Tin tức sự kiện
 

​TTĐT - Chiều 14-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp tổ chức Hội nghị liên tịch nhằm thống nhất nội dung, chương trình Kỳ họp thứ ba (thường lệ cuối năm 2021), HĐND tỉnh khóa X.  

 
 

TTĐT - ​Chiều 14-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Phiên họp lần thứ 4 thẩm tra một số nội dung do UBND tỉnh trình. Ông Phạm Văn Chánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Phiên họp. 

 
 

​TTĐT - Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/1945 - 13/10/2021), chiều 13-10, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh​, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ gặp mặt, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh Bình Dương năm 2021.

 
 

TTĐT - ​Chiều 13-10, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Họp mặt các hiệp hội, doanh nghiệp nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/1945 – 13/10/2021).​

 
 

TTĐT - Sáng 13-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, HĐND tỉnh họp thông qua Kế hoạch giám sát về tình hình và kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ do ảnh hưởng bởi đại dịch Covỉd-19 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Kế hoạch).​

 
 

TTĐT - ​​​Chiều 13-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Ban Chỉ đạo tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin tỉnh (Ban Chỉ đạo 515 tỉnh) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thực hiện giai đoạn 2013-2020 và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

 
 

TTĐT - Sở Giao thông vận tải Bình Dương vừa ban hành văn bản hướng dẫn tạm thời việc di chuyển đối với công nhân, chuyên gia, cán bộ, nhân viên, chủ doanh nghiệp của công ty di chuyển bằng xe ô tô từ tỉnh Bình Dương đến TP. Hồ Chí Minh và ngược lại.

 
 

​Ngày 12-10, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh làm Trưởng đoàn cùng lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành đã có buổi đi kiểm tra, khảo sát thực tế công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và tình hình phục hồi sản xuất kinh doanh tại TX.Bến Cát và huyện Bàu Bàng.​

 
 

TT​ĐT - HĐND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định thành lập Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh về công tác quản lý, vận hành và hiệu quả hoạt động của hệ thống quan trắc nước thải tự động trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

 
 

TTĐT - ​Chiều 11-10, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh làm Trưởng đoàn cùng lãnh đạo UBND tỉnh, một số sở, ngành, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN)  tỉnh và lãnh đạo TP.Thủ Dầu Một đã tham dự Lễ công bố thành lập Trạm Y tế lưu động trong Khu công nghiệp (KCN) Đồng An 2, phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Năm 2025: Bình Dương đột phá trong thực hiện các nhiệm vụNăm 2025: Bình Dương đột phá trong thực hiện các nhiệm vụ

TTĐT - Sáng 29-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 39 khoá XI, nhiệm kỳ 2020-2025 (mở rộng).

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố. 

 

 

 

Đại biểu tham dự hội nghị

Tập trung thực hiện 03 đột phá

Tại hội nghị, ông Phạm Văn Hiền – Chánh Văn phòng Tỉnh ủy đã thông qua dự thảo Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 39 (mở rộng) khoá XI về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Dự thảo nêu rõ, năm 2024, mặc dù các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh có dấu hiệu tăng trưởng khởi sắc, nhưng vẫn còn 04 chỉ tiêu chưa đạt và thấp hơn so với bình quân chung của cả nước, trong đó giải ngân vốn đầu tư công giảm sâu so với cùng kỳ năm 2023. Công tác thẩm định giá đất còn chậm, thiếu quyết liệt dẫn đến không khai thác được nguồn lực từ đất. Nhiều dự án phải chờ giá đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính, chậm giao đất để triển khai thực hiện dự án. Một số công trình giao thông trọng điểm, công trình y tế, văn hóa - xã hội còn chậm triển khai do vướng mắc hồ sơ, thủ tục. Chưa triển khai thực hiện được Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thiếu thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Chất lượng đô thị chưa cải thiện nhiều, ngập úng cục bộ khi mưa lớn, triều cường ở các đô thị vẫn xảy ra. An ninh trật tự còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức, nhất là tại các dự án bất động sản. Một số chủ trương, chính sách lớn của Tỉnh ủy còn chậm triển khai thực hiện như: Chính sách di dời các doanh nghiệp phía Nam lên các khu, cụm công nghiệp phía Bắc; bộ tiêu chí xác định Khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái; chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; di dời các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập vào trung tâm Thành phố mới...

 

Toàn cảnh hội nghị

Năm 2025 là năm cuối của nhiệm kỳ, do vậy cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân phải cố gắng nỗ lực, quyết tâm phấn đấu, thực hiện tốt phong trào 400 ngày đêm thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và các ngày lễ lớn trong năm 2025. Tỉnh ủy thống nhất không điều chỉnh các chỉ tiêu của năm 2024, yêu cầu các ngành, các cấp phải khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp trọng tâm, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2025.

 

Ông Phạm Văn Hiền – Chánh Văn phòng Tỉnh ủy thông qua dự thảo Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 39 (mở rộng) khoá XI về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025

Trong đó, tập trung thực hiện 03 đột phá: Đột phá về đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vùng; đột phá về huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ, văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao; đột phá về khâu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đề ra, góp phần hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng thời tập trung chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; chú trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là những ngành, lĩnh vực ưu tiên, mới nổi, phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, gắn với đảm bảo an ninh, an toàn. Phát triển văn hóa, xã hội, gắn kết chặt chẽ, hài hòa với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mạnh hơn nữa cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tăng cường thu ngân sách và tiết kiệm chi; phân cấp, phân quyền thực chất, đúng quy định. Tiếp tục hoàn thiện, sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác dân vận, chỉnh trang đô thị, tạo đồng thuận xã hội; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế.

"Năm 2025, năm phát triển của Bình Dương"

Để đạt được mục tiêu nhiệm vụ đề ra, Hội nghị đã tập trung phân tích các chỉ tiêu đã đạt được và chưa đạt được trong phát triển kinh tế nhiệm kỳ 2020-2025; nguyên nhân, giải pháp chủ yếu triển khai trong năm 2025.

Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, ông Phạm Trọng Nhân – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nhằm tạo điều kiện để triển khai nhanh hơn nữa các công trình trọng điểm đã xác định trong giai đoạn 2021-2025, đồng thời đầu tư thêm một số dự án mới mang tính bứt phá, tạo động lực phát triển theo định hướng quy hoạch tỉnh, Sở đã tham mưu UBND tỉnh báo cáo, xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy thống nhất bố trí số vốn 36.000 tỷ đồng cho các dự án cụ thể. Tuy nhiên, để giải ngân hết số vốn này là thách thức rất lớn, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực rất lớn các ngành, các cấp, địa phương và các đơn vị chủ đầu tư. Trong đó, 03 điều kiện tiên quyết để giải ngân hết nguồn vốn: Các cơ quan thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo nguồn thu ngân sách theo đúng Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, đảm bảo nguồn vốn cho các dự án giải ngân; các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án, đặc biệt là các dự án mới để đảm bảo điều kiện phân bổ và giải ngân theo quy định, tránh tình trạng vốn chờ dự án; Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, có giải pháp đảm bảo nguồn lực về con người, tổ chức bộ máy,… cho các cơ quan, đơn vị tham gia trực tiếp trong các khâu.

 

Ông Phạm Trọng Nhân – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thảo luận các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Bên cạnh đó, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn vừa qua, tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các địa phương trong chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. Tập trung nguồn lực cho công tác đầu tư công, rút ngắn thời gian thẩm định, trình phê duyệt các thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

 

Ông Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Sở Giao thông vận tải nêu các nhiệm vụ triển khai các dự án trọng điểm trong năm 2025

Về triển khai các dự án giao thông trọng điểm, ông Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, hiện tại, dự án đường Vành đai 3 đang gặp khó khăn trong quá trình triển khai do thiếu nguồn vật liệu san lấp, mặt bằng bàn giao không liên tục, công tác tái định cư tại các địa phương còn chậm. Tỉnh đã đề nghị các tỉnh khác hỗ trợ nguồn vật liệu san lấp; các địa phương đang quyết liệt triển khai rà soát giải quyết các khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Đối với dự án đường Vành đai 4, đường Cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đang thực hiện các bước theo đúng tiến độ đề ra.

Ngoài tập trung triển khai các dự án trên, trong năm 2025, tỉnh tiếp tục nghiên cứu đầu tư, xây dựng tuyến đường sắt Bàu Bàng-Dĩ An; các dự án kết nối giao thông đường bộ giữa Bình Dương với các tỉnh, thành phố lân cận (TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai).

Qua ý kiến của các sở, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã giải trình làm rõ thêm những nhiệm vụ triển khai trong năm 2025.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh giải trình làm rõ thêm một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong năm 2025

Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa rất quan trọng đối với tỉnh, do đó cả hệ thống chính trị phải tập trung thực hiện 03 đột phá như dự thảo Nghị quyết đã đề ra. Trong đó, tập trung tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các dự án đang chậm triển khai do các doanh nghiệp đang thực hiện, nhất là các dự án do Tổng công ty Becamex IDC triển khai. Becamex phải đóng vai trò doanh nghiệp đầu đàn, dẫn dắt phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị, hạ tầng, các hệ sinh thái mới. Bí thư đề nghị Becamex và các doanh nghiệp báo cáo nguyên nhân, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ các dự án chậm triển khai, ngưng trệ. Các ngành, địa phương tập trung tham mưu điều chỉnh quy hoạch theo thẩm quyền để tạo nguồn lực từ đất. Đồng thời rà soát lại công tác đầu tư công và đầu tư xã hội, đầu tư hạ tầng kết nối, tập trung đầu tư các dự án kết nối cảng biển, sân bay, kết nối các tỉnh, thành, phát triển công nghiệp sinh thái. Tăng cường đầu tư hướng tới đô thị không ngập, không rác, không ùn tắc giao thông, đô thị phải an toàn, xanh.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu kết luận hội nghị

Về triển khai các dự án giao thông trọng điểm, Bí thư đề nghị, hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 trong năm 2025; phải khởi công đường Cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, đường Vành đai 4 trong quý I/2025; đầu tư đường ven sông Sài Gòn đoạn từ Thủ Dầu Một kết nối với TP.Hồ Chí Minh. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi số, cải cách hành chính; sắp xếp tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Trung ương. Xây dựng hệ thống chính sách: Di dời các doanh nghiệp từ phía Nam lên khu, cụm công nghiệp phía Bắc; khuyến khích chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo; xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, y tế…

Bên cạnh đó, tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp thật tiết kiệm, an toàn; xây dựng các văn kiện Đại hội ngắn gọn; sắp xếp, lựa chọn nhân sự cho thời kỳ bứt phá vươn lên; xác định các công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tạo khí thế thi đua, phấn khởi cho toàn dân. Đồng thời không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong triển khai thực hiện các công việc.

Trên tinh thần quyết liệt, dám nghĩ, dám làm và làm nghiêm túc, trách nhiệm, Bí thư tin rằng, năm 2025, với khí thế mới, quyết tâm chính trị cao, tháo gỡ được những khó khăn, điểm nghẽn, sẽ tạo ra cơ hội cho Bình Dương phát triển bền vững và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, là năm phát triển của Bình Dương.

Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2025: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 8,5% - 9%. Cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng đạt 63,81% - 26,34% - 2,66% - 7,19%. GRDP bình quân đầu người 195 triệu đồng. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 8,7%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 13% - 14%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 10,1%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 80.000 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách 49.924 tỷ đồng. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1,8 tỷ đô la Mỹ. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 11%. Tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân có 10 bác sĩ. Số giường bệnh trên 1 vạn dân có 27 giường bệnh. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia 90,31%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 99,0%. Xây mới từ 20.000 căn nhà ở xã hội…


11/29/2024 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài viếtXem chi tiếtBình Dương, năm 2025, đột phá511-nam-2025-binh-duong-dot-pha-trong-thuc-hien-cac-nhiem-vTrue121000
10.00
121,000
0.00
0
False
4.25
2
Bàn giải pháp nâng cao chất lượng phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nướcBàn giải pháp nâng cao chất lượng phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước

TTĐT - ​Sáng 24-5, tại TP.Thủ Dầu Một, Trường Chính trị tỉnh Bình Dương tổ chức Hội thảo khoa học: "Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao chất lượng phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay". Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, kiêm Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh chủ trì hội nghị.

Tham dự có lãnh đạo các nhà khoa học, giảng viên Học viện Chính trị Khu vực II, lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và các Huyện, Thị, Thành ủy.

Phát biểu đề dẫn, ông Nguyễn Hoàng Thao nhấn mạnh, Hội thảo nhằm tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XI về công tác phát triển đảng viên; đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn về vai trò lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự tham gia của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tạo nguồn, kết nạp đảng viên trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Đảng bộ tỉnh. Đánh giá một cách toàn diện thực trạng công tác phát triển đảng viên trong khu vực này, những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm, cũng như đề xuất giải pháp và những kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước thời gian tới.

Hội thảo còn là diễn đàn để các nhà khoa học chia sẻ kinh nghiệm về công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước ở các địa phương khác, từ đó đối chiếu và làm bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Dương.

phattriendang2.jpg

Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại Hội thảo​

Ông mong muốn qua Hội thảo, sẽ góp phần tạo chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy, tổ chức Đảng về tầm quan trọng, sự cần thiết phải tăng cường công tác phát triển Đảng trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước; tiếp tục nỗ lực, khắc phục khó khăn, tập trung hơn nữa cho công tác phát triển Đảng trong khu vực này góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

phattriendang4.jpg

Toàn cảnh Hội thảo

 "Phát triển đảng viên trong công nhân lao động" là một trong bốn chương trình đột phá được Bình Dương xác định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Đảng bộ tỉnh đã có những chỉ đạo trọng tâm về công tác này như tích cực tạo nguồn, kết nạp đảng viên mới, nhất là ở những địa phương, đơn vị, cơ sở có ít hoặc chưa có đảng viên...; quan tâm xây dựng tổ chức Đảng, phát triển đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tỉnh ủy Bình Dương đã ban hành Chương trình số 25-CTr/TU, ngày 07/7/2021 về "Công tác phát triển Đảng trong công nhân lao động giai đoạn 2021-2025"; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 18-KH/TU, ngày 22/4/2021 thực hiện công tác phát triển đảng viên nhiệm kỳ 2020-2025 và  Đề án số 03-ĐA/TU về hỗ trợ nguồn lực thực hiện công tác xây dựng, phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2022 – 2025. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập tổ chức Đảng tại 75 doanh nghiệp ngoài Nhà nước với 3.800 đảng viên.

Tuy nhiên công tác xây dựng tổ chức Đảng và phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước vẫn chưa đạt mong muốn, yêu cầu đề ra.

phattriendang5.jpg

TS. Nguyễn Thị Trâm - Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Khu vực II trình bày tại Hội thảo

phattriendang6.jpg

Bà Ngô Ngọc Điệp - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Dĩ An chia sẻ tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước thời gian tới. Theo đó, cần đẩy mạnh công tác tuyền truyền giúp chủ doanh nghiệp, các cấp quản lý, người lao động nhận thức rõ tổ chức Đảng có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến đến các bên liên quan về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh và quy định của doanh nghiệp, cầu nối giải quyết hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp -  Nhà nước - người lao động trên tinh thần "đồng cam cộng khổ", "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Cấp ủy các cấp xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình địa phương, người đứng đầu cấp ủy và UBND định kỳ tiếp xúc trực tiếp, gặp gỡ, đối thoại với chủ doanh nghiệp, đảng viên, công đoàn viên, thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tiếp nhận và giải đáp kiến nghị, đề xuất chính đáng, hình thành kênh trao đổi thông tin.

Phân công, bố trí đảng viên có năng lực, uy tín  theo dõi, vận động, giúp đỡ và giới thiệu các chủ doanh nghiệp ngoài Nhà nước có đủ điều kiện, tiêu chuẩn kết nạp vào Đảng tạo động lực cho người lao động phấn đấu vào Đảng. 

5/24/2023 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtgiải pháp, nâng cao, chất lượng, phát triển, đảng viên, doanh nghiệp, ngoài khu vực Nhà nước915-ban-giai-phap-nang-cao-chat-luong-phat-trien-dang-vien-trong-cac-doanh-nghiep-ngoai-khu-vuc-nha-nuoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1.583333
6
Khánh thành Khách sạn TC Hotel Bình DươngKhánh thành Khách sạn TC Hotel Bình Dương

​TTĐT - Sáng 07-3, tại ​Thành phố mới Bình Dương đã diễn ra Lễ Khánh thành Khách sạn TC Hotel Bình Dương.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Khanh thanh Khach san TC Hotel-1.JPG

Khanh thanh Khach san TC Hotel-2.JPG

Đại biểu tham dự buổi lễ

Khách sạn TC Hotel Bình Dương tọa lạc trên đường Lê Duẩn, nằm trong Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương. Dự án do Công ty TNHH Công nghiệp Điện Quang Việt Hoa xây dựng với quy mô 169 phòng và văn phòng, tổng vốn đầu tư 57,5 tỷ đồng.

Khanh thanh Khach san TC Hotel-3.JPG

Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng Lễ khánh thành

Khanh thanh TC Hotel-4.JPG

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Trí phát biểu tại Lễ khánh thành

Phát biểu chúc mừng tại buổi lễ, ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đánh giá cao dự án TC Hotel. Việc lựa chọn Thành phố mới Bình Dương để thực hiện dự án là phù hợp với chủ trương, định hướng kêu gọi và thu hút đầu tư của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ban, ngành sẽ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tại Bình Dương nói chung và Công ty TNHH Công nghiệp Điện Quang Việt Hoa nói riêng hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Khanh thanh Khach san TC Hotel-4.JPG

Khanh thanh Khach san TC Hotel-5.JPG

Đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành Khách sạn TC Hotel​ Bình Dương

Khanh thanh Khach san TC Hotel-6.JPG

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

3/7/2025 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiếtBình Dương, Khách sạn TC Hotel Bình Dương586-khanh-thanh-khach-san-tc-hotel-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4.25
2
Thay đổi địa điểm Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình DươngThay đổi địa điểm Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Dương

​TTĐT - Nhằm đảm bảo cho việc hợp nhất và vận hành của Ngân hàng Nhà nước Khu vực 12 được kịp thời, thông suốt, bao gồm hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Dương thông báo việc thay đổi địa điểm Bộ phận Một cửa.

​​Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Dương sẽ chuyển đến hoạt động tại: Bộ phận Một cửa - Ngân hàng Nhà nước Khu vực 12.

Địa chỉ trụ sở: 178 đường 30/4, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

2/28/2025 1:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtthay đổi địa điểm, bộ phận một cửa, ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương17-thay-doi-dia-diem-bo-phan-mot-cua-ngan-hang-nha-nuoc-chi-nhanh-tinh-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.763158
19
Bình Dương: Đối thoại với doanh nghiệp Trung Quốc về cấp phép lao động nước ngoàiBình Dương: Đối thoại với doanh nghiệp Trung Quốc về cấp phép lao động nước ngoài

TTĐT - Sáng 30-9, tại TP.Thủ Dầu Một, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị đối thoại với gần 200 doanh nghiệp Trung Quốc về cấp phép cho lao động nước ngoài.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Văn Tuyên - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, thời gian qua, Sở đã triển khai nghiêm túc về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. 

z5881596557897_1068695d5fa03fd9f5437607a92007ed.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, không tránh khỏi có những vướng mắc, khó khăn, đòi hỏi phải có sự gặp gỡ, trao đổi giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động người nước ngoài về quy trình thực hiện, cung cấp các thông tin mới, lắng nghe tiếp nhận, thắc mắc của doanh nghiệp​, tổ chức giải quyết các phát sinh từ thực tiễn công việc, bảo đảm sự thông suốt trong quá trình phục vụ tổ chức, doanh nghiệp.

z5881602284546_6d9c0a986867cd16bcf51e976492ceff.jpg

Ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu tại hội nghị

Những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết, Sở sẵn sàng tiếp nhận, lắng nghe và có giải pháp để hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi trong việc thực thi các quy định. Đối với các vấn đề vượt thẩm quyền, Sở sẽ báo cáo với lãnh đạo tỉnh, kiến nghị Bộ ngành xem xét, nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với thực tế.

z5881082862729_bc184f93cede999db9dfbf0f5cc105c4.jpg

z5881093470124_dbd986850ebcdaf2d418cb202a090a99.jpg

 Đại diện doanh nghiệp Trung Quốc nêu ý kiến tại hội nghị

Hội nghị đã triển khai đến các doanh nghiệp những nội dung, tinh thần Nghị định số 70/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, trao đổi, hướng dẫn nhiều vấn đề khúc mắc của người sử dụng lao động liên quan đến quy trình thủ tục cấp mới, cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài đang làm việc tại địa phương. Qua đó, giúp doanh nghiệp nắm bắt và triển khai đúng quy định.​

z5881106703129_1e1869d27a50175d84925ecf109a0c6e.jpg

z5881090088477_9abb065321d2c9852e0d3c89533cc547.jpg

Lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các đơn vị chuyên môn giải đáp các ý kiến của doanh nghiệp

9/30/2024 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, đối thoại, doanh nghiệp Trung Quốc, cấp phép lao động nước ngoài761-binh-duong-doi-thoai-voi-doanh-nghiep-trung-quoc-ve-cap-phep-lao-dong-nuoc-ngoaFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
4.5
1
Huyện Dầu Tiếng khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh tháiHuyện Dầu Tiếng khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái

TTĐT - Sáng 13-3, Đoàn lãnh đạo tỉnh do ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Dầu Tiếng về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I và phướng hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.​​

Cùng đi với Đoàn có ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban ngành.

Theo báo cáo, trong 02 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Dầu Tiếng ước đạt 4.724 tỷ đồng, đạt 15,8% so với kế hoạch. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14,5% so với kế hoạch. Hoạt động của các doanh nghiệp tương đối ổn định. Huyện tiếp tục hỗ trợ các thủ tục có liên quan để doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp An Lập để đi vào hoạt động.

z5245228073208_2643d54a5bb71faad2caaae5eea4e136.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc

Trong 02 tháng qua, huyện đã cấp 207 Giấy chứng nhận kinh doanh cho các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể với tổng số vốn đăng ký trên 51,5 tỷ đồng.

Tính đến ngày 22/02/2024, đã giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2024 được 87 tỷ 898 triệu đồng, đạt 15,7% so kế hoạch. Thu ngân sách 228 tỷ đồng, đạt 17,13% so với dự toán tỉnh giao.

Nông nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, sinh thái và hiệu quả; khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi, truy xuất được nguồn gốc nông sản. Diện tích cao su 49.220 hecta. Diện tích cây ăn quả 926 hecta. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây lương thực và rau màu vụ Đông Xuân ước đạt 1.253 hecta.

Chăn nuôi theo hình thức trang trại, công nghiệp tiếp tục phát triển. Đến nay, toàn huyện có 253 trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, tổng đàn gia súc 215.560 con, đàn gia cầm 3,8 triệu con. Trong 02 tháng không xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản.

IMGPTN_9885.JPG

IMG_VHN9877.JPG

IMG_ongANhMINH9884.JPG

Lãnh đạo các sở ngành đề xuất giải pháp định hướng phát triển huyện Dầu Tiếng trong thời gian tới


Tại buổi làm việc, huyện Dầu Tiếng kiến nghị tỉnh điều chỉnh lại phân cấp quản lý công trình đường giao thông đối với đường ĐH.704 thành đường ĐT (thành đường ĐT.744B); đồng thời cho chủ trương lập dự án đầu tư xây dựng đường ĐT.744B (trục Bắc-Nam) giai đoạn 1. Sớm đầu tư nâng cấp, mở rộng đường ĐT.749B từ xã Minh Hòa đến giáp thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước (đến cầu Bà Và) để đảm bảo tính đồng bộ, phát huy được hiệu quả của tuyến đường. Đầu tư dự án đường từ đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng kéo dài đến cầu Bình Tây (khu phố 6, thị trấn Dầu Tiếng) để kết nối liên thông với tỉnh Tây Ninh…

Với những đề xuất, kiến nghị của huyện, lãnh đạo các sở ngành đã giải đáp cụ thể, đồng thời đề xuất, gợi ý các giải pháp định hướng phát triển cho huyện trong thời gian tới tập trung vào các lĩnh vực: Nông nghiệp công nghệ cao, phát triển du lịch sinh thái, cải cách hành chính, hạ tầng giao thông, quy hoạch cụm công nghiệp…

IMG_BTTUNVL9888.JPG

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi kết luận buổi làm việc

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi yêu cầu huyện Dầu Tiếng tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: Tổ chức công bố quy hoạch chung để thu hút đầu tư, trên cơ sở đó lựa chọn các nhà đầu tư có dự án tốt; khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp xanh, hữu cơ. Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu ngành Công Thương phối hợp UBND huyện đẩy mạnh ​xúc tiến thương mại cho nông nghiệp, dựa trên những thế mạnh sẵn có chú trọng phát triển du lịch sinh thái. Bí thư lưu ý, theo định hướng quy hoạch, trên địa bàn huyện có 12 cụm công nghiệp, phải quy hoạch hạ tầng chia làm 2 khu, trong tương lai sẽ phát triển theo hướng khu công nghiệp sinh thái; huy động các nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông…

3/13/2024 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtHuyện Dầu Tiếng,  phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái70-huyen-dau-tieng-khai-thac-tiem-nang-the-manh-phat-trien-nong-nghiep-cong-nghe-cao-du-lich-sinh-thaTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.166667
9
Huyện Dầu Tiếng đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ thi công Cụm công nghiệp An LậpHuyện Dầu Tiếng đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ thi công Cụm công nghiệp An Lập

​TTĐT - Sáng 20-2, Đoàn lãnh đạo tỉnh do ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Dầu Tiếng về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 02 tháng đầu năm 2025, huy động các nguồn lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng 02 con số và công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp.​​

Tham dự có bà Nguyễn Minh Thủy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; bà ​Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Bùi Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành và huyện Dầu Tiếng.

Bi thu lam viec voi Huyen uy Dau Tieng-1.JPG

Toàn cảnh buổi làm việc

Tập trung triển khai các dự án trên địa bàn

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Phương Linh - Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng cho biết, năm 2025, huyện đã đề ra kế hoạch: Tổng giá trị sản xuất tăng 16,24%; trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 22%; thương mại - dịch vụ tăng 12%; nông - lâm - ngư nghiệp tăng 5%. Cơ cấu giá trị sản xuất: Công nghiệp, xây dựng: 55,17%; thương mại - dịch vụ: 28,09%; nông - lâm - ngư nghiệp: 16,14%. Thu nhập bình quân đầu người 92 triệu đồng người/năm.

Từ đầu năm 2025 đến nay, huyện đã tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp: Hướng dẫn các thủ tục và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân phát triển các hoạt động kinh doanh, thương mại dịch vụ, du lịch trên địa bàn huyện; hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp triển khai xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp An Lập (75 hecta) để sớm đi vào hoạt động; theo dõi, phối hợp hoàn thiện hồ sơ dự án Cụm công nghiệp Long Tân (50 hecta) để triển khai các bước tiếp theo đúng quy định.

Huyện khuyến khích xã hội hóa thực hiện dự án trong các lĩnh vực dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, chợ. Triển khai phương án và kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện để tạo nguồn thu. Tiến hành mời gọi đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại 04 khu thực hiện trong năm 2025 gồm: Khu trung tâm thương mại dịch vụ phía Bắc (60,90 hecta); Khu trung tâm thương mại dịch vụ dân cư ven sông Sài Gòn (4,16 hecta); mở rộng nghĩa trang xã Định An (50 hecta); Khu dịch vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và giải trí bán đảo Tha La, xã Định Thành (458 hecta), dự kiến nguồn thu khoảng 11.000 tỷ đồng. ​​​​

Huyện chú trọng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư đảm bảo tiến độ. Đẩy nhanh, giải quyết dứt điểm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng công trình: Nâng cấp, mở rộng đường ĐT744 (từ Km24+460 đến ngã tư cầu Cát) và đường ĐT.749A (qua Trung tâm xã Long Hòa), đường điện 500kV Đức Hòa - Chơn Thành, cống thoát nước ngoài ranh quy hoạch Cụm công nghiệp An Lập; di dời lưới điện trung hạ thế đường Hồ Chí Minh; giải phóng mặt bằng đường dây trạm 110 kV Thanh An, An Lập. Triển khai các dự án tái định cư đã được phê duyệt. Tiếp tục thực hiện phương án di dời các hộ dân sinh sống trong rừng phòng hộ Núi Cậu. Phát triển quỹ đất sạch phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bi thu lam viec voi Huyen uy Dau Tieng-2.JPG

Bi thu lam viec voi Huyen uy Dau Tieng-3.JPG

Bi thu lam viec voi Huyen uy Dau Tieng-4.JPG

Đại biểu thảo luận tại buổi làm việc

Đặc biệt, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện tập trung các giải pháp, nhiệm vụ thực hiện mục tiêu tăng trưởng 02 con số, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; chỉ đạo thường xuyên công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và giải ngân đầu tư công trên địa bàn huyện.

Để triển khai nhiệm vụ này, ông Nguyễn Phương Linh cho biết, huyện Dầu Tiếng tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư đảm bảo theo tiến độ; thực hiện đảm bảo kế hoạch đầu tư công năm 2025 được giao; quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông, các tuyến đường kết nối với các địa phương lân cận…

Ngoài ra, triển khai Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và vận hành hiệu quả Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) gắn với đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Phấn đấu tổng giá trị sản xuất tăng 18-19% (Kế hoạch đã đề ra 16,24%) để cùng với tỉnh hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 02 con số.

Dự kiến tháng 6/2025 tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2025-2030

Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Dầu Tiếng lần thứ VI. Theo báo cáo, đến ngày 19/02/2025, có 183/183 chi bộ trực thuộc Đảng bộ các xã - thị trấn tổ chức xong Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025-2030; tiếp tục chỉ đạo 39/42 chi, Đảng bộ cơ sở tố chức Đại hội. Dự kiến hoàn thành tổ chức Đại hội Đảng cấp cơ sở  trong tháng 03 - 04/2025.

Bi thu lam viec voi Huyen uy Dau Tieng-5.JPG

Ông Bùi Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc

Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Quyết định thành lập các Tiểu ban và các Tổ giúp việc Đại hội; tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, các chi, Đảng bộ trực thuộc, cán bộ hưu trí dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030.

Đồng thời phân bổ đại biểu tham dự Đại hội Đảng bộ cho các chi, đảng bộ cơ sở; ban hành Quyết định rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp cơ sở và quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2025-2030 trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt cấp ủy, HĐND, UBND huyện nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031. Dự kiến cuối tháng 6/2025 sẽ tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030.

Bi thu lam viec voi Huyen uy Dau Tieng-6.JPG

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao nỗ lực của huyện Dầu Tiếng trong thực hiện các nhiệm vụ trong 02 tháng đầu năm, nhất là việc lãnh đạo, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ thi công Cụm công nghiệp An Lập.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu huyện Dầu Tiếng lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành Đại hội Đảng cấp cơ sở. Đầu tháng 3/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ xem xét thông qua Báo cáo chính trị, phương án nhân sự và thời gian tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Dầu Tiếng lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030.

Trong thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, huyện Dầu Tiếng cố gắng phát huy việc thực hiện thời gian qua về sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, giữ biên chế không tăng. Tiếp tục sắp xếp các cơ quan, đơn vị theo định hướng của Trung ương.

Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; xây dựng các khu, cụm công nghiệp bài bản theo hướng công nghiệp sinh thái, công nghiệp Net Zero (phát thải ròng bằng 0) gắn với phát triển đô thị, các cụm dân cư…

Đồng thời, huyện cần có giải pháp khai thác tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng của địa phương cũng như nghiên cứu phát triển các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, xây dựng nông thôn mới thực chất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.​

2/20/2025 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtBình Dương, huyện Dầu Tiếng, giải ngân vốn đầu tư công, Cụm công nghiệp An Lập806-huyen-dau-tieng-day-nhanh-giai-ngan-von-dau-tu-cong-va-tien-do-thi-cong-cum-cong-nghiep-an-laTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.5
2
Thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xãThông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTĐT - ​Chiều 22-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 47, khóa XI thông qua Đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tổ chức bộ máy hệ thống chính trị hành chính cấp xã sau sắp xếp.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

bch2246.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi chủ trì hội nghị

Tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Lộc Hà đã trình bày Báo cáo tóm tắt Đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tổ chức bộ máy hệ thống chính trị hành chính cấp xã sau sắp xếp (Đề án).

bch2242.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Lộc Hà trình bày Báo cáo tóm tắt Đề án

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bùi Thanh Nhân báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cán bộ đảng viên và nhân dân đối với Đề án. Từ ngày 15 - 21/4/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cấp ủy, nguyên cấp ủy viên, cán bộ hưu trí các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với dự thảo Đề án. Qua đó, đã tổ chức được 103 hội nghị từ tỉnh đến cơ sở; đồng thời tổ chức phát 425.424 phiếu lấy ý kiến cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh tham gia đóng góp ý kiến với tinh thần dân chủ và trách nhiệm. Đa số (trên 95%) cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, thống nhất cao với Nghị quyết của Trung ương về chủ trương hợp nhất tỉnh Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; thống nhất với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã hiện nay từ 91 xã, phường, thị trấn còn lại 36 đơn vị hành chính cấp xã (24 phường, 12 xã). Bên cạnh đó, còn một số ý kiến băn khoăn, đề xuất về tên gọi và địa giới hành chính của một số xã, phường sau sắp xếp. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tiếp thu các ý kiến để bổ sung hoàn chỉnh dự thảo Đề án.

bch2243.jpg

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bùi Thanh Nhân trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cán bộ đảng viên và nhân dân đối với Đề án

Bà Nguyễn Minh Thủy - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy trình bày Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện một số công việc từ nay đến khi kết thúc hoạt động cấp huyện và đơn​ vị hành chính cấp xã sau sắp xếp đi vào hoạt động (từ nay đến ngày 30/6/2025).

bch2244.jpg

Đại biểu thảo luận tại hội nghị

Sau khi xem xét, thảo luận, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã biểu quyết thông qua Đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tổ chức bộ máy hệ thống chính trị hành chính cấp xã sau sắp xếp. Theo đó, thống nhất hợp nhất tỉnh Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lấy tên là TP.Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TP.Hồ Chí Minh hiện nay như Nghị quyết số 60-NQ/TW, ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bình Dương sau sáp nhập, hợp nhất là 36 xã, phường (24 phường và 12 xã). Biên chế và tổ chức bộ máy các xã, phường sau sáp nhập thực hiện theo quy định.

bch2241.jpg

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh biểu quyết thông qua Đề án

Đồng ý chủ trương lập tổ chức Đảng ở địa phương tương ứng với hệ thống hành chính cấp xã theo đúng Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương; kết thúc hoạt động các Đảng bộ cấp huyện.

Đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn hợp nhất cơ quan MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ cấp xã.

Đồng ý chủ trương kết thúc hoạt động của Thanh tra Sở và Thanh tra cấp huyện hiện tại để sắp xếp, tổ chức lại thành các tổ chức thuộc Thanh tra tỉnh theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương, Chính phủ.

Đồng ý với đề xuất của Đảng ủy UBND tỉnh về sắp xếp, cơ cấu, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập khi kết thúc cấp huyện, sáp nhập các xã.

Về sắp xếp cơ quan Quân sự, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện đúng theo chỉ đạo của Trung ương và ngành dọc cấp trên, đảm bảo lộ trình theo quy định.

bch2245.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhằm bố trí lại không gian thuận lợi, hài hoà, đảm bảo gần dân, sát dân, phục vụ tốt nhất cho nhân dân; lựa chọn những tên gọi tiêu biểu gắn liền với truyền thống văn hóa, lịch sử, truyền thống của tỉnh. Một yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến thành công Đề án là công tác nhân sự. Việc lựa chọn sắp xếp cán bộ phải thận trọng, khách quan, công tâm, chặt chẽ, đặt lợi ích chung lên trên hết, thực hiện nguyên tắc "vì việc chọn người". Phải xây dựng khung tiêu chuẩn để quyết định việc lựa chọn, bố trí cán bộ làm việc tại 36 xã, phường.

Cùng với việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, cần tiếp tục chú trọng công tác xây dựng nội dung cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền bài bản, đồng bộ, làm rõ mục đích, yêu cầu của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hướng đến động viên, tạo niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Coi trọng công tác nắm tình hình tư tưởng, lắng nghe và tháo gỡ những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, công chức và người dân.

Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất đơn vị hành chính cấp xã, đảm bảo bộ máy mới đi vào hoạt động thông suốt, hiệu quả. Chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Lễ công bố, ra mắt các xã, phường mới. ​​

4/22/2025 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chính; Sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấpTinXem chi tiếtBình Dương, thông qua đề án, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã46-thong-qua-de-an-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-cap-xTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.75
10
Bình Dương họp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam Bình Dương họp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

TTĐT - ​Sáng 19-12, tại TP. Thủ Dầu Một, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Họp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2022); 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2022).

Tham dự buổi họp mặt có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành; nguyên lãnh đạo tỉnh Sông Bé – Bình Dương qua các thời kỳ; các thế hệ lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh. 

Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã ôn lại truyền thống vẻ vang qua 78 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Trong 77 năm qua, cùng với quân-dân cả nước, quân và dân tỉnh Bình Dương đã anh dũng vượt qua những năm tháng vô cùng gian khổ, ác liệt, một lòng  tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. 

hopmatqd.jpg

Ông Nguyễn Minh Triết (bìa phải) - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước tặng hoa chúc mừng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh ​

Phát huy truyền thống vẻ vang đó, trong những năm qua, quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, hiệu quả nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương; làm nòng cốt trong phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu cho Tỉnh ủy – UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh và các huyện, thị, thành phố vững chắc. 

Với những thành tích đã đạt được trong năm 2022, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã vinh dự được Bộ Quốc phòng tặng Cờ thi đua vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua quyết thắng. 

hopmatqd 1.jpg

Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng (bìa phải) - Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7 tặng hoa chúc mừng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh 

Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu, các cơ quan, đơn vị thuộc quân khu, các đơn vị của Bộ Quốc phòng đã dành cho tỉnh Bình Dương nhiều sự quan tâm; phối hợp, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tỉnh Bình Dương giữ vững sự ổn định về quốc phòng - an ninh; tăng trưởng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong nhiều năm qua.

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó lường; đồng thời, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự bùng nổ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra thời cơ, thách thức, sự cạnh tranh gay gắt trên tất cả các lĩnh vực… tác động mạnh mẽ đến sự ổn định, phát triển của đất nước.

Trên địa bàn tỉnh, sau khi đại dịch Covid-19 được kiềm chế, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển đúng hướng, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Tuy nhiên, tình hình an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội ở các khu công nghiệp và các khu vực giáp ranh giữa các tỉnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn định; ô nhiễm môi trường còn diễn biến phức tạp. Tình trạng một số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động đã tạo áp lực lớn cho người lao động về bảo đảm an sinh xã hội…

hopmatqd 2.jpg

Ông Nguyễn Văn Lợi (thứ 2 từ phải qua) - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Võ Văn Minh (bìa phải) - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh 

Tình hình trên đặt ra nhiều vấn đề mới đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị phải nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc, LLVT tỉnh luôn phải có bản lĩnh vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, ra sức phát huy nội lực, tiếp tục xây dựng LLVT tỉnh cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. 

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chúc cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh đoàn kết, chung sức, chung lòng, đồng tâm hiệp lực, khắc phục mọi khó khăn; quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra và xứng đáng với truyền thống "Trung dũng, kiên cường, chủ động, sáng tạo, đoàn kết, quyết thắng".

hopmatqd 3.jpg

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho các cá nhân xuất sắc

Dịp này, Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 15 cán bộ sĩ quan cấp tá giữ chức vụ sư đoàn trưởng và tương đương, trung đoàn tương đương thuộc LLVT tỉnh Bình Dương và cán bộ cấp tá giữ chức vụ trung đoàn tương đương nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh Bình Dương (trong đó có 01 Huân chương hạng Nhất, 03 Huân chương hạng Nhì, 11 Huân chương hạng Ba).

hopmatqd 4.jpg

Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm cùng các cá nhân đạt Huân chương​ Bảo vệ Tổ quốc

12/19/2022 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtBình Dương, họp mặt, kỷ niệm, 78, năm, Ngày thành lập, Quân đội, nhân dân, Việt Nam 882-binh-duong-hop-mat-ky-niem-78-nam-ngay-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-namTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Bình Dương: Chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học mới 2022-2023Bình Dương: Chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học mới 2022-2023

TTĐT - ​Trong không khí rộn ràng, nô nức của ngày khai trường, hơn 527.000 học sinh ở các bậc học của tỉnh Bình Dương chính thức bước vào năm học mới 2022-2023. Đến thời điểm hiện tại, Bình Dương đã chuẩn bị tốt các điều kiện để phục vụ năm học đạt chất lượng và hiệu quả.

Đảm bảo cơ sở vật chất, chủ động phòng dịch

Năm học 2022-2023, toàn tỉnh có 742 trường học với tổng số 527.102 học sinh, tăng 11 trường và tăng khoảng 29.922 học sinh so với năm học 2021-2022. Số học sinh tăng tập trung tại các địa bàn TP.Thuận An, TP.Thủ Dầu Một, TX.Tân Uyên, TP.Dĩ An, TX.Bến Cát.

Với phương châm đảm bảo cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học trên địa bàn đều được đến trường, có chỗ học thuận lợi, Bình Dương đặc biệt chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Chuẩn bị cho năm học mới 2022-2023, tỉnh đầu tư xây dựng mới 24 trường với tổng kinh phí trên 2.000 tỷ đồng, đến nay, có 20 trường hoàn thành phục vụ khai giảng. Đầu năm học, toàn tỉnh đã tăng thêm 381 phòng học; 100% trường học kiên cố, trong đó có 315/392 trường, trung tâm công lập được lầu hóa, đạt tỷ lệ 80,35%.


Năm học 2022-2023, Bình Dương tiếp tục đưa vào sử dụng nhiều công trình trường học mới đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh địa phương và người lao động trên địa bàn

Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới ở các địa phương được chủ động thực hiện từ khá sớm, ngay trong thời gian nghỉ hè. Là địa bàn có đông công nhân lao động, số học sinh hàng năm đều tăng cao, việc tu sửa trường lớp, xây dựng thêm các trường học mới khang trang là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo nhu cầu học tập cho học sinh địa phương và người lao động trên địa bàn TP.Thuận An. Riêng năm học 2022-2023, TP.Thuận An đã tiến hành sửa chữa trường Tiểu học Bình Nhâm, với tổng kinh phí hơn 2,3 tỷ đồng. Ngoài ra, 60 cơ sở giáo dục trên địa bàn được sửa chữa từ nguồn quỹ thường xuyên ở các trường, với tổng kinh phí khoảng 3 tỷ đồng. Cũng trong năm học mới này, TP.Thuận An sẽ đưa vào sử dụng một số trường học được đầu tư xây dựng mới, như: Trường Mầm non Hoa Mai 2, trường Tiểu học Bình Chuẩn 2, trường Tiểu học Vĩnh Phú; đồng thời thành lập và đưa vào hoạt động trường Tiểu học Bình Chuẩn 3 (từ cơ sở vật chất cũ của trường Tiểu học Bình Chuẩn 2). 100% trường học từ bậc mầm non đến THPT trên địa bàn TP.Thuận An cơ bản đủ phòng học, đáp ứng nhu cầu năm học mới.


Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới được các địa phương thực hiện từ sớm

Khó khăn hiện nay của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) là tình trạng thiếu giáo viên để đáp ứng nhu cầu giảng dạy khi học sinh tăng. Ông Nguyễn Văn Phong - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT chia sẻ, năm học 2022-2023 toàn ngành thiếu 3.102 giáo viên và 538 viên chức khác. Để đảm bảo đủ giáo viên đứng lớp, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương cho ngành GD-ĐT tuyển dụng 154 chỉ tiêu viên chức. Đồng thời, xem xét tiếp tục cho chủ trương các đơn vị hợp đồng những viên chức, nhân viên còn thiếu sau tuyển dụng và tiếp tục xem xét, từng bước giải quyết cho những viên chức không trực tiếp giảng dạy nhưng được đào tạo sư phạm để chuyển ra dạy lớp đúng chuyên môn trên cơ sở đánh giá của đơn vị sử dụng và cơ quan quản lý trực tiếp. Sở GD-ĐT cũng dự kiến các phương án về phân công giáo viên dạy thêm giờ, dạy thỉnh giảng.

Các trường học trong tỉnh cũng đã sớm xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết và sự gia tăng trở lại của dịch bệnh Covid-19 cùng một số bệnh truyền nhiễm khác. Để có môi trường học tập tốt trong năm học mới, các trường đã huy động cán bộ, giáo viên, thuê thêm nhân công tổng vệ sinh toàn trường, sắp xếp lại cảnh quan, cơ sở vật chất bảo đảm khang trang, sạch đẹp.


Ngành GD-ĐT phối hợp với ngành Y tế tổ chức đợt cao điểm tiêm vắc xin cho học sinh, giáo viên trước năm học mới

Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng - Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GD-ĐT đã chủ động phối hợp với Sở Y tế tuyên truyền, vận động và phối hợp triển khai công tác tiêm chủng cho học sinh, giáo viên đảm bảo bao phủ vắc xin và an toàn sức khỏe. Các trường đã phân công giáo viên chủ nhiệm tiếp tục kết nối với phụ huynh để tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Qua đó, phụ huynh đã tích cực đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo của ngành Y tế, bảo đảm sức khỏe cho chính các em và những học sinh khác. Tất cả đều chuẩn bị thật tốt các điều kiện để các em học sinh được đến trường, sinh hoạt, học tập, vui chơi trong một môi trường an toàn ngay từ những ngày đầu năm học mới.

Nâng bước trẻ em khó khăn đến trường

Bên cạnh việc đảm bảo cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho tỉnh trong năm học mới chính là hỗ trợ, "tiếp sức" cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được đến trường với quyết tâm "Không để bất kỳ học sinh nào vì hoàn cảnh khó khăn phải nghỉ học". Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Bình Dương nói riêng. Nhiều trẻ em lâm vào cảnh mồ côi, mất người thân, nhiều gia đình khó khăn không đủ điều kiện cho con tiếp tục đến trường. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn hơn 5.800 học sinh các cấp học gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm để tiếp tục đi học.

Để kịp chuẩn bị các điều kiện cho học sinh bước vào năm học mới, ngay từ giữa tháng 8/2022, UBND tỉnh đã phát động Chương trình "Tiếp sức đến trường" nhằm huy động các nguồn lực trong xã hội ủng hộ, hỗ trợ các em học sinh mồ côi, học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, có ý thức vươn lên trong học tập, vượt khó học tốt hướng tới mục tiêu 100% các em học sinh trên địa bàn tỉnh có điều kiện đến trường.

Chương trình đã lan tỏa, thu hút sự quan tâm, ủng hộ của nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức, trường học và cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Trong buổi lễ trao học bổng đợt 1 diễn ra vào ngày 29/8 vừa qua, Sở GD-ĐT đã trao 1.000 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng và 1.000 phần quà gồm bánh, sữa, nước uống cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, trao 100 bộ đồng phục học sinh, 200 ba lô, 3.250 quyển tập trắng và 1.400 bộ sách giáo khoa cho các đơn vị, trường học để trao tặng cho học sinh tại các trường trên địa bàn vào đầu năm học mới. Ngoài ra, Phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố cũng đã chủ động phối hợp, vận động trao hỗ trợ quà và học bổng cho 949 học sinh với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng vào đầu năm học mới.


Liên đoàn Lao động tỉnh trao 120 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Bên cạnh đó, Liên đoàn Lao động tỉnh đã vận động trao tặng 120 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho con công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, có cha hoặc mẹ tử vong do Covid-19. Mỗi em còn được nhận một phần quà Trung thu do các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tặng. Hội Chữ thập đỏ tỉnh vận động hỗ trợ các em có học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá hơn 2,3 tỷ đồng, bao gồm tiền mặt, xe đạp và quà.​

Xúc động khi được nhận học bổng "Tiếp sức đến trường", em Cao Ngọc Yến (học sinh lớp 8, trường THCS Thuận Giao, TP.Thuận An) chia sẻ, trước đây cha và mẹ em đều làm công nhân, nhưng tháng 8/2021 cha em đã ra đi mãi mãi do Covid-19. Gia đình có 3 chị em, do hoàn cảnh khó khăn mẹ em phải gửi 2 em của Yến về cho ông bà ngoại ở Sóc Trăng. Hai mẹ con Yến hiện ở trọ tại khu phố Hoà Lân, phường Thuận Giao và mẹ em đang làm công nhân tại Công ty Daikyo (Khu công nghiệp Việt Hương). "Con rất vui khi được nhận học bổng, số tiền này sẽ giúp gia đình con bớt một phần chi phí học tập. Xin cảm ơn các cô chú lãnh đạo, các nhà tài trợ đã dành sự quan tâm đặc biệt giúp chúng con có thêm động lực tiếp tục cố gắng vươn lên" - Em Cao Ngọc Yến bày tỏ.


Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao học bổng "Tiếp sức đến trường" cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, với sự chung tay của toàn xã hội, những năm qua, Bình Dương đã hỗ trợ kinh phí học tập, trao học bổng, tặng xe đạp... cho hàng ngàn lượt trẻ em, giúp các em vững tin đến trường. Tỉnh cũng thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm học phí cho con gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo. Phó Chủ tịch UBND tỉnh hy vọng trong thời gian tới tỉnh sẽ luôn nhận được sự đồng hành của quý cơ quan, đơn vị doanh nghiệp và các nhà hảo tâm để tiếp thêm động lực cho các em học sinh vượt qua khó khăn, tiếp tục học tập tốt, trở thành người có ích cho xã hội.

Với phương châm “Đoàn kết - Nêu gương - Kỷ cương - Sáng tạo - Hiệu quả”, năm học 2022-2023, toàn ngành GD-ĐT tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non, triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”; quan tâm hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non địa bàn có khu công nghiệp. Triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định và lựa chọn sách giáo khoa đối với lớp 4, lớp 8, lớp 11.

Bên cạnh đó, ngành sẽ hoàn thiện các Đề án: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD-ĐT giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Dương; “Tổ chức dạy song ngữ, tiếng Anh tại Trường THPT chuyên Hùng Vương của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2030”; “Củng cố, tăng cường, phát triển nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của ngành Giáo dục tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Đồng thời thực hiện Kế hoạch tuyển dụng viên chức các đơn vị trực thuộc Sở GD-ĐT; nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng cao chất lượng kết quả thi học sinh giỏi các cấp…​

9/5/2022 1:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiBài viếtXem chi tiếtBình Dương, chuẩn bị, các điều kiện, cho năm học mới 2022-2023758-binh-duong-chuan-bi-tot-cac-dieu-kien-cho-nam-hoc-moi-2022-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh dự Ngày hội "Thống nhất non sông" tại khu phố Chợ, phường Lái Thiêu, TP.Thuận AnChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh dự Ngày hội "Thống nhất non sông" tại khu phố Chợ, phường Lái Thiêu, TP.Thuận An

TTĐT - ​Sáng 29-4, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự Ngày hội "Thống nhất non sông" cùng với cán bộ, đảng viên và nhân dân khu phố Chợ, phường Lái Thiêu, TP.Thuận An nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). 

Ngày hội "Thống nhất non sông" là đợt sinh hoạt chính trị, truyền thống sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền về lịch sử cách mạng, truyền thống hào hùng của dân tộc, thành tựu của quê hương 50 năm sau ngày thống nhất đất nước. Qua đó giáo dục, bồi dưỡng và phát huy lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ; cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng quê hương Bình Dương ngày càng văn mình, giàu đẹp, vững tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.

NHNS5G9A8860.jpg

Đại biểu tham dự Ngày hội "Thống nhất non sông" tại khu phố Chợ

Tại Ngày hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân khu phố Chợ đã ôn lại truyền thống hào hùng, lịch sử trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc, những trang sử hào hùng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, cùng những thành tựu nổi bật của quê hương trong phát triển kinh tế - xã hội; lắng nghe những câu chuyện chiến đấu từ nhân chứng lịch sử.

NHNS5G9A8848.jpg

Tiết mục văn nghệ tại Ngày hội "Thống nhất non sông"

Đồng thời phát động phong trào "Bình dân học vụ số" nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho người dân trong khu phố; ra mắt Mô hình Tổ Thanh niên tình nguyện "Bình dân học vụ số", thể hiện tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong thời kỳ chuyển đổi số.

NHNS5G9A8878.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh trao khen thưởng cho 01 tập thể tiêu biểu của khu phố Chợ có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2022-2025

NHNS5G9A8879.jpg 

Khen thưởng cho 05 cá nhân tiêu biểu của khu phố Chợ có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2022-2025​​


Dịp này, phường Lái Thiêu đã khen thưởng cho 01 tập thể và 05 cá nhân tiêu biểu của khu phố Chợ có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2022-2025; trao quà tri ân cho các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn khu phố.

NHNS5G9A8886.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh​ tặng quà cho các gia đình chính sách

NHNS5G9A8893.jpg

Ra mắt Mô hình Tổ Thanh niên tình nguyện “Bình dân học vụ số” ​​​

Hội Chữ thập đỏ phường Lái Thiêu đã tổ chức chương trình "Phiên chợ 0 đồng"  với chủ đề "Hành trình nhân đạo, lan toả yêu thương", dành tặng 200 phần quà gồm các nhu yếu phẩm cho hộ khó khăn trên địa bàn.

NHNS5G9A8869.jpg

Tặng quà cho các  hộ có hoàn cảnh khó khăn​ chương trình “Phiên chợ 0 đồng”  ​

4/29/2025 1:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh, Ngày hội Thống nhất non sông", tại khu phố Chợ, phường Lái Thiêu178-chu-tich-ubnd-tinh-vo-van-minh-du-ngay-hoi-thong-nhat-non-song-tai-khu-pho-cho-phuong-lai-thieu-tp-thuan-aTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Lan tỏa Cuộc thi Tìm hiểu chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2025 Lan tỏa Cuộc thi Tìm hiểu chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2025

TTĐT - ​​Ban Tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách Bảo hiểm xã hội” năm 202​5 kêu gọi sự hưởng ứng mạnh mẽ hơn nữa từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, cùng toàn thể người lao động trên địa bàn tỉnh tiếp tục tham gia Cuộc thi.​

Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu chính sách Bảo hiểm xã hội" năm 2025 do Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực IV tổ chức đã đi qua nửa chặng đường, mở ra không gian tìm hiểu và tương tác linh hoạt, phù hợp với mọi đối tượng, dễ dàng tham gia, cập nhật kiến thức về hệ thống chính sách BHXH – một trong những trụ cột quan trọng của hệ thống an sinh xã hội quốc gia trong việc bảo vệ quyền lợi người dân. Theo đó, Cuộc thi đã thu hút hơn 12.000 lượt thí sinh tham gia, thể hiện sự quan tâm của người dân đối với các chính sách BHXH.

Cuộc thi đang bước vào giai đoạn nước rút, Ban Tổ chức kêu gọi sự hưởng ứng mạnh mẽ hơn nữa từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, cùng toàn thể người lao động trên địa bàn.​

4/29/2025 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết468-lan-toa-cuoc-thi-tim-hieu-chinh-sach-bao-hiem-xa-hoi-nam-2025False
0.00
0
0.00
False
Khu phố 8, phường Hiệp Thành tổ chức Ngày hội "Thống nhất non sông"Khu phố 8, phường Hiệp Thành tổ chức Ngày hội "Thống nhất non sông"

TTĐT - ​Sáng 29-4, khu phố 8, phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một tổ chức Ngày hội "Thống nhất non sông" và phát động phong trào "Bình dân học vụ số".​

Tham dự có ông Đoàn Văn Đồng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo và​ Dân vận Tỉnh ủy.

KP8-Tanghoa.jpg 

Ông Đoàn Văn Đồng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng nhân dân khu phố 8, phường Hiệp Thành

KP8-Tanghoa2.jpg 

Ông Nguyễn Hữu Thạnh – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Thủ Dầu Một tặng lẵng hoa chúc mừng cho nhân dân khu phố 8, phường Hiệp Thành


Tại buổi lễ, đại diện khu phố 8 đã báo cáo sơ lược tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sau ngày thống nhất đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, cùng với sự nỗ lực, đoàn kết một lòng của cán bộ, đảng viên, nhân dân khu phố, đến nay diện mạo khu phố 8 đã có nhiều thay đổi và khởi sắc. Hệ thống giao thông được đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi đi lại và giao thương. Nhiều công trình dân sinh, công viên khang trang, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cộng đồng. Kinh tế người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, không còn hộ nghèo...

Nhằm truyền lửa cho thế hệ trẻ tinh thần bất khuất, kiên cường của thế hệ cha anh tham gia kháng chiến, giành nền hòa bình độc lập cho dân tộc, tại Ngày hội đã diễn ra buổi giao lưu "Tiếp lửa truyền thống". Được lắng nghe những câu chuyện cảm động về một thời gian khó nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ ông cha đã trực tiếp tham gia tại những chiến trường kháng chiến ác liệt, thế hệ trẻ khu phố 8, phường Hiệp Thành càng cảm nhận sâu sắc hơn giá trị hai chữ "hòa bình" ngày hôm nay được đánh đổi bằng xương máu của bao lớp người đi trước. Thế hệ trẻ nguyện ra sức học tập, phấn đấu xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với công lao to lớn của các thế hệ ông cha.

KP8-Giaoluu.jpg 

Buổi giao lưu "Tiếp lửa truyền thống" giữa thế hệ ông cha đã từng tham gia kháng chiến với thế hệ thanh niên của khu phố 8, phường Hiệp Thành


Tại Ngày hội,  khu phố 8, phường Hiệp Thành đã phát động phong trào "Bình dân học vụ số" và ra mắt Nhóm cộng đồng Bình dân học vụ số của khu phố với mục tiêu giúp người dân, đặc biệt là những người ít có điều kiện tiếp cận công nghệ, có thể nắm bắt và làm chủ công nghệ số, từ đó tham gia sâu hơn vào nền kinh tế số, xã hội số.

Nhân dịp này, khu phố đã tổ chức tuyên dương nhiều tập thể, cá nhân đã có nhiều đóng góp vào phong trào của địa phương; tặng quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

KP8-Tobinhdanso.jpg 

Ra mắt nhóm cộng đồng Bình dân học vụ số của khu phố 8, phường Hiệp Thành

KP8-Tuyenduong.jpg 

KP8-Tuyenduong1.jpg

Lễ tuyên dương cho tập thể, cá nhân đã có nhiều đóng góp vào phong trào của địa phương


KP8-Tangqua.jpg 

Tặng quà cho các hoàn cảnh khó khăn


4/29/2025 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết211-khu-pho-8-phuong-hiep-thanh-to-chuc-ngay-hoi-thong-nhat-non-songFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu BàngXem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng

TTĐT - ​​Sáng 29-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp nghe đơn vị tư vấn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng. 

​​Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương.

Theo báo cáo của đơn vị tư vấn, về hướng tuyến, vị trí ga tuyến đường sắt từ ga Bàu Bàng đến ga An Bình cơ bản cập nhật trên cơ sở tuyến đường sắt quốc gia TP.Hồ Chí Minh - Lộc Ninh đã được Thủ tướng phê duyệt và quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối TP.Hồ Chí Minh. 

hopduongsat2941 2.jpg

Đơn vị tư vấn báo cáo tại cuộc họp

Về quy mô tuyến, điểm đầu tuyến là ga An Bình (phường Dĩ An, TP.Dĩ An), điểm cuối tuyến là ga Bàu Bàng (thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng). Chiều dài toàn tuyến đường sắt khoảng 52,25 km, bố trí 10 ga; quy hoạch tuyến đường đôi khổ 1.435mm. Loại hình đường sắt vận chuyển hành khách và hàng hoá. Tuyến đường sắt đi qua địa bàn TP.Dĩ An, TP.Thuận An, TP.Tân Uyên, TP.Thủ Dầu Một, TP.Bến Cát và huyện Bàu Bàng. 

hopduongsat294.jpg

Sơ đồ tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng

Về hướng tuyến, từ ga An Bình đi song song về bên trái đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đến khu vực Bình Chuẩn, rẽ phải đi về phía Đông TP.Thủ Dầu Một, sau đó đi về phía Tây Khu công nghiệp VSIP II về ga Bàu Bàng. 

Dự kiến đưa vào khai thác tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng vào năm 2033.

hopduongsat2943 2.jpg

Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Anh Minh phát biểu tại cuộc họp

Qua báo cáo của đơn vị tư vấn và ý kiến của các sở ngành, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh yêu cầu các sở ngành phối hợp đơn vị tư vấn xác định số lượng cầu vượt, hầm chui trên tuyến để đưa vào phương án các nút giao trong báo cáo tiền khả thi. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch của các địa phương để hoàn chỉnh hướng tuyến. 

Trong lần báo cáo tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đơn vị tư vấn báo cáo rõ về phương án tài chính, phương thức đầu tư, dự kiến công nghệ… tuyến đường sắt. Các địa phương có tuyến đường sắt đi qua lưu ý rà soát khối lượng bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án.

hopduongsat2944 2.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận cuộc họp​​

Sáng cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP.Thủ Dầu Một về việc điều chỉnh quy hoạch phân khu thành phố. Ông yêu cầu TP.Thủ Dầu Một phối hợp Sở Xây dựng khẩn trương thực hiện các thủ tục điều chỉnh phân khu 1/5000 TP.Thủ Dầu Một. Đến cuối tháng 6/2025 thực hiện các bước lấy ý kiến các ngành và nhân dân; phấn đấu đến giữa tháng 7/2025 hoàn thành điều chỉnh quy hoạch phân khu TP.Thủ Dầu Một. 

4/29/2025 7:00 PMĐã ban hànhTin kinh tế; Đầu tư phát triểnTinXem chi tiếttuyến đường sắt Dĩ An Bàu Bàng768-xem-xet-bao-cao-nghien-cuu-tien-kha-thi-tuyen-duong-sat-di-an-bau-banTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2
3
Bình Dương tổ chức Giải xe đạp nữ trong hệ thống thi đấu quốc tế UCIBình Dương tổ chức Giải xe đạp nữ trong hệ thống thi đấu quốc tế UCI

TTĐT - ​Sáng 28-2, tại TP.Thủ Dầu Một, Ban Tổ chức Giải "Biwase Tour of VietNam 2025" và Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ XV năm 2025 - Cúp Biwase đã tổ chức Họp báo thông tin về Giải.

​​Tham dự có ông Ngô Văn Lui - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương, Trưởng Ban Tổ chức Giải; ông Cao Văn Chóng Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Giải; ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn xe đạp mô tô thể thao Việt Nam, Phó trưởng Ban Tổ chức Giải; ông Nguyễn Thanh Quang - Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Phó trưởng Ban Tổ chức Giải cùng các nhà báo, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí trong cả nước.

hopbaobiwasecup1.jpg

Toàn cảnh buổi Họp báo

hopbaobiwasecup2.jpg

Ông Ngô Văn Lui - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương, Trưởng Ban Tổ chức Giải phát biểu tại buổi Họp báo

Theo thông tin tại buổi họp báo, năm nay lần đầu tiên có sự kết hợp 02 Giải: "Biwase Tour of VietNam 2025" và Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ XV năm 2025. 02 Giải sẽ diễn ra từ ngày 07 - 18/3/2025, với tổng cự ly thi đấu 1.400 km xuất phát từ Bình Dương đi qua các tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và trở về lại Bình Dương ở chặng cuối. Trên lộ trình thi đấu, các tay đua phải chinh phục 12 ngọn đèo, thử thách sức bền và chiến thuật của từng đội đua.

hopbaobiwasecup4.jpg

Linh vật của Giải là những chú rắn

Trong đó, Giải "Biwase Tour of Vietnam 2025" đánh dấu cột mốc quan trọng khi trở thành giải xe đạp nữ Việt Nam đầu tiên nằm trong hệ thống thi đấu của Liên đoàn Xe đạp quốc tế (UCI). Giải sẽ khởi tranh ngày 07/3/2025 với chặng đua đầu tiên tại Thành phố mới Bình Dương và kết thúc ngày 12/3/2025 tại TP.Đà Lạt, sau 05 chặng đua lộ trình gần 600 km.

c3277cf76543db1d8252.jpg

Công bố cúp vô địch của Giải "Biwase Tour of Vietnam 2025"

hopbaobiwasecup3.jpg

Công bố những chiếc áo danh giá của Giải "Biwase Tour of Vietnam 2025"

Ngay sau "Biwase Tour of Vietnam 2025", Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ XV - năm 2025 sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 12/3/2025 với 7 chặng đua, tổng chiều dài khoảng 800km. Xuất phát từ TP. Đà Lạt, đoàn đua sẽ đi qua Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai trước khi kết thúc tại TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ở giải này, các tay đua sẽ chinh phục 8 ngọn đèo gồm Rù Rì, Rọ Tượng, Lương Sơn, Cù Hin, Vĩnh Hy 1, 2, 3 và Khương Hải.

hopbaobiwasecup5.jpg

Công bố cúp vô địch của Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ XV 

hopbaobiwasecup6.jpg

Công bố những chiếc áo danh giá của Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ XV

Tham dự các Giải có 24 đội đua trong nước và quốc tế. Trong đó, 10 đội trong nước gồm: Tuyển Biwase, Phân bón con voi Biwase, TP.Hồ Chí Minh Vinama, Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Quân khu 7, Xổ số kiến thiết Đồng Tháp, Xổ số kiến thiết Đồng Tháp 2, 620 Châu Thới – Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá. Đặc biệt số lượng các đội quốc tế tham gia đạt kỷ lục với 14 đội đến từ: Pháp, Iran, Uzbekistan, Thái Lan, Mông Cổ, Malaysia, Indonesia, Singapore và Đài Loan.

hopbaobiwasecup7.jpg

Nhà báo Dư Hải đặt câu hỏi tại buổi Họp báo

Theo ông Ngô Văn Lui -  Trưởng Ban Tổ chức Giải, việc "Biwase Tour of Vietnam 2025" được công nhận bởi UCI là thành quả của quá trình nỗ lực không ngừng từ Ban Tổ chức và các vận động viên Việt Nam. Điều này sẽ giúp nâng cao vị thế của xe đạp nữ Việt Nam trên bản đồ thể thao quốc tế và mở ra cơ hội để các tay đua Việt Nam tham gia nhiều giải đấu lớn trên thế giới.

hopbaobiwasecup8.jpg

Các đại biểu chụp hình lưu niệm cùng cúp và linh vật của Giải

Các chặng đua sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh BTV1, BTV2 và livestream trên Fanpage BTV Thể thao, Biwase Cup, Liên đoàn Mô tô Xe đạp thể thao Việt Nam và kênh Youtube BTV Thể thao.

2/28/2025 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, giải đua xe đạp nữ quốc tế, Biwase Cup559-binh-duong-to-chuc-giai-xe-dap-nu-trong-he-thong-thi-dau-quoc-te-ucFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
3.5
1
NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘTNƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT

TTĐT - Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương trân trọng ​giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

​Thời khắc lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một sự kiện trọng đại – ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Đó không chỉ là chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn gian khổ, mà còn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí độc lập, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Khát vọng về một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do là ngọn lửa thiêng hun đúc tinh thần dân tộc suốt hàng nghìn năm lịch sử. Từ khi Vua Hùng dựng nước cho tới hôm nay, trải qua bao cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giữ gìn giang sơn, bờ cõi, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, khát vọng ấy luôn là sức mạnh tinh thần không gì sánh nổi, thôi thúc các tầng lớp nhân dân, muôn người như một, chung sức, đồng lòng, vượt mọi gian nan, thử thách để giành lại nền độc lập vào năm 1945, đánh đuổi thực dân vào năm 1954 và thống nhất đất nước vào năm 1975.

Thắng lợi của dân tộc anh hùng

Chiến thắng ngày 30 tháng 4 năm 1975 không chỉ có ý nghĩa kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài và khốc liệt nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam, mà còn là mốc son chói lọi trong hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đó là chiến thắng của niềm tin, của ước nguyện độc lập, tự do và thống nhất đất nước; chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam; chiến thắng của chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" và của tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu, bất khuất ngàn đời của nhân dân Việt Nam, của các lực lượng tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Chiến thắng 30/04/1975 là thành quả quyết tâm sắt đá của dân tộc Việt Nam về một đất nước thống nhất, không thể bị chia cắt bởi bất kỳ thế lực nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc – đã khẳng định chân lý bất diệt: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi."

Lời của Bác không chỉ là tuyên ngôn thiêng liêng về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, mà còn là ngọn đuốc soi đường, là nguồn cảm hứng, truyền sức mạnh cho mọi thế hệ người Việt Nam trong suốt những năm tháng chiến tranh gian khổ và khốc liệt. Chiến thắng 30/04/1975 là minh chứng sống động cho triết lý của thời đại "Không có gì quý hơn độc lập tự do".

Không chỉ là thắng lợi quân sự, Chiến thắng 30/04/1975 còn là sự kết tinh của trí tuệ, bản lĩnh và khát khao mãnh liệt về một nền hòa bình bền vững, về quyền tự quyết của một dân tộc từng bị đô hộ, chia cắt và áp bức. Như lời của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn "chiến thắng đó không phải của riêng ai, mà của cả dân tộc Việt Nam". Và như nhà thơ Tố Hữu từng viết "Không nỗi đau nào của riêng ai/ Của chung nhân loại chiến công này".

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 cũng đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trên trường quốc tế, cổ vũ sâu sắc phong trào giải phóng dân tộc tại nhiều khu vực Á, Phi, Mỹ Latin; khích lệ các dân tộc đứng lên chống lại chủ nghĩa thực dân mới và giành lại quyền tự do, độc lập. Đó là chiến thắng của công lý trước cường quyền, lời khẳng định trước cộng đồng quốc tế rằng: một dân tộc dù nhỏ bé nhưng nếu có chính nghĩa, đoàn kết và ý chí kiên cường, với sự ủng hộ, giúp đỡ trong sáng của bạn bè quốc tế, của các lực lượng tiến bộ và của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới thì chắc chắn sẽ chiến thắng những thế lực mạnh hơn gấp nhiều lần.​

hoahopdantoc2.jpg

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, biệt động Sài Gòn... từng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025)​

​​

Ý chí, tâm nguyện thống nhất đất nước

Trong suốt 30 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân và đế quốc (1945–1975), dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát nhưng chưa bao giờ, ý chí về một nước Việt Nam độc lập, thống nhất bị lay chuyển.

Trong lời kêu gọi nhân ngày Quốc khánh 02/09/1955, Bác Hồ khẳng định: "Nước Việt Nam nhất định sẽ thống nhất, vì nước ta là một khối, không ai chia cắt được". Trong thư gửi đồng bào cả nước năm 1956, Bác viết "Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta". Khi chiến tranh đang ở giai đoạn cam go, ác liệt nhất, ngày 17/07/1966, Người tuyên bố đanh thép rằng "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song Nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, Nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Và đúng như vậy, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, quân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh hiện đại, với lòng tin sắt đá vào sức mạnh của chính nghĩa và tinh thần độc lập dân tộc.

Tuyên ngôn "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một chân lý, một định hướng chiến lược, mà còn là mệnh lệnh từ trái tim của cả dân tộc. Trong khói lửa chiến tranh, câu nói ấy trở thành nguồn sức mạnh to lớn, truyền cảm hứng mạnh mẽ, tạo động lực cho hàng triệu người Việt Nam bước ra mặt trận với ý chí"quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Lời của Bác là lời hiệu triệu thiêng liêng, là biểu tượng của lòng quyết tâm vượt qua mọi đau thương, gian khổ, để giành bằng được độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất cho đất nước và hạnh phúc ấm no cho Nhân dân.

Trong suốt hơn 30 năm kháng chiến và kiến quốc, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, biết bao gia đình mất mát người thân, làng mạc, đô thị bị tàn phá, bao thế hệ thanh niên phải tạm gác ước mơ học tập, hoài bão tương lai để lên đường bảo vệ Tổ quốc với lời thề "chưa hết giặc là ta chưa về". Những người mẹ tiễn con, vợ tiễn chồng ra trận mà không hẹn ngày trở lại. Những em nhỏ lớn lên trong mưa bom, bão đạn, học chữ dưới hầm, ăn ngô, khoai, sắn thay cơm. Biết bao bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã ngã xuống trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc, những chiến sĩ biệt động thành chiến đấu giữa lòng địch, dân quân du kích ở bưng biền, làng bản, những chiến sĩ giải phóng quân vượt qua Bến Hải, vượt Trường Sơn... tất cả đều mang trong mình một niềm tin mãnh liệt: Dân tộc Việt Nam sẽ giành lại quyền làm chủ đất nước mình, Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà.​

Chiến thắng 30/04/1975 là thành quả kết tinh từ lý tưởng và ý chí thép của một dân tộc không bao giờ bị khuất phục, từ máu xương của hàng triệu người con đất Việt, từ tình yêu quê hương, đất nước, từ bản lĩnh, niềm tin chiến thắng và quyết tâm không bao giờ lùi bước.

hoahopdantoc1.jpg

Dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát nhưng chưa bao giờ, ý chí về một nước Việt Nam độc lập, thống nhất bị lay chuyển

Tròn nửa thế kỷ đã đi qua kể từ ngày nước non liền một dải, nhưng những âm hưởng của khúc khải hoàn vẫn ngân nga trong tâm hồn dân tộc Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm sự kiện trọng đại này, chúng ta thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế, người đã đặt nền móng tư tưởng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước; tri ân và tưởng nhớ các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng, các Anh hùng liệt sỹ, nhân sĩ, trí thức, đồng bào và chiến sỹ trên khắp mọi miền Tổ quốc đã anh dũng chiến đấu, hy sinh cho lý tưởng cao đẹp đó. Các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ công ơn và sự hy sinh to lớn vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân và vì sự trường tồn, phát triển của dân tộc.

Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với bạn bè quốc tế – các lực lượng tiến bộ, các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các tổ chức nhân đạo và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới – đã đồng hành, giúp đỡ và ủng hộ Việt Nam trong suốt những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp tái thiết và phát triển đất nước sau chiến tranh. Tình cảm và sự hỗ trợ chí nghĩa, chí tình, vô tư trong sáng đó sẽ mãi mãi được nhân dân Việt Nam trân trọng, yêu quý và khắc ghi trong trái tim mình.

Nửa thế kỷ khôi phục, hàn gắn và phát triển

Trong hơn một thế kỷ qua, dân tộc Việt Nam đã trải qua những trang sử bi tráng, phải gánh chịu biết bao đau thương, mất mát dưới ách đô hộ, áp bức của thực dân, phong kiến và đặc biệt là hai cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hơn ba thập kỷ. Chiến tranh không chỉ lấy đi sinh mạng của hàng triệu người, mà còn để lại những di chứng sâu sắc về thể chất, tinh thần, kinh tế xã hội và môi trường, ảnh hưởng đến cả những thế hệ sinh ra khi tiếng súng đã ngưng. Không có vùng đất nào trên quê hương Việt Nam không có đau thương; không có gia đình nào mà không gánh chịu những mất mát, hy sinh và cho đến nay chúng ta vẫn còn phải khắc phục hậu quả chiến tranh và bom mìn, chất độc da cam…

Nhưng thời gian, lòng nhân ái, đức vị tha đã giúp dân tộc ta từng bước vượt qua nỗi đau, chữa lành vết thương, gác lại quá khứ, tôn trọng sự khác biệt, hướng tới tương lai. Sau 50 năm đất nước thống nhất, chúng ta đã có đủ bản lĩnh, đủ niềm tin, sự tự hào và đủ bao dung để vượt qua đau thương cùng nhau nhìn về phía trước – để cuộc chiến tranh đã qua không còn là hố ngăn cách giữa những người con cùng một dòng máu Lạc Hồng.

Trên hành trình phát triển ấy, chính sách hòa hợp dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước xác định là lựa chọn chiến lược lâu dài, là trụ cột trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chúng ta hiểu rõ những nguyên nhân lịch sử dẫn đến chiến tranh – từ sự can thiệp, chia rẽ bên ngoài cho đến những âm mưu phá hoại tinh thần đoàn kết, gieo rắc thù hận vì mưu đồ chính trị. Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng: mọi người Việt Nam, dù ở trong nước hay ngoài nước, dù từng đứng ở phía nào của lịch sử, đều cùng mang một cội nguồn, một ngôn ngữ, một tình yêu dành cho quê hương, đất nước.

Những năm qua, trong các chuyến công tác tới hầu khắp các châu lục, tôi đã có nhiều dịp gặp gỡ hàng ngàn đồng bào Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài – từ những trí thức trẻ lập nghiệp tại châu Âu, châu Mỹ, Châu Á, Châu Đại Dương đến những doanh nhân thành đạt, nghệ sĩ nổi tiếng, người lao động bình dị ở các "miền đất mới", kể cả nhiều người thuộc "phía bên kia" trước đây. Mỗi cuộc gặp đều để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc: dù có thể khác biệt về quan điểm chính trị, trải nghiệm lịch sử hay điều kiện sống, họ đều mang trong lòng niềm tự hào dân tộc, đều là "con dân đất Việt" và nỗi nhớ da diết với hai tiếng Quê hương.

Tôi từng chứng kiến nhiều cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa các cựu chiến binh Việt Nam và cựu binh Hoa Kỳ – những người từng đứng ở hai bên chiến tuyến, từng cầm súng đối đầu, nay có thể bắt tay, trò chuyện, chia sẻ với nhau bằng sự thấu hiểu chân thành và không còn mặc cảm. Ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ – từ cựu thù – đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện, cùng hợp tác vì hòa bình, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì an ninh và ổn định khu vực. Vậy thì không có lý do gì để những người Việt Nam – cùng chung huyết thống, cùng một mẹ Âu Cơ, luôn đau đáu về một đất nước thống nhất, phồn vinh – lại còn mang mãi trong lòng nỗi hận thù, chia rẽ và ngăn cách.

Hòa hợp dân tộc không có nghĩa là quên lãng lịch sử hay xóa nhòa sự khác biệt, mà là chấp nhận những góc nhìn khác nhau trong tinh thần bao dung và tôn trọng, để cùng hướng tới mục tiêu lớn hơn: xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hùng mạnh, văn minh, thịnh vượng, để các thế hệ mai sau không bao giờ phải chứng kiến chiến tranh, chia ly và hận thù, mất mát như cha ông từng đối mặt.

Chúng ta tin tưởng rằng, mọi người con đất Việt – dù sinh sống ở đâu, dù quá khứ thế nào – đều có thể đồng hành, chung sức, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Đảng và Nhà nước luôn nhất quán mở rộng vòng tay, trân trọng mọi đóng góp, lắng nghe mọi tiếng nói xây dựng, đoàn kết từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài – những người đang góp phần kết nối Việt Nam với thế giới.

Chúng ta không thể viết lại lịch sử, nhưng chúng ta có thể hoạch định lại tương lai. Quá khứ là để ghi nhớ, để tri ân và để rút ra bài học. Tương lai là để cùng nhau xây dựng kiến tạo và phát triển. Đó là lời hứa danh dự của thế hệ hôm nay với những người đã ngã xuống, là tâm nguyện chung của một dân tộc từng trải qua nhiều đau thương nhưng chưa bao giờ khuất phục.

Cách đây 50 năm, dân tộc Việt Nam đã viết nên một bản anh hùng ca chói lọi bằng ý chí sắt đá và bản lĩnh kiên cường – đó là bản hòa ca của ý chí, quyết tâm, thống nhất và hòa bình. Nửa thế kỷ sau, chính dân tộc ấy đang tiếp tục viết nên một bản hùng ca mới – bản hòa ca của đổi mới, hội nhập, phát triển và ý chí vươn lên mạnh mẽ trong thế kỷ XXI. Trước đây, không một người Việt Nam chân chính nào muốn đất nước mình bị chia cắt. Ngày nay, chắc chắn không một người Việt Nam chân chính nào lại không mong đất nước mình ngày càng hùng cường, thịnh vượng, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Nhìn về phía trước – kế tục và kiến tạo, đổi mới và phát triển

Hơn ai hết, thế hệ hôm nay hiểu rõ rằng độc lập và thống nhất không phải là cái đích cuối cùng, mà là điểm khởi đầu cho một hành trình mới: hành trình xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, giàu mạnh, văn minh, phát triển và trường tồn. Nếu như thế hệ cha anh đã khắc ghi chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" bằng những hy sinh mất mát, thì thế hệ hôm nay phải biến lý tưởng đó thành động lực phát triển, thành đôi cánh vươn lên trong thời đại mới.

Tinh thần thống nhất đất nước – từng là niềm tin và ý chí sắt đá để vượt qua khó khăn, thử thách, mưa bom, bão đạn – nay phải trở thành quyết tâm chính trị, ý chí đổi mới và hành động cụ thể để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phải làm cho mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, dù làm gì, đều tự hào về đất nước, tin tưởng vào tương lai, và có cơ hội đóng góp vào sự phát triển chung.

Trong bối cảnh thế giới biến động nhanh, khó lường, Việt Nam cần phải có bản lĩnh vững vàng, tỉnh táo, không để bị cuốn vào những vòng xoáy địa – chính trị hay rơi vào thế bị động trước các xung đột quốc tế. Mỗi khúc quanh của lịch sử thế giới đều có thể trở thành cơ hội hoặc thách thức lớn cho các quốc gia nhỏ nếu chuẩn bị tốt hoặc không tốt nội lực. Dân tộc Việt Nam hơn ai hết hiểu rất rõ hậu quả tàn khốc của chiến tranh, chúng ta là dân tộc yêu chuộng hòa bình, không bao giờ muốn chiến tranh xảy ra và sẽ làm mọi điều để chiến tranh không xảy ra. Nhưng, nếu "kẻ thù buộc chúng ta ôm cây súng" thì chúng ta sẽ vẫn là người chiến thắng. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần xây dựng một nền kinh tế tự lực, tự cường; một nền quốc phòng- an ninh toàn dân, toàn diện và hiện đại; một hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, một xã hội phát triển, đoàn kết, văn hóa và nhân văn.

Muốn như vậy, nhất thiết phải phát huy trí tuệ và sức mạnh của toàn dân tộc, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài – bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân. Trong kỷ nguyên số, kỷ nguyên của kết nối toàn cầu, mỗi người Việt Nam ở khắp năm châu đều có thể góp phần vào công cuộc dựng xây đất nước bằng chính tri thức, sự sáng tạo, lòng yêu nước và trách nhiệm công dân.

hoahopdantoc3.jpg

Mọi người con đất Việt – dù sinh sống ở đâu, dù quá khứ thế nào – đều có thể đồng hành, chung sức, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho dân tộc​

Kỷ nguyên mới mà chúng ta đang bước tới – với công nghệ trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh và phát triển bền vững – đòi hỏi phải có tư duy mới, mô hình phát triển mới, con người mới. Trước mắt, chúng ta còn nhiều thách thức về thể chế, năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, an ninh môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và cả những nguy cơ an ninh phi truyền thống. Nhưng lịch sử đã chứng minh: dân tộc Việt Nam chưa từng lùi bước trước gian nan, khó khăn, thách thức. Vấn đề là chúng ta có đủ dũng khí để thay đổi, đủ ý chí để vươn lên, và đủ đoàn kết để biến khó khăn thành động lực phát triển hay không.

Thế hệ hôm nay – từ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đến công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, mọi tầng lớp nhân dân đều là con Rồng cháu Tiên – cần ý thức sâu sắc rằng: chúng ta đang thừa hưởng những giá trị di sản vĩ đại từ cha ông, và chúng ta có trách nhiệm làm rạng danh đất nước trong thời đại mới. Mỗi hành động hôm nay phải xứng đáng với máu xương đã đổ xuống, với những hy sinh mất mát mà cả dân tộc đã từng gánh chịu.

Chúng ta không thể để đất nước tụt hậu. Chúng ta không thể để dân tộc đánh mất cơ hội. Chúng ta không thể để lặp lại những vòng xoáy của lịch sử. Vì vậy, phải đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết. Chúng ta phải hành động vì tương lai lâu dài chứ không vì thành tích ngắn hạn. Phải kiên định giữ gìn độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định. Đồng thời phải đổi mới mạnh mẽ trong tư duy phát triển, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và xây dựng Xã hội XHCN hiện đại.

Nhìn về phía trước, chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào tin tưởng vào sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam – một dân tộc đã bao lần đánh thắng ngoại xâm và đứng dậy từ chiến tranh, khẳng định mình trước lịch sử và trước thế giới. Với truyền thống nghìn năm dựng nước và giữ nước, với khát vọng vươn lên không ngừng, với thế hệ trẻ tài năng, hoài bão, yêu nước, sáng tạo và đầy bản lĩnh – Việt Nam nhất định sẽ thành công.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của những dân tộc biết làm chủ vận mệnh của mình. Và dân tộc Việt Nam – với tất cả những bài học từ quá khứ, với tất cả sự đoàn kết hôm nay – nhất định sẽ viết tiếp những chương mới rực rỡ trong hành trình phát triển của mình. Vì một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc, phồn vinh, văn minh, thịnh vượng, có vị thế và tiếng nói quan trọng trong cộng đồng quốc tế./.​

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

4/29/2025 11:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTài liệuXem chi tiếtTổng Bí thư Tô Lâm, 30 tháng 4, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hoà hợp dân tộc397-nuoc-viet-nam-la-mot-dan-toc-viet-nam-la-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4.5
1
Bình Dương: Giúp doanh nghiệp nhận diện rủi ro, ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mạiBình Dương: Giúp doanh nghiệp nhận diện rủi ro, ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại

TTĐT - ​Sáng 21-4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương Bình Dương tổ chức Hội thảo Hướng dẫn khai thác thông tin, dữ liệu Hệ thống cảnh báo sớm trong phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp gỗ, thép và dệt may tỉnh Bình Dương. 

Tham dự có bà Trần Đỗ Quyên – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương; bà Phan Khánh Duyên – Phó Giám đốc Sở Công Thương cùng lãnh đạo các sở, ban ngành và các doanh nghiệp gỗ, thép và dệt may trên địa bàn tỉnh. 

pvtm2242.jpg

Bà Trần Đỗ Quyên – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương phát biểu tại Hội thảo

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hoạt động xuất khẩu của tỉnh Bình Dương ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong các ngành gỗ, thép và dệt may - những ngành đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu và tạo việc làm cho hàng vạn lao động địa phương. Tuy nhiên, cùng với cơ hội, các doanh nghiệp cũng đang đối diện với không ít thách thức, trong đó có nguy cơ bị điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ phía nước ngoài.

pvtm2241.jpg

Bà Phan Khánh Duyên – Phó Giám đốc Sở Công Thương​ phát biểu tại Hội thảo

Trước tình hình đó, việc tăng cường năng lực cảnh báo sớm, chủ động ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại là hết sức cấp thiết. Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại – được Chính phủ phê duyệt triển khai theo Quyết định số 316/QĐ-TTg là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tự bảo vệ mình trên thị trường quốc tế.

pvtm224.jpg

Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương chia sẻ​ tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các doanh nghiệp được nghe các chuyên gia đến từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương chia sẻ về những biện pháp phòng vệ thương mại hiện nay thế giới đang áp dụng, thực tiễn điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại với sản phẩm gỗ, thép và sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó hướng dẫn doanh nghiệp khai thác thông tin, dữ liệu của Hệ thống cảnh báo sớm để hạn chế rủi ro về phòng vệ thương mại. 

Đây là những thông tin, dữ liệu cần thiết để giúp các doanh nghiệp ngành thép, gỗ và dệt may tại tỉnh Bình Dương chủ động nhận diện rủi ro, sớm có các biện pháp ứng phó kịp thời, phù hợp.

pvtm2243.jpg

pvtm2244.jpg

Các đại biểu tham dự Hội thảo

4/22/2025 3:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiết78-binh-duong-giup-doanh-nghiep-nhan-dien-rui-ro-ung-pho-voi-cac-vu-viec-phong-ve-thuong-maFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách Bảo hiểm xã hội” năm 2025Phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách Bảo hiểm xã hội” năm 2025

TTĐT - ​Bảo hiểm xã hội khu vực IV phát động Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2025".

Nội dung thi: Tìm hiểu các quy định về chính sách, chế độ BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. 

Đối tượng dự thi là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên; công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị, các tổ chức hội đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Thí sinh tham gia dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp trên thiết bị điện tử có kết nối internet bằng cách truy cập vào website (Cổng dự thi) qua mã QR code được Ban Tổ chức cung cấp.

tructuyen.jpg

Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội khu vực IV và các sở ngành phát động Cuộc thi

Cuộc thi diễn ra trong 12 ngày (từ 09 giờ ngày 22/4/2025 – đến 09 giờ ngày 03/5/2025). Tổng kết và trao giải Cuộc thi dự kiến vào ngày 06/5/2025.

Giải thưởng gồm 01 Giải Nhất: 1.000.000 đồng/giải cùng Giấy chứng nhận của BHXH khu vực IV; 02 Giải nhì: 800.000 đồng/giải cùng Giấy chứng nhận của BHXH khu vực IV.  04 Giải ba: 500.000 đồng/giải cùng Giấy chứng nhận của BHXH khu vực IV. 20 Giải khuyến khích: 100.000 đồng/giải cùng Giấy chứng nhận của BHXH khu vực IV.

Thông tin về giải thưởng, kết quả thi của các cá nhân đạt giải sẽ được công bố đầy đủ trên Cổng Thông tin điện tử của BHXH khu vực IV https://binhduong.baohiemxahoi.gov.vn hoặc trên trang zalo: Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương (zalo.me/2166139003603754194) vào ngày 04/5/2025.

Để tham gia cuộc thi, người tham gia có thể quét mã QR vào hình ảnh bên dưới:

1_20250417021033PM.jpg

Cách thức dự thi

Thí sinh thực hiện các bước sau:

Bước 1: Sử dụng các thiết bị điện tử có kết nối Internet (máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng…) quét mã QR.

Bước 2: Sau khi truy cập Website Cuộc thi, màn hình sẽ hiển thị cửa sổ để đăng nhập Cuộc thi; mỗi thí sinh chỉ được đăng ký duy nhất 01 tài khoản dự thi và phải điền đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân vào các trường thông tin đã được mặc định theo yêu cầu, bao gồm: Họ và tên; đơn vị công tác/nơi ở; số điện thoại di động; đã tham gia: BHXH/BHYT

Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ không công nhận kết quả đối với thí sinh có nhiều tài khoản hoặc có bất kỳ trường thông tin đăng ký nào sai lệch với thực tế. Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ thực hiện việc xác minh thông tin thí sinh trước khi công bố kết quả.

Bước 3: Sau khi điền đầy đủ các thông tin nêu trên, thí sinh dự thi đăng nhập bằng số điện thoại đã đăng ký (số điện thoại là tài khoản dự thi) và mật khẩu tự đặt sau lần đăng ký dự thi đầu tiên và chọn nút “Vào thi” để bắt đầu trả lời câu hỏi của cuộc thi.

Thí sinh trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm (dưới hình thức chọn 01 đáp án đúng/sai). Trường hợp thí sinh chưa hài lòng về câu trả lời, thí sinh có thể thay đổi lựa chọn đáp án của mình. Sau đó dự đoán số lượt tham gia Cuộc thi.

Sau khi trả lời 5 câu hỏi và dự đoán số người tham gia Cuộc thi, thí sinh bấm nút “Hoàn tất” (xác nhận đã hoàn thành Cuộc thi). Thời gian dự thi được tính từ thời điểm “Vào thi” đến lúc “Hoàn tất”. Thí sinh được quyền dự thi tối đa 03 (ba) lần/Cuộc thi (máy chủ sẽ tự động chấm điểm để lấy kết quả lần thi có điểm số cao nhất).

Thể lệ Cuộc thi ​

Kế hoạch Cuộc thi​ ​​​

4/22/2025 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtCuộc thi trực tuyến, Tìm hiểu chính sách Bảo hiểm xã hội, năm 2025848-phat-dong-cuoc-thi-truc-tuyen-tim-hieu-chinh-sach-bao-hiem-xa-hoi-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
1.333333
3
Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký xePhòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe

TTĐT - Theo thông báo của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Bình Dương, từ ngày 20/9/2021, Phòng Cảnh sát giao thông sẽ thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe theo địa phương nơi cư trú của chủ xe.

Để hạn chế việc đi lại của người dân, doanh nghiệp và tránh lây lan dịch bệnh Covid -19, Phòng Cảnh sát giao thông đã chia địa bàn để tiếp nhận hồ sơ. Cụ thể, Thứ hai: Thành phố Thủ Dầu Một; Thứ ba: Thành phố Dĩ An; Thứ tư: Thành phố Thuận An; Thứ năm: Thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên; Thứ sáu: Huyện Phú Giáo và huyện Bàu Bàng; Thứ bảy: Thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng.

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Số 03, đường Yersin, phường Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một.

Phòng Cảnh sát giao thông chỉ tổ chức thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trực tiếp đối với người dân có nơi cư trú ở các địa phương đã được công bố “khu vực, vùng, điểm xanh” trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, nhằm tuân thủ các hướng dẫn về an toàn phòng, chống dịch của Bộ Y tế, hạn chế đi lại nhiều lần, cá nhân và tổ chức cần thực hiện khai báo thông tin trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông (www.csgt.vn) hoặc liên hệ qua số điện thoại 02743.825.888 để được hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký xe.

9/20/2021 8:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtCông an tin, cảnh sát, đăng ký xe98-phong-canh-sat-giao-thong-cong-an-tinh-thong-bao-tiep-nhan-ho-so-dang-ky-xTrue121000
0.40
121,000
0.50
0
False
2.226414
53
Bình Dương dự kiến có 36 đơn vị hành chính cấp xãBình Dương dự kiến có 36 đơn vị hành chính cấp xã

​TTĐT - Chiều 14-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị quán triệt, thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Kế hoạch lấy ý kiến về Đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sáp nhập cấp xã. 

Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện, thành phố. Hội nghị được kết nối đến 110 điểm cầu với 12.000 đại biểu tham dự.

hnbch1441.jpg

Toàn cảnh hội nghị tại Tỉnh ủy Bình Dương

hnbch1445.jpg

 Hội nghị được kết nối đến 110 điểm cầu với 12.000 đại biểu tham dự

Tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã triển khai quán triệt, thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố). Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

Đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng ủy Chính phủ. Trong đó hợp nhất tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.Hồ Chí Minh, lấy tên là TP.Hồ Chí Minh, Trung tâm hành chính đặt tại TP.Hồ Chí Minh.

Đồng ý sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

hnbch1442.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi quán triệt kết quả Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Trung ương đồng ý chủ trương lập tổ chức Đảng ở địa phương tương ứng với hệ thống hành chính cấp tỉnh, cấp xã; kết thúc hoạt động của các Đảng bộ cấp huyện. Việc lập tổ chức Đảng ở địa phương thực hiện theo đúng Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương.

Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp, tinh gọn, hợp nhất cơ quan MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng ủy MTTQ Việt Nam, các đoàn thể Trung ương; chủ trương kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang, giảm mức đóng góp công đoàn phí của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước liên quan đến các quy định về chính quyền địa phương phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; các quy định về MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội.​

Với định hướng tại Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bình Dương đã khẩn trương, nghiêm túc, tích cực xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính. Tại hội nghị, bà Nguyễn Minh Thủy - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã quán triệt nội dung cốt lõi của Đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp, sáp nhập các xã gắn với mô hình tổ chức Đảng ở địa phương và sắp xếp cơ quan thanh tra, sắp xếp cơ quan MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp xã.

hnbch1443.jpg

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Minh Thủy quán triệt nội dung cốt lõi của Đề án kết thúc hoạt động cấp huyện và sắp xếp, sáp nhập các xã

Theo đó, tổng số đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh hiện nay là 91 đơn vị hành chính. Trên cơ sở tỷ lệ giảm theo định hướng của Trung ương, tiêu chí về diện tích và dân số, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cân nhắc đảm bảo tính tổng thể, cho sự phát triển của các địa phương tiếp tục ổn định, cơ bản tán thành sau sắp xếp dự kiến còn lại 36 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 24 phường, 12 xã), đạt tỷ lệ 39,6% (giảm 55 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 60,4%). Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất xác định 10 đơn vị hành chính cấp xã là địa bàn trọng điểm của tỉnh và các địa phương cấp huyện hiện nay để tạo không gian dư địa phát triển, nâng tầm đô thị trong tương lai.

Cũng tại hội nghị, ông Bùi Thanh Nhân - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã thông qua Kế hoạch tổ chức Hội nghị thảo luận, lấy ý kiến góp ý đối với Phương án kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, dự kiến tổ chức lấy ý kiến bằng các hình thức: Tổ chức hội nghị lấy ý kiến, qua phiếu khảo sát... Hoàn thành việc lấy ý kiến trước ngày 23/4/2025.

hnbch1444.jpg

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bùi Thanh Nhân thông qua Kế hoạch tổ chức Hội nghị thảo luận, lấy ý kiến góp ý đối với Phương án kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã

Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh, việc xây dựng phương án 36 xã, phường trên cơ sở gắn với quy hoạch các tuyến giao thông và hạ tầng của tỉnh. Bí thư yêu cầu tiếp tục hoàn chỉnh đề án về mục đích, yêu cầu, căn cứ pháp lý, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cử tri và nhân dân. Đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn về việc sắp xếp, bố trí cán bộ công chức cấp xã.

Tổ chức lấy ý kiến về địa giới hành chính, tên gọi… Sau khi lấy ý kiến, HĐND tỉnh phải họp trước ngày 25/4/2025 để hoàn chỉnh Đề án trình Trung ương. 

Dự kiến tên gọi, trụ sở các xã, phường sau sáp nhập, hợp nhất:

(1) Hợp nhất phường Bình An, phường Bình Thắng và phường Đông Hòa, lấy tên là phường Đông Hòa, trụ sở đặt tại phường Đông Hòa.

(2) Hợp nhất phường Dĩ An, phường An Bình và các khu phố: Chiêu Liêu, Chiêu Liêu A, Đông Chiêu, Đông Chiêu A, Tân Long của phường Tân Đông Hiệp lấy tên là phường Dĩ An trụ sở đặt tại UBND thành phố Dĩ An (đây là phường trọng điểm của địa bàn Dĩ An).

(3) Hợp nhất phường Tân Bình, các khu phố: Đông Thành, Đông An, Tân An, Đông Tác của Phường Tân Đông Hiệp và các khu phố: Ba Đình, Tân Ba, Mỹ Hiệp, Tân Mỹ của phường Thái Hòa, thành phố Tân Uyên lấy tên là phường Tân Đông Hiệp, trụ sở đặt tại phường Tân Bình.

(4) Hợp nhất xã An Sơn, phường Hưng Định và phường An Thạnh, lấy tên là phường Thuận An, trụ sở đặt tại phường Hưng Định.

(5) Hợp nhất phường Thuận Giao và các khu phố: Bình Quới A, Bình Quới B, Bình Phú thuộc phường Bình Chuẩn, lấy tên là phường Thuận Giao, trụ sở đặt tại phường Bình Chuẩn.

(6) Hợp nhất phường Bình Hòa và các khu phố: Trung, Đông, Phú Hội của  phường Vĩnh Phú, lấy tên là phường Bình Hòa, trụ sở đặt tại phường Bình Hòa.

(7) Hợp nhất phường Lái Thiêu, phường Bình Nhâm và các khu phố: Hòa Long, Tây của phường Vĩnh Phú, lấy tên là phường Lái Thiêu, trụ sở đặt tại UBND thành phố Thuận An (đây là phường trọng điểm của địa bàn Thuận An).

(8) Hợp nhất phường An Phú và các khu phố: Bình Phước A, Bình Phước B phường thuộc phường Bình Chuẩn, lấy tên là phường An Phú, trụ sở đặt tại phường An Phú.

(9) Hợp nhất phường Hòa Phú, phường Phú Mỹ, phường Phú Tân và phường Phú Chánh, thành phố Tân Uyên, lấy tên là phường Bình Dương, trụ sở đặt tại phường Hòa Phú (đây là phường trọng điểm của Bình Dương).

(10) Hợp nhất phường Định Hòa, phường Chánh Mỹ (trừ các khu phố: Chánh lộc 1, Chánh lộc 2, Chánh Lộc 7), phường Hiệp Thành (các khu phố: 5, 6) và phường Tương Bình Hiệp, lấy tên là phường Chánh Hiệp, trụ sở đặt tại phường Tương Bình Hiệp.

(11) Hợp nhất phường Phú Cường, phường Phú Thọ, phường Chánh Nghĩa, các khu phố: 1, 2, 3, 4 của phường Hiệp Thành và các khu phố: Chánh Lộc 1, Chánh Lộc 2, Chánh Lộc 7 của phường Chánh Mỹ lấy tên là phường Thủ Dầu Một, trụ sở đặt tại UBND thành phố Thủ Dầu Một (đây là phường trọng điểm của Bình Dương).

(12) Hợp nhất phường Phú Lợi, phường Phú Hòa và các khu phố: 7, 8 của phường Hiệp Thành, lấy tên là phường Phú Lợi, trụ sở đặt tại phường Phú Hòa.

(13) Hợp nhất phường Vĩnh Tân và thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, lấy tên là phường Vĩnh Tân, trụ sở đặt tại phường Vĩnh Tân.

(14) Hợp nhất phường Hội Nghĩa và xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, lấy tên là phường Bình Mỹ, trụ sở đặt tại phường Bình Mỹ.

(15) Hợp nhất xã Bạch Đằng, phường Uyên Hưng, xã Tân Lập, các ấp: 2, 3, Xóm Đèn, Vườn Vũ, Bưng Lương của xã Tân Mỹ và các ấp của xã Đất Cuốc, lấy tên là phường Tân Uyên, trụ sở đặt tại UBND thành phố Tân Uyên (đây là phường trọng điểm của Tân Uyên).

(16) Hợp nhất phường Khánh Bình và phường Tân Hiệp, lấy tên là phường Tân Hiệp, trụ sở đặt tại phường Tân Hiệp.

(17) Hợp nhất phường Thạnh Phước, xã Thạnh Hội, các khu phố: Phước Thái, Phước Hải, An Thành, Vĩnh Phước của phường Thái Hòa, phường Tân Phước Khánh và phường Tân Vĩnh Hiệp, lấy tên là phường Tân Khánh, trụ sở đặt tại phường Thái Hòa.

(18) Hợp nhất phường Tân An, phường Hiệp An và xã Phú An, lấy tên là phường Phú An, trụ sở đặt tại phường Hiệp An.

(19) Hợp nhất phường An Tây, xã Thanh Tuyền (trừ ấp Đường Long) và ấp Kiến An, ấp Hố Cạn, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, lấy tên là phường Tây Nam, trụ sở đặt tại phường An Tây.

(20) Hợp nhất phường An Điền, khu phố 1 phường Mỹ Phước và xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, lấy tên là phường Long Nguyên, trụ sở đặt tại phường An Điền.

(21) Hợp nhất phường Mỹ Phước (trừ khu phố 1), xã Lai Hưng và xã Tân Hưng huyện Bàu Bàng lấy tên là phường Bến Cát, trụ sở đặt tại UBND thành phố Bến Cát (đây là phường trọng điểm của Bến Cát).

(22) Hợp nhất phường Chánh Phú Hòa và xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, lấy tên là phường Chánh Phú Hòa, trụ sở đặt tại phường Chánh Phú Hòa.

(23) Phường Thới Hòa giữ nguyên hiện trạng hiện nay.

(24) Hợp nhất phường Hòa Lợi và phường Tân Định, lấy tên là phường Tân Định, trụ sở đặt tại phường Hòa Lợi.

(25) Hợp nhất xã Đất Cuốc, xã Tân Định và thị trấn Tân Thành, lấy tên là xã Bắc Tân Uyên, trụ sở đặt tại UBND huyện Bắc Tân Uyên (đây là xã trọng điểm của Bắc Tân Uyên)

(26) Hợp nhất xã Tân Mỹ (các ấp: 1, Giáp Lạc), xã Thường Tân, xã Lạc An và xã Hiếu Liêm, lấy tên là xã Thường Tân, trụ sở đặt tại xã Thường Tân.

(27) Hợp nhất xã An Linh, xã An Long và xã Tân Long lấy tên là xã Phú Giáo, trụ sở đặt tại xã An Long.

(28) Hợp nhất xã An Thái, xã Phước Sang và xã Tân Hiệp lấy tên là xã Phước Thành, trụ sở đặt tại xã Phước Sang.

(29) Hợp nhất xã Vĩnh Hòa, xã phước Hòa và các ấp: Cây Khô, Đuôi Chuột của xã Tam Lập lấy tên là xã Phước Hòa, trụ sở đặt tại xã Vĩnh Hòa.

(30) Hợp nhất xã An Bình, thị trấn Phước Vĩnh và các ấp: Gia Biện, Đồng Tâm của xã Tam Lập, lấy tên là xã Phước Vĩnh, trụ sở đặt tại UBND huyện Phú Giáo (đây là xã trọng điểm của Phú Giáo).

(31) Hợp nhất xã Trừ Văn Thố, xã Cây Trường II và khu phố Bàu Lòng của thị trấn Lai Uyên, lấy tên là xã Trừ Văn Thố, trụ sở đặt tại xã Trừ Văn Thố.

(32) Thị trấn Lai Uyên (trừ Khu phố Bàu Lòng), lấy tên là xã Bàu Bàng, trụ sở đặt tại UBND huyện Bàu Bàng (đây là xã trọng điểm của Bàu Bàng).

(33) Hợp nhất xã Minh Tân (trừ ấp Tân Định), xã Minh Hòa và xã Minh Thạnh (trừ các ấp: Căm Xe, Cần Đôn) lấy tên là xã Minh Thạnh, trụ sở đặt tại xã Minh Hòa.

(34) Hợp nhất xã Long Tân, xã Long Hòa, ấp Tân Định của xã Minh Tân và các ấp: Căm Xe, Cần Đôn của xã Minh Thạnh, lấy tên là xã Long Hòa, trụ sở đặt tại xã Long Hòa.

(35) Hợp nhất xã Định An, xã Định Thành, thị trấn Dầu Tiếng và các ấp: Định Lộc, Hiệp Thọ, Hiệp Lộc, Hiệp Phước của xã Định Hiệp lấy tên là xã Dầu Tiếng, trụ sở đặt tại UBND huyện Dầu Tiếng (đây là xã trọng điểm của Dầu Tiếng)

(36) Hợp nhất xã Thanh An, các ấp: Định Phước, Đồng Trai, Định Thọ, Dáng Hương của xã Định Hiệp, ấp Đường Long của xã Thanh Tuyền và xã An lập (trừ ấp Hố Cạn, ấp Kiến An) lấy tên là xã Thanh An, trụ sở đặt tại xã Thanh An.

4/14/2025 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chính; Sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấpTinXem chi tiếtBình Dương, đơn vị hành chính cấp xã, sắp xếp đơn vị hành chính259-binh-duong-du-kien-co-36-don-vi-hanh-chinh-cap-xTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.474139
58
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh giải trình nhiều vấn đề cử tri quan tâmChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh giải trình nhiều vấn đề cử tri quan tâm

TTĐT - Sáng 21-7, ​ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình tạ​i Kỳ họp thứ 11 - HĐND tỉnh khóa X về một số nội dung cử tri và đại biểu HĐND tỉnh kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động điều hành của UBND tỉnh. ​​

Dốc lực cho các công trình trọng điểm

Thực hiện theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phương án phân bổ vốn năm 2023 và Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, tỉnh đang tập trung vốn cho các công trình trọng điểm như: Quốc lộ 13, đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành, đường ven sông Sài Gòn, đường ĐT746, Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường, Trường Chính trị tỉnh, nhóm các dự án phục vụ Đề án 06, cải cách hành chính, thành phố thông minh, chuyển đổi số, camera giám sát giao thông, an ninh,… nên việc đầu tư nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường (trong đó có tuyến đường ĐT.742, ĐT.747a,...) sẽ được tỉnh tiếp tục quan tâm, nghiên cứu bố trí nguồn kinh phí để triển khai nâng cấp, mở rộng trong giai đoạn phù hợp.

IMG_3475.JPG

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh giải trình tại Kỳ họp

Riêng tuyến đường ĐT.747a được đầu tư theo hình thức BOT đã triển khai thu phí hơn 20 năm. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu các quy định có liên quan để tham mưu UBND tỉnh phương án dừng thu phí và xây dựng kế hoạch nâng cấp, mở rộng tuyến đường này.

Thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực y tế, giáo dục

Thông tin tại Kỳ họp, ông Võ Văn Minh cho biết, trong thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp giáo dục; tập trung bố trí vốn đầu tư trang thiết bị, xây dựng mới bệnh viện, trường học, thực hiện chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là ngành Y tế, Giáo dục đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.

Có thể thấy, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên (điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT của tỉnh nhiều năm liền nằm trong TOP 3 cả nước, riêng năm 2023 đứng thứ 2 cả nước); một số chỉ tiêu y tế được cải thiện, chất lượng dịch vụ y tế được nâng cao. Tuy nhiên nguồn nhân lực trên hai lĩnh vực này chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương, nguyên nhân chính là do dân số cơ học tăng quá nhanh trong thời gian dài. Đến nay, số bác sĩ trên vạn dân chỉ đạt 7,5 bác sĩ (bình quân cả nước đạt 11,5 bác sĩ/vạn dân), dự kiến năm học 2023-2024 toàn tỉnh thiếu 3.241 giáo viên theo định mức và 544 viên chức khác.

z4535302462691_dba6820fcf0d51b125eb545282bf1bac.jpg

Bình Dương đang tăng cường thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân giáo dục​

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực Y tế, Giáo dục, tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 31/7/2019 phù hợp tình hình thực tế. Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp và kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực ngành Y tế; xây dựng các chính sách tăng thu nhập cho y tế công lập; chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đặc thù cho nhân lực Y tế.

Tiếp tục rà soát biên chế, sắp xếp, bố trí đội ngũ công chức, viên chức, hạn chế tối đa tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại các địa phương. Trước mắt, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức tuyển dụng để phục vụ cho khai giảng năm học mới 2023-2024. Về lâu dài, tỉnh sẽ triển khai những giải pháp căn cơ, trong đó tập trung hoàn thiện các đề án ngành Y tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2023.

Khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thẳng thắn chỉ ra rằng tình trạng thiếu vật tư, trang thiết bị y tế là vấn đề thực tế đang xảy ra trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu do các vướng mắc trong thủ tục đấu thầu, nhiều gói thầu đã đến giai đoạn mở thầu nhưng không có doanh nghiệp tham gia dự thầu; một số mặt hàng thuốc trúng thầu nhưng nhà thầu đang tiến hành các thủ tục nhập khẩu nên chưa cung cấp kịp thời.

Hiện các cơ sở y tế vẫn có thuốc cùng loại để thay thế kịp thời phục vụ cho quá trình điều trị của người bệnh. Đối với thuốc generic đã đấu thầu từ tháng 4/2022 nên hiện không thiếu; thuốc thành phẩm y học cổ truyền đang xét thầu, sẽ có kết quả trong 1-2 tháng nữa; riêng thuốc y học cổ truyền, ít sử dụng, thì không có nhà thầu tham dự thầu dù đã gia hạn nhiều lần. Về giải pháp khắc phục tình trạng này, phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho đối tượng đăng ký Bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế công lập, ông cho biết, UBND tỉnh đang chỉ đạo ngành Y tế tập trung, quyết liệt tham mưu công tác mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế để đáp ứng kịp thời nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023

Trong 6 tháng đầu năm 2023, do tác động tiêu cực của tình hình kinh tế, chính trị thế giới dẫn đến một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đảm bảo mục tiêu hoặc còn thấp so với kế hoạch năm. Theo đánh giá của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức chung cả thế giới và cả nước, kết quả kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2023 có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở, điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2023.

Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, tỉnh sẽ quyết tâm, tập trung cao độ, chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp cụ thể để phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 mà Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã đề ra.

Cụ thể, kịp thời rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư, thủ tục cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khơi thông điểm nghẽn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, phát huy thị trường nội địa để tiêu thụ sản phẩm. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính sách và triển khai thành lập các cụm công nghiệp để tiến hành di dời các doanh nghiệp phía Nam lên các địa phương phía Bắc.

tham quan xuongz4408558777187_63a3c1b7bcc94ef1cf8033416fc6d2ad.jpg

UBND tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023

Phối hợp với các địa phương triển khai các nhiệm vụ của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ (đã họp lần thứ nhất ngày 18/7/2023); trong đó tập trung vào các tuyến giao thông đường sắt (đô thị, vùng), tuyến cao tốc, quy hoạch các đô thị ven sông, hình thành quỹ phát triển giao thông vùng, và các nội dung phát triển vùng về OCOP, nhân lực, y tế.

Tiếp tục xây dựng, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của các huyện, thị, thành phố phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.

Tập trung giải quyết dứt điểm những tồn đọng, vướng mắc trong triển khai thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định cho các dự án tái định cư, khu dân cư, khu đô thị đủ điều kiện trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện đông người xảy ra như trong thời gian vừa qua.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thu, chi ngân sách. Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, quyết tâm điều hành, tổ chức thực hiện thắng lợi kế hoạch đầu tư công năm 2023, giải quyết điểm nghẽn đền bù giải tỏa, tạo phong trào thi đua về đền bù giải tỏa. Khẩn trương thông báo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 cho các chủ đầu tư sớm có phương án chuẩn bị đầu tư.

Tiếp tục quan tâm thực hiện tốt hơn các chính sách về an sinh xã hội, tập trung chăm lo cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, yếu thế, công nhân lao động gặp khó khăn do thiếu hoặc mất việc làm. Chủ động nắm tình hình từ cơ sở trong điều kiện nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải giảm quy mô sản xuất, cắt giảm giờ làm, cho công nhân nghỉ việc để có giải pháp phù hợp đảm bảo giữ vững ổn định tình hình an ninh, trật tự, an ninh công nhân, an ninh đô thị.

Phát huy hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử. Tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm các công trình, dự án của Đề án xây dựng thành phố thông minh và Vùng đổi mới sáng tạo. Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng để tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức của người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Hoàn chỉnh phân tích dữ liệu trên Trung tâm Giám sát điều hành thông minh (IOC) để phục vụ chỉ đạo điều hành của tỉnh.

Tập trung các đề án quan trọng của ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, khẩn trương đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường trong tháng 11/2023; chuẩn bị tốt điều kiện cho khai giảng năm học mới 2023-2024, đảm bảo 100% trẻ trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Đảm bảo quốc phòng an ninh, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong bất cứ tình huống nào, nhất là an ninh công nhân, an ninh kinh tế, an ninh nông thôn. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giải quyết ùn tắc và kéo giảm tai nạn giao thông; tiếp tục triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Đề án camera giám sát an ninh, giao thông.​​

7/21/2023 7:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh, giải trình, nhiều vấn đề cử tri quan tâm94-chu-tich-ubnd-tinh-vo-van-minh-giai-trinh-nhieu-van-de-cu-tri-quan-taTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4.25
4
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướcLễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

​TTĐT - Sáng 25-4, Tỉnh ủy - HĐND- UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước(30/4/1975-30/4/2025), hướng đến kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Tham dự có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sông Bé; ông Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa- Vũng Tàu, ông Vũ Hải Quân  - Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước; ông Nguyễn Phước Lộc - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.

Về phía tỉnh Bình Dương, dự họp mặt có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; các nguyên lãnh đạo tỉnh Sông Bé, Bình Dương, Bình Phước qua các thời kỳ, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động…

Tại buổi họp mặt, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã trình bày diễn văn ôn lại lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc và những trang sử hào hùng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng lập nên nhiều chiến công vang dội góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường.

HPGPMN5G9A8691.jpg

GPMN5G9A8699.jpg

Các tiết mục văn nghệ chào mừng

Thực hiện mệnh lệnh lịch sử "thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút từng giờ, xốc tới giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng", cùng với khí thế sục sôi của toàn miền Nam, từ ngày 26/4/1975, lực lượng vũ trang tỉnh Thủ Dầu Một ồ ạt tiến về các mục tiêu trong nội ô của thị xã, mở đường cho các cánh quân của Quân đoàn I tiến về Sài Gòn.

GPMNcbfc41617530c76e9e21.jpg

aGP5485ed36a82d8dc8193.jpg

9GPfc88d54b9050b5b5214.jpg

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước  tặng hoa cho các Mẹ Việt Nam anh hùng

Các địa phương trong toàn tỉnh đẩy mạnh tiến công quân sự kết hợp chặt chẽ với mũi nổi dậy của quần chúng, lần lượt giải phóng các xã, huyện, nội ô thị xã. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, quân dân ta nhanh chóng tiến vào chợ Thủ, cắm cờ Mặt trận giải phóng lên nóc Nhà việc Phú Cường cùng nhiều công sở địch.

Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông liền một dãi, đất nước trọn niềm vui trong ngày đại thắng. Đây là thắng lợi vĩ đại nhất, kết thúc 30 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

GPMN5G9A8720.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đọc diễn văn

Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ, quân và dân Thủ Dầu Một - Bình Dương đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" ngay năm đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất.

Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975, nữa thế kỷ qua, Đảng bộ chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đã giành được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Đặc biệt, sau 28 năm xây dựng và phát triển, Bình Dương đã có những bước tiến dài trong phát triển kinh tế - xã hội, trở thành tỉnh phát triển có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

GPMN5G9A8731.jpg

GPMN5G9A8734.jpg

Tuyên dương các tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu đóng góp nổi bật vào sự phát triển của tỉnh Bình Dương, giai đoạn (1975-2025)

"Thế hệ lãnh đạo hôm nay tự hào và xin tri ân các thế hệ lãnh đạo tiền bối đã dày công viết nên câu chuyện phát triển thần kỳ của Bình Dương trong những năm qua. Đồng thời đây cũng là thách thức, trọng trách 9đòi hỏi các thế hệ lãnh đạo tiếp nối phải biết phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ, biết làm, vì lợi ích chung để cùng nhau viết tiếp câu chuyện phát triển của Bình Dương trong giai đoạn mới, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn của dân tộc"  Bí thư Tỉnh ủy bày tỏ.

Để bước vào kỷ nguyên mới, Đảng ta đã có nhiều quyết sách mang tính lịch sử, những chủ trương mang tính bước ngoặt đáp ứng yêu cầu thực tiễn của thời đại mới. Đặc biệt là cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, kết thúc hoạt động cấp huyện và sáp nhập cấp xã, theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, phục vụ tốt nhất cho người dân và mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội bền vững với tầm nhìn chiến lược 100 năm.

GPM5G9A8743.jpg

GPMN5G9A8746.jpg

Tuyên dương các cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu đóng góp nổi bật vào sự phát triển của tỉnh Bình Dương, giai đoạn (1975-2025)

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, đúng trình tự quy định, đến nay Bình Dương đã trình Trung ương xem xét, quyết định Đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sáp nhập 91 xã, phường, thị trấn còn lại 36 xã, phường, trong đó có 24 phường và 12 xã (giảm 60%), đảm bảo tính khả thi, khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đồng thời, đang tập trung phối hợp với TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để sáp nhập tỉnh trước ngày 31/8/2025.

GPMN496e77eefabf48e111ae (1).jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm​

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh "Chúng ta hoàn toàn tin tưởng chủ trương sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tạo ra động lực mới, nguồn lực mới, không gian mới để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, đời sống của người dân sẽ tiếp tục được tốt hơn.

Tỉnh ủy kêu gọi mỗi cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tinh thần Đại thắng mùa Xuân năm 1975, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, với một niềm tin mới, động lực mới, khí thế mới và thắng lợi mới".

Dịp này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tôn vinh, khen thưởng 50 tập thể, cá nhân có có thành tích xuất sắc, tiêu biểu, đóng góp nổi bật vào sự phát triển của tỉnh tỉnh Bình Dương, giai đoạn (1975 - 2025).

​ 

4/25/2025 3:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtLễ kỷ niệm 50 năm, giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một, giải phóng hoàn toàn miền Nam817-le-ky-niem-50-nam-ngay-giai-phong-tinh-thu-dau-mot-giai-phong-mien-nam-thong-nhat-dat-nuoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Bình Dương: Bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND tỉnhBình Dương: Bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND tỉnh

TTĐT - ​Sáng 26-2, Kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) - HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng về công tác nhân sự. 

​​Tại Kỳ họp, các đại biểu đã tiến hành bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa X, nhiệm k​ỳ 2021-2026​. Kết quả, với 100% đại biểu có mặt bỏ phiếu tán thành, ông Bùi Minh Trí - Bí thư Thành ủy Tân Uyên đã trúng cử chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

KHHD5G9A5871.jpg

HDNDKH5G9A5874.jpg

KHHDND5G9A5879.jpg

Đại biểu bỏ phiếu bầu chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Ông Bùi Minh Trí sinh ngày 18/4/1972. Quê quán: Dĩ An, Bình Dương. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.

KHHD5G9A5885.jpg

KHHDH5G9A5890.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng ông Bùi Minh Trí

Đồng thời, Kỳ họ​p đã xem xét miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Mai Hùng Dũng do nghỉ hưu trước tuổi; miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND tỉnh đối với các ông: Lê Tuấn Anh - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Võ Hoàng Ngân - Giám đốc Sở Xây dựng và Ngô Quang Sự - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, do chuyể​n công tác.

KHHD5G9A5857.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa tri ân ông Mai Hùng Dũng - nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các ông: Lê Tuấn Anh, Võ Hoàng Ngân, Ngô Quang Sự

2/26/2025 1:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, Bầu bổ sung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh145-binh-duong-bau-bo-sung-pho-chu-tich-ubnd-tinTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.863636
33
Bình Dương tăng cường kết nối giao thông đường bộ với TP.Hồ Chí MinhBình Dương tăng cường kết nối giao thông đường bộ với TP.Hồ Chí Minh

​TTĐT - Sáng 24-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Trí đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác TP.Hồ Chí Minh do ông Trần Hoàng Ngân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn đến trao đổi về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương trong 5 năm (giai đoạn 2021 – 2025), định hướng Quy hoạch trong giai đoạn tới.

Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Lam viec voi Doan cong tac TP.HCM-1.JPG

Toàn cảnh buổi làm việc

Lam viec voi Doan cong tac TP.HCM-2.JPG

Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Tài chính báo cáo tại buổi làm việc

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Tài chính cho biết, trong giai đoạn 2021 - 2025, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương cơ bản đạt nhiều kết quả tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ sinh thái công nghiệp - dịch vụ - đô thị từng bước hoàn thiện; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, cải cách hành chính được chú trọng, tạo động lực phát triển. Tỉnh tập trung huy động nhiều nguồn lực, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 7,0%/năm; cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt tỷ lệ tương ứng 65,2% - 24,9% - 2,7% - 7,2%; GRDP bình quân đầu người ước đạt 198 triệu đồng vào năm 2025. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân 7,1%/năm, thu ngân sách tăng bình quân 4,7%/năm, tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 34,9% GRDP vào cuối năm 2025. Quy mô nền kinh tế đạt 574.899 tỷ đồng, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2021. Tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ ổn định, chiếm trên 90% tổng quy mô kinh tế. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt bình quân 11,2%/năm, chiếm 34,9% GRDP.

Tỉnh Bình Dương phấn đấu đến năm 2030 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực Đông Nam Á, dẫn đầu về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trung tâm công nghiệp – dịch vụ hiện đại; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và hệ thống đô thị phát triền đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái được bảo vệ.

Lam viec voi Doan cong tac TP.HCM-3.JPG

Lam viec voi Doan cong tac TP.HCM-4.JPG

Lam viec voi Doan cong tac TP.HCM-5.JPG

Đại biểu thảo luận tại buổi làm việc

Tuy nhiên, các ngành kinh tế trọng điểm thiếu đổi mới sáng tạo, chi phí đầu tư công nghệ cao vượt quá khả năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chất lượng nguồn nhân lực chưa tạo sự đột phá, năng suất lao động thấp. Hạ tầng kết nối Vùng chưa đồng bộ, ùn tắc giao thông tại cửa ngõ với TP.Hồ Chí Minh và Đồng Nai vẫn diễn ra.

Ngoài ra, việc huy động nguồn lực từ doanh nghiệp trong nước để đầu tư phát triển hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp. Các doanh nghiệp trong nước chưa có điều kiện thuận lợi để tham gia các dự án hạ tầng trọng điểm (đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia…) trong khi các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều lợi thế hơn.

Do đó, tỉnh đang kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, hoàn thiện thể chế nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp trong nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng, gồm: Ưu đãi về tín dụng, thuế và tiếp cận quỹ đất; tạo môi trường cạnh tranh công bằng trong việc tiếp cận các dự án hạ tầng lớn, đặc biệt theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Lam viec voi Doan cong tac TP.HCM-6.JPG

Ông Trần Hoàng Ngân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi làm việc

Ông Trần Hoàng Ngân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh đánh giá cao những thành tựu tỉnh Bình Dương đạt được trong 5 năm qua, đặc biệt là việc kết nối liên thông, dịch vụ công trực tuyến và các dự án nhà ở xã hội. Thành phố sẽ căn cứ Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Hồ Chí Minh, đề xuất cơ chế cho quỹ phát triển hạ tầng Vùng. Ngoài ra, ông cũng đề nghị Bình Dương quan tâm liên kết du lịch để thu hút nhiều hơn du khách.

Lam viec voi Doan cong tac TP.HCM-7.JPG

Ông Bùi Minh Trí – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Trí cam kết thực hiện những thoả thuận giữa tỉnh Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh, hoan nghênh thành phố đề xuất cơ chế tháo gỡ điểm nghẽn về kết nối hạ tầng, ùn tắc giao thông giữ hai địa phương. Đồng thời tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, phối hợp thực hiện các dự án cửa ngõ, các tuyến đường kết nối giao thông đường bộ giữa tỉnh Bình Dương với TP.Hồ Chí Minh.

4/24/2025 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, tăng cường kết nối giao thông đường bộ với TP.Hồ Chí Minh155-binh-duong-tang-cuong-ket-noi-giao-thong-duong-bo-voi-tp-ho-chi-minTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.285714
14
Tập đoàn Công nghệ PCI mong muốn hợp tác với Bình Dương triển khai các dự án đường sắtTập đoàn Công nghệ PCI mong muốn hợp tác với Bình Dương triển khai các dự án đường sắt

TTĐT - ​Chiều 16-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã chủ trì tiếp ông Bi Yu – Phó Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ PCI (Trung Quốc) đến chào xã giao và trao đổi thông tin về các dự án đường sắt và xây dựng thành phố thông minh. 

​​​Cùng tiếp có lãnh đạo các sở ngành, đơn vị, doanh nghiệp.

Hoan nghênh lãnh đạo Tập đoàn Công nghệ PCI đến thăm, tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, Bình Dương đang không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư các nước đến hợp tác sản xuất kinh doanh tại địa phương. Để đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang xúc tiến triển khai một số dự án đường sắt đô thị, vận tải hàng hóa, nhằm tăng cường liên thông, kết nối vùng.

TĐ5G9A8305.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp

TĐ5G9A8286.jpg 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh (bìa phải) chủ trì tiếp ông Bi Yu – Phó Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ PCI​​

Với định hướng phát triển của tỉnh và thế mạnh, kinh nghiệm sẵn có trong lĩnh vực xây dựng đường sắt đô thị của PCI, tỉnh mong muốn tăng cường mối quan hệ v​ới Tập đoàn trong thời gian tới, đặc biệt trong hỗ trợ tư vấn, tham gia tích cực vào quá trình triển khai các dự án xây dựng đường sắt trên địa bàn tỉnh.

TĐ5G9A8315.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho ông Bi Yu – Phó Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ PCI

TĐ5G9A8322.jpg 

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm​​​

Ông Bi Yu – Phó Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ PCI bày tỏ sự ấn tượng trước thành tựu kinh tế - xã hội của Bình Dương. Đồng thời đánh giá cao công tác quy hoạch, phát triển các dự án giao thông, đô thị của tỉnh. Đây là lĩnh vực mà Tập đoàn rất quan tâm, mong muốn được kết nối, hợp tác với tỉnh và các doanh nghiệp trong nước, để có thể cùng nghiên cứu, trao đổi, triển khai hiệu quả các dự án đầu tư.​

4/16/2025 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtTập đoàn Công nghệ PCI, mong muốn hợp tác, dự án đường sắt546-tap-doan-cong-nghe-pci-mong-muon-hop-tac-voi-binh-duong-trien-khai-cac-du-an-True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.25
2
Bình Dương: Triển khai các hoạt động đối ngoại trọng tâm năm 2025Bình Dương: Triển khai các hoạt động đối ngoại trọng tâm năm 2025

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1911/KH-UBND triển khai các hoạt động đối ngoại trọng tâm năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Kế hoạch nhằm tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động đối ngoại, triển khai thực hiện hiệu quả, nhịp nhàng việc phối hợp giữa công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, với định hướng tăng cường công tác ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, nâng tầm hợp tác song phương và đa phương, kết hợp thu hút đầu tư công nghệ cao, năng lượng xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực, từ đó góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo đó, nội dung trọng tâm của Kế hoạch: Đảm bảo các cơ quan, đơn vị, địa phương chấp hành nghiêm các quy định của Trung ương, của tỉnh về quản lý đoàn ra, đoàn vào và sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo sau khi kết thúc hoạt động đối ngoại theo quy định. Thực hiện công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, công tác nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, hoạt động của người Việt Nam ở nước ngoài khi về địa phương cư trú theo quy định của pháp luật.

Tăng cường quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh; tập trung xử lý tốt các vụ việc có yếu tố nước ngoài xảy ra trên địa bàn đảm bảo đúng quy định pháp luật và thông lệ quốc tế; vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài, tranh thủ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân tại các địa bàn còn gặp nhiều khó khăn của tỉnh.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các đối tác, địa phương có quan hệ hợp tác hữu nghị, các tập đoàn đa quốc gia có trình độ khoa học, công nghệ, chuyển đổi số phát triển, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu hàng đầu thế giới về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; học tập kinh nghiệm quốc tế, kịp thời ứng dụng các thành tựu, kinh nghiệm quốc tế phù hợp với thực tiễn và điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa Bình Dương; đẩy mạnh ngoại giao công nghệ, thu hút các nguồn lực bên ngoài, góp phần đảm bảo an ninh kinh tế, nâng cao tự chủ về công nghệ…

Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng chương trình chi tiết, chuẩn bị các điều kiện tổ chức thực hiện.

Đồng thời chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, Sở Tài chính, các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu UBND tỉnh tổ chức thành công các chương trình, sự kiện đối ngoại trọng tâm trong năm 2025.

Kế hoạch số 1911/K​H-UBND

4/8/2025 10:00 AMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtBình Dương, hoạt động đối ngoại trọng tâm năm 202596-binh-duong-trien-khai-cac-hoat-dong-doi-ngoai-trong-tam-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
UBND tỉnh xem xét điều chỉnh số lượng người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lậpUBND tỉnh xem xét điều chỉnh số lượng người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập

​TTĐT - Chiều 16-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 91.​

Tham dự có ông Bùi Minh Trí – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các Ủy viên UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện, thành phố.

Phien hop UBND tinh lan thu 91-1.JPG

Toàn cảnh Phiên họp

Phiên họp đã xem xét dự thảo Quyết định giao điều chỉnh số lượng người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2025.

Theo đó, khi thực hiện điều chuyển Cơ sở Cai nghiện ma túy sang Công an tỉnh quản lý, một số viên chức tiếp tục ký kết hợp đồng làm việc tại Cơ sở Cai nghiện ma túy thuộc Công an tỉnh quản lý, một số viên chức không đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của Công an tỉnh có nhu cầu tiếp tục làm việc tại các đơn vị sự nghiệp có vị trí việc làm phù hợp.

Phien hop UBND tinh lan thu 91-2.JPG

Phien hop UBND tinh lan thu 91-3.JPG

Phien hop UBND tinh lan thu 91-4.JPG

Đại biểu thảo luận tại Phiên họp

Sở Nội vụ cho biết, sẽ giao điều chỉnh, bổ sung số lượng người làm việc tại một số đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế và Sở Nội vụ, số lượng biên chế tăng thêm từ nguồn biên chế dự phòng. Cụ thể, Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội điều chỉnh tăng 12 biên chế, từ 46 biên chế thành 58 biên chế. Trung tâm Dịch vụ việc làm điều chỉnh tăng 01 biên chế, từ 61 biên chế thành 62 biên chế. Ban Quản lý Nghĩa trang liệt sĩ điều chỉnh tăng 02 biên chế, từ 04 biên chế thành 06 biên chế.

Ngoài ra, thành lập Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Phát triển công nghiệp trực trực thuộc Sở Công Thương trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Xúc tiến du lịch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Phát triển công nghiệp trực thuộc Sở Công Thương. Do đó, Sở Nội vụ đề nghị giao biên chế cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Phát triển công nghiệp 43 biên chế, gồm 40 biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và 03 biên chế hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.

Phiên họp cũng xem xét cho ý kiến các nội dung dự thảo Nghị quyết trình Kỳ họp HĐND tỉnh về: Điều chỉnh Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 09/12/2024 của HĐND tỉnh về dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, thu, chi và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025; điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 26/02/2025 của HĐND tỉnh về Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách Nhà nước (lần 2); bãi bỏ Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 26/7/2023 của HĐND tỉnh quy định nội dung chi, mức chi lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh; đặt tên một số tuyến đường trên địa bàn TP.Bến Cát…

Phien hop UBND tinh lan thu 91-5.JPG

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu kết luận Phiên họp

Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cơ bản thống nhất với các nội dung trình. Ông ​đề nghị các cơ quan soạn thảo, đơn vị liên quan ghi nhận tiếp thu ý kiến đóng góp của đại biểu tại Phiên họp để bổ sung, hoàn chỉnh nội dung trình Kỳ họp HĐND tỉnh xem xét thông qua.

4/16/2025 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập136-ubnd-tinh-xem-xet-dieu-chinh-so-luong-nguoi-lam-viec-cua-cac-don-vi-su-nghiep-cong-laTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.025641
39
Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn thành phố Tân UyênLãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn thành phố Tân Uyên

TTĐT - Sáng 21-4, Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương do ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho gia đình chính sách trên địa bàn thành phố Tân Uyên.​

Cùng tham gia Đoàn có lãnh đạo thành phố Tân Uyên.

Trong chuyến thăm, Đoàn đã đến nhà Mẹ Việt Nam Anh hùng Bùi Thị Đa tại phường Tân Phước Khánh. Mẹ năm nay đã 102 tuổi, tuy cao tuổi nhưng vẫn minh mẫn, sống khỏe mạnh bên con cháu. Mẹ Bùi Thị Đa có chồng và con đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Những hy sinh thầm lặng của Mẹ là minh chứng sống động cho phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.

12fef619a18512db4b94.jpg

Lãnh đạo tỉnh và TP.Tân Uyên thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Bùi Thị Đa

Lãnh đạo tỉnh bày tỏ lòng tri ân sâu sắc và gửi lời chúc sức khỏe đến Mẹ và gia đình, đồng thời khẳng định Đảng, Nhà nước và địa phương luôn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

Đoàn cũng đã đến thăm ông Bùi Ngọc Thanh – nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn Phú Lợi 3, hiện đang sinh sống tại phường Tân Phước Khánh. Năm nay 84 tuổi, ông Thanh vẫn khỏe mạnh, tinh thần lạc quan. Trong cuộc kháng chiến, ông từng giữ nhiều trọng trách và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Hiện tại, ông được con cháu phụng dưỡng chu đáo và thường xuyên nhận được sự quan tâm từ các cấp chính quyền.

Đoàn đã gửi tặng những phần quà tri ân và mong muốn các gia đình tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

9c73e893bf0f0c51551e.jpg

34ce0d2e5ab2e9ecb0a3.jpg

Lãnh đạo tỉnh thăm ông Bùi Ngọc Thanh – nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn Phú Lợi 3​

Cũng trong sáng ngày 21-4, Đoàn lãnh đạo tỉnh và thành phố Tân Uyên đã tham dự Lễ bàn giao nhà cho bà Trần Thị Lý – vợ liệt sĩ, cư trú tại phường Tân Vĩnh Hiệp, thành phố Tân Uyên. Căn nhà được sửa chữa từ Chương trình "Xoá nhà tạm, nhà dột nát" do tỉnh Bình Dương phát động, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến người có công với cách mạng.

Bà Trần Thị Lý là vợ liệt sĩ, từng được địa phương vận động hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa. Tuy nhiên, căn nhà cũ đã được sử dụng hơn 30 năm và hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. Trước hoàn cảnh đó, Ban Chỉ đạo "Xoá nhà tạm, nhà dột nát" thành phố Tân Uyên đã hỗ trợ 50 triệu đồng để sửa chữa lại căn nhà, giúp bà Lý có nơi ở khang trang và an toàn hơn.

Căn nhà sau sửa chữa được thay mới mái tole, tường được trát và sơn lại, nền nhà được lát gạch sáng sạch, tạo không gian sống khang trang, ấm cúng cho gia đình. Dịp này, bà Lý còn nhận được nhiều phần quà thiết thực từ lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo thành phố Tân Uyên, Đảng ủy và Ban Chấp hành Công đoàn khối Đảng thành phố và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương.

04fdaaf48c683f366679.jpg

Trao nhà cho bà Trần Thị Lý

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Bùi Minh Trí – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, việc chăm lo, hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng luôn là nhiệm vụ được các cấp chính quyền quan tâm thực hiện, qua đó thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" góp phần lan tỏa tinh thần nhân ái, trách nhiệm cộng đồng trong xã hội.

Lễ bàn giao nhà cho bà Trần Thị Lý là một trong những hoạt động thiết thực trong chuỗi chương trình chăm lo gia đình chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh và thành phố Tân Uyên trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước.​

4/21/2025 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiết349-lanh-dao-tinh-tham-tang-qua-gia-dinh-chinh-sach-tren-dia-ban-thanh-pho-tan-uyeTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Lấy ý kiến các dự thảo Luật trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XVLấy ý kiến các dự thảo Luật trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

​TTĐT - Sáng 28-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các dự thảo Luật trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV. Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Hoi nghi lay y kien du thao Luat-1.JPG

Toàn cảnh hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các dự án luật, đồng thời, đề xuất, đóng góp ý kiến vào nội dung các dự thảo Luật.

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gồm có 07 chương, 54 điều, tăng 04 điều so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành.

Các đại biểu tập trung cho ý kiến vào các nội dung sửa đổi về quy định liên quan đến việc tổ chức đơn vị hành chính và mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; các quy định liên quan đến việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã và đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với địa phương và giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp xã; việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 03 cấp sang 02 cấp.

Hoi nghi lay y kien du thao Luat-2.JPG

Hoi nghi lay y kien du thao Luat-3.JPG

Hoi nghi lay y kien du thao Luat-4.JPG

Các đại biểu góp ý các dự thảo Luật

Đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), gồm có 07 chương, 52 điều, giảm 04 điều so với Luật Cán bộ, công chức hiện hành. Trong đó, quy định: Để liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã; cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức; tiếp tục thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ.

Các đại biểu góp ý cần chú trọng các quy định liên quan đến cán bộ, công chức khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp (cấp tỉnh và cấp xã); sửa đổi một số nội dung về quy định liên quan đến việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; giải thích rõ hơn về mặt pháp lý đối với khái niệm, thuật ngữ về chính sách người có tài năng trong hoạt động công vụ để xác định đúng đối tượng…

Ngoài ra, đại biểu cũng đã góp ý cụ thể cho các dự thảo Luật (sửa đổi bổ sung): Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Theo dự kiến, Kỳ họp thứ 9 sắp tới của Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 31 dự án luật và 08 nghị quyết; cho ý kiến đối với 06 dự án luật khác. Ngoài ra, Quốc hội sẽ tập trung thảo luận, xem xét các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, công tác giám sát cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Hoi nghi lay y kien du thao Luat-5.JPG

Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh kết luận hội nghị​

Kết luận hội nghị, bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại ​biểu. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận và sẽ tổng hợp các ý kiến gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung hoàn chỉnh các dự thảo Luật trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

4/28/2025 3:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtBình Dương, lấy ý kiến các dự thảo Luật trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV576-lay-y-kien-cac-du-thao-luat-trinh-ky-hop-thu-9-quoc-hoi-khoa-xTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà cho người có công tại TP.Dĩ AnChủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà cho người có công tại TP.Dĩ An

​TTĐT - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 17-4, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm và tặng quà cho đối tượng người có công trên địa bàn TP.Dĩ An.

Cùng tham dự Đoàn có lãnh đạo có sở, ngành và TP.Dĩ An.

Đoàn đã đến thăm Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Đức Nghĩa, tại phường An Bình; Anh hùng Lao động Huỳnh Thanh Sơn – nguyên Giám đốc Công ty Vật liệu Xây dựng Bình Dương tại phường Bình Thắng; ông Ô Phúc Minh – nguyên cán bộ Đội Biệt động Thủ Dầu Một tại phường Đông Hòa.

Thamnguoicocong-DucNghia1.jpg 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thăm và tặng quà cho Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Đức Nghĩa, tại phường An Bình, TP. Dĩ An

Thamnguoicocong-DucNghia2.jpg

Bà Nguyễn Thị Lệ Trinh – Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ tỉnh Bình Dương tặng quà cho Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Đức Nghĩa, tại phường An Bình, TP. Dĩ An


Tại những nơi đến, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống, bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với cá nhân các anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động và người có công đã cống hiến cho nền độc lập dân tộc, sự phát triển của đất nước.

Thamnguoicocong-Thanhson1.jpg 

Đoàn công tác thăm Anh hùng Lao động Huỳnh Thanh Sơn – nguyên Giám đốc Công ty Vật liệu Xây dựng Bình Dương tại phường Bình Thắng, TP. Dĩ An

Thamnguoicocong-Thanhson2.jpg 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thăm và tặng quà cho Anh hùng Lao động Huỳnh Thanh Sơn – nguyên Giám đốc Công ty Vật liệu Xây dựng Bình Dương tại phường Bình Thắng, TP. Dĩ An


Đồng thời mong muốn các gia đình tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng cách mạng; nuôi dạy và động viên con cháu tích cực trong học tập, lao động, nỗ lực vượt khó, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc và cùng chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Thamnguoicocong-PhucMinh.jpg 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thăm và tặng quà cho ông Ô Phúc Minh – nguyên cán bộ Đội Biệt động Thủ Dầu Một tại phường Đông Hòa, TP. Dĩ An

4/17/2025 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiết622-chu-tich-ubnd-tinh-tham-tang-qua-cho-nguoi-co-cong-tai-tp-di-aTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1 - 30Next