Tin tức sự kiện
Thứ 2, Ngày 20/03/2023, 16:00
Góp ý hoàn thiện Đề án Phát triển tổng thể ngành Y tế tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
20/03/2023 | Yến Nhi

TTĐT - ​​Sáng 20-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp nghe báo cáo Đề án Phát triển tổng thể ngành Y tế tỉnh Bình Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Đề án).  

​​Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị, thành phố.

Theo dự thảo, Đề án nhằm kiện toàn và nâng cao năng lực toàn bộ hệ thống y tế bao gồm: Y tế cơ sở, y tế chuyên sâu tuyến tỉnh và huyện, y tế dự phòng, y tế ngoài công lập. Thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ nhân lực y tế chất lượng cao ở tất cả các chuyên khoa, các tuyến, tạo nguồn nhân lực y tế có kỹ thuật chuyên môn sâu, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, hợp lý về cơ cấu giữa các chuyên ngành. Nâng cấp năng lực cung ứng dịch vụ của của các đơn vị y tế; bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ; nâng cao cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người dân.

Mục tiêu cụ thể của Đề án là phát triển tối thiểu 5.000 giường bệnh; trong đó, thành lập mới 4 bệnh viện chuyên khoa: Sản, Nhi, Lao – Bệnh Phổi – Truyền nhiễm, Tâm thần (ít nhất 02 bệnh viện được thành lập trước năm 2025); nghiên cứu phát triển Trung tâm tim mạch, Trung tâm ung bướu thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh; xây mới bệnh viện tuyến cuối quy mô 2.000 giường; nâng cấp quy mô giường bệnh tại các Trung tâm y tế huyện; số giường bệnh của y tế ngoài công lập chiếm 45%. 

Đảm bảo cơ sở mới cho các Trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, giữ nguyên số lượng phòng khám đa khoa khu vực, tiếp tục xây mới theo tiêu chuẩn lầu hóa các Trạm Y tế, đồng thời nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang các Trạm Y tế theo yêu cầu của Bộ Y tế, chú trọng chỉnh trang về hình thức.

IMG_0438.JPG

Toàn cảnh cuộc họp

Đào tạo và tuyển dụng mới 6.000 nhân viên y tế có trình độ từ đại học trở lên (trong đó, ít nhất 3.000 nhân viên y tế tại các cơ sở y tế công lập); đảm bảo tỷ lệ điều dưỡng, kỹ thuật viên/bác sĩ là 3:1.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện tuyến cuối, có ít nhất 01 bệnh viện tuyến huyện là bệnh viện hạng I (Thuận An hoặc Dĩ An), đến năm 2025 có ít nhất 02 bệnh viện từ hạng II; các bệnh viện công lập trên địa bàn trở thành cơ sở đào tạo, thực hành của các trường đào tạo trong lĩnh vực Y - Dược đóng trên địa bàn cũng như một số cơ sở tại các thành phố lớn.

Hiện tại, việc lấy ý kiến sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã hoàn tất. Hầu hết các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố đều thống nhất với nội dung của Đề án.

UBND tỉnh đã tổ chức Hội thảo "Đề án phát triển tổng thể ngành Y tế tỉnh Bình Dương đến năm 2030". Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của lãnh đạo Bộ Y tế, các địa phương, lãnh đạo các Viện, Trường Đại học khối ngành sức khỏe, các chuyên gia là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành Y tế, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương và các cơ quan, đơn vị, địa phương trong và ngoài ngành Y tế trên địa bàn tỉnh. Sở Y tế đã tổng hợp các đóng góp và đề xuất chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện một số nội dung trong Đề án.

Sở Y tế đề nghị UBND tỉnh xin chủ trương của Tỉnh ủy để xây dựng các nội dung chi tiết tiếp theo.

IMG_0439.JPG

Đại diện sở, ngành góp ý dự thảo Đề án

Tại cuộc họp, các đại biểu đã góp ý cho dự thảo Đề án: Có dự báo dân số để bố trí về nguồn lực, cơ sở vật chất y tế; nên có chính sách đặc thù đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực y tế; ngành Y tế và các địa phương rà soát lại việc bố trí quỹ đất xây dựng cơ sở vật chất ngành Y tế để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ; có kế hoạch cụ thể kêu gọi xã hội hóa y tế…

IMG_0445.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà kết luận cuộc họp

 Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Lộc Hà  đánh giá, đề cương của Đề án tương đối rõ. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý Đề án cần có lộ trình kế hoạch kèm theo thời gian, phương án đầu tư cơ sở vật chất; định hướng quy mô xây dựng công trình, nguồn lực; cơ chế tài chính, kinh phí phải xác định cụ thể; bố trí quỹ đất phù hợp; gắn chức năng, nhiệm vụ, vai trò của từng sở ngành trong trong việc thực hiện Đề án. Các địa phương cần chủ động tìm nguồn quỹ đất để phát triển hệ thống y tế công lập và công tác xã hội hóa trong đầu tư xây dựng và thu hút nguồn nhân lực…​

Lượt người xem:  Views:   655
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện