Tin chỉ đạo điều hành
 

​TTĐT - UBND chỉ đạo tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

 
 
TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1356/KH-UBND thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước (BMNN) năm 2025 trên địa bàn tỉnh.​
 
 

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 781/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo tăng cường thu và chống thất thu ngân sách Nhà nước tỉnh Bình Dương.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2025.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh yêu cầu triển khai thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Công văn số 1033/VPCP-ĐMDN ngày 10/02/2025 của Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1109/KH-UBND về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (TTHC) theo chuyên đề "Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" năm 2025.

 
 

​​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) và phòng, chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trên địa bàn tỉnh năm 2025.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 777/QĐ-UBND phân công công tác của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh giao nhiệm vụ​ thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Sản xuất công nghiệp và sức tiêu dùng phục hồi mạnhSản xuất công nghiệp và sức tiêu dùng phục hồi mạnh

TTĐT - Mười một tháng đầu năm, ngành công nghiệp tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng đi lên với mức tăng GTSXCN đạt 7,3% (ba tháng tăng 2,1%, bốn tháng tăng 3,3%, năm tháng tăng 4%, sáu tháng tăng 4,8%, bảy tháng tăng 5,1%, tám tháng tăng 5,6%, chín tháng tăng 6,5%, mười tháng tăng 7%) thể hiện việc phục hồi của ngành công nghiệp trước tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 

1. Tình hình chung:
 
Tháng 11 năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) ước đạt 64.411 tỷ đồng tăng 3,6% so với tháng 10/2009 và tăng 13% so cùng kỳ, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 6,1%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 17,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,9% so với cùng kỳ (trong đó Tcty dầu khí giảm 3,3%, các ngành khác tăng 16,1%). 
 
Tính chung mười một tháng đầu năm 2009 GTSXCN ước đạt 631.871 tỷ đồng tăng 7,3% so với cùng kỳ (thấp hơn so với mức kế hoạch đề ra của cả năm là 16,5%), trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 3,6%, chiếm trọng 24,2% toàn ngành; khu vực ngoài quốc doanh tăng 9,4% chiếm tỷ trọng 35,1% toàn ngành; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7,7% (trong đó dầu khí tăng 9,6%, các ngành khác tăng 7,5%) chiếm tỷ trọng 40,7% toàn ngành. Tính theo cấp quản lý: công nghiệp trung ương tăng 5,4%, công nghiệp địa phương tăng 7,7%.
 
Mười một tháng đầu năm 2009 các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong GTSXCN có tăng trưởng khá (cao hơn mức trung bình toàn ngành) gồm: dầu thô khai thác tăng 13,5%, thuốc lá điếu tăng 12,1%, giày dép ủng bằng giả da cho người lớn tăng 17%, xà phòng giặt tăng 19,6%, xi măng tăng 18,5%, thép tròn các loại tăng 18,9%, điều hoà nhiệt độ tăng 46,1%, tủ lạnh, tủ đá tăng 31,4%, điện sản xuất tăng 13%, nước máy thương phẩm tăng 9,7% so cùng kỳ năm trước.
 
Một số sản phẩm có tăng trưởng ở mức thấp (thấp hơn mức trung bình toàn ngành) gồm: than sạch tăng 5,6%, dầu thực vật tinh luyện tăng 0,6%, đường kính tăng 0,3%, vải dệt từ sợi tổng hợp tăng 2%, lốp ô tô, máy kéo tăng 2,5%, gạch xây bằng đất nung tăng 1,9%, máy giặt tăng 0,7%, xe máy tăng 7,2%.
 
Các sản phẩm không tăng hoặc giảm so với cùng kỳ có khí đốt thiên nhiên đạt 99,4 %, khí hóa lỏng (LPG) đạt 88,2%, thuỷ hải sản chế biến đạt 92,8%, sữa bột đạt 89,3%, bia đạt 99,6%, vải dệt từ sợi bông đạt 86,7%, quần áo mặc thường cho người lớn đạt 83,2%, giày thể thao đạt 94,4%; giấy, bìa các loại đạt 85,9%, phân hóa học đạt 94,8%, sơn hoá học đạt 99,9%, kính thuỷ tinh đạt 93,6%, gạch lát ceramic đạt 93,7%, bình đun nước nóng đạt 84,1%, tivi đạt 93,7%, ô tô đạt 93,4% (trong đó xe tải đạt 93%, xe chở khách đạt 93,8%) so cùng kỳ.
 
Theo vùng lãnh thổ mười một tháng đầu năm 2009 một số tỉnh, thành phố chiếm tỷ trọng lớn trong GTSXCN có tăng trưởng cao hơn bình quân toàn ngành gồm: Tp. Hà Nội tăng 8,6%; Quảng Ninh tăng 12,8%; Thanh Hóa tăng 13%; Khánh Hoà tăng 8%; Tp. Hồ Chí Minh tăng 7,4%; Bình Dương tăng 9,2%; Đồng Nai tăng 9,9%; Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 9,9%; Cần Thơ tăng 9,2%. Một số tỉnh thành phố có mức tăng trưởng thấp hơn trung bình toàn ngành gồm: Hải Phòng tăng 7%; Vĩnh Phúc tăng 2,6%; Hải Dương tăng 4,8%; Phú Thọ tăng 3,4%; Đà Nẵng tăng 5%;
 
Một số nhận xét về tình hình sản xuất kinh doanh công nghiệp:
 
Mười một tháng đầu năm ngành công nghiệp tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng đi lên với mức tăng GTSXCN đạt 7,3% (ba tháng tăng 2,1%, bốn tháng tăng 3,3%, năm tháng tăng 4%, sáu tháng tăng 4,8%, bảy tháng tăng 5,1%, tám tháng tăng 5,6%, chín tháng tăng 6,5%, mười tháng tăng 7%) thể hiện việc phục hồi của ngành công nghiệp trước tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.  
 
Về loại hình kinh tế: khu vực kinh tế nhà nước có mức tăng thấp (một phần do việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước nên tỷ trọng của khối doanh nghiệp này giảm xuống so với toàn ngành); trong khi khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức tăng khá so với toàn ngành; phân ngành kinh tế cấp 1, ngành khai khoáng và sản xuất, phân phối điện, nước, gas có tốc độ tăng trưởng khá, trong khi công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn chỉ tăng trưởng ở mức thấp (tuy nhiên mức tăng đã khá so với các tháng trước) do nhu cầu giảm.
 
Về các sản phẩm công nghiệp đáng lưu ý là dầu thô đạt mức tăng khá cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất và xuất khẩu, các sản phẩm xi măng, thép xây dựng tăng cao đáp ứng nhu cầu của các công trình xây dựng theo chủ trương kích cầu của Chính phủ. Một số sản phẩm khác như điện sản xuất, giày dép, xà phòng, hàng tiêu dùng (điều hòa, tủ lạnh, tủ đá) cũng đạt tăng trưởng cao thể hiện xu hướng phục hồi của sản xuất và tiêu dùng khu vực dân cư. Phân tích về các chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp cũng cho thấy xu hướng tương tự.
 
Về giá cả các mặt hàng công nghiệp: trong tháng 11 giá dầu thô tăng so với các tháng trước (hiện ở mức 77-81 USD/thùng) tạo điều kiện tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng thu ngân sách, tuy nhiên việc giá dầu tăng cao cũng tạo áp lực tăng giá xăng dầu trên thế giới và trong nước (ngày 20/11/2009 xăng A92 tiếp tục tăng lên 16.300 đ/lít, sau khi đã tăng giá lên 15.500 đ/lít vào ngày 24/10/2009), tỷ giá giữa USD và đồng Việt Nam tăng đáng kể (lên mức gần 18.000 đ/USD theo tỷ giá ngân hàng ngày 24/11/2009, trong khi tỷ giá ngoài thị trường tự do lên mức 19.750 đ/USD) tạo áp lực cho các doanh nghiệp cần ngoại tệ để nhập khẩu và trực tiếp ảnh hưởng tăng giá hàng hoá (nhập khẩu hoặc sử dụng nguyên liệu nhập khẩu) trên thị trường, giá thép xây dựng do nhà sản xuất tăng lên mức 12 triệu đồng/tấn (thép tại thị trường đã tăng lên mức 12,5-13 triệu đồng/tấn so với mức 11,5-12 triệu đồng/tấn vào tháng trước); giá phân bón đạm urê và phân DAP tăng 500-700 nghìn đồng/tấn (phân urê 6 triệu đồng/tấn, phân DAP 7,2 triệu đồng/tấn) do giá quốc tế tăng nhưng lượng tồn kho trong nước vẫn ở mức cao; giá thức ăn gia súc cũng tăng cao (hiện ở mức 200 nghìn đồng/bao 25 kg, tăng 10.000 đồng so với đầu tháng). Như vậy việc tăng giá hầu hết các mặt hàng sẽ tạo áp lực lên các nhà sản xuất và người tiêu dùng, tăng chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ lạm phát vào các tháng cuối năm 2009.
 
2. Về xuất nhập khẩu:
 
- Xuất khẩu: 
 
Kim ngạch xuất khẩu cả nước mười một tháng đầu năm 2009 ước đạt 51,4 tỷ USD giảm 11,4% so cùng kỳ, trong đó doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) xuất khẩu đạt 27 tỷ USD giảm 15,5% so cùng kỳ.
 
Một số mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ yếu tăng gồm: dầu thô đạt 12,67 triệu tấn tăng 3,1% (nhưng về kim ngạch chỉ đạt 5,77 tỷ USD giảm 41,7%) ; than đá đạt 22,2 triệu tấn tăng 19,8% (nhưng về kim ngạch chỉ đạt 1,17 tỷ USD giảm 11,3%); hàng điện tử, vi tính và linh kiện đạt 2,5 tỷ USD tăng 1%; máy móc, thiết bị và phụ tùng đạt 1,76 tỷ USD tăng 2,3%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm đạt trên 2,7 tỷ USD tăng 163,9%; hoá chất và sản phẩm hoá chất đạt 318 triệu USD tăng 0,6%.
 
Một số mặt hàng xuất khẩu giảm gồm: hàng dệt may đạt 8,17 tỷ USD giảm 1,3%; hàng giày dép đạt 3,57 tỷ USD giảm 16%; túi xách, vali, mũ và ô dù đạt 661 triệu USD giảm 11,4%; dây và cáp điện đạt 773 triệu USD giảm 17,8%; sản phẩm nhựa đạt 732 triệu USD giảm 13,4%; sắt thép và sản phẩm đạt 829 triệu USD giảm 52,1% (chủ yếu do năm 2008 các doanh nghiệp nhập sắt thép về sau đó tái xuất do nhu cầu trong nước không tăng nhiều vì khủng hoảng).
 
- Nhập khẩu:
 
Kim ngạch nhập khẩu cả nước mười một tháng đầu năm 2009 ước đạt 61,6 tỷ USD giảm 18% so cùng kỳ, trong đó doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhập khẩu 22,4 tỷ USD giảm 13,2% so cùng kỳ. Mười tháng đầu năm nhập siêu ước đạt 10,2 tỷ USD chiếm 19,8% kim ngạch xuất khẩu.
 
Một số mặt hàng công nghiệp nhập khẩu chủ yếu tăng gồm: xăng dầu các loại đạt 11,86 triệu tấn tăng 0,62%; phân bón đạt 3,92 triệu tấn tăng 35% (trong đó phân urê 1,27 triệu tấn tăng 80,8%); dược phẩm đạt 969 triệu USD tăng 25,7%; nguyên liệu dược phẩm đạt 161 triệu USD tăng 9,5%; chất dẻo nguyên liệu đạt 2 triệu tấn tăng 27,6%; bông các loại đạt 278 nghìn tấn tăng 4,5%; sợi các loại đạt 453 nghìn tấn tăng 19,5%; sắt thép các loại đạt 9 triệu tấn tăng 16,2% (trong đó phôi thép 2,2 triệu tấn tăng 5,8%); máy vi tính và linh kiện điện tử đạt 3,5 tỷ USD tăng 3,2%; cao su 279 nghìn tấn tăng 58,5%; giấy các loại đạt 936 nghìn tấn tăng 12%; ôtô nguyên chiếc đạt 66,3 nghìn chiếc tăng 37%.
 
Một số mặt hàng công nghiệp chủ yếu giảm gồm: hoá chất đạt 1,45 tỷ USD giảm 12%; sản phẩm hoá chất đạt 1,39 tỷ USD giảm 7%; nguyên liệu dệt may da đạt 1,74 tỷ USD giảm 21%; linh kiện, phụ tùng ôtô đạt 1,6 tỷ USD giảm 9%; xe máy nguyên chiếc đạt 102 nghìn chiếc giảm 13%; linh kiện xe máy đạt 541 triệu USD giảm 5,3%; máy móc thiết bị và phụ tùng đạt 10,6 tỷ USD giảm 10,3% so cùng kỳ.
 
Kim ngạch nhập khẩu cả nước trong mười một tháng đầu năm 2009 giảm chủ yếu là do nhu cầu trong nước giảm cả về nguyên liệu sản xuất (hoá chất, linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy; nguyên liệu dệt, may, da), máy móc thiết bị và phụ tùng, hàng tiêu dùng (sản phẩm hoá chất, xe máy nguyên chiếc). Nguyên nhân chủ yếu do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến xuất khẩu, sản xuất và tiêu dùng của thị trường trong nước.
 
Tuy nhiên, có một số nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất tăng như sợi, bông các loại, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép các loại, phân bón các loại, cao su,... cho thấy nền kinh tế đang có sự dịch chuyển theo chiều hướng tốt.
 
Riêng sản phẩm phân bón (đặc biệt là phân urê) có lượng nhập khẩu tăng cao trong khi sản phẩm sản xuất trong nước đang tồn kho cho thấy nhu cầu thị trường tăng cao, đồng thời khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước còn thấp và cần thiết xem xét về hàng rào bảo hộ đối với mặt hàng này.     
 
Về mặt hàng ôtô nhập khẩu nguyên chiếc cũng tăng cao cho thấy thị trường trong nước vẫn có nhu cầu lớn trong khi khả năng đáp ứng của các liên doanh lắp ráp xe có hạn.
 
3. Tình hình cụ thể một số ngành công nghiệp chủ yếu:
 
- Tháng 11/2009 sản lượng dầu thô khai thác ước đạt 1,25 triệu tấn giảm 4,3% so với tháng 10/2009 và giảm 5,6% so với cùng kỳ (nguyên nhân do sụt giảm sản lượng ở một số mỏ mới đi vào khai thác), lũy kế mười một tháng đầu năm dầu thô khai thác ước đạt 15,25 triệu tấn tăng 13,5% so với cùng kỳ.
 
- Than đá sản xuất mười một tháng đầu năm ước đạt 38,77 triệu tấn tăng 5,6% so với cùng kỳ, trong đó riêng Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt nam xuất khẩu 21,6 triệu tấn tăng 29,1% so cùng kỳ.
 
- Điện sản xuất mười một tháng đầu năm đạt 73,4 tỷ kwh tăng 13% so với cùng kỳ, đây là mức tăng khá cao so với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp (7,3%), nguyên nhân do nhu cầu điện sinh hoạt vẫn ở mức cao.
 
- Phân hóa học (không tính phân NPK) mười một tháng đầu năm sản xuất ước đạt 2,2 triệu tấn giảm 5,2% so cùng kỳ.  
 
- Thép tròn các loại mười một tháng đầu năm sản xuất đạt 4,2 triệu tấn tăng 18,9% so cùng kỳ.
 
- Xi măng mười tháng đầu năm ước đạt 43,5 triệu tấn tăng 18,5% so cùng kỳ./.
 
4. Giá cả thị trường:
 
Lương thực: Giá lúa gạo nhìn chung tăng. Giá lúa tăng 400đ-600đ/kg so với tháng trước, lúa tẻ thường phổ biến ở mức 4200-6000 tùy loại; lúa OMCS khoảng 4.700đ/kg-4.900đ/kg (tăng 300-500đ/kg), lúa IR 50404 4.200đ/kg- 4.600đ/kg (tăng 600đ/kg), lúa Jasmine mới khoảng 4.900đ/kg-4.300đ/kg (tăng 100-400đ/kg) kéo theo giá gạo tăng khá: gạo Jasmine khoảng 8500-9500/kg (giảm nhẹ 100đ/kg), gạo CLC khoảng 9000-11500đ/kg (tăng 500đ/kg), gạo IR50404 dao động trong khoảng 6500- 7000đ/kg, tăng 300-700đ/kg
 
Thực phẩm: Thịt lợn đứng giá so với tháng trước: lợn hơi khoảng 28.000-31.000đ/kg, giá lợn đùi ở mức 60.000đ/kg; thịt nạc vai 62.000đ/kg, thịt rọi 55.000đ/kg.
 
Các loại thực phẩm khác không nhiều biến động: giá các loại thịt gà, bò, tôm, cá ít biến động: vịt hơi khoảng 18000-20000đ/kg (giảm nhẹ), giá thịt bò khoảng 100.000 ngàn đ/kg (đứng giá), thịt gà hơi 60.000-65000đ/kg (giảm 5000đ/kg); tôm càng xanh khoảng 160 ngàn/kg (đứng giá); cá tra 20000đ/kg (giảm 2.000đ/kg); cá diêu hồng 24.000-25.000 đ/kg (giảm 3.000đ/kg)
 
Rau các loại: Giá các loại rau xanh nhìn chung giảm so với tháng trước: Cải xanh 400đ/kg (giảm 1.000đ/kg); rau cải ngọt 4.500đ/kg (giảm 500đ/kg), rau muống 4.000đ/kg (giảm 1.000đ/kg), xà lách 7.000đ/kg (tăng 2.000đ/kg), hành tươi 10.000đ/kg (tăng 5.000đ/kg), cà chua 6.000đ/kg (giảm 1.000đ/kg).
 
Vật tư nông nghiệp: Giá phân bón trong nước giảm đáng kể: Giá urê Trung Quốc khoảng 5.200đ/kg (giảm 160đ/kg), giá Urê Phú Mỹ sản xuất 5.200đ/kg (giảm 200đ/kg), Urê Liên Xô 6.000đ/kg (đứng giá); phân lân 10.500-11.400đ/kg (đứng giá); phân DAP (Philipin nhập khẩu) 12.200đ/kg (giảm 200đ/kg), DAP Trung Quốc 6.800đ/kg (giảm 200đ/kg)
 
M.X
(Theo Báo cáo của Vụ Kinh tế Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
12/1/2009 9:37 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết811-San-xuat-cong-nghiep-va-suc-tieu-dung-phuc-hoi-manhThông tin chỉ đạo, điều hành
Thành lập Hệ thống Trung tâm thông tin tác chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19Thành lập Hệ thống Trung tâm thông tin tác chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19

​TTĐT - Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh ban hành Kế hoạch thành lập Hệ thống Trung tâm thông tin tác chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bình Dương.

Việc thành lập Hệ thống Trung tâm thông tin tác chiến nhằm tổ chức hoạt động thu thập, quản lý, kết nối, chia sẻ và xử lý thông tin phản ánh của người dân liên quan đến lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe (cấp cứu, chuyển viện, tư vấn sức khỏe,…), hỗ trợ, cứu trợ (lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu,…), đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Trên cơ sở đó, tổ chức rà soát, phân tích và xử lý có hiệu quả các nguồn tin; ra mệnh lệnh chỉ huy thực thi phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Thông qua Tổng đài 1022, thông tin báo chí, mạng xã hội, Hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin yêu cầu của người dân về cấp cứu, chuyển viện; các trường hợp nhiễm, nghi nhiễm, có triệu chứng liên quan như ho, sốt, tiếp xúc người nhiễm, nghi nhiễm; tư vấn chăm sóc sức khỏe đối với các F0, F1;yêu cầu cứu trợ, cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; vấn đề an ninh, trật tự và vi phạm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và các yêu cầu khác liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Hệ thống các Trung tâm thông tin tác chiến liên thông 03 cấp tỉnh, huyện, xã. Trong đó, Trung tâm thông tin tác chiến tỉnh và các Đội phản ứng nhanh cấp tỉnh trên các lĩnh vực cấp cứu, hỗ trợ y tế; cứu trợ; đảm bảo an ninh trật tự. Trung tâm thông tin tác chiến 09 huyện, thị xã, thành phố và các Đội phản ứng nhanh cấp huyện trên các lĩnh vực cấp cứu, hỗ trợ y tế; cứu trợ; an ninh trật tự. Thành lập tại mỗi UBND cấp xã ít nhất 01 Đội phản ứng nhanh trên các lĩnh vực cấp cứu, hỗ trợ y tế; cứu trợ; đảm bảo an ninh trật tự, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bí thư hoặc Chủ tịch UBND cấp xã để thực thi các nhiệm vụ ứng cứu khẩn cấp theo chỉ đạo của Trung tâm thông tin tác chiến cấp trên và của người dân.

Bên cạnh Tổng đài 1022, mỗi Trung tâm thông tin tác chiến cấp huyện, mỗi Đội phản ứng nhanh cấp xã thiết lập và duy trì một số điện thoại đường dây nóng, phân công người trực 24/7 để tiếp nhận và xử lý ngay các thông tin yêu cầu từ người dân. Các số điện thoại trên phải được công khai rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, đến từng người dân trong vùng phạm vi trách nhiệm của từng Đội phản ứng nhanh, từng UBND cấp huyện để người dân biết, liên hệ.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, tổ chức hoạt động của các đơn vị trong Hệ thống thông tin tác chiến toàn tỉnh; đôn đốc, theo dõi, tổng hợp, báo cáo hoạt động của Hệ thống. Thiết lập, đưa vào vận hành trong ngày 06/08/2021.

UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thành lập Trung tâm thông tin tác chiến và đưa vào hoạt động trước ngày 09/08/2021.

Kế hoạch ​​

8/6/2021 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtthành lập, trung tâm, thông tin tác chiến, phòng chống dịch bệnh Covid-19122-thanh-lap-he-thong-trung-tam-thong-tin-tac-chien-phong-chong-dich-benh-covid-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương: Triển khai thực hiện đầy đủ các quy định của Luật GiáBình Dương: Triển khai thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Giá

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định tại Luật Giá và các văn bản quy định chi tiết Luật.

Theo đó, UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố (cơ quan, đơn vị và địa phương) căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tổ chức triển khai, thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Giá và các văn bản hướng dẫn của Luật.

Cụ thể, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trong việc tập huấn các nội dung của Luật Giá cho các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan; có các hình thức thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, nhất là tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi, đối tượng chịu sự tác động từ các chính sách về quản lý, điều tiết giá tại Luật Giá và các văn bản hướng dẫn.

Các cơ quan, đơn vị và địa phương rà soát, xử lý hiệu lực các văn bản quy phạm pháp luật về giá không còn phù hợp theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.  Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản về giá theo đúng quy định tại Luật Giá, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và chức năng, nhiệm vụ. Đồng thời rà soát, đánh giá để công bố, bãi bỏ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực giá phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Những nội dung tập trung thực hiện: Bình ổn giá; công tác định giá; tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; thẩm định giá của Nhà nước; cơ sở dữ liệu về giá; kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vi phạm về giá.

Văn bản số 4694/UBND-KT​

8/31/2024 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Luật Giá263-binh-duong-trien-khai-thuc-hien-day-du-cac-quy-dinh-cua-luat-giThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Tăng cường góp ý, xây dựng và hoàn thiện các dự án LuậtTăng cường góp ý, xây dựng và hoàn thiện các dự án Luật

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Công điện số 805/CĐ-TTg ngày 11/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác xây dựng pháp luật; hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.

​Theo đó, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng, hoàn thiện, góp ý kiến đối với các dự án Luật thuộc lĩnh vực được giao bảo đảm đúng chủ trương của Đảng, Quốc hội. Tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả Công văn số 1553/UBND-NC ngày 15/4/2021 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn, triển khai thực hiện Chỉ số cải thiện các quy định pháp luật.

Các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo các dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 - HĐND tỉnh khóa X và các dự thảo Quyết định quy phạm pháp luật của UBND tỉnh trong năm 2022 khẩn trương rà soát, tổ chức soạn thảo, trình UBND tỉnh đảm bảo nội dung, trình tự, thủ tục, tiến độ phù hợp theo quy định.

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh theo quy định.

Văn bản ​​

11/14/2022 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTăng cường, góp ý, xây dựng, hoàn thiện, dự án, Luật14-tang-cuong-gop-y-xay-dung-va-hoan-thien-cac-du-an-luaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
269.00
121,000
0.00
121000
0
Từ ngày 20-21/6/2022 tại Bình Dương diễn ra sự kiện Vinh danh Top 7 Cộng đồng thông minh thế giới năm 2022Từ ngày 20-21/6/2022 tại Bình Dương diễn ra sự kiện Vinh danh Top 7 Cộng đồng thông minh thế giới năm 2022

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức sự k​iện Vinh danh Top 7 Cộng đồng thông minh thế giới năm 2022.

Sự kiện được tổ chức với chủ đề "Phục hồi sau đại dịch, chuyển đối số và Đổi mới sáng tạo thúc đẩy sự tăng trưởng trong cộng đồng". Tên tiếng Anh là "Post-Pandemic Recovery, how digital innovation drives growth in our communities".

Sự kiện diễn ra trong hai ngày 20 và 21/06/2022 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương (BECC), TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Dự kiến sẽ có 100 khách mời trong nước (lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và đại diện lãnh đạo một số tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp, cộng đồng...; 100 khách mời nước ngoài (lãnh đạo ICF, lãnh đạo một số quốc gia, địa phương nước ngoài, tổ chức quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia; các giáo sư, diễn giả của một số viện nghiên cứu và các trường đại học trên thế giới); 200 khách mời nội bộ tỉnh (lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương và các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, viện - trường đại học, cao đẳng..).

Sự kiện Vinh danh Top 7 Cộng đồng thông minh thế giới năm 2022 là sự kiện quốc tế quan trọng, với mục tiêu mang đến chất lượng quốc tế và đảm bảo nội dung cho địa phương tổ chức. Sự kiện dự kiến bao gồm các chương trình chính: Tiệc tối (Gala dinner) là tiệc Vinh Danh Top 7 Cộng đồng Thông minh thế giới 2022; chương trình hội nghị với khách mời là lãnh đạo cấp cao Chính phủ, Bộ, ngành của nước chủ nhà và các nước được mời; sự kiện bên lề triển lãm sống xanh và bền vững; chương trình tham quan những công trình và dự án của Bình Dương, phục vụ cộng đồng Bình Dương và phát triển Thành phố thông minh.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các ngành, đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động của sự kiện Vinh danh Top 7 Cộng đồng thông minh thế giới 2022 nhằm đạt được mục đích, yêu cầu và các nội dung của kế hoạch đã đề ra. Ban Điều hành chỉ đạo xây dựng Kế hoạch tổng thể sự kiện; phân công nhiệm vụ cho các đơn vị xây dựng kế hoạch và phê duyệt kế hoạch chi tiết tổ chức các hoạt động. Trưởng Ban Điều hành sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và quyết định thành lập các Tiểu ban phục vụ cho Ban Điều hành.

​Kế hoạch 

6/7/2022 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết21/6/2022, Bình Dương, diễn ra, sự kiện, Vinh danh, Top 7, Cộng đồng, thông minh, thế giới, năm 2022915-tu-ngay-20-21-6-2022-tai-binh-duong-dien-ra-su-kien-vinh-danh-top-7-cong-dong-thong-minh-the-gioi-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
492.00
121,000
0.00
121000
0
Tập trung điều hành kịch bản linh hoạt để đạt tăng trưởng kinh tế 10,5% trong năm 2025Tập trung điều hành kịch bản linh hoạt để đạt tăng trưởng kinh tế 10,5% trong năm 2025

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Theo đó, thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung lãnh đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 theo Công văn số 2396-CV/TU ngày 04/3/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời báo cáo UBND tỉnh.

Công văn số 2396-CV/TU ngày 04/3/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nêu rõ: Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Công văn số 2395-CV/TU, ngày 01/3/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quán triệt Kết luận số 127 KL/TW, ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đặc biệt chú ý, trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy phải đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan, tổ chức, không gián đoạn, không ảnh hưởng đến các hoạt động của các cấp ủy, chính quyền các cấp, người dân và doanh nghiệp.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các ngành, các cấp triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025, trong đó tập trung điều hành kịch bản linh hoạt để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 10,5% trong năm 2025.

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát, phấn đấu đến ngày 30/4/2025 đạt 50% và đến ngày 02/9/2025 xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quân sự, quốc phòng địa phương, giữ vững an ninh trật tự. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; tiếp tục thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương.

Các huyện, thành phố, đặc biệt là người đứng đầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho các đơn vị thi công đúng tiến độ đề ra, nhất là các công trình trọng điểm như: Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, dự án đường ven sông Sài Gòn, đường ĐT. 746 đoạn từ ngã 3 Tân Thành đến ngã 3 Hội Nghĩa…

Tăng cường lãnh đạo, đôn đốc, kiểm tra giám sát cấp xã, đặc biệt là đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ về cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, thực hiện các mô hình Đề án 06 để giúp người dân thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trên môi trường mạng một cách thuận lợi nhất, góp phần xây dựng xã hội số, công dân số.

Văn bản​

3/21/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025942-tap-trung-dieu-hanh-kich-ban-linh-hoat-de-dat-tang-truong-kinh-te-10-5-trong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2013Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2013
    TTĐT - Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng trong năm 2013 trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo triển khai, thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
     
Theo đó, toàn tỉnh tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ, tiếp tục thực hiện Công điện số 300/CĐ-TTg ngày 06/3/2012 về việc ‘‘Phòng cháy, chữa cháy rừng’' của Thủ tướng Chính phủ.
 
Phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn công tác PCCCR trên địa bàn, Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ ngành Trung ương về công tác PCCCR... trên phương tiện thông tin đại chúng.
     
Tập trung chú trọng PCCCR vào thời điểm nắng nóng, hanh khô, mùa đốt nương làm rẫy. Đặc biệt tại các khu vực rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng trồng, vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cấp cao...
 

Công nhân Nông trường cao su Dầu Tiếng quét lá phòng cháy rừng (Ảnh: Hoàng Mừng)
 
 
Đồng thời, thông tin về kết quả thực hiện PCCCR của các ngành, các cấp, các đơn vị, địa phương, gương người tt, việc tt và những vn đ tn tại trong công tác PCCCR, nhm nâng cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ ca mỗi công dân trong việc chủ động PCCCR 
 
Hướng dn việc củng cố, xây dựng lực lượng PCCC sở, dân phòng, t chức hun luyện nghiệp vụ PCCCR tại ch.
 
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị về việc PCCCR của Thủ tướng Chính phủ. Tiến hành kiểm tra công tác PCCCR, điều tra các vụ cháy và kiên quyết xử lý những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về PCCCR.
    
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên, Phú Giáo, các doanh nghiệp và lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ trên.
     
Hoài Hương
7/10/2013 9:20 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1865-Tang-cuong-cong-tac-phong-chay-chua-chay-rung-nam-2013Thông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương: Triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sảnBình Dương: Triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 6479/KH-UBND triển khai thi hành ​Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh. ​​

Theo đó, Kế hoạch nhằm xác định cụ thể nội dung công việc, nhiệm vụ, tiến độ, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật; bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, góp phần phổ biến, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành quy định của Luật.

Cụ thể, Sở Tư pháp chủ trì tổ chức Hội nghị giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của Luật và quán triệt việc thi hành Luật hoặc lồng ghép tổ chức quán triệt nội dung của Luật cho các cơ quan, tổ chức có liên quan và tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh thông qua các hình thức phù hợp khác trong quý IV năm 2024; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp với Luật (nếu có).

Song song đó, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện việc đăng ký, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh được thuận lợi, kịp  thời; rà soát, cập nhật, công bố danh sách đấu giá viên, tổ chức hành nghề đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh trên Trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp công bố trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia để làm cơ sở cho người có tài sản lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản; thực hiện rà soát, công bố các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đấu giá tài sản thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật.

Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo yêu cầu và tiến độ đã đề ra; kịp thời có biện pháp hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện; báo cáo UBND tỉnh kết quả triển khai, thực hiện Kế hoạch.

Kế hoạch số 6479/KH-UBND​​

11/19/2024 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Luật Đấu giá tài sản963-binh-duong-trien-khai-thi-hanh-luat-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-luat-dau-gia-tai-saThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Triển khai thực hiện "Ngày thứ Bảy văn minh"Triển khai thực hiện "Ngày thứ Bảy văn minh"

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện "Ngày thứ Bảy ​văn minh" trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố căn cứ các quy định hiện hành và tình hình thực tế, theo chức năng, nhiệm vụ được giao t chức trin khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch tố chức "Ngày thứ Bảy văn minh" trên địa bàn tỉnh; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi về Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án - Ban Dân vận Tỉnh ủy theo quy định.

Thời gian triển khai thực hiện: Từ tháng 6/2024 đến tháng 12/2025.

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức thực hiện "Ngày thứ Bảy văn minh" bắt đầu từ tháng 6/2024, mỗi tháng tổ chức ít nhất 01 hoạt động.

Các địa phương, đơn vị tập trung xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể. Tập trung công tác tuyên truyền về mục đích, yêu cầu, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và hành động thiết thực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân. Tổ chức các đợt ra quân, thành lập các đội hình tình nguyện để tổ chức thực hiện và tuyên truyền hiệu quả; chú trọng tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng, xây dựng các quy tắc, quy định, nội quy... để hướng dẫn người dân thực hiện.

Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp thống nhất hiệu quả, phù hợp với thực tế của từng địa phương, đơn vị. Đặc biệt, phối hợp tạo sự chuyển biến rõ nét về sáng – xanh - sạch ở các địa bàn giáp ranh, các tuyến đường, kênh, rạch, suối liên huyện, liên tỉnh, khu, cụm công nghiệp, khu dân cư, khu chung cư, khu nhà trọ...

Văn bản

6/25/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriển khai, thực hiện, thứ Bảy, văn minh21-trien-khai-thuc-hien-ngay-thu-bay-van-minhThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
339.00
121,000
0.00
121000
0
Tình hình KT-XH tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2009Tình hình KT-XH tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2009

TTĐT-Trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2009, nền kinh tế mặc dù còn khó khăn nhưng tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực. Ngành công nghiệp tiếp tục phục hồi và liên tục tăng trưởng.

Theo tài liệu số 8335/BC-BKH ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tài liệu phục vụ họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 30 tháng 10 năm 2009)
                                    Nguồn: Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
11/17/2009 4:54 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết805-Tinh-hinh-KT-XH-thang-10-va-10-thang-dau-nam-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai năm 2011Tăng cường công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai năm 2011
TTĐT - Để thực hiện tốt Chỉ thị số 547/CT-TTg ngày 15/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2011, UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 05/5/2011 về việc tăng cường công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai năm 2011.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2010, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu để có cơ sở xây dựng kế hoạch, phương án chủ động phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão năm 2011 kịp thời, sát thực tế và hiệu quả hơn, đặc biệt đối với các vùng trọng điểm, xung yếu.
 
Tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của tỉnh, lồng ghép các nội dung liên quan đến phòng tránh thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cấp, ngành mình quản lý. Đồng thời xác định phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên, nhất là trong mùa mưa bão; có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các lực lượng ứng cứu, chỉ đạo kịp thời, đồng bộ phát huy sức mạnh tổng hợp, chủ động phòng, chống đối phó kịp thời với mọi tình huống bất lợi khi có lũ, bão, thiên tai xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và nhân dân.
 
Quán triệt và tổ chức thực hiện triệt để, có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) đến từng xã, ấp. Tăng cường kiểm tra các công trình thủy lợi như: hồ, đập, cản dâng nước, đê bao… trên địa bàn để kịp thời phát hiện các sự cố và hoàn thành công tác sửa chữa trước mùa mưa lũ, đảm bảo an toàn cho công trình và dân cư ở vùng hạ du.
 
Đối với các vùng trũng, thấp ven các sông: Sài Gòn, Đồng Nai, Sông Bé, đặc biệt là các khu vực có nguy cơ sạt lở, các khu vực xung yếu, các vùng trọng điểm ở hạ lưu các khu công nghiệp và khu dân cư phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời sự cố và có biện pháp khắc phục hoặc sửa chữa ngay, đồng thời chủ động tổ chức nạo vét, khai thông dòng chảy các suối, rạch và công trình tiêu thoát nước trên địa bàn.
 
Đối với các vùng thường xuyên xảy ra hiện tượng lốc xoáy, sét đánh trong mùa mưa cần tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân nhận thức được nguy hiểm của loại hình thiên tai này để chủ động phòng tránh…
 
Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các ngành, các cấp phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng ứng cứu và khắc phục hậu quả thiên tai; tổ chức rà soát và xác định cụ thể số lượng, chủng loại phương tiện, vật tư phục vụ cho công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn hiện có trên địa bàn.
 
Mai Xuân
5/9/2011 3:05 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1879-Tang-cuong-cong-tac-phong-chong-lut-bao-tim-kiem-cuu-nan-va-giam-nhe-thien-tai-nam-2011Thông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các dự án có kết hợp tận thu khoáng sảnTăng cường quản lý Nhà nước đối với các dự án có kết hợp tận thu khoáng sản
  TTĐT - Ngày 13-01, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Công văn số 64/UBND-KTN về việc “Thực hiện các dự án công nghiệp, nông nghiệp và du lịch có kết hợp tận thu khoáng sản” (Dự án).
  
Theo đó, để tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với Dự án, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, giám đốc các sở, ngành liên quan chấn chỉnh việc cho phép thực hiện Dự án. Cụ thể: khi thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực và thẩm quyền quản lý, phải xem xét toàn diện các vấn đề liên quan như: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành và các quy hoạch khác liên quan. Đối với dự án nông nghiệp (vườn - ao - chuồng), chỉ xem xét ở những vùng đất trũng thấp, đất đầu bạc màu không có giá trị sử dụng cao. Đối với dự án phát sinh khối lượng khoáng sản cần tận thu thì trước khi phê duyệt dự án, các sở, ngành, địa phương liên quan phải lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý khoáng sản.
 
Nội dung thẩm định phê duyệt các dự án cần xem xét chi tiết hơn (phải có sơ đồ tổng mặt bằng khu vực thực hiện dự án, vị trí các hạng mục, thông số kỹ thuật,...). Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện đối với các dự án thuộc lĩnh vực quản lý, thẩm định, phê duyệt. Từ đó, kịp thời đôn đốc, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện dự án như đã được phê duyệt hoặc hủy hoại đất.
 
Hoài Hương
1/19/2015 8:59 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1914-Tang-cuong-quan-ly-Nha-nuoc-doi-voi-cac-du-an-co-ket-hop-tan-thu-khoang-sanThông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồngTăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030" trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu của Kế hoạch là tiếp tục tăng cường, tạo chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng góp phần xây dựng thế hệ thanh niên, thiếu niên, nhi đồng có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng cách mạng; có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, có kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, tay nghề cao. Khơi dậy trong thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tinh thần thi đua học tập, rèn luyện; ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp; đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Chương trình đề ra các chỉ tiêu cụ thể: Hằng năm, phấn đấu 100% thanh niên trong lực lượng vũ trang, thanh niên công chức, viên chức, thanh niên học sinh, sinh viên (HSSV) và ít nhất 75% tổng số thanh niên Việt Nam còn lại ở trong tỉnh và đang làm việc, học tập ở nước ngoài được tham gia vào các hoạt động do cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, phổ biến, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phấn đấu 100% thanh niên là HSSV được tham gia các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, được phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng sống và kỹ năng mềm; phấn đấu 100% thanh niên HSSV và ít nhất 80% thiếu niên, nhi đồng tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động lao động tập thể trong và ngoài nhà trường; giới thiệu trên 5.400 đoàn viên ưu tú cho Đảng, trong đó đến năm 2025 ít nhất 1.330 và đến năm 2030 ít nhất 2.600 đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng.

100% thanh niên HSSV trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được giáo dục hướng nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; 100% sinh viên các trường đại học, cao đẳng được trang bị kiến thức về hội nhập quốc tế và chuyển đổi số. Hằng năm, 30% ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên HSSV được kết nối với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp…

Kế hoạch ​

5/10/2022 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết​Tăng cường, giáo dục, lý tưởng, cách mạng, đạo đức, lối sống, khơi dậy, khát vọng, cống hiến, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng 799-tang-cuong-giao-duc-ly-tuong-cach-mang-dao-duc-loi-song-va-khoi-day-khat-vong-cho-thanh-nien-thieu-nien-nhi-donThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
534.00
121,000
0.00
121000
0
Mức thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương Mức thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương
​TTĐT - Ngày 23/12/2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 64/2015/QĐ-UBND quy định mức thu phí vệ sinh trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Dương.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND ngày 08/4/2013 của UBND tỉnh.
   
Theo đó, mức thu phí vệ sinh tại các huyện, thị xã, thành phố cao nhất là 200.000 đồng/đơn vị/tháng đối với các cửa hàng, nhà hàng kinh doanh, ăn uống, khách sạn, hộ kinh doanh có quy mô lớn; mức thu thấp nhất là 3.000 đồng/hộ/tháng đối với các hộ gia đình có từ 01 đến 03 người/nhà (phòng).
           
thu gom rac.jpg
  
UBND tỉnh ban hành quy định mức thu phí vệ sinh trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh
   
Phí vệ sinh được để lại cho tổ chức thu để bù đắp một phần chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn. Trong đó, đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích thực hiện thu phí vệ sinh tạm thời được để lại không quá 90% số tiền thu phí, phần còn lại nộp vào ngân sách nhà nước huyện, thị xã, thành phố. Đối với các thành phần kinh tế khác phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
   
Biên lai thu phí vệ sinh do Cục Thuế phát hành. Mức thu phí vệ sinh đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
   
12/30/2015 2:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtphí vệ sinh, thu gom, vận chuyển rác1767-Muc-thu-phi-ve-sinh-tren-dia-ban-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương phấn đấu đạt 13.000 hecta cây ăn quả vào năm 2030Bình Dương phấn đấu đạt 13.000 hecta cây ăn quả vào năm 2030

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3092/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực, ngành hoa, cây cảnh, sản xuất rau an toàn và ngành chế biến rau quả đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

​Theo đó, Kế hoạch được triển khai nhằm phấn đấu đạt mục tiêu trên 40% cơ sở chế biến, bảo quản rau quả xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; thu hút 1-2 doanh nghiệp đầu tư vào chế biến rau quả trên địa bàn tỉnh. Phát triển vùng trồng hoa, cây cảnh phân bố vùng nông nghiệp đô thị ở các thành phố, thị xã phía Nam và vùng nông nghiệp nông thôn khu vực thị trấn của các huyện phía Bắc, các điểm du lịch, diện tích đạt khoảng 500 hecta.

Tại các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung: Tỷ lệ diện tích trồng mới, trồng tái canh sử dụng giống chất lượng cao đạt trên 80%. Đến năm 2030, diện tích phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh khoảng 13.000 hecta, có 50 mã số được cấp cho cây ăn quả chủ lực của tỉnh; diện tích đất trồng nông sản thực phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP chiếm 20% tổng diện tích; trên 95% số mẫu rau, quả được thanh tra, kiểm tra đạt tiêu chuẩn an toàn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai tốt các nhiệm vụ: Phát triển cây ăn quả gắn với các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyển đổi dần sang nông nghiệp sinh thái, hữu cơ. Tập trung đầu tư đồng bộ khoa học công nghệ, ứng dụng IPHM, liên kết sản xuất - chế biến - bảo quản - tiêu thụ sản phẩm, xây dựng mã số vùng trồng đối với các loại cây ăn quả chủ lực. Diện tích phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh khoảng 10.600 hecta vào năm 2025 và 13.000 hecta vào năm 2030, trong đó định hướng phát triển 4 loại cây ăn quả chủ lực đến năm 2030 bao gồm: cây có múi, cây măng cụt, cây sầu riêng, cây chuối,… 

Phát triển vùng trồng hoa, cây cảnh vào năm 2025 khoảng 380 hecta ; trong đó, vùng nông nghiệp đô thị khoảng 250 hecta phân bố ở các thành phố, thị xã phía Nam và vùng nông nghiệp nông thôn khoảng 130 hecta phân bố ở khu vực thị trấn của các huyện phía Bắc và các điểm du lịch. Đến năm 2030 diện tích dự kiến khoảng 500hecta . 

Phát triển sản xuất rau có thể đạt khoảng 6.500 hecta diện tích gieo trồng, sản lượng đạt 105.00 tấn rau các loại vào năm 2025 và 7.800 hecta gieo trồng, sản lượng 136.500 tấn vào năm 2030. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, số hóa, truy xuất nguồn gốc và thương mại điện tử để phát triển đa dạng loại hình kinh doanh nông nghiệp, đáp ứng sự phát triển của công nghệ số phục vụ trong nông nghiệp; khuyến khích xây dựng, thiết lập vùng trồng lĩnh vực trồng trọt đối với rau, cây ăn quả đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, VietGAP, GlobalGAP... Phát triển chế biến rau quả chủ lực, đặc sản địa phương và sản phẩm OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) nhằm ổn định, nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm và kéo dài thời gian sử dụng.

Kế hoạch số 3092/KH-UBND ​

6/20/2024 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, phấn đấu, 13.000, hecta, cây ăn quả, năm 2030891-binh-duong-phan-dau-dat-13-000-hecta-cay-an-qua-vao-nam-203Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
609.00
121,000
0.00
121000
0
Triển khai thực hiện quy định khu vực không được phép chăn nuôi Triển khai thực hiện quy định khu vực không được phép chăn nuôi

​TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của HĐND tỉnh quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Bình Dương (gọi tắt là Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND).

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND để người dân và doanh nghiệp hiểu rõ về quy định và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định, đặc biệt là công tác vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh trên động vật; khai thác, sơ chế sản phẩm; các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường trong chăn nuôi; vi phạm chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi…

Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND và đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

Văn bản 

1/27/2021 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết quy định, khu vực, không được phép, chăn nuôi 3-trien-khai-thuc-hien-quy-dinh-khu-vuc-khong-duoc-phep-chan-nuoiThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
243.00
121,000
1,444.00
121000
0
/PublishingImages/2021-01/Khu vuc khong duoc chan nuoi.mp3
Cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phíCán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch số 150-KH/TU ngày 17/4/2024 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP).

Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và doanh nghiệp có vốn Nhà nước tiếp tục thực hiện nghiêm Chương trình THTK, CLP năm 2024; khắc phục những hạn chế, yếu kém, chủ động giải quyết dứt điểm các trường hợp một số cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chưa gương mẫu trong THTK, CLP.

Đồng thời tổ chức triển khai, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật về THTK, CLP gắn với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý về tầm quan trọng của công tác THTK, CLP.

Song song đó, tiếp tục rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung, hoàn thiện pháp luật về THTK, CLP theo hướng lấy tiết kiệm là mục tiêu, CLP là nhiệm vụ, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi; chú trọng các lĩnh vực dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực như đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, tín dụng, quản lý tài sản công, đầu tư công, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm quy định về mua sắm công, xây dựng và sử dụng trụ sở, tổ chức hội nghị, lễ kỷ niệm, tiếp khách, đi công tác, đi nước ngoài bảo đảm thiết thực, hiệu quả, không lãng phí, phô trương.

Quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác THTK, CLP; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội, là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý. Ngoài ra cần có phương án giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh, sớm đưa các tài sản này vào phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội…

Văn bản ​​

6/6/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCán bộ, công chức, viên chức, gương mẫu, thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí143-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-phai-guong-mau-trong-thuc-hanh-tiet-kiem-chong-lang-phThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
465.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025Bình Dương: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 933/KH-UBND thực hiện Kết luận số 123-KL/TW ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hai con số trên địa bàn tỉnh trong năm 2025.

Kế hoạch nhằm thực hiện 03 đột phá theo Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 6/12/2024 của Tỉnh ủy về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 đồng bộ với các giải pháp khơi thông mạnh mẽ các động lực tăng trưởng trên nền tảng kết hợp năng lực nội sinh của nền kinh tế với những động lực tăng trưởng mới của Quốc gia, đặt trên nền tảng chuyển đổi số và hợp tác quốc tế; tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ. Tăng cường thu hút đầu tư toàn xã hội, hợp tác công - tư, phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị - dịch vụ làm tiền đề xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại. 

Về giải pháp ngắn hạn, tập trung thực hiện 03 đột phá theo Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 6/12/2024 của Tỉnh ủy: Đột phá về huy động mọi nguồn lực đầu tư với phương châm đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư; đột phá về đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vùng, giao thông nội vùng để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư các tuyến đường cao tốc, vành đai, tạo kết nối thông suốt với TP.Hồ Chí Minh và hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế, đẩy nhanh thủ tục đầu tư các cảng thủy nội địa trên sông Sài Gòn và sông Đồng Nai; đột phá về khâu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đề ra theo hướng rõ người, rõ việc, rõ thời gian thực hiện, rõ kết quả và tăng cường kiểm tra, giám sát…

Về giải pháp dài hạn, tiếp tục triển khai các giải pháp tăng trưởng kinh tế mới hướng mục tiêu bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm người dân được phát huy các tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng các thành quả của phát triển; xây dựng xã hội hòa bình, thịnh vượng, bao trùm, dân chủ, công bằng, văn minh và bền vững.

Phát triển mới đồng bộ các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch; thành lập 5 - 8 khu công nghiệp, 5 - 7 cụm công nghiệp chuyên ngành phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển của tỉnh, trong đó ưu tiên các khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp hỗ trợ tạo nền tảng hình thành hệ sinh thái công nghiệp thế hệ mới, làm nền tảng kêu gọi, thu hút đầu tư mạnh mẽ.

Song song đó, thu hút, phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo các ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp bán dẫn, tự động hóa, đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao theo nhu cầu của doanh nghiệp, tạo lợi thế cho chuyển đổi các mô hình kinh tế mới và thu hút đầu tư; phấn đấu tạo việc làm mới trong năm 2025 đạt 35.000 - 45.000 lao động.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì theo dõi tình hình thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ và đề án được giao.

Kế hoạch 933/KH-UBND​

3/13/2025 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hai con số, năm 202528-binh-duong-thuc-day-tang-truong-kinh-te-hai-con-so-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu - Đăng Quang
0.00
121,000
0.00
121000
Đẩy mạnh thực hiện mô hình "3 xanh" tại các huyện, thị xã vùng xanh phía BắcĐẩy mạnh thực hiện mô hình "3 xanh" tại các huyện, thị xã vùng xanh phía Bắc

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình "3 xanh" tại các huyện, thị xã vùng xanh phía Bắc.​

​Theo đó, Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các huyện Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên và thị xã Bến Cát tập trung chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp triển khai mô hình "3 xanh" trên địa bàn phụ trách. Hằng ngày, báo cáo tiến độ, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai về Tổ công tác vùng xanh trước 16 giờ. Việc báo cáo được thực hiện bằng hình thức file điện tử qua địa chỉ email: tanmt@binhduong.gov.vn.

Văn bản ​​

9/9/2021 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐẩy mạnh, thực hiện, mô hình, “3 xanh”, huyện, thị xã, vùng xanh, phía Bắc816-day-manh-thuc-hien-mo-hinh-3-xanh-tai-cac-huyen-thi-xa-vung-xanh-phia-baThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
137.00
121,000
0.00
121000
0
Dự toán thu ngân sách Nhà nước và thu, chi, phân bổ ngân sách địa phương năm 2024Dự toán thu ngân sách Nhà nước và thu, chi, phân bổ ngân sách địa phương năm 2024

TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 34/NQ-HĐND về dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; thu, chi và phân bổ ngân sách địa phương năm 2024. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ 18 (chuyên đề) thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 25/10/2024. 

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 và Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 23/8/2024 của HĐND tỉnh.

Theo đó, năm 2024, tổng thu từ kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh là 69.164 tỷ 79 triệu đồng, trong đó: Thu nội địa 52.364 tỷ 79 triệu đồng; thu từ lĩnh vực xuất, nhập khẩu 16.800 tỷ đồng; thu từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất để chi xây dựng cơ bản 6.721 tỷ 621 triệu đồng.

Tổng thu ngân sách địa phương 37.217 tỷ 659 triệu đồng, bao gồm: Thu cân đối ngân sách địa phương 27.255 tỷ 526 triệu đồng; thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 3.289 tỷ 156 triệu đồng; thu từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất để chi xây dựng cơ bản 6.721 tỷ 621 triệu đồng.

Tổng chi ngân sách địa phương 37.271 tỷ 659 triệu đồng, bao gồm: Chi cân đối ngân sách địa phương 27.255 tỷ 526 triệu đồng; chi các chương trình mục tiêu từ ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu 3.289 tỷ 156 triệu đồng; chi từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất để chi xây dựng cơ bản 6.721 tỷ 621 triệu đồng.

Bội chi ngân sách địa phương (thu và chi từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ) 1.001 tỷ 800 triệu đồng.

Nghị quyết số 34/NQ-HĐND

10/30/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, thu ngân sách Nhà nước, thu, chi, phân bổ ngân sách địa phương156-du-toan-thu-ngan-sach-nha-nuoc-va-thu-chi-phan-bo-ngan-sach-dia-phuong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Xây dựng mô hình tổ chức, bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành về dân số và phát triểnXây dựng mô hình tổ chức, bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành về dân số và phát triển

​TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức, bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành về dân số và phát triển tỉnh Bình Dương (gọi tắt là Kế hoạch).

Theo đó, phấn đấu trong giai đoạn 2021 2025, giữ ổn định mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số và phát triển các cấp như hiện nay; tuyển dụng đội ngũ cộng tác viên dân số kiêm công tác gia đình và trẻ em ở các địa bàn dân cư; lồng ghép công tác gia đình, trẻ em vào nhiệm vụ của cộng tác viên dân số để đáp ứng yêu cầu của chương trình dân số phát triển và công tác gia đình và trẻ em trong tình hình mới. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành các cấp từ tỉnh đến cơ sở nhằm tăng cường chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các ngành, cơ quan liên quan đến lĩnh vực dân số và phát triển. Thành lập Ban Chỉ đạo phối hợp liên ngành công tác dân số và phát triển các cấp.

Giai đoạn 2026 – 2030, tiếp tục giữ ổn định mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số và phát triển các cấp trên địa bàn tỉnh; hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành từ cấp tỉnh đến cấp xã; củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác dân số và phát triển cấp tỉnh, huyện, xã đảm bảo hoạt động hiệu quả, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở; đánh giá kết quả việc triển khai lồng ghép nhiệm vụ của đội ngũ cộng tác viên dân số kiêm công tác gia đình và trẻ em.

Đối tượng tham gia là công chức Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh; viên chức Dân số cấp huyện, cấp xã; mạng lưới cộng tác viên dân số tại ấp, khu phố; các tổ chức, cá nhân, ban ngành, đoàn thể liên quan thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số các cấp.

Mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số và phát triển được triển khai theo từng cấp. Cấp tỉnh: Ổn định mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số và phát triển như hiện nay. Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình  là đơn vị trực thuộc Sở Y tế, trực tiếp tham mưu quản lý nhà nước, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; dân số và phát triển bao gồm các lĩnh vực quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân số và chất lượng dân số. Đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động, đề án về chương trình dân số - Kế hoạch hóa gia đình; dân số và phát triển trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Cấp huyện: Tiếp tục giữ vững, ổn định tổ chức bộ máy làm công tác dân số và phát triển theo Quyết định số 3627/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Dương; Khoa Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trực thuộc Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố và thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật, tư vấn truyền thông giáo dục về dân số và phát triển trên địa bàn huyện. Cấp xã: Mỗi Trạm y tế được bố trí một viên chức thực hiện nhiệm vụ công tác dân số và phát triển và tại mỗi ấp, khu phố có ít nhất 01 cộng tác viên dân số kiêm công tác gia đình và trẻ em quản lý từ 150 - 350 hộ, phân bổ theo địa bàn hoạt động.

Các sở, ban, ngành phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp về những vấn đề liên quan đến công tác dân số trong tình hình mới; đưa công tác dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền. 

Kế hoạch 

11/12/2021 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtXây dựng, mô hình, tổ chức, bộ máy, mạng lưới, cơ chế, phối hợp, liên ngành, dân số, phát triển870-xay-dung-mo-hinh-to-chuc-bo-may-mang-luoi-va-co-che-phoi-hop-lien-nganh-ve-dan-so-va-phat-trieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
792.00
121,000
0.00
121000
0
Chuẩn bị các phương án cao nhất cho điều trị bệnh nhân Covid-19, giảm tối đa trường hợp tử vongChuẩn bị các phương án cao nhất cho điều trị bệnh nhân Covid-19, giảm tối đa trường hợp tử vong

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Công điện số 1068/CĐ-TTg ngày 05/08/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19​.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị; UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao triển khai thực hiện ngay các nội dung, yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ theo tinh thần Công điện số 1068/CĐ-TTg ngày 05/08/2021, tăng cường và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh.

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện nghiêm, thực chất, hiệu quả, chắc chắn, chặt chẽ hơn việc giãn cách theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, kiên quyết yêu cầu người dân "ai ở đâu thì ở đó" để thực hiện triệt để việc giãn cách, cách ly theo quy định. Triển khai thần tốc việc xét nghiệm tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, người có nguy cơ lây nhiễm cao, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt trong cộng đồng để kịp thời phát hiện và phân loại, đưa các trường hợp nhiễm Covid-19 (F0) vào các cơ sở thu dung, điều trị hoặc hướng dẫn điều trị phù hợp với tình trạng bệnh và điều kiện của địa phương; tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm nhanh nhất, tiện lợi nhất.

Cùng với đó, chuẩn bị các phương án cao nhất có thể cho điều trị, bảo đảm đầy đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất; hoàn thành, đưa vào sử dụng nhanh nhất các cơ sở thu dung, điều trị theo mô hình tháp nhiều tầng của Bộ Y tế; tổ chức tốt việc quản lý, điều phối các nguồn lực để kịp thời tiếp nhận, điều trị người nhiễm Covid-19 nhằm giảm tỷ lệ diễn biến nặng hơn ở tất cả các tầng; trong đó, đặc biệt lưu ý phân biệt những người bị nhiễm chưa có triệu chứng với những người có triệu chứng (bệnh nhân) để tổ chức quản lý, theo dõi và trợ giúp y tế phù hợp, giảm tỷ lệ người chưa có triệu chứng diễn biến thành có triệu chứng; chủ động nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, kể cả huy động nguồn lực y tế của các ngành và tư nhân.

Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin; tổ chức nhiều điểm tiêm cố định và lưu động, tạo thuận lợi và bảo đảm an toàn, hiệu quả cho người được tiêm theo kế hoạch tiêm chủng của tỉnh. Tăng cường huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở; đồng thời kêu gọi mọi người dân chia sẻ, thông cảm những khó khăn, phức tạp trong phòng, chống dịch và tích cực hưởng ứng, tham gia phòng, chống dịch vì sức khỏe của chính mình, vì cộng đồng và vì sự phát triển của đất nước; tiếp tục huy động mọi nguồn lực hợp pháp của xã hội cho phòng, chống dịch bệnh. 

Đẩy mạnh và phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị cơ sở, tăng cường hoạt động của Tổ Covid-19 cộng đồng, Tổ An toàn Covid-19 trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là tại từng khu phố, ấp, hẻm, khu nhà trọ,... Động viên, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân làm tốt và nhân rộng các mô hình, cách làm tốt, hiệu quả trong phòng, chống dịch; nhắc nhở, phê bình, kiểm điểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Đặc biệt quan tâm chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa việc bảo đảm lưu thông, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu; được sử dụng các nguồn lực, kể cả ngân sách địa phương để cung cấp miễn phí lương thực, thực phẩm thiết yếu nhất cho người dân gặp khó khăn, bảo đảm không để bất kỳ ai bị thiếu ăn, thiếu mặc; đồng thời đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế, sức khỏe cho nhân dân ở mọi lúc, mọi nơi khi cần thiết và tuyệt đối bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự xã hội trên địa bàn.

Khẩn trương thành lập, kiện toàn Hệ thống Trung tâm thông tin tác chiến và các Đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch Covid-19 theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo tỉnh và bảo đảm tổ chức chỉ đạo điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt, kịp thời, hiệu quả.​

Các sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khẩn trương thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp và người dân của Chính phủ, HĐND tỉnh đã ban hành.

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các địa phương, các cơ quan liên quan triển khai phương án huy động lực lượng vận tải chuyên dụng của nhân dân và doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch và y tế, kết nối với Tổng đài 1022, các Trung tâm Thông tin tác chiến và các Đội phản ứng nhanh cấp tỉnh, huyện, xã tham gia chuyên chở bệnh nhân đến các cơ sở y tế một cách kịp thời trong trường hợp cần thiết.

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị; UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức thực hiện các nội dung được giao; trường hợp để xảy ra tình trạng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không chấp hành nghiêm các quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền của đơn vị, địa phương đó sẽ bị xử lý trách nhiệm theo quy định.​

Văn bản ​​​

8/7/2021 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChuẩn bị, phương án, cao nhất, điều trị, bệnh nhân, Covid-19, giảm, tối đa, trường hợp, tử vong204-chuan-bi-cac-phuong-an-cao-nhat-cho-dieu-tri-benh-nhan-covid-19-giam-toi-da-truong-hop-tu-vonThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
1,076.00
121,000
0.00
121000
0
Giao Kế hoạch đầu tư công năm 2023 vốn ngân sách trung ương (đợt 3)Giao Kế hoạch đầu tư công năm 2023 vốn ngân sách trung ương (đợt 3)

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc giao Kế hoạch đầu tư công năm 2023 vốn ngân sách trung ương (đợt 3).

​Theo đó, phân bổ Kế hoạch đầu tư công năm 2023 vốn ngân sách trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03/12/2022 cho Dự án thành phần 5: Xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương (bao gồm nút giao Tân Vạn và cầu Bình  Gởi) do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông làm chủ đầu tư với số vốn là 380 tỷ đồng.

Căn cứ Kế hoạch đầu tư công năm 2023 nguồn vốn ngân sách trung ương được giao, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tổ chức thực hiện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Quyết định 

2/23/2023 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtGiao, Kế hoạch, đầu tư công, năm 2023, vốn, ngân sách, trung ương, đợt 3955-giao-ke-hoach-dau-tu-cong-nam-2023-von-ngan-sach-trung-uong-dot-3Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Công bố TTHC sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, UBND cấp xãCông bố TTHC sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, UBND cấp xã

TTĐT - Ngày 11/3/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 535/QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung và TTHC bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, UBND cấp xã.

​​

TTĐT - Ngày 11/3/2016, UBND tỉnh ban hành ​Quyết định số 535/QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sun​​​g và TTHC bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, UBND cấp xã.

3/11/2016 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTTHC, cấp xã, Sở Tư pháp, lĩnh vực, sửa đổi, bổ sung, ban hành, bãi bỏ 284-cong-bo-tthc-sua-doi-bo-sung-va-bi-bai-bo-thuoc-tham-quyen-giai-quyet-cua-so-tu-phap-ubnd-cap-xaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseMai XuânMai Xuân
Triển khai thực hiện Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự ánTriển khai thực hiện Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án
TTĐT-Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo các sở, ban ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện Thông tư số 10/2011/ TT-BTC ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Tài chính,  Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước. (văn bản số 345/UBND-KTTH, ngày 22/02/2011)....
Ý kiến chỉ đạo nêu rõ: Thông tư này áp dụng cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án (BQLDA), các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thanh toán chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước và vốn Trái phiếu. Doanh nghiệp tư vấn thực hiện quản lý dự án theo hợp đồng tư vấn không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2011 và thay thế Thông tư số 117/2008/TT-BTC ngày 05/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Các chủ đầu tư, BQLDA đã phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án trước ngày có hiệu lực của Thông tư này tiếp tục thực hiện theo dự toán đã được phê duyệt đến hết năm ngân sách; việc quyết toán theo quy định tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các đơn vị liên hệ Sở Tài chính để được hướng dẫn.
BBT
2/28/2011 3:11 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2102-Trien-khai-thuc-hien-Quy-dinh-ve-quan-ly-su-dung-chi-phi-quan-ly-du-anThông tin chỉ đạo, điều hành
Phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo đến năm 2040Phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo đến năm 2040

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2973/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo đến năm 2040.

Theo đó, phạm vi nghiên cứu theo địa giới hành chính huyện Phú Giáo với diện tích 54.443,85 hecta, gồm thị trấn Phước Vĩnh và 10 xã (An Bình, An Linh, An Long, An Thái, Tân Long, Phước Hòa, Phước Sang, Vĩnh Hòa, Tân Hiệp, Tam Lập); phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; phía Nam giáp sông Bé và huyện Bắc Tân Uyên; phía Đông giáp sông Mã Đà và huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp huyện Bàu Bàng.

Thời hạn lập quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030, giai đoạn dài hạn đến năm 2040.

Đến năm 2030 quy mô dân số khoảng 160.000 người; đến năm 2040 khoảng 240.000 người.

Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo đến năm 2040 nhằm cụ thể hóa quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; định hình sự phát triển không gian toàn huyện, bao gồm sự phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, định hướng sử dụng đất, các đô thị, các khu chức năng hướng đến một đô thị xanh, đô thị sáng tạo hướng đến hiện đại và thông minh.

Định hướng phát triển huyện Phú Giáo đến năm 2030 theo hướng nông nghiệp - công nghiệp - đô thị, dịch vụ; đến năm 2040, phát triển theo hướng công nghiệp - đô thị, dịch vụ - nông nghiệp; là huyện cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh, kết nối với tỉnh Bình Phước và khu vực Tây Nguyên; vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của tỉnh, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ đóng vai trò chủ lực; vùng sản xuất công nghiệp mới của tỉnh với định hướng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với phát triển đô thị tại một số khu vực, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định và bền vững; vùng bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo vệ cảnh quan sinh thái cho khu vực phía Đông Bắc tỉnh Bình Dương.

Quyết định số 2973/QĐ-UBND​​​​​​

10/28/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo đến năm 2040790-phe-duyet-do-an-quy-hoach-xay-dung-vung-huyen-phu-giao-den-nam-204Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương: Quy định chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuậtBình Dương: Quy định chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3001/QĐ-UBND quy định các khu vực chủ đầu tư dự án nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh.​

Theo đó, đối tượng áp dụng là các cơ quan, đơn vị Nhà nước có thẩm quyền và các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Các khu vực chủ đầu tư dự án nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh Bình Dương, trừ các khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; các khu vực thuộc địa giới hành chính các thành phố: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát; các dự án thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai; các khu vực tiếp giáp các tuyến đường chính khu vực (với chiều rộng đường ≥ 23m) được xác định trong các đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt.

Đối với các khu vực khác ngoài các khu vực được nêu trong Quyết định này do UBND tỉnh quyết định từng trường hợp cụ thể theo quy định.

Giao Sở Xây dựng tổ chức công bố công khai các khu vực chủ đầu tư dự án nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh theo các nội dung được quy định trong Quyết định này. Định kỳ hàng quý chủ trì tổ chức rà soát, tổng hợp và công bố công khai điều chỉnh, bổ sung các tuyến đường, khu vực được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở trên cơ sở căn cứ các Đồ án quy hoạch được duyệt.

Quyết định số 3001/QĐ-UBND

10/28/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật867-binh-duong-quy-dinh-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat-da-co-ha-tang-ky-thuaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Triển khai Phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" năm 2020Triển khai Phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" năm 2020

TTĐT - ​Thực hiện Công văn số 46-CV/ĐĐHCTĐ ngày 24/10/2019 của Đảng Đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” năm 2020.

​Theo đó, Hội Chữ thập đỏ tỉnh căn cứ hướng dẫn triển khai Phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" năm 2020 của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và tình hình thực tế của tỉnh, tham mưu với cấp ủy, chính quyền chỉ đạo Phong trào năm 2020 tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; xây dựng kế hoạch triển khai với nội dung, chỉ tiêu, địa bàn, đối tượng cụ thể, kế hoạch huy động, vận động nguồn lực thiết thực, hiệu quả.

Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã, đoàn thể nhân dân, các tổ chức liên quan phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh triển khai Phong trào năm 2020 đảm bảo đồng bộ, thống nhất, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong vận động nguồn lực và trao tặng quà Tết; động viên các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tham gia ủng hộ nguồn lực và đồng hành với Hội thực hiện Phong trào; các cơ quan thông tin báo chí trên địa bàn tỉnh (trong đó có Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương, Cổng thông tin điện tử tỉnh,...) tăng cường tuyên truyền, cổ vũ Phong trào, làm cho Phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" Xuân Canh Tý 2020 được thực hiện có hiệu quả, thực sự là ngày hội toàn dân chăm lo cho người nghèo trên địa bàn tỉnh.

Đại diện cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể tại các địa phương tham gia các đoàn đi thăm và tặng quà Tết với Hội Chữ thập đỏ cùng cấp, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước với người nghèo và cổ vũ, khích lệ các tổ chức, cá nhân tham gia Phong trào.

Văn bản ​

11/20/2019 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtngười nghèo, nạn nhân, chất độc, da cam249-trien-khai-phong-trao-tet-vi-nguoi-ngheo-va-nan-nhan-chat-doc-da-cam-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
374.00
121,000
0.00
121000
0
Danh mục văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh Bình Dương ban hành đã hết hiệu lực năm 2015Danh mục văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh Bình Dương ban hành đã hết hiệu lực năm 2015

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 269/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do HĐND, UBND tỉnh ban hành đã hết hiệu lực năm 2015 và hết hiệu lực trước ngày 01/01/2015 nhưng chưa được công bố.

Theo đó, số văn bản QPPL hết hiệu lực toàn bộ gồm 104 văn bản. Trong đó, số văn bản QPPL hết hiệu lực toàn bộ trong năm 2015 là 95 văn bản, số văn bản QPPL hết hiệu lực toàn bộ trước ngày 01/01/2015 nhưng chưa được công bố là 09 văn bản. Số văn bản QPPL hết hiệu lực một phần là 20 văn bản, trong đó số văn bản QPPL hết hiệu lực một phần trong năm 2015 là 10 văn bản; số văn bản QPPL hết hiệu lực một phần trước ngày 01/01/2015 nhưng chưa được công bố là 10 văn bản.

2/22/2016 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtvăn bản quy phạm pháp luật, ban hành, hết hiệu lực2169-Danh-muc-van-ban-QPPL-do-HDND-UBND-tinh-Binh-Duong-ban-hanh-da-het-hieu-luc-nam-2015Thông tin chỉ đạo, điều hànhMai XuânMai Xuân
Tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền NamNewTổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

​TTĐT - UBND chỉ đạo tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Theo đó, giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp các thành viên Ban tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ các quy định hiện hành và tình hình thực tế của địa phương để tổ chức triển khai thực hiện yêu cầu của Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh tại Công văn số 28-CV/ĐU ngày 28/02/2025 đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, trên tinh thần hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm.

Đồng thời tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo các quy định hiện hành; trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời tổng hợp, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Văn bản​

3/24/2025 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam124-to-chuc-cac-hoat-dong-chao-mung-ky-niem-50-nam-ngay-giai-phong-mien-naThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
1 - 30Next