Tin tức sự kiện
 

TTĐT - Chiều 23-12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại; phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

 
 

TTĐT - ​Sáng 23-12, tại TP.Thủ Dầu Một, Ban Chỉ đạo Chương trình Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành DS Việt Nam (26/12/1961-26/12/2021), biểu dương các cộng tác viên DS tiêu biểu và tổng kết công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2016-2020.

​ 

 
 

TTĐT - Sáng 23-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Bình Dương lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã chính thức khai mạc.

 
 

TTĐT - Sáng 22-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến về dự án Thương mại điện tử xuyên biên giới với Tập đoàn Warburg Pincus (Hoa Kỳ).

 
 

TTĐT - ​Sáng 22-12, Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã đến viếng, dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 – 19/12/2021), 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2021) và 32 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2021). 

 
 

TTĐT - ​Chiều 22-12, tại Khu di tích Căn cứ cách mạng và du lịch sinh thái Hố Lang (phường Tân Bình, TP.Dĩ An), Đảng uỷ Quân sự tỉnh phối hợp với Thành ủy Dĩ An tổ chức Họp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 – 19/12/2021), 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2021) và 32 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2021). ​

 
 

TTĐT - ​Chiều 21-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa tỉnh Bình Dương năm 2021. 

 
 

TTĐT - Chiều 21-12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) của Việt Nam. Ông Lê Thành Quân – Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì Diễn đàn. Diễn đàn được kết nối trực tuyến đến 300 điểm cầu trong và ngoài nước.

 
 

TTĐT - Sáng 21-12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2022. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đến dự và chỉ đạo hội nghị.​

 
 

TTĐT - ​Sáng 21-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh với các Hiệp hội và doanh nghiệp đầu tư trong nước năm 2021. 

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Lợi ích của tài khoản định danh điện tử đối với công dânLợi ích của tài khoản định danh điện tử đối với công dân

TTĐT - ​Triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, từ ngày 25/02/2022, Bộ Công an sẽ tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân thông qua các hoạt động cấp, đổi lại, cấp lại Căn cước công dân trên phạm vi toàn quốc. ​

Để hiểu rõ hơn về những lợi ích khi người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử và các thủ tục cần thiết để đăng ký, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương (Cổng TTĐT) đã trao đổi với Thượng tá Nguyễn Văn Lược - Phó trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Bình Dương.

Cổng TTĐT: Thưa ông, tài khoản định danh điện tử là gì?

Thượng tá Nguyễn Văn Lược:  Tài khoản định danh điện tử bao gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân) và mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân). Tài khoản này đã được Bộ Công an xác thực thông qua hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo tính chính xác, duy nhất và không thể giả mạo.

Theo Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng định danh điện tử. Đối với cá nhân chưa đủ 14 tuổi thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Việc đăng ký tài khoản định danh điện tử chưa bắt buộc nhưng khuyến khích nên làm, vì sau này các dịch vụ công đều sẽ thực hiện thông qua định danh điện tử.

Cổng TTĐT: Xin ông cho biết lợi ích khi người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử?

Thượng tá Nguyễn Văn Lược: Một là, với tài khoản định danh điện tử, công dân có thể ngồi tại nhà để thực hiện nhiều dịch vụ công (đã được tích hợp trên ứng dụng Định danh điện tử quốc gia) mà không cần phải trực tiếp đến trụ sở các cơ quan nhà nước. Khi sử dụng danh tính điện tử, hệ thống sẽ tự động điền thông tin của công dân vào các biểu mẫu đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin bằng tay như lâu nay. Việc này sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai như trước nay đã làm; giảm tối đa việc đi lại của công dân trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

Hai là, công dân có thể cung cấp, chia sẻ thông tin của mình với bên thứ ba thông qua quét mã QR hoặc giải pháp kỹ thuật khác, khi hệ thống của bên thứ ba đủ điều kiện kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Ba là, tài khoản định danh điện tử cũng có thể thay thế Căn cước công dân (CCCD) vật lý và tích hợp hiển thị các loại giấy tờ của công dân như giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, Bảo hiểm y tế...

Bốn là, với định danh điện tử, công dân có thể thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng Bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền...

Năm là bảo mật thông tin công dân, không thể giả mạo, chính xác và duy nhất do thông tin được xác thực từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là dữ liệu gốc được Chính phủ giao cho Bộ Công an quản lý.

IMG_5678.jpg

Lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tiến hành thủ tục cấp CCCD có gắn chip điện tử cho người dân

Cổng TTĐT: Thủ tục đăng ký tài khoản định danh như thế nào, thưa ông?

Thượng tá Nguyễn Văn Lược: Từ ngày 25/02/2022, Bộ Công an bắt đầu tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân trên phạm vi toàn quốc. Trong giai đoạn đầu, cơ quan Công an sẽ thực hiện cấp tài khoản định danh điện tử trực tiếp tại trụ sở đơn vị Công an, thông qua công tác cấp CCCD gắn chip; sau này sẽ nghiên cứu việc đăng ký qua hình thức trực tuyến.

Về quy trình, khi công dân đến cơ quan Công an cấp huyện, tỉnh làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chíp thì có thể thực hiện đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử theo các bước và cung cấp các thông tin như sau:

Bước 1: Công dân thông báo với cán bộ về việc làm hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử. Thông tin đăng ký bao gồm: Số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (Email). Công dân có thể cung cấp thêm các thông tin về người phụ thuộc cùng giấy tờ kèm theo (nếu công dân có nhu cầu tích hợp các thông tin này vào hồ sơ đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử).

Trường hợp công dân có nhu cầu đăng ký tích hợp các thông tin hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế... thì mang thêm các loại giấy tờ gốc để đối chiếu.

Bước 2: Công dân thực hiện làm hồ sơ cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip điện tử bao gồm thông tin nhân thân, thân nhân cùng thông tin sinh trắc.

Bước 3: Cán bộ tiếp tục xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip theo đúng quy trình cấp CCCD. 

Tháng 01/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 06 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Đề án đặt mục tiêu năm 2022 sẽ hoàn thành việc kết nối, tích hợp hệ thống xác thực định danh điện tử của Bộ Công an với Cổng dịch vụ công quốc gia. Mục đích để phục vụ định danh, xác thực, tạo lập tài khoản điện tử của cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

​Cùng với đó, đảm bảo từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng CCCD, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID). Trong đó tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ như: Bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức…​​


4/25/2022 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhBài viếtXem chi tiếtLợi ích, tài khoản định danh điện tử, công dân630-loi-ich-cua-tai-khoan-dinh-danh-dien-tu-doi-voi-cong-daTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Khai mạc Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XVKhai mạc Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV

TTĐT - Sáng 06-9, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị. ​

Đồng chủ trì có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 62 điểm cầu tại các tỉnh/, thành phố trong cả nước.

060920230917-z4667386733910_58c9637b8ab724319ee825ea9da13e2e.jpg

Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức hội nghị triển khai các luật, nghị quyết của Quốc hội, nhằm đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 5 sớm đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả; đồng thời, rà soát, đôn đốc việc thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành từ đầu nhiệm kỳ khóa XV. Đây cũng là nhiệm vụ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong giám sát việc thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020. 

Với tinh thần đó, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết, Hội nghị hôm nay sẽ đánh giá về công tác triển khai đối với 52 luật, nghị quyết, bao gồm 23 luật, 29 nghị quyết, trong đó, có 15 luật, 21 nghị quyết được thông qua từ đầu nhiệm kỳ cho đến trước Kỳ họp thứ 5 và 08 luật, 08 nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 5. Một số nghị quyết về nhân sự, về chương trình giám sát và thành lập đoàn giám sát chuyên đề sẽ không thuộc phạm vi của Hội nghị này. 

IMG_4330.JPG

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Hội nghị đã nghe 02 Báo báo cáo quan trọng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ khái quát về 4 nội dung chủ yếu: Việc tổ chức triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay, những kết quả đạt được, vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và một số giải pháp, kiến nghị.  Đánh giá một số vấn đề nổi lên về công tác tổ chức triển khai các luật, nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến trước Kỳ họp thứ 5. Công tác chuẩn bị và kế hoạch triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Một số yêu cầu và nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5.

Ngoài ra, Hội nghị đã nghe tham luận của các cơ quan về việc triển khai đối với 21 luật, nghị quyết của Quốc hội, đây là những văn bản quan trọng, có tác động lớn, được dư luận xã hội quan tâm, có những vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh cần tháo gỡ như: Việc triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; việc tổ chức phiên tòa trực tuyến; thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; thí điểm đấu giá biển số xe ô tô; thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tại TP.Hồ Chí Minh, TP.Cần Thơ; việc triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Khám bệnh, chữa bệnh…​

9/6/2023 2:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtKhai mạc Hội nghị toàn quốc,triển khai luật, nghị quyết, Quốc hội khóa XV743-khai-mac-hoi-nghi-toan-quoc-lan-thu-nhat-trien-khai-luat-nghi-quyet-cua-quoc-hoi-khoa-xTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bí thư Tỉnh ủy tiếp lãnh đạo Công ty Becamex TokyuBí thư Tỉnh ủy tiếp lãnh đạo Công ty Becamex Tokyu

TTĐT - ​​Sáng 11-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp và làm việc với ông Oh Dongkun - Tổng Giám đốc Công ty Becamex Tokyu để trao đổi tình hình triển khai các dự án của Becamex Tokyu trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

​Cùng tiếp có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Tại buổi tiếp, hai bên đã trao đổi tình hình triển khai các dự án của Tập đoàn Tokyu tại Bình Dương. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao các dự án của Tập đoàn Tokyu đang đầu tư tại Bình Dương với nhiều kết quả đáng ghi nhận.

tokyu.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi khẳng định, Bình Dương đang tập trung triển khai các bước để đẩy nhanh tiến độ dự án. Để dự án đạt hiệu quả cao nhất, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi yêu cầu các sở, ngành phối hợp cùng Công ty Becamex Tokyu tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện để các dự án triển khai theo đúng tiến độ.

Ông Oh Dongkun chia sẻ, trên cương vị là Tổng Giám đốc Công ty Becamex Tokyu, ông sẽ cùng các đối tác Nhật Bản và Tập đoàn Tokyu tiếp tục đồng hành, ủng hộ vì sự phát triển của tỉnh Bình Dương; cùng nhau khai thác tốt hơn nữa các cơ hội và mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, tiếp tục triển khai các dự án trong thời gian tới. 

3/11/2024 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtĐề xuất, điều chỉnh, phương án, cải tạo, hạ tầng, giao thông, công cộng, địa bàn, Bình Dương281-bi-thu-tinh-uy-tiep-lanh-dao-cong-ty-becamex-tokyTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.7
5
Nhiều giải pháp phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nướcNhiều giải pháp phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

TTĐT - ​Sáng 09-5, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. (DNNKVNN). 

​​Tham gia cuộc họp có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành. 

Báo cáo tại cuộc họp, Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết, được sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, trong 4 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã kết nạp được 420 đảng viên, trong đó có 98 đảng viên trong các DNNKVNN. Đến nay, toàn Đảng bộ tỉnh có 63 tổ chức cơ sở Đảng ngoài khu vực nhà nước, trong đó 50 tổ chức cơ sở Đảng tại các xã, phường, thị trấn với 2.553 đảng viên. Ngoài ra, còn có 1.795 đảng viên đang sinh hoạt ở địa phương nhưng làm việc trong các DN.

Theo kế hoạch chung, cả nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh đề ra chỉ tiêu phát triển được 1.020 đảng viên trong các DNNKVNN. Để đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cuộc họp đã đề nghị thêm nhiều giải pháp nhằm phát triển nguồn đảng viên từ thanh niên công nhân trong DNNKVNN.

ptdvtdn2.jpg

Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại cuộc họp​ ​

Sau khi nghe các sở, ban, ngành báo cáo những thuận lợi và khó khăn chung, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã yêu cầu các sở, ban, ngành tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp phát triển đảng viên trong các DNNKVNN theo chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy đề ra, nhất là tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác tạo nguồn phát triển đảng viên.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy các chi, Đảng bộ đề cao vai trò, trách nhiệm trong công tác phát triển đảng viên trong các DNNKVNN, nhất là công tác tuyên truyền, vận động phải đổi mới, khoa học theo hướng thuận lợi hơn. Ngoài những giải pháp chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Đảng bộ các địa phương cần nghiên cứu, đề xuất việc thành lập các chi bộ DNNKVNN tại địa phương nhằm tạo nơi sinh hoạt cho đảng viên trong DNNKVNN, cũng như công tác tạo nguồn phát triển đảng viên trong thanh niên công nhân, công nhân lao động ở doanh nghiệp. 

5/9/2022 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtNhiều giải pháp, đảng viên,  doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước161-nhieu-giai-phap-phat-trien-dang-vien-trong-doanh-nghiep-ngoai-khu-vuc-nha-nuoFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương tiếp tục thông tin về Dự án 43haCơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương tiếp tục thông tin về Dự án 43ha

​TTĐT - Chiều 05-5, tại Công an tỉnh Bình Dương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Hội nghị thông tin báo chí vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương (Công ty 3/2). 

Tham dự hội nghị có ông Bùi Hữu Toàn – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đại tá Trần Văn Chính – Phó Giám đốc Công an tỉnh; đại diện Văn phòng Tỉnh ủy, các cơ quan, ban, ngành tỉnh và các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương.


Đại tá Trần Văn Chính – Phó Giám đốc Công an tỉnh​ thông tin về Dự án 43ha

Thông tin tại hội nghị, Đại tá Trần Văn Chính cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Bình Dương đang thụ lý điều tra vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Công ty 3/2 theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 02 ngày 16/12/2019 của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương.

Căn cứ Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương xác định quyền sử dụng đất đối với khu đất 43ha nêu trên theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BK 075229 và số BK 075230 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cấp ngày 06/02/2013 là vật chứng của vụ án. Do đó, ngày 20/4/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương ra quyết định tạm giữ đồ vật, tài liệu số 04 để tạm giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BK 075229, BK 075230 do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú quản lý. Ngày 22/4/2020, đại diện Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú xác định 02 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên đang thế chấp tại ngân hàng. Qua xác minh làm việc xác định: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng khu đất 43ha với Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh bảo lãnh cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công nghiệp Nam Kim vay số tiền 350 tỷ đồng. Ngày 24/4/2020 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương ra quyết định tạm giữ đồ vật, tài liệu số 05 để tạm giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BK 075229, BK 075230 do Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh quản lý và tiến hành thu giữ theo quy định. Đến nay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã tiến hành bàn giao khu đất 43ha cho UBND tỉnh Bình Dương và UBND phường Hòa Phú để bảo quản theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự.

 

Dự án 43ha nằm ngay vị trí "đất vàng" của P.Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một

Qua tài liệu, hồ sơ điều tra thu thập xác định khu đất 43ha nêu trên chưa được Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú đăng ký biến động sau khi Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh TP.Hồ Chí Minh mua lại toàn bộ Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú. Căn cứ Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 thì Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú (do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh TP.Hồ Chí Minh làm chủ) chưa đủ điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,...

Hiện tại, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đang điều tra xác minh làm rõ việc Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng khu đất 43ha với Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh bảo lãnh cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công nghiệp Nam Kim vay số tiền 350 tỷ đồng. 

Để phục vụ công tác điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đề nghị các cá nhân, tổ chức có thực hiện các giao dịch (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,...) liên quan đến quyền sử dụng khu đất 43ha (là vật chứng của vụ án) liên hệ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương (số 666, Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, điều tra viên Đặng Thành Sang, số điện thoại 0913.860.120) để cung cấp thông tin, tài liệu phối hợp giải quyết.   

Ngoài ra, trong quá trình điều tra vụ án Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương xác định việc quản lý, sử dụng khu đất 145ha tại phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương do Công ty 3/2 thực hiện có dấu hiệu vi phạm, gây thất thoát tài sản Nhà nước. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đang tiếp tục điều tra làm rõ xử lý.

Khu đất có diện tích 43ha tại phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một là tài sản Nhà nước giao cho Công ty 3/2 quản lý, sử dụng để thực hiện chủ trương của tỉnh về đầu tư dự án khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ - Đô thị Bình Dương. Năm 2016, Công ty 3/2 đã chuyển nhượng khu đất này cho Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú với giá là 250.110.964.496 đồng (giá do các bên tự thỏa thuận). Việc chuyển nhượng 43ha đất do Công ty 3/2 thực hiện không đúng quy định về thẩm định giá, đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 27, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, gây thất thoát số tiền 126.806.296.604 đồng so với Bảng giá đất quy định của UBND tỉnh Bình Dương tại thời điểm chuyển nhượng năm 2016 (Cơ quan CSĐT sẽ yêu cầu định giá để xác định giá trị thiệt hại thực tế cụ thể). Hành vi sai phạm nêu trên do các cá nhân gồm ông Nguyễn Văn Minh, ông Trần Nguyên Vũ và ông Huỳnh Thanh Hải thực hiện đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Do đó, ngày 07/4/2020 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với các ông: Nguyễn Văn Minh, Trần Nguyên Vũ, Huỳnh Thanh Hải về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 Bộ luật Hình sự.


5/5/2020 11:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin/CMSImageNew/2020-05/Tin 5 - Du an 43ha.mp3Xem chi tiếtthông tin, báo chí, 43ha907-co-quan-canh-sat-dieu-tra-cong-an-tinh-binh-duong-tiep-tuc-thong-tin-ve-du-an-43hTrue121000
1.00
121,000
1.00
0
False
Từ ngày 01/4/2024, Trường Đại học Thủ Dầu Một nhận hồ sơ xét tuyển đại học sớm Từ ngày 01/4/2024, Trường Đại học Thủ Dầu Một nhận hồ sơ xét tuyển đại học sớm

TTĐT - ​Từ ngày 01/4/2024, Trường Đại học Thủ Dầu Một bắt đầu tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 theo phương thức xét học bạ và xét tuyển học sinh giỏi.

Năm 2024, Trường Đại học Thủ Dầu Một tuyển sinh 40 ngành đào tạo bậc đại học chính quy. Theo phương án tuyển sinh, nhà trường tổ chức tiếp nhận hồ sơ xét tuyển 36 ngành đào tạo theo phương thức học bạ và xét tuyển thí sinh đạt học sinh giỏi từ ngày 01/4/2024. Hai phương thức xét tuyển này giúp thí sinh chủ động đăng ký xét tuyển vào ngành học yêu thích, tăng cơ hội trúng tuyển dựa trên kết quả học tập đã có của bậc THPT.

Thời gian Trường nhận hồ sơ xét tuyển sớm từ ngày 01/04/2024 đến 17 giờ 00 ngày 25/6/2024. Nhà trường dự kiến công bố kết quả trúng tuyển của thí sinh vào lúc 17 giờ ngày 05/7/2024.

Để được xét tuyển, thí sinh có thể đăng ký bằng hình thức trực tuyến (online) theo đường link: https://dkmh.tdmu.edu.vn/#/dkxt, hoặc có thể nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Trung tâm Tuyển sinh của Trường.

Cụ thể, Đối với phương thức xét học bạ (có 02 hình thức):

+ Hình thức 1: Xét điểm trung bình chung 3 học kỳ (HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12) theo tổ hợp môn;

+ Hình thức 2: Xét điểm trung bình các môn (điểm tổng kết cả năm) năm lớp 12 theo tổ hợp môn.

Ngưỡng đảm chất lượng đầu vào của phương thức xét học bạ (chưa tính điểm ưu tiên) thì thí sinh phải có tổng điểm của tổ hợp 3 môn phải đạt từ 15 điểm trở lên.

Đối với phương thức xét tuyển các thí sinh đạt học sinh giỏi bậc THPT, ngoài các đối tượng được tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các thí sinh đạt học sinh giỏi một trong ba năm (lớp 10, 11, 12) cũng được xét tuyển sớm. Điểm trung bình các môn cả năm đạt từ 8.0 trở lên (xếp loại học lực Giỏi).

Lưu ý: Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 6 nguyện vọng, các nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, khi xét trúng tuyển chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất.

Bên cạnh đó, đối với các thí sinh thi năng khiếu, Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức thi vào ngày 03/7/2024. Nhà trường cũng sử dụng kết quả thi năng khiếu của thí sinh thi ở các trường đại học khác phù hợp với môn năng khiếu của Trường Đại học Thủ Dầu Một.​

xettuyensom1.jpg

Mọi thắc mắc về thông tin tuyển sinh, vui lòng liên hệ: Trung tâm Tuyển sinh, Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Địa chỉ: Cổng 3, số 6 Trần Văn Ơn, phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Website: www.tuyensinh.tdmu.edu.vn 
Email: trungtamtuyensinh@tdmu.edu.vn
Điện thoại: (0274) 3835677 – (0274) 3844340 – (0274) 3844341
Fanpage: https://www.facebook.com/tuyensinhTDMU
Hotline: 19009171 - 0911.022.322​

3/29/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết124-tu-ngay-01-4-2024-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-nhan-ho-so-xet-tuyen-dai-hoc-somTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Trao quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và nghỉ hưu cho cán bộTrao quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và nghỉ hưu cho cán bộ

​TTĐT - Sáng 22-02, tại Văn phòng Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và nghỉ hưu cho một số cán bộ. 

​Tham dự buổi lễ có các ông: Phạm Văn Cành-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trần Thanh Liêm-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Hữu Từ-Phó Bí thư Tỉnh ủy, cùng đại diện một số sở, ngành của tỉnh.

Theo đó, có 06 đồng chí được điều động, bổ nhiệm, 01 đồng chí được bổ nhiệm lại, 02 đồng chí nhận quyết định nghỉ hưu.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Văn Cành-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận những đóng góp của các đồng chí nhận quyết định nghỉ hưu dịp này đối với sự phát triển của tỉnh nhà trong suốt quá trình công tác vừa qua; đồng thời mong muốn các đồng chí sau khi nghỉ hưu tiếp tục có những đóng góp cho sự phát triển của địa phương và tỉnh nhà. Đối với các đồng chí được điều động, bổ nhiệm mới cần tích cực học tập để cùng tập thể đơn vị mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tiếp tục góp phần củng cố khối đoàn kết của cơ quan; đồng chí được bổ nhiệm lại cố gắng phát huy những thành tích đạt được trong quá trình công tác vừa qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.   

IMG_6891_.JPG

  Ông Phạm Văn Cành (bìa phải) -Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Trần Thanh Liêm (thứ ba từ trái qua) - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định và tặng hoa cho các cán bộ được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại


Các đồng chí được điều động, bổ nhiệm mới, gồm:

1/ Thái Trần Quốc Bảo-Chánh Văn phòng Ban Tổ chức Tỉnh ủy được điều động và bổ nhiệm giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh;

2/ Nguyễn Quốc Trí-Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy được điều động và bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở Tư pháp;

3/ Nguyễn Ngọc Hằng-Phó trưởng Ban Văn hóa Xã hội-HĐND tỉnh được điều động và bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở Lao động,  Thương binh và Xã hội;

4/ Trần Xuân Lâm-Trưởng phòng Kinh tế ngành-Văn phòng UBND tỉnh được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh Thanh tra tỉnh;  

5/ Nguyễn Khoa Diệu An-Phó Trưởng phòng Tổng hợp - Văn phòng UBND tỉnh được bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh;

6/ Trần Văn Nguyên-Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm được bổ nhiệm giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các đồng chí được bổ nhiệm lại, gồm:

1/ Dương Ngọc Vân được bổ nhiệm lại chức vụ Phó Giám đốc Sở Tài chính.

Các đồng chí nghỉ hưu, gồm:

1/ Trần Chí Thanh-Nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Huyện ủy Dầu Tiếng;

2/ Nguyễn Hữu Lộc-Nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Huyện ủy Bắc Tân Uyên.


2/22/2016 12:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtcan bo, trao quyet dinh bo nhiem can bo, bo nhiem can bo8868-Trao-quyet-dinh-bo-nhiem-bo-nhiem-lai-va-nghi-huu-cho-can-bo
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt NamBí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

TTĐT - ​Chiều 29-01, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã  tiếp Đoàn công tác Tập đoàn Cao su Việt Nam đến thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh.​

Tại buổi tiếp, ông Lê Thanh Hưng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết, năm 2023, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên, người lao động, Tập đoàn đã hoàn thành các chỉ tiêu về kế hoạch sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách; tiếp tục đưa Tập đoàn phát triển ổn định, bền vững. 

IMG_BTTUNVLTD8759.JPG

IMGBTTUtiepTDCS_8752 (1).JPG

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi chủ trì tiếp Đoàn lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Năm 2023, Tập đoàn đã khai thác 445.000 tấn mủ cao su, đạt 104,7% kế hoạch năm; tổng doanh thu 24.485 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt 3.406 tỷ đồng; nộp ngân sách 4.200 tỷ đồng; tiền lương bình quân 7,54 triệu đồng/người/tháng; thu nhập bình quân 8,24 triệu đồng/người/tháng…

Trước thềm năm mới, Xuân Giáp Thìn 2024, ông Lê Thanh Hưng chúc lãnh đạo Tỉnh ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh cùng nhân dân trong tỉnh năm mới nhiều thắng lợi mới, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Ông mong muốn tỉnh tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để các công ty cao su trên địa bàn tỉnh sản xuất kinh doanh hiệu quả.

IMGBTTUtiepTDCS_8752 (2).JPG

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại buổi tiếp

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi chúc mừng những kết quả Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã đạt được trong năm qua. Bí thư Tỉnh ủy cảm ơn Tập đoàn và các công ty cao su trên địa bàn tỉnh đã đồng hành cùng sự phát triển của Bình Dương thời gian qua. Bí thư mong muốn thời gian tới, Bình Dương và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ, cùng hỗ trợ nhau phát triển trên nhiều lĩnh vực tiềm năng như: công nghiệp, đô thị và dịch vụ.

IMGCHUPANHLN_8761.JPG

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Nhân dịp năm mới, Bí thư Tỉnh ủy chúc lãnh đạo Tập đoàn cùng các công ty và toàn thể viên chức, công ​nhân, người lao động năm mới sức khỏe, hạnh phúc, đạt nhiều thắng lợi mới.​

1/29/2024 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi,Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam870-bi-thu-tinh-uy-nguyen-van-loi-tiep-tap-doan-cong-nghiep-cao-su-viet-naTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Lực lượng vũ trang tỉnh quyết tâm gặt hái thêm nhiều chiến côngLực lượng vũ trang tỉnh quyết tâm gặt hái thêm nhiều chiến công

TTĐT - ​Sáng 22-12, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bình Dương do ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh nhân kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023) và 34 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2023).

​Cùng dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành và TP. Thủ Dầu Một.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

bochihuy.jpg

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh​

Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao những nỗ lực của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh trong công tác sẵn sàng chiến đấu, phối hợp xử lý các vấn đề trên địa bàn; đồng thời tập trung xây dựng lực lượng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Từ đó đóng góp quan trọng vào thành quả phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà; quốc phòng - an ninh được củng cố và tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, Bình Dương có nhiều mô hình quân sự - quốc phòng được đánh giá cao. Điển hình là mô hình Đại đội Dân quân thường trực tỉnh, Trung đội Dân quân thường trực hoạt động trong khu công nghiệp. Năm 2023, Bình Dương đã được Bộ Quốc phòng chọn làm điểm tổng kết và tham quan mô hình điểm về công tác quốc phòng địa phương và dân quân tự vệ. Đây là niềm vinh dự cho LLVT tỉnh nhà.

bochihuy 1.jpg

Lãnh đạo tỉnh trao tặng lẵng hoa chúc mừng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Năm 2024 là năm có nhiều mục tiêu lớn và sự kiện quan trọng. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi bày tỏ tin tưởng, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm chính trị cao, LLVT tỉnh sẽ tiếp tục phát huy tinh thần chủ động trong mọi tình huống; gặt hái thêm nhiều chiến công mới và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Quân khu 7 và tỉnh giao. Tỉnh Bình Dương sẽ đầu tư tương xứng cho LLVT tỉnh nhà để các chiến sĩ yên tâm bảo vệ quê hương, đất nước, vì hạnh phúc no ấm của nhân dân.

bochihuy 3.jpg

Lãnh đạo Công an tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh​

Bày tỏ xúc động trước sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, Đại tá Nguyễn Hoàng Minh - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vui mừng báo cáo với lãnh đạo tỉnh, năm 2023 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã hoàn thành đạt và vượt cá​c chỉ tiêu được giao. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vinh dự được Bộ Quốc phòng tặng Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua quyết thắng.  

bochihuy 2.jpg

Lãnh đạo TP.Thủ Dầu Một tặng lẵng hoa chúc mừng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Đại tá Nguyễn Hoàng Minh cảm ơn những tình cảm tốt đẹp, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương dành cho LLVT tỉnh. Thời gian tới, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an nắm chắc địa bàn, bảo đảm tốt quốc phòng, an ninh; tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền địa phương, tuyệt đối không để xảy ra tình huống bất ngờ, tiếp tục hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

12/22/2023 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtLực lượng vũ trang, quyết tâm, gặt hái, chiến công912-luc-luong-vu-trang-tinh-quyet-tam-gat-hai-them-nhieu-chien-conTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.5
2
Chung tay hành động bảo vệ môi trườngChung tay hành động bảo vệ môi trường


Tạo sự thay đổi về nhận thức bảo vệ môi trường

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, trong bối cảnh công tác BVMT của tỉnh chịu áp lực lớn từ tốc độ phát triển nhanh về công nghiệp và đô thị, tình hình kinh tế còn khó khăn và biến đổi khí hậu toàn cầu phức tạp, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội đã chủ động ký kết và triển khai thực hiện các Nghị quyết liên tịch về phối hợp hành động BVMT, quản lý tài nguyên.

Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch giai đoạn 2011-2015, đã nâng cao được nhận thức về BVMT trong cộng đồng dân cư về ý thức, trách nhiệm và chuyển biến thành hành vi tham gia BVMT, tạo sự thay đổi về nhận thức BVMT của cả hệ thống chính trị. Cụ thể, từ việc triển khai công tác phối hợp BVMT, nhiều mô hình mới về BVMT đã được triển khai thực hiện. Một trong số đó, nổi bật nhất là mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường”. 

Từ 36 mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” được xây dựng ban đầu, đến nay toàn tỉnh đã có 596 tổ tự quản BVMT với 8.029 thành viên tại các khu dân cư. Việc triển khai mô hình tại các địa bàn khu dân cư đã đem lại nhiều hiệu quả rõ nét, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với công tác BVMT thể hiện qua những hành động cụ thể, thiết thực như: giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ngay từ gia đình đến nơi công cộng; thu gom và đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định; nhắc nhở động viên nhau tham gia công tác BVMT. 


 
Công tác dọn dẹp vệ sinh ở các khu dân cư luôn nhận được sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân
    
Ngoài các mô hình tổ tự quản về BVMT, còn có câu lạc bộ phụ nữ tham gia BVMT. Cụ thể, từ 2 câu lạc bộ được xây dựng trong giai đoạn 2006-2010, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã tiếp tục thành lập và duy trì được 189 câu lạc bộ, tổ, nhóm về BVMT, xây dựng nếp sống văn minh đô thị; 60 câu lạc bộ “Ngôi nhà xanh” gắn với mô hình thực hiện “05 không, 03 sạch” và xây dựng mô hình trồng cây lấy lá (trồng chuối), hạn chế sử dụng túi ni lon, góp phần BVMT.
Thông qua hoạt động phối hợp BVMT đã tạo ra được các phong trào tham gia bảo vệ của đông đảo cộng đồng dân cư; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức-chính trị xã hội đã thể hiện được vai trò trong việc tham gia vào các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và BVMT của địa phương. Bằng việc thực hiện Nghị quyết liên tịch, công tác BVMT tại các đoàn thể ngày càng có định hướng hơn, tập trung hơn và mang tính thống nhất, hệ thống hơn, đồng thời góp phần tăng cường nguồn lực cho các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia BVMT.
    
Cải thiện chất lượng môi trường trong các khu dân cư, đô thị

Để giữ vững mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững, kế hoạch BVMT tỉnh giai đoạn 2016-2020 khẳng định quan điểm về BVMT trên địa bàn là BVMT vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển; BVMT phải theo phương châm lấy phòng ngừa là chính, đi đôi với kiểm soát, xử lý ô nhiễm; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. 


     
Công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường đã được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện 

Xuất phát từ quan điểm trên, Nghị quyết liên tịch phối hợp hành động BVMT giai đoạn 2016-2020 hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng Bình Dương là nơi có môi trường sống tốt, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và BVMT; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường trong các khu dân cư, đô thị; quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên; đảm bảo cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, để đạt được những mục tiêu phối hợp hành động BVMT giai đoạn 2016-2020, trong thời gian tới, Sở bổ sung triển khai nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào Nghị quyết liên tịch; mở rộng việc ký kết Nghị quyết liên tịch với các ban Đảng, các cơ quan truyền thông và các tổ chức khác. Tổ chức tuyên truyền, vận động, lựa chọn địa bàn, khu vực và đơn vị phối hợp tổ chức thí điểm việc phân loại rác tại nguồn; hướng dẫn việc tái chế, tái sử dụng chất thải, sản xuất và thu hồi năng lượng từ chất thải.

Triển khai các hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu; hướng dẫn xây dựng các mô hình khu dân cư ứng phó với biến đổi khí hậu. Kiên quyết đấu tranh, xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị của nhân dân. Thành lập Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường tỉnh; huy động sự tham gia của các nhà khoa học, cộng đồng, các tổ chức chính trị-xã hội với vai trò giám sát, phản biện trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và các chương trình, kế hoạch về BVMT.


  
Rác thải sinh hoạt được tập trung thu gom đúng nơi quy định góp phần bảo vệ môi trường 

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về BVMT cho cộng đồng theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền. Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, tiêu dùng bền vững, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải; lồng ghép tiêu chí môi trường trong công tác thi đua, khen thưởng.

Tiếp tục gắn nội dung BVMT, quản lý tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu với các phong trào, cuộc vận động, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp về tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư, doanh nghiệp tham gia thực hiện phân loại rác tại nguồn. Vận động, khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh, dịch vụ BVMT. Huy động các nguồn lực tại chỗ của cộng đồng cùng nhà nước xây dựng hạ tầng cơ sở về thu gom, xử lý, tái chế chất thải, giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trường khu dân cư.

Phát huy hết tiềm năng của lực lượng trí thức trong Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật để nghiên cứu khoa học về môi trường, phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong BVMT, trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và tham gia góp ý, phản biện về mặt môi trường đối với các dự án đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội.

 

Thi vẽ tranh cổ động về công tác bảo vệ môi trường 

Bên cạnh đó, để công tác BVMT đạt hiệu quả, các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp tài liệu truyền thông trực quan sinh động để thu hút sự quan tâm của người dân như: các video clip, tranh ảnh về tác hại của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, hậu quả sử dụng túi ni long, tác hại khi xả các chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường và mức độ ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người, nguồn tài nguyên thiên nhiên và cả thế hệ tương lai.

Phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn cho Ban chủ nhiệm, thành viên Câu lạc bộ, mô hình, tổ, nhóm, tuyên truyền viên, cộng tác viên nhằm cung cấp kiến thức và nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho các thành viên để các mô hình, câu lạc bộ hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường cử cán bộ có kiến thức hiểu biết về môi trường, có khả năng hướng dẫn, tuyên truyền xuống tại các hội, đoàn thể, cở sở để tuyên truyền và tập huấn cho đối tượng trực tiếp tham gia công tác BVMT. Các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương có hướng dẫn và triển khai các chính sách hỗ trợ về vốn, chuyển giao công nghệ, trang bị máy móc, cơ sở vật chất cho các cơ sở doanh nghiệp. 

11/27/2015 4:10 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtBao ve moi truong8584-Chung-tay-hanh-dong-bao-ve-moi-truong
Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh an toànHỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn

TTĐT - ​Chiều 11-10, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh làm Trưởng đoàn cùng lãnh đạo UBND tỉnh, một số sở, ngành, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN)  tỉnh và lãnh đạo TP.Thủ Dầu Một đã tham dự Lễ công bố thành lập Trạm Y tế lưu động trong Khu công nghiệp (KCN) Đồng An 2, phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một.

​​Trạm Y tế lưu động KCN Đồng An 2 do Công ty Hưng Thịnh làm chủ đầu tư theo chủ trương của UBND tỉnh trong việc xã hội hóa y tế, khám và điều trị cho người lao động bị nhiễm Covid-19 theo phương châm "vừa sản xuất, vừa chống dịch" trong tình hình mới.

Trạm y tế lưu động KCN Đồng An 2 hoạt động 24/7, có thể đảm nhiệm chức năng thu dung và điều trị tại chỗ cho 20-30 bệnh nhân F0 tầng 1 và đủ khả năng sơ cấp cứu và chuyển tuyến trên các ca nặng để các doanh nghiệp yên tâm sản xuất bình thường trở lại.

IMG_7423.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao (thứ 3, từ phải qua) tặng hoa và quà chúc mừng việc thành lập Trạm y tế lưu động KCN Đồng An 2

Chiều cùng ngày, Đoàn công tác đã gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với một số doanh nghiệp trong KCN Đồng An 2 để kiểm tra, khảo sát thực tế công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tại  buổi đối thoại, đại diện các doanh nghiệp trong KCN Đồng An 2 đã nêu những khó khăn, vướng mắc trong việc khôi phục lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đầu tháng 10 đến nay và trong thời gian sắp tới. Trong đó, có vướng mắc về test Covid-19 cho công nhân lao động trong doanh nghiệp và lưu thông trên địa bàn tỉnh, với  các tỉnh, thành giáp ranh. Các doanh nghiệp cho biết đang dần chuyển qua phương án "3 xanh". Để khắc phục khó khăn, thời gian tới các doanh nghiệp sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh nỗ lực để từng bước phục hồi sản xuất, phấn đấu đạt giá trị sản xuất cao trong năm 2021.

Qua nắm bắt những ý kiến, kiến  nghị của cácdoanh nghiệp , ông Nguyễn Hoàng Thao cho biết, với sự vào cuộc tích cực của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tới nay, dịch bệnh trong tỉnh đã từng bước được kiểm soát và cơ bản được đẩy lùi. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp với nguyên tắc sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các doanh nghiệp  với vai trò là chủ thể của quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tỉnh để thống nhất phương án sản xuất, lưu thông hàng hóa, đi lại và ăn ở của người lao động, phải bảo đảm an toàn tuyệt đối phòng, chống dịch trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đánh giá cao việc các doanh nghiệp đã rất tích cực đồng hành cùng tỉnh nỗ lực khôi phục sản xuất, kinh doanh nhằm đẩy mạnh sản xuất để tăng doanh thu, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đặc biệt là giữ khách hàng. Tỉnh sẽ ghi nhận tất cả các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp để tiếp tục xây dựng giải pháp tháo gỡ tốt nhất, giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất, bảo đảm sản xuất an toàn.

Song song với việc đồng hành cùng donah nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh và chăm lo, hỗ trợ người lao động, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị các sở, ngành, địa phương và Ban quản lý các KCN tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch; bảo đảm vừa chống dịch tốt, vừa sản xuất kinh doanh an toàn, hiệu quả, bảo vệ an toàn tuyệt đối sức khỏe, tính mạng của người lao động.

10/12/2021 1:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtHỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn817-ho-tro-doanh-nghiep-phuc-hoi-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh-an-toaTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4.25
2
Bình Dương thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa Bình Dương thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa

TTĐT - Tháng 7 là khoảng thời gian cao điểm dành cho các hoạt động hướng về cội nguồn. Đây cũng là dịp để các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Bình Dương thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công với cách mạng. 

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Bình Dương có 16.560 liệt sĩ; 4.939 thương binh, 640 bệnh binh, hàng chục ngàn đồng bào bị địch giết hại, bắt bớ, tù đày, bị tra tấn dã man…

Mặc dù chiến tranh đã qua đi gần nửa thế kỷ nhưng đau thương mất mát vẫn còn đó. Hàng ngày trên các phương tiện truyền thông chưa bao giờ hết thông tin tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, những người đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc vẫn còn đâu đó giữa lòng sông, giữa những cánh rừng sâu… Đó là nỗi đau khôn nguôi đối với các gia đình thân nhân liệt sĩ và cũng là niềm day dứt, là trách nhiệm của thế hệ hôm nay.

Trong những năm qua, Bình Dương đã luôn nỗ lực trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xem đây là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác đền ơn đáp nghĩa, góp phần xoa dịu nỗi đau đối với các gia đình thân nhân liệt sĩ. Từ năm 2015 đến nay, tỉnh đã quy tập được 308 hài cốt liệt sĩ và tổ chức truy điệu các liệt sĩ tại nghĩa trang của địa phương trên địa bàn tỉnh.


IMG_0252(2).jpg​​

Bình Dương an táng, truy điệu hài cốt các liệt sĩ hy sinh tại Làng 10 – Dầu Tiếng nay là ấp Đồng Trai, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng tại Ngh​ĩa trang Liệt sĩ huyện Dầu Tiếng

Mãi mãi tri ân

Cuộc chiến nào cũng có những mất mát hy sinh, trong niềm vui chung của dân tộc trong ngày đại thắng, có những người mẹ, người vợ lặng lẽ đưa tay lau dòng nước mắt khi chồng, con mãi mãi nằm lại nơi chiến trường. 2.136 Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) của Bình Dương là biểu tượng cho sự bất khuất, anh dũng, kiên trung của đất và người Bình Dương. Lịch sử luôn mãi khắc ghi công lao của những người Mẹ đã hiến dâng những người con yêu dấu của mình cho Tổ quốc, cho nền độc lập dân tộc được mãi trường tồn. Dẫu biết công lao to lớn cùng những mất mát hy sinh của các Mẹ VNAH không có gì bù đắp được. Nhưng bằng tình cảm và lòng tri ân sâu sắc, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân luôn cố gắng dành sự quan tâm chăm lo cho các Mẹ VNAH với tất cả những gì có thể, chỉ mong phần nào khoả lấp khoảng trống tình cảm của các Mẹ, thông qua những hoạt động thiết thực cả về vật chất lẫn tinh thần.

td thang TN.JPG

Tỉnh Đoàn thăm và tặng quà cho Mẹ VNAH Phạm Thị Trừu, TP. Thuận An

Ngoài các chế độ ưu đãi của Nhà nước, còn nhiều hoạt động tri ân đối với các Mẹ như phân công các cơ quan, đơn vị nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời đối với các Mẹ còn sống, thường xuyên thăm viếng, động viên, an ủi nhân các ngày lễ, Tết; thăm hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.

IMG_7644 thăm Võ Thị Ước, con LS  P Chánh Mỹ TP TDNM.JPG

Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam thăm và tặng quà bà Võ Thị Ước, con liệt sĩ phường Chánh Mỹ, TP Thủ Dầu Một​

Bình Dương xác định công tác đền ơn đáp nghĩa không chỉ thể hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta mà qua thông qua các hoạt động còn góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, vun bồi, phát huy truyền thống yêu nước, hướng về cội nguồn cho các thế hệ. Từ những số liệu cụ thể cho thấy, tỉnh Bình Dương đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác đền ơn đáp nghĩa trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân các đối tượng chính sách tự vươn lên. Từ đó đời sống vật chất, tinh thần các gia đình chính sách ngày càng được nâng cao. Điều đáng mừng là đến nay, 99,92% người có công trong tỉnh có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân cùng nơi cư trú. Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Bình Dương là 01 trong 02 tỉnh đầu tiên đạt 100% các xã, phường, thị trấn được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công nhận "Làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công" và cho đến nay vẫn giữ vững danh hiệu này. Tính đến nay, Bình Dương đã xác lập hồ sơ và giải quyết chế độ chính sách trên 64.000 đối tượng người có công. Trong đó, chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng trên 7.900 đối tượng, với số tiền trên 14,1 tỷ đồng/tháng. Bình Dương cũng là một trong những địa phương thực hiện tốt các hoạt động xây dựng nhà ở, hỗ trợ thân nhân, con em gia đình thương binh, liệt sĩ, đỡ đầu hộ nghèo và gia đình chính sách. Từ năm 1997 đến nay, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức xây dựng, sửa chữa trên 6.600 căn căn nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng, với tổng kinh phí trên 148 tỷ đồng. 

so LDTB 22.jpg

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Công ty Xổ số kiến thiết tặng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách

Cùng với vai trò chủ đạo của Nhà nước, công tác chăm sóc thương binh, liệt sĩ, người có công đã huy động được nguồn lực lớn trong cộng đồng, tạo được sức lan tỏa sâu rộng. Trong năm 2019, toàn tỉnh đã huy động đóng góp Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" trên 5,4 tỷ đồng. Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2020), dự kiến kinh phí từ ngân sách chi cho các đối tượng khoảng hơn 17 tỷ (Trung ương khoảng 3,7 tỷ, của tỉnh khoảng 14 tỷ).​

Bà Nguyễn Ngọc Hằng - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội cho biết: "Kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7 là dịp để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phát huy truyền thống, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" để tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc, đền ơn đáp nghĩa đối với người có công và thân nhân người có công với cách mạng. Sở đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức các đoàn lãnh đạo của tỉnh đến thăm hỏi và tặng quà cho người có công với cách mạng. Đồng thời phối hợp các sở, ban ngành tổ chức lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại khu mộ trong các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tổ chức xây dựng và bàn giao nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng".

Ngoài ra, Sở còn tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác chính sách đối với người có công với cách mạng ở các địa phương, nhất là công tác nâng cao đời sống của đối tượng chính sách nhằm giữ vững danh hiệu "Xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công", đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn đạt danh hiệu. Hướng dẫn địa phương bình xét thương binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu để đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố công nhận đạt danh hiệu "Người công dân kiểu mẫu", "Gia đình cách mạng gương mẫu"; cũng như biểu dương những đơn vị, cá nhân có nhiều đóng góp cho phong trào "Đền ơn đáp nghĩa".

Các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách thời gian qua của Bình Dương đã góp phần hàn gắn những nỗi đau sau chiến tranh, giáo dục thế hệ trẻ hướng về cội nguồn dân tộc.

​ 

7/27/2020 7:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiBài viếtXem chi tiếtBình Dương, thực hiện tốt, công tác, đền ơn, đáp nghĩa 595-binh-duong-thuc-hien-tot-cong-tac-den-on-dap-nghiaTrue121000
1.00
121,000
1.50
0
False
5
1
Khơi dậy những tiềm năng để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Khơi dậy những tiềm năng để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

TTĐT - ​Sáng 07-10, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Chương trình "Đối thoại với cử tri" với chủ đề "Nghề và làng nghề truyền thống tỉnh Bình Dương: Khơi dậy những tiềm năng". Chương trình được phát trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương.

​​Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi đối thoại.

Chương trình nhằm tạo diễn đàn để người dân và cơ quan quản lý Nhà nước cùng trao đổi, lắng nghe và phản hồi các ý kiến, nguyện vọng của cử tri đối với thực trạng và tiềm năng phát triển của các nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hiện nay. Qua đó, góp phần giải quyết kịp thời các vấn đề thực tiễn đặt ra, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và nhân dân tỉnh nhà.

Cần có chính sách bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

Trong không khí cởi mở, các cử tri đã thẳng thắn trao đổi, chia sẻ bày tỏ ý kiến, kiến nghị, tập trung vào các vấn đề: Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với các nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hiện nay; nhận định những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và làm rõ các nguyên nhân hạn chế, khó khăn trong phát triển các nghề truyền thống tại địa phương; những định hướng, giải pháp của tỉnh đối với sự phát triển các nghề truyền thống trong lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

tchnIMG_5308.JPG

Toàn cảnh Chương trình

Bà Võ Thị Thanh Hương – Đại biểu HĐND tỉnh đặt câu hỏi: "Được biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030, đề nghị Sở NN&PTNT cho biết tỉnh đã triển khai thực hiện chương trình này như thế nào để có thể vừa bảo tồn và phát triển vừa tạo điều kiện khơi dậy các tiềm năng phát triển của các nghề truyền thống của Bình Dương trong thời gian tới?"

Về vấn đề này, ông Hồ Trúc Thanh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thực hiện Quyết định 801 của Chính phủ, UBND tỉnh chỉ đạo Sở tham mưu phối hợp các địa phương xây dựng dự thảo kế hoạch đồng thời rà soát đánh giá lại hiện trạng làng nghề nông thôn, trên cơ sở các tiêu chí để có các chính sách hỗ trợ cho nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh tổ chức công nhận nghệ nhân, thợ giỏi. Thời gian tới, Sở phối hợp  tham mưu cơ chế chính sách đào tạo nghề làm duy trì phát huy những giá trị, tinh hoa, sáng tạo của nghệ nhân, lưu giữ ngành nghề truyền thống. Đồng thời phối hợp Sở Công Thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát triển du lịch gắn với nghề truyền thống, đưa sản phẩm nghề truyền thống vươn ra thị trường thế giới.

bavthIMG_5290.JPG

đbdchIMG_5296.JPG

Các cử tri đặt câu hỏi tại Chương trình

Trả lời câu hỏi của cử tri tại phường Tương Bình Hiệp, TP. Thủ Dầu Một qua đường dây nóng về các chính sách, chương trình hỗ trợ để giữ gìn nghề, truyền nghề cũng như thu hút người lao động trẻ quan tâm tham gia học các nghề truyền thống, ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, hiện nay việc đào tạo các ngành nghề truyền thống chủ yếu qua truyền nghề từ các nghệ nhân lớn tuổi. Theo quy định hiện hành chưa có chính sách cụ thể đối với các ngành nghề truyền thống. Tuy nhiên trong danh mục ngành nghề đào tạo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành có những danh mục ngành nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội lại có nhu cầu. Trong đó có 3 nhóm nghề là nghề sơn mài, nghề điêu khắc và kỹ thuật điêu khắc cổ. Khi học các ngành nghề này người học được miễn học phí.

Ngoài ra, trong thời gian tới Sở tiếp tục phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành chính sách để thu hút những người học các ngành nghề truyền thống. "Riêng góc độ Sở, chúng tôi sẽ tiếp tục công tác truyền thông, làm sao để thu hút nhiều người tham gia học nghề nói chung, và đặc biệt là các nghành nghề truyền thống. Đồng thời phải nâng cao chất lượng đào tạo, thông qua việc nâng cao chất lượng đào tạo sẽ tiếp tục thu hút nhiều người vào học. Đặc biệt là đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và đào tạo theo chương trình yêu cầu mà hiện nay các sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp đang cần để sản xuất. Để công tác thu hút người học này có hiệu quả, cần phải chú trọng vấn đề giải quyết việc làm sau đào tạo. Do đó, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với hiệp hội các ngành hàng, cũng như các doanh nghiệp sản xuất các ngành hàng truyền thống này, để đảm bảo người học sau đào tạo có việc làm và có được thu nhập xứng đáng", ông Tuyên cho biết thêm.

onghttIMG_5284.JPG

sldIMG_5293.JPG

soctIMG_5305.JPG

Lãnh đạo các sở ngành trả lời câu hỏi của cử tri

Chủ trương chung của tỉnh di dời các cơ sở sản xuất ở khu vực phía Nam lên phía Bắc, kể cả đối với các cơ sở nghề truyền thống. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc vừa có thể duy trì sản xuất cho các cơ sở, vừa có thể bảo tồn và gìn giữ nghề truyền thống. Cử tri Huỳnh Văn Bình (TP.Tân Uyên) đặt vấn đề định hướng giải pháp của tỉnh thực hiện công tác di dời để đảm bảo hài hòa giữa hai yếu tố trên. 

Bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, để thực hiện cái công tác di dời, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở ngành chuẩn bị một số nội dung. Cụ thể, xây dựng tiêu chí di dời, trên cơ sở tiêu chí này sẽ có những tiêu chí cụ thể để thực hiện công tác di dời và chuyển đổi công năng. Và đối với ngành nghề truyền thống, Sở cũng sẽ tham mưu đề xuất có những tiêu chí đặc biệt để làm sao cho các ngành nghề truyền thống, gốm sứ, cũng như sơn mài điêu khắc được tiếp tục phát triển và bảo tồn.

Để thực hiện được công tác di dời này hiệu quả phải có chính sách cụ thể. Hiện nay Sở Công Thương đang phối hợp với các sở ngành, thành viên các Ban chỉ đạo tham mưu xây dựng một số các chính sách, sau khi chính sách được HĐND tỉnh ban hành nghị quyết, Sở sẽ triển khai thực hiện để hỗ trợ cho các doanh nghiệp di dời.

Sở Công Thương cũng phối hợp với các địa phương rà soát và lên phương án phát triển các cụm công nghiệp tích hợp vào quy hoạch của tỉnh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050. Sau khi quy hoạch của tỉnh được phê duyệt, sẽ triển khai thực hiện các cụm công nghiệp để phục vụ cho công tác di dời của các doanh nghiệp. Ưu tiên hàng đầu là chính sách hỗ trợ về giá thuê đất…

Xây dựng "chỗ đứng" cho các sản phẩm làng nghề

Các làng nghề không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa mà còn là nơi bảo tồn, lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật, truyền từ đời này sang đời khác, với những sản phẩm vừa mang bản sắc riêng vừa thể hiện nét độc đáo của cả dân tộc. Để khơi dậy những tiềm năng giúp lưu giữ và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, theo TS. Phạm Lan Hương - Giảng viên chính của trường Đại học Văn hoá TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương cần đánh giá các giải pháp đang triển khai, đang thực hiện để xem giải pháp nào hiệu quả sẽ tiếp tục đẩy mạnh, những giải pháp nào chưa thực sự phù hợp thì bỏ qua. Bên cạnh đó, cần chú trọng về con người, con người ở đây là các chủ thể sáng tạo, chủ thể văn hoá, những người tạo ra các sản phẩm từ các làng nghề thủ công truyền thống, những người đã gìn giữ và trao truyền cho các thế hệ trong tương lai, chính vì vậy cần chú trọng trong việc tôn vinh, công nhận nghệ nhân. Bên cạnh đó không thể nào thiếu đi sự quan tâm đối với các chủ thể sáng tạo trẻ trong việc khuyến khích các bạn đam mê với nghề, với làng nghề và với các giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh.

baPLHIMG_5313.JPG

TS. Phạm Lan Hương - Giảng viên chính của trường Đại học Văn hoá TP. Hồ Chí Minh đóng góp các giải pháp cho tỉnh trong việc gìn giữ bảo tồn các nghề truyền thống

Bà Hương nhấn mạnh: "Vai trò cộng đồng là không thể thiếu được, chính vì vậy trong toàn bộ các giải pháp, trong toàn bộ quá trình phối kết hợp các bên liên quan để thực thi các chủ trương, các chính sách, các đề tài dự án, chúng ta nên chú trọng đến vai trò tham gia của cộng đồng. Ngoài ra, phải phát huy vai trò của các bên trung gian của các hiệp hội, Trung tâm xúc tiến du lịch, các sở, ban ngành trong việc kết nối với các doanh nghiệp… tổ chức các diễn đàn, các buổi trao đổi, chia sẻ để mọi người cùng kể về những câu chuyện về làng nghề, chia sẻ kinh nghiệm cũng như các xu hướng mới, sự phát triển mới của các nghề thủ công, không phải chỉ trong nước, trong khu vực mà còn ở trên thế giới. Và cuối cùng là vai trò của truyền thông, bên cạnh việc chúng ta sử dụng truyền thông truyền thống, nên chú trọng sử dụng các cái trang mạng xã hội và đồng thời tổ chức các cái hoạt động mang tính đa chiều hơn chẳng hạn như các lễ hội, trong đó không thể thiếu vai trò dấu ấn của các làng nghề".

Trong quá trình phát triển, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là sự tác động của nền kinh tế thị trường và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến không ít các nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đang dần mai một. Do đó, cần có các giải pháp hiệu quả hơn nữa đối với việc bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, vừa bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, vừa góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đất và người Bình Dương. Ông Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương cho rằng, muốn tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay doanh nghiệp gốm sứ phải nỗ lực đầu tư nâng cấp cơ sở, đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng quản lý trong sản xuất, tuân thủ quy định bảo vệ môi trường, thực hiện tốt chính sách cho người lao động; tạo ra giá trị sản phẩm đáp ứng đúng tiêu chí của các doanh nghiệp nhập khẩu, nhà bán lẻ trên thế giới.

ông TIMG_5307.JPG

Ông Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương ​kiến nghị

Ông Thành cho rằng vấn đề di dời mang tính sống còn của doanh nghiệp gốm sứ do đa số doanh nghiệp gốm sứ hoạt động kiểu gia đình, sản xuất nhỏ, rất ít doanh nghiệp có những nguồn vốn mua đất để xây dựng nhà máy để có thể di dời. Do đó ông kiến nghị tỉnh có những chính chính sách hỗ trợ về vốn đối với những doanh nghiệp không phù hợp về tiêu chí bắt buộc phải di dời. Đồng thời tỉnh cần quan tâm bố trí cho các doanh nghiệp làng nghề có những vị trí giao thông không quá xa nơi sản xuất cũ để vừa thuận tiện cho việc di chuyển lao động có tay nghề vừa đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách trong phát triển du lịch kết hợp với làng nghề truyền thống.

Để hỗ trợ, giúp các nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh tiếp tục được duy trì, phát triển gắn với phát triển tiềm năng kinh tế, du lịch trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Bình Dương sẽ quy hoạch lại ngành nghề truyền thống của tỉnh. Những ngành nghề nào đã có tiêu chuẩn sẽ có chương trình để mà phát triển mạnh mẽ hơn, những ngành nghề nào đã có truyền thống nhưng chưa đạt tiêu chuẩn, tiếp tục xây dựng đưa vào các ngành nghề mang tính chất truyền thống khôi phục, cũng như bảo tồn và phát triển.

ôngNVDIMG_5318.JPG

Ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Chương trình

Đồng thời quy hoạch không gian phát triển để tạo điều kiện cho các cơ sở truyền thống lâu đời, theo tiêu chí phát triển khoa học, phát triển bền vững, phát triển theo hướng hiện đại, bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ mới, nhưng bảo tồn được cái các giá trị truyền thống, xây dựng các ngành nghề truyền thống trở thành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển du lịch. Trên cơ sở quy hoạch đào tạo nghề, giúp cho người lao động cũng như chủ thể văn hoá nâng cao tay nghề, tạo thương hiệu, uy tín, để sản phẩm cạnh tranh trên thị trường thế giới.

UBND tỉnh chỉ đạo các ngành tăng cường chương trình, phổ biến các chính sách pháp luật cho nhân dân hiểu được, cộng đồng xã hội hiểu được, chủ thể văn hoá hiểu được, người dân hiểu được các giá trị bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống này. Xây dựng cái thể chế, chính sách, cơ chế đặc thù, khuyến khích động viên các cơ sở sản xuất này duy trì được hoạt động, người lao động sống được, làm giàu được từ những nghề truyền thống. Ông yêu cầu các sở ngành tham mưu UBND tỉnh những chính sách của tỉnh, thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, của Chính phủ để hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, làng nghề truyền thống…​

10/7/2023 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiBài thời sự, kýXem chi tiếtKhơi dậy những tiềm năng, bảo tồn, phát triển, nghề, làng nghề truyền thống391-khoi-day-nhung-tiem-nang-de-bao-ton-va-phat-trien-nghe-lang-nghe-truyen-thongTrue
0.00
0
0.00
False
Đội ngũ trí thức đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnhĐội ngũ trí thức đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh

TTĐT - ​Sáng 08-8, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương,​ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Tọa đàm khoa học tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

​​Tham dự có PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các sở, ban ngành.

Nhiều chính sách trọng dụng, đãi ngộ trí thức

Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành và thường xuyên hoàn thiện các chính sách trọng dụng, đãi ngộ trí thức như: Chương trình đào tạo, thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đề án tuyển chọn, đào tạo cán bộ nguồn từ học sinh, sinh viên xuất sắc; chính sách thu hút đối với người có học hàm, học vị về công tác tại trường Đại học Thủ Dầu Một; chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đào tạo nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ giải quyết vấn đề nhà ở cho gia đình cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trẻ gắn với chính sách sử dụng trí thức trẻ, chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về Bình Dương công tác; các chính sách ưu đãi cho ngành giáo dục, đào tạo, y tế; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh, chế độ ưu đãi CBCCVC làm công nghệ thông tin, viễn thông của tỉnh... Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua có sự đóng góp rất quan trọng của đội ngũ trí thức trên tất cả các lĩnh vực.


Ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Sở Nội vụ nêu một số kết quả thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC

Ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, các chính sách đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCCVC tỉnh, đáp ứng một phần nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong quản lý hành chính, y tế, giáo dục. Từ năm 2008-2021, có trên 90.000 lượt CBCCVC của tỉnh được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước, trong đó có 774 CBCCVC đào tạo sau đại học ở trong nước (55 tiến sĩ, 478 thạc sĩ, 32 chuyên khoa cấp II và 209 chuyên khoa cấp I) và 51 CBCCVC đào tạo sau đại học ở nước ngoài (39 tiến sĩ và 12 thạc sĩ).

Cùng với đó, hệ thống cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng, chất lượng ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thu hút trí thức có trình độ cao đến làm việc tại tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 08 trường đại học, 07 trường cao đẳng, 10 trường trung cấp, 13 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN), 06 trung tâm GDNN - giáo dục thường xuyên cấp huyện, 54 cơ sở khác có đăng ký hoạt động GDNN (trong đó có 21 cơ sở công lập và 69 cơ sở ngoài công lập).


Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Việt Long phát biểu tại buổi Tọa đàm

Triển khai Đề án Thành phố thông minh, Bình Dương đẩy mạnh triển khai mô hình hợp tác Ba Nhà (Triple Helix): Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà trường, Viện, để huy động hiệu quả nguồn lực xã hội. Ông Nguyễn Việt Long - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, Bình Dương chú trọng mở rộng, nâng cao vai trò viện trường - trung tâm của tri thức - trong thời kỳ phát triển mới vươn đến kinh tế tri thức, kinh tế số và từng bước vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Tiêu chí lực lượng lao động trí thức, hoạt động đào tạo và nghiên cứu được tỉnh quan tâm triển khai với việc đẩy mạnh tập trung vào thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là chìa khóa quyết định để thu hút đầu tư công nghệ cao cũng như xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Tỉnh không bó hẹp tư duy về thu hút người tài, theo đó không chỉ tập trung thu hút người vào làm việc trong chính quyền, nhà nước, mà còn trong các doanh nghiệp, viện-trường…

Việc thu hút các nhà khoa học tham gia nghiên cứu khoa học đã giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, sản xuất kinh doanh của tỉnh. Nhiều đề tài đã thu hút doanh nghiệp tham gia vào quá trình nghiên cứu như: Đề tài nghiên cứu du lịch nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Phú Giáo đã gắn kết các chuyên gia đầu ngành của Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh trong phát triển mô hình kinh tế mới dựa trên nông nghiệp công nghệ cao, thông qua đề tài đã thu hút Công ty Cổ phần Vinamit, U&I… tham gia đồng hành; hoặc dự án Xây dựng mô hình sản xuất tinh dầu từ phụ phẩm cam sành và bưởi da xanh đã gắn kết các nhà khoa học trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh với các hợp tác xã tại huyện Bắc Tân Uyên...

Cần cơ chế đặc thù

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh cũng còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bình Dương có số học sinh tăng cơ học hàng năm rất lớn nhưng biên chế giáo dục không tăng dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng, nhất là các địa phương phát triển công nghiệp đông người lao động như Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một… Một lớp mầm non trung bình phải có 2,5 giáo viên, tuy nhiên một số trường chỉ có 1 giáo viên/lớp. Trong khi đó, chính sách tiền lương không đủ giữ chân giáo viên gắn bó với ngành.


Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nhật Hằng nêu lên một số khó khăn của ngành Giáo dục

Bên cạnh đó, đội ngũ trí thức của tỉnh phát triển chưa toàn diện, cơ cấu chưa thật sự hợp lý, thiếu chuyên gia giỏi, đầu ngành ở một số lĩnh vực mũi nhọn như: Công nghệ cao, điện tử, tin học, tài chính, y tế, môi trường… Công tác quy hoạch, đánh giá, bố trí sắp xếp và sử dụng cán bộ chưa có bước đột phá, chậm ban hành cơ chế để phát hiện, sử dụng người có đức, có tài nhất là trí thức trẻ, có trình độ chuyên môn cao. Các đề tài nghiên cứu khoa học, đề án mang tính ứng dụng thực tiễn phục vụ sản xuất chưa nhiều.

Do đó, tỉnh Bình Dương kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương rà soát, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi, bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm của trí thức; có chính sách ưu đãi về chế độ tiền lương, điều kiện làm việc, sinh hoạt đối với trí thức, nhất là trí thức làm việc ở vùng khó khăn, vùng phát triển nhanh về công nghiệp, đô thị, có áp lực cao về giáo dục, y tế… Đặc biệt, Trung ương cần có cơ chế đặc thù cho những địa phương có kinh tế tốc độ tăng trưởng nhanh, quy mô lớn được vận dụng một phần nguồn kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng thu hút người lao động thường trú ngoài địa phương nhằm tạo ra lực lượng lao động tri thức ngày càng dồi dào, phong phú nhất là các ngành đặc thù như y tế, giáo dục.

Đồng thời xây dựng một số khu đô thị khoa học công nghệ, trường đại học trọng điểm để thúc đẩy các hoạt động lao động sáng tạo của trí thức trong và ngoài nước. Có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và các địa phương định kỳ tổ chức gặp gỡ, đối thoại và lắng nghe ý kiến của đại diện trí thức.


PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II phát biểu tại buổi Tọa đàm

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, Bình Dương là tỉnh công nghiệp phát triển nhanh, thu hút đầu tư tăng mạnh, nhất là các dự án đầu tư có vốn nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao từ các địa phương khác, kể cả từ nước ngoài đến làm việc, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Ông ghi nhận ý kiến phát biểu của các sở ngành cũng như các đề xuất, kiến nghị của tỉnh tại buổi Tọa đàm. Đoàn sẽ tổng hợp các vấn đề từ thực tiễn của Bình Dương và các tỉnh, thành khác để trình Trung ương xây dựng chủ trương, chính sách liên quan đến xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2019, tổng dân số của tỉnh Bình Dương là 2.426.561 người, trong đó có 452.735 người có trình độ chuyên môn kỹ thuật có bằng cấp chứng chỉ, tăng 3,2 lần (tương ứng 311.128 người) so năm 2009. Tính đến tháng 6/2022, tổng số lao động trên địa bàn tỉnh là 1.948.853 người (tăng 1.354.512 người so năm 2008), trong đó lực lượng lao động đang làm việc tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh là 1.671.419 người, chiếm tỷ lệ 85,76%. Tổng số CBCCVC toàn tỉnh là 28.095 người, trong số người có trình độ học từ cao đẳng trở lên là 25.619 người, chiếm tỷ lệ 91,18%.

8/8/2022 3:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiBài viếtXem chi tiếtđội ngũ, trí thức, đóng góp, quan trọng, sự phát triển, của tỉnh136-doi-ngu-tri-thuc-dong-gop-quan-trong-cho-su-phat-trien-cua-tinTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Ngày 10/7/2023 khởi tranh Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương lần thứ XI, năm 2023 - Cúp Number 1Ngày 10/7/2023 khởi tranh Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương lần thứ XI, năm 2023 - Cúp Number 1

TTĐT - ​Sáng 05-7, tại TP. Thủ Dầu Một, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương (BTV), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Thể dục Thể thao Việt Nam tổ chức Họp báo Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương lần thứ XI, năm 2023 - Cúp Number 1. ​

Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương ra đời từ năm 2012 và luôn có sự đổi mới, nâng cao chất lượng chuyên môn qua từng mùa tổ chức, là nơi hội tụ của các cơ thủ trong cả nước cũng như khu vực.

Mùa Giải lần thứ XI có sự đổi mới về cách thức tổ chức, nhằm tạo điều kiện để các cơ thủ trên khắp cả nước cùng tham gia tranh tài. Theo đó, Giải lần đầu tiên tổ chức Vòng loại mở rộng (các cơ thủ đăng ký tự do) để chọn ra 32 cơ thủ xuất sắc giành quyền vào thi đấu Vòng chung kết cùng 32 cơ thủ khách mời (trong đó gồm: các cơ thủ xuất sắc nhất tại giải Vô địch Quốc gia 2023 và Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương năm 2022, các cơ thủ nổi tiếng...).

bida.JPG

Toàn cảnh buổi họp báo

Vòng loại Giải sẽ diễn ra trong 03 ngày, từ ngày 10 đến 12/7/2023. Vòng chính thức diễn ra trong 04 ngày, từ 13 đến 16/7/2023 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC EXPO, đường Hùng Vương, phường Hoà Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

bida 1.JPG

Ông Lâm Phi Hùng – Giám đốc BTV, Trưởng Ban Tổ chức Giải tặng hoa cho tay cơ vô địch Giải năm 2022 Mã Xuân Cường 

Cơ thủ xuất sắc đạt giải Nhất sẽ nhận được giải thưởng 60 triệu đồng, giải Nhì 30 triệu đồng, giải Ba 15 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức sẽ trao các giải thưởng giá trị cho các cơ thủ qua từng vòng đấu và các giải phụ như cơ thủ ghi nhiều điểm nhất trong 1 lượt cơ, cơ thủ đi ít lượt cơ nhất trong trận đấu (Best Games), cơ thủ Bình Dương xuất sắc nhất (tính từ Vòng 16).

bida 3.jpg

Chiếc Cúp Vô địch Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương lần thứ XI, năm 2023 

Giải được tổ chức nhằm chào mừng sự kiện Bình Dương lần thứ 3 liên tiếp vào "Top 7 Cộng đồng thông minh thế giới". Ngoài ra, Giải đấu cũng sẽ góp phần phát triển phong trào Billiards Carom 3 băng tại Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung.

Đồng hành cùng Giải, BTV có Chương trình Bình luận trước và trong trận đấu; Chuyên mục "Chuyển động Giải", "Cận cảnh Giải", "Những đường cơ đẹp"; trực tiếp các trận đấu trên kênh sóng BTV; livestream các trận đấu trên kênh YouTube BTV Thể thao, Fanpage Phát thanh Truyền hình Bình Dương, Fanpage BTV Thể thao.

bida 4.JPG

Ông Lâm Phi Hùng – Giám đốc BTV, Trưởng Ban Tổ chức Giải phát biểu tại buổi họp báo

Đặc biệt, Chương trình Mini Games sẽ là sân chơi thú vị để khán giả yêu thích môn Bida Carom 3 băng được so tài trực tiếp, cũng như tham gia dự đoán kết quả các trận đấu trên Youtube BTV Thể thao và nhận những phần quà hấp dẫn từ Ban Tổ chức, nhà tài trợ.

bida 5.JPG

Ban Tổ chức và Nhà tài trợ Giải chụp ảnh lưu niệm

7/5/2023 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtNgày 10/7/2023, khởi tranh, Giải, Billiards, Carom, 3 băng, Quốc tế, Bình Dương, lần thứ XI, năm 2023, Cúp, Number 168-ngay-10-7-2023-khoi-tranh-giai-billiards-carom-3-bang-quoc-te-binh-duong-lan-thu-xi-nam-2023-cup-number-True121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Bí thư Tỉnh ủy tham quan Triển lãm Công nghiệp và Sản xuất Việt Nam năm 2023Bí thư Tỉnh ủy tham quan Triển lãm Công nghiệp và Sản xuất Việt Nam năm 2023

TTĐT - Chiều 21-6, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế (WTC) – Thành phố mới Bình Dương, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Lợi cùng Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng và lãnh đạo các sở ngành đã đi tham quan Triển lãm Công nghiệp và Sản xuất Việt Nam năm 2023 (VIMF 2023).

 

 

Năm nay là lần thứ 5 VIMF được tổ chức tại Bình Dương. Triển lãm diễn ra từ ngày 21-23/06/2023 tại WTC - Thành phố mới Bình Dương, trưng bày các sản phẩm công nghệ và máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ, vật liệu sản xuất, cơ khí chính xác, tự động hóa sản xuất, công nghiệp phụ trợ, in 3D và logistic… với sự tham gia của doanh nghiệp đến từ hơn 15 quốc gia và vùng lãnh thổ: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Úc, Singapore, UAE, Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Ý…


 

 

Sự kiện nhằm mục đích kết nối, trao đổi kinh doanh mở rộng thị trường và kênh phân phối, xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp có uy tín quốc tế và trong khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm của Thaco Industries

 

 

Lãnh đạo tỉnh tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của CC -Link

 


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tham quan gian hàng của Elite Robots

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi trải nghiệm Robot tự động của Gluditec​



Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm công nghiệp 4.0 phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
6/21/2023 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhPhóng sự ảnhXem chi tiếtBí thư Tỉnh ủy, tham quan, triển lãm960-bi-thu-tinh-uy-tham-quan-trien-lam-cong-nghiep-va-san-xuat-viet-nam-nam-202True
0.00
0
0.00
False
0.5
1
Thi trực tuyến Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIIIThi trực tuyến Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

TTĐT - ​​Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024), Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII" (gọi tắt NQ) trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn).

​Cuộc thi diễn ra từ ngày 26/02/2024 đến hết ngày 17/3/2024 trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn), tương ứng 3 tuần thi. Tuần thứ nhất: Từ ngày 26/02/2024 đến hết ngày 03/3/2024. Tuần thứ hai: Từ ngày 04/3/2024 đến hết ngày 10/3/2024. Tuần thứ ba: Từ ngày 11/3/2024 đến hết ngày 17/3/2024.

Nội dung thi: NQ số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; NQ số 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; NQ số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

Cuộc thi nhằm giúp cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ báo cáo viên, tuyên tuyên viên của Đảng nắm vững những nội dung cơ bản, cốt lõi, những điểm mới trong các NQ, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi NQ Đại hội XIII của Đảng. Thông qua cuộc thi nhằm tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những nội dung cơ bản, cốt lõi của NQ trong các tầng lớp nhân dân; góp phần đẩy mạnh công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và những nhận thức lệch lạc xung quanh nội dung các NQ.

Cơ cấu giải thưởng: 01 giải Nhất, trị giá 3.000.000 đồng; 02 giải Nhì, mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng: 03 giải Ba, mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng: 05 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 500.000 đồng.

Kết thúc mỗi tuần thi, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ công bố kết quả của các cá nhân đạt giải trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn).

Kế hoạch​    

3/1/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin tổng hợpXem chi tiết476-thi-truc-tuyen-tim-hieu-nghi-quyet-hoi-nghi-trung-uong-8-khoa-xiiTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.8
5
Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh 6 tháng đầu năm 2023Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh 6 tháng đầu năm 2023

TTĐT - ​Sáng 29-6, tại TP. Thủ Dầu Một, Cục Thống kê tỉnh Bình Dương tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh 6 tháng đầu năm 2023.

Tại buổi họp báo, ông Ngô Văn Mít – Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh cho biết, do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế -xã hội 6 tháng đầu năm 2023 của tỉnh. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 3,76% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,28%; công nghiệp và xây dựng tăng 2,93%; dịch vụ tăng 5,9%.

 

Toàn cảnh buổi họp báo

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 2,65% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một số ngành chủ lực trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như may mặc, giày da, chế biến gỗ,… tăng trưởng thấp so với các năm trước.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 69.864 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực vốn ngoài Nhà nước (NN) đạt 34.633 tỷ đồng; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt hơn 28.000 tỷ đồng. Riêng nguồn vốn ngân sách NN do địa phương quản lý ước thực hiện hơn 7.000 tỷ đồng.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 13,6% kế hoạch của tỉnh và 24,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ.

Về thu hút đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2023, có 2.852 DN trong nước đăng ký mới, với số vốn đăng ký 23.213 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước; 37 dự án trực tiếp nước ngoài cấp mới với số vốn đăng ký 343,4 triệu đô la Mỹ, giảm 80,8% so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh có 294 doanh nghiệp (DN) đăng ký giải thể.​

 

Ông Ngô Văn Mít – Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bình Dương thông tin tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023 của tỉnh

Theo kết quả khảo sát, dự báo số lượng đơn hàng mới trong quý III/2023 đối với các ngành sản xuất dệt, may, da, chế biến gỗ,… tiếp tục giảm so với quý II/2023.

Do tình hình sản xuất, kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn, dẫn đến thu nhập giảm, sức mua của thị trường bán lẻ trong nước giảm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 151,2 tỷ đồng, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động xuất, nhập khẩu liên tục giảm từ tháng 7/2022 đến nay. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 15,1 tỷ đô la Mỹ, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 10,78%, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

Thu mới ngân sách ước đạt 31.550 tỷ đồng, đạt 48% dự toán Thủ tướng Chính phủ và đạt 42% dự toán HĐND tỉnh. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 7.330 tỷ đồng, đạt 24% dự toán HĐND tỉnh.

Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đạt 276.866 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 295.953 tỷ đồng.

Công tác an sinh xã hội tiếp tục được thực hiện tốt. Tỉnh đã kịp thời tăng cường kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, đã tạo việc làm cho 14.132 người.

Công tác giáo dục đào tạo năm học 2022–2023 cơ bản hoàn thành đảm bảo nội dung và chương trình; chất lượng đào tạo cũng như trình độ cán bộ quản lý và giáo viên được nâng cao.

Các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo việc trực khám và điều trị cho người dân; chủ động phòng, chống dịch bệnh;…

Các hoạt động tuyên truyền, văn hóa nghệ thuật tiếp tục có sự đổi mới về nội dung và hình thức, tạo không khí vui tươi, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân.

6/29/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiết803-cong-bo-so-lieu-thong-ke-kinh-te-xa-hoi-tinh-6-thang-dau-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
0.3571429
7
Sớm đưa Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào đời sốngSớm đưa Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào đời sống

TTĐT - ​Tiếp tục chương trình Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết), sáng 5-12, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức thảo luận dự thảo các kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết. Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Tại hội nghị, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày các dự thảo Kế hoạch: Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

IMG_ông NLH1248.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trình bày dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nguyễn Đình Chuẩn trình bày dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

z4944112667950_e4773acdd42df0c8136928d1a447f0c2.jpg

Bà Trương Thị Bích Hạnh - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy triển khai Kế hoạch tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị cũng đã triển khai Kế hoạch tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trong đó đã đưa ra mục đích, yêu cầu, các nội dung, đối tượng, hình thức nghiên cứu, học tập, quán triệt tuyên truyền và quá trình tổ chức thực hiện.

IMG_tchn7043.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao phát biểu kết luận tại hội nghị

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao đánh giá cao nội dung các ý kiến thảo luận, trao đổi và đóng góp vào 4 dự thảo, thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá XIII của tỉnh. Đồng thời cho rằng các dự thảo này có tầm quan trọng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Do đó yêu cầu các cấp ủy Đảng và từng đảng viên, phải tập trung quán triệt, nghiên cứu học tập một cách nghiêm túc và thực chất để các nội dung của Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống. Các chi, Đảng bộ phải xây dựng chương trình, kế hoạch sát với Nghị quyết và tình hình ở từng cơ quan, đơn vị và có lộ trình cụ thể. UBND tỉnh và HĐND tỉnh phải sớm soạn thảo, ban hành thể chế, dành nguồn lực để thực hiện Nghị quyết. Đồng thời đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền thông qua báo cáo viên, các phương tiện truyền thông để đưa Nghị quyết thấm nhuần đến từng cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.​

12/5/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết đưa Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành, Trung ương Đảng khóa XIII,vào đời sống243-som-dua-nghi-quyet-hoi-nghi-lan-thu-tam-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii-vao-doi-sonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Sắp diễn ra Triển lãm ngành Giấy, Bao bì, Điện, Năng lượng, Tự động hóa tại Bình DươngSắp diễn ra Triển lãm ngành Giấy, Bao bì, Điện, Năng lượng, Tự động hóa tại Bình Dương

TTĐT - Từ ngày 08 - 10/5/2024, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo) sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế Giấy và Bao bì Việt Nam (VPPE 2024) và Triển lãm quốc tế ngành Điện, Năng lượng, Máy móc thiết bị công nghiệp, Tự động hóa Việt Nam lần 3 (EMA Vietnam 2024).

Với quy mô 300 gian hàng, VPPE 2024 có lĩnh vực trưng bày đa dạng gồm: Giấy và bột giấy; các loại bao bì; máy móc, thiết bị, công nghệ, hóa chất, vật tư, vật liệu ngành Giấy, ngành Bao bì của gần 500 thương hiệu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ, Thụy Điển, Phần Lan, Đức, Ý…

Khách tham quan VPPE 2024 sẽ được tìm hiểu, trải nghiệm hàng loạt sản phẩm, công nghệ tiên tiến, hiện đại như: Giải pháp kiểm soát dòng chảy, tự động hóa công nghiệp ngành Giấy và Bột giấy; dây thừng dẫn giấy, dây chuyền bột hoàn chỉnh; máy liên hợp phân ly và tách thải rác tự động, bơm công nghiệp, bơm bột giấy; máy làm thùng carton kỹ thuật số tích hợp 3 chức năng: chạp - xả - lằn; máy in phun carton tốc độ cao, máy cắt bế kỹ thuật số; công nghệ đầu in PrecisionCore; công nghệ in ấn chất lượng cao, in flexo, in kỹ thuật số; hộp PET ép nhũ, in nhũ và xử lý hiệu ứng; công nghệ chống giả độc quyền 5S; sản phẩm khay đựng thực phẩm phân hủy sinh học; các sản phẩm giấy rút nhỏ, gọn, tiện lợi mang đi...

Triển lãm EMA Vietnam 2024 có quy mô 200 gian hàng với hơn 300 thương hiệu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Việt Nam, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Mỹ,… là cuộc trình diễn công nghệ đầy ấn tượng trong lĩnh vực điện, năng lượng, công nghiệp, tự động hóa.

Với hoạt động trưng bày, chuỗi hội thảo chuyên đề, chương trình kết nối B2B, Triển lãm VPPE 2024 và Triển lãm EMA Vietnam 2024 nhằm thúc đẩy hoạt động kết nối giao thương, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp ngành giấy, bao bì trong và ngoài nước; tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng và đối tác tiềm năng, cũng là cơ hội để khách tham quan tìm hiểu máy móc, thiết bị, công nghệ mới.

5/4/2024 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếttriển lãm, điện, bao bì, giấy897-sap-dien-ra-trien-lam-nganh-giay-bao-bi-dien-nang-luong-tu-dong-hoa-tai-binh-duonTrue121000
1.00
121,000
1.00
0
False
Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp thông minh và phát triển bền vữngĐẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp thông minh và phát triển bền vững

TTĐT - ​Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, chuyển đổi số (CĐS) chính là "chìa khóa" cho sự phát triển bền vững của ngành Nông nghiệp. Nắm bắt xu thế này, tỉnh Bình Dương đã tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, bước đ​ầu hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, thúc đẩy CĐS vào lĩnh vực nông nghiệp. 

Hiện đại hóa nông nghiệp

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Dương đã có những bước tiến vượt bậc nhờ ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến cùng với việc tận dụng những lợi thế sẵn có về phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Các giải pháp canh tác thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và cảm biến đã giúp nông dân tối ưu hóa việc quản lý và chăm sóc cây trồng, vật nuôi một cách hiệu quả; từ đó giúp tăng năng suất và giảm thiểu nguồn lực, sản xuất nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường.

Thực tế cho thấy, thông qua việc ứng dụng công nghệ cao (CNC), ngành Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã khắc phục và giảm thiểu rủi ro từ các yếu tố tự nhiên khó kiểm soát, nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp, mang lại nhiều lợi ích kinh tế.

Tính đến nay, diện tích ứng dụng CNC trong trồng trọt trên toàn tỉnh khoảng 6.413,2 hecta với các loại cây trồng có giá trị như: Rau, nấm, cây ăn trái, hoa lan, cây cảnh. Diện tích sản xuất nông nghiệp đô thị khoảng 407,2 hecta với các loại cây trồng chủ yếu như: Rau thủy canh, rau mầm, nấm, hoa lan, cây cảnh. 

cdsnn 2.jpg

cdsnn 3.jpg

Nhiều cơ sở sản xuất nông sản ở Bình Dương được cấp chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP

Ngành Nông nghiệp đã hướng dẫn và cấp 24 mã số vùng trồng xuất khẩu đi các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Anh, Nga, New Zealand… với tổng diện tích được cấp mã là 1.185,16 hecta tập trung cho các cây trồng như: Chuối, măng cụt, sầu riêng, mít, nhãn và bưởi trên các địa bàn huyện, trong đó huyện Phú Giáo cấp được 05 mã số vùng trồng, góp phần phục vụ cho việc xuất khẩu những sản phẩm cây trồng có tiềm năng trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 443 tổ chức, cá nhân đã được đánh giá chứng nhận VietGAP, GlobalGAP (260 tổ chức trồng trọt, 183 tổ chức chăn nuôi); trong đó, 132 tổ chức, cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ và có 103 sản phẩm của tỉnh đạt chứng nhận OCOP từ 3-4 sao.

cdsnn 5.jpg

Mô hình trồng chuối CNC xuất khẩu tại Unifarm

Cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh được chuyển đổi mạnh mẽ từ chăn nuôi hộ gia đình quy mô nhỏ sang chăn nuôi quy mô trang trại ứng dụng CNC liên kết theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

Hiện nay, chăn nuôi ứng dụng CNC phát triển ổn định với 465 trại (261 trại heo, 147 trại gà, 01 trại bò, 56 trại vịt); riêng huyện Phú Giáo có 154 trại, giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đạt trên 600 triệu đồng/ha/năm.

Nhiều công ty, trang trại chăn nuôi tư nhân trên địa bàn tỉnh là điểm sáng trong việc áp dụng chăn nuôi CNC như: Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam, Hệ thống trại chăn nuôi Vĩnh Tân, Công ty cổ phần 3F Việt,… Ngoài ra, còn có 03 dự án chăn nuôi ứng dụng CNC với quy mô lớn (Công ty cổ phần Anova Agri Bình Dương, Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Tiến Hùng, Công ty TNHH Ba Huân), với tổng diện tích đất được giao là 567,91 hecta.

cdsnn 1.jpg

Mô hình chăn nuôi heo ứng dụng công nghệ cao của Hệ thống trại chăn nuôi Vĩnh Tân, huyện Dầu Tiếng

Hiệu quả của mô hình nông nghiệp CNC đã lan tỏa rộng rãi trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với nông nghiệp, tạo nền tảng cho nông nghiệp hội nhập.

Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp CNC Kim Long là một điển hình về ứng dụng công nghệ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả. Trải qua 06 năm hoạt động và phát triển, đến nay, HTX Kim Long đã có diện tích nhà màng nông nghiệp canh tác dưa lưới khoảng 20 hecta. Hàng năm, cung cấp cho thị trường từ 1.500-1.800 tấn sản phẩm với doanh thu 45 tỷ đồng/năm. Sản phẩm của HTX đạt chất lượng OCOP 3 sao và Global GAP với hệ thống phân phối đa kênh gồm chợ đầu mối, các đại lý bán sỉ ở nhiều tỉnh, thành, đặc biệt các tỉnh, thành có phát triển du lịch. Song song đó là 4 hệ thống siêu thị lớn gồm: Bách hóa xanh, MM Mega, Go, CoopMart và các kênh bán hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Vỏ sò, Sendo, Postmart…

cdsnn 6.jpg

HTX nông nghiệp CNC Kim Long là một điển hình về ứng dụng công nghệ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Ông Nguyễn Hồng Quyết – Giám đốc HTX nông nghiệp CNC Kim Long cho biết, khi mới thành lập, HTX chỉ có 07 thành viên, nhưng đến thời điểm hiện tại đã có đến 75 thành viên cùng hợp tác sản xuất và kinh doanh. Tất cả hệ thống trang trại được canh tác theo một quy trình, định kỳ có bộ phận kỹ thuật kiểm tra và hỗ trợ cho bà con. HTX cũng đã áp dụng nhật ký điện tử Facefarm vào sản xuất; tổ chức nhiều chương trình tập huấn, chia sẻ những kinh nghiệm và sáng kiến mới. Ngoài ra, HTX luôn cập nhật, học hỏi và đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó chi phí sản xuất đã giảm 20%; giảm được nhiều nhân công lao động, giảm thiểu tối đa sự tác động từ thiên nhiên, kiểm soát sâu bệnh tốt hơn. Đồng thời, giảm 70% sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng giúp cải thiện môi trường lao động nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng và an toàn, mẫu mã đẹp, độ đồng đều cao cũng như tăng được năng suất cây trồng. "Năm 2023, HTX nông nghiệp CNC Kim Long vinh dự là một trong 63 HTX tiêu biểu toàn quốc" - ông Quyết vui mừng chia sẻ.

cdsnn 11.jpg

Xử lý sản phẩm trứng trên dây chuyền hiện đại, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của trại gia cầm Minh Tân Phát

Riêng mô hình chăn nuôi CNC, hiện nay, trại gia cầm Minh Tân Phát ở huyện Dầu Tiếng do anh Lê Văn Dương làm chủ là điển hình trong quy trình truy xuất toàn diện từ giai đoạn chăn nuôi đến lưu thông thành phẩm. Trại chăn nuôi bao gồm 4 phân trại nuôi gia cầm với tổng diện tích gần 14 hecta, tổng đàn 600.000 con gà đẻ, cung ứng ra thị trường khoảng 500.000 quả trứng mỗi ngày. Anh Dương cho biết, những trại gia cầm trên đều truy xuất nguồn gốc gà từ khi 1 ngày tuổi, áp dụng quy trình khép kín trong chăm sóc, kiểm soát dịch bệnh và hoàn toàn không sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi. "Chăn nuôi ứng dụng CNC là công cụ đắc lực để tránh được các rủi ro về bệnh dịch, tăng hiệu quả sản xuất và hướng đến an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ" - anh Dương chia sẻ.

Đưa nông sản lên sàn TMĐT

Không thể phủ nhận hiệu quả từ việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, giúp nâng cao hiệu suất, nâng tầm chất lượng sản phẩm; góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nông dân. Trong đó, CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp cũng được xem là định hướng tất yếu và là một trong những nội dung cấp thiết hiện nay. Thông qua CĐS đã giúp nhà nông và doanh nghiệp tiếp cận cách làm mới để hòa nhịp xu thế phát triển, từ đó cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, hướng tới nông nghiệp thông minh.

Cùng với việc triển khai nhiều giải pháp cụ thể, tăng cường liên kết tiêu thụ nông sản trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, sàn TMĐT đã được Bình Dương xem là giải pháp tối ưu tạo ra những kênh phân phối mới, hiện đại; đồng thời định vị đúng giá trị thương hiệu, thúc đẩy tiêu thụ và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Tỉnh đã ban hành các kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Theo đó, các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh tham gia giao dịch trên các sàn postmart.vn, Voso.vn, binhduongtrade.vn, foodmap…

Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 2.000 tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia sàn TMĐT và 17.000 tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp đăng ký tài khoản để mua - bán trên các sàn này. Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh đã đặt ra mục tiêu năm 2023 có trên 50% số hộ sản xuất nông nghiệp có gian hàng số trên các sàn TMĐT và có trên 60% số hộ có tài khoản thanh toán điện tử.

cdsnn 8.jpg

cdsnn 7.jpg

Ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý và sản xuất giúp nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm 

Các hộ sản xuất nông nghiệp tham gia giao dịch mua bán trên các sàn TMĐT được đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số; được hướng dẫn đăng ký tài khoản kinh doanh, tài khoản thanh toán trực tuyến, thực hiện quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận để tác nghiệp trong quá trình kết nối mua bán trên các sàn TMĐT. Các sản phẩm nông nghiệp được quảng bá, giới thiệu thông qua sàn TMĐT và các kênh phân phối của doanh nghiệp bưu chính sở hữu sàn; mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số. Ngoài ra, các hộ sản xuất nông nghiệp còn được hỗ trợ cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh. Tỉnh sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Hệ thống này đóng vai trò quản lý mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm.

Chia sẻ về định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2030, ông Phạm Văn Bông - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho biết, ngoài nông nghiệp hữu cơ, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng CNC, nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển du lịch tại 4 huyện phía Bắc là Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên. Trọng tâm là tích cực ứng dụng CĐS, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, hội nhập quốc tế, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất CNC, tạo ra những đột phá rõ nét.

Nhằm triển khai hiệu quả Kế hoạch Chuyển đổi số ngành NNPTNT tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022 – 2025, Sở NNPTNT sẽ tích cực tuyên truyền, hỗ trợ chủ thể sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh việc đưa sản phẩm lên sàn TMĐT, thực hiện giao dịch nông sản kết nối cung cầu trực tuyến.

Sàn TMĐT không chỉ là kênh tiêu thụ sản phẩm an toàn, hiệu quả, mà còn giúp xây dựng thương hiệu nông sản cho các HTX, doanh nghiệp. Do đó, thời gian tới, ngành NNPTNT tiếp tục hỗ trợ các HTX, hộ nông dân đăng ký tham gia các sàn TMĐT để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các sở, ngành, địa phương hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, cách thức xây dựng quy trình đóng gói, kết nối, giao nhận và tác nghiệp trên sàn TMĐT cho các HTX, người nông dân.

Nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy CĐS ngành Nông nghiệp toàn diện hơn nữa trong thời gian tới, ông Mai Hùng Dũng -  Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định, CĐS là xu thế tất yếu và cũng là công cụ hiệu quả tạo giá trị gia tăng cho nông sản, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả của ngành và bảo đảm phát triển bền vững. Tỉnh Bình Dương cũng đã đặt mục tiêu đến năm 2025, có 70% số xã ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp, quản lý trang trại, vùng trồng và tiếp cận thị trường.

cdsnn 9.jpg

cdsnn 10.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tham quan các mô hình và sản phẩm nông nghiệp CNC trên địa bàn tỉnh

Việc CĐS ngành NNPTNT tỉnh Bình Dương nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số trong lĩnh vực NNPTNT; làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ "sản xuất nông nghiệp" sang "kinh tế nông nghiệp"; phát triển nền nông nghiệp CNC theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương  cần tích cực phối hợp thực hiện CĐS toàn diện, phát triển TMĐT, xây dựng nông thôn kiểu mẫu gắn liền với mô hình làng thông minh; nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần thực hiện quyết liệt cơ cấu lại sản phẩm nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng; mở rộng thị trường tiêu thụ hướng đến phát triển bền vững.

10/3/2023 11:00 AMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtĐẩy mạnh, chuyển đổi số, hướng tới, nông nghiệp, thông minh, phát triển, bền vững795-day-manh-chuyen-doi-so-huong-toi-nong-nghiep-thong-minh-va-phat-trien-ben-vunTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng giao thông vùng Đông Nam bộNewXây dựng cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng giao thông vùng Đông Nam bộ

TTĐT- Sáng 05-5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối Vùng Đông Nam bộ lần thứ 3.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Nên – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban ngành, địa phương vùng Đông Nam bộ.

 

Lãnh đạo các tỉnh, thành phố tham dự hội nghị

Về phía tỉnh Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trường Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh.

Xây dựng vùng Đông Nam bộ có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ

Hội nghị đã công bố Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, phạm vi ranh giới quy hoạch Vùng này bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP.Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh. 

Mục tiêu quy hoạch đến năm 2030, Đông Nam bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, có công nghiệp phát triển, vượt qua ngưỡng thu nhập cao, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dẫn đầu cả nước; là vùng động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước, phát triển năng động, tốc độ tăng trưởng cao; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực.

 

Toàn cảnh hội nghị

Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 9%/năm. GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380 - 420 triệu đồng, tương đương 14.500 - 16.000 đô la Mỹ.

Tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm khoảng 41 - 42% trong GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng 45 - 46% (riêng công nghiệp chế biến, chế tạo khoảng 33%); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2 - 3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp 10 - 11%.

Về xã hội, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,8. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40 - 45%; tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức dưới 3%...

Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2031 -2050 đạt khoảng 7,5%/năm, GRDP/người đến năm 2050 đạt khoảng 54.000 đô la Mỹ.

Đông Nam bộ sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo đột phá nâng cao năng suất dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát triển một số ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại trở thành các động lực tăng trưởng mới như công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip, dịch vụ tài chính (gắn với hình thành trung tâm tài chính quốc tế), logistics.

Hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng xã hội, hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Giải quyết cơ bản tình trạng tắc nghẽn giao thông, ngập úng và ô nhiễm môi trường. Thúc đẩy phát triển đô thị gắn với định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng (TOD).

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch cho các địa phương

Tập trung phát triển vùng động lực phía Nam (vùng động lực quốc gia) trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Xây dựng đô thị TP.Hồ Chí Minh hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, đủ sức cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế, có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị của khu vực.

Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế, trong đó ưu tiên hành lang kinh tế Bắc - Nam, hành lang kinh tế Mộc Bài – TP.Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu và các vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ gắn với đường Vành đai 3, Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh; kết nối hiệu quả các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị, trung tâm kinh tế và làm cơ sở để tổ chức lại không gian phát triển vùng.

Tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng để bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng...

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì tổ chức Hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; qua đó, Hội đồng thẩm định đã có những nhận xét, đánh giá sự phù hợp, việc tuân thủ trình trình lập quy hoạch, nội dung tích hợp, hệ thống sơ đồ, bản đồ... và một số nội dung góp ý khác do các chuyên gia phản biện đóng góp đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển chung của vùng và quốc gia.

Dự kiến quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030 thông qua HĐND tỉnh trong tháng 5/2024 và trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2024.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là khung định hướng chiến lược phát triển, nhằm đổi mới tư duy và tầm nhìn, phát huy tính năng động và sáng tạo của Chính quyền địa phương và sự đồng hành, dẫn dắt của doanh nghiệp đầu tàu để tạo xung lực mới cho chuyển đổi mạnh mẽ mô hình hiện hữu sang mô hình phát triển mới, từ mô hình công nghiệp tích hợp dịch vụ và đô thị cộng sinh dạng township sang mô hình công nghiệp hiện đại thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0: Công nghiệp công nghệ cao (tham gia chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu) - đô thị thông minh và và đổi mới sáng tạo (đô thị hiện đại và đáng sống) - dịch vụ chất lượng cao (tham gia chuỗi giá trị gia tăng cao).

Đề xuất cơ chế, chính sách triển khai đường Vành đai 4

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương đã thảo luận, đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển vùng Đông Nam bộ, nhất là đối với các dự án giao thông trọng điểm có tính liên kết vùng.

 

Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đề xuất cơ chế, chính sách dành cho các địa phương vùng Đông Nam bộ

Theo ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh, dự án đường Vành đai 4 đang được các địa phương trong vùng tích cực triển khai thực hiện. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là chưa có cơ chế cho địa phương được sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư dự án đường Vành đai 4; nguồn vốn thực hiện dự án rất lớn trong khi đó ngân sách địa phương hạn chế... Do đó, TP.Hồ Chí Minh kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương giao UBND TP.Hồ Chí Minh phối hợp với các Bộ ngành, địa phương xây dựng chính sách đặc thù áp dụng cho các dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HỒ Chí Minh; ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu 50% chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 10.041 tỷ đồng; trong đó Bình Dương khoảng 4.398 tỷ đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu 1.718 tỷ đồng, Đồng Nai khoảng 3.925 tỷ đồng. Riêng tỉnh Long An, đề xuất hỗ trợ 75% tổng mức vốn ngân sách tham gia dự án, tương đương khoảng 28.458 tỷ đồng.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh phát biểu tham luận tại hội nghị

Thống nhất với đề xuất, kiến nghị của TP.Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, sau hơn 01 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh đã gặt hát được nhiều thành tựu đáng kể, trong đó có thể kể đến như: Hợp tác phát triển với các địa phương trong Vùng nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án giao thông trọng điểm như Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành… cơ bản xác định các hướng tuyến kết nối các địa phương trong Vùng ra sân bay (Tân Sơn Nhất, Long Thành), cảng biển (Cái Mép - Thị Vải); có phương án đầu tư phát triển ga Sóng Thần (Dĩ An) thành trung tâm vận chuyển hàng hóa trọng điểm của vùng Đông Nam bộ, từ đó hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt từ Bình Dương sẽ kết nối với các tỉnh, thành từ Nam ra Bắc.

Mặc dù vậy, tỉnh đang gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện dự án đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương do nguồn vốn ngân sách tỉnh còn khó khăn và nhu cầu đầu tư trong tỉnh rất lớn. Do đó, tỉnh kiến nghị các cơ quan Trung ương xem xét hỗ trợ 50% tổng vốn ngân sách tham gia dự án đối với đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương tương tự như dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, dự án xây dựng cầu Thủ Biên không nằm trong danh sách  dự án thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ. Do đó, tỉnh kiến nghị các cơ quan Trung ương xem xét, chấp thuận cho tỉnh Bình Dương được áp dụng cơ chế: "HĐND cấp tỉnh được quyết định sử dụng ngân sách địa phương và chấp thuận chủ trương đầu tư để thực hiện dự án, công trình giao thông có tính chất vùng, liên vùng nằm trên ranh giới, địa giới hành chính giữa các địa phương thuộc dự án Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh" để có cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện dự án.

Qua rà soát dự thảo Báo cáo về cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng Đông Nam bộ, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện và trình Quốc hội ban hành nhằm sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thể chế và tạo động lực tăng trưởng đột phá cho các tỉnh, thành phố trong Vùng.

Về nguồn lực đầu tư, theo ông Võ Văn Minh, hạ tầng giao thông vùng cần nguồn lực lớn trong khi vùng Đông Nam bộ có 4/6 tỉnh, thành phố thuộc nhóm địa phương có điều tiết ngân sách về Trung ương, tuy nhiên tính bình quân tỷ lệ ngân sách địa phương được hưởng khá thấp so với các vùng khác. Do đó, tỉnh cũng kiến nghị các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương quan tâm có chính sách, cơ chế tháo gỡ khó khăn, nhằm tăng tỷ lệ điều tiết nguồn ngân sách địa phương được hưởng để các tỉnh, thành phố trong Vùng tập trung nguồn lực đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông liên tỉnh, hạ tầng Vùng.

Qua ý kiến thảo luận của các Bộ, ngành, địa phương, phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương trong vùng Đông Nam bộ. Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế chưa tương xứng với phát triển của vùng như: Phát triển công nghiệp văn hóa; hạ tầng liên kết giữa các vùng còn hạn chế về giao thông, chuỗi cung ứng, sản xuất hàng hoá; ô nhiễm môi trường, ngập lụt và ùn tắc giao thông vẫn còn diễn ra; sự hỗ trợ giữa các địa phương còn hạn chế, nhất là hỗ trợ về ngân sách…

Vì vậy, Thủ tướng đề nghị, các địa phương vùng Đông Nam bộ cần phải "tăng tốc, đột phá, tiên phong, kiên quyết, chặt chẽ, chất lượng, hiệu quả". Trong đó phải xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng, đổi mới; xây dựng hạ tầng chiến lược phải nhanh, hiện đại; quản trị phải thông minh, phù hợp với xu thế phát triển mới. Bên cạnh đó đi đôi với đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ, đầu tư xuất khẩu tiêu dùng, bổ sung động lực mới; xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế trí thức; xác định 03 đột phá chiến lược: phát triển cơ sở hạ tầng, thể chế và con người.

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị

Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm phát triển vùng Đông Nam bộ trong thời gian tới. Trong đó, phải đặt con người là trung tâm của phát triển; tập trung phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; huy động mọi nguồn lực để phát triển, nhất là nguồn lực về vốn.

Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng tình với các đề xuất của các địa phương trong xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện đường Vành đai 4. Giao Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất chế độ, chính sách huy động nguồn vốn để thực hiện dự án. Đối với sân bay Long Thành, Thủ tướng đề nghị phải hoàn thành trong năm 2025; dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất phải xong trước 30/4/2025; đẩy nhanh tiến độ triển khai các tuyến đường cao tốc, nhất là cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Văn phòng Chính phủ tổng hợp các đề xuất của địa phương để giao các lãnh đạo Chính phủ, Bộ ngành phối hợp khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.

5/5/2024 3:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài thời sự, kýXem chi tiếtvùng Đông Nam bộ, hạ tầng giao thông, cơ chế, chính sách57-xay-dung-co-che-chinh-sach-phat-trien-ha-tang-giao-thong-vung-dong-nam-bTrue121000
6.00
121,000
9.00
0
False
Tập đoàn Giant mở rộng đầu tư tại Bình DươngTập đoàn Giant mở rộng đầu tư tại Bình Dương

TTĐT - ​Chiều 22-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Giant do bà Bonnie Tu – Chủ tịch Tập đoàn làm Trưởng đoàn.

​Tại buổi tiếp, bà Bonnie Tu cho biết, năm 2021, Tập đoàn Giant đã đầu tư xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) II-A của tỉnh Bình Dương, với số vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 60 triệu đô la Mỹ và quy mô dài hạn của dự án là sản xuất 1 triệu chiếc xe đạp mỗi năm. 

Sau thời gian hoạt động tại tỉnh Bình Dương, Tập đoàn Giant nhận thấy có nhiều cơ hội để mở rộng quy mô và phát triển hơn nữa. Chính quyền tỉnh Bình Dương đã luôn hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn.

tiepgiaant.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tiếp bà Bonnie Tu – Chủ tịch Tập đoàn Giant

Sắp tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một nhà máy sản xuất tại VSIP III với quy mô khoảng 120 triệu đô la Mỹ. Bà Bonnie Tu cảm ơn lãnh đạo tỉnh đã luôn quan tâm và mong muốn các sở, ngành sẽ tiếp tục hỗ trợ Tập đoàn hoàn thiện nhanh chóng các thủ tục pháp lý để triển khai dự án đúng tiến độ đề ra.

tiepgiant 1.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tặng quà lưu niệm bà Bonnie Tu – Chủ tịch Tập đoàn Giant

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng hoan nghênh kế hoạch mở rộng đầu tư của Tập đoàn Giant. Đồng thời chỉ đạo các sở, ngành tiếp tục quan tâm và hỗ trợ giải quyết thủ tục kịp thời cho dự án. Bình Dương sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất hiệu quả.

tiepgiant 2.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm 

Tập đoàn Giant thành lập năm 1972 tại Đài Loan (Trung Quốc), nổi tiếng trên thế giới với 4 lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất xe đạp và xe đạp điện (e-bike), sản xuất và cung cấp linh phụ kiện xe đạp và xe đạp điện, dịch vụ du lịch xe đạp và cho thuê xe đạp công cộng. Năm 2020, sản lượng của Giant trên toàn cầu đạt 6,5 triệu chiếc, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2018 với chỉ khoảng 3,7 triệu chiếc. Năm 2021, lợi nhuận của Tập đoàn là 81,8 tỷ đài tệ (tương đương 2,95 tỷ đô la Mỹ). 

Tập đoàn hiện có hơn 15 nhà máy tại Hà Lan, Hungary, Trung Quốc, Việt Nam. Tập đoàn quyết định đầu tư vào Việt Nam chủ yếu nhằm tăng quy mô sản xuất, đáp ứng xu hướng tăng trưởng mạnh của nhu cầu xe đạp và xe đạp điện trên toàn cầu. Ngoài ra, Tập đoàn còn có các công ty con hoạt động tại Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý, Anh, Trung Quốc, Australia, Canada, Hàn Quốc, Ba Lan và Mexico.​

4/22/2024 10:00 PMĐã ban hànhĐầu tư phát triển; Tin kinh tếTinXem chi tiếtTập đoàn, Giant, mở rộng, đầu tư, Bình Dương589-tap-doan-giant-mo-rong-dau-tu-tai-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.1875
8
Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam năm 2020Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam năm 2020

​TTĐT - Phát triển năng lượng sạch, giảm ô nhiễm môi trường do ngành năng lượng gây ra là những vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn cấp cao về năng l​ượng Việt Nam năm 2020 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì tổ chức vào sáng 22-7 tại Hà Nội. ​

Dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Trịnh Đình Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Tham dự hội nghị có lãnh đạo cấp cao của các Ban, Bộ ngành Trung ương và 63 điểm cầu tại các địa phương, 26 điểm cầu tại 12 quốc gia trên thế giới, hơn 1.000 chuyên gia đầu ngành Năng lượng trong nước và quốc tế.

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thanh Trúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Trọng Nhân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện, thị xã, thành phố.

Diễn đàn đã triển khai Nghị quyết 55/NQ-TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đánh giá, trong ngành Năng lượng, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 13% kể từ năm 2000 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 8% cho đến năm 2030. Chính phủ ước tính công suất nguồn điện cần tăng từ 42 GW hiện nay lên 60 GW vào năm 2020 và 100 GW vào năm 2030. Để đáp ứng mục tiêu này, mỗi năm Việt Nam cần phải lắp đặt 5 GW công suất mới. Điều này đặt ra nhiều thách thức về kỹ thuật, quản lý và tài chính. Từ nay đến năm 2030, mỗi năm ngành Điện Việt Nam cần đầu tư mới khoảng 8-12 tỷ đô la Mỹ, cao hơn mức bình quân 8 tỷ đô la Mỹ/năm so với trước đây. Chính vì vậy, Nghị quyết 55/NQ-TW của Trung ương đã đưa ra nhiều nhiệm vụ ưu tiên như phát triển năng lượng sạch, giảm ô nhiễm môi trường do ngành Năng lượng gây ra. Đây là những vấn đề cốt yếu để hoạch định các chính sách, biện pháp cụ thể cho kế hoạch phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2045. Nghị quyết này được đánh giá là bước đột phá mở ra thị trường năng lượng cạnh tranh thực sự của Việt Nam, được nhiều chuyên gia và doanh nghiệp nhanh chóng hưởng ứng.

Các đại biểu cũng đã được nghe Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam trình bày một số kinh nghiệm của Liên minh châu Âu về vấn đề tăng trưởng và năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Thứ trưởng Bộ Năng lượng Mỹ nêu sáng kiến và hỗ trợ của Bộ Năng lượng Mỹ cho phát triển năng lượng tái tạo khu vực Đông Nam Á và Việt Nam; đại diện Ngân hàng Thế giới trình bày chuyển dịch năng lượng sạch gắn với phát triển bền vững của Việt Nam… tại các điểm cầu trên thế giới. Đồng thời, trao đổi, đối thoại, làm rõ các quan điểm, định hướng lớn, những điểm mới có tính đột phá của Nghị quyết 55 nhằm thống nhất ý chí, hành động quyết liệt và đồng bộ để Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị sớm đi vào cuộc sống.


Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Dịp này, các tập đoàn đầu tư, nhà thầu, ngân hàng và các Bộ ngành, địa phương cũng đã ký kết hợp tác một số dự án tiêu biểu về năng lượng, đặc biệt là hợp tác về việc tài trợ 11.000 tỷ đồng giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) và Tập đoàn Bamboo Capital thực hiện các dự án năng lượng tái tạo điện gió, điện mặt trời và điện áp mái.

Chiều cùng ngày, 4 phiên Hội thảo chuyên đề diễn ra song song gồm: Chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng bền vững trong chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia đến năm 2020; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho phát triển bền vững; phát triển điện gió trong chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia; phát triển năng lượng mặt trời và các năng lượng mới trong chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia Việt Nam. Bên cạnh đó, Triển lãm quốc tế về năng lượng trong khuôn khổ sự kiện này trưng bày các sản phẩm và mô hình năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sinh khối, nhiên liệu sinh học… cũng như các sản phẩm công nghệ hỗ trợ sử dụng năng lượng hiệu quả; giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất; giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà cao tầng…

7/22/2020 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtDiễn đàn cấp cao, năng lượng, Việt Nam, 2020580-dien-dan-cap-cao-ve-nang-luong-viet-nam-nam-202False121000
0.00
121,000
0.00
False
Đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn TP.Thủ Dầu Một”Đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn TP.Thủ Dầu Một”

TTĐT - Sáng 10-5, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì họp nghe UBND TP.Thủ Dầu Một báo cáo về việc thực hiện Đề án "Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn TP.Thủ Dầu Một" (gọi tắt là Đề án). ​

Tham dự có ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo TP.Thủ Dầu Một và các sở, ngành liên quan.

Theo báo cáo, Ðề án có tổng kinh phí 219 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục: Xây dựng tổng thể làng nghề, quy hoạch và xây dựng khu sản xuất tập trung cho các doanh nghiệp sơn mài để bảo đảm về vấn đề môi trường, xây dựng nơi trưng bày sản phẩm chung cho làng nghề; đồng thời kết hợp xây dựng các tour du lịch tham quan, giới thiệu sản phẩm của làng nghề đến du khách trong và ngoài nước.

6a0f792756c2979cced3.jpg

Toàn cảnh cuộc họp

Để triển khai các bước tiếp theo, UBND TP.Thủ Dầu Một kiến nghị Ban chỉ đạo Đề án về các thủ tục đất đai như xác định loại đất, hình thức quản lý, cách thức khai thác khu đất hơn 5ha của làng nghề; công tác đền bù, hỗ trợ thực hiện giải phóng mặt bằng, hỗ trợ các hộ giải tỏa được đăng ký mua nhà ở xã hội của tỉnh để ổn định cuộc sống; bổ sung thêm kinh phí xây đường giao thông kết nối với dự án Khu làng nghề (đường Lò Lu + đường số 1) ước tính kinh phí 44,5 tỷ đồng. Đồng thời, cho phép dự án được đầu tư chia thành 2 giai đoạn thực hiện.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã có các ý kiến xoay quanh vấn đề về thủ tục đất đai, giải tỏa đền bù, kinh phí thực hiện… để có cơ sở, phương án cụ thể, chi tiết nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án.

IMG_5700.JPG

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo cuộc họp

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Nguyễn Hoàng Thao yêu cầu UBND TP. Thủ Dầu Một phối hợp với các sở, ngành liên quan có giải pháp nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đồng ý với các đề xuất kiến nghị của UBND TP.Thủ Dầu Một. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2 của Đề án phải bảo đảm tính an toàn, khả thi…

 

5/10/2022 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTin/CMSImageNew/2022-05/lntthkhdl.mp3Xem chi tiếtĐẩy nhanh tiến độ triển khai, Đề án, làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp134-day-nhanh-tien-do-trien-khai-de-an-bao-ton-va-phat-trien-lang-nghe-son-mai-tuong-binh-hiep-ket-hop-voi-du-lich-thuoc-dia-ban-tp-thu-dau-motTrue121000
2,487.00
121,000
0.00
0
False
Triển khai Kế hoạch tổ chức Hội thảo “Tỉnh Bình Dương chặng đường một phần tư thế kỷ: Thành tựu và triển vọng”Triển khai Kế hoạch tổ chức Hội thảo “Tỉnh Bình Dương chặng đường một phần tư thế kỷ: Thành tựu và triển vọng”

TTĐT - ​Sáng 04-3, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp Ban Tổ chức Hội thảo khoa học "Tỉnh Bình Dương chặng đường một phần tư thế kỷ: Thành tựu và triển vọng". 

Hội thảo được tổ chức trong 02 ngày, dự kiến vào khoảng trung tuần tháng 4/2022 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương. Đại biểu tham dự Hội thảo là lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo một số cơ quan Trung ương; lãnh đạo một số tỉnh, thành trong cả nước và các nhà khoa học, khách mời quốc tế và trong nước.

Chương trình hội thảo gồm 03 phần chính. Trong buổi sáng ngày thứ nhất của Hội thảo, tổ chức cho đại biểu tham quan các mô hình phát triển kinh tế, phát triển đô thị, xây dựng thành phố thông minh, phát triển khoa học - công nghệ, hoạt động văn hóa - văn nghệ - danh thắng... để các đại biểu bổ sung thêm những thông tin thực tế phục vụ cho việc trình bày nội dung tham luận tại hội thảo. Buổi chiều ngày thứ nhất sẽ diễn ra các phiên thảo luận chuyên đề về xây dựng hệ thống chính trị, kinh tế - phát triển đô thị; con người - văn hóa - xã hội; quốc phòng - an ninh - đối ngoại. Phiên toàn thể sẽ diễn ra vào buổi sáng ngày thứ hai của hội thảo.

Ban Tổ chức hội thảo do ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng ban, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó Trưởng ban.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận và thống nhất một số nội dung công việc chuẩn bị cho hội thảo. Theo đó, Tổ Nội dung khẩn trương thực hiện công tác chuẩn bị nội dung, gởi thư mời, lập danh mục tham luận, danh sách các tham luận trình bày tại hội thảo, báo cáo đề dẫn hội thảo, chương trình kịch bản, thông điệp hội thảo… Tổ Quản trị - Hậu cần rà soát, điều phối tiến độ hoạt động và đảm bảo nguồn kinh phí tổ chức hội thảo, chuẩn bị toàn diện các hoạt động về công nghệ thông tin, lễ tân khánh tiết, công tác truyền thông, an ninh trật tự, y tế…


Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kết luận cuộc họp

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao nhấn mạnh tính chất, tầm vóc, ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội thảo; những bài tham luận và ý kiến của các lãnh đạo, chuyên gia tại hội thảo sẽ là căn cứ khoa học và thực tiễn tạo cơ sở, tiền đề góp phần định hướng cho Bình Dương phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Ông đề nghị các tổ chức và cá nhân được phân công phải đề cao trọng trách được giao, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, tận tâm trong từng công việc, từng khâu trong công tác chuẩn bị, tổ chức, đảm bảo đón tiếp trọng thị, nội dung hội thảo có chất lượng cao, hậu cần - quản trị thật tốt để tạo ấn tượng đẹp về Bình Dương trong chặng đường đã qua và đặt niềm tin lớn về tương lai tươi sáng của những giai đoạn tiếp theo.

3/4/2022 10:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtKế hoạch, tổ chức hội thảo, tỉnh Bình Dương, chặn đường một phần tư thế kỷ, thành tựu và triển vọng827-trien-khai-ke-hoach-to-chuc-hoi-thao-tinh-binh-duong-chang-duong-mot-phan-tu-the-ky-thanh-tuu-va-trien-vongTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương nhân Ngày Nhà giáo Việt NamLãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTĐT - ​​Sáng 20-11, Đoàn công tác HĐND tỉnh do bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023). 

Trong hơn 120 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy, cô và trò Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương đã luôn nỗ lực cùng nhau vượt qua khó khăn, nắm bắt cơ hội trong từng giai đoạn để xây dựng và phát triển Nhà trường, tạo dấu ấn riêng về một trường học năng động, nơi nuôi dưỡng, khơi nguồn đam mê và phát huy những tiềm năng của người học. Với phương châm "Giữ gìn truyền thống, phát huy sáng tạo", các thầy, cô giáo là những người truyền cảm hứng, nhiệt tình, tâm huyết, đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng đào tạo, tạo hứng thú học tập và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Nhiều giáo viên đã được công nhận là nghệ nhân, là nhà giáo dạy giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp.

hdndtinhthamtruong1.jpg

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chúc các thầy, cô Trường Trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương cùng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công, có nhiều niềm vui trong công việc và nhiều kỷ niệm đẹp trong nghề. Bà mong muốn Nhà trường tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nghề truyền thống gắn liền với văn hóa địa phương.

hdndtinhthamtruong2.jpg

Lãnh đạo HĐND tỉnh trao đổi với lãnh đạo Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương

hdndtinhthamtruong3.jpg

Đoàn công tác HĐND tỉnh chụp hình lưu niệm cùng thầy cô và học sinh Nhà trường

Lãnh đạo HĐND tỉnh cũng đã đến thăm, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Trường THPT chuyên Hùng Vương, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Việt Đức và Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Chiều cùng ngày, Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương đã tổ chức Họp mặt kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Tham dự có các thầy, cô giáo và các thế hệ học sinh Nhà trường qua các thời kỳ. Ông Lê Quang Lợi - Hiệu trưởng Nhà trường gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý nhà giáo lão thành đã có công lao to lớn trong việc xây dựng cơ sở, nền tảng, tiền đề để Nhà trường có được như ngày hôm nay. Ông khẳng định, thế hệ thầy, cô hiện nay sẽ tiếp tục giữ gìn, kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng, tiếp bước cha anh xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. 

hopmattruongtcmythuat.jpg

Các đại biểu dự Họp mặt kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương

hdndtinhthamtruong4.jpg

Học sinh tham gia các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

11/21/2023 11:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtlãnh đạo tỉnh, chúc mừng, Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương, Ngày Nhà giáo Việt Nam533-lanh-dao-tinh-tham-chuc-mung-truong-trung-cap-my-thuat-van-hoa-binh-duong-nhan-ngay-nha-giao-viet-naTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch nổi bật năm 202310 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch nổi bật năm 2023

TTĐT - ​Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố ​10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch nổi bật của tỉnh năm 2023. 

​1. Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và Đình Tương Hiệp được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh

Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An có lịch sử gần 200 năm và được tổ chức hàng năm từ ngày 15 -16/11 âm lịch. Trong những năm đáo lệ, Lễ hội diễn ra từ 3 đến 4 ngày (từ ngày 15-18/11 âm lịch), với 22 nghi thức cúng tế và có tổ chức hát bội. Ngày 02/02/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định số 150/QĐ-BVHTTDL ghi danh "Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An" vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đình Tương Hiệp do cư dân người Việt tạo lập vào khoảng năm 1883 và được vua triều Nguyễn ban sắc phong vào niên hiệu Khải Định năm thứ 9 (1924). Ngoài thờ tự chính là Thần Thành hoàng Bổn cảnh, Đình còn thờ cụ Phan Thanh Giản - Vị tiến sĩ đầu tiên và có nhiều công lao đóng góp cho vùng đất Nam bộ. Đình có nét kiến trúc cổ xưa của ngôi đình Nam bộ, kết hợp nghệ thuật trang trí tranh tường của Pháp du nhập thời bấy giờ. Hai bên chính điện được bố trí lầu chuông và lầu trống - nét kiến trúc đặc trưng của kinh thành Huế và hiếm thấy trong các ngôi đình ở tỉnh. Ngày 15/8/2023, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 2068/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.


Lễ đón nhận Đình Tương Hiệp xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh

2. Tuần lễ Văn hóa và Nhân vật biểu tượng Quốc tế Việt Nam năm 2023 lần đầu tiên được tổ chức tại Bình Dương

Sự kiện diễn ra từ ngày 14/9 đến ngày 17/9/2023, do Cơ quan nội dung sáng tạo Hàn Quốc (KOCCA) và Trung tâm Thương mại Thế giới thành phố mới Bình Dương (WTC) tổ chức với chuỗi sự: Ngày hội nhân vật biểu tượng và bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc 2023; Lễ hội học và chơi 2023 giúp thúc đẩy giao lưu văn hóa và phát triển ngành nhân vật biểu tượng - một ngành mới nổi tại Việt Nam.

3. Đoàn Nghệ thuật tỉnh Bình Dương đạt Huy chương Vàng tại Hội thi tuyên truyền lưu động "Biển và Hải đảo Việt Nam"

Hội thi tổ chức từ ngày 18 - 22/5/2023 tại thành phố Hải Phòng, thu hút 46 đoàn tham gia đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước với hơn 1.500 diễn viên, tuyên truyền viên. Đoàn Bình Dương đạt Huy chương Vàng khi tham gia 03 nội dung gồm: Văn nghệ tuyên truyền, trưng bày triển lãm ảnh và xe loa tuyên truyền cổ động

4. Hội thi "Học trò Lễ" với chủ đề: "Cầu cho Quốc thái dân an"

Hội thi diễn ra từ 21 đến ngày 23/11/2023 tại TP.Thủ Dầu Một. Các đội tham gia thi trình diễn Nghi thức Học trò Lễ gồm: Nghi thức Tế Xuân, Xướng lễ và đọc Văn Tếc. Hội thi nhằm giới thiệu, quảng bá nét văn hóa đặc trưng của cư dân gốc nông nghiệp, cầu cho mưa thuận gió hòa, đất đai tươi tốt, mùa màng bội thu…; đồng thời thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây", là cách để người dân bày tỏ lòng tri ân đối với các vị Thần đã có công bảo vệ, phù hộ xóm làng, tri ân các vị Tiền hiền, Hậu hiền, đã có công bảo vệ quê hương, đất nước.

5.Thể thao Bình Dương khẳng định vị thế tại các giải vô địch thế giới năm 2023

Năm 2023, thể thao Bình Dương có 4 chức vô địch Thế giới các môn: Bida, Cờ tướng, Thể hình, Bi sắt là 4 danh hiệu cao quý mà lần đầu tiên trong lịch sử thể thao Bình Dương đạt được. Trong đó, môn Bida, Cờ tướng và Bi sắt lần đầu tiên trong lịch sử thể thao Việt Nam đạt được chức vô địch thế giới.

 

Vận động viên Bao Phương Vinh với chiếc Cup vô địch thế giới Giải Billiards carom 3 băng vô địch thế giới 2023 tại Thổ Nhĩ Kỳ


6. Bình Dương đăng cai tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 85 năm thành lập môn phái Vovinam

Sự kiện được tổ chức vào chiều ngày 15/4/2023, tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm tỉnh Bình Dương. Tham dự có ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam cùng các đồng chí lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo tỉnh Bình Dương; đại diện môn phái Vovinam Việt Nam và một số quốc gia. Môn phái Vovinam do võ sư Nguyễn Lộc sáng lập 1938 và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 11/2023.

7.Các sự kiện thể thao quần chúng quy mô lớn lần đầu tiên được tổ chức tại Bình Dương, tạo được ấn tượng tốt đẹp

Đó là Giải chạy đường dài "Ultra Road - Bình Dương 2023 - Bứt phá giới hạn" diễn ra từ ngày 28/10 - 29/10/2023 có hơn 1.400 vận động viên tham gia. Đây là lần đầu tiên Bình Dương tổ chức một giải chạy có cự ly dài kỷ lục, lên đến 100km.

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc 2023 quy tụ 62 đội bóng. Đây là giải đấu lần đầu tiên được tổ chức dành cho công nhân lao động trên cả nước.


Các cầu thủ vui mừng khi nhận Cup vô địch tại Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc 2023

8. Bình Dương đăng cai tổ chức thành công nhiều giải thể thao quốc gia, quốc tế trong năm 2023

Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ XIII Cúp Biwase có 11 Câu lạc bộ xe đạp mạnh trong nước và 07 đội tuyển quốc tế tham dự; Giải Billiards Carom 3 băng quốc tế Bình Dương Cúp Number 1, đã bước sang tuổi 11 và trở thành sân chơi quen thuộc của rất nhiều cơ thủ đẳng cấp trong nước và quốc tế; Giải Quần vợt vô địch U14 Châu Á và Giải Quần vợt ITF J30 có 200 vận động viên đến từ nhiều quốc gia.

9. Bình Dương có 03 món ăn được vinh danh trong chương trình bình chọn "Món ngon Quê tôi" do Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam tổ chức

Tham gia chương trình bình chọn "Món ngon Quê tôi" do Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam tổ chức, Bình Dương đã có 03 món ăn gồm: Gỏi gà măng cụt, Bánh bèo bì, Cháo môn lươn được Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam vinh danh 03 trong số 121 món ăn đặc sản tiêu biểu Việt Nam.

10. Dấu ấn "Tuần Lễ Văn hoá - Ẩm thực - Du lịch - Thương mại và Hội chợ sản phẩm OCOP tỉnh Bình Dương" năm 2023

Sự kiện được tổ chức từ ngày 30/11 - 03/12/2023 tại Công viên thành phố Thủ Dầu Một, với số lượng 90 gian hàng trưng bày, bán các món ăn, thức uống, sản phẩm, đặc sản mang tính đặc trưng vùng miền. Hoạt động đã thu hút khoảng 200.000 lượt du khách đến tham quan, thưởng thức ẩm thực; tìm hiểu thông tin, mua sắm, xem chương trình biểu diễn văn nghệ, biểu diễn ẩm thực.


Nghi thức khai mạc tuần lễ "Tuần Lễ Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch - Thương mại và Hội chợ sản phẩm OCOP tỉnh Bình Dương" năm 2023​

12/19/2023 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết630-10-su-kien-van-hoa-the-thao-va-du-lich-noi-bat-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
Điều chỉnh, bổ sung nhu cầu tuyển dụng viên chức tỉnh Bình Dương năm 2023Điều chỉnh, bổ sung nhu cầu tuyển dụng viên chức tỉnh Bình Dương năm 2023

TTĐT - Sở Nội vụ thông bá​o điều chỉnh, bổ sung nhu cầu tuyển dụng viên chức tỉnh Bình Dương năm 2023.​​

​Cụ thể, điều chỉnh, bổ sung nhu cầu tuyển dụng cho các vị trí việc làm còn thiếu:

TTCơ quan, đơn vịMã VTVLVị trí việc làmSố lượng VTVL cần tuyểnYêu cầu nghiệp vụ chuyên mônGhi chú
A​​​​ĐIỀU CHỈNH NHU CẦU TUYỂN DỤNG​ ​ ​ ​ ​ ​
1​ ​

Bảo tàng tỉnh

 

16Chuyên viên Hành chính – Tổng hợp01- Tốt nghiệp Đại học một trong các chuyên ngành: Quản lý văn hóa, Luật, Văn thư - Lưu trữ, Bảo tồn Bảo tàng, Ngôn ngữ Hán-Nôm. 
17Chuyên viên Nghiệp vụ bảo tồn, bảo tàng02- Tốt nghiệp Đại học một trong các chuyên ngành: Bảo tồn - Bảo tàng; Quản lý văn hóa; Lịch sử Đảng, Ngôn ngữ Hán-Nôm. 
2

 

 

Trung tâm Thông tin Điện tử

 

69

 

Văn thư lưu trữ (kiêm nhiệm thủ quỹ cơ quan)

 

01

- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật, Hành chính học.

- Yêu cầu khác: có Trung cấp Văn thư lưu trữ và kinh nghiệm ít nhất 01 năm làm việc về công tác văn thư trong cơ quan hành chính hoặc đơn vị sự nghiệp.

 
3Kho Lưu trữ thành phố Tân Uyên (Phòng Nội vụ)95Chuyên viên Kho lưu trữ01- Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành Kế toán, Hành chính, Quản trị văn phòng, Luật, Quản lý nhà nước. 
4Bộ phận Quản trang ( Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Tân Uyên)96Chuyên viên phụ trách công tác quản trang01- Tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành Luật, Công tác xã hội, Hành chính, Quản lý văn hóa. 
5Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bàu Bàng129Viên chức kỹ thuật trồng trọt, thú y, Chăn nuôi kiêm phụ trách kế toán01- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành nông học, trồng trọt, bảo vệ thực vật, Thú y, Chăn nuôi, Kế toán, tài chính - ngân hàng.Không còn nhu cầu vị trí việc làm số 129

 B

​​​​ BỔ SUNG NHU CẦU TUYỂN DỤNG

​ ​ ​ ​ ​
1Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao161Viên chức phụ trách quản trị khu nội trú thể dục thể thao01- Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Kinh tế hoặc các chuyên ngành khác có liên quan. 
2Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Thủ Dầu Một162Chuyên viên Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố phụ trách lĩnh vực tổng hợp01

- Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Luật, Hành chính, Văn hóa.

- Yêu cầu khác: có kinh nghiệm 01 năm làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước.

 

​Thời hạn nộp hồ sơ đối với các vị trí bổ sung đến hết ngày 01/6/2023. Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân liên hệ trực tiếp về Phòng Công chức - Viên chức Sở Nội vụ qua số điện thoại: 0274.3828944 để được hướng dẫn cụ thể về cách thức nộp.

Văn bản​


5/24/2023 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, bổ sung,  tuyển dụng viên chức, tỉnh Bình Dương năm 2023561-dieu-chinh-bo-sung-nhu-cau-tuyen-dung-vien-chuc-tinh-binh-duong-nam-202False121000
0.00
121,000
0.00
False
Tổ chức các ngày lễ lớn cần đề cao giá trị văn hóa tinh thần của nhân dânTổ chức các ngày lễ lớn cần đề cao giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân

TTĐT - Sáng 25-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự thảo Kế hoạch tổ chức các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng năm 2024.​​

Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Tr​ương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

IMGobht_5771.jpg

Ông Bùi Hữu Toàn – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình bày dự thảo kế hoạch

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong năm 2024, dự kiến tổ chức 07 ngày lễ lớn và 03 sự kiện chính trị, văn hóa với nhiều hoạt động thiết thực nhằm quảng bá, giới thiệu thành tựu về kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, hưởng thụ văn hóa, tinh thần của các tầng lớp nhân dân.

07 ngày lễ lớn gồm: Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; Lễ kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930); Lễ Giỗ tổ Hùng Vương; kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954); Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890); Ngày Cách mạng tháng Tám và Ngày Quốc khánh 02/9.

IMG_ongnlh5781.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà phát biểu tại cuộc họp

IMG_bàttbh5777.jpg

Bà Trương Thị Bích Hạnh - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy góp ý cho dự thảo kế hoạch

03 sự kiện chính trị, văn hóa, gồm: Chào mừng Tết Dương lịch 2024 và chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập tỉnh Bình Dương (01/01/1997); Hội nghị tôn vinh Doanh nhân Bình Dương nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam; kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Trong đó, các hoạt động chào mừng năm mới Dương lịch 2024, đón Tết cổ truyền dân tộc và mừng Đảng-mừng Xuân gồm: Trang trí đường phố; Chợ hoa xuân; Đường hoa; Hội hoa xuân, Hội báo xuân, Du xuân; các buổi họp mặt nhân dịp Tết Nguyên đán; thăm, chúc Tết, tặng quà cho các đối tượng chính sách…

z4815456632809_ed27ca5bc67369338b7865d00c601f11.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Hoàng Thao yêu cầu các thành viên Ban Tổ chức các ngày lễ lớn tỉnh rà soát lại các nội dung cho phù hợp; tiếp tục hoàn thiện dự thảo Kế hoạch, lưu ý các hoạt động cần tạo được điểm nhấn, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, nêu cao giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân, nêu bật được các giá trị đặc trưng của đất và người Bình Dương. Các sự kiện phải mang tính trang trọng, tuyên truyền sâu rộng truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng của dân tộc gắn với các hoạt động khởi công, khánh thành các công trình trọng điểm. ​

10/25/2023 11:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTổ chức các ngày lễ lớn, đề cao, giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân73-to-chuc-cac-ngay-le-lon-can-de-cao-gia-tri-van-hoa-tinh-than-cua-nhan-daTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1 - 30Next