Tham dự có ông Nguyễn Tấn Lợi – Chủ
tịch Hội đồng EIU; TS. Ngô Minh Đức – Hiệu trưởng Nhà trường; các diễn giả, nhà khoa học, chuyên
gia, nhà quản lý, đại diện các doanh nghiệp, trường đại học trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Tấn Lợi – Chủ
tịch Hội đồng EIU phát biểu tại buổi lễ
Phát
biểu tại Hội thảo, TS.Ngô Minh Đức - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, Hội thảo là một cơ hội rất
tốt để các đại biểu đến từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề với những góc nhìn đa
chiều cùng ngồi lại và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm cũng như đưa ra các
giải pháp giúp Việt Nam vượt qua nhiều thách thức kinh tế trong bối cảnh nhiều
biến động hiện nay, hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Là một trong các tỉnh phát triển công
nghiệp hàng đầu của Việt Nam và là địa phương đầu tiên sẽ đối mặt thách thức
vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Bình Dương nói chung và cộng đồng doanh
nghiệp nơi đây đang nỗ lực phục hồi và ổn định kinh tế sau đại dịch, đảm bảo
các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng phát triển xanh, thông
minh và bền vững; phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo và khoa học - công nghệ.
Trong những năm qua, Bình Dương đã có nhiều chính sách và tập trung nhiều nguồn
lực cho Đề án Thành phố thông minh, Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương. Trong đó,
Trường Đại học Quốc tế Miền Đông đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong
hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học - công nghệ, cung cấp nguồn
nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà. Trong bối cảnh đó, việc nắm bắt bức tranh
kinh tế vĩ mô của đất nước để hiểu rõ thực trạng, cơ hội và thách thức của Việt
Nam trong sự chuyển động chung, các trào lưu của thế giới sẽ có ý nghĩa chiến
lược quan trọng.
TS. Ngô Minh Đức – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội thảo
Tại Hội thảo, đại biểu đã nghe 02 tham
luận từ các chuyên gia về viễn cảnh kinh tế của đất nước trong giai đoạn phát
triển mới. Cụ thể, GS.Trần Văn Thọ - Giáo
sư danh dự Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản, một chuyên gia với nhiều năm
kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu và tham gia các vị trí tư vấn của Chính phủ
Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản trình bày tham luận “Làm sao để Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình?”; PGS. TS Nguyễn Chí Hải - Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học
Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh trình bày tham luận “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và cơ hội, động lực
mới cho tăng trưởng bền vững”.
GS. Trần Văn Thọ cho rằng, các chính sách
để một quốc gia thoát bẫy thu nhập trung bình gồm: Mở rộng, thâm sâu công nghiệp hóa; phá hủy sáng tạo khu vực phi chính
thức và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs); cải cách các thị
trường nhân tố sản xuất; tăng cường cung cấp lao động kỹ năng cao; tăng cường
năng lực đổi mới sáng tạo. Nếu các nhóm chính
sách đề xuất trên đây được thực hiện, Việt Nam sẽ có chuyển biến mạnh mẽ
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu trong khu vực công nghiệp, chính thức hóa
khu vực phi chính thức, phân bổ vốn và lao động hiệu quả, tăng chất lượng lao
động và năng lực đổi mới công nghệ. Kết quả là tích lũy tư bản được đẩy
mạnh theo hướng hiệu suất và kích thích đổi mới sáng tạo. Tỷ lệ tư bản trên mỗi
lao động tăng và hiệu quả tăng do chuyển dịch cơ cấu và do cải cách thể chế về
thị trường vốn và lao động sẽ làm tăng năng suất toàn xã hội.

GS.Trần Văn Thọ - Giáo sư danh dự Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản trình bày tham luận “Làm sao để Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình?”
Theo GS. Trần
Văn Thọ, liên tục tăng năng suất là yếu
tố cơ bản để tránh bẫy thu nhập trung bình; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, chuyển
nguồn lực từ những khu vực năng suất thấp sang năng suất cao là động lực để
tăng năng suất và duy trì sức cạnh tranh quốc tế qua các giai đoạn; trong quá
trình đó, tích lũy vốn và tiến bộ kỹ thuật, công nghệ đều quan trọng mặc dù vai
trò tương đối của mỗi nhân tố có thể thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển.

PGS. TS Nguyễn Chí Hải - Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và cơ hội, động lực mới cho tăng trưởng bền vững”
Còn theo PGS.
TS Nguyễn Chí Hải, để khơi thông các
nguồn lực, kiến tạo và khai thác hiệu quả các “động lực mới” cho tăng trưởng
kinh tế thời gian tới, trước mắt là năm 2024, ông khuyến nghị, Việt Nam nên kiên
định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao chất lượng
tăng trưởng và phát triển bền vững; kết hợp hài hòa chính sách tài khóa và chính sách tiền
tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó chính sách tài khóa cần phát huy hơn
vai trò “dẫn dắt” đối với tăng trưởng kinh tế; giải quyết “nút thắt” trong phát
triển thị trường bất động sản là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế năm 2024; đầu
tư công, tiêu dùng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu vẫn là các động lực cho tăng
trưởng kinh tế.
Dịp này, GS.
Trần Văn Thọ đã ra mắt cuốn
sách “Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh” do ông chủ biên với sự
tham gia của nhiều nhà khoa học và chuyên gia.
Ra mắt cuốn sách “Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh”