Tin tức sự kiện
 

TTĐT - ​Sáng 15-9, tại Trường THPT chuyên Hùng Vương, TP.Thủ Dầu Một, Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GDĐT) tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2021-2022 trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tuyến. 

 
 

TTĐT - Đó là thông tin từ ông Phạm Văn Tuyên - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại Hội nghị thông tin công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong trạng thái bình thường mới.

 
 

TTĐT - ​Ngày 14-9, được sự ủy quyền của Bộ Tài chính và Tập đoàn Bảo Việt, Công ty Bảo Việt Bình Dương đã tổ chức trao 4.000 túi quà an sinh, tổng trị giá 1,2 tỷ đồng cho TX.Tân Uyên để hỗ trợ người dân khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn. 

 
 

​TTĐT - ​Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

 
 

TTĐT - Sáng 13-9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các tỉnh, thành phố về thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh chống dịch Covid-19. ​

 
 

​TTĐT - Tối 12-9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho em" theo hình thức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành trong cả nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và chủ trì buổi lễ.

 
 

TTĐT - ​Sau 01 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, chiều 10-9, Kỳ họp thứ hai - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X đã họp Phiên bế mạc.  

 
 

TTĐT - ​Chiều 10-9, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình tại Kỳ họp thứ hai  - HĐND tỉnh khóa X về một số nội dung cử tri và đại biểu HĐND tỉnh kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động điều hành của UBND tỉnh.

 
 

TTĐT - ​Tại Kỳ họp thứ hai - HĐND tỉnh khóa X, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày 05 nhóm giải pháp trọng tâm phục hồi kinh tế Bình Dương trong năm 2021.

 
 

TTĐT - ​​Sáng 10-9, Kỳ họp thứ hai - HĐND tỉnh tiến hành các nội dung theo chương trình làm việc. 

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Bình Dương: Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2024Bình Dương: Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2024

TTĐT - Chiều 23-4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh đã tổ chức Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I ​​​năm 2024.​

Chủ trì buổi họp báo có ông Võ Anh Tuấn - Chánh Văn phòng UBND tỉnh; ông Lê Tuấn Anh - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.

Thông tin với các cơ quan báo chí, đại diện Văn phòng UBND tỉnh cho biết, quý I/2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đang từng bước phục hồi tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng so với cùng kỳ năm 2023. Tỉnh đã thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách người có công; trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, tỉnh đã trích ngân sách 276,7 tỷ đồng (tăng 8% so với năm 2023) và huy động nguồn xã hội hóa hơn 400 tỷ đồng để chi cho các đối tượng.  

hopbao.jpg

Toàn cảnh buổi họp báo

Tại buổi họp báo, đại diện các cơ quan báo chí đã đặt các câu hỏi liên quan đến chính sách an sinh xã hội, tình hình an ninh trật tự, vấn đề giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm, tình hình lao động việc làm, kế hoạch triển khai xây dựng nhà ở xã hội, công tác quản lý các cơ sở giữ trẻ tự phát, phòng, chống bệnh dại và chăm sóc sức khỏe nhân dân mùa nắng nóng…

hopbao 1.jpg

hopbao 2.jpg

Đại diện các cơ quan báo chí đặt câu hỏi tại buổi họp báo

Trả lời nội dung liên quan đến lĩnh vực xây dựng và phát triển nhà ở xã hội (NOXH), ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, trong năm 2023, tỉnh Bình Dương đã xây dựng và phát triển khoảng 11.422 căn NOXH,trong đó đang xây dựng 5.454 căn hộ và chấp thuận chủ trương đầu tư khoảng 5.968 căn hộ. Mục tiêu năm 2024, tỉnh sẽ xây dựng và cung cấp NOXH ra thị trường khoảng 6.600 căn hộ, phát triển khoảng 8.000 đến 10.000 căn hộ. Hiện nay,các sở, ngành đang hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục để đầu tư xây dựng NOXH trên địa bàn tỉnh đảm bảo chất lượng và đúng theo tiến độ.Các vướng mắc, khó khăn chung về phát triển NOXH hiện nay đã được Chính phủ, Quốc hội xem xét và ban hành Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 và Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 để tạo hành lang pháp lý thuận lợi phát triển NOXH một cách bền vững; đảm bảo nhu cầu cho người dân có chỗ ở khang trang, sạch sẽ, phù hợp với túi tiền và an tâm làm việc.

hopbao 3.jpg

Ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng trả lời câu hỏi của báo chí

Liên quan đến vấn đề kiểm tra, giám sát và quản lý các cơ sở giáo dục mầm non tư thục, bà Trương Hải Thanh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, Sở đã ban hành công văn về tăng cường công tác quản lý và bảo đảm an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) trên địa bàn tỉnh. Nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý GDMN trên địa bàn tỉnh, góp phần ngăn chặn, không để những sự việc đáng tiếc xảy ra, Sở GDĐT đã chỉ đạo các Phòng GDĐT tập trung tốt quản lý GDMN ngoài công lập ngay trong kế hoạch nhiệm vụ đầu năm học. Ngoài ra, Sở còn phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, chủ cơ sở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, tư thục, cha mẹ trẻ về phòng, chống bạo hành...

DE0D7675-8441-448D-A29D-EF65FB146035 2.jpeg

Bà Trương Hải Thanh - Phó Giám đốc Sở GDĐT trả lời câu hỏi của báo chí

Hiện Sở đã tổ chức kiểm tra hoạt động GDMN ngoài công lập của một số Phòng GDĐT. Thời gian tới, Sở GDĐT sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý các cơ sở GDMN tư thục nhằm phát hiện và xử lý dứt điểm các cơ sở giữ trẻ tự phát, không đúng quy định.

hopbao 5.jpg

Ông Võ Anh Tuấn - Chánh Văn phòng UBND tỉnh phát biểu tại buổi họp báo

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Võ Anh Tuấn đánh giá cao những câu hỏi và ý kiến đóng góp từ các cơ quan báo chí. Trên cơ sở thông tin từ buổi họp báo, Bình Dương mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, đồng hành từ phía các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời những chủ trương, định hướng của Trung ương và của tỉnh. Qua đó, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, cùng nhau đoàn kết xây dựng địa phương ngày càng văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

4/23/2024 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, Họp báo, thông tin, tình hình, kinh tế - xã hội, quý I, năm 2024947-binh-duong-hop-bao-thong-tin-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-i-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Bình Dương: Gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và người lao động khi thực hiện di dời nhà máyBình Dương: Gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và người lao động khi thực hiện di dời nhà máy

TTĐT - Chiều 24-4, tại Trung tâm Văn hóa Lao động tỉnh (TP.Thuận An), Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị gặp gỡ đoàn viên, người lao động và doanh nghiệp ở các địa phương phía Nam chuyển đổi công năng, di dời vào các khu, cụm công nghiệp phía Bắc của tỉnh.

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể, huyện, thị, thành phố và gần 300 đại biểu đại diện cho người lao động, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở , Ban Giám đốc các doanh nghiệp trên địa bàn Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Thủ Dầu Một.

Xây dựng chính sách hỗ trợ di dời

Tại hội nghị, đại diện người lao động băn khoăn về chủ trương của tỉnh khi phải di dời nhà máy lên phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến đời sống người lao động như thay đổi chỗ ở, môi trường học tập của con cái, khó khăn trong việc đi lại… đồng thời cũng đặt những câu hỏi liên quan đến chế độ, chính sách dành cho người lao động và doanh nghiệp. Anh Đoàn Đình Khanh - đại diện cho công nhân Công ty TNHH Esquel Garment Manufacturing Việt Nam (TP.Tân Uyên) quan tâm đến chế độ, chính sách hỗ trợ trong thời gian ngừng việc để di chuyển nhà máy; chỗ ở, điều kiện học hành của con em công nhân. Người lao động mong muốn chính quyền quan tâm xây dựng nhà ở xã hội, phòng trọ, tiện ích dịch vụ như trường học, giảm học phí cho con công nhân khi chuyển về nơi mới.

 

Công nhân lao động chia sẻ băn khoăn, lo lắng khi thực hiện việc di dời nhà máy

Đại diện Công ty Sơn mài Đồng Tâm (TP.Thủ Dầu Một) cho rằng, địa điểm di dời phải phù hợp với đặc trưng ngành nghề của các công ty trong lĩnh vực sơn mài truyền thống. Khi di dời doanh nghiệp buộc phải ngừng sản xuất sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hợp đồng với các đối tác và người lao động. Do đó mong muốn tỉnh có chế độ, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sơn mài và người lao động địa phương.

Công nhân cũng mong muốn tỉnh thông tin cụ thể về các chính sách, danh sách doanh nghiệp cần di dời, địa điểm di dời đến để người lao động nắm bắt được thông tin. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quan tâm đến lộ trình di dời, các tiêu chí di dời cũng như các chính sách ưu đãi về cho thuê đất, các chính sách hỗ trợ khi di dời. Nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc chuyển đổi công năng đất, cho thuê lại mặt bằng đang sử dụng. Các doanh nghiệp bày tỏ, hiện nay doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi nên vẫn còn rất khó khăn, khó có đủ tài chính để thực hiện việc di dời và thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho người lao động…

 

Đại diện Công đoàn cơ sở đặt câu hỏi liên quan đến việc di dời nhà máy

Chị Lê Thị Thủy - Quản lý kinh doanh Công ty May mặc Quốc tế Viet HSing (phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An) cho biết, thời hạn thuê đất là 50 năm, nhưng mới thuê và sử dụng 25 năm. Trong khi đó, những năm qua, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, xung đột chính trị trên thế giới. Hiện doanh nghiệp không đủ sức để di dời. Nếu phải di dời, doanh nghiệp mong muốn được hoán đổi đất và có sẵn nhà xưởng để lắp ráp máy móc sản xuất ngay.

Trước những băn khoăn của người lao động và doanh nghiệp, bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, tỉnh đang xây dựng, lấy ý kiến góp ý của các đơn vị về Kế hoạch xây dựng tiêu chí, chính sách hỗ trợ và triển khai thực hiện thí điểm chuyển đổi công năng, di dời các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam vào khu, cụm công nghiệp phía Bắc. Trong năm 2024, tỉnh sẽ xây dựng tiêu chí xác định các doanh nghiệp chuyển đổi công năng, di dời; xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ di dời; tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về tiêu chí xác định và chính sách hỗ trợ di dời; triển khai thực hiện thí điểm di dời các doanh nghiệp (dự kiến di dời 05-07 doanh nghiệp); tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm chuyển đổi công năng và di dời.

 

Bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở Công Thương thông tin về chủ trương di dời của tỉnh

Đối với việc xây dựng các nhóm chính sách hỗ trợ di dời, đề xuất sẽ có các nhóm chính sách hỗ trợ người lao động và hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, đối với người lao động: Hỗ trợ người lao động trong thời gian ngừng sản xuất; chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động phải nghỉ việc do di dời; hỗ trợ đào tạo nghề đối với công nhân tại địa điểm mới; chính sách về Bảo hiểm xã hội đảm bảo quyền lợi người lao động; chính sách đặc thù hỗ trợ về nhà ở xã hội đối với người lao động bị ảnh hưởng. Đối với doanh nghiệp: Hỗ trợ về khuyến công; hỗ trợ về xúc tiến thương mại; chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp (KCN); phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; hỗ trợ vay vốn; hỗ trợ tiền thuê đất, nhà xưởng tại địa điểm mới. Đặc biệt, đề xuất chính sách mới hỗ trợ doanh nghiệp di dời, chuyển đổi công năng cho các doanh nghiệp như: Chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng, nhà xưởng, sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tỉnh; chính sách cho nợ, giãn thời gian nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất; chính sách hỗ trợ lãi vay đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới; chính sách hỗ trợ phí, lệ phí thực hiện các thủ tục hành chính.

Định hướng các khu, cụm công nghiệp phục vụ di dời: Bố trí 5% quỹ đất các KCN trong toàn tỉnh; KCN Cây Trường 2 và các KCN còn lại theo quy hoạch của tỉnh; 07 cụm công nghiệp hiện hữu; 12 cụm công nghiệp ở huyện Dầu Tiếng; 07 cụm công nghiệp ở huyện Bắc Tân Uyên và 09 cụm công nghiệp ở huyện Phú Giáo.

Tạo mọi điều kiện ổn định sản xuất, đời sống người lao động

Thông tin về phương án để tạo điều kiện cho người lao động di dời, bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, tỉnh cũng đã xây dựng các phương án xây dựng nhà ở xã hội, thiết chế văn hóa - xã hội như trường học, bệnh viện, khu vui chơi, giải trí để phục vụ tốt nhất nhu cầu của người lao động khi di dời đến địa điểm mới.

Ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chia sẻ với những khó khăn, tâm tư của người lao động và doanh nghiệp khi thực hiện chủ trương của tỉnh. Ông khẳng định, việc di dời, chuyển đổi công năng của các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp phía Nam lên phía Bắc là định hướng lớn của tỉnh để xây dựng Bình Dương theo hướng phát triển bền vững, đô thị thông minh; đồng thời nhằm tái thiết lại các đô thị của tỉnh. Do đó, quan điểm của tỉnh là nghiên cứu xây dựng các giải pháp, công cụ khuyến khích doanh nghiệp di dời, chuyển đổi công năng; thực hiện từng bước theo lộ trình và hỗ trợ là chính; hạn chế tối đa việc cưỡng chế di dời.

"Tỉnh đánh giá, khi di dời doanh nghiệp, việc di dời máy móc thiết bị thì đơn giản, nhưng di dời người lao động không hề đơn giản. Tỉnh phải tính toán tất cả các điều kiện để đáp ứng nhu cầu của người lao động. Tỉnh cũng nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến chế độ của người lao động như ngừng việc, nghỉ việc; đồng thời cân nhắc thêm các chính sách đặc thù để tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động khi di dời." – ông Tuyên cho biết thêm.

 

Bà Trương Hải Thanh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời các vấn đề liên quan đến xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập của con công nhân

Liên quan đến việc quy hoạch các trường học tại các khu, cụm công nghiệp phía Bắc của tỉnh để đáp ứng nhu cầu học tập của con công nhân, bà Trương Hải Thanh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, Sở đang tham mưu UBND tỉnh ban hành Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2024-2030, trong đó có quy hoạch cụ thể các trường học ở khu vực phía Bắc của tỉnh để đáp ứng nhu cầu học tập của con công nhân. Ngành cũng dự báo, đến năm 2030, cơ sở vật chất của tỉnh sẽ tăng thêm 140 trường. Sở sẽ phối hợp với các đơn vị bàn bạc, đề xuất phương án tốt nhất cho nhu cầu học tập của con công nhân khi thực hiện di dời nhà máy. Đối với chính sách liên quan đến học phí, HĐND tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ trẻ mầm non trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó quy định cụ thể chế độ hỗ trợ.

 

Ông Phạm Văn Bảy – Phó Chủ tịch UBND TP.Dĩ An chia sẻ thông tin với doanh nghiệp và người lao động về chủ trương của địa phương khi thực hiện di dời nhà máy

TP.Dĩ An là địa phương có số lượng lớn doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp, do đó, có nhiều người lao động, doanh nghiệp tại đây quan tâm đến các chế độ, chính sách khi di dời. Thông tin về vấn đề này, ông Phạm Văn Bảy – Phó Chủ tịch UBND TP.Dĩ An cảm ơn người lao động và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thời gian qua luôn xem Dĩ An là quê hương thứ hai của mình. Do đó, Dĩ An luôn xem người lao động là công dân của thành phố, phải được thụ hưởng những thành quả từ sự phát triển của thành phố; đặc biệt quan tâm nhiều hơn, ưu ái nhiều hơn đến đời sống công nhân lao động. Ông mong muốn các địa phương phía Bắc hãy đón các doanh nghiệp và người lao động từ phía Nam di dời lên bằng "cả tấm lòng", chăm lo, quan tâm đến cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi giải trí của công nhân. "Dĩ An sẽ hết sức trách nhiệm, triển khai tốt nhất, hiệu quả nhất, chất lượng nhất chủ trương của tỉnh theo lộ trình, thời gian di dời, chuyển đổi để đảm bảo tốt nhất cho các doanh nghiệp, người lao động phấn khởi, an tâm, an lòng để di dời hoặc chuyển đổi công năng." – Phó Chủ tịch UBND TP.Dĩ An khẳng định.

 

Bà Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh phát biểu kết luận hội nghị

Qua ý kiến của các công nhân, doanh nghiệp và các sở ngành, địa phương, bà Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh khẳng định, tỉnh Bình Dương luôn đặt lợi ích của doanh nghiệp và người lao động lên hàng đầu khi di dời nhà máy. Sau hội nghị này, tổ chức Công đoàn vẫn tiếp tục nhận các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp và người lao động, sau đó sẽ báo cáo, kiến nghị lên UBND tỉnh để xây dựng chế độ, chính sách cho phù hợp.

4/24/2024 11:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài thời sự, kýXem chi tiếtBình Dương, lắng nghe, doanh nghiệp, người lao động, di dời, nhà máy931-binh-duong-gap-go-lang-nghe-y-kien-cua-doanh-nghiep-va-nguoi-lao-dong-khi-thuc-hien-di-doi-nha-maTrue121000
5.00
121,000
7.00
0
False
3
1
Bình Dương dự kiến đầu tư khoảng 160.325 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030NewBình Dương dự kiến đầu tư khoảng 160.325 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030

TTĐT - ​Chiều 25-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 59.

Tham dự có bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Ủy viên UBND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành, huyện, thij, thành phố.

Phiên họp đã thông qua dự thảo Báo cáo chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 4 năm 2024.

Theo đó, trong tháng 4, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản phát triển ổn định; sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ, xuất khẩu đều tăng; thu, chi ngân sách đúng dự toán; đảm bảo an sinh xã hội; tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp và các dự án, công trình trọng điểm; công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế được phát huy hiệu quả; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

IMG_phienhop9913.jpg

Toàn cảnh Phiên họp

Cụ thể, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4/2024 ước tăng 2,56% so với tháng trước; lũy kế 4 tháng, Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,29% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 3 tỷ đô la Mỹ; lũy kế 4 tháng đạt gần 10,1 tỷ đô la Mỹ, tăng 15,6% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt hơn 2 tỷ đô la Mỹ; lũy kế 4 tháng đạt hơn 7,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 10,5% so với cùng kỳ.

Tính đến ngày 22/4/2024, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công là 1.958 tỷ đồng, đạt 8,9% kế hoạch HĐND tỉnh giao và đạt 12,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Đến 15/4/2024, thu hút đầu tư trong nước được 5.775 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh; lũy kế 4 tháng, đã thu hút được 19.838 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (tăng 0,7 % so với cùng kỳ). Thu hút đầu tư nước ngoài được 79,1 triệu đô la Mỹ. Lũy kế 4 tháng đã thu hút được 272,4 triệu đô la Mỹ (đạt 33% so với cùng kỳ).

Ước thu mới ngân sách 22.072 tỷ đồng, đạt 31% dự toán HĐND tỉnh, tăng 2% so với cùng kỳ.

IMG_phienhop59915.jpg

Lãnh đạo Sở Xây dựng trình bày dự thảo Quyết định phê duvệt Đề án phát triền nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Phiên họp cũng đã xem xét các nội dung: Quyết định điều chỉnh nội bộ Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024; điều chuyển nội bộ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 từ dự án thành phần 1: Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn sang dự án Giải phóng mặt bằng công trình đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng; dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án phát triển nhà ở xà hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; dự thảo Quyết định ban hành danh mục mua sắm tập trung và đơn vị mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh...

z4727703900249_6d885478548d60b4c259d023f90722c8.jpg

Bình Dương dự kiến đầu tư khoảng 160.325 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030

Đối với dự thảo Quyết định phê duvệt Đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án), dự kiến cả giai đoạn 2021-2030 tỉnh đầu tư khoảng 160.325 căn nhà ở xã hội (155.289 căn chung cư và 5.036 nhà liên kề, trong đó số căn cho thuê khoảng 32.065 căn). Tổng diện tích đất khoảng 470,4 hecta, diện tích sàn xây dựng ước đạt 9.253.924 m2, đáp ứng cho khoảng 552.458 dân số với tổng mức đầu tư khoảng 84.756 tỷ đồng, cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 dự kiến sẽ bố trí khoảng 136,1 hecta diện tích đất đầu tư hoàn thành khoảng 42.445 căn nhà ở xã hội, với diện tích sàn xây dựng đạt 2.612.721 m2, đáp ứng cho khoảng 138.326 dân số với tổng mức đầu tư khoảng 23.817 tỷ đồng.

Giai đoạn 2026-2030, dự kiến sẽ bố trí khoảng 334,3 hecta diện tích đất, đầu tư hoàn thành khoảng 117.880 căn nhà ở xã hội, với diện tích sàn xây dựng đạt 6.641.203 m2, đáp ứng cho khoảng 414.132 dân số với tổng mức đầu tư khoảng 60.939 tỷ đồng.

IMG_Phien hopk9909.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận Phiên họp

Kết luận Phiên họp, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản thống nhất với các nội dung trình tại Phiên họp. Riêng Đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 được Sở Xây dựng chuẩn bị công phu, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất cao. Ông yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai các nhóm giải pháp về nguồn đất gắn với kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh, kế hoạch này cần cập nhật vào quy hoạch cấp huyện cho phù hợp; giải quyết các thủ tục liên quan cho nhà đầu tư, đồng thời cần kiên quyết thu hồi đối với các dự án chậm triển khai…

Trước yêu cầu cấp thiết đối với việc mua sắm trang thiết bị vật tư trong lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý  các sở ngành cân nhắc, nghiên cứu, chủ động phân cấp giao về địa phương để kịp thời mua sắm đáp ứng yêu cầu nhiêm vụ tại cơ sở. Đối với các nội dung còn lại, ông đề nghị các sở ngành tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh để trình UBND tỉnh.​

4/25/2024 9:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương,  160.325 căn nhà ở xã hội, giai đoạn 2021-2030116-binh-duong-du-kien-dau-tu-khoang-160-325-can-nha-o-xa-hoi-giai-doan-2021-203True121000
0.00
121,000
0.00
False
Lãnh đạo tỉnh tiếp Thị trưởng TP. Daejeon (Hàn Quốc)NewLãnh đạo tỉnh tiếp Thị trưởng TP. Daejeon (Hàn Quốc)

TTĐT - ​Chiều 25-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn lãnh đạo TP. Daejeon (Hàn Quốc) do ông Lee Jang Woo - Thị trưởng TP. Daejeon làm Trưởng đoàn đến thăm tỉnh Bình Dương. 

​Cùng tiếp có bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho biết, tỉnh Bình Dương và TP. Deajeon đã ký kết Biên bản thỏa thuận về việc phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác đầu tư giữa hai địa phương từ năm 2005. Qua 19 năm, hai bên đã xúc tiến nhiều hoạt động trao đổi hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đẩy mạnh việc đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc vào tỉnh Bình Dương.

ttDJ.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi (phải) tiếp ông Lee Jang Woo - Thị trưởng TP. Daejeon

Bí thư Tỉnh ủy đã giới thiệu khái quát tình hình kinh tế-xã hội và những định hướng, chiến lược phát triển của tỉnh trong thời gian tới, qua đó mở ra nhiều cơ hội cho sự hợp tác đầu tư với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Hàn Quốc. 

Bí thư Tỉnh ủy mong muốn, với mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa tỉnh Bình Dương và TP. Deajeon, ông Lee Jang Woo sẽ hỗ trợ tỉnh Bình Dương thu hút những doanh nghiệp phát triển lĩnh vực khoa học - công nghệ, các ngành công nghiệp thế hệ mới. 

TTDJ 1.jpg

Bí thư Tỉnh y Nguyễn Văn Lợi tặng quà lưu niệm cho ông Lee Jang Woo - Thị trưởng TP. Daejeon

Cảm ơn lãnh đạo tỉnh đã đón tiếp nồng hậu, ông Lee Jang Woo bày tỏ ấn tượng về sự phát triển của tỉnh Bình Dương và định hướng phát triển của tỉnh trong tương lai. Ông cho biết, TP. Deajeon là thủ phủ khoa học - kỹ thuật của Hàn Quốc, luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với tỉnh Bình Dương cùng hướng tới nền kinh tế giá trị gia tăng cao, ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Ông tin tưởng, thời gian tới, tỉnh Bình Dương sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhiều doanh nghiệp tiềm năng mới từ Hàn Quốc.

Hai bên đã trao đổi kế hoạch chuẩn bị cho những sự kiện gặp gỡ Hàn Quốc sắp tới cũng như các hoạt động kỷ niệm 20 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác đầu tư giữa TP. Deajeon và tỉnh Bình Dương diễn ra trong năm 2025.

TTDJ 2.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

*Chiều cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã tiếp Đoàn lãnh đạo TP. Daejeon (Hàn Quốc).

Trao đổi với Đoàn, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Bình Dương hiện đang tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông với các tuyến đường trọng điểm liên vùng. Ngoài ra, Bình Dương định hướng và đang đưa vào quy hoạchđường Vành đai 5 vùng TP.Hồ Chí Minh kết nối các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên; đầu tư tuyến đường sắt và ga hàng hóa hậu cần, kết nối đi xuyên Á qua Campuchia ra cảng biển Thị Vải - Cái Mép, sân bay quốc tế Long Thành. Đây sẽ là tuyến hành lang mới, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tiểu vùng phía Bắc, đồng thời kết nối với các hành lang kinh tế quan trọng của vùng và khu vực, là cửa ngõ quốc tế quan trọng của vùng và cả nước.

TTDJ 3.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh trao đổi những cơ hội hợp tác sắp tới với ông Lee Jang Woo - Thị trưởng TP. Daejeon

Bên cạnh đó, tỉnh đã chủ động làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung với diện tích khoảng 50 hecta để thu hút các nhà đầu tư công nghệ cao, công nghệ chip bán dẫn, vi mạch điện tử. Đồngthời thống nhất chủ trương với Tập đoàn FPT để đầu tư Công viên phần mềm, gắn với hệ thống trường đa cấp học với quy mô 100 hecta tại TP. Tân Uyên để đào tạo nguồn nhân lực khoa học, công nghệ thông tin cho cả vùng.

TTDJ 4.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho ông Lee Jang Woo - Thị trưởng TP. Daejeon

Với  những lợi thế sẵn có của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tin tưởng,Bình Dương sẽ là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư Hàn Quốc có thế mạnh trong các ngành công nghệ cao, chip bán dẫn, năng lượng xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… phù hợp với tiêu chí thu hút đầu tư của tỉnh.

Thông qua những hoạt động cụ thể sắp tới, tỉnh Bình Dương mong muốn sẽ tiếp tục thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với TP. Daejeon, cùng nhau hợp tác phát triển bền vững hơn.​

TTDJ 5.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm​

4/25/2024 10:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtLãnh đạo tỉnh, Thị trưởng, TP. Daejeon, Hàn Quốc902-lanh-dao-tinh-tiep-thi-truong-tp-daejeon-han-quocTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp Đại sứ ÚcNewChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp Đại sứ Úc

TTĐT - ​Chiều 25-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với  Ngài Andrew Goledzinowski - Đại sứ Úc tại Việt Nam.

Bày tỏ vui mừng đón tiếp Ngài Andrew Goledzinowski đến thăm Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã trân trọng mời Ngài Đại sứ tham dự Lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ được tổ chức vào sáng 26/4 tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Bình Dương. Chủ tịch UBND tỉnh thông tin với Ngài Đại sứ về quá trình tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ được tìm thấy ở ấp Chòi Dúng, xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên. Quá trình tìm kiếm có cựu binh Úc tham gia khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, xác định vị trí các hố chôn.

DSUc.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp Ngài Andrew Goledzinowski - Đại sứ Úc tại Việt Nam

Cảm ơn lời mời của lãnh đạo tỉnh, Ngài Andrew Goledzinowskibày tỏ sự trân trọng và cho biết, nhiều cựu binh Úc đã theo dõi thông tin về cuộc tìm k​iếm hài cốt liệt sĩ ở ấp Chòi Dúng, xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên trong những ngày qua và xúc động, mong chờ Lễ truy điệu, an táng hài cốt các liệt sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng.

DSUc 1.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho Ngài Andrew Goledzinowski

Tại buổi tiếp, hai bên cũng đã trao đổi về những cơ hội hợp tác trong thời gian tới. Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn Ngài Đại sứ sẽ tiếp tục hỗ trợ Bình Dương kết nối, tìm hiểu, thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương của Úc. Đồng thời giới thiệu và kết nối các doanh nghiệp của Úc đầu tư vào Bình Dương những lĩnh vực mà tỉnh đang quan tâm như giáo dục, công nghệ cao, chuyển đổi số, tài chính ngân hàng, phát triển thành phố thông minh, năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường…

DSUc 2.jpg

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

4/25/2024 10:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtChủ tịch, UBND tỉnh, Võ Văn Minh, Đại sứ, Úc785-chu-tich-ubnd-tinh-vo-van-minh-tiep-dai-su-uTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Khai mạc Liên hoan Ẩm thực tỉnh Bình Dương lần thứ III, năm 2020Khai mạc Liên hoan Ẩm thực tỉnh Bình Dương lần thứ III, năm 2020

TTĐT - ​Tối 27-11, tại Sân vận động Bình Dương (TP.Thủ Dầu Một), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Khai mạc Liên hoan Ẩm thực tỉnh Bình Dương lần thứ III, năm 2020.

Tham dự có ông Nguyễn Khoa Hải – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Phó Giám đốc; bà Nguyễn Thu Cúc - Quyền Chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một; bà Nguyễn Ngọc Hằng – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh; đại diện Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Dương, các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực trên địa bàn tỉnh và đông đảo người dân, du khách.


Ông Nguyễn Thanh Phong – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phát biểu khai mạc Liên hoan​ 

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết, Liên hoan Ẩm thực tỉnh Bình Dương lần thứ III, năm 2020 là dịp để ngành Du lịch Bình Dương giới thiệu một sản phẩm du lịch mới, mang nét văn hóa đa dạng, độc đáo của ẩm thực Bình Dương; đồng thời tạo không gian văn hóa, lễ hội, không gian vui chơi, giải trí cho người dân và du khách gần xa. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, ẩm thực; sản phẩm thủ công mỹ nghệ gặp gỡ, giao lưu giới thiệu hình ảnh, sản phẩm du lịch, qua đó góp phần quảng bá giới thiệu các sản phẩm du lịch Bình Dương đến với du khách. Ngoài ra, Liên hoan năm nay còn được giao lưu ẩm thực và kết nối với các đơn vị đến từ Đồng Nai, Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh… hứa hẹn sẽ mang đến những món ngon đặc sắc của vùng đất Nam bộ dành cho du khách.




Ban Tổ chức tri ân các đơn vị tham gia Liên hoan

Liên hoan diễn ra trong 03 ngày, từ ngày 27-29/11/2020 với quy mô 40 gian hàng giới thiệu hơn 100 món ăn và sản phẩm thủ công đặc sắc của Bình Dương và vùng Nam bộ. Người dân, du khách sẽ có dịp hòa mình và tham gia vào các hoạt động phong phú như: Thưởng thức các món ăn ngon tại các gian hàng ẩm thực; tham quan tìm hiểu và mua sắm tại các gian hàng giới thiệu, bán sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương; được tư vấn giới thiệu các tour, tuyến du lịch và các chương trình tour khuyến mãi tại các gian hàng của các công ty lữ hành; tham gia các chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố... 






Người dân, du khách thưởng thức các món ăn và tham quan các gian hàng​



Người dân và du khách tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương​


Công ty TNHH Việt Hưng Travel Việt Nam giới thiệu các tour du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương​

11/27/2020 8:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtliên hoan, ẩm thực, lần thứ III251-khai-mac-lien-hoan-am-thuc-tinh-binh-duong-lan-thu-iii-nam-202True121000
2.00
121,000
1.50
0
False
2
11
Khẩn trương xây dựng Nghị quyết quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phươngKhẩn trương xây dựng Nghị quyết quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương

TTĐT - Chiều 29-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Phiên họp lần thứ 16 thông qua các Tờ trình dự thảo của UBND tỉnh. Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Phiên họp.​

Tham dự có ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Phiên họp đã thông qua Tờ trình của UBND tỉnh đề nghị xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo Tờ trình của UBND tỉnh, qua thời gian thực hiện định mức chi thường xuyên theo Nghị quyết số 24/2021/NQ-HĐND về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu kinh phí hoạt động cho các cơ quan, đơn vị tổ chức và có tiết kiệm tạm trích chi tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.

Kinh phí để ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP từ ngân sách chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, mức chi khoán thường xuyên hiện nay là 65 triệu đồng đến 80 triệu đồng/biên chế là không đủ cho các đơn vị tiết kiệm chi để ký kết hợp đồng lao động. Do đó, việc xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

IMG_0629.JPG

Toàn cảnh Phiên họp

Qua thẩm tra Ban Kinh tế - Ngân sách nhận thấy, để đảm bảo hài hòa giữa các quy định, thực tiễn quá trình phát triển của tỉnh, cũng như góp phần giải quyết khó khăn cho các cơ quan, đơn vị, việc xây dựng Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết số 24/2021/NQ-HĐND theo hướng tăng định mức phân bổ của biên chế để các cơ quan, đơn vị có điều kiện đảm bảo tiết kiệm.

Phiên họp cũng đã thống nhất đối với 03 Tờ trình: Bãi bỏ Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trên địa bàn tỉnh Bình Dương; quy định mức chi đảm bảo cho công tác kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương; bãi bỏ Nghị quyết số 33/2005/NQ-HĐND7 ngày 29/7/2005 của HĐND tỉnh về mức thu và sử dụng học phí đào tạo hệ chính quy trình độ Cao đẳng (ngoài Sư phạm).

IMG_0609.JPG 

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận Phiên họp

Phát biểu kết luận Phiên họp, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng nhấn mạnh Thường trực HĐND tỉnh thống nhất chủ trương xây dựng Nghị quyết đối với 04 tờ trình của UBND tỉnh; đồng thời đề nghị các cơ quan chuyên môn hoàn chỉnh các văn bản tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh. Riêng đối với Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Thường trực HĐND tỉnh đề nghị các sở ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ để xây dựng văn bản đảm bảo chất lượng, tính khả thi, hiệu quả.

IMG_0631.JPG

Ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Phiên họp

Phát biểu tại Phiên họp, ông Nguyễn Văn Dành cho biết UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các sở ngành liên quan khẩn trương xây dựng văn bản trên cơ sở khoa học, đúng p​​háp lý; phù hợp thực tiễn để trình HĐND tỉnh trong thời gian sớm nhất.​

3/29/2023 7:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết Nghị quyết, quy định định mức ,phân bổ dự toán chi thường xuyên, ngân sách địa phương747-khan-truong-xay-dung-nghi-quyet-quy-dinh-dinh-muc-phan-bo-du-toan-chi-thuong-xuyen-ngan-sach-dia-phuonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Hội thảo khoa học “Viễn cảnh kinh tế Việt Nam”Hội thảo khoa học “Viễn cảnh kinh tế Việt Nam”

TTĐT - Sáng 06-12, tại TP.Thủ Dầu Một, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) tổ chức Hội thảo khoa học “Viễn cảnh kinh tế Việt Nam”.

Tham dự có ông Nguyễn Tấn Lợi – Chủ tịch Hội đồng EIU; TS. Ngô Minh Đức – Hiệu trưởng Nhà trường; các diễn giả, nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, đại diện các doanh nghiệp, trường đại học trên địa bàn tỉnh.


Ông Nguyễn Tấn Lợi – Chủ tịch Hội đồng EIU phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại Hội thảo, TS.Ngô Minh Đức - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, Hội thảo là một cơ hội rất tốt để các đại biểu đến từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề với những góc nhìn đa chiều cùng ngồi lại và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm cũng như đưa ra các giải pháp giúp Việt Nam vượt qua nhiều thách thức kinh tế trong bối cảnh nhiều biến động hiện nay, hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Là một trong các tỉnh phát triển công nghiệp hàng đầu của Việt Nam và là địa phương đầu tiên sẽ đối mặt thách thức vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Bình Dương nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nơi đây đang nỗ lực phục hồi và ổn định kinh tế sau đại dịch, đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng phát triển xanh, thông minh và bền vững; phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo và khoa học - công nghệ. Trong những năm qua, Bình Dương đã có nhiều chính sách và tập trung nhiều nguồn lực cho Đề án Thành phố thông minh, Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương. Trong đó, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học - công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà. Trong bối cảnh đó, việc nắm bắt bức tranh kinh tế vĩ mô của đất nước để hiểu rõ thực trạng, cơ hội và thách thức của Việt Nam trong sự chuyển động chung, các trào lưu của thế giới sẽ có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

 

TS. Ngô Minh Đức – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, đại biểu đã nghe 02 tham luận từ các chuyên gia về viễn cảnh kinh tế của đất nước trong giai đoạn phát triển mới. Cụ thể, GS.Trần Văn Thọ - Giáo sư danh dự Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản, một chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu và tham gia các vị trí tư vấn của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản trình bày tham luận “Làm sao để Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình?”; PGS. TS Nguyễn Chí Hải - Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và cơ hội, động lực mới cho tăng trưởng bền vững”.

GS. Trần Văn Thọ cho rằng, các chính sách để một quốc gia thoát bẫy thu nhập trung bình gồm: Mở rộng, thâm sâu công nghiệp hóa; phá hủy sáng tạo khu vực phi chính thức và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs); cải cách các thị trường nhân tố sản xuất; tăng cường cung cấp lao động kỹ năng cao; tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo. Nếu các nhóm chính sách đề xuất trên đây được thực hiện, Việt Nam sẽ có chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu trong khu vực công nghiệp, chính thức hóa khu vực phi chính thức, phân bổ vốn và lao động hiệu quả, tăng chất lượng lao động và năng lực đổi mới công nghệ. Kết quả là tích lũy tư bản được đẩy mạnh theo hướng hiệu suất và kích thích đổi mới sáng tạo. Tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động tăng và hiệu quả tăng do chuyển dịch cơ cấu và do cải cách thể chế về thị trường vốn và lao động sẽ làm tăng năng suất toàn xã hội.


GS.Trần Văn Thọ - Giáo sư danh dự Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản trình bày tham luận “Làm sao để Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình?”

Theo GS. Trần Văn Thọ, liên tục tăng năng suất là yếu tố cơ bản để tránh bẫy thu nhập trung bình; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, chuyển nguồn lực từ những khu vực năng suất thấp sang năng suất cao là động lực để tăng năng suất và duy trì sức cạnh tranh quốc tế qua các giai đoạn; trong quá trình đó, tích lũy vốn và tiến bộ kỹ thuật, công nghệ đều quan trọng mặc dù vai trò tương đối của mỗi nhân tố có thể thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển.


PGS. TS Nguyễn Chí Hải - Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và cơ hội, động lực mới cho tăng trưởng bền vững”

Còn theo PGS. TS Nguyễn Chí Hải, để khơi thông các nguồn lực, kiến tạo và khai thác hiệu quả các “động lực mới” cho tăng trưởng kinh tế thời gian tới, trước mắt là năm 2024, ông khuyến nghị, Việt Nam nên kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững; kết hợp hài hòa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó chính sách tài khóa cần phát huy hơn vai trò “dẫn dắt” đối với tăng trưởng kinh tế; giải quyết “nút thắt” trong phát triển thị trường bất động sản là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế năm 2024; đầu tư công, tiêu dùng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu vẫn là các động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Dịp này, GS. Trần Văn Thọ đã ra mắt cuốn sách “Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh” do ông chủ biên với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và chuyên gia.

 

Ra mắt cuốn sách “Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh”
12/6/2023 9:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếthội thảo, khoa học, viễn cảnh, Việt Nam868-hoi-thao-khoa-hoc-vien-canh-kinh-te-viet-namTrue121000
0.90
121,000
1.00
0
False
Bình Dương đón thêm đoàn du khách đến du lịch bằng đường sôngBình Dương đón thêm đoàn du khách đến du lịch bằng đường sông

TTĐT  - ​Chiều 22-11, Hiệp hội Du lịch (HHDL) tỉnh Bình Dương phối hợp với Công ty cổ phần Du lịch - Buýt đường sông Bình Dương tổ chức đón 31 du khách từ TP.Hồ Chí Minh đến du lịch Bình Dương bằng đường sông.

​​Đoàn khách là đại diện các doanh nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và một Công ty Du lịch Thái Lan cùng tham gia tour du lịch trải nghiệm để khảo sát, chuẩn chị đưa cán bộ, nhân viên của các công ty cũng như du khách từ Thái Lan sang du lịch tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.

dulich22-1.jpg

Du khách tham gia tour du lịch đường sông và nghe hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về 

Sau khi khám phá, trải nghiệm chặng đường sông từ TP.Hồ Chí Minh - Bình Dương, tàu chở du khách đã cập bến Tiamo (phường Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một) và bắt đầu tham quan, khám phá những điểm đến trên địa bàn tỉnh Bình Dương, gồm: Di tích lịch sử - văn hóa nhà cổ Trần Văn Hổ, chùa Hội Khánh, "check in" Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương... Chương trình du lịch kết thúc vào lúc 21 giờ sau khi du khách trải nghiệm, dùng bữa tối trên Du thuyền Thủ Dầu Một.

1dulich22-3.jpg

Đoàn khách đến "check in" tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương

Đây là một trong những chương trình khởi động lại hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương sau khi tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát. Sau hoạt động thử nghiệm này, HHDL tỉnh cùng đơn vị tổ chức là Công ty cổ phần Du lịch - Buýt đường sông Bình Dương sẽ rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho chương trình phát triển du lịch đường sông nói riêng và du lịch Bình Dương nói chung trong thời gian tới.

dulich22-2.jpg

Hiệp hội Du Lịch tỉnh Bình Dương chào đón, tặng hoa đoàn khách đến tham quan tại di tích chùa Hội Khánh

Ông Trần Tuấn Hùng - Chủ tịch HHDL tỉnh Bình Dương cho biết, một trong những hướng phát triển mới của du lịch Bình Dương trong thời gian tới đó là khai thác các tour du lịch bằng đường sông phục vụ khách trong nước và nước ngoài. Ngoài chương trình này, khoảng đầu tháng 12, HHDL sẽ tổ chức thêm một số hoạt động để góp phần chung sức phát triển du lịch Bình Dương.

Trước đó, ngày 21/11/2021, HHDL tỉnh Bình Dương cũng đã phối hợp tổ chức đón đoàn 40 du khách đến từ TP.Hồ Chí Minh tham gia trải nghiệm tour du lịch đường sông Bình Dương.

11/23/2021 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, đoàn du khách đến du lịch, đường sông615-binh-duong-don-them-doan-du-khach-den-du-lich-bang-duong-sonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
2
Công bố Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình DươngCông bố Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​Chiều 14-01, tại TP.Thủ Dầu Một, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Dương. 

​​Tham dự buổi lễ có ông Lê Minh Trí - Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện KSND tối cao; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh.

Tại buổi lễ, ông Lê Minh Trí đã trao Quyết định của Viện trưởng Viện KSND tối cao bổ nhiệm ông Lê Đức Xuân giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Dương.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Minh Trí chúc mừng ông Lê Đức Xuân được bổ nhiệm chức Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Dương; đồng thời bày tỏ tin tưởng trên cương vị mới, ông Lê Đức Xuân sẽ phát huy năng lực của bản thân, cùng tập thể Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Viện KSND tỉnh Bình Dương đoàn kết, tiếp tục rèn luyện, đề cao ý thức trách nhiệm trong công việc để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

traoqdchovtvksndtinhbd.jpg

Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Dương cho ông Lê Đức Xuân

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Lê Đức Xuân cảm ơn sự tín nhiệm của lãnh đạo Viện KSND tối cao, lãnh đạo tỉnh Bình Dương và toàn thể cán bộ, công chức Viện KSND hai cấp đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện để đồng chí được bổ nhiệm chức vụ công tác mới.

vtvksndtinhbdphat bieu.jpg

Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Dương Lê Đức Xuân phát biểu nhận nhiệm vụ

Được biết, trước khi nhận nhiệm vụ mới tại Bình Dương, ông Lê Đức Xuân là Kiểm sát viên Viện KSND tối cao, Vụ trưởng Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Viện KSND tối cao). Ông cũng từng giữa chức Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án tham nhũng, Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án an ninh (Viện KSND tối cao) và từng giữ chức Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Phước.

1/14/2022 7:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtCông bố, Quyết định bổ nhiệm, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương686-cong-bo-quyet-dinh-bo-nhiem-vien-truong-vien-kiem-sat-nhan-dan-tinh-binh-duonTrue121000
0.40
121,000
0.60
0
False
3.75
2
Bình Dương: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2023Bình Dương: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2023

TTĐT - ​​​Sáng 15-11, tại TP.Thủ Dầu Một, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở ngành, địa phương.

Tháng hành động Vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới được tổ chức từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hàng năm. Đây là hoạt động nhằm tạo nên đợt cao điểm truyền thông và hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên phạm vi toàn tỉnh, qua đó khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới đối với sự phát triển xã hội cũng như sự cân bằng của từng cá nhân.

IMG_6422.JPG

Toàn cảnh Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2023​

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Bình Dương năm 2023 với các hoạt động chính: Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động và Hội thi "Tìm hiểu Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình" tỉnh Bình Dương lần thứ IV năm 2023; tổ chức Lễ phát động Tháng hành động và chiến dịch truyền thông tại 9 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thông qua các sản phẩm và phương tiện truyền thông…

ôngTĐTtraohoaNTT.jpg

Ông Trịnh Đức Tài – Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tặng hoa cho nhà tài trợ

Phát biểu tại Lễ phát động, ông Trịnh Đức Tài – Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, trong giai đoạn 2021 – 2025, Bình Dương đã đạt được kết quả tích cực về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp đạt 30,52%; tỷ lệ nữ trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV của tỉnh đạt 20%; tỷ lệ nữ trúng cử đại biểu HĐND các cấp của tỉnh nhiệm kỳ 2021 – 2026 đạt 31,93%. Số vụ bạo lực gia đình giảm dần qua các năm; 100% nạn nhân và người gây bạo lực đều được tư vấn, hỗ trợ. Tỷ số giới tính khi sinh được khống chế dưới 105 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Phụ nữ nhận được sự ủng hộ nhiều hơn trong phát triển sự nghiệp và hỗ trợ công việc gia đình…

IMG_ongtdt6420.jpg

Ông Trịnh Đức Tài – Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu tại Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2023

Các hoạt động của Tháng hành động tiếp tục đề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện bình đẳng giới, phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em; nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và mạnh dạn bày tỏ thái độ phê phán, lên án những hành vi gây bạo lực; tạo môi trường sống tốt đẹp cũng như cam kết thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới mà Chính phủ đã phê duyệt.​

11/15/2023 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, Tháng hành động vì bình đẳng giới, năm 2023824-binh-duong-phat-dong-thang-hanh-dong-vi-binh-dang-gioi-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra tiến độ tích hợp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên địa bàn TP.Thủ Dầu MộtBí thư Tỉnh ủy kiểm tra tiến độ tích hợp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một

TTĐT - Sáng 31-7, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ tích hợp tài khoản định danh điệu tử (ĐDĐT) mức độ 2 trên địa bàn TP. Thủ Dầu Một.

Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành, Công an tỉnh và TP.Thủ Dầu Một.

Kiểm tra tại địa điểm Công an phường Phú Hòa, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã ân cần thăm hỏi, động viên các các bộ, chiến sĩ Công an cùng với các ban ngành, đoàn thể chính trị xã hội đang trực tiếp hướng dẫn và thực hiện công tác tích hợp tài khoản ĐDĐT mức độ 2 cho người dân; đồng thời nghe đại diện Công an tỉnh, UBND TP.Thủ Dầu Một cùng chính quyền địa phương báo tình hình, kết quả thực hiện đến thời điểm hiện nay. Theo đó, TP.Thủ Dầu Một hiện có tổng cộng 14 phường với tổng số 223.154 chỉ tiêu thu nhận hồ sơ tài khoản ĐDĐT. Thực hiện Chiến dịch "60 ngày" thu nhận, kích hoạt tài khoản ĐDĐT cho công dân đủ điều kiện của UBND tỉnh Bình Dương, TP.Thủ Dầu Một đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cùng với sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ban ngành, đoàn thể chính trị xã hội từ thành phố đến các phường, khu phố trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện kích hoạt tài khoản ĐDĐT cho người dân. Đến nay, toàn thành phố đã thực hiện tích hợp được 221.122 chỉ tiêu, đạt 99% kế hoạch. Trong đó, các phường Hiệp An, Chánh Mỹ, Định Hoà, Hòa Phú, Phú Mỹ, Phú Tân đã hoàn thành 100% chỉ tiêu tích hợp tài khoản ĐDĐT. Riêng kích hoạt hồ sơ ĐDĐT mức độ 2, đến nay đã thực hiện được 155.363 chỉ tiêu, đạt 70%.

 

Bà Nguyễn Thu Cúc – Chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một báo cáo tình hình tích hợp tài khoản ĐDĐT trên địa bàn thành phố

 

Ông Phan Công Khanh (thứ 2 từ trái qua) - Bí thư phường Phú Hòa báo cáo tình hình tích hợp tài khoản ĐDĐT trên địa bàn phường

Đối với phường Phú Hoà là địa phương có chỉ tiêu cao nhất thành phố với 24.761 chỉ tiêu tích hợp, đến nay, phường đã thực hiện được 22.584 chỉ tiêu, đạt 91% và thực hiện được 19.014 chỉ tiêu kích hoạt hồ sơ ĐDĐT mức độ 2, đạt 77%. Ông Phan Công Khanh – Bí thư phường Phú Hòa cho biết, dù chưa đạt 100%, nhưng đây là con số cao nhất trong 14 phường của thành phố về việc tích hợp hồ sơ ĐDĐT đến thời điểm hiện tại. Để đạt được kết quả trên, phường đã triển khai khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, đặc biệt là các tổ công tác đã làm việc liên tục từ 7 giờ 30 phút đến 22 giờ tất cả các ngày trong tuần với quyết tâm phấn đấu đến ngày 10/8/2023 sẽ hoàn thành 100% chỉ tiêu tích hợp và đến 30/8/2023 sẽ hoàn thành 100% chỉ tiêu kích hoạt hồ sơ ĐDĐT mức độ 2.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao những kết quả đạt được trong việc tích hợp tài khoản ĐDĐT mức độ 2 trên địa bàn thành phố

Sau khi nghe báo cáo tình hình kết quả triển khai thực hiện công tác cập nhật hồ sơ ĐDĐT mức độ 2 trên địa bàn thành phố, ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố cũng như những kết quả tích cực đã đạt được đến thời điểm hiện tại. Nhấn mạnh ý nghĩa mục tiêu đặt ra đối với việc tích hợp tài khoản ĐDĐT, Bí thư đề nghị TP.Thủ Dầu Một tiếp tục nỗ lực huy động tất cả hệ thống chính trị để tập trung hoàn thành việc tích hợp tài khoản ĐDĐT cho người dân đủ điều kiện theo kế hoạch đã đề ra.

Một số hình ảnh Cổng Thông tin điện tử tỉnh ghi nhận tại buổi khảo sát:



Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi hỏi thăm, động viên các cán bộ, dân quân khu phố cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi kiểm tra việc tích hợp tài khoản ĐDĐT trên điện thoại di động



Ông Phan Công Khanh - Bí thư phường Phú Hòa giới thiệu các quy trình tích hợp tài khoản ĐDĐT mức độ 2



Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tích hợp tài khoản ĐDĐT mức độ 2 của cá nhân

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi trao đổi với người dân về ý nghĩa của việc tích hợp tài khoản ĐDĐT mức độ 2

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng quà cho các cán bộ, chiến sĩ phường Phú Hòa làm công tác tích hợp tài khoản ĐDĐT mức độ 2


Lãnh đạo Tỉnh Đoàn tặng quà cho các cán bộ, chiến sĩ phường Phú Hòa làm công tác tích hợp tài khoản ĐDĐT mức độ 2







 

Người dân TP.Thủ Dầu Một đến tích hợp tài khoản ĐDĐT mức độ 2 được hướng dẫn cụ thể


 

Phường Phú Hòa huy động cả hệ thống chính trị tham gia tích hợp tài khoản ĐDĐT mức độ 2 cho người dân


Đến nay, TP. Thủ Dầu Một đã tích hợp tài khoản ĐDĐT mức độ 2 đạt 99% chỉ tiêu được giao
7/31/2023 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtBí thư Tỉnh ủy, định danh điện tử, tích hợp, TP.Thủ Dầu Một776-bi-thu-tinh-uy-kiem-tra-tien-do-tich-hop-tai-khoan-dinh-danh-dien-tu-muc-do-2-tren-dia-ban-tp-thu-dau-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.166667
3
Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnhLãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh

TTĐT - Nhân kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2019), Đoàn lãnh đạo tỉnh do ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng tập thể cán bộ, công nhân viên các trường: Đại học Quốc tế Miền Đông, Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Bình Dương, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương và Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore. 

Tại các điểm đến, ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và biểu dương những kết quả mà các trường đã đạt được trong thời gian qua, góp phần vào việc đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà. Đồng thời ông cũng mong muốn tập thể các trường và đội ngũ giảng viên tiếp tục phát huy truyền thống, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

 

Ông Đặng Minh Hưng (thứ 2 từ trái qua) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng tập thể trường Đại học Quốc tế Miền Đông

 

Ông Đặng Minh Hưng (thứ 4 từ trái qua) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng tập thể trường Đại học Thủ Dầu Một

Đến dự Họp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore, ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao tặng Cờ thi đua cho trường vì đã có thành tích dẫn đầu phong trào thi đua khối các trường đại học, cao đẳng năm học 2018-2019; trao danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” cho 02 tập thể.

Dịp này, 03 tập thể, 04 cá nhân của Nhà trường được nhận Bằng khen của UBND tỉnh vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm học 2018-2019; 01 tập thể và 03 cá nhân đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác 02 năm liền được nhận Bằng khen của UBND tỉnh. Ngoài ra, Liên Đoàn Lao động tỉnh cũng tặng Bằng khen cho 02 tập thể và 10 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.

 

Ông Đặng Minh Hưng (bìa phải) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua cho trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore

11/20/2019 8:00 AMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtlãnh đạo tỉnh, thăm, chúc mừng669-lanh-dao-tinh-tham-va-chuc-mung-cac-truong-dai-hoc-cao-dang-tren-dia-ban-tinTrue121000
1.00
121,000
1.50
0
False
0.5
1
Đề xuất quy hoạch và chính sách thu hút đầu tư phát triển hệ thống công trình đỗ xe công cộng khu vực trung tâm các đô thịĐề xuất quy hoạch và chính sách thu hút đầu tư phát triển hệ thống công trình đỗ xe công cộng khu vực trung tâm các đô thị

TTĐT - ​Sáng 27-7, UBND TP. Thủ Dầu Một phối hợp Trường Đại học Việt Đức, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo quy hoạch và chính sách thu hút đầu tư phát triển hệ thống công trình đỗ xe công cộng khu vực trung tâm các đô thị thuộc tỉnh Bình Dương hướng tới tầm nhìn đô thị thông minh. ​

​​Trường Đại học Việt Đức là đơn vị được UBND tỉnh Bình Dương đặt hàng và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương tài trợ để thực hiện Đề tài khoa học công nghệ "Nghiên cứu dự báo nhu cầu bãi đỗ xe công cộng và đề xuất các giải pháp quy hoạch, chính sách đầu tư và mô hình quản lý khai thác hệ thống bãi đỗ xe công cộng tại khu vực trung tâm đô thị Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An tỉnh Bình Dương". Trong thời gian qua, do quá trình đô thị hoá nhanh chóng, tình trạng ùn tắc giao thông tại các trung tâm đô thị có dấu hiệu ngày một nhiều và trầm trọng hơn. Một trong các nguyên nhân là do tình trạng đỗ xe trái phép tràn lan trên vỉa hè, lòng đường thậm chí trên các tuyến đường giao thông huyết mạch gây cản trở, làm mất an toàn giao thông. Tỉnh Bình Dương nói chung và TP. Thủ Dầu Một nói riêng đang tập trung phát triển hệ thống giao thông dựa trên mô hình định hướng giao thông công cộng (TOD), tập trung xây dựng mạng lưới các tuyến xe buýt nhằm mang lại nhiều lợi thế cho sự phát triển đô thị, đồng thời góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông cũng như ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông gây ra.

Các đại biểu tham dự hội thảo (1).jpg

Toàn cảnh hội thảo

Đề tài có 3 mục tiêu chính: Nghiên cứu dự báo nhu cầu sử dụng bãi đỗ xe công cộng trong giai đoạn 10 năm và 20 năm tới; nghiên cứu lập quy hoạch phát triển hệ thống bãi đỗ xe công cộng theo các giai đoạn phát triển của khu vực; nghiên cứu đề xuất các mô hình thiết kế bãi đỗ xe, các chính sách thu hút đầu tư và các giải pháp quản lý khai thác tối ưu hệ thống các bãi đỗ xe công cộng.

Hình ảnh quang cảnh buổi hội thảo.jpg

Ông Nguyễn Việt Long – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tại hội thảo

Trong định hướng quy hoạch phát triển giao thông đô thị, Đề án nhấn mạnh vào việc triển khai định hướng giao thông theo mô hình TOD. Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, thông minh; áp dụng, nhân rộng mô hình TOD trong quy hoạch đô thị gắn với các tuyến giao thông công cộng. Phát triển một cách đồng bộ các loại hình hỗ trợ, đảm bảo việc kết nối từ các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp, du lịch ra các trục giao thông công cộng chính. Đầu tư xây dựng các điểm dừng, nhà chờ, điểm trung chuyển, bãi gửi xe cho người đi xe công cộng.

Ông Trần Sĩ Nam-PCT UBND TP. Thủ Dầu Một phát biểu tại hội thảo.jpg

Ông Trần Sĩ Nam - Phó Chủ tịch UBND TP. Thủ Dầu Một phát biểu tại hội thảo

Về bãi đỗ xe, xây dựng và bố trí một số bãi đỗ xe chính ở các trung tâm đô thị để đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Do điều kiện về quỹ đất ở các trung tâm đô thị bị hạn chế nên có thể sử dụng các bãi đỗ xe ngầm hoặc trên cao. Tại khu vực các khu công viên nên xem xét xây dựng bãi đỗ xe ngầm. Như vậy, các định hướng quy hoạch phát triển đặt ra yêu cầu cấp thiết về triển khai phát triển mở rộng các bãi đỗ xe, trong đó có yêu cầu xây dựng đồng bộ với các đô thị định hướng TOD và áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý khai thác các bãi đỗ xe.

Trung tâm Ngã Sáu TP.TDM đang thi công bãi đỗ xe công cộng.jpg

Trung tâm Ngã Sáu TP.Thủ Dầu Một đang thi công bãi đỗ xe công cộng

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận xoay quanh các vấn đề về việc quy hoạch và chính sách thu hút đầu tư. Theo đó, cần xác định những tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe và ùn tắc giao thông để đầu tư xây dựng bãi đỗ xe công cộng; xem xét thực tế nhu cầu thực tế của người dân cũng như nghiên cứu hiệu quả vị trí của từng bãi đỗ xe để có thể phát huy hết công năng khi đưa vào sử dụng; nên tính đến yếu tố thuận lợi về giao thông; vấn đề an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy cũng như giải pháp cho các loại phương tiện có tải trọng lớn. Các ý kiến cũng chỉ ra những bất cập, chưa phù hợp trong hệ thống chính sách hiện tại. Trên cơ sở đó, đề xuất các thay đổi cần thiết để các thành phố của Bình Dương có thể thu hút đầu tư mạnh mẽ trong xây dựng và kinh ​doanh hệ thống cơ sở đỗ xe công cộng; phân chia các giai đoạn phát triển đến năm 2025, 2030 và 2045. Từ đó, đưa ra nhu cầu vốn đầu tư phát triển theo các giai đoạn trong tổng thể nhu cầu đầu tư.​​

7/27/2023 10:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtĐề xuất quy hoạch, công trình đỗ xe công cộng khu vực trung tâm các đô thị401-de-xuat-quy-hoach-va-chinh-sach-thu-hut-dau-tu-phat-trien-he-thong-cong-trinh-do-xe-cong-cong-khu-vuc-trung-tam-cac-do-thTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương xúc tiến hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại bang Hessen, Cộng hòa Liên bang Đức Bình Dương xúc tiến hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại bang Hessen, Cộng hòa Liên bang Đức

TTĐT - ​​Sáng 23-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã tiếp Đoàn Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen, Cộng hòa Liên bang Đức do ông Manuel Stock – Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen làm Trưởng đoàn.

Cùng tiếp có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Tại buổi tiếp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao đã thông tin với Đoàn một số nội dung về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư tỉnh Bình Dương trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong những năm qua, tỉnh luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tính đến tháng 4/2022, tỉnh Bình Dương có 18 dự án đầu tư của các doanh nghiệp Đức với tổng số vốn đầu tư hơn 55 triệu đô la Mỹ. Công tác đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm. Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Bình Dương cũng tích cực mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương. Trong thời gian tới, Bình Dương sẽ tiếp tục tìm hiểu và xúc tiến thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh với thành phố Darmstadt (bang Hessen, Cộng Hòa Liên bang Đức). Đây là thành phố khoa học, qua đó tiếp tục kết nối và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật; phát triển thành phố thông minh; thành phố số,...

bangHessen 1.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao tiếp ông Ma​nuel Stock – Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen, Cộng hòa Liên bang Đức

Ông Manuel Stock chúc mừng những thành quả mà Bình Dương gặt hái được trong thời gian qua. Ông cho rằng, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao hết sức quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Trường Đại học Việt Đức (VGU) là trường đầu tiên thuộc dự án xây dựng đại học mô hình mới, được thành lập trên cơ sở thỏa thuận liên Chính phủ giữa Việt Nam và Đức, khởi đầu là sáng kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen. Với mô hình tiên phong mang tính thí điểm và đầy tham vọng, nhà trường kết hợp hài hòa khung chương trình giáo dục Đại học của Việt Nam với các mô hình và tiêu chuẩn học thuật của Đức. Đây là kết quả của nỗ lực song phương đặc biệt giữa Chính phủ Việt Nam và Đức. Đến nay nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu và tự hào được đảm nhận vai trò là một đối tác có năng lực cho giới học thuật, giới công nghiệp và cho xã hội nói chung.

bangHessen 2.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao tặng quà lưu niệm cho ông Ma​nuel Stock

Ông bày tỏ vui mừng và phấn khởi khi khuôn viên mới của VGU tại tỉnh Bình Dương sắp hoàn thành và đi vào hoạt động. Đây sẽ là tiền đề để tiếp tục viết lên câu chuyện thành công cho VGU cũng như mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Đức, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển cho Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng. 

bangHessen 3.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà tặng quà lưu niệm cho bà Josefine Wallat -  Tổng Lãnh sự Cộng hoà liên bang Đức tại TP. Hồ Chí Minh 

Trao đổi thêm với Đoàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao cho biết, tháng 3/2022, Đoàn công tác tỉnh Bình Dương đã sang thăm, làm việc với bang Hessen về hợp tác giữa hai bên và thúc đẩy ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực xây dựng trường đào tạo nghề song hành theo mô hình của Đức. Thời gian tới, Bình Dương mong muốn tìm hiểu, hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với các đối tác tại bang Hessen và tại Đức. Tỉnh Bình Dương sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho VGU, đồng thời đánh giá cao hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Trường, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Bình Dương nói riêng và vùng Đông Nam bộ nói chung. 

bangHessen 4.jpg

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

6/23/2022 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, xúc tiến, hợp tác, đào tạo, phát triển, nhân lực, chất lượng cao, bang Hessen, Cộng hòa, Liên bang, Đức 785-binh-duong-xuc-tien-hop-tac-dao-tao-phat-trien-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-tai-bang-hessen-cong-hoa-lien-bang-ducTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Nâng cao hơn nữa tính chủ động của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhậpNâng cao hơn nữa tính chủ động của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập

​TTĐT - Tiếp tục chương trình Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024, chiều 15-4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương đã diễn ra Phiên toàn thể với chủ đề: "Năng động trong kinh doanh". 

Ông Alejandro Reyes - Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Trung Quốc đương đại và Thế giới, Đại học Hồng Kông, Trung Quốc chủ trì Phiên toàn thể.

Tham dự có các chuyên gia: Elisabetta Jiang - Đồng sáng lập Unicorns For Good, Singapore; Roger King - Nhà sáng lập và Chủ tịch ODS Holdings Inc., Hồng Kông, Trung Quốc; Duane Kuang - Đối tác quản lý sáng lập Qiming Venture Partners, Trung Quốc; Johan Nyvene - Chủ tịch Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.

IMG_horaisTQ8328.jpg

Toàn cảnh Phiên toàn thể

Các chuyên gia đã chỉ ra những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam và các nước đang phải đối mặt trong bối cảnh hiện nay là áp lực về dòng tiền, áp lực chuyển đổi xanh. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng với tác động ngày càng lớn tới đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu, đòi hỏi thế giới chung tay thực hiện mục tiêu giảm mạnh phát thải carbon, cùng với nguy cơ khủng hoảng giá và nguồn cung năng lượng luôn thường trực, một xu hướng ngày càng định hình rõ ràng là các quốc gia phát triển đã và đang hướng tới định hình lại vị trí, trật tự năng lượng và trật tự xanh trên bản đồ thế giới thông qua việc đặt ra các luật chơi và quy định mới.

IMG_horasisTQ8311.jpg

Các diễn giả tham dự Phiên toàn thể

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, năng lực khoa học công nghệ của một số doanh nghiệp còn hạn chế, có nơi còn lạc hậu; doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư cho ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, nhất là công nghệ lõi, công nghệ tiên phong. Trình độ quản trị doanh nghiệp còn yếu và thấp.

IMG_hỏaasisTQ8321.jpg

IMG_hoarasis8316.jpg

Các diễn giả thảo luận tại Phiên toàn thể

Các chuyên giá cũng tập trung thảo luận các giải pháp giúp lãnh đạo doanh nghiệp giải quyết những thách thức đặt ra. Các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp cần năng động hơn trong kinh doanh và đổi mới sáng tạo nhiều hơn. Điểm mấu chốt doanh nghiệp cần là tăng gắn kết với khách hàng. Nỗ lực này có thể cho phép họ thu thập thông tin quan trọng liên quan đến các nhu cầu mới về sản phẩm và dịch vụ, đồng thời khám phá các cơ hội kinh doanh mới. Một giải pháp khác được lưu ý là doanh nghiệp cần tự nâng cao kỹ năng, nâng cao hơn nữa tính chủ động của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.​

4/15/2024 11:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiết tính chủ động,doanh nghiệp, thời kỳ hội nhập607-nang-cao-hon-nua-tinh-chu-dong-cua-doanh-nghiep-trong-thoi-ky-hoi-nhaTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Xem xét Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hộiXem xét Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

TTĐT - ​Sáng 25-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì cuộc họp nghe báo cáo Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2024-2025 và định hướng đến năm 2030 (Đề án).​

​​Đề án nhằm thúc đẩy sự phát triển không gian đô thị (khu đô thị, khu công nghiệp, thương mại - dịch vụ, logistic…) của địa phương, góp phần thu ng​ân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương.

hopdeandat1.jpg

hopdeandat2.jpg

Lãnh đạo các địa phương góp ý Đề án

Trên cơ sở hiện trạng và công tác quản lý, Đề án thiết lập tạo quỹ đất phục vụ phát triển từ 03 nguồn quỹ đất gồm 59 khu đất với tổng diện tích 18.171 hecta, dự kiến thu được khoảng 560.359 tỷ đồng. Trong đó, 15 khu đất sạch với tổng diện tích 329,5 hecta, có nguồn gốc thu hồi của tổ chức giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tiếp nhận, đang quản lý; dự kiến thu được khoảng 8.648 tỷ đồng. 29 khu đô thị mới (kết hợp các điểm TOD) và khu vực phát triển đô thị, với tổng quy mô 17.652 hecta, phần lớn các dự án có vị trí dọc tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn hiện hữu; kết nối trực tiếp tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4; kết nối đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương; dự kiến thu được khoảng 504.395 tỷ đồng (đã trừ giá trị bồi thường ước khoảng 585.686 tỷ đồng). 08 khu đất có nguồn gốc là Trụ sở các cơ quan Nhà nước trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một, với tổng quy mô 2,53 hecta; dự kiến thu được khoảng 632,5 tỷ đồng. 07 khu đất với tổng diện tích 187 hecta, có nguồn gốc từ doanh nghiệp cổ phần hóa và doanh nghiệp Nhà nước quản lý, sử dụng; dự kiến thu được khoảng 46.683 tỷ đồng.

hopdeandat3.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận cuộc họp

Qua ý kiến đóng góp của các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đối với từng khu đất trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp thu đầy đủ các ý kiến. Nguồn thu từ quỹ đất của các huyện, thị xã, thành phố, nhất là 04 huyện phía Bắc của tỉnh còn khá lớn, do đó các địa phương cần tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện Đề án. Qua đó phát triển quỹ đất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, nhằm khai thác, sử dụng đất một cách khoa học, hợp lý, phát huy giá trị đất trở thành nguồn lực quan trọng, góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương.  

1/25/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtxem xét, đề án, khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất, phục vụ, phát triển kinh tế xã hội545-xem-xet-de-an-khai-thac-quy-dat-tao-nguon-thu-tu-dat-phuc-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
2
Đánh giá các ứng dụng của AIĐánh giá các ứng dụng của AI

TTĐT - Chiều 15-4, Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024 tiếp tục diễn ra Phiên đối thoại với chủ đề “Đánh giá các ứng dụng của AI”.

Bà Yip Thy-Diep Ta - Nhà sáng lập J3d.ai Labs, Đức chủ trì Phiên đối thoại. Tham dự có các diễn giả: Andreas Hube - Chủ tịch German 3i, Đức; Chloe Lee - Nhà sáng lập & Giám đốc Điều hành UTA Solution, Việt Nam; Tim Nguyen - Phó Viện trưởng 3AI Viện Nghiên cứu Ứng dụng, Việt Nam; Virginia Tan - Nhà sáng lập và đối tác Teja Ventures, Singapore; Thảo Hà - Đối tác liên doanh Integra Partners, Việt Nam.

Thảo luận về những điều nổi bật cũng như khó khăn, thách thức lớn nhất trong quá trình triển khai và thực tiễn của AI, diễn giả Andreas Hube - Chủ tịch German 3i, Đức cho biết, AI là viết tắt của Artificial Intelligence có nghĩa là trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo. Đây là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science), l​à trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.

 

Các diễn giả thảo luận tại Phiên đối thoại

Về thách thức trong khu vực Đông Nam Á, ở góc nhìn của diễn giả, thách thức đầu tư khi triển khai AI ở nhiều công ty là sẽ phải có dữ liệu. Các công ty sẽ phải có mô hình dữ liệu và được triển khai hợp lý trong công ty của mình. Một số công ty “startup” cũng sẽ bắt đầu bằng việc xây dựng những cơ sở hạ tầng dữ liệu trước khi bắt đầu nghĩ đến việc ứng dụng AI và triển khai AI. Hãy bắt đầu bằng việc xây dựng các bộ, các kho dữ liệu nội bộ của mình. Từ điểm đó sẽ dẫn tới việc thách thức thứ hai đó là hiện tại vẫn còn khá mù mờ về thu thập dữ liệu ở khu vực Đông Nam Á.

Tại Phiên đối thoại, các diễn giả cũng thảo luận nội dung dữ liệu nào có thể thu thập, thu thập từ nguồn nào và làm sao để đảm bảo được dữ liệu đã thu thập và việc thu thập dữ liệu là phù hợp, không vi phạm về mặt đạo đức. Đồng thời đánh giá cơ hội phát triển Ai tại Việt Nam.

 

Phiên đối thoại được điều hành bởi bà Yip Thy-Diep Ta (bìa trài) - Nhà sáng lập J3d.ai Labs, Đức

Các diễn giả cho biết hiện AI đang được ứng dụng mạnh mẽ tại nhiều ngành công nghiệp khác nhau tại Việt Nam, trong lĩnh vực y tế, ngân hàng, lĩnh vực công. Báo cáo về Chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) năm 2022 cho biết Việt Nam được xếp hạng 55 toàn cầu, trong khi Singapore xếp thứ 2, Malaysia 29, Thái Lan 31. Chỉ số này được tổng hợp từ 39 tiêu chí trong 3 nhóm cơ bản: C​hính sách của Chính phủ; lĩnh vực công nghệ và hạ tầng dữ liệu.

“Nhìn chung, Việt Nam đang xếp sau các nước trên trong cả 3 lĩnh vực. Tuy nhiên với đội ngũ nhân lực trẻ có nền tảng toán học và kỹ thuật tốt, tôi tin là với sự hỗ trợ và khích lệ thích hợp từ phía Chính phủ, chúng ta hoàn toàn có thể bắt kịp các nước khác trong khu vực như Malaysia hay Thái Lan”, bà Tim Nguyen - Phó Viện trưởng 3AI Viện Nghiên cứu Ứng dụng, Việt Nam nói.

Các quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển AI trong nhiều năm qua. Trung Quốc đã đưa ra một chiến lược quốc gia về AI và tạo ra một số công ty công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã đạt được tiến bộ đáng kể trong các lĩnh vực ứng dụng AI như xe tự hành, robot và các ứng dụng trong y tế và công nghiệp...

Bà Tim Nguyen cho rằng, hiện nay Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để có thể phát triển trí tuệ nhân tạo khi được Chính phủ quan tâm và có những chính sách hỗ trợ đầu tư và phát triển. Việt Nam có nền tảng công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, với hàng loạt các công ty khởi nghiệp công nghệ đang nổi lên, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, Việt Nam có dân số trẻ, nguồn lao động chất lượng cao dồi dào và quan tâm đến việc học tập và làm việc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Các trường đại học hàng đầu Việt Nam như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh đều đã có những ngành đào tạo chuyên ngành về trí tuệ nhân tạo. Đây là điều kiện rất thuận lợi để chúng ta có đủ nguồn lực tương lai trong việc phát triển AI sâu rộng trong các ngành công nghiệp và nhiều lĩnh vực.

4/15/2024 11:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtAI, đánh giá, ứng dụng517-danh-gia-cac-ung-dung-cua-aTrue121000
3.00
121,000
0.00
0
False
Mô hình phát triển của Bình Dương: Điển hình của sự hội tụ những ý tưởng sáng tạo và khát vọng đổi mớiMô hình phát triển của Bình Dương: Điển hình của sự hội tụ những ý tưởng sáng tạo và khát vọng đổi mới

​TTĐT - Sáng 13-12, tại Trung tâm hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra Hội thảo khoa học "Mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước". GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo. Cổng Thông tin điện tử Bình Dương trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Thưa các đồng chí,

Hôm nay, tôi rất vui mừng được cùng với các đồng chí, các nhà khoa học tham dự Hội thảo khoa học: "Mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước", do Tỉnh uỷ Bình Dương và Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp tổ chức. Đây là sự kiện nhiều ý nghĩa, nối tiếp sau khi chúng ta kỷ niệm trọng thể 25 năm chia tách, thành lập tỉnh Bình Dương nhằm lan toả niềm phấn khởi, tự hào, niềm tin và khơi dậy khát vọng phát triển. Đặc biệt, hội thảo còn là dịp để tỉnh Bình Dương chia sẻ những kinh nghiệm đặc sắc và thực tiễn phát triển phong phú của mình phục vụ cho việc tổng kết 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, chuẩn bị một bước cho việc xây dựng dự thảo các Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Thay mặt Ban chỉ đạo Tổng kết 40 năm Đổi mới và Ban Tổ chức Hội thảo, tôi xin gửi đến các đồng chí, các nhà khoa học và quý vị đại biểu, lời chào thân ái và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc các đồng chí sức khoẻ, hạnh phúc và đạt nhiều thành công mới.

Thưa các đồng chí,

Bình Dương tuy không phải là một địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cũng không phải là địa phương có những cơ sở hạ tầng chiến lược như cảng biển, sân bay, nhưng Bình Dương lại được coi là nơi "đất lành chim đậu", là điểm đến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nơi hội tụ của những nhà đầu tư chiến lược; là mảnh đất có sức hấp dẫn, thu hút mạnh mẽ đối với nguồn nhân lực có kỹ năng, có tinh thần đổi mới sáng tạo với khát vọng khởi nghiệp, làm giàu và cả những người lao động cần cù, chịu khó với mong muốn nâng cao thu nhập, thoát khỏi đói nghèo.

 

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo

Kế thừa, phát huy những nền tảng ban đầu của tỉnh Sông Bé, hơn 25 năm qua, Bình Dương đã đạt được những thành tựu phát triển toàn diện và nổi bật; vươn lên, trở thành một trong những tỉnh năng động, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội; một trong những cực tăng trưởng, trung tâm đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo của Vùng Đông Nam bộ; vùng động lực trong tứ giác phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước. Năm 2023, quy mô GRDP của tỉnh đã tăng hơn 117 lần so với năm 1997. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực trên cơ sở ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, theo hướng phát triển nhanh, bền vững. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. An sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm chăm lo, bảo đảm. Các tiềm năng, thế mạnh về lịch sử, văn hóa, con người không ngừng được khơi dậy, phát huy mạnh mẽ. Công tác bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên, đất đai và nguồn nước được triển khai đồng bộ, kịp thời. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều điểm mới. Trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh, được bảo đảm. Hoạt động đối ngoại được chú trọng mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu.

Cần nhấn mạnh rằng, Bình Dương hiện là một trong những địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Từ năm 2017, Bình Dương được công nhận là tỉnh đầu tiên trong cả nước không còn hộ nghèo theo chuẩn của Trung ương. Từ năm 1997 đến nay, hơn 2 triệu người đã chọn đến Bình Dương sinh sống và làm việc; và mảnh đất ấy đã không phụ lòng người, giúp họ hiện thực hoá "giấc mơ" và khát vọng đổi đời. Hôm nay, Bình Dương đã trở thành một tỉnh công nghiệp, thu nhập trung bình cao, đi trước 10 năm trong hoàn thành mục tiêu phát triển đặt ra cho cả nước vào năm 2030 và có tiền đề vững chắc để trở thành tỉnh phát triển hiện đại, thu nhập cao trước năm 2045.

Nhìn lại hơn một phần tư thế kỷ, Bình Dương thật sự đã trở thành một hình mẫu về sự bứt phá phát triển, điểm sáng trong cách thức phát huy lợi thế vị trí của một tỉnh sát gần một đô thị lớn; trong huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng hạ tầng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá. Nỗ lực vượt bậc để vươn lên đó là động lực và là nguồn cảm hứng to lớn, khơi dậy niềm tự hào và khát vọng phát triển không chỉ trong mỗi người dân Bình Dương mà cho nhân dân cả nước về tư duy đột phá, mô hình độc đáo và cách làm sáng tạo của tỉnh trong tiến trình đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới.

Thưa các đồng chí,

Mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương là sự kết hợp thành công giữa khả năng khai thác, chắt chiu những lợi thế hiếm hoi, hoán chuyển được bất lợi thế thành lợi thế với một chiến lược phát triển đúng đắn để bứt phá, vươn lên; giữa khát vọng chinh phục những đỉnh cao phát triển với tầm nhìn vượt trước và tinh thần không ngừng đổi mới sáng tạo; giữa chủ trương mở đường, cơ chế tạo thuận lợi của Trung ương được thể chế hoá, tích hợp và hội tụ với cách làm linh hoạt và sự vận dụng sáng tạo của địa phương; giữa sự đồng hành, chia sẻ của chính quyền với doanh nghiệp và người dân; giữa sự gắn kết chặt chẽ mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, phát triển con người, bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, v.v.

Cách nay hơn một năm, tôi đã có dịp chia sẻ về những điều này tại Hội thảo: "Tiếp nối truyền thống, tỉnh Bình Dương chặng đường ¼ thế kỷ: Thành tựu và Triển vọng". Chúng ta có thể có những cách hiểu, nhìn nhận và đánh giá khác nhau về mô hình phát triển của một địa phương. Tuy nhiên, những kỳ tích phát triển mà Bình Dương đạt được hôm nay chắc chắn không đơn giản là kết quả của việc áp dụng một mô hình lý thuyết mang tính trừu tượng. Về thực chất, đây chính là sự hội tụ, kết tinh những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, cụ thể đã được tổng kết, kiểm nghiệm là đúng từ thực tiễn phát triển của Bình Dương qua hơn một phần tư thế kỷ; và bởi vậy, nó có thể trở thành hình mẫu cho các địa phương khác tham khảo, vận dụng.

Từ góc nhìn đó, tại Hội thảo này, tôi xin bổ sung, nhấn mạnh thêm một số vấn đề mà theo tôi là then chốt đã làm nên sự thành công của mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước:

(1)- Đột phá, sáng tạo trong tư duy phát triển.

Không có nhiều lợi thế như một số địa phương, nhưng với ý chí quyết tâm cao, cách làm sáng tạo, Bình Dương đã khai thác triệt để lợi thế lớn nhất và cũng rất hiếm hoi có được là vị trí đắc địa nằm sát cạnh thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế năng động nhất cả nước. Tận dụng "lợi thế đi sau", "đứng bên cạnh và đi cùng người khổng lồ", Bình Dương đã tìm ra con đường "phát triển rút ngắn" hiệu quả, thu hút được nguồn vốn đầu tư, nguồn lao động dồi dào nhờ hiệu ứng kết nối và lan toả, để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, đô thị hoá; từng bước hình thành cách làm riêng "dựa vào các nhà đầu tư chiến lược làm đầu tàu kích hoạt", vươn ra thế giới và đạt được những thành tựu nổi bật. Con đường phát triển của Bình Dương khắc hoạ sinh động quá trình không ngừng đổi mới tư duy, nhận thức và cách làm: từ chỗ đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, những ngành sử dụng nhiều lao động trong buổi đầu; sau đó đẩy mạnh công nghiệp hoá, phát triển những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao và đổi mới sáng tạo, gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với đô thị hoá; từ chỗ xây dựng các khu đô thị mới, hình thành Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị đã ưu tiên có trọng tâm về phát triển các đô thị thông minh, sinh thái, từng bước nghiên cứu, đầu tư mô hình Khu công nghiệp - đô thị khoa học - công nghệ, Vùng đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra những động lực mới, hiện thực hoá tầm nhìn xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại trong tương lai.

(2)- Đột phá, đồng bộ trong quy hoạch phát triển.

Bình Dương thuộc số ít các địa phương ở Việt Nam đã khai thác có hiệu quả các giá trị từ đất để đầu tư hạ tầng và tăng tốc phát triển kinh tế-xã hội bằng việc xây dựng các khu công nghiệp, đô thị đồng bộ và quy mô. Cùng với việc quy hoạch các khu công nghiệp mới, dự án Thành phố mới Bình Dương ra đời từ rất sớm đã cho thấy tầm nhìn xa trong quy hoạch phát triển của tỉnh để giảm tải cho sự dồn nén về hạ tầng xã hội tại thành phố cũ ngay từ khi mới bắt đầu triển khai tiến trình công nghiệp hoá. Bình Dương cũng xây dựng Đề án phát triển thành phố thông minh từ khá sớm làm nền tảng để đẩy mạnh triển khai dự án "Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương". Tôi được biết, dự thảo Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng tổ chức không gian lãnh thổ Bình Dương trở thành Vùng đổi mới sáng tạo với cấu trúc gồm: 01 trục phát triển, 02 hành lang sinh thái, 03 vành đai liên kết và 05 phân vùng phát triển; đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong vùng Đông Nam bộ, với thành phố Hồ Chí Minh, kết nối Tây Nguyên – Tây Nam bộ; thông qua quy hoạch tỉnh, để tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp mô hình khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ lên một đẳng cấp vượt trội, từng bước thoát khỏi mô hình tăng trưởng dựa vào thâm dụng vốn, đất đai và lao động có kỹ năng thấp; tiên phong khai thác, tận dụng xu hướng phát triển xanh, thông minh và hiện đại để thu hút các nguồn lực đầu tư có chất lượng cao, chú trọng thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước bảo đảm đầy đủ cả ba yếu tố: công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường và sử dụng lao động có kỹ năng.

 (3)- Đột phá, hiện đại trong hệ thống kết cấu hạ tầng.

Nhìn lại chặng đường đã qua, phát triển hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối với thành phố Hồ Chí Minh là một trong những ưu tiên cao nhất của Bình Dương nhằm thu hút được các nguồn lực đầu tư và lao động, qua đó tối đa hóa lợi thế địa - kinh tế của tỉnh. Từ những quyết sách mang tính đột phá buổi ban đầu như: đầu tư, nâng cấp mở rộng tuyến đường Quốc lộ 13, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm Bình Dương về sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn chỉ còn dưới một giờ đồng hồ, đến nay hạ tầng kết nối của Bình Dương đã phát triển cơ bản đồng bộ, hiện đại. Diện mạo toàn tỉnh đã "thay da, đổi thịt", theo hướng đô thị hiện đại, nông thôn văn minh. Từ một tỉnh nông nghiệp, Bình Dương đã trở thành tỉnh có tốc độ đô thị hoá nhanh thứ hai cả nước, với tỷ lệ đạt tới 84%. Năm 2019, 100% xã trong toàn tỉnh đã đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2023, Bình Dương lần thứ 3 liên tiếp lọt vào Top 7 cộng đồng có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới. Cùng với quỹ đất được quy hoạch dài hạn, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, cơ bản hiện đại đã giúp Bình Dương trở thành điểm đến của các nhà đầu tư "tỷ đô", như dự án của Tập đoàn Lego. Với những nỗ lực đầu tư cho hạ tầng số, hạ tầng đô thị sinh thái và thông minh, có các dịch vụ y tế, giáo dục, môi trường… đạt tiêu chuẩn cao, kết nối đồng bộ với thành phố Hồ Chí Minh và những tỉnh lân cận, Bình Dương tiếp tục chứng tỏ là nơi hội tụ của các nhà đầu tư, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến sinh sống và làm việc.    

(4)- Đột phá, tiên phong trong cải cách thể chế và hành chính để thu hút nguồn lực đầu tư.

Bình Dương là một trong những địa phương đi tiên phong cả nước trong việc kết hợp nguồn lực nhà nước và tư nhân nhờ sự mạnh dạn, quyết tâm gạt bỏ những rào cản để tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng. Ngay từ buổi ban đầu, chính quyền địa phương đã đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc xây dựng những cơ sở hạ tầng trọng yếu. Bình Dương cũng là một trong những địa phương sớm có trung tâm hành chính tập trung và thực hiện thủ tục hành chính một cửa, đẩy mạnh số hoá. "Chung lưng đấu cật cùng doanh nghiệp", "Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư", "Trải thảm đỏ mời gọi nhân tài" không chỉ là những lời kêu gọi mà đã thực sự là phương châm hành động cụ thể, được chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện hiệu quả, nhất quán trong nhiều năm qua, giúp Bình Dương trở thành nơi "đáng sống", "đất lành, chim đậu", nơi "đại bàng đẻ trứng". Kinh nghiệm của Bình Dương cho thấy vai trò to lớn của các nhà đầu tư chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương. Như tôi đã từng chia sẻ, đó là Becamex IDC, mô hình công ty phát triển rất thành công, đóng vai trò quan trọng định hình tiến trình phát triển của Bình Dương trong hơn một phần tư thế kỷ qua mà đến nay chưa có tập đoàn kinh tế nào làm được ở những địa phương khác trong cả nước. Đó còn là VSIP, mô hình doanh nghiệp bất động sản công nghiệp đầu tiên hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Singapore, với VSIP
III đã trở thành hình mẫu về phát triển khu công nghiệp xanh gắn liền với định hướng tạo lập hệ sinh thái công nghiệp - công nghệ cao.

Thưa các đồng chí,

Mô hình phát triển của Bình Dương chính là sự kết hợp một cách hài hoà, linh hoạt và sinh động của nhiều cấu phần mang tính đột phá nói trên. Đó là: mô hình công ty phát triển Becamex IDC, mô hình Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP); mô hình Thành phố thông minh Bình Dương; mô hình Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương, mô hình công nghiệp – đô thị - dịch vụ thông minh, bền vững; mô hình công nghiệp – đô thị - dịch vụ quốc tế - đổi mới sáng tạo – khoa học công nghệ; cùng với nhiều thiết chế, thể chế, cách làm độc đáo, như: chính quyền kiến tạo, nhân dân đồng hành, doanh nghiệp hành động; liên kết "Nhà nước – Nhà trường -  Nhà doanh nghiệp", "Nhà nước – Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa học", v.v… đưa Bình Dương không chỉ là nơi gặp gỡ của văn hoá, con người mà thực sự đã trở thành nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo và khát vọng đổi mới.

Nhìn lại hơn 25 năm qua, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá đã mang lại những dấu ấn nổi bật trong kỳ tích phát triển của Bình Dương. Tuy nhiên, tỉnh cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức không hề nhỏ, mà nổi bật là phải vượt qua được tâm lý bằng lòng với thành công đã đạt được, nhưng quan trọng hơn là phải vượt qua được "bẫy năng suất" và "bẫy thu nhập trung bình" trong giai đoạn hậu phát triển công nghiệp. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm lớn hơn trước bội lần bởi chúng ta đều biết, việc hái quả ngọt trên cành cao sẽ khó khăn hơn rất nhiều ở dưới thấp; chưa kể bối cảnh phát triển của thế giới, khu vực và trong nước đang đứng trước nhiều thách thức. 

Cũng cần nói thêm rằng, trong nhiều yếu tố dẫn đến sự phát triển thành công của Bình Dương, quan trọng và quyết định nhất là bảo đảm và phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của địa phương trong sạch, vững mạnh, toàn diện; xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong hệ thống chính trị cơ sở; quán triệt sâu sắc và tuân thủ các nguyên tắc, phương thức lãnh đạo của Đảng. Đây là bài học kinh nghiệm quý báu, là cơ sở để tỉnh đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, đột phá, sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển, huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực; tạo lập niềm tin, sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân. Tôi tin tưởng rằng, kế thừa và phát huy những hạt nhân hợp lý của mô hình phát triển trong giai đoạn vừa qua, những hướng đi đúng đắn đang được triển khai, phát huy tinh thần đột phá, đổi mới sáng tạo, Bình Dương sẽ tiếp tục xác định và đề ra những chủ trương, chính sách vượt trội mới để xác lập mô hình phát triển mới, nền tảng phát triển mới trong giai đoạn tiếp theo. 

Thưa các đồng chí! 

Tại Hội thảo hôm nay, Ban Tổ chức đề nghị các đồng chí tập trung thảo luận, làm sâu sắc hơn một số vấn đề trọng tâm sau đây:

Thứ nhất, phân tích, làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển cấp tỉnh trong tiến trình đổi mới đất nước.

Thứ hai, từ thực tiễn phát triển của tỉnh Bình Dương, làm rõ nội hàm, khắc hoạ mô hình phát triển của tỉnh; chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với mô hình này khi Bình Dương bước vào giai đoạn phát triển mới; đề xuất các quan điểm, định hướng phát triển của tỉnh Bình Dương đến giữa thế kỷ XXI, đóng góp cho việc xây dựng dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII.

Thứ ba, từ những hạt nhân hợp lý của mô hình phát triển, những kinh nghiệm hay, cách làm đổi mới sáng tạo của tỉnh Bình Dương, nghiên cứu những điều kiện, khả năng vận dụng cho những địa phương khác trong cả nước; góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới, xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Với tinh thần khoa học, dân chủ, sáng tạo, thẳng thắn, tôi tin tưởng rằng Hội thảo của chúng ta sẽ có nhiều ý tưởng, kiến nghị, đề xuất thiết thực, có giá trị, vì sự phát triển của tỉnh Bình Dương, vì sự nghiệp đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Một lần nữa, xin chúc các đồng chí, các nhà quản lý, các chuyên gia, các doanh nhân và toàn thể quý vị mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn.

(Tựa do Ban Biên tập đặt)

12/13/2023 1:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTài liệuXem chi tiếtBình Dương, sáng tạo, hội tụ, ý tưởng, khát vọng75-mo-hinh-phat-trien-cua-binh-duong-dien-hinh-cua-su-hoi-tu-nhung-y-tuong-sang-tao-va-khat-vong-doi-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1.833333
3
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung trình Kỳ họp thứ 17 - HĐND tỉnh khóa IXBan Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung trình Kỳ họp thứ 17 - HĐND tỉnh khóa IX

​TTĐT - Sáng 25-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Ban Văn hóa - Xã hội (VHXH) HĐND tỉnh họp thẩm tra các nội dung trình Kỳ họp thứ 17 - HĐND tỉnh khóa IX thuộc lĩnh vực VHXH. Ông Trịnh Đức Tài - Trưởng Ban VHXH HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. ​

​Tham dự có bà Nguyễn Thị Kim Oanh – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Tại cuộc họp, Ban VHXH đã thông qua 04 dự thảo báo cáo thẩm tra. Cụ thể, đối với dự thảo Nghị quyết quy định mức hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, mức hỗ trợ xây dựng mới tăng 20 triệu đồng/căn (từ 80 triệu đồng lên 100 triệu đồng); đồng thời, hỗ trợ thêm 20 triệu đồng/căn cho nhà xây dựng trên nền đất yếu. Mức hỗ trợ sửa chữa tăng 10 triệu đồng/căn (từ 40 triệu đồng lên 50 triệu đồng); đồng thời, hỗ trợ thêm 10 triệu đồng/căn cho nhà xây dựng trên nền đất yếu. Ban VHXH thống nhất với mức hỗ trợ như dự thảo Nghị quyết và cho rằng phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh.

IMG_2967.JPG

Đại biểu phát biểu tại cuộc họp

Theo dự thảo Quy định chế độ chính sách xã hội đối với một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, mức chuẩn trợ cấp nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; trợ cấp xã hội tại cộng đồng; hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng đối với các đối tượng bảo trợ xã hội thường trú trên địa bàn tỉnh Bình Dương (gọi chung mức chuẩn trợ giúp xã hội) được nâng lên thành 400.000 đồng/tháng so với mức hiện hưởng là 340.000 đồng/tháng. Đối với các nội dung còn lại, giữ nguyên mức hiện hưởng. Ban VHXH đánh giá quy định này phù hợp với tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách của địa phương và thống nhất trình Kỳ họp thứ 17 - HĐND tỉnh khóa IX xem xét thông qua.

Qua thẩm tra, Ban VHXH cũng thống nhất trình HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp thứ 17 - HĐND tỉnh khóa IX dự thảo Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Sau khi Nghị quyết được ban hành, Ban đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân về các quyền lợi khi tham gia Bảo hiểm y tế, nhất là đối với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và bảo đảm kinh phí cho mọi hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh công lập.

Đối với dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Bình Dương, Ban VHXH HĐND tỉnh nhất trí với dự thảo. Đồng thời đề nghị, sau khi Nghị quyết được ban hành, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành liên quan sớm tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh; đổi mới công tác quản lý, tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập.

IMG_2965.JPG

Ông Trịnh Đức Tài - Trưởng Ban VHXH HĐND tỉnh kết luận cuộc họp​

Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Trịnh Đức Tài yêu cầu các sở ngành liên quan tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện các Tờ trình dự thảo Nghị quyết. Riêng đối với dự thảo Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh cần rà soát lại khung giá dịch vụ y tế, đánh giá tác động ảnh hưởng đến đời sống xã hội.

11/25/2020 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin/CMSImageNew/2020-11/ban vhxh.mp3Xem chi tiếtBan Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, thẩm tra, Kỳ họp thứ 17 ,HĐND tỉnh khóa IX172-ban-van-hoa-xa-hoi-hdnd-tinh-tham-tra-cac-noi-dung-trinh-ky-hop-thu-17-hdnd-tinh-khoa-iTrue121000
3,829.00
121,000
0.00
0
False
5
2
Đẩy mạnh hợp tác trong xu thế công nghiệp 4.0Đẩy mạnh hợp tác trong xu thế công nghiệp 4.0

TTĐT - ​Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với sự phát triển. Sự ra đời của một số công nghệ mang tính đột phá như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ mạng 5G, công nghệ sinh học... đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi khía cạnh, đòi hỏi các quốc gia châu Á phải liên kết và hợp tác cùng phát triển. 

​​Đó là những chủ đề được thảo luận tại các Phiên đối thoại: "Công nghiệp 4.0" và "Chương trình đẩy mạnh hợp tác phát triển các nước châu Á" vào ngày 15-4, trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 đang diễn ra tại Bình Dương. 

Xu thế công nghiệp 4.0

Với sự điều hành của ông Michael Walsh - Tổng thư ký PBEC, Hồng Kông, Trung Quốc, Phiên đối thoại chủ đề "Công nghiệp 4.0" có sự tham gia thảo luận của các diễn giả: Li Zhongtao - Giám đốc điều hành Capsio Technology Co., Trung Quốc; Zhou Yi - Đồng sáng lập MarvelTec, Singapore.

doithaocongnghiep1.jpg

Các diễn giả chia sẻ tại Phiên đối thoại "Công nghiệp 4.0"

Thảo luận tại Phiên đối thoại, các diễn giả khẳng định, dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet, công nghiệp 4.0 đã tạo ra những phát minh thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp vận hành thông qua các công nghệ. Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động và cho phép tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.

Ông Michael Walsh - Tổng thư ký PBEC, Hồng Kông, Trung Quốc đặt vấn đề, có thể thấy, đại dịch Covid-19 đã củng cố giá trị của công nghiệp 4.0 và đóng vai trò là chất xúc tác cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số được chờ đợi từ lâu trong ngành sản xuất. 

Từ kinh nghiệm quản lý, vận hành doanh nghiệp của mình, ông Li Zhongtao - Giám đốc điều hành Capsio Technology Co., Trung Quốc  chia sẻ: "Công nghiệp 4.0 cho phép chúng tôi xây dựng các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và chuỗi cung ứng thông minh, các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh hoạt và đáp ứng khách hàng hơn". 

Theo ông, những lợi ích cụ thể mà công nghiệp 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp bao gồm: Tăng năng suất và doanh thu; tối ưu hóa quy trình sản xuất. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể theo dõi phản hồi của khách hàng theo thời gian thực để cung cấp dịch vụ tốt hơn. 

doithoaicongnghiep2.jpg

Đại biểu đặt câu hỏi trao đổi với các diễn giả

Các diễn giả và đại biểu tham dự đã cùng nhau chia sẻ cơ hội hợp tác đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Ông Li Zhongtao - Giám đốc điều hành Capsio Technology Co., Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác phát triển trong lĩnh vực phần mềm, video games... Ngoài ra, công nghiệp sắt thép, thương mại điện tử, logistics cũng là những lĩnh vực tiềm năng để thu hút đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc.

Với xu thế công nghiệp 4.0, doanh nghiệp đặt ra yêu cầu cao hơn đối với người lao động. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, người lao động cũng cần nâng cao các kỹ năng công nghệ, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, sự kiên trì và năng động.

doithoaicongnghiep3.jpg

Các diễn giả, doanh nghiệp trao đổi về cơ hội hợp tác

Mặc dù đem lại khá nhiều lợi ích, tuy nhiên, các diễn giả cũng nhìn nhận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự gia tăng kết nối thông qua Internet cũng đặt ra hàng loạt vấn đề về bảo đảm an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin đối với các quốc gia và khu vực. Trong thời gian qua, vấn đề an ninh mạng trở thành một trong những thách thức nghiêm trọng khi mà các cuộc tấn công mạng ngày càng đa dạng về hình thức cũng như mức độ ảnh hưởng. Bên cạnh đó, vấn đề an ninh mạng trong thời đại 4.0 cũng là nguyên nhân khiến các mối quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng.

Đẩy mạnh hợp tác phát triển các nước châu Á

Mối quan hệ căng thẳng giữa một số quốc gia, những xung đột địa chính trị trên thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng và sự phát triển của toàn cầu và từng quốc gia. Các quốc gia châu Á cần làm gì trong bối cảnh đó. Đây là chủ đề được tập trung thảo luận tại Phiên đối thoại: "Chương trình đẩy mạnh hợp tác phát triển các nước châu Á" diễn ra sáng 15-4. Bà Li Hongyu - Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn Quốc tế Sinoglade, Thụy Sĩ điều hành Phiên đối thoại. 

Với chủ đề được đặt ra, ông Wang Xin - Nhà sáng lập và Chủ tịch, Trung tâm Hợp tác Kinh tế Quốc tế Charigo, Trung Quốc cho rằng, thách thức hiện nay của các quốc gia châu Á là tái cấu trúc được chuỗi cung ứng sau những đứt gãy do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và xung đột địa chính trị. Ông khẳng định quan điểm, các quốc gia châu Á cần tăng cường hợp tác, duy trì hòa bình ổn định để cùng phát triển thịnh vượng. 

doithoaichaua1.jpg

Ông Wang Xin - Nhà sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Hợp tác Kinh tế Quốc tế Charigo, Trung Quốc chia sẻ tại Phiên đối thoại "Chương trình đẩy mạnh hợp tác phát triển các nước châu Á​"

Thách thức mà Trung Quốc và các nước ASEAN cần vượt qua trong giai đoạn hiện nay là tiếp tục tận dụng tốt các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Theo ông, làn sóng chuyển đổi số, sự phát triển công nghệ số, AI vừa là sự hỗ trợ vừa là thách thức. Đây chính là cơ hội cho các quốc gia châu Á hợp lực tạo ra thế mạnh trong chuỗi cung ứng đểvươn lên dẫn đầu cuộc đua tăng trưởng. Để làm được điều này, các quốc gia phải tiếp tục đầu tư vào đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển.

Bà Claire Dung Chan - Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành, Rayo, Việt Nam cho rằng, sự phát triển khoa học công nghệ đã đặt ra nhiều rủi ro về an ninh mạng. Nhấn mạnh giáo dục là chìa khóa cho thế hệ tiếp theo hướng đến tương lai hòa bình, thịnh vượng cho tất cả các dân tộc, ông Wang Xin - Nhà sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Hợp tác Kinh tế Quốc tế Charigo, Trung Quốc mong muốn có nhiều hơn các chương trình trao đổi với sinh viên đại học giữa các nước châu Á, nhất là Việt Nam và Trung Quốc. Sinh viên sẽ được thực tập tại các doanh nghiệp để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Ông cho biết, đã chia sẻ ý tưởng này với lãnh đạo tỉnh Bình Dương và lãnh đạo tỉnh rất cởi mở hoan nghênh, ủng hộ.

doihtoaichaua2.jpg

Đại diện doanh nghiệp chia sẻ cơ hội việc làm với sinh viên

doithoaichaua3.jpg

Sinh viên tham gia Phiên đối thoại​

Tham dự Phiên đối thoại này có nhiều sinh viên đến từ các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Vì vậy, đại diện một số doanh nghiệp đã chia sẻ một số yêu cầu khi tuyển dụng cũng như thông tin về doanh nghiệp, môi trường làm việc để sinh viên tìm hiểu cơ hội thực tập và tìm kiếm việc làm.​

4/15/2024 11:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài thời sự, kýXem chi tiếtđẩy mạnh hợp tác, công nghiệp 4.0, Horasis Trung Quốc, Bình Dương195-day-manh-hop-tac-trong-xu-the-cong-nghiep-4-True121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Bình Dương: Phát triển hệ sinh thái logistics hướng tới chuỗi cung ứng toàn cầuBình Dương: Phát triển hệ sinh thái logistics hướng tới chuỗi cung ứng toàn cầu

TTĐT - ​Trong khuôn khổ Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024, chiều 15-4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra Phiên đối thoại đặc biệt với chủ đề "Bình Dương: Hệ sinh thái logistics và thương mại điện tử hướng tới chuỗi cung ứng toàn cầu".

Tham dự có ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa  Chủ tịch Viện nghiên cứu Logistics Việt Nam; ông Scott Wang – Phó Chủ tịch WTCA châu Á - Thái Bình Dương cùng lãnh đạo các sở, ban,  ngành, Tổng công ty Becamex IDC.

Phát triển logistics trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Những năm qua, Bình Dương đã tận dụng tốt lợi thế về vị trí địa lý, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ và ngày càng hoàn thiện, cộng với sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ đã và đang tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy Bình Dương vươn lên thành một trong những địaphương dẫn đầu cả nước về phát triển dịch vụ logistics.

Đến nay, hệ thống trung tâm logistics, phương tiện vận chuyển của tỉnh Bình Dương liên tục được nâng cấp, mở rộng và đầu tư mới về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ; đáp ứng được nhu cầu lưu trữ, trung chuyển phục vụ thương mại nội địa và xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trong tỉnh và khu vực. 

phienlogistic.jpg

Toàn cảnh Phiên đối thoại

Tại Phiên đối thoại, các đại biểu quan tâm đến hạ tầng, lợi thế, định hướng phát triển ngành logistics cũng như tầm nhìn trong việc thúc đẩy hệ sinh thái công nghiệp hiện đại của tỉnh Bình Dương.

Bà Huỳnh Đinh Thái Linh - Giám đốc WTC Bình Dương, thành viên Hiệp hội Logistics tỉnh Bình Dương cho biết, Bình Dương đã hình thành được chuỗi liên kết dịch vụ logistics cấp vùng với hệ thống hạ tầng gồm: 15 trung tâm logistics quy mô lớn, trong đó có 03 ICD và 01 ga đường sắt quốc tế phục vụ xuất-nhập khẩu hàng hóa; hình thành 10 cảng sông, 21 kho hàng, 19 kho ngoại quan, 02 kho CFS đang hoạt động phục vụ tốt cho các hoạt động sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp và thực hiện chức năng phân phối hàng hóa đến các tỉnh, thành trong khu vực và xuất khẩu.

phienlogistics 1.jpg

Đại biểu tham dự Phiên đối thoại

Theo bà Huỳnh Đinh Thái Linh, Bình Dương xem dịch vụ logistics là một trong những ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn trong chiến lược phát triển của tỉnh giai đoạn 2024-2030, định hướng đến năm 2045; góp phần chuyển dịch tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2025 đạt 28%. 

Cụ thể, phát triển logistics hướng đến liên kết vùng, định hướng Bình Dương trở thành trung tâm vệ tinh, là nơi tập kết hàng, tập trung các dịch vụ logistics phục vụ các hoạt động sản xuất hàng hóa tại các khu, cụm công nghiệp trong khu vực.

phienlogistics 2.jpg

Bà Huỳnh Đinh Thái Linh - Giám đốc WTC Bình Dương, thành viên Hiệp hội Logistics tỉnh Bình Dương chia sẻ tại Phiên đối thoại

Bên cạnh đó, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ với kết cấu hạ tầng công nghiệp-đô thị-thương mại, hạ tầng giao thông, giao thông vận tải, đưa Bình Dương trở thành đầu mối logistics quan trọng của vùng. Bình Dương đang và sẽ chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ logistics, nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có, nghiên cứu phát triển các dịch vụ chất lượng cao trên nền tảng số, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật tạo thành chuỗi logistics liên hoàn. 

Trong thời gian tới, Bình Dương sẽ tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có đủ trình độ chuyên môn về logistics đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Đây cũng là giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp dịch vụ logistics đổi mới, sáng tạo, cung ứng chuỗi dịch vụ ở mức độ 3 (3PL), 4 (4PL), hướng đến mức độ 5PL - Logistics điện tử trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp.

Tập trung mọi nguồn lực phát triển hệ thống logistics

Xoay quanh vấn đề tiềm năng phát triển hệ sinh thái logistics tại Bình Dương,  PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa - Chủ tịch Viện nghiên cứu Logistics Việt Nam khẳng định, sở hữu lợi thế về vị trí địa lýcùng với sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp, Bình Dương được coi là mảnh đất rất "màu mỡ" cho các doanh nghiệp logistics. Với lợi thế về vị trí chiến lược, có thế mạnh về phát triển công nghiệp cùng với kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông, khu/cụm công nghiệp được quy hoạch phát triển đồng bộ, Bình Dương hoàn toàn có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển, trở thành trung tâm dịch vụ, hỗ trợ công nghiệp và khoa học - công nghệ của vùng Đông Nam bộ và khu vực phía Nam. 

Trong đó, ngành logistics có đầy đủ tiềm năng nội tại để trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của tỉnh, là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương trong tương lai. 

phienlogistics 3.jpg

PGS. TS Hồ Thị Thu Hòa - Chủ tịch Viện nghiên cứu Logistics Việt Nam​ phát biểu tại Phiên đối thoại

Trong thời gian tới, Bình Dương cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực logistics theo hướng chú trọng kỹ năng số hóa, quản lý chuỗi cung ứng, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của các nhà đầu tư logistics đến Bình Dương.

 Các chuyên gia cũng thảo luận về vấn đề phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi số trong logistics cũng như các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của tỉnh nhằm thu hút nhà đầu tư phát triển logistics theo hướng "xanh", chuyên nghiệp và đa dạng các dịch vụ logistics.​

phienlogistics 4.jpg

​Các chuyên gia trao đổi những vấn đề liên quan

Phát biểu tại Phiên đối thoại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành cho biết, trong dự thảo Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương đã đặt ra mục tiêu, định hướng phát triển ngành Logistics sẽ trở thành một trong những trụ cột tăng trưởng chính của toàn ngành Thương mại - Dịch vụ của tỉnh.  

Đến năm 2050 phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics lớn của toàn vùng và khu vực phía Nam, liên kết trực diện ra quốc tế với 05 nền tảng giá trị cơ bản, gồm: Hệ thống kho bãi đa dạng và sẵn sàng cho các loại hàng hóa khác nhau từ ngành công nghiệp và thương mại điện tử; hạ tầng giao thông đa phương tiện, kết nối xuyên suốt đến các tỉnh, thành và các cảng hàng không, cảng biển trong khu vực; vận chuyển nhanh chóng và linh hoạt với các loại phương tiện vận chuyển đa dạng, dành cho các loại mặt hàng khác nhau; tự động hóa và số hóa quy trình thông qua việc ứng dụng công nghệ mạng lưới "vạn vật kết nối", AI trong vận hành và quản lý quy trình luân chuyển hàng hóa, kiểm soát lộ trình; hệ thống giám sát thông minh trong quá trình vận chuyển.

Với mục tiêu và định hướng phát triển ngành dịch vụ logistics như trên, Bình Dương rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các Bộ, ngành có liên quan và các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực logistics trong và ngoài tỉnh. Qua đó giúp Bình Dương xây dựng các kế hoạch, giải pháp cụ thể nhằm phát triển ngành logistics hiệu quả, bền vững, nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh, sớm hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics xuyên biên giới với các dịch vụ chất lượng cao.​

phienlogistics 5.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành phát biểu tại Phiên đối thoại

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành khẳng định, Bình Dương cam kết luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước và quốc tế đến tìm hiểu, nghiên cứu và đầu tư kinh doanh.

Hiện Bình Dương quy hoạch, bố trí quỹ đất ở những vị trí thuận lợi về giao thông để hình thành các trung tâm logistics cấp vùng, khu vực. Bên cạnh đó, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ, kết nối với doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, xúc tiến thương mại dịch vụ logistics; hỗ trợ, bảo đảm cho sự luân chuyển hàng hóa và hoạt động logistics một cách thuận lợi, giảm chi phí cho doanh nghiệp…​

4/16/2024 11:00 AMĐã ban hànhTin kinh tếBài thời sự, kýXem chi tiếtBình Dương, phát triển, hệ sinh thái, logistics, hướng tới, chuỗi cung ứng, toàn cầu792-binh-duong-phat-trien-he-sinh-thai-logistics-huong-toi-chuoi-cung-ung-toan-caTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong công tác xã hội hóaTháo gỡ "điểm nghẽn" trong công tác xã hội hóa

TTĐT - ​Sáng 23-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì buổi giám sát về tình hình, kết quả thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa (XHH) trên địa bàn tỉnh. 

Tham dự có ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

 

Toàn cảnh buổi giám sát


Theo báo cáo tổng hợp của UBND tỉnh, trên lĩnh vực Giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, từ năm 2008 đến đầu năm học 2023-2024, toàn tỉnh có 336 đơn vị trường ngoài công lập mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung phổ thông (trung tâm giáo dục thường xuyên). Ngoài ra, có 03 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập; 40 cơ sở đào tạo nghề.

Trên lĩnh vực Y tế,  giai đoạn 2008 - 2019, có 15 bệnh viện và 73 phòng khám đa khoa ngoài công lập. Hiện đã có 09 đơn vị thực hiện một phần cơ chế tự chủ về tài chính; 01 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; 04 đơn vị tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.

Trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, hiện có 06 đơn vị biểu diễn nghệ thuật. Đặc biệt, lĩnh vực Thể dục - thể thao đã thực hiện khá tốt công tác xã hội hóa đào tạo, huấn luyện, tổ chức thi đấu và đạt thành tích cao.

Lĩnh vực giám định tư pháp, đến nay có 02 tổ chức giám định tư pháp công lập, 122 người giám định tư pháp.

 

Bà Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp báo cáo tình hình thực hiện chính sách khuyến khích XHH ở lĩnh vực Tư pháp


Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, có tổng cộng 21 cơ sở, đơn vị thuộc nhóm đối tượng hưởng chính sách XHH hoạt động trong lĩnh vực môi trường.

Tuy nhiên, công tác XHH trên tất cả các lĩnh vực cũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; trong đó liên quan đến các quy định về quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; chuyển đổi công năng công trình; hưởng chính sách ưu đãi; đấu giá quyền sử dụng đất; sử dụng tài sản công và liên doanh liên kết…

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đã góp ý các nội dung liên quan đến tình hình thực hiện chính sách khuyến khích XHH. Đồng thời, các đại biểu cũng đã thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc ở các lĩnh vực, cũng như quy định pháp luật liên quan.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành nêu rõ, công tác XHH là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời gian qua, tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ đặc thù. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Ông đề nghị, các sở, ngành, địa phương cần tiếp thu các ý kiến đóng góp của Đoàn giám sát; có báo cáo giải trình đúng và trúng với nội dung của các ý kiến đóng góp. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích XHH, để công tác XHH đạt kết quả tốt nhất trong thời gian tới.

 

Ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát


Phát biểu kết luận buổi làm việc, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, qua đợt giám sát, Đoàn đã nắm bắt được tình hình, kết quả thực thi chính sách khuyến khích XHH của các sở, ngành, địa phương. Từ đó, xác định các "điểm nghẽn" trong quá trình thực hiện XHH. Đồng thời, rà soát cơ chế khuyến khích XHH của tỉnh.

Với những "điểm nghẽn", bà đề nghị các đơn vị phải nêu lên được những đề xuất, kiến nghị cụ thể trong công tác phối hợp với các sở, ngành liên quan để cùng nhau giải quyết các khó khăn, vướng mắc. UBND tỉnh cần có văn bản chỉ đạo cụ thể đối với các sở, ngành liên quan trong việc phối hợp giải quyết.

 

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Giám sát phát biểu kết luận


HĐND tỉnh cũng sẽ có những kiến nghị cụ thể để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm khuyến khích các thàn​h phần kinh tế tham gia các lĩnh vực tỉnh ưu tiên XHH, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4/23/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết733-thao-go-diem-nghen-trong-cong-tac-xa-hoi-hoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Chọn Khu công nghiệp Bình Đường làm điểm thực hiện chuyển đổi công năngBình Dương: Chọn Khu công nghiệp Bình Đường làm điểm thực hiện chuyển đổi công năng

​TTĐT - Sáng 16-4, Đoàn lãnh đạo tỉnh gồm: Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Mỹ Hằng cùng lãnh đạo các sở, ban ngành đã đi khảo sát Khu công nghiệp Bình Đường (TP.Dĩ An).

Khu công nghiệp (KCN) Bình Đường được thành lập từ năm 1993, có quy mô 16,5 hecta do Tổng công ty Thương mại, Xuất nhập khẩu Thanh Lễ làm chủ đầu tư. Đến nay, KCN này đang thu hút 11 doanh nghiệp, gồm 05 doanh nghiệp thuê đất và 06 doanh nghiệp thuê nhà xưởng; giải quyết việc làm cho khoảng hơn 2.000 lao động.


Đoàn lãnh đạo tỉnh tham quan nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Sung Hyun Vina

Tại buổi gặp gỡ, làm việc trực tiếp với chủ đầu tư KCNCông ty TNHH Sung Hyun Vina (Hàn Quốc) đang thuê đất tại KCN, lãnh đạo chủ đầu tư và doanh nghiệp đều đồng thuận với chủ trương chuyển đổi công năng, di dời nhà máy lên phía Bắc của tỉnh. Các chủ đầu tư và doanh nghiệp mong muốn được tiếp tục tham gia chuyển đổi công năng phát triển thương mại và dịch vụ của khu công nghiệp, góp phần tạo việc làm cho những lao động không muốn di chuyển lên phía Bắc của tỉnh.


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi thăm hỏi đời sống người lao động Công ty TNHH Sung Hyun Vina

Đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Sung Hyun Vina cho biết, hiện tại, Công ty có 03 nhà máy chuyên sản xuất hàng may mặc đang hoạt động tại Bình Dương với hơn 2.000 lao động. Trong suốt 25 năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những thành tựu to lớn. Để góp phần vào sự phát triển của Bình Dương, lãnh đạo Công ty rất đồng thuận với chủ trương di dời nhà máy của tỉnh và sẵn sàng tham gia vào việc đầu tư phát triển thương mại – dịch vụ tại Dĩ An. Đồng thời mong muốn tỉnh có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp di dời nhà máy, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động bị ảnh hưởng.


Lãnh đạo Công ty TNHH Sung Hyun Vina báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh với lãnh đạo tỉnh

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho rằng, chủ trương di dời các khu, cụm công nghiệp và doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp từ phía Nam lên phía Bắc của tỉnh là một chủ trương lớn, góp phần chỉnh trang đô thị, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở các địa phương phía Nam. Đồng thời đánh giá cao quan điểm, sự đồng thuận của chủ đầu tư và các doanh nghiệp đối với chủ trương của tỉnh.


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại buổi làm việc

Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, việc di dời là cần thiết, song phải thực hiện thận trọng và khoa học, đảm bảo lợi ích chung của người lao động, doanh nghiệp và của tỉnh. Vì vậy thống nhất chọn Khu công nghiệp Bình Đường, Công ty TNHH Sung Hyun Vina để làm thí điểm chuyển đổi công năng và di dời nhà máy, sau đó rút kinh nghiệm triển khai rộng ra toàn tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu các ngành liên quan điều tra đánh giá tác động của việc di dời đối với người lao động, thực hiện các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đồng thuận di dời và xây dựng các hạ tầng đáp ứng đời sống, sinh hoạt của người lao động sau quá trình di dời, góp phần ổn định sản xuất của doanh nghiệp sau khi di dời.

4/16/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtkhu công nghiệp, Bình Dương, chuyển đổi công năng19-binh-duong-chon-khu-cong-nghiep-binh-duong-lam-diem-thuc-hien-chuyen-doi-cong-nanTrue121000
4.00
121,000
1.00
0
False
2.166666
30
Tập đoàn Giant mở rộng đầu tư tại Bình DươngTập đoàn Giant mở rộng đầu tư tại Bình Dương

TTĐT - ​Chiều 22-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Giant do bà Bonnie Tu – Chủ tịch Tập đoàn làm Trưởng đoàn.

​Tại buổi tiếp, bà Bonnie Tu cho biết, năm 2021, Tập đoàn Giant đã đầu tư xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) II-A của tỉnh Bình Dương, với số vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 60 triệu đô la Mỹ và quy mô dài hạn của dự án là sản xuất 1 triệu chiếc xe đạp mỗi năm. 

Sau thời gian hoạt động tại tỉnh Bình Dương, Tập đoàn Giant nhận thấy có nhiều cơ hội để mở rộng quy mô và phát triển hơn nữa. Chính quyền tỉnh Bình Dương đã luôn hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn.

tiepgiaant.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tiếp bà Bonnie Tu – Chủ tịch Tập đoàn Giant

Sắp tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một nhà máy sản xuất tại VSIP III với quy mô khoảng 120 triệu đô la Mỹ. Bà Bonnie Tu cảm ơn lãnh đạo tỉnh đã luôn quan tâm và mong muốn các sở, ngành sẽ tiếp tục hỗ trợ Tập đoàn hoàn thiện nhanh chóng các thủ tục pháp lý để triển khai dự án đúng tiến độ đề ra.

tiepgiant 1.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tặng quà lưu niệm bà Bonnie Tu – Chủ tịch Tập đoàn Giant

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng hoan nghênh kế hoạch mở rộng đầu tư của Tập đoàn Giant. Đồng thời chỉ đạo các sở, ngành tiếp tục quan tâm và hỗ trợ giải quyết thủ tục kịp thời cho dự án. Bình Dương sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất hiệu quả.

tiepgiant 2.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm 

Tập đoàn Giant thành lập năm 1972 tại Đài Loan (Trung Quốc), nổi tiếng trên thế giới với 4 lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất xe đạp và xe đạp điện (e-bike), sản xuất và cung cấp linh phụ kiện xe đạp và xe đạp điện, dịch vụ du lịch xe đạp và cho thuê xe đạp công cộng. Năm 2020, sản lượng của Giant trên toàn cầu đạt 6,5 triệu chiếc, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2018 với chỉ khoảng 3,7 triệu chiếc. Năm 2021, lợi nhuận của Tập đoàn là 81,8 tỷ đài tệ (tương đương 2,95 tỷ đô la Mỹ). 

Tập đoàn hiện có hơn 15 nhà máy tại Hà Lan, Hungary, Trung Quốc, Việt Nam. Tập đoàn quyết định đầu tư vào Việt Nam chủ yếu nhằm tăng quy mô sản xuất, đáp ứng xu hướng tăng trưởng mạnh của nhu cầu xe đạp và xe đạp điện trên toàn cầu. Ngoài ra, Tập đoàn còn có các công ty con hoạt động tại Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý, Anh, Trung Quốc, Australia, Canada, Hàn Quốc, Ba Lan và Mexico.​

4/22/2024 10:00 PMĐã ban hànhĐầu tư phát triển; Tin kinh tếTinXem chi tiếtTập đoàn, Giant, mở rộng, đầu tư, Bình Dương589-tap-doan-giant-mo-rong-dau-tu-tai-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.1875
8
Xây dựng Bến Cát xứng danh thành phố hiện đại, văn minhXây dựng Bến Cát xứng danh thành phố hiện đại, văn minh

TTĐT - Nằm ở vị trí phía Bắc tỉnh Bình Dương, Bến Cát được định hướng trở thành trung tâm đô thị công nghiệp – dịch vụ – đầu mối giao thông của cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tương lai. Phát huy những tiềm năng, thế mạnh, Bến Cát đã có bước chuyển mình, đột phá thành công với diện mạo đô thị năng động, mang dáng dấp của một thành phố văn minh, hiện đại.

Chuyển mình lên thành phố

Cách đây 10 năm, ngày 01/4/2014, thị xã Bến Cát chính thức được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQCP của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh 23.442,24 hecta diện tích tự nhiên và 203.420 nhân khẩu, với 08 đơn vị hành chính: Phường Mỹ Phước, phường Thới Hòa, phường Chánh Phú Hòa, phường Tân Định, phường Hòa Lợi, xã An Điền, xã An Tây và xã Phú An.

Qua 10 năm phát triển, Bến Cát đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế phát triển một cách toàn diện, có trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, gắn với phát triển đô thị. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý Nhà nước về đất đai, môi trường, xây dựng, trật tự đô thị có bước chuyển biến mới. Lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục đi vào chiều sâu, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng lên rõ nét về vật chất lẫn tinh thần, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt 12,1%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Công nghiệp (70,1%) – thương mại dịch vụ (29,7%) – nông nghiệp (0,2%). Tổng giá trị sản xuất đạt trên 285.000 tỷ đồng, có 27/34 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra; 04/34 chỉ tiêu đạt từ 69% - 90%. Tổng thu ngân sách địa phương đạt trên 1.114 tỷ đồng, vượt 12% so với kế hoạch tỉnh và Nghị quyết HĐND thị xã giao, trong đó thu ngân sách địa phương được hưởng trên 818 tỷ đồng.

 

Tượng đài Bến Cát

Xác định phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng, thời gian qua, thị xã Bến Cát đã huy động đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau để kịp thời đáp ứng tốc độ phát triển, hướng đến đô thị hiện đại, văn minh. Giai đoạn 2016 - 2020, thị xã Bến Cát đã đầu tư hoàn thành 98/138 công trình, dự án trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, thị xã còn duy tu sửa chữa, đầu tư nâng cấp 306 tuyến đường, hệ thống chiếu sáng được đầu tư cho 499 tuyến. Song song đó, thị xã Bến Cát cũng quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của thị xã. với một số công trình tiêu biểu, điểm nhấn như: Tượng đài Bến Cát, Trung tâm Văn hóa Thanh niên Công nhân, Nhà truyền thống và Thư viện, Nhà Thiếu nhi thị xã, các công viên cây xanh, công trình công viên dọc sông Thị Tính; khai thông, uốn nắn dòng chảy đoạn hạ lưu rạch Cầu Quan đến sông Thị Tính; mở rộng đường 30-4 từ Kho bạc đến Cầu Quan; Trung tâm điều hành IOC, Cầu Đò 2…

 

Công nghiệp là đòn bẩy để Bến Cát phát triển vượt bậc. Ảnh: Một góc Khu công nghiệp Mỹ Phước 3

Từ chủ trương đưa công nghiệp về các huyện phía Bắc của tỉnh, kinh tế Bến Cát đã vươn vai phát triển vượt bậc. Bến Cát đã xây dựng các khu công nghiệp làm yếu tố đột phá để phát triển. Đến nay, trên địa bàn thị xã có các khu công nghiệp: Mỹ Phước 1, 2, 3, Thới Hòa, Quốc tế Protrade, Việt Hương 2, Rạch Bắp… Các khu công nghiệp này đã giúp thị xã Bến Cát thu hút gần 1.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 10 tỷ đô la Mỹ. Tác động của các khu công nghiệp này đã giúp địa phương chuyển dịch nhanh từ thuần nông sang công nghiệp, thúc đẩy phát triển về đô thị, thương mại, dịch vụ, tạo điều kiện cho người dân sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã tăng nhanh và ổn định trong những năm qua. Riêng trong năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã Bến Cát đạt hơn 200.000 tỷ đồng.

Sự phát triển công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngân sách cho thị xã, giải quyết được việc làm cho hàng trăm nghìn lao động trong và ngoài địa phương Sự phát triển công nghiệp đã giúp đời sống nhân dân thay đổi diệu kỳ, từ thu nhập không đáng kể nhưng đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của người dân thị xã Bến Cát rất cao, đạt hơn 135 triệu đồng/người/năm.

 

Công nghiệp đã tác động mạnh để thương mại - dịch vụ trên địa bàn thị xã phát triển. Ảnh: Siêu thị Go của nhà đầu tư Thái Lan sẽ sớm được xây dựng ngay trung tâm thị xã Bến Cát

Công nghiệp cũng đã tác động mạnh để thương mại - dịch vụ phát triển, nhất là những ngành, lĩnh vực có tính đột phá và giá trị gia tăng cao như: Tài chính - tín dụng, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, logistics,… góp phần nâng giá trị thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn thị xã đạt 84.650 tỷ đồng, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Công tác giáo dục tập trung các phương pháp đổi mới dạy và học. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có tổng cộng 82 trường và 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 01 trường Trung cấp, 01 trường Đại học; trong đó có 26 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo tốt nhu cầu dạy và học của người dân trên địa bàn.

Về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trên địa bàn thị xã có 01 Trung tâm y tế quy mô 137 giường, 01 Bệnh viện đa khoa quy mô 500 giường, 11 Phòng khám đa khoa tư nhân, 08 Trạm y tế và 03 Phòng khám đa khoa khu vực, với tổng 818 giường bệnh. Trong năm 2023, ngành Y tế thị xã đã tổ chức khám, chữa bệnh cho trên 727.000 lượt người, cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện khám, chữa bệnh hiện đại.

Các công trình văn hóa được quan tâm nâng cấp, xây dựng, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa, nghiên cứu, học tập của người dân. Từng bước nâng cao chất lượng sống, vui chơi giải trí cho người dân trên địa bàn.

Để tạo điều kiện cho thị xã Bến Cát thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên địa bàn, sớm trở thành trung tâm cấp vùng về công nghiệp, thương mại - dịch vụ phía Bắc vùng TP.Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Trọng Ân – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã chia sẻ, qua đánh giá Đề án thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dươngcho thấy, đối với các tiêu chí: Dân số, diện tích tự nhiên, cơ cấu và trình độ phát triển xã hội, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp… các xã đã đủ các tiêu chuẩn nâng lên phường và thị xã Bến Cát đủ tiêu chuẩn nâng lên thành phố. Đây là kết quả minh chứng cho sự quyết tâm, đoàn kết của toàn Đảng bộ, sự phấn đấu không ngừng của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã.

Người dân hưởng lợi

Thành phố Bến Cát được thành lập theo Nghị quyết số 1012/NQ-UBTVQH15 ngày 19/3/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2024, với diện tích tự nhiên 234,35 km2, dân số 364.578 người và 08 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường (An Điền, An Tây, Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa) và 01 xã (Phú An).

Việc thành lập thành phố Bến Cát sẽ tạo sức hút lớn hơn nữa đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ; thúc đẩy đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trong vùng nội thị kết nối với ngoại thị, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận; góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nhờ đó giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm, thu hút lực lượng lao động chất lượng cao, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân, giữ nguồn nhân lực dồi dào tại địa phương phục vụ phát triển kinh tế ngay tại quê nhà. Đồng thời, góp phần tăng thu ngân sách của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để tăng mức đầu tư cho công trình phúc lợi xã hội, đảm bảo công tác an sinh xã hội cho người dân.

Các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thực hiện theo đúng quy hoạch, áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến, kiến trúc hiện đại như: Hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống đường điện ngầm, hệ thống thu gom nước mưa, cống mương thoát nước, hệ thống cáp điện, đường ống cấp nước, cáp thông tin đi trong hào kỹ thuật,... sẽ tạo ra diện mạo đô thị khang trang, sạch đẹp.

Ông Bùi Minh Thạnh – Bí thư Thị ủy Bến Cát cho biết, việc thành lập thành phố Bến Cát có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thị xã Bến Cát nói riêng và của của tỉnh Bình Dương nói chung. Đồng thời, người dân sẽ hưởng được nhiều lợi ích khi thị xã được nâng lên thành phố. Việc thành lập thành phố là tiền đề để Bến Cát hoàn thiện Quy hoạch chung đến năm 2040, Chương trình phát triển đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt. Là điều kiện thuận lợi đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm đảm bảo theo tiêu chuẩn thành phố trong thời gian tới như: Thực hiện ngầm hóa hệ thống cáp điện, viễn thông; phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại; nâng cấp, mở rộng, xây mới các nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí, trường học,… nhằm giải quyết nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân, là tác nhân thúc đẩy nâng cao trình độ dân trí của người dân. Các công trình kiến trúc mới được xây dựng, cải tạo, đặc biệt là các khu vực sinh thái, công viên cây xanh sẽ góp phần nâng cao mỹ quan đô thị, cải thiện chất lượng môi trường sinh thái đô thị.

 

Đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đi qua địa bàn thị xã Bến Cát

"Trên cơ sở Quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thị xã Bến Cát đến năm 2040 của UBND tỉnh, thị xã Bến Cát đã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đồng loạt, đồng bộ Quy hoạch phân khu cho 08 phường, xã, giúp cho các công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn Bến Cát được hoàn thành vào cuối năm 2022. Công tác quy hoạch được thực hiện bài bản, hướng đến xây dựng không gian phát triển và nâng cao chất lượng sống của các tầng lớp nhân dân, công nhân lao động. Định hướng đến năm 2030, Bến Cát trở thành đô thị công nghiệp - dịch vụ. Đến năm 2040, Bến Cát là trung tâm đô thị - dịch vụ - công nghiệp, đầu mối giao thông phát triển theo 2 hướng chính, đó là phát triển hành lang thương mại - dịch vụ dọc Quốc lộ 13 theo hướng Bắc - Nam và phát triển các khu đô thị thương mại - dịch vụ dọc theo đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh, tuyến vận tải theo hướng Đông Tây." – Ông Bùi Minh Thạnh cho biết thêm.

Chia sẻ niềm vui khi Bến Cát lên thành phố, bà Trần Thị Nga - người dân xã An Điền cho biết: "Mấy năm gần đây, xã An Điền nói riêng và TX. Bến Cát nói chung đã có sự phát triển mạnh mẽ, nổi bật là hạ tầng giao thông - đô thị. Đường sá được nâng cấp láng nhựa rộng thênh thang, đi lại dễ dàng, mọi người ai nấy đều rất phấn khởi... Chúng tôi mong muốn trong tương lai gần, Bến Cát sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa và bền vững hơn nữa. Không chỉ phát triển kinh tế mà chính quyền cần phải chú trọng nâng cao đời sống tinh thần, tạo sân chơi lành mạnh cho nhân dân... để Bến Cát luôn là nơi "đất lành chim đậu", nơi đáng sống của mọi người. Cứ nghĩ sau vài hôm nữa khi thức dậy mình đã là người thành phố lại thấy vui. Hy vọng thành phố sẽ có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở vật chất để bộ mặt địa phương phát triển xứng tầm."

 

Xã An Điền đã hội đủ các điều kiện lên phường. Ảnh: Các tuyến đường trên địa bàn xã An Điền đã được bê tông hóa

Còn ông Lê Văn Bá - người dân xã An Tây chia sẻ: "Còn gì vui hơn khi trở thành công dân thành phố, bởi từ thị xã lên thành phố không chỉ đơn thuần là nâng cấp đơn vị hành chính mà còn phải hội tụ được nhiều điều kiện, chính sách để phát triển. Lên thành phố, thời gian tới, Bến Cát sẽ có nhiều điều kiện hơn để phát triển. Và không ai khác, chính người dân nơi đây sẽ được thụ hưởng những thành quả của sự phát triển đó. Tuy nhiên, điều chúng tôi mong muốn là chính quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân thay đổi các loại giấy tờ cho phù hợp với yêu cầu mới, tình hình mới, đồng thời có nhiều chính sách tạo điều kiện cho người dân an tâm làm ăn, sinh sống."

Chia sẻ niềm vui với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Bến Cát khi chuẩn bị lên thành phố, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Bến Cát vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Bến Cát. Trong đó, Bí thư lưu ý, Bến Cát phải tập trung xây dựng đô thị thật sự là nơi đáng sống. Chăm lo tốt công tác an sinh xã hội, nhất là đối tượng hộ nghèo, khó khăn không để ai bị bỏ lại phía sau. Khi lên thành phố, đời sống người dân Bến Cát phải được nâng lên rõ rệt và chính người dân được hưởng những thành quả từ sự phát triển của thành phố.

4/23/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtBến Cát, xứng danh, thành phố, hiện đại, văn minh236-xay-dung-ben-cat-xung-danh-thanh-pho-hien-dai-van-minTrue121000
5.00
121,000
0.00
0
False
1.892857
14
Tìm giải pháp giúp khu vực kinh tế tập thể tiếp cận vốn tín dụngTìm giải pháp giúp khu vực kinh tế tập thể tiếp cận vốn tín dụng

TTĐT - ​Sáng 23-4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo "Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể".

Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về kinh tế tập thể và ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia về kinh tế tập thể đồng chủ trì Hội thảo.

Hội thảo được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, các tổ chức tín dụng, hợp tác xã.

tructuyenkttt1.jpg

Đại biểu tham dự Hội thảo tại điểm cầu Bình Dương

Theo thống kê, tính đến hết năm 2023, cả nước có 30.698 hợp tác xã, 137 liên hiệp hợp tác xã và 71.500 tổ hợp tác. So với năm 2022, tăng 1.261 hợp tác xã, 07 liên hiệp hợp tác xã và 700 tổ hợp tác. Trong năm 2023 thành lập mới 2.986 hợp tác xã, bình quân 250 hợp tác xã thành lập mới/tháng.

Đến cuối tháng 02/2024, tín dụng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đạt 6.024 tỷ đồng, giảm 1,69% so với cuối năm 2023 cho khoảng 1.200 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Dù có nhiều chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển, song số lượng các hợp tác xã tiếp cận các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách về hỗ trợ tín dụng và chính sách giao đất, cho thuê đất rất ít; tiêu chí hợp tác xã thụ hưởng còn chưa phù hợp, thủ tục hành chính phức tạp, chưa phù hợp với thực tiễn từng địa phương, không xuất phát từ nhu cầu, năng lực của các hợp tác xã; chưa có cơ chế đặc thù cho các hợp tác xã trong việc sử dụng ngân sách gây khó khăn trong triển khai.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia đi sâu, tập trung thảo luận, giải quyết 3 nhóm vấn đề: Đánh giá một cách toàn diện về thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của khu vực kinh tế tập thể. Phân tích khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân trong tiếp cận vốn tín dụng của khu vực kinh tế tập thể. Đề xuất các giải pháp để khơi thông nguồn vốn tín dụng, tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng cho phát triển kinh tế tập thể trên cả nước.

Theo bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, hiện khó khăn về tiếp cận vốn tín dụng của kinh tế tập thể chủ yếu xuất phát từ điều kiện nội tại của các hợp tác xã chưa đáp ứng các điều kiện tín dụng. Do đó cần phải có các giải pháp hỗ trợ từ nhiều phía đối với hợp tác xã kể cả cơ chế, chính sách hỗ trợ, các quy định, hướng dẫn để thực hiện Luật Hợp tác xã có hiệu lực từ 01/7/2024, các nguồn lực hỗ trợ từ Nhà nước như Quỹ phát triển Hợp tác xã, các chính sách về công nghệ, phát triển thị trường trong, ngoài nước.

tructuyenkttt2.jpg

Tiếp cận vốn tín dụng giúp các hợp tác xã mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh

Về phía Ngân hàng Nhà nước, cần tiếp tục tăng cường rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động tín dụng theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng 2024 và để tháo gỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Đặc biệt, tiếp tục đề xuất Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN sau ngày 30/6/2024, đến hết ngày 31/12/2024 nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong tất cả các ngành, lĩnh vực được kéo dài thời gian trả nợ mà không bị chuyển nhóm nợ xấu và được tiếp cận các khoản vay mới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống.

Tại Bình Dương, trong 12 năm qua, Quỹ Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể tỉnh đã giải ngân cho vay hỗ trợ 123 phương án vay với tổng số tiền 250,6 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn 11 phương án, với tổng số tiền 27,1 tỷ đồng, cho vay trung hạn 111 phương án, với tổng số tiền 223,5 tỷ đồng. Với những khó khăn, vướng mắc chung, Bình Dương mong muốn Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cùng với các Bộ, ngành liên quan sẽ có những quy định cụ thể mang tính định hướng và thống nhất trong hoạt động điều hành, quản lý cũng như trong chính sách cho vay đồng bộ để địa phương có căn cứ thực hiện, từ đó có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn, thúc đẩy kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển.

4/23/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtHội thảo, kinh tế tập thể, tiếp cận, vốn tín dụng369-tim-giai-phap-giup-khu-vuc-kinh-te-tap-the-tiep-can-von-tin-dunTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Hội thao PCCC – CNCH  tỉnh Bình Dương năm 2015Hội thao PCCC – CNCH  tỉnh Bình Dương năm 2015

 

TTĐT - Tích cực hưởng ứng ngày Toàn dân phòng cháy, chữa cháy (PCCC) 4/10, sáng 4-10, tại đường Nguyễn Huệ (Thành phố mới Bình Dương), Cảnh sát PCCC tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội thao PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH) tỉnh Bình Dương năm 2015.

Đến dự có Đại tá Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh, cùng các Phó Giám đốc, lãnh đạo các phòng trực thuộc; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thị, thành phố và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.


Đại biểu tham dự Hội thao

Tham dự Hội thao năm nay có 30 đơn vị đến từ các huyện, thị, xã, phường, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các đội tranh tài ở 02 nội dung: thi xe hoa tuyên truyền và nghiệp vụ chữa cháy (vượt chướng ngại vật, dập đám cháy, cứu người và tài sản). 


 Xe hoa diễu hành của các đơn vị

 Phần thi nghiệp vụ chữa cháy của các đơn vị

Hội thao nhằm trang bị kiến thức cơ bản về công tác PCCC, nâng cao nhận thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, lực lượng chữa cháy tại chỗ và nhân dân về biện pháp chữa cháy, các phương pháp bảo quản, kiểm tra và kỹ năng, thao tác sử dụng hiệu quả các phương tiện chữa cháy hiện có. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ X, hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy”, tạo khí thế thi đua sôi nổi giữa các đơn vị, doanh nghiệp, lực lượng dân phòng trong công tác PCCC tại đơn vị, địa phương.

Kết quả, về giải toàn đoàn, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho Đội PCCC KCN Việt Nam – Singapore (VSIP), giải nhì cho Công ty Cổ phần KCN Nam Tân Uyên, giải ba cho Công ty Cổ phần gỗ công nghiệp Kaiser và 08 giải khuyến khích cho các đơn vị khác; về giải xe hoa tuyên truyền, giải nhất trao cho Tổng Công ty Thương mại, Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - TNHH MTV, giải nhì cho Đội PCCC KCN VSIP, giải ba cho đơn vị Viễn thông Bình Dương và 03 giải khuyến khích cho các đơn vị khác; giải nghiệp vụ chữa cháy, giải nhất thuộc về Đội PCCC KCN VSIP, giải nhì Công ty Cổ phần KCN Nam Tân Uyên, giải ba Công ty Cổ phần công nghiệp cao su miền Nam chi nhánh Bình Dương và 03 giải khuyến khích cho các đơn vị khác.


Ban tổ chức trao giải xe hoa tuyên truyền cho các đơn vị

Ban tổ chức trao giải nghiệp vụ chữa cháy cho các đơn vị

 Ban tổ chức trao giải toàn đoàn cho các đơn vị

Một số hình ảnh tại Hội thao:


Xe hoa tuyên truyền của các đơn vị

 

Các vận động viên vượt chướng ngại vật

Sử dụng các phương tiện chữa cháy

 Cứu người, cứu tài sản


Dùng bình chữa cháy để dập lửa


Lực lượng Cảnh sát PCCC biểu diễn nghiệp vụ tại Hội thao

Mai Xuân

10/4/2015 5:32 AMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết8443-Tin-tuc-su-kien
1.75
2
Giám đốc Sở Giao thông vận tải trả lời chất vấn của đại biểu Giám đốc Sở Giao thông vận tải trả lời chất vấn của đại biểu

​TTĐT - Sáng 09/12/2015, trong phiên chất vấn của Kỳ họp 18-HĐND tỉnh khóa VIII, Sở Giao thông vận tải (GTVT) đã trả lời chất vấn của đại biểu về tình trạng xuống cấp của các tuyến đường và tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh.

Đẩy nhanh tiến độ duy tu, sửa chữa các tuyến đường

Đại biểu Nguyễn Ngọc Văn - Tổ đại biểu huyện Bắc Tân Uyên đặt câu hỏi, nguyên nhân, biện pháp khắc phục một số tuyến đường trong tỉnh hư hỏng nặng và gây mất an toàn giao thông (ATGT), nhất là trên địa bàn thị xã Tân Uyên (ĐT746, ĐT747).

Ông Trần Bá Luận – Giám đốc Sở GTVT cho biết, tuyến đường ĐT746, ĐT747 đã được đầu tư nâng cấp trải nhựa hơn 10 năm qua. Những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung, thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên nói riêng, lưu lượng và tải trọng phương tiện lưu thông qua các tuyến đường này ngày càng tăng cao, công tác duy tu, dặm vá, đảm bảo ATGT gặp không ít khó khăn, có thời điểm công tác này cũng chưa được thực hiện kịp thời.

IMG_9831.jpg 


Ông Trần Bá Luận - Giám đốc Sở GTVT trả lời chất vấn của đại biểu

Năm 2015, Sở GTVT tiếp tục khắc phục khó khăn, nỗ lực thực hiện công tác duy tu, dặm vá, đảm bảo an toàn giao thông hệ thống đường tỉnh, trong đó có đường ĐT746, ĐT747. Sở GTVT đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên đôn đốc các đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát, thi công đẩy nhanh tiến độ duy tu, dặm vá các công trình. Đến thời điểm này, công tác duy tu, dặm vá các tuyến đường tỉnh, trong có ĐT746, ĐT747 dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 12/2015.

Cũng vấn đề này, đại biểu Văn tiếp tục đặt câu hỏi, theo báo cáo của UBND tỉnh, 06 tháng đầu năm 2015, kết quả sử dụng vốn bảo trì đường bộ đạt rất thấp (7,9% kế hoạch) và chuyển nguồn cao, trong khi nhiều tuyến đường của tỉnh bị hư hỏng nặng không được sửa chữa, gây bức xúc trong nhân dân. Đề nghị Giám đốc Sở GTVT đánh giá về tình hình và kết quả này và cho biết kết quả thực hiện vốn bảo trì đường bộ cả năm 2015?.

Ông Trần Bá Luận khẳng định, phản ánh của đại biểu về tỷ lệ giải ngân vốn bảo trì đường bộ 06 tháng đầu năm 2015 đạt rất thấp (7,95%) là đúng. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ sự chậm trễ của một vài đơn vị tư vấn, công tác tham mưu của các phòng chuyên môn chưa được tập trung, quyết liệt.

Bước vào đầu quý II/2015, Sở GTVT đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác khảo sát, lập dự toán, xây dựng kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu, xây lắp các gói thầu duy tu, sửa chữa, dặm vá hệ thống đường tỉnh theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành. Trên cơ sở đó đã khởi công thực hiện 35 danh mục duy tu, dặm vá, quản lý, bảo trì hệ thống đường tỉnh và thường xuyên theo dõi đôn đốc tiến độ, chất lượng thi công các công trình này. Đến nay, công tác duy tu, dặm vá, quản lý, bảo trì đã cơ bản đã hoàn thành, dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 12/2015.

 

t12a.jpg

Một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh xuống cấp cần duy tu, sửa chữa nhằm đảm bảo ATGT (Ảnh: Công Khanh)

Năm 2015, nguồn vốn bố trí để thực hiện bảo trì hệ thống đường tỉnh là 109,2 tỷ đồng, bao gồm 36 danh mục công trình. Tính đến thời điểm hiện nay, Sở GTVT đã triển khai và chuẩn bị hoàn thành 35/36 danh mục công trình với tổng vốn kế hoạch là 102,2 tỷ đồng. Riêng danh mục công trình duy tu, sửa chữa ĐT743b nối dài (vốn kế hoạch 07 tỷ đồng) do UBND thị xã Dĩ An làm chủ đầu tư chưa được triển khai.  

Với kết quả trên, ước tổng giá trị thực hiện 35/36 công trình trong năm 2015 đạt 87 tỷ đồng, bằng 80% kế hoạch. Nguyên nhân chưa sử dụng hết vốn kế hoạch do 01 danh mục chưa thực hiện như nêu trên và tất cả các gói thầu đều có tỷ lệ tiết giảm từ 5% đến 20%.

Giải pháp khắc phục ùn tắc, giảm tai nạn giao thông

Đại biểu Nguyễn Phạm Duy Trang – Tổ đại biểu huyện Bàu Bàng chất vấn, tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ trên một số tuyến đường diễn ra thường xuyên, các biện pháp đã thực hiện chưa đem lại kết quả, các phương án xây dựng cầu vượt, hầm chui ở một số giao lộ được đề cập nhiều lần nhưng chưa triển khai.

Ông Trần Bá Luận – Giám đốc Sở GTVT cho biết, trong những năm qua, cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa của tỉnh Bình Dương, số lượng phương tiện giao thông, nhu cầu vận chuyển hàng hóa, lưu lượng giao thông trên các tuyến đường gia tăng rất nhanh, tạo áp lực lớn đối với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh.

Thực hiện Chương trình hành động số 43-CTr/TU của Tỉnh ủy Bình Dương, trong những năm qua ngành GTVT đã tham mưu UBND tỉnh triển khai đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng xây dựng mới nhiều công trình giao thông quan trọng, huyết mạch của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố. Nhiều công trình giao thông được hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2014, 2015, đã phát huy tác dụng tích cực, đáp ứng nhu cầu giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là các tuyến đường quốc lộ, các giao lộ thuộc khu vực phía Nam của tỉnh.

 

IMG_3645 ĐB Nguyễn Phạm Duy Trang.jpg

Đại biểu Nguyễn Phạm Duy Trang chất vấn Giám đốc Sở GTVT

Cùng với việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng các trục đường giao thông, các giao lộ có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn, ngành GTVT phối hợp tích cực với các cơ quan hữu quan thực hiện việc tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông, thường xuyên, kịp thời rà soát, bổ sung các loại hệ thống báo hiệu đường bộ phù hợp với tình hình đặc điểm giao thông từng đoạn tuyến, từng giao lộ.

Tuy nhiên, hiện nay, áp lực giao thông lên trên hệ thống giao thông đường bộ vẫn còn rất lớn, việc khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trong thời gian qua tuy đã đạt được những kết quả tích cực, khả quan, song đòi hỏi ngành GTVT cần tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh và tích cực phối hợp với các cấp, các ngành hữu quan thực hiện nhiều giải pháp quyế liệt hơn nữa trong đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, tăng cường tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật và văn hóa giáo thông của người dân khi tham gia giao thông. Tham mưu các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng và luồng tuyến đường thủy nội địa; phát triển vận tải hành khách công cộng theo hướng ngày càng thuận tiện, văn minh, chi phí hợp lý để góp phần từng bước gia tăng lượng hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện giao thông cá nhân…

 

IMG_9861.jpg 


Cần cải tạo, nâng cấp, mở rộng các trục đường giao thông, các giao lộ có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn (Ảnh: Tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến đường ĐT743)

Về việc đầu tư xây dựng một số cầu vượt, hầm chui ở một số giao lộ, Sở GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành hữu quan, căn cứ tình hình đặc điểm nhu cầu giao thông, tham mưu cấp thẩm quyền về chủ trương, giải pháp đầu tư xây dựng công trình này tại các vị trí cần thiết.

Liên quan đến tình hình tai nạn giao thông (TNGT), đại biểu Trang chất vấn, năm 2015, mặc dù số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh có giảm so với trước tuy nhiên số người chết tăng và mức độ nghiêm trọng hơn, phức tạp hơn. Về vấn đề này, Sở GTVT có giải pháp gì để đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn tỉnh?

Ông Luận cho biết, năm 2015, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh, sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp, các ngành, Mặt trận, đoàn thể và nhân dân, TNGT trên địa bàn tỉnh đã được kiềm chế, số vụ tai nạn và số người bị thương giảm so với năm 2014, tuy nhiên số người chết vẫn chưa giảm. Qua theo dõi, phân tích các vụ TNGT trong năm 2015 cho thấy, phần lớn các vụ TNGT có nguyên nhân do ý thức của người tham gia giao thông, như: phóng nhanh, vượt ẩu, không làm chủ tốc độ, điều khiển phương tiện khi đã sử dụng rượu, bia, vượt đèn đỏ,…

 

Tai nan giao thong 2(1).jpg 

 Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo trật tự ATGT

Để góp phần giảm TNGT trên cả 3 tiêu chí, năm 2015, bên cạnh công tác thường xuyên rà soát, bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ, duy tu, dặm vá, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, Sở GTVT đã cùng Ban ATGT tỉnh, các cấp, các ngành, Mặt trận, đoàn thể tích cực phối hợp thực hiện đồng bộ quyết liệt các giải pháp, trong đó tập trung tăng cường tuyên truyền ý thức chấp hành Luật Giao thông, đặc biệt chú trọng đối với nhóm đối tượng thanh thiếu niên. Trong đó, Tỉnh Đoàn Bình Dương đã phát huy vai trò tích cực, xây dựng và thực hiện nhiều mô hình tuyên truyền vận động trong đối tượng thanh thiếu niên. Sở Giáo dục và Đào tạo, Đài Phát thanh truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương, Hội Liên hiệp phụ nữ, ... thường xuyên tích cực tuyên truyền vận động ý thức chấp hành Luật giao thông bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Trong thời gian tới, Sở GTVT tiếp tục tham mưu UBND, tích cực phối hợp với các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo trật tự ATGT theo chỉ đạo của Ủy ban ATGT Quốc gia, UBND tỉnh về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát bảo đảm trật tự ATGT, phòng, chống tai TNGT trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

12/12/2015 10:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtgiao thông, tuyến đường, tai nạn giao thông8627-Giam-doc-So-Giao-thong-van-tai-tra-loi-chat-van-cua-dai-bieu
Lùi thời hạn nhận bài tham dự Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024Lùi thời hạn nhận bài tham dự Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024

TTĐT - ​Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo điều chỉnh lùi thời hạn nhận bài tham dự Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024.

Theo đó, điều chỉnh thời điểm nhận bài tham dự cuộc thi đến ngày 31/3/2024 (thay cho ngày 15/3/2024 theo thông báo ban đầu).

Thông tin chi tiết liên hệ thường trực Ban Tổ chức cuộc thi: Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, 18 Nguyễn Du, Hà Nội, email: dtthuy@mic.gov.vn; điện thoại: (024) 38229377 hoặc 0904187879.​​

Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024 có chủ đề: “Trong hành trình 150 năm qua, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) đã phục vụ hơn tám thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó dến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để kể về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa”.

Thông báo ​    

3/20/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTin tổng hợpXem chi tiết663-lui-thoi-han-nhan-bai-tham-du-cuoc-thi-viet-thu-quoc-te-upu-lan-thu-53-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
1 - 30Next