Tin tức sự kiện
Thứ 6, Ngày 08/10/2021, 11:00
Bình Dương đồng hành hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp quay lại hoạt động sản xuất
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/10/2021 | Đoan Trang

TTĐT - ​Chiều 07-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp Tổ công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, khôi phục sản xuất kinh doanh của tỉnh. 

Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương; đại diện một số hiệp hội, doanh nghiệp trong tỉnh.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 06/10/2021, toàn tỉnh có 3.330 doanh nghiệp đã đăng ký và đang hoạt động "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 địa điểm", "3 xanh" với 331.585 lao động. Trong đó, có 1.407 doanh nghiệp trong khu công nghiệp với 201.894 lao động; 69 doanh nghiệp trong cụm công nghiệp với 9.109 lao động; 1.854 doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp với 120.582 lao động.

Từ ngày 14/9/2021, có 151 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại; trong đó, có 84 doanh nghiệp thực hiện mô hình "3 xanh".

Từ đầu tháng 10/2021 đến nay, UBND tỉnh và các cấp, các ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các phương án khôi phục sản xuất, thông thương hàng hóa. Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp tham mưu UBND tỉnh triển khai các Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định.

keugoidn 1.jpg

Toàn cảnh cuộc họp 

Tại cuộc họp, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp đã phản ánh những khó khăn về việc đăng ký và tổ chức hoạt động trở lại của các doanh nghiệp và tình hình nguồn lao động hiện nay. Trong đó, đa số phản ánh về hồ sơ, trình tự, thủ tục phê duyệt phương án hoạt động trở lại; hướng dẫn cụ thể để chuyên gia, người lao động sinh sống tại các tỉnh, thành, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh đến làm việc tại Bình Dương; quy định về xét nghiệm cho công nhân nhà máy để hoạt động sản xuất trở lại. Các doanh nghiệp đề xuất phương án hậu kiểm để rút ngắn thời gian xét duyệt, kiểm tra; cần có hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình "3 xanh"...

keugoidn 2.jpg

Các doanh nghiệp Bình Dương triển khai mô hình “3 xanh” phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch

Về vấn đề nội tại của các doanh nghiệp, hiện đang gặp khó khăn về nguồn vốn sau thời gian chống dịch, cần được hỗ trợ bằng những khoản vay ưu đãi trong dài hạn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang đối mặt với những khó khăn chung về thị trường, đơn hàng xuất khẩu, nguyên vật liệu sau đại dịch.

Qua ý kiến của các đại biểu, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chỉ đạo thực hiện một số giải pháp trọng tâm. Cụ thể, các ngành và địa phương "vùng xanh" cần tích cực tuyên truyền và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đi vào hoạt động kèm theo hướng dẫn; tổ chức hậu kiểm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sớm nhất.

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, hiện nay, tỉnh cần phải tập trung vào 05 "công cụ" chính để kiểm soát dịch bệnh và phục hồi sản xuất là vắc xin, xét nghiệm, kiểm soát đi lại (giấy đi đường), duy trì các chốt liên huyện và ứng dụng quét mã QR. Trong đó, sẽ thực hiện giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc cấp giấy xét nghiệm âm tính và giấy đi đường cho công nhân lao động.

keugoidn.jpg

Công nhân làm việc t​ại các doanh nghiệp sản xuất "3 tại chỗ"

Ngành Y tế cần có hướng dẫn xử lý F0 trong doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp với cấp huyện thành lập các Tổ phản ứng nhanh; phát huy vai trò của các Trạm y tế lưu động để tiếp nhận thông tin và xử lý khi có F0 tại doanh nghiệp. Song song đó,​​​​ hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký hoạt động với quy trình xét nghiệm rút gọn hơn theo thời gian; thuận lợi cho công nhân lao động và giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo an toàn dịch bệnh khi quay lại sản xuất; áp dụng công nghệ tiến tới quản lý từng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các địa phương triển khai mạnh mẽ xây dựng "pháo đài xanh" tại nhà trọ theo chủ trương của UBND tỉnh; quyết liệt tầm soát dịch bệnh tại các khu nhà trọ theo hướng đánh giá, tự quyết các vấn đề xét nghiệm.

Về quản lý đi lại, Bình Dương vẫn còn nhiều vùng nguy cơ, do đó cần phải thận trọng trong việc tổ chức đi lại liên huyện và liên tỉnh, thành phố khác.

Đối với công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19, các ngành, địa phương ưu tiên tiêm cho công nhân lao động trong doanh nghiệp "3 tại chỗ". Đối với các doanh nghiệp hoạt động trở lại, phối hợp với doanh nghiệp tổ chức tiêm vắc xin mũi 2 ngay tại nhà máy, nơi làm việc.

tiemvacxincongnhan.jpg

Tiêm vắc xin cho công nhân lao động tại các khu công n​ghiệp

Các ngành, các cấp và địa phương cần nhanh chóng triển khai và tham mưu các chính sách hỗ trợ người lao động yên tâm ở lại sản xuất hoặc từ quê quay trở lại làm việc; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn Kit xét nghiệm để tự chịu trá​ch nhiệm việc test Covid-19; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại trực tuyến… ​

Lượt người xem:  Views:   2809
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện