Tin tức sự kiện
Thứ 4, Ngày 31/01/2024, 16:00
Bình Dương: Điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, phí dịch vụ công trực tuyến
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
31/01/2024 | Phương Chi

​TTĐT - Sáng 31-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, HĐND tỉnh khóa X tổ chức Kỳ họp thứ 14 (chuyên đề) xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng, cấp thiết liên q​uan đến đầu tư công; mức phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến và giá dịch vụ y tế.

​​Tham dự có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đại biểu HĐND tỉnh.

Điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án giao thông trọng điểm

Kỳ họp đã xem xét thông qua các Nghị quyết tạo cơ sở pháp lý đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công trọng điểm trên địa bàn tỉnh: Cam kết vốn ngân sách địa phương và điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành (đoạn qua tỉnh Bình Dương) theo phương thức đối tác công tư (PPP); sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 19/5/2023 của HĐND tỉnh về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

kyhop14chuyende2.jpg

kyhop14chuyende3.jpg

Đại biểu tham dự kỳ họp

Ông Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành thuộc quy hoạch các tuyến đường bộ cao tốc khu vực phía Nam được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg, nhằm tạo tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch, góp phần kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam bộ, các tỉnh Tây  Nguyên và tỉnh Bình Dương. Ngày 08/12/2023, HĐND tỉnh Bình Dương đã thông qua Nghị quyết số 49/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư dự án này theo phương thức đối tác công tư (PPP). Thời điểm HĐND tỉnh Bình Dương phê duyệt chủ trương đầu tư dự án chưa có ý kiến chính thức của Thủ tướng Chính phủ về số vốn phân bổ cho dự án; nên chủ trương đầu tư dự án chưa thể hiện cụ thể cơ cấu vốn ngân sách Trung ương.

Hiện tại, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1303/TTg-KTTH ngày 06/12/2023 thông báo số vốn dự kiến hỗ trợ cho dự án là 4.000 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022, số vốn chính thức sẽ được Thủ tướng Chính phủ giao trên cơ sở báo cáo của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án. Thủ tướng yêu cầu các dự án do địa phương là cơ quan chủ quản (bao gồm cả các dự án được phân cấp) có cam kết của HĐND cấp tỉnh về việc bố trí đủ vốn ngân sách địa phương.

Nghị quyết bổ sung cam kết bố trí đủ vốn ngân sách địa phương tham gia dự án và điều chỉnh nội dung cơ cấu nguồn vốn ngân sách tham gia dự án. Cụ thể: Vốn tham gia của Nhà nước 8.530,11 tỷ đồng; dự kiến đảm nhiệm các hạng mục bao gồm toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ chi phí xây dựng khoảng 246 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách Trung ương 4.000 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 4.530,11 đồng.

kyhop14chuyende4.jpg

kyhop14chuyende5.jpg

Đại biểu biểu quyết thông qua các Nghị quyết bằng ứng dụng công nghệ thông tin

Dự án đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) đã được HĐND tỉnh thông qua chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP tại Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 19/5/2023, nhằm tạo điều kiện thuận lợi kết nối vùng và nâng cao hiệu quả khai thác các tuyến đường cao tốc, các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai để phát huy hiệu quả đầu tư, kết nối giao thông giữa Cảng hàng không quốc tế Long Thành với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tuy nhiên, hiện nay, qua thực tế triển khai thực hiện chủ trương đầu tư phát sinh một số nội dung thay đổi về quy mô giải phóng mặt bằng, về diện tích sử dụng đất... Do đó cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án để đảm bảo cơ sở pháp lý khi triển khai thực hiện.

Qua thẩm tra, bà Trần Thị Minh Hạnh – Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cho rằng, việc  điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 nhằm phát huy hiệu quả tối đa khả năng lưu thông của tuyến đường Vành đai 4 và làm cơ sở để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng một lần tránh ảnh hưởng đến đời sống người dân trong khu vực dự án.

Theo đó, bổ sung phạm vi giải phóng mặt bằng mố cầu Thủ Biên khoảng 0,6 hecta thuộc dự án thành phần 1 giải phóng mặt bằng. Bổ sung 02 trạm dừng chân (mỗi hướng đi một trạm dừng) vào dự án theo chỉ  đạo của Thủ tướng Chính phủ, do đó thực hiện giải phóng mặt bằng 02 trạm dừng chân khoảng 05 hecta trong dự án thành phần 1.

Điều chỉnh dự kiến nhu cầu sử dụng đất từ khoảng 419,6 hecta giảm thành khoảng 279 hecta, do khảo sát thực tế một số đoạn đã thực hiện đầu tư, một số đã được bồi thường.

Mức thu phí, lệ phí đối với dịch vụ công trực tuyến giảm từ 20% - 50% 

Cũng tại Kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định phí, lệ phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Cụ thể, thông qua 05 loại phí, lệ phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Phí trong lĩnh vực tài nguyên nước bằng 50% mức thu phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tiếp; lệ phí cấp giấy phép xây dựng bằng 50% mức thu lệ phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tiếp; phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bằng 80% mức thu phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tiếp; phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND tỉnh và UBND cấp huyện bằng 80% mức thu phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tiếp; lệ phí hộ tịch bằng 50% mức thu phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tiếp.

Mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến giảm từ 20% 50% so với mức thu phí, lệ phí thực hiện qua hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tiếp.

dichvucongtructuyen.jpg

Mức thu phí, lệ phí đối với một số dịch vụ công trực tuyến giảm từ 20% - ​50%​

Bà Trần Thị Minh Hạnh - Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cho rằng, mức giảm này tuy chưa nhiều nhưng phù hợp với mặt bằng chung của các tỉnh, thành lân cận và khả năng ngân sách của tỉnh. Tổng ngân sách giảm 2,6 tỷ đồng/năm cho thực hiện nội dung này. Ban đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục rà soát, báo cáo thêm về các thủ tục hành chính đã thực hiện dịch vụ công trực tuyến và tiếp tục có đề xuất giảm mức phí, lệ phí cho các thủ tục hành chính thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến nhằm tiếp tục khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia dịch vụ công trực tuyến.

Về mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế, ​đây là mức giá tối thiểu theo hạng bệnh viện tương ứng được quy định tại Thông tư số 21/2023/TT-BYT của Bộ Y tế; không cao hơn giá của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và bằng với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế thống nhất trên cả nước. Đồng thời, do mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng lên 1.800.000 đồng/tháng và được tính cấu thành vào giá dịch vụ nên mức giá trong dự thảo nghị quyết tăng so với Nghị quyết số 15/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của HĐND tỉnh.

kyhop14chuyende1.jpg

Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Lộc phát biểu tại Kỳ họp

Phát biểu bế mạc Kỳ họp, ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh, các Nghị quyết được thông qua có ý nghĩa rất quan trọng tạo cơ sở pháp lý để UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công trọng điểm và khuyến khích người dân tham gia thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Ông đề nghị UBND tỉnh ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn và đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhằm sớm hoàn thành, phát huy hiệu quả các dự án giao thông trọng điểm, kết nối, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.​

Đồng thời chỉ đạo tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp và đẩy mạnh việc cung cấp, tăng cường khai thác dịch vụ công trực tuyến, góp phần phát triển Chính quyền số. Tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu và nắm được việc điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh chỉ áp dụng cho người không có Thẻ Bảo hiểm y tế; công khai bảng giá và tổ chức thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.

Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025, ông Nguyễn Văn Lộc khẳng định HĐND tỉnh sẽ tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đồng hành cùng UBND tỉnh, các cơ quan trong hệ thống chính trị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. 

Lượt người xem:  Views:   575
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện