Tin tức sự kiện
 

TTĐT - Sáng 06-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt tỉnh và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 32 - khóa XI thực hiện quy trình rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp ủy, chính quyền nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 và nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031. ​​

 
 

TTĐT - ​Sáng 06-3, tại Trung tâm Hội nghị và Tri​ển lãm tỉnh đã diễn ra Lễ khai mạc và xuất phát chặng 1 Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ XIV, năm 2024 - Cúp BIWASE. ​

 
 

TTĐT - ​Tối 05-3, tại Sân Vận động tỉnh Bình Dương, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã tổ chức bế mạc và trao giải Giải Bóng đá vô địch U19 Quốc gia 2024.​

 
 

TTĐT - Do nhu cầu phát triển ổn định và bền vững, Trường Đại học Bình Dương thông báo tuyển dụng giảng viên cơ hữu năm 2024.

 
 

TTĐT - Sáng 05-3, ông Nguyễn Văn Lợi – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thủ Dầu Một về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc  phòng - an ninh 02 tháng đầu năm 2024.​

 
 

TTĐT - Sáng 05-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã chủ trì họp các sở, ngành nghe báo cáo tình hình triển khai thực hiện việc chuyển đổi công năng, di dời các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp phía Nam vào khu, cụm công nghiệp phía Bắc trên địa bàn tỉnh.

 
 

TTĐT - ​Sáng 05-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì họp nghe Sở Ngoại vụ báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Trung Quốc 2024.

 
 

TTĐT - ​​Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024), Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII" (gọi tắt NQ) trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn).

 
 

​TTĐT - Cây Kơ nia (tên khoa học Irvingia malayana) và cây Đa (tên khoa học Ficus bengalensis) nằm trong khuôn viên Di tích lịch sử cấp tỉnh Đình Thần Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một) được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam.

 
 

TTĐT - ​Sáng 01-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác Meti Kansai - do ông Morishita Tsuyoshi - Vụ trưởng Vụ Giao thương Nhật Bản làm Trưởng đoàn về Dự án Chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực ngành môi trường tại Bình Dương.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Tháo gỡ vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án truyền tải điệnTháo gỡ vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án truyền tải điện

​​TTĐT - ​Sáng 06-02, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Bùi Minh Thạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (SPMB), Tổng Công ty truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) xử lý vướng mắc, khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh.​

Tham dự có ông Trương Hữ​u Thành - Phó Tổng Giám đốc EVNNPT kiêm Giám đốc SPMB cùng các sở, ban, ngành, địa phương có công trình điện đang vướng mắc tro​​ng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Thao go vuong mac trong cac du an truyen tai dien-1.JPG

Toàn cảnh cuộc họp

Tại buổi làm việc, ông Đặng Chiến Thắng - Phó Giám đốc SPMB cho biết một số công trình, đường dây qua địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn còn gặp khó khăn do đền bù, giải phóng mặt bằng. Để tháo gỡ vướng mắc, EVNNPT đã điều chỉnh dự án đường dây 500kV Đức Hòa - Chơn Thành, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng thêm gần 1.745 tỷ đồng, nâng tổng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng lên trên 2.055 tỷ đồng.

Thao go vuong mac trong cac du an truyen tai dien-2.JPG

Ông Đặng Chiến Thắng - Phó Giám đốc SPMB báo cáo tại cuộc họp

Các công trình Trạm biến áp 220kV Lai Uyên và đấu nối, trạm biến áp 220kV Bình Mỹ và đấu nối; một số công trình sẽ triển khai thi công trong năm 2025 gồm: Đường dây 500kV Bình Dương 1 - Sông Mây - Tân Định; đường dây 220kV đấu nối trạm biến áp 500kV Bình Dương 1 rẽ Uyên Hưng - Sông Mây… cũng đang vướng mắc.

Thao go vuong mac trong cac du an truyen tai dien-3.JPG

Ông Lê Minh Quốc Việt - Giám đốc Điện lực Bình Dương phát biểu tại cuộc họp

Ông Lê Minh Quốc Việt - Giám đốc Điện lực Bình Dương cho biết, các địa phương đã tích cực phối hợp tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ vận động người dân bàn giao mặt bằng trước để cho thi công các vị trí trụ và kéo dây công trình điện. Kết quả, có một số hộ dân đã đồng ý bàn giao mặt bằng, hiện các vị trí này đang được thi công hết sức khẩn trương. Tuy nhiên, còn nhiều hộ dân không đồng ý nhận tiền ứng và bàn giao mặt bằng trước, mà yêu cầu địa phương phải có phương án bồi thường mới xem xét bàn giao đất, mặt bằng.

Trong khi đó, hiện các địa phương vẫn chưa hoàn thành việc xác định giá đất cụ thể và ban hành phương án bồi thường. Việc chậm trễ này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ các công trình điện.

Thao go vuong mac trong cac du an truyen tai dien-4.JPG

Thao go vuong mac trong cac du an truyen tai dien-5.JPG

Thao go vuong mac trong cac du an truyen tai dien-6.JPG

Đại diện các sở, ban, ngành, địa phương thảo luận tại cuộc họp

Thao go vuong mac trong cac du an truyen tai dien-7.JPG

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Thạnh phát biểu kết luận cuộc họp

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Thạnh nhấn mạnh, điện là vấn đề cấp bách, cần thiết để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Vì vậy, đối với những khó khăn, vướng mắc tại các dự án, công trình điện, cần tập trung xử lý các trường hợp, dự án cụ thể.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngay sau buổi làm việc, giữa ngành điện với các địa phương, đơn vị liên quan cần quyết liệt, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết dứt điểm ngay trong quý I/2025 để các dự án sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2/6/2025 4:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án truyền tải điện618-thao-go-vuong-mac-trong-boi-thuong-giai-phong-mat-bang-cac-du-an-truyen-tai-dieTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
CLB Bóng đá Becamex Bình Dương đặt quyết tâm cao ở mùa giải 2024-2025CLB Bóng đá Becamex Bình Dương đặt quyết tâm cao ở mùa giải 2024-2025

TTĐT - ​Tối 29-8, tại TP. Thủ Dầu Một, Câu lạc bộ (CLB) Bóng đá Becamex Bình Dương đã tổ chức Lễ xuất quân mùa giải 2024-2025.

Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, Tổng công ty Becamex IDC.

Báo cáo công tác chuẩn bị cho mùa giải mới, ông Hồ Hồng Thạch – Chủ tịch CLB Bóng đá Becamex Bình Dương cho biết, CLB đã tập trung mọi nguồn lực để đạt kết quả cao nhất trong mùa giải 2024-2025.

Bình Dương đang là một trong những đội bóng được đầu tư mạnh mẽ nhất trước thềm V.League 2024-2025. Đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn trên băng ghế huấn luyện cùng Giám đốc kỹ thuật Jurgen Gede; sự đồng hành của các chuyên gia thể lực và vật lý trị liệu có kinh nghiệm làm việc tại châu Âu. Đồng thời bổ sung thêm cầu thủ chất lượng cho mùa giải với các hậu vệ, tiền vệ và tiền đạo mới.

xuatquan.jpeg

Ông Hồ Hồng Thạch – Chủ tịch CLB Bóng đá Becamex Bình Dương báo cáo công tác chuẩn bị cho mùa giải 2024-2025

CLB đang đầu tư mạnh mẽ để xây dựng lực lượng trẻ có bản sắc của Bình Dương. Cơ sở vật chất đã được nâng cấp và chế độ dinh dưỡng cũng được cải thiện, tạo ra môi trường tập luyện tốt nhất để phát triển bóng đá theo hướng chuyên nghiệp và mang tầm quốc tế.

xuatquan 2.jpeg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi trao kinh phí hỗ trợ đội bóng thi đấu mùa giải 2024-2025


Hiện tại, quân số của đội gần như đã ổn định với 28 cầu thủ được đăng ký cho mùa giải mới. Trong danh sách này, có 25 cầu thủ nội binh với nhiều gương mặt chất lượng như: Tiến Linh, Minh Khoa, Vĩ Hào, Tùng Quốc, Đức Chinh… Ngoài ra, đội cũng đã tiến hành đăng ký 3 ngoại binh gồm trung vệ Janclesio, cùng hai tiền vệ W. Nem (Brazil) và Abdurakhmanov (Kyrgyzstan).

xuatquan 3.jpeg

​Ông Nguyễn Văn Dành - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Cờ xuất quân cho đại diện CLB Becamex Bình Dương

Phát biểu tại buổi lễ, ông Bùi Hữu Toàn – Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch khẳng định, với sự quan tâm của tỉnh, sự đồng hành của các nhà tài trợ và tình yêu của người hâm mộ, Bình Dương tin tưởng rằng đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên và cầu thủ của CLB Becamex Bình Dương sẽ luôn đoàn kết, tự tin và thi đấu thành công, đạt được thành tích cao nhất tại các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia mùa giải 2024-2​025.

xuatquan 1.jpeg

Ông Bùi Hữu Toàn – Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát biểu tại buổi lễ

Để đạt được mục tiêu trên, ông Bùi Hữu Toàn đề nghị CLB tiếp tục duy trì và phát triển, trở thành một CLB thực sự chuyên nghiệp về mọi mặt từ cơ sở vật chất đến công tác quản lý và chất lượng cầu thủ. CLB cần xây dựng chiến lược khoa học, hiệu quả, giữ tinh thần thể thao cao thượng và thi đấu cống hiến hết mình. Các cầu thủ cần duy trì phong độ, phát huy ý chí và biến những cơ hội thành kết quả tốt nhất trong từng trận đấu và toàn mùa giải, từ đó khẳng định vị thế của tỉnh Bình Dương trên bản đồ bóng đá Việt Nam.

xuatquan 4.jpeg

Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm với đội bóng CLB Becamex Bình Dương xuất quân mùa giải 2024-2025

8/29/2024 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtCLB, Bóng đá, Becamex, Bình Dương, quyết tâm, mùa giải, 2024-2025851-clb-bong-da-becamex-binh-duong-dat-quyet-tam-cao-o-mua-giai-2024-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
0
2
Họp Hội đồng thẩm định phương án điều chỉnh, bổ sung Bảng giá các loại đất Họp Hội đồng thẩm định phương án điều chỉnh, bổ sung Bảng giá các loại đất

TTĐT - ​Sáng 26-11, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh - Chủ tịch Hội đồng thẩm định Bảng giá đất tỉnh chủ trì họp thông qua phương án điều chỉnh, bổ sung Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh. 

Tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực UBND Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định Bảng giá đất tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện, thành phố.

hopgiadat3.jpg

Ông Ngô Quang Sự - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại cuộc họp

Từ kết quả tổng hợp giá đất chuyển nhượng phổ biến trên thị trường; kết quả so sánh giá đất do UBND tỉnh quy định với giá đất chuyển nhượng phổ biến trên thị trường; tình hình áp dụng bảng giá các loại đất từ ngày 01/01/2020 đến nay; tình hình, kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông trên địa bàn tỉnh từ năm 2020 đến nay; góp ý của các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố  và các quy định hiện hành về xây dựng, điều chỉnh bảng giá các loại đất, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng 02 phương án thực hiện điều chỉnh, bổ sung Bảng giá các loại đất.

Phương án 1: Điều chỉnh Bảng giá các loại đất theo nguyên tắc thị trường theo quy định của Luật Đất đai.

Phương án 2: Thực hiện điều chỉnh Bảng giá các loại đất so với mức giá hiện hành tính theo hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 sau khi thực hiện cân chỉnh giá đất giữa các tuyến đường, giữa các huyện, thành phố; nâng loại đường của các tuyến đường để đảm bảo hài hòa giá đất giữa các tuyến, đoạn đường.

hopgiadat5.jpg

​Bình Dương đang xây dựng phương án điều chỉnh, bổ sung Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020-2024​ để áp dụng trong năm 2025

Theo phân tích, việc điều chỉnh Bảng giá các loại đất sẽ có những tác động nhất định đến việc th​ực hiện các nghĩa vụ tài chính nhất là việc chi phí chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân, cũng như việc tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, tính thuế sử dụng đất...

hopgiadat1.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định Bảng giá đất tỉnh phát biểu tại cuộc họp

Sau khi nghe các sở ngành, địa phương góp ý các nội dung về thẩm quyền, cơ sở pháp lý xây dựng và điều chỉnh Bảng giá đất theo từng phương án, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh lưu ý, việc điều chỉnh Bảng giá đất phải đảm bảo theo quy định pháp luật về đất đai và phải tạo "bước đệm", tránh tăng cao một cách đột ngột gây ảnh hưởng đến đời sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh các nội dung, gửi lấy ý kiến các thành viên Hội đồng để tổng hợp trình UBND tỉnh và xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua. 

hopgiadat4.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh - Chủ tịch Hội đồng thẩm định Bảng giá đất tỉnh kết luận cuộc họp

11/26/2024 3:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBảng giá đất, Bình Dương49-hop-hoi-dong-tham-dinh-phuong-an-dieu-chinh-bo-sung-bang-gia-cac-loai-datTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.75
4
Hỗ trợ thực phẩm, nhu yếu phẩm cho 300 người dân khó khănHỗ trợ thực phẩm, nhu yếu phẩm cho 300 người dân khó khăn

TTĐT - ​Sáng 15-4, tại điểm hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh trên đường 30-4, phường Phú Hoà, TP.Thủ Dầu Một, Hội CTĐ tỉnh đã tổ chức phiên "Chợ 0 đồng" lần thứ 7 năm 2022. 

Bà Nguyễn Thị Lệ Trinh - Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh chia sẻ, mặc dù nhịp sống của người dân trong tỉnh đã trở lại bình thường, nhưng trong xã hội vẫn còn những hoàn cảnh gặp khó khăn cần hỗ trợ, giúp họ có thêm điều kiện để vươn lên trong cuộc sống. 

chohtnnctd 4.jpg

Người dân khó khăn được hỗ trợ rất nhiều hàng hoá tại phiên chợ 

Với ý nghĩa đó, phiên chợ lần này đã hỗ trợ 300 phiếu đi chợ cho các đối tượng là người khiếm thị, người bán vé số lẻ, người lao động tự do mất việc làm. Mỗi phiếu đi chợ trị giá 550.000 đồng, gồm các loại thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu và rau, củ, quả. Tổng trị giá thực hiện phiên chợ là 165 triệu đồng. Tất cả hàng hoá hỗ trợ người dân tại phiên chợ do các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm cùng chung sức ủng hộ, chia sẻ với bà con khó khăn.

hctdhtnndcho3.jpg

Lực lượng hỗ trợ người khiếm thị đi chợ

Dịp này, Hội CTĐ tỉnh đã tiếp nhận nguồn lực ủng hộ cho các hoạt động nhân đạo của Hội từ các đơn vị, nhà hảo tâm; trong đó: Hội Doanh nhân cựu chiến binh tỉnh ủng hộ 20 triệu đồng; Ban Từ thiện xã hội - Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh ủng hộ 5 tấn gạo; Công ty cổ phần quốc tế Hải Dương ủng ​hộ 1,5 tấn nếp và hợp tác xã nông nghiệp Thanh Kiên ủng hộ 3 tấn trái cây, bà Huỳnh Nga và bạn ủng hộ 30 triệu đồng.

tiepnhan nl2.jpg 

tiepnhanctd nl3.jpg 

Lãnh đạo Hội CTĐ tỉnh tiếp nhận thêm nhiều nguồn lực ủng hộ cho các hoạt động nhân đạo của Hội

4/15/2022 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtHỗ trợ thực phẩm, nhu yếu phẩm,  300 người dân khó khăn391-ho-tro-thuc-pham-nhu-yeu-pham-cho-300-nguoi-dan-kho-khaFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh) Thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh)

TTĐT - ​Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh) đã được Hội đồng thẩm định Nhà nước thông qua. Trên cơ sở đó, ngày 26-6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có văn bản giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua quyết định chủ trương đầu tư Dự án.

Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh) nhằm hiện thực hóa chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải và hệ thống đường sắt đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung. Bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, tăng năng lực vận tải, giao thông được thông suốt, an toàn.

Chi tiết hóa tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh) trong các quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết; tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội trên hành lang khu vực Dự án. Kết nối, phát triển các khu đô thị lớn giữa trung tâm Thành phố mới Bình Dương với TP.Hồ Chí Minh. Xây dựng tuyến đường sắt nhằm cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách với nhiều ưu điểm hơn các phương thức vận tải khác, là khối lượng chuyên chở lớn, an toàn, nhanh và chính xác về thời gian, nhằm giảm ùn tắc giao thông trên hành lang trung tâm tỉnh Bình Dương nói chung và khu vực Dự án đi qua nói riêng.

Dự án có điểm đầu tại Ga SI (trung tâm Thành phố mới) thuộc phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; điểm cuối tại Ga Bến xe Suối Tiên (tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 1 TP.Hồ Chí Minh) thuộc phường Bình Thắng, TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Chiều dài tuyến dự kiến 29,01km, đi qua 03 thành phố: Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 58 hecta.

Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu: đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa; tốc độ thiết kế 120 km/h.

Dự án được thực hiện theo hình thức đầu tư công. Sơ bộ tổng mứ​c đầu tư khoảng 46.725 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác, bao gồm: Ngân sách địa phương 16.725 tỷ đồng (36%); vốn huy động từ TOD: 30.000 tỷ (64%).

Tiến độ thực hiện từ năm 2025 – 2031.

6/29/2025 10:00 AMĐã ban hànhTin kinh tế; Đầu tư phát triểnTinXem chi tiết873-thong-qua-bao-cao-nghien-cuu-tien-kha-thi-du-an-tuyen-duong-sat-do-thi-so-1-thanh-pho-moi-binh-duong-suoi-tien-tp-ho-chi-minhTrue
0.00
0
0.00
False
3
2
Bình Dương tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng các hài cốt liệt sĩ Bình Dương tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng các hài cốt liệt sĩ

TTĐT - ​Sáng 26-4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức trọng thể Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ thuộc Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc hy sinh tháng 5/1968 tại ấp Chòi Dúng, xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên.

​​Đến dự có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ngài Andrew Goledzinowski - Đại sứ Úc tại Việt Nam; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh cùng các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; thân nhân của các liệt sĩ thuộc nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

vnt1.jpg

Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

vnt2.jpg

vnt3.jpg

Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch và lãnh đạo tỉnh Bình Dương dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài Liệt sĩ

vnt4.jpg

Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

vnt5.jpg

vnt6.jpg

vnt7.jpg

Lãnh đạo tỉnh thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

vnt9.jpg

Đoàn Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự Úc thắp hương tại Tượng đài Liệt sĩ

vnt10.jpg

vnt11.jpg

vnt12.jpg

Các đoàn dâng hương, dâng hoa tại Tượng đài Liệt sĩ

Sư đoàn 7 mang mật danh "Công trường 7" thành lập ngày 13/6/1966 tại Phước Long (nay là huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) là một trong những sư đoàn chủ lực đầu tiên trên chiến trường Nam bộ. Trên vùng đất Bình Dương, Sư đoàn 7 có nhiệm vụ đứng vững ở khu vực thuộc địa phận các huyện Phú Giáo, Châu Thành (nay là huyện Bắc Tân Uyên và TP.Tân Uyên) chuẩn bị mọi mặt để bước vào đợt 2. Ngày 28/4/1968, Sư đoàn được lệnh đưa lực lượng của Sư đoàn cùng các lực lượng phối thuộc của địa phương xuống vùng sâu đánh địch. Vào các ngày cuối tháng 5/1968, Sư đoàn 7 nhận mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Miền tấn công vào Căn cứ Sở Gà, Sở Hội, Đồng Tràm, Bắc TX.Thủ Dầu Một (nay thuộc xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên). Ngay sau khi ta giành được thắng lợi bước đầu, địch đã sử dụng nhiều xe tăng thiết giáp, máy bay bất ngờ phản công, do hỏa lực địch quá mạnh và bị phản công bất ngờ nên một bộ phận cán bộ, chiến sĩ của ta đã anh dũng hy sinh.

Sau 20 năm, với 9 lần tìm kiếm, đến ngày 05/4/2024, tại vị trí hố bom thứ 5, lực lượng tìm kiếm của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã đào tìm kiếm phát hiện hài cốt liệt sĩ chôn tập thể, đồng thời tiến hành quy tập được nhiều hộp xương sọ, nhiều xương ống, xương vụn, vật dụng gồm: 20 bình tông, 35 chiếc dép cao su và nhiều di vật liệt sĩ.

Căn cứ vào nguồn thông tin của một số nhân chứng, trong đó có một số cựu binh Úc và Ban liên lạc Hội Cựu chiến sĩ Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 cung cấp thì những hài cốt trên là những liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại trận đánh Bàu Hang của Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc vào tháng 5/1968 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

letruydieu2.jpg

Các đại biểu kính cẩn nghiêng mình dành một phút mặc niệm, khấn nguyện cho các liệt sĩ mãi mãi yên giấc ngàn thu

Trong giờ phút thiêng liêng, trang trọng, các đại biểu kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các anh hùng liệt sĩ, thành kính dâng hương với tất cả sự tri ân, lòng biết ơn vô hạn. 

letruydieu1.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đọc điếu văn tại buổi lễ

Đọc điếu văn tại Lễ truy điệu, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: "56 năm đã trôi qua kể từ ngày ấy, hơn một nửa thế kỷ thân xác các anh hùng nằm trong lòng đất mẹ. Liệt sĩ được khai quật chỉ còn lại là những mảnh xương, hộp sọ và những kỷ vật nằm rải rác. Hành trang của các anh ngày trở về chỉ là những chiếc dép cao su, những chiếc bình tông, hộp quẹt, xẻng bộ binh, chiếc bút máy và những mảnh nilon, mảnh dù không còn nguyên vẹn do thời gian; những kỷ vật ấy đã theo các anh đến tận cùng của cuộc chiến vệ quốc vĩ đại này. Tất cả sẽ là vô giá, và Bàu Hang (nay là ấp Chòi Dúng) nơi các anh ngã xuống đã trở thành vùng đất giàu truyền thống cách mạng của tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung.

Sự hy sinh của các chiến sĩ đã tô đậm thêm trang sử vàng của dân tộc Việt Nam và trận đánh ác liệt những ngày cuối tháng 5 năm Mậu Thân 1968 sẽ mãi mãi đi vào lòng nhân dân; các anh - những chiến sĩ Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc ngày ấy sẽ luôn là huyền thoại anh hùng ca của Tổ quốc.

Cùng với toàn Đảng, toàn quân và đồng bào cả nước, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Bình Dương kính cẩn nghiêng mình đón các anh hùng liệt sĩ về an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh trong tình cảm yêu thương vô hạn của đồng chí, đồng bào. Xin thành tâm gửi lời tri ân sâu sắc đến thân nhân các liệt sĩ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và hiến dâng cho Tổ quốc những người con ưu tú.

Những thế hệ hôm nay và mai sau xin nguyện sẽ tiếp tục sống xứng đáng và có trách nhiệm hơn nữa trước sự hy sinh cao cả của các đồng chí. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương sẽ ra sức phấn đấu cùng với nhân dân cả nước xây dựng Tổ quốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và quyết tâm xây dựng tỉnh Bình Dương sớm trở thành một đô thị văn minh, giàu đẹp để đền đáp sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ.

Sau Lễ truy điệu, lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tỉnh Bình Dương đã thực hiện nghi thức an táng hài cốt liệt sĩ và thắp hương trước các phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.​

Dưới đây là một số hình ảnh tại Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ:

letruydieu3.jpg

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ thuộc Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc hy sinh tháng 5/1968 tại ấp Chòi Dúng, xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên

letruydieu4.jpg

Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chuẩn bị thực hiện nghi thức di quan các hài cốt liệt sĩ

letruydieu5.jpg

letruydieu17.jpg

Các đại biểu và gia đình liệt sĩ thực hiện nghi thức di quan

letruydieu6.jpg

letruydieu7.jpg

Các cán bộ chiến sĩ thực hiện nghi thức hạ huyệt

letruydieu8.jpg

letruydieu9.jpg

letruydieu10.jpg

letruydieu11.jpg

letruydieu18.jpg

Đại biểu rải hoa, đất an táng các hài cốt các liệt sĩ

letruydieu12.jpg

Người thân các liệt sĩ rải hoa, đất an táng hài cốt liệt sĩ

letruydieu13.jpg

Ngài Andrew Goledzinowski - Đại sứ Úc tại Việt Nam thắp hương tại phần mộ các liệt sĩ

letruydieu14.jpg

letruydieu15.jpg

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thắp hương tại các phần mộ liệt sĩ

letruydieu16.jpg

Các cựu chiến binh thắp hương tại phần mộ các đồng chí, đồng đội của mình

4/26/2024 12:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhPhóng sự ảnhXem chi tiếtlễ viếng nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ496-binh-duong-to-chuc-trong-the-le-truy-dieu-va-an-tang-cac-hai-cot-liet-siTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Trao quà và trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, trẻ mồ côi, bệnh nhân nghèo  Trao quà và trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, trẻ mồ côi, bệnh nhân nghèo 

TTĐT - ​​Sáng 18-4, tại TP.Tân Uyên, Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi, bệnh nhân nghèo tỉnh Bình Dương phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh, UBND TP.Tân Uyên tổ chức trao tặng quà, vốn hỗ trợ sinh kế, học bổng, xe đạp và trợ giúp pháp lý miễn phí cho người khuyết tật, trẻ mồ côi, bệnh nhân nghèo và các hộ nghèo, cận nghèo.

​Dự hội nghị có bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, bà Trương Thanh Nga - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Hội đã trao tặng 50 suất học bổng, 151 chiếc xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên và huyện Phú Giáo; trao 100 phần quà cho các hộ người khuyết tật, hộ nghèo, cận nghèo, trẻ mồ côi, con bệnh nhân nghèo trên địa bàn thành phố Tân Uyên; trao hỗ trợ sinh ​kế cho người dân thành phố Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng, thành phố Thuận An. Tổng nguồn kinh phí hỗ trợ hơn 954 triệu đồng.

Ảnh chụp Màn hình 2025-04-18 lúc 21.30.31.png

Trao tặng xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ảnh chụp Màn hình 2025-04-18 lúc 21.31.17.png

Trao tặng học bổng cho học sinh

Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi, bệnh nhân nghèo tỉnh Bình Dương cảm ơn những tấm lòng vàng của các nhà hảo tâm, đồng thời mong muốn các địa phương sẽ tiếp tục quan tâm đến người khuyết tật, trẻ mồ côi, không để những người yếu thế bị bỏ lại phía sau. 

Ảnh chụp Màn hình 2025-04-18 lúc 21.32.00.png

Trao hỗ trợ y tế cho người dân

4/18/2025 2:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết774-trao-qua-va-tro-giup-phap-ly-cho-nguoi-khuyet-tat-tre-mo-coi-benh-nhan-ngheoFalse
0.00
0
0.00
False
Việt Nam và Trung Quốc: Chung tay đổi mới sáng tạoViệt Nam và Trung Quốc: Chung tay đổi mới sáng tạo

TTĐT - ​Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024, chiều 15-4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương đã diễn ra Phiên đối thoại với chủ đề: "Chung tay đổi mới sáng tạo". Ông Vincent Zheng - Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Tập đoàn Unian Brands, Trung Quốc chủ trì Phiên đối thoại. 

Tham gia có các diễn giả: Chen Yongjian - Giám đốc điều hành Tổng công ty Nguyên Giáp, Việt Nam; Warrick A. Cleine - Giám đốc Điều hành KPMG tại Việt Nam và Campuchia, Việt Nam; Allen Zongliang Feng - Nhà sáng lập Fibonacci, Trung Quốc; Jacob “Jake” Fisch - Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Tập đoàn Danville, Trung Quốc; John Probandt - Chủ tịch Công ty Đầu tư Du lịch CITIC Rising Star, Trung Quốc; Tran Hoang - Chủ tịch VietnamMarcom, Việt Nam; Wang Huizhen - Tổng thư ký Hiệp hội xúc tiến dịch vụ sản xuất Thượng Hải (SPSPA), Trung Quốc.

IMG_horasisTQ8349.jpg

Toàn cảnh Phiên đối thoại

Tại Phiên đối thoại, các chuyên gia cho rằng thời gian qua, Chính phủ Việt Nam, các cấp, các ngành và cả xã hội đã rất quan tâm thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo với những việc làm và hành động cụ thể, thiết thực. Các chuyên gia dự đoán, các đối tác đầu tư nước ngoài đang chuyển hướng vào Việt Nam tạo dựng cộng đồng doanh nghiệp và sản xuất ra nhiều mặt hàng công nghệ cao. Bởi họ nhận thấy Việt Nam có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; có yếu tố thời tiết thuận lợi; thủ tục hành chính thông thoáng và có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao, siêng năng, dễ dàng tạo giá trị thặng dư cho doanh nghiệp.
IMG_horasisTQ8345.jpg
IMG_horasisTQ8362.jpg
IMG_horasisTQ8365.jpg
Các chuyên gia thảo luận
Trung Quốc cũng đã có những đổi mới sáng tạo hiệu quả, có những cộng đồng, hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam, góp phần vào sự phát triển kinh tế tại Việt Nam. Hai bên đã có sự hợp tác hiệu quả. Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2023; vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục tăng, hai bên thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, tăng trưởng xanh. 
Các chuyên gia cũng đi sâu vào phân tích các giải pháp để Việt Nam và Trung Quốc chung tay đổi mới sáng tạo và cùng nhau phát triển. Những lĩnh vực lợi ích chung giữa Việt Nam và Trung Quốc cần thúc đẩy hợp tác.
Các chuyên gia hy vọng sau Phiên đối thoại này, các nhà đầu tư của 2 nước Việt Nam - Trung Quốc có thể hợp tác với nhau thông qua những dự án đầu tư về trí tuệ nhân tạo, tiêu dùng, điện tử, hàng không… Mục tiêu chung là cùng nhau thúc đẩy xây dựng cục diện phát triển mới, duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo.​
4/15/2024 11:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtViệt Nam, Trung Quốc, Chung tay đổi mới sáng tạo966-viet-nam-va-trung-quoc-chung-tay-doi-moi-sang-taTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Giữ chân người lao động bằng chính sách “an cư”Bình Dương: Giữ chân người lao động bằng chính sách “an cư”

TTĐT - ​Với đặc thù của tỉnh công nghiệp, Bình Dương luôn xem người dân, công nhân lao động (CNLĐ) là chủ thể, trung tâm trong định hướng phát triển của tỉnh. Ngày 11/01/2022, Tỉnh ủy Bình Dương đã ban hành Chương trình số 57-CTr/TU về "Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CNLĐ". Qua gần 02 năm triển khai, Bình Dương đã cụ thể hóa bằng nhiều chương trình, chính sách thiết thực hướng về CNLĐ, từ đó tạo động lực để người lao động (NLĐ) tích cực thi đua sản xuất góp phần vào sự phát triển của tỉnh.

Giúp CNLĐ an tâm làm việc, gắn bó lâu dài

Bình Dương hiện có gần 1,3 triệu CNLĐ, tỷ lệ CNLĐ/số người trong độ tuổi lao động đạt khoảng 77%. Trong những năm qua, tỉnh đã dành nhiều sự quan tâm, thực hiện kịp thời, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cùng các chính sách của tỉnh liên quan đến công nhân, NLĐ.

Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2020-2025, Bình Dương cùng cả nước trải qua những giai đoạn căng thẳng, khó khăn chống chọi với đại dịch Covid-19. Đỉnh điểm là đợt dịch lần thứ 4, Bình Dương nằm trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong bối cảnh đó, cả hệ thống chính trị vừa căng mình ứng phó dập dịch, vừa linh động kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ an dân. Tỉnh đã chi hơn 5.000 tỷ đồng cho các gói hỗ trợ theo các văn bản của Trung ương và địa phương, qua đó góp phần làm giảm bớt những khó khăn của người dân, đặc biệt là NLĐ ngoại tỉnh trong suốt thời gian giãn cách xã hội không thể có nguồn thu nhập ổn định.

IMG_ông LHtham cnld2204.jpg

IMG_ongnlhthamcn2212.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà cho công nhân bị tai nạn lao động​, công nhân bị bệnh hiểm nghèo

Sau đại dịch, hàng loạt các hoạt động ý nghĩa, thiết thực để xoa dịu nỗi đau mang tên Covid-19 đã được tỉnh Bình Dương tổ chức để hỗ trợ con công nhân và NLĐ như: Chương trình "Cùng em đi tiếp cuộc đời"; trao Sổ tiết kiệm Công đoàn cho con những công đoàn viên mất do Covid -19; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Sổ tiết kiệm cho trẻ em; Chương trình "Bảo trợ dài hạn" của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh cho trẻ em mồ côi có người thân mất vì Covid-19; Chương trình "Tiếp sức đến trường" hỗ trợ các em học sinh mồ côi, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn; Chương trình Phiên chợ "0 đồng",… Cũng trong 02 năm qua, đã có 753.000 đoàn viên Công đoàn, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 được chăm lo, hỗ trợ từ ngân sách Công đoàn và nguồn vận động xã hội hóa với tổng giá trị hơn 276 tỷ đồng.

Nhiều năm qua, Bình Dương đã triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ cho NLĐ xa quê vui Xuân, đón Tết. Từ các chương trình kết nối đã có hàng trăm ngàn CNLĐ xa quê được hỗ trợ thông qua những mô hình: Chuyến tàu xuân nghĩa tình, chương trình Tết nhân ái, Chợ Tết Công đoàn… Chỉ tính riêng trong dịp Tết Nguyên đán 2023 đã có 46.500 CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ với tổng số tiền 46,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh. Riêng tổ chức Công đoàn đã tặng 82.810 suất quà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn tài chính Công đoàn; hỗ trợ 5.662 vé tàu hỏa, 31 vé máy bay khứ hồi, 2.700 vé xe đưa đoàn viên, NLĐ về quê đón Tết.

IMG_CNLĐ0167.JPG

CNLĐ đặt câu hỏi cho ngành chức năng tại Chương trình tiếp xúc cử tri chuyên đề với CNLĐ và đội ngũ cán bộ Công đoàn trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Ngoài các hoạt động tuyên truyền thông qua tổ chức Công đoàn các cấp, tỉnh đã xây dựng được các kênh tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của CNLĐ, từ đó có những giải pháp kịp thời, tích cực giải quyết các khó khăn, vướng mắc, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ như: Chương trình tiếp xúc cử tri chuyên đề với CNLĐ và đội ngũ cán bộ Công đoàn trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Chương trình đối thoại với cử tri phát sóng trực tiếp trên kênh BTV1 với chủ đề "Bình Dương - Vì một tương lai an cư lạc nghiệp"; Chương trình lãnh đạo tỉnh đối thoại với đoàn viên Công đoàn ưu tú...

Có tỷ lệ NLĐ ngoài tỉnh chiếm hơn 85%, vì vậy Bình Dương đã sớm quan tâm và thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng nhà ở xã hội nhằm giúp CNLĐ an cư lạc nghiệp, gắn bó lâu dài với tỉnh. Theo GS.TS Nguyễn Quang Thuấn - Trưởng Tiểu ban Kinh tế Hội đồng Lý luận Trung ương, một trong những thành công của tỉnh Bình Dương thời gian qua là chăm lo nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là giải quyết được vấn đề nhà ở cho NLĐ. Bình Dương đã trở thành địa phương đi đầu cả nước về phát triển nhà ở xã hội với nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả. Tỉnh đã xác định đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt ổn định chỗ ở, là nhiệm vụ quan trọng để người lao động yên tâm với công việc, gắn bó lâu dài với địa phương do đặc điểm lao động tại tỉnh Bình Dương đa số là lao động nhập cư.

z4727703900253_6ee4c1a8db25da824267527ead76b78a - Copy.jpg

Bình Dương đã trở thành địa phương đi đầu cả nước về phát triển nhà ở xã hội với nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả. Trong ảnh: Nhà ở xã hội Becamex Định Hòa

Chị Lê Thị Định, làm việc tại công ty TNHH Apparel far Eastern (TP.Thuận An) chia sẻ: "Từ khi mua được nhà ở xã hội, cuộc sống gia đình tôi ổn định hơn, tâm lý cũng thoải mái hơn nên an tâm làm việc. Với CNLĐ thu nhập thấp, việc sở hữu căn nhà là niềm mơ ước, nhờ có chương trình mua nhà ở xã hội của tỉnh đã giúp cho ước mơ của CNLĐ trở thành hiện thực. Mong rằng tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư phát triển nhà ở xã hội, để ngày càng có nhiều CNLĐ được an cư lạc nghiệp".

Từ những thành công về mô hình nhà ở xã hội cho NLĐ giai đoạn đầu, Bình Dương tiếp tục xây dựng "Đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030". Đề án đề ra mục tiêu đến năm 2030 đầu tư khoảng 172.879 căn nhà ở xã hội, tổng diện tích đất khoảng 612 hecta, diện tích sàn xây dựng ước đạt khoảng hơn 10 triệu m², đáp ứng cho khoảng trên 678.000 người với tổng mức đầu tư khoảng 92.661 tỷ đồng, cao gấp 2 lần chỉ tiêu được Chính phủ giao. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, NLĐ tại các khu, cụm công nghiệp.

Nâng cao tay nghề và điều kiện lao động

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã dẫn đến sự ra đời của nhiều ngành nghề mới, do đó tác động đến cung cầu lao động và sự dịch chuyển cơ cấu lao động, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao gia tăng. Trong khi đó, hiện nay, xã hội đang thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề cao, trình độ chuyên môn sâu để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập.

Bình Dương hiện có 86 cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 82,5% và tỷ lệ lao động có văn bằng chứng chỉ đạt 32,5%, cao hơn so với yêu cầu của Trung ương. Tuy nhiên, chỉ tiêu về nguồn nhân lực chất lượng cao còn thấp. Từ thực tế đặt ra cho tỉnh nhiều vấn đề trong thu hút phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI xác định "Phát triển nguồn lao động có tay nghề đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, gắn đào tạo với giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%, trong đó có văn bằng chứng chỉ là 35% (tăng trung bình 1%/năm). Hàng năm, giải quyết việc làm tăng thêm khoảng 35.000 lao động".

IMG_cnldctygo2109.jpg

Bình Dương tập trung đào tạo theo hướng nâng cao tay nghề, kỹ năng, tác phong công nghiệp cho công nhân lao động

Để đạt mục tiêu đề ra, phát biểu tại Tọa đàm "Nguồn nhân lực chất lượng cao cho Bình Dương và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành cho biết: " Bình Dương sẽ tiếp tục xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực với nhiều nội dung, giải pháp, phù hợp với từng đối tượng được đào tạo. Đối với công nhân, lực lượng lao động trực tiếp trong các nhà máy, công ty sẽ quan tâm đến việc đào tạo theo hướng nâng cao tay nghề, kỹ năng, tác phong công nghiệp".

Ngoài ra, tỉnh sẽ mở rộng mô hình các cơ sở giáo dục đào tạo, phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở, tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề để tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp đối với toàn xã hội. Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng của thị trường lao động (hướng nghiệp, dịch vụ việc làm, thông tin và dự báo thị trường lao động) và tổ chức cung cấp các dịch vụ công về việc làm có hiệu quả; khảo sát và tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu và cổng thông tin chung về tuyển dụng để phục vụ các doanh nghiệp.

"Tỉnh cũng sẽ nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp bao gồm đào tạo và nghiên cứu phát triển, gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục - đào tạo theo mô hình "ba nhà"; khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết với doanh nghiệp để đào tạo mới, đào tạo lại cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cùng tham gia vào hoạt động đào tạo nghề" – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành cho biết thêm.

Cùng với đó, Bình Dương đặt mục tiêu đầu tư xây dựng các các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh trở thành trường chất lượng cao, đào tạo đa ngành nghề, trong đó có các nghề trọng điểm chuẩn quốc tế, khu vực ASEAN, quốc gia và các ngành, nghề để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng chính sách ưu đãi cho người học nghề và giải quyết việc làm sau học nghề để thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề.

CT BDSai Gon stec 2.jpg

Bình Dương còn đặc biệt quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe, tạo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho CNLĐ

Bên cạnh việc chú trọng công tác đào tạo nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho NLĐ, Bình Dương còn đặc biệt quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe, tạo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho CNLĐ. Bà Nguyễn Kim Loan – Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết, tỉnh tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình "Chăm sóc sức khỏe NLĐ, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030". Đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CNLĐ tại tuyến cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động của các Trạm y tế phường, xã, khu vực; tập trung xây dựng các Trạm y tế lưu động trong các khu, cụm công nghiệp, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa ngành Y tế với các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong việc chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh cho CNLĐ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng và an toàn lao động tại nơi làm việc; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động và NLĐ trong việc phòng, chống bệnh tật và bệnh nghề nghiệp cho NLĐ.

Xác định cộng đồng doanh nghiệp và NLĐ là động lực quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển của tỉnh nhà, Bình Dương đã và đang tiếp tục có những chủ trương, chính sách và hành động cụ thể, thiết thực tạo mọi điều kiện tốt nhất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời giúp cho CNLĐ yên tâm lập nghiệp và sinh sống, tiếp nối hành trình xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển nhanh và bền vững. ​​​

12/22/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiBài viếtXem chi tiếtBình Dương, giữ chân người lao động, chính sách “an cư”695-binh-duong-giu-chan-nguoi-lao-dong-bang-chinh-sach-an-cuTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.375
4
Bình Dương phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm đến khi sáp nhập tỉnhBình Dương phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm đến khi sáp nhập tỉnh

TTĐT - ​​Chiều 19-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 48, khóa XI sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến khi sáp nhập tỉnh. Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.​

​Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. ​ 

Báo cáo tại hội nghị về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm 2025 cho thấy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm đạt được khá tích cực thể hiện qua tốc độ tăng trưởng ước đạt 8,7%; kết cấu hạ tầng thường xuyên được quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát ngay tại công trường để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từng công việc cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công.

HNBCH5G9A0936.jpg

Toàn cảnh hội nghị

HNBCH5G9A0915.jpg

HNBCH5G9A0928.jpg

Đại biểu tham dự hội nghị

Việc triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, nhất là về công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW được quan tâm, thực hiện hiệu quả kịp thời. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, chăm lo các đối tượng chính sách, đảm bảo an sinh xã hội được tổ chức chu đáo; hoàn thành công tác giao quân năm 2025; tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác tổ chức cán bộ, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đạt được nhiều kết quả.

HNBCH5G9A0902.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy báo cáo tại hội nghị về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm 2025 

Từ nay đến ngày sáp nhập, tỉnh sẽ tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm: Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn các mục tiêu, công trình, sự kiện chính trị, văn hóa. Tiếp tục duy trì tuần tra, kiểm soát, nắm bắt tình hình, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy, nổ; khẩn trương hoàn thiện Đề án nhân sự Quân sự, Công an của các xã, phường mới để đảm bảo bộ máy đi vào hoạt động trước ngày 01/7/2025. Tập trung thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định toàn bộ các thủ tục về thành lập đơn vị hành chính xã, phường mới, gắn với công tác bộ máy, nhân sự của cả khối Đảng, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ để kết thúc cấp huyện; xã, phường mới đi vào hoạt động đúng ngày 01/7 theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách cho cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách theo đúng quy định. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác tổ chức đại hội Đảng bộ cấp cơ sở theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6 và đại hội đại biểu Đảng bộ xã, phường nhiệm kỳ 2025 - 2030, hoàn thành trước ngày 31/7. Chủ động tham gia đóng góp vào văn kiện chung của Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh sau sáp nhập…

HNBCH5G9A0953.jpg

HNBCH5G9A0946.jpg

Đại biểu thảo luận tại hội nghị

Tại hội nghị, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo trình Tỉnh ủy xem xét cho ý kiến về các dự án khu đô thị, cụm công nghiệp, khu công nghiệp đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo Quy chế làm việc của Tỉnh ủy.

HNBCH5G9A0924.jpg

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình Tỉnh ủy xem xét cho ý kiến về các dự án khu đô thị, cụm công nghiệp, khu công nghiệp

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi ghi nhận, biểu dương tinh thần đoàn kết, cống hiến không mệt mỏi của toàn thể các đồng chí trong Ban Chấp hành, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, lực lượng vũ trang và cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân tỉnh nhà trong suốt thời gian qua, nhất là trong 6 tháng đầu năm 2025 đầy thử thách nhưng đã đạt được những kết quả nhất định.

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, theo chỉ đạo của Trung ương, đến ngày 01/7 phải hoàn thành sáp nhập tỉnh, đồng thời kết thúc hoạt động cấp huyện và 36 xã, phường mới đi vào hoạt động, với tinh thần không để ngắt quãng thời gian, khoảng trống về lĩnh vực, địa bàn, cả hệ thống chính trị phải triển khai một khối lượng công việc rất lớn, áp lực về thời gian, chỉ còn lại 11 ngày.

HNBCH5G9A0966.jpg

 Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu kết luận hội nghị

Cùng với đó phải tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ dứt điểm khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành cần tập trung giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính, đất đai, các dự án tồn đọng do vướng mắc trong công tác thẩm định giá đất, đặc biệt là các thủ tục về đầu tư, quy hoạch, đất đai,... để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án của các nhà đầu tư chiến lược như: Becamex IDC, Sungroup, Thaco, FPT,…; đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu.

Đối với cấp huyện và cấp xã, tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm đi qua địa bàn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công do địa phương làm chủ đầu tư, kịp thời tất toán, hoàn tất hồ sơ thủ tục bàn giao cho cơ quan chức năng trước khi kết thúc hoạt động cấp huyện; quyết tâm hoàn thành thủ tục, thi công các công trình trọng điểm.

Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, quan tâm, chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, các đối tượng chính sách và bảo trợ xã hội, đặt biệt hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trước ngày 30/6/2025. Tiếp tục ra quân truy quét buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả trên địa bàn tỉnh. Tập trung thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định toàn bộ các thủ tục về thành lập đơn vị hành chính xã, phường mới, gắn với công tác bộ máy, nhân sự của cả khối Đảng, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và điều động, chỉ định nhân sự và bàn giao hồ sơ đảng viên, cán bộ công chức từ cấp tỉnh, cấp huyện, các xã, phường, thị trấn cũ về công tác tại các xã, phường mới…

 

 

6/19/2025 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, phấn đấu, hoàn thành các nhiệm vụ,  sáp nhập tỉnh783-binh-duong-phan-dau-hoan-thanh-cac-nhiem-vu-trong-tam-den-khi-sap-nhap-tinTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2024Bình Dương: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2024

TTĐT - Sáng 07-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết đầu tư công năm 2023, triển khai thực hiện kế hoạch năm 2024.

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố.

Giải ngân đạt kết quả tích cực

Theo báo cáo, năm 2023, vốn kế hoạch đầu tư công của tỉnh là 21.817 tỷ 939 triệu đồng, cao hơn 2,5 lần vốn đầu tư công năm 2022. Giá trị giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 đến ngày 31/01/2024 là 18.787 tỷ 831 triệu đồng, gấp hơn 2,4 lần giá trị giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022, đạt 86,1% kế hoạch vốn tỉnh giao và đạt 154,2% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao. Đây là kết quả rất khả quan và là điểm sáng trong năm 2023. Một số cơ quan, đơn vị có kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 nổi bật như: Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, TP.Thủ Dầu Một, huyện Dầu Tiếng, TX.Bến Cát, huyện Phú Giáo, Bàu Bàng.


Toàn cảnh hội nghị

Ông Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cho biết, kết quả đạt được trong công tác đầu tư công năm 2023 là nhờ vào sự chỉ đạo hết sức kịp thời và linh hoạt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Bên cạnh đó còn có sự nỗ lực, quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, các đơn vị chủ đầu tư.

 

Ông Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo kết quả công tác đầu tư công trên địa bàn tỉnh

Chia sẻ về kết quả đầu tư công của TP.Tân Uyên, ông Đoàn Hồng Tươi – Chủ tịch UBND thành phố cho biết, trong năm 2023, TP.Tân Uyên được giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư công 488.274 triệu đồng, đến ngày 31/01/2024, tổng giá trị giải ngân là 467.988 triệu đồng, đạt 95,8% kế hoạch. Để đạt được kết quả tích cực trên, thành phố đã tập trung triển khai có hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 17 công trình. Ban hành chiến dịch đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn. Định kỳ 02 tuần, UBND thành phố tổ chức họp giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm được thành phố thực hiện nghiêm theo quy định; thường xuyên chỉ đạo, điều hành đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm các dự án lớn, trọng điểm của thành phố.


Ông Trần Hùng Việt - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh phát biểu tham luận tại hội nghị

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh được UBND tỉnh giao để thực hiện đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình trọng điểm mang tính chất kết nối, xử lý các nút giao thuộc hệ thống các tuyến đường giao thông theo quy hoạch của tỉnh và khu vực. Chia sẻ kết quả đạt được trong năm qua, ông Trần Hùng Việt - Giám đốc Ban Quản lý cho biết, năm 2023, Ban đã giải ngân đạt trên 90% kế hoạch được giao. Để đạt được kết quả như trên ngoài tinh thần đoàn kết, nỗ lực của tập thể Ban chính là sự quan tâm chỉ đạo từ UBND tỉnh, sự ủng hộ, phối hợp của các sở, ban, ngành, địa phương nơi có dự án đi qua, triển khai đồng bộ kịp thời các bước từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng; lựa chọn các đơn vị tư vấn, nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia vào dự án; quản lý nguồn vốn được giao có hiệu quả, không gây thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước, phối hợp tốt cùng các đoàn thanh, kiểm tra trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư công

Năm 2024, tỉnh xác định là năm tăng tốc xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, là năm thứ 4 của kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 và bắt đầu xây dựng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2026-2030. Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch được giao.

Do đó, ngay trong những ngày đầu năm, các cơ quan, đơn vị tập trung cao độ và huy động tối đa nguồn lực cho công tác đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và nội dung cam kết đã ký với UBND tỉnh. Thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp thu ngân sách, nỗ lực tiết kiệm chi thường xuyên để đảm bảo nguồn vốn đầu tư công theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Các đơn vị chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án nâng cao năng lực tổ chức thực hiện dự án, chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai, tiến độ giải ngân cho từng dự án, phân công trách nhiệm cụ thể cho cá nhân, tổ chức có liên quan. Nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu, đảm bảo công khai, chặt chẽ và minh bạch, lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm, năng lực, uy tín, phù hợp với đặc thù của từng dự án.

 

Bà Trần Thị Minh Hạnh - Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh phát biểu tham luận tại hội nghị

Tham luận về giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, bà Trần Thị Minh Hạnh - Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh cho rằng, UBND tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành có liên quan rà soát, tổng hợp các quy định vướng mắc, bất cập về đầu tư công để tham mưu UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan nhằm hoàn thiện pháp lý, khắc phục các bất cập, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đầu tư công. Tiếp tục duy trì và phát huy các tổ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư công, nhất là trong công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư; chỉ đạo củng cố, kiện toàn đối với tổ chức làm công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, nâng cao tính chuyên nghiệp và quan tâm chính sách đãi ngộ để đội ngũ thực hiện công tác bồi thường an tâm công tác, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định pháp luật về bố trí tái định cư; không để xảy ra tình trạng thực hiện bồi thường trước thời gian sau mới bố trí tái định cư, vừa không đúng quy định và người dân không đồng tình; chuẩn bị các khu tái định cư để phục vụ công tác bố trí tái định cư khi thu hồi đất, bồi thường theo đúng quy định; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, địa phương rà soát lại các trường hợp thu hồi đất mà chưa thực hiện cấp đất tái định cư trên địa bàn để khẩn trương thực hiện các thủ tục cấp đất tái định cư, tính tiền sử dụng đất theo đúng hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai.

 

Ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch UBD TP.Thuận An phát biểu tại hội nghị

Ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch UBND TP.Thuận An chia sẻ, trong năm 2024, thành phố sẽ thực hiện nghiêm các quy trình, quy định của Luật Đầu tư công; rà soát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, bố trí danh mục các dự án, công trình cho phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn, tiến độ triển khai và công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư; nâng cao hiệu quả công tác giám sát, đánh giá đầu tư.

Năm 2024 có nhiều thay đổi trong lĩnh vực đầu tư, nhất là Luật Đấu thầu đã có hiệu lực. Tuy đã có Nghị định hướng dẫn nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn do tính chất phức tạp, chưa có sự đồng bộ trong thực hiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai các dự án và công tác giải ngân vốn đầu tư công. Do đó để nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể tham gia dự án, ông Trần Hùng Việt - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh kiến nghị các đơn vị cần triển khai nghiêm túc các quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu để nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chất lượng các dự án xây dựng công trình giao thông; nâng cao chất lượng công tác thiết kế và thi công, quản lý chất lượng, tiến độ khắc phục những tình trạng thi công chậm tiến độ, chậm bàn giao mặt bằng... Đồng thời, tăng cường phản biện xã hội, giám sát cộng đồng các dự án trọng điểm. Đặc biệt, kiên quyết xử lý các đơn vị tham gia tại các dự án giao thông do Ban phụ trách chậm trễ trong việc thi công, góp phần từng bước lập lại kỷ cương - chất lượng - tiến độ trong xây dựng công trình giao thông.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 trên địa bàn tỉnh, nhất là các đơn vị, địa phương đã nỗ lực triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh. Để công tác đầu tư công năm 2024 đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương tập trung xử lý các vướng mắc trong công tác bố trí tái định cư của các dự án; đẩy nhanh công tác giải tỏa đền bù, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công dự án. Có phương án huy động tất cả các nguồn lực để thực hiện tốt nhất công tác đầu tư công; bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án trọng điểm của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư công; tăng cường cơ chế phân cấp, phân quyền về đầu tư công để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Các địa phương quyết liệt chỉ đạo, kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc để tham mưu giải pháp tháo gỡ, tạo thuận lợi cho việc giải ngân vốn đầu tư công. Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, cần làm tốt việc thẩm định các dự án để đạt hiệu quả khi triển khai thực hiện. Tăng cường công tác xã hội hoá trong công tác đầu tư công một số công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời yêu cầu các đơn vị tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi công các dự án trọng điểm để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng như: Dự án Bệnh viện 1.500 giường, Chiến khu D và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng.

Tại hội nghị, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 07 tập thể, 11 cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào thi đua đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh.



UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào thi đua đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh


3/7/2024 9:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài thời sự, kýXem chi tiếtđầu tư công, công trình, trọng điểm, Bình Dương949-binh-duong-tang-toc-giai-ngan-von-dau-tu-cong-trong-nam-202True121000
9.00
121,000
6.00
0
False
Bình Dương hưởng ứng Giờ Trái Đất năm 2025Bình Dương hưởng ứng Giờ Trái Đất năm 2025

​TTĐT - Tối 22-3, tại TP.Thuận An, Tỉnh Đoàn phối hợp cùng Công ty Điện lực Bình Dương, Trung tâm thương mại Aeon Mall Bình Dương Canary tổ chức Chương trình phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái Đất năm 2025.

Tham dự có ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; ông Phan ​Hồng Ân - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.

Gio Trai Dat 2025-1.JPG

Gio Trai Dat 2025-2.JPG

Đại biểu tham dự Chương trình

Hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái Đất năm 2025, Bình Dương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như thành lập đội hình cấp tỉnh với hơn 50 tình nguyện viên tham gia đạp xe diễu hành tuyên truyền tại các tuyến đường trọng điểm trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một; chương trình 25s tắt máy xe; phát tờ rơi và treo băng rôn tuyên truyền về Chiến dịch; Cuộc thi nhảy flashmod với chủ đề "Bước nhảy xanh - Chung tay tiết kiệm năng lượng"; Giải chạy bộ hưởng ứng Giờ Trái Đất; Cuộc thi hùng biện Tiếng Anh về bảo vệ môi trường với chủ đề "Eco Voice Championship 2025".​

Gio Trai Dat 2025-4.JPG

Đại biểu thực hiện nghi thức phát động Cuộc thi Hùng biện tiếng Anh với chủ đề "Eco Voice Championship 2025"

Gio Trai Dat 2025-5.JPG

Giao lưu với Đại sứ Chiến dịch Giờ Trái Đất năm 2025 tỉnh Bình Dương: Á Hậu Trái đất Việt Nam 2023 – Hoàng Thị Kim Chi

Gio Trai Dat 2025-6.jpg

Lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo Tỉnh Đoàn trao Thư tri ân và hoa cho các đơn vị đồng hành

Bên cạnh đó, các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch được lan toả rộng rãi hơn nhờ sự đồng hành, tham gia của 02 Đại sứ: Á Hậu Trái đất Việt Nam 2023 – Hoàng Thị Kim Chi và cầu thủ Nguyễn Tiến Linh.

Gio Trai Dat 2025-3.JPG

Bà Trần Thị Diễm Trinh - Bí thư Tỉnh Đoàn phát biểu tại Chương trình

Phát biểu tại Chương trình, bà Trần Thị Diễm Trinh – Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết, với khẩu hiệu "Chuyển dịch xanh – Tương lai xanh", Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2025 không chỉ hướng đến tiết kiệm năng lượng mà còn hướng tới thay đổi hành vi, bắt đầu cho lối sống xanh vì một thế giới tươi đẹp hơn.

Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo các Huyện, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc triển khai thực hiện nhiều hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế tại các địa phương, điển hình như tuyên truyền tiết kiệm nước, điện và các nguồn năng lượng khác, thực hiện tắt các thiết bị sử dụng điện khi không thật cần thiết tại 100% các buổi sinh hoạt Chi đoàn, Chi hội, các khu nhà trọ, khu dân cư, khu nhà ở xã hội có đông dân cư sinh sống,...

Gio Trai Dat 2025-7.JPG

Gio Trai Dat 2025-8.JPG

Gio Trai Dat 2025-9.JPG

Các tiết mục dự thi nhảy flashmod với chủ đề "Bước nhảy xanh - Chung tay tiết kiệm năng lượng"

Gio Trai Dat 2025-10.JPG

Trao giải cuộc thi nhảy flashmod với chủ đề "Bước nhảy xanh - Chung tay tiết kiệm năng lượng"

Từ ngày 17 - 22/3/2025, vận động các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ dân hưởng ứng tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong khoảng thời gian từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày thứ Bảy tuần thứ 3 của tháng 3. Tổ chức thành lập các đội hình tình nguyện thực hiện dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác thải không đúng nơi quy định, phát quang bụi rậm, các loại cây che tầm nhìn lưu thông tại các tuyến đường. Thực hiện tháo gỡ các loại bảng, biển quảng cáo sai quy định tại các khu dân cư, khu nhà trọ, nhà ở xã hội, trường học, các tuyến đường, tuyến hẻm văn minh tại địa phương đơn vị…

Gio Trai Dat 2025-11.JPG

Đại biểu thực hiện nghi thức phát động tắt đèn hưởng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2025

3/22/2025 9:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, Giờ Trái Đất, năm 202574-binh-duong-huong-ung-gio-trai-dat-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
Cựu chiến binh tỉnh Bình Dương: Trung thành - Đoàn kết - Gương mẫu - Đổi mớiCựu chiến binh tỉnh Bình Dương: Trung thành - Đoàn kết - Gương mẫu - Đổi mới

TTĐT - ​Sáng 08-10, tại TP.Thủ Dầu Một, Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Dương tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Bùi Thanh Nhân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể cùng 112 điển hình tiên tiến đại diện cho hơn 16.000 hội viên cựu chiến binh toàn tỉnh.

ccb1.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi (bìa phải) và Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam Nguyễn Minh Hoàng (thứ 2 từ phải qua) ​tham dự Đại hội

ccb2.jpg

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tham dự Đại hội

Giai đoạn 2019-2024, các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) của tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu của Đại hội lần thứ VI, đổi mới từ nội dung, hình thức, biện pháp, tổ chức phong trào thi đua đến xây dựng mô hình hay, cách làm sáng tạo hiệu quả.

Phong trào thi đua đã kết hợp chặt chẽ với các phong trào, cuộc vận động của Trung ương và địa phương, nổi bật là phong trào thi đua "Đi tìm đồng đội", gắn phong trào thi đua "CCB gương mẫu" với các mô hình "Tiếp sức học sinh đến trường", "Không rải vàng mã dọc đường khi gia đình có tang", "Tấm lòng vàng CCB", "Gần cơ sở, hiểu hội viên", "CCB tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông", Câu lạc bộ tình nguyện cứu giúp người khi bị tai nạn giao thông…

Điểm nổi bật của phong trào thi đua là đã tập trung động viên, tập hợp các thế hệ CCB vào Hội; xây dựng Hội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức; vững mạnh toàn diện, đồng bộ và vững chắc. Từ năm 2019 đến năm 2024, các cấp Hội đã phát triển được hơn 3.000 hội viên mới; tỷ lệ tổ chức cơ sở Hội vững mạnh đạt 100%, chi Hội đạt 98%; hội viên gương mẫu hàng năm đạt 97,5%.

ccb4.jpg

ccb3.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng hoa cho các anh hùng lực lượng vũ trang 

Trong phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, xuất sắc như: Hội CCB TP.Thủ Dầu Một, Hội CCB huyện Phú Giáo, Hội CCB TP.Dĩ An, Hội CCB TP.Bến Cát.

Bên cạnh đó, các cấp Hội đã giúp nhau phát triển kinh tế, tham gia xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh đô thị, giáo dục thế hệ trẻ. Trong 5 năm qua, các cấp Hội đã giúp 39 hộ thoát nghèo; vận động hội viên, nhà hảo tâm ủng hộ sửa chữa, nâng cấp, xây mới được 41 căn nhà… giúp hội viên ổn định nhà ở, yên tâm lao động sản xuất.

ccb5.jpg

Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam tặng lẵng hoa của Hội CCB Việt Nam chúc mừng Đại hội

ccb6.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng Đại hội

Đại hội xác định phương hướng, mục tiêu phong trào thi đua yêu nước CCB gương mẫu giai đoạn 2024-2029: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của phong trào thi đua hướng vào thực hiện tốt nhiệm vụ đoàn kết, vận động CCB. Mỗi tổ chức Hội từ tỉnh Hội đến cơ sở phấn đấu xây dựng từ 2 - 3 mô hình mới, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua CCB gương mẫu, gắn với việc học tâp, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

ccb7.jpg

Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam đề nghị các cấp Hội xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quán triệt các chủ trương, đường lối, làm cho mỗi cán bộ hội viên hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của các phong trào thi đua yêu nước. Gắn phong trào thi đua CCB gương mẫu với các phong trào, cuộc vận động của địa phương, nhất là Cuộc vận động "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thi văn minh"... góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương.

ccb8.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà phát biểu tại hội nghị

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Lộc Hà lưu ý, trong những năm tới, Hội CCB cần làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao ý thức chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật, Nghị quyết của Đảng và Điều lệ của Hội. Thực hiện tốt chương trình hành động của Tỉnh ủy, phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Phát huy thành tích, kinh nghiệm, tham gia đóng góp vào Văn kiện Đại hội Đảng các cấp. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào CCB giúp nhau làm kinh tế, nâng cao đời sống, phấn đấu không còn hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh. Động viên, cổ vũ CCB là chủ doanh nghiệp, trang trại mở rộng sản xuất kinh doanh, giúp đỡ nhau và tích cực hoạt động từ thiện…

Lãnh đạo tỉnh mong muốn và tin tưởng Hội CCB tỉnh, cán bộ, hội viên tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc phong trào thi đua giai đoạn 2024-2029, giữ vững phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", xứng đáng với 8 chữ vàng: Trung thành - Đoàn kết - Gương mẫu - Đổi mới.

Dịp này, Trung ương Hội CCB Việt Nam tặng Cờ thi đua cho tập thể Hội CCB tỉnh Bình Dương và Bằng khen cho Hội CCB TP.Thủ Dầu Một; UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 04 tập thể và 10 cá nhân; Hội CCB tỉnh tặng Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước.

ccb9.jpg

Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam trao Cờ thi đua cho Hội CCB tỉnh Bình Dương

ccb10.jpg

Trao Bằng khen của Hội CCB Việt Nam cho Hội CCB TP.Thủ Dầu Một

ccb11.jpg

ccb12.jpg

ccb13.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân​

10/8/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtCựu chiến Bình Dương, đại hội thi đua, cựu chiến binh gương mẫu148-cuu-chien-binh-tinh-binh-duong-trung-thanh-doan-ket-guong-mau-doi-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.5
2
Bình Dương khởi công dự án đường Vành đai 4 và khánh thành hàng loạt tuyến giao thông quan trọngBình Dương khởi công dự án đường Vành đai 4 và khánh thành hàng loạt tuyến giao thông quan trọng

TTĐT - ​Chiều 18-6, UBND tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Tập đoàn Becamex và Tập đoàn Đèo Cả tổ chức Lễ khởi công dự án đường Vành đai 4  TP. Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương và khánh thành các tuyến đường ĐT.743, ĐT.746, ĐT.747B.

Tham dự có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Chủ tịch nước; ông Mai Văn Chính - Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Bùi Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành khu vực Đông Nam bộ; nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện, thành phố cùng lãnh đạo Tập đoàn Becamex, Tập đoàn Đèo Cả, Tập đoàn Trường Hải và các doanh nghiệp.

khoicongvd45.jpg

​Phó Thủ tướng Mai Văn Chính nghe giới thiệu về quy hoạch hạ tầng giao thông của tỉnh

Dự án đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh là công trình giao thông trọng điểm quốc gia có chiều dài toàn tuyến khoảng 207km, kết nối TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 47,8km, quy mô 08 làn xe cao tốc hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế 100km/h. Giai đoạn 1, đầu tư đường cao tốc 4 làn xe đầy đủ, bao gồm làn dừng khẩn cấp liên tục với bề rộng nền đường 25,5m, vận tốc thiết kế 100 km/h; đầu tư đoạn từ Khu công nghiệp VSIP 2A đến Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 đồng bộ theo quy mô 62m, 10 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h; đầu tư phân bổ các nút giao liên thông, trực thông và xây dựng đường song hành 2 bên tuyến đảm bảo các yếu tố kỹ thuật của tuyến cao tốc và kết nối giao thông khu vực. Tuyến đường kết nối từ cầu Thủ Biên đến sông Sài Gòn.

khoicongvd412.jpg

Ông Phạm Ngọc Thuận – Tổng Giám đốc Tập đoàn Becamex đại diện chủ đầu tư dự án phát biểu tại buổi lễ

Gắn với Lễ Khởi công đường Vành đai 4, tỉnh Bình Dương cũng tổ chức khánh thành các tuyến đường ĐT743, ĐT746 và ĐT747B đã được đầu tư hoàn chỉnh. Đây là những tuyến đường huyết mạch, có tính kết nối vùng và liên vùng với tổng vốn đầu tư cả 3 tuyến gần 2.400 tỷ đồng.

Dịp này, UBND tỉnh tổ chức trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung và Quyết định của UBND tỉnh về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho Công ty TNHH đầu tư phát triển khu công nghiệp THADICO BÌNH DƯƠNG - Chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.

khoicongvd49.jpg

khoicongvd48.jpg

​Phối cảnh dự án

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh nhấn mạnh, khi dự án trên địa bàn tỉnh Bình Dương hoàn thành sẽ kết nối với tuyến đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh và cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đóng vai trò rất quan trọng trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giảm tải giao thông, liên kết các tỉnh, thành phố, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh và mở rộng không gian phát triển mới, tạo động lực cho phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại, dịch vụ, đảm bảo quốc phòng - an ninh cho toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lấy TP.Hồ Chí Minh là hạt nhân trung tâm của Vùng. Đồng thời góp phần hoàn thành mục tiêu 5.000km đường cao tốc mà Đảng và Chính phủ đã đặt ra trong giai đoạn 2021-2030.

khoicongvd46.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu tại buổi lễ

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các doanh nghiệp chủ đầu tư tập trung thực hiện các dự án với sự nỗ lực lớn nhất, tinh thần trách nhiệm cao nhất để đạt được kết quả tốt nhất, đảm bảo các dự án được thực hiện đúng tiến độ, đạt yêu cầu về chất lượng và tính thẩm mỹ, tuân thủ các quy định về an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ… Giám đốc các sở, ngành và Chủ tịch UBND các địa phương có các dự án đi qua tích cực phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án trong điều kiện thuận lợi nhất.

khoicongvd47.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính phát biểu tại buổi lễ

Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính nhấn mạnh, dự án đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương đến nay đ​ã đủ điều kiện khởi công cho thấy sự phân cấp, phân quyền cho địa phương đã phát huy hiệu quả, giảm được nhiều thủ tục và rút ngắn thời gian triển khai dự án.

Phó Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, cố gắng của tỉnh Bình Dương trong triển khai các dự án giao thông cũng như hạ tầng khu công nghiệp thế hệ mới. Ông yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương hiện nay và UBND TP.Hồ Chí Minh (từ ngày 01/7/2025) chỉ đạo các nhà đầu tư, nhà thầu phát huy tinh thần trách nhiệm, đảm bảo tiến độ dự án, không để xảy ra lãng phí, tiêu cực. Các Bộ ngành Trung ương bám sát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai dự án; các cấp chính quyền triển khai công tác giải phóng mặt bằng, quan tâm tái định cư, đảm bảo người dân có nơi ở mới, công việc mới, sinh kế mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Các nhà thầu, tư vấn giám sát, thiết kế đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ dự án. ​

khoicongvd44.jpg

khoicongvd410.jpg

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công đường Vành đai 4 và khánh thành các tuyến đường ĐT.743, ĐT.746, ĐT.747B

khoicongvd43.jpg

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung

khoicongvd42.jpg

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh trao Quyết định của UBND tỉnh về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí

khoicongvd411.jpg

Các đại biểu chụp hình lưu niệm

6/18/2025 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tế; Đầu tư phát triểnTinXem chi tiết266-binh-duong-khoi-cong-du-an-duong-vanh-dai-4-va-khanh-thanh-hang-loat-tuyen-giao-thong-quan-tronTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.214286
7
Thành lập Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ tỉnh Bình Dương Thành lập Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ tỉnh Bình Dương

​TTĐT - Chiều 19-6, tại TP.Thủ Dầu Một đã diễn ra Đại hội thành lập Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ tỉnh Bình Dương.

Tham dự có ông Bùi Minh Trí – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh cùng hơn ​100 cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiêu biểu kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

Thanh lap Hiep hoi Cong nghiep Ho tro-1.JPG

Thanh lap Hiep hoi Cong nghiep Ho tro-2.JPG

Đại biểu tham dự Đại hội

Tại Đại hội, đại diện Sở Nội vụ đã công bố và trao Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ tỉnh Bình Dương.

Theo Quyết định, Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ tỉnh Bình Dương là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Nội vụ và Sở Công Thương.

Thanh lap Hiep hoi Cong nghiep Ho tro-3.JPG

Lãnh đạo tỉnh trao tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng Đại hội

Đại hội đã thông qua phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2025-2028, Điều lệ Hiệp hội. Theo đó, mục tiêu chiến lược trong thời kỳ đầu là tăng cường liên kết - hợp tác trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ - quản trị - nhân lực; phản biện chính sách, đồng hành cùng chính quyền địa phương trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh kết nối chuỗi cung ứng và hội nhập quốc tế.

Thanh lap Hiep hoi Cong nghiep Ho tro-4.JPG

Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh cùng Ban Chấp hành Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Dương

Đại hội đã hiệp thương bầu 33 thành viên vào Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2025 – 2028; thành lập Ban Cố vấn gồm 06 thành viên là các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm trong ngành.

Ông Võ Sơn Điền - Giám đốc Điều hành tiếp thị Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC) được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2025-2028.

Thanh lap Hiep hoi Cong nghiep Ho tro-5.JPG

Ông Bùi Minh Trí – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Đại hội

Phát biểu tại Đại hội, ông Bùi Minh Trí – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao và ghi nhận những thành tích, đóng góp của các doanh nghiệp, doanh nhân và người lao động trên địa bàn cho sự phát triển chung của tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, lãnh đạo tỉnh luôn xác định, khó khăn của các doanh nghiệp cũng là khó khăn chung của tỉnh và cả hệ thống chính trị sẽ luôn đồng hành, chia sẻ, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị lãnh đạo các doanh nghiệp thường xuyên quan tâm, chăm lo tạo công ăn, việc làm ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động để họ yên tâm sản xuất, kinh doanh, gắn bó cùng doanh nghiệp. Ông mong muốn người lao động chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay để hợp lực cùng lãnh đạo doanh nghiệp vượt qua thách thức, đưa đơn vị ngày càng phát triển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Trí cho biết, từ ngày 01/7/2025, Bình Dương sẽ sáp nhập với TP.Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu, khu vực Bình Dương vẫn được định hướng là một trong những "thủ phủ công nghiệp" của cả nước. Địa phương sẽ tiếp tục tạo điều kiện về cơ chế chính sách để đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Thanh lap Hiep hoi Cong nghiep Ho tro-6.JPG

Thanh lap Hiep hoi Cong nghiep Ho tro-7.JPG

Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Dương ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với Hiệp hội Trung tâm Thương mại thế giới (WTCA) tại Việt Nam và Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU)

Thanh lap Hiep hoi Cong nghiep Ho tro-8.JPG

Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Dương trao tặng học bổng trị giá 30 triệu đồng dành cho sinh viên

Dịp này, Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Dương đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với Hiệp hội Trung tâm Thương mại thế giới (WTCA) tại Việt Nam và Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU); trao tặng học bổng trị giá 30 triệu đồng dành cho sinh viên.​

6/19/2025 10:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, thành lập Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ506-thanh-lap-hiep-hoi-cong-nghiep-ho-tro-tinh-binh-duongTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Chi cục Thuế khu vực XVI: 6 tháng thu ngân sách 46.511 tỷ đồng Chi cục Thuế khu vực XVI: 6 tháng thu ngân sách 46.511 tỷ đồng

TTĐT - ​Sáng 23-6, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Chi cục Thuế khu vực XVI tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

​​Năm 2025, ngành Thuế triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác thuế trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Năm nay đánh dấu sự chuyển đổi quan trọng của tổ chức bộ máy ngành Thuế với việc xoá bỏ mô hình Tổng cục, thu gọn tối đa các đầu mối, hợp nhất chi cục theo khu vực, sắp xếp lại cấp đội thuế. Việc tổ chức lại bộ máy ngành Thuế không chỉ là cải cách về hình thức, mà còn tác động tích cực đến chất lượng quản lý và thu ngân sách.

Dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2025 giao cho Chi cục Thuế khu vực XVI là 74.187 tỷ đồng, trong đó tỉnh Bình Dương 53.930 tỷ đồng, tỉnh Bình Phước 8.799 tỷ đồng và tỉnh Tây Ninh 11.458 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm 2025, tổng thu NSNN của Chi cục Thuế khu vực XVI đạt 46.511 tỷ đồng, bằng 62,7% dự toán và bằng 125,8% so với cùng kỳ.

Trong đó địa bàn tỉnh Bình Dương, tổng thu NSNN ước đạt 34.361 tỷ đồng, bằng 63,7% dự toán, bằng 127,6% cùng kỳ. Địa bàn tỉnh Bình Phước, tổng thu NSNN ước đạt 5.916 tỷ đồng, bằng 67,2% dự toán, bằng 130,2% cùng kỳ. Địa bàn tỉnh Tây Ninh, tổng thu NSNN ước đạt 6.234 tỷ đồng, bằng 54,4% dự toán, bằng 113,5% cùng kỳ.  

Công tác hoàn thuế được thực hiện nhanh chóng, đúng quy trình, không để tồn đọng hồ sơ. Các tổ, đội đã thi đua rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, đảm bảo 100% hồ sơ khai thuế được tiếp nhận, xử lý đúng hạn.

cucthue2363.jpg

Ông Nguyễn Văn Công – Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực XVI trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác thuế

Thời gian tới, ngành Thuế tiếp tục theo dõi sát sao và đánh giá đúng tình hình kinh tế; phân tích, nhận định những tác động từ những chính sách tài khóa tiền tệ mà các nước thực hiện đến sức khoẻ doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để nhận diện sớm những rủi ro, có giải pháp chủ động trong điều hành thu NSNN phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu năm 2025.

Tại hội nghị, Chi cục Thuế khu vực XVI đã tuyên dương, khen thưởng 97 tổ chức và 01 cá nhân nộp thuế tiêu biểu. Dịp này, UBND tỉnh tặng bằng khen cho 15 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác thuế. 

cucthue2361.jpg

cucthue2362.jpg

Tuyên dương các tập thể và cá nhân nộp thuế tiêu biểu

6/23/2025 3:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiết805-chi-cuc-thue-khu-vuc-xvi-6-thang-thu-ngan-sach-46-511-ty-dongFalse
0.00
0
0.00
False
Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giảKiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

​TTĐT - Chiều 23-6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và tổng kết đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chăn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia); lãnh đạo các Bộ, ban ngành. 

Chương trình được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành và các thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh.

Hop truc tuyen 23.6_1.JPG

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Theo cáo cáo, 6 tháng đầu năm 2025, các đơn vị, địa phương đã bắt giữ, xử lý 50.736 vụ việc vi phạm. Trong đó, 10.862 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 36.604 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế; 3.270 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 6.532,6 tỷ đồng; khởi tố hình sự 1.875 vụ, 3.235 đối tượng.

Trong tháng cao điểm từ 15/5 – 15/6/2025, các đơn vị, địa phương bắt giữ, xử lý 10.437 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tăng 80,51% so với tháng trước đó với 1.936 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 6.870 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 1.631 vụ hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; thu nộp ngân sách Nhà nước 1.279 tỷ đồng; khởi tố 204 vụ/378 bị can. Qua thống kê có hơn 5.500 cửa hàng trên cả nước đóng cửa, tạm dừng hoạt động trong đợt cao điểm chống hàng giả.

Hop truc tuyen 23.6-2.JPG

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương 

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế; phân tích nguyên nhân cũng như rút ra bài học kinh nghiệm. Từ đó, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trọng điểm để ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Hop truc tuyen 23.6-3.jpg

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng đã tích cực, chủ động tiến hành biện pháp nghiệp vụ, kịp thời phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo thẩm quyền, góp phần ổn định thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thủ tướng Chính phủ khẳng định, phải tiếp tục kiên định mục tiêu, kiên quyết tuyên chiến, phòng, ngừa, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới quét sạch tình trạng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, vi phạm sở hữu trí tuệ; đặc biệt, cần nhanh chóng, kịp thời triệt phá, không khoan nhượng, quét sạch nạn thuốc giả, thực phẩm giả vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân; xử lý vấn đề vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan lĩnh vực công nghiệp văn hóa, giải trí, cũng như các hành vi buôn bán, lừa đảo, quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng…

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện thể chế để chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, vi phạm sở hữu trí tuệ liên quan ngành, lĩnh vực mình, sửa đổi các luật, nghị định, thông tư liên quan; hoàn thiện bộ máy đủ mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại; phân cấp, phân quyền rõ cho mỗi ngành, mỗi cấp; đáp ứng các yêu cầu về tài chính, công nghệ để kiểm soát chất lượng hàng hóa, nghiên cứu định danh điện tử cho các loại mặt hàng.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho tổ chức, cá nhân và nhân dân để góp phần nâng cao nhận thức và tuân thủ các quy định của pháp luật; công bố công khai rộng rãi đường dây nóng, bảo đảm thu thập kịp thời tin báo từ người dân và doanh nghiệp về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả…

6/23/2025 10:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, đấu tranh, ngăn chăn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ253-kien-quyet-dau-tranh-ngan-chan-day-lui-tinh-trang-buon-lau-gian-lan-thuong-mai-hang-giTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Khởi động Dự án Nhà máy phát điện rác BIWASE công suất 24MW, giai đoạn 1 công suất 12MWKhởi động Dự án Nhà máy phát điện rác BIWASE công suất 24MW, giai đoạn 1 công suất 12MW

​TTĐT - Sáng 26-6, tại Khu liên hợp Xử lý chất thải Bình Dương (phường Chánh Phú Hòa, TP.Bến Cát), Công ty cổ phần Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã tổ chức Lễ khởi động Dự án Nhà máy phát điện rác BIWASE công suất 24MW, giai đoạn 1 công suất 12MW.

Đến dự có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; Đại tướng Lê Hồng Anh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng​; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các tỉnh, thành bạn; nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Khoi dong Nha may phat dien rac BIWASE-1.JPG

Khoi dong Nha may phat dien rac BIWASE-2.JPG

Khoi dong Nha may phat dien rac BIWASE-3.JPG

Đại biểu tham dự buổi lễ

Dự án có tổng mức đầu tư 1.150 tỷ đồng (tương đương khoảng 45 triệu đô la Mỹ), sử dụng rác đã qua phân loại để đưa vào lò đốt chất thải sinh hoạt với công suất 500 tấn/ngày và phát ra 12MW điện, là giai đoạn đầu của dự án quy mô công suất 24MW.

Dự án sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại, được cung cấp bởi những đối tác có kinh nghiệm quốc tế như CNIM MARTIN (Pháp - Ấn Độ), ISGEC (Ấn Độ), SIEMENS (Đức), đồng thời do đội ngũ cán bộ kỹ thuật của BIWASE trực tiếp thiết kế, lắp đặt và vận hành. Dự án không chỉ giúp giảm áp lực hạ tầng môi trường đô thị mà còn cung cấp nguồn năng lượng xanh và góp phần hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng xanh của tỉnh Bình Dương.

Khoi dong Nha may phat dien rac BIWASE-4.JPG

Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước tặng lẵng hoa chúc mừng

Khoi dong Nha may phat dien rac BIWASE-5.JPG

Đại tướng Lê Hồng Anh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng tặng lẵng hoa chúc mừng

Khoi dong Nha may phat dien rac BIWASE-6.JPG

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng

Không dừng lại ở việc gia tăng sản lượng điện từ rác, Nhà máy điện rác mới còn chú trọng tối ưu hiệu suất và giảm thiểu tác động môi trường. Tỷ lệ tro xỉ sau đốt được khống chế dưới 12%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 16 -17% của các nhà máy hiện tại tại Việt Nam. Toàn bộ lượng xỉ này sẽ được tái chế thành vật liệu xây dựng, thay vì chôn lấp như truyền thống.

Khoi dong Nha may phat dien rac BIWASE-7.JPG

Ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi lễ

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch HĐND tỉnh biểu dương và ghi nhận sự nỗ lực, phương thức tiếp cận và cách làm của BIWASE.

Ông đánh giá cao mục tiêu của Dự án nhằm góp phần tăng cường công suất xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt, giảm tỷ lệ chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng nhiệt lò đốt rác để phát điện, tạo nguồn năng lượng tái tạo, giảm phụ thuộc vào điện hóa thạch; tro xỉ làm nguyên liệu sản xuất gạch, bê tông, ứng dụng kinh tế tuần hoàn góp phần tăng giá trị cho doanh nghiệp. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn và khu vực lân cận, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.​

Khoi dong Nha may phat dien rac BIWASE-8.JPG

Đại biểu thực hiện nghi thức Lễ khởi động Dự án Nhà máy phát điện rác BIWASE công suất 24MW, giai đoạn 1 công suất 12MW

Khoi dong Nha may phat dien rac BIWASE-9.JPG

Ông Nguyễn Văn Thiền - Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIWASE giới thiệu về hệ thống Nhà máy phát điện rác BIWASE công suất 24MW, giai đoạn 1 công suất 12MW

Khoi dong Nha may phat dien rac BIWASE-10.JPG

Dây chuyền hệ thống lò đốt rác phát điện công suất 500 tấn/ngày

6/26/2025 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tế; Đầu tư phát triểnTinXem chi tiếtBình Dương, Khởi động Dự án Nhà máy phát điện rác BIWASE26-6-khoi-dong-du-an-nha-may-phat-dien-rac-biwaseTrue
0.00
0
0.00
False
5
1
Khởi công xây dựng Dự án Hồ Gươm Xanh tại TP.Thuận AnKhởi công xây dựng Dự án Hồ Gươm Xanh tại TP.Thuận An

TTĐT - ​Sáng 27-6, tại TP. Thuận An, ông Nguyễn Văn Lợi -​ Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tham dự Lễ khởi công xây dựng Dự án Hồ Gươm Xanh.

Cùng tham dự có ông Mai Thế Trung – nguyên Bí thư Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Hoguom-Daibieu.jpg

Hoguom-Daibieu2.jpg 

Đại biểu tham dự lễ khởi công

Hồ Gươm Xanh là dự án nhà ở thương mại có quy mô diện tích đất 24,5 hecta, tọa lạc trên tuyến đường trục chính Quốc lộ 13, thuộc địa bàn phường Lái Thiêu, TP. Thuận An, với tổng mức đầu tư gần 1 tỷ đô la Mỹ, do Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bình Dương làm chủ đầu tư.

Dự án dự kiến cung cấp ra thị trường hơn 4.000 căn hộ cao cấp; hơn 300 căn villas/nhà phố thương mại cùng với các tiện ích sinh hoạt cộng đồng, trường học và nhà ở xã hội; tổ hợp Trung tâm sự kiện và khách sạn 5 sao trên 300 phòng.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá, Dự án Hồ Gươm Xanh có quy mô lớn, được xây dựng tại vị trí hết sức đắc địa và được thực hiện bởi nhà đầu tư chiến lược, nhiều kinh nghiệm và uy tín. Do vậy, ông hy vọng dự án sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Ông đề nghị Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bình Dương tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt, đảm bảo dự án được thực hiện đúng thời gian, yêu cầu chất lượng và đúng thiết kế đã được phê duyệt. Đồng thời tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng, phiền hà đối với người dân xung quanh khu vực, người tham gia giao thông trên tuyến đường Quốc lộ 13.

Về phía sở, ngành và chính quyền địa phương, có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư hoàn thành dự án trong thời gian nhanh nhất có thể. Đồng thời, phải chú trọng công tác giám sát, kiểm tra để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót và xử lý hoặc báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm đúng theo quy định.​

Hoguom-AnhMinh.jpg 

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại lễ khởi công


Hoguom-Khoicong.jpg 

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công Dự án Hồ Gươm Xanh

6/27/2025 12:00 PMĐã ban hànhTin kinh tế; Đầu tư phát triểnTinXem chi tiết660-khoi-cong-xay-dung-du-an-ho-guom-xanh-tai-tp-thuan-aTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.944443
27
Hợp long cầu Bình Gởi nối Bình Dương - TP.Hồ Chí Minh và khánh thành dự án Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746Hợp long cầu Bình Gởi nối Bình Dương - TP.Hồ Chí Minh và khánh thành dự án Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746

​TTĐT - Sáng 28-6, tại TP.Thuận An, UBND tỉnh tổ chức Lễ hợp long cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn nối Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh.​

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Bùi Minh Thạnh​ - Phó Chủ tịch UBND tỉn​h cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Le hop long cay Binh Goi-1.JPG

Đại biểu tham dự Lễ hợp long cầu Bình Gởi

Cầu Bình Gởi thuộc gói xây lắp 4 dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương. Hiện dự án thi công đạt khối lượng 75% (427,01 tỷ/569,35 tỷ) so với khối lượng hợp đồng.

Công trình cầu Bình Gởi được khởi công xây dựng từ tháng 10/2023; nối 2 bờ sông Sài Gòn giữa xã An Sơn (TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương) và xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh).

Le hop long cay Binh Goi-2.JPG

Đại biểu thực hiện nghi thức hợp long cầu Bình Gởi

Cầu Bình Gởi có chiều dài 1 km, mặt cắt ngang 19,75 m, quy mô 04 làn xe, vận tốc được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc đạt 100 km/giờ. Nhà thầu thi công là liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Bắc Trung Nam và Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam.

Cầu Bình Gởi sau khi hoàn thành sẽ tạo thuận lợi cho người dân và phương tiện lưu thông, vận chuyển hàng hóa, giảm tải cho cầu Phú Cường (nối huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh và TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) hiện đang quá tải.

Le hop long cay Binh Goi-3.JPG

Le hop long cay Binh Goi-4.JPG

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công cầu Bình Gởi

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi ghi nhận và biểu dương nhà thầu, đơn vị thi công đã nỗ lực để đảm bảo tiến độ của dự án.

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động phối hợp, tăng tốc, đảm bảo chất lượng công trình. Các nhà thầu phải trên tinh thần làm ngày, làm đêm, "vượt nắng thắng mưa", phấn đấu thông xe kỹ thuật Bình Gởi trong tháng 12/2025.

Le hop long cay Binh Goi-5.JPG

Công nhân đổ bê tông tại vị trí hợp long cầu Bình Gởi

d999471a38e58fbbd6f4.jpg

Cầu Bình Gởi bắc qua sông Sài Gòn nối Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh. Ảnh: Đình Trọng

* Sáng cùng ngày, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ khánh thành dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa.  

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư​. Tuyến đường có chiều dài tuyến 11,36 km. Phần đường được thiết kế theo chuẩn đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80 Km/h cho các đoạn ngoài đô thị và tốc độ thiết kế 50-60 Km/h cho những đoạn qua đô thị. Chiều rộng nền đường 38m bố trí cho 6 làn xe, dải phân cách giữa, dải an toàn và lề đường lát gạch vỉa hè cho đoạn qua đô thị. Tuyến đường được bố trí hệ thống chiếu sáng, sơn đường, biển báo đầy đủ.

Tổng mức đầu tư dự án 2.931 tỷ đồng từ vốn ngân sách. Trong đó chi phí xây lắp 495 tỷ đồng (không bao gồm chi phí dự phòng); chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng 2.053 tỷ đồng.

Tuyến đường là trục giao thông quan trọng kết nối huyện Bắc Tân Uyên, thành phố Tân Uyên với các khu vực lân cận. Đồng thời là tuyến đường huyết mạch dẫn vào Khu công nghiệp VSIP III, kết nối đường Tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng và tuyến đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh. 

Việc đầu tư xây dựng tuyến đường góp phần từng bước hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng theo quy hoạch mạng lưới đường giao thông đô thị, rút ngắn thời gian đi lại, vận chuyển hàng hóa về các đầu mối giao thông quan trọng như sân bay Long Thành, cảng Thị Vải, cảng Cái Mép, góp phân nâng cao năng lực khai thác, đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư của địa phương nói riêng và cả vùng nói chung.

aec3c64dc3bf74e12dae.jpg

7dacad41a7b310ed49a2.jpg

ĐT.746 là tuyến đường huyết mạch dẫn vào Khu công nghiệp VSIP III, kết ni đường Tạo lực Bc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng và đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh​. Ảnh: Đình Trọng

6/28/2025 3:00 PMĐã ban hànhTin kinh tế; Đầu tư phát triểnTinXem chi tiếtBình Dương, hợp long cầu Bình Gởi 529-hop-long-cau-binh-goi-noi-binh-duong-tp-ho-chi-minh-va-khanh-thanh-du-an-nang-cap-mo-rong-duong-dt-74True121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Xem xét Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt đô thị số 02 và tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu BàngXem xét Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt đô thị số 02 và tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng

TTĐT - Chiều 29-6, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 105.  ​

Tham dự có ông Bùi Minh Thạnh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Ủy viên UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ngành, địa phương.

Phiên họp đã xem xét cho ý kiến đối với Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt đô thị số 02: TP.Thủ Dầu Một – TP. Hồ Chí Minh. Điểm đầu (kết nối ga S5 của Tuyến số 1) thuộc phường Phú Mỹ, TP.Thủ Dầu Một. Điểm cuối thuộc phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An kết nối Tuyến số 3 TP.Hồ Chí Minh kéo dài thuộc phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức.

Ph1055G9A1765.jpg

Toàn cảnh Phiên họp

Chiều dài tuyến 21,87km, trên tuyến bố trí 13 nhà ga, 1 depot, đáp ứng năng lực chuyên chở từ 30.000 – 40.000 người/hướng/giờ. Nhu cầu sử dụng đất khoảng 107 hecta. Hình thức đầu tư: đầu tư công, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 50.425 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện: Lập báo cáo nghiên cứu khả thi năm 2025-2026; khởi công quý II năm 2027; phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2031.

Tuyến đường sắt đô thị số 2 tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội trên hành lang khu vực dự án. Đồng thời phát triển đô thị hai bên tuyến theo định hướng TOD, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực; cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách với nhiều ưu điểm hơn các phương thức vận tải khác là khối lượng chuyên chở lớn, an toàn, nhanh và chính xác về thời gian, giảm ùn tắc giao thông trên hành lang trung tâm tỉnh Bình Dương nói chung và khu vực dự án đi qua nói riêng.

PH1055G9A1777.jpg

Ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Phiên họp

Ph1055G9A1750.jpg

PH1055G9A1773.jpg

PH1055G9A1769.jpg

Đại biểu trình bày các nội dung tại Phiên họp

Phiên họp cũng đã xem xét Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng. Dự án có điểm đầu tại Ga An Bình, phường Dĩ An, TP.Dĩ An. Điểm cuối tại Ga Bàu Bàng, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng. Chiều dài tuyến chính 52,25 km; đi qua 05 địa phương gồm: TP. Thủ Dầu Một, TP. Thuận An, TP. Dĩ An, TP. Tân Uyên, TP. Bến Cát và huyện Bàu Bàng. Dự kiến có 10 ga và 01 trạm chỉnh bị. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 64.148,6 tỷ đồng. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất 193,06 hecta. Thời gian thực hiện từ năm 2026 – 2033.

Ngoài ra Phiên họp cũng đã cho ý kiến đối với các nội dung: Ký kết hợp đồng Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP); chủ trương đầu tư 03 dự án: Trường THCS Thạnh Phước, Trường THCS Hội Nghĩa, Trường THPT Thới Hòa; Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) Khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí; dự thảo Quyết định thành lập Cụm công nghiệp An Bình 7, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo…

PH1055G9A1748.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh  phát biểu kết luận Phiên họp

Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cơ bản đồng ý với các nội dung trình. Ông nhấn mạnh, dự án tuyến đường sắt đô thị số 02 và tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng là 2 tuyến đường sắt quan trọng, đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét đồng ý, Hội đồng thẩm định của tỉnh ​đã thông qua, đây là tiền đề quan trọng để khi sáp nhập tỉnh, TP. Hồ Chí minh mới sẽ tiếp tục rà soát và triển khai các bước còn lại để thực hiện dự án.​

6/29/2025 8:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtXem xét Báo cáo, tuyến đường sắt đô thị số 02, đường sắt Dĩ An - Bàu Bà,ng816-xem-xet-bao-cao-nghien-cuu-tien-kha-thi-du-an-tuyen-duong-sat-do-thi-so-02-va-tuyen-duong-sat-di-an-bau-banTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2
2
Bình Dương tăng trưởng 7,2%/năm trong nhiệm kỳ 2021-2025 Bình Dương tăng trưởng 7,2%/năm trong nhiệm kỳ 2021-2025

TTĐT - ​​Chiều 29-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị tổng kết hoạt động UBND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2025 của UBND tỉnh. 

Cùng tham dự có ông Bùi Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnhcác Ủy viên UBND tỉnh.

Báo cáo tóm tắt về kết quả hoạt động chỉ đạo, điều hành nhiệm kỳ 2021-2025, ông Võ Anh Tuấn - Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết, trong nhiệm kỳ, UBND tỉnh tỉnh Bình Dương đã tổ chức 105 phiên họp với 1.677 nội dung, trong đó có 410 nội dung trình HĐND xem xét tại 25 kỳ họp.

66758b247fa8c8f691b9.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh​ Võ Văn Minh cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa tri ân cho lãnh đạo các sở ngành nghỉ hưu

Với tinh thần trách nhiệm cao, những nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành, hầu hết các chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, tỉnh đã giữ vững các cân đối lớn trong phát triển kinh tế, tăng trưởng bình quân đạt 7,2%/năm, thương mại dịch vụ tăng 12,3%/năm, xuất, nhập khẩu đạt 340 tỷ đô la Mỹ, thặng dư thương mại 8 -10 tỷ đô la Mỹ/năm, thu ngân sách đạt 420.000 tỷ đồng. Tỉnh đã dành nguồn lực lớn để đầu tư cho công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các công trình dự án trọng điểm tạo động lực phát triển địa phương…

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, biểu dương các thành viên UBND tỉnh, các sở, ban, ngành đã nỗ lực rất lớn, nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt qua những khó khăn, thách thức, nhất là trước những ảnh hưởng, tác động sau đại dịch Covid-19. Triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, giữ được tăng trưởng ổn định, đồng thời bảo đảm được an sinh xã hội, giữ vững ổn định quốc phòng, an ninh trên địa bàn…​

6/29/2025 9:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, tăng trưởng 7,2%/năm, nhiệm kỳ 2021-202595-binh-duong-tang-truong-7-2-nam-trong-nhiem-ky-2021-2025True
0.00
0
0.00
False
Bình Dương: Triển khai Nghị định sửa đổi quy định về giá đấtBình Dương: Triển khai Nghị định sửa đổi quy định về giá đất

TTĐT - ​Sáng 07-3, tại TP.Thủ Dầu Một, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 12/2024/NĐ-CP, ngày 05/02/2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất và Nghị định số 10/2023/NĐ-CP, ngày 03/4/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013.​

Tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở ngành, cùng 300 đại biểu là cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Kế hoạch và Tài chính các huyện, thị, thành phố; Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh và cấp huyện, đại diện các đơn vị tư vấn giá đất.

z5225853167281_67a0667f75b18b056aed3e06cf133204.jpg

​​Toàn cảnh hội nghị tập huấn

Hội nghị nhằm nâng cao hiểu biết về chính sách pháp luật, tuyên truyền sâu, rộng, trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng trong công tác quản lý đất đai, định giá đất, giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, trên cơ sở đó giúp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bổ sung, cập nhật, nắm vững các quy định mới của pháp luật, bảo đảm tuân thủ và thực hiện đúng quy định. 

z5225853746665_d4318cf6720787af980372fff110bd64.jpg

Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị​​​

Phát biểu tại hội nghị, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, trong thời gian qua với sự vào cuộc quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp chính quyền, công tác xác định giá đất trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập đó là giá đất tại một số nơi chưa đảm bảo sát giá thị trường; việc điều tra, khảo sát, xây dựng giá đất gặp nhiều khó khăn… Nghị định số 12/2024/NĐ-CP của Chính phủ kịp thời giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong quản lý Nhà nước về giá đất đang tồn tại ở các địa phương, kịp thời khơi thông nguồn lực đất cho phát triển kinh tế-xã hội. Ông đề nghị các sở ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xác định giá đất; bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác xác định giá đất.

z5225852983120_7a546cd918b7c7669a7421cb482ac9b6.jpg

Báo cáo viên trình bày những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 12/2024/NĐ-CP

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự được nghe báo cáo viên trình bày những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 12/2024/NĐ-CP của Chính phủ và giải đáp các thắc mắc liên quan, từ đó căn cứ tình hình thực tế của ngành, địa phương chủ động, linh hoạt tổ chức triển khai, phổ biến kịp thời, rộng rãi đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động áp dụng cho đúng theo quy định.

Đối với nội dung quy định về giá đất, Nghị định số 12/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung vào 6 Điều và bổ sung thêm 9 Điều mới vào Nghị định số 44/2014/NĐ-CP. Ngoài ra, Nghị định số 12/2024/NĐ-CP còn quy định xử lý chuyển tiếp về giá đất.

Trong đó có một số quy định mới về giá đất. Cụ thể, về phương pháp định giá đất, Nghị định bãi bỏ phương pháp chiết trừ; sửa đổi, bổ sung nội dung, điều kiện áp dụng, trình tự, thủ tục áp dụng các phương pháp so sánh, thu nhập, thặng dư và hệ số điều chỉnh giá đất; bổ sung quy định về các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trong phương pháp so sánh; sửa đổi, bổ sung quy định về thông tin để áp dụng các phương pháp định giá đất, đồng thời quy định trách nhiệm của đơn vị xác định giá đất khi thu thập thông tin và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc cung cấp thông tin.

Về giá đất cụ thể, Nghị định bổ sung thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể và trình tự, thủ tục xác định giá đất cụ thể của UBND cấp huyện đối với trường hợp được UBND cấp tỉnh ủy quyền theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương; bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức, xác định giá đất cụ thể; sửa đổi, bổ sung quy định về việc hoàn thiện hồ sơ phương án giá đất; bỏ quy định về kế hoạch định giá đất cụ thể.

Về lựa chọn tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất cụ thể, Nghị định bổ sung quy định đối với trường hợp không lựa chọn được tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất thì giao nhiệm vụ cho đơn vị sự nghiệp công có chức năng tư vấn xác định giá đất hoặc thành lập Tổ công tác liên ngành; sửa đổi điều kiện hành nghề tư vấn xác định giá đất.

Về Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể, Nghị định sửa đổi, bổ sung về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong quá trình chuẩn bị hồ sơ phương án giá đất để trình Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể; thành phần, trình tự hoạt động, nội dung thẩm định của Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể.

Về quy định chuyển tiếp, Nghị định quy định xử lý đối với trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất… theo đúng quy định của pháp luật đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan mà không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày Nghị định số 12/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chưa quyết định giá đất cụ thể.

​Bên cạnh đó, Nghị định này bổ sung quy định người sử dụng đất phải nộp bổ sung khoản tiền đối với thời gian chưa tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất.​


 

3/7/2024 7:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, Nghị định sửa đổi quy định về giá đất405-binh-duong-trien-khai-nghi-dinh-sua-doi-quy-dinh-ve-gia-daTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.75
2
Địa chỉ Trung tâm Phục vụ hành chính công 36 xã, phường mới trên địa bàn tỉnh Bình DươngĐịa chỉ Trung tâm Phục vụ hành chính công 36 xã, phường mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​Sau sắp xếp, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 24 phường và 12 xã. 

​Dưới đây là thông tin cụ thể địa chỉ - địa chỉ số của Trung tâm Phục vụ hành chính công 36 xã, phường ​mới:

​​​​​TÊN - ĐỊA CHỈ ​- ĐỊA ​CH​Ỉ SỐ CỦA TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG 36 XÃ, PHƯỜNG 
STT​Phường, xã mớiTên trụ sở cũ, nơi đặt trụ sở UBND phường, xã mớiChi nhánh/Điểm tiếp nhậnĐịa chỉ​Định vị
​​​​I. Địa bàn thành phố Thủ Dầu Một       
1Phường Thủ Dầu MộtUBND thành phố Thủ Dầu MộtTrung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Thủ Dầu Một1 Quang Trung, Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/Qk5jR16FrbFdoT269
2Phường Bình DươngUBND phường Hòa PhúĐiểm Tiếp nhận Hòa Phú357 Võ Nguyên Giáp, Hoà Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/riG7ZNp4H2h2peuNA
3Phường Phú LợiUBND phường Phú HòaĐiểm Tiếp nhận Phú Hòa438 Đ. Phú Lợi, Phú Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/jvZFMgZf2XPnsMkbA
4Phường Chánh HiệpUBND phường Tương Bình HiệpĐiểm Tiếp nhận Tương Bình Hiệp279 Hồ Văn Cống, khu phố 3, Thủ Dầu Một, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/27SQNMedXogWcbau7
5Phường Phú AnUBND phường Hiệp AnĐiểm Tiếp nhận Hiệp Anđường Nguyễn Đức Cảnh, khu phố 4, phường Hiệp An, Thủ Dầu Một, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/Hpri9bmiK51kqMM28
​​​​II. Địa bàn thành phố Thuận An       
6Phường Lái ThiêuUBND thành phố Thuận AnTrung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Thuận AnĐường Phan Đình Phùng, khu phố chợ, phường Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/WoNXTdJVTz1L5wGS7
7Phường Thuận AnUBND phường Hưng ĐịnhĐiểm Tiếp nhận Hưng Định289 đường Hưng Định 31, khu phố Hưng Thọ, Hưng Định, Thuận An, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/m4p5dPPpbvpF11fu9
8Phường Bình HòaUBND phường Bình HòaĐiểm Tiếp nhận Bình Hòađường ĐT 743C, khu phố Bình Đức 1, Binh Hoà, Thuận An, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/SJ8LkmGcg7v6n6YR6
9Phường An PhúUBND phường An PhúĐiểm Tiếp nhận An Phúđường ĐT743, khu phố 1A, An Phú, Thuận An, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/aq2a2khotvMWXokr9
10Phường Thuận GiaoUBND phường Bình ChuẩnĐiểm Tiếp nhận Bình Chuẩnđường Thủ Khoa Huân, khu phố Bình Phú, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/GAZnhcS8g9ivgSzV8
​​​​III. Địa bàn thành phố Dĩ An       
11Phường Dĩ AnUBND thành phố Dĩ An Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Dĩ AnĐường số 10, Trung tâm hành Chính, khu phố Nhị Đồng 2, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/QY6k52vBN5gkJJiW7
12Phường Đông HòaUBND phường Đông HòaĐiểm Tiếp nhận Đông HòaQuốc Lộ 1K, khu phố Đông A, phường Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/Ct1vVf8q3GUzpDzK9
13Phường Tân Đông HiệpUBND phường Tân BìnhĐiểm Tiếp nhận Tân BìnhĐường Nguyễn Thị Minh Khai, khu phố Tân Thắng, Tân Bình, Dĩ An, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/bHEhi8a21miXwq138
​​​​IV. Địa bàn thành phố Tân Uyên       
14Phường Tân Uyên UBND thành phố Tân UyênTrung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Tân UyênKhu phố 1, Uyên Hưng, Tân Uyên, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/NMQPFy4TrzHQwxjP7
15Phường Tân KhánhUBND phường Tân Phước KhánhĐiểm Tiếp nhận Tân Phước KhánhĐT746, khu phố Khánh Hòa, Tân Phước Khánh, Tân Uyên, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/yAkHbszsWKheEoJD8
16Phường Tân Hiệp UBND phường Tân HiệpĐiểm Tiếp nhận Tân HiệpĐường Nguyễn Khuyến, khu phố Tân Bình, phường Tân Hiệp, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/qyed5PtZYNPWNVLq6
17Phường Bình CơUBND phường Hội NghĩaĐiểm Tiếp nhận Hội NghĩaĐT747A, khu phố 2, Hội Nghĩa, Tân Uyên, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/w6drHGQVcPamo78X6
18Phường Vĩnh TânUBND phường Vĩnh TânĐiểm Tiếp nhận Vĩnh TânĐường 742, khu phố 4, Vĩnh Tân, Tân Uyên, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/sVbbhRGAr8hJbYDz5
​​​​V. Địa bàn thành phố Bến Cát       
19Phường Bến CátUBND thành phố Bến CátTrung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Bến Cát 30 Tháng 4, khu phố 2, Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/fCRDecX6CDxE4H4y5
20Phường Tây NamUBND phường An TâyĐiểm Tiếp nhận An TâyĐT744, khu phố Lồ Ồ, An Tây, Bến Cát, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/dTmLpvzfLnXgUmWj9
21Phường Long NguyênUBND phường An ĐiềnĐiểm Tiếp nhận An ĐiềnĐ. Hùng Vương, khu phố Kiến An, An Điền, Bến Cát, Bình Dương, Việt Namhttps://maps.app.goo.gl/HTNkPq2Ka8ksq4r6A​
22Phường Thới HòaUBND phường Thới HòaĐiểm Tiếp nhận Thới HòaQuốc lộ 13, khu phố 3A, phường Thời Hòa, thành phố Bến Cát, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/wKBWGPiQuHMAdXFP8
23Phường Hòa LợiUBND phường Hòa LợiĐiểm Tiếp nhận Hòa Lợi353 Nguyễn Văn Thành, Hoà Lợi, Bến Cát, Bình Dương, Việt Namhttps://maps.app.goo.gl/TUFDfkYetWCSP6HE8
24Phường Chánh Phú HòaUBND phường Chánh Phú HòaĐiểm Tiếp nhận Chánh Phú HòaNguyễn Văn Thành, Khu phố 9, Chánh Phú Hoà, Bến Cát, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/chaEzyMMHs8ze5Km7
​​​​VI. Địa bàn huyện Bàu Bàng       
25Xã Bàu BàngUBND huyện Bàu BàngTrung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Bàu BàngTrung tâm hành chính Bàu Bàng, Đ. N17-5A, TT. Lai Uyên, Bàu Bàng, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/ekDR2YXgsZrSbE3X7
26 Xã Trừ Văn ThốUBND xã Cây Trường IIĐiểm tiếp nhận Cây Trường IIĐT750, Cây Trường 2, Bàu Bàng, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/SdW6bLsEMMenFKMx6
​​​​VII. Địa bàn huyện Phú Giáo       
27Xã Phú GiáoUBND huyện Phú GiáoTrung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Phú Giáo16A Trần Quang Diệu, TT. Phước Vĩnh, Phú Giáo, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/7yEjrFqz27FkScrj7
28Xã Phước HòaUBND xã Vĩnh HòaĐiểm Tiếp nhận Vĩnh HòaĐT741, ấp Trảng Sắn, Vĩnh Hoà, Phú Giáo, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/Bwj5HatLo5wMc7y56
29Xã Phước ThànhUBND xã Phước SangĐiểm Tiếp nhận Phước SangHL508, Phước Sang, Phú Giáo, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/rpMLCsazpSbaPbj89
30 Xã An LongUBND xã An LongĐiểm Tiếp nhận An LongĐH516, An Long, Phú Giáo, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/Nc9BdmdrLQ6TtorU6
​​​​VIII. Địa bàn huyện Dầu Tiếng       
31Xã Dầu Tiếng

UBND huyện Dầu 

Tiếng

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Dầu Tiếng5 Lê Lợi, khu phố 4B, Dầu Tiếng, Bình Dương, Việt Namhttps://maps.app.goo.gl/32pL5YpcYVwMHGq38
32 Xã Long HòaUBND xã Long HòaĐiểm Tiếp nhận Long HòaĐT.749A, ấp Long Điền, Long Hoà, Dầu Tiếng, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/LWkbms9mLBds2owA9
33Xã Minh Thạnh UBND xã Minh HòaĐiểm Tiếp nhận Minh HòaĐT.749B, ấp Hoà Cường, Minh Hoà, Dầu Tiếng, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/F7kpsZ2zkdFMkFQz8
34 Xã Thanh AnUBND xã Thanh AnĐiểm Tiếp nhận Thanh AnĐT.744, ấp Cần Giăng, Thanh An, Dầu Tiếng, Bình Dương, Việt Namhttps://maps.app.goo.gl/WXPj2jgRnU1cTUGZ9
​IX. Địa bàn huyện Bắc Tân Uyên    
35Xã Bắc Tân UyênUBND huyện Bắc Tân UyênTrung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Bắc Tân UyênĐT.746, khu phố 2, Tân Thành, Bắc Tân Uyên, Bình Dương, Việt Namhttps://maps.app.goo.gl/5tZs2WZcK9Awhzms8
36Xã Thường TânUBND xã Lạc AnĐiểm Tiếp nhận Lạc AnĐường ĐT746, ấp 4, Xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/RTYgXePmL7njQLUV9

Các xã, phường mới tổ chức vận hành thử nghiệm Trung tâm Phục vụ hành chính công để chuẩn bị các điều kiện hoạt động chính thức kể từ ngày 01/7/2025.

Các cá nhân, tổ chức trên địa bàn có thể thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện và UBND cấp xã, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai và các thủ tục hành chính ngành Công an tại Trung tâm Phục vụ hành chính công/Điểm tiếp nhận của các phường mới.

6/14/2025 7:00 PMĐã ban hànhSắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp; Tin nội chínhTinXem chi tiết336-dia-chi-trung-tam-phuc-vu-hanh-chinh-cong-36-xa-phuong-moi-tren-dia-ban-tinh-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1.618181
55
Ngày 09/05/2020, Thủ tướng Chính phủ đối thoại trực tuyến với doanh nghiệpNgày 09/05/2020, Thủ tướng Chính phủ đối thoại trực tuyến với doanh nghiệp

TTĐT - ​Theo Công điện của Văn phòng Chính phủ, sáng ngày 09/5/2020, Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục hồi nền kinh tế ứng phó dịch Covid-19.

Hội nghị được truyền hình trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương, 30 điểm cầu các Bộ, ngành và truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.

Tổng số lượng đại biểu dự kiến khoảng 6.000 người tại các điểm cầu và với truyền hình trực tiếp thì khoảng 800.000 doanh nghiệp, trên 5 triệu hộ kinh doanh và nhân dân cả nước có thể theo dõi.

Hội nghị sẽ là dịp để khơi dậy tinh thần, truyền đi thông điệp, chung sức đồng lòng để vươn lên bứt phá, phát huy tinh thần yêu nước, nỗ lực khắc phục khó khăn, quyết tâm tái cơ cấu để tăng tốc phát triển, đạt mục tiêu tăng trưởng.

Để tham dự hội nghị, Bình Dương đã chuẩn bị 03 phòng họp trực tuyến tại Trung tâm Hành chính tỉnh, gồm: Phòng họp A, phòng họp B - UBND tỉnh, phòng họp Trung tâm Hành chính công tỉnh (Tầng 1 - Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh) và phòng họp tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương. Đồng thời kết nối đến phòng họp trực tuyến của 09 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Tại Phòng họp A - UBND tỉnh thành phần tham dự gồm có: Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc, Thủ trưởng: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Tổng Công ty Becamex, Tổng Công ty Thanh Lễ, Tổng Công ty 3/2; lãnh đạo Liên đoàn doanh nghiệp tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy; Chánh Văn phòng Võ Văn Lượng, Phòng Kinh tế.

Tại Phòng họp B - UBND tỉnh thành phần tham dự gồm: Lãnh đạo Cục Thuế, Cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Ngân hàng nhà nước tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương, Công ty Điện lực Bình Dương; các Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phòng Tổng hợp, Phòng Nội chính, Phòng Khoa giáo - Văn xã, Ban Quản lý Tòa nhà, Trung tâm Hành chính công tỉnh; Phóng viên: Báo Bình Dương, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh.

Phòng họp Trung tâm Hành chính công tỉnh (Tầng 1 – tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh) thành phần tham dự gồm: Lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Ngoại vụ, Ban Quản lý các khu công ngiệp tỉnh, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore; các Hiệp hội ngành hàng trên địa bàn tỉnh (do Sở Công Thương mời và hướng dẫn đơn vị đến địa điểm dự Hội nghị); các Hiệp hội đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh (do Sở Ngoại vụ mời và hướng dẫn đơn vị đến địa điểm dự hội nghị); các doanh nghiệp trong khu công nghiệp do Ban Quản lý các khu công nghiệp mời và hướng dẫn đơn vị đến địa điểm dự hội nghị (10 doanh nghiệp) và Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore mời và hướng dẫn đơn vị đến địa điểm dự hội nghị (10 doanh nghiệp).

Phòng họp trực tuyến tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương thành phần tham dự gồm: Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tỉnh, 20 Chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh (do Ngân hàng Nhà nước mời).​​

 

5/6/2020 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTin/CMSImageNew/2020-05/Tin 1 - Hoi nghi truc tuye.mp3Xem chi tiết Thủ tướng, Chính phủ, đối thoại, trực tuyế, doanh nghiệp72-ngay-09-05-2020-thu-tuong-chinh-phu-doi-thoai-truc-tuyen-voi-doanh-nghieFalse
1.00
0
0.50
0
False
5
1
Bí thư Tỉnh ủy gặp gỡ lãnh đạo chủ chốt của các xã, phường mới Bí thư Tỉnh ủy gặp gỡ lãnh đạo chủ chốt của các xã, phường mới

TTĐT - Vừa qua, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chủ trì buổi gặp gỡ, động viên các cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị, sở, ban, ngành,​ đoàn thể tỉnh được phân công, bố trí về công tác tại các xã, phường mới sau khi sắp xếp, sáp nhập.

Tham dự có bà Nguyễn Minh Thủy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; ông Bùi Thanh Nhân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.  

Bi thu gap go lanh dao cac xa, phuong moi-1.JPG

Toàn cảnh buổi gặp gỡ

Theo báo cáo, sau khi đánh giá toàn diện, sâu sắc và kỹ lưỡng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã lựa chọn 55 cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị, sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh được phân công, bố trí về công tác tại các xã, phường mới. Trong đó, có 28 cán bộ, công chức là lãnh đạo chủ chốt của các xã, phường mới. Việc phân công, bố trí công tác nhằm giúp các cán bộ, công chức củng cố, rèn luyện và phát huy năng lực bản thân trong nhiệm vụ mới. Mặt khác, tăng cường cho các địa bàn xã, phường các cán bộ, công chức của tỉnh có kinh nghiệm, năng lực, chuyên môn để phục vụ mục tiêu "gần dân, sát dân", phục vụ nhân dân tốt hơn.

Bi thu gap go lanh dao cac xa, phuong moi-2.JPG

Bi thu gap go lanh dao cac xa, phuong moi-3.JPG

Bi thu gap go lanh dao cac xa, phuong moi-4.JPG

Bi thu gap go lanh dao cac xa, phuong moi-5.JPG

Các cán bộ, công chức phát biểu ý kiến tại buổi gặp gỡ

Tại buổi gặp gỡ, các cán bộ, công chức là lãnh đạo chủ chốt của các xã, phường mới bày tỏ khát vọng được cống hiến, nỗ lực cùng tập thể, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời chia sẻ về công tác chuẩn bị khi nhận nhiệm vụ mới. Theo đó, đa s​ố cán bộ, công chức đã nắm bắt công việc; phân công theo quy chế làm việc của Đảng ủy; bố trí sơ đồ chỗ ngồi làm việc; triển khai sử dụng cơ sở vật chất, máy móc, đường truyền phục vụ người dân; tuyên truyền, thông tin rộng rãi cho người dân, doanh nghiệp về việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính… để chuẩn bị vận hành thử nghiệm Trung tâm Phục vụ Hành chính công của xã, phường mới từ ngày 16/6/2025…

Bi thu gap go lanh dao cac xa, phuong moi-6.JPG

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại buổi gặp gỡ

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi biểu dương tinh thần trách nhiệm và ý thức chấp hành sự phân công, bố trí nhiệm vụ mới của cán bộ, công chức.

Bí thư Tỉnh ủy cho biết, việc công tác tại các xã, phường mới đòi hỏi khả năng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối trên tất cả các lĩnh vực theo quy chế làm việc của Đảng ủy. Do đó, các cán bộ, công chức cần chủ động nhập cuộc, dành nhiều thời gian để nắm bắt tình hình thực tế ở cơ sở, tâm tư tình cảm, nguyện vọng của người dân, chú trọng công tác tư tưởng cho đảng viên.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi yêu cầu các cán bộ, công chức rà soát, sắp xếp công việc nhanh chóng, không làm gián đoạn việc giải quyết thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp khi xã, phường mới đi vào hoạt động. Ngoài ra, cần chỉ đạo thêm công tác tuyên truyền cho người dân về trụ sở làm việc mới; bố trí các cơ sở làm việc hợp lý; tiết kiệm, tận dụng tối đa trang thiết bị hiện có…

6/15/2025 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnh; Sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấpTinXem chi tiếtBình Dương, phân công, bố trí về công tác tại các xã, phường mới sau khi sắp xếp, sáp nhập478-bi-thu-tinh-uy-gap-go-lanh-dao-chu-chot-cua-cac-xa-phuong-moiTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1.656251
32
Bình Dương dự kiến có 36 đơn vị hành chính cấp xãBình Dương dự kiến có 36 đơn vị hành chính cấp xã

​TTĐT - Chiều 14-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị quán triệt, thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Kế hoạch lấy ý kiến về Đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sáp nhập cấp xã. 

Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện, thành phố. Hội nghị được kết nối đến 110 điểm cầu với 12.000 đại biểu tham dự.

hnbch1441.jpg

Toàn cảnh hội nghị tại Tỉnh ủy Bình Dương

hnbch1445.jpg

 Hội nghị được kết nối đến 110 điểm cầu với 12.000 đại biểu tham dự

Tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã triển khai quán triệt, thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố). Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

Đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng ủy Chính phủ. Trong đó hợp nhất tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.Hồ Chí Minh, lấy tên là TP.Hồ Chí Minh, Trung tâm hành chính đặt tại TP.Hồ Chí Minh.

Đồng ý sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

hnbch1442.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi quán triệt kết quả Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Trung ương đồng ý chủ trương lập tổ chức Đảng ở địa phương tương ứng với hệ thống hành chính cấp tỉnh, cấp xã; kết thúc hoạt động của các Đảng bộ cấp huyện. Việc lập tổ chức Đảng ở địa phương thực hiện theo đúng Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương.

Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp, tinh gọn, hợp nhất cơ quan MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng ủy MTTQ Việt Nam, các đoàn thể Trung ương; chủ trương kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang, giảm mức đóng góp công đoàn phí của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước liên quan đến các quy định về chính quyền địa phương phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; các quy định về MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội.​

Với định hướng tại Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bình Dương đã khẩn trương, nghiêm túc, tích cực xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính. Tại hội nghị, bà Nguyễn Minh Thủy - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã quán triệt nội dung cốt lõi của Đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp, sáp nhập các xã gắn với mô hình tổ chức Đảng ở địa phương và sắp xếp cơ quan thanh tra, sắp xếp cơ quan MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp xã.

hnbch1443.jpg

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Minh Thủy quán triệt nội dung cốt lõi của Đề án kết thúc hoạt động cấp huyện và sắp xếp, sáp nhập các xã

Theo đó, tổng số đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh hiện nay là 91 đơn vị hành chính. Trên cơ sở tỷ lệ giảm theo định hướng của Trung ương, tiêu chí về diện tích và dân số, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cân nhắc đảm bảo tính tổng thể, cho sự phát triển của các địa phương tiếp tục ổn định, cơ bản tán thành sau sắp xếp dự kiến còn lại 36 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 24 phường, 12 xã), đạt tỷ lệ 39,6% (giảm 55 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 60,4%). Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất xác định 10 đơn vị hành chính cấp xã là địa bàn trọng điểm của tỉnh và các địa phương cấp huyện hiện nay để tạo không gian dư địa phát triển, nâng tầm đô thị trong tương lai.

Cũng tại hội nghị, ông Bùi Thanh Nhân - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã thông qua Kế hoạch tổ chức Hội nghị thảo luận, lấy ý kiến góp ý đối với Phương án kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, dự kiến tổ chức lấy ý kiến bằng các hình thức: Tổ chức hội nghị lấy ý kiến, qua phiếu khảo sát... Hoàn thành việc lấy ý kiến trước ngày 23/4/2025.

hnbch1444.jpg

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bùi Thanh Nhân thông qua Kế hoạch tổ chức Hội nghị thảo luận, lấy ý kiến góp ý đối với Phương án kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã

Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh, việc xây dựng phương án 36 xã, phường trên cơ sở gắn với quy hoạch các tuyến giao thông và hạ tầng của tỉnh. Bí thư yêu cầu tiếp tục hoàn chỉnh đề án về mục đích, yêu cầu, căn cứ pháp lý, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cử tri và nhân dân. Đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn về việc sắp xếp, bố trí cán bộ công chức cấp xã.

Tổ chức lấy ý kiến về địa giới hành chính, tên gọi… Sau khi lấy ý kiến, HĐND tỉnh phải họp trước ngày 25/4/2025 để hoàn chỉnh Đề án trình Trung ương. 

Dự kiến tên gọi, trụ sở các xã, phường sau sáp nhập, hợp nhất:

(1) Hợp nhất phường Bình An, phường Bình Thắng và phường Đông Hòa, lấy tên là phường Đông Hòa, trụ sở đặt tại phường Đông Hòa.

(2) Hợp nhất phường Dĩ An, phường An Bình và các khu phố: Chiêu Liêu, Chiêu Liêu A, Đông Chiêu, Đông Chiêu A, Tân Long của phường Tân Đông Hiệp lấy tên là phường Dĩ An trụ sở đặt tại UBND thành phố Dĩ An (đây là phường trọng điểm của địa bàn Dĩ An).

(3) Hợp nhất phường Tân Bình, các khu phố: Đông Thành, Đông An, Tân An, Đông Tác của Phường Tân Đông Hiệp và các khu phố: Ba Đình, Tân Ba, Mỹ Hiệp, Tân Mỹ của phường Thái Hòa, thành phố Tân Uyên lấy tên là phường Tân Đông Hiệp, trụ sở đặt tại phường Tân Bình.

(4) Hợp nhất xã An Sơn, phường Hưng Định và phường An Thạnh, lấy tên là phường Thuận An, trụ sở đặt tại phường Hưng Định.

(5) Hợp nhất phường Thuận Giao và các khu phố: Bình Quới A, Bình Quới B, Bình Phú thuộc phường Bình Chuẩn, lấy tên là phường Thuận Giao, trụ sở đặt tại phường Bình Chuẩn.

(6) Hợp nhất phường Bình Hòa và các khu phố: Trung, Đông, Phú Hội của  phường Vĩnh Phú, lấy tên là phường Bình Hòa, trụ sở đặt tại phường Bình Hòa.

(7) Hợp nhất phường Lái Thiêu, phường Bình Nhâm và các khu phố: Hòa Long, Tây của phường Vĩnh Phú, lấy tên là phường Lái Thiêu, trụ sở đặt tại UBND thành phố Thuận An (đây là phường trọng điểm của địa bàn Thuận An).

(8) Hợp nhất phường An Phú và các khu phố: Bình Phước A, Bình Phước B phường thuộc phường Bình Chuẩn, lấy tên là phường An Phú, trụ sở đặt tại phường An Phú.

(9) Hợp nhất phường Hòa Phú, phường Phú Mỹ, phường Phú Tân và phường Phú Chánh, thành phố Tân Uyên, lấy tên là phường Bình Dương, trụ sở đặt tại phường Hòa Phú (đây là phường trọng điểm của Bình Dương).

(10) Hợp nhất phường Định Hòa, phường Chánh Mỹ (trừ các khu phố: Chánh lộc 1, Chánh lộc 2, Chánh Lộc 7), phường Hiệp Thành (các khu phố: 5, 6) và phường Tương Bình Hiệp, lấy tên là phường Chánh Hiệp, trụ sở đặt tại phường Tương Bình Hiệp.

(11) Hợp nhất phường Phú Cường, phường Phú Thọ, phường Chánh Nghĩa, các khu phố: 1, 2, 3, 4 của phường Hiệp Thành và các khu phố: Chánh Lộc 1, Chánh Lộc 2, Chánh Lộc 7 của phường Chánh Mỹ lấy tên là phường Thủ Dầu Một, trụ sở đặt tại UBND thành phố Thủ Dầu Một (đây là phường trọng điểm của Bình Dương).

(12) Hợp nhất phường Phú Lợi, phường Phú Hòa và các khu phố: 7, 8 của phường Hiệp Thành, lấy tên là phường Phú Lợi, trụ sở đặt tại phường Phú Hòa.

(13) Hợp nhất phường Vĩnh Tân và thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, lấy tên là phường Vĩnh Tân, trụ sở đặt tại phường Vĩnh Tân.

(14) Hợp nhất phường Hội Nghĩa và xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, lấy tên là phường Bình Mỹ, trụ sở đặt tại phường Bình Mỹ.

(15) Hợp nhất xã Bạch Đằng, phường Uyên Hưng, xã Tân Lập, các ấp: 2, 3, Xóm Đèn, Vườn Vũ, Bưng Lương của xã Tân Mỹ và các ấp của xã Đất Cuốc, lấy tên là phường Tân Uyên, trụ sở đặt tại UBND thành phố Tân Uyên (đây là phường trọng điểm của Tân Uyên).

(16) Hợp nhất phường Khánh Bình và phường Tân Hiệp, lấy tên là phường Tân Hiệp, trụ sở đặt tại phường Tân Hiệp.

(17) Hợp nhất phường Thạnh Phước, xã Thạnh Hội, các khu phố: Phước Thái, Phước Hải, An Thành, Vĩnh Phước của phường Thái Hòa, phường Tân Phước Khánh và phường Tân Vĩnh Hiệp, lấy tên là phường Tân Khánh, trụ sở đặt tại phường Thái Hòa.

(18) Hợp nhất phường Tân An, phường Hiệp An và xã Phú An, lấy tên là phường Phú An, trụ sở đặt tại phường Hiệp An.

(19) Hợp nhất phường An Tây, xã Thanh Tuyền (trừ ấp Đường Long) và ấp Kiến An, ấp Hố Cạn, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, lấy tên là phường Tây Nam, trụ sở đặt tại phường An Tây.

(20) Hợp nhất phường An Điền, khu phố 1 phường Mỹ Phước và xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, lấy tên là phường Long Nguyên, trụ sở đặt tại phường An Điền.

(21) Hợp nhất phường Mỹ Phước (trừ khu phố 1), xã Lai Hưng và xã Tân Hưng huyện Bàu Bàng lấy tên là phường Bến Cát, trụ sở đặt tại UBND thành phố Bến Cát (đây là phường trọng điểm của Bến Cát).

(22) Hợp nhất phường Chánh Phú Hòa và xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, lấy tên là phường Chánh Phú Hòa, trụ sở đặt tại phường Chánh Phú Hòa.

(23) Phường Thới Hòa giữ nguyên hiện trạng hiện nay.

(24) Hợp nhất phường Hòa Lợi và phường Tân Định, lấy tên là phường Tân Định, trụ sở đặt tại phường Hòa Lợi.

(25) Hợp nhất xã Đất Cuốc, xã Tân Định và thị trấn Tân Thành, lấy tên là xã Bắc Tân Uyên, trụ sở đặt tại UBND huyện Bắc Tân Uyên (đây là xã trọng điểm của Bắc Tân Uyên)

(26) Hợp nhất xã Tân Mỹ (các ấp: 1, Giáp Lạc), xã Thường Tân, xã Lạc An và xã Hiếu Liêm, lấy tên là xã Thường Tân, trụ sở đặt tại xã Thường Tân.

(27) Hợp nhất xã An Linh, xã An Long và xã Tân Long lấy tên là xã Phú Giáo, trụ sở đặt tại xã An Long.

(28) Hợp nhất xã An Thái, xã Phước Sang và xã Tân Hiệp lấy tên là xã Phước Thành, trụ sở đặt tại xã Phước Sang.

(29) Hợp nhất xã Vĩnh Hòa, xã phước Hòa và các ấp: Cây Khô, Đuôi Chuột của xã Tam Lập lấy tên là xã Phước Hòa, trụ sở đặt tại xã Vĩnh Hòa.

(30) Hợp nhất xã An Bình, thị trấn Phước Vĩnh và các ấp: Gia Biện, Đồng Tâm của xã Tam Lập, lấy tên là xã Phước Vĩnh, trụ sở đặt tại UBND huyện Phú Giáo (đây là xã trọng điểm của Phú Giáo).

(31) Hợp nhất xã Trừ Văn Thố, xã Cây Trường II và khu phố Bàu Lòng của thị trấn Lai Uyên, lấy tên là xã Trừ Văn Thố, trụ sở đặt tại xã Trừ Văn Thố.

(32) Thị trấn Lai Uyên (trừ Khu phố Bàu Lòng), lấy tên là xã Bàu Bàng, trụ sở đặt tại UBND huyện Bàu Bàng (đây là xã trọng điểm của Bàu Bàng).

(33) Hợp nhất xã Minh Tân (trừ ấp Tân Định), xã Minh Hòa và xã Minh Thạnh (trừ các ấp: Căm Xe, Cần Đôn) lấy tên là xã Minh Thạnh, trụ sở đặt tại xã Minh Hòa.

(34) Hợp nhất xã Long Tân, xã Long Hòa, ấp Tân Định của xã Minh Tân và các ấp: Căm Xe, Cần Đôn của xã Minh Thạnh, lấy tên là xã Long Hòa, trụ sở đặt tại xã Long Hòa.

(35) Hợp nhất xã Định An, xã Định Thành, thị trấn Dầu Tiếng và các ấp: Định Lộc, Hiệp Thọ, Hiệp Lộc, Hiệp Phước của xã Định Hiệp lấy tên là xã Dầu Tiếng, trụ sở đặt tại UBND huyện Dầu Tiếng (đây là xã trọng điểm của Dầu Tiếng)

(36) Hợp nhất xã Thanh An, các ấp: Định Phước, Đồng Trai, Định Thọ, Dáng Hương của xã Định Hiệp, ấp Đường Long của xã Thanh Tuyền và xã An lập (trừ ấp Hố Cạn, ấp Kiến An) lấy tên là xã Thanh An, trụ sở đặt tại xã Thanh An.

4/14/2025 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chính; Sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấpTinXem chi tiếtBình Dương, đơn vị hành chính cấp xã, sắp xếp đơn vị hành chính259-binh-duong-du-kien-co-36-don-vi-hanh-chinh-cap-xTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.465909
88
Ngày hội tiếp sức thanh niên công nhân và lao động trẻ tỉnh Bình Dương năm 2024Ngày hội tiếp sức thanh niên công nhân và lao động trẻ tỉnh Bình Dương năm 2024

TTĐT - ​Trong khuôn khổ Lễ phát động hưởng ứng Tháng công nhân và Tuần lễ thanh niên công nhân (TNCN) tỉnh Bình Dương lần thứ XVII, sáng 12-5, tại Trung tâm thương mại dịch vụ Quảng trường Xanh Areco, TP. Dĩ An, Tỉnh Đoàn đã tổ chức Ngày hội tiếp sức TNCN và lao động trẻ năm 2024.

​Chương trình tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi và thiết thực, thu hút đông đảo TNCN tham gia. 

Cụ thể, các phiên giao dịch việc làm, gian hàng "0 đồng", Phiên chợ bán hàng giá gốc, gian hàng phỏng vấn tuyển dụng lao động; tư vấn sức khỏe, khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho TNCN, con TNCN và người lao động; tư vấn chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, hướng dẫn sử dụng ứng dụng Bảo hiểm xã hội VSSID; thay nhớt xe máy miễn phí, tư vấn pháp luật…

ngayhoi.JPG

ngayhoi 1.jpg

ngayhoi 2.jpg

ngayhoi 3.jpg

Các hoạt động sôi nổi, thiết thực tại Ngày hội tiếp sức TNCN và lao động trẻ năm 2024

Tại Ngày hội, Ban tổ chức đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 300 TNCN; tổ chức các gian hàng "0 đồng" và trao tặng 400 phần quà cho TNCN có hoàn cảnh khó khăn; phối hợp cùng Barbershop Nguyễn Chung cắt tóc miễn phí cho hơn 100 TNCN.

Thông qua Ngày hội nhằm tạo môi trường cho TNCN và người lao động tham gia các hoạt động an sinh xã hội thiết thực và hiệu quả; tiếp cận với các doanh nghiệp để tìm việc làm và các chính sách liên quan đến lợi ích của TNCN.

ngayhoi 4.jpg

ngayhoi 5.jpg

ngayhoi 6.jpg

Gian hàng "0 đồng" hỗ trợ công nhân, người lao động

Bên cạnh đó, Tỉnh Đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà Chi đoàn cơ sở Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thiên Nam và trao hỗ trợ thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Bình Dương cho anh Võ Văn Trung tại nhà trọ thuộc phường Tân Bình, TP. Dĩ An.

ngayhoi 7.jpg

ngayhoi 8.jpg

Thăm hỏi, tặng quà Chi đoàn cơ sở Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thiên Nam

Bên cạnh suất hỗ trợ 5 triệu đồng từ nguồn Quỹ hỗ trợ thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Bình, Tỉnh Đoàn đã tặng phần qu​à trị giá 1 triệu đồng nhằm khích lệ tinh thần, động viên anh Võ Văn Trung vươn lên trong cuộc sống. 

ngayhoi10.jpg

ngayhoi 9.jpg

Trao hỗ trợ thanh niên có hoàn cảnh khó khăn cho anh Võ Văn Trung

5/12/2024 8:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtNgày hội, tiếp sức, thanh niên, công nhân, lao động trẻ, Bình Dương, năm 202451-ngay-hoi-tiep-suc-thanh-nien-cong-nhan-va-lao-dong-tre-tinh-binh-duong-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
Đến ngày 16/2/2022, cả nước có 93,71% học sinh học trực tiếp Đến ngày 16/2/2022, cả nước có 93,71% học sinh học trực tiếp

TTĐT - ​Sáng 17-02, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về tình hình mở cửa trường học của các địa phương. 

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh.

Bộ GDĐT cho biết, đến ngày 16/02/2022, tổng số học sinh học trực tiếp trên cả nước là 21.001.019/22.409.817, đạt tỷ lệ 93,71%; 100% tỉnh, thành phố, Sở GDĐT đã xây dựng và thực hiện tiêu chí đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trực tiếp; xây dựng kịch bản dạy học linh hoạt, an toàn cho trẻ em, học sinh tùy theo tình huống dịch bệnh; triển khai thực hiện Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học đến toàn thể cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh và cha, mẹ học sinh. Chuẩn bị cơ sở vật chất, vệ sinh khử khuẩn để sẵn sàng đón học sinh đến trường; 100% tỉnh, thành phố đã có kế hoạch cho trẻ em mầm non, học sinh trở lại trường học trực tiếp trong tháng 02/2022. Cụ thể, 54/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp; 59/63 tỉnh, thành phố cho học sinh tiểu học học trực tiếp; 63/63 tỉnh, thành phố cho học sinh THCS và THPT đi học trực tiếp; 100% các cơ sở giáo dục đại học đã có kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp.

truong-hoc3-16450847046541450507421.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì hội nghị

Đánh giá chung về tình hình triển khai cho học sinh học tập trực tiếp, Bộ GDĐT cho rằng, chủ trương kiên quyết mở cửa trường học đưa học sinh tới trường học trực tiếp nhìn chung được xã hội, giáo viên, phụ huynh, các chuyên gia... ủng hộ, đồng tình, được đánh giá là đúng lúc và kịp thời.

Tại hội nghị, các địa phương, Bộ ngành đã trình bày tham luận về tình hình triển khai, tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp trong các cơ sở giáo dục.

IMG_4809.JPG

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Hiện tại, khi tỷ lệ tiêm vắc-xin trong cộng đồng cao, trong đó có đối tượng học sinh từ 12 đến dưới 18 tuổi; kinh nghiệm phòng, chống dịch, điều kiện y tế dự phòng, thuốc được tăng cường, chúng ta có đầy đủ căn cứ, kinh nghiệm, điều kiện để quyết tâm thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc đưa học sinh quay trở lại trường học". Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương, cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh và kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Theo đó, xây dựng kế hoạch triển khai chương trình y tế trường học trong các cơ sở mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025; tập trung cao cho việc rà soát, sắp xếp đội ngũ nhân viên y tế trường học; xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ này. Trong đó, chú trọng triển khai việc kiểm soát tình hình dịch bệnh trước khi đón học sinh đến trường.

truong-hoc1-16450847044981665673515.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu kết luận hội nghị

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm vắc xin ​cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi theo định hướng của Bộ Y tế; kiểm soát được tốc độ lây nhiễm trong trường học, có phương án xử lý ca nhiễm, F1 hợp lý, nhất là liên tục cập nhật hướng dẫn điều trị… Bộ Y tế sớm có văn bản hướng dẫn vấn đề xét nghiệm trong trường học; theo dõi sức khoẻ trẻ em bị bệnh nền, có vấn đề về sức khoẻ; thời gian cách ly tại nhà đối với trẻ em là F1; học bán trú…​

Bình Dương đã triển khai từng bước cho học sinh học trực tiếp phù hợp với cấp độ dịch trên địa bàn.​ Từ ngày 07/02/2022 (sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần), các cơ sở giáo dục từ mầm non đến THCS trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến. Trước đó, học sinh THPT và khối 9 THCS đã trở lại học trực tiếp; các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học triển khai thực hiện thí điểm theo từng giai đoạn.​

Về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học, Sở GDĐT đã quán triệt, triển khai đầy đủ các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GDĐT, Bộ Y tế và của tỉnh; phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế triển khai các giải pháp phòng chống dịch tại các cơ sở giáo dục. Cụ thể, thành lập kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Thành lập các Tổ an toàn Covid-19 của đơn vị. Xây dựng kế hoạch và phương án​ phòng, chống dịch Covid-19; phương án xử lý khi có trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện F0 trong trường học. Tạo mã QR điểm kiểm dịch để thực hiện quản lý người ra vào đơn vị và khai báo y tế. Tổ chức thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Bố trí khu vực khai báo y tế, quét mã QR; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời. Phối hợp cơ quan y tế tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 và xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho giáo viên, học sinh. Tỷ lệ giáo viên tiêm mũi 3 đạt 99,97%; 99,99% học sinh các trường THCS, THPT, Trung tâm GDNN-GDTX (từ 12 đến 18 tuổi) đã tiêm 02 mũi vắc xin cơ bản. ​

2/17/2022 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtĐến ngày 16/2/2022, cả nước có 93,71% học sinh, học trực tiếp 830-den-ngay-16-2-2022-ca-nuoc-co-93-71-hoc-sinh-hoc-truc-tiepTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương vận động hỗ trợ 200 căn nhà đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện BiênBình Dương vận động hỗ trợ 200 căn nhà đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên

TTĐT - ​Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương kêu gọi các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân ở trong tỉnh; người Bình Dương ở nước ngoài; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sĩ lực lượng vũ trang, các tổ chức tôn giáo, đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong tỉnh hưởng ứng Chương trình "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc". 

​Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về ủng hộ chương trình xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên, chào mừng Đại hội Mặt trận các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần X (nhiệm kỳ 2024 – 2029); Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh phối hợp các cơ quan, ban ngành liên quan phấn đấu vận động hỗ trợ 200 căn nhà đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên, tổng trị giá khoảng 10 tỷ đồng. Qua đó chung tay góp sức, hỗ trợ đồng bào tỉnh Điện Biên và vùng Tây Bắc vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, yên tâm gắn bó với vùng đất biên cương của Tổ quốc.

Thời gian vận động, đóng góp, ủng hộ Chương trình từ ngày 25/5/2023 đến ngày 30/9/2023.

Mọi đóng góp, ủng hộ Quỹ bằng tiền, chuyển vào tài khoản: Ban Vận động Ngày vì người nghèo; số tài khoản: 3751.0.9019781.00000 tại Kho Bạc Nhà nước tỉnh Bình Dương. Hoặc tài khoản ngân hàng: Ban Vận động Ngày vì người nghèo tỉnh Bình Dương, số tài khoản: 1013296358, tại: Ngân hàng Vietcombank (VCB) – Phòng giao dịch Tân Uyên.

Danh sách các tập thể, cá nhân đóng góp sẽ được đăng tải trên website của MTTQ và các tổ chức thành viên; Cổng Thông tin điện tử tỉnh; Báo Bình Dương; Đài PTTH Bình Dương…​​

Kế hoạch​  

5/29/2023 8:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết465-binh-duong-van-dong-ho-tro-200-can-nha-dai-doan-ket-cho-nguoi-ngheo-tinh-dien-bieTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.25
4
1 - 30Next