Tin tức sự kiện
 

TTĐT - ​Cục Thống kê tỉnh Bình Dương vừa công bố các số liệu thống năm 2024. Theo đó, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục xu hướng tích cực, quý sau tốt hơn quý trước. Các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng, GRDP tăng trưởng 7,48%, xuất siêu ước đạt kỷ lục 10 tỷ đô la Mỹ...

 
 

​TTĐT - Tối 08-01, tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn và Ban Thư ký Hội Sinh viên tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên (09/01/1950 - 09/01/2025) và 15 năm thành lập Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Bình Dương.

 
 

TTĐT - ​Chiều 07-01, đại biểu HĐND tỉnh và huyện Bàu Bàng nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2024. 

 
 

TTĐT - ​Sáng 06-01, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành Ngoại giao năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị.

 
 

TTĐT - Sáng 06-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Thường trực HĐND tỉnh khóa X tổ chức Phiên họp lần thứ 36 xem xét, cho ý kiến đối với những nội dung thuộc thẩm quyền. Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Phiên họp.​​

 
 

TTĐT - Sáng 05-01, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí th​ư Quân ủy Trung ương cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương.​

 
 

​TTĐT - Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 48-CT/TU về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

 
 

TTĐT - ​Chiều 04-01, tại Sân vận động tỉnh Bình Dương đã diễn ra trận thi đấu bóng đá giao hữu giữa Đội cán bộ công chức, viên chức tỉnh Bình Dương và Đội Liên đoàn Bóng đá Daejeon (Hàn Quốc).

 ​

 
 

TTĐT - Sáng 04-01, tại TP. Thuận An, Công ty Minh Long I tổ chức khánh thành Bảo tàng Gốm sứ Minh Long. ​​

 
 

TTĐT - ​​Thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, chiều 03-01, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND TP.Thủ Dầu Một đã có buổi tiếp xúc cử tri phường Hiệp An.​

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Doanh nghiệp Hoa Kỳ tin tưởng mở rộng quy mô sản xuất tại Bình DươngDoanh nghiệp Hoa Kỳ tin tưởng mở rộng quy mô sản xuất tại Bình Dương

TTĐT - Tối 02-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư Hoa Kỳ.

​Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Ngọc Thuận - Tổng Giám đốc Tổng công ty Becamex IDC; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Tại điểm cầu Hoa Kỳ, tham dự có bà Lê Thị Hải Vân - Tham tán Kinh tế phụ trách đầu tư FDI, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ; ông Max Sutherland - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc World Trade Center Atlanta; bà Dawn Townsend - Giám đốc Cấp cao Thương mại và Đầu tư, Cục Phát triển Kinh tế Atlanta, Văn phòng Thống đốc bang Georgia; bà Leigh Ryan - Phó Chủ tịch Trung tâm Thương mại Thế giới Savannah; ông Scott Ellyson - Giám đốc điều hành và đồng sáng lập East West Manufacturing và gần 100 doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho doanh nghiệp

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khẳng định, sau hơn 25 năm thiết lập quan hệ song phương từ năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy và có mối quan hệ hợp tác ngày càng tích cực, toàn diện trên mọi lĩnh vực. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Hoa Kỳ và là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu; Việt Nam cũng là nhà nhập khẩu lớn từ Hoa Kỳ với các vật tư, hàng hóa phục vụ hỗ trợ sự phát triển nền kinh tế. Tính đến nay, Hoa Kỳ xếp thứ 11 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam với 1.135 dự án và tổng vốn đăng ký hơn 10 tỷ đô la Mỹ. Riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Hoa Kỳ đã đầu tư 128 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 911 triệu đô la Mỹ.

 

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị xúc tiến đầu tư với Hoa Kỳ diễn ra trong bối cảnh Việt Nam vừa trải qua làn sóng Covid-19 lần thứ 4 với những tác động tới mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố khu vực kinh tế phía Nam, trong đó có Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đồng hành cùng các địa phương và doanh nghiệp phía Nam, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp mạnh mẽ, nhanh chóng; kịp thời chuyển đổi chiến lược "Zero Covid" sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, tập trung tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội". Chính quyền tỉnh Bình Dương đã và đang nỗ lực cùng đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tái khôi phục sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng thông qua các buổi đối thoại, tiếp xúc với các hiệp hội, doanh nghiệp, trong đó có tổ chức Hội nghị trực tuyến với Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ (AMCHAM), tham dự Hội nghị "Gặp gỡ Hoa Kỳ: Chung tay hợp tác tái mở cửa, phục hồi và phát triển khu vực kinh tế phía Nam" nhằm lắng nghe và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư và doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Bình Dương luôn quan tâm hỗ trợ cho sự phát triển doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh thông qua cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng khoa học công nghệ vào đơn giản hóa thủ tục hành chính, triển khai đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cung ứng nguồn lao động cho doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, Bình Dương luôn được đánh giá là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bình Dương hiện là địa phương đứng thứ 2 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài sau TP. Hồ Chí Minh với tổng số 4.016 dự án đầu tư từ 65 quốc gia vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 37 tỷ đô la Mỹ.

Doanh nghiệp tin tưởng mở rộng sản xuất

Tại hội nghị, bà Lê Thị Hải Vân – Tham tán Kinh tế, phụ trách đầu tư FDI, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã giới thiệu chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thông qua một số chương trình khuyến khích đầu tư. Theo đó, Việt Nam có vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á, giao thông đường thủy kết nối với các nước trên thế giới thuận tiện; giao thông đường bộ có các đường cao tốc kết nối với các địa phương và liên vùng. Việt Nam có mối quan hệ hợp tác sâu rộng với các đối tác quốc tế, tham gia ký kết các hiệp định thương mại; là quốc gia có Chỉ số đổi mới sáng tạo đứng hàng đầu trong khu vực; luôn quan tâm hoàn thiện thể chế, quy định pháp luật để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam.

Giới thiệu chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài vào Bình Dương và các khu công nghiệp do Becamex làm chủ đầu tư, ông Bill Đào – Đại diện Becamex IDC tại thị trường Bắc Mỹ cho biết, Bình Dương là địa phương đầu tiên của Việt Nam triển khai xây dựng Thành phố thông minh; Khu công nghiệp Khoa học công nghệ. Tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư từ các nước phát triển, đối tác tiềm năng hàng đầu thế giới với trình độ quản trị hiện đại, trong đó có đối tác Hoa Kỳ vào các ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao; dịch vụ tài chính, logistics; các ngành công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao và đặc biệt là thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Khoa học công nghệ với mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Khi đầu tư vào Bình Dương, các nhà đầu tư sẽ được hưởng nhiều chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu... theo quy định của Luật đầu tư. Bên cạnh đó, Bình Dương có vị trí địa lý thuận tiện trong khu vực Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; cơ cấu dân số trẻ; cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Chính quyền tỉnh luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh.

 

Ông Scott Ellyson – Giám đốc điều hành và đồng sáng lập East West Manufacturing đánh giá cao môi trường đầu tư của Bình Dương

Phát biểu tại hội nghị, bà Dawn Townsend - Giám đốc cấp cao Thương mại và Đầu tư, Cục Phát triển Kinh tế Atlanta, Văn phòng Thống đốc bang Georgia cho biết, các doanh nghiệp lớn của Mỹ đều tập trung ở bang Georgia, chủ yếu kinh doanh ở lĩnh vực công nghệ cao. Qua tìm hiểu, bà đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam, trong đó có Bình Dương. Bình Dương là điểm đến hấp dẫn, chọn lựa của các tập đoàn, công ty; là trung tâm sản xuất công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp Hoa Kỳ lựa chọn, tìm hiểu môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.

Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư và vận hành công ty sản xuất tại Việt Nam, ông Scott Ellyson – Giám đốc điều hành và đồng sáng lập East West Manufacturing thông tin, Tập đoàn East West Manufacturing hiện có 02 nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II. Qua thời gian sản xuất tại Việt Nam, nhà máy ngày càng phát triển, do đó, trong thời gian tới, Tập đoàn tiếp tục mở rộng thêm 02 nhà máy theo mô hình "xanh" với quy mô lớn tại Bình Dương để sản xuất các sản phẩm theo nghiên cứu mới của Công ty. Ông đánh giá cao sự quan tâm của chính quyền tỉnh Bình Dương đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp Hoa Kỳ trong suốt thời gian qua, nhất là trong tình hình dịch bệnh vừa qua, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, công nhân của nhà máy đã được tiêm vắc xin đầy đủ 02 mũi.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận hội nghị

Kết luận hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh trân trọng kính mời các nhà đầu tư, doanh nghiệp, doanh nhân Hoa Kỳ đến để tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Bình Dương. Chính quyền tỉnh cam kết sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Hoa Kỳ, duy trì các kênh đối thoại thường xuyên với cộng đồng doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, để kịp thời có điều chỉnh chính sách phù hợp với lợi ích phát triển của địa phương và lợi ích chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

12/3/2021 12:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiBài viếtXem chi tiếtHoa Kỳ, mở rộng, quy mô, sản xuất, Bình Dương581-doanh-nghiep-hoa-ky-tin-tuong-mo-rong-quy-mo-san-xuat-tai-binh-duonTrue121000
1.00
121,000
4.00
0
False
4.5
1
Chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp để Việt Nam phục hồi và phát triển bền vữngChuyên gia đề xuất nhiều giải pháp để Việt Nam phục hồi và phát triển bền vững

​TTĐT - Ngày 05-12, tại Hà Nội, Ủy ban Kinh tế - Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đồng tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững”. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Diễn đàn.

​Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại 57 điểm cầu trong nước và quốc tế.

Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có ông Phạm Trọng Nhân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành tỉnh.

Đề xuất các chính sách tài khóa, tiền tệ

Tham luận tại Diễn đàn, các chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành kịp thời nhiều giải pháp, chính sách góp phần hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người dân, người lao động, doanh nghiệp. Các giải pháp hỗ trợ được lồng ghép với chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên, nhất là hỗ trợ những ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Đồng thời, việc thực hiện các giải pháp chính sách đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, giảm thiểu tác động của dịch bệnh, an dân và ổn định xã hội. Đây là nền tảng quan trọng cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gắn với kiểm soát dịch bệnh.

 

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Tuy nhiên, các giải pháp hỗ trợ đã ban hành chủ yếu nhằm giải quyết khó khăn trong ngắn hạn của người dân, doanh nghiệp, chưa chú trọng đến kích thích tiêu dùng, tổng cung và tổng cầu, hay hỗ trợ phát triển thị trường trong nước, phục hồi chuỗi cung ứng, sản xuất, lao động. Việc triển khai thực hiện một số chính sách còn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp, một số nhóm chính sách có điều kiện chặt chẽ khiến các đối tượng thụ hưởng khó có khả năng tiếp cận, dẫn đến hiệu quả thực thi chính sách chưa cao.

Do đó, các chuyên gia kiến nghị, thời gian tới, ưu tiên tiếp tục phòng, chống và kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả, song song với đẩy nhanh tiến trình tiêm vắc-xin. Sớm xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế trong và sau dịch Covid-19, chia theo giai đoạn và lồng ghép xuyên suốt yêu cầu thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế song hành cùng với quá trình phục hồi kinh tế. Vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt theo các kịch bản để ứng phó với các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đã ban hành; thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện các gói hỗ trợ và tiến hành tháo gỡ ngay những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cùng các nhóm chuyên gia đã đề xuất gói hỗ trợ bao gồm cả tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội cùng các chính sách lên tới 843.845 tỷ đồng, chiếm 10,38% GDP (giá trị công bố).

Trong số này, chính sách tài khóa chiếm lớn nhất trong cơ cấu với 8,34%, tương đương 678.395 tỷ đồng; chính sách tiền tệ 65.000 tỷ đồng (chiếm 0,8%), chính sách an sinh xã hội là 12.800 tỷ đồng (chiếm 0,16%), chính sách khác là 37.650 tỷ đồng (0,46%); đầu tư của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) vào doanh nghiệp là 50.000 tỷ đồng (chiếm 0,6%).

Cũng theo các chuyên gia, để thúc đẩy việc triển khai các ưu tiên trên, vai trò của Quốc hội là rất quan trọng. Trong thời gian tới, Quốc hội có thể cân nhắc một số nội dung như: Phát huy công tác xây dựng luật để bảo đảm kịp thời, chất lượng, giảm chồng chéo, qua đó củng cố khung pháp lý cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh, kể cả các hoạt động kinh tế mới. Thường xuyên lắng nghe tiếng nói của cử tri ở các địa phương trong cả nước; tăng cường công tác giám sát, nhất là giám sát chuyên đề đối với những lĩnh vực cử tri đặc biệt quan tâm; đồng hành cùng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân, huy động hợp lý, hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục đồng hành, đề ra những yêu cầu đối với Chính phủ để thực hiện hiệu quả hơn nữa các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong bối cảnh mới; trong đó tập trung vào tăng cường tuyên truyền, phổ biến về các FTA; tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật chính sách để thực hiện đầy đủ cam kết trong các FTA; đánh giá khả năng cạnh tranh của các ngành kinh tế và đề ra hướng cải thiện; đơn giản hóa thủ tục hành chính; cơ quan thực thi của Chính phủ thường xuyên tham vấn cộng đồng doanh nghiệp...

Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất

Thông tin tình hình hoạt động của doanh nghiệp thời gian qua, TS. Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, đợt bùng phát của dịch Covid-19 từ tháng 4/2021 tới nay đã có tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả khảo sát do VCCI thực hiện từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 9/2021 với gần 3.000 doanh nghiệp phản hồi đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam cho thấy có tới 93,9% doanh nghiệp đánh giá tác động của dịch ở mức độ "hoàn toàn tiêu cực" và "phần lớn là tiêu cực". Con số này tăng so với mức 87,2% của khảo sát năm 2020. Cụ thể, trong khảo sát năm 2021 có khoảng 60% doanh nghiệp cho biết tác động của dịch Covid-19 "phần lớn là tiêu cực". Đáng lưu ý, tỷ lệ doanh nghiệp nhận định dịch Covid-19 tác động "hoàn toàn tiêu cực" lên tới 34%, cao đáng kể so với mức 15% của khảo sát năm 2020. Khảo sát tháng 9/2021 cũng ghi nhận chỉ có khoảng 4% doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi dịch và chưa đến 2% doanh nghiệp cho biết nắm bắt được cơ hội để phát triển.

Hầu hết các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề đều phải đương đầu với các khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Khảo sát cho thấy những ngành thường xuyên đòi hỏi sự giao tiếp trực tiếp hoặc liên quan đến sự di chuyển của con người bị tác động tiêu cực lớn nhất bởi dịch bệnh, cụ thể 99% doanh nghiệp trong các ngành giáo dục đào tạo, dịch vụ lưu trú và ăn uống, y tế và trợ giúp xã hội… chịu ảnh hưởng ở mức "phần lớn tiêu cực" và "hoàn toàn tiêu cực". Mức độ tác động của dịch Covid-19 thấp nhất ở nhóm doanh nghiệp trong các ngành như sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng và cung cấp nước, xử lý rác thải, song cũng lần lượt có 88,2% và 76,5% doanh nghiệp trong những ngành này cho biết chịu tác động tiêu cực. 

 

TS. Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tham luận tại Diễn đàn

Đề xuất các giải pháp trong trung và dài hạn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng với trạng thái "bình thường mới", theo TS. Đậu Anh Tuấn, để tái khởi động nền kinh tế, ngoài chú trọng đối tượng doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, còn cần lưu ý các chính sách hỗ trợ phù hợp với đối tượng là hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Các đối tượng này bị tác động mạnh từ các biện pháp siết chặt phòng, chống dịch, khả năng tự phục hồi kém nhưng lại đóng góp một phần quan trọng trong giảm tải áp lực an sinh xã hội, là một trong những động lực kích cầu trong tương lai.

Cũng theo đề xuất của các chuyên gia, để hoạt động sản xuất kinh doanh được tái khởi động và nhanh chóng tăng tốc, các quy định về phòng, chống dịch cũng như lộ trình nới lỏng giãn cách, mở cửa trở lại cần có sự phối hợp, thống nhất giữa các địa phương nhằm đảm bảo phục hồi và ổn định chuỗi cung ứng, doanh nghiệp chủ động lên phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, giảm thiểu rủi ro về đứt gãy nguồn cung, không đảm bảo tiến độ đơn hàng, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Về trung và dài hạn, bên cạnh việc song song thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, tín dụng, các chính sách mang tính tái cấu trúc, hướng tới phát triển bền vững cũng cần được xây dựng ngay từ bây giờ. Cụ thể, tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; có lộ trình phục hồi kinh tế rõ ràng để hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế; có kịch bản sống chung dài hạn với dịch bệnh có tính khả thi và khả năng chống chịu của doanh nghiệp. Cải thiện hạ tầng logistics cũng như thủ tục hành chính có liên quan để tạo thuận lợi cho các hoạt động vận tải và xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với nông, thuỷ sản để tăng tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài chất lượng cao và đầu tư vào công nghiệp phụ trợ. Xác định phát triển kinh tế số là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, tạo cơ chế thúc đẩy thương mại điện tử (sàn giao dịch điện tử, vận tải công nghệ, chợ đầu mối trực tuyến….); hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Đảm bảo an sinh xã hội và nguồn cung ứng lao động

Theo thống kê, năm 2021, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến 9,1 triệu lao động. Trong 9 tháng đầu năm 2021, trên 10 triệu lao động trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Trong đó, khoảng 144.000 lao động bị mất việc làm, 2,1 triệu người phải tạm nghỉ, tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, khoảng 3 triệu người phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, khoảng 840.000 người buộc phải chuyển đổi đổi hình thức việc làm. Đặc biệt, khoảng 4,7 triệu lao động trong doanh nghiệp đã bị giảm thu nhập. Trong khu vực phi chính thức, khoảng 3,5 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm gần 90% số lao động khu vực phi chính thức bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Trước tình trạng trên, các chuyên gia đề xuất, có chính sách phục hồi và phát triển thị trường lao động, trong đó quan tâm đến việc kết nối cung - cầu việc làm, nhất là cung cấp thông tin việc làm nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện cho người lao động tiếp cận các cơ hội việc làm, các gói hỗ trợ của Nhà nước, của người sử dụng lao động để "giữ chân" và thu hút người lao động quay trở lại thành phố làm việc. Thúc đẩy và có cơ chế ưu đãi, khuyến khích người sử dụng lao động đưa ra các giải pháp thu hút lao động vào làm việc tại doanh nghiệp; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực chất chính sách đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động và thích ứng, đón đầu công cuộc chuyển đổi số. Xây dựng các tiêu chuẩn lao động và cơ chế điều chỉnh các quan hệ lao động mới phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19.

 

Cần có nhiều chính sách đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi thị trường lao động hậu Covid-19

Đồng thời có chính sách hỗ trợ ưu đãi đối với doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ phục hồi sau đại dịch. Có giải pháp căn cơ để thu hẹp khoảng cách giới trong giáo dục, đào tạo, học nghề, tiếp cận thông tin, ứng dụng khoa học, công nghệ, thị trường và tư vấn phát triển kinh doanh đối với trẻ em gái và phụ nữ nhằm hỗ trợ gia tăng số lượng và quy mô các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo.

Cải cách thủ tục hành chính của các gói hỗ trợ theo hướng đơn giản, nhanh chóng, kịp thời, ứng dụng công nghệ thông tin để người dân, người lao động và doanh nghiệp, các đối tượng yếu thế dễ dàng tiếp cận. Tiếp tục ưu tiên hỗ trợ cho lao động dễ bị tổn thương, đặc biệt lưu ý đến việc chăm lo cho nhóm lao động tự do, dễ bị tổn thương bị mất việc trong thời gian giãn cách phòng, chống dịch như: người bán vé số lưu động, bốc vác, giáo viên tại các cơ sở mầm non tư thục, lao động làm dịch vụ cắt tóc, gội đầu; giúp việc, làm thuê tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ…

Nghiên cứu việc phi tập trung hóa sản xuất, dân số ở một số đô thị lớn sang các vùng nông thôn, có đông lao động để phát triển kinh tế, cùng với việc cải thiện, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông để khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh như Covid-19 tới các trung tâm kinh tế, công nghiệp phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai) thời gian qua.

12/5/2021 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtViệt Nam, chuyên gia, giải pháp, phục hồi kinh tế893-chuyen-gia-de-xuat-nhieu-giai-phap-de-viet-nam-phuc-hoi-va-phat-trien-ben-vunTrue121000
1.20
121,000
4.00
0
False
Các dự án nhà ở đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng trên địa bàn tỉnh Bình DươngCác dự án nhà ở đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​Sở Xây dựng công khai danh mục các dự án nhà ở đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng trên địa bàn tỉnh Bình Dương cập nhật đến ngày 3​0/11/2021.

Theo đó, trên địa bàn tỉnh có 67 dự án đủ điều kiện huy động vốn thông qua hình thức bán nhà ở hình thành trong tương lai và 69 dự án đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật để người dân tự xây dựng.

​​Văn bản 

Các dự án phát triển nhà ở đã được phép chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở:









Các dự án nhà ở được bán nhà ở hình thành trong tương lai:











12/2/2021 4:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtdự án nhà ở, đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng, trên địa bàn tỉnh Bình Dương683-cac-du-an-nha-o-du-dieu-kien-huy-dong-von-chuyen-nhuong-tren-dia-ban-tinh-binh-duonFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
4
3
Bình Dương tăng cường hợp tác với tỉnh Yamaguchi, Nhật BảnBình Dương tăng cường hợp tác với tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản

TTĐT - Chiều 30-11, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương đã có buổi làm việc trực tuyến với tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản.

Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Becamex IDC; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh. 

Tham dự tại điểm cầu Nhật Bản có ông Muraoka Tsugumasa- Thống đốc tỉnh Yamaguchi; ông Yanai Shungaku – Chủ tịch Hội đồng tỉnh Yamaguchi; ông Yoshida Mitsuhiro – Chủ tịch Liên minh nghị sĩ Asean tỉnh Yamguchi; lãnh đạo sở, ngành tỉnh Yamaguchi.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã thông tin tình hình phát triển kinh tế-xã hội, kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cảm ơn sâu sắc tới chính quyền và nhân dân tỉnh Yamaguchi đã gửi tặng chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương 5.000 bộ kit test nhanh phục vụ công tác phòng, chống dịch của tỉnh Bình Dương.

 

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Đánh giá kết quả hợp tác hữu nghị trong thời gian qua, lãnh đạo hai địa phương cho rằng, kể từ khi thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị vào năm 2014, Bình Dương và Yamaguchi đã tích cực triển khai các hoạt động trao đổi đoàn đại biểu cấp cao sang thăm và làm việc tại hai địa phương; đồng thời kết hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, hai bên đã tích cực triển khai nhiều chương trình hợp tác và trao đổi trên nhiều lĩnh vực. Lãnh đạo hai địa phương mong muốn, Bình Dương và Yamaguchi sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực: Kinh tế, thương mại, trao đổi phát triển nguồn nhân lực và hợp tác về giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao… góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của hai địa phương. Cụ thể, hai bên duy trì các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại, phát triển khoa học công nghệ, nghiên cứu về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, phát triển chương trình hợp tác đào tạo công chức, điều dưỡng, ngoại ngữ… và nâng tầm hợp tác giữa hai địa phương.

 

Toàn cảnh buổi làm việc

Hai bên cũng hy vọng dịch bệnh Covid-19 sẽ nhanh chóng được kiểm soát để hai tỉnh tiếp tục ổn định, phát triển kinh tế-xã hội, triển khai được nhiều hoạt động hợp tác hữu nghị, góp phần vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản cũng như củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai địa phương và mong muốn lãnh đạo hai địa phương sớm gặp mặt trực tiếp trong dịp gần nhất.

 

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi kết luận buổi làm việc

Kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Nhật Bản nói chung và tỉnh Yamaguchi nói riêng. Đồng thời mong muốn, hai tỉnh sẽ tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới. Bí thư Tỉnh ủy tin tưởng, với sự phối hợp chặt chẽ và tích cực của hai bên, các hoạt động hợp tác sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới, làm tiền đề cho việc triển khai đồng bộ các hoạt động dựa trên thế mạnh của mỗi địa phương, góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Yamaguchi trong tương lai.

Nhân dịp này, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương trân trọng kính mời Ngài Thống đốc, Ngài Chủ tịch Hội đồng cùng đoàn công tác tỉnh Yamaguchi đến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương trong thời gian phù hợp, để hai bên có thể trực tiếp trao đổi, triển khai các kế hoạch hợp tác trong thời gian tới. Bí thư chúc Ngài Thống đốc, Ngài Chủ tịch Hội đồng tỉnh Yamaguchi nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Yamaguchi ngày càng được củng cố và phát triển.

11/30/2021 7:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtYamaguchi, Nhật Bản, Bình Dương, tăng cường, hợp tác24-binh-duong-tang-cuong-hop-tac-voi-tinh-yamaguchi-nhat-baTrue121000
0.80
121,000
1.00
0
False
Bình Dương trao tặng 66 sổ tiết kiệm cho con của đoàn viên Công đoàn tử vong do Covid-19Bình Dương trao tặng 66 sổ tiết kiệm cho con của đoàn viên Công đoàn tử vong do Covid-19

TTĐT - ​Sáng 05-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã tổ chức Chương trình trao "Sổ tiết kiệm Công đoàn Việt Nam" cho trẻ mồ côi là con của đoàn viên Công đoàn tử vong do dịch bệnh Covid-19. 

Tham dự chương trình có ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Phát biểu tại chương trình, bà Nguyễn Hoàng Bảo Trâm - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết, thời gian qua, đại dịch Covid-19 bùng phát đã gây tổn thất nặng nề cho cả nước, trong đó có Bình Dương. Cùng với cả hệ thống chính trị tỉnh, các cấp Công đoàn Bình Dương đã nỗ lực chăm lo, hỗ trợ người lao động với nhiều hoạt động thiết thực. Thông qua các gói hỗ trợ của tổ chức Công đoàn, LĐLĐ tỉnh và các cấp Công đoàn đã tập trung chi hỗ trợ kịp thời cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với số tiền trên 307 tỷ đồng; thành lập Trung tâm tiếp nhận và phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm từ các địa phương, tổ chức, cá nhân hỗ trợ người lao động trên 640 tấn hàng hóa; kịp thời thăm hỏi động viên, trao tặng các cháu nhỏ bánh kẹo, sữa, tã… khi phải thực hiện cách ly.

Đến nay, Bình Dương đã trở lại trạng thái bình thường mới, cuộc sống của người dân và người lao động cũng dần ổn định. Tuy nhiên, dịch bệnh để lại nhiều hậu quả. Nhiều gia đình phải ly tán, mất đi người trụ cột chính trong nhà; những đứa trẻ mất đi cha mẹ và những em bé sinh ra không được nằm trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, không được uống giọt sữa đầu đời. Thấu hiểu sự khó khăn, mất mát đó, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã, đang và sẽ tập trung nhiều nguồn lực để cùng với các cấp chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp đồng hành cùng người lao động, con công nhân lao động.

Tại chương trình, LĐLĐ tỉnh đã trao sổ tiết kiệm cho 66 em là con của đoàn viên Công đoàn tử vong do dịch bệnh Covid-19. Mỗi sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng cho trường hợp mồ côi cha hoặc mẹ và 20 triệu đồng cho trường hợp mô côi cả cha lẫn mẹ. 

Sotietkiem 2.jpg

Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao sổ tiết kiệm cho các em

Dịp này, Ngân hàng Vietinbank hỗ trợ cho mỗi trường hợp 500.000 đồng. Đặc biệt, 15 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Hội Doanh nhân trẻ Bình Dương hỗ trợ mỗi trường hợp 03 triệu đồng.

Sotietkiem 3.jpg

Bà Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao sổ tiết kiệm cho các em

Trong thời gian tới, LĐLĐ tỉnh tiếp tục hoàn tất thủ tục hồ sơ để trao "Sổ tiết kiệm Công đoàn" cho hơn 40 trường hợp trẻ mồ côi là con của đoàn viên Công đoàn tử vong do dịch bệnh Covid-19.   

Sotietkiem 4.jpg

Sotietkiem 1.jpg 

Sotietkiem.jpg

Các trẻ mồ côi là con của đoàn viên Công đoàn tử vong do dịch bệnh Covid-19 được nhận sổ tiết kiệm

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Văn Lộc gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình có người thân mất do nhiễm Covid-19 và chia sẻ với gia đình bị thiệt hại, ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ông đề nghị LĐLĐ tỉnh cùng các cấp Công đoàn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động ngườilao động tích cực thực hiện các quy định phòng, chống dịch Covid-19; tổ chức có  hiệu quả các các mô hình, chương trình, hoạt động hỗ trợ người lao động khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ người dân ổn định đời sống, tạo sự yên tâm, tin tưởng, nâng cao ý thức về phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, kêu gọi các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh tiếp tục ủng hộ các nguồn lực để chăm lo, hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng khó khăn do dịch Covid-19, sớm ổn định cuộc sống.  

12/5/2021 8:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, trao tặng, 66, sổ tiết kiệm, con, đoàn viên, Công đoàn, tử vong, Covid-19257-binh-duong-trao-tang-66-so-tiet-kiem-cho-con-cua-doan-vien-cong-doan-tu-vong-do-covid-1True121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương kiểm soát tốt dịch bệnh, phục hồi kinh tế tạo đà tăng trưởng cho năm 2022Bình Dương kiểm soát tốt dịch bệnh, phục hồi kinh tế tạo đà tăng trưởng cho năm 2022

TTĐT - ​Sáng 03-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 - khóa XI. 

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành và các huyện, thị xã, thành phố.

Vượt qua giai đoạn khó khăn

Hội nghị đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh Bình Dương năm 2021. Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho biết, năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, cũng là năm Bình Dương đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức từ sự biến động chính trị của tỉnh cùng sự bùng phát và diễn biến hết sức phức tạp của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một cách quyết liệt, cùng với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, đến nay đã thực hiện đạt và vượt 10/18 chỉ tiêu Nghị quyết năm 2021 của Tỉnh ủy; 08 chỉ tiêu chưa đạt nhưng có mức tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2020.

Tăng trưởng Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm đạt 7,23% nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, cả năm chỉ đạt 2,79% (năm 2020 GRDP tăng trưởng 6,91%, Nghị quyết đề ra chỉ tiêu tăng 8,5 – 8,7%). GRDP bình quân đầu người đạt 153,6 triệu đồng (năm 2020 là 151 triệu đồng, Nghị quyết là 161,8 triệu đồng). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm, với tỷ trọng tương ứng 68,12% - 21,42% - 3,1% - 7,36%.

Ước chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,5% (năm 2020 tăng 8,02%, Kế hoạch năm 2021 tăng 9,2%). Xuất, nhập khẩu tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 31 tỷ 500 triệu đô la Mỹ (năm 2020 đạt 27 tỷ 443 triệu đô la Mỹ), tăng 13,5%. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 24 tỷ 600 triệu đô la Mỹ (năm 2020 đạt 21 tỷ 446 triệu đô la Mỹ), tăng 14,7%. Thặng dư thương mại đạt 6,8 tỷ đô la Mỹ. Tổng thu ngân sách ước đạt 61.200 tỷ đồng, đạt 104% dự toán HĐND tỉnh; tổng chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 32.201 tỷ đồng, đạt 124% dự toán.


Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh Bình Dương năm 2021

Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Bình Dương tập trung thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh với phương châm "Tính mạng, sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết và quan trọng nhất". Tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị, nhân dân và doanh nghiệp tham gia phòng, chống dịch; cử 30 cán bộ lãnh đạo cấp phó sở, ngành, hơn 1.200 cán bộ cấp tỉnh và hơn 1.000 giáo viên, cán bộ ngành Giáo dục đến hỗ trợ các địa phương để phòng, chống dịch. Đặc biệt, có hơn 60 đoàn chi viện với hơn 4.000 y, bác sĩ, tình nguyện viên ở các cơ quan Trung ương và tỉnh, thành bạn, hơn 25.000 chiến sĩ công an, quân đội đã tham gia phòng, chống dịch. Trong thời gian rất ngắn, tỉnh đã chỉ đạo, huy động một nguồn lực rất lớn về cơ sở vật chất; các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung với quy mô chưa từng có, đáp ứng khoảng 100.000 giường cho F0 cách ly, điều trị tập trung; thần tốc đầu tư hoàn thiện và đưa vào hoạt động 02 bệnh viện hồi sức cấp cứu hơn 1.000 giường để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 chuyển nặng góp phần giảm thiểu số ca tử vong.

Bên cạnh các chính sách của Trung ương, tỉnh đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ và triển khai giải ngân các gói hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đến ngày 13/11/2021, tỉnh đã chi hỗ trợ cho hơn 3,9 triệu lượt trường hợp, với số tiền 2.897 tỷ đồng.

Với việc "Tận dụng tối đa mọi nguồn lực, tranh thủ tối đa về thời gian, tập trung thần tốc tiêm vắc xin; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kết hợp sáng tạo trong phòng, chống dịch", Bình Dương đã vượt qua giai đoạn cực kỳ gian nan, nguy hiểm. Đến nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh bước đầu được kiểm soát, số ca mắc mới đã giảm, bệnh nhân xuất viện tăng, toàn tỉnh chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt, an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.

Nỗ lực phục hồi kinh tế - xã hội, giữ vững vị thế

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã chỉ ra một số hạn chế, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tạm ngừng kinh doanh, hoạt động; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm 4,3% so với năm 2020. Giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với kế hoạch, chỉ đạt 37,6%, nhiều công trình trọng điểm phải ngừng thi công vì ảnh hưởng tình hình dịch; công tác lập quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm… Bên cạnh đó, hệ thống y tế tuyến cơ sở, y tế dự phòng và năng lực điều trị của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh bộc lộ hạn chế sau đợt dịch vừa qua. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) thuộc nhóm thấp nhất cả nước.


Bình Dương quyết tâm thực hiện các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

Nói về giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, năm 2022, bên cạnh nhiệm vụ phòng, chống dịch, tỉnh sẽ tập trung khẩn trương triển khai quy hoạch tỉnh và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2025; triển khai chương trình phát triển nhà ở và đô thị gắn với xây dựng Thành phố thông minh. Tiếp tục duy trì trạng thái "bình thường mới" đảm bảo an toàn, hiệu quả, không để bùng phát dịch bệnh trở lại. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là nguồn lực lao động, tiến tới phục hồi sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa. Song song đó, chú trọng phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính.

Thống nhất với phương hướng, nhiệm vụ đề ra trong năm 2022, bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Bí thư Huyện ủy Phú Giáo cho biết huyện sẽ tập trung triển khai các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó tập trung bồi dưỡng kỹ năng áp dụng khoa học công nghệ cho nông dân, làm việc với các sở ngành hỗ trợ nông dân kết nối thị trường tìm đầu ra ổn định, hỗ trợ điều trị bệnh trên cây có múi.

Theo ông Võ Hoàng Ngân - Giám đốc Sở Xây dựng, dự kiến trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh sẽ phát triển thêm hơn 20 triệu m2 sàn nhà ở, phấn đấu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người lao động. Đồng thời khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân nâng cấp nhà trọ cho thuê đảm bảo nơi ở xanh, sạch, đẹp, góp phần ổn định đời sống cho người lao động.


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi kết luận hội nghị

Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao kết quả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2021. Trong tình hình khó khăn, những kết quả đạt được rất ý nghĩa, đáng phấn khởi, là nền tảng để năm 2022 các ngành, các cấp tiếp tục nỗ lực đưa Bình Dương ổn định và tiếp tục phát triển xứng tầm với vị thế của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu cả hệ thống chính trị không lơ là, chủ quan, nỗ lực cao nhất trong kiểm soát dịch bệnh. Nâng cao hệ thống y tế, tạo điều kiện để F0 tiếp cận điều trị nhanh, giảm tử vong. Bên cạnh đó, cần nắm chắc tình hình, giải quyết các "điểm nghẽn, nút thắt" cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Huy động nguồn lực xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài; đầu tư kết cấu hạ tầng có tính động lực và lan tỏa (đường Quốc lộ 13, Mỹ Phước - Tân Vạn, Vành đai 3, Vành đai 4…). Bí thư nhấn mạnh, các lĩnh vực văn hóa xã hội phải được chú trọng đầu tư để tương xứng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, trước mắt đẩy mạnh tuyên truyền và tổ chức các hoạt động chào mừng 25 năm tái lập tỉnh, vui xuân, đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần phù hợp với tình hình dịch bệnh. Thực hiện tốt công tác tuyển quân nghĩa vụ quân sự năm 2022. Bí thư yêu cầu các ngành, các cấp phát huy tốt vai trò trách nhiệm, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022, đặc biệt là công tác kiểm soát dịch bệnh, phục hồi kinh tế, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.

12/3/2021 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, kiểm soát tốt, dịch bệnh, phục hồi, kinh tế, tạo đà, tăng trưởng, năm 2022435-binh-duong-kiem-soat-tot-dich-benh-phuc-hoi-kinh-te-tao-da-tang-truong-cho-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
Báo Bình Dương kỷ niệm 45 năm thành lậpBáo Bình Dương kỷ niệm 45 năm thành lập

TTĐT - ​Sáng 01-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Báo Bình Dương tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Báo Sông Bé – Báo Bình Dương (01/12/1976 – 01/12/2021).

​​Tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Phạm Trọng Nhân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.


Ông Nguyễn Hoàng Thao (giữa) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao Bức trướng của Tỉnh ủy tặng Báo Bình Dương


Bà Trương Thị Bích Hạnh (bìa trái) - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ông Nguyễn Lộc Hà (bìa phải) – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng tập thể Báo Bình Dương

Ôn lại truyền thống 45 năm xây dựng và phát triển của Báo Bình Dương, ông Lê Minh Tùng - Tổng Biên tập Báo Bình Dương cho biết, cách đây 45 năm, ngày 01/12/1976, Báo Sông Bé – Báo Bình Dương chính thức được thành lập và số báo đầu tiên được phát hành vào ngày 10/12/1976. Với đội ngũ cán bộ, phóng viên hơn 10 người, dù gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về điều kiện tác nghiệp và phát hành báo, song đội ngũ những người làm Báo Sông Bé đã luôn nỗ lực, cố gắng hết mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyên truyền đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Từ những số báo đầu tiên có 4 trang và phát hành 10 ngày/ kỳ, trải qua 45 năm qua, Báo Sông Bé - Báo Bình Dương đã phát triển mạnh mẽ, luôn đổi mới nội dung, hình thức, tăng trang và số lượng phát hành. Đến nay, Báo Bình Dương đã phát hành 6 kỳ 1 tuần, có thời điểm phát hành 120.000 bản/kỳ. Đi đôi cùng sự phát triển của báo in, từ giữa tháng 4/2004, Website Báo Bình Dương điện tử được nâng cấp mở rộng giao diện. Dù ở giai đoạn nào, Báo Bình Dương cũng liên tục "làm mới" mình với việc thay đổi chiến lược nội dung, đa dạng các hình thức chuyển tải thông tin tới bạn đọc chính xác, khách quan; dẫn dắt, định hướng dòng thông tin chính thống giữa hàng loạt các luồng thông tin đến từ các kênh phi chính thống, tin giả… 


Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đánh giá cao kết quả mà Báo Sông Bé – Báo Bình Dương đã đạt được thời gian qua. Đồng thời cho rằng với nhiệm vụ chính trị được giao, thời gian qua, Báo Bình Dương đã thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, làm tốt vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân; thể hiện trách nhiệm cung cấp thông tin một cách chính thống, trung thực và kịp thời đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh. Về định hướng trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo, Báo Bình Dương cần đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân. Báo không ngừng đổi mới, sáng tạo về nội dung tuyên truyền phù hợp với đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ và từng đối tượng cụ thể trong xã hội; chuyển tải thông tin đến bạn đọc thật súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên tiếp tục học tập, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và đạo đức nghề nghiệp.

Dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 08 cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Báo Sông Bé – Báo Bình Dương. Báo Bình Dương tổ chức khen thưởng các tác phẩm đạt giải thưởng Cuộc thi viết "Bình Dương – Tuyến đầu chống dịch".


Bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Báo Sông Bé – Báo Bình Dương


Trao giải nhất Cuộc thi viết "Bình Dương – Tuyến đầu chống dịch"


Trao giải nhì Cuộc thi viết "Bình Dương – Tuyến đầu chống dịch"


Trao giải ba Cuộc thi viết "Bình Dương – Tuyến đầu chống dịch"​


Trao giải khuyến khích Cuộc thi viết "Bình Dương – Tuyến đầu chống dịch"​

12/1/2021 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBáo Bình Dương, kỷ niệm, 45 năm thành lập108-bao-binh-duong-ky-niem-45-nam-thanh-laTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
31 khách hàng cài đặt app của điện lực may mắn trúng thưởng31 khách hàng cài đặt app của điện lực may mắn trúng thưởng

TTĐT - Sáng 01-12, tại TP.Thủ Dầu Một, Công ty Điện lực Bình Dương tổ chức Lễ quay số trúng thưởng Chương trình "Cài app ngay, quà liền tay”.

Chương trình "Cài app ngay, quà liền tay” là một trong những hoạt động thiết thực để Điện lực Bình Dương tri ân khách hàng sử dụng điện và hướng đến Kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 – 21/12/2021).

Chương trình "Cài app ngay, quà liền tay” diễn ra từ ngày 01/11/2021 đến ngày 30/11/2021 với 31 giải thưởng dành cho các khách hàng đã cài đặt và đăng nhập thành công App "CSKH EVNSPC" trên điện thoại di động. Chương trình đã thu hút được hơn 1.990 lượt khách hàng tham gia để có cơ hội nhận các giải thưởng gồm: 01 giải nhất trị giá 10 triệu đồng; 05 giải nhì, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng; 10 giải ba, mỗi giải trị giá 2 triệu đồng và 15 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 1 triệu đồng.

Kết quả, khách hàng Nguyễn Thị Mão thường trú tại phường Uyên Hưng, TX.Tân Uyên đã may mắn trúng giải nhất của chương trình.

Zalo  
Quay trực tiếp kết quả giải nhất Chương trình "Cài app ngay, quà liền tay”
 
Đại biểu xác nhận kết quả quay số trúng thưởng

Ngoài Chương trình "Cài app ngay, quà liền tay” để tri ân khách hàng, Điện lực Bình Dương còn triển khai nhiều hoạt động khác như: Chương trình “EVN Thắp sáng niềm tin” thông qua việc hỗ trợ kiểm tra, sửa chữa điện kết hợp tặng quà, nhu yếu phẩm cho 150 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn; Chương trình “Công ty Điện lực Bình Dương – chắp cánh ước mơ” thông qua việc tặng thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng phục vụ việc học tập trực tuyến cho 100 em học sinh nghèo hiếu học; Chương trình “Công ty Điện lực Bình Dương – đồng hành cùng thanh niên xa quê” thông qua việc hỗ trợ tặng quà nhu yếu phẩm (gạo, rau củ quả,…) kết hợp sửa chữa điện cho công nhân, người lao động, sinh viên khó khăn về kinh tế do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 tại các khu nhà trọ mức sống thấp; Chương trình “Tuần lễ Hồng – EVN” tổ chức cho cán bộ công nhân viên của Công ty Điện lực Bình Dương tham gia hiến máu nhân đạo.

Hiện tại, Công ty Điện lực Bình Dương đang cung ứng điện đến hơn 540.000 khách hàng (hàng năm tăng thêm gần 30.000 khách hàng). Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện tiêu thụ hàng năm bình quân trên 10%. Riêng năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, tuy nhiên dự kiến sản lượng điện tiêu thụ đạt gần 14 tỷ kWh điện. Bên cạnh việc đảm bảo cung ứng điện, Công ty Điện lực Bình Dương cũng rấtquan tâm và không ngừng cải tiến các dịch vụ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Cụ thể, tiếp tục hoàn thiện Tổng đài CSKH 19009000 và 19001006 (Tổng đài hoạt động 24/7) và Website CSKH (cskh.evnspc.vn) cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến; triển khai các ứng dụng trên điện thoại di động (App CSKH, Zalo) hỗ trợ khách hàng đăng ký và nhận các thông tin về tiền điện, giá điện, lịch mất điện… hoàn toàn miễn phí. Đặc biệt trong bối cảnh, đại dịch Covid-19 bùng phát, các kênh giao dịch điện tử - trực tuyến đã trở thành hình thức giao dịch thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Kết quả giải thưởng Chương trình "Cài app ngay, quà liền tay”:

Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
12/1/2021 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiếttrúng thưởng, khách hàng, điện lực497-31-khach-hang-cai-dat-app-cua-dien-luc-may-man-trung-thuonTrue121000
0.60
121,000
1.00
0
False
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao môi trường đầu tư của Bình DươngDoanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao môi trường đầu tư của Bình Dương

TTĐT - Sáng 30-11, tại Trung tâm Hội  nghị và Triển lãm tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư Nhật Bản.

Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Phạm Ngọc Thuận – Tổng Giám đốc Tổng công ty Becamex IDC; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh và lãnh đạo một số doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương.

Tại điểm cầu Nhật Bản, tham dự có ông Murakao Tsugumasa – Thống đốc tỉnh Yamaguchi và khoảng 100 doanh nghiệp Nhật Bản.

Tại điểm cầu TP.Hồ Chí Minh, tham dự có Ngài Nobuhiro Watanabe – Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP.Hồ Chí Minh; ông Shinji Hirai – Trưởng đại diện Văn phòng Jetro tại TP.Hồ Chí Minh.

 

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng nhấn mạnh, sau  gần 50 năm Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt chuyến thăm chính thức Nhật Bản đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày 22/11/2021 vừa qua diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nhà tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ 2, đối tác du lịch thứ 3 và thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Tính đến cuối tháng 10/2021, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam hơn 4.700 dự án và tổng vốn đầu tư đạt 64 tỷ đô la Mỹ. Riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Nhật Bản đã đầu tư 328 dự án với tổng số vốn 5 tỷ 770 triệu đô la Mỹ. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, hơn 90% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã hoạt động trở lại; 100% người dân từ 18 tuổi trở lên đã tiêm 1 mũi vắc xin và hơn 80% người dân đã tiêm mũi 2 vắc xin phòng Covid-19. Tỉnh đang có kế hoạch đón người lao động quay trở lại Bình Dương làm việc.

Giới thiệu về môi trường đầu tư tại Bình Dương, ông Uematsu Kanji – Phó Giám đốc tiếp thị Tổng công ty Becamex IDC cho biết, Bình Dương đang tập trung xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương và Khu công nghiệp Khoa học công nghệ để phục vụ các nhà đầu tư. Trong giai đoạn tới, Bình Dương tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là các tuyến đường huyết mạch kết nối với sân bay, các cảng biển để rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa. Tỉnh cũng đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, phấn đấu đầu năm 2022, một số thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đầu tư sẽ được thực hiện trực tuyến. Tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến chỗ ở của công nhân lao động, dự kiến, giai đoạn 2022-2025, tỉnh sẽ triển khai xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội với giá phù hợp để người lao động có chỗ ở ổn định. 

Đánh giá cao môi trường đầu tư của Bình Dương, các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Bình Dương nhận thấy, trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, chính quyền tỉnh Bình Dương luôn quan tâm, đồng hành cùng các doanh nghiệp Nhật Bản, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa phòng, chống dịch vừa duy trì hoạt động sản xuất. Bình Dương có vị trí địa lý thuận lợi và cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, đây là yếu tố khá quan trọng để các doanh  Nhật Bản lựa chọn đầu tư. Ông Masaki Nakahara – Giám đốc Nhà máy Mitsubishi Việt Nam cho biết, Công ty có nhà máy tại TP.Dĩ An với hơn 300 công nhân lao động. Trong thời gian dịch bệnh bùng phát lần thứ 4 vừa qua, Công ty vẫn hoạt động mảng sơn tĩnh điện theo mô hình 3 tại chỗ với 30% lao động. Ông đánh giá cao và cảm ơn lãnh đạo tỉnh Bình Dương cùng các cấp chính quyền đã tạo điều kiện cho Công ty thực hiện sản xuất trong suốt thời gian diễn biến dịch phức tạp để kịp tiến độ hợp đồng. Bình Dương cũng tạo điều kiện cho các chuyên gia Nhật Bản, người lao động tiêm đầy đủ 02 mũi vắc xin phòng Covid-19.

 

Ông Hirofumi Osaki – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Amon Việt Nam đánh giá cao môi trường đầu tư của Bình Dương

Công ông Yoghiaki Ykeda – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sakai Chemical Việt Nam cho biết, Bình Dương là địa phương có kinh tế phát triển rất nhanh, nhà máy sản xuất của Công ty tại Bình Dương đi vào hoạt động từ năm 2009, đến nay, nhà máy đã không ngừng phát triển. Bình Dương cũng là địa phương có các giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Công ty, tuy nhiên, với sự tạo điều kiện tốt nhất của chính quyền tỉnh, ngành Y tế, Công ty đã sản xuất theo mô hình 3 tại chỗ. Công nhân của Công ty được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ông kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản nên đến Bình Dương để tìm hiểu môi trường đầu tư.

Đồng quan điểm với các doanh nghiệp đang đầu tư tại Bình Dương, ông Hirofumi Osaki – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Amon Việt Nam cho rằng, chính quyền Bình Dương luôn kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp khi gặp khó khăn và tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Ông đánh giá cao tinh thần chịu khó, kiên cường của người lao động Việt Nam. Đây là yếu tố rất quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn đầu tư.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp đã thảo luận tình hình dịch bệnh Covid-19 trong trạng thái bình thường mới và các giải pháp trong công tác phòng, chống dịch bệnh thời gian tới của Bình Dương nhằm tạo điều kiện hơn nữa để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả.


Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng kết luận hội nghị

Kết luận hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng trân trọng kính mời các nhà đầu tư, doanh nghiệp, doanh nhân Nhật Bản đến với Bình Dương để tìm hiểu cơ hội và môi trường đầu tư, các tiện ích về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội mà tỉnh Bình Dương phục vụ cho nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là nhà đầu tư Nhật Bản trong thời gian qua; đồng thời, để tỉnh có cơ hội giới thiệu cụ thể hơn về các tiềm năng, cũng như lợi thế của tỉnh Bình Dương và các lĩnh vực mà Bình Dương ưu tiên thu hút đầu tư trong thời gian tới. Tỉnh sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo điệu kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản.

11/30/2021 7:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiết260-doanh-nghiep-nhat-ban-danh-gia-cao-moi-truong-dau-tu-cua-binh-duonTrue121000
0.80
121,000
1.00
0
False
2.5
1
TP.Dĩ An: Thực hiện linh hoạt nhiệm vụ phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế - xã hộiTP.Dĩ An: Thực hiện linh hoạt nhiệm vụ phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế - xã hội

TTĐT - ​Sáng 29-11, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Dĩ An về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2021 và kế hoạch năm 2022. 

Tham dự có bà Nguyễn Minh Thủy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh.

Tại buổi làm việc, Đoàn đã nghe Thành ủy Dĩ An báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, KT-XH năm 2021. Theo đó, trong năm, Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ bám sát theo nghị quyết, chương trình, kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thành phố cũng như các địa phương khác phải thực hiện giãn cách, có thời gian thực hiện "khóa chặt, đông cứng", điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2021 của thành phố.

Trong năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp của TP.Dĩ An ước thực hiện 118.588 tỷ đồng - 64.118 tỷ đồng - 23,3 tỷ đồng, bằng 102,39% - 54,47 % - 96,5% kế hoạch năm 2021. Thu ngân sách 2.965,958 tỷ đồng, bằng 109,69% dự toán UBND tỉnh giao và Nghị quyết HĐND thành phố; chi ngân sách 1.997,861 tỷ đồng, bằng 157% dự toán UBND tỉnh giao và Nghị quyết HĐND thành phố.

IMG_0032.jpg

Đoàn công tác của Tỉnh ủy do ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dẫn đầu làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Dĩ An

Sau khi nghe báo cáo của Thành ủy Dĩ An, các đại biểu trong Đoàn công tác cũng đóng góp nhiều ý kiến liên quan tới các nội dung, như: Công tác giải phóng mặt bằng; tiến độ thi công các công trình, dự án trọng điểm; phát triển và chỉnh trang đô thị; giao thông, hạ tầng kỹ thuật; thương mại-dịch vụ, logistics; nâng cấp Trung tâm y tế thành phố thành Bệnh viện cấp 1, phát triển y tế cơ sở, đẩy mạnh xã hội hóa y tế, khám, chữa bệnh theo yêu cầu; đảm bảo an ninh trật tự; đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lượng quản lý môi trường đô thị…

Kết luận tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Lợi ghi nhận những nỗ lực của các cấp, các ngành; sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp tại TP.Dĩ An đã khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, kiên trì, quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép" và đạt được những kết quả quan trọng trong thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH trong năm 2021.

Từ nay tới cuối năm 2021, dự báo tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp; nguy cơ hình thành các ổ dịch, lây lan, bùng phát trên diện rộng rất lớn. Để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH cả năm 2021 và năm 2022, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu TP. Dĩ An phải tiếp tục tập trung ưu tiên hàng đầu cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, chủ động nâng cao hơn nữa năng lực dự báo, hoàn thiện các kịch bản, phương án phòng, chống dịch với các tình huống cụ thể, nhất là trong quản lý điều trị F0, cách ly F1 tại cơ sở, từ xa, từ sớm. Nâng cao năng lực Trạm y tế lưu động, bảo đảm chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, sát với tình hình, có tính khả thi cao.

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu TP.Dĩ An cần nỗ lực tập trung thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả bảo đảm mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa ổn định, phát triển KT-XH, giữ vững đà tăng trưởng. Cùng với đó, TP.Dĩ An cần tiếp tục rà soát, tháo gỡ nhanh, dứt điểm các khó khăn, vướng mắc; xử lý các vấn đề tồn đọng, điểm nghẽn; tiếp tục chăm lo sức khỏe, đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Đồng thời, TP.Dĩ An cần tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo hơn nữa để thực hiện tốt những nhiệm vụ đã đề ra. Trong đó, đặc biệt chú trọng những vấn đề như: Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch đất đai, tập trung công tác đầu tư công và giải ngân công tác đầu tư công, phải kiên định với mục tiêu quy hoạch đô thị có chất lượng; tập trung quyết liệt hơn nữa công tác đền bù giải tỏa; tạo sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp trong công tác phát triển đô thị…​

11/29/2021 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtTP.Dĩ An, phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế - xã hội351-tp-di-an-thuc-hien-linh-hoat-nhiem-vu-phong-chong-dich-va-phuc-hoi-kinh-te-xa-hoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.166667
3
Cử tri gửi gắm nhiều tâm tư, nguyện vọng đến Kỳ họp thứ 3 – HĐND tỉnh khóa XCử tri gửi gắm nhiều tâm tư, nguyện vọng đến Kỳ họp thứ 3 – HĐND tỉnh khóa X

TTĐT - ​Chuẩn bị cho Kỳ​ họp thứ 3 - HĐND tỉnh khóa X, từ ngày 15/11/2021 đến 19/11/2021, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã hướng dẫn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với HĐND, UBND cùng cấp tổ chức tiếp xúc cử tri. 

Có 03 huyện, thị xã, thành phố tổ chức tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tuyến với 765 cử tri tham dự và 56 lượt ý kiến cử tri phát biểu; 06 huyện, thị xã, thành phố tổ chức tiếp xúc cử tri trực tiếp với 2.984 cử tri tham dự và 255 lượt ý kiến cử tri. Bên cạnh việc đồng tình với những kết quả đã đạt được về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh trong năm 2021, cử tri trong tỉnh cũng phản ánh, kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến những lĩnh vực tác động đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân, trong đó có 61 ý kiến thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh.

Phấn khởi trước thành quả chống dịch và kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Cử tri, nhân dân đánh giá cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh và phấn khởi trước thành quả chống dịch bước đầu của tỉnh, đặc biệt là các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt một số kế quả khả quan, có nhiều điểm sáng tích cực như: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 2,79%, tổng thu ngân sách vượt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Bên cạnh đó, tỉnh đã kịp thời ban hành các chính cách hỗ trợ người lao động nói riêng và người dân nói chung như: Tiền thuê trọ, lương thực, thực phẩm và triển khai giải ngân các gói hỗ trợ của Trung ương và địa phương cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Tỉnh đã chỉ đạo cả hệ thống tăng cường nắm bắt thông tin, dư luận trong nhân dân về phòng, chống dịch và an sinh xã hội thông qua hệ thống MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tăng cường tham gia phòng, chống dịch ở địa phương và Tổng đài 1022.... Từ đó, nắm bắt cơ bản toàn diện đời sống, nhu cầu chính đáng và những khó khăn của người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh kéo dài.

Đảm bảo an toàn giao thông

Qua các buổi tiếp xúc cử tri, nhân dân phản ánh và kiến nghị lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm hơn nữa và chỉ đạo quyết liệt các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu các giải pháp để khắc phục, xử lý các vấn đề mà cử tri quan tâm về: Hành lang đường bộ (tán cây xanh vi phạm hành lang an toàn lưới điện; vỉa hè bong tróc, hư hỏng, xuống cấp trên tuyến đường Đại lộ Bình Dương đã xuống cấp); lắp đặt đèn tín hiệu giao thông (tại giao lộ đường Võ Văn Kiệt - đường D2, đường D1) nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông; đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường ĐT.743; xử lý nghiêm các hành vi phạm an toàn giao thông; lắp đặt camera giao thông tại các giao lộ thường xuyên ùn tắc để giám sát, xử lý kịp thời. Ngoài ra, cử tri tiếp tục kiến nghị và đề nghị ngành chức năng xem xét nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường nhỏ, hẹp; nâng cấp, sửa chữa, dặm vá những tuyến đường hư hỏng dễ gây tai nạn cho người tham gia giao thông; đầu tư lắp đặt mới hệ thống đèn chiếu sáng đối với những tuyến đường chưa có đèn chiếu sáng; đầu tư, sửa chữa, nâng cấp hệ thống thoát nước.

Quan tâm hơn nữa công tác an sinh xã hội

Hiện nay công nhân lao động các tỉnh, thành đã trở lại làm việc, do vậy cử tri đề nghị ngành chức năng xem xét, yêu cầu các doanh nghiệp phải bố trí điểm cách ly tại chỗ để kịp thời cách ly F0 khi phát hiện tại doanh nghiệp, tránh tình trạng để F0 tự về nơi ở sẽ làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, gây quá tải cho địa phương. Đối với ngành Y tế, cần sớm quan tâm chỉ đạo, quản lý thống nhất giá xét nghiệm Covid-19 (test nhanh và PCR) đối với các cơ sở y tế tư nhân phù hợp theo giá của Bộ Y tế ban hành; sớm có kế hoạch tiêm phủ vắc xin cho trẻ em từ 5 đến 14 tuổi để các em sớm được đến trường; quan tâm nâng cấp hơn nữa chất lượng y tế cơ sở, nhất là các Trạm y tế cấp xã và Trạm y tế lưu động hiện nay (về trang thiết bị, nhân lực...) để nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân và công tác phòng, chống dịch bệnh.

Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hoạt động, người lao động trở lại làm việc, cử tri mong muốn ngành Giáo dục sớm có giải pháp tổ chức lại trường lớp, nhất là bậc mầm non để cha, mẹ an tâm làm việc; đồng thời, sớm có phương án tổ chức cho học sinh các cấp được đến trường học trực tiếp, nhất là học sinh THCS. Ngoài ra, cử tri đề nghị lãnh đạo tỉnh xem xét miễn học phí năm học 2021-2022 cho các cấp trên toàn tỉnh trước ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19.


Bà Trần Thị Hồng Hạnh - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh báo cáo tổng hợp kết quả ý kiến, kiến nghị của cử tri​ gửi đến Kỳ họp thứ 3

Mặc dù tỉnh rất quan tâm chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương kịp thời chi hỗ trợ chính sách của Trung ương và tỉnh cho người dân; tuy nhiên, hiện nay còn nhiều trường hợp chưa tiếp cận được tiền hỗ trợ theo quy định. Do vậy, cử tri đề nghị các ngành chức năng tiếp tục quan tâm rà soát, đẩy nhanh tiến độ chi trả kịp thời cho người dân và thân nhân có người mắc Covid-19 tử vong theo quy định.

Cử tri cũng kiến nghị tỉnh xem xét, quan tâm tăng mức phụ cấp cho người hoạt động ở khu dân cư phù hợp với điều kiện thực tế nhiệm vụ hiện nay; đồng thời, xem xét tăng mức hỗ trợ thờ cúng cho gia đình chính sách vì hiện nay mức hỗ trợ còn thấp.

Ngoài ra, cử tri phản ánh thủ tục đăng ký tạm trú hiện nay gặp nhiều khó khăn do phải cung cấp nhiều loại giấy tờ. Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh sắp xếp, bố trí lịch tiếp dân để đối thoại trực tiếp với người dân, không nên ủy quyền cho Thanh tra tỉnh, chỉ tiếp thu chứ không trả lời trực tiếp, thỏa đáng để người dân phải đi lại nhiều lần. Cử tri kiến nghị ngành chức năng quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhất là trên môi trường mạng xã hội hiện nay không mang tính giáo dục và định hướng dư luận. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hơn nữa giá các mặt hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống người dân, đặc biệt là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

12/7/2021 2:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtCử tri, gửi gắm, tâm tư, nguyện vọng, Kỳ họp thứ 3 – HĐND tỉnh khóa X233-cu-tri-gui-gam-nhieu-tam-tu-nguyen-vong-den-ky-hop-thu-3-hdnd-tinh-khoa-True121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuấtBình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất

TTĐT - Chiều 07-12, tại Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương và ông Bùi Minh Trí - Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã "đăng đàn" trả lời chất vấn về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất.

Triển khai đồng thời các nhóm giải pháp

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Ngọc Văn - Tổ đại biểu TX.Tân Uyên về những giải pháp cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình mới, ông Nguyễn Thanh Toàn cho biết, giai đoạn dịch bệnh thời gian qua là một khó khăn rất lớn với cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp. Đến nay, cơ bản dịch bệnh đã được kiểm soát, thực hiện phương châm “sống chung an toàn với Covid-19”. Tuy nhiên, những khó khăn vẫn còn tồn tại và chưa thể khắc phục trong một thời gian ngắn.

Zalo
Ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương trả lời chất vấn tại Kỳ họp

Để hỗ trợ doanh nghiệp từng bước khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình mới, ngành Công Thương sẽ triển khai đồng thời các nhóm giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, những giải pháp ngắn hạn, cấp bách cho giai đoạn phục hồi kinh tế - xã hội như tổ chức thực hiện tốt các quy định về thích ứng và ứng phó dịch bệnh trong tình hình mới đối với các lĩnh vực do ngành quản lý. Phối hợp cùng ngành Y tế nâng cao năng lực của hệ thống y tế thông qua việc doanh nghiệp cùng cộng đồng trách nhiệm trong xét nghiệm, điều trị F0, hình thành Trạm y tế lưu động... Đảm bảo hoạt động an toàn phòng, chống dịch khi mở cửa trở lại toàn bộ hệ thống phân phối gồm: Các chợ truyền thống, cửa hàng, trung tâm thương mại; đảm bảo chuẩn bị nguồn hàng và đáp ứng nhu cầu hàng hóa, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Ngành cũng sẽ chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với nguy cơ dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn, gắn với các phương án điều tiết lưu thông hàng hóa, tổ chức hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch bệnh đối với doanh nghiệp, đơn vị thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành, kịp thời phát hiện, hướng dẫn những thiếu sót, khó khăn của doanh nghiệp để kiến nghị các cấp, các ngành liên quan tháo gỡ, giải quyết.

Đối với nhóm giải pháp dài hạn, theo ông Toàn, tỉnh quan tâm phục hồi chuỗi cung ứng từ lưu thông đến sản xuất, phân phối. Đảm bảo lưu thông trên địa bàn tỉnh và giữa Bình Dương với các địa phương khác thông suốt, kể cả có phương án cho các tình huống dịch bệnh bùng phát trở lại bằng việc xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, thông suốt giữa các địa phương và sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương. Định kỳ tham mưu lãnh đạo tỉnh đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, trong đó phát huy vai trò cầu nối của các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội doanh nghiệp.

Cải thiện, hình thành chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp, ưu tiên thu hút ngành nghề sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng.

Tham mưu phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, nổi bật là hoạt động logistics, thương mại điện tử góp phần giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Bình Dương trên nền tảng hỗ trợ các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp; phát triển hệ thống cảng bến thủy nội địa, xây dựng hệ thống kho vận hiện đại cảng cạn ICD; tiếp tục tham mưu tỉnh thực hiện lộ trình di dời, chuyển đổi công năng các khu, cụm công nghiệp phía Nam.

Tập trung ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; rà soát, đơn giản hóa, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính; góp phần thực hiện thành công Chính quyền điện tử và Thành phố thông minh Bình Dương, đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi số hướng tới mục tiêu hoàn chỉnh nền hành chính hiện đại và nền kinh tế số, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Công Thương, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và xây dựng hệ sinh thái chuỗi cung ứng trong tương lai.

Kích cầu thị trường lao động

Trả lời chất vấn của đại biểu về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục nguồn lao động sau khi hoạt động sản xuất trở lại trong thái bình thường mới, ông Bùi Minh Trí - Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho biết, đến nay có 422.499 lao động trở lại làm việc tại các khu công nghiệp, đạt 87% tổng số lao động trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19. Như vậy, số lao động trong các khu công nghiệp chưa trở lại làm việc so với trước khi xảy ra dịch Covid-19 là 63.000 (chiếm 13% số lao động trước dịch Covid-19).

Trước tình hình các doanh nghiệp trở lại sản xuất trong trạng thái bình thường mới, lãnh đạo tỉnh đã đến các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, 3 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên và tỉnh Quảng Nam để trao đổi về việc phối hợp với tỉnh Bình Dương hỗ trợ người lao động quay lại Bình Dương làm việc. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cũng đã phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh và các doanh nghiệp để triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Tiếp tục khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để có kế hoạch phối hợp các ngành hỗ trợ doanh nghiệp.

Zalo
Bình Dương có nhiều chính sách thu hút lao động quay trở lại tỉnh làm việc

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cũng đã chỉ đạo chủ đầu tư các khu công nghiệp thành lập và vận hành các Trạm y tế lưu động trong khu công nghiệp để chăm sóc sức khỏe cho người lao động nói chung và tham gia phối hợp điều trị người lao động bị nhiễm Covid-19 nói riêng. Đến nay, hầu hết các khu công nghiệp đã có Trạm y tế lưu động. Ban Quản lý sẽ tiếp tục đề nghị các chủ đầu tư quan tâm chỉ đạo các Trạm y tế trong khu công nghiệp phát huy vai trò trong công tác điều trị Covid-19 trong các khu công nghiệp.

Đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp trong khu công nghiệp quan tâm củng cố bộ phận y tế tại doanh nghiệp theo quy định, tập trung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, đặc biệt chăm lo điều kiện về chỗ ở cho người lao động, tích cực phối hợp với Ban Quản lý, cơ quan y tế địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo 100% người lao động, kể cả lao động từ các địa phương trở lại làm việc trong doanh nghiệp được tiêm vắc xin đầy đủ, các trường hợp bị nhiễm Covid-19 đều được hỗ trợ điều trị đúng quy định.

Về lâu dài, tỉnh đã khởi động chương trình nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, nâng cấp nhà trọ với chủ trương xây dựng 1 triệu căn nhà ở cho người lao động với giá phù hợp để tạo điều kiện cho người lao động có chỗ ở ổn định.

12/7/2021 7:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtdoanh nghiệp, khôi phục, sản xuất971-binh-duong-nhieu-giai-phap-ho-tro-doanh-nghiep-khoi-phuc-san-xuaTrue121000
0.20
121,000
2.50
0
False
Bình Dương: Bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương: Bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND tỉnh
TTĐT - Sáng 07-12, Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X đã thực hiện quy trình, thủ tục miễn nhiệm và bầu cử bổ sung một số chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

Các đại biểu đã biểu quyết thống nhất miễn nhiệm chức danh Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với bà Nguyễn Trường Nhật Phượng. Đồng thời tiến hành bầu cử bổ sung chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Ủy viên UBND tỉnh và Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.



Các đại biểu bầu cử bổ sung một số chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh khóa X

Theo đó, với số phiếu nhất trí là 67 phiếu/68 đại biểu có mặt, chiếm 95,71% tổng số đại biểu HĐND tỉnh (70 đại biểu), ông Nguyễn Văn Dành - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Tân Uyên đã trúng cử chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khóa X. Ông Nguyễn Văn Dành sinh năm 1966, quê quán thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương; trình độ chuyên môn cử nhân kinh tế, cử nhân luật, thạc sĩ quản trị kinh doanh; cao cấp lý luận chính trị. Ông là đại biểu Quốc hội khóa XIV và XV.

Ông Nguyễn Việt Long - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trúng cử chức danh Ủy viên UBND tỉnh khóa X với 68 đại biểu tán thành, đạt 97,14% tổng số đại biểu HĐND tỉnh.

Với 67 đại biểu nhất trí/68 đại biểu có mặt, đạt 95,71% tổng số đại biểu HĐND tỉnh, bà Nguyễn Thị Thanh Mai - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trúng cử chức danh Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh khóa X. 


Ông Võ Văn Minh (thứ 4 từ trái qua) – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Phạm Văn Chánh (thứ 3 từ trái qua) - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc mừng các đồng chí vừa trúng cử

12/7/2021 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, bầu bổ sung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh416-binh-duong-bau-bo-sung-pho-chu-tich-ubnd-tinhTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.833333
6
Kinh tế tập thể ngày càng khẳng định tiềm năng và triển vọng phát triển trong tương laiKinh tế tập thể ngày càng khẳng định tiềm năng và triển vọng phát triển trong tương lai

TTĐT - ​Sáng 07-12, tại Hà Nội, ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) và 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 trong lĩnh vực phi nông nghiệp (PNN).

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, Liên minh HTX tỉnh.

KTTT phát triển về số lượng, chất lượng và quy mô

Theo báo cáo của Liên minh HTX Việt Nam, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, đã có 20.234 HTX thành lập mới, bình quân mỗi năm thành lập 1.012 HTX. Không chỉ tăng nhanh về số lượng, chất lượng mà hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp cũng đã được cải thiện, vượt qua những yếu kém kéo dài trước đây. Năm 2020, doanh thu của các HTX đạt bình quân 2,44 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân của người lao động thường xuyên đạt 40,5 triệu đồng/năm, gấp 9,1 lần so với năm 2001.

Các loại hình HTX lĩnh vực phi nông nghiệp (PNN) phát triển, trong đó lĩnh vực vận tải và thương mại, dịch vụ tăng mạnh. Tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu tập trung, đa dạng ngành nghề, quản trị linh hoạt và từng bước hiện đại. HTX, tổ hợp tác (THT) lĩnh vực phi nông nghiệp thu hút số lượng khá lớn hộ cá thể tham gia thành viên; tổ chức sản xuất, kinh doanh tập trung, chú trọng đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực quản trị; cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra cho các thành viên, phù hợp với tiềm năng, lợi thế ngành nghề truyền thống địa phương.

TructuyenKTTT 1.jpg

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Hà Nội

Số lượng HTX, liên hiệp HTX quy mô vừa và lớn, tham gia xuất khẩu hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị, sản phẩm OCOP ngày càng tăng, thích ứng an toàn, linh hoạt với điều kiện dịch Covid-19; mang lại hiệu quả thiết thực cho thành viên, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị cơ sở, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; phát triển nguồn nhân lực có tay nghề và chất lượng cao. Từ đó, khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo đối với lao động trẻ; góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao nhận thức của xã hội về HTX kiểu mới.

TructuyenKTTT.jpg

Toàn cành hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Đến cuối năm 2021, cả nước có 9.316 HTX, 16 liên hiệp HTX, 44.226 THT, thu hút gần 03 triệu thành viên, vốn điều lệ, giá trị tổng tài sản, doanh thu, tiền lãi đều tăng từ 5,9 - 15 lần so với năm 2002; tỷ lệ HTX hoạt động có hiệu quả đạt 55% - 80% và có sự khác biệt về tính đa dạng, cơ chế hoạt động với HTX nông nghiệp.

So với chung cả nước, tổng số HTX, số lượng thành viên và lao động của HTX phi nông nghiệp thấp hơn (chiếm 30%), nhưng đạt tỷ lệ cao hơn trong vốn (58,5%), tài sản (91,2%), doanh thu (67,1%), lợi nhuận (51,3%), thu nhập bình quân gấp 1,9 lần so với HTX nông nghiệp.

Riêng tỉnh Bình Dương hiện có 204 HTX với 31.124 thành viên, vốn điều lệ gần 780 tỷ đồng; trong đó, lĩnh vực vận tải có 57 HTX, nông nghiệp có 61 HTX, tiểu thủ công nghiệp có 13 HTX, xây dựng có 11 HTX, thương mại - dịch vụ có 29 HTX, môi trường có 23 HTX và 10 quỹ tín dụng nhân dân. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2021, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, quỹ tín dụng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tổng doanh thu ước đạt 463 tỷ đồng, đạt 29,5% so với kế hoạch năm 2021; thu nhập bình quân của người lao động từ 6 triệu - 6,5 triệu đồng/lao động/tháng đối với HTX và 14,5 triệu đồng/lao động/tháng đối với quỹ tín dụng nhân dân.

TructuyenKTTT 2.jpg

Các sản phẩm mây tre lá của Hợp tác xã Ba Nhất tại Bình Dương

KTTT tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

Bên cạnh những kết quả đạt được, KTTT, HTX vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Cụ thể, quá trình triển khai Nghị quyết 13-NQ/TW còn chậm; một số cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương còn lúng túng, thiếu các biện pháp, giải pháp cụ thể, thậm chí chưa thực sự quan tâm đúng mức đến KTTT, HTX. Số lượng HTX thành lập mới tăng mạnh, nhưng số HTX hoạt động có hiệu quả còn thấp, thiếu tính bền vững, quy mô thành viên và doanh thu của các HTX nông nghiệp còn nhỏ bé. Các dịch vụ sơ chế, chế biến, bảo quản, số lượng các HTX có khả năng liên kết hiệu quả với doanh nghiệp, chế biến, tiêu thụ nông sản cho thành viên HTX và nông dân cũng chưa nhiều, mới chỉ đạt khoảng 24% tổng số HTX.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, KTTT và HTX là thành phần quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đồng thời, đánh giá cao kết quả đạt được và ghi nhận các ý kiến phát biểu tham luận của các Bộ, ngành, địa phương. Để tiếp tục thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX ở nước ta, trong thời gian tới sẽ tập trung sửa đổi, bổ sung Luật HTX năm 2012 và coi là giải pháp mang tính đột phá để khắc phục các hạn chế, tồn tại trên. Theo dự thảo của Liên minh HTX trình bày, sẽ có 12 nội dung được đề xuất sửa đổi Luật và 6 giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành Luật HTX.

TructuyenKTTT 3.jpg

Ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Ông đề nghị các ngành, địa phương tiếp tục xác định và đề cao vai trò của KTTT trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước; đồng thời, tiếp tục thống nhất nhận thức về quan điểm phát triển KTTT phải theo đúng bản chất là tương trợ lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên, phục vụ thành viên là chính và tách bạch với mô hình doanh nghiệp. Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX, Liên hiệp HTX lĩnh vực PNN; huy động nguồn lực trong nước và quốc tế để hỗ trợ phát triển KTTT, HTX. Đặc biệt, HTX, liên hiệp HTX, THT phải giữ vai trò nòng cốt và thúc đẩy phát triển KTTT, HTX làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với thành phần KTTT, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mục tiêu đến năm 2030, số lượng các loại hình KTTT, HTX trong lĩnh vực PNN tăng trưởng từ 10% - 16%/năm; cả nước có khoảng 250.000 THT, 26.000 HTX, 70 Liên hiệp HTX; thu hút 08 triệu thành viên và tạo việc làm cho 5 triệu lao động thường xuyên. 60% số HTX, Liên hiệp HTX và 40% số THT trong lĩnh vực PNN ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong quản trị và sản xuất kinh doanh; 50% số HTX, Liên hiệp HTX thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Vốn điều lệ và tổng tài sản của các THT, HTX, Liên hiệp HTX trong lĩnh vực PNN tăng bình quân 10% - 15%/năm…

12/7/2021 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtKinh tế tập thể, khẳng định, tiềm năng, triển vọng, phát triển, tương lai776-kinh-te-tap-the-ngay-cang-khang-dinh-tiem-nang-va-trien-vong-phat-trien-trong-tuong-laTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Kiểm soát tốt dịch bệnh, kinh tế-xã hội được khôi phụcBình Dương: Kiểm soát tốt dịch bệnh, kinh tế-xã hội được khôi phục

TTĐT - ​Tại Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh khoá X, ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc p hòng - an ninh năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022.

Kinh tế đạt kết quả kh​ả quan

Ông Nguyễn Lộc Hà cho biết, năm 2021 kinh tế - xã hội tỉnh diễn ra trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, vừa phải nỗ lực phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe cho người dân, vừa phấn đấu giữ vững ổn định xã hội, phát triển kinh tế.

Đặc biệt, từ đầu tháng 7/2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh, lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh, tỉnh phải thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội, thậm chí phải "khóa chặt, đông cứng" ở 15 phường đậm đặc F0, kinh tế bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ, sức khỏe nhân dân bị đe dọa, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, sự điều hành linh hoạt của UBND tỉnh và sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, sự đồng hành, hỗ trợ của doanh nghiệp và người dân đã góp phần kiểm soát được dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, đời sống xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh được khôi phục theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, cơ bản hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở mức cao nhất có thể.

33e8ab98ae60653e3c71.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc p hòng - an ninh năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

Cụ thể, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,23% trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng cao hơn so cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực từ đợt dịch bùng phát mạnh từ tháng 7/2021, cả năm 2021, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 2,62% (kế hoạch tăng 8,5-8,7%). Đây là mức tăng trưởng thấp so với kế hoạch đề ra nhưng xét trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người dân thì với tốc độ tăng trưởng này là khả quan, so với một số tỉnh, thành lân cận thì mức tăng trưởng này đạt khá hơn, điều này thể hiện sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của cơ quan nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sản xuất công nghiệp có nhiều biến động, ước Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,5% (kế hoạch tăng 9,2%). Mặc dù không đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết của HĐND tỉnh nhưng với bối cảnh tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, với chủ trương đúng đắn không vì tăng trưởng kinh tế mà đánh đổi tính mạng, sức khỏe của người dân, quyết liệt trong phòng, chống dịch, tỉnh đã kịp thời triển khai nhiều phương án sản xuất linh hoạt như "3 tại chỗ" và "1 cung đường, 2 điểm đến"; mô hình "3 xanh" (nhà máy xanh, nhà trọ xanh và công nhân xanh); đẩy nhanh tiêm vắc xin cho công nhân, người lao động, thành lập các Tổ Covid-19 trong doanh nghiệp, Trạm y tế lưu động trong các khu, cụm công nghiệp. Đến nay đã kiểm soát được dịch bệnh, đời sống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh được khôi phục. Đây chính là kết quả đáng ghi nhận trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tỉnh.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động mua sắm, du lịch, lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác đều giảm so với cùng kỳ nhưng cũng đã dần khôi phục và tăng trưởng trở lại vào những tháng cuối năm 2021. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 231.578 tỷ đồng, tăng 3,4% (năm 2020 tăng 12,3%, kế hoạch năm 2021 tăng 16%). Xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng cao hơn so với cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra. Thặng dư thương mại tiếp tục được duy trì đạt 6,8 tỷ đô la Mỹ.

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đạt mức cao, vượt kế hoạch đề ra.

Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh, điều hành, quản lý của tỉnh (PCI, PAX INDEX, ICT) được cải thiện. Vùng thông minh Bình Dương được Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới (ICF) vinh danh TOP 7. Đồng thời, tỉnh đã kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

An sinh xã hội được đảm bảo

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bên cạnh các chính sách của Trung ương, tỉnh đã chủ động ban hành và thực hiện nhanh chóng các chính sách an sinh xã hội, các gói hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đáp ứng yêu cầu phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh... giúp người dân phần nào ổn định cuộc sống.

Tình hình lao động mất việc, nghỉ việc tạm thời ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Dù vậy, các chính sách hỗ trợ người lao động, chính sách bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện kịp thời song song với tăng cường công tác bảo đảm an toàn lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; phối hợp tốt với các tỉnh, thành bạn tổ chức đưa công nhân về quê tránh dịch và đón người lao động trở lại Bình Dương làm việc nhằm ổn định sản xuất trong tình hình mới.

Việc thực hiện công tác giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương và chính sách bảo lưu đối với các hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh tiếp tục được thực hiện có hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế và phản ánh được thực trạng, mức sống của người dân.

đb200820211 (4).jpg

Ông Phạm Trọng Nhân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương trao quà cho công nhân

Mặc dù trong năm tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài nhưng chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt bảo đảm hoàn thành chương trình theo kế hoạch năm học đã đề ra. Công tác xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt và vượt chỉ tiêu; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp xếp hạng nhất trên 63 tỉnh, thành phố. Công tác xã hội hóa giáo dục của tỉnh được duy trì và phát huy kết quả tích cực. Trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường do dịch bệnh, bên cạnh việc dạy học trực tuyến, nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ về học phí, trang thiết bị học trực tuyến được thực hiện kịp thời góp phần chia sẻ, hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời phối hợp tổ chức an toàn việc tiêm vắc xin và chuẩn bị các điều kiện trường, lớp dạy học trực tiếp theo lộ trình, đúng quy định bảo đảm an toàn cho học sinh khi đi học trở lại trước yêu cầu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm. Trong diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các giải pháp phòng, chống dịch được tỉnh chủ động thực hiện theo chỉ đạo của Trung ương và hướng dẫn của Bộ Y tế đã kịp thời huy động toàn xã hội cùng tham gia chống dịch. Việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vắc xin cho toàn dân tiến tới miễn dịch cộng đồng được diễn ra an toàn; mô hình Trạm y tế lưu động được đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu cấp cứu, điều trị F0 và hỗ trợ y tế địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tích hợp trên các thiết bị di động giúp người dân tuân thủ việc khai báo y tế hỗ trợ đắc lực cho công tác phòng, chống dịch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng thông tin về phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2022. Theo đó, UBND tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh Covid-19; chỉ đạo điều hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư công; kiểm tra kiểm soát giá hàng hoá; đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp; chấn chỉnh hoạt động kinh doanh nhà ở thương mại, ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng phân lô bán nền trái quy định. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, xây dựng Chính quyền điện tử; thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động, các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân...​​​

12/7/2021 4:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, kiểm soát tốt dịch bệnh, kinh tế-xã hội được khôi phục786-binh-duong-kiem-soat-tot-dich-benh-kinh-te-xa-hoi-duoc-khoi-phuTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Chuẩn bị sẵn sàng phương án dạy và học trực tiếpBình Dương: Chuẩn bị sẵn sàng phương án dạy và học trực tiếp

TTĐT - ​Sáng 06-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo công tác chuẩn bị học trực tiếp trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Đề xuất thời gian trở lại học trực tiếp

Theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), việc học trực tiếp của cấp mầm non và tiểu học ở địa bàn cấp độ dịch thuộc cấp 1, cấp 2 (nguy cơ thấp và trung bình) được tổ chức theo từng giai đoạn. Giai đoạn 1, từ ngày 12 đến 24/12/2021, thí điểm cho trẻ mầm non, học sinh lớp 1, lớp 2 có cha, mẹ tham gia lao động sản xuất, có nhu cầu bức thiết, cần gửi con được đến trường học trực tiếp. Giai đoạn 2, từ ngày 27/12/2021 đến 28/01/2022, mở rộng đối tượng trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non cho toàn bộ cha, mẹ có nhu cầu gửi trẻ, tự nguyện đăng ký; học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 có cha, mẹ tham gia lao động sản xuất, tự nguyện đăng ký. Đối với các đối tượng còn lại vẫn tổ chức dạy trực tuyến.​ Giai đoạn 3, từ ngày 07/02/2022 (sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần), nếu tình hình dịch được kiểm soát sẽ tổ chức học trực tiếp cho toàn bộ học sinh tiểu học và mầm non. 

Cha, mẹ học sinh và cán bộ giáo viên, nhân viên đảm bảo điều kiện đã được tiêm 2 mũi vắc xin hoặc tiêm 1 mũi tối thiểu 14 ngày. Ở cấp mầm non, giao nhận trẻ tại cổng trường và không tổ chức bữa ăn sáng cho trẻ tại trường, không tổ chức các hoạt động ngoại khóa và sự kiện lễ, hội. Cha, mẹ đưa đón học sinh tiểu học tại cổng trường; tổ chức ăn trưa tại lớp học không tập trung đến nhà ăn, không tổ chức ăn xế, không tổ chức các hoạt động ngoại khóa. 


Bình Dương triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh

Đối với cấp THCS, THPT, từ ngày 06/12/2021, tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh lớp 9 thuộc địa bàn có cấp độ dịch 1, 2 và toàn bộ học sinh THPT. Các cơ sở giáo dục ngoài giờ chính khóa, trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các cơ sở giáo dục kỹ năng sống tổ chức dạy trực tiếp tại địa phương cấp độ 1. Giáo viên, học viên tham gia lớp học trực tiếp phải tiêm 02 liều vắc xin phòng Covid-19 đủ 14 ngày, cá nhân tham gia lớp học không thuộc đối tượng phải cách ly y tế. 

Các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại địa bàn dịch cấp độ 1, 2 được đào tạo trực tiếp và phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định an toàn về phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Sở GDĐT, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; giáo viên, học viên phải tiêm 2 liều vắc xin đủ 14 ngày và không thuộc đối tượng cách ly y tế. Riêng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong năm 2021 và hết quý I/2022 được tổ chức dạy học trực tiếp phân lý thuyết và thực hành cho học sinh, sinh viên, học viên năm cuối chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp.

Dự kiến, từ ngày 03/01/2022 các trường THCS, THPT trong tỉnh, các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục ngoài giờ, trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống… tổ chức đón 100% học sinh, học viên trở lại trường để dạy học trực tiếp trong trạng thái bình mới. 

Cần sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh

Phát biểu tại cuộc họp, ông Phạm Văn Bảy - Phó Chủ tịch UBND TP.Dĩ An cơ bản thống nhất với phương án của Sở GDĐT, tuy nhiên ông bày tỏ lo lắng và cho rằng việc tổ chức học trực tiếp cho cấp mầm non, tiểu học phải được chuẩn bị chu đáo, kỹ càng. Theo ông, cần bố trí đủ lực lượng y tế học đường để giám sát và phối hợp xử trí ngay khi phát hiện học sinh có biểu hiện bệnh, đồng thời cung cấp đầy đủ thuốc đảm bảo điều trị F0 trong nhà trường. Nhà trường cần kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương và Trạm y tế lưu động nơi trú đóng để kịp thời xử trí, tránh làm phức tạp tình hình khi phát hiện F0 trong trường học. Đặc biệt, cần chú trọng tuyên truyền để phụ huynh đồng thuận, hợp tác, hỗ trợ nhà trường trong công tác phòng, chống dịch. Ông khẳng định, TP.Dĩ An sẽ chỉ đạo ngành Y tế và các phường hết sức quan tâm công tác phòng, chống dịch trong trường học, đảm bảo việc dạy và học an toàn. 


Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng - Giám đốc Sở GDĐT phát biểu tại cuộc họp

Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng - Giám đốc Sở GDĐT cho biết, ngành GDĐT đã phối hợp với ngành Y tế triển khai tiêm vắc xin cho học sinh từ 12-17 tuổi. Đến nay, tỷ lệ tiêm mũi 2 ở cấp THPT đạt trên 97%, học sinh khối 7,8,9 đạt trên 95% mũi 1, riêng khối 9 đã hoàn thành mũi 2. Dự kiến cuối tháng 12/2021 sẽ hoàn thành tiêm mũi 2 cho học sinh từ 12-17 tuổi. Về việc tổ chức xét nghiệm, bà Hằng cho biết sẽ tổ chức test nhanh cho giáo viên, nhân viên, học sinh THCS, THPT vào ngày đầu tiên khi bước vào học trực tiếp và sẽ tiếp tục phối hợp với ngành Y tế để quyết định việc xét nghiệm trong thời gian tiếp theo. Ngành GDĐT cũng đã có phương án xử trí, điều trị khi phát hiện F0 trong trường học. Về việc tổ chức dạy học theo đánh giá cấp độ dịch, Giám đốc Sở GDĐT cho biết, nếu trường ở địa phương từ cấp độ 3 chỉ khuyến khích học trực tiếp chứ không bắt buộc. Ngành đang xin ý kiến về việc lắp đặt camera trong lớp học để nhà trường vừa tổ chức học trực tiếp, vừa tổ chức học trực tuyến. 

Ông Huỳnh Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Y tế đề nghị trong kế hoạch cần bổ sung bố trí mỗi trường tối thiểu 01 nhân viên y tế và phòng cách ly F0 tạm thời; tần suất xét nghiệm cho học sinh phù hợp với tình hình dịch; chú ý an toàn phòng dịch khi tổ chức bữa ăn. Công tác truyền thông học đường cũng rất quan trọng nhằm nâng cao ý thức cho học sinh và sự phối hợp của phụ huynh học sinh. 

Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Lộc Hà đánh giá, Sở GDĐT đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị học trực tiếp trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 khá cụ thể, toàn diện. Ông yêu cầu ngành Y tế hỗ trợ xây dựng phương án xét nghiệm cho học sinh, công tác điều trị cho học sinh. Ngành GDĐT tổ chức dạy và học đảm bảo an toàn, chất lượng. Giao địa phương chủ động mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học trực tiếp theo tinh thần 4 tại chỗ. Song song đó, tăng cường tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh tránh tâm lý chủ quan nhưng cũng không gây hoang mang, lo lắng khi quay trở lại trường học. 

12/6/2021 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiBài viếtXem chi tiếtBình Dương, chuẩn bị sẵn sàng, phương án dạy và học trực tiếp529-binh-duong-chuan-bi-san-sang-phuong-an-day-va-hoc-truc-tieTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.75
2
Khai mạc Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa XKhai mạc Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X

​TTĐT - Sáng 07-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X đã chính thức khai mạc.

​​Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đại biểu HĐND tỉnh.

bb7f1dec7415bf4be604.jpg

94da8c4ce5b52eeb77a4.jpg

Đại biểu tham dự Kỳ họp

Phát biểu khai mạc Kỳ họp, ông Phạm Văn Chánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 3 – HĐND tỉnh khóa X diễn ra trong bối cảnh tình hình đất nước và trong tỉnh có nhiều khó khăn, thách thức. Tại tỉnh Bình Dương, dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ đầu tháng 7/2021 với biến chủng mới diễn biến hết sức phức tạp, khó kiểm soát đã tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Đời sống, việc làm của người lao động bị ảnh hưởng rất nặng nề; công tác an sinh xã hội có lúc, có nơi còn bất cập, cùng với việc giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến các mặt đời sống xã hội.

7989a564cc9d07c35e8c.jpg

Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Chánh phát biểu khai mạc Kỳ họp

Trước những khó khăn, thách thức đó, phát huy truyền thống đoàn kết, sự đồng lòng, vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở, sự chung sức ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, cùng với sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành trong cả nước, đến nay, hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh đã được khôi phục theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 đạt được một số kết quả khả quan, có nhiều điểm sáng tích cực, đáng khích lệ trong bối cảnh vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Tại Kỳ họp, HĐND tỉnh sẽ tập trung đánh giá một cách toàn diện và khách quan tình hình kinh tế - xã hội, việc thực thi pháp luật trên địa bàn tỉnh năm 2021 cũng như xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022.

04ad72651b9cd0c2898d.jpg

Đại biểu biểu quyết chương trình Kỳ họp bằng ứng dụng công nghệ thông tin

Đồng thời HĐND tỉnh sẽ xem xét, thông qua 27 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022 gồm các lĩnh vực: Tài chính - ngân sách, đầu tư công, tài nguyên - môi trường, nông nghiệp, phí - lệ phí, giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2. Đặc biệt là một số chế độ, chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội, trật tự trị an cơ sở như: Chế độ hỗ trợ đối với các hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ sinh viên y, dược đào tạo theo hình thức đặt hàng; hỗ trợ cho đối tượng cai nghiện ma túy trong cơ sở cai nghiện công lập; chế độ hỗ trợ đối với Công an viên bán chuyên trách, lực lượng cơ động xử lý sự cố giao thông và lực lượng 113 bán chuyên trách trên địa bàn tỉnh…

Cũng tại Kỳ họp, HĐND tỉnh sẽ tiến hành thực hiện quy trình, thủ tục miễn nhiệm và bầu cử bổ sung một số chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh nhằm kiện toàn nhân sự tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương. Dành thời gian thỏa đáng để tiến hành phiên chất vấn đối với các nhóm vấn đề mà cử tri và đại biểu quan tâm.

Nội dung Kỳ họp khá nhiều và là những vấn đề quan trọng cho công tác điều hành, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Chánh đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, trí tuệ, tích cực đóng góp ý kiến vào nội dung kỳ họp, nhất là kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, những chính sách đặc thù của tỉnh và các giải pháp để duy trì an toàn, hiệu quả trạng thái "bình thường mới", phục hồi tăng trưởng,… để đảm bảo các Nghị quyết của HĐND tỉnh mang tính khả thi, có hiệu quả, hiệu lực cao, tạo động lực quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

334d633c66c4ad9af4d5.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp

Phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh giá năm 2021 diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Năm 2021 cũng là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XI, tuy nhiên đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Với sự quyết tâm, chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, kinh tế-xã hội của tỉnh trong năm 2021 đạt và vượt 10/18 chỉ tiêu, còn 08 chỉ tiêu chưa đạt nhưng có kết quả cao hơn cùng kỳ năm 2020.

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, những kết quả năm 2021 rất quan trọng làm tiền đề cho năm 2022 và những năm tiếp theo. Với tinh thần phấn đấu đạt được kết quả cao nhất, Tỉnh ủy thống nhất năm 2022 tập trung vào những nội trọng tâm: Phòng, chống dịch bệnh theo hướng thích ứng ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả, kiện toàn hệ thống y tế cơ sở, nâng cao chất lượng điều trị, có chính sách đào tạo nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Đồng thời tâp trung chỉ đạo, xây dựng giải pháp phục hồi sản xuất; đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ điểm nghẽn kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư. Củng cố hạ tầng giao thông; quan tâm đầu tư lĩnh vực xã hội,  thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội, chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo; tăng cường đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài nỗ lực của cả hệ thống chính trị còn có vai trò của Thường trực HĐND, đại biểu HĐND, các Ban HĐND trong hoạt động giám sát, giải quyết kiến nghị của cử tri. Toàn bộ nội dung Kỳ họp đã được xem xét, chuẩn bị công phu, thực hiện đầy đủ quy trình; Bí thư Tỉnh ủy mong rằng mỗi đại biểu sẽ phát huy tinh thần dân chủ, công tâm để kỳ họp diễn ra thành công tốt đẹp.

Trong phiên làm việc buổi sáng, các đại biểu đã nghe các báo cáo về kết quả Kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa XV; kết quả hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022; tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2021 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2022; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2021…

12/7/2021 3:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtKhai mạc Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Bình Dương, khóa X60-khai-mac-ky-hop-thu-3-hdnd-tinh-binh-duong-khoa-True121000
0.00
121,000
0.00
False
0
2
Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X: Quyết định nhiều nội dung quan trọng Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X: Quyết định nhiều nội dung quan trọng

TTĐT - ​​Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh khóa X sẽ diễn ra từ ngày 07 đến 08/12/2021. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của địa phương. Trước kỳ họp, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương (TTĐT) đã phỏng vấn bà Nguyễn Trường Nhật Phượng (ảnh) - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh về nội dung chương trình kỳ họp. 

Cổng TTĐT: Xin bà cho biết những nội dung sẽ được làm việc tại Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh khóa X? 

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng: Kỳ họp thứ 3 là kỳ họp thường lệ cuối năm 2021, tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh sẽ tập trung vào các nội dung:

Thứ nhất: Đánh giá, thảo luận về tình hình, kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh trong năm 2021, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2022. Trong đó, chú trọng thảo luận đưa ra các giải pháp nhằm duy trì trạng thái "bình thường mới" đảm bảo an toàn, hiệu quả để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết tốt việc làm, chăm lo, cải thiện đời sống nhân dân. 

Thứ hai: Thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, HĐND tỉnh sẽ thảo luận, xem xét thông qua các dự thảo nghị quyết về lĩnh vực tài chính - ngân sách, đầu tư công (như: Quy định quản lý tài sản công; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; điều chỉnh chủ trương một số dự án đầu tư công trọng điểm của tỉnh;…); quy định phí - lệ phí, giá dịch vụ; đặc biệt là một số chế độ, chính sách đặc thù nhằm đảm bảo an sinh - xã hội, trật tự - trị an cơ sở như: Chế độ hỗ trợ đối với các hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ sinh viên y, dược đào tạo theo hình thức đặt hàng; chế độ hỗ trợ đối với Công an viên bán chuyên trách, lực lượng cơ động xử lý sự cố giao thông và lực lượng 113 bán chuyên trách trên địa bàn tỉnh…

Thứ ba: Kỳ họp sẽ tiến hành phiên chất vấn những vấn đề đang được cử tri quan tâm. 

Ngoài ra, kỳ họp sẽ thực hiện công tác nhân sự để kiện toàn bộ máy của HĐND và UBND tỉnh.

Cổng TTĐT: Năm 2021, Bình Dương đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là diễn biến phức tạp của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 trên địa bàn tỉnh. HĐND tỉnh có đánh giá gì về kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2021, thưa bà?

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng: Năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Trong những tháng đầu năm, tỉnh tập trung cho công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, song song đó đảm bảo "mục tiêu kép" vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch. Tỉnh đã tổ chức thành công cuộc bầu cử vào ngày 22/5/2021 với tỷ lệ cử tri đi bầu khá cao. 

Từ đầu tháng 7, tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh, lây lan nhanh trên địa bàn, tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội, thậm chí phải "khóa chặt, đông cứng" ở 15 phường đậm đặc F0, kinh tế bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ, sức khỏe nhân dân bị đe dọa, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, điều hành linh hoạt của UBND tỉnh cùng nỗ lực của các cấp các ngành, sự đồng hành, hỗ trợ của doanh nghiệp và người dân cũng như sự hỗ trợ của Trung ương, của các địa phương cho Bình Dương, đã góp phần kiểm soát được dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, đời sống xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh được khôi phục theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, cơ bản hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở mức cao nhất có thể, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch nhưng ở mức tăng trưởng hơn so với năm trước. Trong đó, Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 2,79%, đây là mức tăng trưởng thấp so với kế hoạch đề ra nhưng xét trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người dân thì với tốc độ tăng trưởng này là khả quan. Đầu tư trong nước thu hút hơn 72.000 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (tăng 8,3%), đầu tư nước ngoài thu hút được hơn 2 tỷ đô la Mỹ (vượt 14,9% kế hoạch năm); thu ngân sách nhà nước ước 61.200 tỷ đồng, đạt 104% dự toán HĐND tỉnh…

Phải nói rằng, tỉnh chúng ta đã thực hiện tốt "mục tiêu kép" vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo phòng, chống dịch. Trong khoảng thời gian dài dịch bùng phát, tỉnh đã khẩn trương ban hành 07 chính sách đặc thù hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đã giúp chăm lo an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống người dân, góp phần lớn trong việc phòng, chống dịch hiệu quả. 

Đối với lao động mất việc, nghỉ việc tạm thời, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, các chính sách hỗ trợ người lao động, chính sách bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện kịp thời; song song đó, tỉnh đã phối hợp tốt với các tỉnh, thành bạn tổ chức đưa công nhân về quê tránh dịch và đón người lao động trở lại Bình Dương làm việc nhằm ổn định sản xuất trong tình hình mới.

Song song đó, tình hình quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, đảm bảo an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị quan trọng. Các đơn vị, lực lượng vũ trang thực hiện nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp tích cực tham gia tuyến đầu đảm bảo an ninh, trật tự và phòng, chống dịch, đảm bảo an sinh cho nhân dân. Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đạt 100% chỉ tiêu được giao, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Công tác đảm bảo an toàn giao thông có nhiều chuyển biến tích cực đã kéo giảm được 03 tiêu chí. Công tác phòng cháy, chữa cháy tiếp tục được tăng cường.

Những đánh giá, nhận định trên của các Ban HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh sẽ làm căn cứ cho đại biểu tiếp tục thảo luận, đóng góp tại kỳ họp. Đại biểu sẽ biểu quyết thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2022, làm căn cứ để các ngành, các cấp triển khai nhiệm vụ trong đầu năm.

Cổng TTĐT: Cử tri cũng rất quan tâm theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. Xin bà cho biết thêm về nội dung này? 

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng: Kỳ họp thứ ba sẽ tiếp tục cải tiến, thực hiện tốt phiên chất vấn và trả lời chất vấn, trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng, đi thẳng vào vấn đề, nhằm chia sẻ những khó khăn của ngành, lĩnh vực và giải quyết tốt các vấn đề tồn tại đang được xã hội quan tâm. 

Thực hiện quy định tại Khoản 2, Điều 60 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; căn cứ vào chương trình kỳ họp; trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của cử tri, các vấn đề xã hội quan tâm và qua kết quả hoạt động giám sát của HĐND; Thường trực HĐND tỉnh dự kiến sẽ đề nghị HĐND tỉnh quyết định 3 nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn, gồm: 

Nhóm vấn đề chất vấn thứ nhất: Công tác bảo đảm an toàn phòng chống dịch, chất lượng dạy và học trong tình hình mới.

Người trả lời chất vấn: Ủy viên UBND tỉnh - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. 

Nhóm vấn đề chất vấn thứ hai: Việc bảo đảm các điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp khôi phục lại sản xuất kinh doanh trong tình hình mới. 

Người trả lời chất vấn: Ủy viên UBND tỉnh - Giám đốc Sở Công Thương.

Nhóm vấn đề chất vấn thứ ba: Hiệu quả quản lý nhà nước về nhà ở cho công nhân và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Người trả lời chất vấn: Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng.

Cổng TTĐT: Đến thời điểm này công tác chuẩn bị cho kỳ họp được thực hiện như thế nào, thưa bà? 

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng: Để chuẩn bị cho kỳ họp, thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND và theo Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh, gần 02 tháng trước, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị liên tịch với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền để bàn bạc, thống nhất về nội dung, chương trình, thời gian tổ chức kỳ họp. 

Hội nghị thống nhất phân công cụ thể cho các cơ quan, đơn vị xây dựng nội dung trình kỳ họp. Theo đó, các sở, ngành chuyên môn đã khẩn trương tham mưu UBND tỉnh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đảm bảo quy trình, thủ tục và chuyển đến Thường trực HĐND tỉnh phân công các Ban của HĐND thẩm tra phục vụ kỳ họp; các báo cáo của các cơ quan hữu quan cũng đã gửi đến Thường trực HĐND tỉnh. 

Đến thời điểm hiện tại, thông báo triệu tập, thư mời tham dự kỳ họp đã được phát hành; tài liệu kỳ họp đã được gửi đầy đủ đến đại biểu dưới nhiều hình thức. Các Ban HĐND tỉnh đã tổ chức thẩm tra xong các nội dung trình kỳ họp; Thường trực HĐND tỉnh đã họp, rà soát các nội dung trình kỳ họp theo luật định; Các Tổ đại biểu HĐND tỉnh cũng đã tiến hành thảo luận nội dung kỳ họp. Các ý kiến, kiến nghị cử tri trước kỳ họp đã được tổng hợp chuyển đến UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị hữu quan xem xét giải quyết, trả lời.

Công tác chuẩn bị kỳ họp lần này khá đặc biệt so với các kỳ họp trước, các cơ quan vừa hoàn thành xong nhiệm vụ hỗ trợ phòng, chống dịch theo chủ trương chung của tỉnh là bắt tay ngay vào công tác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vừa khẩn trương tập trung chuẩn bị nội dung kỳ họp theo trình tự, thủ tục quy định. Thường trực HĐND tỉnh chia sẻ với những nỗ lực, cố gắng và trách nhiệm của UBND tỉnh, các ngành và các Ban của HĐND tỉnh trong công tác chuẩn bị kỳ họp.

Theo đánh giá của Thường trực HĐND tỉnh, nội dung trình kỳ họp được chuẩn bị đồng bộ, tương đối tốt, nhất là các dự thảo Nghị quyết, trong quá trình soạn thảo các sở, ngành chuyên môn của UBND tỉnh có sự trao đổi, phối hợp chặt chẽ với các Ban của HĐND tỉnh; cơ bản các nội dung đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra.  

Như vậy, đến nay công tác chuẩn bị nội dung, chương trình của Kỳ họp thứ 3 cơ bản đã hoàn tất, sẵn sàng khai mạc kỳ họp vào lúc 8 giờ 00 ngày 07/12/2021. 

Nhân dịp này, thay mặt Thường trực HĐND tỉnh, tôi xin cảm ơn sự đóng góp của các lực lượng tuyến đầu, của các lực lượng cơ sở, của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân trong tỉnh đã chung tay, đồng lòng cùng cả hệ thống chính trị tham gia phòng, chống dịch. Xin chúc cho tỉnh Bình Dương tiếp tục vượt qua những khó khăn trong trạng thái "bình thường mới" để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ năm 2022.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

12/6/2021 8:00 AMĐã ban hànhTin nội chínhBài phỏng vấnXem chi tiếtKỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Bình Dương khoá X, quyết định, nhiều nội dung quan trọng354-ky-hop-thu-3-hdnd-tinh-binh-duong-khoa-x-quyet-dinh-nhieu-noi-dung-quan-trongTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.75
2
Cổng Thông tin điện tử Bình Dương được chứng nhận tin cậy về an toàn thông tinCổng Thông tin điện tử Bình Dương được chứng nhận tin cậy về an toàn thông tin

TTĐT - Cổng Thông tin điện tử Bình Dương (www.binhduong.gov.vn) và các Cổng thành phần vừa được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) chứng nhận tin cậy về an toàn thông tin cho các đối tượng không gian mạng (Tín nhiệm mạng). Với chứng nhận này, người truy cập Cổng Thông tin điện tử Bình Dương sẽ được bảo vệ tránh các cuộc tấn công mạng khi truy cập vào website.

NCSC đánh giá Tín nhiệm mạng dựa trên các tiêu chí: Website chỉ thu thập thông tin cá nhân sau khi có sự đồng ý của khách hàng; tuân thủ việc lưu trữ thông tin cá nhân người dùng; Website có chính sách và biện pháp kỹ thuật để bảo vệ thông tin thu thập; Website có chính sách và biện pháp để xử lý các vấn đề phát sinh; Website có chính sách bảo vệ thông tin cá nhân người dùng; dữ liệu người dùng truy cập vào Website được mã hoá bảo đảm an toàn; không có bất kỳ liên kết độc hại, mã độc gây hại cho người dùng khi truy cập vào Website; tiên miền (domain) của Website không thuộc bất kỳ một danh sách đen (blacklist) của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới; Website không tồn tại các dấu hiệu của việc có các nội dung lừa đảo trực tuyến (phishing); không phát hiện thông tin các địa chỉ IP của Website thuộc các mạng máy tính ma (botnet) hoặc có kết nối bất thường đến các máy chủ điều khiển độc hại (C&C server); có báo cáo đánh giá an toàn thông tin bởi các đơn vị đã được Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam (VNISA) ủy quyền.

 

Cổng Thông tin điện tử Bình Dương đã được NCSC chứng nhận tin cậy về an toàn thông tin

Tín nhiệm mạng là tập hợp các dịch vụ cấp chứng nhận tin cậy về an toàn thông tin cho các đối tượng trên không gian mạng. Tín nhiệm mạng hướng tới xây dựng một hệ sinh thái uy tín, an toàn nhằm tạo niềm tin khi sử dụng dịch vụ trên môi trường mạng; giúp người dùng tìm kiếm thông tin nhanh, chính xác, ngăn chặn các cuộc tấn công lừa đảo.

Hệ sinh thái Tín nhiệm mạng được xây dựng bởi sự phối hợp giữa NCSC và Hiệp hội an toàn thông tin việt Nam (VNISA).

Người dân có thể tra cứu các website được chứng nhận Tín nhiệm mạng tại địa chỉ https://tinnhiemmang.vn.

Các Cổng thành phần và website của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Dương được chứng nhận Tín nhiệm mạng gồm:

1/ Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (kcn.binhduong.gov.vn);

2/ Sở Giao thông vận tải (sgtvt.binhduong.gov.vn);

3/ Sở Tài chính (sotaichinh.binhduong.gov.vn);

4/ Sở Ngoại vụ (songoaivu.binhduong.gov.vn);

5/ Sở Tư pháp (stp.binhduong.gov.vn);

6/ Sở Tài nguyên và Môi trường (stnmt.binhduong.gov.vn);

7/ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (sovhttdl.binhduong.gov.vn);

8/ Sở Y tế (soyte.binhduong.gov.vn);

9/ Sở Xây dựng (sxd.binhduong.gov.vn);

10/ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (soldtbxh.binhduong.gov.vn);

11/ Cục Thống kê Bình Dương (thongke.binhduong.gov.vn);

12/ Kho bạc nhà nước tỉnh Bình Dương (khobac.binhduong.gov.vn);

13/ UBND TP. Thuận An (thuanan.binhduong.gov.vn);

14/ UBND TP.Thủ Dầu Một (thudaumot.binhduong.gov.vn);

15/ Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương (binhduong.baohiemxahoi.gov.vn).

12/7/2021 11:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtCổng thông tin điện tử Bình Dương, an toàn thông tin, chứng nhận958-cong-thong-tin-dien-tu-binh-duong-duoc-chung-nhan-tin-cay-ve-an-toan-thong-tiTrue121000
0.20
121,000
1.50
0
False
5
2
Linh hoạt và chặt chẽ trong điều hành chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khácLinh hoạt và chặt chẽ trong điều hành chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác

TTĐT - ​Chiều 05-12, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề "Phục hồi và phát triển bền vững" tiếp tục tọa đàm 2 chuyên đề về "Phối hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế" và "Bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế".

Tại phiên này, các đại biểu đã tập trung đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và năm 2021; các chính sách đã thực hiện để ứng phó đối với dịch Covid-19; làm rõ bối cảnh quốc tế, dự báo, đánh giá về diễn biến của dịch Covid-19 với biến thể, biến chủng mới; xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế do tác động của Covid -19; xu hướng sản xuất, kinh doanh thay đổi do tác động của dịch bệnh; nghiên cứu các chính sách ứng phó với dịch Covid -19 đã được thực hiện trên thế giới, hiệu quả và những rủi ro đi kèm, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Phát biểu tại phiên bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 đã thành công tốt đẹp, thu hút sự quan tâm lớn của xã hội, các tổ chức quốc tế, được kết nối với 57 điểm cầu các địa phương và tại Mỹ, Pháp, Thuỵ Sỹ và Thái Lan. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao các ý kiến đề xuất của các chuyên gia, nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực như: Chính sách tài khoá, tiền tệ, lao động việc làm, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp... Theo Chủ tịch Quốc hội, các ý kiến sẽ được tập hợp đầy đủ để gửi đến cơ quan hữu quan, các vị đại biểu Quốc hội, nhà quản lý hoạch định chính sách nghiên cứu, tham khảo.


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn

​Chủ tịch Quốc hội cho biết, tác động của dịch bệnh là bất ngờ, chưa có tiền lệ và chưa biết khi nào chấm dứt khi biến thể mới lại xuất hiện, dịch bệnh đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế, 2 năm qua, kinh tế nước ta ước thiệt hại trực tiếp khoảng 37 tỷ đô la Mỹ. Vì vậy, trong bối cảnh đặc biệt, cần có các giải pháp đột phá, tập trung tăng tổng cung và cầu, ưu tiên nhiều hơn cho tổng cung, phối hợp linh hoạt chính sách tài khoá và tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, quy mô đủ lớn, diện bao phủ rộng hơn, liều lượng hợp lý, thời điểm phù hợp, lộ trình khoảng 02 năm 2022-2023 với các mục tiêu cụ thể, dễ dàng trong tổ chức thực hiện, bảo đảm tính khả thi, nhanh chóng và kịp thời, vừa đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi kinh tế, giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô cho giai đoạn phát triển mới. Trong đó, bảo đảm tính ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế, tập trung tăng tổng cung và tổng cầu; giảm thuế, giãn thuế, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động; linh hoạt và chặt chẽ trong điều hành chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; có quy mô đủ lớn, mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, đủ liều lượng để giải quyết được vấn đề cấp bách để nền kinh tế có khả năng hấp thụ được ngay; bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế bởi đây là yêu cầu bắt buộc để bảo đảm an toàn của nền kinh tế; đánh giá kỹ tác động của chính sách, độ trễ của chính sách; có thể chấp nhận một số thay đổi ngắn hạn như tăng bội chi, nợ công, giảm thêm một số lệ phí và thuế để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp… Đồng thời, chú trọng mối quan hệ hữu cơ giữa ngân sách nhà nước, ngân hàng và nhu cầu của doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp và người dân tạo ra của cải vật chất, đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo ra dòng tiền. Do vậy, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp là nuôi dưỡng nguồn thu cho Nhà nước và phát triển hệ thống ngân hàng.

12/5/2021 10:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếttài khóa, chính sách, tiền tệ, linh hoạt588-linh-hoat-va-chat-che-trong-dieu-hanh-chinh-sach-tai-khoa-chinh-sach-tien-te-va-cac-chinh-sach-vi-mo-khaTrue121000
0.40
121,000
2.00
0
False
0.5
1
Bình Dương: Triển khai công tác Tòa án nhân dân 2 cấp năm 2021Bình Dương: Triển khai công tác Tòa án nhân dân 2 cấp năm 2021

TTĐT - ​Chiều 11-01, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác  năm 2021.

Tham dự có ông Lê Hồng Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh án Thường trực TAND tối cao; ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, cơ quan Tư pháp và TAND 2 cấp trên địa bàn tỉnh.

Trong nhiệm kỳ qua, TAND 2 cấp tỉnh Bình Dương đã nỗ lực phấn đấu giải quyết các vụ án đúng pháp luật, giải quyết tốt các khiếu nại của công dân, không gây bức xúc, phiền hà cho nhân dân. Riêng năm 2020, TAND 2 cấp đã giải quyết hơn 15.362/16.787 vụ, việc các loại; đã thụ lý, đạt tỷ lệ gần 92%. Chất lượng xét xử cơ bản đảm bảo đúng pháp luật; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan hàng năm không vượt quá tỷ lệ Quốc hội, TAND tối cao quy định.

Bên cạnh đó, về công tác thi hành án hình sự, TAND 2 cấp đã ban hành 6.065 quyết định, xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho gần 2.811 trường hợp, xét tha tù trước thời hạn 6.124 trường hợp. Tỷ lệ và chất lượng hòa giải thành trong các vụ án dân sự ngày càng cao. Công tác hành chính tư pháp được đổi mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn trong việc phục vụ người dân.

IMG_5332 phát biểu chỉ hội nghị.JPG

Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam phát biểu tại hội nghị​

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Văn Nam - Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, trước yêu cầu tình hình mới, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Tòa án là rất lớn. Do đó, mỗi thẩm phán, phòng ban cần đề cao trách nhiệm trong việc xét xử, thực hiện cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án trong sạch vững mạnh, kiên quyết không bỏ lọt tội phạm, kết án oan người vô tội. Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu, TAND 2 cấp kiện toàn bộ máy, đảm bảo chất lượng giải quyết các loại án và công tác hòa giải, không để án tồn đọng quá hạn luật định, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị năm 2021.

Dịp này, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Trần Văn Nam - Bí thư Tỉnh ủy và ông Lê Hồng Quang - Phó Chánh án Thường trực TAND tối cao đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho TAND TP. Thuận An. Đồng thời, TAND tỉnh được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, nhiều tập thể và cá nhân xuất sắc của TAND 2 cấp được nhận Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Lao động xuất sắc, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.​

HCLDHNTT.jpg

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho TAND TP. Thuận An​

traohcldhnchocanhan.jpg

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho cá nhân

trao ctdtand.jpg

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Lê Hồng Quang – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh án Thường trực TAND tối cao trao Cờ thi đua cho TAND tỉnh Bình Dương​

1/11/2021 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin/CMSImageNew/2021-01/toan an ND.mp3Xem chi tiếtBình Dương, Tòa án nhân dân 2 cấp, năm 2021754-binh-duong-trien-khai-cong-tac-toa-an-nhan-dan-2-cap-nam-202True121000
2,630.00
121,000
1.00
0
False
2.25
2
Hướng dẫn áp dụng ưu đãi thuế thông qua xuất xứ hàng hóa trong EVFTA, UKVFTAHướng dẫn áp dụng ưu đãi thuế thông qua xuất xứ hàng hóa trong EVFTA, UKVFTA

​TTĐT - Ngày 14-11, tại TP.Thủ Dầu Một, Sở Công Thương tổ chức Hội thảo "Hướng dẫn áp dụng Quy tắc xuất xứ mới hưởng ưu đãi thuế trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương Quốc Anh (UKVFTA)".

​​Tham dự Hội thảo có đại diện các sở, ban ngành, các doanh nghiệp (DN) hoạt động lĩnh vực xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.


Các đại biểu tham dự tại Hội thảo​

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã trình bày các nội dung: Phân biệt quy định xuất xứ theo EVFTA, UKVFTA và GSP; cách xác định xuất xứ theo EVFTA, UKVFTA và GSP; cơ chế chứng nhận xuất xứ theo EVFTA, UKVFTA và GSP; chứng nhận xuất xứ sau khi GSP chấm dứt (01/01/2023); cập nhật cách hiểu về tiêu chí xuất xứ tại EVFTA: vải không dệt, hàng dệt may không có công đoạn xuyên kim; cộng gộp với Hàn Quốc, ASEAN, đối tác khác; Thông tư bổ sung, sửa đổi Thông tư 11/2020/TT-BCT; một số tình huống và hồ sơ cấp C/O EUR.1; khai báo ecosys khi chưa có thông tin người nhận hàng tại EU; tổng quan về quy định và xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) trên thế giới; quy định và thực tiễn PVTM tại Việt Nam; tổng quan về tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường các nước; thực trạng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng biện pháp PVTM trên thế giới trong thời gian qua; thực trạng ứng phó với các vụ việc PVTM của doanh nghiệp Việt Nam; tổng quan về các vụ việc PVTM Việt Nam đã điều tra và áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu và một số vụ việc điển hình; tác động của các biện pháp PVTM đối với kinh tế Việt Nam…

 

Bà Trịnh Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương cập nhật Quy định xuất xứ EVFTA và UKVFTA tại Hội thảo

Báo cáo tại Hội thảo cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2022, thương mại xuất, nhập khẩu hàng hoá của Bình Dương đã phục hồi và tăng trưởng ổn định; tỉnh tiếp tục xuất siêu đạt 7,9 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 28 tỷ đô la Mỹ, tăng 9,4% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 21 tỷ đô la Mỹ, tăng 0,1% so với cùng kỳ. Tại thị trường các nước ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, quan trọng như EVFTA, CPTPP, UKVFTA đã đạt được mức tăng trưởng khả quan.

Bên cạnh thương mại xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng đang là điểm sáng của tỉnh. Luỹ kế 10 tháng đầu năm, thu hút vốn FDI đạt 2,7 tỷ đô la Mỹ, tăng 56,8%. Trong đó, nổi bật là dự án của Tập đoàn Lego (Đan Mạch) với vốn đầu tư lên đến  hơn 1 tỷ đô la Mỹ .

Về tình hình thực thi Hiệp định EVFTA và UKVFTA, từ 01/8/2020 đến 31/12/2022, Phòng Quản lý Xuất, nhập khẩu khu vực Bình Dương đã cấp 8.994 bộ Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CNXXHH) EUR 1; từ 01/01/2021 đến 31/10/2022 cấp 54.308 bộ EUR 1 và 8.410 bộ EUR 1 UK. Riêng lĩnh vực xuất hàng hóa giày, dép sang thị trường Anh, từ 01/8/2020 đến 31/12/2022 là 7.001 bộ EUR 1; từ 01/01/2021 đến 31/10/2022 là 38.897 bộ EUR 1 và 6.004 bộ EUR 1 UK.

 

Ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Toàn – Giám đốc Sở Công Thương cho biết, Hội thảo nhằm hỗ trợ cho DN, hiệp hội ngành hàng (HHNH) cập nhật, phổ biến kiến thức về quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, quan trọng có tầm ảnh hưởng sâu, rộng như Hiệp định EVFTA và UKVFTA; cùng với các quy định quốc tế và trong nước về quy trình, thủ tục thực hiện công tác phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ lợi ích ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập. Đồng thời, tạo điều kiện cho đội ngũ công chức, viên chức, người dân, DN, HHNH cập nhập kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại tự do, phòng vệ thương mại trên thương trường quốc tế…​

11/14/2022 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiết879-huong-dan-ap-dung-uu-dai-thue-thong-qua-xuat-xu-hang-hoa-trong-evfta-ukvftTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa XIV tổ chức theo hình thức họp trực tuyến kết hợp họp tập trungKỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa XIV tổ chức theo hình thức họp trực tuyến kết hợp họp tập trung

TTĐT - ​Căn cứ Công văn số 3584/TTKQH-TH ngày 05/5/2020 của Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa XIV sẽ được tổ ​chức theo hình thức họp trực tuyến kết hợp họp tập trung.​

​Kỳ họp dự kiến khai mạc vào ngày 20/5/2020. Trong 2 tuần đầu tiên (từ ngày 20/5/2020 đến hết ngày 04/6/2020), Quốc hội sẽ họp trực tuyến. Cầu truyền hình được kết nối từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố. Trong đợt họp này, Quốc hội sẽ thảo luận 10 dự án luật, 4 dự thảo nghị quyết; giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em"; xem xét những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng tại kỳ họp trước và một số vấn đề cấp thiết như phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA), các chính sách, giải pháp liên quan đến phòng chống, khắc phục hậu quả của dịch Covid-19.

Đợt 2 của Kỳ họp sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội (dự kiến từ ngày 10/6 - 19/6/2020) để xem xét, quyết định Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; thảo luận về các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến; biểu quyết thông qua luật, nghị quyết; thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia và xem xét, quyết định nhân sự khác và bế mạc Kỳ họp.

Tại điểm cầu Bình Dương, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tham dự các phiên họp trực tuyến tại phòng họp trực tuyến Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, tầng 20, tháp B, Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương.

Văn bản.​ 

5/13/2020 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtKỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV144-ky-hop-thu-9-quoc-hoi-khoa-xiv-to-chuc-theo-hinh-thuc-hop-truc-tuyen-ket-hop-hop-tap-trunFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương đẩy mạnh thu hút đầu tư châu Âu trong lĩnh vực khoa học công nghệBình Dương đẩy mạnh thu hút đầu tư châu Âu trong lĩnh vực khoa học công nghệ

TTĐT - ​Sáng 09-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư Bình Dương năm 2021 - Phiên kết nối 1: Thị trường châu Âu với chủ đề trọng tâm "Ngành công nghiệp công nghệ cao".

Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có ông Mai Hùng Dũng  - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Alain Cany – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham Việt Nam); ông Phạm Ngọc Thuận – Tổng Giám đốc Tổng công ty Becamex IDC; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và nhà đầu tư châu Âu tại Bình Dương.

Tại điểm cầu châu Âu, tham dự có hơn 100 doanh nghiệp châu Âu.

Điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng cho biết, trong năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do tình hình dịch bệnh Covid-19, song Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh Bình Dương năm 2021 ước tăng 4,5% so với năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 31,5 tỷ đô la Mỹ (tăng 13,5%). Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 24,6 tỷ đô la Mỹ (tăng14,7%). Thặng dư thương mại năm 2021 đạt 6,8 tỷ đô la Mỹ. Bình Dương là địa phương đứng thứ 2 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sau TP. Hồ Chí Minh. Tính đến ngày 15/11/2021, toàn tỉnh có 4.011 dự án đầu tư FDI từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký 37 tỷ đô la Mỹ.


Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Đánh giá về môi trường đầu tư Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng, ông Alain Cany – Chủ tịch Eurocham Việt Nam cho biết, Bình Dương vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư châu Âu, nhất là từ khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do. Đây là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp khi đến Việt Nam đầu tư trong thời gian tới. Theo ông Alain Cany, các doanh nghiệp nên nắm bắt cơ hội này để khôi phục sản xuất trong trạng thái bình thường mới. Thay mặt hơn 100 doanh nghiệp châu Âu đang đầu tư ở Việt Nam, ông mong muốn, Việt Nam nói chung, tỉnh Bình Dương nói riêng tiếp tục có những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn để đón sự chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam. Còn ông Thomas Mccleland – Chủ tịch Tiểu ban thuế và chuyển giá của Eurocham cho biết, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để thu hút đầu tư phù hợp với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó các chính sách trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ… Chính phủ Việt Nam cũng có chiến lược chuyển đổi số, các cam kết thương lệ quốc tế để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư…


Ông Alain Cany – Chủ tịch Eurocham Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Cập nhật về tương lai định hướng chuyển biến nguồn nhân lực tại Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới, bà Võ Thị Kim Thoa – Trưởng phòng phụ trách dịch vụ tư vấn nguồn nhân lực, Công ty Deloitte Việt Nam cho biết, sau đại dịch Covid-19 thị trường lao động ở Việt Nam đang được khởi động trở lại. Việt Nam có dân số trẻ, nguồn nhân lực dồi dào và được đào tạo bài bản, đây là lợi thế để các doanh nghiệp chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư. Tỉnh Bình Dương đã xây dựng kế hoạch thu hút người lao động quay trở lại làm việc trong trạng thái bình thường mới. Với các chính sách mà Bình Dương ban hành dành cho người lao động, bà Thoa tin rằng, thị trường lao động của tỉnh Bình Dương sẽ sớm sôi động trở lại để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.


Toàn cảnh hội nghị

Tạo hệ sinh thái bền vững để thu hút các dự án công nghệ cao

Theo các đại biểu, thời gian qua, Bình Dương đã rất thành công trong việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương. Trong đó, Bình Dương đã phát triển quan hệ hợp tác đa phương và hiện là thành viên chính thức, là đối tác đáng tin cậy của 03 tổ chức quốc tế, bao gồm: Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới (ICF), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Horasis và Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA). Với định hướng phát triển phù hợp và bằng những nỗ lực của chính mình, tỉnh Bình Dương đã đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ và là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới (ICF). Liên tục trong 3 năm 2019, 2020 và 2021 Bình Dương đã được ICF vinh danh là một trong 21 thành phố, khu vực có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới (SMART 21). Và đặc biệt vào tháng 7/2021 vừa qua, tỉnh Bình Dương đã được Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới ICF vinh danh lọt vào TOP7, trở thành một trong 07 cộng đồng có Chiến lược phát triển thông minh tiêu biểu trên thế giới.


TS.Nguyễn Việt Long (thứ 2 từ trái qua) - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cùng các đại biểu thảo luận về chủ đề thu hút công nghiệp công nghệ cao

Trong thời gian tới, Bình Dương tiếp tục xây dựng hệ sinh thái phát triển bền vững để thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Chia sẻ về vấn đề này, TS.Nguyễn Việt Long – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho rằng, để thu hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao thì đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) và nguồn nhân lực chất lượng là các tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Thời gian qua, Bình Dương đã triển khai nhiều chương trình đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình tăng trưởng sản xuất công nghê cao; tập trung đầu tư các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh để hỗ trợ các chiến lược phát triển, hỗ trợ xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như các đề tài nghiên cứu về quy hoạch logistics, xây dựng thương hiệu gỗ cho Bình Dương, đề tài về nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp… để đón các cơ hội hợp tác song phương của Việt Nam. Theo ông Long, số đề tài, dự án KHCN của tỉnh trong năm 2021 đã tăng 300% so với năm 2020. Bên cạnh đó, tỉnh cũng triển khai nhiều chương trình hỗ trợ năng suất chất lượng cho doanh nghiệp như ISO, chuyển đổi số; khuyến khích các doanh nghiệp mở các Quỹ Khoa học công nghệ để đầu tư vào lĩnh vực này hay khuyến khích thành lập các doanh nghiệp KHCN để được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế…

Tỉnh cũng đẩy mạnh các chương trình đổi mới sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp, quy hoạch Vùng Đổi mới sáng tạo Bình Dương với trung tâm là Khu Công nghiệp KHCN. Nhờ những quy hoạch tập trung, khuyến khích các viện, trường, doanh nghiệp tham gia tích cực vào đổi mới sáng tạo KHCN làm tiền đề quan trọng để bứt phá về đổi mới sáng tạo, từ đó thu hút các dự án công nghệ cao.

Còn theo ông Võ Sơn Điền – Giám đốc tiếp thị Tổng công ty Becamex IDC, Dự án Khu công nghiệp KHCN đang được triển khai xây dựng ở huyện Bàu Bàng, là một trong những dự án trọng điểm của Đề án Thành phố thông minh Bình Dương. Đây là khu nhằm thu hút các tập đoàn và các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp trong các ngành sản xuất mũi nhọn có giá trị gia tăng cao phù hợp giai đoạn hiện nay. Nó cũng sẽ trở thành một trung tâm đào tạo thu hút nguồn nhân lực kỹ thuật cao, nghiên cứu chuyển giao công nghệ. Tại Khu công nghiệp KHCN sẽ xây dựng một khu vực đô thị có môi trường sinh sống tốt cho các chuyên gia, kỹ sư, nhà khoa học, với cộng đồng khoa học năng động, sáng tạo. Các cụm chiến lược được quy hoạch tại Khu công nghiệp KHCN bao gồm: Cụm Đổi mới sáng tạo, Cụm Sản xuất tiên tiến, Cụm giải trí trải nghiệm và Cụm Đô thị tri thức. Trong đó, Cụm Đổi mới sáng tạo là hạt nhân cốt lõi tạo nên sự khác biệt của Khu công nghiệp KHCN, nơi các nhà khoa học được khuyến khích chia sẻ những ý tưởng độc đáo, thử nghiệm các sản phẩm và phát minh mới trong môi trường thực tế. Khu viện trường là nơi diễn ra hoạt động giáo dục đào tạo đẳng cấp, nuôi dưỡng các tài năng, cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn và tay nghề cao cho hoạt động nghiên cứu và sản xuất. Khu khoa học công nghệ sẽ tập trung các viện nghiên cứu với cơ sở vật chất hiện đại, tạo điều kiện cho các tài năng kiến tạo các giải pháp, sản phẩm, và công nghệ mới trong các lĩnh vực chiến lược. Hoạt động khởi nghiệp sôi động tại không gian chia sẻ sẽ tạo nên nền tảng thúc đẩy hoạt động phát triển và thương mại hóa công nghệ.


Ông Mai Hùng Dũng (thứ 4 hàng đầu từ phải qua) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị

Kết luận hội nghị, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thay mặt lãnh đạo và nhân dân tỉnh Bình Dương trân trọng kính mời các nhà đầu tư, doanh nghiệp, doanh nhân châu Âu đến với Bình Dương để tìm hiểu cơ hội đầu tư trong bối cảnh "bình thường mới" khi dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát. Tỉnh cam kết sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo điệu kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư châu Âu.

12/9/2021 6:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiBài viếtXem chi tiếtchâu Âu, khoa học công nghệ, đầu tư, thu hút225-binh-duong-day-manh-thu-hut-dau-tu-chau-au-trong-linh-vuc-khoa-hoc-cong-nghTrue121000
1.00
121,000
3.00
0
False
0
2
Quán triệt triển khai Kết luận và Quy định của Trung ương về công tác xây dựng, chỉnh đốn ĐảngQuán triệt triển khai Kết luận và Quy định của Trung ương về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

TTĐT - ​Sáng 09-12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt triển khai Kết luận và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết nối điểm cầu chính tại Tòa nhà Quốc hội đến hơn 13.000 điểm cầu trong cả nước với sự tham dự của 360.000 đảng viên.

​​Tham dự hội nghị tại điểm cầu Tòa nhà Quốc hội có các đồng chí: Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; cùng các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố.

Hội nghị đã phổ biến, quán triệt Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm và các kế hoạch, hướng dẫn thực hiện các Kết luận, Quy định trên nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng. 

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã thảo luận và thống nhất cao ban hành Kết luận về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ và Quy định mới về những điều đảng viên không được làm. Đại hội XIII của Đảng đã bổ sung những nhận thức mới quan trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đặc biệt, đã nhấn mạnh tới việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đây cũng là nhiệm vụ, phương hướng trọng tâm của cả nhiệm kỳ Đại hội XIII và những năm tiếp theo: "Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh".


Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất rất cao sự cần thiết phải ban hành Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 về những điều đảng viên không được làm thay thế Quy định số 47-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các nghị quyết, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã ban hành trong thời gian qua. Quy định số 37-QĐ/TW cập nhật những vấn đề phát sinh mới đặt ra trong thực tiễn tổ chức thực hiện, đặc biệt là biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Sau khi Quy định số 37-QĐ/TW có hiệu lực, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ban hành Văn bản số 02-HD/UBKTTW ngày 29/11/2021 hướng dẫn thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu bật 4 điểm mới trong Kết luận số 21-KL/TW. Một là, sâu rộng hơn về nội dung và phạm vi; không chỉ trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả trong xây dựng hệ thống chính trị; không chỉ đối với đảng viên và các cấp ủy, tổ chức Đảng mà còn mở rộng ra cả đối với cán bộ, công chức, viên chức, các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị; cùng với ngăn chặn, đẩy lùi còn phải chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những hành vi tham nhũng, tiêu cực... Hai là, mục tiêu được xác định lần này cao hơn và sát hợp hơn với tình hình mới. Ba là, bổ sung, làm rõ, đồng bộ và sắc bén hơn một số nhiệm vụ, biện pháp trong thời gian tới. Điểm mới thứ 4 là bổ sung, hoàn thiện toàn diện hơn các thể chế, thiết chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nhấn mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng liên quan đến công tác con người, vì vậy, rất khó, rất phức tạp, tuy nhiên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định khó nhưng không thể không làm, vì liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ. "Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là: Tất cả từ trên xuống dưới đều phải có quyết tâm rất lớn, có sự thống nhất rất cao, có biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại" - Tổng Bí thư nhấn mạnh.​

12/9/2021 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtquán triệt, triển khai, Kết luận, Quy định, Trung ương, công tác, xây dựng, chỉnh đốn Đảng339-quan-triet-trien-khai-ket-luan-va-quy-dinh-cua-trung-uong-ve-cong-tac-xay-dung-chinh-don-danTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Becamex IDC được vinh danh là một trong 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2021Becamex IDC được vinh danh là một trong 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2021

TTĐT - ​Chiều 09-12, tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Forbes Việt Nam phối hợp cùng các đối tác đã tổ chức Lễ tôn vinh 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2021.


Theo đó, Tổng Công ty Becamex IDC (mã chứng khoán BCM) vinh dự đứng trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2021. Đây là giải thưởng thường niên do Forbes Việt Nam thực hiện.

Các doanh nghiệp xuất hiện trong danh sách đều là những công ty đã xác lập được vị thế cạnh tranh trên thị trường, không chỉ dẫn đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình mà trong cả nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, trong năm 2021, dưới ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong Top 50 vẫn cho thấy bản lĩnh “chèo lái”, khả năng vận dụng, mạnh dạn đầu tư để tìm cơ hội, mang lại hiệu quả kinh doanh khả quan và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.


Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Becamex IDC Quảng Văn Viết Cương nhận vinh danh “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2021”

Danh sách “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2021” được Forbes Việt Nam sử dụng phương pháp của Forbes (Mỹ) để xếp hạng các công ty có kết quả kinh doanh tốt nhất, đang được niêm yết trên sàn HOSE và HNX, với các tiêu chí quan trọng như: Tỷ lệ tăng trưởng kép về doanh thu - lợi nhuận; tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROC); tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) giai đoạn 2016 – 2020; vị thế công ty trong ngành; nguồn gốc lợi nhuận; chất lượng quản trị; triển vọng phát triển, phát triển bền vững…

Kết quả “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2021” là sự nỗ lực không ngừng của Becamex IDC trong bối cảnh thị trường bất động sản công nghiệp năm 2021 gặp nhiều khó khăn, biến động với nhiều mảng xám khi hầu hết các loại hình bất động sản đều chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, Becamex IDC không những hoàn thành vượt kế hoạch kinh doanh đề ra, mà  còn đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào các hoạt động đồng hành cùng cả nước và tỉnh Bình Dương phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Bằng định hướng kinh doanh bài bản cùng chiến lược hoạt động khoa học là cơ sở quan trọng để Tạp chí Forbes Việt Nam phối hợp cùng các đối tác đánh giá Becamex IDC trong “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2021”. Đây là kết quả của quá trình liên tục đổi mới, sáng tạo để kiến tạo nên những giá trị thịnh vượng và bền vững của Becamex IDC, khẳng định những đóng góp to lớn mà đơn vị này đã, đang và sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, khu vực và cả nước.


12/9/2021 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiếtBecamex IDC, vinh danh, niêm yết890-becamex-idc-duoc-vinh-danh-la-mot-trong-50-cong-ty-niem-yet-tot-nhat-viet-nam-nam-202False121000
0.40
121,000
1.00
0
False
Phát triển nhà ở cho công nhân lao độngPhát triển nhà ở cho công nhân lao động

TTĐT - ​Chiều 07-12, ông Võ Hoàng Ngân - Giám đốc Sở Xây dựng đã trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3 – HĐND tỉnh khóa X, trong đó tập trung vào lĩnh vực phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong thời gian tới.

Đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân và người thu nhập thấp

Đại biểu Nguyễn Thái Minh Quang – Tổ đại biểu TP. Thuận An phản ánh thực trạng số lượng nhà ở vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng lớn của lao động nhập cư, nhất là công nhân và người thu nhập thấp. Nhiều địa bàn đông công nhân lao động vẫn chưa có dự án nhà ở xã hội như thị xã Tân Uyên, TP.Dĩ An, TP.Thuận An, TX.Bến Cát... Thời gian dịch bệnh vừa qua cho thấy, không gian nhà trọ nhỏ hẹp là điểm yếu trong việc phòng dịch khiến nhiều công nhân lao động bị lây nhiễm Covid-19. Giải pháp của Sở Xây dựng để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong thời gian tới là gì?

628cddc06645ad1bf454.jpg

Đại biểu Nguyễn Thái Minh Quang – Tổ đại biểu TP. Thuận An đặt câu hỏi chất vấn

Giám đốc Sở Xây dựng Võ Hoàng Ngân cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, có 23 dự án nhà ở xã hội hoàn thành và đưa vào sử dụng, với tổng diện tích sàn là 431.488m2, số căn hộ là 9.618, đáp ứng nhu cầu cho 37.500 người. Ngoài ra, có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động, với tổng diện tích sàn là 269.982m2, đáp ứng cho khoảng 46.974 người. Thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã đầu tư xây dựng được khoảng 1.330.944m2 sàn nhà ở, tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã thực hiện được khoảng 1,8 triệu m2 sàn nhà ở.

Đề án Nhà ở an sinh xã hội Becamex (Đề án Nhà ở xã hội - Nhà ở công nhân) do Tổng Công ty Becamex triển khai thực hiện được dư luận xã hội đánh giá cao. Mô hình phát triển nhà ở an sinh xã hội Becamex trên cơ sở quỹ đất sạch đã được đầu tư và đưa vào sử dụng với giá bán ưu đãi phù hợp với thu nhập của người lao động, kết hợp với các hình thức cho vay mua nhà với mức giá từ 100 triệu đến 200 triệu đồng/01 căn hộ 30m2 đã góp phần giải quyết một phần nhu cầu về nhà ở cho nhiều gia đình chính sách, hộ nghèo, người thu nhập thấp, người lao động trên địa bàn.

4d4cd1056a80a1def891.jpg

Giám đốc Sở Xây dựng Võ Hoàng Ngân trả lời chất vấn của đại biểu​

Đề cập đến một số giải pháp để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong thời gian tới, ông Ngân cho biết sẽ tập trung triển khai xây dựng Đề án phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021- 2025 và những năm tiếp theo, trên cơ sở rà soát quy hoạch các khu công nghiệp đã, đang và chuẩn bị triển khai thực hiện trên địa bàn, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn các thiết chế của công đoàn, đầu tư xây dựng nhà ở lưu trú cho công nhân, nhà trẻ, siêu thị và các công trình văn hóa, thể thao… để nâng cao đời sống công nhân trong các khu công nghiệp, đảm bảo giải quyết nhu cầu cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp tỉnh. Trong đó, sẽ chú trọng đến việc phát triển nhà lưu trú công nhân trong các khu, cụm công nghiệp nhằm chủ động tổ chức sản xuất khi có dịch bệnh xảy ra.

Đồng thời đôn đốc các chủ đầu tư triển khai xây dựng nhà ở xã hội, được bố trí quỹ đất trong các đồ án quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội. Kiên quyết thu hồi đối với các chủ đầu tư không triển khai hoặc triển khai chậm với tiến độ đã phê duyệt.

Khuyến khích người dân xây dựng nhà trọ cho thuê theo mô hình nhà ở xã hội cho thuê. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân từng bước cải tạo theo tiêu chuẩn quy định, nhằm nâng cao chất lượng sống cho công nhân, người lao động trong loại hình nhà này. Đề xuất mở rộng chính sách hỗ trợ cho vay đối với các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà trọ cho công nhân, người lao động, sinh viên thuê trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn theo quy định.

Phối hợp các sở, ngành sử dụng nguồn quỹ phát triển nhà ở xã hội, để đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng có cơ chế riêng đối với trình tự, thủ tục thực hiện dự án phát triển nhà ở xã hội nhằm thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển…

Đảm bảo đúng đối tượng được mua NOXH

Đại biểu Trần Thành Trọng - Tổ đại biểu TP. Thuận An đề nghị Sở Xây dựng trình bày cụ thể một số giải pháp trong thời gian tới để đảm bảo cho việc bán và thuê nhà ở xã hội (NOXH) đến trực tiếp đúng đối tượng là công nhân lao động, tránh tình trạng NOXH bị đầu cơ, nâng giá dẫn đến công nhân, người lao động không thể tiếp cận được.

f6e42da796225d7c0433.jpg

Đại biểu Trần Thành Trọng - Tổ đại biểu TP. Thuận An đặt câu hỏi chất vấn tại Kỳ họp

Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, thời gian tới sẽ chỉ đạo tăng cường công tác thông tin minh bạch về dự án NOXH, cũng như giá bán để các đối tượng có nhu cầu tiếp cận thông tin, quy định cụ thể và công bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và điều kiện được mua, thuê, thuê mua NOXH trên phạm vi địa bàn phù hợp với điều kiện của từng địa phương; tổ chức quản lý và theo dõi chặt chẽ việc bán, thuê, thuê mua; ban hành khung giá bán, cho thuê, thuê mua NOXH trên phạm vi địa bàn theo thẩm quyền.

Đồng thời triển khai thực hiện các cơ chế chính sách về phát triển và quản lý NOXH của Trung ương; ban hành các quy định cụ thể về cơ chế khuyến khích, ưu đãi thêm của địa phương để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển NOXH trên phạm vi địa bàn; quy chế quản lý việc sử dụng, khai thác vận hành quỹ NOXH trên phạm vi địa bàn.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm liên quan đến việc bán, cho thuê, mua NOXH, kiểm tra trách nhiệm của chủ đầu tư, Ban Quản trị chung cư... Thông qua thông tin phản ánh của người dân, cơ quan truyền thông, sẽ kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm quy định về bán, cho thuê NOXH. Yêu cầu các chủ đầu tư dự án xây dựng NOXH trên phạm vi địa bàn báo cáo về tình hình triển khai thực hiện dự án cho cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở tại địa phương theo định kỳ; tổ chức giao ban, sơ kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện phát triển NOXH của địa phương theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất.​

12/7/2021 7:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtPhát triển nhà ở,công nhân lao động832-phat-trien-nha-o-cho-cong-nhan-lao-donTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.3
5
Bình Dương: Tổ chức dạy và học thích ứng với tình hình mớiBình Dương: Tổ chức dạy và học thích ứng với tình hình mới

TTĐT - ​Tại Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh khóa X, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Thị Nhật Hằng đã trả lời chất vấn của các đại biểu về công tác tổ chức dạy và học trong tình hình mới.

Chuẩn bị cho học sinh các cấp đi học trở lại

Tại phiên chất vấn, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến kế hoạch triển khai cho học sinh các cấp đi học trở lại. Đại biểu Trần Thị Diễm Trinh (Tổ đại biểu TP.Dĩ An) đặt câu hỏi: “Hiện nay trong tình hình mới, với đặc điểm riêng của tỉnh có rất nhiều phụ huynh là công nhân lao động phải đến xí nghiệp, nhà máy, việc trẻ không đến trường đã ảnh hưởng đến đời sống của một số công nhân lao động. Bên cạnh đó, một số gia đình vẫn có tâm lý “thà cho con em nghỉ một năm học chứ không đến trường” trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, một số tỉnh, thành đã xuất hiện ca nhiễm trong trường học thời gian qua. Với vai trò là người đứng đầu ngành GDĐT của tỉnh, Sở đã xây dựng kế hoạch triển khai cho học sinh các cấp đi học trở lại như thế nào?”.

Đại biểu Trần Thị Diễm Trinh (Tổ đại biểu TP.Dĩ An) chất vấn Giám đốc Sở GDĐT

Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng cho biết, ngày 21/10/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 5343/KH-UBND về phối hợp thu hút, đón người lao động từ các tỉnh, thành phố có nhu cầu trở lại làm việc tại tỉnh Bình Dương. Trước tình hình trên, ngành GDĐT đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục khảo sát nhu cầu gửi trẻ của cha, mẹ học sinh để tham mưu lãnh đạo tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương cho phép một số cơ sở giáo dục hoạt động lại tại các địa phương được đánh giá cấp độ dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2.

Song song đó, tiếp tục phân công giáo viên dạy học trực tuyến cho tất cả các học sinh nhóm đối tượng có phụ huynh không an tâm, nhằm giải quyết bài toán tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học và đáp ứng giữ vững chất lượng giáo dục.

Đến thời điểm hiện nay, đã tổ chức dạy trực tiếp cho học sinh 26 trường THPT. Dự kiến từ ngày 03/01/2022 các trường THCS, THPT trong tỉnh, các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục thường xuyên và bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh; các cơ sở giáo dục ngoài giờ, Trung tâm ngoại ngữ, tin học; Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; các cơ sở giáo dục kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ chính khóa tổ chức đón 100% học sinh, học viên trở lại trường để to chức dạy học với hình thức trực tiếp trong trạng thái bình thường mới.

Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng – Giám đốc Sở GDĐT trả lời chất vấn tại Kỳ họp

Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, mẫu giáo, trường tiểu học sẽ thực hiện thí điểm theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ ngày 12 đến 24/12/2021, thí điểm cho trẻ mầm non, học sinh lớp 1, lớp 2 có cha, mẹ tham gia lao động sản xuất, có nhu cầu bức thiết, cần gửi con được đến trường học trực tiếp. Giai đoạn 2, từ ngày 27/12/2021 đến 28/01/2022, mở rộng đối tượng trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non cho toàn bộ cha, mẹ có nhu cầu gửi trẻ, tự nguyện đăng ký; học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 có cha, mẹ tham gia lao động sản xuất, tự nguyện đăng ký. Từ 07/02/2022 nếu tình hình dịch kiểm soát sẽ tổ chức học tập trực tiếp cho toàn bộ học sinh tiểu học và mầm non.

Sở GDĐT chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện song song các biện pháp dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình và chuẩn bị tất cả các điều kiện đảm bảo an toàn các cơ sở giáo dục trong việc dạy học, đặc biệt là việc giữ trẻ mầm non, đáp ứng vừa an toàn cho trẻ vừa an tâm cho cha, mẹ trẻ.

Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong trường học

Trước chất vấn của đại biểu Nguyễn Thanh Toàn (Tổ đại biểu TP.Thuận An) về công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong trường học khi học sinh được quay trở lại học trực tiếp, đồng thời vừa bảo đảm chất lượng dạy và học trong thời gian tới, Giám đốc Sở GDĐT cho biết, Sở đã chỉ đạo, yêu cầu các trường học phải thực hiện đủ, đúng các biện pháp nội dung, quy định về đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong trường học.

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Trung tâm y tế huyện, với địa phương để nắm tình hình dịch bệnh trên địa bàn; khử khuẩn, vệ sinh trường lớp sạch sẽ mỗi tuần 1 lần trước khi học sinh đi học trở lại. Có giải pháp phù hợp khi có dịch bệnh xảy ra liên quan đến học sinh; thực hiện đeo khẩu trang khi đến trường và trong giờ học; đo thân nhiệt, quét mã QR và test nhanh Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tu sửa cơ sở vật chất sau khi các trường trưng dụng làm khu cách ly được trả lại. Duy trì việc tổ chức khử khuẩn khuôn viên trường học, lớp học; lau chùi bàn ghế; vệ sinh tẩy trùng đồ chơi cho trẻ, vệ sinh thiết bị dạy học trước giờ học; chuẩn bị xà phòng sát khuẩn và nơi rửa tay cho giáo viên, học sinh; chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ để phòng, chống dịch bệnh cho học sinh như: Bồn rửa tay, xà phòng sát khuẩn, dụng cụ đo thân nhiệt, cồn xịt khuẩn, khẩu trang y tế, và Phòng y tế dự phòng để cách ly F0; nâng cao chất lượng công tác y tế trường học, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học đảm bảo thích ứng các tình huống về dịch bệnh.

Đại biểu Nguyễn Thanh Toàn (Tổ đại biểu TP.Thuận An) chất vấn tại Kỳ họp

Xây dựng kế hoạch và kịch bản phòng, chống dịch bệnh, có phương án và hướng dẫn chi tiết xử lý các tình huống khi có sự cố về dịch bệnh Covid-19; kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh, phân công phân nhiệm cụ thể từng thành viên trong Ban chỉ đạo; thực hiện các biện pháp khai báo y tế đối với giáo viê​n, nhân viên và học sinh. Đối với giáo viên, nhân viên phải bảo đảm 100% được tiêm ngừa Covid-19 ít nhất 1 mũi mới được quay lại trường làm việc.

Rà soát để nắm chắc tình hình học sinh, cha, mẹ học sinh trước khi học sinh đi học trở lại trong các vấn đề có liên quan đến dịch bệnh Covid-19 như: Khai báo y tế, lịch sử tiếp xúc, di chuyển, tình trạng sức khỏe, phương tiện đi học,... Tiêm ngừa Covid-19 cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thuộc đối tượng được cho phép tiêm vắc xin.

Giám đốc Sở GDĐT nhấn mạnh, tỉnh Bình Dương đã chuyển sang trạng thái mới thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 để vừa phòng, chống dịch, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do đó việc tổ chức cho học sinh đến trường học trực tiếp là để học sinh học tập tốt hơn, khắc phục được các bất cập nảy sinh trong thời gian các em phải học trực tuyến thời gian vừa qua. Các trường học trong thời gian tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh cũng có thể có trường hợp không may là xuất hiện F0 trong trường học. Tuy nhiên, Sở GDĐT tin rằng, cùng với sự đồng thuận của cha mẹ học sinh, ngành sẽ thực hiện tốt trong công tác phòng, chống dịch tại nhà trường. Tận dụng đối đa khoảng “thòi gian vàng” khi dạy - học trực tiếp để tổ chức, sắp xếp dạy - học thật sự hiệu quả, tiếp tục đưa chất lượng giáo dục của tỉnh nhà ngày càng phát triển.

12/7/2021 7:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, tổ chức dạy và học, thích ứng với tình hình mới437-binh-duong-to-chuc-day-va-hoc-thich-ung-voi-tinh-hinh-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
2
Tiếp tục điều hành hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương trong năm 2022Tiếp tục điều hành hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương trong năm 2022

TTĐT - ​Sáng 08-12, tại Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh khóa X, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình một số nội dung cử tri và đại biểu HĐND tỉnh quan tâm liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh trong năm 2022. 

Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đối với 61 kiến nghị, góp ý của cử tri liên quan đến những lĩnh vực có tác động đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân (giao thông, y tế, giáo dục, chế độ, chính sách,...) gửi đến Kỳ họp, UBND tỉnh đã tiếp thu với tinh thần cầu thị và đã phân công, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương xem xét giải quyết và báo cáo giải trình theo đúng thẩm quyền.

Tại Kỳ họp, UBND tỉnh cũng đã nhận 15 ý kiến của các Tổ đại biểu kiến nghị một số nội dung liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương rà soát và tập trung giải quyết kịp thời, chủ động đưa vào kế hoạch, phương hướng cụ thể của đơn vị mình để thực hiện trong những năm tiếp theo.

03 nhóm giải pháp đẩy mạnh tiến độ giải ngân đầu tư công

Thông tin tại Kỳ họp, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, rút kinh nghiệm đối với công tác đầu tư công năm 2020 và những năm trước, ngay từ đầu năm 2021, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư công trọng điểm nhiệm kỳ 2020-2025; Đoàn kiểm tra công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng... Tuy nhiên, từ tháng 4 đến tháng 10/2021 dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh, làm các hoạt động phải tạm dừng, gián đoạn hoặc chỉ thực hiện được một số công việc.

Sau khi tỉnh trở lại trạng thái bình thường mới, giải ngân đầu tư công có xu hướng khả quan hơn, giá trị giải ngân tính riêng từ ngày 15/9 đến 30/11/2021 đã cao hơn 75% giá trị giải ngân trong 9 tháng đầu năm. Ước khối lượng thực hiện đủ điều kiện giải ngân cả năm 2021 là 9.296 tỷ đồng, đạt 75,6% kế hoạch.

22e2e58a55089e56c719.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh giải trình tại Kỳ họp. Ảnh: Quốc Chiến

Để đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư công trong thời gian tới, UBND tỉnh tập trung thực hiện 3 nhóm giải pháp. Trong đó chú trọng đến thủ tục đầu tư. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư – chuẩn bị thực hiện dự án, lập, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, khẩn trương hoàn thành các thủ tục phê duyệt thiết kế - dự toán, thủ tục đấu thầu các công trình trọng điểm quan trọng. Tập trung hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán vốn khi có khối lượng, không để dồn vào cuối năm.

Tập trung rà soát, kiên quyết loại bỏ những dự án kém hiệu quả, dự án chưa thật sự cần thiết, cấp bách, ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, tạo động lực cho phát triển, các dự án đền bù, giải phóng mặt bằng... Xây dựng kế hoạch tiến độ thực hiện gắn với kế hoạch vốn cho từng công trình, dự án. Xây dựng danh mục thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án giao thông, ưu tiên thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần.

Giải pháp then chốt là giải phóng mặt bằng và huy động vốn. Tập trung thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là công tác vận động người dân, đẩy nhanh tiến độ sớm giao mặt bằng triển khai thi công. Xây dựng đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng theo quy định. Ưu tiên phân bổ nguồn lực này cho các địa phương thực hiện tốt công tác khai thác quỹ đất để đầu tư đền bù giải phóng mặt bằng các công trình giao thông.

Triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, cùng với tình hình chung của công tác đầu tư công, các dự án hạ tầng giao thông phải tạm dừng thi công để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh. Đến nay, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, tỉnh đã tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, nhất là các công trình trọng điểm.

Đặc biệt là trong năm 2021, lần đầu tiên Thường trực Chính phủ đã có buổi làm việc trực tuyến với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nghe báo cáo đề xuất và đã có ý kiến chỉ đạo tỉnh Bình Dương chuẩn bị đầu tư một số dự án. Tại kỳ họp này, UBND tỉnh trình 02 dự án: Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT.746, ĐT.747B, ĐT.743 theo phương thức đối tác công tư (PPP); điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13. Ngoài ra, UBND tỉnh đã phối hợp với các địa phương trong vùng triển khai thực hiện các dự án: Cao tốc Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, Vành đai 3, Vành đai 4, hạ tầng giao thông kết nối tỉnh Đồng Nai,… Đây là những tuyến đường huyết mạch của tỉnh, khi hoàn thành sẽ cơ bản giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông thời gian qua.

Bên cạnh đó, tỉnh vẫn duy trì thường xuyên việc nâng cấp, sửa chữa, dặm vá, đầu tư đèn chiếu sáng, nâng cấp hệ thống thoát nước...; đồng thời tiếp tục duy trì triển khai phân luồng giao thông theo giờ, theo tuyến linh hoạt, bố trí lực lượng gác chốt, ứng dụng công nghệ trong điều hòa giao thông tại các giao lộ trọng điểm, huyết mạch.

Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh

Năm 2021, thế giới nói chung,Việt Nam và Bình Dương nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh về vốn, lao động, thiếu nguyên liệu, chi phí sản xuất… làm số doanh nghiệp bị tạm ngừng hoạt động, giải thể, giảm vốn tăng cao.

Ngay khi có dịch, bên cạnh việc thành lập các Ban chỉ đạo, tổ giúp việc, tiểu ban phòng, chống dịch, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp, Tổ hỗ trợ doanh nghiệp; phân công thành viên Ban chỉ đạo làm việc trực tiếp với doanh nghiệp, nắm tình hình, có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Tỉnh cũng ban hành kế hoạch về khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới và triển khai thực hiện các biện pháp tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.

8IMG_4790_Key_21092021215901.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tham quan khu nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Motomotion Việt Nam

Bên cạnh đó, tỉnh đã thành lập Tổ công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Chủ động phối hợp với Ngân hàng nhà nước kết nối ngân hàng, doanh nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng. Thành lập nhiều Đoàn công tác đi đến các địa phương để phối hợp đón người lao động từ các tỉnh, thành phố có nhu cầu trở lại Bình Dương làm việc. Đồng thời tổ chức đối thoại, gặp gỡ với doanh nghiệp, nhà đầu tư, hiệp hội ngành hàng với các hình thức phù hợp.

Đặc biệt, vừa qua tỉnh Bình Dương đã phối hợp cùng Học viện Chính tri ̣Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề "Giải pháp để Bình Dương thích ứng an toàn, linh hoaṭ, kiểm soát hiệu quả dic̣h Covid - 19, khôi phục sản xuất và phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới"; tỉnh cũng tham dự "Diễn đàn cấp cao quốc gia về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu Covid-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số". Tại các hội thảo, diễn đàn, những ý tưởng, đề xuất của Bình Dương và của các chuyên gia trong, ngoài nước được xem xét, nghiên cứu và triển khai nhân rộng; trên cơ sở đó sẽ có những chính sách đặc thù của địa phương để góp phần hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy phục hồi, phát triển ổn định trong tình hình mới.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ những khó khăn cụ thể, toàn diện, tạo thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh trên từng ngành, lĩnh vực, nhất là các vấn đề lâu dài, chiến lược.

Nâng cao nguồn nhân lực y tế đáp ứng tình hình mới

Trong 05 năm qua, ngành Y tế đã có nhiều biện pháp để thu hút y, bác sĩ về công tác tại địa phương. Số lượng bác sĩ tăng rất nhanh trong những năm gần đây, từ 1.135 bác sĩ năm 2016 lên 2.008 bác sĩ năm 2021 (trung bình mỗi năm tăng thêm 175 bác sĩ). Tuy nhiên, do tốc độ tăng dân số cơ học của tỉnh quá nhanh và năm 2021 dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên chỉ tuyển dụng được thêm 123 bác sĩ (89 khối công lập và 34 bác sĩ khối tư nhân), tỷ lệ bác sĩ/vạn dân chỉ đạt 7,5/vạn dân.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ y, bác sĩ và kiến nghị Trung ương tăng biên chế sự nghiệp ngành Y tế cho tỉnh, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

812a20e1709c5830cdd5592.jpg

Lễ công bố thành lập Trạm y tế lưu động số 2 Cụm công nghiệp Phú Chánh

Chủ tịch UBND tỉnh thông tin thêm, qua thực tế phòng, chống dịch, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã có bước định hướng củng cố, kiện toàn hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng và cơ chế khuyến khích y tế ngoài công lập, nhất là y tế tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp. Cụ thể là thành lập các Trạm y tế lưu động, Trạm y tế khu công nghiệp, phòng khám đa khoa tại các khu công nghiệp và hiện đại hóa hoạt động khám, điều trị bệnh.

Trước sự quan tâm của cử tri và nhân dân đối với công tác quản lý trên lĩnh vực y tế, nhất là trong công tác quản lý giá cả vật tư y tế, dịch vụ y tế, ông Võ Văn Minh cho biết, đối với các cơ sở khám, chữa bệnh công lập, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế triển khai thực hiện cho các cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư số 16/2021/TT-BYT ngày 08/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2. Các cơ sở y tế ngoài công lập đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm Covid-19 theo quy định phải công khai giá theo quy định của Luật Giá. Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị y tế ngoài công lập không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá dịch vụ xét nghiệm, đồng thời phải thực hiện việc quyết định mức giá, kê khai giá, niêm yết giá theo đúng quy định.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các ngành có liên quan tăng cường công tác hậu kiểm, kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạm lợi dụng dịch bệnh để tăng giá dịch vụ; kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 không rõ nguồn gốc, lợi dụng tình hình dịch bệnh để nâng giá, đội giá, đảm bảo chất lượng, giá cả thị trường.

Nâng cao các chỉ số cải cách hành chính

Ông Võ Văn Minh nhấn mạnh, ngay sau khi kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và bộ chỉ số đo lường năng lực điều hành, quản lý, cạnh tranh của tỉnh như: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) được công bố, UBND tỉnh đã có hàng loạt chỉ đạo tập trung khẩn trương phân tích, đánh giá, rà soát những chỉ tiêu, tiêu chí còn thấp. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho người dân; hướng dẫn thủ tục, giải quyết kịp thời các vướng mắc, phản ánh, kiến nghị của người dân; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giám sát, phản ánh, tham gia xây dựng chính quyền. Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, các thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; khung giá đền bù, thu hồi đất; việc thu, chi ngân sách cấp xã…; nâng cao chất lượng các dịch vụ công.

Song song đó, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ gắn với thường xuyên giáo dục, nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tạo sự chuyển biến về nhận thức, tinh thần và thái độ trong thực thi nhiệm vụ, phục vụ nhân dân.​

Cũng tại phiên giải trình, Chủ tịch UBND tỉnh đã nhấn mạnh 10 nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2022:

1. Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để phòng, chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất kiểm soát để dịch bùng phát trở lại;

2. Triển khai đồng bộ các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế;

3. Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phối hợp triển khai một số dự án giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh;

4. Hoàn thiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

5. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là ngành Y tế, Giáo dục;

6. Khẩn trương hoàn thiện và đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa 1.500 giường trong 6 tháng đầu năm 2022;

7. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chích sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và các chính sách an sinh xã hội;

8. Triển khai kế hoạch dạy và học phải an toàn, phù hợp diễn biến của dịch;

9. Tập trung cải cách thủ tục hành chính, gắn với chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử và quản lý đô thị thông minh;

​10. Triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững trật tự an toàn xã hội.​


12/8/2021 12:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtđiều hành hiệu quả,  kinh tế-xã hội,  năm 2022743-tiep-tuc-dieu-hanh-hieu-qua-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tinh-binh-duong-trong-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
Trao quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộTrao quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ

TTĐT - Sáng 09-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì trao Quyết định về công tác cán bộ.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh đã trao Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Yên – Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Văn phòng Tỉnh ủy giữ chức Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; điều động ông Huỳnh Minh Chín – Giám đốc Trung tâm Y tế TX. Tân Uyên đến công tác tại Sở Y tế và bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở Y tế. Đồng thời, trao Quyết định phân công ông Phạm Văn Hiền – Phó Chánh văn phòng Tỉnh ủy thực hiện nhiệm vụ Thư ký Bí thư Tỉnh ủy.

trao quyet dinh can bo.jpg

Lãnh đạo tỉnh trao quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ

8dd50abc112ada74833b.jpg

Lãnh đạo tỉnh trao Quyết định phân công ông Phạm Văn Hiền – Phó Chánh văn phòng Tỉnh ủy thực hiện nhiệm vụ Thư ký Bí thư Tỉnh ủy

T​rao Quyết định bổ nhiệm lại cho các ông: Bùi Minh Trí - Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Phạm Văn Tuyên - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Lý Văn Đẹp - Phó Giám đốc Sở Nội vụ; Đoàn Văn Thành - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh. 

6c85455e58c89396cad9.jpg

​​​​Lãnh đạo tỉnh trao Quyết định bổ nhiệm lạ​i cán bộ

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hoàng Thao chúc mừng các đồng chí được điều động, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, đồng thời mong muốn các đồng chí tiếp tục giữ vững bản lĩnh chính trị, nỗ lực học hỏi, phát huy năng lực, sở trường và kinh nghiệm công tác, phấn đấu hơn nữa để hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao.

 

12/9/2021 1:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtTrao quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ695-trao-quyet-dinh-dieu-dong-bo-nhiem-can-bTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.3125
8
1 - 30Next