Tin tức sự kiện
Chủ Nhật, Ngày 25/09/2022, 23:00
Việt Nam và Ấn Độ: Tăng cường hợp tác cùng nhau vượt qua những thách thức
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
25/09/2022 | Thảo Lam - Yến Nhi - Mai Xuân

TTĐT - ​Kỷ nguyên mới của đảo ngược toàn cầu hóa; Việt Nam và Ấn Độ với những vấn đề toàn cầu, thách thức về môi trường, xã hội và quản trị là những nội dung chính được thảo luận trong các Phiên toàn thể diễn ra vào chiều 25-9 tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Ấn Độ Horasis 2022. ​

Tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh

Đẩy mạnh thương mại hai chiều và đầu tư giữa hai quốc gia

Với chủ đề "Kỷ nguyên mới của đảo ngược toàn cầu hóa", tại Phiên thảo luận, các chuyên gia cho rằng giai đoạn hiện nay lượng thương mại toàn cầu đã gia tăng. Trong quý đầu tiên năm 2022, thương mại toàn cầu là 8.000 tỷ, tăng hơn 1.000 tỷ so với quý IV/2021.

Theo các nhà diễn giả, toàn cầu chính là tính phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế, cả văn hóa và người dân, là sự tự do của di chuyển hàng hóa, công nghệ, nguồn nhân lực, đầu tư và cả ý tưởng về văn hóa, ngoại giao, hạ tầng…  Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng khi một nền kinh tế nào đó chậm trễ, đặc biệt những ngành có tính toàn cầu cao như ngành điện tử. Toàn cầu hóa không phải là sự dịch chuyển một chiều về vốn hay đầu tư, mà là sự dịch chuyển đa chiều, đa hướng từ các châu lục với nhau. Đây là xu hướng chủ đạo.

daidienBD.jpg

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tham dự phiên toàn thể ​

Hiện nay, trên thế đang có sự gián đoạn đứt gãy chuỗi cung ứng. Khách hàng không còn là thượng đế, mà chính là các nhà cung cấp. Điều này đang diễn ra trong thế giới chính trị vào thời kỳ hậu Covid-19. Tuy nhiên, về lâu dài, toàn cầu hóa sẽ mang nhiều lợi ích cho tất cả các quốc gia, không chỉ các quốc gia lớn, các cường quốc trên thế giới. Điển hình như hiện nay, Việt Nam là thành viên nòng cốt, đóng vai trò cốt lõi trong chuỗi cung ứng và tạo ra chuỗi giá trị gia tăng cho toàn cầu.

Các chuyên gia nhận định, hiện nay, toàn cầu có nhiều chuyển dịch mang tính khu vực hóa và xuất hiện nhiều khu vực mới, liên minh mới. Điều này ảnh hướng đến mối quan hệ hợp tác, an ninh, quốc phòng, kinh tế và các khía cạnh hoạt động khác. Và châu Á đang có những đóng góp quan trọng, trở thành động lực để tăng trưởng kinh tế, thương mại trong nền kinh tế toàn cầu. Hiện có một khuôn khổ hợp tác trong khu vực mới được thiết lập, đó là RCEP (hợp tác khu vực bao gồm các nước Ấn Độ, Trung Quốc, các nền kinh tế mới nổi khác và khu vực ASEAN).

cacdiengia.jpg

Các chuyên gia thảo luận tại phiên toàn thể 

Để phát huy vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng thương mại trong nền kinh tế toàn cầu, châu Á cần chú trọng vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tham gia nhiều hơn vào đổi mới sáng tạo vì châu Á có thế mạnh dân số trẻ. Bên cạnh đó, cần tập trung đảm bảo an ninh lương thực. Trong tương lai, các nước châu Á cần hợp tác nhiều hơn trong lĩnh vực năng lượng và an ninh lương thực, đặc biệt trong giai đoạn thế giới đang có những mâu thuẫn chính trị.   

Để tăng cường sức mạnh, châu Á cần tăng cường mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia trong khu vực với nhau. Trong đổi mới sáng tạo, các quốc gia cần hợp tác, cạnh tranh lành mạnh để cùng nhau tạo giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị toàn cầu như chuyển đổi số, thương mại bao trùm và tối ưu hóa những cơ hội mới.

Hiện Ấn Độ đứng vị trí thứ 8 trên thế giới về thương mại, đối tác thương mại và đứng vị trí 26 về thu hút đầu tư vào Việt Nam. Hai nước đều có những thế mạnh của riêng mình. Do đó, cần thúc đẩy nhiều hơn về thương mại hai chiều và đầu tư giữa hai quốc gia. Ấn Độ luôn ủng hộ Việt Nam trong lĩnh vực Giáo dục và  Đào tạo và trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và viễn thông, chế biến nông sản, thực phẩm…  

Để hợp tác thúc đẩy đầu tư và thương mại, hai quốc gia cần tăng cường mối quan hệ song phương tốt hơn và sự hỗ trợ từ hai Chính phủ. Đây là cơ sở để hai quốc gia có thể cùng nhau vượt qua những thách thức trong giai đoạn thế giới đầy biến động và không chắc chắn như hiện nay.

Cùng nhau hợp tác và tạo ra những giá trị

Mở đầu Phiên họp toàn thể với chủ đề  "Việt Nam và Ấn Độ với những vấn đề toàn cầu", ông Rajive Kaul - Chủ tịch Tập đoàn Nicco, nguyên Chủ tịch CII, Ấn Độ cho rằng Việt Nam và Ấn Độ vừa trải qua đại dịch Covid-19, nền kinh tế- xã hội của hai quốc gia đều chịu tác động nặng nề. Bên cạnh những khó khăn, thách thức, cả hai quốc gia vẫn tận dụng được những cơ hội để phát triển như sự dịch chuyển của các công ty khỏi Trung Quốc… Cả hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng về quan điểm trung lập trong chính trị đối với các cuộc xung đột trên thế giới; tinh thần dân tộc tự lực, tự cường; lực lượng lao động trẻ năng động tiên phong trong phong trào khởi nghiệp… Để thúc đẩy phát triển, hai nước cần có sự liên kết hợp tác, hỗ trợ nhau trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt giúp nhau đào tạo về con người, thiết bị quốc phòng, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và du lịch… cùng nhau hợp tác và tạo ra những giá trị.

IMG_8924.JPG

Các chuyên gia thảo luận tại phiên toàn thể 

Bà Vân Đặng - nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành, Savvycom, Việt Nam cho biết, ở lĩnh vực công nghệ phần mềm, Việt Nam đang thiếu kinh nghiệm, hiện cả nước có khoảng có 400.000 kỹ sư, mỗi năm Việt Nam có 50.000 kỹ sư ra trường nhưng vẫn thiếu nguồn lực. Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến lĩnh vực công nghệ và xem đây là ngành mũi nhọn phát triển kinh tế trong tương lai với mục tiêu đến năm 2030, 20% GDP đến từ công nghệ thông tin và công nghệ số. Để đạt được đích đến, Việt Nam mong muốn là đối tác tin cậy của Ấn Độ trong đào tạo nhân lực công nghệ, xây dựng các giải pháp về công nghệ trong giáo dục, tài chính, logictics...

IMG_8930.JPG

Đại biểu đặt câu trong phiên toàn thể 

Ông Lakshmi Prasad - Giám đốc Quản lý, Sujay Biotech, Ấn Độ cho rằngViệt Nam đã tận dụng hiệu quả các cơ hội mới từ các hiệp định thương mại tự do tạo lợi thế cạnh tranh nhất định, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Ấn Độ xem Việt Nam là thị trường đầu tư hấp dẫn và Việt Nam xem Ấn Độ là thị trường tiêu thụ tiềm năng. Ngoài lợi thế về công nghệ, Ấn Độ muốn tìm kiếm các đối tác đáng tin cậy về y tế, nông nghiệp, sinh hóa.

Trao đổi với các doanh nghiệp Ấn Độ tại Phiên thảo luận, ông Anuj Kacker - Giám đốc Điều hành kiêm Chủ tịch Aptech, Ấn Độ đánh giá, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng; điểm thu hút của Việt Nam là môi trường và chính sách đầu tư thông thoáng. Bên cạnh các lĩnh vực công nghệ, chế biến nông sản, giáo dục, du lịch, y tế… các doanh nghiệp Ấn Độ cần quan tâm đến các lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giải trí, truyền thông.

ESG - Mô hình kinh doanh để phát triển bền vững

Trao đổi tại Phiên toàn thể với chủ đề "Thách thức về Môi trường, Xã hội và Quản trị", các chuyên gia đã thảo luận chuyên sâu về những vấn đề liên quan đến mô hình môi trường, xã hội và quản trị (ESG) hiện nay.

Theo các chuyên gia, về mặt tổng quan, Chỉ số ESG là việc xem xét các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị trong quá trình ra quyết định đầu tư. Cụm từ này thường được sử dụng thay thế cho đầu tư bền vững, đầu tư có trách nhiệm với xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Những nguyên tắc này cũng có thể áp dụng trong khu vực công của Chính phủ do đóng góp quan trọng của khu vực này vào sự phục hồi kinh tế bền vững sau đại dịch Covid-19.

Chuyên gia cũng lưu ý rằng, thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao sẽ tìm kiếm các nền kinh tế đang phát triển chú trọng tuân thủ các nguyên tắc ESG. Hơn nữa, trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, quyền và vai trò của người tiêu dùng ngày càng quan trọng và người tiêu dùng ngày nay yêu cầu khắt khe việc sản phẩm được sản xuất tại các quốc gia coi trọng ESG.

thaoluan25-9-2 (1).JPG

Các chuyên gia thảo luận tại Phiên toàn thể 

Ông Rajeev Peshawaria - Giám đốc điều hành, Trung tâm Stewardship Asia, Singapore chia sẻ: "Các doanh nghiệp và nhà đầu tư sử dụng các tiêu chí ESG để sàng lọc các rủi ro đầu tư. Bằng việc tiếp cận thông tin đã được công bố minh bạch về môi trường, xã hội và quản trị, nhà đầu tư xác định được các doanh nghiệp không bền vững và giảm thiểu được rủi ro. Công bố thông tin ESG đã trở thành vấn đề rất quan trọng đối với cả nhà đầu tư và các tổ chức cho vay tài chính. Các doanh nghiệp thành công, sau khi đã qua sàng lọc của thị trường tài chính, thường là những công ty có khả năng giải quyết các vấn đề môi trường mang tính toàn cầu.

Ông Siva R Krishnan - Phó Tổng Giám đốc Điều hành, Giám đốc Quản lý rủi ro, Ngân hàng TechcomBank, Việt Nam lưu ý, các doanh nghiệp đặt trọng tâm vào ESG không chỉ bền vững hơn mà còn chống chịu tốt hơn trước những cú sốc như đại dịch Covid-19. Tương lai sẽ thuộc về những công ty biết tận dụng tối đa hiểu biết, kỹ năng của các nhân viên, nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh, năng suất, lợi nhuận và thành công.

Việc đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động là nền tảng quan trọng cho phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Đối thoại tại nơi làm việc hiệu quả đem lại sức mạnh về đổi mới sáng tạo của mỗi doanh nghiệp. Còn ở cấp vĩ mô, tổ chức triển khai đối thoại giữa các bên liên quan trong thị trường lao động - như giữa liên đoàn lao động và đại diện người sử dụng lao động - sẽ góp phần mạnh mẽ vào sự ổn định kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia và nâng cao năng lực cạnh tranh.​​

Lượt người xem:  Views:   574
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện