Tin tức sự kiện
Thứ 2, Ngày 20/09/2021, 20:00
Kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
20/09/2021 | Đoan Trang

TTĐT - Sáng 20-9, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị trực tuyến với 28 tỉnh, thành có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm cộng nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất trong thời gian tới. ​

​Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, doanh nghiệp.​

 Duy trì "vùng xanh" trong doanh nghiệp

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 8/2021, cả nước có 563 khu công nghiệp, 19 khu kinh tế ven biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu, 03 khu công nghệ cao thu hút khoảng 10.963 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký đạt 230 tỷ đô la Mỹ; 10.195 dự án có vốn đầu tư trong nước (DDI), tổng vốn đăng ký khoảng 2,54 triệu tỷ đồng.

Vượt qua khó khăn, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, 8 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển tiếp tục phát triển, tạo việc làm cho gần 4 triệu lao động, tăng khoảng 90.000 lao động so với cuối năm 2020.

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển đạt khoảng 140 tỷ đô la Mỹ, tăng 8% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 100,7 tỷ đô la Mỹ, tăng 2,9%, chiếm 47,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; đóng góp khoảng 96,5 nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2020.​

doanhnghiepBD 1.jpg 

IMG_9855[1].jpg

 Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Về phát triển cụm công nghiệp, đến nay, cả nước có 968 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 30.900 ha. Trong đó, có 730 cụm đang hoạt động, thu hút khoảng 13.500 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, tỷ lệ lấp đầy 63%, tạo việc làm cho trên 580.500 lao động.

Chủ động ứng phó với dịch bệnh, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp đã xây dựng các phương án phòng, chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong quá trình hoạt động do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đứt gãy, gây thiếu nguồn cung đầu vào và thị trường đầu ra; công tác tuyển dụng, giữ chân người lao động, giải quyết các thủ tục xuất, nhập cảnh của các chuyên gia còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, nhiều tỉnh, thành có hướng dẫn phòng, chống dịch chưa hợp lý hoặc áp dụng cứng nhắc các biện pháp phòng, chống dịch khiến chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu của các doanh nghiệp bị gián đoạn nghiêm trọng. Các hoạt động hỗ trợ công nhân, lao động, nhất là hỗ trợ về chỗ ở chưa đồng bộ gây khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh...

Khẳng định Chính phủ luôn kiên định thực hiện "mục tiêu kép" và sẽ dốc toàn lực nhằm kiểm soát dịch bệnh trong cuối năm 2021 khi tiến độ tiêm vắc xin được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tăng cường phối hợp, tổ chức thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương. Tùy theo tình hình của địa phương, các doanh nghiệp chủ động xây dựng các phương án sản xuất, nhất là có giải pháp kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp.

Song song đó, các địa phương sớm tổ chức hội nghị để quán triệt, triển khai tinh thần phục hồi sản xuất, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi sản xuất, bảo đảm lưu thông hàng hóa, kiểm soát dịch bệnh, duy trì "vùng xanh" trong doanh nghiệp; tiếp tục kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, không để phát sinh các ổ dịch mới.

Bộ Y tế tham mưu Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 ưu tiên vắc xin tiêm cho công nhân, lao động trong các doanh nghiệp; tăng cường hướng dẫn, giúp các địa phương trong việc xác định, xây dựng các "vùng xanh" phục hồi sản xuất.

Bộ Giao thông vận tải tiếp tục thanh tra, kiểm tra, tháo gỡ các khó khăn trong việc lưu thông hàng hóa, hạn chế thấp nhất ách tắc hàng hóa.

Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ, ngành liên qua đổi mới các quy trình, tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cảnh của các chuyên gia.

Bộ Công Thương có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau đại dịch.​

Bình Dương hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất

Riêng tỉnh Bình Dương, thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh trong quý III/2021 có chậm lại và giảm so với những tháng đầu năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9/2021 tăng 3,15% so với tháng trước. Lũy kế 9 tháng năm 2021, Chỉ số IIP ước tính tăng 4,87% so với cùng kỳ.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tỉnh đã duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi đủ điều kiện theo nguyên tắc "an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn", theo đó, chỉ cho phép hoạt động đối với các doanh nghiệp đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch theo đúng các quy định, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế. Đồng thời, đã nỗ lực hết sức để bảo vệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ", "01 cung đường, 02 địa điểm" để có thể tiếp tục sản xuất. Tính đến ngày 18/9/2021, trên địa bàn tỉnh có 3.197 doanh nghiệp đã đăng ký và đang hoạt động theo phương án "3 tại chỗ", "01 cung đường, 02 địa điểm", "3 xanh" cho 264.621 lao động.

doanhnghiepBD.jpg

Doanh nghiệp tổ chức tốt phương án “3 tại chỗ, vừa phòng dịch vừa sản xuất phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch cho các doanh nghiệp thực hiện sản xuất "3 tại chỗ", tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Y tế tổ chức nhiều chiến dịch xét nghiệm, truy vết, rà soát, bóc tách F0, đảm bảo hoạt động sản xuất và triển khai tiêm vắc xin diện rộng cho tất cả người lao động trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tính đến nay, Bình Dương đã tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho 133.995 người lao động và tổ chức tiêm 150.673 liều vắc xin ngừa Covid-19 cho người lao động trong hệ thống phân phối hàng hóa thiết yếu; các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp. 

tiemvacxincongnhan.jpg

Tiêm vắc xin cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp

Hiện nay, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh của tỉnh từng bước được kiểm soát và chuyển biến khả quan, Bình Dương đã triển khai các mô hình mới như "3 xanh"  (nhà máy xanh, nhà trọ xanh, công nhân xanh), " 03 tại chỗ linh hoạt" được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng chi phí duy trì chuỗi cung ứng sau thời gian dài giãn cách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất và đảm bảo điều kiện sản xuất an toàn, góp phần giải quyết được việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao động.

Tính đến ngày 15/9, Bình Dương có 06/09 huyện, thị xã, thành phố công bố "vùng xanh", trở lại trạng thái bình thường mới. UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới sau thời gian giãn cách xã hội, trong đó tập trung thực hiện 05 nhóm nhiệm vụ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất bao gồm: Hỗ trợ tín dụng, thực hiện các chính sách thuế - bảo hiểm xã hội, các chính sách về lao động, tiếp cận thị trường, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh theo lộ trình cụ thể.

Các sở, ngành tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ; gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuế đất trong năm 2021. Đồng thời, tiếp tục thống kê tình hình lao động, xử lý, giải quyết các vướng mắc về lao động trong các doanh nghiệp và có giải pháp để động viên tinh thần của người lao động; đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau giãn cách, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

doanhnghiepBD 2.jpg

Công nhân làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất "3 tại chỗ"

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ triển khai thực hiện các hỗ trợ cụ thể khác được ban hành tại Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 14/9/2021 của HĐND tỉnh về mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội và chính sách cho một số đối tượng bảo trợ xã hội đặc thù trên địa bàn tỉnh; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về lẻ hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Lượt người xem:  Views:   2671
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện