Tin tức sự kiện
 

TTĐT - Sau một ngày rưỡi làm việc, sáng 23-7, Kỳ họp thứ 16 - HĐND tỉnh khóa X đã bế mạc và thông qua các dự thảo Nghị quyết (NQ).​

 
 

TTĐT - ​​Sáng 23-7, tại Kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 16, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình về các nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm 2024.​

 
 

TTĐT - Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 23-7, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã tổ chức các đoàn đến thăm và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh.​

 
 

TTĐT - ​Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án khu đô thị Bắc An Tây tại phường An Tây, thành phố Bến Cát.

 
 

TTĐT - ​Chiều 22-7, tại Kỳ họp thứ 16 - HĐND tỉnh khóa X, các đại biểu đã chất vấn Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về các giải pháp để khai thác hiệu quả hơn nữa nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

 
 

TTĐT - ​​Sáng 22-7, tại Kỳ họp thứ 16 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

 
 

TTĐT - Chiều 22-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Nguyễn Anh Minh - Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải đã đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 16 – HĐND tỉnh Bình Dương khóa X liên quan đến vấn đề giải quyết tình trạng ngập nước trên một số tuyến đường.

 
 

TTĐT - ​Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 22-7, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.​

 
 

TTĐT - ​Sáng 22-7, tại Kỳ họp thứ 16 – HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp.

 
 

TTĐT - ​Sáng 22-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 16 (Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024).

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Lễ tiễn các Chuyến xe "Năng lượng Tết 2023" và bế mạc Phiên chợ "Xuân gắn kết-Tết sẻ chia năm 2023"Lễ tiễn các Chuyến xe "Năng lượng Tết 2023" và bế mạc Phiên chợ "Xuân gắn kết-Tết sẻ chia năm 2023"

TTĐT - ​Sáng 15-01, tại TX. Bến Cát, Tỉnh Đoàn phối hợp cùng Công ty TNHH TAISHO Việt Nam tổ chức Lễ tiễn các Chuyến xe "Năng lượng Tết 2023" đưa thanh niên công nhân, lao động trẻ, sinh viên trên địa bàn tỉnh có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện về quê đón Tết và tổng kết phiên chợ "Xuân gắn kết – Tết sẻ chia" năm 2023.

​Tham dự có ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và đại diện các nhà tài trợ.

Chương trình đã trao tặng 240 vé xe, 240 phần quà cho thanh niên công nhân, người lao động trẻ, sinh viên xa quê về các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên và Cà Mau. Tổng kinh phí thực hiện chuyến xe là 200 triệu đồng.

chuyenxe 2.JPG

chuyenxe 3.JPG

chuyenxe 1.jpeg

Các đại biểu trao quà cho thanh niên công nhân, lao động trẻ, sinh viên về quê đón Tết

Dịp này, Trung tâm Hoạt động thanh niên tỉnh đã tổ chức bế mạc Phiên chợ "Xuân gắn kết - Tết sẻ chia năm 2023". Phiên chợ diễn ra tron​​​g 10 ngày đã hỗ trợ người dân khó khăn với các gian hàng 0 đồng. 

chuyenxe 4.JPG

Hơn 200 thanh niên công nhân, người lao động trẻ, sinh viên khó khăn xa quê được nhận vé xe và quà Tết

Tại lễ bế mạc, Trung tâm đã tiếp nhận kinh phí và vật phẩm từ các nhà hảo tâm, doanh nghiệp hỗ trợ chương trình "Điều ước đêm giao thừa" thăm, tặng quà cho thanh niên, người dân khó khăn mưu sinh trên các tuyến đường tại TP. Thủ Dầu Một trong đêm giao thừa.

chuyenxe 7.jpeg

Các đơn vị đồng hành trao tài trợ cho Chương trình "Điều ước đêm giao thừa" 

chuyenxe 8.JPG

Trao tặng hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện về quê ăn Tết

Cũng tại Chương trình, Tỉnh Đoàn đã phối hợp cùng Công ty Cổ phần Đầu tư Truyền thông và Giải trí Hoàng Gia trao tặng 03 suất hỗ trợ, mỗi suất trị giá 02 triệu đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện về quê ăn tết của 02 đơn vị Huyện Đoàn Dầu Tiếng và Đoàn trường Đại học Thủy Lợi cơ sở II. 

chuyenxe 5.JPG

chuyenxe 6.JPG

Các đại biểu tiễn đoàn về quê ăn Tết​

Trung tâm Hoạt động Thanh niên tỉnh đã trao khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức phiên chợ "Xuân gắn kết – Tết sẻ chia năm 2023".

chuyenxe 9.JPG

Trao khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức Phiên chợ "Xuân gắn kết – Tết sẻ chia năm 2023"

1/15/2023 9:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtLễ tiễn, Chuyến xe, Năng lượng, Tết, 2023, bế mạc, Phiên chợ, Xuân gắn kết, Tết sẻ chia, năm 2023961-le-tien-cac-chuyen-xe-nang-luong-tet-2023-va-be-mac-phien-cho-xuan-gan-ket-tet-se-chia-nam-2023True121000
0.00
121,000
0.00
False
Lãnh đạo tỉnh tham gia Đoàn đại biểu Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam làm việc tại Hoa Kỳ, Dominicana và ColombiaNewLãnh đạo tỉnh tham gia Đoàn đại biểu Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam làm việc tại Hoa Kỳ, Dominicana và Colombia

TTĐT - ​Từ ngày 15 - 24/7/2024, Đoàn đại biểu Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam do ông Vũ Hải Hà - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Cộng hòa Dominicana và Cộng hòa Colombia. Tham gia Đoàn có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương.

Tại Hoa Kỳ, Đoàn đã tham dự Diễn đàn Nghị viện trong khuôn khổ Diễn đàn Chính trị cấp cao của Liên hợp quốc. Diễn đàn Chính trị cấp cao (HLPF) của Liên hợp quốc được tổ chức thường niên là cơ hội để Bộ trưởng các nước cùng các chuyên gia cấp cao, các tổ chức xã hội đánh giá sự tiến bộ trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Trong bối cảnh nhiều SDG không thể thực hiện đúng tiến độ, quá trình này đòi hỏi hành động mạnh mẽ từ phía các Nghị viện, Quốc hội để Chính phủ có trách nhiệm thực hiện các cam kết của mình và thể chế hóa việc thực hiện các SDG, thông qua tất cả các quyết sách.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà và Đoàn tham dự Diễn đàn Nghị viện.jpgChủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà và Đoàn tham dự Diễn đàn Nghị viện

Với chủ đề "Khoảng trống trong quản trị và thảm họa khí hậu: Hành động của Nghị viện", Diễn đàn Nghị viện năm nay tập trung thảo luận và kiến nghị hành động của các Nghị viện, Quốc hội nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu hiện đang được Liên hợp quốc rà soát là SDG số 16 (Hòa bình, công lý và các thể chế vững mạnh) và số 13 (Biến đổi khí hậu).

Cũng trong khuôn khổ các hoạt động tại Hoa Kỳ, Đoàn đại biểu đã thăm và làm việc với Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc và thăm Thị trường chứng khoán New York.

Tại Cộng hòa Dominicana, Đoàn đã làm việc với Chủ tịch Thượng viện Ricardo de los Santos, Tổng Bí thư Đảng Phong trào cánh tả Thống nhất kiêm Bộ trưởng Bộ Chính sách Hội nhập và khu vực José Miguel Mejía Abreu, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Antonio Almonte, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Doanh nghiệp vừa và nhỏ Víctor-Ito-Bisonó Haza, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Rubén Silié Valdez.

Tại các buổi gặp gỡ, tiếp xúc, bên cạnh việc khẳng định quan hệ đối ngoại tốt đẹp giữa Việt Nam và Cộng hòa Dominicana, hai bên thông tin các thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật cùng với triển vọng, khả năng hợp tác về thương mại, đầu tư trong tương lai nhằm nâng cao hơn nữa kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Dominicana. Hiện kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia chỉ khoảng 100 triệu đô la Mỹ/năm, chưa thực sự tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai bên.

Đoàn đại biểu Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam làm việc.jpgĐoàn đại biểu Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam làm việc với Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Dominicana Richardo de los Santos

Trong khuôn khổ chuyến công tác, ngày 22 và 23/7, Đoàn đại biểu Ủy ban Đối ngoại Quốc hội đã làm việc với Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Colombia Jhon Jairo Roldán Avendaño, Chủ tịch Đảng Cộng sản Colombia Jaime Caicedo, Thứ trưởng Thương mại Luis Felipe Quintero, Thứ trưởng Ngoại giao Jorge Rojas Rodrigez, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Jorge Ignacio Zorro Sanchez, Thứ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Du lịch Arturo Bravo, đại điện Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Du lịch Colombia (ProColombia) và dự Lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Đoàn Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội dự Lễ kỷ niệm 45.jpgĐoàn Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội dự Lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Colombia

đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.jpgĐoàn đại biểu Ủy ban Đối ngoại đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tại các buổi làm việc, Đoàn đại biểu đã thông báo những nét lớn về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh mục đích chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa cơ quan lập pháp cũng như các Bộ ngành hữu quan hai nước, qua đó góp phần tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai quốc gia trên các lĩnh vực và nhấn mạnh, Colombia là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam ở châu Mỹ và mong muốn quan hệ giữa hai nước ngày một sâu sắc và toàn diện hơn. Trước đó, Đoàn đại biểu đã có cuộc gặp Chủ tịch Đảng Cộng sản Colombia (PCC) Jaime Caicedo Turiago và Ban lãnh đạo PCC.

Ủy ban Đối ngoại Quốc hội tặng quà lưu niệm cho các đối tác.jpgỦy ban Đối ngoại Quốc hội tặng quà lưu niệm cho các đối tác

Trong khuôn khổ các buổi làm việc tại các quốc gia Mỹ Latinh, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã trao đổi một số thông tin về thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật của tỉnh và nhấn mạnh Bình Dương hiện đang là thành viên chính thức, là đối tác đáng tin cậy của 03 tổ chức quốc tế, bao gồm: Tổ chức Horasis, Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA) và Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới (ICF). Đặc biệt, năm 2023, ICF chính thức vinh danh Bình Dương đạt danh hiệu Cộng đồng thông minh của năm - TOP 1 ICF; đồng thời Bí thư Tỉnh ủy đã gợi mở hợp tác đầu tư, thương mại trên nhiều lĩnh vực thế mạnh có tiềm năng phát triển giữa Bình Dương với Dominicana và Colombia.

7/27/2024 8:00 AMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtLãnh đạo tỉnh, Đoàn đại biểu Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam,  Hoa Kỳ, Dominicana, Colombia466-lanh-dao-tinh-tham-gia-doan-dai-bieu-uy-ban-doi-ngoai-quoc-hoi-viet-nam-lam-viec-tai-hoa-ky-dominicana-va-colombiTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương viếng Lễ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả PhiêuĐoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương viếng Lễ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

TTĐT - Sáng 14-8, Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương do ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến viếng Lễ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu được tổ chức theo nghi thức Quốc tang tại Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập), TP.Hồ Chí Minh.​

​Đoàn đã thắp hương, dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ và bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn đối với sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu - người lãnh đạo tiền bối xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; có bản lĩnh kiên trung, thông tuệ, luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết, giữ trọn danh hiệu cao quý của người cộng sản, được đồng chí, đồng đội, đồng bào tin cậy, quý mến, bạn bè quốc tế nể trọng.

Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ghi sổ tang với nội dung "Đoàn Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương vô cùng thương tiếc đồng chí Lê Khả Phiêu".

IMG_8684.JPG

Đoàn lãnh đạo tỉnh dâng vòng hoa viếng Lễ tang​

IMG_8687.JPG

Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam thắp hương viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

IMG_8696.JPG 

Đại diện Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương ghi vào sổ tang​

8/14/2020 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtĐoàn lãnh đạo, tỉnh Bình Dương, viếng Lễ tang, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu959-doan-lanh-dao-tinh-binh-duong-vieng-le-tang-nguyen-tong-bi-thu-le-kha-phieTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Chỉnh trang đô thị, cải tạo các khu dân cư để Bình Dương thực sự là nơi đáng sốngChỉnh trang đô thị, cải tạo các khu dân cư để Bình Dương thực sự là nơi đáng sống

TTĐT - ​​Sáng 05-4, sau khi khảo sát tại các khu dân cư tự phát, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với Thành ủy, UBND các thành phố: Dĩ An, Thuận An và Tân Uyên để đánh giá thực tr​ạng và định hướng giải pháp cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư làm cơ sở thực tiễn xây dựng Nghị quyết.

Tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành.​​

Hạ tầng nhiều khu dân cư còn yếu kém, thiếu đồng bộ 

Theo báo cáo, thời gian qua, quá trình đô thị hóa đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay, Bình Dương có 01 đô thị loại I (Thủ Dầu Một), 01 đô thị loại II (Dĩ An), 03 đô thị loại III (Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát) và 05 đô thị loại V. 

Tỉnh đặc biệt chú trọng công tác chỉnh trang, cải tạo, nâng cao chất lượng đô thị và nông thôn, hướng tới nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn tỉnh thông qua việc huy động nhiều nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thiết yếu tại các khu dân cư trong đô thị và nông thôn (về giao thông, thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, cấp nước, điện chiếu sáng, điện sinh hoạt, viễn thông). Các đô thị đã được nâng loại đảm bảo theo các tiêu chí của đô thị, đến nay, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh khá cao.

lamvieckdc1.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc

Tuy nhiên, tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đánh giá, chất lượng đô thị chưa tương xứng với tốc độ phát triển của tỉnh và nhu cầu an cư của người dân. Trên thực tế vẫn còn nhiều khu dân cư, khu nhà ở, khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh còn manh mún, tự phát với hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ và chưa được đầu tư, hoặc đầu tư nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định. Trong đó có kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là những tuyến đường ngõ hẻm tại các đô thị và nông thôn, các tuyến đường liên xã, liên đô thị với quy mô mặt đường nhỏ và kết cấu hạ tầng kỹ thuật đi kèm chưa được đầu tư đồng bộ và chưa đảm bảo các quy định về phòng cháy, chữa cháy; cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải sinh hoạt, cấp điện sinh hoạt, chiếu sáng, cáp viễn thông...

Qua báo cáo tại buổi khảo sát, riêng trên địa bàn TP.Dĩ An có 362 khu nhà ở tự phát. Đến nay đã nghiệm thu phương án hạ tầng để chỉnh trang 21 khu; đã cấp sổ 15 khu với 567 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp. Tại TP.Tân Uyên, riêng phường Tân Vĩnh Hiệp có 23 khu nhà ở tự phát với tổng diện tích trên 116 hecta, với 1.321 hộ dân.

lamvieckdc5.jpg

Một khu dân cư tự phát

Đa số những khu dân cư tự phát trên địa bàn tỉnh là những khu phân lô có từ trước năm 2014, diện tích mỗi khu phân lô tự phát rộng từ 3 đến 6 hecta. Đến nay hầu hết các khu phân lô đã được xây dựng nhà và nhiều hộ dân đang sinh sống ổn định. Điểm đáng chú ý các khu dân cư tự phát được xây dựng trên đất nông nghiệp, hạ tầng kỹ thuật như điện, cấp nước, thoát nước, đường giao thông, chiếu sáng không có hoặc có nhưng không đảm bảo quy định. Tuy nhiên, hiện nay việc chỉnh trang, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang gặp phải nhiều khó khăn, đó là quy hoạch sử dụng đất không phù hợp, nguồn vốn để chỉnh trang là rất lớn. Bên cạnh đó, việc mở rộng đường gặp phải nhiều khó khăn, do diện tích đất đa phần từ 60m2 trở xuống, khi thu hồi đất làm đường người dân sẽ phải phá dỡ công trình…

Hướng tới nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống người dân

Việc xây dựng Nghị quyết về chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thiết yếu các khu dân cư trong đô thị và nông thôn đến năm 2030 nhằm tạo sự thống nhất và nâng cao vai trò chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương trong việc chú trọng tổ chức đầu tư, chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thiết yếu các khu dân cư trong đô thị và nông thôn, trong đó có chỉnh trang các khu, điểm nhà ở tự phát, nhà trọ chưa đạt chuẩn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống người dân; tổ chức thực hiện hiệu quả mục tiêu tái thiết đô thị - nông thôn, phát triển đô thị theo hướng bền vững.

Mục tiêu hướng đến là hoàn thành 100% các ngõ hẻm tại các khu vực đô thị hiện hữu và các điểm dân cư nông thôn có kế hoạch và giải pháp hiệu quả tổ chức đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật thiết yếu. Các tuyến đường ngõ, hẻm tại các khu vực đô thị, khu vực kết nối từ trung tâm cấp huyện đến trung tâm cấp xã đảm bảo các quy định tối thiểu hoặc có giải pháp phù hợp về phòng cháy, chữa cháy, nhựa hoặc bê tông hóa, có hệ thống cấp thoát nước, thoát nước mưa, điện chiếu sáng, điện sinh hoạt, trồng cây xanh bên đường. Phát động nhân dân đầu tư xây dựng các tuyến đường nông thôn thành đường kiểu mẫu, đảm bảo bề mặt đường đạt tối thiểu cho xe phòng cháy, chữa cháy hoạt động…

Qua khảo sát thực tế, tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở ban ngành và địa phương đã đánh giá hiện trạng và góp ý định hướng giải pháp chỉnh trang, nâng cấp các khu dân cư trên địa bàn tỉnh. 

lamvieckdc2.jpg

Ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng phát biểu tại buổi làm việc

Ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh - Phó Giám đốc Sở Xây dựngcho biết, việc chỉnh trang gồm 2 nội dung: Thực hiện cải tạo, chỉnh trang các khu nhà ở tự phát và cải tạo chỉnh trang các tuyến đường hẻm, đảm bảo hạ tầng thiết yếu. Qua khảo sát, ông đánh giá các tuyến đường hẻm trong những khu dân cư có thể thực hiện cải tạo chỉnh trang. Đối với những khu dân cư có tuyến đường hẻm thông với đường liên khu vực, hiện các địa phương đang vướng quy định khi thực hiện chỉnh trang (bắt buộc phải dài 5,5m mới được cải tạo). Để gỡ vướng, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định giao địa phương quyết định theo quy mô từng dự án và điều kiện thực tế của từng địa phương để áp dụng thực tế. 

"Về nguồn lực thực hiện cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư tự phát sẽ theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm để đảm bảo hạ tầng tối thiểu" - ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh chia sẻ thêm. 

lamvieckdc3.jpg

Ông Bùi Minh Trí - Bí thư Thị ủy Tân Uyên phát biểu tại buổi làm việc

Ông Bùi Minh Trí - Bí thư Thị ủy Tân Uyên cho rằng, để thực hiện tốt công tác cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư tự phát, yếu tố đồng thuận của người dân rất quan trọng. Mong muốn của người dân tại các khu dân cư là được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên cần gỡ khó về thủ tục pháp lý khi chuyển mục đích sử dụng đất của các khu dân cư để giải quyết vướng mắc, đáp ứng mong muốn và tạo sự đồng thuận của người dân. 

Bên cạnh đó, việc chỉnh trang phải đối chiếu với quy hoạch đã có của địa phương, để công trình sau khi chỉnh trang có tính bền vững. Hạn chế vừa chỉnh trang một thời gian ngắn sau đó lại đào lên sửa lại gây tốn kém và ảnh hưởng đến đời sống người dân. 

Một vấn đề khác là việc tuân thủ pháp luật về bất động sản của người kinh doanh, người dân chưa tốt và sự quản lý của cơ quan Nhà nước chưa chặt chẽ đã dẫn đến phát sinh nhiều khu dân cư tự phát trên địa bàn thời gian qua. Theo ông, cần siết chặt kỷ cương trong thực hiện quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, bất động sản để ngăn chặn tình trạng phân lô bán nền. 

lamvieckdc4.jpg

Ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kết luận buổi làm việc

Qua ý kiến của các sở ngành, địa phương, kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao cho biết, Tỉnh ủy Bình Dương đang xây dựng Nghị quyết về chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thiết yếu các khu dân cư trong đô thị và nông thôn đến năm 2030 nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh. Ông khẳng định, việc chỉnh trang đô thị, nhất là các khu phân lô tự phát có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, để Bình Dương thực sự là nơi đáng sống.

Ông yêu cầu Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương tổng kết việc khảo sát, xây dựng phim ngắn về thực trạng hiện nay tại các khu dân cư.

Mỗi huyện, thị xã, thành phố phải thực hiện điểm cải tạo, chỉnh trang 01 khu dân cư, từ đó rút kinh nghiệm nhân rộng ra. Trước hết giao về cho các phường thống kê số lượng các khu cần chỉnh trang để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. 

Về nguồn vốn đầu tư, tỉnh sẽ thực hiện theo quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, yếu tố quan trọng là ý thức trách nhiệm tham gia đảm bảo văn minh đô thị của người dân. 

4/5/2024 9:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtChỉnh trang đô thị, cải tạo, khu dân cư, Bình Dương, nơi đáng sống196-chinh-trang-do-thi-cai-tao-cac-khu-dan-cu-de-binh-duong-thuc-su-la-noi-dang-sonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.722223
9
TP. Thủ Dầu Một ký kết hợp tác với TP.Siheung, tỉnh Gyeonggi, Hàn QuốcTP. Thủ Dầu Một ký kết hợp tác với TP.Siheung, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc

TTĐT - Sáng 30-5, Đoàn đại biểu HĐND TP.Thủ Dầu Một do ông Nguyễn Hữu Thạnh – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc và ký kết Bản ghi nhớ về việc thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị giữa HĐND TP.Thủ Dầu Một và Hội đồng TP.Siheung, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc.

Dự tiếp Đoàn có bà Song Mi-hee – Chủ tịch Hội đồng thành phố Siheung và ông Lim Byeong-taek – Thị trưởng thành phố Siheung.


Toàn cảnh buổi làm việc giữa Đoàn đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Thủ Dầu Một và thành phố Siheung tại Hội đồng thành phố Siheung

Tại buổi làm việc, bà Song Mi-hee đã giới thiệu về hoạt động của Hội đồng thành phố Siheung.

Thay mặt Đoàn đại biểu TP.Thủ Dầu Một, ông Nguyễn Hữu Thạnh cảm ơn sự tiếp đón nồng hậu của lãnh đạo thành phố Siheung dành cho Đoàn và giới thiệu về các thành tựu kinh tế - xã hội của TP.Thủ Dầu Một đạt được trong thời gian qua.


Ông Nguyễn Hữu Thạnh – Chủ tịch tịch HĐND TP.Thủ Dầu Một và bà Song Mi-Hee – Chủ tịch tịch Hội đồng thành phố Siheung ký kết Bản ghi nhớ

Hai bên đã có những trao đổi thảo luận và định hướng hợp tác giao lưu giữa Hội đồng hai địa phương trong các lĩnh vực trọng tâm như: Giáo dục, văn hóa, kinh tế và du lịch… Đặc biệt thường xuyên tổ chức các chương trình học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý hành chính, vận hành của Hội đồng hai địa phương.

 

Đoàn Đại biểu chụp hình lưu niệm

Buổi chiều cùng ngày, Đoàn đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Thủ Dầu Một cũng đã đến thăm Trung tâm hỗ trợ người nước ngoài và một số doanh nghiệp hàng đầu của thành phố Siheung.


Đoàn đại biểu chụp hình lưu niệm tại Trung tâm phúc lợi dành cho người nước ngoài tại thành phố Siheung

5/30/2024 11:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiết461-tp-thu-dau-mot-ky-ket-hop-tac-voi-tp-siheung-tinh-gyeonggi-han-quoFalse121000
1.00
121,000
1.00
0
False
Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp các nước sử dụng tiếng AnhHội nghị đối thoại với doanh nghiệp các nước sử dụng tiếng Anh

TTĐT - Ngày 11/7/2024, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp các nước sử dụng tiếng Anh trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, hội nghị sẽ thông báo về tình hình kinh tế-xã hội, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh và đồng thời lắng nghe ý kiến, đề xuất của đại diện các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp và Tổng Lãnh sự quán các nước tại TP.Hồ Chí Minh; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Đại biểu tham dự gồm: Tổng Lãnh sự quán các nước tại TP.Hồ Chí Minh, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại tỉnh Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh và các cơ quan xúc tiến thương mại nước ngoài tại TP.Hồ Chí Minh; các doanh nghiệp đang đầu tư tại Bình Dương.

Mục đích của hội nghị nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bình Dương cũng như thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Bình Dương.

7/8/2024 10:00 AMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtBình Dương, đối thoại, doanh nghiệp46-hoi-nghi-doi-thoai-voi-doanh-nghiep-cac-nuoc-su-dung-tieng-anFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Tiếp nhận hàng hóa và tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ người dânHội Chữ thập đỏ tỉnh: Tiếp nhận hàng hóa và tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ người dân

​TTĐT - Ngày 04-8, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh đã tiếp nhận 10 tấn thanh long từ chuyến hàng nghĩa tình "San sẻ yêu thương - chung tay vượt qua đại dịch" do Hội Đồng đội Trung ương trao tặng để chia sẻ với người dân Bình Dương trong mùa dịch.

Ngay sau khi tiếp nhận, Hội CTĐ tỉnh đã phân phối cho Hội CTĐ Phú Giáo 05 tấn và Hội CTĐ huyện Dầu Tiếng 05 tấn để thực hiện các hoạt động hỗ trợ lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19 và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại hai địa phương.​

nguoi otro.jpg

Người lao động ở trọ được hỗ trợ đi chợ nhân đạo sẽ vơi bớt phần nào khó khăn giữa mùa dịch

Cũng trong ngày 04-8, Hội CTĐ tỉnh tổ chức phiên chợ nhân đạo lần thứ 18 hỗ trợ 300 phần quà cho người lao động khó khăn đang ở trọ trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một.

Bên cạnh đó, Hội CTĐ tỉnh cũng hỗ trợ cho Tỉnh đội 300 phần quà, mỗi phần trị giá 500.000 đồng; tiếp tục trao 4.300 suất cơm, phần thức ăn bổ sung, trái cây, bánh mì cho cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các điểm, chốt trực, khu vực cách ly, phong tỏa trên địa bàn.

Tất cả hàng hóa thực hiện các hoạt động hỗ trợ, chia sẻ trên đều do các nhà hảo tâm, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong và ngoài tỉnh ủng hộ.​

8/4/2021 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtHội Chữ thập đỏ tỉnh, Tiếp nhận hàng hóa,  hỗ trợ người dân544-hoi-chu-thap-do-tinh-tiep-nhan-hang-hoa-va-to-chuc-nhieu-hoat-dong-ho-tro-nguoi-daTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định nhằm khai thác hiệu quả kho số viễn thôngChuyển đổi mã vùng điện thoại cố định nhằm khai thác hiệu quả kho số viễn thông

TTĐT - Theo Quyết định số 2036/QĐ-BTTTT ngày 21/11/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ ngày 17/6/2017, Bình Dương sẽ sử dụng mã vùng điện thoại cố định là 274, thay vì 650 như hiện nay. Để bạn đọc hiểu thêm về kế hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định, Cổng Thông tin điện tử tỉnh đã phỏng vấn ông Lai Xuân Thành (ảnh) - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, vì sao phải thay đổi mã vùng điện thoại cố định?

Ông Lai Xuân Thành: Cần thay đổi mã vùng điện thoại cố định vì các lý do sau:

Thứ nhất: Như chúng ta đã biết, kho số viễn thông không phải là vô hạn. Tổng số mã dành cho các thuê bao bao gồm 9 chữ số bắt đầu từ 1-9, nếu tính cả số mào đầu quốc gia (0) nữa là 01-09. Theo quy hoạch kho số cũ, mã số dành cho mạng cố định là 7 chữ số từ 2-8, ví dụ 20 Lào Cai, 29 Yên Bái, 38 Nghệ An, 65 Sông Bé, 4 Hà Nội, 8 thành phố Hồ Chí Minh,... (sau năm 2008 có điều chỉnh thêm số 3 vào sau các mã số này, ví dụ 38 của Nghệ An thành 383) và mã số dành cho mạng thông tin di động mặt đất gồm 3 chữ số là 1, 9 và mới đây thêm đầu số 8, ví dụ 121,122, 168, 169, 90, 91, 92, 96, 97, 98, 99 và 86, 88, 89. Mã vùng hiện tại không đáp ứng nhu cầu phát triển của viễn thông, kinh tế số  nói chung và thông tin di động nói riêng trong thời gian tới. Vì vậy, Kế hoạch chuyển đổi mã vùng là một bước trong việc thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành năm 2014, nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này.

 

Từ ngày 17/6/2017, Bình Dương sẽ sử dụng mã vùng điện thoại cố định là 274, thay vì 650 như hiện nay

Thứ hai: Việc chia tách, sáp nhập các tỉnh, thành phố trong thời gian qua đã làm cho mã vùng điện thoại Việt Nam có độ dài không đồng nhất và chiếm dãy số chứa các số từ 2 đến 8 rất lãng phí. Có tỉnh có độ dài 1 chữ số, có tỉnh có độ dài 2 và 3 chữ số. Ví dụ tỉnh Sông Bé trước đây có mã vùng 65, sau khi tách thành 2 tỉnh: Bình Dương có mã vùng 650 và Bình Phước có mã vùng 651. Mã vùng sau khi chuyển đổi sẽ có bảng mã vùng mới dễ nhớ bắt đầu bằng số 2 và chia theo vùng các tỉnh lân cận mở ra cơ hội sau này giảm từ 63 vùng xuống còn 10 vùng, người dùng được hưởng lợi vì không phải trả phí cuộc gọi liên tỉnh mà trả phí nội hạt.

Thứ ba:  Sau khi chuyển đổi mã vùng sẽ dành ra một số đầu số cho mã mạng di động để các mã mạng di động có đầu số thống nhất 10 chữ số. Thu hồi các thuê bao di động 11 số để dành cho việc điều khiển, liên lạc giữa các thiết bị .

Vậy, lộ trình chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định như thế nào, thưa ông?

Ông Lai Xuân Thành:  Theo Kế hoạch chuyển đổi mã vùng ban hành kèm theo Quyết định số 2036/QĐ-BTTTT ngày 21/11/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thì mã vùng điện thoại cố định hiện tại của 59/63 tỉnh, thành trên cả nước sẽ được  chuyển đổi  theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: gồm 13 tỉnh, thành phố chuyển đổi từ ngày 11/2/2017.  

Giai đoạn 2: gồm 23 tỉnh, thành phố chuyển đổi từ ngày 15/4/2017.

Giai đoạn 3: gồm 13 tỉnh, thành phố chuyển đổi từ ngày 17/6/2017.

Bình Dương nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố thực hiện chuyển đổi ở giai đoạn 3, nghĩa là từ 17/6/2017 Bình Dương có mã vùng điện thoại cố định mới là 274.

Xin ông cho biết các tác động, ảnh hưởng của việc chuyển đổi mã vùng điện thoại?

Ông Lai Xuân Thành: Một số các tác động chịu ảnh hưởng khi chuyển đổi mã vùng:

Thứ nhất: Các cuộc gọi quốc tế, các cuộc gọi  liên tỉnh hay các cuộc gọi từ điện thoại di động vào số điện thoại cố định sẽ chịu tác động của việc chuyển đổi.

Thứ hai: Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải làm lại các sản phẩm có gắn với mã vùng, như bảng hiệu, danh thiếp, bao bì…; phải thay đổi lại số đã lưu giữ trong danh bạ điện thoại.

Tuy nhiên các tác động này cũng chỉ xảy ra và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Bộ TT&TT mong muốn người sử dụng dịch vụ viễn thông bị ảnh hưởng chia sẻ vì mục tiêu chung của phát triển thị trường viễn thông và công nghệ thông tin

Vậy các giải pháp nào nhằm giảm thiểu tác động của việc chuyển đổi mã vùng điện thoại ?

Ông Lai Xuân Thành: Để giảm thiểu các ảnh hưởng tác động xảy ra do việc chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định, Bộ TT&TT đã thông báo rộng rãi Kế hoạch chuyển đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước, cơ quan quản lý viễn thông các nước, Liên minh Viễn thông Quốc tế trước 60 ngày. Đồng thời đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông tiến hành các biện pháp kỹ thuật: quay số song song (mã vùng cũ và mã vùng mới) trong thời gian 30 ngày kể từ thời điểm bắt đầu chuyển đổi; duy trì âm thông báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh trong thời gian 30 ngày kể từ thời điểm kết thúc việc quay số song song. Các doanh nghiệp bố trí nhân viên giao dịch sẵn sàng  hỗ trợ và trả lời ngay các yêu cầu liên quan.

Với các giải pháp trên, việc tác động sẽ được giảm thiểu.

Xin cảm ơn ông!

Danh sách các tỉnh, thành đổi mã vùng điện thoại cố định từ ngày 11/2/2017:

Tỉnh/ Thành phố

Mã vùng cũ

Mã vùng mới

Sơn La

22

212

Lai Châu

231

213

Lào Cai

20

214

Điện Biên

230

215

Yên Bái

29

216

Quảng Bình

52

232

Quảng Trị

53

233

Thừa Thiên - Huế

54

234

Quảng Nam

510

235

Đà Nẵng

511

236

Thanh Hóa

37

237

Nghệ An

38

238

Hà Tĩnh

39

239

Danh sách các tỉnh thành đổi mã vùng điện thoại cố định từ ngày 15/4/2017:

Tỉnh/ Thành phố

Mã vùng cũ

Mã vùng mới

Quảng Ninh

33

203

Bắc Giang

240

204

Lạng Sơn

25

205

Cao Bằng

26

206

Tuyên Quang

27

207

Thái Nguyên

280

208

Bắc Cạn

281

209

Hải Dương

320

220

Hưng Yên

321

221

Bắc Ninh

241

222

Hải Phòng

31

225

Hà Nam

351

226

Thái Bình

36

227

Nam Định

350

228

Ninh Bình

30

229

Cà Mau

780

290

Bạc Liêu

781

291

Cần Thơ

710

292

Hậu Giang

711

293

Trà Vinh

74

294

An Giang

76

296

Kiên Giang

77

297

Sóc Trăng

79

299

Danh sách các tỉnh thành chuyển đổi mã vùng từ ngày 17/6/2017:

Tỉnh/ Thành phố

Mã vùng cũ

Mã vùng mới

Hà Nội

4

24

Hồ Chí Minh

8

28

Đồng Nai

61

251

Bình Thuận

62

252

Bà Rịa - Vũng Tàu

64

254

Quảng Ngãi

55

255

Bình Định

56

256

Phú Yên

57

257

Khánh Hoà

58

258

Ninh Thuận

68

259

Kon Tum

60

260

Đắk Nông

501

261

Đắk Lắk

500

262

Lâm Đồng

63

263

Gia Lai

59

269

Vĩnh Long

70

270

Bình Phước

651

271

Long An

72

272

Tiền Giang

73

273

Bình Dương

650

274

Bến Tre

75

275

Tây Ninh

66

276

Đồng Tháp

67

277

 


2/27/2017 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài phỏng vấnXem chi tiếtchuyển đổi mã vùng điện thoại, điện thoại cố định, kế hoạch chuyển đổi mã vùng, BÌnh Dương, thành phố Hồ Chí Minh, khô số8-chuyen-doi-ma-vung-dien-thoai-co-dinh-nham-khai-thac-hieu-qua-kho-so-vien-thonFalse121000
0.80
121,000
7.00
943,800
False
1.125
12
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh giải trình nhiều vấn đề cử tri quan tâmChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh giải trình nhiều vấn đề cử tri quan tâm

TTĐT - Sáng 21-7, ​ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình tạ​i Kỳ họp thứ 11 - HĐND tỉnh khóa X về một số nội dung cử tri và đại biểu HĐND tỉnh kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động điều hành của UBND tỉnh. ​​

Dốc lực cho các công trình trọng điểm

Thực hiện theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phương án phân bổ vốn năm 2023 và Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, tỉnh đang tập trung vốn cho các công trình trọng điểm như: Quốc lộ 13, đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành, đường ven sông Sài Gòn, đường ĐT746, Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường, Trường Chính trị tỉnh, nhóm các dự án phục vụ Đề án 06, cải cách hành chính, thành phố thông minh, chuyển đổi số, camera giám sát giao thông, an ninh,… nên việc đầu tư nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường (trong đó có tuyến đường ĐT.742, ĐT.747a,...) sẽ được tỉnh tiếp tục quan tâm, nghiên cứu bố trí nguồn kinh phí để triển khai nâng cấp, mở rộng trong giai đoạn phù hợp.

IMG_3475.JPG

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh giải trình tại Kỳ họp

Riêng tuyến đường ĐT.747a được đầu tư theo hình thức BOT đã triển khai thu phí hơn 20 năm. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu các quy định có liên quan để tham mưu UBND tỉnh phương án dừng thu phí và xây dựng kế hoạch nâng cấp, mở rộng tuyến đường này.

Thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực y tế, giáo dục

Thông tin tại Kỳ họp, ông Võ Văn Minh cho biết, trong thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp giáo dục; tập trung bố trí vốn đầu tư trang thiết bị, xây dựng mới bệnh viện, trường học, thực hiện chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là ngành Y tế, Giáo dục đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.

Có thể thấy, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên (điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT của tỉnh nhiều năm liền nằm trong TOP 3 cả nước, riêng năm 2023 đứng thứ 2 cả nước); một số chỉ tiêu y tế được cải thiện, chất lượng dịch vụ y tế được nâng cao. Tuy nhiên nguồn nhân lực trên hai lĩnh vực này chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương, nguyên nhân chính là do dân số cơ học tăng quá nhanh trong thời gian dài. Đến nay, số bác sĩ trên vạn dân chỉ đạt 7,5 bác sĩ (bình quân cả nước đạt 11,5 bác sĩ/vạn dân), dự kiến năm học 2023-2024 toàn tỉnh thiếu 3.241 giáo viên theo định mức và 544 viên chức khác.

z4535302462691_dba6820fcf0d51b125eb545282bf1bac.jpg

Bình Dương đang tăng cường thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân giáo dục​

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực Y tế, Giáo dục, tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 31/7/2019 phù hợp tình hình thực tế. Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp và kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực ngành Y tế; xây dựng các chính sách tăng thu nhập cho y tế công lập; chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đặc thù cho nhân lực Y tế.

Tiếp tục rà soát biên chế, sắp xếp, bố trí đội ngũ công chức, viên chức, hạn chế tối đa tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại các địa phương. Trước mắt, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức tuyển dụng để phục vụ cho khai giảng năm học mới 2023-2024. Về lâu dài, tỉnh sẽ triển khai những giải pháp căn cơ, trong đó tập trung hoàn thiện các đề án ngành Y tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2023.

Khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thẳng thắn chỉ ra rằng tình trạng thiếu vật tư, trang thiết bị y tế là vấn đề thực tế đang xảy ra trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu do các vướng mắc trong thủ tục đấu thầu, nhiều gói thầu đã đến giai đoạn mở thầu nhưng không có doanh nghiệp tham gia dự thầu; một số mặt hàng thuốc trúng thầu nhưng nhà thầu đang tiến hành các thủ tục nhập khẩu nên chưa cung cấp kịp thời.

Hiện các cơ sở y tế vẫn có thuốc cùng loại để thay thế kịp thời phục vụ cho quá trình điều trị của người bệnh. Đối với thuốc generic đã đấu thầu từ tháng 4/2022 nên hiện không thiếu; thuốc thành phẩm y học cổ truyền đang xét thầu, sẽ có kết quả trong 1-2 tháng nữa; riêng thuốc y học cổ truyền, ít sử dụng, thì không có nhà thầu tham dự thầu dù đã gia hạn nhiều lần. Về giải pháp khắc phục tình trạng này, phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho đối tượng đăng ký Bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế công lập, ông cho biết, UBND tỉnh đang chỉ đạo ngành Y tế tập trung, quyết liệt tham mưu công tác mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế để đáp ứng kịp thời nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023

Trong 6 tháng đầu năm 2023, do tác động tiêu cực của tình hình kinh tế, chính trị thế giới dẫn đến một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đảm bảo mục tiêu hoặc còn thấp so với kế hoạch năm. Theo đánh giá của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức chung cả thế giới và cả nước, kết quả kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2023 có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở, điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2023.

Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, tỉnh sẽ quyết tâm, tập trung cao độ, chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp cụ thể để phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 mà Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã đề ra.

Cụ thể, kịp thời rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư, thủ tục cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khơi thông điểm nghẽn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, phát huy thị trường nội địa để tiêu thụ sản phẩm. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính sách và triển khai thành lập các cụm công nghiệp để tiến hành di dời các doanh nghiệp phía Nam lên các địa phương phía Bắc.

tham quan xuongz4408558777187_63a3c1b7bcc94ef1cf8033416fc6d2ad.jpg

UBND tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023

Phối hợp với các địa phương triển khai các nhiệm vụ của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ (đã họp lần thứ nhất ngày 18/7/2023); trong đó tập trung vào các tuyến giao thông đường sắt (đô thị, vùng), tuyến cao tốc, quy hoạch các đô thị ven sông, hình thành quỹ phát triển giao thông vùng, và các nội dung phát triển vùng về OCOP, nhân lực, y tế.

Tiếp tục xây dựng, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của các huyện, thị, thành phố phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.

Tập trung giải quyết dứt điểm những tồn đọng, vướng mắc trong triển khai thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định cho các dự án tái định cư, khu dân cư, khu đô thị đủ điều kiện trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện đông người xảy ra như trong thời gian vừa qua.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thu, chi ngân sách. Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, quyết tâm điều hành, tổ chức thực hiện thắng lợi kế hoạch đầu tư công năm 2023, giải quyết điểm nghẽn đền bù giải tỏa, tạo phong trào thi đua về đền bù giải tỏa. Khẩn trương thông báo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 cho các chủ đầu tư sớm có phương án chuẩn bị đầu tư.

Tiếp tục quan tâm thực hiện tốt hơn các chính sách về an sinh xã hội, tập trung chăm lo cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, yếu thế, công nhân lao động gặp khó khăn do thiếu hoặc mất việc làm. Chủ động nắm tình hình từ cơ sở trong điều kiện nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải giảm quy mô sản xuất, cắt giảm giờ làm, cho công nhân nghỉ việc để có giải pháp phù hợp đảm bảo giữ vững ổn định tình hình an ninh, trật tự, an ninh công nhân, an ninh đô thị.

Phát huy hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử. Tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm các công trình, dự án của Đề án xây dựng thành phố thông minh và Vùng đổi mới sáng tạo. Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng để tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức của người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Hoàn chỉnh phân tích dữ liệu trên Trung tâm Giám sát điều hành thông minh (IOC) để phục vụ chỉ đạo điều hành của tỉnh.

Tập trung các đề án quan trọng của ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, khẩn trương đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường trong tháng 11/2023; chuẩn bị tốt điều kiện cho khai giảng năm học mới 2023-2024, đảm bảo 100% trẻ trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Đảm bảo quốc phòng an ninh, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong bất cứ tình huống nào, nhất là an ninh công nhân, an ninh kinh tế, an ninh nông thôn. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giải quyết ùn tắc và kéo giảm tai nạn giao thông; tiếp tục triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Đề án camera giám sát an ninh, giao thông.​​

7/21/2023 7:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh, giải trình, nhiều vấn đề cử tri quan tâm94-chu-tich-ubnd-tinh-vo-van-minh-giai-trinh-nhieu-van-de-cu-tri-quan-taTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4.25
4
Viết Sổ tang điện tử tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên ứng dụng VNeIDViết Sổ tang điện tử tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên ứng dụng VNeID

TTĐT - Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an, từ ngày 24/7/2024, người dân có thể gửi lời chia buồn, tri ân, chia sẻ ký ức về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên ứng dụng VNeID thông qua tính năng Sổ tang điện tử.

Các bước hướng dẫn như sau:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản định danh điện tử mức độ 2

Bước 2: Ở màn hình trang chủ nhấn "Gửi lời chia buồn"

Bước 3: Ở màn hình Sổ tang điện tử điền tiêu đề và nội dung lời chia buồn

Bước 4: Chọn nút Xem trước để xem nội dung sẽ gửi đi

Bước 5: Chọn nút Gửi lời chia buồn.

Mỗi người dân có nguyện vọng có thể truy cập tính năng Sổ tang điện tử trên ứng dụng VNeID để gửi lời chia buồn đến gia đình đồng chí Tổng Bí thư, đồng thời phải tuân thủ pháp luật và thuần phong mỹ tục của Việt Nam khi gửi lời chia buồn.

 


Hồi 13 giờ 38 phút, ngày 19 tháng 7 năm 2024, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.

Để tỏ lòng tiếc thương vô hạn và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang, diễn ra trong hai ngày 25/7 và 26/7/2024.

7/25/2024 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtviết sổ tang, Tổng Bí Thư, Nguyễn Phú Trọng, VNeID362-viet-so-tang-dien-tu-tuong-nho-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tren-ung-dung-vneiTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.666667
3
Bình Dương đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểmBình Dương đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm

TTĐT - ​Chiều 25-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình, tiến độ triển khai thực hiện các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh. 

Tham dự có ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương.

congtrinhtd1.jpg

Toàn cảnh cuộc họp

Cuộc họp đã nghe lãnh đạo các sở, ban ngành báo cáo tiến độ triển khai các dự án: Đường Vành đai 3, Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh; Cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13.

Dự án đường Vành đai 4 được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 18.247,8 tỷ đồng. Đến nay, đã phê duyệt cắm cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) toàn tuyến 47,5km. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh đang phối hợp với nhà đầu tư đề xuất để tiếp nhận cọc GPMB ngoài thực địa, công bố dự án và lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án GPMB. Đối với dự án xây lắp, đã khảo sát quan tâm của nhà đầu tư và phê duyệt hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi trong cả nước.

Sở Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh điều chỉnh Nghị quyết của HĐND tỉnh về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương.

congtrinhtd.jpg

​Bình Dương luôn bám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Dự án cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tổng mức đầu tư khoảng 17.408,39 tỷ đồng, thực hiện theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT. Đến nay đã thẩm định, phê duyệt hồ sơ cắm cọc GPMB đạt 16,65km/45,747km. Nhà đầu tư đề xuất (liên danh Tổng công ty Becamex IDC - Công ty cổ phần phát triển hạ tầng kỹ thuật - Công ty cổ phần phát triển hạ tầng kỹ thuật Becamex Bình Dương - Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả) đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, đánh giá tác động môi trường dự án.

Các dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đang được triển khai xây dựng đúng tiến độ. Riêng đường Vành đai 3, chi giải ngân bồi thường trên 6.752 tỷ đồng, đạt khoảng 49% tổng dự toán; giải ngân xây lắp đạt 23,15% tổng dự toán. Hiện UBND tỉnh đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải về phương án GPMB xây dựng cầu cao tốc 04 làn xe trên cao đoạn 15,3km đi trùng đường Mỹ Phước - Tân Vạn với tổng mức đầu tư dự kiến 24.​​000 tỷ đồng.

Tại cuộc họp, các sở ngành đã báo cáo phương án giải quyết các vướng mắc liên quan đến công tác thẩm định dự án đường Vành đai 4, cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; công tác cắm mốc GPMB; công tác tái định cư…

congtrinhtd2.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận cuộc họp

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đề nghị Hội đồng thẩm định dự án Đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương hoàn thành công tác thẩm định dự án trước ngày 31/7/2024. Để có cơ sở giúp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh điều chỉnh Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương, yêu cầu Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh cung cấp số liệu để tính toán diện tích từng loại đất, chi phí GPMP của dự án, hoàn thành chậm nhất ngày 15/8/2024. Các địa phương có tuyến đường đi qua phải sâu sát trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác bồi thường giải tỏa, tái định cư. Đối với tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, tiếp tục thẩm định, phê duyệt hồ sơ cắm mốc đoạn còn lại.

Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý các sở ngành, nhà đầu tư, đơn vị thi công bám sát, nắm chắc từng dự án, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, nút thắt, đảm bảo tiến độ các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

7/25/2024 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, đôn đốc tiến độ, công trình trọng điểm173-binh-duong-don-doc-day-nhanh-tien-do-cac-cong-trinh-giao-thong-trong-dieTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
3
Kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến trước Kỳ họp HĐND tỉnh thường lệ giữa năm 2024NewKết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến trước Kỳ họp HĐND tỉnh thường lệ giữa năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến trước Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 - HĐND tỉnh khóa X. 

Thực hiện Công văn số 205/HĐND-VP ngày 27/6/2024 của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã tiếp thu toàn bộ, đầy đủ nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri và phân công 20 sở, ngành và địa phương khẩn trương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền đối với 78 kiến nghị của cử tri gửi đến trước Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND tỉnh khóa X.

Kết quả, đã giải quyết xong 40/78 kiến nghị, đạt tỷ lệ: 51,28 %. Xem chi tiết nội dung trả lời tại đây.

Đang tiếp tục giải quyết 38/78 kiến nghị, đạt tỷ lệ: 48,72 %. Xem chi tiết nội dung trả lời tại đây.

UBND tỉnh báo cáo kết quả giải quyết và nội dung trả lời kiến nghị của cử tri để Thường trực HĐND tỉnh giám sát và thông tin đến cử tri theo quy định. Đối với các kiến nghị của cử tri đang tiếp tục giải quyết, UBND tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi, chỉ đạo các đơn vị có liên quan rà soát, giải quyết các vấn đề còn tồn tại cũng như phát sinh mới theo thẩm quyền, đồng thời tăng cường chỉ đạo các đơn vị liên quan khảo sát, theo dõi tiến độ giải quyết, báo cáo kết quả giải quyết đúng thực tế để thông tin đến cử tri và báo cáo tiến độ đến HĐND tỉnh, các đại biểu và cử tri thực hiện giám sát trong thời gian tới.

Văn bản​

7/26/2024 11:00 AMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtkết quả, giải quyết, kiến nghị cử tri, kỳ họp HĐND tỉnh giữa năm 2024, Bình Dương979-ket-qua-giai-quyet-kien-nghi-cua-cu-tri-gui-den-truoc-ky-hop-hdnd-tinh-thuong-le-giua-nam-202False121000
0.00
121,000
0.00
False
Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023

TTĐT - ​Chiều 22-8, Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm trúng tuyển đại học chính quy theo phương thức xét kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. 

Theo đó, phổ điểm trúng tuyển chung cho các tổ hợp dao động từ 15.5 - 23.75 điểm. Hai ngành Giáo dục tiểu học và  Sư phạm Ngữ văn có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất (23.75).

So với năm trước, điểm chuẩn trúng tuyển năm nay ở nhiều ngành của trường có xu hướng tăng trung bình từ 1 đến 3 điểm. Tăng nhiều nhất là ngành Tâm lý học, từ 15.5 lên 22.5, tăng 7 điểm; ngành Luật từ 18.5 lên 23.25, tăng 4.75 điểm. Trường có 14/37 ngành có điểm trúng tuyển từ 20 điểm trở lên. Các ngành có điểm trúng tuyển thấp 15.5 điểm là nhóm ngành tự nhiên, kỹ thuật công nghệ như Toán học, Hóa học, Công nghệ sinh học, Quản lý đất đai, Kỹ thuật môi trường…

Từ ngày 23/8/2023, Trường sẽ gửi thông báo trúng tuyển đến số điện thoại của thí sinh. Hoặc thí sinh có thể tra cứu kết quả trúng tuyển trên website của trường. Từ ngày 24/8 đến ngày 12/9/2023, các thí sinh trúng tuyển sẽ tiến hành làm thủ tục nhập học trực tuyến (online) và chính thức đến trường từ ngày 9/9 đến ngày 12/9/2023 để làm hồ sơ nhập học cho tân sinh viên.  

Điểm chuẩn Trường Đại học Thủ Dầu Một năm 2023​:

Diemchuantdm2023.png

Diemchuantdm20231.png

8/23/2023 7:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrường Đại học Thủ Dầu Một, công bố, điểm chuẩn, 2023761-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-cong-bo-diem-chuan-trung-tuyen-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.407336
518
Infographic: Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 6 tháng đầu năm 2024NewInfographic: Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 6 tháng đầu năm 2024

TTĐT - ​6 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực.

7/26/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTin tổng hợpXem chi tiếtinfographic, kinh tế-xã hội, Bình Dương470-infographic-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-tinh-binh-duong-6-thang-dau-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
2
1
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương tiếp Tổng lãnh sự Trung QuốcBí thư Tỉnh ủy Bình Dương tiếp Tổng lãnh sự Trung Quốc

TTĐT - ​Chiều 15-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp ông Nguỵ Hoa Tường - Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TP. Hồ Chí Minh, cùng Đoàn doanh nghiệp Trung Quốc đến chào xã giao lãnh đạo tỉnh Bình Dương nhân dịp tham dự sự kiện Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 diễn ra tại Bình Dương.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi trân trọng cảm ơn và vui mừng chào đón ông Nguỵ Hoa Tường - Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TP. Hồ Chí Minh cùng Đoàn doanh nghiệp đến thăm, chào xã giao lãnh đạo tỉnh và tham dự sự kiện Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024.

 

Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguỵ Hoa Tường - Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TP. Hồ Chí Minh trao đổi tại buổi tiếp


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi bày tỏ sự phấn khởi trước xu thế phát triển mạnh mẽ, tích cực của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua, nhất là hai bên xác lập định vị mới, nâng tầm thành "Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc". Ông mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ từ Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP. Hồ Chí Minh để quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương với các đối tác Trung Quốc ngày càng được củng cố, phát triển.

Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã chia sẻ với Đoàn tình hình kinh tế, xã hội của Bình Dương, cùng những định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, những lĩnh vực mà tỉnh đang ưu tiên kêu gọi đầu tư như giáo dục, y tế, công nghệ cao… Đây là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm.

 

Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguỵ Hoa Tường - Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TP. Hồ Chí Minh trao đổi tại buổi tiếp


Trước những thông tin chia sẻ của Bí thư Tỉnh ủy, Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TP. Hồ Chí Minh Nguỵ Hoa Tường cảm ơn sự đón tiếp thân tình của lãnh đạo tỉnh Bình Dương. Tổng lãnh sự bày tỏ ấn tượng về sự phát triển của tỉnh Bình Dương. Thời gian qua, Bình Dương đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư tại tỉnh hoạt động và phát triển. Ông mong muốn trong thời gian tới, lãnh đạo tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư tại Bình Dương và hỗ trợ việc thành lập chi nhánh các hiệp hội ngành nghề của Trung Quốc tại tỉnh để phát huy vai trò cầu nối, giúp các doanh nghiệp Trung quốc hoạt động hiệu quả trong thời gian tới.​

 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

4/15/2024 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiết814-bi-thu-tinh-uy-binh-duong-tiep-tong-lanh-su-trung-quoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đạt giải Ba giải thưởng Loa ThànhSinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đạt giải Ba giải thưởng Loa Thành

TTĐT - ​Sáng 12-12, tại Hà Nội, sinh viên Đinh Sỹ Tuấn - ngành Kiến trúc, trường Đại học Thủ Dầu Một đã vinh dự nhận giải Ba giải thưởng Loa Thành năm 202​1 với đồ án "Trung tâm trưng bày và thực nghiệm hang động núi lửa Krông Nô".

Sinh viên Đinh Sỹ Tuấn chia sẻ: "Đề tài "Trung tâm trưng bày và thực nghiệm hang động núi lửa Krông Nô, Đắk Nông" là một trong những đề tài mà tôi nghiên cứu liên quan đến địa chất, cũng như việc bảo tồn và phát huy các giá trị của thiên nhiên. Ngoài thiết kế là một nơi trưng bày và trải nghiệm hang động thì đây cũng là nơi bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Không những vậy, nơi đây còn được tạo dựng các cầu nối hình thành một địa điểm du lịch hiện nay và cho tương lai, cho sự phát triển của Krông Nô, Đắk Nông nói riêng và Việt Nam nói chung".

Theo TS.KTS.Trần Đình Hiếu - Trưởng khoa Kiến trúc, Đại học Thủ Dầu Một, đồ án có tính thực tiễn cao và góp phần vào việc trưng bày, giới thiệu quảng bá rộng rãi, mọi lúc, mọi nơi những bí ẩn và tiềm năng của hệ thống hang động Krông Nô không những về cấu trúc, địa tầng và di cảo khảo cổ mà còn nhân rộng và quảng bá về thực tế ảo các hang động và các sản phẩm được làm ra từ các nguyên liệu của hệ thống hang động này nhằm giúp cho cộng đồng quốc tế quan tâm, tìm hiểu, tham quan và mua sắm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ.


Sinh viên Đinh Sỹ Tuấn nhận giải Ba giải thưởng Loa Thành năm 2021​

​Loa Thành là giải thưởng uy tín quốc gia dành cho đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên các chuyên ngành đào tạo về xây dựng và kiến trúc. Giải thưởng nhằm ghi nhận những nỗ lực của sinh viên trong quá trình học tập, thể hiện qua sự sáng tạo, ứng dụng những khoa học kỹ thuật mới và công nghệ hiện đại vào trong đồ án tốt nghiệp.

Giải thưởng Loa Thành lần thứ 33, năm 2021 do Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Năm nay, giải hưởng quy tụ 188 đồ án được chọn lựa kỹ lưỡng từ các trường đại học có đào tạo ngành kiến trúc, quy hoạch, xây dựng trong cả nước. Những tiêu chí khắt khe để xét giải là: Phải thể hiện tính tổng hợp và tính hệ thống kiến thức của người kiến trúc sư, đáp ứng đầy đủ các mục tiêu đào tạo của các chuyên ngành…; có áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại và có tính sáng tạo, độc đáo; có tính khả thi trong điều kiện Việt Nam. Sau quá trình đánh giá, Hội đồng giải thưởng đã chọn ra 64 đồ án xuất sắc để trao 5 giải nhất, 13 giải nhì, 23 giải ba và 23 giải khuyến khích. 

12/13/2021 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtSinh viên, trường Đại học Thủ Dầu Một, đạt giải ba, giải thưởng Loa Thành619-sinh-vien-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-dat-giai-ba-giai-thuong-loa-thanFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
1.25
2
Giải quyết tình trạng ngập nước trên tuyến đường ĐT.741 và ĐT.747aGiải quyết tình trạng ngập nước trên tuyến đường ĐT.741 và ĐT.747a

TTĐT - Chiều 22-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Nguyễn Anh Minh - Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải đã đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 16 – HĐND tỉnh Bình Dương khóa X liên quan đến vấn đề giải quyết tình trạng ngập nước trên một số tuyến đường.

Đôn đốc chủ đầu tư duy tu, sửa chữa

Chất vấn Giám đốc Sở Giao thông vận tải, đại biểu Nguyễn Việt Long thuộc Tổ đại biểu TP.Bến Cát đề nghị Sở cho biết giải pháp để giải quyết triệt để tình trạng ngập nước khi trời mưa to trên tuyến đường ĐT.741, ĐT.747a do chưa có đầu tư đầy đủ hệ thống thoát nước dọc đường.

 

Đại biểu Nguyễn Việt Long - Tổ đại biểu TP.Bến Cát chất vấn Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở GTVT

Trả lời chất vấn, ông Nguyễn Anh Minh cho biết, cách đây hơn 25 năm, Bình Dương là tỉnh chủ yếu phát triển nông nghiệp; hệ thống giao thông hầu như là giao thông đường bộ lạc hậu (khoảng 2.186km), đa số là đường sỏi đỏ, láng nhựa đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng, hệ thống cầu đường bộ cũng chỉ đáp ứng tải trọng phương tiện 10 tấn.

Từ hiện trạng hạ tầng như trên, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh qua các thời kỳ đã tận dụng các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối vùng với quy mô từ 4 đến 8 làn xe như ngày hôm nay. Trong các nguồn lực đó, có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp khi tham gia triển khai các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh như: Quốc lộ 13, ĐT.741, ĐT.743, ĐT.747a… theo hình thức BOT.

Thời điểm triển khai các dự án BOT, các dự án được triển khai qua nhiều khu vực chưa có phát triển đô thị, dân cư thưa thớt, dọc hai bên tuyến là ruộng, vườn, cây cao su,... nên trong các dự án BOT không có đầu tư dải phân cách, chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống thoát nước dọc đối với các đoạn ngoài khu vực đông dân cư. Theo đó, ngoài khu vực đông dân cư chủ yếu thoát nước theo địa hình tự nhiên, bằng mương đất.

Cùng với quá trình phát triển đô thị, dọc theo các tuyến đường BOT hiện nay có nhiều nhà dân, công ty, xí nghiệp nên hệ thống mương đất bị sang lấp, làm mất tác dụng, khả năng dẫn dòng, thu thoát nước, từ đó gây ngập cục bộ một số vị trí trên các tuyến đường, trong đó có đường ĐT.741 và ĐT.747a.

Thời gian qua, Sở GTVT thường xuyên phối hợp rà soát, đôn đốc địa phương, đơn vị được phân cấp quản lý đường bộ, đơn vị BOT triển khai thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết tình trạng ngập nước cục bộ trên các tuyến đường được giao quản lý.

Từ hiện trạng hạ tầng như trên, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh qua các thời kỳ đã tận dụng các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối vùng với quy mô từ 4 đến 8 làn xe như ngày hôm nay. Trong các nguồn lực đó, có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp khi tham gia triển khai các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh như: Quốc lộ 13, ĐT.741, ĐT.743, ĐT.747a… theo hình thức BOT.


Tuyến đường ĐT.741 được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT, chủ đầu tư là Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Hạ tầng - VRG

Theo ông Nguyễn Anh Minh, tuyến đường ĐT.741 đoạn từ ngã 4 Sở Sao đến tỉnh Bình Phước (dài 49,6km) được Công ty TNHH MTV Đầu tư hạ tầng – VRG đầu tư theo hình thức BOT, thời hạn thu phí còn lại 10 năm.

Thời gian qua, Công ty TNHH MTV Đầu tư hạ tầng – VRG đã thực hiện tốt công tác duy tu, sửa chữa tuyến đường đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến, thực hiện một số hạng mục bổ sung cấp thiết như lắp đặt bổ sung đèn tín hiệu, dải phân cách, xử lý tạm thời các vị trí ngập cục bộ… ngoài hợp đồng dự án (bằng nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng thường xuyên).

Bên cạnh đó, Sở GTVT đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Đầu tư hạ tầng – VRG thường xuyên nạo vét, khơi thông dòng chảy, xử lý các vị trí ngập úng cục bộ phát sinh trên tuyến bằng nhiều giải pháp như thảm bù nhựa, lắp đặt cống dọc PVC D200, cống BTCT D600…

Giải pháp lâu dài

Để đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục thoát nước, chiếu sáng, dải phân cách, vỉa hè,… trên đường ĐT.741, Sở GTVT đã phối hợp, vận động Công ty TNHH MTV Đầu tư hạ tầng – VRG lập, trình UBND tỉnh dự án Nâng cấp, mở rộng ĐT.741 tỉnh Bình Dương – phần bổ sung. Tuy nhiên còn vướng mắc một số quy định trong việc đầu tư bổ sung dự án trên đường BOT đang khai thác trên cơ sở kéo dài thời gian thu phí dự án.

Vừa qua, Công ty TNHH MTV Đầu tư hạ tầng – VRG đã có văn bản báo cáo một số khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, lưu lượng phương tiện trên tuyến giảm (không có khả năng thu hồi vốn khi triển khai dự án đầu tư các hạng mục bổ sung), xin dừng dự án đầu tư các hạng mục bổ sung trên.

Sở GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh xem xét, có ý kiến đối với kiến nghị của Công ty TNHH MTV Đầu tư hạ tầng – VRG, cũng như có giải pháp về việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và tiếp tục thực hiện dự án bổ sung hoặc vận dụng nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng thường xuyên để từng bước đầu tư các hạng mục bổ sung cấp thiết (thoát nước, chiếu sáng…).

 

Ông Nguyễn Anh Minh - Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở GTVT trả lời chất vấn của đại biểu

Đối với đường ĐT.747A đoạn từ cầu Ông Tiếp đến Uyên Hưng (dài 12,7km) được Công ty Cổ phần Lâm sản và Xuất nhập khẩu Tổng hợp Bình Dương (Genimex) đầu tư theo hình thức BOT, thời hạn thu phí còn lại 8 năm.

Thời gian qua, Công ty Genimex cũng đã thực hiện tốt công tác duy tu, sửa chữa tuyến đường đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến, thực hiện một số hạng mục bổ sung cấp thiết như: Lắp đặt bổ sung đèn tín hiệu, xử lý tạm thời các vị trí ngập úng cục bộ… ngoài hợp đồng dự án.

Bên cạnh đó, Sở GTVT đã chỉ đạo Công ty Genimex thường xuyên nạo vét, khơi thông dòng chảy đảm bảo thoát nước trên tuyến, xử lý các vị trí ngập cục bộ phát sinh trên tuyến.

Ông Nguyễn Anh Minh cho biết thêm, từ năm 2018, Sở GTVT đã làm việc với Công ty Genimex để mua lại trạm thu phí để nâng cấp mở rộng đường ĐT.747a đảm bảo đồng bộ hệ thống vỉa hè, cây xanh, thoát nước và chiếu sáng trên tuyến (theo Đề án sắp sếp lại trạm thu phí trên địa bàn tỉnh). Đến nay, Công ty Genimex cũng đã thống nhất việc triển khai thực hiện chấm dứt hợp đồng BOT trước hạn, chuyển giao cho Nhà nước quản lý đối với dự án trên.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc dùng vốn ngân sách để chấm dứt hợp đồng BOT, Sở GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành có liên quan sớm tham mưu, báo cáo UBND tỉnh về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án trên để nâng cấp, mở rộng đồng bộ đường ĐT.747a theo đúng quy định.

7/22/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài thời sự, kýXem chi tiếtngập nước, ĐT.741, ĐT.747a501-giai-quyet-tinh-trang-ngap-nuoc-tren-tuyen-duong-dt-741-va-dt-747True121000
2.00
121,000
0.00
0
False
Bình Dương: Tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắcBình Dương: Tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc

TTĐT - ​​Sáng 22-7, tại Kỳ họp thứ 16 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

GRDP tăng 6,19%

Trong 6 tháng đầu năm 2024, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên các ngành, lĩnh vực; tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và các dự án bất động sản, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tình hình kinh tế - xã hội đạt được một số kết quả tích cực. Trong số 36 chỉ tiêu chủ yếu, đến nay hầu hết các chỉ tiêu đều đạt từ 50% kế hoạch trở lên, trong đó có 11 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,19% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ tăng 3,55%); trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 5,81%; dịch vụ tăng 7,36%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,2%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,29%.

Hoạt động sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm có nhiều khởi sắc, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh dần phục hồi. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,63% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ tăng 2,65%). Tỉnh đã tổ chức động thổ xây dựng Cụm công nghiệp An Lập (75 hecta); đang nghiên cứu đầu tư khu công nghiệp cơ khí, khu công nghệ thông tin tập trung..., phục vụ thu hút các ngành cơ khí ô tô và phát triển công nghiệp công nghệ cao.

ktxhkyhop 1.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày tại Kỳ họp

Ngành điện đã chủ động các giải pháp đảm bảo cung ứng đủ điện cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh; tuyên truyền người dân, doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Công tác quy hoạch phát triển điện, cung cấp điện, quản lý đầu tư, di dời, giải tỏa đền bù liên quan các dự án, công trình điện... luôn được quan tâm thực hiện. Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 8,2 tỷ KWh, tăng 15,08% so với cùng kỳ; đã tiết kiệm được 190,9 triệu KWh điện; duy trì tỷ lệ hộ sử dụng điện trên toàn tỉnh đạt 99,99%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 166.180 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,2%). Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa duy trì tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu ước đạt  gần 16,3 tỷ đô la Mỹ, tăng 10,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 19%), kim ngạch nhập khẩu ước đạt trên 11,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 9,9% (cùng kỳ giảm 17%).

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 68.949 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công (đến ngày 01/7/2024) là 4.287 tỷ đồng, đạt 19,5% kế hoạch HĐND tỉnh giao và đạt 28,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Đầu tư trong nước đã thu hút được 29.762 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (tăng 7,5% so với cùng kỳ). Đầu tư nước ngoài đã thu hút được 825 triệu đô la Mỹ (đạt 85% so với cùng kỳ), trong đó có 96 dự án đầu tư mới (465 triệu đô la Mỹ), 60 dự án điều chỉnh tăng vốn (276 triệu đô la Mỹ).

kcn.jpg

Phát triển các khu công nghiệp xanh, bền vững​​

Tính đến ngày 30/6/2024, ước thu ngân sách được 35.478 tỷ đồng, đạt 50% dự toán HĐND tỉnh thông qua và đạt 55% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 12% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách ước thực hiện 7.575 tỷ đồng, đạt 25% dự toán, bằng với cùng kỳ; trong đó, chi đầu tư phát triển 3.015 tỷ đồng, chiếm 39,8%.

Hiện nay, Bình Dương có 38/38 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 03/38 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. 

Tỉnh đang tập trung hoàn thiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiến độ thi công đường Vành đai 3, thủ tục đầu tư đường Vành đai 4, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành được khẩn trương thực hiện.

An sinh xã hội được quan tâm chăm lo

Công tác an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, huy động nguồn lực xã hội chăm lo đời sống người có công, đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, trẻ em, người nghèo và công nhân lao động trong dịp lễ, Tết được triển khai thực hiện chu đáo.

Tỉnh đã xây dựng và sửa chữa 26 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết; cấp 18.803 thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo và cận nghèo; triển khai giải pháp hiển thị trạng thái quản lý chi trả an sinh xã hội trên app Công dân số tỉnh và VNelD.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã hồi phục. Tình hình lao động, việc làm có bước khởi sắc, một số ngành sản xuất công nghiệp chủ lực của tỉnh có lượng đơn hàng xuất khẩu mới tăng nên có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn. Tỉnh đã chủ động liên hệ, làm việc với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để ký kết hợp tác cung ứng, tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp, liên tục cập nhật nhu cầu tuyển dụng lao động trên các trang mạng xã hội; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

laodong.jpg

Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tình hình lao động có bước khởi sắc

Trong 6 tháng đầu năm, có 3.210 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 40.854 lao động; đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 54.172 người; ước tạo việc làm tăng thêm cho 16.590 người (đạt 47,4% kế hoạch).

Bình Dương triển khai thực hiện Mô hình 15 (thuộc Đề án 06) về tổ chức thu thập, cập nhật tổng hợp thông tin về người lao động trên địa bàn tỉnh lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tiếp tục phát triển Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, đến nay, tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt 92,09%. Đồng thời chấp thuận chủ trương đầu tư 02 dự án nhà ở xã hội (Hòa Phú và Thống Nhất) với quy mô 5.968 căn hộ.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; các cơ sở khám, chữa bệnh được củng cố, kiện toàn, hoạt động đi vào nề nếp, việc trực khám và điều trị bệnh kỹ thuật cao được triển khai hiệu quả. 

Công tác giáo dục và đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực. 

Các thiết chế văn hóa, thể thao và di tích từ cấp tỉnh đến cơ sở tiếp tục được đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo. Hoạt động du lịch có sự khởi sắc; đã thu hút hơn 2 triệu lượt khách (tăng 36,7% so với cùng kỳ), doanh thu đạt 1.200 tỷ đồng (tăng 33,3%). 

Các hoạt động văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn; thể thao thành tích cao đạt kết quả tốt tại các kỳ đại hội quốc gia, khu vực; đã cử 54 đội thể thao tham dự các giải quốc tế, quốc gia, cụm, khu vực mở rộng, đạt 197 huy chương các loại.

ioc.jpg

Đoàn khách quốc tế tham quan Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Bình Dương

Hoạt động chuyển đổi số tiếp tục được các cấp, các ngành tập trung thực hiện; xây dựng 02 Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh cấp huyện; đẩy mạnh chỉnh trang, hạ ngầm cáp viễn thông trên 21 tuyến đường, với tổng chiều dài 40 km; triển khai thí điểm phủ sóng mạng thông tin di động 5G trong khuôn viên Trung tâm Hành chính tỉnh… Tính đến hết tháng 5/2024, tỷ lệ thủ tục hành chính được triển khai dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện toàn trình đạt 52,6%; tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính được đồng bộ về Cổng Dịch vụ công Quốc gia đạt 97,8%.

Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác giao quân nghĩa vụ được triển khai thực hiện tốt, hoàn thành chỉ tiêu được giao trong năm 2024; phòng, chống cháy, nổ và cứu hộ, cứu nạn được tập trung thực hiện. Hoạt động đối ngoại, hợp tác đầu tư, hợp tác hữu nghị với các địa phương và các bên đối tác nước ngoài tiếp tục phát huy hiệu quả.

7/22/2024 7:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTin tổng hợpXem chi tiếtBình Dương, Tình hình, kinh tế-xã hộ,i 6 tháng, đầu năm, 2024, tiếp tục khởi sắc272-binh-duong-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-6-thang-dau-nam-2024-tiep-tuc-khoi-saTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Chuyến xe Xuân nghĩa tình đưa hàng ngàn công nhân lao động Bình Dương về quê ăn TếtChuyến xe Xuân nghĩa tình đưa hàng ngàn công nhân lao động Bình Dương về quê ăn Tết
TTĐT - Sáng 20-01 (ngày 26/12 âm lịch), tại đường Hùng Vương (P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một), Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức Lễ xuất phát Chuyến xe Xuân nghĩa tình đưa hàng ngàn công nhân lao động khó khăn về quê ăn Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Tham dự Lễ xuất phát có ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Trần Thanh Liêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Lê Hữu Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Phạm Trọng Nhân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, thành phố Thủ Dầu Một; đại diện Công đoàn cơ sở và hơn 1.000 công nhân khó khăn về quê ăn Tết.

Theo thống kê, toàn tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 1,2 triệu lao động, trong đó, lao động ngoài tỉnh chiếm khoảng 85%. Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 có trên 100.000 công nhân lao động (CNLĐ) xa quê ở lại Bình Dương đón Tết.

 

 

 

Ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trao quà và động viên các CNLĐ về quê ăn Tết

Năm 2020, các cấp Công đoàn tổ chức Chương trình “Chuyến xe Xuân nghĩa tình” tặng gần 4.000 vé xe cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, quê các tỉnh, thành miền Tây, miền Trung, miền Bắc đang làm việc ở Bình Dương về quê đón Tết.

Lan tỏa từ chương trình, có hơn 100 doanh nghiệp tổ chức xe đưa, đón khoảng 20.000 lao động về quê đón Tết và hàng chục ngàn CNLĐ khác được hỗ trợ tiền vé xe. Điển hình như: Công ty cổ phần May mặc Bình Dương, Công ty TNHH Thiên Nam (Khu công nghiệp Đồng An), Công ty TNHH Yazaki Eds, Công ty TNHH Chí Hùng, Công ty TNHH Shyang Hung Cheng…

Bên cạnh đó, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã đề xuất UBND tỉnh chi từ ngân sách tặng 11.150 suất quà (tăng 800 suất so với năm 2019) cho người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có điều kiện về quê đón Tết với tổng giá trị 5 tỷ 575 triệu đồng.

 

 

 

Ông Trần Thanh Liêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao quà và động viên CNLĐ về quê ăn Tết

Các cấp Công đoàn trên địa bàn tỉnh trao tặng khoảng 400.000 suất quà cho đoàn viên, CNLĐ (mỗi phần quà từ 100.000 đến 500.000 đồng/phần) với tổng số tiền hơn 13,8 tỷ đồng.

Đặc biệt, các cấp Công đoàn tỉnh tổ chức "Tết sum vầy" và vận động thêm các nguồn lực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho NLĐ như: Cảm ơn đoàn viên, tặng quà, tặng vé xe cho đoàn viên, người lao động, bán hàng giảm giá, tổ chức văn hóa văn nghệ phục vụ nhu cầu giải trí của người lao động, gói bánh chưng tặng người lao động ở lại nhà trọ đón Tết…

 

 

 

Lãnh đạo tỉnh và các cấp Công đoàn trao quà cho CNLĐ về quê ăn Tết

Riêng LĐLĐ tỉnh tổ chức chuỗi các hoạt động "Tết sum vầy" từ ngày 11/01/2020 đến ngày 13/01/2020 (ngày 17 - 19/12/2019 âm lịch) tại Trung tâm Văn hóa Lao động Bình Dương với nhiều hoạt động thiết thực như: Bán hàng giá ưu đãi, biểu diễn văn nghệ, tặng quà cho NLĐ khó khăn, rút thăm trúng thưởngNgoài ra, LĐLĐ tỉnh Bình Dương còn vận động thêm các doanh nghiệp, mạnh thường quân hỗ trợ các phần quà ý nghĩa cho NLĐ.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam ghi nhận những đóng góp của đội ngũ CNLĐ đối với sự phát triển của tỉnh Bình Dương. Bí thư nhấn mạnh, lãnh đạo tỉnh và các cấp, các ngành trong tỉnh luôn quan tâm, đồng hành cùng các CNLĐ và mong muốn, các CNLĐ sẽ coi Bình Dương là quê hương thứ hai của mình để luôn gắn bó, góp phần cùng chính quyền tỉnh xây dựng Bình Dương văn minh, giàu đẹp. Bí thư cũng gửi lời chúc mừng năm mới đến toàn thể gia đình CNLĐ đón Tết sum vầy, đầm ấm và hạnh phúc.

 

 

Những chuyến xe Xuân nghĩa tình đưa hàng ngàn CNLĐ khó khăn về quê ăn Tết

Đại diện cho CNLĐ được tặng vé xe về quê ăn Tết, chị Phạm Thị Hằng quê ở tỉnh Nghệ An bày tỏ xúc động trước sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Bình Dương và các cấp Công đoàn, doanh nghiệp trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNLĐ khó khăn về quê đón Tết. Chị Hằng hứa sẽ trở lại Bình Dương tiếp tục làm việc và cống hiến công sức xây dựng Bình Dương trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp.


 

Lãnh đạo tỉnh và các cơ quan, đơn vị tiễn CNLĐ về quê ăn Tết

1/20/2020 1:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtchuyến xe Xuân nghĩa tình, công nhân lao động876-chuyen-xe-xuan-nghia-tinh-dua-hang-ngan-cong-nhan-lao-dong-binh-duong-ve-que-an-teTrue121000
1.00
121,000
1.00
0
False
3.5
1
Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm và tri ân các anh hùng liệt sĩĐại lễ cầu siêu, tưởng niệm và tri ân các anh hùng liệt sĩ

TTĐT - ​Chiều 26-7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, Tỉnh Đoàn phối hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức đại lễ cầu siêu, tưởng niệm và tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022). 

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể; các chư tôn đức, tăng, ni và đoàn viên thanh niên.

Lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, và trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

causieuls.jpg

causieuls 4.jpg

Đại biểu dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại đại lễ cầu siêu

Tại buổi lễ, các đại biểu đã dâng hương tưởng niệm, tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

causieuls 1.jpg

Đại biểu dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trước đài Tổ quốc ghi công

Với niềm xúc động, thành kính, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã cầu siêu, tri ân các anh hùng liệt sĩ, cầu mong cho anh linh các anh hùng liệt sĩ được siêu sinh tịnh độ và cầu cho quốc thái dân an.

causieuls 3.jpg

causieuls 2.jpg

Nghi thức cầu siêu​​

7/26/2022 9:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết Đại lễ, cầu siêu, tưởng niệm, tri ân, anh hùng, liệt sĩ534-dai-le-cau-sieu-tuong-niem-va-tri-an-cac-anh-hung-liet-sTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Chủ tịch UBND tỉnh giải trình một số nội dung cử tri và đại biểu đặc biệt quan tâmChủ tịch UBND tỉnh giải trình một số nội dung cử tri và đại biểu đặc biệt quan tâm

TTĐT - ​Sáng 23-7, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình tại Kỳ họp thứ 16 - HĐND tỉnh khóa X về một số nội dung cử tri và đại biểu HĐND tỉnh kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động điều hành của UBND tỉnh và một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Các đại biểu kiến nghị cần có giải pháp quyết liệt trong giải ngân vốn đầu tư công, trong đó chú trọng tăng vốn cho các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 13, Bệnh viện 1.500 giường.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, tính đến ngày 19/7/2024, giá trị giải ngân của tỉnh đạt 4.547 tỷ đồng, bằng 20,7% kế hoạch đề ra (30% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, bằng với bình quân chung cả nước). Tính riêng các công trình trọng điểm, giá trị giải ngân đạt 3.001 tỷ đồng, bằng 16,7% kế hoạch vốn được giao. 

Các nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ giải ngân còn thấp là do thời điểm đầu năm, Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực nhưng các văn bản hướng dẫn chậm được ban hành, ảnh hưởng đến công tác lựa chọn nhà thầu; các công trình trọng điểm được bố trí vốn lớn nhưng chưa đảm bảo được tiến độ. Nhiều dự án còn vướng mặt bằng, làm ảnh hưởng tiến độ thi công.

Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng còn lại, phấn đấu đạt khoảng 95% kế hoạch vốn được giao, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, địa phương tập trung tối đa nguồn lực cho đầu tư công, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về giải ngân vốn.

ctgiaitrinh.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh giải trình một số nội dung cử tri và đại biểu quan tâm

Đối với Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, hiện nay, UBND thành phố Thuận An đang khẩn trương di dời lưới điện và thực hiện giải phóng mặt bằng một số trường hợp cuối cùng, phấn đấu hoàn thành hai nội dung này trong tháng 9/2024. Tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành rà soát, tham mưu điều chỉnh chủ trương dự án (bổ sung vốn Nhà nước) làm cơ sở thẩm định, phê duyệt dự án trong tháng 7/2024.

Riêng Dự án Bệnh viện 1.500 giường, UBND tỉnh đang hoàn thiện chủ trương điều chỉnh dự án thiết bị bệnh viện (dự kiến sẽ thông qua HĐND tỉnh tại Kỳ họp chuyên đề sắp tới). Tỉnh cũng đã chỉ đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh khẩn trương xử lý việc chấm dứt hợp đồng với đơn vị thi công dự án Khối kỹ thuật trung tâm và nhà quàn, tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công mới đủ năng lực, kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện. Đồng thời khẩn trương triển khai dự án bãi đậu xe, lập thủ tục chuẩn bị đầu tư Khối ký túc xá, cũng như các dự án thành phần còn lại, phấn đấu hoàn thành Dự án trong quý III/2025.

Xoay quanh vấn đề tồn đọng tại các dự án bất động sản dẫn đến ​khiếu nại, tập trung đông người gây mất an ninh trật tự, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, thời gian qua, một số chủ đầu tư phát triển nhà ở đã thực hiện dự án chậm tiến độ, giao dịch bất động sản khi chưa đủ điều kiện, gây rủi ro cho người mua, dẫn đến khiếu nại, tập trung đông người gây mất an ninh trật tự.

Để kiểm soát và ổn định thị trường bất động sản, đảm bảo an ninh trật tự, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và các dự án bất động sản. Qua rà soát, trên địa bàn tỉnh hiện có 28 dự án phát triển nhà ở (tập trung chủ yếu trên địa bàn TP. Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An) đang gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, dẫn đến chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm. 

Ban Chỉ đạo đã tổ chức 18 cuộc họp, qua đó thống nhất phương án giải quyết cho từng dự án cụ thể; đồng thời định hướng hỗ trợ, xử lý đối với các dự án chậm triển khai trong thời gian tới. Đối với các dự án chưa được giao đất, đã kéo dài nhiều năm, UBND tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, xem xét thu hồi chủ trương đầu tư dự án; tổ chức đấu thầu dự án để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực để tiếp tục triển khai nếu còn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc về y tế, giáo dục

Tình trạng quá tải đối với tuyển sinh đầu vào các cấp học các trường công lập cũng là một vấn đề được quan tâm và đề nghị có giải pháp cụ thể để tháo gỡ trong thời gian tới.

Theo đó, trên địa bàn TP.Thuận An, với dân số cơ học tăng nhanh, hiện số dân trong độ tuổi đến trường là 107.768, chiếm tỷ lệ 20,82% so với toàn tỉnh. Số học sinh tuyển mới hàng năm khoảng 30.600 em. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 60 trường và trung tâm công lập và 99 cơ sở giáo dục tư thục. Để đáp ứng nhu cầu học bán trú và 02 buổi ở các cấp học, thành phố cần đầu tư thêm 823 phòng học. 

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh, hiện tại, tỉnh có 03 công trình trường học đang được đầu tư xây dựng, với quy mô tăng thêm 72 phòng học, dự kiến hoàn thành trong năm 2024. Mặc dù tỉnh đã quan tâm đến công tác xây dựng trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất nhưng vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu học tập của học sinh, đặc biệt là các địa phương có nhiều khu công nghiệp như Thuận An, Dĩ An, Bến Cát… Trước mắt, để giải quyết vấn đề này, tỉnh đã chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiều giải pháp như: Tăng số học sinh/lớp ở các cấp học tiểu học và trung học cơ sở để đảm bảo cho việc đến trường của học sinh; thực hiện tốt công tác phân luồng, phân tuyến đầu cấp học, đảm bảo không để học sinh không có điều kiện phải học hệ tư thục; bố trí ngân sách để đầu tư các công trình trường học theo danh mục ưu tiên, lộ trình giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo; quy hoạch, dành quỹ đất cho giáo dục và đào tạo, đáp ứng thực tế của từng địa phương; xã hội hóa, khuyến khích nhà đầu tư quan tâm, đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo. 

Ngoài ra, tỉnh đang hoàn thiện Đề án "Củng cố, tăng cường, phát triển nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030" để làm cơ sở cho công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong thời gian tới. Đồng thời, khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong mua sắm bàn, ghế và trang thiết bị dạy, học.

Đối với công tác khắc phục tình hình thiếu thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh, đơn vị mua sắm thuốc tập trung tỉnh đã tiến hành mua sắm phần lớn các mặt hàng thuốc cho các cơ sở y tế, đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng thuốc cho các đơn vị y tế công lập. Thuốc tây y (Generic) đã được cung ứng theo kết quả đấu thầu. 

Trong quý II/2024, tình hình thiếu vật tư y tế đã cơ bản được khắc phục, hiện tại, hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện không còn thiếu vật tư y tế.

Đối với vấn đề an toàn thực phẩm, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở ngành Y tế, các địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các trường hợp có vi phạm nhằm đảm bảo sức khỏe nhân dân, đặc biệt là tại các địa bàn đông dân cư, người lao động và vào các thời điểm diễn ra lễ hội, sự kiện quan trọng. 

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo ngành Y tế, các địa phương thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp triển khai Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp, hộ gia đình, người dân nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm vì cộng đồng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là trong sản xuất, kinh doanh.

7/23/2024 9:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtChủ tịch, UBND tỉnh, giải trình, một số, nội dung, cử tri, đại biểu, đặc biệt, quan tâm917-chu-tich-ubnd-tinh-giai-trinh-mot-so-noi-dung-cu-tri-va-dai-bieu-dac-biet-quan-taTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân LàoChủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

TTĐT - ​Sáng 29-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tiếp bà Khamphao Ernthavanh (Khăm-Phâu Ân-Thạ-Văn) - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam đến thăm, làm việc tại ​​​tỉnh Bình Dương.

Cùng tiếp có bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và lãnh đạo các sở, ban ngành.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã thông tin đến Đoàn một số điểm nổi bật về kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương. Đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị bền chặt giữa hai quốc gia Việt Nam - Lào. Từ năm 2006, tỉnh Bình Dương và tỉnh Chăm-pa-sắc, Lào đã ký kết quan hệ hợp tác hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện, thường xuyên cử các đoàn công tác thăm và làm việc lẫn nhau tăng cường quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Công ty cổ phần Cao su Dầu Tiếng – Việt Lào đã triển khai dự án trồng và chế biến mủ cao su tại tỉnh Chăm-pa-sắc và tỉnh Salavan, Lào.

Thực hiện thỏa thuận về hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đến nay đã có 93 sinh viên Lào được cấp học bổng đào tạo tại Bình Dương. Ngoài ra, Bình Dương đã tổ chức nhiều hoạt động từ thiện xã hội, cử các đoàn bác sĩ, cán bộ y tế và tình nguyện viên sang khám, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho nhân dân tỉnh Chăm-pa-sắc.

Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Lào sẽ tiếp tục là cầu nối giúp Bình Dương và các địa phương của Lào tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Ông tin tưởng rằng với tình cảm, sự gắn bó thân thiết với đất nước, nhân dân Việt Nam và kinh nghiệm lãnh đạo trong ngành ngoại giao, bà Khamphao Ernthavanh sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt – Lào nói chung, giữa Bình Dương và các địa phương của Lào ngày càng phát triển sâu rộng.

tiepdslao1.jpg

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp bà Khamphao Ernthavanh - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tặng quà lưu niệm

Thay mặt Đoàn, bà Khamphao Ernthavanh - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào cảm ơn sự tiếp đón chu đáo, trọng thị của lãnh đạo tỉnh Bình Dương và đánh giá cao sự phát triển vượt bậc của tỉnh.

Bà gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho Lào thông qua chương trình hỗ trợ học bổng cho sinh viên Lào. Đồng thời mong muốn được thúc đẩy hợp tác hơn nữa về kinh tế giữa các địa phương của Lào với tỉnh Bình Dương trên nhiều lĩnh vực nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương.

Bà Khamphao Ernthavanh cũng mong muốn sẽ nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh Bình Dương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại Việt Nam. Trên cương vị của mình, bà sẵn sàng làm cầu nối hợp tác giữa Bình Dương với các địa phương của Lào cũng như giữa Việt Nam với Lào, vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai bên mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

tiepdslao2.jpg

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng quà lưu niệm cho bà Khamphao Ernthavanh - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

tiepdslao3.jpg

Bà Khamphao Ernthavanh - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tặng quà lưu niệm cho ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

tiepdslao4.jpg

Đại biểu chụp hình lưu niệm​

3/29/2024 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnh; Thông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtChủ tịch UBND tỉnh, Bình Dương, đại sứ, đặc mệnh toàn quyền, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào30-chu-tich-ubnd-tinh-binh-duong-tiep-dai-su-dac-menh-toan-quyen-nuoc-cong-hoa-dan-chu-nhan-dan-laTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.833333
3
Hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050Hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

TTĐT - ​Chiều 15-12, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (Quy hoạch điện VIII).​

​Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/5/2023, với nhiều nội dung quan trọng, xác định khối lượng lớn danh mục và quy mô công suất các dự án nguồn điện, lưới điện, đồng thời có nội dung chuyển dịch cơ cấu năng lượng mạnh mẽ. Mục tiêu của quy hoạch điện VIII là bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới, đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Quy hoạch điện VIII xác định danh mục các dự án, các đề án, quy mô công suất theo loại hình nguồn điện, nhu cầu sử dụng đất, mặt biển giải pháp để triển khai thực hiện từ nay đến năm 2030. Công suất các nguồn năng lượng tái tạo đến cấp tỉnh, vùng phù hợp với cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 bao gồm 21.880 MW điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và gần bờ); 6.000 MW điện gió ngoài khơi; tăng thêm 2.600 MW điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu; 2.270 MW điện sinh khối, điện sản xuất từ rác; 29.346 MW thủy điện nhỏ.

Đối với các nguồn điện linh hoạt, dự kiến phát triển 300 MW đến năm 2030. Ưu tiên phát triển tại các khu vực có khả năng thiếu hụt công suất dự phòng; tận dụng hạ tầng lưới điện sẵn có.

Đối với nguồn điện từ năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới, những vị trí có tiềm năng xuất khẩu điện ra nước ngoài là khu vực miền Trung và miền Nam. Quy mô xuất khẩu 5.000 - 10.000 MW vào năm 2030 khi có các dự án khả thi.

Danh mục các dự án lưới điện cũng được xác định cụ thể với tổng nhu cầu sử dụng sử dụng đất cho nguồn và lưới điện truyền tải toàn quốc giai đoạn 2021-2030 khoảng 90,3 nghìn ha. Đối với điện gió ngoài khơi, tổng nhu cầu diện tích mặt biển giai đoạn 2021-2030 khoảng 111,6 nghìn ha.

Toàn bộ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư nguồn và lưới điện truyền tải sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công. Cụ thể, giai đoạn 2021-2025 hơn 57 tỷ đô la Mỹ, giai đoạn 2026-2030 là 77,6 tỷ đô la Mỹ. 

quyhoachdien 1.jpg

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Tại hội nghị, dựa trên các nội dung đã thống nhất trong dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, các địa phương đã trao đổi về cơ cấu công suất, phân bổ hợp lý các nguồn điện, nhất là tiềm năng phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo giữa các vùng, miền và địa phương. Đồng thời, thảo luận và đề xuất các cơ chế ưu tiên, giải pháp phù hợp để tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ dự án.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương vào Quy hoạch điện VIII. Nhấn mạnh tầm quan trọng của Quy hoạch điện VIII, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần đặt ra các tiêu chí công khai, ưu tiên năng lượng xanh gồm năng lượng điện mặt trời, năng lượng điện gió, năng lượng điện sinh khối và đề ra yếu tố môi trường phải đặt lên trên hết. Trọng tâm trong Quy hoạch điện VIII phải lấy lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên hàng đầu, giảm tối đa khí phát thải, giảm sức đầu tư, nhất là đường dây truyền tải, trạm biến áp để có giá thành điện tốt nhất. Đồng thời yêu cầu các Bộ, ngành tiếp thu các ý kiến, đề xuất từ các địa phương để hoàn thiện Kế hoạch mang tính tổng thể, bài bản, khả thi cao; phấn đấu đến năm 2025 phải đảm bảo an ninh nguồn điện cho đất nước.

12/15/2023 9:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtHoàn thiện, Kế hoạch, thực hiện, Quy hoạch, phát triển, điện lực, quốc gia, thời kỳ, 2021-2030, tầm nhìn, 2050129-hoan-thien-ke-hoach-thuc-hien-quy-hoach-phat-trien-dien-luc-quoc-gia-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-205True121000
0.00
121,000
0.00
False
Xây dựng lộ trình bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng viên trong từng khu công nghiệp, khu chế xuấtXây dựng lộ trình bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng viên trong từng khu công nghiệp, khu chế xuất

TTĐT - ​​Chiều 08-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội thảo chuyên đề về phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước khu vực miền Nam. ​​

Ông Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đ​oàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương; ông Phan Thăng An - Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo, hiện nay 22 Đảng bộ tỉnh, thành phố khu vực miền Nam có 367 Đảng bộ cấp cơ sở, 14.541 tổ chức cơ sở Đảng, 498 Đảng bộ bộ phận và 61.081 Chi bộ trực thuộc với 1.288.256 đảng viên. Trong những năm qua, công tác phát triển đảng viên nói chung và phát triển đảng viên ngoài Nhà nước nói riêng đã được các cấp ủy, tổ chức Đảng trong khu vực quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả tích cực. Từ năm 2020 đến năm 2022, các tỉnh, thành phía Nam đã kết nạp 4.616 đảng viên trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước (chiếm 31,8% tổng số đảng viên được kết nạp trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước của cả nước).

IMG_2546.JPG

Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phan Thăng An - Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh, trước sự lớn mạnh không ngừng của kinh tế tư nhân, việc phát triển tổ chức Đảng trong khu vực ngoài Nhà nước là rất cần thiết, đóng vai trò tích cực vào việc định hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Việc xây dựng tổ chức Đảng và phát triển đảng viên giúp doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước hoạt động đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội quy, quy định của doanh nghiệp.

Tổ chức Đảng còn là cầu nối phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người lao động tới chủ doanh nghiệp, qua đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Công tác phát triển đảng viên, tổ chức Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước là vấn đề rất quan trọng, là giải pháp cần thiết cần được cấp ủy, tổ chức Đảng quan tâm sâu sắc, tích cực, chủ động phấn đấu để thực hiện thành công chủ trương của Đảng về: "Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

IMG_2550.JPG

Ông Phạm Văn Hậu – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Ninh Thuận phát biểu tại hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã phát biểu, trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, những các làm hay của các địa phương, đơn vị trong công tác phát triển tổ chức Đảng, đảng viên trong khu vực ngoài Nhà nước: Công tác bồi dưỡng quần chúng ưu tú, tạo nguồn kết nạp Đảng doanh nghiệp Nhà nước; làm tốt công tác theo dõi phân công đảng viên giúp đỡ phát hiện quần chúng ưu tú vô Đảng; xây dựng chỉ tiêu phát triển đảng viên dài hạn có trọng tâm, trọng điểm…

IMG_2556.JPG

IMG_2549.JPG

Đại diện doanh nghiệp các tỉnh, thành phát biểu tại Hội thảo

Kết luận Hội thảo, ông Mai Văn Chính - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đánh giá cao các ý kiến tâm huyết của đại biểu đã nêu bật được những khó khăn cũng như đề xuất được những giải pháp tháo gỡ.

Qua Hội thảo, các địa phương có dịp trao đổi kinh nghiệm từ thực tiễn từ công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên, ngoài ra còn có thể học tập được những kinh nghiệm cách làm hay của Bình Dương trong phát triển kinh tế - xã hội, công tác quy hoạch tỉnh, thu hút đầu tư…  

z4415586248468_60cb5e0679172d228b23f5ae85e0c78d.jpg

Ông Mai Văn Chính - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương kết luận Hội thảo

Ông đề nghị các địa phương tiếp tục quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương về phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh, việc phát triển đảng viên có ý nghĩa quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Do đó các địa phương phải chủ động tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong công tác xây dựng và phát triển tổ chức Đảng, tạo nguồn đảng viên. Trong đó chú trọng công tác tuyên truyền vận động cho doanh nghiệp hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng tổ chức Đảng, phát triển đảng viên. Xây dựng lộ trình kế hoạch bồi dưỡng, tạo nguồn và giao chỉ tiêu cụ thể cho từng khu - cụm công nghiệp, khu chế xuất, có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm qua từng năm. Các cấp Công đoàn, Đoàn thanh niên tăng cường các hoạt động tuyên truyền, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng các mô hình phù hợp với thực tiễn đặc thù công việc của công nhân lao động, qua đó phát hiện các nhân tố tích cực giới thiệu cho Đảng.

6/8/2023 9:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtXây dựng lộ trình bồi dưỡng,  đảng viên, khu công nghiệp, khu chế xuất795-xay-dung-lo-trinh-boi-duong-tao-nguon-phat-trien-dang-vien-trong-tung-khu-cong-nghiep-khu-che-xuaTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịchThành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch

TTĐT - Sáng 18-7, tại TP.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh  Nguyễn Văn Nên cùng lãnh đạo các Bộ ngành và 6 tỉnh vùng Đông Nam bộ đã dự Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ.

Mở đầu hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã công bố Quyết định thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ do Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 11/7/2023.

Theo Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ. 

Hội đồng này nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của vùng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Hội đồng điều phối vùng là tổ chức phối hợp liên ngành thực hiện chức năng giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối, giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững vùng Đông Nam bộ.

 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn công bố thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ

Ngoài Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng điều phối vùng. Các Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường làm Phó Chủ tịch.

Ngoài ra, Thứ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Văn phòng Chính phủ, cùng Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu làm Ủy viên Hội đồng.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, Hội đồng này có 10 nhiệm vụ chính, ngoài ra sẽ có những nhiệm vụ khác do Thủ tướng giao.

Trong đó có nhiệm vụ đề xuất với Thủ tướng về phương hướng, giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam bộ.

Giúp Thủ tướng chỉ đạo, điều hòa, phối hợp, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, các hoạt động liên kết vùng bảo đảm thực hiện đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và các quy hoạch cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

Ra mắt Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ

Điều phối các hoạt động lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện Quy hoạch quốc gia, Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; quy hoạch tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách phát triển vùng Đông Nam bộ, thúc đẩy liên kết vùng, tiểu vùng. 

Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư; điều phối việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công để định hướng, dẫn dắt các nguồn lực đầu tư nước ngoài (FDI, vốn doanh nghiệp, tư nhân), thúc đẩy đầu tư theo phương thức công tư (PPP), nhất là trong phát triển hạ tầng chiến lược, quan trọng của Vùng.

7/18/2023 7:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtHội đồng điều phối, vùng đông nam bộ668-thanh-lap-hoi-dong-dieu-phoi-vung-dong-nam-bo-do-thu-tuong-chinh-phu-lam-chu-ticTrue121000
0.80
121,000
1.00
0
False
0
1
Bình Dương tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng các hài cốt liệt sĩ Bình Dương tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng các hài cốt liệt sĩ

TTĐT - ​Sáng 26-4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức trọng thể Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ thuộc Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc hy sinh tháng 5/1968 tại ấp Chòi Dúng, xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên.

​​Đến dự có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ngài Andrew Goledzinowski - Đại sứ Úc tại Việt Nam; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh cùng các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; thân nhân của các liệt sĩ thuộc nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

vnt1.jpg

Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

vnt2.jpg

vnt3.jpg

Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch và lãnh đạo tỉnh Bình Dương dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài Liệt sĩ

vnt4.jpg

Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

vnt5.jpg

vnt6.jpg

vnt7.jpg

Lãnh đạo tỉnh thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

vnt9.jpg

Đoàn Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự Úc thắp hương tại Tượng đài Liệt sĩ

vnt10.jpg

vnt11.jpg

vnt12.jpg

Các đoàn dâng hương, dâng hoa tại Tượng đài Liệt sĩ

Sư đoàn 7 mang mật danh "Công trường 7" thành lập ngày 13/6/1966 tại Phước Long (nay là huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) là một trong những sư đoàn chủ lực đầu tiên trên chiến trường Nam bộ. Trên vùng đất Bình Dương, Sư đoàn 7 có nhiệm vụ đứng vững ở khu vực thuộc địa phận các huyện Phú Giáo, Châu Thành (nay là huyện Bắc Tân Uyên và TP.Tân Uyên) chuẩn bị mọi mặt để bước vào đợt 2. Ngày 28/4/1968, Sư đoàn được lệnh đưa lực lượng của Sư đoàn cùng các lực lượng phối thuộc của địa phương xuống vùng sâu đánh địch. Vào các ngày cuối tháng 5/1968, Sư đoàn 7 nhận mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Miền tấn công vào Căn cứ Sở Gà, Sở Hội, Đồng Tràm, Bắc TX.Thủ Dầu Một (nay thuộc xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên). Ngay sau khi ta giành được thắng lợi bước đầu, địch đã sử dụng nhiều xe tăng thiết giáp, máy bay bất ngờ phản công, do hỏa lực địch quá mạnh và bị phản công bất ngờ nên một bộ phận cán bộ, chiến sĩ của ta đã anh dũng hy sinh.

Sau 20 năm, với 9 lần tìm kiếm, đến ngày 05/4/2024, tại vị trí hố bom thứ 5, lực lượng tìm kiếm của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã đào tìm kiếm phát hiện hài cốt liệt sĩ chôn tập thể, đồng thời tiến hành quy tập được nhiều hộp xương sọ, nhiều xương ống, xương vụn, vật dụng gồm: 20 bình tông, 35 chiếc dép cao su và nhiều di vật liệt sĩ.

Căn cứ vào nguồn thông tin của một số nhân chứng, trong đó có một số cựu binh Úc và Ban liên lạc Hội Cựu chiến sĩ Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 cung cấp thì những hài cốt trên là những liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại trận đánh Bàu Hang của Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc vào tháng 5/1968 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

letruydieu2.jpg

Các đại biểu kính cẩn nghiêng mình dành một phút mặc niệm, khấn nguyện cho các liệt sĩ mãi mãi yên giấc ngàn thu

Trong giờ phút thiêng liêng, trang trọng, các đại biểu kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các anh hùng liệt sĩ, thành kính dâng hương với tất cả sự tri ân, lòng biết ơn vô hạn. 

letruydieu1.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đọc điếu văn tại buổi lễ

Đọc điếu văn tại Lễ truy điệu, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: "56 năm đã trôi qua kể từ ngày ấy, hơn một nửa thế kỷ thân xác các anh hùng nằm trong lòng đất mẹ. Liệt sĩ được khai quật chỉ còn lại là những mảnh xương, hộp sọ và những kỷ vật nằm rải rác. Hành trang của các anh ngày trở về chỉ là những chiếc dép cao su, những chiếc bình tông, hộp quẹt, xẻng bộ binh, chiếc bút máy và những mảnh nilon, mảnh dù không còn nguyên vẹn do thời gian; những kỷ vật ấy đã theo các anh đến tận cùng của cuộc chiến vệ quốc vĩ đại này. Tất cả sẽ là vô giá, và Bàu Hang (nay là ấp Chòi Dúng) nơi các anh ngã xuống đã trở thành vùng đất giàu truyền thống cách mạng của tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung.

Sự hy sinh của các chiến sĩ đã tô đậm thêm trang sử vàng của dân tộc Việt Nam và trận đánh ác liệt những ngày cuối tháng 5 năm Mậu Thân 1968 sẽ mãi mãi đi vào lòng nhân dân; các anh - những chiến sĩ Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc ngày ấy sẽ luôn là huyền thoại anh hùng ca của Tổ quốc.

Cùng với toàn Đảng, toàn quân và đồng bào cả nước, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Bình Dương kính cẩn nghiêng mình đón các anh hùng liệt sĩ về an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh trong tình cảm yêu thương vô hạn của đồng chí, đồng bào. Xin thành tâm gửi lời tri ân sâu sắc đến thân nhân các liệt sĩ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và hiến dâng cho Tổ quốc những người con ưu tú.

Những thế hệ hôm nay và mai sau xin nguyện sẽ tiếp tục sống xứng đáng và có trách nhiệm hơn nữa trước sự hy sinh cao cả của các đồng chí. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương sẽ ra sức phấn đấu cùng với nhân dân cả nước xây dựng Tổ quốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và quyết tâm xây dựng tỉnh Bình Dương sớm trở thành một đô thị văn minh, giàu đẹp để đền đáp sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ.

Sau Lễ truy điệu, lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tỉnh Bình Dương đã thực hiện nghi thức an táng hài cốt liệt sĩ và thắp hương trước các phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.​

Dưới đây là một số hình ảnh tại Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ:

letruydieu3.jpg

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ thuộc Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc hy sinh tháng 5/1968 tại ấp Chòi Dúng, xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên

letruydieu4.jpg

Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chuẩn bị thực hiện nghi thức di quan các hài cốt liệt sĩ

letruydieu5.jpg

letruydieu17.jpg

Các đại biểu và gia đình liệt sĩ thực hiện nghi thức di quan

letruydieu6.jpg

letruydieu7.jpg

Các cán bộ chiến sĩ thực hiện nghi thức hạ huyệt

letruydieu8.jpg

letruydieu9.jpg

letruydieu10.jpg

letruydieu11.jpg

letruydieu18.jpg

Đại biểu rải hoa, đất an táng các hài cốt các liệt sĩ

letruydieu12.jpg

Người thân các liệt sĩ rải hoa, đất an táng hài cốt liệt sĩ

letruydieu13.jpg

Ngài Andrew Goledzinowski - Đại sứ Úc tại Việt Nam thắp hương tại phần mộ các liệt sĩ

letruydieu14.jpg

letruydieu15.jpg

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thắp hương tại các phần mộ liệt sĩ

letruydieu16.jpg

Các cựu chiến binh thắp hương tại phần mộ các đồng chí, đồng đội của mình

4/26/2024 12:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhPhóng sự ảnhXem chi tiếtlễ viếng nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ496-binh-duong-to-chuc-trong-the-le-truy-dieu-va-an-tang-cac-hai-cot-liet-siTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Triệu tập thí sinh dự thi vòng 2 Kỳ thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2021Triệu tập thí sinh dự thi vòng 2 Kỳ thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2021

​TTĐT - ​Hội đồng thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2021 thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 Kỳ thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2021.

Theo đó, triệu tập 75 thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 (khối Nhà nước) Kỳ thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2021.

Thời gian thi: ngày 26 - 27/3/2022. Cụ thể, thi viết 01 buổi vào ngày 26/3/2022; đúng 07h30 các thí sinh có mặt tại phòng thi, phổ biến quy chế, nội quy kỳ thi; đúng 8h00 các thí sinh bắt đầu làm bài thi viết theo danh sách đã được phân chia theo lĩnh vực. Thi phỏng vấn vào ngày 27/3/2022; đúng 07h30 bắt đầu buổi phỏng vấn buổi sáng; đúng 13h00 bắt đầu buổi phỏng vấn buổi chiều.

Địa điểm thi: Trường Chính trị tỉnh Bình Dương.

Đề nghị thí sinh thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 và nội quy kỳ thi của Hội đồng thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2021. Thí sinh xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc một trong các loại giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có dán ảnh để giám thị đối chiếu trước khi vào phòng thi. Thí sinh không được mang điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính và các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng thông tin khác vào phòng thi.

Danh sách​ 75 thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2.

3/21/2022 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtthông báo triệu tập, thí sinh, dự thi vòng 2, kỳ thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2021508-trieu-tap-thi-sinh-du-thi-vong-2-ky-thi-tuyen-cong-chuc-tinh-binh-duong-nam-202False121000
0.00
121,000
0.00
False
4.333333
3
Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 sẽ tạo thêm lực đẩy cho phát triển đô thị Bình DươngNâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 sẽ tạo thêm lực đẩy cho phát triển đô thị Bình Dương

​TTĐT - Ngày 26/4/2022, Bình Dương sẽ khởi công nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, đoạn từ giáp ranh TP.Hồ Chí Minh đến TP.Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) từ 06 làn xe lên 08 làn xe nhằm khắc phục điểm nghẽn về giao thông trên đoạn đường này, mở ra diện mạo mới, cơ hội mới để Bình Dương tăng cường kết nối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đốc thúc sớm triển khai dự án

Quốc lộ 13 không chỉ đóng vai trò là trục giao thông "xương sống" của hệ thống giao thông tỉnh Bình Dương mà còn là tuyến đường huyết mạch nối TP.Hồ Chí Minh đi Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên. Dự án đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 62km đầu tư theo hình thức BOT được đưa vào sử dụng nhiều năm nay đã đem lại hiệu quả tích cực, góp phần đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp, đô thị của tỉnh Bình Dương, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 

Lãnh đạo tỉnh khảo sát tuyến Quốc lộ 13 đoạn qua tỉnh Bình Dương

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Becamex IDC cho biết, thời gian qua, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh được đầu tư đồng bộ, kịp thời, phát huy được vai trò tiên phong "đi trước mở đường" góp phần tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, công nghiệp đô thị, tăng dân số cơ học, gia tăng lưu lượng, nhất là các phương tiện có tải trọng lớn và lưu lượng giao thông quá cảnh từ các tỉnh, thành trong khu vực… đã ngày càng tạo áp lực cho hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến đường phía Nam của tỉnh. Khảo sát của ngành chức năng, lưu lượng giao thông hàng ngày trên tuyến đường Quốc lộ 13 hiện tại là 28.000 xe. Số lượng này lớn hơn rất nhiều so với lưu lượng thiết kế ở thời điểm cuối năm khai thác (năm 2015) là 25.283 xe/ngày đêm. Do đó, việc cải tạo, mở rộng Quốc lộ 13 và các nút giao thông trên tuyến là rất cần thiết không chỉ giải tỏa áp lực giao thông tuyến đường này mà tạo thêm lực đẩy cho phát triển đô thị Bình Dương.

Xác định được tầm quan trọng của việc nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, ngay sau dịp Tết Nguyên đán, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã khẩn trương đi khảo sát thực tế tiến độ dự án mở rộng Quốc lộ 13, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung hoàn thiện các thủ tục, đồng thời nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để khởi công theo đúng kế hoạch đề ra. Đầu tháng 4/2022, Bình Dương đã ký hợp đồng BOT đối với Dự án mở rộng Quốc lộ 13.

Mở rộng từ 06 làn xe lên 08 làn xe

Năm 2021, HĐND tỉnh Bình Dương đã ban hành Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự kiến phần bổ sung là 1.367 tỷ đồng. Chi phí giải phóng mặt bằng được thực hiện ở dự án sử dụng ngân sách tỉnh, không tính vào tổng mức đầu tư.

Quy mô bổ sung: Cải tạo, mở rộng Quốc lộ 13 từ cổng chào Vĩnh Phú (Km1+315) đến điểm giao với đường Lê Hồng Phong (Km15+018,28) mở rộng về bên phải 02 làn xe (sau khi mở rộng là 08 làn xe), đầu tư vỉa hè, cây xanh thoát nước đồng bộ; đầu tư cầu vượt qua các giao lộ ngã tư Bình Hòa và Hữu Nghị, quy mô 04 làn xe, các nút giao khác nghiên cứu mở rộng để tăng khả năng thông hành; đầu tư hệ thống thoát nước dọc kết hợp chiếu sáng hai bên đường đoạn từ Bến Cát đến Bàu Bàng (cầu Tham Rớt), gồm các đoạn: Cải tạo mở rộng từ cổng chào Vĩnh Phú đến cầu Ông Bố; cải tạo mở rộng đoạn từ cầu Ông Bố đến nút giao Hữu Nghị (bao gồm cầu vượt qua các giao lộ ngã tư Bình Hòa và Hữu Nghị); cải tạo mở rộng đoạn từ nút Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong; cầu vượt ngã tư Hòa Lân; hệ thống thoát nước; hệ thống chiếu sáng, cấp nguồn chiếu sáng; bổ sung nút giao thông Phước Kiến và đoạn từ nút Hữu Nghị đến nút Tự Do.

 

Quốc lộ 13 đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú đến giao lộ Lê Hồng Phong, TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) dài 12,7km sẽ mở rộng thêm 02 làn xe

Như vậy, Dự án mở rộng Quốc lộ 13 đoạn từ Vĩnh Phú đến giao lộ Lê Hồng Phong dài 12,7km, sẽ mở rộng thêm 02 làn xe rộng từ 12 đến 18m, nâng tổng số làn xe lên 08 làn, bề mặt đường rộng từ 39,5 đến 40,5m. Trên tuyến Quốc lộ 13, cầu vượt qua nút giao thông Hữu Nghị - ngã tư Bình Hòa có quy mô dài 880m rộng 17m; cầu vượt qua nút giao thông Hòa Lân dài 646m, rộng 17m; cầu Tân Phú được mở rộng thêm một đơn nguyên hướng từ TP.Hồ Chí Minh đi TP.Thủ Dầu Một, nâng tổng chiều rộng cầu lên 40,5m; hầm chui Ngã tư Chợ Đình có quy mô 02 làn xe, từ đường Yersin qua đường Phú Lợi, chiều dài hầm 450m; dự án hầm chui Ngã năm Phước Kiến có quy mô dự kiến 04 làn xe, từ đường Huỳnh Văn Cù qua đường Phạm Ngọc Thạch, chiều dài hầm 450m.

Để phát huy tối đa lợi thế của trục đường Quốc lộ 13, nhiều dự án giao thông khác cũng sẽ được triển khai liên thông với tuyến đường này để tạo ra một hành lang vận chuyển thông thoáng. Trong đó, có dự án quan trọng là đường Vành đai 3 được nối giao với đoạn Quốc lộ 13 đầu tiên được mở rộng (từ nút giao Đại lộ Tự Do đến đường Lê Hồng Phong). Bên cạnh đó, dự án cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (Bình Phước) dự kiến sẽ có điểm đầu tại nút giao ĐT743 với đường Mỹ Phước - Tân Vạn, điểm cuối giao với Quốc lộ 14 tại Chơn Thành và có các đoạn tuyến nối cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành với nút giao Gò Dưa (đường Vành đai 2 TP.Hồ Chí Minh).

Người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ

Triển khai dự án, hai địa phương có tuyến đường đi qua là TP.Thủ Dầu Một và TP.Thuận An phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất tiến hành kiểm kê, thẩm định để áp giá đền bù, giải phóng mặt bằng. Tuyến đường qua Thuận An từ cổng chào Vĩnh Phú đến giao lộ Lê Hồng Phong, qua kiểm đếm có 470 hộ dân và 58 tổ chức có ảnh hưởng, giải toả bởi dự án, diện tích đất dự kiến thu hồi 225.100 m2. Tuyến đường qua địa bàn TP.Thủ Dầu Một có 24 trường hợp gồm 23 hộ, 01 tổ chức/26 thửa đất) có ảnh hưởng, giải toả bởi dự án. Nhiều hộ dân đã nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng được thu hồi, mong mỏi dự án sớm được thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng trong thời gian nhanh nhất.

Ông Nguyễn Thanh Tâm – Chủ tịch UBND TP.Thuận An cho biết, qua triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho thấy, địa phương đã nhận được sự đồng thuận cao từ người dân, doanh nghiệp, một số khu vực hiện đã có thể giao cho đơn vị thi công để tiến hành khởi công xây dựng.

Ông Phạm Văn Trung – người dân khu phố Hòa Lân 1, phường Thuận Giao, TP.Thuận An chia sẻ: "Tôi rất ủng hộ chủ trương nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương. Tôi và những người dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án mong muốn tỉnh sớm triển khai dự án để tạo đà phát triển mới cho tỉnh Bình Dương; khắc phục được tình trạng ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm cũng như ngập úng tại một số điểm trên tuyến đường trong mùa mưa".

 

Tình trạng ùn tắc giao thông và ngập lụt trong mùa mưa trên tuyến Quốc lộ 13

Đánh giá tầm quan trọng của việc nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, dự án đầu tư cải tạo, mở rộng Quốc lộ 13 có ý nghĩa rất quan trọng, tiếp tục tạo ra "bộ khung kỹ thuật" để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đáp ứng hai mục tiêu lớn là giải tỏa áp lực giao thông trên tuyến và chuẩn bị cho phát triển đô thị. Dự án góp phần xây dựng Bình Dương trở thành đô thị văn minh, hiện đại của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có sức lan tỏa lớn, tác động mạnh đến các tỉnh lân cận và vùng xung quanh. Do đó, trong chiến lược phát triển của tỉnh đặc biệt chú trọng đầu tư để phát huy lợi thế của trục đường Quốc lộ 13. Dự kiến đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, có đến 17 công trình đi qua đoạn Quốc lộ này. Bên cạnh đó còn có các tuyến đường sắt đô thị số 2, 3, 5, 8; công trình trung chuyển được bố trí tại khu vực Lotte Mart và hơn 10 tuyến xe bus đô thị kết hợp xe bus nhanh… Tỉnh cũng đã quy hoạch trục Quốc lộ 13 đoạn từ trung tâm Lái Thiêu tới đường Nguyễn Văn Tiết thành đại lộ kinh tế, tài chính, dịch vụ sầm uất. 

"Phát huy thế mạnh về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 sẽ mở rộng không gian phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ tốt hơn cho các nhà đầu tư, tạo môi trường phát triển bền vững để xây dựng Bình Dương theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, một đô thị năng động của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam" – Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

4/25/2022 4:00 PMĐã ban hànhĐầu tư phát triểnBài viếtXem chi tiếtQuốc lộ 13, nâng cấp, mở rộng, Bình Dương66-nang-cap-mo-rong-quoc-lo-13-se-tao-them-luc-day-cho-phat-trien-do-thi-binh-duonTrue121000
0.40
121,000
12.00
False
1.75
12
Bình Dương: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2024Bình Dương: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2024

TTĐT - Sáng 07-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết đầu tư công năm 2023, triển khai thực hiện kế hoạch năm 2024.

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố.

Giải ngân đạt kết quả tích cực

Theo báo cáo, năm 2023, vốn kế hoạch đầu tư công của tỉnh là 21.817 tỷ 939 triệu đồng, cao hơn 2,5 lần vốn đầu tư công năm 2022. Giá trị giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 đến ngày 31/01/2024 là 18.787 tỷ 831 triệu đồng, gấp hơn 2,4 lần giá trị giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022, đạt 86,1% kế hoạch vốn tỉnh giao và đạt 154,2% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao. Đây là kết quả rất khả quan và là điểm sáng trong năm 2023. Một số cơ quan, đơn vị có kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 nổi bật như: Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, TP.Thủ Dầu Một, huyện Dầu Tiếng, TX.Bến Cát, huyện Phú Giáo, Bàu Bàng.


Toàn cảnh hội nghị

Ông Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cho biết, kết quả đạt được trong công tác đầu tư công năm 2023 là nhờ vào sự chỉ đạo hết sức kịp thời và linh hoạt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Bên cạnh đó còn có sự nỗ lực, quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, các đơn vị chủ đầu tư.

 

Ông Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo kết quả công tác đầu tư công trên địa bàn tỉnh

Chia sẻ về kết quả đầu tư công của TP.Tân Uyên, ông Đoàn Hồng Tươi – Chủ tịch UBND thành phố cho biết, trong năm 2023, TP.Tân Uyên được giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư công 488.274 triệu đồng, đến ngày 31/01/2024, tổng giá trị giải ngân là 467.988 triệu đồng, đạt 95,8% kế hoạch. Để đạt được kết quả tích cực trên, thành phố đã tập trung triển khai có hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 17 công trình. Ban hành chiến dịch đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn. Định kỳ 02 tuần, UBND thành phố tổ chức họp giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm được thành phố thực hiện nghiêm theo quy định; thường xuyên chỉ đạo, điều hành đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm các dự án lớn, trọng điểm của thành phố.


Ông Trần Hùng Việt - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh phát biểu tham luận tại hội nghị

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh được UBND tỉnh giao để thực hiện đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình trọng điểm mang tính chất kết nối, xử lý các nút giao thuộc hệ thống các tuyến đường giao thông theo quy hoạch của tỉnh và khu vực. Chia sẻ kết quả đạt được trong năm qua, ông Trần Hùng Việt - Giám đốc Ban Quản lý cho biết, năm 2023, Ban đã giải ngân đạt trên 90% kế hoạch được giao. Để đạt được kết quả như trên ngoài tinh thần đoàn kết, nỗ lực của tập thể Ban chính là sự quan tâm chỉ đạo từ UBND tỉnh, sự ủng hộ, phối hợp của các sở, ban, ngành, địa phương nơi có dự án đi qua, triển khai đồng bộ kịp thời các bước từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng; lựa chọn các đơn vị tư vấn, nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia vào dự án; quản lý nguồn vốn được giao có hiệu quả, không gây thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước, phối hợp tốt cùng các đoàn thanh, kiểm tra trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư công

Năm 2024, tỉnh xác định là năm tăng tốc xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, là năm thứ 4 của kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 và bắt đầu xây dựng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2026-2030. Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch được giao.

Do đó, ngay trong những ngày đầu năm, các cơ quan, đơn vị tập trung cao độ và huy động tối đa nguồn lực cho công tác đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và nội dung cam kết đã ký với UBND tỉnh. Thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp thu ngân sách, nỗ lực tiết kiệm chi thường xuyên để đảm bảo nguồn vốn đầu tư công theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Các đơn vị chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án nâng cao năng lực tổ chức thực hiện dự án, chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai, tiến độ giải ngân cho từng dự án, phân công trách nhiệm cụ thể cho cá nhân, tổ chức có liên quan. Nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu, đảm bảo công khai, chặt chẽ và minh bạch, lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm, năng lực, uy tín, phù hợp với đặc thù của từng dự án.

 

Bà Trần Thị Minh Hạnh - Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh phát biểu tham luận tại hội nghị

Tham luận về giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, bà Trần Thị Minh Hạnh - Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh cho rằng, UBND tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành có liên quan rà soát, tổng hợp các quy định vướng mắc, bất cập về đầu tư công để tham mưu UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan nhằm hoàn thiện pháp lý, khắc phục các bất cập, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đầu tư công. Tiếp tục duy trì và phát huy các tổ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư công, nhất là trong công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư; chỉ đạo củng cố, kiện toàn đối với tổ chức làm công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, nâng cao tính chuyên nghiệp và quan tâm chính sách đãi ngộ để đội ngũ thực hiện công tác bồi thường an tâm công tác, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định pháp luật về bố trí tái định cư; không để xảy ra tình trạng thực hiện bồi thường trước thời gian sau mới bố trí tái định cư, vừa không đúng quy định và người dân không đồng tình; chuẩn bị các khu tái định cư để phục vụ công tác bố trí tái định cư khi thu hồi đất, bồi thường theo đúng quy định; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, địa phương rà soát lại các trường hợp thu hồi đất mà chưa thực hiện cấp đất tái định cư trên địa bàn để khẩn trương thực hiện các thủ tục cấp đất tái định cư, tính tiền sử dụng đất theo đúng hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai.

 

Ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch UBD TP.Thuận An phát biểu tại hội nghị

Ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch UBND TP.Thuận An chia sẻ, trong năm 2024, thành phố sẽ thực hiện nghiêm các quy trình, quy định của Luật Đầu tư công; rà soát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, bố trí danh mục các dự án, công trình cho phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn, tiến độ triển khai và công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư; nâng cao hiệu quả công tác giám sát, đánh giá đầu tư.

Năm 2024 có nhiều thay đổi trong lĩnh vực đầu tư, nhất là Luật Đấu thầu đã có hiệu lực. Tuy đã có Nghị định hướng dẫn nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn do tính chất phức tạp, chưa có sự đồng bộ trong thực hiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai các dự án và công tác giải ngân vốn đầu tư công. Do đó để nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể tham gia dự án, ông Trần Hùng Việt - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh kiến nghị các đơn vị cần triển khai nghiêm túc các quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu để nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chất lượng các dự án xây dựng công trình giao thông; nâng cao chất lượng công tác thiết kế và thi công, quản lý chất lượng, tiến độ khắc phục những tình trạng thi công chậm tiến độ, chậm bàn giao mặt bằng... Đồng thời, tăng cường phản biện xã hội, giám sát cộng đồng các dự án trọng điểm. Đặc biệt, kiên quyết xử lý các đơn vị tham gia tại các dự án giao thông do Ban phụ trách chậm trễ trong việc thi công, góp phần từng bước lập lại kỷ cương - chất lượng - tiến độ trong xây dựng công trình giao thông.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 trên địa bàn tỉnh, nhất là các đơn vị, địa phương đã nỗ lực triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh. Để công tác đầu tư công năm 2024 đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương tập trung xử lý các vướng mắc trong công tác bố trí tái định cư của các dự án; đẩy nhanh công tác giải tỏa đền bù, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công dự án. Có phương án huy động tất cả các nguồn lực để thực hiện tốt nhất công tác đầu tư công; bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án trọng điểm của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư công; tăng cường cơ chế phân cấp, phân quyền về đầu tư công để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Các địa phương quyết liệt chỉ đạo, kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc để tham mưu giải pháp tháo gỡ, tạo thuận lợi cho việc giải ngân vốn đầu tư công. Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, cần làm tốt việc thẩm định các dự án để đạt hiệu quả khi triển khai thực hiện. Tăng cường công tác xã hội hoá trong công tác đầu tư công một số công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời yêu cầu các đơn vị tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi công các dự án trọng điểm để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng như: Dự án Bệnh viện 1.500 giường, Chiến khu D và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng.

Tại hội nghị, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 07 tập thể, 11 cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào thi đua đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh.



UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào thi đua đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh


3/7/2024 9:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài thời sự, kýXem chi tiếtđầu tư công, công trình, trọng điểm, Bình Dương949-binh-duong-tang-toc-giai-ngan-von-dau-tu-cong-trong-nam-202True121000
9.00
121,000
6.00
0
False
Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 10 tại Bình Dương: Trao quyền cho phái đẹpNgày Quốc tế Yoga lần thứ 10 tại Bình Dương: Trao quyền cho phái đẹp

TTĐT - ​Sáng 16-6, tại Sân bóng đá SORA Gardens Links, TP. Thủ Dầu Một đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 10, năm 2024 với chủ đề "Yoga - Trao quyền cho phái đẹp".

Tham dự có ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh; bà Ngô Thị Mười Phương - Trưởng Ban Kiểm tra Liên đoàn Yoga Việt Nam; bà Trương Thị Bích Hạnh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBN​D tỉnh; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch  Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương.


 

Đại biểu tham dự Lễ khai mạc Ngày Quốc tế Yoga ​năm 2024


Yoga là bộ môn luyện tập thể chất, tinh thần và tâm linh, ra đời cách đây hơn 5.000 năm ở Ấn Độ. Năm 2015, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/6 hàng năm là Ngày Quốc tế Yoga.

Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 10, năm 2024 tại tỉnh Bình Dương với chủ đề "Yoga - Trao quyền cho phái đẹp" thu hút hơn 1.000 người là trưởng đoàn, huấn luyện viên, hội viên đến từ 39 Trung tâm, Câu lạc bộ (CLB) Yoga trên địa bàn tỉnh.

Ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, những năm gần đây, bộ môn Yoga ngày càng được người Việt Nam yêu thích và số người tham gia bộ môn này ngày càng tăng. Năm nay, có 26 tỉnh, thành trên lãnh thổ Việt Nam đã tổ chức Ngày hội Yoga.

 

Ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi lễ


Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ, bên cạnh các sự kiện: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Ấn Độ Hoarasis, Ngày hội Văn hóa hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ, sự kiện Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 10, năm 2024 tại Bình Dương là một trong những hoạt động thiết thực, góp phần tăng cường, vun đắp mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Ấn Độ nói chung. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả chiến lược ngoại giao văn hóa của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân trong tỉnh hiểu biết thêm về văn hóa các nước trên thế giới. Ông mong muốn sự kiện Ngày Quốc tế Yoga tiếp tục được tổ chức thường niên, góp phần làm phong phú thêm các hoạt động văn hóa, thể thao của địa phương, đồng thời quảng bá đến bạn bè quốc tế về một Bình Dương phát triển năng động, nghĩa tình.


Ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Lễ khai mạc Ngày Quốc tế Yoga ​



Trao thư tri ân và biểu trưng cho các đơn vị đồng hành cùng Ngày Quốc tế Yoga ​


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà tặng Cờ lưu niệm cho các Trung tâm, CLB Yoga tham gia Ngày Quốc tế Yoga​

Tại buổi lễ, các đại biểu đã tiến hành nghi thức thắp đèn truyền thống, với ý nghĩa truyền tải nguồn năng lượng tích cực và khát vọng khai sáng của con người.


Đại biểu tiến hành nghi thức thắp đèn truyền thống


Ngoài ra, còn có phần hướng dẫn thực hành giao thức Yoga cơ bản của các huấn luyện viên Yoga cho hơn 1.000 người tập Yoga đến từ các Trung tâm, CLB Yoga trên địa bàn tỉnh Bình Dương và màn đồng diễn Yoga trên nền nhạc do các Huấn luyện viên và hội viên thực hiện.

 

Bà Phạm Thị Hạnh (giữa) - Huấn luyện viên Yoga, Tổ chức The Art of Living cùng các huấn luyện viên hướng dẫn cho các đại biểu và người tham gia thực hành giao thức Yoga cơ bản


 

Người tập Yoga đến từ các Trung tâm, CLB Yoga trên địa bàn tỉnh thực hiện bài hướng dẫn


6/16/2024 2:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết315-ngay-quoc-te-yoga-lan-thu-10-tai-binh-duong-trao-quyen-cho-phai-deTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
1 - 30Next