Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Tại
buổi làm việc, Đoàn công tác đã khảo sát tình hình thực hiện các Nghị quyết được ban hành ngày 03/6/2017 tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp
hành Trung ương khóa XII gồm: Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển
kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp
tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.
Toàn cảnh buổi làm việc
Theo
báo cáo của UBND tỉnh, thời gian qua, Bình
Dương đã
thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5, khóa XII nhằm mục tiêu đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển
kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời tiếp tục cơ cấu, nâng cao hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp Nhà nước gắn với phát triển con người, thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Song song với tập
trung phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội luôn được tỉnh quan tâm chăm lo thực hiện;
mục tiêu thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết quả tích cực.
Để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, tỉnh đã ban
hành nhiều chính sách hỗ trợ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị
trường. Thông qua Trung tâm dịch vụ việc làm, tỉnh đầu tư hơn 25 tỷ đồng từ
Chương trình mục tiêu Quốc gia việc làm và dạy nghề, kết nối cung - cầu
lao động hiệu quả; đồng thời đẩy mạnh hoạt động liên kết lao động với hơn 30 tỉnh,
thành phố trong cả nước. Với các chính sách hỗ trợ phù hợp, số lượng doanh nghiệp
thuộc thành phần kinh tế tư nhân tăng lên, chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu
3 loại hình doanh nghiệp. Thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân tham
gia mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực thông qua chương trình đưa hàng
Việt về nông thôn và các khu, cụm công nghiệp (trung bình 10 phiên chợ/năm), hỗ
trợ liên doanh, liên kết, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, hợp tác đầu
tư phát triển các cụm công nghiệp.
Ông Phạm Trọng Nhân – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tình hình thực hiện các Nghị quyết trên địa bàn tỉnh
Các chính sách an sinh
xã hội trên các lĩnh vực lao động, việc làm, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,
người có công và bảo trợ xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện, nhất là thời
điểm trong và sau đại dịch Covid-19. Tỉnh đã ban hành nhiều quyết định, kế
hoạch thực hiện hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững, ước đến cuối năm
2023, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của tỉnh đạt mức 1,3%.
Duy trì đạt 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được thụ hưởng đầy đủ các chính sách
giảm nghèo, được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Tiếp tục quan tâm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục -
đào tạo; tập trung phát triển nhân lực khoa học - công
nghệ và đổi mới sáng tạo. Phối hợp xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực
trong các cơ quan Nhà nước và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thu hút
nguồn nhân lực.
Tỉnh Bình Dương đã triển khai tổ chức thực hiện
theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và kiểm soát chặt chẽ quá trình cổ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của
Bộ Tài chính về thực hiện công tác chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành
công ty cổ phần, đảm bảo xác định chính xác giá trị doanh nghiệp để cổ phần
hóa, không làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước. Doanh nghiệp thực hiện
định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp có thuê đơn vị tư vấn định giá
và thông qua Ban Chỉ đạo cổ phần hóa công ty, đối với báo cáo xác định giá trị
doanh nghiệp của 02 Tổng công ty đều được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán kết quả
tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi công bố giá trị doanh
nghiệp. Các bước thực hiện cổ phần hóa đúng quy trình, chi phí cổ phần hóa thực
hiện hết sức tiết kiệm theo quy định.
Đại diện lãnh đạo Tổng công ty Becamex IDC trình bày những khó khăn, hạn chế trong việc cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước
Tại
buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi làm rõ những nội dung liên quan đến công tác quy hoạch và triển khai quy hoạch, những vấn đề về thể chế liên
quan đến Luật Đầu tư, Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công... tạo điều kiện để liên thông đầu tư hạ tầng ở địa phương; cơ chế chính
sách về tiếp cận và phân bổ nguồn lực đất đai, thuế, tài chính, chính sách phát
triển các thành phần kinh tế, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà
nước; cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân gồm chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn lực về vốn, đổi mới sáng tạo,
nghiên cứu khoa học...

Ông Nguyễn Đức Hiển – Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu kết luận buổi làm việc
Phát
biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đức Hiển – Phó trưởng Ban Kinh
tế Trung
ương đã đánh giá cao kết quả của tỉnh Bình Dương sau 07 năm thực hiện các Nghị quyết về kinh tế của Hội nghị Trung ương 5, khóa XII.
Trong đó, Bình
Dương không có cơ chế đặc thù nhưng tỉnh đã không ngừng vận dụng
sáng tạo chủ trương của Đảng, tận dụng tốt các tiềm năng lợi thế, xây dựng Bình Dương trở thành địa
phương phát triển công nghiệp đứng đầu của cả nước, cơ cấu kinh
tế phát triển đúng định hướng.
Ghi nhận những khó khăn, vướng mắc mà tỉnh Bình Dương đang gặp phải trong quá trình thực hiện 03 Nghị
quyết, ông
Nguyễn Đức Hiển đề nghị Đoàn công tác đưa vào báo cáo sơ kết để báo cáo Bộ Chính
trị xem
xét chỉnh sửa, hoàn thiện thể chế, chính sách cho phù hợp với thực tế hiện tại.