Tin tức sự kiện
 

TTĐT - Chiều 03-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Tổ trưởng Tổ chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về "Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (gọi tắt là Nghị quyết 18) đã chủ trì họp Phiên thứ nhất để xem xét cho ý kiến vào một số nội dung theo chương trình đã đề ra. 

 
 

TTĐT - ​Sáng 03-12, tại TP. Thủ Dầu Một, Cục Thuế tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị mở thưởng Chương trình "Hóa đơn may mắn" quý IV năm 2023 và quý I, II, III năm 2024.

 
 

​TTĐT - ​Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1944 - 22/12/2024), sáng 03-12, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã đi thăm hỏi, tặng quà các đồng chí nguyên lãnh đạo, tướng lĩnh lực lượng vũ trang tỉnh.

 ​

 
 

​TTĐT - Sáng 03-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 78.​

 
 

TTĐT - ​Chiều 02-12, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng Đông Nam bộ chủ trì Hội nghị lần thứ 5 c​ủa Hội đồng, với chủ đề: Tăng trưởng kinh tế "2 con số" vùng Đông Nam bộ năm 2025: "Thách thức, cơ hội và giải pháp".

 
 

​TTĐT - Chiều 02-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình Kỳ họp thứ 19 (thường lệ cuối năm 2024) - HĐND tỉnh khóa X. Bà Nguyễn Thị Thanh Mai - Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.

 
 

TTĐT - ​Chiều 01-12, Bộ Quốc phòng tổ chức khai mạc diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7 năm 2024. Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu khai mạc diễn tập.

 
 

TTĐT - ​Sáng 01-12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị. ​

 
 

TTĐT - ​​Chiều 30-11, tại Sân vận động TP.Dĩ An đã diễn ra trận chung kết và Lễ bế mạc Giải Vô địch Bóng đá tỉnh Bình Dương năm 2024 - Cúp Hưng Thịnh.

 
 

TTĐT - Sáng 30-11, tại Trường Đại học Việt Đức (TP.Bến Cát), ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác chính quyền bang Hessen, Cộng hoà Liên bang Đức do ông Boris Rhein - Thủ hiến bang Hessen làm Trưởng đoàn.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Trường Đại học Quốc tế Miền Đông đạt chứng nhận kiểm định chất lượng 05 chương trình đào tạoTrường Đại học Quốc tế Miền Đông đạt chứng nhận kiểm định chất lượng 05 chương trình đào tạo

TTĐT - ​Sáng 16-6, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) tổ chức Lễ công bố quyết định và trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng 05 chương trình đào tạo; công bố quyết định công nhận Chủ tịch Danh dự Hội đồng Trường. 

​Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam - Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ĐHQG-TPHCM) cùng đại diện Tổng công ty Becamex IDC, các doanh nghiệp đối tác chiến lược và các cán bộ, giảng viên, chuyên viên EIU.

Với mục tiêu không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tháng 01/2023, EIU được Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG-TPHCM thực hiện chương trình khảo sát chính thức kiểm định chất lượng 05 chương trình đào tạo trình độ đại học, bao gồm các ngành: Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá, Kỹ thuật phần mềm, Quản trị kinh doanh, Điều dưỡng. 

Trải qua thời gian kiểm định, hoàn tất quy trình đánh giá, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG-TPHCM chính thức công bố quyết định và trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cấp chương trình đào tạo đến EIU.

CNEIU.jpg

CNEIU 1.jpg

PGS.TS Lê Ngọc Quỳnh Lam - Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG-TPHCM trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cho các chương trình đào tạo tại EIU​

PGS.TS Lê Ngọc Quỳnh Lam - Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG-TPHCM cho biết, dựa trên kết quả đánh giá của Đoàn Đánh giá ngoài và nghị quyết của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục, trong 05 năm qua các chương trình đào tạo của 05 ngành được kiểm định của EIU có nhiều điểm mạnh nổi bật như mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phương pháp dạy học tạo nhiều cơ hội cho người học tham gia tích cực vào quá trình học tập nhằm trở thành nguồn nhân lực sẵn sàng để làm việc và đáp ứng tốt nhu cầu của nhà sử dụng lao động. Đoàn cũng đánh giá cao về sự đầu tư nguồn lực, tập trung được đội ngũ giảng viên và nhân viên có trình độ cao, năng lực và tâm huyết cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, môi trường cảnh quan sư phạm khang trang, hiện đại thuận lợi cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu. 

CNEIU 3.jpg

PGS.TS Lê Ngọc Quỳnh Lam - Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG-TPHCM phát biểu tại buổi lễ

Bà nhấn mạnh, chứng nhận kiểm định chất lượng cấp chương trình đào tạo là cơ sở để các đơn vị, đặc biệt là các khoa trực thuộc EIU triển khai công tác bảo đảm chất lượng chươngtrình đào tạo theo như kế hoạch chiến lược của Trường trong giai đoạn 2021-2025 hướng đến mục tiêu đảm bảo chất lượng giáo dục trong tương lai. Đây cũng là minh chứng cho quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của Nhà trường nhằm cải tiến chương trình đào tạo, cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung, nhằm thực hiện sứ mệnh nâng tầm tri thức - phục vụ cộng đồng của Trường.

CNEIU 2.jpg

PGS.TS Lê Ngọc Quỳnh Lam cùng lãnh đạo Nhà trường chụp ảnh kỷ niệm cùng đại diện các khoa, ngành được trao giấy chứng nhận

Dịp này, EIU đã công bố Quyết định công nhận thành viên Hội đồng trường. Theo đó, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Chủ tịch danh dự Hội đồng Trường nhiệm kỳ 2020 - 2025. 

CNEIU 5.jpg

Đại diện Tổng Công ty Becamex IDC và EIU tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Chủ tịch danh dự Hội đồng Trường nhiệm kỳ 2020 – 2025

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà nhấn mạnh vai trò của EIUtrong việc cung cấp đội ngũ nhân lực chất lượng cao phục vụ đề án xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương, Vùng đổi mới sáng tạo. Đồng thời, Trường cũng là điểm sáng trong việc xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo với nhiều mô hình hoạt động mới, được đầu tư bài bản. Qua đó, góp phần khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghiệp 4.0 vào sản xuất kinh doanh; phù hợp với định hướng lớn trong chiến lược phát triển của tỉnh Bình Dương. 

CNEIU 4.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà phát biểu tại buổi lễ

Với tư cách là Chủ tịch danh dự của Hội đồng Trường, ông sẽ đồng hành với tập thể lãnh đạo trường, tập thể thầy và trò trong sự nghiệp phát triển EIU, đóng góp vào sự phát triển của giáo dục - đào tạo tỉnh Bình Dương và đất nước nói chung.

CNEIU 6.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

6/16/2023 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrường, Đại học, Quốc tế, Miền Đông, chứng nhận, kiểm định, chất lượng, 05, Chương trình, đào tạo953-truong-dai-hoc-quoc-te-mien-dong-dat-chung-nhan-kiem-dinh-chat-luong-05-chuong-trinh-dao-taTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.875
4
Đảng bộ Quân sự tỉnh: Lãnh đạo hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025 Đảng bộ Quân sự tỉnh: Lãnh đạo hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025

TTĐT - ​​Sáng 26-6, tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ 2020-2025 và ra Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. 

​Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh; Thiếu tướng Đặng Văn Lẫm – Phó Tư lệnh Quân khu 7.

Theo báo cáo của Đảng ủy Quân sự tỉnh, trong nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ Quân sự tỉnh đã lãnh đạo hoàn thành và vượt 24/31 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Trong đó, nổi bật là thực hiện tốt chức năng tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng; đồng thời nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu, phối hợp xử lý có hiệu quả các tình huống, nhất là phòng, chống dịch bệnh Covid-19, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, khu vực phòng thủ vững chắc. 

soketbochihuy.JPG

Toàn cảnh hội nghị

Công tác huấn luyện, diễn tập từng bước được nâng lên. Nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật, cải cách hành chính quân sự có sự tiến bộ. Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ không ngừng được cải thiện; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức Đảng chuyển biến rõ rệt. Chất lượng đội ngũ đảng viên được nâng lên, nhất là trong lực lượng dân quân dự bị, dự bị động viên. 

Bên cạnh đó, Đảng ủy Quân sự tỉnh phối hợp thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, các cuộc vận động, các phong trào và công tác chính sách quân đội, hậu phương quân đội... góp phần xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, củng cố thế trận lòng dân vững chắc. 

soketbch 2.jpg

soketbch 1.jpg

Đại biểu tham dự và phát biểu tại hội nghị

 Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi biểu dương những th​ành tích mà Đảng bộ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong tỉnh đã nỗ lực đạt được trong thời gian vừa qua. 

Đồng thời nhấn mạnh một số nội dung cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trước mắt cũng như đến hết nhiệm kỳ. Cụ thể, tập trung xây dựng Đảng bộ Quân sự tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ; quán triệt, cụ thể hóa và triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận, quy định của Trung ương, Quân ủy Trung ương, cấp ủy cấp trên về công tác xây dựng Đảng. 

Cùng với đó, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và các quy chế, quy định lãnh đạo của cấp ủy; thực hiện tốt công tác cán bộ, tập trung đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, bản lĩnh cách mạng. Tiếp tục đổi mới phong cách lãnh đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp, bám sát thực tiễn, sâu sát cơ sở; đột phá, nâng cao chất lượng công tác quốc phòng địa phương. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc. Quan tâm bố trí nguồn lực thỏa đáng để đầu tư cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng một cách thực chất; xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân và xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân bảo vệ vững chắc tỉnh nhà trong mọi tình huống.

soketbch 3.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại hội nghị

Tiếp tục xây dựng, củng cố, nhân rộng các mô hình quân sự địa phương, dân quân tự vệ đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua, như mô hình Trung đội dân quân thường trực phối hợp giữ gìn an ninh, trật tự trong khu công nghiệp… Luôn bảo đảm đầy đủ lực lượng, phương án sẵn sàng chiến đấu; duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu ở các cấp; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống ngay từ cơ sở. 

Thực hiện tốt công tác bảo đảm hậu cần, nhất là thực hiện hiệu quả các đề án, mô hình tăng gia sản xuất góp phần ngày càng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ. Quản lý, sử dụng tài chính đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm, nhất là trong đầu tư, đấu thầu, mua sắm trang bị.

Lực lượng Quân sự các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận một cách đồng bộ, toàn diện, thực chất, có chiều sâu, hướng mạnh về cơ sở và phù hợp với tình hình thực tiễn. Đặc biệt, cầntích cực tuyên truyền, vận động và trực tiếp tham gia hướng dẫn, hỗ trợ người dân chuyển đổi số, xây dựng Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh, góp phần xây dựng Bình Dương ngày càng phát triển bền vững.

6/26/2023 10:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtĐảng bộ, Quân sự, lãnh đạo, hoàn thành, vượt, chỉ tiêu, Nghị quyết, Đại hội, nhiệm kỳ, 2020-2025731-dang-bo-quan-su-tinh-lanh-dao-hoan-thanh-va-vuot-nhieu-chi-tieu-nghi-quyet-dai-hoi-nhiem-ky-2020-2025True
0.00
0
0.00
False
Cử tri kiến nghị nhiều vấn đề trước Kỳ họp thứ 19 - HĐND tỉnh khóa XCử tri kiến nghị nhiều vấn đề trước Kỳ họp thứ 19 - HĐND tỉnh khóa X

TTĐT - ​Sáng 09-12, tại Kỳ họp thứ 19 - HĐND tỉnh khóa X, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Văn Dành đã thông báo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến trước Kỳ họp.

​​Từ ngày 01/11 đến 08/11/2024, Thường trực HĐND tỉnh đã phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức cho đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Kết quả đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại 80 điểm với 8.677cử tri tham dự; có 541 cử tri tham gia phát biểu với 806 ý kiến.

Tiếp tục đầu tư nâng cấp các tuyến đường

Cử tri khu phố Đông An, phường Tân Đông Hiệp kiến nghị ngành chức năng duy tu, sửa chữa tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn (đoạn qua TP.Dĩ An, TP.Thuận An) vì hiện nay tuyến đường này bị xuống cấp, hư hỏng nhất là tại các giao lộ mặt đường hư, gồ ghề gây khó khăn cho việc lưu thông và nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Cử tri Trần Thị Ngọc Anh (phường Lái Thiêu, TP.Thuận An) phản ánh việc phân luồng giao thông khu vực Trạm thu phí Mũi Tàu Lái Thiêu không hợp lý, gây ùn tắc giao thông và nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đề nghị ngành chức năng có giải pháp xử lý, khắc phục tình trạng nêu trên nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Đồng thời sửa chữa nâng cấp đoạn đường vòng dưới cầu Vĩnh Bình vì hiện nay đoạn đường này đã bị hư hỏng, xuống cấp gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

hdnd19txct.jpg

Cử tri phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một trình bày kiến nghị tại buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 19 - HĐND tỉnh khóa X

Đường ĐT747a (đoạn từ UBND phường Uyên Hưng đến gần Trung tâm y tế TP.Tân Uyên) thường xuyên bị ngập khi mưa lớn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Cử tri Nguyễn Minh Tuấn (phường Khánh Bình) kiến nghị ngành chức năng xem xét giải quyết tình trạng trên.

Cử tri phường Hòa Lợi và phường Tân Định, TP.Bến Cát kiến nghị sớm đầu tư hệ thống thoát nước trên tuyến đường ĐT741 (đoạn từ ngã tư Sở Sao đến cua Mọi nước và đoạn qua địa bàn phường Hòa Lợi) vì hiện nay tại các vị trí này không có hệ thống thoát nước dọc dẫn đến tràn nước vào nhà người dân khi trời mưa.

Cử tri cũng kiến nghị đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng trên tuyến đường ĐT741 (đoạn qua địa bàn phường Chánh Phú Hòa, TP.Bến Cát) nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Miễn học phí, thống nhất bộ sách giáo khoa

Cử tri TP.Thủ Dầu Một, TP.Tân Uyên cho rằng, Bình Dương là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao, tình hình kinh tế - xã hội phát triển qua từng năm và là một trong các tỉnh, thành phố có điều tiết về ngân sách Trung ương. Kiến nghị UBND tỉnh xem xét ban hành chính sách miễn giảm học phí cho học sinh cấp Mầm non đến THPT trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời kiến nghị ngành Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu thống nhất, đồng bộ 01 bộ sách giáo khoa trong toàn tỉnh để giảm bớt chi phí cho gia đình đầu năm học, sách năm này vẫn có thể sử dụng cho năm sau.

Trong lĩnh vực Y tế, cử tri xã An Sơn (TP.Thuận An) và xã Minh Thạnh (huyện Dầu Tiếng) tiếp tục kiến nghị về việc người dân tham gia Bảo hiểm y tế nhưng khi đi khám và điều trị bằng thẻ Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện tuyến tỉnh tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn còn diễn ra. Ngành chức năng cần xem xét giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Cử tri Nguyễn Văn Hoàng (phường Hiệp Thành) cho rằng, việc khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế hiện nay đã thực hiện chương trình chuyển đổi số, tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế vào VneID trên điện thoại thông minh, nhưng khi người dân đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương thì ưu tiên cho những bệnh nhân có thẻ bảo hiểm giấy. Kiến nghị ngành chức năng nếu đã tích hợp thẻ bảo hiểm lên hệ thống thì nên sử dụng trên hệ thống cho đồng bộ.

HDND-ANhDanhbaocao.jpg

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Văn Dành báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri

Tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng, tạo nguồn thu từ đất

Trước Kỳ họp, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tổ chức họp để thảo luận, đóng góp ý kiến đối với các nội dung trình Kỳ họp 19 - HĐND tỉnh khóa X.

Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị TP.Bến Cát, TP.Thuận An đề nghị UBND tỉnh có giải pháp thúc đẩy tăng trưởng dựa trên năng lực nội sinh, chuyển đổi số và hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế "2 con số" theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Dầu Tiếng, Bàu Bàng đề nghị UBND tỉnh cần có giải pháp quyết liệt hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới.

Thời gian qua, công tác thẩm định, phê duyệt giá đất cụ thể đối với các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh còn chậm, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công, việc xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai và thực hiện các dự án của doanh nghiệp. Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị TP.Bến Cát, TP.Thuận An, huyện Dầu Tiếng, Bàu Bàng đề nghị UBND tỉnh có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong công tác thẩm định, phê duyệt giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh.

Tổ đại biểu HĐND TP.Bến Cát kiến nghị UBND tỉnh rà soát, có phương án sớm đưa ra đấu giá các công trình trụ sở, các khu đất công, tránh gây lãng phí và tạo nguồn thu ngân sách phục vụ các công trình phát triển của địa phương.

Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị TP.Thủ Dầu Một cho rằng, hiện nay, tình trạng ùn tắc giao thông không chỉ diễn ra ở những tuyến đường, giao lộ lớn (như đường Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước - Tân Vạn) mà còn ở một số tuyến đường trong khu vực nội ô (như ngã tư đường Thích Quảng Đức, đường Phú Lợi, đường Huỳnh Văn Lũy, đường Huỳnh Văn Cù…). Do đó, đề nghị UBND tỉnh đánh giá toàn diện về thực trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh, từ đó có giải pháp giải quyết cụ thể.

Đồng thời chỉ đạo ngành chức năng có giải pháp khắc phục tình trạng ngập nước trên một số tuyến đường giao thông, nhất là ở các đô thị. Bởi vì hiện nay việc triển khai các dự án thoát nước còn chậm, một số điểm ngập diễn ra thời gian dài nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Bên cạnh đó, Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị TP.Thuận An, huyện Phú Giáo, huyện Bắc Tân Uyên đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành và tình hình thực tế tại địa phương. 

12/9/2024 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhBài thời sự, kýXem chi tiết711-cu-tri-kien-nghi-nhieu-van-de-truoc-ky-hop-thu-19-hdnd-tinh-khoa-True121000
0.00
121,000
0.00
False
Khẩn trương chuẩn bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Dương lần thứ IVKhẩn trương chuẩn bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Dương lần thứ IV

TTĐT - ​Sáng 05-11, ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì  họp nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bình Dương lần thứ IV và Hội nghị điển hình sản xuất kinh doanh giỏi, giao lưu văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao các DTTS năm 2024.​

Đại hội dự kiến diễn ra ngày 21/12/2024. Văn phòng UBND tỉnh đã có văn bản gửi các đơn vị, địa phương để lựa chọn, tổ chức cho tập thể, cá nhân báo cáo tham luận tại Đại hội, phân bổ đại biểu dự Đại hội; chọn cử vận động viên là người DTTS; triển khai tập luyện, đăng ký nội dung, số lượng các môn thi đấu tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao chào mừng Đại hội. Triển khai cho các huyện, thành phố phối hợp UBND huyện Dầu Tiếng đầu tư các gian hàng tham gia trưng bày các sản phẩm đặc thù của địa phương, dân tộc.

PH5G9A5735.jpg

Toàn cảnh cuộc họp

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thông báo nội dung thi và thể lệ Liên hoan văn hóa, thể thao chào mừng Đại hội; phối hợp với các đơn vị, địa phương chuẩn bị các nội dung tổ chức thi đấu thể thao (4 môn: cà kheo, đẩy gậy, kéo co, bóng đá), các tiết mục Đêm văn nghệ chào mừng Đại hội và văn nghệ khai mạc Đại hội.

Về công tác thi đua khen thưởng, Đại hội sẽ trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc" cho 05 cá nhân và Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho 01 tập thể, 05 cá nhân; có 15 tập thể, 20 cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; 15 tập thể, 30 cá nhân nhận Giấy khen của Chánh Văn phòng UBND tỉnh.

ch5G9A5764.jpg

ch5G9A5773.jpg

ch5G9A5769.jpg

Đại biểu thảo luận tại cuộc họp

UBND huyện Dầu Tiếng chuẩn bị khu vực tổ chức cắm trại, gian trưng bày sản phẩm, đảm bảo phục vụ chu đáo công tác tổ chức Đại hội; huy động khối đông để các lực lượng và người dân tham gia cổ vũ, tạo không khí sôi nổi cho các hoạt động và huy động khối đông phù hợp để tham gia cùng Đoàn của tỉnh đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện theo Kế hoạch.

Văn phòng UBND tỉnh tham mưu tổ chức Đoàn lãnh đạo tỉnh đi thăm, tặng quà cho gia đình chính sách là người DTTS trên địa bàn huyện Dầu Tiếng. Các huyện, thành phố tổ chức Đoàn đi thăm, tặng quà cho gia đình chính sách người DTTS tiêu biểu tại địa phương quản lý…

ch5G9A5751.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận cuộc họp

Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Lộc Hà đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo hoàn thiện kế hoạch, tích cực triển khai các phần việc đã được phân công, đảm bảo các nội dung, tiến độ thực hiện. Công tác hậu cần, phục vụ, tuyên truyền, khánh tiết, an ninh - trật tự, khen thưởng phải được chuẩn bị khẩn trương, chu đáo.

Ông đề nghị 9 huyện, thành phố tham gia đầy đủ, trưng bày sản phẩm mang đặc trưng riêng của mỗi địa phương và đặc thù các dân tộc thiểu số trên địa bàn; ngành Nông nghiệp và Công Thương cũng có những gian hàng phù hợp để trưng bày giớ​i thiệu sản phẩm tại Đại hội.

11/5/2024 2:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Dương lần thứ IV979-khan-truong-chuan-bi-dai-hoi-dai-bieu-cac-dan-toc-thieu-so-tinh-binh-duong-lan-thu-iTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản NewBí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản

​TTĐT - Sáng 12-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp Ngài Ito Naoki ​- Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đến thăm và làm việc với tỉn​h Bình Dương.

Cùng tiếp có ông Mai Hùng Dũng - Ủy v​iên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Bi thu tiep Dai su Nhat Ban-1.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi hoan nghênh Ngài Ito Naoki đến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương; đồng thời giới thiệu một số nét đặc trưng của tỉnh.​

Bí thư Tỉnh ủy cho biết, Bình Dương hiện có 29 khu công nghiệp, với diện tích 12.798 hecta (trong đó có 26 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động) và 12 cụm công nghiệp, với diện tích 815 hecta. Tỉnh đã quy hoạch, xây dựng và phát triển Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ với tổng diện tích trên 4.196 hecta, bao gồm: Các khu công nghiệp công nghệ cao, khu thương mại, dịch vụ và các khu đô thị mới, trong đó có 1.000 hecta được quy hoạ​ch xây dựng và phát triển Thành phố mới Bình Dương.

Bi thu tiep Dai su Nhat Ban-2.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi (bìa phải) tiếp Ngài Ito Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam

Lũy kế đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh có 4.377 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 42 ​tỷ đô la Mỹ. Bình Dương hiện đứng thứ 02 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sau TP. Hồ Chí Minh.

Nhật Bản hiện đứng thứ 02 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Bình Dương với 357 dự án đầu tư và tổng số vốn gần 6 tỷ đô la Mỹ; chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, mạch và chíp điện tử, lắp ráp ô tô, sắt thép, các ngành công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ thương mại...

Bí thư Tỉnh ủy cam kết, chính quyền tỉnh sẽ luôn nỗ lực đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất kinh doanh thành công tại Bình Dương. Mong muốn Ngài Đại sứ sẽ là cầu nối liên kết đưa các doanh nghiệp Nhật Bản đến Bình Dương hợp tác đầu tư, góp phần vào việc tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản.

​​Bi thu tiep Dai su Nhat Ban-3.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng quà lưu niệm cho Ngài Ito Naoki

Ngài Ito Naoki cảm ơn chính quyền tỉnh Bình Dương đã luôn quan tâm, đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các nhà đầu tư Nhật Bản trên địa bàn tỉnh. Ngài Đại sứ cam kết trong nhiệm kỳ của mình sẽ thúc đẩy, kết nối để các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp cận đầu tư vào tỉnh Bình Dương. Đồng thời tăng cường giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa và hợp tác giáo dục, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản. 

Bi thu tiep Dai su Nhat Ban-4.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

12/12/2024 4:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoại; Hoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi, Ito Naoki, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam658-bi-thu-tinh-uy-nguyen-van-loi-tiep-dai-su-dac-menh-toan-quyen-nhat-banTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.5
1
Bình Dương: Kinh tế-xã hội phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Bình Dương: Kinh tế-xã hội phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch

TTĐT - ​Đó là thông tin trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023 được ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày tại Kỳ họp thứ 8 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X.  

Thu hút hơn 3 tỷ đô la Mỹ vốn FDI

Theo báo cáo, Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 8,01% (năm 2021 tăng 3,2%);  GRDP bình quân đầu người đạt 166  triệu đồng. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế: Công nghiệp 67,1%, dịch vụ 22,8%, nông nghiệp 22,8%, thuế 7,4% (kế hoạch là 67,41% - 21,87% - 3,04% - 7,68%).​

toancanhHDND0812.jpg

Toàn cảnh kỳ họp thứ 8 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X

Sản xuất công nghiệp giữ mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,9%, (tăng 4,5% so với năm 2021).

congnghiepBD.jpg

Hoạt động sản xuất công nghiệp của một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 269.440 tỷ đồng, tăng 16,8%. Song song đó, tình hình xuất – nhập khẩu duy trì tăng ổn định trong 6 tháng đầu năm, trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt 35,7 tỷ đô la Mỹ, tăng 9%; kim ngạch nhập khẩu đạt 25,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 1%.

Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh tiếp tục được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư, sản xuất kinh doanh. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng 32,3% so với năm 2021. Trong năm 2022, tỉnh đã kịp thời tổ chức các hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 154.473 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2021. Trong đó, vốn Nhà nước 10.182 tỷ đồng, giảm 12,7%; vốn ngoài Nhà nước 82,527 tỷ đồng, tăng 15,6,%; vốn đầu tư nước ngoài 61,764 tỷ đồng, tăng 14,9%.

Đến 30/11/2022, đầu tư trong nước thu hút 96.722 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (tăng 28,1%); lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 59.484 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký là 627.000 tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài (FDI) thu hút 03 tỷ 078 triệu đô (tăng 48%); lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 4.082 dự án có vốn FDI với tổng vốn đăng ký là 39,7 tỷ đô la Mỹ.

meetorea.jpg

Ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động trên địa bàn tỉnh

Thu ngân sách ước đạt 61.940 tỷ đồng, đạt 103% dự toán HĐND tỉnh và đạt 91% so với cùng kỳ.

Tài nguyên và môi trường tiếp tục được quản lý chặt chẽ, đã có nhiều giải pháp trong tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về đất đai. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 cấp huyện và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025 được triển khai thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Công tác quy hoạch, phát triển đô thị được quan tâm đẩy mạnh. Trong đó, tập trung thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030; các phương án phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch chung các thị xã, thành phố, quy hoạch vùng cấp huyện được khẩn trương thực hiện để tích hợp vào quy hoạch tỉnh; các công trình trọng điểm của quốc gia của tỉnh được tập trung triển khai thực hiện.

ChutichMinh0812.jpg

Ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2022 ​tại Kỳ họp

Tỉnh tiếp tục triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm. Thực hiện phân luồng giao thông theo giờ, theo tuyến trên một số tuyến đường; kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; đôn đốc thực hiện thu phí điện tử không dừng.

An sinh xã hội được đảm bảo

Các chế độ, chính sách cho người có công, đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, người nghèo và công nhân lao động được quan tâm và thực hiện chu đáo. Riêng dịp Tết Nguyên đán 2022 và ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7, tỉnh đã chi hơn 277 tỷ đồng để chăm lo các hoạt động an sinh xã hội. Ngoài ra, xây dựng và sữa chửa 97 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 6,6 tỷ đồng. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, Chỉ số phát triển con người (HDI) tỉnh Bình Dương năm 2020 đạt 0,736, thuộc nhóm 2, đứng thứ 12 cả nước.

tangqua 2.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng quà cho người khuyết tật, người nghèo trên địa bàn tỉnh

Công tác dạy nghề, phát triển thị trường lao động được chú trọng. Trong năm, đã tạo việc làm thêm cho 35.000 người (đạt 100% kế hoạch). Tiếp nhận và giải quyết 168.332 hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội.

Chất lượng giáo dục các cấp tiếp tục được duy trì ổn định. Kết quả kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, Bình Dương đạt 34 giải. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệo THPT đạt 99,75%, xếp hạng 03/63 tỉnh, thành. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo. Năm 2022, tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế ước đạt 93,17%. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tuyên truyền chào mừng các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn trong năm được tổ chức với nhiều nội dung đa dạng, phong phú đã tạo được không khí vui tươi, phấn khởi cho các tầng lớp nhân dân. Công tác thông tin – truyền thông tăng cường quảng bá về Bình Dương, đảm bảo an toàn an ninh mạng. Hoạt động khoa học - công nghệ tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng đổi mới sáng tạo, dần trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.

giaolluuNHatban.jpg

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương trao quà lưu niệm cho các cầu thủ trong trận đấu giao hữu Becamex Bình Dương – Kawasaki Frontale Nhật Bản

12/8/2022 9:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTin tổng hợpXem chi tiết118-binh-duong-kinh-te-xa-hoi-phuc-hoi-manh-me-sau-dai-dichTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 19: Xem xét các dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, chế độ, chính sáchKỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 19: Xem xét các dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, chế độ, chính sách

TTĐT - ​Tiếp tục chương trình Kỳ họp lần thứ 19 - HĐND tỉnh khóa X, chiều 09-12, các Ủy viên UBND tỉnh đã trình bày các Tờ trình và các Ban HĐND tỉnh trình bày các báo cáo thẩm tra đối với các dự thảo Nghị quyết.​

Các Tờ trình và dự thảo Nghị quyết được trình bày gồm: Dự toán thu ngân sách Nhà nước; thu, chi và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025. Quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công, thuê tài sản, khai thác và xử lý tài sản công; mua sắm hàng hóa, dịch vụ, vật tiêu hao; hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương. Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách Nhà nước. Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 20/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh về Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 31/7/2019 của HĐND tỉnh quy định chế độ, chính sách hỗ trợ đối với công chức, viên chức, nhân viên và học sinh, sinh viên ngành Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục nghề nghiệp tỉnh. Quy định đối tượng, mức quà tặng nhân dịp Tết Nguyên đán, kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 hàng năm cho các đối tượng, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Quy định mức chi giải thưởng Giải báo chí Nguyễn Văn Tiết tỉnh Bình Dương. Quy định về chế độ hỗ trợ, chi tiêu tài chính và định mức chi đối với lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh​. Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Phê duyệt tổng biên chế công chức trong các cơ quan của HĐND, UBND tỉnh,các huyện, thành phố và số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Bình Dương năm 2025. Quy định chính sách hỗ trợ cho các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết án hành chính, án dân sự chung trên địa bàn tỉnh…

HDND5G9A8814.jpg

Toàn cảnh Phiên làm việc chiều 09-12

Theo dự thảo Nghị quyết,  tổng biên chế công chức trong các cơ quan của HĐND, UBND tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố năm 2025 gồm 1.780 biên chế.

Giao UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể nhằm tinh giản biên chế công chức khối chính quyền bằng với số được Trung ương giao.

Tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên năm 2025 gồm 23.322 biên chế.

UBND tỉnh quyết định giao, điều chỉnh biên chế công chức trong các cơ quan của HĐND, UBND tỉnh, các huyện, thành phố; số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên năm 2025 trong tổng số biên chế đã được quy định và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp thường lệ cuối năm.

Đảm bảo 1.714 biên chế viên chức được bổ sung theo Điều 2 Quyết định số 3196-QĐ/BTCTW ngày 11/11/2024 của Ban Tổ chức Trung ương về biên chế của tỉnh Bình Dương năm 2025 chỉ được phân bổ cho sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập (năm học 2022 – 2023: 605 biên chế, năm học 2023 – 2024: 801 biên chế và năm học 2024 – 2025: 308 biên chế).

Tiếp tục chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Khẩn trương tổ chức tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

HDND5G9A8821.jpg

HDND5G9A8825.jpg

Các Ban HĐND tỉnh trình bày báo cáo thẩm tra

Trên cơ sở xem xét các Tờ trình của UBND tỉnh, báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua 7 Nghị quyết về lĩnh vực ngân sách và đầu tư công: Phê chuẩn quyết toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn. Quyết toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2023. Sửa đổi Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 28/10/2024 của HĐND tỉnh về dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; thu, chi và phân bổ ngân sách địa phương năm 2024. Dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; thu, chi và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025. Nghị quyết về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách địa phương (lần 6). Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024 vốn ngân sách Nhà nước (lần 2). Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách Nhà nước. Cho ý kiến dự kiến Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.

HDND5G9A8829.jpg

Đại biểu biểu quyết thông qua các Nghị quyết về lĩnh vực ngân sách và đầu tư công


Đối với các dự thảo Nghị quyết còn lại sẽ được xem xét thông qua tại phiên họp vào sáng ngày mai 10-9.

HDND5G9A8826.jpg

HDND5G9A8828.jpg

Đại biểu thảo luận tại hội trường

Cũng tại phiên làm việc chiều 09-12, Kỳ họp đã tiến hành phần thảo luận tại hội trường tập trung vào các vấn đề: Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, đặc biệt là cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia giải ngân vốn đầu tư công; sớm hoàn thành dự án Quốc lộ 13 để giảm tải chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp; chỉ đạo quyết liệt để sớm đưa Bệnh viện 1500 giường đi vào hoạt động; quan tâm vận động nguồn lực thực hiện chương trình xóa, nhà dột nát của tỉnh; kiến nghị xây dựng chính sách hỏa táng.

Những nội dung này được Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu, ghi nhận để giải trình cùng với nội dung chất vấn vào phiên họp sáng ngày mai.​​

12/9/2024 7:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtKỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 19,  dự thảo Nghị quyết ,phát triển kinh tế - xã hội, chế độ, chính sách476-ky-hop-hdnd-tinh-lan-thu-19-xem-xet-cac-du-thao-nghi-quyet-ve-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-che-do-chinh-sacTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.125
4
Bình Dương xem xét phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnhNewBình Dương xem xét phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh

TTĐT - Chiều 11-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương  Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp.​

Tham dự có ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban ngành.

HSXBM5G9A9048.jpg

Toàn cảnh cuộc họp 

Tại cuộc họp, ông Huỳnh Văn Dân - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã trình bày dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa những mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

HSXBM5G9A9059.jpg

Ông Huỳnh Văn Dân - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã trình bày dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Sau 7 năm thực hiện, toàn tỉnh đã giảm 3 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, giảm 65/256 phòng và tương đương trực thuộc cơ quan, đơn vị cấp tỉnh. Hiện nay toàn tỉnh có 543 đơn vị sự nghiệp công lập. Bước đầu thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW đã mang lại kết quả tích cực, tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan, đơn vị được củng cố, kiện toàn theo hướng tinh gọn hơn, việc bố trí sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan đơn vị cơ bản phù hợp với trình độ chuyên môn, vị trí việc làm tạo điều kiện cho cán bộ công chức phát huy năng lực, sở trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

HSXBM5G9A9063.jpg

SXBMNN5G9A9061.jpg

Đại biểu tham dự cuộc họp 

Các cơ quan đơn vị, địa phương tinh giản được số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, giúp tuyển dụng mới được cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng lên và thích ứng được khối lượng cường độ công việc ngày càng cao.

Cuộc họp đã nghe trình bày phương án định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh bám sát yêu cầu theo Nghị quyết 18-NQ/TW và thực tế của tỉnh.

HOPTG5G9A9050.jpg

Ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại cuộc họp

Phát biểu tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho biết, thực hiện Kế hoạch tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Tổ chỉ đạo tổng kết, Tổ giúp việc, Tổ thường trực đã làm việc rất khẩn trương, nghiêm túc, chuẩn bị công phu phương án sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả, đúng trọng tâm. Trong quá trình xây dựng phương án đã tiến hành gặp gỡ các tổ chức, các cơ quan, đơn vị và cá nhân để quán triệt, trao đổi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tạo sự đồng thuận thống nhất cao. Bí thư lưu ý, quá trình thực hiện cần tiếp thu những chỉ đạo mới của Trung ương và tham khảo các tỉnh, thành. Đề nghị đại biểu dự họp đóng góp ý kiến để xây dựng hoàn chỉnh phương án, hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo đúng tiến độ thời gian yêu cầu.​

12/11/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtBình Dương, xem xét phương án, sắp xếp tổ chức bộ máy,hệ thống chính trị tỉnh336-binh-duong-xem-xet-phuong-an-sap-xep-to-chuc-bo-may-cua-he-thong-chinh-tri-tinTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Thi trực tuyến Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIIIThi trực tuyến Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

TTĐT - ​​Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024), Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII" (gọi tắt NQ) trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn).

​Cuộc thi diễn ra từ ngày 26/02/2024 đến hết ngày 17/3/2024 trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn), tương ứng 3 tuần thi. Tuần thứ nhất: Từ ngày 26/02/2024 đến hết ngày 03/3/2024. Tuần thứ hai: Từ ngày 04/3/2024 đến hết ngày 10/3/2024. Tuần thứ ba: Từ ngày 11/3/2024 đến hết ngày 17/3/2024.

Nội dung thi: NQ số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; NQ số 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; NQ số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

Cuộc thi nhằm giúp cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ báo cáo viên, tuyên tuyên viên của Đảng nắm vững những nội dung cơ bản, cốt lõi, những điểm mới trong các NQ, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi NQ Đại hội XIII của Đảng. Thông qua cuộc thi nhằm tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những nội dung cơ bản, cốt lõi của NQ trong các tầng lớp nhân dân; góp phần đẩy mạnh công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và những nhận thức lệch lạc xung quanh nội dung các NQ.

Cơ cấu giải thưởng: 01 giải Nhất, trị giá 3.000.000 đồng; 02 giải Nhì, mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng: 03 giải Ba, mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng: 05 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 500.000 đồng.

Kết thúc mỗi tuần thi, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ công bố kết quả của các cá nhân đạt giải trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn).

Kế hoạch​    

3/1/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin tổng hợpXem chi tiết476-thi-truc-tuyen-tim-hieu-nghi-quyet-hoi-nghi-trung-uong-8-khoa-xiiTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.8
5
Bình Dương tổ chức giám sát thực hiện Chương trình giao thông nông thôn - chỉnh trang đô thị trên địa bàn tỉnhBình Dương tổ chức giám sát thực hiện Chương trình giao thông nông thôn - chỉnh trang đô thị trên địa bàn tỉnh
 
TTĐT - Sáng 29 - 3, tại HĐND tỉnh, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đã có buổi giám sát về tình hình và kết quả thực hiện “Chương trình giao thông nông thôn - chỉnh trang đô thị (GTNT-CTĐT) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2012”. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Thị Kim Vân, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì buổi giám sát.
 
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, tính đến cuối năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 5.777 tuyến đường xã với tổng chiều dài 3.646,6km. Trong đó, tổng chiều dài đường bê tông nhựa nóng là 323,9km, đường láng nhựa là 104,6km, đường bê tông xi măng 143,63km; đường cấp phối 3.074,4km.
 
Về công trình GTNT - CTĐT, giai đoạn 2011 - 2012, toàn tỉnh thực hiện 838 công trình với tổng giá trị thực hiện 663.419 tỷ đồng, trong đó, năm 2011 là 456 công trình, năm 2012 là 382 công trình. 
       
 
Xây dựng đường giao thông nông thôn góp phần vào hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới
 
Nhìn chung, các tuyến đường GTNT-CTĐT được đầu tư đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển của nhân dân trong khu vực, tạo bộ mặt khang trang của thôn xóm, đô thị, góp phần vào tiến trình đô thị hóa của tỉnh nhà. 
   
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng các công trình GTNT-CTĐT còn gặp khó khăn, vướng mắc như: việc huy động vốn từ nhân dân, doanh nghiệp gặp khó khăn; phân cấp nguồn vốn cho cấp xã chưa cao nên số lượng và quy mô công trình được đầu tư chưa theo kịp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn...
  
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Thị Kim Vân ghi nhận những kết quả đạt được trong thực hiện chương trình GTNT-CTĐT trên địa bàn tỉnh những năm qua. Đồng thời, chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như tỷ lệ mặt đường nhựa, bê tông hóa còn thấp, chất lượng chưa thật sự đảm bảo. Phó Chủ tịch đề nghị, các ngành chức năng cần tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý Nhà nước trong duy tu đường GTNT, ban hành Quy chuẩn về GTNT; có tổng kết, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế trong phong trào CTĐT-GTNT. Trong quá trình phân cấp vốn cho các địa phương, cần đảm bảo nguồn vốn cho phát triển GTNT; tiếp tục đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia xây dựng GTNT; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, lồng ghép nguồn vốn xây dựng khác cho xây dựng GTNT; các cấp, các ngành kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
     
Mai Xuân
3/29/2013 2:17 AMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiết6608-Binh-Duong-to-chuc-giam-sat-thuc-hien-Chuong-trinh-giao-thong-nong-thon-chinh-trang-do-thi-tren-dia-ban-tinh
Becamex Tokyu khánh thành dự án Midori Park The Glory và công bố dự án mớiNewBecamex Tokyu khánh thành dự án Midori Park The Glory và công bố dự án mới

TTĐT ​- ​​Sáng 12-12, tại Thành phố mới Bình Dương, Công ty TNHH Becamex Tokyu tổ chức khánh thành dự án Midori Park The Glory và công bố dự án mới. 

Tham dự có Ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

 

Toàn cảnh buổi lễ 


Midori Park The Glory là dự án chung cư cao cấp có diện tích 19.000 m2; quy mô 24 tầng, 992 căn hộ. Dự án có khu trung tâm tiện ích với hồ bơi, hệ thống wifi đám mây ở khu làm việc công cộng, sân chơi tennis và khu vui chơi trẻ em; hệ thống nhà hàng ăn uống, trạm xe bus;…

 

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành dự án Midori Park The Glory


 

Dự án Midori Park The Glory với không gian xanh, thoáng mát


Ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định, sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu cho các dự án mới tại Midori Park. Ngài bày tỏ tin tưởng, dự án sẽ  phát huy tối đa tiềm năng phát triển, trở thành điểm thu hút dân cư đến Bình Dương và biểu tượng cho sự phát triển kinh tế đất nước.

 

Ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ


Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đánh giá, dự án Midori Park The Glory và các dự án trong tương lai của Công ty TNHH Becamex Tokyu không chỉ mang đến môi trường sống cao cấp cho người dân, mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mang đến không gian sống hiện đại cho các gia đình trẻ. Chính quyền tỉnh Bình Dương sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản trong hoạt động kinh doanh tại Bình Dương.

 

Ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại buổi lễ


Tại buổi lễ, Công ty TNHH Becamex Tokyu đã ký kết với Công ty TNHH AEON Việt Nam, đánh dấu sự khởi đầu cho việc triển khai dự án Siêu thị AEON diện khoảng 2.600m2 tại khu vực Midori Park. Đây là Siêu thị AEON thứ hai tại Thành phố mới Bình Dương, được phát triển dựa trên ý tưởng xây dựng của cửa hàng Sora Gardens.​

 

Công ty TNHH Becamex Tokyu ký kết với Công ty TNHH AEON Việt Nam

12/12/2024 7:00 PMĐã ban hànhĐầu tư phát triểnTinXem chi tiết18-becamex-tokyu-khanh-thanh-du-an-midori-park-the-glory-va-cong-bo-du-an-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp xúc cử tri phường Định Hoà, TP. Thủ Dầu MộtChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp xúc cử tri phường Định Hoà, TP. Thủ Dầu Một

TTĐT - ​Sáng 14-11, Đoàn đại biểu HĐND tỉnh và TP.Thủ Dầu Một do ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc cử tri phường Định Hoà, TP.Thủ Dầu Một trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 của HĐND tỉnh.

Tại buổi tiếp xúc, đại biểu HĐND tỉnh và HĐND TP.Thủ Dầu Một đã thông báo đến cử tri kết quả hoạt động năm 2022 của Thường trực HĐND tỉnh, HĐND thành phố; nội dung kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 của HĐND tỉnh, HĐND thành phố; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND tỉnh, HĐND TP.Thủ Dầu Một…

cutri.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp xúc cử tri

Qua nghe báo cáo, cử tri phường Định Hoà bày tỏ phấn khởi trước những kết quả đạt được của tỉnh nói chung và TP.Thủ Dầu Một nói riêng trong thời gian qua. 

Cử tri cũng phản ánh nhiều vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh trên địa bàn phường như: Công tác khám, chữa bệnh sử dụng Bảo hiểm y tế tại các bệnh viện công lập còn một số bất cập như thiếu sinh phẩm y tế, dụng cụ xét nghiệm và các loại thuốc cần dùng cho đại đa số bệnh nhân, người dân đến khám và điều trị bệnh. Cử tri kiến nghị tỉnh cần quan tâm và tháo gỡ kịp thời các khó khăn về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho việc mua sắm và trang bị các thiết bị y tế, thuốc… phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.

Người dân khu phố 1, phường Định Hoà kiến nghị sớm xử lý thủ tục cấp đất tái định cư, đất thổ cư bị chậm trễ trong thời gian dài cũng như công tác đền bù chưa thoả đáng, thời gian xử lý đền bù cho người dân còn lâu…

cutri 1.jpg

cutri 2.jpg

Cử tri phường Định Hoà trình bày kiến nghị với đại biểu HĐND tỉnh và HĐND TP.Thủ Dầu Một

Cử tri cũng kiến nghị việc thiếu bảng hướng dẫn chỉ đường ở các chốt đèn giao thông, đặc biệt là ở tuyến đường từ ngã ba Suối Giữa đến ngã tư Sở Sao; gia hạn thời gian thu thuế phi nông nghiệp và thực hiện rõ ràng, minh bạch công tác thu, nộp, xử lý nợ thuế phi nông nghiệp…

cutri 3.jpg

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đại diện cho Tổ đại biểu HĐND tỉnh trả lời một số kiến nghị của cử tri

 Đại diện chính quyền địa phương đã giải trình các ý kiến thuộc thẩm quyền. Đối vớ​i những ý kiến thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu HĐND tỉnh đã tiếp thu, ghi nhận và sẽ kiến nghị UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời.

11/14/2022 9:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtChủ tịch, UBND tỉnh, Võ Văn Minh, tiếp xúc, cử tri, phường Định Hoà, TP. Thủ Dầu Một102-chu-tich-ubnd-tinh-vo-van-minh-tiep-xuc-cu-tri-phuong-dinh-hoa-tp-thu-dau-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.5
1
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp Đoàn lãnh đạo tỉnh Tây Ninh đến chúc TếtBí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp Đoàn lãnh đạo tỉnh Tây Ninh đến chúc Tết

TTĐT - Sáng 05-02, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp Đoàn lãnh đạo tỉnh Tây Ninh do ông Nguyễn Thành Tâm - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đến thăm và chúc Tết lãnh đạo tỉnh.

Cùng tiếp Đoàn có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh.


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi trao đổi với Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm

Tại buổi tiếp, lãnh đạo hai địa phương đã thảo luận những kết quả bước đầu đạt được sau khi ký kết chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2023-2025 giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh tháng 5/2023. Trên cơ sở nội dung ký kết, hai tỉnh đã tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, cải cách hành chính, phát triển khu công nghiệp, du lịch… Hiện tại, các tuyến đường giao thông kết nối hai địa phương đang được triển khai thực hiện theo đúng tiến độ đề ra.

Đánh giá cao những kết quả đạt được, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho biết, trong năm 2024, Bình Dương sẽ khởi công xây dựng tuyến đường Vành đai 4, Cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương cùng với tuyến đường ĐT744 kết nối Bình Dương và Tây Ninh sẽ tạo ra chuỗi liên kết vùng theo Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam bộ. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi mong rằng, trong thời gian tới, Bình Dương và Tây Ninh tăng cường triển khai các nội dung đã ký kết, nhất là trong lĩnh vực giao thông, chuyển đổi số để hai địa phương cùng phát triển nhanh và bền vững hơn.


Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh tặng quà Tết lãnh đạo tỉnh Bình Dương

Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương chúc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tây Ninh đón một mùa Xuân thật ấm áp, nhiều thắng lợi mới.

Chúc mừng những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội giữa hai địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm thống nhất, trong năm 2024, hai tỉnh sẽ nghiên cứu, đẩy nhanh tiến độ triển khai những dự án giao thông kết nối vùng, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số, cải cách hành chính, xây dựng khu công nghiệp…

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh chúc lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng toàn thể người dân Bình Dương đón một năm mới thật vui tươi và an khang thịnh vượng.

 

Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bình Dương chụp ảnh lưu niệm


2/5/2024 1:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtTây Ninh, Bình Dương, lãnh đạo tỉnh789-bi-thu-tinh-uy-nguyen-van-loi-tiep-doan-lanh-dao-tinh-tay-ninh-den-chuc-teTrue121000
3.00
121,000
1.00
0
False
4
1
Đại biểu HĐND tỉnh sẽ tiếp xúc, đối thoại với cử tri là cán bộ Công đoàn và công nhân lao độngĐại biểu HĐND tỉnh sẽ tiếp xúc, đối thoại với cử tri là cán bộ Công đoàn và công nhân lao động

TTĐT - ​HĐND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc, đối thoại với cán bộ Công đoàn và công nhân lao động trên địa bàn tỉnh Bình ​Dương năm 2023.

Với chủ đề "Đồng hành và chia sẻ cùng cán bộ Công đoàn và công nhân lao động", hội nghị là cơ hội để cán bộ Công đoàn và công nhân lao động nói lên tâm tư nguyện vọng của mình và là dịp để lãnh đạo tỉnh lắng nghe, chia sẻ, trả lời, giải quyết những vấn đề bức xúc, các đề xuất, kiến nghị; đồng thời, đưa ra những quyết sách kịp thời nhằm chăm lo cho người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa và phát triển doanh nghiệp.

Dự kiến tổ chức hội nghị trong Tháng công nhân năm 2023 (tháng 5/2023). Địa điểm: Hội trường Trung tâm Văn hóa công nhân lao động Bình Dương (địa chỉ: đường D19, khu dân cư Việt Sing, khu 4, phường An Phú, thành phố Thuận An).

Chủ trì hội nghị có đại diện Thường trực HĐND tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh. 

Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thị xã, thành phố và 400 cử tri là cán bộ Công đoàn và công nhân lao động trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch 

2/24/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtĐại biểu HDND tỉnh, tiếp xúc, đối thoại, cử tri, cán bộ Công đoàn, công nhân lao động691-dai-bieu-hdnd-tinh-se-tiep-xuc-doi-thoai-voi-cu-tri-la-can-bo-cong-doan-va-cong-nhan-lao-donFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Ngày 10/7/2023 khởi tranh Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương lần thứ XI, năm 2023 - Cúp Number 1Ngày 10/7/2023 khởi tranh Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương lần thứ XI, năm 2023 - Cúp Number 1

TTĐT - ​Sáng 05-7, tại TP. Thủ Dầu Một, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương (BTV), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Thể dục Thể thao Việt Nam tổ chức Họp báo Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương lần thứ XI, năm 2023 - Cúp Number 1. ​

Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương ra đời từ năm 2012 và luôn có sự đổi mới, nâng cao chất lượng chuyên môn qua từng mùa tổ chức, là nơi hội tụ của các cơ thủ trong cả nước cũng như khu vực.

Mùa Giải lần thứ XI có sự đổi mới về cách thức tổ chức, nhằm tạo điều kiện để các cơ thủ trên khắp cả nước cùng tham gia tranh tài. Theo đó, Giải lần đầu tiên tổ chức Vòng loại mở rộng (các cơ thủ đăng ký tự do) để chọn ra 32 cơ thủ xuất sắc giành quyền vào thi đấu Vòng chung kết cùng 32 cơ thủ khách mời (trong đó gồm: các cơ thủ xuất sắc nhất tại giải Vô địch Quốc gia 2023 và Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương năm 2022, các cơ thủ nổi tiếng...).

bida.JPG

Toàn cảnh buổi họp báo

Vòng loại Giải sẽ diễn ra trong 03 ngày, từ ngày 10 đến 12/7/2023. Vòng chính thức diễn ra trong 04 ngày, từ 13 đến 16/7/2023 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC EXPO, đường Hùng Vương, phường Hoà Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

bida 1.JPG

Ông Lâm Phi Hùng – Giám đốc BTV, Trưởng Ban Tổ chức Giải tặng hoa cho tay cơ vô địch Giải năm 2022 Mã Xuân Cường 

Cơ thủ xuất sắc đạt giải Nhất sẽ nhận được giải thưởng 60 triệu đồng, giải Nhì 30 triệu đồng, giải Ba 15 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức sẽ trao các giải thưởng giá trị cho các cơ thủ qua từng vòng đấu và các giải phụ như cơ thủ ghi nhiều điểm nhất trong 1 lượt cơ, cơ thủ đi ít lượt cơ nhất trong trận đấu (Best Games), cơ thủ Bình Dương xuất sắc nhất (tính từ Vòng 16).

bida 3.jpg

Chiếc Cúp Vô địch Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương lần thứ XI, năm 2023 

Giải được tổ chức nhằm chào mừng sự kiện Bình Dương lần thứ 3 liên tiếp vào "Top 7 Cộng đồng thông minh thế giới". Ngoài ra, Giải đấu cũng sẽ góp phần phát triển phong trào Billiards Carom 3 băng tại Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung.

Đồng hành cùng Giải, BTV có Chương trình Bình luận trước và trong trận đấu; Chuyên mục "Chuyển động Giải", "Cận cảnh Giải", "Những đường cơ đẹp"; trực tiếp các trận đấu trên kênh sóng BTV; livestream các trận đấu trên kênh YouTube BTV Thể thao, Fanpage Phát thanh Truyền hình Bình Dương, Fanpage BTV Thể thao.

bida 4.JPG

Ông Lâm Phi Hùng – Giám đốc BTV, Trưởng Ban Tổ chức Giải phát biểu tại buổi họp báo

Đặc biệt, Chương trình Mini Games sẽ là sân chơi thú vị để khán giả yêu thích môn Bida Carom 3 băng được so tài trực tiếp, cũng như tham gia dự đoán kết quả các trận đấu trên Youtube BTV Thể thao và nhận những phần quà hấp dẫn từ Ban Tổ chức, nhà tài trợ.

bida 5.JPG

Ban Tổ chức và Nhà tài trợ Giải chụp ảnh lưu niệm

7/5/2023 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtNgày 10/7/2023, khởi tranh, Giải, Billiards, Carom, 3 băng, Quốc tế, Bình Dương, lần thứ XI, năm 2023, Cúp, Number 168-ngay-10-7-2023-khoi-tranh-giai-billiards-carom-3-bang-quoc-te-binh-duong-lan-thu-xi-nam-2023-cup-number-True121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Bình Dương tổ chức Hội nghị giới thiệu về hành trình phủ xanh của đất nước SingaporeBình Dương tổ chức Hội nghị giới thiệu về hành trình phủ xanh của đất nước Singapore

TTĐT - ​Sáng 14-8, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị giới thiệu về hành trình phủ xanh của đất nước Singapore và quán triệt định hướng mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển cây xanh và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện và cấp xã trên toàn tỉnh.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành.

hncayxanh2.jpg

hncayxanh3.jpg

Lãnh đạo tỉnh tham dự hội nghị

​​Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định: "… đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và thực hiện các đột phá chiến lược, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; phấn đấu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại". Trong nửa nhiệm kỳ qua, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều chương trình, đề án để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, trong đó có Đề án "Công tác dân vận tham gia xây dựng nếp sống văn hoá - văn minh trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025" (gọi tắt là Đề án 02); Đề án "Cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương".

hncayxanh4.jpg

hncayxanh5.jpg

Đại biểu tham dự hội nghị

Hội nghị được tổ chức nhằm tuyên truyền, giới thiệu hành trình phủ xanh của đất nước Singapore đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Qua đó hình thành ý thức, nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện chủ trương xây dựng tỉnh Bình Dương xanh, sạch trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời góp phần thực hiện cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị công ước khung của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26) để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; phổ biến các chủ trương của Tỉnh ủy và Chỉ thị của UBND tỉnh thực hiện Đề án 02 của Tỉnh ủy.

hncayxanh6.jpg

Ông Chuah Hock Seong - Giám đốc Tổ hợp công viên tại Singapore, Giám đốc Điều hành Singapore Garden City trực thuộc Ban Quản lý Công viên cây xanh tại Singapore (NPARKS) báo cáo chuyên đề "Hành trình phủ xanh của đất nước Singapore"

Hội nghị được nghe ông Chuah Hock Seong - Giám đốc Tổ hợp công viên tại Singapore, Giám đốc Điều hành Singapore Garden City trực thuộc Ban Quản lý Công viên cây xanh tại Singapore (NPARKS) báo cáo chuyên đề "Hành trình phủ xanh của đất nước Singapore"; ông Eric Ong - Giám đốc Quản lý cây xanh đô thị khu trung tâm phía Nam Singapore báo cáo chuyên đề phủ xanh đường phố trong đô thị Singapore; ông Nguyễn Hồng Hải - Kiến trúc sư trưởng Becamex IDC báo cáo chuyên đề "Xây dựng hệ thống môi trường bền vững cho Bình Dương theo lộ trình Net Zero của Chính phủ".​

Buổi chiều, hội nghị sẽ tiếp tục nghe lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, TP.Thủ Dầu Một và phường Phú Hoà báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, đề án liên quan đến phát triển bền vững và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, đồng thời quán triệt, triển khai Chỉ thị của UBND tỉnh thực hiện Đề án 02 của Tỉnh ủy​.​

8/14/2023 12:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtHội nghị, giới thiệu, 925-binh-duong-to-chuc-hoi-nghi-gioi-thieu-ve-hanh-trinh-phu-xanh-cua-dat-nuoc-singaporTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4.166667
3
Nỗ lực đảm bảo cung ứng đủ sản lượng điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanhNỗ lực đảm bảo cung ứng đủ sản lượng điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

TTĐT - ​Chiều 11-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN) do ông Cao Quang Quỳnh - Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm Trưởng đoàn.

Thông tin với Đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, hiện quy mô tăng trưởng kinh tế của Bình Dương đứng thứ 3 cả nước, trong đó cơ cấu công nghiệp chiếm tỷ trọng cao; cùng với đó là sự gia tăng dân số nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Do đó, nhu cầu sản lượng điện rất lớn. Để góp phần​ vào thành quả kinh tế của tỉnh rất cần sự phối hợp, hỗ trợ của ngành Điện.

 

Toàn cảnh buổi làm việc


Theo báo cáo từ Đoàn công tác, sản lượng điện thương phẩm từ đầu năm đến nay của 21 tỉnh, thành khu vực miền Nam tăng 13,4% so với cùng kỳ 2023, chủ yếu tăng ở tiêu dùng dân cư và công nghiệp, xây dựng.

Hiện Bình Dương đang đứng thứ 3 cả nước về tiêu thụ điện, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong 3 tháng đầu năm, ngành Điện Bình Dương đã cung cấp 3 tỷ 920 triệu kWh, tăng 14,25% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng điện thương phẩm đạt 3 tỷ 786 triệu kWh, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó sản lượng điện công nghiệp chiếm 71,05% trong tổng sản lượng. Sản lượng điện tiêu dùng tăng 19,11%.


Đại diện Đoàn công tác nêu các kiến nghị, đề xuất tại buổi làm việc

Thời gian qua, EVN đã nỗ lực đảm bảo cung ứng điện cho khu vực miền Nam nói chung và Bình Dương nói riêng. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa nhanh của Bình Dương, dự báo nhu cầu sản lượng điện sẽ càng tăng cao trong thời gian tới. Nhưng với những khó khăn trong đầu tư công trình điện mới như hiện nay, để đảm bảo nguồn điện cho tỉnh, Đoàn công tác rất mong sự hỗ trợ của tỉnh trong công tác đảm bảo cung ứng về điện và thực hiện các giải pháp về tiết kiệm điện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh; cũng như hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng triển khai các công trình lưới điện.

Tại buổi làm việc, các kiến nghị, đề xuất của Đoàn công tác cũng như của tỉnh Bình Dương đã được hai bên thảo luận cụ thể, đồng thời đưa ra những giải pháp để giải quyết.

Trên cơ sở ý kiến của Đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, tỉnh sẽ tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của ngành và phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Tỉnh đang quyết liệt thực hiện quy hoạch tổng thể cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó có bố trí cụ thể các dự án điện. Ông mong mong muốn tiếp tục nhận được những góp ý của ngành Điện lực liên quan đến công tác quy hoạch điện tích hợp với quy hoạch chung của tỉnh; công tác cải tạo các mạng lưới điện hiện hữu; đặc biệt là chủ trương phát triển năng lượng xanh để thu hút nhà đầu tư của tỉnh.​​

4/11/2024 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiết397-no-luc-dam-bao-cung-ung-du-san-luong-dien-cho-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Mả 35 (phường Tân Bình, TP.Dĩ An) đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnhMả 35 (phường Tân Bình, TP.Dĩ An) đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh

​TTĐT - ​Ngày 05-01, UBND TP.Dĩ An phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh Mả 35 ở phường Tân Bình, TP.Dĩ An.

Tân Bình là "cái nôi" cách mạng, có vị trí chiến lược rất quan trọng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Vào ngày 14/3/1947, tại di tích Mả 35 ngày nay đã xảy ra vụ thảm sát 35 chiến sĩ, đồng bào làng Tân Hiệp (một trong 2 làng của vùng đất Tân Bình trước đây). Đây là một trong những minh chứng lịch sử của tội ác thực dân, đồng thời thể hiện rõ nét tinh thần cách mạng, ý chí kiên cường không chịu khất phục của quân và dân ta. Nén đau thương, người dân Tân Bình đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết, hiệp lực đấu tranh để đi đến thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp cách mạng.

traobang m35.jpg

Lãnh đạo Sở VHTT&DL trao bằng xếp hạng di tích Mả 35 cho lãnh đạo TP.Dĩ An và phường Tân Bình

Trong những năm qua, chính quyền và các đoàn thể địa phương đã làm tốt công tác trùng tu, tôn tạo, góp phần xây dựng Mả 35 thành một di tích trang nghiêm, sạch đẹp như ngày hôm nay. Bên cạnh đó, di tích Mả 35 cũng là nơi thường xuyên diễn ra hoạt động truyền thống, tổ chức dâng hương tưởng niệm trong các ngày lễ lớn, nơi về nguồn giáo dục thế hệ trẻ…

Việc Mả 35 được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh là niềm tự hào lớn của người dân phường Tân Bình nói riêng, nhân dân TP.Dĩ An nói chung; thể hiện sự ghi nhận của chính quyền về những đóng góp, hy sinh to lớn của người dân nơi đây trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

tuongniemtai khu dictich ls.jpg

Các đại biểu tham dự lễ đón nhận bằng di tích thực hiện nghi thức dâng hương tưởng niệm tại di tích Mả 35  

Để bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử Mả 35, nhằm giúp cho thế hệ hôm nay và mai sau hiểu thêm về lịch sử địa phương, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, ông Lê Văn Thái - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL đề nghị chính quyền địa phương, cộng đồng cùng với ngành VHTT&DL xây dựng những kế hoạch phù hợp, khả thi nhằm phát huy hơn nữa giá trị di tích trong đời sống xã hội. 

1/5/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtMả 35, bằng xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh444-ma-35-phuong-tan-binh-tp-di-an-don-nhan-bang-xep-hang-di-tich-lich-su-van-hoa-cap-tinFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Gỡ khó cho các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu Gỡ khó cho các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

TTĐT - ​Sáng 21-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ​ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Phiên họp thứ 6 Ban Chỉ đạo g​iải quyết khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban ngành. 

Phiên họp đã tập trung bàn các giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho một số dự án cụ thể; xử lý khó khăn của các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu; việc cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đăng ký không thuộc danh mục các ngành nghề thu hút đầu tư…

IMG_2871 2.JPG

Ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng báo cáo tình hình cấp phép xây dựng một số dự án

Về khó khăn của các dự án bán lẻ xăng dầu, ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 74 cửa hàng đang tạm dừng hoạt động. Nguyên nhân các cửa hàng xăng dầu không được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu chủ yếu do cửa hàng chưa đáp ứng điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy và không đáp ứng khoảng cách an toàn theo QCVN 01:2020/BCT; một số cửa hàng xăng dầu chưa chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thương mại, dịch vụ theo quy định.

Việc nhiều cửa hàng xăng dầu dừng hoạt động phần nào gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp nhiên liệu phục vụ nhu cầu đi lại.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Sở Công Thương đã có văn bản đề nghị Công an tỉnh có giải pháp hướng dẫn doanh nghiệp đảm bảo các quy định để đẩy nhanh tiến độ thực hiện thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu khi doanh nghiệp nộp hồ sơ nhằm giúp doanh nghiệp sớm hoàn thành thủ tục về phòng cháy và chữa cháy. 

IMG_2874 2.JPG

Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo chủ trương đầu tư các dự án bán lẻ xăng dầu

Sở cũng đã tổng hợp danh sách các cửa hàng xăng dầu chưa chuyển mục đích sử dụng đất (phân theo các giai đoạn đầu tư theo Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Đầu tư năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2014) kèm theo các tài liệu về đầu tư, xây dựng… gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư khi thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với từng trường hợp cụ thể.

IMG_2870 2.JPG

​Toàn cảnh Phiên họp

Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp của các sở ngành trong việc xử lý khó khăn cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Ông yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát cấp giấy chứng nhận chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thương mại, dịch vụ đảm bảo đúng quy định. Sở Công Thương phối hợp với Công an tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ các hộ kinh doanh hoàn thiện những điều kiện về phòng cháy, chữa cháy.

Đối với việc cấp giấy chứng nhận đầu tư một số dự án trong khu công nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và Sở Xây dựng thống nhất hướng dẫn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các báo cáo đánh giá tác động môi trường, phân khu chức năng, cấp phép xây dựng...

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính từ 01/01/2023 đến 15/6/2023, tỉnh đã bổ sung được 35.302,4 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước, gồm 2.852 doanh nghiệp đăng ký mới và 801 doanh nghiệp điều chỉnh tăng vốn. Lũy kế đến 15/6/2023, toàn tỉnh có 62.331 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký là 665.891 tỷ đồng.

Về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), tỉnh đã đăng ký cho 21 doanh nghiệp FDI thành lập mới với số vốn đăng ký là 837,7 tỷ đồng; đăng ký tăng vốn cho 96 doanh nghiệp với số vốn tăng thêm là 8.061,8 tỷ đồng. Lũy kế đến 15/06/2023, đã thực hiện thủ tục cấp đổi nội dung đăng ký kinh doanh trên giấy chứng nhận đầu tưgiấy phép đầu tư và cấp giấy chứng đăng ký doanh nghiệp cho 3.034 doanh nghiệp FDI với số vốn đăng ký là 327.322,7 tỷ đồng.


6/21/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtgỡ khó, dự án, bán lẻ, xăng dầu245-go-kho-cho-cac-du-an-ban-le-xang-dauTrue
0.00
0
0.00
False
Bình Dương: Kinh tế - xã hội năm 2023 đạt nhiều kết quả tích cựcBình Dương: Kinh tế - xã hội năm 2023 đạt nhiều kết quả tích cực

TTĐT - ​Tại Kỳ họp thứ 13 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024.

Tăng trưởng kinh tế chuyển biến rõ nét

Theo báo cáo, năm 2023, Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 5,97%; GRDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với tỷ trọng tương ứng là 66,26% - 23,71% - 2,64% - 7,39% (kế hoạch 67,0% - 23,09% - 2,49% - 7,42%).

Tăng trưởng kinh tế (GRDP) có sự chuyển biến rõ nét, quý sau cao hơn quý trước; trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của toàn nền kinh tế, chiếm 66,26% cơ cấu và đóng góp khoảng 70% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm. Khu vực dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ, khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định.

ktxhkyhop.jpg

Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh khoá X

Thương mại và dịch vụ phục hồi nhanh ở tất cả các ngành, các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí diễn ra sôi động. Nguồn cung hàng hóa dồi dào, Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát. Tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả chương trình bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa trong dịp lễ, Tết; nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu luôn được bảo đảm nên giá cả hàng hóa ổn định, không có biến động lớn, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 303.853 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm trước.

Cơ cấu nội ngành công nghiệp cơ bản có chuyển biến tích cực, giảm dần ngành công nghiệp khai khoáng và từ các ngành thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng phải thu hẹp quy mô, thậm chí ngừng hoạt động nên Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước chỉ tăng 5,95% so với năm trước (năm 2022 tăng 8,8%, kế hoạch tăng > 8,7%).

Kim ngạch xuất khẩu đạt 31,8 tỷ đô la Mỹ, giảm 7,3% so với năm 2022; kim ngạch nhập khẩu đạt 23,1 tỷ đô la Mỹ, giảm 7%.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 164.300 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022. 

Đến 30/11/2023, đầu tư trong nước đã thu hút 81.819 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (giảm 15,4% so với cùng kỳ). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 65.567 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 712.000 tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài thu hút 1 tỷ 467 triệu đô la Mỹ (đạt 81% kế hoạch, bằng 48% so với cùng kỳ). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 4.211 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 40,3 tỷ đô la Mỹ.

CT Hung Hai Thinh_Key_19112021103728.jpeg

Kinh tế Bình Dương tiếp tục tăng trưởng ổn định

Ngành Nông nghiệp từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; tiếp tục cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn có cấp mã vùng trồng truy xuất nguồn gốc.

Đầu tư công đạt giá trị giải ngân cao hơn gần 9.400 tỷ đồng so với cùng kỳ. Đến 01/12/2023, tổng giá trị giải ngân 14.065 tỷ đồng, đạt 64,5% kế hoạch tỉnh (cùng kỳ đạt 45,8% kế hoạch) và đạt 115,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Chất lượng quy hoạch từng bước được nâng cao và phát huy kết quả tích cực trên thực tiễn, tạo ra cơ hội, không gian phát triển mới khi thực hiện điều chỉnh và lập mới một số quy hoạch tại tỉnh. Trong năm đã tổ chức khởi công 02 gói thầu thuộc dự án thành phần 5 đường Vành đai 3; thường xuyên kiểm tra tiến độ, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn các dự án giao thông trọng điểm: Quốc lộ 13, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng; tiếp tục phối hợp các địa phương, đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất triển khai các thủ tục đầu tư tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành…

Các tổ chức tín dụng tiếp tục hoạt động hiệu quả. Ước thu ngân sách đạt 73.257 tỷ đồng, đạt 98% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 10% so với thực hiện năm 2022. Tổng chi cân đối ngân sách thực hiện 33.235 tỷ đồng, đạt 100% dự toán đầu năm.

Đề án Thành phố thông minh, Vùng Đổi mới sáng tạo Bình Dương được ICF vinh danh tiêu biểu năm 2023 (TOP1 ICF 2023). Cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân.

Chăm lo tốt an sinh xã hội, đời sống tinh thần nhân dân

Công tác an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, huy động nguồn lực xã hội chăm lo đời sống người có công, đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, trẻ em, người nghèo và công nhân lao động trong dịp lễ, Tết được triển khai thực hiện chu đáo. Tỉnh đã chi hơn 846 tỷ đồng cho dịp Tết Nguyên đán năm 2023, lễ 27/7 và Trung thu. Ngoài ra, xây dựng, sửa chữa 30 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 02 tỷ đồng. Các đối tượng yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội được quan tâm, tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống.

ktxhkyhop 1.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh​ trình bày tại Kỳ họp​

Các ngành thường xuyên nắm tình hình và tổ chức kết nối cung - cầu lao động cũng như hỗ trợ người lao động gặp khó khăn và chuyển đổi ngành nghề phù hợp. Trong năm, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 35.569 lao động; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 94.691 người; ước tạo việc làm tăng thêm cho 25.742 người (đạt 73,5% kế hoạch).

Đồng thời, tiếp nhận và giải quyết hơn 1,3 triệu hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội; trong đó trợ cấp Bảo hiểm xã hội một lần 75.320 hồ sơ, trợ cấp thất nghiệp là 86.682 người với số tiền trợ cấp thất nghiệp đã chi là 1.992 tỷ đồng (tăng 390 tỷ đồng).

Chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được nâng lên. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học và học sinh xếp loại khá, giỏi đều tăng so với năm học trước. Bình Dương đạt 31 giải tại kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia năm 2023. Tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,75%; điểm trung bình chung các môn thi đạt 7,082 điểm, xếp hạng 02/63 tỉnh, thành phố.

dtc1500.png

Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường chuẩn bị đi vào hoạt động

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, từng bước tháo gỡ khó khăn. Các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo tốt việc trực khám và điều trị bệnh cho người dân; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ đưa Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường đi vào hoạt động. Tăng cường công tác tuyên truyền, phát triển đổi tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ước tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế năm 2023 đạt trên 92%.

Các thiết chế văn hóa, thể thao tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo. Hoạt động vui chơi, giải trí, lễ hội, tôn giáo diễn ra sôi nổi, an toàn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân. 

Song song đó, thể thao thành tích cao đạt thứ hạng cao trong các giải thi đấu quốc gia và quốc tế. Đoàn thể thao tỉnh xếp hạng 08/65 toàn đoàn tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ 9; cử vận động viên cùng đoàn thể thao Việt Nam tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 đạt 09 huy chương các loại. 

Hoạt động du lịch có sự khởi sắc; trong năm đã thu hút 2,5 triệu lượt khách (tăng 39% so với cùng kỳ), doanh thu đạt 1.695 tỷ đồng (tăng 21,1%).

220231019-06.jpeg

Lãnh đạo tỉnh khen thưởng vận động viên vô địch Billiards carom 3 băng thế giới Bao Phương Vinh 

12/7/2023 7:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, kinh tế, xã hội, năm 2023, kết quả, tích cực785-binh-duong-kinh-te-xa-hoi-nam-2023-dat-nhieu-ket-qua-tich-cuTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.7
5
Ấn Độ - Việt Nam: Điểm sáng trong triển vọng kinh tế toàn cầuẤn Độ - Việt Nam: Điểm sáng trong triển vọng kinh tế toàn cầu

TTĐT - ​Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Ấn Độ Horasis 2022, sáng 26-9, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra Phiên thảo luận tập trung vào ​nội dung trọng tâ​m: Đưa Ấn Độ và Việt Nam trở thành các quốc gia khởi nghiệp hậu Covid-19.​

Nền kinh tế phục hồi nhanh sau đại dịch

Tại Phiên toàn thể với chủ đề "Ấn Độ - Việt Nam và tri​ển vọng kinh tế thế giới", các chuyên gia nhận định, sau đại dịch Covid-19, nền kinh tế Ấn Độ và Việt Nam có sự phục hồi nhanh, là một trong những điểm sáng trong triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm. 

Đi sâu vào phân tích, các chuyên gia cho rằng Việt Nam đã thực hiện một số bước để đẩy nhanh hội nhập vào thị trường toàn cầu như ký kết Hiệp định Thương mại Tự do với châu Âu vào năm 2019. Việt Nam cũng là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) RCEP và Hiệp định Thương mại Tự do Ấn Độ-ASEAN. Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến ưa thích của các công ty sản xuất Nhật Bản.

IMG_8939.JPG

Các chuyên gia thảo luận tại phiên toàn thể

Điểm tương đồng giữa Việt Nam và Ấn Độ đều có chính sách cải cách kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ, kiểm soát tốt lạm phát; tăng trưởng kinh tế cao. Dự đoán trong thời gian tới nền kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn do sự xung đột giữa các nước trên thế giới.Để Ấn Độ và Việt Nam có thể duy trì đà phục hồi bên cạnh việc tận dụng thời cơ từ chuyển dịch của các nhà đầu tư tại Trung Quốc, hai nước cũng cần tăng cường liên kết hỗ trợ cho nhau.

Trong thời điểm này, Việt Nam và Ấn Độ cần tăng cường nội lực, tập trung vào nguồn nhân lực với nhiều chính sách đi trước đón đầu. 

Cụ thể, về nhân sự, hai nền kinh tế có thể đào tạo nhân lực dựa vào lợi thế dân số trẻ, đào tạo về công nghệ giúp lực lượng này có thể tiếp cận nền kinh tế toàn cầu.

Trong quá khứ, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam là sự hỗ trợ cho nhau, hợp tác khăng khít không có tranh chấp, do đó trong tương lai hai quốc gia hướng đến hợp tác toàn diện. Theo nhìn nhận của các chuyên gia, giữa hai quốc gia vẫn còn nhiều tiềm năng hợp tác chưa được khai thác. Do đó, các chuyên gia chỉ ra những tiềm năng hợp tác giữa hai quốc gia về liên kết xây dựng cảng biển chiến lược, kết nối mạnh mẽ về du lịch, tăng thêm các chuyến bay trực tiếp giữa hai nước để thu hút đầu tư, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực Giáo dục, Y tế, xây dựng hạ tầng… Về tương lai, giữa hai nước cần xác định vấn đề then chốt mà mỗi bên đang tìm kiếm trong mối quan hệ hợp tác. Trong tương lai gần, Việt Nam và Ấn Độ cần xây dựng hiệp định tự do giữa hai quốc gia, tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế, nâng tầm hợp tác lên tầm cao mới.  

Đưa Ấn Độ và Việt Nam trở thành các quốc gia khởi nghiệp

"Starup" là vấn đề dùng công nghệ và đổi mới sáng tạo để tăng khả năng mở rộng quy mô doanh nghiệp. Theo nhận định của các diễn giả, hiện nay cả Ấn Độ và Việt Nam đều có những cơ hội khởi nghiệp mở ra. Nền kinh tế và xã hội của hai quốc gia có tinh thần doanh nhân và khởi nghiệp một cách tự nhiên rất lớn, đặc biệt là năng lực và động lực đổi mới sáng tạo.


Các chuyên gia tham gia Phiên đối thoại "Đưa Ấn Độ và Việt Nam trở thành các quốc gia khởi nghiệp hậu Covid-19"

Hiện Ấn Độ có hơn 70.000 doanh nghiệp khởi nghiệp và 107 các công ty "kỳ lân". Để phát triển cộng đồng khởi nghiệp, Ấn Độ có những điều kiện hỗ trợ như: Công nghệ và hệ sinh thái công nghệ được xây dựng và kết hợp cùng nhau, giúp người tiêu dùng có các trải nghiệm công nghệ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp; có sẵn cơ sở hạ tầng số phát triển, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp giảm chi phí. Bên cạnh đó, Ấn Độ có cộng đồng các nhà đầu tư mạo hiểm, năng động; có các chương trình ươm tạo và tăng tốc, cung cấp các nền tảng để người khởi nghiệp giới thiệu các ý tưởng sáng tạo; có các tổ chức tư nhân hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Ấn Độ. Đặc biệt, hiện nay, các ngân hàng lớn và các công ty công nghệ lớn cũng đang có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Nền tảng nhân tài tốt cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp Ấn Độ phát triển khởi nghiệp nhanh. Cùng với đó, là chính sách thuế và chương trình hỗ trợ tài chính khá tốt.

Việt Nam hiện có trên 3.000 doanh nghiệp và 04 công ty đã trở thành các công ty "kỳ lân".

So sánh nền kinh tế giữa hai quốc gia, Ấn Độ và Việt Nam có những điểm tương đồng và có thể hỗ trợ cùng nhau phát triển. Đó là những nền kinh tế tăng trưởng nhanh và đều hưởng lợi từ sự chuyển dịch của địa – chính trị trong khu vực và trên thế giới. Và Việt Nam là một trong những điểm đến quan trọng mà các doanh nghiệp tìm đến để đa dạng cho chuỗi cung ứng của mình. Hiện Việt Nam và Ấn Độ đều có trung tâm sản xuất, xuất khẩu và khởi nghiệp. Cả hai quốc gia đều có hệ sinh thái có tiến độ phát triển nhanh. 

Bên cạnh những tương đồng, hai quốc gia cũng có những thế mạnh của riêng mình. Trong đó, sản xuất và logistics là hai thế mạnh của Việt Nam. Do đó, sẽ có nhiều "starup" tham gia vào các lĩnh vực này. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam sẽ tập trung phát triển thị trường trong nước và cũng sẽ có nhiều "starup" nước ngoài vào Việt Nam.


Các đại biểu tham gia Phiên đối thoại

Đối với nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Việt Nam là điểm đến sớm nhất (nằm ngoài thị trường Nhật Bản) mà các doanh nghiệp lựa chọn. Bởi Việt Nam có thị trường rộng lớn gần 100 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ và năng động, độ tuổi trung bình khoảng 30. Một lực lượng lao động trẻ, nhanh tiếp thu những điều mới mẻ và là thế hệ có tư duy mới, năng động khám phá. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có sự đầu tư rất lớn về giáo dục. Đây là tín hiệu của một nền kinh tế tri thức đang dần được hình thành. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ thuế của Việt Nam đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ cũng là điểm thu hút các nhà đầu tư và các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước. 

Với sự tương đồng ở các lĩnh vực nông nghiệp, chăm sóc y tế và quốc phòng - an ninh, đây là thời điểm thích hợp để hai quốc gia tăng cường hợp tác đề tăng trưởng cùng nhau, tạo ra chuỗi cung ứng bổ sung cho nhau. Đặc biệt là để Ấn Độ và Việt Nam trở thành hai trung tâm sản xuất điện tử lớn trên thế giới, với thế mạnh phần mềm tại Việt Nam và phần cứng ở Ấn Độ. 

Mặc dù sẽ còn nhiều thách thức, nhưng với tinh thần khởi nghiệp, với tinh thần doanh nghiệp và với thái độ nhiệt huyết và không ngại khó khăn, hai quốc gia nhất định sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ.

Khai thác tiềm năng đầu tư, xuất khẩu giữa hai thị trường Việt Nam - Ấn Độ

Tại Phiên đối thoại "Tiếp cận các thị trường toàn cầu" do ông Robinder Sachdev - Chủ tịch Viện Imagindia (Ấn Độ) chủ trì đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến việc tiếp cận các thị trường toàn cầu; tăng cường chú trọng vào lĩnh vực sản xuất và tăng trưởng xuất khẩu của Chính phủ Ấn Độ và Việt Nam.

Theo các diễn giả, Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mới với yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững dựa trên đổi mới và sáng tạo, khai thác những lợi thế của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Kinh tế toàn cầu trong những năm tới được dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp khó lường với rủi ro tiềm ẩn từ các cuộc xung đột địa chính trị, chiến tranh thương mại, dịch bệnh, chu kỳ khủng hoảng kinh tế, gây ra những hệ lụy về đứt gãy chuỗi cung ứng, khủng hoảng năng lượng, áp lực lạm phát… Trong bối cảnh đó, xuất khẩu - một trong ba trụ cột của nền kinh tế cần được đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn, đòi hỏi sự cập nhật và hoạch định những định hướng chính sách mới, giải pháp căn cơ mang tính chiến lược đối với hoạt động xuất, nhập khẩu.

tiepcanthitruong 1.jpg

Phiên đối thoại "Tiếp cận các thị trường toàn cầu"

Thời gian qua, hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ tăng nhanh. Năm 2021, lần đầu tiên thương mại song phương hai nước vượt mốc 13 tỷ đô la Mỹ, tăng 36,5% so với năm 2020. Đặc biệt, chỉ trong 5 năm sau khi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016, kim ngạch thương mại hai nước đã tăng gấp đôi và mục tiêu của năm 2022 là 15 tỷ đô la Mỹ.

Về triển vọng đầu tư tại Việt Nam, các chuyên gia đánh giá Việt Nam và Ấn Độ có nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông… Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu quả thanh long, các mặt hàng gia vị như quế, hồi, tiêu, thảo quả… tới Ấn Độ. Đặc biệt, doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư vào sản xuất các sản phẩm nông sản mang giá trị gia tăng tại Việt Nam để xuất khẩu trở lại thị trường Ấn Độ do nhu cầu về thực phẩm chế biến tại Ấn Độ rất cao. 

tiepcanthitruong 2.jpg

Các đại biểu tham dự tại Phiên đối thoại

Ngoài ra, Việt Nam và Ấn Độ còn có tiềm năng mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như dược phẩm, dệt may, thực phẩm chế biến… Trong lĩnh vực dược phẩm, hiện có khoảng 150 doanh nghiệp Ấn Độ hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên, chưa có hợp tác liên doanh nào giữa doanh nghiệp hai nước. Nếu có thể phát triển hợp tác liên doanh sẽ giúp chuyển giao các công nghệ cao trong sản xuất dược phẩm, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dược phẩm sang các quốc gia trong khu vực. Đ​ối với các sản phẩm dệt may, may mặc, cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào lĩnh vực xơ, sợi nhân tạo tại Việt Nam.

9/26/2022 11:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtẤn Độ, Việt Nam, Điểm sáng, triển vọng, kinh tế, toàn cầu310-an-do-viet-nam-diem-sang-trong-trien-vong-kinh-te-toan-caTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Lấy ý kiến danh sách đề nghị khen thưởng cấp Nhà nướcLấy ý kiến danh sách đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước

TTĐT - ​Sở Nội vụ (cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh) lấy ý kiến danh sách đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

Theo đó, đề nghị xét tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 02 cá nhân đã có thành tích trong công tác từ năm học 2019 - 2020 đến năm học 2023 - 2024, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, gồm: Bà Trần Thị Kim Chung - Hiệu trưởng Trường Mầm non Võ Thị Sáu, thành phố Dĩ An; ông Phan Thành Tâm - Hiệu trưởng Trường THCS Khánh Bình, thành phố Tân Uyên.

Mọi ý kiến đóng góp gửi về địa chỉ: Sở Nội vụ, tầng 18 Tháp A, Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương.

Thời gian lấy ý kiến từ ngày 28/11 đến ngày 12/12/2024.​

11/29/2024 12:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtLấy ý kiến danh sách, đề nghị, khen thưởng cấp Nhà nước524-lay-y-kien-danh-sach-de-nghi-khen-thuong-cap-nha-nuoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.333333
3
Lấy ý kiến danh sách đề nghị khen thưởng cấp Nhà nướcNewLấy ý kiến danh sách đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước

TTĐT - ​Để đảm bảo việc xét tặng Huân chương Lao động đúng quy trình, Sở Nội vụ - cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân về danh sách đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước. 

Theo đó, đề nghị khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích trong công tác từ năm học 2019 - 2020 đến năm học 2023 - 2024, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Cụ thể, đề nghị tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho tập thể Trường Mầm non Tuổi Ngọc, thành phố Thủ Dầu Một.

Tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho tập thể Trường THCS Chu Văn An, thành phố Thủ Dầu Một và 03 cá nhân: Bà Phạm Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS Phú Mỹ; bà Vũ Thị Hồng, Giáo viên Trường THCS Nguyễn Văn Cừ và bà Dương Thị Hào, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Cừ, thành phố Thủ Dầu Một.

Thời gian lấy ý kiến từ ngày 10/12/2024 đến ngày 25/12/2024.

Mọi ý kiến đóng góp gửi về địa chỉ: Sở Nội vụ (Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh), tầng 18, tháp A, Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương.

12/11/2024 3:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtlấy ý kiến, đề nghị, khen thưởng cấp Nhà nước696-lay-y-kien-danh-sach-de-nghi-khen-thuong-cap-nha-nuoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con ngườiNewHội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người

TTĐT - ​Sáng 11-12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và GS. TS Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đồng chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người.  Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.​

Tham dự tại điểm cầu tỉnh Bình Dương có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể, các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh.

HVCTQGình 6.jpg

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu khai mạc hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS. TS Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nêu rõ, trong kỷ nguyên mới này, quyền con người, quyền công dân được Đảng, Nhà nước ta tiếp tục quan tâm và ngày càng được bảo đảm tốt hơn, như khát khao tột bậc khi sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong ước. Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người nói chung, giáo dục quyền con người nói riêng là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới.

HVCTQGHình 2.jpg

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bình Dương

Hội nghị đã nghe các báo cáo tham luận của các Bộ, ngành và một số tỉnh, thành về giáo dục quyền con người, những khó khăn, hạn chế và giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển toàn diện con người, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Các quyền con người cơ bản như quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền về giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, các quyền tự do dân chủ trên lĩnh vực chính trị, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tiếp cận thông tin đều đạt những tiến bộ rõ rệt.

Đảng và Nhà nước đã từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối và pháp luật về phát triển con người, tôn trọng, bảo đảm bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Điều này được khẳng định và thể hiện thống nhất xuyên suốt trong những văn kiện quan trọng nhất của Đảng.

Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá kết quả và hạn chế trong việc thực hiện Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung về quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; đồng thời qua đó làm cơ sở trình Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị về giáo dục quyền con người trong tình hình mới vào năm 2025.​

12/11/2024 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtHội nghị toàn quốc, giáo dục quyền con người32-hoi-nghi-toan-quoc-ve-giao-duc-quyen-con-nguoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Nông nghiệp tăng trưởng 3,83%, cao nhất trong nhiều nămNông nghiệp tăng trưởng 3,83%, cao nhất trong nhiều năm

TTĐT - ​Chiều 03-01, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị.

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở ngành.

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, năm 2023, tăng trưởng GDP toàn ngành Nông nghiệp đạt 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế. Trong đó, nông nghiệp tăng 3,88%; thủy sản tăng 3,71% và lâm nghiệp tăng 3,74%. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản duy trì mức cao, trên 53 tỷ đô la Mỹ; thặng dư thương mại cao nhất từ trước tới nay 12,07 tỷ đô la Mỹ, tăng 43,7%. Trong đó một số mặt hàng tăng cao kỷ lục như: Rau quả 5,69 tỷ đô la Mỹ, tăng 69,2%; gạo 4,78 tỷ đô la Mỹ, tăng 38,4%; gạo ST25 lần thứ 2 đạt giải quán quân, ngon nhất thế giới; hạt điều 3,63 tỷ đô la Mỹ, tăng 17,6%. Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.

tkbonn1.jpg

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, quyết liệt hơn trong hoạt động thực tiễn, hội nghị đã đánh giá và chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần tập trung khắc phục của ngành NNPTNT. Quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (về lâm nghiệp, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão) chưa được ban hành đúng kế hoạch. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có nhiều điểm sáng, thặng dư thương mại đạt cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, nhưng tổng giá trị xuất khẩu mới chỉ gần đạt chỉ tiêu Chính phủ giao. Các hình thức tổ chức và liên kết sản xuất hiệu quả chưa thật sự ổn định. Liên kết theo chuỗi giá trị để thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao để giảm chi phí trung gian, nâng cao giá trị gia tăng chưa phổ biến. Công tác phối hợp điều tiết sản xuất và giá một vài mặt hàng thiết yếu (lợn, gia cầm...) chưa thực sự hiệu quả.

Năm 2024, ngành NNPTNN tiếp tục chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông, lâm, thủy sản; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3,0 - 3,5%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 54 - 55 tỷ đô la Mỹ. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 80%; có 290 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm 82%. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 58%. Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42,02%, nâng cao chất lượng rừng.

tkbonn2.jpg

Năm 2024, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3,0 - 3,5%. Ảnh: Quy trình sản xuất chuối xuất khẩu tại Trang trại công nghệ cao Unifarm (xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương)

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ, ngành NNPTNT không thỏa mãn với những kết quả đã đạt được, không chủ quan, lơ là, cũng không bi quan, lo sợ trước những diễn biến phức tạp, khó khăn, thách thức, tình hình luôn thay đổi. Phát huy tinh thần tấn công, đặt mục tiêu tăng trưởng toàn ngành cao hơn (khoảng 3,5-4%), xuất khẩu nông, lâm, thủy sản từ 55 tỷ đô la Mỹ trở lên… Thủ tướng yêu cầu ngành NNPTNT đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, coi đây là động lực mới, đòi hỏi khách quan, lựa chọn đúng đắn, ưu tiên nguồn lực để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại.

1/3/2024 10:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtnông nghiệp, tăng trưởng cao850-nong-nghiep-tang-truong-3-83-cao-nhat-trong-nhieu-naTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.5
1
Tập đoàn ManWah (Đài Loan) đầu tư dự án hơn 300 triệu đô la Mỹ tại Bình DươngTập đoàn ManWah (Đài Loan) đầu tư dự án hơn 300 triệu đô la Mỹ tại Bình Dương

​TTĐT - Chiều 02-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Trần Thanh Liêm – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tiếp ông Hoàng Mẫn Lợi – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn ManWah (Đài Loan).

Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm đã thông tin với Đoàn những điểm nổi bật trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương cũng như công tác thu hút đầu tư nước ngoài và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Đài Loan tại Bình Dương thời gian qua.

ManWah 2.jpg

Ông Trần Thanh Liêm – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng quà lưu niệm cho ông Hoàng Mẫn Lợi – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn ManWah​

Trao đổi với lãnh đạo tỉnh, ông Hoàng Mẫn Lợi đã thông báo tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn. Tập đoàn ManWah chuyên sản xuất ghế sô pha, máy mát-xa và phụ kiện làm máy mát-xa xuất khẩu. Hiện tại, ManWah có 11 chi nhánh đang hoạt động trên thế giới; trong đó, chi nhánh đang xây dựng tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ là chi nhánh có quy mô lớn nhất với tổng vốn đầu tư trên 300 triệu đô la Mỹ. Trong những năm tiếp theo, Tập đoàn sẽ đầu tư mở rộng cho chi nhánh này thêm 500 triệu đô la Mỹ, tập trung phát triển sản xuất mặt hàng ngũ kim, phụ kiện máy mát-xa. Ông Hoàng Mẫn Lợi cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Bình Dương thời gian qua và mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền tỉnh để đẩy mạnh quá trình đầu tư của Tập đoàn, đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh.

11/2/2018 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnh; Thông tin đối ngoạiTin/CMSImageNew/2018-11/Tin 3 ngay 06.mp3Xem chi tiếtManWah, Đài Loan, 30097-tap-doan-manwah-dai-loan-dau-tu-du-an-hon-300-trieu-do-la-my-tai-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.85
10
Đúc kết bài học kinh nghiệm và triết lý để đưa Bình Dương tiếp tục phát triển nhanh, bền vữngĐúc kết bài học kinh nghiệm và triết lý để đưa Bình Dương tiếp tục phát triển nhanh, bền vững

TTĐT - ​Trong 2 ngày 19 và 20/4/2022, Bình Dương sẽ tổ chức Hội thảo khoa học "Tiếp nối truyền thống, tỉnh Bình Dương chặng đường một phần tư thế kỷ: Thành tựu và Triển vọng". Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - khoa học quan trọng của Bình Dương trong năm 2022. 

Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương (Cổng TTĐT) đã phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng Thao (ảnh) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo để biết thêm một số thông tin về Hội thảo.

Cổng TTĐT: Thưa ông, sắp tới đây, tỉnh sẽ tổ chức Hội thảo khoa học "Tiếp nối truyền thống, tỉnh Bình Dương chặng đường một phần tư thế kỷ: Thành tựu và Triển vọng". Xin ông cho biết mục đích và ý nghĩa của Hội thảo?

Ông Nguyễn Hoàng Thao: Với lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm, trải qua nhiều diễn biến của thời gian và nhiều chế độ xã hội, đặc biệt là 25 năm kể từ khi tỉnh Sông Bé chia tách thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, đến nay Bình Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng và nổi bật về xây dựng hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội, con người, quốc phòng - an ninh… Tuy nhiên cũng có nhiều tồn tại, hạn chế và nhiều bài học kinh nghiệm cần phải tổng kết để hoạch định chiến lược phát triển trong thời gian tới. Với suy nghĩ và ý tưởng đó, Tỉnh ủy Bình Dương phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Tiếp nối truyền thống, tỉnh Bình Dương chặng đường một phần tư thế kỷ: Thành tựu và Triển vọng".

Hội thảo khoa học là dịp để tỉnh Bình Dương kỷ niệm 25 năm xây dựng và phát triển trên nền tảng kế thừa từ tỉnh Sông Bé, tổng kết lại chặng đường phát triển nhiều nỗ lực, cố gắng và đầy vinh quang của toàn Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bình Dương. Thông điệp của Hội thảo sẽ khẳng định và tôn vinh những thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh đạt được trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiếp nối xứng đáng những nền tảng, thành tựu của tỉnh Sông Bé. Từ đó, góp phần khơi gợi niềm tự hào, củng cố niềm tin cho mọi tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời đại mới, phát triển và hội nhập hiện nay, tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua lao động sản xuất, công tác, học tập, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Qua Hội thảo lần này, sẽ nêu bật tính chủ động, quyết tâm chính trị và sự linh hoạt của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương trong việc vận dụng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để cụ thể hóa thành những chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn địa phương, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của tỉnh.

Đồng thời, Hội thảo là cơ hội để tỉnh nhận diện những khuyết điểm, hạn chế cùng những cơ hội, thách thức, qua đó đề xuất những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. 

Cổng TTĐT: Xin ông thông tin sơ nét về nội dung chương trình Hội thảo?

Ông Nguyễn Hoàng Thao: Hội thảo sẽ diễn ra trong 2 ngày 19 và 20/4/2022 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương (số 01 đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một).

Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tiếp theo các phiên chuyên đề và phiên toàn thể. Riêng phiên toàn thể được truyền hình trực tiếp trên kênh BTV1 của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương và được trực tuyến đến điểm cầu cấp huyện và cấp xã.

Tại các phiên thảo luận chuyên đề và phiên toàn thể, các đại biểu tham dự sẽ tập trung phát biểu tham luận, thảo luận các nhóm nội dung về: Xây dựng hệ thống chính trị và bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, điều hành; Kinh tế - Phát triển đô thị; Con người - Văn hóa - Xã hội; Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại. Trong đó  tập trung đánh giá thành tựu cũng như tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; những vấn đề đặt ra và những đề xuất, khuyến nghị, giải pháp để tỉnh Bình Dương phát triển nhanh, bền vững, tiếp tục đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển chung của đất nước.

Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng sẽ được tham quan thực tế các mô hình phát triển kinh tế, đô thị, xây dựng thành phố thông minh, phát triển khoa học - công nghệ, danh thắng… trên địa bàn tỉnh để bổ sung thông tin thực tế phục vụ cho việc trình bày nội dung tham luận tại Hội thảo.

Ban Tổ chức cũng trưng bày, triển lãm ảnh tư liệu, ảnh nghệ thuật, tác phẩm mỹ thuật, sản phẩm kỹ thuật - Robocon, sơn mài, gốm sứ, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh trong thời gian diễn ra Hội thảo.

Cổng TTĐT: Thưa ông, đến nay công tác chuẩn bị cho Hội thảo như thế nào? Ban Tổ chức Kỳ vọng gì sau Hội thảo?

Ông Nguyễn Hoàng Thao: Để tổ chức Hội thảo thành công, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập Ban Tổ chức Hội thảo và các Tổ chuyên môn giúp việc cho Ban Tổ chức gồm Tổ Nội dung, Tổ Truyền thông, Tổ Thư ký và Tổ Quản trị - Hậu cần. Sau một thời gian tập trung, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ đề ra, đến nay, các bước chuẩn bị cho Hội thảo đã cơ bản hoàn tất.

Ban Tổ chức Hội thảo đặc biệt quan tâm đến việc mời các nhà khoa học, chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội, nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ để có những bài phát biểu, tham luận tại Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Sông Bé, Bình Dương, Bình Phước qua các thời kỳ cùng với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Lào Cai; đại diện lãnh đạo các địa phương nước ngoài có ký kết chương trình hợp tác với Bình Dương; đại diện các tổ chức quốc tế mà Bình Dương là thành viên…

Đến nay, Ban Tổ chức đã nhận được gần 175 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học (trong đó có gần 80 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ) theo 04 nhóm chuyên đề của Hội thảo. Qua đánh giá sơ bộ nội dung, chúng tôi nhận thấy các tham luận gửi đến Hội thảo rất chất lượng, tâm huyết, sẽ là những gợi ý, đề xuất thiết thực để tỉnh xây dựng phương hướng phát triển trong thời gian tới.

Kết thúc Hội thảo, Tỉnh ủy Bình Dương sẽ công bố Thông điệp Bình Dương 2022, khẳng định sự kế thừa, tiếp nối truyền thống đưa tỉnh Bình Dương phát triển vượt bậc trong 25 năm qua. Đồng thời, đúc kết những bài học kinh nghiệm và triết lý phát triển để tỉnh Bình Dương tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới đáp ứng kỳ vọng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà.

Ban Tổ chức kỳ vọng, sau khi tổ chức thành công Hội thảo, sẽ xây dựng một cuốn kỷ yếu trở thành tư liệu quý phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng và hoạch định chính sách phát triển trong giai đoạn mới.

Cổng TTĐT: Thưa ông, chặng đường 25 năm qua Bình Dương đã có những bứt phá ngoạn mục để đưa tỉnh trở thành một tỉnh phát triển trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Bình Dương đang bước tiếp một chặng đường mới với nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Nhân dịp này, ông có đôi điều gì chia sẻ đến cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh nhà?

Ông Nguyễn Hoàng Thao: Như tôi đã đề cập, Bình Dương đạt được những thành tựu như hiện nay có nền tảng từ quá trình xây dựng và phát triển lâu dài, trong đó nhân tố con người là quan trọng và quyết định. Con người Bình Dương hiền hòa, đôn hậu, cần cù, sáng tạo và quyết tâm gắn bó với quê hương. Khi gặp những trở ngại, khó khăn, toàn Đảng bộ và nhân dân đã phát huy tinh thần đoàn kết một lòng, chung sức vượt qua thách thức. Trên cơ sở nền tảng gầy dựng, vun đắp của các thế hệ đi trước, còn nhiều yếu tố khác về cơ sở hạ tầng, điều kiện địa lý, quan hệ đối ngoại, những doanh nghiệp đầu tàu… đã tạo dựng nên một Bình Dương phát triển như ngày hôm nay. Hội thảo khoa học được tổ chức cũng với mong muốn khơi gợi niềm tự hào, củng cố niềm tin cho mọi tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua lao động sản xuất, công tác, học tập, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Nhân đây, tôi mong muốn toàn Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà vì niềm tự hào chung để tiếp tục góp sức đưa Bình Dương ngày càng phát triển nhanh và bền vững, gặt hái nhiều thành công mới, thắng lợi mới trong thời gian tới.​

Theo chương trình Hội thảo, sáng ngày 19/4/2022, các đại biểu tham dự Hội thảo tham quan thực tế tại một số địa điểm như: Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore I, II; khu sản xuất và trưng bày gốm sứ của Công ty Minh Long I; Trung tâm điều hành Thành phố thông minh; Chùa Hội Khánh (TP.Thủ Dầu Một) nghe giới thiệu dự án Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc; Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, Khu nhà ở xã hội Định Hòa, Trung tâm Điều hành thành phố thông minh…

Buổi chiều ngày 19/4/2022, bắt đầu từ 13h30 diễn ra 04 phiên chuyên đề của Hội thảo, gồm: Xây dựng hệ thống chính trị và bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, điều hành; Kinh tế - Phát triển đô thị; Con người – Văn hóa – Xã hội; Quốc phòng – An ninh – Đối ngoại.

Sáng ngày 20/4/2022, bắt đầu từ 7h30 diễn ra phiên toàn thể Hội thảo.​


4/15/2022 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhBài phỏng vấnXem chi tiếtĐúc kết bài học kinh nghiệm, triết lý, đưa Bình Dương, tiếp tục phát triển nhanh và bền vững678-duc-ket-bai-hoc-kinh-nghiem-va-triet-ly-de-dua-binh-duong-tiep-tuc-phat-trien-nhanh-ben-vunTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Ra mắt Câu lạc bộ “Thiện nguyện vì bệnh nhi ung thư” tỉnh Bình DươngRa mắt Câu lạc bộ “Thiện nguyện vì bệnh nhi ung thư” tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​Sáng 14-11, tại TP. Thủ Dầu Một, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ "Thiện nguyện vì bệnh nhi ung thư" tỉnh Bình Dương.​

Tham dự có bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Võ Thị Bạch Yến - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; bà Nguyễn Thị Lệ Trinh - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh; bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Ra mắt Câu Lạc bộ “Thiện nguyện Hình 2.jpg 

Đại biểu tham dự Lễ ra mắt Câu lạc bộ "Thiện nguyện vì bệnh nhi ung thư"

Ra mắt Câu Lạc bộ “Thiện nguyện Hình 1.jpg

Toàn cảnh Lễ ra mắt Câu lạc bộ "Thiện nguyện vì bệnh nhi ung thư"

Theo thống kê của Hội LHPN tỉnh, hiện có 95 bệnh nhi ung thư có hoàn cảnh khó khăn đang cần sự chung tay chăm lo, hỗ trợ chi phí điều trị.

 Việc thành lập Câu lạc bộ (CLB) "Thiện nguyện vì trẻ em ung thư" là một tổ chức xã hội tự nguyện, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động hỗ trợ chăm lo cho các em bị bệnh ung thư có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em được yên tâm điều trị bệnh và được đến trường như bao trẻ em khác.

Ra mắt Câu Lạc bộ “Thiện nguyện Hình 4.jpg

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trao Quyết định thành lập CLB cho Ban Chủ nhiệm

Hoạt động chính của CLB gồm hỗ trợ chi phí điều trị bệnh; chi phí sinh hoạt hàng tháng; tặng quà, học bổng cho các em nhân các dịp lễ, ngày Quốc tế Thiếu nhi, Tết Trung thu.

Phương thức hoạt động của CLB là kết nối để những thành viên thiện nguyện đến với những hoàn cảnh bệnh nhi và có sự hỗ trợ về chi phí điều trị, chi phí sinh hoạt, động viên tinh thần các em và gia đình. Mỗi thành viên CLB sẽ là tuyên truyền viên tích cực, tham gia vận động các nguồn lực từ các nhà hảo tâm, những tấm lòng vàng để tổ chức các hoạt động chăm lo cho các em đạt kết quả tốt hơn.

Ra mắt Câu Lạc bộ “Thiện nguyện Hình 11.jpg

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trao hỗ trợ chi phí cho gia đình các em bệnh nhi nặng, có hoàn cảnh khó khăn

Hình 7Ra mắt Câu Lạc bộ “Thiện nguy.jpg

Ban tổ chức trao hỗ trợ chi phí điều trị 5 triệu đồng cho 08 gia đình các em bệnh nhi nặng, có hoàn cảnh khó khăn

Việc thành lập CLB "Thiện nguyện vì bệnh nhi ung thư" nhằm góp phần chia sẻ phần nào khó khăn với gia đình các em. Qua đó, CLB cũng mong muốn xã hội, các tổ chức, nhà hảo tâm dành sự quan tâm đặc biệt đến các em nhỏ kém may mắn để các em luôn được sống trong tình yêu thương của gia đình, xã hội.

Bước đầu, CLB có 23 thành viên và 03 tập thể tham gia, với Ban chủ nhiệm gồm 05 thành viên, bà Võ Thị Bạch Yến - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm Chủ nhiệm CLB. Với thông điệp "Kết nối trái tim - san sẻ yêu thương và khát vọng", CLB sẽ triển khai nhiều hoạt động nhân văn, ý nghĩa, đem niềm vui và hạnh phúc đến cho các bệnh nhi và gia đình các em. CLB sẽ trở thành sợi dây kết nối những tấm lòng nhân ái, lan tỏa tình yêu thương tới cộng đồng.

Ra mắt Câu Lạc bộ “Thiện nguyện hinh5.jpg

Ban tổ chức tri ân các nhà hảo tâm tham gia đóng góp, ủng hộ​

Tại Lễ ra mắt, đại diện Hội tương tế người Hoa TP. Thủ Dầu Một, các tổ chức kinh tế, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tham gia đóng góp ủng hộ số tiền trên 340 triệu đồng.

Từ nguồn ủng hộ, đóng góp của các nhà hảo tâm, Ban Chủ nhiệm  CLB đã tổ chức trao hỗ trợ đợt 1 chi phí điều trị cho 08 gia đình các em bệnh nhi nặng, có hoàn cảnh khó khăn, mỗi gia đình được hỗ trợ số tiền 5 triệu đồng. Đồng thời trao tặng 26 suất quà cho các bệnh nhi ung thư tại TP. Thủ Dầu Một, TP. Dĩ An và TP. Thuận An; mỗi phần gồm quà tặng và 3 triệu đồng tiền mặt.

11/14/2024 3:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtRa mắt, Câu lạc bộ Thiện nguyện vì bệnh nhi ung thư, tỉnh Bình Dương411-ra-mat-cau-lac-bo-thien-nguyen-vi-benh-nhi-ung-thu-tinh-binh-duonFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Bình Dương: Tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắcBình Dương: Tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc

TTĐT - ​​Sáng 22-7, tại Kỳ họp thứ 16 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

GRDP tăng 6,19%

Trong 6 tháng đầu năm 2024, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên các ngành, lĩnh vực; tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và các dự án bất động sản, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tình hình kinh tế - xã hội đạt được một số kết quả tích cực. Trong số 36 chỉ tiêu chủ yếu, đến nay hầu hết các chỉ tiêu đều đạt từ 50% kế hoạch trở lên, trong đó có 11 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,19% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ tăng 3,55%); trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 5,81%; dịch vụ tăng 7,36%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,2%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,29%.

Hoạt động sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm có nhiều khởi sắc, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh dần phục hồi. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,63% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ tăng 2,65%). Tỉnh đã tổ chức động thổ xây dựng Cụm công nghiệp An Lập (75 hecta); đang nghiên cứu đầu tư khu công nghiệp cơ khí, khu công nghệ thông tin tập trung..., phục vụ thu hút các ngành cơ khí ô tô và phát triển công nghiệp công nghệ cao.

ktxhkyhop 1.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày tại Kỳ họp

Ngành điện đã chủ động các giải pháp đảm bảo cung ứng đủ điện cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh; tuyên truyền người dân, doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Công tác quy hoạch phát triển điện, cung cấp điện, quản lý đầu tư, di dời, giải tỏa đền bù liên quan các dự án, công trình điện... luôn được quan tâm thực hiện. Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 8,2 tỷ KWh, tăng 15,08% so với cùng kỳ; đã tiết kiệm được 190,9 triệu KWh điện; duy trì tỷ lệ hộ sử dụng điện trên toàn tỉnh đạt 99,99%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 166.180 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,2%). Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa duy trì tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu ước đạt  gần 16,3 tỷ đô la Mỹ, tăng 10,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 19%), kim ngạch nhập khẩu ước đạt trên 11,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 9,9% (cùng kỳ giảm 17%).

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 68.949 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công (đến ngày 01/7/2024) là 4.287 tỷ đồng, đạt 19,5% kế hoạch HĐND tỉnh giao và đạt 28,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Đầu tư trong nước đã thu hút được 29.762 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (tăng 7,5% so với cùng kỳ). Đầu tư nước ngoài đã thu hút được 825 triệu đô la Mỹ (đạt 85% so với cùng kỳ), trong đó có 96 dự án đầu tư mới (465 triệu đô la Mỹ), 60 dự án điều chỉnh tăng vốn (276 triệu đô la Mỹ).

kcn.jpg

Phát triển các khu công nghiệp xanh, bền vững​​

Tính đến ngày 30/6/2024, ước thu ngân sách được 35.478 tỷ đồng, đạt 50% dự toán HĐND tỉnh thông qua và đạt 55% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 12% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách ước thực hiện 7.575 tỷ đồng, đạt 25% dự toán, bằng với cùng kỳ; trong đó, chi đầu tư phát triển 3.015 tỷ đồng, chiếm 39,8%.

Hiện nay, Bình Dương có 38/38 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 03/38 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. 

Tỉnh đang tập trung hoàn thiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiến độ thi công đường Vành đai 3, thủ tục đầu tư đường Vành đai 4, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành được khẩn trương thực hiện.

An sinh xã hội được quan tâm chăm lo

Công tác an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, huy động nguồn lực xã hội chăm lo đời sống người có công, đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, trẻ em, người nghèo và công nhân lao động trong dịp lễ, Tết được triển khai thực hiện chu đáo.

Tỉnh đã xây dựng và sửa chữa 26 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết; cấp 18.803 thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo và cận nghèo; triển khai giải pháp hiển thị trạng thái quản lý chi trả an sinh xã hội trên app Công dân số tỉnh và VNelD.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã hồi phục. Tình hình lao động, việc làm có bước khởi sắc, một số ngành sản xuất công nghiệp chủ lực của tỉnh có lượng đơn hàng xuất khẩu mới tăng nên có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn. Tỉnh đã chủ động liên hệ, làm việc với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để ký kết hợp tác cung ứng, tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp, liên tục cập nhật nhu cầu tuyển dụng lao động trên các trang mạng xã hội; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

laodong.jpg

Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tình hình lao động có bước khởi sắc

Trong 6 tháng đầu năm, có 3.210 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 40.854 lao động; đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 54.172 người; ước tạo việc làm tăng thêm cho 16.590 người (đạt 47,4% kế hoạch).

Bình Dương triển khai thực hiện Mô hình 15 (thuộc Đề án 06) về tổ chức thu thập, cập nhật tổng hợp thông tin về người lao động trên địa bàn tỉnh lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tiếp tục phát triển Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, đến nay, tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt 92,09%. Đồng thời chấp thuận chủ trương đầu tư 02 dự án nhà ở xã hội (Hòa Phú và Thống Nhất) với quy mô 5.968 căn hộ.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; các cơ sở khám, chữa bệnh được củng cố, kiện toàn, hoạt động đi vào nề nếp, việc trực khám và điều trị bệnh kỹ thuật cao được triển khai hiệu quả. 

Công tác giáo dục và đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực. 

Các thiết chế văn hóa, thể thao và di tích từ cấp tỉnh đến cơ sở tiếp tục được đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo. Hoạt động du lịch có sự khởi sắc; đã thu hút hơn 2 triệu lượt khách (tăng 36,7% so với cùng kỳ), doanh thu đạt 1.200 tỷ đồng (tăng 33,3%). 

Các hoạt động văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn; thể thao thành tích cao đạt kết quả tốt tại các kỳ đại hội quốc gia, khu vực; đã cử 54 đội thể thao tham dự các giải quốc tế, quốc gia, cụm, khu vực mở rộng, đạt 197 huy chương các loại.

ioc.jpg

Đoàn khách quốc tế tham quan Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Bình Dương

Hoạt động chuyển đổi số tiếp tục được các cấp, các ngành tập trung thực hiện; xây dựng 02 Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh cấp huyện; đẩy mạnh chỉnh trang, hạ ngầm cáp viễn thông trên 21 tuyến đường, với tổng chiều dài 40 km; triển khai thí điểm phủ sóng mạng thông tin di động 5G trong khuôn viên Trung tâm Hành chính tỉnh… Tính đến hết tháng 5/2024, tỷ lệ thủ tục hành chính được triển khai dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện toàn trình đạt 52,6%; tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính được đồng bộ về Cổng Dịch vụ công Quốc gia đạt 97,8%.

Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác giao quân nghĩa vụ được triển khai thực hiện tốt, hoàn thành chỉ tiêu được giao trong năm 2024; phòng, chống cháy, nổ và cứu hộ, cứu nạn được tập trung thực hiện. Hoạt động đối ngoại, hợp tác đầu tư, hợp tác hữu nghị với các địa phương và các bên đối tác nước ngoài tiếp tục phát huy hiệu quả.

7/22/2024 7:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTin tổng hợpXem chi tiếtBình Dương, Tình hình, kinh tế-xã hộ,i 6 tháng, đầu năm, 2024, tiếp tục khởi sắc272-binh-duong-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-6-thang-dau-nam-2024-tiep-tuc-khoi-saTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4.25
2
Bình Dương phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến phục vụ xuất khẩuBình Dương phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến phục vụ xuất khẩu

TTĐT - Sáng 26-3, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị "Thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật". ​​

​Tham dự có ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y các tỉnh, thành: Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang, Bình Phước, Long An, Hà Nội, Nghệ An, Bình Định, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Hiệp hội trang trại và doanh nghiệp Việt Nam…

Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm động vật của Việt Nam sang các nước

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, trong năm 2021, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật và thức ăn chăn nuôi mặc dù bị anh hưởng của dịch Covid-19 nhưng vẫn tăng trưởng ở mức cao cả về số lượng và kim ngạch (đạt trên 1,5 tỷ đô la Mỹ) trong đó có phần đóng góp quan trọng của ngành Chăn nuôi. Cụ thể, tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân đạt khoảng 5-6%, sản lượng thịt các loại khoảng 6,2 triệu tấn. Nhiều địa phương thực hiện chuyển đổi nhanh cơ cấu từ chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi gia trại, trang trại công nghiệp; từng bước gắn với giết mổ, chế biến tập trung công nghệ, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm.

IMG_3638.JPG

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phúng Đức Tiến phát biểu ​tại hội nghị

Đặc biệt, sự hình thành, đầu tư của các doanh nghiệp lớn như Công ty CP Việt Nam, Công ty Japfa Comfeed, Công ty Dabaco, Công ty GreenFeed... đã góp phần tạo nền tảng phát triển bền vững cho chăn nuôi Việt Nam trong tương lai; tạo điều kiện cho chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh trong những năm qua. Tuy nhiên việc xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật của cả nước hiện chưa tương xứng với tiềm năng ngành Chăn nuôi. Do đó hội nghị nhằm tạo bước khởi đầu trong việc kết nối thông tin giữa cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, công ty nhằm tìm ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, nhất là các sản phẩm có tiềm năng lợi thế của Việt Nam; đề xuất các giải pháp, tạo điều kiện thúc đẩy việc sản xuất và phát triển xuất khẩu sản phẩm ngành Chăn nuôi với mục tiêu là nâng cao giá trị và quảng bá sản phẩm chăn nuôi của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Về kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật trong giai đoạn 2022-2025, Cục thú Y cho biết, mục tiêu là mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm động vật của Việt Nam sang các nước, thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm động vật. Nâng cao chất lượng sản phẩm động vật, xuất khẩu của Việt Nam nhằm đáp ứng quy định của các thị trường nhập khẩu. Xây dựng thành công các chuỗi sản xuất đạt yêu cầu an toàn dịch bệnh (ATDB) và bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của quốc tế.

IMG_4482.JPG 

 Đại biểu trình bày tham luận tại hội nghị

Tại hội nghị, các địa phương đã kiến nghị, đề xuất các giải pháp ​thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật như: Xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch xuất khẩu có tính chiến lược lâu dài; quảng bá xúc tiến thương mại các sản phẩm chăn nuôi có thế mạnh để mở rộng thị trường. Đồng thời tổ chức các hội nghị về xúc tiến thương mại, đầu tư để người chăn nuôi, doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi, liên kết trong dựng chuỗi sản xuất, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Có dự báo kịp thời về tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi và nghiên cứu các giải pháp phòng các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện một cách hiệu quả để ổn định chăn nuôi đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp để nâng cao giá trị sản phẩm. Nghiên cứu các giải pháp kéo giảm giá thức ăn chăn nuôi để giảm giá thành chăn nuôi, tăng sức cạnh tranh sản phẩm. Tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ và thẩm định xây dựng chuỗi, vùng ATDB cho các địa phương. Cục Chăn nuôi sớm xây dựng và triển khai phần mềm, ứng dụng công nghệ số trong quản lý chăn nuôi từ cơ sở đến cấp tỉnh…

Bình Dương kiến nghị bổ sung 02 dự án của tỉnh vào danh mục dự án kêu gọi đầu tư

Phát biểu tại hội nghị, ông Mai Hùng Dũng cho biết, Bình Dương là một trong những tỉnh tiên phong xây dựng thành công nhiều vùng ATDB, quản lý an toàn thực phẩm đảm bảo yêu cầu phục vụ xuất khẩu. Mặc dù là tỉnh tập trung phát triển công nghiệp nhưng trong những năm gần đây ngành Nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh Bình Dương nói riêng vẫn được duy trì phát triển ổn định; cơ cấu ngành Chăn nuôi đã được chuyển đổi mạnh mẽ từ chăn nuôi quy mô nông hộ sang chăn nuôi quy mô trang trại ứng dụng công nghệ cao. Quan điểm của tỉnh là phát triển ngành Chăn nuôi theo hướng trang trại ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hóa gắn với công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường (hiện tại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Bình Dương chiếm khoảng 60-70%). Sản phẩm chăn nuôi đủ cung cấp cho thị trường trong tỉnh, khu vực và có khả năng hướng đến xuất khẩu.

IMG_3633.JPG

Ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương phát biểu tại hội nghị

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, đến nay, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh có khoảng 912.000 con, trong đó chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 60%; tổng đàn gia cầm có khoảng 13,9 triệu con, riêng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 70%. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, mỗi năm tổng đàn heo tăng trung bình khoảng 9%; tổng đàn gia cầm tăng trung bình khoảng 7%. Trong 2 tháng đầu năm 2022, ngành Chăn nuôi tỉnh đã cung ứng ra thị trường trên 500.000 con heo thịt và trên 3,9 triệu con gà thịt, thực hiện kiểm soát giết mổ tại địa phương trên 200.000 con heo và trên 4 triệu con gia cầm.

Có thể nói, ngành Chăn nuôi của tỉnh Bình Dương đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ thịt động vật, sản phẩm động vật cho thị trường trong tỉnh; cung ứng một phần cho thị trường tiêu thụ khu vực Đông Nam bộ và có khả năng hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Hiện nay, tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương đạt kết quả cao trong công tác xây dựng vùng ATDB động vật để hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Tỉnh đã được Cục Thú y công nhận 10 vùng ATDB cấp huyện. Có 47 cơ sở ATDB cấp xã và 185 trang trại chăn nuôi được công nhận ATDB; đã có 19 trang trại chăn nuôi heo đã được công nhận là cơ sở ATDB động vật đối với bệnh dịch tả heo Châu Phi.

Tại hội nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp xem xét bổ sung 02 dự án của tỉnh Bình Dương vào danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2021-2025 theo nội dung Văn bản số 3293/BNN-HTQT ngày 02/06/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hướng dẫn địa phương thực hiện có hiệu quả Đề án Thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Sớm phê duyệt Dự án "Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới" để làm cơ sở pháp lý cho các địa phương thực hiện mục tiêu sản xuất, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.

​ 

3/26/2022 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, chăn nuôi, ứng dụng công nghệ cao, chế biến phục vụ xuất khẩu226-binh-duong-phat-trien-chan-nuoi-theo-huong-trang-trai-ung-dung-cong-nghe-cao-gan-voi-che-bien-phuc-vu-xuat-khaTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3
1
1 - 30Next