Tin tức sự kiện
Thứ 2, Ngày 28/12/2015, 14:05
Tình hình đầu tư hệ thống thoát nước ngoài hàng rào các KCN phía Bắc của tỉnh
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
28/12/2015 | Mai Xuân

TTĐT - Thời gian qua, tỉnh đã cân đối bố trí nguồn vốn khá lớn để đầu tư các hệ thống thoát nước, kiểm soát nước thải bên ngoài khu công nghiệp (KCN) nhằm từng bước cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững.

Quan tâm đầu tư xây dựng

Theo báo cáo của các địa phương, trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, Tân Uyên, huyện Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên hiện đã lập, phê duyệt quy hoạch 20 KCN và 04 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 8.231,3ha. Từ năm 2010 đến nay, UBND tỉnh đã có chủ trương cải tạo, đầu tư mở rộng 36 dự án, hạng mục thoát nước liên quan đến môi trường với tổng mức đầu tư khoảng hơn 5.000 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, từ năm 2013 đến nay, UBND tỉnh đã hoãn, giãn tiến độ triển khai 16/36 dự án, công trình thoát nước liên quan đến môi trường. Mặc dù thực hiện việc hoãn, giãn tiến độ một số dự án thoát nước nhưng với những dự án đang triển khai, tỉnh chủ trương thi công quyết liệt sớm đưa vào vận hành các công trình. Trong đó đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 03 dự án thoát nước ngoài hàng rào các KCN, CCN ở phía Bắc gồm: dự án nạo vét suối Chợ phường Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên), hệ thống thoát nước bên ngoài các KCN An Tây, Mai Trung và Việt Hương 2, đấu nối thoát nước cho KCN An Tây; triển khai sửa chữa, nâng cấp các hạng mục của Dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước cho đập Từ Vân 1, 2 nhằm đảm bảo thoát nước cho khu công nghiệp - đô thị Bàu Bàng.  


Dau tu hang rao KCN 1.jpg

   

Nước thải bên trong hàng rào các KCN, CCN được thải ra bên ngoài chủ yếu qua hệ thống kênh dẫn nước, hồ điều tiết, suối, rạch tự nhiên (Ảnh: Hệ thống thoát nước CCN Phú Chánh, xã Phú Chánh, thị xã Tân Uyên)


Đối với các huyện, thị, thành phố, mặc dù nguồn kinh phí còn hạn chế nhưng các địa phương đã quan tâm bố trí vốn và thực hiện việc nạo vét, cải tạo, gia cố bờ bao các tuyến kênh, rạch theo địa giới hành chính.

Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước bên trong hàng rào các KCN, CCN đã được chủ đầu tư thực hiện đúng với dự án được cấp phép. Nước thải bên trong hàng rào các KCN, CCN được thải ra bên ngoài chủ yếu qua hệ thống kênh dẫn nước, hồ điều tiết, suối, rạch tự nhiên đổ ra các sông chính như sông Bé, Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Tính.

Cần quy hoạch đồng bộ

Qua khảo sát của Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh cho thấy, hệ thống các suối, kênh, rạch hiện hữu chưa đảm bảo thoát nước cho các KCN, CCN ở phía Bắc của tỉnh. Khi trời mưa lớn thường gây ngập lụt, sạt lở, ảnh hưởng đến nhà cửa, hoa màu của người dân trên địa bàn. Cụ thể như suối bến Ván, cầu Đôi (huyện Bàu Bàng), suối Bà Lăng, ngã ba Rạch Bắp (thị xã Bến Cát), cầu Tân Hiệp, suối ông Đông (thị xã Tân Uyên), suối Sâu (huyện Bắc Tân Uyên)… Trong thời gian tới khi các KCN, CCN được lấp đầy, kết hợp với việc mở rộng, tăng thêm một số KCN trên địa bàn tỉnh cùng với quá trình đô thị hóa nhanh sẽ gây quá tải đối với hệ thống thoát nước của sông, suối trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, việc thoát nước của Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ đô thị Becamex - Bình Phước với diện tích 4.633ha sẽ xả thải về tỉnh Bình Dương qua các suối Bà Lăng, suối ông Thanh, suối bà Và (Dầu Tiếng) chảy vào sông Thị Tính và suối Thôn (An Long-Phú Giáo) chảy ra sông Bé.


Dau tu hang rao KCN 2.jpg

  

 Qua khảo sát của Ban Kinh tế-Ngân sách cho thấy, hệ thống các suối, kênh, rạch hiện hữu chưa đảm bảo thoát nước cho các KCN, CCN ở phía Bắc của tỉnh (Ảnh: Hệ thống thoát nước tại suối Cái)


Việc duy tu, bảo dưỡng một số công trình thoát nước đã được đầu tư chưa được các cấp, các ngành thực hiện thường xuyên. Một số địa phương có quan tâm nạo vét, cải tạo, nâng cấp một số đoạn, tuyến suối, kênh rạch nhưng chỉ mang tính ứng phó khi có ngập úng xảy ra. Việc nạo vét thượng nguồn các suối để khắc phục ngập úng đã dẫn đến tình trạng ngập úng nặng hơn cho khu vực hạ du. Bên cạnh đó, một số công trình của doanh nghiệp, hộ dân thi công xây dựng ven các suối đã làm rửa trôi đất, cát gây bồi lấp lòng suối. Việc thỏa thuận đấu nối thoát nước giữa các đơn vị trong và ngoài tỉnh còn nhiều khó khăn do việc đầu tư các công trình, dự án không đồng bộ về quy mô, nguồn vốn và thời gian triển khai thực hiện, nhất là chưa có quy chế đấu nối của các đơn vị đầu tư các tuyến đường BOT trên địa bàn tỉnh. Nhiều suối, kênh, rạch chưa được nạo vét, khơi thông dòng chảy và có tình trạng lấp, lấn chiếm, xả rác che lấp các miệng hố thu nước đã làm tắc nghẽn dòng chảy của các suối, kênh, rạch tự nhiên.

Trước thực trạng trên, theo đề xuất của các ngành, địa phương, để hệ thống thoát nước ngoài hàng rào các KCN đảm bảo thoát nước cho các KCN, CCN phía Bắc của tỉnh, các huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn cần chủ động bố trí nguồn vốn hàng năm kết hợp vận động quần chúng, Đoàn thanh niên trong việc tôn tạo, cơi nới, gia cố bờ bao, nạo vét khai thông kênh rạch, hố ga thu nước trên địa bàn. Chủ đầu tư các tuyến đường BOT thực hiện nghiêm việc nạo vét, khai thông cống thoát nước các tuyến đường. Các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các KCN, CCN báo cáo số liệu thoát nước, chống ngập nước đầy đủ, chính xác, kịp thời và định kỳ để UBND tỉnh có giải pháp xử lý hiệu quả. Tăng cường phối hợp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý đô thị, quản lý thoát nước.

Các sở chuyên ngành kết hợp cùng địa phương xem xét, báo cáo UBND tỉnh cho khởi động lại các dự án thoát nước đã được phê duyệt nhưng tạm hoãn đối với các huyện, thị phía Bắc. Đẩy nhanh công tác lập và phê duyệt Đồ án quy hoạch thoát nước và cao độ nền tỉnh Bình Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở triển khai các quy hoạch thoát nước chi tiết, các dự án đầu tư hạ tầng khác. UBND tỉnh xem xét điều chỉnh Quy hoạch tổng thể thủy lợi và cấp thoát nước tỉnh Bình Dương tại Quyết định số 78/2005/QĐ-UBND cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt. Chỉ đạo ngành chức năng xem xét điều chỉnh hạ quy định lưu lượng nước thải phải lắp đặt thiết bị đo lưu lượng tự động từ 1.000m3/ngày đêm xuống còn 500m3/ngày đêm cho phù hợp với tình hình hiện nay nhằm tiến tới 100% KCN trên địa bàn tỉnh có hệ thống quan trắc chất lượng nước thải tự động.


   

  


Lượt người xem:  Views:   1269
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện