Tin tức sự kiện
Thứ 5, Ngày 09/12/2021, 23:00
Bình Dương: Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 xây dựng tầm nhìn dài hạn, định hướng phát triển nhanh, bền vững
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
09/12/2021 | Đoan Trang

TTĐT - ​Chiều 09-12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với các tỉnh, thành thuộc hai vùng Bắc Trung bộ - Duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ.

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung gồm 20 tỉnh, thành phố có vai trò kết nối hai đầu mối kinh tế - xã hội lớn nhất của cả nước là vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ. Đồng thời, có chiến lược quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế biển của Việt Nam. 

Vùng Đông Nam bộ có 06 tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của khu vực. Đây là vùng đi đầu trong cả nước về khoa học, công nghệ, hệ sinh thái trung tâm công nghiệp, cảng biển và logistics lớn nhất của nước.

Quyhoach.jpg

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Tại hội nghị, Viện Chiến lược phát triển – Bộ KHĐT đã báo cáo tóm tắt về dự thảo khung định hướng phát triển của hai vùng làm cơ sở lập quy hoạch thời kỳ 2020-2030 tầm nhìn đến năm 2050 với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, định hướng phát triển giao thông vận tải của hai vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong số nội dung được hội nghị quan tâm nhấn mạnh.

Cụ thể, giai đoạn 2021-2025, xây dựng mạng lưới đường bộ cao tốc vùng Đông Nam bộ, với 08 đoạn tuyến dài 551km. Đặc biệt, có 05 đoạn tuyến khởi công với 346km gồm các đoạn: Dầu Giây - Tân Phú (Đồng Nai), Biên Hòa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh), Chơn Thành (Bình Phước) - Đức Hòa (Long An), vành đai TP. Hồ Chí Minh, đoạn tuyến TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành (Bình Phước) với chiều dài 55km.

Giai đoạn 2026-2030 và sau năm 2030, dự kiến vùng Đông Nam bộ có 05 đoạn tuyến đường bộ cao tốc với chiều dài 543km. Trong đó, có 01 tuyến TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành (Bình Phước) đã khởi công giai đoạn 2021-2025.

quyhoach1.png

Định hướng phát triển quy hoạch giao thông vùng Đông Nam bộ

Đối với giao thông đường sắt, sẽ thực hiện nâng cấp, từng bước hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc – Nam qua vùng, đường đơn, khổ 1.000mm, đạt tốc độ chạy tàu bình quân từ 80km/giờ đến 90km/giờ đối với tàu khách và 50km/giờ đến 60km/giờ đối với tàu hàng; từng bước triển khai đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) đến ga Thủ Thiêm (TP.Hồ Chí Minh), đường đôi, khổ 1.435mm, dài khoảng 1.545km; phát triển các tuyến đường sắt kết nối vùng với khu vực Tây Nguyên (Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước), các cửa khẩu quốc tế (Vũng Áng – Tân Ấp –Mụ Giạ, TP.Hồ Chí Minh – Lộc Ninh) và hệ thống cảng biển (Biên Hòa – Vũng Tàu). Tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến khởi công vào năm 2027 và hoàn thành 02 đoạn ưu tiên đưa vào khai thác năm 2033.

quyhoach4.jpg

Tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến khởi công vào năm 2027 

Song song đó, xây dựng 04 hành lang vận tải thủy trong vùng bao gồm: Hành lang vận tải thủy ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang với khối lượng vận tải khoảng 62,5 đến 70 triệu tấn; riêng khu vực miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có 11 tuyến vận tải chính và các sông khác có khả năng khai thác vận tải thủy kết nối trực tiếp với hành lang vận tải thủy ven biển; khối lượng vận tải khoảng 15 đến 18 triệu tấn. Hành lang vận tải thủy TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau với khối lượng vận tải khoảng 99 đến 105 triệu tấn. Hành lang vận tải thủy TP. Hồ Chí Minh - An Giang - Kiên Giang với khối lượng vận tải khoảng 55,2 đến 58,5 triệu tấn. Hành lang vận tải thủy Bà Rịa - Vũng Tàu – TP. Hồ Chí Minh - Tây Ninh với khối lượng vận tải khoảng 31,5 đến 35,5 triệu tấn. Đồng thời, xây dựng 22 tuyến vận tải thủy nội địa chính, trong đó mỗi vùng có 11 tuyến…

quyhoach2.jpg

quyhoach3.jpg

Xây dựng 04 hành lang vận tải thủy trong vùng và 22 tuyến vận tải thủy nội địa chính

Tại hội nghị, những vướng mắc của các địa phương đã được giải đáp, hướng dẫn để nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trong quá trình phối hợp tổ chức lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng và các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia.

Báo cáo tham luận tại hội nghị, lãnh đạo Sở KHĐT tỉnh Bình Dương cho biết, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện hơn 01 năm qua. Cụ thể, tỉnh đang tìm kiếm đơn vị tư vấn lập quy hoạch có chất lượng, năng lực và tầm nhìn dài hạn giúp tỉnh định hướng phát triển nhanh, bền vững hơn nữa.

Trong quá trình lập quy hoạch, Bình Dương gặp một số khó khăn về lựa chọn chuyên gia tư vấn, đơn vị thực hiện gói thầu...

Lượt người xem:  Views:   2679
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện