Tin tức sự kiện
 

TTĐT - ​Sáng 08-4, tại ấp Hố Cạn, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự Lễ động thổ xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp An Lập.

 
 

TTĐT - Chiều 05-4, tại TX.Bến Cát, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Đức.

 
 

TTĐT - ​​Sáng 05-4, sau khi khảo sát tại các khu dân cư tự phát, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với Thành ủy, UBND các thành phố: Dĩ An, Thuận An và Tân Uyên để đánh giá thực tr​ạng và định hướng giải pháp cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư làm cơ sở thực tiễn xây dựng Nghị quyết.

 
 

TTĐT - Sở Nội vụ (Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh) lấy ý kiến về danh sách đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.      ​

 
 

TTĐT - ​Sáng 05-4, ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các sở, ban ngành đã đi khảo sát hiện trạng một số khu dân cư tự phát trên địa bàn 03 thành phố: Tân Uyên, Thuận An và Dĩ An.

 
 

TTĐT - Từ ngày 03-05/4/2024, Đoàn công tác tỉnh Bình Dương do ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác tại tỉnh Hà Nam và tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị và xúc tiến đầu tư, thương mại giữa các địa phương.

​ 

 
 

TTĐT - ​Chiều 04-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến hoàn thiện  Đề án "Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động  của HĐND các cấp tỉnh Bình Dương trong giai đoạn mới". Ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì buổi Tọa đàm.​

 
 

TTĐT - ​Chiều 04-4, tại TP. Thủ Dầu Một, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bình Dương tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động giám sát xổ số kiến thiết năm 2023; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. 

 
 

TTĐT - ​Nhằm triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương cung cấp số điện thoại đường dây nóng và danh sách bộ phận thường trực để tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn liên quan đến Chương trình cho vay 120.000 tỷ đồng.

 
 

TTĐT - ​Sở Nội vụ​ thông báo chương trình học bổng Chính phủ Ba Lan năm 2024.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Khai mạc Liên hoan Ẩm thực tỉnh Bình Dương lần thứ III, năm 2020Khai mạc Liên hoan Ẩm thực tỉnh Bình Dương lần thứ III, năm 2020

TTĐT - ​Tối 27-11, tại Sân vận động Bình Dương (TP.Thủ Dầu Một), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Khai mạc Liên hoan Ẩm thực tỉnh Bình Dương lần thứ III, năm 2020.

Tham dự có ông Nguyễn Khoa Hải – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Phó Giám đốc; bà Nguyễn Thu Cúc - Quyền Chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một; bà Nguyễn Ngọc Hằng – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh; đại diện Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Dương, các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực trên địa bàn tỉnh và đông đảo người dân, du khách.


Ông Nguyễn Thanh Phong – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phát biểu khai mạc Liên hoan​ 

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết, Liên hoan Ẩm thực tỉnh Bình Dương lần thứ III, năm 2020 là dịp để ngành Du lịch Bình Dương giới thiệu một sản phẩm du lịch mới, mang nét văn hóa đa dạng, độc đáo của ẩm thực Bình Dương; đồng thời tạo không gian văn hóa, lễ hội, không gian vui chơi, giải trí cho người dân và du khách gần xa. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, ẩm thực; sản phẩm thủ công mỹ nghệ gặp gỡ, giao lưu giới thiệu hình ảnh, sản phẩm du lịch, qua đó góp phần quảng bá giới thiệu các sản phẩm du lịch Bình Dương đến với du khách. Ngoài ra, Liên hoan năm nay còn được giao lưu ẩm thực và kết nối với các đơn vị đến từ Đồng Nai, Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh… hứa hẹn sẽ mang đến những món ngon đặc sắc của vùng đất Nam bộ dành cho du khách.




Ban Tổ chức tri ân các đơn vị tham gia Liên hoan

Liên hoan diễn ra trong 03 ngày, từ ngày 27-29/11/2020 với quy mô 40 gian hàng giới thiệu hơn 100 món ăn và sản phẩm thủ công đặc sắc của Bình Dương và vùng Nam bộ. Người dân, du khách sẽ có dịp hòa mình và tham gia vào các hoạt động phong phú như: Thưởng thức các món ăn ngon tại các gian hàng ẩm thực; tham quan tìm hiểu và mua sắm tại các gian hàng giới thiệu, bán sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương; được tư vấn giới thiệu các tour, tuyến du lịch và các chương trình tour khuyến mãi tại các gian hàng của các công ty lữ hành; tham gia các chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố... 






Người dân, du khách thưởng thức các món ăn và tham quan các gian hàng​



Người dân và du khách tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương​


Công ty TNHH Việt Hưng Travel Việt Nam giới thiệu các tour du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương​

11/27/2020 8:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtliên hoan, ẩm thực, lần thứ III251-khai-mac-lien-hoan-am-thuc-tinh-binh-duong-lan-thu-iii-nam-202True121000
2.00
121,000
1.50
0
False
2
11
Mô hình phát triển của Bình Dương: Điển hình của sự hội tụ những ý tưởng sáng tạo và khát vọng đổi mớiMô hình phát triển của Bình Dương: Điển hình của sự hội tụ những ý tưởng sáng tạo và khát vọng đổi mới

​TTĐT - Sáng 13-12, tại Trung tâm hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra Hội thảo khoa học "Mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước". GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo. Cổng Thông tin điện tử Bình Dương trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Thưa các đồng chí,

Hôm nay, tôi rất vui mừng được cùng với các đồng chí, các nhà khoa học tham dự Hội thảo khoa học: "Mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước", do Tỉnh uỷ Bình Dương và Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp tổ chức. Đây là sự kiện nhiều ý nghĩa, nối tiếp sau khi chúng ta kỷ niệm trọng thể 25 năm chia tách, thành lập tỉnh Bình Dương nhằm lan toả niềm phấn khởi, tự hào, niềm tin và khơi dậy khát vọng phát triển. Đặc biệt, hội thảo còn là dịp để tỉnh Bình Dương chia sẻ những kinh nghiệm đặc sắc và thực tiễn phát triển phong phú của mình phục vụ cho việc tổng kết 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, chuẩn bị một bước cho việc xây dựng dự thảo các Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Thay mặt Ban chỉ đạo Tổng kết 40 năm Đổi mới và Ban Tổ chức Hội thảo, tôi xin gửi đến các đồng chí, các nhà khoa học và quý vị đại biểu, lời chào thân ái và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc các đồng chí sức khoẻ, hạnh phúc và đạt nhiều thành công mới.

Thưa các đồng chí,

Bình Dương tuy không phải là một địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cũng không phải là địa phương có những cơ sở hạ tầng chiến lược như cảng biển, sân bay, nhưng Bình Dương lại được coi là nơi "đất lành chim đậu", là điểm đến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nơi hội tụ của những nhà đầu tư chiến lược; là mảnh đất có sức hấp dẫn, thu hút mạnh mẽ đối với nguồn nhân lực có kỹ năng, có tinh thần đổi mới sáng tạo với khát vọng khởi nghiệp, làm giàu và cả những người lao động cần cù, chịu khó với mong muốn nâng cao thu nhập, thoát khỏi đói nghèo.

 

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo

Kế thừa, phát huy những nền tảng ban đầu của tỉnh Sông Bé, hơn 25 năm qua, Bình Dương đã đạt được những thành tựu phát triển toàn diện và nổi bật; vươn lên, trở thành một trong những tỉnh năng động, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội; một trong những cực tăng trưởng, trung tâm đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo của Vùng Đông Nam bộ; vùng động lực trong tứ giác phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước. Năm 2023, quy mô GRDP của tỉnh đã tăng hơn 117 lần so với năm 1997. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực trên cơ sở ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, theo hướng phát triển nhanh, bền vững. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. An sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm chăm lo, bảo đảm. Các tiềm năng, thế mạnh về lịch sử, văn hóa, con người không ngừng được khơi dậy, phát huy mạnh mẽ. Công tác bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên, đất đai và nguồn nước được triển khai đồng bộ, kịp thời. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều điểm mới. Trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh, được bảo đảm. Hoạt động đối ngoại được chú trọng mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu.

Cần nhấn mạnh rằng, Bình Dương hiện là một trong những địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Từ năm 2017, Bình Dương được công nhận là tỉnh đầu tiên trong cả nước không còn hộ nghèo theo chuẩn của Trung ương. Từ năm 1997 đến nay, hơn 2 triệu người đã chọn đến Bình Dương sinh sống và làm việc; và mảnh đất ấy đã không phụ lòng người, giúp họ hiện thực hoá "giấc mơ" và khát vọng đổi đời. Hôm nay, Bình Dương đã trở thành một tỉnh công nghiệp, thu nhập trung bình cao, đi trước 10 năm trong hoàn thành mục tiêu phát triển đặt ra cho cả nước vào năm 2030 và có tiền đề vững chắc để trở thành tỉnh phát triển hiện đại, thu nhập cao trước năm 2045.

Nhìn lại hơn một phần tư thế kỷ, Bình Dương thật sự đã trở thành một hình mẫu về sự bứt phá phát triển, điểm sáng trong cách thức phát huy lợi thế vị trí của một tỉnh sát gần một đô thị lớn; trong huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng hạ tầng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá. Nỗ lực vượt bậc để vươn lên đó là động lực và là nguồn cảm hứng to lớn, khơi dậy niềm tự hào và khát vọng phát triển không chỉ trong mỗi người dân Bình Dương mà cho nhân dân cả nước về tư duy đột phá, mô hình độc đáo và cách làm sáng tạo của tỉnh trong tiến trình đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới.

Thưa các đồng chí,

Mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương là sự kết hợp thành công giữa khả năng khai thác, chắt chiu những lợi thế hiếm hoi, hoán chuyển được bất lợi thế thành lợi thế với một chiến lược phát triển đúng đắn để bứt phá, vươn lên; giữa khát vọng chinh phục những đỉnh cao phát triển với tầm nhìn vượt trước và tinh thần không ngừng đổi mới sáng tạo; giữa chủ trương mở đường, cơ chế tạo thuận lợi của Trung ương được thể chế hoá, tích hợp và hội tụ với cách làm linh hoạt và sự vận dụng sáng tạo của địa phương; giữa sự đồng hành, chia sẻ của chính quyền với doanh nghiệp và người dân; giữa sự gắn kết chặt chẽ mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, phát triển con người, bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, v.v.

Cách nay hơn một năm, tôi đã có dịp chia sẻ về những điều này tại Hội thảo: "Tiếp nối truyền thống, tỉnh Bình Dương chặng đường ¼ thế kỷ: Thành tựu và Triển vọng". Chúng ta có thể có những cách hiểu, nhìn nhận và đánh giá khác nhau về mô hình phát triển của một địa phương. Tuy nhiên, những kỳ tích phát triển mà Bình Dương đạt được hôm nay chắc chắn không đơn giản là kết quả của việc áp dụng một mô hình lý thuyết mang tính trừu tượng. Về thực chất, đây chính là sự hội tụ, kết tinh những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, cụ thể đã được tổng kết, kiểm nghiệm là đúng từ thực tiễn phát triển của Bình Dương qua hơn một phần tư thế kỷ; và bởi vậy, nó có thể trở thành hình mẫu cho các địa phương khác tham khảo, vận dụng.

Từ góc nhìn đó, tại Hội thảo này, tôi xin bổ sung, nhấn mạnh thêm một số vấn đề mà theo tôi là then chốt đã làm nên sự thành công của mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước:

(1)- Đột phá, sáng tạo trong tư duy phát triển.

Không có nhiều lợi thế như một số địa phương, nhưng với ý chí quyết tâm cao, cách làm sáng tạo, Bình Dương đã khai thác triệt để lợi thế lớn nhất và cũng rất hiếm hoi có được là vị trí đắc địa nằm sát cạnh thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế năng động nhất cả nước. Tận dụng "lợi thế đi sau", "đứng bên cạnh và đi cùng người khổng lồ", Bình Dương đã tìm ra con đường "phát triển rút ngắn" hiệu quả, thu hút được nguồn vốn đầu tư, nguồn lao động dồi dào nhờ hiệu ứng kết nối và lan toả, để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, đô thị hoá; từng bước hình thành cách làm riêng "dựa vào các nhà đầu tư chiến lược làm đầu tàu kích hoạt", vươn ra thế giới và đạt được những thành tựu nổi bật. Con đường phát triển của Bình Dương khắc hoạ sinh động quá trình không ngừng đổi mới tư duy, nhận thức và cách làm: từ chỗ đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, những ngành sử dụng nhiều lao động trong buổi đầu; sau đó đẩy mạnh công nghiệp hoá, phát triển những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao và đổi mới sáng tạo, gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với đô thị hoá; từ chỗ xây dựng các khu đô thị mới, hình thành Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị đã ưu tiên có trọng tâm về phát triển các đô thị thông minh, sinh thái, từng bước nghiên cứu, đầu tư mô hình Khu công nghiệp - đô thị khoa học - công nghệ, Vùng đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra những động lực mới, hiện thực hoá tầm nhìn xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại trong tương lai.

(2)- Đột phá, đồng bộ trong quy hoạch phát triển.

Bình Dương thuộc số ít các địa phương ở Việt Nam đã khai thác có hiệu quả các giá trị từ đất để đầu tư hạ tầng và tăng tốc phát triển kinh tế-xã hội bằng việc xây dựng các khu công nghiệp, đô thị đồng bộ và quy mô. Cùng với việc quy hoạch các khu công nghiệp mới, dự án Thành phố mới Bình Dương ra đời từ rất sớm đã cho thấy tầm nhìn xa trong quy hoạch phát triển của tỉnh để giảm tải cho sự dồn nén về hạ tầng xã hội tại thành phố cũ ngay từ khi mới bắt đầu triển khai tiến trình công nghiệp hoá. Bình Dương cũng xây dựng Đề án phát triển thành phố thông minh từ khá sớm làm nền tảng để đẩy mạnh triển khai dự án "Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương". Tôi được biết, dự thảo Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng tổ chức không gian lãnh thổ Bình Dương trở thành Vùng đổi mới sáng tạo với cấu trúc gồm: 01 trục phát triển, 02 hành lang sinh thái, 03 vành đai liên kết và 05 phân vùng phát triển; đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong vùng Đông Nam bộ, với thành phố Hồ Chí Minh, kết nối Tây Nguyên – Tây Nam bộ; thông qua quy hoạch tỉnh, để tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp mô hình khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ lên một đẳng cấp vượt trội, từng bước thoát khỏi mô hình tăng trưởng dựa vào thâm dụng vốn, đất đai và lao động có kỹ năng thấp; tiên phong khai thác, tận dụng xu hướng phát triển xanh, thông minh và hiện đại để thu hút các nguồn lực đầu tư có chất lượng cao, chú trọng thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước bảo đảm đầy đủ cả ba yếu tố: công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường và sử dụng lao động có kỹ năng.

 (3)- Đột phá, hiện đại trong hệ thống kết cấu hạ tầng.

Nhìn lại chặng đường đã qua, phát triển hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối với thành phố Hồ Chí Minh là một trong những ưu tiên cao nhất của Bình Dương nhằm thu hút được các nguồn lực đầu tư và lao động, qua đó tối đa hóa lợi thế địa - kinh tế của tỉnh. Từ những quyết sách mang tính đột phá buổi ban đầu như: đầu tư, nâng cấp mở rộng tuyến đường Quốc lộ 13, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm Bình Dương về sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn chỉ còn dưới một giờ đồng hồ, đến nay hạ tầng kết nối của Bình Dương đã phát triển cơ bản đồng bộ, hiện đại. Diện mạo toàn tỉnh đã "thay da, đổi thịt", theo hướng đô thị hiện đại, nông thôn văn minh. Từ một tỉnh nông nghiệp, Bình Dương đã trở thành tỉnh có tốc độ đô thị hoá nhanh thứ hai cả nước, với tỷ lệ đạt tới 84%. Năm 2019, 100% xã trong toàn tỉnh đã đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2023, Bình Dương lần thứ 3 liên tiếp lọt vào Top 7 cộng đồng có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới. Cùng với quỹ đất được quy hoạch dài hạn, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, cơ bản hiện đại đã giúp Bình Dương trở thành điểm đến của các nhà đầu tư "tỷ đô", như dự án của Tập đoàn Lego. Với những nỗ lực đầu tư cho hạ tầng số, hạ tầng đô thị sinh thái và thông minh, có các dịch vụ y tế, giáo dục, môi trường… đạt tiêu chuẩn cao, kết nối đồng bộ với thành phố Hồ Chí Minh và những tỉnh lân cận, Bình Dương tiếp tục chứng tỏ là nơi hội tụ của các nhà đầu tư, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến sinh sống và làm việc.    

(4)- Đột phá, tiên phong trong cải cách thể chế và hành chính để thu hút nguồn lực đầu tư.

Bình Dương là một trong những địa phương đi tiên phong cả nước trong việc kết hợp nguồn lực nhà nước và tư nhân nhờ sự mạnh dạn, quyết tâm gạt bỏ những rào cản để tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng. Ngay từ buổi ban đầu, chính quyền địa phương đã đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc xây dựng những cơ sở hạ tầng trọng yếu. Bình Dương cũng là một trong những địa phương sớm có trung tâm hành chính tập trung và thực hiện thủ tục hành chính một cửa, đẩy mạnh số hoá. "Chung lưng đấu cật cùng doanh nghiệp", "Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư", "Trải thảm đỏ mời gọi nhân tài" không chỉ là những lời kêu gọi mà đã thực sự là phương châm hành động cụ thể, được chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện hiệu quả, nhất quán trong nhiều năm qua, giúp Bình Dương trở thành nơi "đáng sống", "đất lành, chim đậu", nơi "đại bàng đẻ trứng". Kinh nghiệm của Bình Dương cho thấy vai trò to lớn của các nhà đầu tư chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương. Như tôi đã từng chia sẻ, đó là Becamex IDC, mô hình công ty phát triển rất thành công, đóng vai trò quan trọng định hình tiến trình phát triển của Bình Dương trong hơn một phần tư thế kỷ qua mà đến nay chưa có tập đoàn kinh tế nào làm được ở những địa phương khác trong cả nước. Đó còn là VSIP, mô hình doanh nghiệp bất động sản công nghiệp đầu tiên hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Singapore, với VSIP
III đã trở thành hình mẫu về phát triển khu công nghiệp xanh gắn liền với định hướng tạo lập hệ sinh thái công nghiệp - công nghệ cao.

Thưa các đồng chí,

Mô hình phát triển của Bình Dương chính là sự kết hợp một cách hài hoà, linh hoạt và sinh động của nhiều cấu phần mang tính đột phá nói trên. Đó là: mô hình công ty phát triển Becamex IDC, mô hình Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP); mô hình Thành phố thông minh Bình Dương; mô hình Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương, mô hình công nghiệp – đô thị - dịch vụ thông minh, bền vững; mô hình công nghiệp – đô thị - dịch vụ quốc tế - đổi mới sáng tạo – khoa học công nghệ; cùng với nhiều thiết chế, thể chế, cách làm độc đáo, như: chính quyền kiến tạo, nhân dân đồng hành, doanh nghiệp hành động; liên kết "Nhà nước – Nhà trường -  Nhà doanh nghiệp", "Nhà nước – Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa học", v.v… đưa Bình Dương không chỉ là nơi gặp gỡ của văn hoá, con người mà thực sự đã trở thành nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo và khát vọng đổi mới.

Nhìn lại hơn 25 năm qua, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá đã mang lại những dấu ấn nổi bật trong kỳ tích phát triển của Bình Dương. Tuy nhiên, tỉnh cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức không hề nhỏ, mà nổi bật là phải vượt qua được tâm lý bằng lòng với thành công đã đạt được, nhưng quan trọng hơn là phải vượt qua được "bẫy năng suất" và "bẫy thu nhập trung bình" trong giai đoạn hậu phát triển công nghiệp. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm lớn hơn trước bội lần bởi chúng ta đều biết, việc hái quả ngọt trên cành cao sẽ khó khăn hơn rất nhiều ở dưới thấp; chưa kể bối cảnh phát triển của thế giới, khu vực và trong nước đang đứng trước nhiều thách thức. 

Cũng cần nói thêm rằng, trong nhiều yếu tố dẫn đến sự phát triển thành công của Bình Dương, quan trọng và quyết định nhất là bảo đảm và phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của địa phương trong sạch, vững mạnh, toàn diện; xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong hệ thống chính trị cơ sở; quán triệt sâu sắc và tuân thủ các nguyên tắc, phương thức lãnh đạo của Đảng. Đây là bài học kinh nghiệm quý báu, là cơ sở để tỉnh đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, đột phá, sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển, huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực; tạo lập niềm tin, sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân. Tôi tin tưởng rằng, kế thừa và phát huy những hạt nhân hợp lý của mô hình phát triển trong giai đoạn vừa qua, những hướng đi đúng đắn đang được triển khai, phát huy tinh thần đột phá, đổi mới sáng tạo, Bình Dương sẽ tiếp tục xác định và đề ra những chủ trương, chính sách vượt trội mới để xác lập mô hình phát triển mới, nền tảng phát triển mới trong giai đoạn tiếp theo. 

Thưa các đồng chí! 

Tại Hội thảo hôm nay, Ban Tổ chức đề nghị các đồng chí tập trung thảo luận, làm sâu sắc hơn một số vấn đề trọng tâm sau đây:

Thứ nhất, phân tích, làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển cấp tỉnh trong tiến trình đổi mới đất nước.

Thứ hai, từ thực tiễn phát triển của tỉnh Bình Dương, làm rõ nội hàm, khắc hoạ mô hình phát triển của tỉnh; chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với mô hình này khi Bình Dương bước vào giai đoạn phát triển mới; đề xuất các quan điểm, định hướng phát triển của tỉnh Bình Dương đến giữa thế kỷ XXI, đóng góp cho việc xây dựng dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII.

Thứ ba, từ những hạt nhân hợp lý của mô hình phát triển, những kinh nghiệm hay, cách làm đổi mới sáng tạo của tỉnh Bình Dương, nghiên cứu những điều kiện, khả năng vận dụng cho những địa phương khác trong cả nước; góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới, xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Với tinh thần khoa học, dân chủ, sáng tạo, thẳng thắn, tôi tin tưởng rằng Hội thảo của chúng ta sẽ có nhiều ý tưởng, kiến nghị, đề xuất thiết thực, có giá trị, vì sự phát triển của tỉnh Bình Dương, vì sự nghiệp đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Một lần nữa, xin chúc các đồng chí, các nhà quản lý, các chuyên gia, các doanh nhân và toàn thể quý vị mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn.

(Tựa do Ban Biên tập đặt)

12/13/2023 1:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTài liệuXem chi tiếtBình Dương, sáng tạo, hội tụ, ý tưởng, khát vọng75-mo-hinh-phat-trien-cua-binh-duong-dien-hinh-cua-su-hoi-tu-nhung-y-tuong-sang-tao-va-khat-vong-doi-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1.833333
3
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt NamĐẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam

TTĐT - Chiều 21-12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) của Việt Nam. Ông Lê Thành Quân – Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì Diễn đàn. Diễn đàn được kết nối trực tuyến đến 300 điểm cầu trong và ngoài nước.

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Mai Bá Trước – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, KCN trên địa bàn tỉnh.

KCN, KKT đẩy mạnh thu hút đầu tư

Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế, đến nay, Việt Nam có 395 KCN (bao gồm 350 KCN nằm ngoài các KKT, 37 KCN nằm trong các KKT ven biển, 8 KCN nằm trong các KKT cửa khẩu) được thành lập với tổng diện tích hơn 123.000ha. Trong đó, 291 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 87.100ha. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đi vào hoạt động đạt 70,9%. 18 KKT ven biển đã được thành lập với tổng diện tích 857.600ha. Diện tích cho thuê các dự án trong KKT đạt trên 33/99,2  nghìn ha. Các KCN, KKT đã thu hút 10.996 dự án thu hút đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư 230,2 tỷ đô la Mỹ, vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 69%; 10.211 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 2,54 triệu tỷ đồng, vốn thực hiện đạt khoảng 46,5%. Một số dự án lớn như dự án của Tập đoàn Samsung (khoảng 17 tỷ đô la Mỹ); dự án của LG (1,5 tỷ đô la Mỹ), Formossa (12 tỷ đô la Mỹ), Vingroup, Sungroup, Trường Hải, Hòa Phát…

 

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN, KKT đạt 138 tỷ đô la Mỹ (chiếm tỷ trọng 55% kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 137.000 tỷ đồng. Tạo việc làm cho 4 triệu lao động, chiếm 6,8% lực lượng lao động của cả nước, trong đó tính riêng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm tỷ lệ 22%.

Ông Trần Quốc Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam phát triển về số lượng và quy mô KCN, KKT đảm bảo bền vững, tuân thủ nguyên tắc phát huy thế mạnh địa phương, tạo điều kiện liên kết phát triển kinh tế vùng, cụm liên kết ngành. Hình thành hệ thống KCN nòng cốt, các KKT trọng điểm với vai trò dẫn dắt sự phát triển các ngành công nghiệp quốc gia. Phát triển các loại hình KCN sinh thái, KCN hỗ trợ, KCN chuyên ngành, KCN công nghệ cao tại khu vực đồng bằng để phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị. Phát triển các KCN có quy mô vừa và nhỏ tại khu vực nông thôn, miền núi để phát triển các ngành công nghiệp chế biến (lương thực, thực phẩm, nông, lâm, thủy, sản), các ngành sử dụng nhiều lao động (dệt may, da giày). Tiến tới cân bằng trong phát triển KCN, KKT để giảm áp lực về giao thông, đô thị, môi trường và hạ tầng xã hội. Hạn chế phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định. Thúc đẩy phát triển KCN, KKT theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Chuyển dịch cơ cấu dự án trong KCN, KKT thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng và thân thiện với môi trường; sử dụng ít tài nguyên (đất đai, nước...), năng lượng, lao động. Đa dạng hóa các phương thức hợp tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN, KKT; khuyến khích huy động nguồn lực tư nhân trong xây dựng, phát triển KCN, KKT.

Cần thêm nhiều chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào KCN,KKT

Thảo luận tại Diễn đàn, các chuyên gia cho rằng, để tiếp tục thu hút đầu tư mạnh vào các KCN, KKT hậu Covid-19, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm vắc xin cho người lao động trong doanh nghiệp và các giải pháp về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi, duy trì và phát triển. Thực hiện hiệu quả các chính sách tăng tính thanh khoản cho doanh nghiệp như miễn, giảm thuế, phí, các khoản phải nộp, giảm lãi suất cho vay; tiếp tục chính sách giãn, hoãn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp; thực hiện chính sách cấp bù lãi suất cho doanh nghiệp trong những ngành nghề bị tác động mạnh bởi dịch bệnh Covid-19 và những nhóm ngành trọng tâm ưu tiên phát triển để tạo đà phục hồi cho kinh tế. Tăng cường khả năng tiếp cận tài chính qua Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nguồn vốn ưu đãi khác; cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh triển khai hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Hỗ trợ tái cấu trúc lao động; hỗ trợ thu hút, đào tạo lại lao động cho doanh nghiệp; tái cấu trúc doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp; hỗ trợ quản trị rủi ro...

 

Việt Nam sẽ có nhiều chính sách hấp dẫn đầu tư vào các KCN, KKT mới. Ảnh: Một góc KCN Bàu Bàng tại Bình Dương

Tại Diễn đàn, các đại biểu, doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận, giải đáp về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào KCN, KKT; cơ hội và định hướng thu hút đầu tư vào KCN, KKT trong giai đoạn tới.

Theo ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện JETRO Hà Nội, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các công ty đang có xu hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất sang nhiều địa phương của Việt Nam. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần thu hút đầu tư là khả năng đáp ứng nguồn nhân lực, cam kết của các chủ KCN, KKT trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Cơ sở hạ tầng giao thông cũng đóng vai trò quan trọng đối với thu hút đầu tư, các địa phương có hạ tầng giao thông kết nối cảng biển, cảng sông, nhà ga, cảng hàng không sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Kết luận Diễn đàn, ông Lê Thành Quân - Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Diễn đàn đã thành công tốt đẹp. Ghi nhận các đề xuất kiến nghị xây dựng chính sách phát triển các KCN, KKT trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ nghiên cứu các chính sách, mô hình KKT mới với chính sách hấp dẫn hơn để tạo bước đột phá trong phát triển các KCN, KKT, hướng tới Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Bình Dương hiện có 31 KCN với tổng diện tích 12.721ha, trong đó có 29 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 11.021ha, tỷ lệ lấp kín đạt trên 70%. Hiện các KCN đã thu hút 2.965 dự án, bao gồm 2.309 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 24,3 tỷ đô la Mỹ và 656 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 76.608 tỷ đồng. Hầu hết các doanh nghiệp lớn đầu tư tại Bình Dương chọn lựa vào các KCN tập trung.


12/21/2021 9:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtxúc tiến đầu tư, khu công nghiệp, khu kinh tế, Việt Nam271-day-manh-xuc-tien-dau-tu-vao-cac-khu-cong-nghiep-khu-kinh-te-cua-viet-naTrue121000
0.60
121,000
2.50
0
False
0
1
Bế mạc Kỳ họp thứ hai - HĐND tỉnh khóa X: Thông qua 17 nghị quyết quan trọngBế mạc Kỳ họp thứ hai - HĐND tỉnh khóa X: Thông qua 17 nghị quyết quan trọng

TTĐT - ​Sau 01 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, chiều 10-9, Kỳ họp thứ hai - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X đã họp Phiên bế mạc.  

​​Kỳ họp đã tiến hành bầu bổ sung chức danh Ủy viên UBND tỉnh. Kết quả, với số phiếu tán thành của 69/69 đại biểu có mặt, đạt 98,57% tổng số đại biểu HĐND tỉnh (70 đại biểu), ông Nguyễn Tầm Dương - Chánh Văn phòng UBND tỉnh đã trúng cử chức danh Ủy viên UBND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.


Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Tầm Dương – Chánh Văn phòng UBND tỉnh trúng cử chức danh Ủy viên UBND tỉnh

Các đại biểu đã biểu quyết thông qua 17 dự thảo Nghị quyết. Trong đó, có các Nghị quyết về quy chế hoạt động, nội quy kỳ họp HĐND tỉnh; chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2022; đầu tư công; danh mục thu hồi đất; việc đặt tên các tuyến đường trên địa bàn TX.Tân Uyên, TP.Thủ Dầu Một… Bên cạnh đó, Kỳ họp đã thông qua các Nghị quyết về: Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, giống, vườn giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương; chế độ hỗ trợ công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Bình Dương; mức hỗ trợ chính sách phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương; mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội và đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đặc biệt, kỳ họp đã thông qua Nghị quyết về học phí năm học 2021-2022. Theo đó, quy định mức thu học phí năm học 2021-2022 không tăng so với học phí của năm học 2020-2021, đồng thời không thu học phí học kỳ I (từ tháng 9 đến tháng 12/2021) đối với các cơ sở giáo dục công lập (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên) trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân trước ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Các Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là cơ sở pháp lý để UBND tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững quốc phòng - an ninh của tỉnh nhà.



Đại biểu biểu quyết thông qua các dự thảo Nghị quyết bằng ứng dụng công nghệ

Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Chánh khẳng định, Kỳ họp thứ hai - HĐND tỉnh khóa X đã diễn ra thành công tốt đẹp. Ngay sau Kỳ họp, HĐND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành trong toàn thể hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh tiếp tục đoàn kết, nỗ lực, chung sức, đồng lòng phòng, chống dịch, chăm lo an sinh xã hội; tuyệt đối không chủ quan, lơ là. Đồng thời trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo, quyết liệt trong phương thức chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; triển khai hiệu quả kịch bản tăng trưởng "hậu Covid-19", kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là chuỗi cung ứng nguyên nhiên vật liệu và lao động để doanh nghiệp ổn định tái sản xuất ngay khi dịch bệnh được kiểm soát. Các đại biểu HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc cử tri theo luật định để báo cáo kết quả kỳ họp và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri; qua đó tìm hiểu, nắm bắt tình hình thực tiễn đời sống xã hội của người dân trên địa bàn.


Ông Phạm Văn Chánh – Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu bế mạc Kỳ họp

Chủ tịch HĐND tỉnh tin tưởng, với tinh thần trách nhiệm của các đại biểu HĐND tỉnh; sự sâu sát, năng động trong chỉ đạo, điều hành và sự tập trung cao độ, quyết liệt của UBND tỉnh, sự tích cực, trách nhiệm của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của toàn thể nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh sẽ đạt những kết quả tốt đẹp trong năm 2021, tạo tiền đề cho việc thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm (2021-2025).

9/10/2021 11:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin/CMSImageNew/2021-09/bemackyhop.mp3Xem chi tiếtBế mạc, kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh khoá X, thông qua, 17 nghị quyết quan trọng407-be-mac-ky-hop-thu-hai-hdnd-tinh-khoa-x-thong-qua-17-nghi-quyet-quan-tronTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.0625
8
Tập huấn nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luậtTập huấn nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

TTĐT - ​​Sáng 01-12, tại TP.Thủ Dầu Một, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) phục vụ hệ thống hóa văn bản kỳ 2019 – 2023. 

Tham dự hội nghị có ông Hoàng Xuân Hoan - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp; ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở Tư pháp; cùng hơn 170 cán bộ, công chức làm công tác rà soát, hệ thống hóa VBQPPL tại các sở, ban ngành; các Phòng Tư pháp; cán bộ, công chức tư pháp, hộ tịch cấp xã.

 

Toàn cảnh hội nghị


Hội nghị nhằm nâng cao kỹ năng trong công tác rà soát, hệ thống hóa VBQPPL; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các ngành, lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tình hình mới. Qua đó, giúp việc tham mưu cho công tác rà soát, hệ thống hóa VBQPPL của địa phương trong thời gian tới sẽ đạt kết quả tốt hơn.

 

Ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu khai mạc hội nghị


Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo viên Hoàng Xuân Hoan - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL thông tin về chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản trong cả nước giai đoạn 2019 – 2023; triển khai những quy định pháp luật về hệ thống hóa VBQPPL và điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản trong giai đoạn 2019-2023. Đồng thời, hướng dẫn kỹ năng rà soát VBQPPL, hệ thống hóa VBQPPL.​

 

Ông Hoàng Xuân Hoan - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp trình bày nội dung tập huấn


Nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận, giải đáp khó khăn, vướng mắc đã được các đại biểu nêu ra và thảo luận tại hội nghị.

12/1/2023 12:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết248-tap-huan-nghiep-vu-ra-soat-he-thong-hoa-van-ban-quy-pham-phap-luaFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Địa điểm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực căn cước và định danh điện tử từ ngày 04/3/2025Bình Dương: Địa điểm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực căn cước và định danh điện tử từ ngày 04/3/2025

TTĐT - ​Công an tỉnh Bình Dương thông báo địa điểm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực căn cước và định danh điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ ngày 04/3/2025.

​Cụ thể: 

STTĐịa bànĐơn vị thực hiệnĐịa điểm tiếp nhận hồ sơ
1Toàn tỉnhPhòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hộiTrụ sở Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Số 26, đường D8, KDC Chánh Nghĩa, phường Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương)
2Thủ Dầu MộtCông an phường Phú CườngTrung tâm Phục vụ hành chính công TP. Thủ Dầu Một (Số 1, đường Quang Trung, phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương)
3Thuận AnCông an phường Lái ThiêuTrụ sở Công an TP. Thuận An (Đường Nguyễn Văn Tiết, khu phố Đông Nhì, phường Lái Thiêu, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương)
4Dĩ AnCông an phường Dĩ AnTrụ sở Công an TP. Dĩ An (Đường số 4, khu Trung tâm hành chính, phường Dĩ An, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương)
5Tân UyênCông an phường Uyên HưngTrụ sở Công an TP. Tân Uyên (Khu phố 7, phường Uyên Hưng, TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương)
6Bến CátCông an phường Mỹ PhướcTrung tâm Phục vụ hành chính công TP. Bến Cát (Đường 30/4, Khu phố 2, phường Mỹ Phước, TP. Bến Cát, tỉnh Bình Dương)
7Dầu TiếngCông an thị trấn Dầu TiếngTrụ sở Công an huyện Dầu Tiếng (Số 56 Hùng Vương, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương)
8Phú GiáoCông an thị trấn Phước VĩnhTrung tâm Phục vụ hành chính công huyện Phú Giáo (Khu phố 2, Thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương)
9Bắc Tân Uyên

​Công an xã Đất Cuốc

Trụ sở Công an huyện Bắc Tân Uyên (Đường ĐH 411, ấp Suối Sâu, xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương)
10Bàu BàngCông an thị trấn Lai UyênTrụ sở Công an huyện Bàu Bàng (Đường N8, khu phố Bàu Bàng, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương)​


3/3/2025 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtĐịa điểm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, căn cước,định danh điện tử, 04/3/2025573-binh-duong-dia-diem-tiep-nhan-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-can-cuoc-va-dinh-danh-dien-tu-tu-ngay-04-3-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
1.645163
31
Thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản không để đứt gãy chuỗi sản xuất Thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản không để đứt gãy chuỗi sản xuất

TTĐT - Sáng 13-9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các tỉnh, thành phố về thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh chống dịch Covid-19. ​

Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,  Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản của ngành Nông nghiệp trong nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị, các Bộ, ngành, địa phương đề xuất các kế hoạch, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành Nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh, chuẩn bị sản xuất trong giai đoạn tiếp theo. Trong kế hoạch phục hồi, tái sản xuất phải bảo đảm nguồn hàng cung ứng cho dịp Tết Nguyên đán 2022 và cho xuất khẩu thủy sản.

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ đã thành lập hai Tổ công tác đặc biệt phía Nam và phía Bắc để chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản trong điều kiện thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Đã thực hiện kết nối trên 1.400 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm ở phía Nam và xây dựng dữ liệu 2.093 các đầu mối cung ứng nông sản phía Bắc. Hai Tổ công tác của Bộ đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành liên quan, đặc biệt các địa phương triển khai thực hiện các giải pháp duy trì sản xuất tại những vùng phải thực hiện giãn cách xã hội, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng sản xuất tại những vùng không bị giãn cách nhằm phục vụ tiêu thụ tại chỗ; bù đắp, cung ứng cho các địa phương sản xuất thiếu hụt do giãn cách xã hội; chuẩn bị khối lượng nông sản phục vụ cho giai đoạn hậu dịch Covid-19, Tết Nguyên đán và phục vụ xuất khẩu.

anh PCTMHD.jpg

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Bộ kiến nghị Chính phủ xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản, vật tư đầu vào; giảm thuế bảo vệ môi trường. Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng; giảm tiền thuê đất của năm 2021-2022 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Có chính sách mạnh mẽ nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở thu mua chế biến hàng nông sản; doanh nghiệp liên kết với các HTX tập trung, các vùng nguyên liệu để đẩy mạnh chế biến, chế biến sâu. Xem xét gói hỗ trợ để khôi phục sản xuất đối với nông dân trực tiếp sản xuất gặp khó khăn do Covid-19 đối với các địa phương thực hiện giãn cách xã hội.

Tại hội nghị, Bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo hệ thống giao thông vận tải xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc vận chuyển nông sản, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp; không để đứt gãy chuỗi sản xuất, chế biến, cung ứng và ứ đọng nông sản; mở luồng xanh cho vận tải đường thủy, nhất là tại khu vực các cảng. Xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động đi lại cấp thiết của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, xuất, nhập khẩu nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để duy trì sản xuất, xuất khẩu trong thời điểm hiện nay, thực hiện giải pháp thúc đẩy, tạo thuận lợi trong vận chuyển tiêu thụ nông sản, vật tư nông nghiệp, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất, nhập khẩu...

Riêng tại Bình Dương, cây ăn quả chiếm 4,9%; hoa, rau các loại chiếm 1,3% diện tích. Đối với các đơn vị sản xuất quy mô lớn, trái cây có múi trên địa bàn đã thu hoạch và bán cho các đơn vị theo các hợp đồng đã ký hoặc các đối tác đã mua (hiện nay đã bán hết số lượng hoặc đã có hợp đồng thu mua từ trước).

Trong tổng số 1.600ha trồng rau các loại có 287,1ha được duy trì diện tích sản xuất và ổn định sản lượng cung ứng ra thị trường theo hợp đồng đơn đặt hàng thường xuyên. Các vùng sản xuất ở thị xã Bến Cát tập trung cung ứng nông sản cho các vùng cách ly. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện nay tăng so với cùng kỳ năm 2020; đủ khả năng cung ứng sản phẩm thịt động vật cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh (ước tính 30% số lượng thịt đã qua kiểm soát giết mổ được tiêu thụ ngoài tỉnh).

UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch 103/KH-BCĐ ngày 16/7/2021 đảm bảo lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường để đảm bảo cung cấp đủ hàng hoá thiết yếu cho người tiêu dùng. Ngành Giao thông vận tải ban hành các văn bản hướng dẫn vận chuyển, phân luồng giao thông vận chuyển hàng hóa, nông sản tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển, phân phối hàng hóa.​

9/13/2021 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtThúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản, không để đứt gãy chuỗi sản xuất 34-thuc-day-luu-thong-tieu-thu-nong-san-khong-de-dut-gay-chuoi-san-xuatTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3
1
05 nhóm giải pháp trọng tâm phục hồi kinh tế Bình Dương trong năm 202105 nhóm giải pháp trọng tâm phục hồi kinh tế Bình Dương trong năm 2021

TTĐT - ​Tại Kỳ họp thứ hai - HĐND tỉnh khóa X, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày 05 nhóm giải pháp trọng tâm phục hồi kinh tế Bình Dương trong năm 2021.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho rằng, việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2021 chủ yếu phụ thuộc vào kết quả phòng, chống dịch bệnh và khả năng phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở nhận định tình hình, việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong những tháng cuối năm là rất khó khăn.

Tuy nhiên, đây là tình hình chung của cả nước, UBND tỉnh thống nhất không điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 để giữ quyết tâm cao nhất nhằm huy động sức mạnh tổng lực của toàn bộ hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp cùng chung sức, đồng lòng phấn đấu để thực hiện từng chỉ tiêu, lĩnh vực ở mức cao nhất trong điều kiện khó khăn. Đây là cơ sở quan trọng làm tiền đề, động lực cho giai đoạn phát triển tiếp theo của cả nhiệm kỳ.

Thứ nhất, thực hiện các giải pháp mở cửa trở lại các hoạt động sản xuất kinh doanh theo lộ trình; tổ chức lưu thông trên địa bàn trong trạng thái bình thường mới. Xây dựng các chính sách thuộc thẩm quyền để hỗ trợ doanh nghiệp. Tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp. Bảo đảm nguyên vật liệu đầu vào và phương án tổ chức sản xuất, phân phối, lưu thông, không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu.

Thứ hai, tập trung khơi thông dòng vốn đầu tư phát triển. Sớm triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn để khởi công mới các công trình đủ điều kiện tại các "vùng xanh" trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tiếp tục đầu tư, hoạt động tại tỉnh; thường xuyên theo dõi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, tạo đột phá trong cải cách hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch và hoạt động sản xuất kinh doanh. Đổi mới cách thức giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Thành lập các Tổ công tác đặc biệt để nhanh chóng giải quyết các khó khăn trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và đời sống người lao động.

Thứ tư, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Kịp thời hỗ trợ tạo việc làm mới cho người lao động. Triển khai nhanh các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, phục vụ đời sống người dân.

Thứ năm, cung cấp thông tin chính thống, công khai, minh bạch, khách quan để ổn định tâm lý, tạo đồng thuận xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền các giải pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh và tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trước mắt, UBND tỉnh sẽ điều hành bám sát theo Kế hoạch khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới sau thời gian giãn cách xã hội (sau 15/9/2021) với những mục tiêu, giải pháp và lộ trình hợp lý, phù hợp với thực tiễn phòng, chống dịch của từng địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, nhiệm vụ trong thời gian tới rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu và đồng lòng của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh rất mong nhận được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp tích cực của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể, sự đóng góp của các doanh nghiệp, sự đồng thuận của quân và dân trong tỉnh để UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành có hiệu quả, kịp thời nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.​

9/10/2021 10:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiết05 nhóm giải pháp trọng tâm, phục hồi kinh tế Bình Dương, năm 2021660-05-nhom-giai-phap-trong-tam-phuc-hoi-kinh-te-binh-duong-trong-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.576922
13
“Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới” để vùng Đông Nam bộ khẳng định vị trí, vai trò là đầu tàu kinh tế“Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới” để vùng Đông Nam bộ khẳng định vị trí, vai trò là đầu tàu kinh tế

TTĐT - Sáng 26-11, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ và xúc tiến đầu tư Vùng.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, lãnh đạo một số Bộ, ngành, các địa phương vùng Đông Nam Bộ, đại diện các tổ chức quốc tế, đại sứ quán, đối tác phát triển, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương tham dự hội nghị có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành.

Biến tiềm năng, lợi thế thành động lực phát triển

Công bố Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đây là căn cứ để các Bộ, ngành, địa phương thuộc Vùng xây dựng chương trình, kế hoạch hành động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu đạt được cao nhất các mục tiêu đã đề ra.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chương trình hành động thể hiện định hướng chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần đổi mới về tư duy, tầm nhìn, phát huy sự năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành phát triển của từng địa phương trong Vùng.

Phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trở thành động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế Vùng. Đi đầu trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ số, các ngành dịch vụ cao cấp, chất lượng cao. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên vùng, tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng.



Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng lãnh đạo các Bộ, ngành tham quan gian triển lãm của tỉnh Bình Dương

Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, vượt trội, cạnh tranh quốc tế để xây dựng TP.Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính quốc tế. Huy động tối đa nguồn lực cho phát triển Vùng, trong đó tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, quan trọng, trọng điểm, có sức lan toả, nhất là phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, quốc lộ, các tuyến đường vành đai, cảng hàng không, cảng biển, đường sắt trong Vùng và kết nối với các vùng khác.

Về mục tiêu, Chương trình hành động xác định 19 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế-xã hội và môi trường, phấn đấu đến năm 2030 đạt một số chỉ tiêu quan trọng như: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 8-8,5%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 380 triệu đồng/năm. Tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 41,7% trong GRDP, khu vực công nghiệp và xây dựng 45,3% (riêng công nghiệp chế biến, chế tạo 33%). Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP chiếm 30-35%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40-45%.

Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 35 nhiệm vụ cụ thể và 29 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giúp vùng Đông Nam bộ phát triển bứt phá, gồm: Các dự án xây dựng đường cao tốc, đường sắt, đường thuỷ có tính kết nối vùng, các dự án nâng cấp các cảng hàng không và các dự án trung tâm thông tin, logistics của Vùng...

Bình Dương kiến nghị các giải pháp để phát triển bứt phá

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh bày tỏ sự thống nhất cao với những nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ.

Qua tổng kết 25 năm hình thành và phát triển, quy mô kinh tế của tỉnh Bình Dương tính đến cuối năm 2021 đạt 408.861 tỷ đồng, gấp 104,3 lần so với năm 1997, đứng thứ 03 cả nước sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong đó, nông nghiệp tăng 14,2 lần, dịch vụ tăng 112,2 lần, và đặc biệt công nghiệp tăng 140,6 lần. Tỉnh đứng đầu cả nước về thu nhập bình quân đầu người, thứ 2 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) sau TP.Hồ Chí Minh, đứng thứ 03 về tổng thu nội địa và về tỷ lệ trích nộp vào ngân sách Trung ương (64%), chỉ tiêu này cũng chỉ đứng sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội... Thành quả trên đã đưa Bình Dương trở thành một trong những địa phương đầu tiên đạt mức thu nhập trung bình cao, với GRDP bình quân đầu người 7.000 USD/người/năm.

Quá trình phát triển đó đã giúp Bình Dương bước đầu tích lũy được một nền tảng hạ tầng kỹ thuật giao thông, đô thị tương đối đồng bộ, thể hiện qua việc sớm hoàn thiện các phân đoạn chính thuộc tuyến đường Vành đai 3 và một số đoạn thuộc Vành đai 4 đi qua tỉnh, kết nối trực tiếp vào các tuyến đường trục chính nội tỉnh như Mỹ Phước - Tân Vạn - Bàu Bàng kết nối về phía cảng biển, sân bay quốc tế.


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh giới thiệu với Thủ tướng về không gian quy hoạch Thành phố mới Bình Dương

Tuy nhiên, điều này cũng đặt Bình Dương đứng trước thách thức phải sớm đương đầu và vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Xác định đây không chỉ là bài toán về năng suất lao động, phát triển kinh tế, mà còn là bài toán phát triển bền vững, bài toán bình đẳng xã hội, phát triển bao trùm và đồng đều, bài toán đô thị hóa, kết nối, hội nhập phát triển, tỉnh Bình Dương đã xây dựng chiến lược 6 trụ cột để vượt qua bẫy thu nhập trung bình thông qua việc vượt qua 6 bẫy thành phần: Vượt bẫy Phát triển gián đoạn thông qua phát triển kế thừa; vượt bẫy Năng suất lao động tổng hợp thông qua phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo; vượt bẫy Đô thị hóa thông qua phát triển tích hợp; vượt bẫy Môi trường sinh thái thông qua phát triển bền vững; vượt bẫy Phụ thuộc thông qua phát triển đa phương; vượt bẫy Bất bình đẳng thông qua phát triển bao trùm, đồng đều.

Sáu trụ cột này sẽ luôn bao hàm thực thi việc tái cấu trúc mạng lưới công nghiệp nội tỉnh và xây dựng các mô hình công nghiệp mới, gắn liền với mạng lưới công nghiệp của Vùng. Với trụ cột thứ hai, Bình Dương xác định cần tiếp tục nâng cấp mô hình phát triển công nghiệp của tỉnh nhằm từng bước rời xa thâm dụng lao động và thâm dụng đất đai, thông qua việc chuyển đổi mô hình phát triển từ Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ sang Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ - Thông minh - Bền vững và giai đoạn tiếp theo phát triển Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Quốc tế - Đổi mới sáng tạo - Khoa học Công nghệ.

Mặt khác, còn những điểm nghẽn cố hữu mà vùng Đông Nam bộ nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên kết phát triển Vùng đã và đang gặp phải. Có thể kể đến việc các tỉnh, thành trong Vùng chưa có cơ chế đặc thù và được đầu tư đúng mức để phát triển. Kết cấu hạ tầng ngày càng quá tải chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục chất luợng cao, chuyên khoa sâu... Các dự án giao thông trọng điểm kết nối vùng do Trung ương đầu tư còn hạn chế và chậm triển khai. Thiếu hụt nguồn nhân lực chất luợng cao và biên chế vẫn là vấn đề chưa giải quyết được trong thời gian qua…

Để đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế của Vùng Đông Nam bộ, tỉnh Bình Dương kiến nghị Trung ương sớm hoàn thành quy hoạch Vùng làm cơ sở triển khai đầu tư hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối; có các chính sách để các địa phương phối hợp trong công tác đào tạo, thu hút và cung ứng lao động.

Xem xét cơ chế thúc đẩy, phân bổ nguồn lực đầu tư phù hợp với điều kiện từng địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm, cần có cơ chế đặc thù cho Vùng trong điều tiết ngân sách cũng như quan tâm đầu tư nhiều hơn về hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực... 

Bên cạnh đó, kiến nghị Trung ương xem xét, phân bổ nguồn lực biên chế phù hợp, tương xứng với quy mô, tiềm năng phát triển của tỉnh để đáp ứng các nhu cầu phát triển hiện tại của địa phuơng.

Sớm sửa đổi các luật liên quan đến đầu tư công cũng như hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh như Luật Đầu tư công, Luật Đất đai (giá trị đền bù, nguồn gốc đất,...), Luật Ngân sách Nhà nước (phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp), Luật Xây dựng (phân cấp cơ quan thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế cơ sở,...) theo nguyên tắc đảm bảo hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng để tạo thuận lợi cho việc đẩy nhanh quá trình đưa vốn đầu tư vào nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của quốc gia.


Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh trao Giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp tại hội nghị

Cần tư duy mới, đột phá mới để tạo ra giá trị mới 

Định hướng nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, tựu trung trong 9 chữ "tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới". Tư duy mới là tư duy tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình, không trông chờ, ỷ lại, dựa vào nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài. Tư duy mới là phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ nhưng tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả. Tư duy mới là biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể.

Bên cạnh đó, nội lực cần kết hợp với ngoại lực (là vốn, công nghệ, quản lý, thể chế…), sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, kết hợp sức mạnh doanh nghiệp trong nước với ngoài nước.

Về "đột phá mới", Thủ tướng cho rằng, đó là cách thức, phương thức huy động các nguồn lực. Muốn thực hiện điều đó, phải có cơ chế chính sách đột phá, đây cũng chính là nguồn lực. Trong quá trình triển khai, các địa phương, doanh nghiệp cần nêu rõ vướng gì, vướngở luật nào, nghị định nào để phân cấp xử lý.  

Song song đó là đột phá mới về khoa học, đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo, phong trào lập nghiệp, tăng năng suất lao động phải trở thành xu thế phát triển. Phát triển văn hoá, giáo dục, y tế cần ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị. Đơn giản hoá thủ tục hành chính, chính sách phải ổn định, phải hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá chuỗi cung ứng. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nhà ở cho công nhân, nhất là công nhân ở các khu công nghiệp, chăm lo người có công với cách mạng.


Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị

"Giá trị mới" là mang lại tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, giá trị đóng góp cho GDP cao hơn. Thu nhập bình quân đầu người, chỉ số phát triển con người phải cao hơn, ngang tầm khu vực, các nước phát triển. Hạ tầng kết nối vùng, cả nước, khu vực cũng như quốc tế phải tốt nhất. Giá trị mới nữa là chuyển đổi số, phát triển xanh, bền vững, bao trùm, tiêu biểu cả nước, góp phần vào thực hiện cam kết về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, làm hình mẫu cho các vùng khác.

Giá trị mới lớn nhất của Vùng là góp phần quan trọng, đắc lực, hiệu quả vào xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Với khí thế mới, động lực mới, tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng vùng Đông Nam bộ sẽ triển khai thành công Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, đạt nhiều thành quả, khẳng định Chương trình hành động của Chính phủ là đúng, trúng, mang lại hiệu quả.

11/26/2022 4:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTin tổng hợpXem chi tiếttư duy mới, đột phá mới, giá trị mới, vùng Đông Nam bộ, đầu tàu, kinh tế121-tu-duy-moi-dot-pha-moi-gia-tri-moi-de-vung-dong-nam-bo-khang-dinh-vi-tri-vai-tro-la-dau-tau-kinh-tTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.75
4
Tặng quà Tết Trung thu cho thiếu nhi tại Khu điều trị Covid-19 Thới Hoà và Bệnh viện dã chiến số 1 Bình DươngTặng quà Tết Trung thu cho thiếu nhi tại Khu điều trị Covid-19 Thới Hoà và Bệnh viện dã chiến số 1 Bình Dương

​TTĐT - Tối 19-9, UBND tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Tổng công ty Becamex IDC tổ chức tặng quà Tết Trung thu cho các em thiếu nhi đang điều trị Covid-19 tại Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Thới Hòa và Bệnh viện dã chiến số 1 Bình Dương.

 

​​Tham dự chương trình có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương, ông Phạm Ngọc Thuận - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Becamex IDC, lãnh đạo TX. Bến Cát, Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Thới Hoà.

2a932e3e70b686e8dfa7.jpg

 Các đại biểu chuyển bánh Trung thu cho nhân viên y tế tặng các em thiếu nhi

Hơn 1.200 phần quà đã được trao tận tay cho các em thiếu nhi đang điều trị Covid-19 tại đây với mong muốn mang đến niềm vui, phần nào giúp các em cảm nhận được không khí lễ hội truyền thống của quê hương trong tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia của các cấp lãnh đạo, tập thể y, bác sĩ, tình nguyện viên tại Khu điều trị. Bác sĩ Lê Ngọc Vũ - Giám đốc y khoa Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Thới Hoà động viên các em nhỏ: "Các cô chú, vừa làm việc với vai trò của người thầy thuốc, vừa với vai trò như một người thân trong gia đình các cháu, cô chú cảm nhận được sự nỗ lực, quyết tâm của các cháu để sớm chiến thắng dịch bệnh, trở về đoàn tụ gia đình".

a7dbb946e7ce119048df.jpg

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà chúc Tết Trung thu đến các em thiếu nhi tại Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Thới Hòa

Phát biểu tại chương trình, ông Nguyễn Lộc Hà trân trọng cảm ơn các hoạt động ý nghĩa thiết thực của của Tổng công ty Becamex IDC góp phần mang đến cho các em thiếu nhi một cái Tết Trung thu ấm áp, ông bày tỏ: "Đây là tình cảm, tấm lòng yêu thương mà các cô chú y, bác sĩ, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các tình nguyện viên dành cho các cháu. Mong rằng các cháu đón mùa Trung thu rất đặc biệt này một cách vui vẻ, tự tin để sau hôm nay các cháu còn phải cố gắng hơn, tích cực hơn, vươn lên vượt qua dịch bệnh. Các cô chú lãnh đạo, các y, bác sĩ, tình nguyện viên đang công tác tại Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Thới Hoà tiếp tục nỗ lực hết sức mình để cùng chung sức, chung lòng với các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, để ngày tháng tuổi thơ sau này của các cháu luôn có những cái tết Trung Thu hạnh phúc, đầm ấm, vui tươi, sum họp bên gia đình thân yêu".

6a86812cdfa429fa70b5.jpg

4c6f6af2347ac2249b6b.jpg

 Nhân viên y tế Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Thới Hòa tổ chức Trung thu cho các em thiếu nhi

25435dde0356f508ac47.jpg

Niềm vui của em thiếu nhi trong Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Thới Hòa nhận quà Tết trung thu

9/20/2021 9:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếttặng quà Tết Trung thu, thiếu nhi tại Khu điều trị Covid-19 Thới Hoà,  Bệnh viện dã chiến số 1 Bình Dương343-tang-qua-tet-trung-thu-cho-thieu-nhi-tai-khu-dieu-tri-covid-19-thoi-hoa-va-benh-vien-da-chien-so-1-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1
2
Nỗ lực hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023Nỗ lực hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023

TTĐT - ​​Chiều 26-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 46 đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong tháng 10 và 10 tháng năm 2023; xem xét các nội dung dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng các chính sách.

​Tham dự ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các Ủy viên UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh.

Trong 10 tháng năm 2023, UBND tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất, nhập khẩu; giải quyết các vướng mắc của các dự án bất động sản, nhà ở xã hội, sản xuất kinh doanh. Tập trung bồi thường, giải phóng mặt bằng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; chủ động phòng, chống thiên tai, lụt bão; triển khai giám sát công tác quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng. Tình hình kinh tế - xã hội có sự chuyển biến tích cực; sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng so với tháng trước. Cụ thể, Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu giảm 13,8% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu giảm 13% so với cùng kỳ.

z4803733185838_9d92ca321b99ff6bb4302be97695885d.jpg 

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 10 tháng có sự chuyển biến tích cực

Đến 23/10/2023, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công là 11.189 tỷ đồng, đạt 51,3% kế hoạch năm 2023 do HĐND tỉnh giao và đạt 91,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Thu mới ngân sách đạt 52.507 tỷ đồng, bằng 91% so với cùng kỳ, đạt 77% dự toán HĐND tỉnh giao. Tỉnh đã đảm bảo tốt công tác an sinh xã hội; cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số; quốc phòng – an ninh tiếp tục được duy trì ổn định.

Đến 15/10/2023, đầu tư trong nước thu hút được 7.585 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh; lũy kế 10 tháng đầu năm, đã thu hút được 71.443 tỷ đồng (giảm 5,9% so với cùng kỳ). Đầu tư nước ngoài thu hút được 26 triệu đô la Mỹ; lũy kế 10 tháng đã thu hút được 1 tỷ 306 triệu đô la Mỹ (bằng 46% so với cùng kỳ).

z4820027029552_caa95ab620c1fd1e9a04f5f46d7231df.jpg

z4820027043977_a39c6a2647ceb50bcd9e7682fe2f5a2e.jpg

Đại biểu thảo luận tại Phiên họp​

Phiên họp cũng đã xem xét các nội dung: Dự thảo Tờ trình và Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 26/7/2023 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân cấp thẩm quyền quản lý tài sản công, mua sắm hàng hóa dịch vụ, sửa chữa tài sản công; Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh; Danh mục Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc lĩnh vực Tư pháp trên địa bàn tỉnh; kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của HĐND tỉnh "Quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh năm học 2022 - 2023" đến hết năm học 2023 – 2024; Đề án cơ cấu lại, sắp xếp và thoái vốn các đơn vị thành viên có vốn góp giai đoạn 2022-2023.

z4820022434635_e0a41f9e1f15a189fd3d8e67a7d065db.jpg

Ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận Phiên họp

Phát biểu kết luận Phiên họp, ông Võ Văn Minh cơ bản thống nhất với các nội dung tại Phiên họp. Ông nhấn mạnh, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trong 10 tháng đầu năm 2023 cho thấy tỉnh đã quyết tâm triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp để ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời lưu ý, bên cạnh những kết quả đạt được, đã nổi lên một số vấn đề cần tập trung xử lý. Trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, Ban An toàn giao thông tỉnh, các địa phương các sở, ngành cần khẩn trương tìm nguyên nhân và triển khai các biện pháp để kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí; tiếp tục tập trung giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu… Nỗ lực hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ của năm 2023.​

10/26/2023 7:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtNỗ lực hoàn thành cao nhất, các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023901-no-luc-hoan-thanh-cao-nhat-cac-chi-tieu-ke-hoach-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Tập đoàn LEGO sẽ trồng 50.000 cây xanh trên địa bàn tỉnh Bình DươngTập đoàn LEGO sẽ trồng 50.000 cây xanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - Sáng 06-9, tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II, Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) phối hợp với Công ty TNHH Liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) tổ chức Lễ phát động trồng cây trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, Tập đoàn LEGO, Công ty TNHH VSIP.
 

Ông Preben Enef – Tổng Giám đốc Công ty công nghệ LEGO Việt Nam phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, ông Preben Enef – Tổng Giám đốc Công ty công nghệ LEGO Việt Nam cho biết, sự kiện trồng cây là một hoạt động thể hiện định hướng phát triển bền vững của LEGO tại Việt Nam. Dự kiến, giai đoạn 2022-2024, Tập đoàn sẽ trồng 50.000 cây xanh với 7 loại cây khác nhau có nguồn gốc từ Việt Nam, có tác động tích cực đến thiên nhiên và chất lượng cuộc sống trong môi trường đô thị. Trước mắt, trong năm 2022 sẽ trồng 15.000 cây xanh, 35.000 cây còn lại sẽ tiếp tục được trồng xong đúng thời điểm khai trương nhà máy vào năm 2024. Qua đó thực hiện đúng cam kết của LEGO và VSIP là áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển song hành cùng với giữ vững đa dạng sinh học, bảo tồn mảng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại tỉnh Bình Dương.
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành phát biểu tại buổi lễ
Hoan nghênh hành động thiết thực vì thiên nhiên của Tập đoàn LEGO và Công ty VSIP, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành mong muốn, sự kiện trồng cây hôm nay sẽ lan tỏa hành động bảo tồn mảng xanh đến các doanh nghiệp khác trên địa bàn, góp phần cùng tỉnh thực hiện tốt phương châm “Bình Dương không chỉ là địa điểm thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển xanh và bền vững mà là còn là tỉnh đi đầu trong việc phủ xanh đất trống, làm đẹp, làm xanh mát các khu công nghiệp, khu dân cư, trường học, công sở…”. Lãnh đạo tỉnh mong muốn LEGO sẽ tiếp tục duy trì cam kết về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường xanh trong tương lai tại Bình Dương.
 
 
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tham gia trồng cây xanh tại buổi lễ
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành tham gia trồng cây tại buổi lễ
 
 
 
Lãnh đạo và nhân viên Công ty công nghệ LEGO Việt Nam trồng cây xanh tại buổi lễ
 
Đại biểu chụp hình lưu niệm với lãnh đạo Công ty công nghệ LEGO Việt Nam tại buổi lễ
9/6/2022 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiếtLEGO, trồng cây xanh, Bình Dương491-tap-doan-lego-se-trong-50-000-cay-xanh-tren-dia-ban-tinh-binh-duonTrue121000
2.00
121,000
1.00
0
False
1.25
2
Bình Dương tổ chức khai giảng trực tuyến năm học 2021-2022Bình Dương tổ chức khai giảng trực tuyến năm học 2021-2022

TTĐT - ​Sáng 15-9, tại Trường THPT chuyên Hùng Vương, TP.Thủ Dầu Một, Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GDĐT) tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2021-2022 trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tuyến. 

Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bà Trương Thị Bích Hạnh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Nguyễn Lộc Hà – y viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo TP. Thủ Dầu Một; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp.

khaigiang1.jpg

Ông Nguyễn Hoàng Thao (bìa trái) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng nhà trường nhân dịp khai giảng năm học mới

Năm học 2021-2022, Bình Dương có tổng số 728 trường, trong đó có 329 trường công lập là 336 trường ngoài công lập với tổng số học sinh các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông toàn tỉnh dự kiến là 518.270 học sinh, tăng 20.468 học sinh so với năm học 2020-2021. Số học sinh tăng tập trung tại các địa bàn như thành phố Thuận An, Dĩ An, thị xã Bến Cát, Tân Uyên. Tính đến cuối năm học 2020-2021, tổng số công chức, viên chức, nhân viên toàn ngành là 20.270 người trong đó có 15.161 giáo viên. Về cơ sở vật chất, đến tháng 6/2021, tỉnh có 08 công trình trường học công lập mới thành lập đưa vào khai giảng năm học 2021-2022.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến còn phức tạp, Sở GDĐT đã tổ chức quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Bộ Y tế, Bộ GDĐT và Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đồng thời, ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các biện pháp để chủ động thực hiện kế hoạch dạy học phù hợp, hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành và đáp ứng tình hình phòng, chống dịch của tỉnh.​

khaigiangnamhocmoi2021.jpg

 Học sinh tham gia Lễ khai giảng bằng hình thức trực tuyến

Năm học này, tỉnh tổ chức học trực tuyến 02 tháng đầu năm học bắt đầu từ ngày 16/9 đến 31/10. Riêng học sinh mầm non, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên không triển khai hình thức học trực tuyến. Cơ sở giáo dục mầm non soạn thảo các nội dung tuyên truyền và xây dựng các video clip tuyên truyền, hướng dẫn cha, mẹ tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà. 

khaigiang 2.jpg

Ông Nguyễn Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hùng Vương đánh trống khai trường

Ông Nguyễn Văn Sơn – Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hùng Vương cho biết, năm học mới, Nhà trường xác định một số nhiệm vụ trọng tâm là tích cực chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình chính khóa, chương trình chuyên phù hợp với tình hình dịch Covid-19 tại địa phương; coi trọng nội dung giáo dục đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội và thực hành pháp luật. Đồng thời, tiếp tục đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, học và giáo dục; đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, phù hợp với hình thức dạy, học trong điều kiện dịch bệnh; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào cuộc sống. ​

9/15/2021 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTin/CMSImageNew/2021-09/khai giang.mp3Xem chi tiếtBình Dương, tổ chức, khai giảng, trực tuyến, năm học 2021-2022240-binh-duong-to-chuc-khai-giang-truc-tuyen-nam-hoc-2021-202True121000
3,119.00
121,000
0.00
0
False
Danh sách thí sinh dự thi và thời gian tổ chức thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2021Danh sách thí sinh dự thi và thời gian tổ chức thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2021

TTĐT - ​Hội đồng thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương thông báo Danh sách thí sinh đủ điều kiện và không đủ điều kiện dự thi; thời gian, địa điểm ôn tập và tổ chức thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2021.

Theo đó, có 115 thí sinh đủ điều kiện dự thi công chức tỉnh Bình Dương năm 2021. Các thí sinh đủ điều kiện dự thi kiểm tra, rà soát lại thông tin cá nhân, đơn vị và đối tượng được miễn thi tin học, ngoại ngữ, đối tượng ưu tiên; nếu có sai sót đề nghị báo ngay về Phòng Công chức, viên chức – Sở Nội vụ (số điện thoại: 0274.3828944) để điều chỉnh.

Thời gian ôn tập: Ngày 15/12/2021.

Thời gian thi: Ngày 25/12/2021.

Cuộc thi tổ chức gồm 02 vòng. Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên giấy gồm 03 phần, dự kiến 01 buổi sáng. Sau khi thi vòng 1, sẽ tổ chức chấm thi, thông báo điểm thi, nhận đơn phúc khảo, chấm phúc khảo và thông báo kết quả thi vòng 1, thông báo những trường hợp đủ điều kiện vào vòng 2. Vòng 2: Hội đồng sẽ thông báo hình thức thi tuyển và thời gian cụ thể.

Địa điểm thi và ôn tập: Trường Chính trị tỉnh Bình Dương (Đường 30/4, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Mức thu phí dự tuyển công chức là 400.000 đồng/hồ sơ (theo quy định tại Thông tư số 228/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức). Lệ phí ôn tập, tài liệu ôn tập: 200.000 đồng/thí sinh.

Thông báo​ 

12/8/2021 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtDanh sách, thí sinh, dự thi, thời gian, tổ chức, thi tuyển, công chức, tỉnh Bình Dương, năm 2021289-danh-sach-thi-sinh-du-thi-va-thoi-gian-to-chuc-thi-tuyen-cong-chuc-tinh-binh-duong-nam-202False121000
0.00
121,000
0.00
False
2.2
5
Bệnh viện Đa khoa Thuận An lên bệnh viện hạng IIBệnh viện Đa khoa Thuận An lên bệnh viện hạng II

TTĐT- ​Sáng 25-7, Trung tâm y tế TX. Thuận An tổ chứ​c lễ công bố quyết định Bệnh viện Đa khoa Thuận An lên bệnh viện hạng II. 

Bệnh viện Đa khoa Thuận An là đơn vị trực thuộc Trung tâm Y tế TX. Thuận An. Hiện Bệnh viện có 18 khoa, với quy mô 250 giường. Bệnh viện có đủ các khoa, phòng chức năng như cấp cứu, hồi sức tích cực, nhi, sản, nội, ngoại khoa. Bệnh viện cũng áp dụng y học cổ truyền kết hợp điều trị y học hiện đại và triển khai được nhiều dịch vụ điều trị chuyên sâu, trong đó có các dịch vụ hồi sức tích cực, sản… đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân tại địa phương. Đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện y đức để phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn. Với xu hướng phát triển của địa phương, việc đầu tư phát triển đưa Bệnh viện Đa khoa Thuận An lên hạng II là hợp với nhu cầu tất yếu của cuộc sống.

Đến nay, Bệnh viện Đa khoa Thuận An là đơn vị y tế tuyến huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh được công nhận bệnh viện hạng II. 


Ông Ngô Dũng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Y tế (bìa trái) trao quyết định công bố lên Bệnh viện hạng II và tặng lẵng hoa chúc mừng cho Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thuận An


Lãnh đạo TX. Thuận An chúc mừng Bệnh viện Đa khoa Thuận An lên Bệnh viện hạng II



7/25/2016 3:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBệnh viện Đa khoa Thuận An, bệnh viện hạng II, Trung tâm Y tế TX. Thuận An9181-Benh-vien-Da-khoa-Thuan-An-len-benh-vien-hang-IIFalse121000
0.40
121,000
0.50
108,900
1.833333
12
Phát triển nông nghiệp theo hướng thông minh, xanh, bền vữngPhát triển nông nghiệp theo hướng thông minh, xanh, bền vững

TTĐT - ​Sáng 16-11, Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức Tọa đàm "Phát triển nông nghiệp thông minh theo hướng xanh, bền vững cho tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam bộ". 

Tham dự buổi Tọa đàm có ông Phạm Văn Bông - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương; TS. Nguyễn Ngọc Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Ylang Holdings, nguyên Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương; GS.TS. Nguyễn Huy Bích - Khoa Cơ khí – Công nghệ Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Thị Ngọc Nhi – Trưởng Bộ môn Công nghệ sinh học và nông nghiệp công nghệ cao, Trường Đại học Thủ Dầu Một. 

e85c286efb45401b1954.jpg

Toàn cảnh buổi Tọa đàm

Các đại biểu đã trao đổi về việc phát triển các chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia; nông nghiệp thông minh vùng Đông Nam bộ. Đặc biệt là các giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Dương; các hoạt động của Trường Đại học Thủ Dầu Một trong nghiên cứu, chuyển giao phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ cho các trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. 

toadamnongnghiep3.jpg

Các đại biểu tham dự Tọa đàm

toadamnongnghiep2.jpg

Lãnh đạo Trường Đại học Thủ Dầu Một tham dự Tọa đàm

Ông Phạm Văn Bông - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, mặc dù Bình Dương được biết đến là tỉnh công nghiệp, nhưng ngành Nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng với mức đóng góp mỗi năm khoảng 18.000 – 19.000 tỷ đồng, chiếm 2,5% - 3% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, góp phần ổn định đời sống của người dân nông thôn, tạo ra lương thực, thực phẩm cho xã hội và cân bằng môi trường sinh thái. 

Để thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng, mục tiêu của ngành Nông nghiệp là tạo ra giá trị nhiều hơn từ việc sử dụng ít đầu vào hơn, ít sức lao động hơn và tạo ra giá trị cao bằng cách tận dụng thành tựu khoa học công nghệ, hướng đến sự phát triển bền vững từ góc độ kỹ thuật đến tổ chức sản xuất. 

Thực hiện mục tiêu này, tỉnh Bình Dương đã ban hành các đề án, kế hoạch hướng đến phát triển nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Cùng với đó là nhiều đề án, kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ, cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, phát triển du lịch nông nghiệp, tăng cường liên kết chuỗi, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu bền vững. 

Ông Phạm Văn Bông tin tưởng, các ý kiến đóng góp tại buổi Tọa đàm chính là ý tưởng khởi đầu cho các hoạt động phối hợp tiếp theo giữa Trường Đại học Thủ Dầu Một và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đưa các giải pháp phù hợp ứng dụng hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh, xanh, bền vững. 

toadamnongnghiep6.jpg

TS. Nguyễn Ngọc Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Ylang Holdings, nguyên Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chia sẻ việc phát triển các chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia

toadamnongnghiep8.jpg

GS.TS. Nguyễn Huy Bích - Khoa Cơ khí – Công nghệ Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh trao đổi về nông nghiệp vùng Đông Nam bộ hướng đến nông nghiệp thông minh

Trước đó, ngày 15-11, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2024 – 2030 với Hội Nông dân tỉnh. Với thế mạnh trong hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh thực hiện các dự án nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm từ cây nông nghiệp, bảo quản và chế biến nông sản sau khi thu hoạch nhằm giảm thất thoát, nâng cao chất lượng giá trị và tăng sức cạnh tranh cho nông sản Bình Dương trên thị trường trong và ngoài nước.​

toadamnongnghiep4.jpg

Đại diện doanh nghiệp trao đổi cơ hội hợp tác với Trường Đại học Thủ Dầu Một trong nghiên cứu, chuyển giao phát triển nông nghiệp

11/16/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtnông nghiệp thông minh xanh bền vững, Bình Dương, Trường Đại học Thủ Dầu Một511-phat-trien-nong-nghiep-theo-huong-thong-minh-xanh-ben-vunFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp Tổng Lãnh sự Liên bang NgaChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp Tổng Lãnh sự Liên bang Nga

TTĐT - ​Sáng 06-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp Ngài Sadykov Timur - Tổng Lãnh sự Liên bang Nga tại TP.Hồ Chí Minh đến chào xã giao.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, Bình Dương vừa trải qua giai đoạn hết sức khó khăn do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, tuy nhiên đến nay các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh đang dần phục hồi với nhiều kết quả khả quan trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh việc chủ động triển khai các hoạt động kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tỉnh Bình Dương cũng luôn tích cực mở rộng mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương và đối tác nước ngoài, trong đó có tỉnh Oryol của Liên bang Nga. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã thăm, làm việc với tỉnh Oryol và các đối tác Nga để đẩy mạnh hoạt động hợp tác xúc tiến thương mại. Hai bên cũng nghiên cứu khả năng hợp tác xây dựng Khu công nghiệp Việt – Nga tại Bình Dương.

Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Bình Dương là một trong những địa phương phát triển công nghiệp hàng đầu cả nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng thứ 2 cả nước chỉ sau TP.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên số doanh nghiệp Nga đầu tư tại tỉnh không nhiều. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn thời gian tới Ngài Tổng lãnh sự sẽ là cầu nối kêu gọi các doanh nghiệp Nga đến Bình Dương đầu tư.

Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp Việt Nam - Liên bang Nga, Chủ tịch UBND tỉnh tin tưởng trong nhiệm kỳ công tác, Ngài Tổng lãnh sự sẽ góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hai nước nói chung, giữa Bình Dương và các địa phương của Nga nói riêng ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và phát triển mạnh mẽ.


Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp Ngài Sadykov Timur - Tổng Lãnh sự Liên bang Nga tại TP.Hồ Chí Minh

Ngài Tổng Lãnh sự Sadykov Timur chúc mừng tỉnh Bình Dương đã vượt qua giai đoạn khó khăn và đạt được những thành tựu đáng khâm phục. Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến hợp tác giữa tỉnh Oryol và Bình Dương thời gian qua bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngài cho biết, trong quý II/2022, tỉnh Oryol sẽ phối hợp với Bình Dương tổ chức hội nghị trực tuyến để thảo luận các nội dung liên quan trong lĩnh vực thương mại, nông sản, văn hóa, từ thiện nhân đạo, đào tạo cán bộ… và tiến hành ký kết hợp tác. Ngài Tổng lãnh sự mong muốn tỉnh Bình Dương tiếp tục tổ chức các hội nghị chia sẻ, trao đổi các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư để có thêm nhiều doanh nghiệp của Nga đến đầu tư tại tỉnh. Với vai trò, nhiệm vụ của mình, Ngài Sadykov Timur cho biết sẽ làm hết sức mình trong thúc đẩy quan hệ giữa Nga và Việt Nam nói chung, cũng như các địa phương của Nga với tỉnh Bình Dương nói riêng và rất mong tiếp tục nhận sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh.


Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng quà lưu niệm cho Ngài Sadykov Timur - Tổng Lãnh sự Liên bang Nga tại TP.Hồ Chí Minh

4/6/2022 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnh; Thông tin đối ngoạiTin/CMSImageNew/2022-04/tiep nga.mp3Xem chi tiếtChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh, tiếp Tổng Lãnh sự Liên bang Nga552-chu-tich-ubnd-tinh-vo-van-minh-tiep-tong-lanh-su-lien-bang-ngTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Thường trực Tỉnh ủy làm việc với lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnhThường trực Tỉnh ủy làm việc với lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh

​TTĐT - Chiều 05-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Thường trực Tỉnh ủy đã gặp gỡ và làm việc với lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.

Tham dự có ông Trần Văn Nam - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các Tổng Công ty trên địa bàn.

Toàn cảnh buổi làm việc

Tại hội nghị, Thường trực Tỉnh ủy đã nghe lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh trao đổi, thảo luận những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, đề xuất, hiến kế các giải pháp, từ đó thống nhất ý chí và hành động để thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.

Theo báo cáo, năm 2020, do bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế của tỉnh tuy có chậm lại nhưng vẫn đạt mức 6,91% (cao hơn so với nhiều tỉnh, thành trong khu vực và mức bình quân chung của cả nước). Thu ngân sách đạt 60.500 tỷ đồng. Thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu tăng trưởng khá và duy trì thặng dư thương mại gần 6 tỷ đô la Mỹ. Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện, Bình Dương vẫn là địa phương hấp dẫn và tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài. Thu hút đầu tư nước ngoài vượt gần 32% so với kế hoạch, lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 3.928 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 35,4 tỷ đô la Mỹ. Thu hút đầu tư trong nước đạt 70.051 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh, lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 48.456 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng vốn đăng ký 434.708 tỷ đồng. Đã có 100% số xã và 100% huyện, thị đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.


Bí thư Tỉnh Đoàn Nguyễn Thị Ngọc Xuân phát biểu tại buổi làm việc

Bên cạnh đó, Bình Dương tiếp tục huy động nhiều nguồn lực để chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách, người có công, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh, đến nay, hộ nghèo còn 0,95% và hộ cận nghèo còn 1,05%, riêng năm 2020 tỉnh đã giảm được 761 hộ nghèo. Đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh không ngừng được nâng lên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.

Đặc biệt, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức và trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện trường hợp dương tính với Covid-19 trong cộng đồng.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được những kết quả quan trọng, trọng tâm là tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác chuẩn bị văn kiện, nhân sự, tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Các Đại hội đã bầu đầy đủ Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 là những đồng chí đủ tiêu chuẩn, thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, năng lực, trình độ và đạo đức. Phần lớn cán bộ là các đồng chí trẻ có năng lực, được đào tạo bài bản, đang nỗ lực phấn đấu để đảm đương trọng trách mà Đảng bộ và nhân dân giao phó.

Năm 2021, Bình Dương xác định mục tiêu xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Lãnh đạo thực hiện mục tiêu vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Toàn Đảng bộ phấn đấu thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 8,5 – 8,7%; GRDP bình quân đầu người khoảng 161,8 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu tăng 12%; tổng thu ngân sách đạt 58.700 tỷ đồng; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên 1,8 tỷ đô la Mỹ…


Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam khẳng định, những thành tựu đạt được trong năm 2020 là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, là sự kết tinh của tinh thần đoàn kết, ý chí vượt khó vươn lên của toàn Đảng bộ tỉnh. “Nhiệm vụ đặt ra trong năm 2021 là rất nhiều, khó khăn, thách thức rất lớn, Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành trong toàn tỉnh nhanh chóng khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế của năm 2020, tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đã đề ra. Toàn hệ thống chính trị trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần chủ động, sáng tạo, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, gắn với kiểm tra, giám sát việc thực hiện, quyết tâm hoàn thành với kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025” – Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

1/5/2021 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTin/CMSImageNew/2021-01/thuongtructu.mp3Xem chi tiếtThường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo, sở ban ngành, đoàn thể682-thuong-truc-tinh-uy-lam-viec-voi-lanh-dao-cac-so-ban-nganh-doan-the-tinTrue121000
5,228.00
121,000
0.00
0
False
0
1
Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023

TTĐT - ​Chiều 22-8, Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm trúng tuyển đại học chính quy theo phương thức xét kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. 

Theo đó, phổ điểm trúng tuyển chung cho các tổ hợp dao động từ 15.5 - 23.75 điểm. Hai ngành Giáo dục tiểu học và  Sư phạm Ngữ văn có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất (23.75).

So với năm trước, điểm chuẩn trúng tuyển năm nay ở nhiều ngành của trường có xu hướng tăng trung bình từ 1 đến 3 điểm. Tăng nhiều nhất là ngành Tâm lý học, từ 15.5 lên 22.5, tăng 7 điểm; ngành Luật từ 18.5 lên 23.25, tăng 4.75 điểm. Trường có 14/37 ngành có điểm trúng tuyển từ 20 điểm trở lên. Các ngành có điểm trúng tuyển thấp 15.5 điểm là nhóm ngành tự nhiên, kỹ thuật công nghệ như Toán học, Hóa học, Công nghệ sinh học, Quản lý đất đai, Kỹ thuật môi trường…

Từ ngày 23/8/2023, Trường sẽ gửi thông báo trúng tuyển đến số điện thoại của thí sinh. Hoặc thí sinh có thể tra cứu kết quả trúng tuyển trên website của trường. Từ ngày 24/8 đến ngày 12/9/2023, các thí sinh trúng tuyển sẽ tiến hành làm thủ tục nhập học trực tuyến (online) và chính thức đến trường từ ngày 9/9 đến ngày 12/9/2023 để làm hồ sơ nhập học cho tân sinh viên.  

Điểm chuẩn Trường Đại học Thủ Dầu Một năm 2023​:

Diemchuantdm2023.png

Diemchuantdm20231.png

8/23/2023 7:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrường Đại học Thủ Dầu Một, công bố, điểm chuẩn, 2023761-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-cong-bo-diem-chuan-trung-tuyen-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.440101
601
Bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho các cơ quan thông tấn, báo chíBồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho các cơ quan thông tấn, báo chí

​TTĐT - Ngày 26-6, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các Tỉnh ủy, Thành ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí năm 2024.

​​Hội nghị được kết nối đến 67 điểm cầu trong cả nước với 1.720 người tham dự. Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Lê Hữu Phước - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh cùng lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí.

Hội nghị nhằm bổ sung kiến thức, nâng cao nhận thức, cập nhật những quan điểm mới, những vấn đề cần quan tâm trong công tác xây dựng Đảng trên các lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, góp phần tuyên truyền thật tốt việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng cùng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.

Đồng thời, bồi dưỡng kỹ năng lựa chọn đề tài, khai thác, xử lý thông tin, truyền đạt kinh nghiệm sáng tạo tác phẩm về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cho phóng viên, biên tập viên tuyên truyền về xây dựng Đảng của các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và các địa phương, góp phần làm tốt hơn công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, gắn với nâng cao chất lượng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng).

tructuyenbaochi1.jpg

tructuyenbaochi2.jpg

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe triển khai 05 chuyên đề: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh bóc gỡ thông tin xấu độc trên mạng xã hội; những nội dung mới về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương khoá XIII; một số vấn đề về sáng tác tác phẩm báo chí thể loại chính luận; kỹ năng sáng tạo tác phẩm phát thanh và truyền hình; giới thiệu chủ đề sáng tạo tác phẩm báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, những mô hình mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác xây dựng Đảng; kỹ năng sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí, chia sẻ kinh nghiệm sáng tạo tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả đạt giải cao Giải Búa liềm vàng.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Thăng An - Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương mong muốn, thông qua các hội nghị tập huấn về xây dựng Đảng, các nhà báo sẽ có thêm kiến thức và thông tin để nâng cao chất lượng sáng tác các tác phẩm báo chí về xây dựng Đảng. Trên cơ sở đó, các cơ quan báo chí chủ động, đổi mới sáng tạo hơn nữa trong công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng theo hướng kết hợp giữa xây và chống, trong đó lấy xây là cơ bản chiến lược lâu dài, thực hiện tốt phương châm "lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực", "lấy cái đẹp, dẹp cái xấu". Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả để Giải Búa liềm vàng trở thành một hoạt động có ý nghĩa chính trị sâu sắc, có tác dụng thiết thực đối với công tác xây dựng Đảng; làm cho cán bộ đảng viên và nhân dân ngày càng nhận thức sâu sắc thêm về Đảng và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.

6/26/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtbồi dưỡng kiến thức, xây dựng Đảng, báo chí122-boi-duong-kien-thuc-ve-xay-dung-dang-cho-cac-co-quan-thong-tan-bao-chFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Bà Trương Thị Bích Hạnh giữ chức Bí thư Thành ủy Dĩ AnBà Trương Thị Bích Hạnh giữ chức Bí thư Thành ủy Dĩ An

TTĐT - ​Sáng 17-02, Thành ủy Dĩ An tổ chức Hội nghị công bố Quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.

​​Tham dự có các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Dĩ An qua các thời kỳ.

Hội nghị đã công bố Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 và nghỉ hưu trước tuổi kể từ ngày 15/02/2025 đối với ông Hồ Quang Điệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Dĩ An.

Đồng thời công bố Quyết định của Tỉnh ủy điều động bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đến nhận công tác tại Thành ủy Dĩ An, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy và giữ chức Bí thư Thành ủy Dĩ An nhiệm kỳ 2020-2025. 

bithudian1.jpg

Lãnh đạo tỉnh trao Quyết định và tặng hoa cho ông Hồ Quang Điệp và bà Trương Thị Bích Hạnh

bithudian2.jpg

Lãnh đạo TP.Dĩ An tặng hoa chúc mừng ông Hồ Quang Điệp và bà Trương Thị Bích Hạnh

bithudian3.jpg

Bà Trương Thị Bích Hạnh - Bí thư Thành ủy Dĩ An tặng hoa cho nguyên lãnh đạo Dĩ An

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Lộc Hà chúc mừng ông Hồ Quang Điệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và trân trọng cảm ơn những đóng góp của ông Hồ Quang Điệp đối với sự phát triển của tỉnh trong hơn 40 năm công tác. Hoan nghênh tinh thần xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện cho các thế hệ cán bộ kế cận được tiếp cận công việc sớm, tạo thuận lợi trong công tác sắp xếp nhân sự, cán bộ chung của tỉnh. Lãnh đạo tỉnh chúc ông Hồ Quang Điệp và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc; tiếp tục dõi theo, đồng hành và có những đóng góp quý báu cho sự phát triển của Dĩ An và tỉnh nhà.

bithudian4.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Lộc Hà phát biểu tại hội nghị

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng bà Trương Thị Bích Hạnh nhận nhiệm vụ mới ở địa bàn phát triển năng động, có vị trí địa lý rất quan trọng và tiềm năng phát triển lớn của tỉnh, nhất là trong quá trình thực hiện chủ trương tăng cường liên kết vùng và đổi mới mô hình tăng trưởng của tỉnh hiện nay. Ông mong muốn bà Trương Thị Bích Hạnh kế thừa những thành quả tốt đẹp mà các thế hệ cán bộ, lãnh đạo thành phố đã dày công gây dựng, từng bước giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian tới. Trước tiên, cần lãnh đạo và tổ chức thành công Đại hội Đảng cấp cơ sở và Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2025 -2030 theo đúng định hướng, quan điểm, mục tiêu phát triển Dĩ An trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch thành phố giai đoạn 2021-2030, góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI; đồng thời chuẩn bị tốt cho công tác Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030. 

bithudian5.jpg

Bà Trương Thị Bích Hạnh - Bí thư Thành ủy Dĩ An phát biểu nhận nhiệm vụ

Phát biểu nhận nhiệm vụ, bà Trương Thị Bích Hạnh cho biết, đây là niềm vinh dự, đồng thời cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề trước Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Dĩ An. Bà cam kết sẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, giữ vững nguyên tắc của Đảng, phát huy vai trò là hạt nhân đoàn kết, cùng tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành và nhân dân thành phố quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đã đề ra.

bithudian6.jpg 

Lãnh đạo tỉnh và TP.Dĩ An qua các thời kỳ​ chụp hình lưu niệm

Hội nghị cũng công bố Quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ban Dân vận Thành ủy thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Dĩ An kể từ ngày 15/02/2025. Bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Ẩn - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị Thành ủy giữ chức vụ Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Dĩ An, thời gian bổ nhiệm 05 năm kể từ ngày 15/02/2025. Bổ nhiệm các Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Dĩ An.

bithudian7.jpg

Trao Quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ban Dân vận Thành ủy thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Dĩ An

2/17/2025 12:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBà Trương Thị Bích Hạnh, Bí thư Thành uỷ Dĩ An442-ba-truong-thi-bich-hanh-giu-chuc-bi-thu-thanh-uy-di-aTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.000001
8
Becamex Tokyu khởi công xây dựng Trung tâm Thương mại SORA Gardens SCBecamex Tokyu khởi công xây dựng Trung tâm Thương mại SORA Gardens SC

TTĐT - Sáng 28-12, tại Thành phố mới Bình Dương (phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một), Công ty TNHH Becamex Tokyu đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Trung tâm Thương mại SORA Gardens SC và khánh thành Chung cư SORA Gardens II.

Tham dự có Ngài Watanabe Nobuhiro - Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP.Hồ Chí Minh; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Becamex IDC; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.


Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh (bìa phải) tặng lẵng hoa chúc mừng Công ty Becamex Tokyu

Trung tâm Thương mại SORA Gardens SC có diện tích 5.000m2 được xây dựng tại cửa ngõ Thành phố mới Bình Dương. Ngoài các tiện ích thương mại nổi bật như khu bán lẻ, nhà hàng, rạp chiếu phim..., SORA Gardens SC còn được hệ thống siêu thị AEON (Nhật Bản) lựa chọn để triển khai mô hình “Siêu thị bách hóa tổng hợp – Compact GMS” đầu tiên tại Việt Nam. Đây là công trình quan trọng trong khu đô thị mà tỉnh và người dân rất quan tâm, hứa hẹn trở thành tâm điểm thu hút cư dân đến sinh sống và làm việc.

 

Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP.Hồ Chí Minh, lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Becamex Tokyu thực hiện nghi thức khởi công xây dựng Trung tâm Thương mại SORA Gardens SC


Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP.Hồ Chí Minh, lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Becamex Tokyu thực hiện nghi thức khánh thành Chung cư SORA Gardens II

Chung cư SORA Gardens II có tổng diện tích 84.000m2, quy mô 24 tầng với 557 căn hộ cao cấp đạt chất lượng Nhật Bản với không gian sống xanh, thoáng mát cùng nhiều tiện ích đẳng cấp mang đến phong cách sống tiện nghi chất lượng cao. Dự án do Becamex Tokyu liên doanh cùng Tập đoàn Mitsubishi - một trong những công ty Nhật Bản hàng đầu về phát triển đô thị với các loại hình kinh doanh bất động sản đa dạng, triển khai thực hiện. Cùng với Chung cư SORA Gardens I, SORA Gardens II và Trung tâm Thương mại SORA Gardens SC sẽ hình thành một cộng đồng cư dân hiện đại và sôi động tại cửa ngõ Thành phố mới Bình Dương, góp phần thay đổi diện mạo và nâng cao giá trị của Thành phố mới Bình Dương.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp tích cực của Công ty TNHH Becamex Tokyu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chuỗi các dự án mà Công ty Becamex Tokyu đã và đang triển khai thực hiện rất hiệu quả tại Bình Dương sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo ra hệ sinh thái mới về môi trường sống, làm việc, thu hút đầu tư; hình thành nên những công trình ấn tượng, những điểm nhấn bứt phá về phát triển đô thị. Chính quyền tỉnh cam kết sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn Công ty Becamex Tokyu tích cực triển khai các dự án đã đề ra, khai thác cơ hội và mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, phát huy tốt hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của mình để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.

12/28/2021 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiếtSORA Gardens SC, khởi công, Trung tâm Thương mại, becamex Tokyu774-becamex-tokyu-khoi-cong-xay-dung-trung-tam-thuong-mai-sora-gardens-sTrue121000
1.00
121,000
1.00
0
False
0.5
4
Tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ Bình Dương 100 tấn nông sảnTỉnh Lâm Đồng hỗ trợ Bình Dương 100 tấn nông sản

TTĐT - ​Ngày 18-9, đoàn xe của Tập đoàn Phương Trang chở theo 100 tấn hàng hóa nông sản do Đảng bộ và nhân dân tỉnh Lâm Đồng ủng hộ tỉnh Bình Dương phòng, chống dịch Covid-19 đã "cập bến" an toàn tại điểm ​hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh trên đường 30-4, phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một.

Tất cả số hàng hóa nông sản do tỉnh Lâm Đồng kêu gọi nhân dân đóng góp, cùng chung tay hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại tỉnh Bình Dương và được lãnh đạo tỉnh Bình Dương điều phối cho Hội CTĐ tỉnh tiếp nhận. Tiếp nhận nguồn lực, bà Nguyễn Thị Lệ Trinh - Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh cho biết, mỗi một món rau, củ, quả mà tỉnh Lâm Đồng gởi đến bà con vùng dịch Bình Dương ngay lúc này rất có ý nghĩa và đong đầy tình yêu thương, thể hiện sự chia sẻ, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Hội CTĐ sẽ nhanh chóng phân phối và sử dụng hiệu quả món quà ý nghĩa này, kịp thời chia sẻ, hỗ trợ người dân khó khăn để bà con có thêm điều kiện sinh hoạt, chung sức cùng tỉnh nhà sớm vượt qua đại dịch để trở lại với cuộc sống bình thường. 

htpcdlamdong3.jpg

Bà Nguyễn Thị Lệ Trinh (thứ 3 từ phải qua ) - Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh tiếp nhận 100 tấn hàng hóa nông sản do Đảng bộ và nhân dân Lâm Đồng ủng hộ cho Bình Dương có thêm nguồn lực phòng, chống dịch

Sau khi tiếp nhận, Hội CTĐ tỉnh đã điều phối, chuyển ngay cho 9 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh để thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tiếp sức cho người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19 tại các địa phương, giúp bà con có thêm điều kiện vượt qua giai đoạn khó khăn. 

htpcdlamdong2.jpg 

Các chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và tình nguyện viên hỗ trợ đưa hàng hóa xuống xe để phân bổ cho các địa phương

9/20/2021 9:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTỉnh Lâm Đồng, hỗ trợ Bình Dương 100 tấn nông sản76-tinh-lam-dong-ho-tro-binh-duong-100-tan-nong-saFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thăm, tặng quà hỗ trợ trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai đang điều trị tập trungĐoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thăm, tặng quà hỗ trợ trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai đang điều trị tập trung

TTĐT - ​Tiếp tục chương trình thăm hỏi, động viên và hỗ trợ kịp thời cho các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các bệnh nhân tại các khu cách ly, “vùng đỏ”, ngày 09-9, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh do ông Phạm Trọng Nhân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã tổ chức thăm hỏi, trao tặng quà hỗ trợ trẻ em dưới 5 tuổi và người lao động mang thai đang điều trị tập trung tại các Bệnh viện dã chiến trên địa bàn tỉnh.

Tại các điểm đến gồm: Bệnh viện dã chiến Thới Hoà (TX.Bến Cát), Bệnh viện dã chiến số 4 (huyện Bàu Bàng), Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã trao tặng 1.500 phần quà trẻ em dưới 5 tuổi và người lao động mang thai đang điều trị tập trung. Đồng thời thăm hỏi, động viên tinh thần, sẻ chia với người lao động mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi đang điều trị tập trung; thăm hỏi, động viên các y, bác sĩ, điều dưỡng tiếp tục khắc phục khó khăn, cùng với hệ thống chính trị chung tay sớm đẩy lùi dịch bệnh. Đoàn cũng đề nghị Công đoàn ngành Y tế theo dõi và báo cáo kịp thời các khó khăn trong việc thực hiện các chính sách cho các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch bệnh theo quy định.

2 99(1).jpg

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trao tặng bảng tượng trưng 1.550 phần quà hỗ trợ trẻ em dưới 5 tuổi và người lao động mang thai đang được điều trị tập trung tại Bệnh viện dã chiến Thới Hoà, thị xã Bến Cát

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đã đến thăm hỏi, động viên lực lượng tình nguyện viên đang thực hiện nhiệm vụ công tác phòng, chống dịch tại các địa phương vùng đỏ, các bệnh viện dã chiến trên địa bàn huyện Bàu Bàng.

4_1.jpg

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đến thăm, động viên và tặng quà cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Bàu Bàng đang tham gia phòng, chống dịch bệnh

Được biết, trong các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng thời gian qua, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã dành thời gian nắm tình hình, khảo sát về việc thực hiện các chính sách của Trung ương và địa phương hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do Covid-19 làm cơ sở phục vụ việc cho ý kiến các báo cáo thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội và thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV. ​​​​

9/10/2021 12:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtĐoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thăm, tặng quà ,hỗ trợ trẻ em dưới 5 tuổi ,phụ nữ mang thai 908-doan-dai-bieu-quoc-hoi-tinh-tham-tang-qua-ho-tro-tre-em-duoi-5-tuoi-va-phu-nu-mang-thai-dang-dieu-tri-tap-trunTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp

TTĐT - ​​Sáng 15-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ​ninh (QPAN) tỉnh chủ trì Hội nghị tổng kết công tác giáo dục QPAN năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. 

​Dự hội nghị có Thiếu tướng Du Trường Giang - Phó Tư lệnh, Phó Chủ tịch Hội đồng giáo dục QPAN Quân khu 7.

Theo đánh giá, năm 2022, Hội đồng Giáo dục QPAN các cấp trên địa bàn tỉnh thường xuyên kiện toàn tổ chức; điều chỉnh, bổ sung quy chế làm việc phù hợp. Đặc biệt, Hội đồng Giáo dục QPAN tỉnh đã thực hiện nghiêm túc kế hoạch phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, các sở, ban, ngành, đoàn thể của địa phương để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục QPAN cho các đối tượng trên địa bàn. Kết quả, năm 2022, toàn tỉnh có gần 12.500 đối tượng 2,3,4 được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức QPAN. Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã tổ chức được 112 lớp bồi dưỡng cho cán bộ đối tượng 4, tương đương đối tượng 4 và đối tượng khác, với hơn 12.000 người tham gia. Tỉnh cũng tổ chức giáo dục QPAN cho trên 57.000 học sinh, sinh viên 21 trường đại học, cao đẳng và trung cấp trên địa bàn. 100% học sinh các trường THPT tham gia học, kiểm tra kết thúc và đạt 100% môn Giáo dục QPAN.

Phát biểu tại hội nghị, Thiếu tướng Du Trường Giang - Phó Tư lệnh Quân khu 7 đánh giá cao công tác giáo dục QPAN của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua. Hội đồng Giáo dục QPAN các cấp trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục QPAN của tỉnh, góp phần giúp Quân khu 7 hoàn thành tốt công tác giáo dục QPAN trong năm 2022. Ông đề nghị thời gian tới, Hội đồng Giáo dục QPAN các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương cần đưa công tác giáo dục QPAN sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân, lao động; quan tâm hơn nữa đối với các đối tượng chức sắc, chức việc; chú trọng công tác tuyên truyền tuyển sinh quân sự;…​

 ​

Đại biểu tham dự hội nghị

Ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND yêu cầu Hội đồng Giáo dục QPAN các cấp trên địa bàn tỉnh phát huy kết quả đạt được. Trong năm 2023, tiếp tục tổ chức quán triệt triển khai các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ, ngành Trung ương về công tác giáo dục QPAN đến cơ sở. Chủ động cập nhật và triển khai có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về giáo dục QPAN cho phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, cần tăng cường và đổi mới hơn nữa công tác giáo dục QPAN với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, trong đó chú trọng về chất lượng. Thường xuyên bổ sung, kiện toàn Hội đồng Giáo dục QPAN các cấp, đảm bảo đúng số lượng, đúng thành phần; rà soát, bổ sung quy chế, duy trì nề nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và thực hiện tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra, tiếp tục rà soát nắm chắc các đối tượng được và chưa được giáo dục, bồi dưỡng để tham mưu cử tham gia các lớp theo phân cấp đúng quy định. Tham mưu mở rộng đối tượng giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục quốc phòng toàn dân bằng nhiều hình thức, trực tiếp và rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của Hội đồng Giáo dục QPAN các cấp để đưa công tác giáo dục QPAN đi vào nề nếp, hiệu quả; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh; khu vực phòng thủ địa phương vững chắc, tăng cường khả năng bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.


Trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể và cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác giáo dục quốc phòng an và an ninh năm 2022

3/15/2023 7:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiết276-tang-cuong-cong-tac-kiem-tra-hoat-dong-cua-hoi-dong-giao-duc-quoc-phong-va-an-ninh-cac-capTrue
0.00
0
0.00
False
Bình Dương tiếp nhận trang thiết bị y tế từ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bình Dương tiếp nhận trang thiết bị y tế từ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

TTĐT - ​Sáng 10-9, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh đã tiếp nhận nguồn lực do Trung ương Hội CTĐ Việt Nam vận động các nhà tài trợ ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Bình Dương.

Nhằm góp phần hỗ trợ cho các F0 điều trị tại nhà trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Trung ương Hội CTĐ Việt Nam đã vận động Giáo hội Phật Giáo tỉnh Hà Nam hỗ trợ 20 máy tạo oxy, trị giá 110 triệu đồng và Nhóm Từ thiện Thiện Duyên hỗ trợ 30 máy tạo oxy, trị giá 165 triệu đồng. Đây là một trong những hoạt động hỗ trợ của Trung ương Hội CTĐ Việt Nam dành cho tỉnh Bình Dương nhằm chung tay cùng ngành Y tế trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà.

tiepnhan mtox.jpg

Lãnh đạo Hội CTĐ tỉnh tiếp nhận máy tạo oxy do Trung ương Hội CTĐ Việt Nam vận động các nhà tài trợ ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch của tỉnh Bình Dương

Ngay sau khi tiếp nhận, Hội CTĐ tỉnh Bình Dương đã trao lại toàn bộ số máy tạo oxy trên cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Thủ Dầu Một để phân bổ đến các Trạm y tế lưu động trên địa bàn để đưa vào sử dụng, hỗ trợ cho các F0 điều trị tại nhà trong trường hợp cần​ thiết.

bangiao mtox.jpg

Tất cả máy tạo oxy do Trung ương Hội CTĐ Việt Nam vận động hỗ trợ được bàn giao lại cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Thủ Dầu Một 

9/10/2021 12:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, tiếp nhận trang thiết bị y tế,Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 441-binh-duong-tiep-nhan-trang-thiet-bi-y-te-tu-trung-uong-hoi-chu-thap-do-viet-namTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong phân loại rác thải tại nguồnTuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong phân loại rác thải tại nguồn

TTĐT - ​​Sáng 30-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì họp về kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.​

​Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm cũng như những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện thí điểm; đồng thời, góp ý cho dự thảo Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2025.

Theo thống kê, tổng khối lượng chất thải sau phân loại được thu gom, vận chuyển, xử lý trong giai đoạn thực hiện thí điểm là 10.749,96 tấn, trong đó nhóm chất thải hữu cơ là 8.189,05 tấn (tương đương với 1.020 chuyến xe) và nhóm chất thải còn lại là 2.560,91 tấn (tương đương 319 chuyến xe). 

Mặc dù đây là vấn đề mới của tỉnh, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể từ Trung ương, chưa có mô hình cụ thể được triển khai hiệu quả để tham khảo. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của UBND tỉnh và sự nỗ lực của các sở, ngành, địa phương, Kế hoạch thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh cơ bản đạt được một số kết quả khả quan. 

Mô hình đã tiếp cận được với thực tế của tỉnh, đặc biệt hình thức giám sát đã thể hiện vai trò tích cực đối với hiệu quả phân loại chất thải rắn tại nguồn. Nội dung hướng dẫn và hình thức tuyên truyền sát với thực tế và trực quan giúp người dân dễ hình dung và thực hiện. Nhận thức của cán bộ quản lý Nhà nước về công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn đã được nâng lên; ý thức của người dân đã bước đầu được hình thành và tạo được hiệu ứng trong cộng đồng thông qua các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức.

Dự thảo Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2025 xác định, từ năm 2022-2024, phấn đấu đạt mục tiêu kiện toàn lại hệ thống, thời gian, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại từ cấp huyện đến cấp xã như lựa chọn, cải tạo điểm tập kết, trạm trung chuyển, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; xây dựng và ban hành lộ trình/tần suất thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt sau phân loại; thực hiện đấu thầu/đặt hàng lựa chọn các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt. Đồng thời, hoàn thiện bộ tài liệu nội dung tuyên truyền hoạt động; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn s​inh hoạt tại nguồn. 

Đến năm 2025, tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và đáp ứng mục tiêu: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 99%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại đạt từ 50%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được tái chế đạt trên 70%​.

racthai.jpeg

Toàn cảnh cuộc họp

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đánh giá cao kết quả triển khai thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương cũng như các ý kiến đóng góp cho dự thảo Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2025. Đồng thời, yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp thu các ý kiến để tổng hợp, điều chỉnh Kế hoạch và tham mưu UBND tỉnh ban hành.

racthai 1.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng phát biểu tại cuộc họp

Ông Mai Hùng Dũng nhấn mạnh, sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của chính quyền địa phương, người đứng đầu tổ chức có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả phân loại chất thải rắn tại nguồn. Do vậy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền cần thường xuyên, quyết liệt  nhưng không chủ quan và có những giải pháp kịp thời dựa trên điều kiện thực tiễn của địa phương để đảm bảo mục tiêu đề ra.

Phân loại chất thải rắn tại nguồn cần một quá trình chuyển đổi từ nhận thức đến hành động và hình thành thói quen. Vì vậy, cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giám sát; huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân nhận thức đúng, đầy đủ về trách nhiệm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cần được duy trì liên tục, thường xuyên đặc biệt đối với các nhà trọ, điểm kinh doanh, dịch vụ… do đặc thù biến động về dân cư và phát triển đô thị của tỉnh.

12/30/2022 11:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtTuyên truyền, nâng cao, ý thức, người dân, phân loại, rác thải, nguồn702-tuyen-truyen-nang-cao-y-thuc-nguoi-dan-trong-phan-loai-rac-thai-tai-nguoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.25
2
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản

​TTĐT - Sáng 12-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp Ngài Ito Naoki ​- Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đến thăm và làm việc với tỉn​h Bình Dương.

Cùng tiếp có ông Mai Hùng Dũng - Ủy v​iên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Bi thu tiep Dai su Nhat Ban-1.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi hoan nghênh Ngài Ito Naoki đến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương; đồng thời giới thiệu một số nét đặc trưng của tỉnh.​

Bí thư Tỉnh ủy cho biết, Bình Dương hiện có 29 khu công nghiệp, với diện tích 12.798 hecta (trong đó có 26 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động) và 12 cụm công nghiệp, với diện tích 815 hecta. Tỉnh đã quy hoạch, xây dựng và phát triển Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ với tổng diện tích trên 4.196 hecta, bao gồm: Các khu công nghiệp công nghệ cao, khu thương mại, dịch vụ và các khu đô thị mới, trong đó có 1.000 hecta được quy hoạ​ch xây dựng và phát triển Thành phố mới Bình Dương.

Bi thu tiep Dai su Nhat Ban-2.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi (bìa phải) tiếp Ngài Ito Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam

Lũy kế đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh có 4.377 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 42 ​tỷ đô la Mỹ. Bình Dương hiện đứng thứ 02 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sau TP. Hồ Chí Minh.

Nhật Bản hiện đứng thứ 02 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Bình Dương với 357 dự án đầu tư và tổng số vốn gần 6 tỷ đô la Mỹ; chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, mạch và chíp điện tử, lắp ráp ô tô, sắt thép, các ngành công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ thương mại...

Bí thư Tỉnh ủy cam kết, chính quyền tỉnh sẽ luôn nỗ lực đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất kinh doanh thành công tại Bình Dương. Mong muốn Ngài Đại sứ sẽ là cầu nối liên kết đưa các doanh nghiệp Nhật Bản đến Bình Dương hợp tác đầu tư, góp phần vào việc tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản.

​​Bi thu tiep Dai su Nhat Ban-3.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng quà lưu niệm cho Ngài Ito Naoki

Ngài Ito Naoki cảm ơn chính quyền tỉnh Bình Dương đã luôn quan tâm, đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các nhà đầu tư Nhật Bản trên địa bàn tỉnh. Ngài Đại sứ cam kết trong nhiệm kỳ của mình sẽ thúc đẩy, kết nối để các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp cận đầu tư vào tỉnh Bình Dương. Đồng thời tăng cường giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa và hợp tác giáo dục, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản. 

Bi thu tiep Dai su Nhat Ban-4.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

12/12/2024 4:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoại; Hoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi, Ito Naoki, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam658-bi-thu-tinh-uy-nguyen-van-loi-tiep-dai-su-dac-menh-toan-quyen-nhat-banTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.5
1
Bí thư Tỉnh ủy: Xây dựng chính sách bảo tồn và phát triển nghề truyền thốngBí thư Tỉnh ủy: Xây dựng chính sách bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

​TTĐT - Sáng 15-9, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi khảo sát, làm việc với các doanh nghiệp gốm sứ, cơ sở sơn mài trên địa bàn tỉnh.

Cùng đi có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, TP.Thuận An, TP.Thủ Dầu Một.

Gốm sứ, sơn mài Bình Dương vươn tầm thế giới

Lãnh đạo tỉnh đã đi thăm và nắm tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp, đơn vị sản xuất các sản phẩm truyền thống trên địa bàn tỉnh như: Công ty TNHH Gốm sứ Minh Long I (TP.Thuận An); làng nghề sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp (TP.Thủ Dầu Một). 

Giới thiệu với lãnh đạo tỉnh một số sản phẩm gốm sứ tiêu biểu của doanh nghiệp, lãnh đạo Công ty Minh Long I cho biết, sản phẩm của Minh Long không chỉ khẳng định vị trí vững chắc tại thị trường trong nước mà đã vươn ra thị trường thế giới. Sản phẩm gốm của Minh Long đã chinh phục được các thị trường khó tính như Pháp, Đức, Ý, các nước Đông Âu… Có thể nói, gốm Minh Long không thua kém bất cứ sản phẩm gốm nào trên thế giới.

khaosatnghe1.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc với Công ty TNHH Minh Long I

Theo ông Lý Ngọc Minh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Minh Long I, sản xuất gốm sứ là ngành nghề rất khó khăn, cực khổ và tiềm ẩn nhiều rủi ro, muốn có kết quả tốt phải kiên trì bền bỉ. Tuy nhiên trong thách thức chính là cơ hội để doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật cao trong sản xuất tạo ra các sản phẩm độc đáo, mới lạ, mang xu hướng thời đại đáp ứng nhu cầu của thị trường.

khaosatnghe4.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi trao đổi với ông Lý Ngọc Minh

Đối với làng nghề sơn mài truyền thống, ông Thái Kim Điền - Chủ tịch Hiệp hội Sơn mài, Điêu khắc tỉnh Bình Dương chia sẻ, làng nghề sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp là một "đặc sản" của Bình Dương. Với hơn 100 năm giữ gìn và phát huy, nghệ nhân sơn mài Bình Dương đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo được khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Các thể loại sơn mài như cẩn ốc, cẩn trứng, thiếp vàng vẽ nối, khắc trũng… của sơn mài Bình Dương đã làm rạng danh địa phương qua các sản phẩm như bàn ghế án gió, bàn phấn, tranh ảnh, bình soa, liễn đối trang trí nhà cửa, cơ quan, đình chùa, thờ cúng trang hoàng các buổi tiếp nguyên thủ quốc gia đến các sản phẩm ứng dụng như bình hoa, guốc lược…

Nghề truyền thống gặp khó

Những nghề truyền thống như gốm sứ, sơn mài đã ghi lại nhiều dấu ấn quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, trong vài chục năm trở lại đây, những nghề truyền thống này có xu hướng giảm và hiện nay doanh nghiệp gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung.

Chia sẻ về những khó khăn của doanh nghiệp gốm sứ, ông Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương cho biết, các doanh nghiệp gốm sứ trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp gia đình nên mô hình quản lý còn theo kiểu truyền thống, chưa bắt kịp xu hướng, dễ chịu tác động bởi thị trường. Trong hai quý đầu năm 2023 các doanh nghiệp hầu như không có đơn hàng mà chỉ có một số đơn từ năm trước; quý III bắt đầu có đơn hàng nhưng số lượng chỉ bằng 50% cùng kỳ năm 2022, kéo theo số lượng lao động trong ngành gốm sứ giảm khoảng 30%, trong đó có nhiều lao động có tay nghề. 

Theo đại diện Hiệp hội Gốm sứ tỉnh, việc di dời các doanh nghiệp gốm sứ vào khu, cụm công nghiệp theo chủ trương của tỉnh gặp khó khăn hơn nhiều so với các ngành nghề khác như thiếu thợ có tay nghề cao (do lao động lành nghề sinh sống, gắn bó lâu năm tại nơi sản xuất cũ), cùng với đó doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để di dời, xây dựng nhà máy mới. 

khaosatnghe2.jpg

Ông Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương kiến nghị tại buổi làm việc

Ông Nguyễn Tiến Thành kiến nghị tỉnh xem xét xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù cho doanh nghiệp gốm sứ khi xây dựng bộ tiêu chí các doanh nghiệp phải di dời vào khu, cụm công nghiệp theo chủ trương của tỉnh; có ưu đãi cho ngành nghề gốm sứ về giá thuê đất cũng như tạo điều kiện về địa điểm sản xuất mới tạo thuận tiện cho hoạt động sản xuất (gần làng nghề, nguồn nguyên liệu, thuận lợi cho di chuyển) và đảm bảo ổn định số lượng thợ có tay nghề của doanh nghiệp. 

Đối với nghề sơn mài truyền thống, đại diện Hiệp hội Sơn mài, Điêu khắc tỉnh cho rằng, cần thúc đẩy việc xây dựng khu bảo tồn làng nghề sơn mài truyền thống kết hợp với du lịch, trong đó du khách không chỉ được ngắm phong cảnh mà còn được thăm nơi sản xuất, thậm chí có thể tham gia vào một phần quá trình tạo ra sản phẩm, chính điều này sẽ tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề góp phần bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống đồng thời phát triển du lịch, tăng thu nhập của người dân địa phương.

khaosatnghe8.jpg

Lãnh đạo tỉnh tham quan cơ sở sơn mài Định Hòa (phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một)

Trong khi đó, ông Lê Bá Linh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Sơn mài, Điêu khắc tỉnh, Giám đốc Công ty Sơn mài mỹ nghệ Tư Bốn cho rằng, cần sớm hoàn thành Đề án "Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn TP.Thủ Dầu Một", trong đó xác định nên bảo tồn làng nghề hay bảo tồn nghề. Đồng thời lập ra Ban bảo tồn tập hợp nghệ nhân tham gia, vừa quảng bá, vừa bảo tồn, vừa tạo thêm nguồn quỹ cho Ban hoạt động. Việc xây dựng và phát triển làng nghề cần có sự đầu tư và triển khai phát triển theo hướng bền vững, trong đó bảo tồn, giữ gìn các kỹ thuật chi tiết trong sơn mài. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong làng nghề có chính sách hỗ trợ riêng, nhất là chính sách thuế, hỗ trợ các cửa hàng bán sản phẩm. Bên cạnh đó, việc phối hợp đào tạo giữa doanh nghiệp và các trường nghề cần được chú trọng hơn nữa, đảm bảo khả thi, phù hợp hơn và đáp ứng nhu cầu thực tế.

khaosatnghe7.jpg

Hiệp hội Sơn mài, Điêu khắc tỉnh kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp

Trao đổi về Đề án "Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn TP.Thủ Dầu Một", bà Nguyễn Thu Cúc - Chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một cho biết, Đề án do UBND TP.Thủ Dầu Một phối hợp với các sở ngành xây dựng, tập trung các nội dung như xây dựng tổng thể làng nghề, quy hoạch và xây dựng khu sản xuất tập trung cho các doanh nghiệp sơn mài để bảo đảm về vấn đề môi trường, xây dựng nơi trưng bày sản phẩm chung cho làng nghề; đồng thời kết hợp xây dựng các tour du lịch tham quan, giới thiệu sản phẩm của làng nghề đến du khách trong và ngoài nước. Tổng diện tích khu bảo tồn khoảng 5,4hecta. Đến nay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thẩm định xong Đề án và đang trình UBND tỉnh phê duyệt. 

Cần chính sách hỗ trợ phát triển nghề truyền thống

Sau khi khảo sát thực tế, nghe kiến nghị của các doanh nghiệp, hiệp hội và ý kiến của các sở ngành, địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh gia cao và bày tỏ khâm phục những ý tưởng độc đáo, sáng tạo thể hiện bằng các tác phẩm công phu hoành tráng của các nghệ nhân gốm sứ, sơn mài. Đồng thời chia sẻ với khó khăn của các doanh nghiệp, cơ sở, cảm ơn sự kiên trì của các doanh nghiệp tiếp tục duy trì và bảo tồn các ngành nghề truyền thống của Bình Dương, đưa sản phẩm truyền thống của Bình Dương vươn xa không chỉ trong nước mà còn tỏa khắp các thị trường trên thế giới. Bí thư đề nghị Văn phòng Tỉnh ủy nghiêm túc tiếp thu tất cả các ý kiến, kiến nghị tại buổi làm việc; Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các ngành phối hợp nghiên cứu hệ thống luật, quy định để tham mưu chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy các ngành nghề truyền thống. Trong đó có các chính sách hỗ trợ của tỉnh cho doanh nghiệp về đất đai, lao động, xúc tiến đầu tư, nguồn vốn. Quỹ đầu tư phát triển của tỉnh dành nguồn vốn để cho vay lĩnh vực này. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Công Thương cùng bàn chính sách riêng, đặc thù để hỗ trợ các ngành nghề truyền thống về đất đai, vốn, xúc tiến thương mại và đầu tư… để duy trì các ngành nghề truyền thống.Đặc biệt cần tổ chức các buổi làm việc, thông tin với doanh nghiệp để tổ chức di dời doanh nghiệp vào khu, cụm công nghiệp một cách chặt chẽ, thân trọng. 

khaosatnghe6.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi yêu cầu các ngành rà soát, xây dựng chính sách cụ thể hỗ trợ phát triển các​ nghề truyền thống

Bên cạnh đó, Bí thư mong muốn phát triển các showroom, phòng trưng bày của doanh nghiệp trở thành "bảo tàng" sản phẩm truyền thống; đồng thời nghiên cứu ý tưởng đầu tư con đường gốm sứ, sơn mài góp phần giới thiệu quảng bá các công trình, tác phẩm nghề truyền thống của tỉnh. 

Đối với Đề án "Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn TP.Thủ Dầu Một", Bí thư đề nghị các sở ngành, TP.Thủ Dầu Một rà soát lại Đề án để đảm bảo đầu tư có hiệu quả, trong đó chú ý đến các nội dung chính sách phát triển nghề truyền thống, đảm bảo "vừa tập trung vừa phân tán", để chính những người làm nghề truyền thống vừa sản xuất, vừa bảo tồn và phát huy. 

Bí thư cũng đề nghị chú trọng đưa các ngành nghề truyền thống vào trường học; kết hợp chặt chẽ giữa các cơ sở với các trường nghề trong công tác đào tạo. Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hoá Bình Dương tiếp tục quan tâm lưu giữ, phát triển các bộ môn này. Đồng thời tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm, giáo dục ngoại khóa tại các trường, doanh nghiệp để giáo dục truyền thống, lịch sử, hình thành nhận thức và lòng yêu thích các ngành nghề truyền thống đặc sắc của tỉnh.

9/15/2023 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtBí thư Tỉnh ủy, xây dựng, chính sách, bảo tồn và phát triển, nghề truyền thống93-bi-thu-tinh-uy-xay-dung-chinh-sach-bao-ton-va-phat-trien-nghe-truyen-thonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.5
2
Kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 2 - HĐND tỉnh khóa XKết quả giải quyết kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 2 - HĐND tỉnh khóa X

TTĐT - ​Trước Kỳ họp thứ 2 - HĐND tỉnh khóa X, UBND tỉnh đã nhận được 84 kiến nghị của cử tri và đã phân công 18 sở, ngành, địa phương, đơn vị xem xét, giải quyết, trả lời.

Kết quả, đến nay đã giải quyết xong 55/84 kiến nghị, chiếm 65,47% và đang tiếp tục giải quyết 29/87 kiến nghị, chiếm 34,53%.

Trong thời gian tới, để công tác giải quyết kiến nghị cử tri đạt hiệu quả cao, tránh tình trạng tồn tại các kiến nghị chậm giải quyết và kéo dài, UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành  tiếp tục rà soát, có lộ trình giải quyết dứt điểm 29 kiến nghị đang tiếp tục giải quyết để báo cáo phục vụ cho giám sát của Thường trực HĐND tỉnh theo tiến độ quy định.

Nội dung trả lời được đăng tải chi tiết tại mục Trả lời kiến nghị cử tri​ trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh. ​​

9/8/2021 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtKết quả, giải quyết kiến nghị, của cử tri, trước Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa X429-ket-qua-giai-quyet-kien-nghi-cua-cu-tri-truoc-ky-hop-thu-2-hdnd-tinh-khoa-False121000
0.00
121,000
0.00
False
3
1
1 - 30Next