học sinh quay trở lại trường học". Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương, cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh và kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Theo đó, xây dựng kế hoạch triển khai chương trình y tế trường học trong các cơ sở mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025; tập trung cao cho việc rà soát, sắp xếp đội ngũ nhân viên y tế trường học; xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ này. Trong đó, chú trọng triển khai việc kiểm soát tình hình dịch bệnh trước khi đón học sinh đến trường.

truong-hoc1-16450847044981665673515.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu kết luận hội nghị

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm vắc xin ​cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi theo định hướng của Bộ Y tế; kiểm soát được tốc độ lây nhiễm trong trường học, có phương án xử lý ca nhiễm, F1 hợp lý, nhất là liên tục cập nhật hướng dẫn điều trị… Bộ Y tế sớm có văn bản hướng dẫn vấn đề xét nghiệm trong trường học; theo dõi sức khoẻ trẻ em bị bệnh nền, có vấn đề về sức khoẻ; thời gian cách ly tại nhà đối với trẻ em là F1; học bán trú…​

Bình Dương đã triển khai từng bước cho học sinh học trực tiếp phù hợp với cấp độ dịch trên địa bàn.​ Từ ngày 07/02/2022 (sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần), các cơ sở giáo dục từ mầm non đến THCS trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến. Trước đó, học sinh THPT và khối 9 THCS đã trở lại học trực tiếp; các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học triển khai thực hiện thí điểm theo từng giai đoạn.​

Về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học, Sở GDĐT đã quán triệt, triển khai đầy đủ các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GDĐT, Bộ Y tế và của tỉnh; phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế triển khai các giải pháp phòng chống dịch tại các cơ sở giáo dục. Cụ thể, thành lập kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Thành lập các Tổ an toàn Covid-19 của đơn vị. Xây dựng kế hoạch và phương án​ phòng, chống dịch Covid-19; phương án xử lý khi có trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện F0 trong trường học. Tạo mã QR điểm kiểm dịch để thực hiện quản lý người ra vào đơn vị và khai báo y tế. Tổ chức thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Bố trí khu vực khai báo y tế, quét mã QR; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời. Phối hợp cơ quan y tế tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 và xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho giáo viên, học sinh. Tỷ lệ giáo viên tiêm mũi 3 đạt 99,97%; 99,99% học sinh các trường THCS, THPT, Trung tâm GDNN-GDTX (từ 12 đến 18 tuổi) đã tiêm 02 mũi vắc xin cơ bản. ​

2/17/2022 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtĐến ngày 16/2/2022, cả nước có 93,71% học sinh, học trực tiếp 830-den-ngay-16-2-2022-ca-nuoc-co-93-71-hoc-sinh-hoc-truc-tiepTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023

TTĐT - ​Chiều 22-8, Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm trúng tuyển đại học chính quy theo phương thức xét kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. 

Theo đó, phổ điểm trúng tuyển chung cho các tổ hợp dao động từ 15.5 - 23.75 điểm. Hai ngành Giáo dục tiểu học và  Sư phạm Ngữ văn có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất (23.75).

So với năm trước, điểm chuẩn trúng tuyển năm nay ở nhiều ngành của trường có xu hướng tăng trung bình từ 1 đến 3 điểm. Tăng nhiều nhất là ngành Tâm lý học, từ 15.5 lên 22.5, tăng 7 điểm; ngành Luật từ 18.5 lên 23.25, tăng 4.75 điểm. Trường có 14/37 ngành có điểm trúng tuyển từ 20 điểm trở lên. Các ngành có điểm trúng tuyển thấp 15.5 điểm là nhóm ngành tự nhiên, kỹ thuật công nghệ như Toán học, Hóa học, Công nghệ sinh học, Quản lý đất đai, Kỹ thuật môi trường…

Từ ngày 23/8/2023, Trường sẽ gửi thông báo trúng tuyển đến số điện thoại của thí sinh. Hoặc thí sinh có thể tra cứu kết quả trúng tuyển trên website của trường. Từ ngày 24/8 đến ngày 12/9/2023, các thí sinh trúng tuyển sẽ tiến hành làm thủ tục nhập học trực tuyến (online) và chính thức đến trường từ ngày 9/9 đến ngày 12/9/2023 để làm hồ sơ nhập học cho tân sinh viên.  

Điểm chuẩn Trường Đại học Thủ Dầu Một năm 2023​:

Diemchuantdm2023.png

Diemchuantdm20231.png

8/23/2023 7:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrường Đại học Thủ Dầu Một, công bố, điểm chuẩn, 2023761-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-cong-bo-diem-chuan-trung-tuyen-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.307377
122
Bình Dương bắn pháo hoa chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật BảnBình Dương bắn pháo hoa chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

TTĐT - ​​​Lúc 21 giờ tối 08-9, Bình Dương sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại Thành phố mới Bình Dương.​

Dự kiến sẽ có 150 giàn pháo hoa tầm thấp được bắn trong thời lượng 15 phút tại đường Hùng Vương (gần Tòa nhà Toyota), phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một (Thành phố mới Bình Dương) cách Trung tâm Hành chính tỉnh khoảng 500m.

Đây là hoạt động trong Chương trình “Gặp gỡ Nhật Bản 2023” do UBND tỉnh Bình Dương phối hợp với Bộ Ngoại giao và chính quyền tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) tổ chức, thiết thực chào mừng 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2023).

Trong khuôn khổ chương trình “Gặp gỡ Nhật Bản 2023”, Bình Dương sẽ tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp và đối tác Nhật Bản; trao giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép xây dựng cho doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương; ký kết biên bản ghi nhớ giữa Tổng công ty Becamex IDC và đối tác Nhật Bản. Ngoài ra còn có các hoạt động giao lưu văn hóa, xúc tiến đầu tư như: Chương trình "Phụ nữ Bình Dương với văn hóa Nhật Bản"; Hội nghị kết nối cung – cầu hàng hóa và Hội chợ Công Thương vùng Đông Nam bộ…

9/8/2023 3:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, bắn pháo hoa789-binh-duong-ban-phao-hoa-chao-mung-50-nam-thiet-lap-quan-he-ngoai-giao-viet-nam-nhat-baTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.333333
3
Thông báo tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh Bình DươngThông báo tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương

​TTĐT - Văn phòng UBND tỉnh thông báo việc tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh.​

​Việc tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh vào ngày thứ Ba của tuần lễ thứ 3 hàng tháng. Trường hợp ngày tiếp công dân định kỳ trùng vào ngày nghỉ Lễ, ngày Lễ, Tết thì việc tiếp công dân định kỳ sẽ được bố trí vào 01 ngày phù hợp, gần nhất trong tháng đó.

Trong trường hợp do bận việc đột xuất, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giao nhiệm vụ cho 01 Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tiếp công dân định kỳ trong tháng đó. Việc giao nhiệm vụ được thông báo tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh.

Địa điểm tiếp công dân: Trụ sở Tiếp công dân tỉnh, số 1000, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tiếp công dân; tham dự có đại diện lãnh đạo: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Văn phòng UBND tỉnh, Ban Tiếp công dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến vụ việc cụ thể của công dân. Mời đại diện lãnh đạo: Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy. 

Công dân có nhu cầu dự buổi tiếp công dân định kỳ phải thực hiện đăng ký thông qua Ban Tiếp công dân tỉnh bằng hình thức đăng ký trực tiếp tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh hoặc liên hệ đăng ký qua số điện thoại, hộp mail công vụ của Ban Tiếp công dân tỉnh (gửi kèm hồ sơ, tài liệu có liên quan nội dung đăng ký). Trên cơ sở nội dung trình bày của công dân, cán bộ tiếp công dân sẽ xem xét, hướng dẫn công dân điền thông tin vào phiếu đăng ký và tiếp nhận tài liệu theo quy định.​

Văn bản 

3/1/2022 7:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtThông báo, tiếp công dân định kỳ, Chủ tịch UBND tỉnh952-thong-bao-tiep-cong-dan-dinh-ky-cua-chu-tich-ubnd-tinh-binh-duonFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
1.25
4
Ngành Giáo dục và Đào tạo kiên định mục tiêu đổi mới giáo dục Ngành Giáo dục và Đào tạo kiên định mục tiêu đổi mới giáo dục

​TTĐT - Ngày 20-8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 01 năm thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (gọi tắt là Chương trình GDPT 2018).

​Chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Đắc Vinh - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội; ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có lãnh đạo Sở GDĐT; các sở, ngành và các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Học sinh mạnh dạn, tự tin hơn

Qua 01 năm thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình GDPT, kết quả nổi bật là Bộ GDĐT đã ban hành Chương trình GDPT 2018 tổng thể và chương trình các môn học. Đến nay đã có 05 nhà xuất bản tham gia biên soạn và trình thẩm định 05 bộ sách giáo khoa lớp 1 và 03 bộ sách giáo khoa lớp 2, cùng 03 bộ sách giáo khoa lớp 6 đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm chất lượng được Bộ GDĐT phê duyệt; hoàn thành bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán về hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2018 và đang triển khai bồi dưỡng giáo viên đại trà, ưu tiên bồi dưỡng 100% giáo viên dạy lớp 1, lớp 2, lớp 6 trước khi bắt đầu năm học mới.

Báo cáo kết quả tổng kết sau 01 năm thực hiện cho thấy Chương trình GDPT mới của Bộ GDĐT đã đạt những kết quả tích cực trên nhiều phương diện, từ công tác quản lý đến đào tạo.

tongketCTGD.jpg

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Các trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc thực hiện chương trình mới. Đồng thời, đã khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Công tác phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện tốt. 

Đánh giá tổng quan, sau những lúng túng giai đoạn đầu, kế hoạch giáo dục đã được đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình. Học sinh được tạo điều kiện học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học. Thời khóa biểu đã được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

Tổng hợp kết quả từ các địa phương về kết quả đánh giá cuối năm học 2020-2021 cho thấy, tất cả các trường tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch. Chất lượng học sinh lớp 1 đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của chương trình, có một số mặt nổi trội hơn so với chương trình hiện hành. Học sinh mạnh dạn và tự tin hơn, dám thể hiện quan điểm của mình, biết nêu quan điểm qua tiết học; cơ bản đã đọc thông viết thạo ngay trong học kỳ 1 và được củng cố tăng cường bền vững ở học kỳ 2.

Trong năm học 2021-2022, chương trình mới sẽ tiếp tục thực hiện với lớp 2 và lớp 6.

tongketCTGD 1.jpg

Chương trình GDPT mới của Bộ GDĐT đã đạt những kết quả tích cực trên nhiều phương diện

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đánh giá cao những kết quả trong việc triển khai Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về Chương trình GDPT. Ông đề nghị Bộ GDĐT cần chú trọng đánh giá để hoàn thiện hơn khung chương trình; quan tâm hơn tới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục và tính ổn định nhiều năm của các bộ sách giáo khoa, tránh tình trạng lãng phí.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, nhìn lại 01 năm triển khai chương trình GDPT mới, có thể khẳng định định hướng đổi mới giáo dục mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra là hoàn toàn đúng đắn, đạt được những mục tiêu quan trọng trong bước đi đầu tiên. Trong thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục kiên định mục tiêu đổi mới giáo dục trên cơ sở tăng cường sự sáng tạo của thầy và trò, ưu tiên cho "dạy người", phát huy năng lực của học sinh.

Bình Dương đổi mới cách thức tiếp cận 

Riêng ngành GDĐT tỉnh Bình Dương, thời gian qua, luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBNDtỉnh và sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các sở, ban, ngành, đoàn thể đối với công tác huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển GDĐT, nhất là đầu tư cơ sở vật chất chuẩn bị triển khai dạy lớp 1.

Các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đều trang bị đầy đủ phòng học, phòng chức năng đảm bảo 80% dạy 2 buổi/ngày. Đa số các phòng học giảng dạy ở lớp 1 được trang bị máy chiếu hoặc bảng tương tác thông minh, thuận lợi cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới.

Mặc dù công tác tổ chức tập huấn sách giáo khoa lớp 1 gặp khó khăn do phòng, chố​ng dịch Covid-19, tuy nhiên, đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 vẫn được tập huấn đầy đủ, kịp thời về nội dung và phương pháp dạy học sách giáo khoa mới, nhiệt tình trong công tác.

Bên cạnh đó, lãnh đạo ngành GDĐT luôn thường xuyên quan tâm theo dõi, kiểm tra, dự giờ, tư vấn cho giáo viên trong việc tổ chức giảng dạy chương trình GDPT 2018 theo hướng tăng cường tính chủ động, linh hoạt trong tổ chức dạy và học phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và thực tế đối tượng học sinh nhằm giúp học sinh đạt được yêu cầu theo mục tiêu chương trình đề ra. 

Thời gian đầu triển khai Chương trình GDPT 2018, phụ huynh, dư luận xã hội cũng có những phản ánh nhiều chiều. Sở GDĐT đã chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác truyền thông, đổi mới phương pháp dạy học, chủ động thay đổi ngữ liệu dạy học phù hợp. Qua đó, giáo viên và học sinh đã nhanh chóng bắt nhịp và tạo được lòng tin từ phụ huynh và xã hội.

TongketCTGD 2.jpg

Đổi mới cách thức tiếp cận, truyền cảm hứng và định hướng cho sự phát triển của học sinh

Hiện nay, giáo viên đã nắm khá tốt nội dung, phương pháp dạy học theo Chương trình GDPT 2018. Bước đầu nắm được dạy học phân hóa, dạy học tích hợp, biết áp dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được nâng lên, đồng thời có ý thức tự nghiên cứu, tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng xu hướng đổi mới. Nhận thức về tình hình đổi mới cũng được toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh tiếp nhận đầy đủ hơn; đặc biệt, sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh và giáo viên trong giáo dục không ngừng được tăng cường.  

Đến thời điểm này, việc triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 trên địa bàn tỉnh đã có những thành công nhất định. Các giáo viên đều đánh giá học sinh có phần tiến bộ hơn kể cả ở việc tiếp thu kiến thức lẫn hình thành, phát triển các năng lực,ph​ẩm chất cần thiết khác.

Đúc kết những kinh nghiệm trong 01 năm qua, ngành GDĐT tỉnh Bình Dương sẽ chú trọng hơn vào công tác đổi mới quản lý GDPT và quản trị nhà trường tiểu học để quản lý, chỉ đạo của nhà trường phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên chủ động trong việc tổ chức thực hiện dạy học từ trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, công tác bồi dưỡng tập huấn... đặc biệt là hệ thống thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Song song đó, phải đồng hành cùng giáo viên trong việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa để kịp thời tìm ra những điểm còn hạn chế, khó khăn, từ đó hỗ trợ, tư vấn, tháo gỡ cùng giáo viên; tạo động lực cho giáo viên thực hiện tốt công tác dạy học và giáo dục.

Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Bình Dương chia sẻ, chương trình GDPT mới có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực của đội ngũ nhà giáo, do đó bản thân các thầy, cô giáo phải "tự thay đổi mình" để thích nghi. Giáo viên phải xác định được những vấn đề cần đổi mới là mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phương tiện và hình thức tổ chức, đánh giá. Đồng thời, phải thay đổi tư duy và cách thức tiếp cận vấn đề, cần trở thành người truyền cảm hứng và định hướng cho sự phát triển của học sinh; quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân học sinh trong tập thể lớp để phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.​

8/20/2021 10:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtNgành, Giáo dục và Đào tạo, kiên định, mục tiêu, đổi mới, giáo dục 698-nganh-giao-duc-va-dao-tao-kien-dinh-muc-tieu-doi-moi-giao-ducFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương thực hiện gói hỗ trợ an sinh xã hội: Chặt chẽ, minh bạch, đúng đối tượngBình Dương thực hiện gói hỗ trợ an sinh xã hội: Chặt chẽ, minh bạch, đúng đối tượng

TTĐT - ​Thực hiện gói hỗ trợ an sinh xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ, tỉnh Bình Dương đang khẩn trương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trên tinh thần triển khai chính xác, chặt chẽ, minh bạch, đúng đối tượng… nhằm giúp người dân sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Công khai, minh bạch

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Bình Dương có 8 nhóm đối tượng được hưởng gói hỗ trợ bằng hình thức hỗ trợ tiền mặt và được nhận một lần, bao gồm: Người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; hộ nghèo, hộ cận nghèo; người lao động (NLĐ) thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ), nghỉ việc không hưởng lương; người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính; hộ kinh doanh cá thể có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm bị tạm dừng hoạt động; NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; NLĐ không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm. Dự kiến số kinh phí cần phải hỗ trợ hơn 1.400 tỷ đồng. Bình Dương thuộc nhóm các tỉnh, thành phố có các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương trên 50% nên tự bảo đảm kinh phí thực hiện.

Ông Phạm Văn Tuyên - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: "Ngay khi có quyết định của Chính phủ, Sở đã chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu cho UBND tỉnh; đồng thời nhanh chóng xây dựng bảng hướng dẫn cũng như thành lập các đoàn xuống cơ sở hỗ trợ các địa phương tiến hành rà soát, triển khai thực hiện. Trên tinh thần không để bỏ sót, trùng lắp, hỗ trợ đúng đối tượng, công tác triển khai được thực hiện một cách thận trọng, chặt chẽ đảm bảo công khai, minh bạch".

Theo ông Tuyên, Sở đã tích cực thực hiện chuyển tải nội dung bằng nhiều hình thức đa dạng, khẩn trương thông qua các hội, đoàn thể cấp cơ sở, niêm yết công khai tại nơi làm việc, các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, hệ thống truyền thanh cơ sở, mạng thông tin nội bộ để người dân, NLĐ và người sử dụng lao động nắm rõ nội dung, thực hiện đúng quy định, hạn chế thấp nhất việc lợi dụng chính sách để trục lợi. Đồng thời, Sở tổ chức 03 đoàn công tác đi kiểm tra thực tế tình hình, tiến độ triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ, nắm bắt khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và những đề xuất, kiến nghị của các địa phương để có hướng hỗ trợ tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ.

Đối với 3 nhóm đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo; người có công và đối tượng bảo trợ xã hội cơ bản đã có danh sách nên việc rà soát tương đối dễ dàng. Tính đến nay, tỉnh đã thực hiện chi trả cho 64.552 đối tượng với tổng số tiền hơn 68 tỷ đồng, trong đó, có 50.998 người thuộc đối tượng người có công hưởng trợ cấp hàng tháng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội; 6.839 người bán lẻ vé số lưu động - thuộc đối tượng người lao động tự do không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm. Những nhóm đối tượng còn lại các địa phương đang tổng hợp để gửi UBND cấp huyện thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.


Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Hưng Định, thành phố Thuận An thăm và tặng quà cho những người bán vé số dạo tại địa phương​

Chỉ đạo việc triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội theo Nghị quyết 42 của Chính phủ tại Phiên họp thường kỳ tháng 5/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm nhấn mạnh: "Hỗ trợ gói an sinh xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là một chính sách mang tính nhân văn rất lớn của Đảng, Nhà nước. Vì thế, việc triển khai nhanh, đúng đối tượng, đảm bảo tính công bằng, minh bạch chính sách này trên địa bàn tỉnh là việc làm vô cùng ý nghĩa, cần được thực hiện nhanh chóng. Khi rà soát đến đâu cần tiến hành hỗ trợ đến đó theo hình thức "cuốn chiếu" không để người dân phải chờ đợi".

Phát huy tinh thần trách nhiệm

Cũng theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, trong tháng 4/2020 có khoảng 50.000 NLĐ thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không lương; 12.000 NLĐ chấm dứt HĐLĐ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo Nghị quyết 42 của Chính phủ, NLĐ tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương để được nhận trợ cấp phải đủ các điều kiện về thời gian tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương liên tục 01 tháng, trong khoảng thời gian từ ngày 01/4 đến ngày 01/6/2020, còn thời hạn trong HĐLĐ, đang tham gia Bảo hiểm xã hội. NLĐ làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương, sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính khác. Sở đã phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, UBND cấp huyện, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiến hành công tác rà soát, cập nhật, tổng hợp tình hình lao động, việc làm bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 gây ra; đồng thời đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp thống kê, cung cấp các thông tin, số liệu có liên quan từ công tác quản lý của từng ngành.

goiasxh3.jpg

Lãnh đạo UBND thành phố Thủ Dầu Một thăm hỏi, động viên người dân tại một khu nhà trọ ​

​Trong các nhóm đối tượng được hỗ trợ thì việc xác định nhóm đối tượng NLĐ tự do, lao động không có giao kết HĐLĐ gặp nhiều khó khăn. Theo quy định điều kiện để nhận trợ cấp, người có nhu cầu hỗ trợ cần nộp đơn xác nhận tại UBND cấp xã, phường, thị trấn (có mẫu cụ thể) nơi đăng ký cư trú. Để đảm bảo công bằng, khách quan và trao đúng đối tượng, các đơn vị cơ sở có nhiệm vụ xác minh và danh sách người được hỗ trợ sẽ dán công khai tại trụ sở xã, phường, thị trấn dưới sự giám sát của cộng đồng cũng như phát huy vai trò giám sát của MTTQ các cấp. Bên cạnh yếu tố công tâm, minh bạch thì công tác rà soát hỗ trợ cho các nhóm đối tượng còn đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ cơ sở, sự nhập cuộc tích cực của các cơ quan đơn vị liên quan vì một mục tiêu chung tay giúp cộng đồng vượt qua khó khăn, phục hồi kinh tế sau khi đã khống chế được dịch bệnh.

Gỡ khó việc thực hiện các chính sách hỗ trợ

Thời gian qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cùng cấp đã tiến hành 134 cuộc giám sát việc hỗ trợ các đối tượng. Tại mỗi địa phương, Đoàn giám sát đã lắng nghe ý kiến phản hồi những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ.

Qua giám sát, có thể thấy, đặc thù của Bình Dương là có số lượng người dân nhập cư rất đông nên gặp nhiều khó khăn trong công tác rà soát đối tượng, nhất là đối tượng thuộc diện lao động tự do, khó xác định điều kiện để được hưởng chính sách theo quy định. Số lượng người lao động ở doanh nghiệp tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương thực hiện việc kê khai còn rất hạn chế, do còn nhiều vướng mắc về thủ tục xác nhận cho người lao động thuộc đối tượng này để được hưởng chính sách hỗ trợ. Còn nhiều NLĐ bị ảnh hưởng (kể từ sau khi nghỉ Tết Nguyên đán đến đầu tháng 5/2020) nhưng chưa được quy định chính sách hỗ trợ phù hợp, nhiều đối tượng thật sự khó khăn cần được hỗ trợ nhưng Nghị quyết 42 không quy định. NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, hoặc nghỉ việc không hưởng lương còn khó khăn về điều kiện chứng minh doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương. Hộ kinh doanh có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu/năm (được xác định tại thời điểm ngày 15/01/2020), tạm ngừng kinh doanh từ 01/4/2020 thì cơ sở phải rà soát lại các ngành nghề kinh doanh theo Quyết định tạm ngừng kinh doanh của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

goiasxh4.jpg

Ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiến nghị Trung ương tháo gỡ khó khăn về thủ tục, hồ sơ để các nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ gói 62.000 tỷ của Chính phủ​

Tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra Trung ương về công tác giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiến nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành Trung ương xem xét các giải pháp để tháo gỡ việc quy định về thủ tục, hồ sơ để các nhóm đối tượng người lao động mất việc làm, doanh nghiệp, hộ kinh doanh… gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được hưởng chính sách hỗ trợ gói 62.000 tỷ của Chính phủ. Đối với nhóm lao động không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm, ngoài các công việc được quy định trong Quyết định 15/2020/QĐ-TTg, kiến nghị bổ sung thêm một số lao động cũng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 như: Thợ hồ; bảo vệ, giữ xe (tại các shop, cửa hàng nhỏ lẻ); tiệm cắt tóc, làm móng nhỏ (mà không phải hộ kinh doanh) và đặc biệt là đối tượng là giáo viên các trường tư thục, cơ sở mầm non, nhóm giữ trẻ nhỏ…

Yêu cầu nhất quán trong thực hiện chính sách hỗ trợ từ gói an sinh xã hội của Chính phủ là công khai, minh bạch, đến tận tay người dân, không để trục lợi chính sách. Chính vì vậy, Bình Dương đang tích cực triển khai công tác hỗ trợ với tinh thần đặt quyền lợi của người dân lên trên hết, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Bình Dương đã làm rất tốt công tác vận động hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh đã ủng hộ thông qua nhiều hình thức như bằng tiền mặt, vật tư y tế, nhu yếu phẩm, thực phẩm, phát khẩu trang miễn phí, ATM gạo, đặc biệt là miễn, giảm tiền nhà trọ cho người nghèo, công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19... với tổng trị giá gần 260 tỷ đồng.​

6/26/2020 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiBài viết/CMSImageNew/2020-07/Tin 2 - Goi ho tro ASX.mp3Xem chi tiếtgói hỗ trợ, an sinh xã hội, chặt chẽ, minh bạch, đúng đối tượng211-binh-duong-thuc-hien-goi-ho-tro-an-sinh-xa-hoi-chat-che-minh-bach-dung-doi-tuonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.833333
3
Bình Dương tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng các hài cốt liệt sĩ NewBình Dương tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng các hài cốt liệt sĩ

TTĐT - ​Sáng 26-4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức trọng thể Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ thuộc Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc hy sinh tháng 5/1968 tại ấp Chòi Dúng, xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên.

​​Đến dự có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ngài Andrew Goledzinowski - Đại sứ Úc tại Việt Nam; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh cùng các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; thân nhân của các liệt sĩ thuộc nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

vnt1.jpg

Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

vnt2.jpg

vnt3.jpg

Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch và lãnh đạo tỉnh Bình Dương dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài Liệt sĩ

vnt4.jpg

Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

vnt5.jpg

vnt6.jpg

vnt7.jpg

Lãnh đạo tỉnh thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

vnt9.jpg

Đoàn Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự Úc thắp hương tại Tượng đài Liệt sĩ

vnt10.jpg

vnt11.jpg

vnt12.jpg

Các đoàn dâng hương, dâng hoa tại Tượng đài Liệt sĩ

Sư đoàn 7 mang mật danh "Công trường 7" thành lập ngày 13/6/1966 tại Phước Long (nay là huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) là một trong những sư đoàn chủ lực đầu tiên trên chiến trường Nam bộ. Trên vùng đất Bình Dương, Sư đoàn 7 có nhiệm vụ đứng vững ở khu vực thuộc địa phận các huyện Phú Giáo, Châu Thành (nay là huyện Bắc Tân Uyên và TP.Tân Uyên) chuẩn bị mọi mặt để bước vào đợt 2. Ngày 28/4/1968, Sư đoàn được lệnh đưa lực lượng của Sư đoàn cùng các lực lượng phối thuộc của địa phương xuống vùng sâu đánh địch. Vào các ngày cuối tháng 5/1968, Sư đoàn 7 nhận mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Miền tấn công vào Căn cứ Sở Gà, Sở Hội, Đồng Tràm, Bắc TX.Thủ Dầu Một (nay thuộc xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên). Ngay sau khi ta giành được thắng lợi bước đầu, địch đã sử dụng nhiều xe tăng thiết giáp, máy bay bất ngờ phản công, do hỏa lực địch quá mạnh và bị phản công bất ngờ nên một bộ phận cán bộ, chiến sĩ của ta đã anh dũng hy sinh.

Sau 20 năm, với 9 lần tìm kiếm, đến ngày 05/4/2024, tại vị trí hố bom thứ 5, lực lượng tìm kiếm của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã đào tìm kiếm phát hiện hài cốt liệt sĩ chôn tập thể, đồng thời tiến hành quy tập được nhiều hộp xương sọ, nhiều xương ống, xương vụn, vật dụng gồm: 20 bình tông, 35 chiếc dép cao su và nhiều di vật liệt sĩ.

Căn cứ vào nguồn thông tin của một số nhân chứng, trong đó có một số cựu binh Úc và Ban liên lạc Hội Cựu chiến sĩ Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 cung cấp thì những hài cốt trên là những liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại trận đánh Bàu Hang của Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc vào tháng 5/1968 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

letruydieu2.jpg

Các đại biểu kính cẩn nghiêng mình dành một phút mặc niệm, khấn nguyện cho các liệt sĩ mãi mãi yên giấc ngàn thu

Trong giờ phút thiêng liêng, trang trọng, các đại biểu kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các anh hùng liệt sĩ, thành kính dâng hương với tất cả sự tri ân, lòng biết ơn vô hạn. 

letruydieu1.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đọc điếu văn tại buổi lễ

Đọc điếu văn tại Lễ truy điệu, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: "56 năm đã trôi qua kể từ ngày ấy, hơn một nửa thế kỷ thân xác các anh hùng nằm trong lòng đất mẹ. Liệt sĩ được khai quật chỉ còn lại là những mảnh xương, hộp sọ và những kỷ vật nằm rải rác. Hành trang của các anh ngày trở về chỉ là những chiếc dép cao su, những chiếc bình tông, hộp quẹt, xẻng bộ binh, chiếc bút máy và những mảnh nilon, mảnh dù không còn nguyên vẹn do thời gian; những kỷ vật ấy đã theo các anh đến tận cùng của cuộc chiến vệ quốc vĩ đại này. Tất cả sẽ là vô giá, và Bàu Hang (nay là ấp Chòi Dúng) nơi các anh ngã xuống đã trở thành vùng đất giàu truyền thống cách mạng của tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung.

Sự hy sinh của các chiến sĩ đã tô đậm thêm trang sử vàng của dân tộc Việt Nam và trận đánh ác liệt những ngày cuối tháng 5 năm Mậu Thân 1968 sẽ mãi mãi đi vào lòng nhân dân; các anh - những chiến sĩ Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc ngày ấy sẽ luôn là huyền thoại anh hùng ca của Tổ quốc.

Cùng với toàn Đảng, toàn quân và đồng bào cả nước, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Bình Dương kính cẩn nghiêng mình đón các anh hùng liệt sĩ về an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh trong tình cảm yêu thương vô hạn của đồng chí, đồng bào. Xin thành tâm gửi lời tri ân sâu sắc đến thân nhân các liệt sĩ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và hiến dâng cho Tổ quốc những người con ưu tú.

Những thế hệ hôm nay và mai sau xin nguyện sẽ tiếp tục sống xứng đáng và có trách nhiệm hơn nữa trước sự hy sinh cao cả của các đồng chí. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương sẽ ra sức phấn đấu cùng với nhân dân cả nước xây dựng Tổ quốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và quyết tâm xây dựng tỉnh Bình Dương sớm trở thành một đô thị văn minh, giàu đẹp để đền đáp sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ.

Sau Lễ truy điệu, lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tỉnh Bình Dương đã thực hiện nghi thức an táng hài cốt liệt sĩ và thắp hương trước các phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.​

Dưới đây là một số hình ảnh tại Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ:

letruydieu3.jpg

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ thuộc Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc hy sinh tháng 5/1968 tại ấp Chòi Dúng, xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên

letruydieu4.jpg

Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chuẩn bị thực hiện nghi thức di quan các hài cốt liệt sĩ

letruydieu5.jpg

letruydieu17.jpg

Các đại biểu và gia đình liệt sĩ thực hiện nghi thức di quan

letruydieu6.jpg

letruydieu7.jpg

Các cán bộ chiến sĩ thực hiện nghi thức hạ huyệt

letruydieu8.jpg

letruydieu9.jpg

letruydieu10.jpg

letruydieu11.jpg

letruydieu18.jpg

Đại biểu rải hoa, đất an táng các hài cốt các liệt sĩ

letruydieu12.jpg

Người thân các liệt sĩ rải hoa, đất an táng hài cốt liệt sĩ

letruydieu13.jpg

Ngài Andrew Goledzinowski - Đại sứ Úc tại Việt Nam thắp hương tại phần mộ các liệt sĩ

letruydieu14.jpg

letruydieu15.jpg

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thắp hương tại các phần mộ liệt sĩ

letruydieu16.jpg

Các cựu chiến binh thắp hương tại phần mộ các đồng chí, đồng đội của mình

4/26/2024 12:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhPhóng sự ảnhXem chi tiếtlễ viếng nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ496-binh-duong-to-chuc-trong-the-le-truy-dieu-va-an-tang-cac-hai-cot-liet-siTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Becamex IDC tặng 1.000 thẻ Bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Bàu BàngBecamex IDC tặng 1.000 thẻ Bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Bàu Bàng

TTĐT - ​Sáng 18-5, tại huyện Bàu Bàng, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương, Tổng công ty Becamex IDC tổ chức Chương trình "Tặng thẻ Bảo hiểm y tế - Chia sẻ yêu thương" cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Bàu Bàng.

Tại chương trình, Ban Tổ chức đã trao tặng 1.000 thẻ Bảo hiểm y tế với tổng trị giá 800 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 07 xã, thị trấn của huyện Bàu Bàng.

Phát biểu tại chương trình, ông Giang Quốc Dũng – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Becamex IDC cho biết, bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, với tinh thần "Tương thân tương ái", "Lá lành đùm lá rách", hưởng ứng phát động của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương, thời gian qua, công tác an sinh xã hội luôn được Tổng công ty Becamex IDC quan tâm, chú trọng.

z2497587490276_8285dd1841b637cadac715cc90f7c609.jpg

Ông Giang Quốc Dũng – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Becamex IDC trao tặng thẻ Bảo hiểm y tế cho đại diện MTTQ thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng

Chỉ riêng trong năm 2020 Công ty đã tham gia đóng góp hàng chục tỷ đồng cho nhiều hoạt động như: Ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19, giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do hạn hán, xâm ngập mặn; tham gia đóng góp, ủng hộ nhằm chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt; cũng như chăm lo cho trẻ em, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và nhiều chương trình, ho​ạt động xã hội khác. Chương trình trao tặng thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo trên địa bàn tỉnh nhằm giúp các hộ gia đình khó khăn có cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe tốt hơn, mang lại sự an tâm, góp phần ổn định cuộc sống.

Được biết, ngày 09/4/2021, Becamex IDC cũng đã tặng 1.000 thẻ Bảo hiểm y tế với tổng trị giá 767 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã Bến Cát.​

5/18/2021 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiếtBecamex IDC,tặng 1.000 thẻ, Bảo hiểm y tế,  Bàu Bàng12289-Becamex-IDC-tang-1000-the-Bao-hiem-y-te-cho-nguoi-dan-co-hoan-canh-kho-khan-tren-dia-ban-huyen-Bau-BangFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcRa sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

TTĐT - ​Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai th​ực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng​: "Ra sức xây dựng, giữ gìn và p​hát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".​

"Kính thưa các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

Thưa các vị đại biểu,

Thưa toàn thể các đồng chí,

Hôm nay, tại Thủ đô Hà Nội - "nơi lắng hồn núi sông ngàn năm"; "nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng nền văn hóa, văn minh của Dân tộc"; "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người"; "Thành phố vì hòa bình"; "hào hoa và thanh lịch"; "văn hiến và anh hùng";... chúng ta long trọng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa về nhiều phương diện; tôi rất vui mừng và hào hứng được đến dự Hội nghị này. Sở dĩ tôi nói như vậy là vì 3 lý do:

- Vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa: Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn,...

- 75 năm nay (từ ngày 24/11/1946), hôm nay mới lại có Hội nghị toàn quốc về văn hóa với quy mô lớn thế này.

- Họp sau Đại hội Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận, Khối Nội chính; và sắp tới sẽ còn có Hội nghị về đối ngoại và về xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần tôi vẫn nói: "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng" và "Dọc ngang thông suốt".

Trước hết, tôi xin gửi đến các vị đại biểu, các vị khách quý cùng toàn thể các đồng chí lời chào thân ái, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.

Thưa các đồng chí,

Chúng ta đều đã biết, Văn hóa là một phạm trù rất rộng, có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Đến nay, trên thế giới có tới gần 200 định nghĩa khác nhau về Văn hóa. Nhưng chung quy có thể hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng: thì văn hóa là trình độ phát triển về tinh thần và vật chất của nhân loại trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định (thời kỳ đồ đá, thời kỳ đồ đồng,... văn hóa Đông Sơn, văn hóa lúa nước,...). Nghĩa hẹp: thì văn hóa là những hoạt động tinh thần của một xã hội, gồm có những lĩnh vực: giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức (lối sống, cách cư xử, ứng xử giữa người với người,...). Văn hóa cũng bao gồm cả văn hóa vật thể (các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, di sản văn hóa, những sản phẩm văn hóa: Kim tự tháp, đình, chùa, miếu thờ,...) và phi vật thể (ca dao, dân ca, hò vè, lễ hội; các phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi địa phương...). Văn hóa chúng ta bàn ở đây chủ yếu là theo nghĩa hẹp.

Nhưng dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh tuý nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa; lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa, cách ứng xử có văn hóa,...). Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi... là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa. Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng.

Việt Nam là một đất nước có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trải qua không biết bao nhiêu sự biến đổi, thăng trầm do thiên nhiên và con người gây ra, đã tích lũy, tạo ra và phát huy được nhiều giá trị, bản sắc văn hóa riêng của Dân tộc, làm nên hồn cốt của Dân tộc; đồng thời tiếp thu và góp phần đóng góp vào nền văn hóa chung của nhân loại. Nhận thức sâu sắc được vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa trong sự phát triển của đất nước ta, dân tộc ta, cho nên ngay từ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930, Đảng ta đã đề cập đến vấn đề phải phát triển văn hóa của dân tộc; và năm 1943, khi nước nhà còn chưa giành được độc lập, Đảng ta đã đề ra "Đề cương văn hóa Việt Nam", trong đó chỉ rõ "Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hóa)", và chủ trương phát triển văn hóa theo ba hướng: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. Những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Văn kiện quan trọng này đã tạo ra một luồng sinh khí mới để tập hợp đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, tập hợp nhân dân phát huy vai trò của văn hoá, thống nhất về nhận thức, tư tưởng và tổ chức, khơi dậy khát vọng của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chuẩn bị tinh thần và lực lượng cho cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hóa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, năm 1945.

Trong cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược, với khẩu hiệu "Văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa", "xây dựng đời sống mới", văn hóa Việt Nam đã thực sự trở thành động lực tinh thần để huy động tất cả mọi nguồn lực cho cuộc kháng chiến, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", năm 1954.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cả nước ta đã tập trung vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giành thống nhất nước nhà, Đảng ta đã thường xuyên quan tâm đến công tác văn hóa, động viên và cổ vũ đội ngũ văn nghệ sĩ và những lực lượng làm công tác văn hóa phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa mới, con người mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng năm 1960 đã xác định mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về văn hóa và áp dụng những nhận thức đó vào việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, thiết thực, phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, nâng cao không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đảng ta đã nhấn mạnh đến công tác phát triển nền văn nghệ, báo chí, xuất bản, truyền thanh, điện ảnh, thư viện, bảo tồn bảo tàng, nâng cao tính tư tưởng, tính chiến đấu, tính quần chúng của các công việc đó. Đồng thời, Đảng ta cũng đã đặc biệt quan tâm đến công tác văn hóa quần chúng, xây dựng các hoạt động và các thiết chế văn hoá ở cơ sở, nâng cao dân trí, xây dựng đời sống văn hóa mới, cải tạo các thói quen và nếp sống cũ, xây dựng thói quen và lối sống mới.

Sự lãnh đạo của Đảng trong suốt thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1975 đã góp phần phát huy vai trò của văn hóa Việt Nam thực hiện nhiệm vụ vừa kiến quốc, vừa kháng chiến, huy động được các binh chủng, các lực lượng làm công tác văn hóa của toàn dân tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giành Đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất Tổ quốc, thu giang sơn về một mối. Lời kêu gọi thiết tha, sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do!"; "Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là một! Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!" đã trở thành lẽ sống thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam, là hồn cốt thiêng liêng của Văn hóa Việt Nam!; "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!"; thậm chí "Còn cái lai quần cũng đánh!" (chị Út Tịch). Đồng thời: "Đạp quân thù xuống đất đen, súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa!".

Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã đánh giá rất cao về những đóng góp của Ngành văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước và khẳng định: Nền văn hóa, văn nghệ nước ta xứng đáng đứng vào "Vị trí tiên phong của nền văn hóa văn nghệ chống đế quốc, phong kiến trên phạm vi toàn thế giới trong thời đại ngày nay". Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta chẳng những là Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, Người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mà còn là Nhà văn hóa kiệt xuất, được thế giới phong tặng danh hiệu vẻ vang "Danh nhân văn hóa thế giới"! (cùng với Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Chu Văn An và mới hôm qua có thêm: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương).

Từ năm 1975 đến năm 1985 là giai đoạn bản lề chuyển từ chiến tranh sang hòa bình, đất nước ta phải khắc phục hàng loạt những hậu quả của chiến tranh, khôi phục lại các cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục bị tàn phá; thống nhất về thể chế và thiết chế văn hóa trên phạm vi cả nước. Đồng bào cả nước đã đồng cam, cộng khổ, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng để vượt qua những thách thức do cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình hình phức tạp của quốc tế lúc đó gây ra.

Bước vào thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã tiến hành đổi mới đồng bộ và toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Riêng về lĩnh vực văn hoá, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị rất quan trọng để tập trung xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Trên cơ sở tổng kết những thành tựu đã đạt được về lĩnh vực văn hóa những năm đầu thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII và đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là những nghị quyết có ý nghĩa chiến lược về phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta đã chọn 8 lĩnh vực để tập trung chỉ đạo, trong đó quan trọng nhất là vấn đề xây dựng con người với trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã xác định, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Tiếp đó là Nghị quyết số 33 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong Nghị quyết này, Đảng ta tiếp tục khẳng định những quan điểm, nhiệm vụ mà Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã nêu; đồng thời bổ sung, nhấn mạnh một số vấn đề mới, khẳng định mục tiêu, vai trò, nhiệm vụ của văn hóa. Về mục tiêu chung, Đảng ta chỉ rõ: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học; làm cho văn hóa phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Đảng ta nhấn mạnh, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; làm rõ đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; nhấn mạnh trọng tâm của việc xây dựng văn hóa là xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp… Trong Nghị quyết này, Đảng ta đã xác định một số nhiệm vụ mới là xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và hoàn thiện thị trường văn hóa. Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Kết luận số 76-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Nhắc lại một cách vắn tắt như vậy để muốn khẳng định rằng: Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn hóa và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hoá trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức của Đảng về văn hóa ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. Đảng ta xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Nói sâu sắc, ngắn gọn như Bác Hồ là: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi"! Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội; kế thừa những truyền thống văn hóa tốt đẹp của Dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hóa của thế giới, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao. Đồng thời, Đảng ta khẳng định: Con người là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí của phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là một tiêu chí của tiến bộ, văn minh.

Đảng ta khẳng định: Trọng tâm xây dựng và phát triển văn hoá là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, văn hoá và kinh tế; xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên. Đảng ta cũng đã xác định, chủ thể xây dựng và phát triển văn hóa là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng; nhấn mạnh đến phát huy tối đa các nguồn lực từ Nhà nước và xã hội, từ trong nước và nước ngoài để phát triển văn hóa.

Như vậy, nhận thức của Đảng ta về xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới đã từng bước được bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện, toàn diện và sâu sắc hơn. Đây là tiền đề rất cơ bản để chúng ta quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện trong thực tế.

Thưa các vị đại biểu, thưa các đồng chí,

Nhìn lại những thành tựu trên lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là trong 35 năm đổi mới gần đây, chúng ta có quyền tự hào về những đóng góp to lớn của nền văn hóa vào sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc. Những thành tựu nổi bật cần khẳng định là nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn trên các lĩnh vực, các loại hình; các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển. Văn hóa trong chính trị và trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả, tích cực. Công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa có bước khởi sắc. Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế có bước phát triển mới. Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Việc đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái gây tác hại đến văn hóa, lối sống được chú trọng. Nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã được biểu dương, lan toả vào đời sống xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa nói riêng, xây dựng và phát triển đất nước nói chung.

Nhân dịp này, tôi xin được thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng, biểu dương và cảm ơn những đóng góp to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn thể cán bộ, đảng viên và đặc biệt là của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, của các lực lượng tham gia trên mặt trận văn hóa trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trên lĩnh vực văn hóa, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. Hạn chế, yếu kém nổi bật được nhắc lại nhiều lần lâu nay là văn hóa chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí. Phát triển các lĩnh vực văn hoá chưa đồng bộ, còn phiến diện, nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất. Thiếu những tác phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người. Môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực. Sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các miền còn lớn. Đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo còn không ít khó khăn. Nhiều di sản văn hóa quý báu của dân tộc có nguy cơ bị xuống cấp, mai một, thậm chí bị tiêu vong. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa. Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao… Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Công tác giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài chưa mạnh; tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại còn hạn chế; chưa coi trọng đúng mức và có biện pháp tích cực để giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc; nhiều khi bắt chước nước ngoài một cách nhố nhăng, phản cảm, không có chọn lọc (nói nặng ra là "vô văn hóa", "phản văn hóa").

Những yếu kém, bất cập nêu trên chậm được giải quyết mặc dù đã được nhắc đi, nhắc lại trong nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng. Sự yếu kém, khuyết điểm này đã gây hệ luỵ, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, đến xây dựng con người và môi trường văn hóa của chúng ta.

Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan vẫn là chính. Đặc biệt là trong công tác lãnh đạo, quản lý, chúng ta chưa nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về đường lối văn hóa của Đảng, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Phương thức lãnh đạo và quản lý văn hóa chậm được đổi mới, chưa thích ứng kịp thời với sự vận động và phát triển văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối văn hóa của Đảng còn thiếu đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả. Công tác tổ chức và công tác cán bộ trên lĩnh vực văn hóa còn nhiều bất cập. Trách nhiệm của các cấp ủy đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển văn hóa chưa cao. Chúng ta cần phân tích sâu sắc các nguyên nhân này để tìm cách khắc phục, nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc chấn hưng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời gian tới.

Thưa các vị đại biểu, thưa các đồng chí,

Với tầm nhìn từ nay cho đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới vừa qua đã tạo nên thế và lực mới, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế; niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là một lợi thế cực kỳ to lớn để chúng ta tăng cường lòng tự hào dân tộc, quyết tâm đổi mới và chấn hưng văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới. Mặt khác, những thiếu sót, khuyết điểm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng văn hóa vừa qua cũng là những rào cản lớn đối với phát triển văn hóa. Sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế và cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng cũng sẽ diễn ra quyết liệt, phức tạp hơn. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, xã hội số, văn hóa số,... vừa đem lại những cơ hội, vừa tạo ra thách thức mới trong việc xây dựng và phát triển văn hóa. Đồng thời, chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức của an sinh truyền thống, an sinh phi truyền thống, nhất là sự biến đổi khí hậu và dịch bệnh, trước hết là đối phó, thích ứng và sống cùng đại dịch COVID-19, vừa bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là "nền tảng tinh thần", "động lực phát triển", và "soi đường cho quốc dân đi"; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

Có thể nói, phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Đây là lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội Đảng, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược. Văn kiện Đại hội đã nhấn mạnh một trong những quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt là: "Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam,... kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất".

Để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá của dân tộc, chúng ta cần tập trung thực hiện thật tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Một là, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Hai là, xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo. Những giá trị ấy được nuôi dưỡng bởi văn hóa gia đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; được bồi đắp, phát triển bởi nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với hệ giá trị: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học; trên nền tảng của hệ giá trị quốc gia và cũng là mục tiêu phấn đấu cao cả của dân tộc ta: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc.

Ba là, phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hoá mới. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hóa, phản văn hóa; bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ. Nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân; xây dựng đời sống văn hóa vui tươi, lành mạnh, hạnh phúc; khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, miền của đất nước.

Bốn là, phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hoá là nhân dân; tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hóa, của người dân, các dân tộc, các vùng, miền; phát triển các phong trào văn hóa sâu rộng, thực chất; cải thiện điều kiện, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, bảo đảm sự công bằng. Đề cao, phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, của những người làm công tác văn hóa.

Năm là, chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, về đạo đức; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, để Đảng ta và hệ thống chính trị của nước ta thật sự là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho lương tri và phẩm giá con người Việt Nam. Xây dựng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nâng cao vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng; hiệu quả quản lý của Nhà nước; sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong sự nghiệp phát triển văn hóa.

Sáu là, xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh.

Để chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam theo phương hướng nói trên, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung thực hiện một cách quyết liệt và có hiệu quả một số giải pháp sau:

Trước hết là tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa để đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong xây dựng, phát triển văn hóa từ trung ương đến cơ sở. Cấp ủy đảng và chính quyền các cấp phải nhận thức sâu sắc và quán triệt đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về Văn hóa và trên cơ sở đó xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện, huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hóa. Khắc phục tư tưởng "duy kinh tế", chỉ tập trung cho kinh tế mà ít quan tâm đến văn hóa. Phải quán triệt nghiêm túc quan điểm "văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội". Đại hội XIII của Đảng vừa qua đã xác định: Chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta trong thời gian tới là đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững; bảo đảm gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó: Phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Đây là quan điểm chỉ đạo rất cơ bản cần phải được triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt trong nhiệm vụ của các ngành, các cấp.

Đối với công tác quản lý nhà nước, cần sớm khắc phục tình trạng chậm thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi về phát triển văn hóa, xây dựng con người. Đẩy mạnh công tác sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý văn hoá từ trung ương đến cơ sở. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, chú ý đến tính đặc thù của hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Nâng mức đầu tư một cách hợp lý từ nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời khơi thông các nguồn lực xã hội, nguồn lực trong nước và nước ngoài cho phát triển văn hóa. Trong quá trình đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, Nhà nước cần chú trọng đầu tư vào dòng chủ lưu của văn hóa cách mạng để làm nòng cốt và dẫn dắt, truyền cảm hứng chủ đạo trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tâm hồn, tình cảm trong sáng, lành mạnh, góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội.

Thứ hai là xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới; sớm khắc phục tình trạng chắp vá, tuỳ tiện trong bố trí cán bộ làm công tác văn hóa, ở cả trung ương và địa phương. Đảng ta đã nhiều lần nhấn mạnh: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc". Công tác lãnh đạo và quản lý văn hóa không chỉ đòi hỏi có phẩm chất chính trị mà còn phải có trình độ chuyên môn, am hiểu đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, có tầm nhìn sâu rộng, có khả năng vận động và thuyết phục các tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa. Đặc biệt chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ làm công tác văn hóa, văn học, nghệ thuật. Đội ngũ này có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp văn hóa nói riêng và trong sự nghiệp cách mạng nói chung. Bác Hồ đã từng căn dặn: "Để làm trọn nhiệm vụ cao quý của mình, văn nghệ sĩ cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, giữ gìn thái độ khiêm tốn; phải thật sự hòa mình với quần chúng, cố gắng học tập chính trị, trau dồi nghề nghiệp" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, trang 647). Đổi mới chính sách đãi ngộ, sử dụng đối với đội ngũ văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa. Tôn vinh tài năng và cống hiến của họ cho sự phát triển văn hóa nước nhà. Bên cạnh việc tập trung nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở, cần phải chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa đỉnh cao, phấn đấu có nhiều tài năng lớn ở các loại hình văn hóa, nghệ thuật, có những tác phẩm tầm cỡ, phản ánh được sâu sắc hiện thực đổi mới vĩ đại của đất nước, có ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam hiện nay.

Thứ ba là quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại. Phát triển "sức mạnh mềm" của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới. Hiện nay, cả nước ta có tới 166 bảo tàng, trong đó có 4 bảo tàng quốc gia với hơn 3 triệu hiện vật; 3.486 tổng di tích được xếp hạng quốc gia, trong đó có 1.626 di tích lịch sử; 105 di tích quốc gia đặc biệt; 288 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (riêng Hà Nội có 21 lễ hội); 27 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là "di sản văn hóa thế giới" (riêng tỉnh Bắc Ninh đã có 2 di sản văn hóa thế giới là Dân ca quan họ và Ca trù)... Đó là một tài sản vô cùng quý báu do Tổ tiên, Cha ông ta mấy nghìn năm để lại, không phải nơi nào cũng có được; chúng ta có trách nhiệm phải giữ gìn, trân trọng và phát huy. Nếu không là chúng ta có tội với lịch sử, là vong ân bội nghĩa với Tổ tiên, Cha ông chúng ta. Bác Hồ trước lúc đi xa vẫn còn dặn lại rằng: "Muốn yêu Tổ quốc mình thì phải yêu những khúc hát Dân ca!" (Nhạc sĩ Trần Hoàn với bài hát rất xúc động "Lời Bác dặn trước lúc đi xa"; "Giữa Mạc Tư Khoa tôi nghe câu hò ví dặm").

Thứ tư là chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội; nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết; trọng tình nghĩa, trọng công lý và đạo lý xã hội ("Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng"; "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"; "Thương người như thể thương thân"; "Lá lành đùm lá rách"; "Lá rách ít đùm lá rách nhiều"; "Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ"; "Kính lão đắc thọ"; "Kính già, già để tuổi cho"; "Anh em như thể chân tay"; "Kính trên nhường dưới"; "Vợ ta đói rách ta thương, vợ người áo gấm xông hương mặc người"; "Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn; Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông"; "Đói cho sạch, rách cho thơm"; "Thật thà là cha quỷ quái"; "Tôn sư trọng đạo"; "Lời chào cao hơn mâm cỗ"; "Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng"; giữ lấy "nếp nhà", giữ lấy "Chân quê" (bài thơ của Nguyễn Bính năm 1936); giữ lấy tình nghĩa thuỷ chung son sắt (bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu năm 1954)... Xây dựng các quy tắc ứng xử văn minh trong các cơ quan công quyền, trong cộng đồng, nhất là trong không gian mạng, trong giới văn nghệ sĩ…

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực; chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "quét sạch chủ nghĩa cá nhân", nguồn gốc của mọi sự tham nhũng, tiêu cực, hư hỏng ngay trong các ngành văn hóa, các cơ quan làm công tác văn hóa. Chú trọng thực hiện quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 các khóa XI, XII và đặc biệt là các Kết luận, quyết định của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII của Đảng mới đây về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Thưa các vị đại biểu và các đồng chí,

Hội nghị văn hóa toàn quốc của chúng ta hôm nay là một dịp quan trọng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, nhất là những người làm công tác văn hóa, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ của cả nước, quán triệt sâu sắc, toàn diện và đồng bộ hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng ta, đặc biệt là quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về việc xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta cùng nhau nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn và toàn diện hơn về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong việc thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, xứng tầm với sự nghiệp đổi mới và truyền thống lịch sử vẻ vang ngàn năm văn hiến của Dân tộc.

Tôi tha thiết mong rằng, sau Hội nghị này, công tác văn hóa của chúng ta sẽ có bước chuyển biến, tiến bộ mới, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, ghi một dấu mốc mới trên con đường chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới. Tôi tin rằng, với một Đất nước, một Dân tộc trọng văn hiến, trọng hiền tài, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; Nhân dân đoàn kết, cần cù, sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ tâm huyết, tài năng, có trách nhiệm cao với Nhân dân, với Đảng, với Tổ quốc và tương lai của Dân tộc; cùng với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, nhất định chúng ta sẽ khắc phục được mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức để chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp tục làm vẻ vang thêm cho Dân tộc, cho Giống nòi, tạo thành sức mạnh vô song để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, Nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, Đất nước ta ngày càng phồn vinh, xứng đáng với truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng của một Dân tộc anh hùng, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Và chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể nói rằng Hội nghị của chúng ta hôm nay có ý nghĩa thiết thực và thành công tốt đẹp về thực chất.

Xin chúc các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các quý vị đại biểu, các đồng chí và toàn thể đồng bào ta sức khoẻ, hạnh phúc và thắng lợi.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!"

1/26/2022 11:00 AMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtbài phát biểu, tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng, hội nghị văn hóa toàn quốc694-ra-suc-xay-dung-giu-gin-va-phat-huy-nhung-gia-tri-dac-sac-cua-nen-van-hoa-viet-nam-tien-tien-dam-da-ban-sac-dan-toTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Lãnh đạo tỉnh tiếp đại diện cộng đồng người Hoa tại TP.Thủ Dầu Một đến chúc TếtLãnh đạo tỉnh tiếp đại diện cộng đồng người Hoa tại TP.Thủ Dầu Một đến chúc Tết

TTĐT - ​Sáng 23-02, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, đại diện cộng đồng người Hoa tại TP.Thủ Dầu Một đã đến chúc mừng lãnh đạo tỉnh Bình Dương ​nhân dịp Tết Nguyên ​tiêu - Lễ hội Rằm tháng Giêng năm 2024.

​​Tiếp Đoàn có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Bùi Thanh Nhân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; bà Nguyễn Minh Thủy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành.

Cộng đồng người Hoa tại TP.Thủ Dầu Một có 1.469 hộ, với 6.618 nhân khẩu. Trong những năm qua, cộng đồng người Hoa luôn thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, thực hiện tốt việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Với truyền thống tương thân, thương ái, cộng đồng người Hoa ở TP.Thủ Dầu Một đã đóng góp cho công tác thiện nguyện hơn 5 tỷ đồng.

chuctet2024.jpg

Lãnh đạo tỉnh nhận lẵng hoa chúc mừng từ đại diện cộng đồng người Hoa TP.Thủ Dầu Một

Lễ hội Rằm tháng Giêng là hoạt động văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa nói riêng và người dân TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nói chung. Từ nhiều năm qua, Lễ hội đã tạo được nét đẹp văn hóa về sự thân thiện, an toàn, văn minh. Năm nay, thực hiện mô hình "Thành phố không rác" của TP.Thủ Dầu Một, Ban Tổ chức Lễ hội Miếu Bà Thiên Hậu đã thành lập tổ tự quản về môi trường trong khuôn viên và chánh điện; tuyên truyền vận động người dân và du khách đến tham gia lễ hội và các đoàn rước cộ Bà giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, không xả rác bừa bãi.

chuctet20243.jpg

chuctet20244.jpg

chuctet20245.jpg

chuctet20246.jpg

chuctet20247.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng đại diện cộng đồng người Hoa nhân dịp Tết Nguyên tiêu - Rằm tháng giêng

Đến chúc Tết, đại diện cộng đồng người Hoa TP.Thủ Dầu Một đã gửi lời cảm ơn chân thành và chúc mừng đến lãnh đạo tỉnh, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, các ban ngành, đoàn thể và gia đình năm mới dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý, đạt nhiều thành tích trong công việc. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền TP.Thủ Dầu Một và tỉnh Bình Dương, đời sống của cộng đồng người Hoa ngày càng nâng lên. Cộng đồng người Hoa sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động tương tế, khuyến học, khuyến tài, thiện nguyện.

chuctet20242.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà phát biểu tại buổi chúc Tết

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà ghi nhận những đóng góp tích cực của cộng đồng người Hoa trong phát triển kinh tế và tạo sự đa dạng về văn hóa của tỉnh nhà. Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn cộng đồng người Hoa trong tỉnh tiếp tục chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết cùng các dân tộc anh em xây dựng Bình Dương ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Ban Trị sự Miếu Bà Thiên Hậu và các Hội tương tế người Hoa tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức thành công Lễ hội Rằm tháng Giêng năm 2024 nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách về một lễ hội truyền thống, nhân văn, một Bình Dương phát triển năng động, hiếu khách, thân thiện, nghĩa tình.

Một số hình ảnh tại buổi chúc Tết:

chuctet20249.jpg

chuctet202410.jpg

Thiếu nhi tặng hoa cho lãnh đạo tỉnh, các sở ngành

chuctet202411.jpg

chuctet202412.jpg

chuctet202413.jpg

chuctet202415.jpg

Lãnh đạo tỉnh lì xì cho thiếu nhi đến chúc Tết

chuctet202416.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng quà cho các đoàn tham gia biểu diễn

chuctet202414.jpg

Cán bộ, công chức, viên chức nhận bao lì xì may mắn đầu năm từ đại diện cộng đồng người Hoa

chuctet202417.jpg

Tiết mục kèn trống nghi lễ

chuctet202418.jpg

chuctet202419.jpg

Các em thiếu nhi biểu diễn cờ hoa

chuctet202420.jpg

chuctet202421.jpg

chuctet202422.jpg

chuctet202423.jpg

chuctet202424.jpg

chuctet202425.jpg

chuctet202426.jpg

Các đoàn biểu diễn múa hẩu, lân sư rồng

2/23/2024 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhPhóng sựXem chi tiếtlãnh đạo tỉnh, tiếp, cộng đồng người Hoa tại TP.Thủ Dầu Một, chúc Tết986-lanh-dao-tinh-tiep-dai-dien-cong-dong-nguoi-hoa-tai-tp-thu-dau-mot-den-chuc-teTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Cả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn nông thôn mớiCả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn nông thôn mới

TTĐT - ​Sáng 08-3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Phiên họp thứ 5 trực tuyến với các địa phương về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2023 và 02 tháng đầu năm 2024; triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

​Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Năm 2023, Ban chỉ đạo các chương trình MTQG đã tập trung chỉ đạo xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách khung để thực hiện 3 chương trình MTQG: Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong năm, toàn quốc đã giải ngân hơn 40.000 tỷ đồng để thực hiện các chương trình MTQG.

Đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn NTM; có 280 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn NTM (chiếm khoảng 43,6% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước).

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, giảm 1,1%; trong đó: Tỷ​​ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

mtqg.jpg

mtqg 1.jpg

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã giao hơn 47.600 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương cho các cơ quan, địa phương để thực hiện chương trình MTQG. Đến ngày 29/02/2024, cả nước có 45 địa phương đã giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư được phân bổ. Vốn đầu tư công giải ngân đạt hơn 3.200 tỷ đồng.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh, để tập trung phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội, Chính phủ giao, nhất là mục tiêu phấn đấu năm 2024, các Bộ, ngành liên quan cần đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình bảo đảm tính thống nhất. Cùng với đó là chủ động, kịp thời phát hiện tồn tại, bất cập để báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo tham mưu Chính phủ có biện pháp tháo gỡ trong quá trình thực hiện các chương trình.

Các thành viên Ban chỉ đạo tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, sử dụng vốn của chương trình MTQG; đôn đốc các cơ quan, địa phương quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, bảo đảm lộ trình.

Các Bộ, cơ quan, địa phương là cơ quan chủ quản chương trình MTQG, căn cứ theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao cần khẩn trương nghiên cứu cơ chế, chính sách đặc thù để kịp thời thực hiện; tăng cường lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình MTQG nhằm phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

3/8/2024 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtCả nước, 78%, xã, đạt chuẩn, nông thôn mới622-ca-nuoc-co-khoang-78-xa-dat-chuan-nong-thon-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Lấy ý kiến dự thảo Đề án thành lập phường An Điền, phường An Tây và thành phố Bến CátLấy ý kiến dự thảo Đề án thành lập phường An Điền, phường An Tây và thành phố Bến Cát

TTĐT - ​Thực hiện quy trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính, Sở Nội vụ lấy ý kiến về dự thảo Đề án thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương.

Phương án thành lập: Thành lập phường An Điền trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ 31,22 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 25.363 người và 05 ấp của xã An Điền.

Thành lập phường An Tây trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ 44,01 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 41.917 người và 04 ấp của xã An Tây.

Thành lập thành phố Bến Cát trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ 234,35 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 364.578 người và 08 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc của thị xã Bến Cát.

Kết quả sau khi thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương: Tỉnh Bình Dương không thay đổi diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc. Trong đó, cấp xã tăng 02 phường (An Điền, An Tây) và giảm 02 xã (An Điền, An Tây); cấp huyện tăng 01 thành phố (Bến Cát) và giảm 01 thị xã (Bến Cát). TP. Bến Cát không thay đổi diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số lượng đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Phường An Điền có 31,22 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số có 25.363 người; có 05 khu phố: An Sơn, An Mỹ, Kiến Điền, Kiến An, Tân Lập. Phường An Tây có 44,01 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số có 41.917 người; có 04 khu phố: An Thành, Lồ Ồ, Dòng Sỏi, Rạch Bắp.

Sau khi xây dựng Đề án, UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo UBND thị xã Bến Cát tiến hành lấy ý kiến cử tri trên địa bàn thị xã, kết quả: có 99,92% cử tri tán thành việc thành lập phường An Điền, An Tây; 99,15% cử tri tán thành việc thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương. Kết quả lấy ý kiến cử tri đã được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 11/7/2022 theo đúng quy định. Đề án đã được 100% đại biểu HĐND tham dự kỳ họp HĐND tỉnh, HĐND thị xã và HĐND các xã, phường liên quan biểu quyết tán thành.

Qua nhiều năm phấn đấu, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Bến Cát trong việc phát huy mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tập trung xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, việc cải tạo chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Thành lập thành phố Bến Cát có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Bến Cát nói riêng; tạo động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bến Cát tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất của địa phương; góp phần tăng cường, củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn có tốc độ phát triển và đô thị hóa mạnh mẽ bậc nhất của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua.

Việc thành lập phường An Điền, An Tây thuộc TX.Bến Cát và thành lập TP.Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương là thực sự cần thiết, là nhu cầu khách quan, phù hợp với hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa của Bến Cát trong thời gian qua; phù hợp với các định hướng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập mô hình tổ chức chính quyền phù hợp giúp Bến Cát hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên bộ mặt mới cho đô thị Bến Cát trong giai đoạn phát triển và hội nhập mạnh mẽ. Đồng thời, đây cũng là động lực mạnh mẽ tăng cường thu hút đầu tư, khơi dậy và phát huy mọi lợi thế, tiềm năng sẵn có để Bến Cát bứt phá vươn lên, phát triển bền vững, trở thành đô thị văn minh, hiện đại, đô thị trung tâm của vùng TP.Hồ Chí Minh; đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Bình Dương nói chung và nhân dân Bến Cát nói riêng. Đây là tiền đề hướng tới phát triển tỉnh Bình Dương theo hướng "Hiện đại, văn minh, hài hòa, sinh thái, bền vững".

Các cơ quan, đơn vị và cá nhân gửi ý kiến đóng góp trước ngày 31/10/2023.

Góp ý kiến dự thảo tại đây ​​​

9/22/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtLấy ý kiến dự thảo Đề án thành lập phường An Điền, phường An Tây, thành phố Bến Cát658-lay-y-kien-du-thao-de-an-thanh-lap-phuong-an-dien-phuong-an-tay-va-thanh-pho-ben-caTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.222221
9
Bình Dương: Tập trung 3 đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hộiBình Dương: Tập trung 3 đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

TTĐT - ​Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 33 - khóa XI (mở rộng) diễn ra vào sáng 27-3, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế chính sách, hạ tầng và nguồn nhân lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Tham dự hội nghị có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện, thị xã, thành phố.

Thúc đẩy tiến độ Quy hoạch tỉnh, giải ngân đầu tư công

Hội nghị đã tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị quý I; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

hnbch331.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Theo đánh giá, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, tác động tiêu cực trực tiếp đến tăng trưởng toàn cầu, nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động, giải thể, phá sản ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, việc làm, thu nhập của người lao động, nhưng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, cùng sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đã thực hiện đạt mức cao nhất các nhiệm vụ đề ra trong quý. Trong đó đã tập trung chỉ đạo chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm với tinh thần "không để ai không có Tết".

Dưới sự điều hành của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh, các đại biểu đã thảo luận về kết quả cụ thể tại từng sở, ban ngành, địa phương và phương hướng, giải pháp triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. ​

Thông tin về tiến độ Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Lai Xuân Đạt - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Quy hoạch tỉnh đã đi tới gần cuối chặng đường. Ngày 11/3/2024, Hội đồng thẩm định Trung ương đã đánh giá cao bản Quy hoạch tỉnh, nhất trí thông qua hồ sơ Quy hoạch tỉnh có chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện. Nhìn chung, Hội đồng đánh giá Quy hoạch tỉnh Bình Dương cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về bảo vệ môi trường.

hnbch337.jpg

Ông Lai Xuân Đạt - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại hội nghị

Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan, đơn vị liên quan sẽ tiếp tục triển khai các công việc cần thực hiện trong thời gian tới để Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch. Dự kiến hoàn thành các công việc trong tháng 6/2024 và tổ chức công bố Quy hoạch.

Xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng điểm trong năm 2024, ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn. Nổi bật trong quý I/2024, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tổ chức 02 hội nghị lớn về đầu tư công nhằm thúc đẩy triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh.

Tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh là 22.000 tỷ đồng, trong đó vốn tỉnh huy động bổ sung tăng so với số vốn Trung ương giao là 8.071 tỷ đồng. Giải ngân quý I/2024 là 1.542 tỷ đồng, đạt 7% kế hoạch vốn tỉnh giao (cùng kỳ đạt 5%) và đạt 11,1% kế hoạch vốn Trung ương giao.

Về việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm trên địa bàn, ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch UBND TP.Thuận An cho biết, thành phố đang tập trung ráo riết công tác giải phóng mặt bằng để thi công các công trình: Đường Vành đai 3, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13. Dự kiến trung tuần tháng 5/2024 sẽ tiến hành di dời lưới điện trên Quốc lộ 13; cuối tháng 5 hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đoạn từ cầu Ông Bố đến Vĩnh Phú. Hiện còn một số vướng mắc trong đền bù đối với một số doanh nghiệp và triển khai Khu tái định cư An Thạnh, Chủ tịch UBND TP.Thuận An đề nghị các sở ngành hỗ trợ tháo gỡ, đảm bảo tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư triển khai các dự án.

hnbch336.jpg

Ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch UBND TP.Thuận An báo cáo công tác giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, sớm hoàn thành kế hoạch vốn được giao, ông Lai Xuân Đạt - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư trong năm 2024 và năm 2025. Kịp thời bổ sung nguồn vốn từ Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn năm 2024-2025 và định hướng đến năm 2030 để cân đối, bố trí cho các công trình trọng điểm. Thực hiện cắt giảm dự toán chi thường xuyên để dành cho đầu tư, trước mắt là cắt giảm 5% dự toán chi năm 2024 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, cắt giảm, giãn hoãn tiến độ các dự án chưa cấp thiết để điều chuyển vốn cho các công trình trọng điểm. Chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất về thủ tục, mặt bằng, vật liệu, nhân công,… nâng cao tính sẵn sàng, tính khả thi triển khai thực hiện dự án trong thời gian sớm nhất, không để dồn vào cuối năm.

Đảm bảo công khai, chặt chẽ và minh bạch trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm, năng lực, uy tín, phù hợp với đặc thù của từng dự án.

Tạo đột phá về thể chế chính sách, hạ tầng và nguồn nhân lực

Theo đánh giá, năm 2024, tình hình thế giới, khu vực dự báo còn diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, đòi hỏi các cấp, các ngành phải tập trung chỉ đạo, đôn đốc tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh ủy để hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024, hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Bí thư yêu cầu các ngành, các cấp tiếp tục tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ nhất về thể chế, chính sách, nhất là các nhóm chính sách tác động vào kinh tế như chính sách di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp từ phía Nam lên các khu, cụm công nghiệp ở các địa phương phía Bắc; xây dựng tiêu chí phát triển công nghiệp sinh thái, công nghệ cao.

Thứ hai về hạ tầng, đẩy mạnh hoàn thiện hạ tầng giao thông liên vùng, nội vùng và hạ tầng giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ.

Thứ ba về nguồn nhân lực: Có chính sách thu hút nguồn nhân lực; xã hội hóa; tăng cường hợp tác ba nhà trong liên kết đào tạo nguồn nhân lực. Bí thư yêu cầu, ba khâu đột phá này phải được triển khai quyết liệt, có sự chuyển biến thực sự trong quý II và những tháng tiếp theo của năm 2024.

UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định Trung ương, nhanh chóng hoàn chỉnh Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

hnbch338.jpg

Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Bên cạnh đó, tổ chức gặp gỡ, đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Tháo gỡ khó khăn về thẩm định giá đất để phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và giao đất cho các nhà đầu tư triển khai dự án. Thực hiện Đề án "Cây xanh đô thị".

Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024. Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình, dự án trọng điểm: Vành đai 3; Vành đai 4; cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, quyết tâm hoàn thành trong năm 2024; đường kết nối ven sông Sài Gòn; Trường Chính trị chuẩn; Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp du lịch; Khu tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc…

Song song đó, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tập trung cho hộ nghèo, người yếu thế và công nhân lao động. Xây dựng các chính sách thu hút giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo; Thể dục thể thao; triển khai Kế hoạch sắp xếp, di dời cụm cơ sở Y tế trên đường Yersin, TP.Thủ Dầu Một và Bệnh viện Đa khoa tỉnh vào nơi làm việc mới.

Tiếp tục chú trọng công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 và thành phố thông minh. Bảo đảm tuyệt đối an ninh, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo tiến độ Đề án camera giám sát an ninh giao thông; tiến tới xây dựng Trung tâm chỉ huy, xử lý tình huống tại Công an tỉnh.

Trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, chuẩn bị công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, nhất là công tác lựa chọn nhân sự, cán bộ cho nhiệm kỳ mới.

Bí thư Tỉnh ủy mong muốn HĐND, UBND tỉnh tiếp tục phát huy kết quả đạt được, tăng cường phối hợp, xử lý công việc rõ người, rõ việc, rõ thời gian, tăng cường thanh tra công vụ. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động, phong trào, hướng mạnh về cơ sở. Từng cấp, từng ngành phải nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, nắm chắc tình hình, không buông lỏng lãnh đạo, quản lý.

Bí thư Tỉnh ủy tin tưởng, với tinh thần đoàn kết, đồng lòng, Bình Dương sẽ tiếp tục tăng tốc, bứt phá, vững vàng hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2024.

hnbch332.jpg

hnbch333.jpg

hnbch334.jpg

hnbch335.jpg

Các đại biểu tham dự hội nghị

Cũng tại hội nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thông qua Tờ trình về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án khu đô thị Bắc An Tây (Bến Cát) và Tờ trình về việc thành lập các tiểu ban phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng quý I/2024

Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 3,87% so với cùng kỳ 2023 (quý I/2023 tăng 3,27%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 81.177 tỷ đồng, tăng 12,52% so với cùng kỳ 2023 (quý I/2023 tăng 11,5%).

Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa có tín hiệu khả quan, đơn hàng mới tăng ở các ngành chế biến gỗ, máy móc thiết bị, giày dép, dệt may. Kim ngạch xuất khẩu đạt 7 tỷ 994 triệu đô la Mỹ, tăng 16,2% so với cùng kỳ (quý I/2023 giảm 23,0%). Kim ngạch nhập khẩu đạt 5 tỷ 404 triệu đô la Mỹ, tăng 6,3% so với cùng kỳ (quý I/2023 giảm 14,3%).

Ước thu ngân sách 18.825 tỷ đồng, đạt 29% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và 26% dự toán HĐND tỉnh, bằng 99% cùng kỳ.

Thu hút 158,3 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, xây dựng, bằng 36% so với cùng kỳ và 14.063 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước (tăng 30,4% so với cùng kỳ). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 67.299 doanh nghiệp có vốn trong nước với tổng vốn 741.000 tỷ đồng và 4.255 dự án với tổng vốn là 40 tỷ 541 triệu đô la Mỹ.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 31.426 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ (quý I/2023 tăng 7,1%).

An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định. Hoàn thành công tác giao quân năm 2024 đảm bảo số lượng, chất lượng được giao.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo kiện toàn đội ngũ cán bộ; rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh nhiệm kỳ hiện tại và nhiệm kỳ tới. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng được quan tâm thực hiện. Đã kết nạp 300 đảng viên mới, đạt 14% so với Nghị quyết năm 2024.


3/27/2024 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtBình Dương, đột phá chiến lược, phát triển kinh tế xã hội722-binh-duong-tap-trung-3-dot-pha-chien-luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo Đề án 61 Trung ương làm việc tại Bình DươngĐoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo Đề án 61 Trung ương làm việc tại Bình Dương

Chiều 25-8, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Đề án 61 Trung ương do ông Cao Quốc Hưng-Thứ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Bình Dương về tình hình triển khai, thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. 

Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Phạm Văn Cành-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể.  

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức Hội Nông dân trong tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủcác nội dung Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương về thực hiện Đề án "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020". Công tác dạy nghề cho nông dân; việc đổi mới hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân đã mang lại hiệu quả.Trong giai đoạn 2011-2016, Trung tâm dạy nghề của Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức dạy nghề được 128 lớp với hơn 4.770 nông dân tham gia học nghề.Trên 80% hội viên nông dân qua học nghề đã có việc làm và tự tạo việc làm. Tổng nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân toàn tỉnh hiện nay trên 111 tỷ đồng, đã xét cho trên 4.000 lượt hộ vay thực hiện 264 dự án, thành lập 264 tổ hợp tác chăn nuôi, trồng trọt và dịch vụ, giúp nông dân cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần.


Ông Cao Quốc Hưng - Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đánh giá cao việc triển khai thực hiện Kết luận 61 của Trung ương tại Bình Dương. Để công tác này được triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn nữa, Hội Nông dân tỉnh cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành; hằng năm cần đưa ra mục tiêu cụ thể để triển khai thực hiện và đánh giá kết quả Đề án một cách toàn diện, hiệu quả nhất. 


Ông Phạm Văn Cành - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Văn Cành tiếp thu các ý kiến đánh giá của Đoàn kiểm tra và cho biết, thời gian tới, cùng với việc thực hiện tốt các nội dung đề án, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường liên kết 4 nhà (nhà nông - nhà nước - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) để giải quyết tốt việc tiêu thụ nông sản cho nông dân, tăng cường hỗ trợ nông dân ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao hiệu quả nền nông nghiệp và đời sống nông dân.

8/25/2017 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtĐề án 61, Hội Nông dân, nông nghiệp, nông dân, nông thôn mớiFalse121000
0.90
121,000
0.80
205,700
False
Khởi động – Kết nối – Phát triển mới: Lan tỏa mô hình phát triển của Bình DươngKhởi động – Kết nối – Phát triển mới: Lan tỏa mô hình phát triển của Bình Dương

TTĐT - Sáng 25-03, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh phối hợp Tổng công ty Becamex IDC tổ chức sự kiện Bình Dương: Khởi động – Kết nối – Phát triển mới.  

Tham dự có ông Lê Minh Khái - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ ngành, lãnh đạo 11 tỉnh: Tây Ninh, Bình Thuận, Thái Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Bình Phước, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Nghệ An và Bình Định.

Về phía tỉnh Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Becamex IDC.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá cao cách thức Bình Dương lựa chọn và chuyển đổi mô hình phát triển, vận dụng sáng tạo vào thực tế của Việt Nam và của riêng Bình Dương. Mô hình phát triển của Bình Dương đã lan tỏa ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã minh chứng cho sự đúng đắn và điều cần thiết vì sự phát triển chung.

IMG_4850.JPG

IMG_4854.JPG

Đại biểu tham dự Chươ​ng trình "Khởi động – Kết nối – Phát triển mới"

Đồng thời đánh giá cao nỗ lực của những doanh nghiệp đầu tư như Becamex IDC khi đã hiện thực hóa ý chí, quan điểm của tỉnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bình Dương nghiên cứu chuyển đổi mô hình Công nghiệp – Dịch vụ - Đô thị sang mô hình Công nghiệp – Dịch vụ - Đô thị thông minh. Bình Dương cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp như Becamex IDC tiếp tục làm cầu nối giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân trong việc hút đầu tư, chăm lo an sinh xã hội.

Phó Thủ tướng cho biết, thời gian tới, tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Do đó Bình Dương cần phát huy dân chủ, có cách làm đổi mới sáng tạo, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước – Nhà đầu tư – Nhân dân; phát triển hệ sinh thái mới, đưa Bình Dương tiếp tục tiến lên phân khúc cao hơn trong chuỗi giá trị công nghiệp.

IMG_4873.JPG

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu tại Chương trình

Đối với các địa phương ký kết hợp tác với Bình Dương tại sự kiện, Phó Thủ tướng đề nghị các tỉnh, thành cần tiếp tục trao đổi, xây dựng các chương trình làm việc cụ thể để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc lan tỏa mô hình phát triển của Bình Dương.

Các địa phương cần tiếp tục nghiên cứu sâu, cụ thể để áp dụng mô hình này tại địa phương mình, để thu hút nguồn lực, tích lũy hạ tầng và cải tiến mô hình phát triển của chính mình.

Phó Thủ tướng bày tỏ tin tưởng rằng, chương trình hợp tác chiến lược từ mô hình phát triển của Bình Dương sẽ giúp Bình Dương và các tỉnh thành vươn lên bước tiến mới trong phát triển kinh tế- xã hội. Đây cũng là kỳ vọng của Chính phủ khi tìm kiếm động lực mới cho tăng trưởng quốc gia.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, mô hình phát triển Công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ là một lựa chọn đặc sắc của Bình Dương, đóng vai trò chiến lược, nhằm nâng cấp hệ thống quy hoạch đô thị và hệ thống công nghiệp của tỉnh, cải tạo các đô thị hiện hữu, cải tạo toàn diện hệ thống giao thông, tạo ra bước đệm để lan tỏa công nghiệp thâm dụng lao động và thâm dụng đất đai lên phía Bắc, tạo ra dư địa để phát triển thương mại, dịch vụ và khoa học công nghệ ở phía Nam. Biến phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư trở thành đòn bẩy để củng cố và phát triển toàn diện về đô thị, kinh tế đô thị và đời sống văn hóa xã hội cho người dân, thay đổi cả bộ mặt của một vùng đất. Đây chính là sự khác biệt, là nguyên nhân Bình Dương có thể phát triển công nghiệp trên diện rộng toàn tỉnh, cũng đã như lan tỏa mô hình của mình ra nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

IMG_4862.JPG

Ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phát biểu tại Chương trình

Tổng công ty Becamex IDC đi đầu trong việc thực hiện và triển khai mô hình phát triển Công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ khi liên doanh với các đối tác Singapore hình thành ra Công ty Liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP). Đây là một bước đi chiến lược với một đối tác uy tín, có kinh nghiệm triển khai các dự án ở quy mô quốc tế, đặc biệt có nhiều kinh nghiệm, uy tín trong công tác thu hút, xúc tiến đầu tư công nghiệp ở quy mô toàn cầu đã giúp Bình Dương học hỏi về cách thức phát triển công nghiệp của Singapore, không chỉ trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng mà còn cách thức xúc tiến thương mại, mở rộng hệ thống tiếp thị và xúc tiến đầu tư của tỉnh ra toàn cầu.

Song song đó, nhận thấy tầm quan trọng của việc hình thành hệ sinh thái bao quanh khu công nghiệp, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã tin tưởng giao nhiệm vụ cho Tổng công ty Becamex IDC là chủ đầu tư xây dựng mô hình Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương như một mô hình thí điểm cho việc phát triển tích hợp, bao gồm: Khu đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ giải trí chất lượng cao, khu dân cư, tái định cư cho người dân… Các khu công nghiệp của Becamex IDC đã trở thành đòn bẩy để thu hút đầu tư, phát triển thương mại dịch vụ, việc thu hút các nhà đầu tư và người lao động tới Bình Dương tạo ra thị trường cho việc phát triển thương mại và dịch vụ.

Bình Dương đã và đang gặt hái được những kết quả từ mô hình Công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ, gắn kết với Chiến lược ngoại giao liên thành phố, trên nền tảng triết lý phát triển "Xây dựng một môi trường đầu tư hiệu quả - Xây dựng một xã hội nhân văn hài hòa – Xây dựng một chính quyền năng động kiến tạo". Qua đó, định hình những chiến lược và chương trình đột phá của tỉnh, làm kim chỉ nam để xây dựng mô hình phát triển của tỉnh.

Tại sự kiện, UBND tỉnh Bình Dương đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 06 dự án, trong đó có 05 dự án có vốn đầu tư nước ngoài trị giá 176,1 triệu đô la Mỹ và 01 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng.

 

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh trao Giấy chứng nhận đầu tư và hoa cho các nhà đầu tư

Cũng tại sự kiện đã diễn ra lễ ký kết ghi nhớ giữa UBND tỉnh với Tập đoàn FPT trong lĩnh vực chuyển đổi số, Tập đoàn Sun Group về phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; bất động sản và đầu tư hạ tầng. Theo đó, UBND tỉnh và Tập đoàn FPT sẽ phối hợp để chuyển đổi số toàn diện, phát triển các nền tảng số phục vụ kết nối liên thông đa chiều, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý; hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số với ba trụ cột: Chính quyền số - Kinh tế số - Xã hội số. Tổng Công ty Becamex IDC đã ký kết hợp tác chiến lược cùng Tập đoàn Đèo Cả về phát triển hạ tầng giao thông trong thời gian tới. Tập đoàn Đèo Cả là một doanh nghiệp đầu tư và xây dựng hạ tầng giao thông hàng đầu ở Việt Nam.

 

 

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương và Tập đoàn FPT, Sun Group, Becamex IDC và Tập đoàn Đèo Cả ký kết ghi nhớ hợp tác

 

Lãnh đạo Chính phủ, Bộ, ngành, các địa phương và các doanh nghiệp chúc mừng lễ ký kết thành công

3/25/2023 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtKhởi động, Kết nối, Phát triển mới, Lan tỏa mô hình, phát triển của Bình Dương735-khoi-dong-ket-noi-phat-trien-moi-lan-toa-mo-hinh-phat-trien-cua-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Bình Dương: Họp mặt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướcNewBình Dương: Họp mặt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTĐT - ​Sáng 26-4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức Họp mặt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 138 năm Quốc tế Lao động 01/5 và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, lão thành cách mạng; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Dương trong công cuốc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.

le30.4.jpeg

Toàn cảnh buổi họp mặt

Ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, để có được niềm vui chung, nhất là niềm vui của ngày đại thắng 30/4/1975, đã có biết bao nỗi đau riêng của các gia đình có người thân đã ngã xuống, sẵn sàng hy sinh máu xương và tuổi thanh xuân để tô thắm ngọn cờ vinh quang của Tổ quốc.

Nhìn lại chặng đường 49 năm sau Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và tiếp nối truyền thống vẻ vang sau hơn 27 năm chia tách từ tỉnh Sông Bé, tỉnh Bình Dương đã và đang vươn mình phát triển hết sức mạnh mẽ, trở thành địa phương phát triển với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như trên phạm vi cả nước, tạo nên nhiều dấu ấn đậm nét của Bình Dương trong quá trình xây dựng và phát triển.

le30.4 1.jpeg

Chương trình văn nghệ tại buổi họp mặt

Đặc biệt, với truyền thống nghĩa tình, nhân dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bình Dương đã tích cực tham gia chương trình hỗ trợ xây dựng 200 căn nhà đại đoàn kết với số tiền 10 tỷ đồng do Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động thông qua các chương trình hướng về Điện Biên. Đồng thời, tổ chức thăm hỏi, tặng quà và tri ân các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn. Những việc làm đầy ý nghĩa đó đã tạo được sự lan tỏa tích cực trong xã hội về tinh thần tương thân, tương ái, trách nhiệm, sự quan tâm, đồng hành, chia sẻ của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân tỉnh Bình Dương đối với đồng bào trong cả nước.

le30.4 2.jpeg

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đọc diễn văn ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh mong muốn và tin tưởng rằng, truyền thống đoàn kết gắn bó, cộng đồng trách nhiệm; tính năng động, sáng tạo; dám nghĩ, biết làm và dám chịu trách nhiệm vốn là ưu điểm lớn của người Bình Dương sẽ tiếp tục được kế thừa, phát huy và lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa nhằm hiện thực hóa khát vọng xây dựng tỉnh nhà trở thành đô thị thông minh, văn minh, giàu đẹp và hiện đại, thực sự là nơi đáng sống.

le30.4 3.jpeg

le30.4 4.jpeg

le30.4 5.jpeg

Lãnh đạo tỉnh trao Huy hiệu Đảng cho đảng viên

Trong chương trình họp mặt, Tỉnh ủy đã trao tặng Huy hiệu Đảng cho 05 đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh Sông Bé và tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ. Đây là sự ghi nhận và tôn vinh của Đảng đối với những cống hiến hết sức bền bỉ và rất quan trọng của các đồng chí cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, kiến thiết và phát triển của tỉnh Sông Bé trước đây và tỉnh Bình Dương ngày nay. 

4/26/2024 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, Họp mặt, kỷ niệm, 49 năm,Giải phóng, miền Nam, thống nhất, đất nước899-binh-duong-hop-mat-ky-niem-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-thong-nhat-dat-nuoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Bình Dương: Chuẩn bị chu đáo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Trung Quốc năm 2024Bình Dương: Chuẩn bị chu đáo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Trung Quốc năm 2024

TTĐT - ​Chiều 01-4, ​tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh và ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe báo cáo công tác phối hợp triển khai Kế hoạch tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Trung Quốc năm 2024. 

Theo Kế hoạch, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Trung Quốc năm 2024 diễn ra từ ngày 14 - 16/4/2024 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, quy tụ khoảng 300 khách mời cao cấp nhất của cộng đồng Horasis, cùng 400 khách mời từ các cơ quan Trung ương, các địa phương và sở, ban, ngành, đơn vị tỉnh Bình Dương...

Diễn đàn được tổ chức theo hình thức diễn đàn kinh tế thế giới với 06 phiên họp toàn thể và 21 phiên đối thoại, thảo luận diễn ra song song.

Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào sáng 15/4/2024. Dự kiến Bình Dương sẽ có 02 phiên đặc biệt tại Diễn đàn gồm: "Bình Dương – Môi trường đầu tư hướng đến bền vững" và "Bình Dương – Phát triển thương mại điện tử hướng đến chuỗi cung ứng toàn cầu".

chuanbihorasis2.jpg

Bà Hà Thanh - Giám đốc Sở Ngoại vụ báo cáo tại cuộc họp 

Diễn đàn nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho các nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp Bình Dương giao lưu, kết nối với mạng lưới lãnh đạo cao cấp, đặc biệt là những nhà sáng lập, Chủ tịch, Tổng Giám đốc của các công ty hàng đầu châu Á và Trung Quốc, nâng cao khả năng tìm kiếm cơ hội, đối tác mới, cùng phát triển năng lực quản trị, trình độ khoa học công nghệ, thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam, châu Á và thế giới; tạo nền tảng quan trọng để tiếp tục góp phần vào chương trình đột phá kinh tế - xã hội và phát triển Đề án Thành phố thông minh Bình Dương.

chuanbihorasis3.jpg

Lãnh đạo Tổng công ty Becamex IDC báo cáo công tác chuẩn bị Diễn đàn

chuanbihorasis4.jpg

Đại diện Công an tỉnh báo cáo công tác đảm bảo an ninh trật tự 

Theo báo cáo của Sở Ngoại Vụ và các đơn vị liên quan, công tác chuẩn bị cho Diễn đàn đang được tiến hành nghiêm túc, khẩn trương. Từng bước, từng khâu được triển khai song song, đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở ngành trong tỉnh. Mục tiêu hướng đến nhằm thể hiện được hình ảnh tỉnh Bình Dương thân thiện, mến khách, hội nhập, an ninh, an toàn. Công tác phát hành thư mời, tiếp đón các đoàn đại biểu, khách mời; xây dựng kịch bản, chương trình Lễ khai mạc, các phiên toàn thể và phiên đối thoại được chuẩn bị chu đáo…

z5305672388039_fe0ab6267540a07df9a8a83f075873ec.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận cuộc họp

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh khẳng định, Diễn đàn Horasis năm nay đặt ra yêu cầu cao hơn về chất lượng khách mời, nội dung thảo luận để nâng cao hiệu quả quảng bá thương hiệu, thu hút đầu tư của tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, phân công cụ thể từng sở ngành, đơn vị chuẩn bị chu đáo công tác đón tiếp khách mời gồm lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành, các tỉnh, thành bạn và các doanh nghiệp. Ông cũng lưu ý bổ sung thành phần tham dự các phiên Diễn đ​àn gồm các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, sinh viên các trường đại học, đồng thời tổ chức hoạt động như trao giấy phép đầu tư, họp báo, tuyên truyền trực quan sinh động…

4/1/2024 7:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtBình Dương, chuẩn bị, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế, Horasis Trung Quốc, năm 2024376-binh-duong-chuan-bi-chu-dao-dien-dan-hop-tac-kinh-te-horasis-trung-quoc-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra 8.385 vụ tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra 8.385 vụ tai nạn giao thông

TTĐT ​- Chiều 22-7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2019.

Tham dự có ông Trương Hòa Bình - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; lãnh đạo các Bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố tại các điểm cầu truyền hình trực tuyến.

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Trần Thanh Liêm – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.

ATGT 2.jpg

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương​

Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong 6 tháng đầu năm tai nạn giao thông (TNGT) giảm cả 3 tiêu chí, giảm sâu nhất trong nhiều năm qua. Toàn quốc xảy ra 8.385 vụ TNGT (giảm hơn 7%), làm chết 3.810 người (giảm hơn 7,5%), bị thương 6.358 người (giảm hơn 9,6%) so với cùng kỳ năm 2018. Có 47 tỉnh, thành phố có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ và 11 địa phương có số người chết do TNGT tăng.

Lực lượng cảnh sát giao thông đã kiểm tra, xử lý gần 2 triệu trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền hơn 1.200 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 163.990 trường hợp, tạm giữ hơn 292.000 phương tiện. Trong đó, lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện xử lý 78.117 trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn, 239 trường hợp lái xe dương tính với ma túy.

Trong 6 tháng qua, toàn quốc đăng ký mới hơn 207.000 ô tô, hơn 1,63 triệu xe mô tô, nâng tổng số phương tiện đã đăng ký lên hơn 4,17 triệu ô tô, khoảng 61,3 triệu mô tô.

Theo Ủy ban ATGT quốc gia, mặc dù đạt được những kết quả nổi bật, nhưng tình hình TTATGT vẫn diễn biến phức tạp, còn xảy ra 19 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 73 người, bị thương 87 người, nhất là tai nạn liên quan đến xe chở khách, xe tải nặng, tai nạn do lái xe vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy gây nên. Tình hình TTATGT trên các tuyến vận tải ven biển diễn biến phức tạp với sự gia tăng nhanh chóng của đội tàu sông pha biển. Tình trạng "xe dù, bến cóc" gia tăng, gây mất TTATGT, cạnh tranh bất bình đẳng với xe khách tuyến cố định.

Trong thời gian tới, Bộ Công an sẽ tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT như vi phạm tốc độ, nồng độ cồn, thắt dây an toàn trên ô tô, mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy... mở các đợt cao điểm bảo đảm TTATGT vào các thời gian phức tạp về ATGT và các nhóm đối tượng có nguy cơ gây TNGT cao (lái xe tải, xe khách, xe con tainer và mô tô, xe máy). Bộ Giao thông Vận tải xem xét bổ sung quy định sát hạch lại kiến thức pháp luật khi cấp lại giấy phép lái xe; tập trung xử lý dứt điểm tình trạng mất TTATGT tại các trạm thu phí BOT trên toàn quốc; hoàn thành kế hoạch xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên quốc lộ năm 2019.

Riêng tỉnh Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm 2019, TNGT giảm được 03 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương, không xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng và tai nạn giao thông đường thủy. Tình hình TTATGT trong các đợt cao điểm Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và lễ hội Rằm tháng giêng; Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, Lễ 30/4 và 1/5 năm 2019 được bảo đảm. Tính từ ngày 16/12/2018 đến 15/6/2019, toàn tỉnh xảy ra 731 vụ TNGT, làm chết 133 người, làm bị thương 777 người, làm hư hỏng 1.311 phương tiện. So với cùng kỳ năm 2018 giảm 185 vụ (giảm 20,2 %), giảm 02 người chết ( giảm 1,48 %); giảm 176 người bị thương (giảm 18,47 %).

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương kết quả bảo đảm TTATGT trong 6 tháng đầu năm 2019. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, còn một số tồn tại như xảy ra nhiều vụ tai nạn xe khách, xe tải nghiêm trọng. Thủ tướng đề nghị, Bộ Giao thông vận tải khẩn trương đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ năm 2008, khung pháp luật quan trọng nhất để xử lý vấn đề đặt ra. Bộ Tư pháp khẩn trương đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng tăng mạnh khung xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về ATGT; hoàn thiện nghị định thay thế Nghị định 46 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Song song đó, cần hoàn thiện chương trình giáo dục ATGT trong hệ thống giáo dục phổ thông, nâng cao giáo trình, chất lượng, đưa giáo dục ATGT vào sinh hoạt khu phố, xóm, thôn. Cần có cơ chế chia sẻ, liên thông dữ liệu giữa các cơ quan như Giao thông vận tải, Công an, Y tế, Tài chính. Quyết liệt triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng. Chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác bảo đảm ATGT, cụ thể là cảnh sát giao thông không được nhận hối lộ và bao che sai phạm, các cơ quan thực hiện công tác bảo đảm ATGT, công tác trong lĩnh vực xã hội khác cần kiên quyết nói không với tiêu cực, lợi ích nhóm.​

7/22/2019 7:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin/CMSImageNew/2019-07/Tin 5 - TNGT 6 thang dau nam 2019.mp3Xem chi tiếttai nạn, giao thông547-6-thang-dau-nam-2019-toan-quoc-xay-ra-8-385-vu-tai-nan-giao-thongFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Phát động Cuộc thi "Ảnh về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của Việt Nam"Phát động Cuộc thi "Ảnh về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của Việt Nam"

TTĐT - ​​Sở Tài nguyên và Môi trường phát động Cuộc thi "Ảnh về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của Việt Nam".

Theo đó, đối tượng tham gia cuộc thi bao gồm tất cả công dân Việt Nam.

Cuộc thi nhằm tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên, lực lượng vũ trang, các đoàn thể và cư dân đang sinh sống tại Việt Nam có cơ hội thể hiện năng khiếu, phát huy sở trường, khả năng sáng tạo của bản thân thông qua các tác phẩm ảnh về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước tại Việt Nam; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, hình thành thói quen trong việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước nói riêng, góp phần vào những nỗ lực chung vì môi trường toàn cầu.

Thời gian nhận tác phẩm tham dự cuộc thi: Từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/5/2022.

Thông tin về thể lệ của cuộc thi truy cập tại Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường: https://tainguyenmoitruong.gov.vn và Cổng thông tin điện tử của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam: http://vapa.org.vn/vapa.

Văn bản​ 

4/26/2022 10:00 AMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtPhát động, Cuộc thi, ảnh, bảo tồn, sử dụng, bền vững, vùng đất, ngập nước, Việt Nam274-phat-dong-cuoc-thi-anh-ve-bao-ton-va-su-dung-ben-vung-cac-vung-dat-ngap-nuoc-cua-viet-namFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Bế mạc Giải xe đạp Truyền hình Bình Dương lần thứ IX, năm 2022 - Cúp Number 1Bế mạc Giải xe đạp Truyền hình Bình Dương lần thứ IX, năm 2022 - Cúp Number 1

TTĐT - Giải xe đạp Truyền hình Bình Dương lần thứ IX, năm 2022 Cúp Number 1 đã kết thúc thành công vào sáng 19-11, sau khi đoàn đua thi đấu chặng thứ 4 từ Thành phố mới Bình Dương đi huyện Bắc Tân Uyên và quay về lại Thành phố mới Bình Dương, cự ly 79 km.

Với tính chất quyết định để xác định các danh hiệu của giải, nên ở chặng đua cuối diễn ra rất quyết liệt. Tại Sprint 1, tay đua kỳ cựu Nguyễn Nam Cực (Sài gòn Velo – trên 40 tuổi) đã rút thắng trước tốp đông để giành giải thưởng. Nguyễn Nam Cực tiếp tục giành giải thưởng Sprint 2 khi rút thắng trước Đặng Phước Hòa (Châu Nghĩa Phát-Tân Bình). Tay đua Nguyễn Hoàng Sang giành chiến thắng ở chặng đua cuối với thành tích 1h 49’38” – tốc độ trung bình 43,235 km/h. Xếp hạng tiếp theo là Lê Văn Động (Châu Nghĩa Phát-Tân Bình) và Phan Thanh Điền (Thanh niên Hóc Môn). Ở lứa tuổi trên 40, tay đua Nguyễn Nam Cực xếp hạng Nhất, hạng Nhì là Đặng Trung Dũng và hạng Ba là Trần Quốc Tuấn (Điêu khắc đá Đông Tây).

 

 

Các vận động viên xuất phát chặng 4

Tay đua Trương Nguyễn Thanh Nhân giành Áo Vàng chung cuộc với 86 điểm, xếp hạng Nhì và Ba lần lượt là Thái Quốc Tuấn và Lê Văn Động. Đội Châu Nghĩa Phát-Tân Bình giành chức vô địch đồng đội ở lứa tuổi 16 – 40 khi có tổng hạng 81, hạng Nhì là Sài gòn Velo và hạng Ba là Thanh niên Hóc Môn.

 

Ban tổ chức trao giải cá nhân chung cuộc cho các tay đua xuất sắc lứa tuổi 16-40

 

Ban tổ chức trao giải cá nhân chung cuộc cho các tay đua xuất sắc lứa tuổi 41-55

Ở lứa tuổi 41 – 55, tay đua Đặng Trung Dũng giành danh hiệu Áo Vàng chung cuộc với 110 điểm, hạng Nhì Nguyễn Nam Cực và hạng Ba Võ Văn Thắng (Thanh niên Hóc Môn). Đội Sài gòn Velo giành chức vô địch với tổng hạng 57, hạng Nhì là Café Hai Tâm Châu Phú và hạng Ba là Thanh niên Hóc Môn.

 

Ban tổ chức trao giải đồng đội chung cuộc cho các đội lứa tuổi từ 16-40

 

Ban tổ chức trao giải đồng đội chung cuộc cho các đội lứa tuổi từ 41-55

Mùa giải xe đạp phong trào 2022 do Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương phối hợp với các sở, ngành tổ chức đã khép lại thành công. Khán giả hâm mộ bộ môn xe đạp sẽ tiếp tục được thưởng thức các đội đua chuyên nghiệp thi đấu tại Giải xe đạp quốc tế Truyền hình Bình Dương lần I, năm 2023 - Cúp Number 1 diễn ra từ ngày 05/01 đến 11/01/2023 với lộ trình đi qua các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ.

11/19/2022 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtbế mạc, giải xe đạp, truyền hình, Bình Dương, lần thứ XI, cúp number 1507-be-mac-giai-xe-dap-truyen-hinh-binh-duong-lan-thu-ix-nam-2022-cup-number-True121000
12.00
121,000
1.00
0
False
Bí thư Tỉnh ủy tiếp lãnh đạo Công ty Becamex TokyuBí thư Tỉnh ủy tiếp lãnh đạo Công ty Becamex Tokyu

TTĐT - ​​Sáng 11-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp và làm việc với ông Oh Dongkun - Tổng Giám đốc Công ty Becamex Tokyu để trao đổi tình hình triển khai các dự án của Becamex Tokyu trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

​Cùng tiếp có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Tại buổi tiếp, hai bên đã trao đổi tình hình triển khai các dự án của Tập đoàn Tokyu tại Bình Dương. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao các dự án của Tập đoàn Tokyu đang đầu tư tại Bình Dương với nhiều kết quả đáng ghi nhận.

tokyu.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi khẳng định, Bình Dương đang tập trung triển khai các bước để đẩy nhanh tiến độ dự án. Để dự án đạt hiệu quả cao nhất, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi yêu cầu các sở, ngành phối hợp cùng Công ty Becamex Tokyu tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện để các dự án triển khai theo đúng tiến độ.

Ông Oh Dongkun chia sẻ, trên cương vị là Tổng Giám đốc Công ty Becamex Tokyu, ông sẽ cùng các đối tác Nhật Bản và Tập đoàn Tokyu tiếp tục đồng hành, ủng hộ vì sự phát triển của tỉnh Bình Dương; cùng nhau khai thác tốt hơn nữa các cơ hội và mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, tiếp tục triển khai các dự án trong thời gian tới. 

3/11/2024 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtĐề xuất, điều chỉnh, phương án, cải tạo, hạ tầng, giao thông, công cộng, địa bàn, Bình Dương281-bi-thu-tinh-uy-tiep-lanh-dao-cong-ty-becamex-tokyTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.7
5
Điện lực Bình Dương khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch trực tuyếnĐiện lực Bình Dương khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch trực tuyến

TTĐT - ​​​Nhằm chung tay cùng cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe của khách hàng sử dụng điện có nhu cầu về điện, Công ty Điện lực Bình Dương khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch trực tuyến để được phục vụ kịp thời, đảm bảo an toàn sức khỏe trong mùa dịch.

Theo đó, khách hàng có thể chọn các kênh giao dịch trực tuyến sau đây:

Tổng đài chăm sóc khách hàng (CSKH): 19001006 và 19009000.

Website CSKH: http://cskh.evnspc.vn; http://pcbinhduong.evnspc.vn.

Email CSKH: cskh@evnspc.vn.

Ứng dụng CSKH trên điện thoại di động qua App Store (EVNSPC CSKH).

Ứng dụng CSKH trên Zalo qua trang (Page/Offical Account): Tổng Công ty  Điện lực miền Nam EVNSPC.

Chuyên mục DỊCH VỤ ĐIỆN LỰC trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương: https://www.binhduong.gov.vn.

Cổng dịch vụ công Quốc gia: https://dichvucong.gov.vn.​

6/4/2021 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtĐiện lực Bình Dương, khuyến khích, khách hàng, kênh giao dịch trực tuyến12315-Dien-luc-Binh-Duong-khuyen-khich-khach-hang-su-dung-cac-kenh-giao-dich-truc-tuyenFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
1.52381
21
Sôi động Giải chạy đường dài “Ultra Road Bình Dương 2023 - Bứt phá giới hạn”Sôi động Giải chạy đường dài “Ultra Road Bình Dương 2023 - Bứt phá giới hạn”

TTĐT - Sáng 29-10, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ bế mạc và trao giải Giải chạy đường dài "Ultra Road Bình Dương 2023 - Bứt phá giới hạn".

Giải chạy đường dài "Ultra Road Bình Dương 2023 – Bứt phá giới hạn" do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương phối hợp cùng với Công ty cổ phần VietRace365 và Câu lạc bộ YCB Him Lam Quận 7, Câu lạc bộ Bình Dương Running Club (BDRC) tổ chức thi đấu từ ngày 28/10 đến ngày 29/10/2023, với sự tham gia của hơn 1.400 vận động viên (VĐV), tranh tài ở 5 cự ly 10km, 25km, 50km, 75km, 100km. ​

road.JPG

road 1.jpg

road 2.jpg

​VĐV tranh tài ở các cự ly của Giải

Các vận động tham gia Giải là những người yêu chạy bộ từ các nơi, đặc biệt có sự tham gia của nhiều​ VĐV nổi tiếng, từng đạt thành tích ở những cự ly dài.

Với cung đường chạy rộng rãi, thoáng mát, sạch đẹp, đảm bảo an toàn tại Thành phố mới Bình Dương đã mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho tất cả VĐV tham gia. Giải nhằm thúc đẩy phong trào chạy bộ, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tiếp tục tham gia tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; đồng thời khuyến khích, đẩy mạnh phong trào chạy bộ, tạo cơ hội cho các VĐV bứt phá giới hạn bản thân, góp phần quảng bá hình ảnh hiện đại, năng động, thông minh, nghĩa tình của Bình Dương. 

Phát biểu tại buổi lễ, đại diện Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cảm ơn sự quan tâm của các cơ quan, đơn vị và sự triển khai nghiêm túc, khoa học, chặt chẽ của Ban Tổ chức Giải. Đồng thời, bày tỏ ấn tượng và đánh giá cao sự quyết tâm, nỗ lực của các VĐV đã vượt lên chính mình, chinh phục thử thách và đạt được mục tiêu đề ra cũng như tinh thần trách nhiệm của các lực lượng tham gia hỗ trợ Giải, huấn luyện viên. Tất cả đã tạo nên thành công chung của Giải đấu, tạo ấn tượng tốt đẹp và tiền đề vững chắc cho những giải đấu sau.

Tất cả các vận động viên hoàn thành cự ly theo khung thời gian quy định đều nhận được Kỷ niệm chương từ BTC. Kết quả các cự ly như sau:

Cự ly 10km: VĐV Tống Phước Luân (Bib 10968) về nhất nội dung nam và VĐV Nguyễn Thị Nga (Bib 10981) về nhất nội dung nữ.

Cự ly 25km: VĐV Trương Hữu (Bib 25550) về nhất nội dung nam và VĐV Đoàn Thị Hiền (Bib 25709) về nhất nội dung nữ. ​


road 3.jpg

Ban Tổ chức trao giải cho các VĐV nam chinh phục cự ly 100 km 

road 4.jpg

Ban Tổ chức trao giải cho các VĐV nữ chinh phục cự ly 100 km 

road 5.jpg

Trao giải cho các VĐV nam tham gia cự ly 75 km

road 6.jpg

Trao giải cho các VĐV nữ tham gia cự ly 25 km

10/29/2023 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtSôi động, Giải chạy, đường dài, Ultra Road, Bình Dương, 2023, Bứt phá, giới hạn731-soi-dong-giai-chay-duong-dai-ultra-road-binh-duong-2023-but-pha-gioi-hanTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Chuẩn bị chu đáo Lễ kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt NamBình Dương: Chuẩn bị chu đáo Lễ kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

TTĐT - ​Sáng 17-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã chủ trì nghe và cho ý kiến về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm ​93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2023).

Theo kế hoạch, Lễ kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được tổ chức vào lúc 9 giờ ngày 03/02/2023 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, với sự tham dự của khoảng 800 đại biểu gồm lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, các vị khách quý, chức sắc tôn giáo, dân tộc và các doanh nghiệp, trường học…


Ông Nguyễn Khoa Hải – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo công tác chuẩn bị buổi lễ

Buổi lễ sẽ được tổ chức trang trọng gồm chương trình nghệ thuật chủ đề "Ánh sáng niềm tin", chiếu phim phóng sự "Công tác xây dựng Đảng-Dấu ấn Bình Dương 26 năm phát triển"; trao Huy hiệu Đảng cho đảng viên và khen thưởng gần 100 gương đảng viên xuất sắc tiêu biểu của tỉnh.   

Thực hiện các hoạt động tuyên truyền nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, từ ngày 13/01 đến 08/02/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức treo pano, cờ trên các tuyến đường, khu Trung tâm Hành chính, khu vực đông dân cư; tổ chức trưng bày triển lãm ảnh, sách, tranh thông tin chuyên đề, chương trình văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao… tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.


Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Nguyễn Hoàng Thao lưu ý các thành viên Ban Tổ chức phải chuẩn bị chu đáo cho buổi lễ, từ công tác mời khách tham dự đến các khâu chuẩn bị kịch bản, tính toán thời gian cho hợp lý; chú trọng công tác tuyên truyền, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban Tổ chức để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đảm bảo buổi lễ được tổ chức trang trọng, ý nghĩa. 

1/17/2023 12:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtchuẩn bị, chu đáo, lễ kỷ niệm, 93 năm, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam690-binh-duong-chuan-bi-chu-dao-le-ky-niem-93-nam-ngay-thanh-lap-dang-cong-san-viet-naTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Thông qua danh sách đề nghị tặng thưởng cấp Nhà nướcThông qua danh sách đề nghị tặng thưởng cấp Nhà nước

TTĐT - Sáng 10-11, tại UBND tỉnh, ông Trần Thanh Liêm - Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng tỉnh chủ trì họp Hội đồng Thi đua-Khen thưởng tỉnh để thông qua danh sách đề nghị tặng thưởng cấp Nhà nước đợt 3 - năm 2016.

Theo danh sách đề xuất, có 03 tập thể, cá nhân được đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì; 09 tập thể, cá nhân được đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 20 tập thể, cá nhân được đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Theo giải trình của Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, danh sách được đề nghị tặng thưởng cấp Nhà nước đợt này bao gồm các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người lao động, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm kết luận cuộc họp

Qua ý kiến của các thành viên Hội đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm cơ bản thống nhất với danh sách đề xuất. Chủ tịch đề nghị, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh hướng dẫn các tập thể, cá nhân hoàn chỉnh các bản thành tích, có sự xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị để hoàn thiện hồ sơ; tiếp tục rà soát các trường hợp có đủ điều kiện để đề nghị các cấp khen thưởng kịp thời nhằm ghi nhận thành tích cống hiến của các cá nhân.

 

11/10/2016 10:00 AMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBan Thi đua khen thưởng, Hội đồng thi đua khen thưởng, danh sách, tặng thưởng cấp nhà nước9437-Thong-qua-danh-sach-de-nghi-tang-thuong-cap-Nha-nuocTrue121000
0.60
121,000
0.70
157,299
False
1 - 30Next