Tin tức sự kiện
 

TTĐT - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương vừa có Thư kêu gọi các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang tỉnh; các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã; các nhà hảo tâm và toàn thể nhân dân tỉnh ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024).

 
 

TTĐT - ​Sáng 23-7, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình tại Kỳ họp thứ 16 - HĐND tỉnh khóa X về một số nội dung cử tri và đại biểu HĐND tỉnh kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động điều hành của UBND tỉnh và một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.

 
 

TTĐT - Sau một ngày rưỡi làm việc, sáng 23-7, Kỳ họp thứ 16 - HĐND tỉnh khóa X đã bế mạc và thông qua các dự thảo Nghị quyết (NQ).​

 
 

TTĐT - ​​Sáng 23-7, tại Kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 16, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình về các nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm 2024.​

 
 

TTĐT - Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 23-7, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã tổ chức các đoàn đến thăm và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh.​

 
 

TTĐT - ​Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án khu đô thị Bắc An Tây tại phường An Tây, thành phố Bến Cát.

 
 

TTĐT - ​Chiều 22-7, tại Kỳ họp thứ 16 - HĐND tỉnh khóa X, các đại biểu đã chất vấn Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về các giải pháp để khai thác hiệu quả hơn nữa nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

 
 

TTĐT - ​​Sáng 22-7, tại Kỳ họp thứ 16 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

 
 

TTĐT - Chiều 22-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Nguyễn Anh Minh - Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải đã đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 16 – HĐND tỉnh Bình Dương khóa X liên quan đến vấn đề giải quyết tình trạng ngập nước trên một số tuyến đường.

 
 

TTĐT - ​Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 22-7, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.​

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Điều chỉnh số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập  Điều chỉnh số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập 

TTĐT - ​Chiều 19-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Phiên họp lần thứ 101 của UBND tỉnh.

Tham dự có Bùi Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Ủy viên UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ngành, địa phương.

Phiên họp đã xem xét, cho ý kiến đối với dự thảo Quyết định về việc giao điều chỉnh số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Bình Dương năm 2025.

Cụ thể, điều chỉnh số lượng người làm việc năm 2025 của Trung tâm Thông tin điện tử thuộc Văn phòng UBND tỉnh là 33 biên chế (do hợp nhất Trung tâm Thông tin điện tử thuộc Sở Khoa học và Công nghệ và Trung tâm Công báo thuộc Văn phòng UBND tỉnh).

PH1015G9A1000.jpg

Toàn cảnh Phiên họp

Điều chỉnh số lượng người làm việc năm 2025 của Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh thuộc Sở Khoa học và Công nghệ từ 29 biên chế thành 33 biên chế (do tiếp nhận 04 biên chế từ Trung tâm Thông tin điện tử).

Điều chỉnh số lượng người làm việc năm 2025 của Trung tâm Chuyển đổi số thuộc Sở Khoa học và Công nghệ từ 15 biên chế thành 18 biên chế (do tiếp nhận 03 biên chế từ Trung tâm Thông tin điện tử).

Điều chỉnh số lượng người làm việc năm 2025 của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo do tiếp nhận các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố gồm: Thuận An 41 biên chế, Dĩ An 47 biên chế, Tân Uyên 44 biên chế, Bến Cát 45 biên chế, Phú Giáo 41 biên chế, Bàu Bàng 22 biên chế, Dầu Tiếng 38 biên chế.

 ​PH1015G9A1005.jpg

PH1015G9A1011.jpg

Đại biểu thảo luận tại Phiên họp

Điều chỉnh số lượng người làm việc năm 2025 của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường là 60 biên chế do hợp nhất Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thủ Dầu Một, các Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện và Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ hỗ trợ nông dân tỉnh.

Điều chỉnh số lượng người làm việc năm 2025 của Trung tâm Bảo tồn sinh thái Phú An thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là 15 biên chế (do tiếp nhận từ UBND thành phố Bến Cát).

Điều chỉnh số lượng người làm việc của Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ hỗ trợ nông dân tỉnh do giải thể: 02 biên chế sẽ chuyển sang Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, 03 biên chế chuyển vào biên chế dự phòng…

Phiên họp cũng đã xem xét thông qua các nội dung: Danh mục điều chỉnh, bổ sung các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13; phê duyệt quyết toán vốn công trình hoàn thành; danh mục khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất; bổ sung danh mục công trình, dự án trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Thuận An; phân cấp thẩm quyền quản lý bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính trên địa bàn tỉnh…

PHUBND1015G9A0976.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu kết luận Phiên họp

Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cơ bản thống nhất các nội dung trình. Đồng thời yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp thu ý kiến góp ý của đại biểu tại Phiên họp, bổ sung hoàn chỉnh các nội dung để khẩn trương triển khai theo đúng tiến độ.​

6/20/2025 7:00 AMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, số lượng người làm việc, đơn vị sự nghiệp công lập  583-dieu-chinh-so-luong-nguoi-lam-viec-trong-cac-don-vi-su-nghiep-cong-lapTrue
0.00
0
0.00
False
2.62
25
Bình Dương: Kinh tế-xã hội phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Bình Dương: Kinh tế-xã hội phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch

TTĐT - ​Đó là thông tin trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023 được ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày tại Kỳ họp thứ 8 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X.  

Thu hút hơn 3 tỷ đô la Mỹ vốn FDI

Theo báo cáo, Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 8,01% (năm 2021 tăng 3,2%);  GRDP bình quân đầu người đạt 166  triệu đồng. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế: Công nghiệp 67,1%, dịch vụ 22,8%, nông nghiệp 22,8%, thuế 7,4% (kế hoạch là 67,41% - 21,87% - 3,04% - 7,68%).​

toancanhHDND0812.jpg

Toàn cảnh kỳ họp thứ 8 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X

Sản xuất công nghiệp giữ mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,9%, (tăng 4,5% so với năm 2021).

congnghiepBD.jpg

Hoạt động sản xuất công nghiệp của một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 269.440 tỷ đồng, tăng 16,8%. Song song đó, tình hình xuất – nhập khẩu duy trì tăng ổn định trong 6 tháng đầu năm, trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt 35,7 tỷ đô la Mỹ, tăng 9%; kim ngạch nhập khẩu đạt 25,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 1%.

Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh tiếp tục được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư, sản xuất kinh doanh. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng 32,3% so với năm 2021. Trong năm 2022, tỉnh đã kịp thời tổ chức các hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 154.473 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2021. Trong đó, vốn Nhà nước 10.182 tỷ đồng, giảm 12,7%; vốn ngoài Nhà nước 82,527 tỷ đồng, tăng 15,6,%; vốn đầu tư nước ngoài 61,764 tỷ đồng, tăng 14,9%.

Đến 30/11/2022, đầu tư trong nước thu hút 96.722 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (tăng 28,1%); lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 59.484 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký là 627.000 tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài (FDI) thu hút 03 tỷ 078 triệu đô (tăng 48%); lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 4.082 dự án có vốn FDI với tổng vốn đăng ký là 39,7 tỷ đô la Mỹ.

meetorea.jpg

Ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động trên địa bàn tỉnh

Thu ngân sách ước đạt 61.940 tỷ đồng, đạt 103% dự toán HĐND tỉnh và đạt 91% so với cùng kỳ.

Tài nguyên và môi trường tiếp tục được quản lý chặt chẽ, đã có nhiều giải pháp trong tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về đất đai. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 cấp huyện và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025 được triển khai thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Công tác quy hoạch, phát triển đô thị được quan tâm đẩy mạnh. Trong đó, tập trung thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030; các phương án phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch chung các thị xã, thành phố, quy hoạch vùng cấp huyện được khẩn trương thực hiện để tích hợp vào quy hoạch tỉnh; các công trình trọng điểm của quốc gia của tỉnh được tập trung triển khai thực hiện.

ChutichMinh0812.jpg

Ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2022 ​tại Kỳ họp

Tỉnh tiếp tục triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm. Thực hiện phân luồng giao thông theo giờ, theo tuyến trên một số tuyến đường; kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; đôn đốc thực hiện thu phí điện tử không dừng.

An sinh xã hội được đảm bảo

Các chế độ, chính sách cho người có công, đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, người nghèo và công nhân lao động được quan tâm và thực hiện chu đáo. Riêng dịp Tết Nguyên đán 2022 và ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7, tỉnh đã chi hơn 277 tỷ đồng để chăm lo các hoạt động an sinh xã hội. Ngoài ra, xây dựng và sữa chửa 97 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 6,6 tỷ đồng. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, Chỉ số phát triển con người (HDI) tỉnh Bình Dương năm 2020 đạt 0,736, thuộc nhóm 2, đứng thứ 12 cả nước.

tangqua 2.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng quà cho người khuyết tật, người nghèo trên địa bàn tỉnh

Công tác dạy nghề, phát triển thị trường lao động được chú trọng. Trong năm, đã tạo việc làm thêm cho 35.000 người (đạt 100% kế hoạch). Tiếp nhận và giải quyết 168.332 hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội.

Chất lượng giáo dục các cấp tiếp tục được duy trì ổn định. Kết quả kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, Bình Dương đạt 34 giải. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệo THPT đạt 99,75%, xếp hạng 03/63 tỉnh, thành. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo. Năm 2022, tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế ước đạt 93,17%. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tuyên truyền chào mừng các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn trong năm được tổ chức với nhiều nội dung đa dạng, phong phú đã tạo được không khí vui tươi, phấn khởi cho các tầng lớp nhân dân. Công tác thông tin – truyền thông tăng cường quảng bá về Bình Dương, đảm bảo an toàn an ninh mạng. Hoạt động khoa học - công nghệ tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng đổi mới sáng tạo, dần trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.

giaolluuNHatban.jpg

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương trao quà lưu niệm cho các cầu thủ trong trận đấu giao hữu Becamex Bình Dương – Kawasaki Frontale Nhật Bản

12/8/2022 9:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTin tổng hợpXem chi tiết118-binh-duong-kinh-te-xa-hoi-phuc-hoi-manh-me-sau-dai-dichTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương tưởng niệm 65 năm "Ngày Phú Lợi căm thù" Bình Dương tưởng niệm 65 năm "Ngày Phú Lợi căm thù"

TTĐT - ​Sáng 01-12, tại Khu di tích Nhà tù Phú Lợi (TP.Thủ Dầu Một), Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch phối hợp với Ban Liên lạc các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tỉnh tổ chức Lễ tưởng niệm 65 năm "Ngày Phú Lợi căm thù" (01/12/1958 – 01/12/2023). 

​Tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; bà Nguyễn Minh Thủy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các cô, chú là chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày và đoàn viên thanh niên, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh.

Nhà tù Phú Lợi do chế độ Mỹ - Ngụy xây dựng năm 1957 để giam cầm các chiến sĩ cách mạng yêu nước Việt Nam. Nhà tù tồn tại 08 năm từ 1957-1964, là một trong 06 nhà tù lớn nhất lúc bấy giờ. Nhà tù Phú Lợi được mệnh danh là "địa ngục trần gian" với đủ thứ cực hình tra tấn dã man, tàn khốc.

ditichPL.jpg

Đại biểu thực hiện các nghi thức tưởng niệm

Vào ngày 01/12/1958, Mỹ - Ngụy đã đầu độc hàng trăm tù nhân chính trị tại Nhà tù Phú Lợi. Vụ đầu độc đã gây nên làn sóng căm phẫn trong và ngoài nước. Các tổ chức quốc tế như Liên hiệp Công đoàn thế giới, Hội Liên hiệp Học sinh thế giới, Hội Luật gia thế giới... đã lên án hành động đầu độc tù nhân tại Nhà tù Phú Lợi. Dù dùng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc nhưng kẻ thù vẫn không dập tắt được ngọn lửa cách mạng trong trái tim những người cộng sản.

ditichPL 2.jpg

Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dâng hương tưởng niệm

Chiến tranh đã lùi xa, Nhà tù Phú Lợi khắc nghiệt năm xưa nay đã trở thành Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia (được xếp hạng ngày 10/7/1980). Hàng năm, khu di tích này đón nhiều lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử đấu tranh hào hùng của những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam; đồng thời trở thành "địa chỉ đỏ" để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

ditichPL 1.jpg

ditichPL  3.jpg

ditichPL 4.jpg

Lãnh đạo tỉnh và các đại biểu dâng hương tưởng niệm

Phát biểu tại lễ tưởng niệm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà cho biết, những năm qua, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến việc đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Nhà tù Phú Lợi để bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc. 

DITICHpl 5.jpg

Đại biểu tham quan trưng bày chuyên đề "Những nhà tù điển hình ở miền Nam Việt Nam" (1954-1975)​

Trong thời gian tới, ông đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho tỉnh xây dựng đề án kêu gọi xã hội hóa đầu tư các hạng mục dịch vụ để phát huy giá trị di tích, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách tham quan và đưa di tích Nhà tù Phú Lợi trở thành một điểm du lịch về nguồn trong hành trình di sản văn hoá đến với vùng đất - con người Bình Dương giàu truyền thống cách mạng. 

ditichPL 6.jpg

Các cô, chú là chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày chia sẻ lại những dấu ấn lịch sử hào hùng

12/1/2023 3:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, tưởng niệm, 65 năm, Ngày, Phú Lợi, căm thù984-binh-duong-tuong-niem-65-nam-ngay-phu-loi-cam-thuTrue
0.00
0
0.00
False
1
2
Bình Dương tuyển dụng viên chứcBình Dương tuyển dụng viên chức

TTĐT - ​Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương thông báo tuyển dụng viên chức tỉnh năm 2024.

Theo đó, nhu cầu tuyển dụng là 463 vị trí việc làm.

Đối tượng dự tuyển là người có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam; đủ 18 tuổi trở lên; có đơn đăng ký dự tuyển, lý lịch rõ ràng; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm; đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ; đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Chỉ tiêu thực hiện theo nhu cầu cần tuyển dụng tại các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh (trừ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự nghiệp y tế). Số lượng, vị trí việc làm các chức danh cần tuyển dụng do Sở Nội vụ tổng hợp và thông báo theo quy định.

Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 02 vòng. Vòng 1 sẽ kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự Vòng 2.

Vòng 2 người dự tuyển sẽ thi môn nghiệp vụ chuyên ngành với hình thức thi phỏng vấn. Nội dung thi là kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Điểm phỏng vấn được tính dựa trên thang điểm 100. Thời gian phỏng vấn của một thí sinh tối đa là 30 phút. Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.

Công dân có đủ điều kiện dự thi, lập hồ sơ theo yêu cầu và nộp hồ sơ tại: Từ ô số 20 đến ô số 23 bộ phận một cửa tháp B, Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương.

Thời gian phát hành và tiếp nhận hồ sơ từ ngày 10/4/2024 đến hết ngày 10/5/2024. Buổi sáng từ 08 giờ 30 đến 11 giờ 00. Buổi chiều từ 14 giờ 00 đến 16 giờ 00.

Danh sách thí sinh đủ điều kiện tham gia vòng 2, thời gian, địa điểm tổ chức phỏng vấn sẽ thông báo cụ thể trên website Sở Nội vụ https://sonoivu.binhduong.gov.vn.

Mức thu phí dự tuyển viên chức là 400.000 đồng/hồ sơ.

Thông báo​   

4/17/2024 12:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết683-binh-duong-tuyen-dung-vien-chuTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1.650943
53
Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND TP.Hồ Chí Minh mớiChủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND TP.Hồ Chí Minh mới

TTĐT - ​Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban của HĐND các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập. Các Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.​

​​Tại Nghị quyết số 1735/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị chỉ định ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh giữ chức vụ Chủ tịch HĐND TP.Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Chỉ định các ông (bà): Ông Phạm Thành Kiên - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; ông Trần Văn Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; ông Huỳnh Thanh Nhân - Thành ủy viên; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Thành ủy viên giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND TP.Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Chỉ định các ông (bà): Bà Phạm Quỳnh Anh giữ chức vụ Trưởng Ban Pháp chế; ông Nguyễn Công Danh - Thành ủy viên giữ chức vụ Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách; ông Cao Thanh Bình giữ chức vụ Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội; bà Nguyễn Thị Thanh Vân giữ chức vụ Trưởng Ban Đô thị HĐND TP.Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2025.​

6/30/2025 10:00 AMĐã ban hànhTin nội chính; Sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấpTinXem chi tiết585-chu-tich-pho-chu-tich-hdnd-tp-ho-chi-minh-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Công bố nghị quyết, quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, chỉ định nhân sự TP.Hồ Chí Minh mới Công bố nghị quyết, quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, chỉ định nhân sự TP.Hồ Chí Minh mới

TTĐT - ​Sáng 30-6, các địa phương trên cả nước đồng loạt tổ chức Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức Đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu. Tổng Bí thư Tô Lâm tham dự tại điểm c​ầu TP.Hồ Chí Minh. 

Cùng dự có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Bí thư các cấp ủy trực thuộc và các đồng chí Bí thư cấp ủy xã, phường, đặc khu...

congbotphcmmoi2.jpg

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước thực hiện nghi thức chào cờ tại Lễ công bố ở điểm cầu TP.Hồ Chí Minh. Ảnh: VGP

TP.Hồ Chí Minh mới được hình thành trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương. Sau khi sắp xếp, TP.Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên hơn 6.722km2, quy mô dân số hơn 14 triệu người.

Buổi lễ đã công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập TP.Hồ Chí Minh mới; Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh; Quyết định của Bộ Chính trị về việc chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Thành uỷ TP.Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020 – 2025; Quyết định của Ban Bí thư chỉ định Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra cấp tỉnh.

congbotphcmmoi1.jpg

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng hoa chúc mừng các đồng chí lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh - Ảnh: VGP

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND TP.Hồ Chí Minh; Trưởng các ban của HĐND thành phố; Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh; Quyết định của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hồ Chí Minh.​

Buổi lễ được kết nối trực tuyến đến tất cả các xã, phường trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh mới.

phuongbd.jpg

Các đại biểu tham dự Lễ công bố tại điểm cầu phường Bình Dương. Ảnh: Yến Nhi

phuongtdm1.jpg

Các đại biểu tham dự Lễ công bố tại điểm cầu phường Thủ Dầu Một. Ảnh: Phượng Châu

phuongphuloi3061.jpg

Các đại biểu tham dự Lễ công bố tại điểm cầu phường Phú Lợi. Ảnh: Phương Chi

6/30/2025 11:00 AMĐã ban hànhTin nội chính; Sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấpTinXem chi tiết506-cong-bo-nghi-quyet-quyet-dinh-sap-nhap-don-vi-hanh-chinh-chi-dinh-nhan-su-tp-ho-chi-minh-moiTrue
0.00
0
0.00
False
2.5
3
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND 168 xã, phường, đặc khu của TP.Hồ Chí Minh mớiBí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND 168 xã, phường, đặc khu của TP.Hồ Chí Minh mới

​TTĐT - Sau sắp xếp, TP.Hồ Chí Minh mới có 168 đơn vị hành chính c​ấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu.​ Dưới đây là danh sách các Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã, phường, đặc khu của TP.Hồ Chí Minh mới.

STTXã, phườngBí thư Đảng ủyChủ tịch UBND
1Xã Ngãi GiaoĐ/c Nguyễn Đức TânĐ/c Nguyễn Minh Tú
2Xã Kim LongĐ/c Hồng Như VàngĐ/c Đỗ Chí Khởi
3Xã Bình GiãĐ/c Nguyễn Thái BìnhĐ/c Nguyễn Thanh Thủy
4Xã Nghĩa ThànhĐ/c Phạm Văn QuyềnĐ/c Nguyễn Tiến Trung
5Xã Xuân SơnĐ/c Nguyễn Việt ThanhĐ/c Ngô Văn Luận
6Xã Châu ĐứcĐ/c Lê Thanh LiêmĐ/c Phan Ngọc Tuấn
7Đặc khu Côn ĐảoĐ/c Lê Anh TúĐ/c Phan Trọng HIền
8Phường Bà RịaĐ/c Trần Tuấn LĩnhĐ/c Nguyễn Thị Kim Liên
9Phường Tam LongĐ/c Nguyễn Minh HoàngĐ/c Lê Hữu Hiền
10Phường Long HươngĐ/c Trần Thanh DũngĐ/c Đặng Huy Quang
11Phường Vũng TàuĐ/c Nguyễn Tấn BảnĐ/c Bùi Văn Hy
12Phường Tam ThắngĐ/c Trần Thụy Cẩm LệĐ/c Lê Xuân Tú
13Phường Rạch DừaĐ/c Nguyễn Phúc HoàngĐ/c Trần Anh Tuấn
14Phường Phước ThắngĐ/c Nguyễn Trường GiangĐ/c Nguyễn Việt Dũng
15Xã Long SơnĐ/c Nguyễn Tấn CườngĐ/c Nguyễn Trọng Thụy
16Phường Phú MỹĐ/c Bùi Chí ThànhĐ/c Đặng Văn Hùng
17Phường Tân PhướcĐ/c Dương Ngọc ChâuĐ/c Huỳnh Trung Sơn
18Phường Tân HảiĐ/c Trịnh HàngĐ/c Huỳnh Hữu Nghĩa
19Phường Tân ThànhĐ/c Trần Quốc KhánhĐ/c Nguyễn Ngọc Ân
20Xã Châu PhaĐ/c Đỗ Hữu HiềnĐ/c Phan Minh Hợp
21Xã Hồ TràmĐ/c Phan Khắc DuyĐ/c Huỳnh Phi Khánh
22Xã Xuyên MộcĐ/c Võ Thành ChâuĐ/c Chu Thị Thanh Phong
23Xã Bình ChâuĐ/c Nguyễn Quốc KhanhĐ/c Nguyễn Hòa Hiệp
24Xã Hòa HộiĐ/c Đinh Thị Trúc MyĐ/c Huỳnh Tiến Dũng
25Xã Bàu LâmĐ/c Huỳnh Kim SơnĐ/c Trần Văn Dững
26Xã Hòa HiệpĐ/c Huỳnh Sơn TháiĐ/c Nguyễn Kỳ Nhân
27Xã Đất ĐỏĐ/c Đỗ Thị HồngĐ/c Trần Kim Phúc
28Xã Long ĐiềnĐ/c Trần Thanh HùngĐ/c Võ Minh Tuấn
29Xã Long HảiĐ/c Huỳnh Sơn TuấnĐ/c Ngô Thanh Phúc
30Xã Phước HảiĐ/c Võ Tài QuốcĐ/c Phạm Thị Tuyết Trinh
31Phường Đông HòaĐ/c Nguyễn Công DanhĐ/c Võ Trọng Tài
32Phường Dĩ AnĐ/c Võ Văn HồngĐ/c Trần Thị Thanh Thủy
33Phường Tân Đông HiệpĐ/c Lê Thị Mai ThiĐ/c Nguyễn Thanh Huy
34Phường Thuận AnĐ/c Trần Thị Diễm TrinhĐ/c Nguyễn Thanh Sơn
35Phường Thuận GiaoĐ/c Nguyễn Thành ÚyĐ/c Võ Huỳnh Ngọc Thủy
36Phường Bình HòaĐ/c Huỳnh Văn SơnĐ/c Nguyễn Thị Ngọc Châu
37Phường Lái ThiêuĐ/c Nguyễn Thanh TâmĐ/c Phạm Phú Nam
38Phường An PhúĐ/c Nguyễn Thị HiềnĐ/c Nguyễn Hữu Châu
39Phường Bình DươngĐ/c Nguyễn Văn ĐôngĐ/c Võ Chí Thành
40Phường Chánh HiệpĐ/c Nguyễn Hữu ThạnhĐ/c Phạm Minh Thiện
41Phường Thủ Dầu MộtĐ/c Nguyễn Thu CúcĐ/c Trần Phong Lưu
42Phường Phú LợiĐ/c Lê Thanh LongĐ/c Phan Công Khanh
43Phường Vĩnh TânĐ/c Trần Văn PhươngĐ/c Nguyễn Tấn Lập
44Phường Bình CơĐ/c Phạm Thị Khánh DuyênĐ/c Nguyễn Văn Thuận
45Phường Tân UyênĐ/c Nguyễn Thị Tuyết NhungĐ/c Huỳnh Văn Lợi
46Phường Tân HiệpĐ/c Lý Ngọc PhongĐ/c Trần Thị Cẩm Tú
47Phường Tân KhánhĐ/c Trần Lê QuanĐ/c Nguyễn Hữu Phương
48Phường Phú AnĐ/c Nguyễn Hoàng ThôngĐ/c Trần Bảo Lâm
49Phường Tây NamĐ/c Trần Ngọc CườngĐ/c Nguyễn Ngọc Phương Liên
50Phường Long NguyênĐ/c Võ Thành NhânĐ/c Lê Thị Kim Liên
51Phường Bến CátĐ/c Nguyễn Trọng ÂnĐ/c Trần Thị Thảo
52Phường Chánh Phú HòaĐ/c Trần Thị Minh HạnhĐ/c Nguyễn Công Quan
53Phường Thới HòaĐ/c Nguyễn Thị Yến LoanĐ/c Bùi Đức Trung
54Phường Hòa LợiĐ/c Lê Thanh TâmĐ/c Lê Văn Hồng
55Xã Bắc Tân UyênĐ/c Võ Văn TínhĐ/c Trần Hoài Thu
56Xã Thường TânĐ/c Nguyễn Thanh LâmĐ/c Đoàn Quang Cảnh
57Xã An LongĐ/c Nguyễn Thị Kim HươngĐ/c Văn Quang Chinh
58Xã Phước ThànhĐ/c Nguyễn Thị Xuân MaiĐ/c Nguyễn Thanh Thông
59Xã Phước HòaĐ/c Tô Văn ĐạtĐ/c Trần Hồng Dung
60Xã Phú GiáoĐ/c Nguyễn Phi HoàngĐ/c Vũ Hải Lý
61Xã Trừ Văn ThốĐ/c Lưu Văn LongĐ/c Phan Quốc Tuấn
62Xã Bàu BàngĐ/c Nguyễn Phú CườngĐ/c Nguyễn Hữu Luận
63Xã Minh ThạnhĐ/c Nguyễn Thanh TùngĐ/c Nguyễn Hữu Thành
64Xã Long HòaĐ/c Nguyễn Thị GươngĐ/c Lâm Tấn Đạt
65Xã Dầu TiếngĐ/c Nguyễn Đình KhánhĐ/c Trần Khắc Quân
66Xã Thanh AnĐ/c Nguyễn Hữu ChíĐ/c Nguyễn Hoài Bảo
67Phường Sài GònĐ/c Nguyễn Tấn PhátĐ/c Vũ Nguyễn Quang Vinh
68Phường Bến ThànhĐ/c Hoàng Thị Tố NgaĐ/c Mai Thị Hồng Hoa
69Phường Cầu Ông LãnhĐ/c Nguyễn Duy AnĐ/c Trương Thị Minh Dung
70Phường Tân ĐịnhĐ/c Lê Đức ThanhĐ/c Nguyễn Hải Quân
71Phường Bàn CờĐ/c Nguyễn Thành NamĐ/c Huỳnh Gia Giang
72Phường Xuân HòaĐ/c Nguyễn Thanh XuânĐ/c Nguyễn Hùng Hậu
73Phường Nhiêu LộcĐ/c Võ Văn ĐứcĐ/c Ngô Thị Hiền
74Phường Vĩnh HộiĐ/c Lê Văn ChiếnĐ/c Nguyễn Thùy Trinh
75Phường Khánh HộiĐ/c Lý Tấn HòaĐ/c Võ Thanh Dũng
76Phường Xóm ChiếuĐ/c Nguyễn Quốc TháiĐ/c Trần Thị Thanh Thảo
77Phường Chợ QuánĐ/c Cao Sơn YênĐ/c Nguyễn Võ Xuân Kỳ
78Phường An ĐôngĐ/c Trương Minh KiềuĐ/c Nguyễn Thị Minh Phượng
79Phường Chợ LớnĐ/c Huỳnh Ngọc Nữ Phương HồngĐ/c Nguyễn Xuân Trung
80Phường Bình TiênĐ/c Lê Kim HiếuĐ/c Vương Thanh Liễu
81Phường Phú LâmĐ/c Lê Thanh BìnhĐ/c Đinh Huỳnh Trung
82Phường Bình TâyĐ/c Lê Thị Thanh ThảoĐ/c Nguyễn Quốc Dương
83Phường Bình PhúĐ/c Phạm Hồng MinhĐ/c Nguyễn Huy Thắng
84Phường Tân HưngĐ/c Hoàng Minh Tuấn AnhĐ/c Nguyễn Đức Trí
85Phường Tân ThuậnĐ/c Hàng Thị Thu NgaĐ/c Phạm Hồng Lộc
86Phường Tân MỹĐ/c Trần Chí DũngĐ/c Nguyễn Thị Bé Ngoan
87Phường Phú ThuậnĐ/c Châu Xuân Đại ThắngĐ/c Lê Lợi
88Phường Chánh HưngĐ/c Trần Thanh TùngĐ/c Phạm Quang Tú
89Phường Phú ĐịnhĐ/c Phạm Ngọc MuônĐ/c Bùi Trung Trực
90Phường Bình ĐôngĐ/c Võ Thành KhảĐ/c Nguyễn Thị Thu Hoa
91Phường Diên HồngĐ/c Lê Văn MinhĐ/c Nguyễn Trường Sơn
92Phường Vườn LàiĐ/c Lâm Hùng TấnĐ/c Huỳnh Văn Tâm
93Phường Hòa HưngĐ/c Nguyễn Thị Thu HườngĐ/c Lê Thị Ngọc Hiền
94Phường Phú ThọĐ/c Trương Quốc LâmĐ/c Đinh Chí Thịnh
95Phường Bình ThớiĐ/c Trần Hải YếnĐ/c Bùi Thị Ngọc Hà
96Phường Hòa BìnhĐ/c Huỳnh Kim TuấnĐ/c Cao Hoàng Khương
97Phường Minh PhụngĐ/c Nguyễn Trần BìnhĐ/c Nguyễn Phi Long
98Phường Đông Hưng ThuậnĐ/c Trần Thị Huyền ThanhĐ/c Trần Thị Huyền Thanh
99Phường An Phú ĐôngĐ/c Nguyễn Minh ChánhĐ/c Bùi Thị Lam Hồng
100Phường Trung Mỹ TâyĐ/c Nguyễn Thị Ngọc DuyênĐ/c Hồ Minh Hoàng
101Phường Tân Thới HiệpĐ/c Nguyễn Văn ĐứcĐ/c Nguyễn Hữu Hiệp
102Phường Thới AnĐ/c Lê Tấn TàiĐ/c Nguyễn Đức Hiệp
103Phường Tân Sơn HòaĐ/c Trương Lê Mỹ NgọcĐ/c Trần Minh Vũ
104Phường Tân Sơn NhấtĐ/c Lê Hoàng HàĐ/c Đoàn Văn Đủ
105Phường Tân SơnĐ/c Nguyễn Xuân TiếnĐ/c Trần Quốc Tuấn
106Phường Bảy HiềnĐ/c Nguyễn Bá ThànhĐ/c Đỗ Thị Ngọc Lan
107Phường Tân BìnhĐ/c Nguyễn Hoàng LongĐ/c Nguyễn Thị Phượng
108Phường Tân HòaĐ/c Phan Kiều Thanh HươngĐ/c Lê Thị Thu Sương
109Phường Tây ThạnhĐ/c Đào Minh ChánhĐ/c Nghiêm Văn Út
110Phường Tân Sơn NhìĐ/c Nguyễn Trần PhúĐ/c Nguyễn Quốc Bình
111Phường Phú Thọ HòaĐ/c Phạm Hưng Quốc BảoĐ/c Nguyễn Công Chánh
112Phường Phú ThạnhĐ/c Võ Công ThànhĐ/c Phan Sĩ Đạt
113Phường Tân PhúĐ/c Lê Thị Kim HồngĐ/c Võ Trương Bình
114Phường Bình TânĐ/c Phạm Thị Ngọc DiệuĐ/c Nguyễn Văn Sử
115Phường Bình Hưng HòaĐ/c Nguyễn Việt Quế SơnĐ/c Nguyễn Anh Cường
116Phường Bình Trị ĐôngĐ/c Trần Xuân ĐiềnĐ/c Bùi Thanh Hoài
117Phường An LạcĐ/c Lê Trương Hải HiếuĐ/c Nguyễn Quốc Khanh
118Phường Tân TạoĐ/c Nguyễn Trung AnhĐ/c Nguyễn Thị Hoàng Oanh
119Phường Bình Lợi TrungĐ/c Thái Thị Hồng NgaĐ/c Lê Hoàng Linh Phương
120Phường Bình QuớiĐ/c Đỗ Thị Minh QuânĐ/c Đặng Minh Nguyên
121Phường Bình ThạnhĐ/c Vũ Ngọc TuấtĐ/c Phan Quang Khánh
122Phường Gia ĐịnhĐ/c Triệu Lệ KhánhĐ/c Nguyễn Thu Hiền
123Phường Thạnh Mỹ TâyĐ/c Lê Trần KiênĐ/c Bùi Thị Hồng Quế
124Phường Cầu KiệuĐ/c Trần Thu HàĐ/c Trần Quang Sang
125Phường Đức NhuậnĐ/c Phan Thị Thanh PhươngĐ/c Nguyễn Thị Thanh Thảo
126Phường Phú NhuậnĐ/c Nguyễn Đông TùngĐ/c Nguyễn Thị Như Ý
127Phường Hạnh ThôngĐ/c Huỳnh Văn Hồng NgọcĐ/c Phạm Thị Thanh Nhàn
128Phường An NhơnĐ/c Phạm Trung KiênĐ/c Nguyễn Ngọc Anh
129Phường Gò VấpĐ/c Nguyễn Trí DũngĐ/c Nguyễn Thị Đoan Trang
130Phường Thông Tây HộiĐ/c Nguyễn Thị Thu HàĐ/c Đào Thị My Thư
131Phường An Hội TâyĐ/c Trần Đoàn TrungĐ/c Lâm Thị Hồng Phúc
132Phường An Hội ĐôngĐ/c Hoàng Thị Kim ThuĐ/c Tô Đình Triệu
133Xã Hóc MônĐ/c Lê Thị Ngọc ThanhĐ/c Trần Văn Chiến
134Xã Bà ĐiểmĐ/c Nguyễn Anh TuấnĐ/c Nguyễn Tuấn Anh
135Xã Xuân Thới SơnĐ/c Nguyễn Văn TàiĐ/c Phạm Xuân Nam
136Xã Đông ThạnhĐ/c Nguyễn Văn TuyênĐ/c Nguyễn Mậu Phương Quỳnh
137Xã An Nhơn TâyĐ/c Nguyễn Thị HằngĐ/c Lê Ngọc Sương
138Xã Thái MỹĐ/c Trương Nữ Hoàng Thanh BìnhĐ/c Nguyễn Đức Thịnh
139Xã Tân An HộiĐ/c Nguyễn Quyết ThắngĐ/c Nguyễn Thanh Phong
140Xã Củ ChiĐ/c Hứa Quốc HưngĐ/c Phạm Kiều Hưng
141Xã Nhuận ĐứcĐ/c Võ Thị Kiều TiênĐ/c Phạm Văn Dũng
142Xã Phú Hòa ĐôngĐ/c Nguyễn Văn NghĩaĐ/c Nguyễn Minh Tuấn
143Xã Bình MỹĐ/c Nguyễn Chí DũngĐ/c Nguyễn Anh Tuấn
144Xã Nhà BèĐ/c Phan Ngọc PhúcĐ/c Võ Phan Lê Nguyễn
145Xã Hiệp PhướcĐ/c Nguyễn Minh ĐứcĐ/c Lê Thị Anh Thư
146Xã Vĩnh LộcĐ/c Huỳnh Cao CườngĐ/c Nguyễn Thị Thảo
147Xã Tân Vĩnh LộcĐ/c Nguyễn Thanh NhãĐ/c Nguyễn Thành Nhân
148Xã Bình LợiĐ/c Trương Minh Tước NguyênĐ/c Nguyễn Thị Liêm
149Xã Tân NhựtĐ/c Hà Phước ThắngĐ/c Lê Như Hải Long
150Xã Bình ChánhĐ/c Nguyễn Thành LợiĐ/c Trương Thái Ngọc
151Xã Hưng LongĐ/c Nguyễn Thị Ngọc HạnhĐ/c Huỳnh Văn Phạm Hồng
152Xã Bình HưngĐ/c Phạm Văn LũyĐ/c Biện Ngọc Toàn
153Xã Cần GiờĐ/c Nguyễn Ngọc VũĐ/c Võ Hữu Thắng
154Xã Thạnh AnĐ/c Lê Thị Hồng PhượngĐ/c Hồ Hồng Thành Tính
155Xã Bình KhánhĐ/c Nguyễn Ngọc XuânĐ/c Nguyễn Thanh Đoàn
156Xã An Thới ĐôngĐ/c Cổ Thị Ngọc ĐiệpĐ/c Trần Hoàng Vũ
157Phường Thủ ĐứcĐ/c Mai Hữu QuyếtĐ/c Nguyễn Thị Mai Trinh
158Phường Bình TrưngĐ/c Trần Quốc TrungĐ/c Nguyễn Chí Thanh
159Phường An KhánhĐ/c Hoàng TùngĐ/c Nguyễn Thành Trung
160Phường Tam BìnhĐ/c Nguyễn Trần Phượng TrânĐ/c Nguyễn Minh Điền
161Phường Linh XuânĐ/c Nguyễn Thị Bé HaiĐ/c Nguyễn Thị Kim Cúc
162Phường Tăng Nhơn PhúĐ/c Nguyễn Bạch Hoàng PhụngĐ/c Cao Thị Ngọc Châu
163Phường Phước LongĐ/c Phạm Hoài Minh TânĐ/c Hà Tuấn Anh
164Phường Long TrườngĐ/c Kiều Ngọc VũĐ/c Lê Ngọc Dũng
165Phường Long BìnhĐ/c Trần Hữu PhướcĐ/c Nguyễn Hồng Điệp
166Phường Cát LáiĐ/c Đỗ Anh KhangĐ/c Võ Tấn Quan
167Phường Hiệp BìnhĐ/c Vũ Anh TuấnĐ/c Võ Thanh Bình
168Phường Long PhướcĐ/c Lê Minh Khoa

Đ/c Lưu Trọng Nghĩa​​​

6/30/2025 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chính; Sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấpTinXem chi tiết975-bi-thu-dang-uy-chu-tich-ubnd-168-xa-phuong-dac-khu-cua-tp-ho-chi-minh-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4
1
Triển khai vận hành thử nghiệm các nền tảng số phục vụ chính quyền 2 cấp tại 168 xã, phường, đặc khu của TP.Hồ Chí Minh mớiTriển khai vận hành thử nghiệm các nền tảng số phục vụ chính quyền 2 cấp tại 168 xã, phường, đặc khu của TP.Hồ Chí Minh mới

TTĐT - ​Sáng 25-6, ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 02 cấp trên địa bàn thành phố.

Tham dự có ông Nguyễn Thanh Nghị - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Được – Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Hội nghị được kết nối từ điểm cầu chính tại trụ sở UBND TP.Hồ Chí Minh đến trụ sở UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và 168 điểm cầu của cấp xã mới.

Tham dự tại điểm cầu UBND tỉnh Bình Dương có ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.

Hội nghị đã báo cáo tóm tắt kết quả triển khai vận hành thử nghiệm các nền tảng số phục vụ chính quyền 2 cấp tại 168 xã, phường, đặc khu. Theo đánh giá của Trung tâm chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh, công tác chuẩn bị mặc dù gấp rút nhưng các đơn có sự tập trung, nỗ lực để việc triển khai vận hành thử đạt kết quả đề ra.

BTTTUBTT5G9A1355.jpg 

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Hệ thống các phần mềm dùng chung đảm bảo thông suốt để có thể phục vụ đưa vào vận hành chính thức. Liên thông hệ thống chỉ đạo điều hành trong hệ thống chính trị của TP.Hồ Chí Minh theo mô hình chính quyền 2 cấp.

Các nền tảng số dùng chung của TP.Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục vận hành và phát triển trên nguyên tắc: "Một hệ thống thống nhất - Một dữ liệu duy nhất - Một dịch vụ liền mạch" phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp phục vụ người dân, doanh nghiệp và công tác chỉ đạo điều hành.

Hội nghị cũng đã báo cáo Kế hoạch tổ chức Lễ công bố các nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Trung ương, quyết định của địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập các tổ chức Đảng, MTTQ Việt Nam thành phố, các xã, phường, đặc khu.

TTBTTU5G9A1341.jpg

TTBTTU5G9A1353.jpg

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Đồng thời quán triệt một số nội dung liên quan đến công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính: Công tác sắp xếp tổ chức Đảng và đảng viên; thực hiện quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Đảng ủy cấp xã; xây dựng quy chế làm việc của Đảng ủy cấp xã; thành lập các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc của Đảng ủy…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đánh giá, theo báo cáo của các đơn vị, đến naycông tác chuẩn bị có nhiều nỗ lực, tập trung; cơ bản hoàn thành các yêu cầu, mục tiêu, kế hoạch đề ra. Ông yêu cầu các đơn vị nỗ lực tập trung hành động, quyết tâm cao nhất; đảm bảo khi thành phố chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được thông suốt, hiệu năng, hiệu quả. Trước mắt tập trung cho sự kiện tổ chức Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập TP.Hồ Chí Minh; Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh; chỉ định nhân sự lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh vào ngày 30-6…

Cũng trong sáng 25-6, UBND TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức vận hành thử nghiệm các nền tảng số phục vụ chính quyền 2 cấp tại 168 phường, xã, đặc khu.

Đây là bước chuẩn bị trước khi thành phố chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 01-7. Lần vận hành thử nghiệm này thực hiện trên 4 hệ thống: Hệ thống truyền hình trực tuyến, Hệ thống quản lý văn bản, Hệ thống phản ánh kiến nghị 1022 và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.​

6/25/2025 3:00 PMĐã ban hànhSắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp; Tin nội chínhTinXem chi tiếtvận hành thử nghiệm, nền tảng số, chính quyền 2 cấp, tại 168 xã, phường, đặc khu,TP.Hồ Chí Minh mới143-trien-khai-van-hanh-thu-nghiem-cac-nen-tang-so-phuc-vu-chinh-quyen-2-cap-tai-168-xa-phuong-dac-khu-cua-tp-ho-chi-minh-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Xây dựng Bến Cát xứng danh thành phố hiện đại, văn minhXây dựng Bến Cát xứng danh thành phố hiện đại, văn minh

TTĐT - Nằm ở vị trí phía Bắc tỉnh Bình Dương, Bến Cát được định hướng trở thành trung tâm đô thị công nghiệp – dịch vụ – đầu mối giao thông của cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tương lai. Phát huy những tiềm năng, thế mạnh, Bến Cát đã có bước chuyển mình, đột phá thành công với diện mạo đô thị năng động, mang dáng dấp của một thành phố văn minh, hiện đại.

Chuyển mình lên thành phố

Cách đây 10 năm, ngày 01/4/2014, thị xã Bến Cát chính thức được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQCP của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh 23.442,24 hecta diện tích tự nhiên và 203.420 nhân khẩu, với 08 đơn vị hành chính: Phường Mỹ Phước, phường Thới Hòa, phường Chánh Phú Hòa, phường Tân Định, phường Hòa Lợi, xã An Điền, xã An Tây và xã Phú An.

Qua 10 năm phát triển, Bến Cát đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế phát triển một cách toàn diện, có trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, gắn với phát triển đô thị. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý Nhà nước về đất đai, môi trường, xây dựng, trật tự đô thị có bước chuyển biến mới. Lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục đi vào chiều sâu, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng lên rõ nét về vật chất lẫn tinh thần, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt 12,1%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Công nghiệp (70,1%) – thương mại dịch vụ (29,7%) – nông nghiệp (0,2%). Tổng giá trị sản xuất đạt trên 285.000 tỷ đồng, có 27/34 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra; 04/34 chỉ tiêu đạt từ 69% - 90%. Tổng thu ngân sách địa phương đạt trên 1.114 tỷ đồng, vượt 12% so với kế hoạch tỉnh và Nghị quyết HĐND thị xã giao, trong đó thu ngân sách địa phương được hưởng trên 818 tỷ đồng.

 

Tượng đài Bến Cát

Xác định phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng, thời gian qua, thị xã Bến Cát đã huy động đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau để kịp thời đáp ứng tốc độ phát triển, hướng đến đô thị hiện đại, văn minh. Giai đoạn 2016 - 2020, thị xã Bến Cát đã đầu tư hoàn thành 98/138 công trình, dự án trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, thị xã còn duy tu sửa chữa, đầu tư nâng cấp 306 tuyến đường, hệ thống chiếu sáng được đầu tư cho 499 tuyến. Song song đó, thị xã Bến Cát cũng quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của thị xã. với một số công trình tiêu biểu, điểm nhấn như: Tượng đài Bến Cát, Trung tâm Văn hóa Thanh niên Công nhân, Nhà truyền thống và Thư viện, Nhà Thiếu nhi thị xã, các công viên cây xanh, công trình công viên dọc sông Thị Tính; khai thông, uốn nắn dòng chảy đoạn hạ lưu rạch Cầu Quan đến sông Thị Tính; mở rộng đường 30-4 từ Kho bạc đến Cầu Quan; Trung tâm điều hành IOC, Cầu Đò 2…

 

Công nghiệp là đòn bẩy để Bến Cát phát triển vượt bậc. Ảnh: Một góc Khu công nghiệp Mỹ Phước 3

Từ chủ trương đưa công nghiệp về các huyện phía Bắc của tỉnh, kinh tế Bến Cát đã vươn vai phát triển vượt bậc. Bến Cát đã xây dựng các khu công nghiệp làm yếu tố đột phá để phát triển. Đến nay, trên địa bàn thị xã có các khu công nghiệp: Mỹ Phước 1, 2, 3, Thới Hòa, Quốc tế Protrade, Việt Hương 2, Rạch Bắp… Các khu công nghiệp này đã giúp thị xã Bến Cát thu hút gần 1.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 10 tỷ đô la Mỹ. Tác động của các khu công nghiệp này đã giúp địa phương chuyển dịch nhanh từ thuần nông sang công nghiệp, thúc đẩy phát triển về đô thị, thương mại, dịch vụ, tạo điều kiện cho người dân sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã tăng nhanh và ổn định trong những năm qua. Riêng trong năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã Bến Cát đạt hơn 200.000 tỷ đồng.

Sự phát triển công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngân sách cho thị xã, giải quyết được việc làm cho hàng trăm nghìn lao động trong và ngoài địa phương Sự phát triển công nghiệp đã giúp đời sống nhân dân thay đổi diệu kỳ, từ thu nhập không đáng kể nhưng đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của người dân thị xã Bến Cát rất cao, đạt hơn 135 triệu đồng/người/năm.

 

Công nghiệp đã tác động mạnh để thương mại - dịch vụ trên địa bàn thị xã phát triển. Ảnh: Siêu thị Go của nhà đầu tư Thái Lan sẽ sớm được xây dựng ngay trung tâm thị xã Bến Cát

Công nghiệp cũng đã tác động mạnh để thương mại - dịch vụ phát triển, nhất là những ngành, lĩnh vực có tính đột phá và giá trị gia tăng cao như: Tài chính - tín dụng, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, logistics,… góp phần nâng giá trị thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn thị xã đạt 84.650 tỷ đồng, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Công tác giáo dục tập trung các phương pháp đổi mới dạy và học. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có tổng cộng 82 trường và 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 01 trường Trung cấp, 01 trường Đại học; trong đó có 26 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo tốt nhu cầu dạy và học của người dân trên địa bàn.

Về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trên địa bàn thị xã có 01 Trung tâm y tế quy mô 137 giường, 01 Bệnh viện đa khoa quy mô 500 giường, 11 Phòng khám đa khoa tư nhân, 08 Trạm y tế và 03 Phòng khám đa khoa khu vực, với tổng 818 giường bệnh. Trong năm 2023, ngành Y tế thị xã đã tổ chức khám, chữa bệnh cho trên 727.000 lượt người, cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện khám, chữa bệnh hiện đại.

Các công trình văn hóa được quan tâm nâng cấp, xây dựng, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa, nghiên cứu, học tập của người dân. Từng bước nâng cao chất lượng sống, vui chơi giải trí cho người dân trên địa bàn.

Để tạo điều kiện cho thị xã Bến Cát thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên địa bàn, sớm trở thành trung tâm cấp vùng về công nghiệp, thương mại - dịch vụ phía Bắc vùng TP.Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Trọng Ân – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã chia sẻ, qua đánh giá Đề án thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dươngcho thấy, đối với các tiêu chí: Dân số, diện tích tự nhiên, cơ cấu và trình độ phát triển xã hội, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp… các xã đã đủ các tiêu chuẩn nâng lên phường và thị xã Bến Cát đủ tiêu chuẩn nâng lên thành phố. Đây là kết quả minh chứng cho sự quyết tâm, đoàn kết của toàn Đảng bộ, sự phấn đấu không ngừng của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã.

Người dân hưởng lợi

Thành phố Bến Cát được thành lập theo Nghị quyết số 1012/NQ-UBTVQH15 ngày 19/3/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2024, với diện tích tự nhiên 234,35 km2, dân số 364.578 người và 08 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường (An Điền, An Tây, Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa) và 01 xã (Phú An).

Việc thành lập thành phố Bến Cát sẽ tạo sức hút lớn hơn nữa đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ; thúc đẩy đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trong vùng nội thị kết nối với ngoại thị, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận; góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nhờ đó giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm, thu hút lực lượng lao động chất lượng cao, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân, giữ nguồn nhân lực dồi dào tại địa phương phục vụ phát triển kinh tế ngay tại quê nhà. Đồng thời, góp phần tăng thu ngân sách của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để tăng mức đầu tư cho công trình phúc lợi xã hội, đảm bảo công tác an sinh xã hội cho người dân.

Các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thực hiện theo đúng quy hoạch, áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến, kiến trúc hiện đại như: Hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống đường điện ngầm, hệ thống thu gom nước mưa, cống mương thoát nước, hệ thống cáp điện, đường ống cấp nước, cáp thông tin đi trong hào kỹ thuật,... sẽ tạo ra diện mạo đô thị khang trang, sạch đẹp.

Ông Bùi Minh Thạnh – Bí thư Thị ủy Bến Cát cho biết, việc thành lập thành phố Bến Cát có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thị xã Bến Cát nói riêng và của của tỉnh Bình Dương nói chung. Đồng thời, người dân sẽ hưởng được nhiều lợi ích khi thị xã được nâng lên thành phố. Việc thành lập thành phố là tiền đề để Bến Cát hoàn thiện Quy hoạch chung đến năm 2040, Chương trình phát triển đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt. Là điều kiện thuận lợi đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm đảm bảo theo tiêu chuẩn thành phố trong thời gian tới như: Thực hiện ngầm hóa hệ thống cáp điện, viễn thông; phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại; nâng cấp, mở rộng, xây mới các nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí, trường học,… nhằm giải quyết nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân, là tác nhân thúc đẩy nâng cao trình độ dân trí của người dân. Các công trình kiến trúc mới được xây dựng, cải tạo, đặc biệt là các khu vực sinh thái, công viên cây xanh sẽ góp phần nâng cao mỹ quan đô thị, cải thiện chất lượng môi trường sinh thái đô thị.

 

Đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đi qua địa bàn thị xã Bến Cát

"Trên cơ sở Quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thị xã Bến Cát đến năm 2040 của UBND tỉnh, thị xã Bến Cát đã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đồng loạt, đồng bộ Quy hoạch phân khu cho 08 phường, xã, giúp cho các công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn Bến Cát được hoàn thành vào cuối năm 2022. Công tác quy hoạch được thực hiện bài bản, hướng đến xây dựng không gian phát triển và nâng cao chất lượng sống của các tầng lớp nhân dân, công nhân lao động. Định hướng đến năm 2030, Bến Cát trở thành đô thị công nghiệp - dịch vụ. Đến năm 2040, Bến Cát là trung tâm đô thị - dịch vụ - công nghiệp, đầu mối giao thông phát triển theo 2 hướng chính, đó là phát triển hành lang thương mại - dịch vụ dọc Quốc lộ 13 theo hướng Bắc - Nam và phát triển các khu đô thị thương mại - dịch vụ dọc theo đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh, tuyến vận tải theo hướng Đông Tây." – Ông Bùi Minh Thạnh cho biết thêm.

Chia sẻ niềm vui khi Bến Cát lên thành phố, bà Trần Thị Nga - người dân xã An Điền cho biết: "Mấy năm gần đây, xã An Điền nói riêng và TX. Bến Cát nói chung đã có sự phát triển mạnh mẽ, nổi bật là hạ tầng giao thông - đô thị. Đường sá được nâng cấp láng nhựa rộng thênh thang, đi lại dễ dàng, mọi người ai nấy đều rất phấn khởi... Chúng tôi mong muốn trong tương lai gần, Bến Cát sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa và bền vững hơn nữa. Không chỉ phát triển kinh tế mà chính quyền cần phải chú trọng nâng cao đời sống tinh thần, tạo sân chơi lành mạnh cho nhân dân... để Bến Cát luôn là nơi "đất lành chim đậu", nơi đáng sống của mọi người. Cứ nghĩ sau vài hôm nữa khi thức dậy mình đã là người thành phố lại thấy vui. Hy vọng thành phố sẽ có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở vật chất để bộ mặt địa phương phát triển xứng tầm."

 

Xã An Điền đã hội đủ các điều kiện lên phường. Ảnh: Các tuyến đường trên địa bàn xã An Điền đã được bê tông hóa

Còn ông Lê Văn Bá - người dân xã An Tây chia sẻ: "Còn gì vui hơn khi trở thành công dân thành phố, bởi từ thị xã lên thành phố không chỉ đơn thuần là nâng cấp đơn vị hành chính mà còn phải hội tụ được nhiều điều kiện, chính sách để phát triển. Lên thành phố, thời gian tới, Bến Cát sẽ có nhiều điều kiện hơn để phát triển. Và không ai khác, chính người dân nơi đây sẽ được thụ hưởng những thành quả của sự phát triển đó. Tuy nhiên, điều chúng tôi mong muốn là chính quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân thay đổi các loại giấy tờ cho phù hợp với yêu cầu mới, tình hình mới, đồng thời có nhiều chính sách tạo điều kiện cho người dân an tâm làm ăn, sinh sống."

Chia sẻ niềm vui với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Bến Cát khi chuẩn bị lên thành phố, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Bến Cát vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Bến Cát. Trong đó, Bí thư lưu ý, Bến Cát phải tập trung xây dựng đô thị thật sự là nơi đáng sống. Chăm lo tốt công tác an sinh xã hội, nhất là đối tượng hộ nghèo, khó khăn không để ai bị bỏ lại phía sau. Khi lên thành phố, đời sống người dân Bến Cát phải được nâng lên rõ rệt và chính người dân được hưởng những thành quả từ sự phát triển của thành phố.

4/23/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtBến Cát, xứng danh, thành phố, hiện đại, văn minh236-xay-dung-ben-cat-xung-danh-thanh-pho-hien-dai-van-minTrue121000
5.00
121,000
0.00
0
False
2.25
20
Bình Dương tiếp nhận trang thiết bị y tế từ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bình Dương tiếp nhận trang thiết bị y tế từ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

TTĐT - ​Sáng 10-9, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh đã tiếp nhận nguồn lực do Trung ương Hội CTĐ Việt Nam vận động các nhà tài trợ ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Bình Dương.

Nhằm góp phần hỗ trợ cho các F0 điều trị tại nhà trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Trung ương Hội CTĐ Việt Nam đã vận động Giáo hội Phật Giáo tỉnh Hà Nam hỗ trợ 20 máy tạo oxy, trị giá 110 triệu đồng và Nhóm Từ thiện Thiện Duyên hỗ trợ 30 máy tạo oxy, trị giá 165 triệu đồng. Đây là một trong những hoạt động hỗ trợ của Trung ương Hội CTĐ Việt Nam dành cho tỉnh Bình Dương nhằm chung tay cùng ngành Y tế trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà.

tiepnhan mtox.jpg

Lãnh đạo Hội CTĐ tỉnh tiếp nhận máy tạo oxy do Trung ương Hội CTĐ Việt Nam vận động các nhà tài trợ ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch của tỉnh Bình Dương

Ngay sau khi tiếp nhận, Hội CTĐ tỉnh Bình Dương đã trao lại toàn bộ số máy tạo oxy trên cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Thủ Dầu Một để phân bổ đến các Trạm y tế lưu động trên địa bàn để đưa vào sử dụng, hỗ trợ cho các F0 điều trị tại nhà trong trường hợp cần​ thiết.

bangiao mtox.jpg

Tất cả máy tạo oxy do Trung ương Hội CTĐ Việt Nam vận động hỗ trợ được bàn giao lại cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Thủ Dầu Một 

9/10/2021 12:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, tiếp nhận trang thiết bị y tế,Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 441-binh-duong-tiep-nhan-trang-thiet-bi-y-te-tu-trung-uong-hoi-chu-thap-do-viet-namTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Gốm sứ Minh Long kỷ niệm 55 năm thành lập và phát triểnGốm sứ Minh Long kỷ niệm 55 năm thành lập và phát triển

TTĐT - Chiều 10-01, tại TP.Thuận An, Công ty Minh Long I đã tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập thương hiệu gốm sứ Minh Long.

Tham dự có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Chủ tịch nước; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Mai Thế Trung - nguyên Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Minh Đức - nguyên Bí thư Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành qua các thời kỳ.

Công ty TNHH Minh Long do ông Lý Ngọc Minh thành lập vào năm 1970 tại Tân Phước Khánh, TP. Tân Uyên. Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, gốm sứ Minh Long luôn khẳng định vị thế của một doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất gốm sứ. Không chỉ là thương hiệu uy tín đối với thị trường trong và ngoài nước, gốm sứ Minh Long còn được dùng để giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè thế giới. Thương hiệu Minh Long đã nhiều lần nhận được sự tôn vinh ở các giải thưởng trong và ngoài nước, nhiều năm liên tiếp đạt “Thương hiệu quốc gia Việt Nam”.


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi (bìa trái) tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng buổi lễ

Chia sẻ tại buổi lễ, ông Lý Ngọc Minh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Minh Long I khẳng định, thương hiệu Minh Long I là đại diện cho tình yêu gốm sứ và tình yêu nghề nghiệp, cho sứ mệnh truyền tải những câu chuyện đẹp về văn hóa, đất nước và con người Việt Nam. Ông gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo các cấp Trung ương, chính quyền địa phương đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để Minh Long có được những thành tựu, thành công như hiện tại. Ông kỳ vọng thế hệ kế thừa của Minh Long sẽ tiếp nối con đường lớn, giữ vững ngọn lửa đam mê và sẽ tiếp tục tạo nên những bước phát triển đột phá rực rỡ không chỉ cho Công ty mà còn cho sự giàu đẹp của quê hương, đất nước.

 

Đại biểu thực hiện nghi thức cắt bánh sinh nhật mừng Công ty Minh Long tròn 55 năm tuổi

Phát biểu chúc mừng tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi khẳng định, gốm sứ Minh Long là niềm tự hào quốc gia, của Bình Dương về thương hiệu vươn tầm quốc tế, đại diện cho đất và người Bình Dương. Gốm sứ Minh Long biểu trưng cho tinh thần vượt khó, sáng tạo, tiên phong áp dụng khoa học công nghệ để đem đến giá trị sử dụng, giá trị văn hóa mang tầm vóc Việt Nam. Ông Lý Ngọc Minh là tấm gương lao động, truyền cảm hứng cho các thế hệ doanh nhân. Đặc biệt, Bảo tàng Gốm sứ Minh Long được khánh thành vào ngày 04/01/2025 vừa qua sẽ góp phần lưu giữ giá trị đặc sắc về mỹ thuật, kỹ thuật văn hóa dân tộc Việt Nam.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu chúc mừng tại buổi lễ

Bí thư tin tưởng: “Với những kết quả đạt được đáng tự hào, gốm sứ Minh Long sẽ tiếp tục vươn xa, vươn cao hơn nữa, đồng hành cùng tỉnh Bình Dương và cả nước thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mà ở đó Minh Long sẽ là một trong những sứ giả lan toả giá trị văn hóa, nghệ thuật thông qua các sản phẩm, chế tác tinh xảo từ gốm sứ mang đậm bản sắc dân tộc đến bạn bè khắp nơi trên thế giới”.  

 

Một tiết mục văn nghệ do các nghệ sĩ biểu diễn tại buổi lễ

Tại Lễ kỷ niệm, nhiều nghệ sĩ trong và ngoài nước đã biểu diễn các tiết mục ấn tượng bằng nhạc cụ dân tộc do chính Công ty Minh Long chế tác, như đàn violon, sáo, đàn tranh bằng sứ...

1/10/2025 10:00 PMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiếtMinh Long, gốm sứ, 55 năm, phát triển339-gom-su-minh-long-ky-niem-55-nam-thanh-lap-va-phat-trieTrue121000
4.00
121,000
0.00
0
False
Khánh thành Khách sạn TC Hotel Bình DươngKhánh thành Khách sạn TC Hotel Bình Dương

​TTĐT - Sáng 07-3, tại ​Thành phố mới Bình Dương đã diễn ra Lễ Khánh thành Khách sạn TC Hotel Bình Dương.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Khanh thanh Khach san TC Hotel-1.JPG

Khanh thanh Khach san TC Hotel-2.JPG

Đại biểu tham dự buổi lễ

Khách sạn TC Hotel Bình Dương tọa lạc trên đường Lê Duẩn, nằm trong Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương. Dự án do Công ty TNHH Công nghiệp Điện Quang Việt Hoa xây dựng với quy mô 169 phòng và văn phòng, tổng vốn đầu tư 57,5 tỷ đồng.

Khanh thanh Khach san TC Hotel-3.JPG

Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng Lễ khánh thành

Khanh thanh TC Hotel-4.JPG

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Trí phát biểu tại Lễ khánh thành

Phát biểu chúc mừng tại buổi lễ, ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đánh giá cao dự án TC Hotel. Việc lựa chọn Thành phố mới Bình Dương để thực hiện dự án là phù hợp với chủ trương, định hướng kêu gọi và thu hút đầu tư của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ban, ngành sẽ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tại Bình Dương nói chung và Công ty TNHH Công nghiệp Điện Quang Việt Hoa nói riêng hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Khanh thanh Khach san TC Hotel-4.JPG

Khanh thanh Khach san TC Hotel-5.JPG

Đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành Khách sạn TC Hotel​ Bình Dương

Khanh thanh Khach san TC Hotel-6.JPG

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

3/7/2025 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiếtBình Dương, Khách sạn TC Hotel Bình Dương586-khanh-thanh-khach-san-tc-hotel-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4.25
2
Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 mỗi quý đạt 25% Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 mỗi quý đạt 25%

TTĐT - ​Chiều 02-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc tổng kết Kế hoạch triển khai Chiến dịch cao điểm "Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công".

​Tham dự có ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện, thị xã, thành phố.

Dautucong-Toancanh0102.png

Toàn cảnh cuộc họp

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 31/01/2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 của tỉnh đạt 74,4%. Trong đó, kế hoạch năm 2021 kéo dài đạt 50,3%, kế hoạch năm 2022 đạt 84%, tăng hơn 20% so với thời điểm 30/11/2022. Đối với giải ngân các công trình trọng điểm đạt tỷ lệ 66,3% (không đạt so với kế hoạch đề ra là 95%).

Tỷ lệ giải ngân thấp tập trung ở các dự án trọng điểm như: Thiết bị Bệnh viện đa khoa 1.500 giường; xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (Cầu Bạch Đằng 2); khối kỹ thuật trung tâm và nhà quàn thuộc Khu quy hoạch chi tiết 1/500 Bệnh viện Đa khoa 1500 giường và Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; nâng cấp, mở rộng đường ĐT746 (đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa).

Nhìn chung, nguyên nhân tồn tại các vướng mắc là do liên quan đến quy định của pháp luật về đầu tư công và trong xây dựng, ban hành phương án giá đất, phối hợp trong việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật; công tác khảo sát, thiết kế dự án chưa tốt; công tác đánh giá và quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức; tính chất phức tạp của một số gói thầu mua sắm thiết bị chuyên dụng;…

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, các đơn vị cần rà soát lại kết quả của đơn vị mình, từ đó rút kinh nghiệm và xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để công tác đầu tư công đạt hiệu quả; chuẩn bị tốt cho công tác đền bù và tái định cư. Đối với các ban và chủ đầu tư, cần có sự phối hợp, hỗ trợ tích cực hơn nữa trong thực hiện kế hoạch và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, ông đề nghị HĐND tỉnh cần có kế hoạch giám sát công tác đầu tư công.


Ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại cuộc họp

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, sau cuộc họp, UBND tỉnh sẽ ban hành Chỉ thị liên quan đến đầu tư công dựa trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giải ngân đầu tư công năm 2022. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo các đơn vị phải đôn đốc, tăng cường chỉ đạo công tác đền bù giải tỏa; tập trung các công trình trọng điểm như Vành đai 3, Vành đai 4, đường Thủ Biên - Đất Cuốc. Ông đề nghị Hội đồng thẩm định giá đất sớm hoàn thiện công tác thẩm định giá đất để tháo gỡ khó khăn trong khung giá đất. Các địa phương cần thành lập các tổ giúp việc để các dự án có thể triển khai đúng tiến độ.

Dautucong-Chutich0102.png

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đơn vị tập trung để đạt mục tiêu giải ngân 25% cho mỗi quý. Sau khi UBND tỉnh ban hành Chỉ thị, các Ban Quản lý dự án và các địa phương phải xây dựng kế​ hoạch chỉ đạo việc thực hiện đầu tư công. Đối với các công trình trọng điểm, cần lập các tổ chỉ đạo để các công trình được triển khai đúng tiến độ. Ông cũng kiến nghị HĐND tỉnh hỗ trợ UBND tỉnh trong công tác giám sát các công trình trọng điểm. Đối với các công trình mục tiêu quốc gia, cần khẩn trương thực hiện và hoàn thiện tốt. Sớm triển khai công tác bố trí vốn, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho công tác tái định cư. Đối với các dự án dự kiến khởi công mới trong năm 2023, yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ đầu tư khẩn trương hoàn tất các thủ tục cần thiết để sớm triển khai, không để tập trung vào cuối năm; hạn chế các rủi ro phát sinh dẫn đến không kịp giải ngân vốn theo kế hoạch.

Nhằm khuyến khích, động viên những tập thể và cá nhân hiện tốt Chiến dịch cao điểm "Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công", Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh yêu cầu Sở Nội vụ tiến hành rà soát và đề xuất UBND tỉnh khen thưởng. 

2/1/2023 10:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiết164-phan-dau-giai-ngan-von-dau-tu-cong-nam-2023-moi-quy-dat-25True121000
0.00
121,000
0.00
False
3.833333
3
Khai mạc Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ XIII, năm 2023 - Cúp BiwaseKhai mạc Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ XIII, năm 2023 - Cúp Biwase

TTĐT - Sáng 08-3, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra Lễ khai mạc và xuất phát chặng 1 Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ XIII, năm 2023 – Cúp Biwase.

Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh.

 

Đại biểu tham dự lễ khai mạc

Mùa giải thứ 13 sân chơi truyền thống của làng xe đạp nữ Việt Nam có sự góp mặt của 11 đội tuyển xe đạp nữ trong nước cùng 07 đội nữ quốc tế: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Kazakhstan, Đài Loan và Singapore. Các tay đua thi đấu 10 chặng với tổng cự ly dài 1.101 km, đi qua các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu và về đích tại TP.Thủ Dầu Một vào sáng 17/3/2023, để tranh các danh hiệu: Áo Vàng chung cuộc, Áo Xanh nước rút, Áo Chấm Đỏ-nữ hoàng leo núi, Áo Trắng - tay đua trẻ xuất sắc, Áo Hồng-Miss Biwase và chức vô địch đồng đội với tổng giải thưởng hơn 500 triệu đồng.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng quà lưu niệm cho các vận động viên

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành tặng hoa cho các vận động viên


 

Ông Cao Văn Chóng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng quà lưu niệm cho các vận động viên

Sau lễ khai mạc, các tay đua bước vào thi đấu chặng đầu tiên có cự ly 66 km chạy 3 vòng quanh Thành phố mới Bình Dương.


Niềm vui khi giành chiến thắng của vận động viên

Kết quả vận động viên Maneephan Jutatip (tuyển Thái Lan) đã xuất sắc về nhất với thành tích 1 giờ 40 phút 48 giây – tốc độ trung bình 39,286 km/h. Hai vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Nguyễn Thị Thu Mai (Tập đoàn Lộc Trời) và Nur Aisyah Mohd Zubir (tuyển Malaysia).



Ban tổ chức trao giải cho các vận động viên xuất sắc


3/8/2023 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtkhai mạc, giải xe đạp quốc tế, nữ, Bình Dương, cúp biwase653-khai-mac-giai-xe-dap-nu-quoc-te-binh-duong-lan-thu-xiii-nam-2023-cup-biwasTrue121000
2.40
121,000
1.00
0
False
Bình Dương chuẩn bị tổ chức Chương trình “Gặp gỡ Nhật Bản 2023”Bình Dương chuẩn bị tổ chức Chương trình “Gặp gỡ Nhật Bản 2023”

TTĐT - Sáng 25-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng chủ trì họp nghe báo cáo tình hình chuẩn bị tổ chức Chương trình “Gặp gỡ Nhật Bản 2023” (Meet Japan 2023) tại Bình Dương.

Chương trình "Gặp gỡ Nhật Bản 2023" nhằm thiết thực kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản; là dịp để tỉnh Bình Dương và các địa phương, đối tác Nhật Bản cùng đánh giá kết quả hợp tác trong thời gian qua, phương hướng hợp tác trong thời gian tới. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như quảng bá rộng rãi hình ảnh tỉnh Bình Dương và góp phần tăng cường mối quan hệ giữa tỉnh Bình Dương với các địa phương, đối tác Nhật Bản, qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản.
 
Bà Hà Thanh – Giám đốc Sở Ngoại vụ báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức sự kiện

Dự kiến, Chương trình sẽ được tổ chức trong 02 ngày 08 - 09/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh và một số địa điểm trên địa bàn tỉnh Bình Dương với khoảng 400 khách mời gồm: Lãnh đạo cấp cao Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản, lãnh đạo các địa phương Nhật Bản kết nghĩa với tỉnh Bình Dương, các doanh nghiệp Nhật Bản…

Chương trình gồm các nội dung chính: Hội nghị "Kết nối cung - cầu hàng hóa và Hội chợ Công Thương Vùng Đông Nam bộ"; Chương trình "Phụ nữ Bình Dương với văn hóa Nhật Bản"; Chương trình "Gặp gỡ Nhật Bản" gặp gỡ các doanh nghiệp và đối tác Nhật Bản; Lễ động thổ vòng xoay A1; Khai trương Trung tâm Triển lãm WTC; khánh thành Tòa nhà WTC Tower; Chương trình ca nhạc và bắn pháo hoa chào mừng.

Ngoài ra còn có các sự kiện bên lề như: Lễ hội tại AEON MALL Thuận An, Bình Dương; Chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật và ẩm thực Việt Nam – Nhật Bản "Japan Festival"; Chương trình trao đổi thanh niên Việt Nam – Nhật Bản.         

  

Lãnh đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh góp ý nội dung chương trình

Tại cuộc họp, đại diện các sở ngành đã góp ý các nội dung như khách mời, công tác tổ chức các sự kiện, kinh phí tổ chức, công tác tuyên truyền…

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện, do đó đề nghị các sở ngành chuẩn bị thật chu đáo chương trình sự kiện, đặc biệt là công tác hậu cần gửi thư mời, dự trù kinh phí, công tác tuyên truyền sự kiện… Các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công cụ thể để sự kiện diễn ra thành công, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai quốc gia Việt Nam – Nhật Bản nói chung, tỉnh Bình Dương và các địa phương của Nhật Bản nói riêng.

7/25/2023 3:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtGặp gỡ Nhật Bản, Bình Dương84-binh-duong-chuan-bi-to-chuc-chuong-trinh-gap-go-nhat-ban-2023True121000
0.60
121,000
1.00
0
False
1.333333
3
Bộ Tư lệnh Vùng 3, Vùng 5 Hải quân thăm, chúc Tết tỉnh Bình DươngBộ Tư lệnh Vùng 3, Vùng 5 Hải quân thăm, chúc Tết tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​Sáng 20-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì tiếp Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân do Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương. 

​​Cùng tiếp Đoàn có bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Bùi Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Thay mặt Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến đã gửi lời cảm ơn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương trong những năm qua luôn quan tâm và dành nhiều tình cảm, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thông tin với lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Chuẩn đô đốc cho biết: Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân có nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, hải đảo thuộc 7 tỉnh, thành phố miền Trung. Bên cạnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân giao phó, trong năm qua, đơn vị đã tích cực hỗ trợ ngư dân, làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn và triển khai hiệu quả chương trình "Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân"…

Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến thay mặt Bộ Tư lệnh Vùng 3 gửi lời chúc Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương năm mới thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng. Đồng thời, mong muốn trong thời gian tới Bộ Tư lệnh Vùng 3 sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, đồng hành và hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền, quân và dân Bình Dương để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

botulenhvung31.jpg

Ông Nguyễn Văn Lộc (bìa phải) - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đến thăm, chúc Tết

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương cảm ơn Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã đến thăm và chúc mừng năm mới . Đồng thời gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, Xuân Ất Tỵ 2025. Ông nhấn mạnh, song hành cùng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, Bình Dương cũng sẽ luôn quan tâm và tiếp tục có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc; đặc biệt là các đơn vị lực lượng vũ trang, cán bộ chiến sĩ đang ngày đêm chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương, trong đó có cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

botulenhvung32.jpg

Lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm cùng Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

* Sáng cùng ngày, lãnh đạo tỉnh đã tiếp Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Hoàng Quốc Hoàn - Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân làm Trưởng đoàn đã đến chúc Tết Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bình Dương.

Đại tá Hoàng Quốc Hoàn gửi lời chúc mừng năm mới sức khỏe, thắng lợi mới đến Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bình Dương. Đồng thời khẳng định, những kết quả đạt được của cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân trong năm qua luôn có sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh Bình Dương.

botulenhvung51.jpg

Lãnh đạo tỉnh tiếp Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đến thăm, chúc Tết

Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cảm ơn Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã quan tâm và đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. Ông gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân cùng các cán bộ, chiến sĩ trong toàn đơn vị luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và an khang, thịnh vượng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

botulenhvung52.jpg

Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân chúc Tết tỉnh Bình Dương

1/20/2025 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBộ Tư lệnh Hải quân Vùng 5, Vùng 3638-bo-tu-lenh-vung-3-vung-5-hai-quan-tham-chuc-tet-tinh-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnhQuyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh

TTĐT - Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tại buổi đi khảo sát và làm việc với các sở, ngành, địa phương về tiến độ triển khai thực hiện các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh ngày 01-8.

Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Tiến độ triển khai chậm so với kế hoạch

Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải, Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đoạn từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong (dài 4,9km), đến nay, đoạn qua địa bàn thành phố Thuận An đã bàn giao mặt bằng đạt khoảng 76% trên tổng diện tích, đoạn qua địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đã bàn giao mặt bằng đạt 96% trên tổng diện tích. Tổng số tiền đã chi 730,3 tỷ/tổng số tiền được duyệt là 826,19 tỷ (đạt khoảng 88%).

Đoạn từ cầu Ông Bố đến nút giao Hữu Nghị (dài 2,9km), đã thực hiện chi trả 453,41 tỷ/tổng số 613,33 tỷ (đạt 74%). Đến nay, đã bàn giao mặt bằng đạt 17,8%.

Đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú đến cầu Ông Bố (dài 4,9km) đã thực hiện chi trả 641,08 tỷ/tổng số 1.301,25 tỷ (đạt 49,27%). Đến nay, đã bàn giao mặt bằng đạt 1,6%.

Hiện UBND thành phố Thuận An đang hoàn thiện các thủ tục xin điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bồi thường để thực hiện dự án hạng mục bồi thường di dời lưới điện khoảng 95 tỷ đồng.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi kiểm tra tình hình thi công dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13

Đối với Dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh (giai đoạn 1), đã hoàn thiện công tác đấu thầu, tổ chức động thổ gói thầu nút giao Bình Chuẩn, dự kiến sẽ động thổ gói thầu cầu Bình Gửi trong tháng 8/2023. Đối với 02 gói thầu còn lại (nút giao Tân Vạn, xây dựng đoạn từ Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn) đang được khẩn trương thực hiện công tác khảo sát, thiết kế và trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định theo quy định, dự kiến động thổ trong tháng 9 – 10/2023. Đã thực hiện chi trả giải phóng mặt bằng với tổng số tiền 1.865,582 tỷ đồng/tổng số 2.548,258 tỷ đồng, đạt 73%. UBND các thành phố: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An đang khẩn trương rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục chi trả tiền bồi thường và phối hợp với các đơn vị liên quan bàn giao mặt bằng để triển khai thi công dự án theo kế hoạch.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi kiểm tra tiến độ thi công nút giao Bình Chuẩn thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh

Đường Vành đai 4 – TP.Hồ Chí Minh (giai đoạn 1), dự kiến cuối quý IV/2023 sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng, đầu năm 2024 sẽ khởi công dự án. 

Đối với đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Chơn Thành, UBND tỉnh đã có Công văn số 3775/UBND-KT ngày 27/7/2023 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo đề xuất dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Chơn Thành áp dụng cơ chế chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan. Theo Nghị Quyết số 08/NQ-HĐND ngày 19/5/2023 của HĐND tỉnh, dự kiến thời gian hoàn thành dự án trước năm 2030. Phấn đấu thực hiện dự án từ năm 2023 – 2027, đưa vào khai thác cuối năm 2027.

Dự án Xây dựng đường từ Tân Thành đến cầu Tam Lập thuộc tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng do UBND huyện Bắc Tân Uyên làm chủ đầu tư (chiều dài khoảng 9,32km) cơ bản đã hoàn thành, chủ đầu tư đang triển khai các thủ tục để thực hiện nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng.

Dự án Xây dựng đường từ cầu Tam Lập đến Đồng Phú do UBND huyện Phú Giáo làm chủ đầu tư (chiều dài khoảng 12,15km) được khởi công vào tháng 12/2021 (tiến độ đến nay đạt khoảng 43%), hiện công trình đang chậm tiến độ giải ngân; đã bàn giao mặt bằng khoảng 96,5% toàn công trình (mặt bằng đủ điều kiện thi công khoảng 92,3% do những đoạn vướng hệ thống điện trung, hạ thế, hệ thống cấp nước sạch chưa được di dời). Theo hợp đồng dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2024; phấn đấu hoàn thành cuối năm 2023.

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành động viên đơn vị thi công

Dự án Xây dựng đường từ Ngã ba Tam Lập đến Bàu Bàng do UBND huyện Phú Giáo làm chủ đầu tư (chiều dài khoảng 17,79km) được khởi công vào tháng 10/2021 (tiến độ đến nay đạt khoảng 76,5%, đạt tiến độ đề ra). Đến nay, đã bàn giao mặt bằng khoảng 92% toàn công trình (mặt bằng đủ điều kiện thi công khoảng 90% do những đoạn vướng hệ thống điện trung hạ thế, hệ thống cấp nước sạch chưa được di dời). Theo hợp đồng dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2024; phấn đấu hoàn thành cuối năm 2023.

Dự án Xây dựng đường từ Tân Long – Lai Uyên do UBND huyện Bàu Bàng làm chủ đầu tư (chiều dài khoảng 8,65km), công trình khởi công vào tháng 10/2021 (tiến độ đến nay đạt khoảng 90%) theo hợp đồng dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2023.

Vướng mắc do giải phóng mặt bằng, lưới điện

Qua báo cáo của các đơn vị và kiểm tra thực tế, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh giá, các dự án trên đều triển khai chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra.

Giải trình với Bí thư Tỉnh ủy về khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án, ông Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 chậm tiến độ do gặp vướng mắc, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật lưới điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. UBND thành phố Thuận An đang khẩn trương thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về sử dụng chi phí của dự án để thực hiện di dời lưới điện; khẩn trương thực hiện hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng phần còn lại đối với đoạn từ nút giao Tự Do đến đoạn Lê Hồng Phong để bàn giao mặt bằng thi công, quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2023. UBND thành phố Thuận An cũng đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục xin điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bồi thường để bổ sung các chi phí thực hiện di dời lưới điện.

 

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 còn vướng mắc việc di dời lưới điện

Đối với những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng thuộc đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương, ông Trần Hùng Việt -  Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh cho biết, Ban tiếp tục theo dõi, đôn đốc tiến độ chi trả bồi thường các trường hợp bị ảnh hưởng giải tỏa còn lại. Đồng thời, phối hợp với các Trung tâm Phát triển quỹ đất, địa phương giải quyết các vướng mắc, phát sinh liên quan đến công tác đền bù. Ông Trần Hùng Việt kiến nghị UBND các thành phố: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An khẩn trương hoàn thành các thủ tục chi trả tiền bồi thường nhằm đảm bảo sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công triển khai thực hiện.

Giải trình với Bí thư Tỉnh ủy về khó khăn, vướng mắc trong thi công đoạn từ cầu Tam Lập đến Đồng Phú thuộc dự án đường Tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, ông Đoàn Văn Đồng – Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo cho biết, trong quá trình triển khai, một số khó khăn thường gặp liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật (điện, cấp nước, thoát nước) và các thủ tục bàn giao đất thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam bộ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp cùng các sở, ngành tham mưu hoàn thiện các thủ tục bàn giao đất thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam bộ. Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh cũng đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ di dời đường dây 110kV để trình Sở Công Thương thẩm định, làm cơ sở triển khai di dời, bàn giao mặt bằng thi công theo quy định, dự kiến trong quý IV/2023 sẽ hoàn thành công tác di dời điện.

 

Ông Đoàn Văn Đồng – Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo nêu khó khăn, vướng mắc trong thi công dự án đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng

Đối với Dự án Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa, theo báo cáo của UBND huyện Bắc Tân Uyên, Trung tâm Phát triển quỹ đất đã hoàn thành công tác đo đạc, đang triển khai công tác kiểm kê, đã chi trả 405,2 tỷ đồng/326 hộ gia đình, đã nhận bàn giao mặt bằng khoảng 30.675 m2. Qua quá trình thực hiện, khái toán chi phí bồi thường, hỗ trợ làm chi phí giải phóng mặt bằng tăng khá lớn so với dự án được duyệt làm vượt tổng mức đầu tư. Dự kiến tổng mức đầu tư điều chỉnh là 3.099 tỷ đồng. Việc tăng chi phí giải phóng mặt bằng làm tăng tổng mức đầu tư, phải điều chỉnh nhóm dự án từ nhóm B lên nhóm A. HĐND tỉnh đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư. Công tác giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật (hệ thống lưới điện, tuyến ống thoát nước sạch, cáp quang...) còn chậm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình; hầu hết mặt bằng đã nhận chưa liền mạch, chiều dài các đoạn ngắn (theo hướng tim đường) hầu hết <30m nên rất khó để tổ chức thi công.

Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thi công        

Tại buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành cho biết, UBND tỉnh thường xuyên tổ chức các đoàn đi kiểm tra tình hình thi công các công trình trên. Trong quá trình làm việc, UBND tỉnh đã nhắc nhở chủ đầu tư và đơn vị thi công nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ dự án.

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án giao thông trọng điểm đối với sự phát triển của tỉnh và của cả vùng Đông Nam bộ, do đó, Bí thư yêu cầu các địa phương và đơn vị thi công nhanh chóng triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công. Các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên đến hiện trường để nắm bắt tình hình thi công, kịp thời động viên các đơn vị thi công cố gắng, nỗ lực tập trung đẩy nhanh tiến độ. Đối với việc di dời lưới điện, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các sở, ngành phối hợp với địa phương đẩy nhanh việc đấu thầu để di dời lưới điện. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu phân bổ vốn đầy đủ cho các công trình trọng điểm phục vụ cho việc phát triển bền vững của địa phương. Thực hiện công tác giải ngân vốn kịp thời cho các chủ đầu tư khi đủ điều kiện.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu kết luận buổi làm việc

Bí thư đề nghị Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức đoàn thường xuyên đi kiểm tra các công trình để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Bí thư đề nghị, trong tháng 9/2023, phải khởi công hết các gói thầu thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương, phấn đấu tháng 10/2025 hoàn thành tuyến đường này để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII. Đến 30/9/2023, phải bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, đồng thời, cuối năm 2023 phải di dời toàn bộ lưới điện trên đoạn đường nâng cấp, mở rộng này. Đối với dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa, tháng 10/2023 phải xong công tác giải phóng mặt bằng, cuối năm 2023 phải di dời xong toàn bộ lưới điện thuộc dự án. Đối với dự án đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu đơn vị thi công phải hoàn thành vào cuối năm 2023 theo như chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy.

8/1/2023 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtcông trình, giao thông trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ117-quyet-liet-day-nhanh-tien-do-thi-cong-cac-cong-trinh-giao-thong-trong-diem-tren-dia-ban-tinTrue121000
1.00
121,000
8.00
0
False
1.5
3
Bình Dương: Khai thác nguồn lực từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hộiBình Dương: Khai thác nguồn lực từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

TTĐT - ​Chiều 22-7, tại Kỳ họp thứ 16 - HĐND tỉnh khóa X, các đại biểu đã chất vấn Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về các giải pháp để khai thác hiệu quả hơn nữa nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy nhanh các bước để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất 

Trả lời chất vấn của đại biểu Quách Trung Nguyên - Tổ đại biểu TP.Thuận An về thực hiện những giải pháp để khai thác nguồn lực từ đất tạo nguồn thu phục vụ phát triển của tỉnh, ông Ngô Quang Sự - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cho giai đoạn 2024 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Hiện nay, UBND tỉnh đang xem xét phê duyệt Đề án. Theo đó, Đề án gồm tổng số 117 khu đất, với diện tích khoảng 22.202 hecta trên địa bàn 9/9 huyện, thành phố; việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo 02 cơ chế: Đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất.​​

chatvansotn4.jpg

Đại biểu Quách Trung Nguyên - Tổ đại biểu TP.Thuận An chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

Để quá trình triển khai thực hiện Đề án mang lại hiệu quả cao và đảm bảo tiến độ, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xác định rõ từng nhiệm vụ, công việc cụ thể và kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và UBND cấp huyện khẩn trương thực hiện.

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh chủ động dự thảo trước Phương án đấu giá quyền sử dụng đất đối với các khu đất theo kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024. Sau khi UBND cấp huyện phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 khu đất và UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án đối với từng khu đất, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt Phương án đấu giá ngay và chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh thực hiện các thủ tục, để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng quy định.

Gỡ vướng công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Đại biểu Nguyễn Thái Minh Quang - Tổ đại biểu TP.Thuận An đặt câu hỏi: "Thời gian qua, công tác đấu giá quyền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và chậm tiến độ. Với vai trò quản lý của mình, Sở Tài nguyên và Môi trường có giải pháp gì đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội? Sở sẽ tiếp tục có giải pháp gì để tham mưu UBND tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác này trong thời gian tới?".

chatvansotn2.jpg

Đại biểu Nguyễn Thái Minh Quang - Tổ đại biểu TP. Thuận An chất vấn về công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Ông Ngô Quang Sự cho biết, để đẩy nhanh công tác đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tạo nguồn thu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng với các sở, ngành và UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ được giao để triển khai công tác đấu giá quyền sử dụng đất và xây dựng Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2024-2025 và định hướng đến năm 2030.

Mặc dù công tác đấu giá quyền sử dụng đất được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, UBND cấp huyện, tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh những thuận lợi, cũng gặp một số khó khăn nhất định như: Sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng), tiến độ thực hiện công tác lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu đất còn chậm. Dẫn đến tại thời điểm hiện nay, chưa tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất của khu đất nào nên có thể ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch nguồn thu nộp vào ngân sách của tỉnh năm 2024.

Sau khi UBND tỉnh phê duyệt Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục ​vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 và định hướng đến năm 2030, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành tham mưu UBND tỉnh thực hiện các giải pháp chính để điều hành chỉ đạo thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác này.

Cụ thể, thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh để chỉ đạo thực hiện Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện theo đúng quy định và kế hoạch đã đề ra. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối nắm bắt các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

chatvansotn1.jpg

Ông Ngô Quang Sự - Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời chất vấn của các đại biểu

Để đẩy nhanh các bước chuẩn bị, đảm bảo tiến độ triển khai đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024 tạo nguồn thu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố sớm hoàn chỉnh công tác lập (điều chỉnh), thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 các khu đất được giao.

Sở Xây dựng và UBND cấp huyện lập hồ sơ đề xuất Chủ trương đầu tư đối với các khu đất được giao, trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt chấp thuận Chủ trương đầu tư thực hiện dự án.

Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi Trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, UBND các huyện, thành phố xây dựng phương án đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có phương án sử dụng đất, trình UBND tỉnh phê duyệt phương án; thực hiện các thủ tục theo quy định và tổ chức cuộc đấu giá.

Theo ông Ngô Quang Sự, từng khâu, từng việc trong công tác đấu giá cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và UBND huyện, thành phố nơi có đất, do đó đòi hỏi tất cả các đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng thời hạn.

7/22/2024 9:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, khai thác, nguồn thu từ đất243-binh-duong-khai-thac-nguon-luc-tu-dat-phuc-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”Bình Dương phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

TTĐT - Nhân kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), sáng 19-5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Bàu Bàng, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ". ​

Tham dự buổi lễ có ông Trần Văn Nam, - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc -Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Trương Thị Bích Hạnh -  Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thanh Trúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; lãnh đạo huyện Bàu Bàng.

IMG_9500 (2).jpg

Trần Văn Nam - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia trồng cây lưu niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Bàu Bàng

Tại buổi lễ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo kết quả triển khai, thực hiện công tác trồng cây xanh tại tỉnh Bình Dương trong thời gian qua. Theo đó, năm 2020, toàn tỉnh đã trồng được hơn 63.000 cây xanh các loại, tương đương 151ha rừng trồng tập trung. Trong đó các huyện, thị xã, thành phố đã trồng được 13.000 cây xanh; Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp - CTCP (Becamex IDC) đã trồng 50.000 cây xanh tại các công trình hạ tầng, khu công nghiệp, đô thị. Lũy kế giai đoạn 2016 – 2020, cả tỉnh trồng được trên 297.000 cây xanh phân tán. Trong năm 2021, toàn tỉnh dự kiến trồng 103.700 cây xanh.

NVL trong cay.jpg

Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tham gia trồng cây sau lễ phát động 

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Trúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người", Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương luôn xác định công tác trồng rừng, trồng cây xanh là việc làm quan trọng, gắn liền với quá trình phát triển toàn diện của tỉnh, không chỉ cho hôm nay mà cho cả thế hệ mai sau. Trong thời gian tới, ông đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chủ trì, phối hợp tốt cùng các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt các nội dung Đề án "Trồng mới 1 tỷ cây xanh trong giai đoạn 2021 – 2025" trên cả nước, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban ngành, MTTQ và các đoàn thể tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của Tết trồng cây; tạo phong trào sâu rộng "Nhà nhà trồng cây, người người trồng cây, toàn dân tham gia trồng cây, gây rừng" gắn với phát triển kinh tế xanh, bền vững, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu làm cho cảnh quan, môi trường Bình Dương tươi đẹp hơn.

Sau lễ phát động, các đại biểu đã tham gia trồng cây xanh tại khuôn viên Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Bàu Bàng.​​

5/19/2021 7:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, Tết trồng cây, ngày sinh Bác Hồ12296-Tin-tuc-su-kienTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Lãnh đạo tỉnh viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt NamLãnh đạo tỉnh viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

TTĐT - Sáng 19-12, Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã đến viếng, dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2022), 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2022).​

​Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang tỉnh, TP. Thủ Dầu Một, TP. Thuận An.​

Trong không khí trang nghiêm, xúc động của buổi lễ, các đại biểu đã dâng hoa, thắp hương, kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sự cống hiến, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, đồng bào đã ngã xuống vì Tổ quốc, vì nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nối tiếp truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đã và đang ra sức xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển. Hiện Bình Dương đang phấn đấu để trở thành một nơi đáng sống, đáng làm việc và đáng đầu tư. Song song đó, công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm, nhất là mỗi dịp Tết đến xuân về. 

Dưới đây là một số hình ảnh lãnh đạo tỉnh và các đại biểu dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ công ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh:

IMG_8735.jpg 

Lãnh đạo tỉnh và các đoàn dâng hoa tại Tượng đài Liệt sĩ 

IMG_8748.jpg

Lãnh đạo tỉnh thắp hương tại Tượng đài Liệt sĩ

IMG_8773.jpg

Các đại biểu mặc niệm tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sự cống hiến, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, đồng bào đã ngã xuống vì Tổ quốc

IMG_8718.jpg 

Lãnh đạo tỉnh dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

IMG_8721 (2).jpg

Lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng

IMG_8713.jpg

Lãnh đạo tỉnh dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Nhà truyền thống​

IMG_8786 (1).jpg

IMG_8797.jpg

Lãnh đạo tỉnh thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại các phần mộ​

12/19/2022 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtLãnh đạo tỉnh, viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam393-lanh-dao-tinh-vieng-nghia-trang-liet-si-tinh-nhan-ky-niem-78-nam-ngay-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-naTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
UBND tỉnh xem xét một số nội dung dự thảoUBND tỉnh xem xét một số nội dung dự thảo

TTĐT - ​Chiều 15-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe các sở ngành báo cáo một số dự thảo. ​​

Tham dự cuộc họp có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành.

Cuộc họp đã xem xét nội dung 04 dự thảo. Trong đó, có 03 dự thảo về: Quy định Hệ số điều chỉnh giá đất (K) năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; bảng giá tính thuế tài nguyên năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; ban hành quy định khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Bình Dương được các đại biểu cơ bản thống nhất về nội dung. Riêng đối với dự thảo Lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040, các đại biểu đã cho ý kiến đóng góp cụ thể về cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng phát triển công nghiệp, đô thị…

Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Thao cho rằng các sở ngành chuyên môn đã có sự chuẩn bị cơ bản đối với dự thảo Lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040. Chủ trương của tỉnh là huyện Bắc Tân Uyên phát triển công nghiệp nhưng phải giữ lại màu xanh môi trường, thiên nhiên và trên cơ sở đó cần nghiên cứu tính toán phù hợp, rà soát, bổ sung hoàn chỉnh để tham mưu cho UBND tỉnh các bước tiếp theo. Đặc biệt vấn đề quy hoạch phải chặt chẽ, xác định rõ chủ trương của quy hoạch và phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch.​​

12/15/2020 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtUBND tỉnh, xem xét, nội dung, dự thảo520-ubnd-tinh-xem-xet-mot-so-noi-dung-du-thaFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Đảm bảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 diễn ra an toàn, chất lượngBình Dương: Đảm bảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 diễn ra an toàn, chất lượng

TTĐT - ​Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 27 đến 29/6/2023. Đến thời điểm hiện tại, Bình Dương đã hoàn tất công tác chuẩn bị đáp ứng những yêu cầu về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực đảm bảo cho Kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đạt chất lượng. Bên cạnh đó, hoạt động tiếp sức mùa thi, hỗ trợ, đồng hành cùng thí sinh cũng được các đơn vị, địa phương đặc biệt quan tâm. ​

Sẵn sàng cho Kỳ thi

Năm 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh​ Bình Dương chủ trì Hội đồng thi số 44 với 29 Điểm thi (trong đó có 01 Điểm thi dự phòng) đặt tại các trường THPT, THCS trên địa bàn tỉnh. Kỳ thi diễn ra trong 03 ngày 27, 28 và 29/6/2023, ngày 30/6/2023 sẽ là ngày thi dự phòng. Năm nay, Bình Dương có 14.334 thí sinh đăng ký, gồm 14.218 thí sinh dự thi, 116 thí sinh xét học bạ.

z4454168927445_84cafdb11ed91554104dd3511036885b.jpg

Đoàn công tác Bộ GDĐT kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất chuẩn bị cho Kỳ tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Trường THPT Võ Minh Đức

Các trường THPT trên địa bàn tỉnh đều đã hoàn thành chương trình ôn tập, luyện thi tốt nghiệp cho học sinh cũng như đã phổ biến đầy đủ quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2023 cho học sinh và phụ huynh nắm rõ. Để chuẩn bị tốt về kiến thức, kỹ năng, tâm lý cho học sinh lớp 12 bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, các trường học chủ động xây dựng kế hoạch ôn tập thi tốt nghiệp ngay sau khi hoàn thành chương trình năm học vào tháng 4. Ngoài ôn luyện chung, các trường còn tổ chức đợt thi thử, khảo sát để phân loại học sinh khá, giỏi, trung bình hoặc yếu để có đánh giá xác thực hơn về chất lượng ôn tập, từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và ôn luyện, giúp học sinh tự tin bước vào Kỳ thi. Thời gian ôn tập kéo dài đến sát ngày thi, học sinh sẽ được các giáo viên bộ môn hệ thống hóa lại kiến thức, ôn tập các nội dung thuộc chuẩn kiến thức và kỹ năng, đáp ứng tốt các yêu cầu cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Thông tin về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, ông Nguyễn Văn Phong – Phó Giám đốc Sở GDĐT cho biết, Sở đã bám sát chỉ đạo của Trung ương để chuẩn bị tốt cho Kỳ thi. Đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị đã hoàn tất. Việc lựa chọn các điểm thi được Sở GDĐT chỉ đạo các đơn vị thực hiện kỹ càng, nghiêm ngặt, hầu hết các trường đều có kinh nghiệm trong công tác chấm thi, nghiệp vụ thanh tra thi cho tất cả cán bộ, giáo viên liên quan đến Kỳ thi.

z4454169119970_fee02bc9aa30848012690ae45efdb1da.jpg

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất chuẩn bị cho Kỳ tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Trường THPT Võ Minh Đức

Bên cạnh các điều kiện về cơ sở vật chất, tỉnh chú trọng khâu lựa chọn, kiểm tra, thẩm tra, nhất là đối với những nhân sự sẽ làm ở những khâu quan trọng, cốt yếu của Kỳ thi. Được biết, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Bình Dương sẽ có 1.447 cán bộ coi thi; 307 cán bộ giám sát; 336 cán bộ Công an, phục vụ, bảo vệ, y tế tại các Điểm thi.

Công an tỉnh đã huy động tối đa lực lượng bảo đảm an toàn, bảo mật địa điểm in sao đề thi; vận chuyển đề thi, bài thi, nơi quản lý bài thi, các Điểm coi thi, chấm thi, chủ động phối hợp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý các tiêu cực trong quá trình tổ chức Kỳ thi; đảm bảo an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ... Đồng thời hỗ trợ kịp thời khi có sự cố xảy ra tại các Điểm thi; xác định các thiết bị ghi âm, ghi hình được phép mang vào phòng thi theo Quy chế. Mọi công đoạn của Kỳ thi đều được kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt chẽ.

lichthi2023-05-22_143003.jpg

Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023​

Từ ngày 16/6/2023 cho đến hết ngày 29/6/2023, Ban in sao đề thi bước vào làm nhiệm vụ với việc thực hiện nghiêm túc yêu cầu cách ly theo 03 vòng độc lập tại khu vực in sao đề thi. Trong đó, vòng 01 in sao đề, vòng 02 bảo vệ trong và vòng 03 bảo vệ ngoài.

Trong buổi làm việc kiểm tra về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Bình Dương mới đây, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, đây là Kỳ thi mang tính chất quan trọng diễn ra trong không gian rộng, chủ thể tham gia đông và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy, công tác chuẩn bị đòi hỏi các khâu phải chính xác, chặt chẽ, đúng quy trình, tuyệt đối không được xảy ra sai sót. Thứ trưởng Bộ GDĐT đánh giá cao tinh thần chủ động trong chỉ đạo điều hành triển khai những yêu cầu liên quan đến Kỳ thi của tỉnh Bình Dương. Thứ trưởng mong muốn tỉnh tiếp tục phát huy kết quả tổ chức thành công Kỳ thi những năm trước để tổ chức Kỳ thi năm 2023 an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và đạt kết quả cao theo yêu cầu "ba không": Không lơ là, chủ quan; không tự ý xử lý tình huống bất thường; không gây căng thẳng, áp lực quá mức. Đồng thời cần lưu ý thực hiện "bốn đúng": Đúng quy chế và hướng dẫn thi; đúng, đủ quy trình, không bỏ sót khâu nào; đúng vị trí, nhiệm vụ được giao; đúng thời điểm, kịp thời xử lý các tình huống bất thường.

Đồng hành cùng thí sinh

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tỉnh, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Kỳ thi yêu cầu Sở GDĐT và các địa phương phối hợp với các trường để rà soát nắm lại danh sách các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn để chủ động quan tâm, động viên, hỗ trợ kịp thời, tiếp thêm động lực cho các thí sinh bước vào Kỳ thi tốt nhất.

z4463385718666_d9465f91aea05395d31760b41d82ec60.jpg

Đội hình Tiếp sức mùa thi tại Điểm thi Trường THPT Trịnh Hoài Đức hỗ trợ cho thí sinh 

Theo đó, các huyện, thị, thành phố đã thiết lập đường dây nóng Tiếp sức mùa thi hoạt động 24/24 giờ nhằm tiếp nhận thông tin, giải đáp thắc mắc của thí sinh và người nhà thí sinh về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Đồng thời chủ động rà soát, xây dựng phương án hỗ trợ đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn; đối tượng học sinh mồ côi cha mẹ, khuyết tật, học sinh vượt khó học tốt,… và tiếp tục duy trì mô hình xe ôm miễn phí chở thí sinh có hoàn cảnh khó khăn tham gia Kỳ thi.

Tỉnh Đoàn đã lên kế hoạch tổ chức Chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2023 từ rất sớm, với các hoạt động hỗ trợ cho thí sinh trước trong và sau Kỳ thi. Theo đó, trước Kỳ thi, Ban tổ chức Chương trình Tiếp sức mùa thi các Huyện, Thị, Thành Đoàn tiến hành rà soát danh sách thí sinh có hoàn cảnh khó khăn để lên phương án hỗ trợ phù hợp với điều kiện thí sinh; đảm bảo mỗi thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh ở xa điểm thi sẽ có tình nguyện viên hỗ trợ thí sinh trong thời gian trước Kỳ thi như: Hỗ trợ kinh phí, các vật phẩm phục vụ thi và ôn thi; thông tin, hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ đăng ký vào các trường đại học, cao đẳng; tổ chức các buổi tư vấn, trao đổi kinh nghiệm, giúp học sinh tự tin khi tham gia Kỳ thi.

z4463385724021_71153163906fc78949d54457746b5b36.jpg​​​

Bà Trần Thị Diễm Trinh – Bí thư Tỉnh Đoàn trao học bổng, hỗ trợ cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có hoàn cảnh khó khăn

Bà Trần Thị Diễm Trinh – Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết: "Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn, Hội trong toàn tỉnh thành lập 30 đội hình Tiếp sức mùa thi (29 đội hình cấp huyện và 01 đội hình cấp tỉnh) với số lượng đoàn viên tham gia lên đến 1.210 người, các Đội hình hỗ trợ các thí sinh các nội dung như: Tư vấn, hướng dẫn hỗ trợ thí sinh và người nhà của thí sinh trong việc tìm địa điểm thi, phòng thi, làm thủ tục dự thi, đường đi, tuyến xe buýt đến các điểm thi; tìm và cung cấp địa chỉ trọ miễn phí hoặc giá rẻ cho thí sinh và người nhà của thí sinh, phát tờ rơi, cẩm nang các thông tin cần thiết cho thí sinh như: Tuyến xe buýt, các địa điểm ăn uống rẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm".

z4463385759353_f60fc7233313ebd61274f66009313277.jpg

Tỉnh Đoàn gặp gỡ động viên các Đội hình Tiếp sức mùa thi năm 2023

Ngoài ra, để bảo đảm cho Kỳ thi an toàn, các đội hình tình nguyện tăng cường túc trực tại các khu vực cao điểm về an ninh trật tự, an toàn giao thông, hướng dẫn, phân luồng đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực điểm thi; phối hợp với các cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến thí sinh như phát hành tài liệu trái pháp luật, tăng giá các sản phẩm dịch vụ, gây mất an ninh, trật tự, trộm cắp, lừa đảo, mất an toàn giao thông...; phối hợp với các địa phương, bệnh viện, trạm y tế, trường đại học, cao đẳng xử lý khi có sự cố bất thường về thời tiết, tai nạn, sức khỏe... của thí sinh.

Với sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo về điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cùng các kịch bản, phương án dự phòng ứng phó cho từng tình huống được xây dựng hoàn chỉnh; Bình Dương đã sẵn sàng cho Kỳ thi THPT năm 2023 bằng nỗ lực, quyết tâm tổ chức một Kỳ thi thành công, an toàn, đúng quy chế và đạt kết quả cao. 

Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ GDĐT ban hành kèm Thông tư số 06/2023/TT-BGDĐT ngày 24/3/2023 (hiệu lực thi hành từ ngày 09/5/2023), có một số quy định mới liên quan đến trách nhiệm thí sinh. Theo đó, Kỳ thi năm nay, thí sinh không còn được mang “các loại máy ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin nhưng không thể nghe, xem và không thể truyền, nhận được thông tin, tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác” vào phòng thi. Quy định vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi theo Quy chế mới chỉ bao gồm “bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý”.​

6/26/2023 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiBài viếtXem chi tiết19-binh-duong-dam-bao-ky-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2023-dien-ra-an-toan-chat-luonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4
4
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm và làm việc với Đại sứ Hàn Quốc tại Việt NamLãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm và làm việc với Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

TTĐT - ​Sáng 17-01, tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng Đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm và làm việc với Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Youngsam.

Tại buổi tiếp, Ngài Choi Youngsam đánh giá cao sự phát triển kinh tế -xã hội (KT-XH), nhất là sự phát triển về công nghiệp của Bình Dương. Theo đó, Bình Dương là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc.

z5082093202186_6405f59f04e1fb173b078183c1f52dae.jpg

z5082093193721_c1355250b7ac878c0fb2493e24b2959c.jpg

Lãnh đạo tỉnh thăm và làm việc với Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Youngsam

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã giới thiệu sơ lược về tình hình kinh tế-xã hội cũng như định hướng phát triển của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn tới. Trong đó, tỉnh đang tập trung thu hút đầu tư thế hệ mới, phát triển xanh, bền vững, thông minh,…

z5082093175788_781b491a0811da21150255ba48021966.jpg

z5082093180837_52f4af82c7aafee288f04c4aeb5812ce.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng quà lưu niệm cho Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Youngsam

Hiện Bình Dương đang khởi động các tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành, hình thành vành đai công nghiệp đô thị; Bình Dương cũng là một trong những địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao với 84%... Bí thư Tỉnh ủy mong muốn Đại sứ quán Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Bình Dương đẩy mạnh phát triển hợp tác với các địa phương và đối tác Hàn Quốc trong các lĩnh vực phát triển công nghiệp, thành phố thông minh, nhất là các ngành công nghệ cao, thân thiện môi trường, năng lượng xanh…

Dự kiến tháng 5/2024, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam phối hợp Bộ Ngoại giao Việt Nam và tỉnh Bình Dương tổ chức chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" tại tỉnh Bình Dương.​

1/17/2024 3:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtLãnh đạo tỉnh Bình Dương, thăm và làm việc, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam851-lanh-dao-tinh-binh-duong-tham-va-lam-viec-voi-dai-su-han-quoc-tai-viet-naTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Bình DươngTổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Bình Dương

TTĐT - Sáng 05-01, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí th​ư Quân ủy Trung ương cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương.​

​Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy ​viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Tam Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc; lãnh đạo một số cơ quan Bộ Quốc phòng.

tbt1a29ad09bd7901275868.jpg

Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương duyệt đội danh dự tại buổi đến thăm, làm việc với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương

Đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Đại tá Nguyễn Hoàng Minh - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự  tỉnh.

tbt1eadd58ec5fe79a020ef.jpg

tbt596267bf74cfc89191de.jpg

Bộ Chỉ huy Quân dự tỉnh Bình Dương đón Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đến thăm và làm việc

Theo báo cáo, thời gian qua, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã quán triệt nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, chỉ lệnh, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; thường xuyên đổi mới phong cách lãnh đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp, bám sát thực tiễn, sâu sát cơ sở, đã có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, thực sự là “đội quân chiến đấu”, “đội quân công tác” và “ đội quân lao động sản xuất”, là chỗ dựa vững chắc cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.

tbt18bab5cd40bdfce3a5ac.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi chào mừng Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, nhất là tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành các chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc; thực hiện toàn diện các mặt công tác quốc phòng, quân sự địa phương, đồng bộ, hiệu quả.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; kịp thời hỗ trợ nhân dân trong những thời điểm khó khăn. Năm 2024, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng được giao về công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; xây dựng lực lượng; huấn luyện, diễn tập; xây dựng nền nếp chính quy; xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; tiến hành các hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị hiệu quả sát thực tiễn…

tbtaed0fca709d7b589ecc6.jpg

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dươn​g

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương, đánh giá cao và ghi nhận những thành tích xuất sắc của tập thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đạt được, trong đó có thành tích của tập thể cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương.

Tổng Bí thư lưu ý, dự báo thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng cũng có nhiều thuận lợi, cơ hội. Điều quan trọng nhất là phải nắm bắt được “thời cơ, thuận lợi”, chế ngự “khó khăn, thách thức” để vươn lên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên phát triển và thịnh vượng.

Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, tỉnh Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang, tạo động lực quan trọng để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới. Tỉnh phải tập trung phát triển và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi cơ cấu lại nền kinh tế, hướng tới kinh tế xanh, công nghiệp sinh thái; xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số...; không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh.

tbt067e3d09c87974272d68.jpg

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo tỉnh Bình Dương và cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh​

Tổng Bí thư đề nghị, lực lượng vũ trang tỉnh tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc; tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng “Trung dũng kiên cường - Chủ động sáng tạo - Đoàn kết quyết thắng”; đẩy mạnh công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, nâng cao khả năng phối hợp giữa các lực lượng trong tỉnh và với các địa phương lân cận, giáp ranh, giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân; trước mắt bảo đảm tốt an ninh trật tự cho nhân dân đón Tết cổ truyền của dân tộc vui tươi, an lành, an toàn, hạnh phúc.

Đồng thời gắn bó mật thiết hơn nữa với nhân dân, chủ động tham gia hỗ trợ nhâ​n dân phát triển kinh tế, ổn định đời sống, nhất là trong các tình huống khẩn cấp; tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chăm lo tốt chính sách hậu phương quân đội, chính sách cho người có công và lực lượng vũ trang; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Với truyền thống vẻ vang và tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao, Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, lãnh đạo tỉnh, lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương sẽ thực hiện thắng lợi và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần cùng tỉnh Bình Dương thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa Bình Dương phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, nhân dân ngày càng có cuộc sống ấm no, vui tươi, hạnh phúc, vững bước cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của đất nước.

tbt69861cfee98e55d00c9f.jpg

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dươn​g

tbt3d4aba3d4f4df313aa5c.jpg

Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại tướng Lương Tam Quang - Bộ trưởng Bộ Công an tặng quà cho lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ, nhân viên đang công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương. Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại tướng Lương Tam Quang - Bộ trưởng Bộ Công an tặng quà cho lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương.​

1/5/2025 3:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtTổng Bí thư Tô Lâm, thăm và làm việc, Bình Dương867-tong-bi-thu-to-lam-tham-va-lam-viec-tai-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4
1
Bình Dương: Đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường trọng điểm kết nối vùngBình Dương: Đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường trọng điểm kết nối vùng

TTĐT - ​Sáng 04-12, Đoàn lãnh đạo tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra, khảo sát các tuyến đường giao thông trọng điểm kết nối vùng, tỉnh Bình Dương đang triển khai thực hiện, gồm: Đường ven sông Sài Gòn, đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương và dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13.

Đường ven sông Sài Gòn sẽ góp phần cải tạo cảnh quan bờ sông, chỉnh trang đô thị

Tuyến đường ven sông Sài Gòn có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác vận tải và du lịch của tỉnh Bình Dương, phát triển đô thị dọc sông, góp phần cải tạo chỉnh trang đô thị, là trục đường chính đô thị góp phần giảm thiểu lưu lượng giao thông theo hướng trục Bắc – Nam cho các tuyến đường Cách mạng tháng Tám (ĐT.745), Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước – Tân Vạn...; kết nối một số cầu bắt qua sông Sài Gòn và song song với đường ven sông TP.Hồ Chí Minh.

Hướng tuyến cơ bản bám theo bờ sông Sài Gòn, đi qua một số công trình như: Cụm cảng An Sơn, cảng Bà Lụa, cụm cảng An Tây, đường Vành đai 3, đường Vành đai 4,...

Về cơ bản, toàn tuyến đường ven sông Sài Gòn qua địa bàn tỉnh Bình Dương chỉ mới được đầu tư xây dựng một số đoạn qua TP.Thuận An và TP.Thủ Dầu Một.

duongketnoi1.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nghe các sở ngành, địa phương báo cáo dự án đường ven sông Sài Gòn

Ông Trần Hùng Việt – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh cho biết, tuyến đường ven sông Sài Gòn trên địa bàn TP.Thuận An có tổng chiều dài khoảng 13,6km, đi qua các phường Vĩnh Phú, Lái Thiêu, Bình Nhâm, An Sơn (trong đó đoạn từ rạch Bình Nhâm đến đường Châu Văn Tiếp dài 1,68Km thuộc phường Bình Nhâm đã đầu tư xây dựng, còn khoảng 11,2km chưa đầu tư). Hiện hữu của tuyến là đường bờ bao sông Sài Gòn có kết cấu đường đất và đá, rộng mặt đường 5m-6m, phạm vi đã giải phóng mặt bằng 18m.

duongketnoi3.jpg

Mặt bằng tổng thể tuyến đường ven sông Sài Gòn

Đoạn qua địa bàn TP.Thủ Dầu Một tiếp giáp với đoạn qua địa phận TP.Thuận An tại rạch Bà Lụa và kết thúc tại cầu Ông Cộ. Tổng chiều dài 16,7km (bao gồm đường Nguyễn Văn Cừ đoạn đi qua phường Chánh Mỹ), đi qua địa bàn các phường: Phú Thọ, Chánh Nghĩa, Phú Cường, Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp và Tân An; qua các khu quy hoạch khu cảng Bà Lụa, khu biệt thự Phú Thịnh, khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, khu đô thị sinh thái Chánh Mỹ, khu vực phát triển đô thị Tân An... Trong đó, đoạn đường Bạch Đằng, đường Bạch Đằng nối dài, đường Nguyễn Tri Phương (đoạn từ cầu Thủ Ngữ đến rạch Thầy Năng) đã và đang được đầu tư xây dựng, còn lại các đoạn trên tuyến chưa được đầu tư xây dựng khoảng 13,04km.

duongketnoi2.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi kiểm tra, khảo sát dự án đường ven sông Sài Gòn

Nỗ lực đảm bảo tiến độ đường Vành đai 3, Quốc lộ 13

Đối với dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch UBND TP.Thuận An cho biết, tổng chiều dài đoạn qua địa bàn TP.Thuận An khoản 12,7km, trong đó có 488 hộ gia đình, cá nhân và 53 tổ chức thuộc phạm vi giải tỏa của dự án. Đến nay, UBND TP.Thuận An đã phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ đối với 486 hộ gia đình, cá nhân và 52 tổ chức với số tiền hơn 2.750 tỷ đồng (đạt 99%). Còn 02 hộ gia đình, cá nhân và 01 tổ chức đang rà soát hồ sơ pháp lý để phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ. Thành phố đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ đạt 94% tổng số tiền đã phê duyệt.

Về công tác di dời lưới điện, TP.Thuận An đã phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất, Công ty Becamex và Điện lực tập trung xử lý các trụ điện, mặt bằng, hành lang an toàn, hạ tầng hiện hữu, xử lý kỹ thuật các trạm khách hàng… Đến nay, đoạn từ Cổng chào Vĩnh Phú đến ngã tư Cầu Ông Bố đã thực hiện đặt mới đạt 55% khối lượng trụ. Đoạn từ cầu Ông Bố đến nút giao Hữu Nghị đặt mới đạt 98% khối lượng trụ; di dời lưới điện trung thế, hạ thế đạt 96% khối lượng, di dời cáp viễn thông đạt 95%, dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2024 và di dời trạm biến áp đạt 100% khối lượng. Đoạn từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong đặt mới trụ đạt 100%; di dời lưới trung, hạ thế đạt 100%; di dời trạm biến áp đạt 85,7%; di dời cáp viễn thông 95% và dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2024.

duongketnoi8.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13

Đối với dự án đường Vành đai 3, tổng diện tích thu hồi đất bổ sung cho thực hiện dự án khoảng 79,91 hecta với 1,535 trường hợp bị ảnh hưởng. Đến nay tổng diện tích thu hồi khoảng 77,08 hecta, đạt 96,4%. Chi trả tiền bồi thường đạt 94,9%; bàn giao mặt bằng cho các gói thầu đạt 83,2%.

Báo cáo với lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND TP.Dĩ An Võ Văn Hồng cho biết, đoạn qua địa bàn TP.Dĩ An là gói thầu XL1 (nút giao Tân Vạn), có 532 trường hợp bị ảnh hưởng với tổng diện tích thu hồi đất khoảng 17,76 hecta. TP.Dĩ An đã khẩn trương đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng, đã thu hồi đất đạt 100% và bàn giao mặt bằng 16,49 hecta, đạt 92,8% để triển khai thi công dự án.​

duongketnoi4.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi và đoàn công tác tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường Vành đai 3

Đối với công tác thi công xây lắp, theo ông Trần Hùng Việt – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh, các đơn vị thi công đã triển khai cơ bản đảm bảo tiến độ hợp đồng đã ký kết. Đến tháng 12/2025 phấn đấu cơ bản hoàn thành khoảng 80% khối lượng dự án và hoàn thành cơ bản tuyến chính cao tốc. Trong đó, hoàn thành 100% gói thầu XL2 (nút giao Bình Chuẩn) và XL4 (cầu Bình Gởi); 75% gói thầu XL1 (nút giao Tân Vạn) và 75% gói thầu XL3 (đoạn từ Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn). Tuy nhiên, hiện nay tình trạng bàn giao mặt bằng không liên tục, khó khăn về nguồn vật liệu cát đắp nền… cũng ảnh hướng đến tiến độ thi công dự án.

Hưởng ứng kế hoạch 500 ngày đêm hoàn thành mục tiêu 3.000 km đường bộ cao tốc năm 2025, tỉnh Bình Dương cố gắng phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành đoạn tuyến từ Mỹ Phước - Tân Vạn đến Quốc lộ 13 và các cầu vượt giao lộ, cố gắng tháng 6/2026 thông toàn tuyến.

duongketnoi7.jpg

Đường Vành đai 3 đang được thi công khẩn trương

Qua khảo sát thực tế tại các tuyến đường trọng điểm kết nối vùng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi yêu cầu TP.Thuận An phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, di dời lưới điện trước ngày 15/01/2025, tạo thuận lợi cho đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ hoàn thành toàn bộ dự án; phấn đấu hoàn thành và khánh thành dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 trong dịp  30/4/2025.

Đối với dự án cải tạo, nâng cấp đường ven sông Sài Gòn đoạn qua TP.Thuận An, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, đây là dự án quan trọng của tỉnh trong kết nối vùng, tạo ra động lực và không gian phát triển mới cho địa phương; rút ngắn thời gian di chuyển đến TP.Hồ Chí Minh góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời góp phần cải tạo cảnh quan bờ sông, bảo tồn sinh thái, chống ngập. Bí thư đề nghị các sở ngành phối hợp với TP.Thuận An tạo nguồn vốn từ đấu giá quỹ đất công trên địa bàn cùng với nguồn vốn từ ngân sách tỉnh và một số doanh nghiệp để thực hiện dự án.

duongketnoi6.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi thăm hỏi tặng quà công nhân thi công đường Vành đai 3

Về dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các địa phương, nhất là TP.Thuận An và TP.Dĩ An tiếp tục đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư; vận dụng đầy đủ các chính sách để đảm bảo quyền lợi cho người dân bị ảnh hưởng. Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu nhà thầu thi công khẩn trương, làm "ba ca, bốn kíp", làm xuyên Tết để đảm bảo tiến độ dự án.

12/4/2024 7:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnh; Đầu tư phát triểnTinXem chi tiết393-binh-duong-day-nhanh-tien-do-cac-tuyen-duong-trong-diem-ket-noi-vunTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.857143
7
Tạo điều kiện thuận lợi để Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã phát huy hiệu quảTạo điều kiện thuận lợi để Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã phát huy hiệu quả

TTĐT - Sáng 25-12, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến Giải pháp thúc đẩy thực hiện Nghị định số 45/2021/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

Tham dự có bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam; ông Phạm Công Bằng - Tổng Giám đốc Quỹ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTPTHTX); đại diện Liên minh HTX 63 tỉnh, thành cả nước.

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh và một số sở, ngành.

Theo báo cáo, trước khi Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ HTPTHTX có hiệu lực thi hành, được sự quan tâm của Chính phủ, chính quyền địa phương, ngoài Quỹ HTPTHTX Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ thành lập (gọi tắt là Quỹ Trung ương), trên địa bàn cả nước có 50 tỉnh, thành phố đã thành lập Quỹ HTPTHTX (Quỹ địa phương). Bên cạnh đó, có tỉnh, thành phố tạo nguồn vốn hỗ trợ kinh tế tập thể, HTX và giao trực tiếp cho một định chế tài chính trên địa bàn như Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ đầu tư phát triển thực hiện cho vay (Quảng Ninh, Tiền Giang).

Ngoài Quỹ Trung ương hiện nay có tổng vốn hoạt động là 1.000 tỷ đồng, tính đến 30/9/2023, tổng số vốn hoạt động của 50 Quỹ địa phương là 2.596 tỷ đồng, vốn được ngân sách cấp 1.055 tỷ đồng, vốn bổ sung từ kết quả hoạt động và vốn khác 1.541 tỷ đồng. Trong đó, có 07/50 Quỹ địa phương có vốn hoạt động trên 50 tỷ đồng, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Nam, Bình Dương. Tuy nhiên đối chiếu với mức vốn tối thiểu theo quy định của Nghị định số 45/2021/NĐ-CP thì đến nay còn 27/50 Quỹ, chiếm 54% số Quỹ có vốn hoạt động dưới mức quy định.

 

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Ước đến hết năm 2023, Quỹ Trung ương đã ký hợp đồng cho vay 376 dự án tại 55 tỉnh, thành phố với tổng số tiền ký hợp đồng cho vay đạt 1.157 tỷ đồng, giải ngân với số tiền 1.067 tỷ đồng. Dư nợ cuối năm ước đạt 518 tỷ đồng. Các Quỹ địa phương đã cho vay tổng số tiền là 22.300 tỷ đồng, trong đó cho vay 11.500 lượt HTX; 2.200 lượt THT; 750.000 lượt thành viên hợp tác xã. Ước dư nợ đến hết năm 2023 đạt 2.050 tỷ đồng.

Nhìn chung hoạt động của các Quỹ HTPTHTX đã góp phần thúc đẩy quá trình thành lập mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể; khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật, mở rộng sản xuất và tiêu thụ, liên kết với doanh nghiệp gắn với chuỗi giá trị thị trường trong và ngoài nước; tăng doanh thu, lợi nhuận, sức cạnh tranh, tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong khu vực kinh tế tập thể và đảm bảo an sinh xã hội tại các địa phương. Nhiều HTX, thành viên HTX được vay vốn đã trở thành các HTX điển hình tiên tiến, hộ sản xuất kinh doanh giỏi, tạo sự lan tỏa. Các Quỹ HTPTHTX đã chú trọng gắn hoạt động hỗ trợ vốn với các chương trình, mục tiêu phát triển của Chính phủ và địa phương. Tuy nhiên, hoạt động của các Quỹ còn nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập, chưa theo khung khổ pháp lý đồng bộ; cơ chế cho vay còn bó hẹp về phạm vi, đối tượng, phương thức; chưa huy động được các nguồn lực từ thị trường và liên kết hệ thống Quỹ.

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế, đảm bảo cơ sở pháp lý thống nhất, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ HTPTHTX.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các địa phương đã trình bày tham luận liên quan đến việc tổ chức, sắp xếp lại hoạt động, những khó khăn, vướng mắc; giải pháp thúc đẩy phát triển các Quỹ HTPTHTX... Theo các địa phương, để Quỹ địa phương phát triển thuận lợi trong thời gian tới, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định trích lập dự phòng rủi ro của các Quỹ như đối với tổ chức tín dụng; bổ sung quy định cho phép các Quỹ được áp dụng cơ chế xử lý rủi ro theo chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ. Chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo các sở, ngành, Liên minh HTX cấp tỉnh tập trung cao độ nhằm thúc đẩy việc rà soát, tổ chức sắp xếp lại Quỹ, đảm bảo đúng thời gian quy định của Nghị định số 45/2021/NĐ-CP. Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách địa phương để cấp vốn điều lệ cho Quỹ địa phương bảo tối thiểu 20 tỷ đồng và bổ sung hàng năm để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng ngày càng lớn và đa dạng của khu vực kinh tế tập thể, HTX...

12/25/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtQuỹ phát triển, hợp tác xã775-tao-dieu-kien-thuan-loi-de-quy-ho-tro-phat-trien-hop-tac-xa-phat-huy-hieu-quTrue121000
1.00
121,000
1.00
0
False
Công ty Commercial & General (Úc) tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình DươngCông ty Commercial & General (Úc) tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình Dương

TTĐT - Chiều 06-9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp Đoàn lãnh đạo Công ty Commercial & General (Úc) do ông Jamie McClurg - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Commercial & General làm Trưởng đoàn đến chào xã giao và tìm hiểu một số dự án đầu tư thuộc lĩnh vực y tế, thương mại.

Tại buổi tiếp, ông Jamie McClurg cho biết, Commercial & General được thành lập vào năm 1997, với hơn 2 tỷ đô la Mỹ tổng giá trị các dự án đã hoàn thiện hoặc đang trong giai đoạn phát triển thuộc các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, công nghiệp, văn phòng làm việc, đầu tư, xây dựng quản lý bất động sản thương mại, công nghiệp và nhà ở chất lượng cao trên khắp nước Úc. Commercial & General phân phối dự án bằng cách sử dụng mô hình kinh doanh dựa trên vốn xây dựng sẵn có của dự án. Cách tiếp cận này cho phép các khách hàng thuê dự án tham gia trong suốt giai đoạn lên thiết kế ý tưởng, đảm bảo các nhu cầu hoạt động và thương mại của khách hàng được như ý. Với hệ thống xây dựng nội bộ, Công ty có khả năng quản lý giai đoạn xây dựng của dự án, mang đến cho khách hàng sự đảm bảo về thời gian, chi phí và chất lượng dự án.

Ông Jamie McClurg cho rằng, Bình Dương là nơi giàu tiềm năng để đầu tư và phát triển các dự án chăm sóc sức khỏe, thương mại, các khu tích hợp và khu công nghiệp. Công ty Commercial & General muốn tìm tìm hiểu về các dự án Bệnh viện của Tổng công ty Becamex IDC; đề xuất hợp tác mở một bệnh viện điều trị ung thư theo công nghệ xạ trị proton và dự án bất động sản thương mại.​

cg.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh (bìa phải) tiếp ông Jamie McClurg - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Commercial & General ​

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh khẳng định, với môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn, trong những năm gần đây Bình Dương luôn là một trong số những tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lũy kế đến ngày 31/8/2022, toàn tỉnh có 4.064 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký gần 39,6 tỷ đô la Mỹ. Úc hiện có 29 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 132 triệu đô la Mỹ. Lĩnh vực đăng ký đầu tư chủ yếu là công nghiệp gỗ, kho lạnh, sản xuất đồ dùng gia đình, nông nghiệp và các ngành công nghiệp phụ trợ khác.

Hiện nay, Bình Dương cũng đang triển khai rất nhiều dự án giao thông quan trọng kết nối, lưu thông thuận lợi với các tỉnh, thành lân cận và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như các dự án thương mại, đô thị, dịch vụ quy mô lớn. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đặc biệt quan tâm chăm lo an sinh xã hội; đầu tư cho lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh rất hoan nghênh Công ty Commercial & General đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh Bình Dương và triển khai các dự án y tế, thương mại; góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo tốt hơn cho người dân.​​

9/6/2022 11:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtCông ty, Commercial, General, Úc, tìm hiểu, môi trường, đầu tư, Bình Dương68-cong-ty-commercial-general-uc-tim-hieu-moi-truong-dau-tu-tai-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Tạo chuyển biến tích cực trên lĩnh vực văn hóa để xứng tầm với sự phát triển kinh tế của tỉnhTạo chuyển biến tích cực trên lĩnh vực văn hóa để xứng tầm với sự phát triển kinh tế của tỉnh

TTĐT - Sáng 29-8, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự và chỉ đạo buổi làm việc giữa Đoàn giám sát của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh với UBND tỉnh về tình hình hoạt động của Trung tâm Văn hóa, Thể thao – Học tập cộng đồng (VHTT-HTCĐ) xã, phường, thị trấn và Trung tâm Văn hóa-Nghệ thuật tỉnh (VHNT).​

​Tham dự có ông Phạm Văn Chánh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Trung tâm TTVH-HTCĐ cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân

Tại buổi làm việc, ông Trịnh Đức Tài – Trưởng Ban Văn hóa –Xã hội, HĐND tỉnh đã báo cáo kết quả giám sát về tình hình hoạt động của Trung tâm VHTT-HTCĐ xã, phường, thị trấn. Toàn tỉnh hiện có 56/91 xã, phường có Trung tâm Văn hóa Thể thao, đạt tỷ lệ 61,5%; có 66/91 xã, phường đã thực hiện việc sáp nhập Trung tâm VHTT-HTCĐ theo Quyết định số 2523/QĐ-UBND của UBND tỉnh (tăng 18 Trung tâm so với năm 2017) và 01 Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hoạt động của Trung tâm VHTT-HTCĐ các địa phương có sự gắn kết giữa các ban, ngành, đoàn thể và sự phối hợp hỗ trợ lẫn nhau, đáp ứng cơ bản về nhu cầu hưởng thụ văn hóa và học tập của người dân. Đa số các Trung tâm đã phát huy được công năng, khai thác có hiệu quả các hoạt động tại địa phương. Tuy còn khó khăn về cơ chế tổ chức, kinh phí hoạt động, phương tiện trang thiết bị nhưng đã kịp thời triển khai được những hoạt động cơ bản đáp ứng thực hiện nhiệm vụ chính trị phù hợp với đặc điểm tình hình và điều kiện thực tế của địa phương.

Cơ sở vật chất của Trung tâm VHTT-HTCĐ nhận được sự quan tâm đầu tư và từng bước trở thành địa điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao thu hút nhân dân đến vui chơi, giải trí, sáng tạo, nâng cao kiến thức, bảo tồn văn hóa và rèn luyện thể chất.

IMG_8133.JPG

Ông Trịnh Đức Tài – Trưởng Ban Văn hóa –Xã hội, HĐND tỉnh đã báo cáo kết quả giám sát về tình hình hoạt động của Trung tâm VHTT-HTCĐ xã, phường, thị trấn

Công tác giáo dục cộng đồng được các Trung tâm tổ chức thực hiện đã tạo sự gắn bó thiết thực với người dân, đặc biệt là những lao động không có điều kiện đến trường và có ít cơ hội học tập. Việc tổ chức các lớp tập huấn đã góp phần cập nhật, phổ biến và nâng cao kiến thức và nhận thức cho người dân về Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường sống, chăm sóc khoẻ cộng đồng..., giải quyết việc làm, tăng thu nhập, từng bước giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tạo sự đồng thuận với nhân dân góp phần bồi đắp những giá trị đạo đức tốt đẹp, khơi dậy truyền thống hiếu học của địa phương và hình thành nên những cộng đồng dân cư văn hóa, văn minh.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm VHTT-HTCĐ, Ban Văn hóa –Xã hội HĐND tỉnh kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn sớm hướng dẫn các địa phương về hoạt động của Trung tâm, về kinh phí, bộ máy, biên chế giáo viên biệt phái chuyên trách, trình tự thủ tục thực hiện xã hội hóa....

Các địa phương khi thực hiện đầu tư công các công trình thiết chế văn hóa cần cân nhắc tính cấp thiết, đánh giá tính khả thi, hiệu quả khai thác, sử dụng, tránh lãng phí nguồn lực; khẩn trương thực hiện sửa chữa các Trung tâm xuống cấp, hư hỏng và bổ sung cơ sở vật chất đủ phục vụ hoạt động tại Trung tâm.

Khi quy hoạch quỹ đất, các địa phương cần quan tâm dành quỹ đất công để quy hoạch đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao theo quy định. Rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện việc sáp nhập Trung tâm và hiệu quả hoạt động xem có duy trì nữa không; hiện vẫn còn 25 địa phương chưa thực hiện việc sáp nhập. Ngành chức năng cần rà soát, nghiên cứu chế độ hỗ trợ về kinh phí hoạt động và hỗ trợ đội ngũ làm công tác kiêm nhiệm tại Trung tâm trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định. Đồng thời, quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cán bộ văn hóa ở cơ sở có đủ năng lực, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ và vị trí công tác…

Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm VHNT

Cuộc họp cũng đã thông qua kết quả giám sát về tình hình và kết quả hoạt động của Trung tâm VHNT tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2021. Được thành lập từ năm 2019, Trung tâm VHNT tỉnh đã xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hằng năm; khai thác, kế thừa và phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tổ chức các cuộc thi sáng tác, liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, tổ chức các lễ hội truyền thống và hiện đại.

 Ngoài ra, đơn vị đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng; sáng tác; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; các hoạt động VHNT; tuyên truyền lưu động; triển lãm; cổ động trực quan; câu lạc bộ, nhóm sở thích và các hình thức hoạt động khác. Phổ biến các tác phẩm VHNT; xây dựng, thực hiện các mô hình hoạt động mẫu trong lĩnh vực VHNT; biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ. Đồng thời tổ chức hoạt động VHNT tại chỗ và cơ sở bằng các loại hình văn hóa tổng hợp phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của quần chúng nhân dân nhằm định hướng và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, trình độ cảm thụ VHNT trong nhân dân...

Nhìn chung, từ năm 2019 đến nay, Trung tâm VHNT tỉnh đã hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, luôn đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của Trung tâm, đảm bảo tính giáo dục tư tưởng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

IMG_8135.JPG

Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo cuộc họp

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Cụ thể, cơ sở vật chất của đơn vị chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Trung tâm chưa có hội trường đa năng, chủ yếu sử dụng cơ sở vật chất cũ, đã xuống cấp, thiếu phòng sinh hoạt, phòng tập luyện cho câu lạc bộ lớp năng khiếu và phòng làm việc cho viên chức và người lao động. Định mức kinh phí chi cho một số nội dung tổ chức các chương trình văn nghệ, hội thi chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Mức chi cho công tác đầu tư, dàn dựng chương trình cũng như bồi dưỡng tập luyện và biểu diễn cho diễn viên không chuyên thấp nên chưa kích thích được sự sáng tạo nghệ thuật của cộng tác viên tham gia hoạt động phong trào nghệ thuật quần chúng...

Phát biểu chỉ đạo buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao thống nhất với kết quả giám sát của Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh. Ông cho rằng, các Trung tâm VHTT-HTCĐ vẫn chưa phát huy hết công năng, sự quan tâm cho các hoạt động văn hóa, đời sống chưa tương xứng; thời gian tới cần phải có giải pháp khắc phục. Ông yêu cầu các sở ngành, địa phương rà soát toàn diện thực trạng công năng của các công trình, sắp xếp, tôn tạo lại. Sau khi rà soát tập hợp thông tin báo cáo, kiến nghị Ban Thường vụ cấp ủy kịp thời tháo gỡ các vướng mắc. Trên cơ sở kết quả giám sát, HĐND tỉnh lập báo cáo rõ ràng và có buổi làm việc với UBND tỉnh, phải quyết tâm tạo chuyển biến tích cực trên lĩnh vực văn hóa để xứng tầm với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm, tâm huyết của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trên lĩnh vực văn hóa để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu văn hóa tinh thần cho người dân.​

8/29/2022 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTạo chuyển biến tích cực, lĩnh vực văn hóa, xứng tầm,  kinh tế của tỉnh190-tao-chuyen-bien-tich-cuc-tren-linh-vuc-van-hoa-de-xung-tam-voi-su-phat-trien-kinh-te-cua-tinTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Tích cực đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đìnhTích cực đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình

TTĐT - ​Chiều 18-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Phạm Trọng Nhân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội thảo tham vấn chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ).


​Tham dự hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; giảng viên các trường đại học cùng đại diện các chi hội phụ nữ và thanh niên công nhân trên địa bàn tỉnh.

Cần thiết sửa đổi, ban hành Luật Phòng, chống BLGĐ

Luật Phòng, chống BLGĐ được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008.

Sau gần 15 năm thực hiện, Luật đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong phòng, chống BLGĐ, góp phần bảo vệ người bị BLGĐ, xử lý các hành vi BLGĐ, vi phạm pháp luật trong phòng, chống BLGĐ, nâng cao bình đẳng giới trong gia đình.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, BLGĐ vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam. Nhiều vụ việc xuất hiện những hành vi BLGĐ có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành.

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong giai đoạn 2009 - 2021, tổng số vụ BLGĐ đã phát hiện trên cả nước là 324.641 vụ, riêng năm 2021 là 4.967 vụ. Trong khi đó, theo số liệu điều tra công bố năm 2019, có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng, cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. Đáng chú ý, có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của Công an.

BLGĐ 1.jpg

Toàn cảnh hộ​i thảo 

Nghiên cứu về BLGĐ do Viện Nghiên cứu gia đình và Giới thực hiện năm 2019 chỉ ra rằng, 69% trẻ em cho biết đã từng bị bố mẹ xử phạt bằng hình thức đánh, đấm, đạp, tát… và 31,6% cha mẹ thừa nhận họ đã xử phạt con bằng hình thức bạo lực. Trẻ em cũng là nhóm xã hội có nguy cơ cao bị xâm hại tình dục trong gia đình, theo đó trong số trẻ bị xâm hại tình dục có tới 21,3% bị chính người thân trong gia đình xâm hại. BLGĐ với người cao tuổi diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương.

Vấn nạn BLGĐ có xu hướng trầm trọng hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn đã và đang để lại những hậu quả thương tâm, đau xót cho nhiều gia đình, tạo ra những thiệt hại to lớn cho toàn xã hội.

Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng nêu trên là do các quy định, chính sách trong Luật Phòng, chống BLGĐ hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội hiện nay. Quá trình thi hành Luật cũng xuất hiện nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề trách nhiệm và công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Từ những lý do nêu trên cho thấy Luật Phòng, chống BLGĐ hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung.

Theo đó, Dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi) gồm 06 chương, 62 điều; tăng 16 điều so với Luật hiện hành. Luật quy định các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống BLGĐ; quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và các điều kiện bảo đảm thực hiện phòng, chống BLGĐ; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023.

Nâng cao trách nhiệm phòng, chống BLGĐ của toàn xã hội

Tại hội thảo, các ngành, đơn vị đã trình bày và thảo luận các quan điểm đối với chính sách, pháp luật hiện nay cũng như dự thảo Luật phòng, chống BLGĐ (sửa đổi). Đồng thời, hội thảo cũng tiếp thu những ý kiến, chia sẻ của chuyên gia trong ngành đối với vấn đề BLGĐ, nhất là trong bối cảnh, tình hình có nhiều thay đổi như hiện nay.

Đại diện Toà án nhân dân tỉnh nhấn mạnh vai trò của công tác tuyên truyền cho giới trẻ về nhận thức và phòng ngừa BLGĐ là rất quan trọng và cấp bách, đòi hỏi các ngành, các cấp phải cùng có sự phối hợp vào cuộc để mọi tầng lớp trong xã hội nhận thức được và cùng chung sức, đồng lòng phòng, chống BLGĐ. Qua đó, nâng cao việc tiếp cận, hiểu biết pháp luật về bình đẳng giới, phòng, chống BLGĐ cũng như thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân.

Liên quan đến hình thức tuyên truyền, đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh chia sẻ, cần chú trọng đặc biệt vào phương pháp và cách thức tuyên truyền mang lại hiệu quả thiết thực; tuyên truyền tốt, vận động hay; có đội ngũ cán bộ nhiệt huyết với công tác phòng, chống BLGĐ.

BLGĐ 2.jpg

Đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tham luận tại hội thảo

Nhiều đại biểu cho rằng, các ngành, đơn vị và địa phương cần nâng cao trách nhiệm, phối hợp tích cực và thật sự quan tâm đến công tác phòng, chống BLGĐ; đặc biệt trong bối cảnh BLGĐ ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp, bạo hành thể xác lẫn tinh thần. Giáo dục bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội để định hình nhận thức. Song song đó, cần phối hợp chặt chẽ triển khai các kênh tương tác, hỗ trợ để các nạn nhân là phụ nữ hay trẻ em có thể liên lạc và phản ánh kịp thời.

Đại diện Công an tỉnh đề nghị phải bổ sung quy định về trách nhiệm nhận biết và tố giác hành vi BLGĐ; phải xem tố giác là nghĩa vụ; xử phạt nghiêm trường hợp biết, thấy nhưng bao che, không tố giác dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Do nhận thức về pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, bao che, không khai báo, sợ bị chê cười. Cộng đồng, đoàn thể thiếu quan tâm, đôi khi coi BLGĐ là chuyện riêng tư, chỉ can thiệp khi hậu quả đã nghiêm trọng.

Đối với góp ý dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi), các đại biểu nhấn mạnh, dự thảo Luật cần làm rõ nét hơn ba nhóm chính sách trong dự án Luật gồm: Các biện pháp phòng ngừa BLGĐ, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ người bị BLGĐ; cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác phòng, chống BLGĐ; khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống BLGĐ. Đặc biệt, chú trọng huy động nguồn lực xã hội hóa để phòng, chống BLGĐ, bởi hậu quả về vật chất, tinh thần của BLGĐ là rất lớn.

BLGĐ 3.jpg

BLGĐ 4.jpg

Các đại biểu góp ý dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ

Nhiều đại biểu cho rằng nên nghiên cứu giao quyền cho Công an xã được áp dụng biện pháp nghiệp vụ để bảo vệ người tố giác và nạn nhân bị BLGĐ. Song song đó, làm rõ hơn quy định về bảo vệ nạn nhân bị bạo lực về tinh thần, bạo lực tình dục, trong khi sự giày vò về tinh thần đôi khi còn nặng nề hơn thể chất. Ngoài ra, cần làm rõ đối tượng bạo lực gia đình đối với những người từng sống chung với nhau, từng có quan hệ nuôi dưỡng; đặc biệt, rà soát đối với mẹ kế bạo hành với con riêng của chồng hoặc bố dượng xâm hại, bạo hành với con riêng của vợ.

BLGĐ 5.jpg

Ông Phạm Trọng Nhân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Trọng Nhân khẳng định, BLGĐ là vấn nạn nhức nhối cho xã hội và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Do đó, việc sửa đổi và ban hành Luật phòng, chống BLGĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là nhiệm vụ then chốt cần tập trung thực hiện. Thông qua hội thảo, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ ghi nhận, tiếp thu những ý kiến đa chiều, mang tính phản biện cao mà các đại biểu đã tham gia; báo cáo Ban Thường vụ Quốc hội.

4/18/2022 9:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtTích cực, đấu tranh, bạo lực, gia đình315-tich-cuc-dau-tranh-phong-chong-bao-luc-gia-dinTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
TP.Thủ Dầu Một dành quỹ đất đầu tư các thiết chế văn hoá, y tế, giáo dụcTP.Thủ Dầu Một dành quỹ đất đầu tư các thiết chế văn hoá, y tế, giáo dục

TTĐT - ​Chiều 16-01, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thủ Dầu Một về việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của thành phố.

Cùng dự có lãnh đạo các sở ngành.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND TP.Thủ Dầu Một đã trình bày những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các lĩnh vực đầu tư công; công tác triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm theo Nghị quyết số 17-NQ/TU của Tỉnh ủy; công tác quản lý sử dụng, chuyển đổi công năng các trụ sở công trên địa bàn thành phố; việc xác định nghĩa vụ tài chính khi giao đất cho các trường hợp thuộc diện tái định cư…

IMG_lvtdm8175.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc

Theo đó, thành phố kiến nghị phân cấp mạnh nguồn vốn đầu tư công, cụ thể phân cấp nguồn vốn theo tiêu chí cho giai đoạn tới với nhu cầu đầu tư khoảng 9.069 tỷ đồng. Bổ sung nhu cầu vốn của 02 năm (2024-2025) để triển khai thực hiện bồi thường và khởi công mới các dự án khoảng 660 tỷ đồng. Ưu tiên nguồn vốn bán đấu giá khu vực Thành ủy cũ để bố trí vốn Dự án Xây dựng đường ven sông Sài Gòn giai đoạn 3 (đoạn từ rạch Bảy Tra đến cảng Bà Lụa).

IMG_ôngNVĐTDM8188.jpg

Ông Nguyễn Văn Đông – Bí thư Thành ủy Thủ Dầu Một phát biểu tại buổi làm việc

Về công tác quản lý sử dụng, chuyển đổi công năng các trụ sở công trên địa bàn, qua rà soát, UBND thành phố đã thống kê được 96 vị trí, với tổng diện tích khoảng 171 hecta, trong đó có 18 vị trí đã được UBND tỉnh và Tỉnh ủy thống nhất. Trên cơ sở các thông báo, kết luận của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ý kiến của các sở, ban ngành, UBND thành phố kiến nghị đề xuất nhu cầu dành cho các thiết chế văn hoá, thể thao, y tế, giáo dục 21 vị trí với tổng diện tích khoảng 69,75 hecta; nhu cầu dành cho phát triển công viên cây xanh kết hợp bãi đỗ xe 14 vị trí với tổng diện tích 12,1 hecta; nhu cầu giữ nguyên hiện trạng cơ sở vật chất để tái sử dụng 20 vị trí với tổng diện tích 26,23 hecta. Đề xuất nhu cầu bán đấu giá tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh 22 vị trí với tổng diện tích 7,84 hecta; nhu cầu tập trung phát triển nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ, đô thị và nhà ở (khu vực phát triển đô thị) 10 vị trí với tổng diện tích 44,25 hecta.

IMG_ôngVHN8193.jpg

Ông Võ Hoàng Ngân – Giám đốc Sở Xây dựng giải đáp các kiến nghị của TP.Thủ Dầu Một 

Thành phố kiến nghị Sở Nội vụ, Sở Tài chính và Tổng công ty Becamex IDC sớm tham mưu UBND tỉnh lộ trình di dời các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức hội đặc thù, đồng thời đẩy nhanh phương án bố trí, sắp xếp tài sản công theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và thống nhất các phương án bố trí, sử dụng, chuyển đổi công năng tại các vị trí sau khi di dời báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, để UBND thành phố có cơ sở điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và triển khai các bước tiếp theo cho phù hợp, trách lãng phí nguồn lực của Nhà nước…

Những kiến nghị, đề xuất của TP.Thủ Dầu Một đã được các sở ngành giải đáp tại buổi làm việc.

IMG_ôngVVMpb8171.jpg

Ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc​

Kết luận buổi làm việc, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thành phố khẩn trương triển khai điều chỉnh quy hoạch cục bộ; tổ chức thực hiện các công việc liên quan, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động phối hợp các sở ngành thực hiện nhiệm vụ được giao đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định. Thời gian tới, thành phố cần tập trung cho các công trình trọng điểm, các công trình ở những vị trí then chốt tại trung tâm đô thị. Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản thống nhất với đề xuất của thành phố về các danh mục nhu cầu sử dụng các khu đ​ất công, trụ sở công trên địa bàn thành phố. Đối với những kiến nghị của thành phố, ông yêu cầu các sở ngành tiếp tục phối hợp tháo gỡ, để Thủ Dầu Một tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, xứng tầm là đô thị trung tâm của tỉnh.

1/16/2024 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtTP.Thủ Dầu Một, quỹ đất đầu tư, thiết chế văn hoá, y tế, giáo dục746-tp-thu-dau-mot-danh-quy-dat-dau-tu-cac-thiet-che-van-hoa-y-te-giao-duTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.5
1
1 - 30Next