Tin tức sự kiện
Thứ 3, Ngày 23/11/2021, 18:00
Bình Dương có thêm 01 bảo vật quốc gia và 02 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
23/11/2021 | Đoan Trang

TTĐT - ​Nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa (DSVH) Việt Nam, sáng 23-11, tại TP. Thủ Dầu Một, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận bảo vật quốc gia và danh mục DSVH phi vật thể quốc gia của tỉnh Bình Dương đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận cuối năm 2020, đầu năm 2021.

Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Bùi Hữu Toàn – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

BVQG 8.jpg

Quyết định công nhận bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể

Bình Dương là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời. Thành quả sáng tạo của các thế hệ cha, ông đã để lại những di sản vật chất, tinh thần đa dạng, phong phú, có giá trị hết sức đặc biệt. Điều đó tiếp tục được khẳng định khi Bình Dương có thêm 01 DSVH vật thể là “Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh” được công nhận là bảo vật quốc gia và 02 DSVH phi vật thể là “Nghề gốm Bình Dương”, “Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà” được công nhận là DSVH phi vật thể quốc gia.

BVQG 4.jpg

Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh​ được công nhận là bảo vật quốc gia

BVQG 9.jpg

BVQG 10.jpg

Đặc sắc võ thuật môn phái Tân Khánh Bà Trà

Tính đến nay, Bình Dương đã có 03 bảo vật quốc gia gồm Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh vừa được công nhận, Tượng động vật Dốc Chùa (công nhận năm 2013) và Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh (công nhận năm 2018); đồng thời, có 03 DSVH phi vật thể được vinh danh gồm Nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, Nghề gốm Bình Dương và Võ lâm Tân Khánh Bà Trà.

BVQG 1.jpg

BVQG 2.jpg

Tinh hoa nghề gốm Bình Dương 

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà nhấn mạnh, Bình Dương có thêm 01 bảo vật quốc gia và 2 DSVH phi vật thể quốc gia được vinh danh là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh. Với trách nhiệm và lòng tự hào dân tộc, ông tri ân đến các bậc tiền nhân, các thế hệ đi trước đã có công hình thành, gìn giữ; các DSVH được vinh danh có ý nghĩa quan trọng góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống​ tốt đẹp của dân tộc. Ông đề nghị, thời gian tới, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tích cực phối hợp với các địa phương, sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy DSVH trên địa bàn tỉnh; xây dựng môi trường thuận lợi cho nghề sản xuất gốm có điều kiện phát triển bền vững; tạo điều kiện cho các võ sư, môn sinh Võ lâm Tân Khánh Bà Trà có điều kiện học tập, rèn luyện và truyền dạy trong các trường đại học, THCS, THPT trong tỉnh; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về DSVH; quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị bảo vật quốc gia được công nhậnĐồng thời, giới thiệu, quảng bá bảo vật quốc gia, DSVH trên các phương tiện truyền thông, đa dạng hóa các hình thức thực hiện để truyền thông đến với đông đảo quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh; kích cầu và phát triển du lịch tỉnh nhà.

Dịp này, UBND tỉnh đã truy tặng Bằng khen cho 02 võ sư; tặng Bằng khen cho 04 tập thể, 03 cá nhân đã có nhiều đóng góp trong việc đưa tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian Võ lâm Tân Khánh Bà Trà trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; tặng Bằng khen cho 02 tập thể, 06 cá nhân đã có nhiều đóng góp cho việc đưa hiện vật Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh trở thành bảo vật quốc gia.

BVQG 7.jpg

Trao Bằng khen cho các cá nhân, tập thể

Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh được phát hiện tại di chỉ khảo cổ thuộc ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh, huyện Tân Uyên (nay là TX.Tân Uyên) trong các năm 1998 và năm 2001, có niên đại khoảng từ cuối thế kỷ III trước Công nguyên đến thế kỷ I sau Công nguyên (cách ngày nay trên 2.000 năm). Bộ dụng cụ có tổng cộng 23 hiện vật, gồm: Trục dệt, dao dệt, lược chải sợi và các thanh có nấc chưa xác định công dụng. Đây là kết cấu của loại khung dệt mà hiện nay một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Á vẫn còn sử dụng. Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia khảo cổ xác định Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh là hiện vật đặc biệt, quý hiếm và tiêu biểu cho một thời đại lịch sử trước và sau Công nguyên của vùng đất Phú Chánh, tỉnh Bình Dương và rộng hơn là khu vực Nam bộ và Việt Nam.

Tiếp nối dòng lịch sử, môn phái võ thuật Tân Khánh Bà Trà, nghề làm gốm trên đất Bình Dương cũng được hình thành và không ngừng phát triển.

Môn phái Võ lâm Tân Khánh ra đời từ thế kỷ 17, được các bậc tiền nhân dùng chống thú dữ, giặc cũng như khẩn hoang vùng đất Nam bộ. Đến giữa thế kỷ 19, Bà Trà, hậu duệ một vị tướng Tây Sơn, cùng gia đình đến vùng Bình Chuẩn (TP. Thuận An) và Tân Phước Khánh (TX. Tân Uyên), tỉnh Bình Dương sinh sống và truyền dạy cho người dân địa phương, đồng thời kết hợp thế võ xưa hình thành nên môn phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà. Hiện nay, môn phái đã có hàng ngàn môn sinh, có mặt tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam và nước ngoài. Những giá trị của Võ lâm Tân Khánh Bà Trà đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong bản sắc văn hóa của đất và người Bình Dương.

Nghề gốm Bình Dương là nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở tỉnh, có lịch sử hình thành khoảng 200 năm, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Từ khi ra đời cho đến nay, gốm sứ Bình Dương luôn có chỗ đứng ổn định trên thị trường trong nước và quốc tế. Sản phẩm gốm sứ Bình Dương luôn đáp ứng thị hiếu đa dạng của khách hàng và mọi tầng lớp trong xã hội.

Lượt người xem:  Views:   1945
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện