Tin tức sự kiện
Thứ 4, Ngày 08/12/2021, 12:00
Tiếp tục điều hành hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương trong năm 2022
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/12/2021 | Phương Chi - Yến Nhi - Quốc Chiến

TTĐT - ​Sáng 08-12, tại Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh khóa X, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình một số nội dung cử tri và đại biểu HĐND tỉnh quan tâm liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh trong năm 2022. 

Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đối với 61 kiến nghị, góp ý của cử tri liên quan đến những lĩnh vực có tác động đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân (giao thông, y tế, giáo dục, chế độ, chính sách,...) gửi đến Kỳ họp, UBND tỉnh đã tiếp thu với tinh thần cầu thị và đã phân công, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương xem xét giải quyết và báo cáo giải trình theo đúng thẩm quyền.

Tại Kỳ họp, UBND tỉnh cũng đã nhận 15 ý kiến của các Tổ đại biểu kiến nghị một số nội dung liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương rà soát và tập trung giải quyết kịp thời, chủ động đưa vào kế hoạch, phương hướng cụ thể của đơn vị mình để thực hiện trong những năm tiếp theo.

03 nhóm giải pháp đẩy mạnh tiến độ giải ngân đầu tư công

Thông tin tại Kỳ họp, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, rút kinh nghiệm đối với công tác đầu tư công năm 2020 và những năm trước, ngay từ đầu năm 2021, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư công trọng điểm nhiệm kỳ 2020-2025; Đoàn kiểm tra công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng... Tuy nhiên, từ tháng 4 đến tháng 10/2021 dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh, làm các hoạt động phải tạm dừng, gián đoạn hoặc chỉ thực hiện được một số công việc.

Sau khi tỉnh trở lại trạng thái bình thường mới, giải ngân đầu tư công có xu hướng khả quan hơn, giá trị giải ngân tính riêng từ ngày 15/9 đến 30/11/2021 đã cao hơn 75% giá trị giải ngân trong 9 tháng đầu năm. Ước khối lượng thực hiện đủ điều kiện giải ngân cả năm 2021 là 9.296 tỷ đồng, đạt 75,6% kế hoạch.

22e2e58a55089e56c719.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh giải trình tại Kỳ họp. Ảnh: Quốc Chiến

Để đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư công trong thời gian tới, UBND tỉnh tập trung thực hiện 3 nhóm giải pháp. Trong đó chú trọng đến thủ tục đầu tư. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư – chuẩn bị thực hiện dự án, lập, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, khẩn trương hoàn thành các thủ tục phê duyệt thiết kế - dự toán, thủ tục đấu thầu các công trình trọng điểm quan trọng. Tập trung hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán vốn khi có khối lượng, không để dồn vào cuối năm.

Tập trung rà soát, kiên quyết loại bỏ những dự án kém hiệu quả, dự án chưa thật sự cần thiết, cấp bách, ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, tạo động lực cho phát triển, các dự án đền bù, giải phóng mặt bằng... Xây dựng kế hoạch tiến độ thực hiện gắn với kế hoạch vốn cho từng công trình, dự án. Xây dựng danh mục thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án giao thông, ưu tiên thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần.

Giải pháp then chốt là giải phóng mặt bằng và huy động vốn. Tập trung thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là công tác vận động người dân, đẩy nhanh tiến độ sớm giao mặt bằng triển khai thi công. Xây dựng đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng theo quy định. Ưu tiên phân bổ nguồn lực này cho các địa phương thực hiện tốt công tác khai thác quỹ đất để đầu tư đền bù giải phóng mặt bằng các công trình giao thông.

Triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, cùng với tình hình chung của công tác đầu tư công, các dự án hạ tầng giao thông phải tạm dừng thi công để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh. Đến nay, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, tỉnh đã tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, nhất là các công trình trọng điểm.

Đặc biệt là trong năm 2021, lần đầu tiên Thường trực Chính phủ đã có buổi làm việc trực tuyến với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nghe báo cáo đề xuất và đã có ý kiến chỉ đạo tỉnh Bình Dương chuẩn bị đầu tư một số dự án. Tại kỳ họp này, UBND tỉnh trình 02 dự án: Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT.746, ĐT.747B, ĐT.743 theo phương thức đối tác công tư (PPP); điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13. Ngoài ra, UBND tỉnh đã phối hợp với các địa phương trong vùng triển khai thực hiện các dự án: Cao tốc Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, Vành đai 3, Vành đai 4, hạ tầng giao thông kết nối tỉnh Đồng Nai,… Đây là những tuyến đường huyết mạch của tỉnh, khi hoàn thành sẽ cơ bản giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông thời gian qua.

Bên cạnh đó, tỉnh vẫn duy trì thường xuyên việc nâng cấp, sửa chữa, dặm vá, đầu tư đèn chiếu sáng, nâng cấp hệ thống thoát nước...; đồng thời tiếp tục duy trì triển khai phân luồng giao thông theo giờ, theo tuyến linh hoạt, bố trí lực lượng gác chốt, ứng dụng công nghệ trong điều hòa giao thông tại các giao lộ trọng điểm, huyết mạch.

Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh

Năm 2021, thế giới nói chung,Việt Nam và Bình Dương nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh về vốn, lao động, thiếu nguyên liệu, chi phí sản xuất… làm số doanh nghiệp bị tạm ngừng hoạt động, giải thể, giảm vốn tăng cao.

Ngay khi có dịch, bên cạnh việc thành lập các Ban chỉ đạo, tổ giúp việc, tiểu ban phòng, chống dịch, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp, Tổ hỗ trợ doanh nghiệp; phân công thành viên Ban chỉ đạo làm việc trực tiếp với doanh nghiệp, nắm tình hình, có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Tỉnh cũng ban hành kế hoạch về khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới và triển khai thực hiện các biện pháp tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.

8IMG_4790_Key_21092021215901.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tham quan khu nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Motomotion Việt Nam

Bên cạnh đó, tỉnh đã thành lập Tổ công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Chủ động phối hợp với Ngân hàng nhà nước kết nối ngân hàng, doanh nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng. Thành lập nhiều Đoàn công tác đi đến các địa phương để phối hợp đón người lao động từ các tỉnh, thành phố có nhu cầu trở lại Bình Dương làm việc. Đồng thời tổ chức đối thoại, gặp gỡ với doanh nghiệp, nhà đầu tư, hiệp hội ngành hàng với các hình thức phù hợp.

Đặc biệt, vừa qua tỉnh Bình Dương đã phối hợp cùng Học viện Chính tri ̣Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề "Giải pháp để Bình Dương thích ứng an toàn, linh hoaṭ, kiểm soát hiệu quả dic̣h Covid - 19, khôi phục sản xuất và phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới"; tỉnh cũng tham dự "Diễn đàn cấp cao quốc gia về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu Covid-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số". Tại các hội thảo, diễn đàn, những ý tưởng, đề xuất của Bình Dương và của các chuyên gia trong, ngoài nước được xem xét, nghiên cứu và triển khai nhân rộng; trên cơ sở đó sẽ có những chính sách đặc thù của địa phương để góp phần hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy phục hồi, phát triển ổn định trong tình hình mới.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ những khó khăn cụ thể, toàn diện, tạo thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh trên từng ngành, lĩnh vực, nhất là các vấn đề lâu dài, chiến lược.

Nâng cao nguồn nhân lực y tế đáp ứng tình hình mới

Trong 05 năm qua, ngành Y tế đã có nhiều biện pháp để thu hút y, bác sĩ về công tác tại địa phương. Số lượng bác sĩ tăng rất nhanh trong những năm gần đây, từ 1.135 bác sĩ năm 2016 lên 2.008 bác sĩ năm 2021 (trung bình mỗi năm tăng thêm 175 bác sĩ). Tuy nhiên, do tốc độ tăng dân số cơ học của tỉnh quá nhanh và năm 2021 dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên chỉ tuyển dụng được thêm 123 bác sĩ (89 khối công lập và 34 bác sĩ khối tư nhân), tỷ lệ bác sĩ/vạn dân chỉ đạt 7,5/vạn dân.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ y, bác sĩ và kiến nghị Trung ương tăng biên chế sự nghiệp ngành Y tế cho tỉnh, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

812a20e1709c5830cdd5592.jpg

Lễ công bố thành lập Trạm y tế lưu động số 2 Cụm công nghiệp Phú Chánh

Chủ tịch UBND tỉnh thông tin thêm, qua thực tế phòng, chống dịch, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã có bước định hướng củng cố, kiện toàn hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng và cơ chế khuyến khích y tế ngoài công lập, nhất là y tế tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp. Cụ thể là thành lập các Trạm y tế lưu động, Trạm y tế khu công nghiệp, phòng khám đa khoa tại các khu công nghiệp và hiện đại hóa hoạt động khám, điều trị bệnh.

Trước sự quan tâm của cử tri và nhân dân đối với công tác quản lý trên lĩnh vực y tế, nhất là trong công tác quản lý giá cả vật tư y tế, dịch vụ y tế, ông Võ Văn Minh cho biết, đối với các cơ sở khám, chữa bệnh công lập, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế triển khai thực hiện cho các cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư số 16/2021/TT-BYT ngày 08/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2. Các cơ sở y tế ngoài công lập đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm Covid-19 theo quy định phải công khai giá theo quy định của Luật Giá. Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị y tế ngoài công lập không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá dịch vụ xét nghiệm, đồng thời phải thực hiện việc quyết định mức giá, kê khai giá, niêm yết giá theo đúng quy định.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các ngành có liên quan tăng cường công tác hậu kiểm, kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạm lợi dụng dịch bệnh để tăng giá dịch vụ; kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 không rõ nguồn gốc, lợi dụng tình hình dịch bệnh để nâng giá, đội giá, đảm bảo chất lượng, giá cả thị trường.

Nâng cao các chỉ số cải cách hành chính

Ông Võ Văn Minh nhấn mạnh, ngay sau khi kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và bộ chỉ số đo lường năng lực điều hành, quản lý, cạnh tranh của tỉnh như: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) được công bố, UBND tỉnh đã có hàng loạt chỉ đạo tập trung khẩn trương phân tích, đánh giá, rà soát những chỉ tiêu, tiêu chí còn thấp. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho người dân; hướng dẫn thủ tục, giải quyết kịp thời các vướng mắc, phản ánh, kiến nghị của người dân; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giám sát, phản ánh, tham gia xây dựng chính quyền. Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, các thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; khung giá đền bù, thu hồi đất; việc thu, chi ngân sách cấp xã…; nâng cao chất lượng các dịch vụ công.

Song song đó, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ gắn với thường xuyên giáo dục, nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tạo sự chuyển biến về nhận thức, tinh thần và thái độ trong thực thi nhiệm vụ, phục vụ nhân dân.​

Cũng tại phiên giải trình, Chủ tịch UBND tỉnh đã nhấn mạnh 10 nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2022:

1. Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để phòng, chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất kiểm soát để dịch bùng phát trở lại;

2. Triển khai đồng bộ các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế;

3. Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phối hợp triển khai một số dự án giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh;

4. Hoàn thiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

5. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là ngành Y tế, Giáo dục;

6. Khẩn trương hoàn thiện và đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa 1.500 giường trong 6 tháng đầu năm 2022;

7. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chích sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và các chính sách an sinh xã hội;

8. Triển khai kế hoạch dạy và học phải an toàn, phù hợp diễn biến của dịch;

9. Tập trung cải cách thủ tục hành chính, gắn với chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử và quản lý đô thị thông minh;

​10. Triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững trật tự an toàn xã hội.​


Lượt người xem:  Views:   756
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện