Tin tức sự kiện
Chủ Nhật, Ngày 05/12/2021, 18:00
Chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp để Việt Nam phục hồi và phát triển bền vững
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
05/12/2021 | Mai Xuân

​TTĐT - Ngày 05-12, tại Hà Nội, Ủy ban Kinh tế - Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đồng tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững”. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Diễn đàn.

​Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại 57 điểm cầu trong nước và quốc tế.

Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có ông Phạm Trọng Nhân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành tỉnh.

Đề xuất các chính sách tài khóa, tiền tệ

Tham luận tại Diễn đàn, các chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành kịp thời nhiều giải pháp, chính sách góp phần hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người dân, người lao động, doanh nghiệp. Các giải pháp hỗ trợ được lồng ghép với chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên, nhất là hỗ trợ những ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Đồng thời, việc thực hiện các giải pháp chính sách đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, giảm thiểu tác động của dịch bệnh, an dân và ổn định xã hội. Đây là nền tảng quan trọng cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gắn với kiểm soát dịch bệnh.

 

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Tuy nhiên, các giải pháp hỗ trợ đã ban hành chủ yếu nhằm giải quyết khó khăn trong ngắn hạn của người dân, doanh nghiệp, chưa chú trọng đến kích thích tiêu dùng, tổng cung và tổng cầu, hay hỗ trợ phát triển thị trường trong nước, phục hồi chuỗi cung ứng, sản xuất, lao động. Việc triển khai thực hiện một số chính sách còn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp, một số nhóm chính sách có điều kiện chặt chẽ khiến các đối tượng thụ hưởng khó có khả năng tiếp cận, dẫn đến hiệu quả thực thi chính sách chưa cao.

Do đó, các chuyên gia kiến nghị, thời gian tới, ưu tiên tiếp tục phòng, chống và kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả, song song với đẩy nhanh tiến trình tiêm vắc-xin. Sớm xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế trong và sau dịch Covid-19, chia theo giai đoạn và lồng ghép xuyên suốt yêu cầu thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế song hành cùng với quá trình phục hồi kinh tế. Vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt theo các kịch bản để ứng phó với các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đã ban hành; thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện các gói hỗ trợ và tiến hành tháo gỡ ngay những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cùng các nhóm chuyên gia đã đề xuất gói hỗ trợ bao gồm cả tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội cùng các chính sách lên tới 843.845 tỷ đồng, chiếm 10,38% GDP (giá trị công bố).

Trong số này, chính sách tài khóa chiếm lớn nhất trong cơ cấu với 8,34%, tương đương 678.395 tỷ đồng; chính sách tiền tệ 65.000 tỷ đồng (chiếm 0,8%), chính sách an sinh xã hội là 12.800 tỷ đồng (chiếm 0,16%), chính sách khác là 37.650 tỷ đồng (0,46%); đầu tư của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) vào doanh nghiệp là 50.000 tỷ đồng (chiếm 0,6%).

Cũng theo các chuyên gia, để thúc đẩy việc triển khai các ưu tiên trên, vai trò của Quốc hội là rất quan trọng. Trong thời gian tới, Quốc hội có thể cân nhắc một số nội dung như: Phát huy công tác xây dựng luật để bảo đảm kịp thời, chất lượng, giảm chồng chéo, qua đó củng cố khung pháp lý cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh, kể cả các hoạt động kinh tế mới. Thường xuyên lắng nghe tiếng nói của cử tri ở các địa phương trong cả nước; tăng cường công tác giám sát, nhất là giám sát chuyên đề đối với những lĩnh vực cử tri đặc biệt quan tâm; đồng hành cùng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân, huy động hợp lý, hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục đồng hành, đề ra những yêu cầu đối với Chính phủ để thực hiện hiệu quả hơn nữa các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong bối cảnh mới; trong đó tập trung vào tăng cường tuyên truyền, phổ biến về các FTA; tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật chính sách để thực hiện đầy đủ cam kết trong các FTA; đánh giá khả năng cạnh tranh của các ngành kinh tế và đề ra hướng cải thiện; đơn giản hóa thủ tục hành chính; cơ quan thực thi của Chính phủ thường xuyên tham vấn cộng đồng doanh nghiệp...

Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất

Thông tin tình hình hoạt động của doanh nghiệp thời gian qua, TS. Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, đợt bùng phát của dịch Covid-19 từ tháng 4/2021 tới nay đã có tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả khảo sát do VCCI thực hiện từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 9/2021 với gần 3.000 doanh nghiệp phản hồi đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam cho thấy có tới 93,9% doanh nghiệp đánh giá tác động của dịch ở mức độ "hoàn toàn tiêu cực" và "phần lớn là tiêu cực". Con số này tăng so với mức 87,2% của khảo sát năm 2020. Cụ thể, trong khảo sát năm 2021 có khoảng 60% doanh nghiệp cho biết tác động của dịch Covid-19 "phần lớn là tiêu cực". Đáng lưu ý, tỷ lệ doanh nghiệp nhận định dịch Covid-19 tác động "hoàn toàn tiêu cực" lên tới 34%, cao đáng kể so với mức 15% của khảo sát năm 2020. Khảo sát tháng 9/2021 cũng ghi nhận chỉ có khoảng 4% doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi dịch và chưa đến 2% doanh nghiệp cho biết nắm bắt được cơ hội để phát triển.

Hầu hết các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề đều phải đương đầu với các khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Khảo sát cho thấy những ngành thường xuyên đòi hỏi sự giao tiếp trực tiếp hoặc liên quan đến sự di chuyển của con người bị tác động tiêu cực lớn nhất bởi dịch bệnh, cụ thể 99% doanh nghiệp trong các ngành giáo dục đào tạo, dịch vụ lưu trú và ăn uống, y tế và trợ giúp xã hội… chịu ảnh hưởng ở mức "phần lớn tiêu cực" và "hoàn toàn tiêu cực". Mức độ tác động của dịch Covid-19 thấp nhất ở nhóm doanh nghiệp trong các ngành như sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng và cung cấp nước, xử lý rác thải, song cũng lần lượt có 88,2% và 76,5% doanh nghiệp trong những ngành này cho biết chịu tác động tiêu cực. 

 

TS. Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tham luận tại Diễn đàn

Đề xuất các giải pháp trong trung và dài hạn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng với trạng thái "bình thường mới", theo TS. Đậu Anh Tuấn, để tái khởi động nền kinh tế, ngoài chú trọng đối tượng doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, còn cần lưu ý các chính sách hỗ trợ phù hợp với đối tượng là hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Các đối tượng này bị tác động mạnh từ các biện pháp siết chặt phòng, chống dịch, khả năng tự phục hồi kém nhưng lại đóng góp một phần quan trọng trong giảm tải áp lực an sinh xã hội, là một trong những động lực kích cầu trong tương lai.

Cũng theo đề xuất của các chuyên gia, để hoạt động sản xuất kinh doanh được tái khởi động và nhanh chóng tăng tốc, các quy định về phòng, chống dịch cũng như lộ trình nới lỏng giãn cách, mở cửa trở lại cần có sự phối hợp, thống nhất giữa các địa phương nhằm đảm bảo phục hồi và ổn định chuỗi cung ứng, doanh nghiệp chủ động lên phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, giảm thiểu rủi ro về đứt gãy nguồn cung, không đảm bảo tiến độ đơn hàng, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Về trung và dài hạn, bên cạnh việc song song thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, tín dụng, các chính sách mang tính tái cấu trúc, hướng tới phát triển bền vững cũng cần được xây dựng ngay từ bây giờ. Cụ thể, tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; có lộ trình phục hồi kinh tế rõ ràng để hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế; có kịch bản sống chung dài hạn với dịch bệnh có tính khả thi và khả năng chống chịu của doanh nghiệp. Cải thiện hạ tầng logistics cũng như thủ tục hành chính có liên quan để tạo thuận lợi cho các hoạt động vận tải và xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với nông, thuỷ sản để tăng tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài chất lượng cao và đầu tư vào công nghiệp phụ trợ. Xác định phát triển kinh tế số là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, tạo cơ chế thúc đẩy thương mại điện tử (sàn giao dịch điện tử, vận tải công nghệ, chợ đầu mối trực tuyến….); hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Đảm bảo an sinh xã hội và nguồn cung ứng lao động

Theo thống kê, năm 2021, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến 9,1 triệu lao động. Trong 9 tháng đầu năm 2021, trên 10 triệu lao động trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Trong đó, khoảng 144.000 lao động bị mất việc làm, 2,1 triệu người phải tạm nghỉ, tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, khoảng 3 triệu người phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, khoảng 840.000 người buộc phải chuyển đổi đổi hình thức việc làm. Đặc biệt, khoảng 4,7 triệu lao động trong doanh nghiệp đã bị giảm thu nhập. Trong khu vực phi chính thức, khoảng 3,5 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm gần 90% số lao động khu vực phi chính thức bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Trước tình trạng trên, các chuyên gia đề xuất, có chính sách phục hồi và phát triển thị trường lao động, trong đó quan tâm đến việc kết nối cung - cầu việc làm, nhất là cung cấp thông tin việc làm nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện cho người lao động tiếp cận các cơ hội việc làm, các gói hỗ trợ của Nhà nước, của người sử dụng lao động để "giữ chân" và thu hút người lao động quay trở lại thành phố làm việc. Thúc đẩy và có cơ chế ưu đãi, khuyến khích người sử dụng lao động đưa ra các giải pháp thu hút lao động vào làm việc tại doanh nghiệp; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực chất chính sách đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động và thích ứng, đón đầu công cuộc chuyển đổi số. Xây dựng các tiêu chuẩn lao động và cơ chế điều chỉnh các quan hệ lao động mới phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19.

 

Cần có nhiều chính sách đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi thị trường lao động hậu Covid-19

Đồng thời có chính sách hỗ trợ ưu đãi đối với doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ phục hồi sau đại dịch. Có giải pháp căn cơ để thu hẹp khoảng cách giới trong giáo dục, đào tạo, học nghề, tiếp cận thông tin, ứng dụng khoa học, công nghệ, thị trường và tư vấn phát triển kinh doanh đối với trẻ em gái và phụ nữ nhằm hỗ trợ gia tăng số lượng và quy mô các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo.

Cải cách thủ tục hành chính của các gói hỗ trợ theo hướng đơn giản, nhanh chóng, kịp thời, ứng dụng công nghệ thông tin để người dân, người lao động và doanh nghiệp, các đối tượng yếu thế dễ dàng tiếp cận. Tiếp tục ưu tiên hỗ trợ cho lao động dễ bị tổn thương, đặc biệt lưu ý đến việc chăm lo cho nhóm lao động tự do, dễ bị tổn thương bị mất việc trong thời gian giãn cách phòng, chống dịch như: người bán vé số lưu động, bốc vác, giáo viên tại các cơ sở mầm non tư thục, lao động làm dịch vụ cắt tóc, gội đầu; giúp việc, làm thuê tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ…

Nghiên cứu việc phi tập trung hóa sản xuất, dân số ở một số đô thị lớn sang các vùng nông thôn, có đông lao động để phát triển kinh tế, cùng với việc cải thiện, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông để khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh như Covid-19 tới các trung tâm kinh tế, công nghiệp phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai) thời gian qua.

Lượt người xem:  Views:   594
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện