Tin chỉ đạo điều hành
Chủ Nhật, Ngày 21/07/2013, 10:31
Bình Dương Hướng dẫn tuyên truyền về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI nhiệm kỳ 2013-2018
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
21/07/2013
    
TTĐT - Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI nhiệm kỳ 2013-2018 sẽ được tổ chức từ ngày 27 - 30/7/2013 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân, viên chức, lao động và khẳng định vị trí, vai trò của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.
   
Thực hiện Hướng dẫn số 86-HD/BTGTW ngày 29 tháng 6 năm 2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tuyên truyền Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Hướng dẫn số 50-HD/TG ngày 05/7/2013 tuyên truyền
 
Theo đó, tuyên truyền nội dung về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, cụ thể, Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Kết luận số 23-KL/TW ngày 08/4/2008 của Bộ Chính trị về “Những công việc cần cụ thể hoá để triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương (khóa X), phân công chỉ đạo chuấn bị và thời gian hoàn thành các đê án", Kết luận số 62-KL/TW ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 24/02/2012 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Luật Công đoàn năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 
 
Tuyên truyền về vị trí vai trò, sự trưởng thành của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam qua 10 kỳ đại hội; những thành tựu nổi bật của đội ngũ CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhấn mạnh những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và hoạt động Công đoàn.

    
Chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, ngày 20-22/3/2013, tỉnh Bình Dương tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ IX, nhiệm kỳ 2013 - 2018. Dịp này, Ban thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương đã trao tặng bức Trướng với nội dung “Tổ chức Công đoàn đoàn kết, dân chủ, đổi mới, sáng tạo vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động vì sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương”.    
 
Phản ánh kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2008 - 2013. Giới thiệu những mô hình hoạt động công đoàn hiệu quả. Biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương tập thế, cá nhân cán bộ Công đoàn tiêu biểu, xuất sắc, CNVCLĐ giỏi, có thành tích nổi bật trong sản xuất, kinh doanh, nhất là trong các phong trào thi đua yêu nước và học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
 
Tuyên truyên mục đích, ý nghĩa, chủ đề, tầm quan trọng của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI; nội dung dự thảo các văn kiện trình Đại hội, các phong trào thi đua, các hoạt động, công trình, sản phẩm của CNVCLĐ, các cấp Công đoàn cả nước chào mừng Đại hội. 
  
Phản ánh diễn biến, kết quả Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, phương hướng hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ nhiệm kỳ 2013 - 2018, hoạt động quán triệt, triển khai Nghị quyết ngay sau Đại hội.
  
  
A. CÁC KỲ ĐẠI HỘI CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
  
1. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I
  
Họp từ ngày 1/1950 đến ngày 15/1/1950 tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Dự Đại hội có trên 200 đại biểu.
   
Mục tiêu của Đại hội là: “ Động viên công nhân viên chức cả nước, nhất là công nhân ngành Quân giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi.
 
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá I gồm 21 ủy viên chính thức và 04 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch.
   
2. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II
  
Họp từ ngày 23/2/1961 đến ngày 27/2/1961 tại Trường Thương nghiệp, Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 752 đại biểu. Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam.
  
Mục tiêu của Đại hội là: "Động viên cán bộ, công nhân, viên chức thi đua lao động sàn xuất, xây dựng CNXH ở miền Bắc, với tinh thần "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà”.
  
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá II gồm 55 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch.
 
3. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III
   
Họp từ ngày 11/2/1974 đến ngày 14/2/1974 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 600 đại biểu.
    
Mục tiêu của Đại hội là: Động viên sức người, sức của chi viện cho chiến trường, tất cả để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
  
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá III, nhiệm kỳ 1974-1978 gồm 71 ủy viên. Đoàn Chủ tịch gồm 21 ủy viên, Ban Thư ký gồm 09 ủy viên. Đồng chí Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được bầu làm Chủ tịch danh dự. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch.
  
4. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IV
  
Họp từ ngày 8/5/1978 đến ngày 11/5/1978 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 962 đại biểu.
   
Mục tiêu của Đại hội là: "Động viên công nhân lao động thực hiện 3 chương trình lớn của Đảng. Phát triển nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
  
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá IV, nhiệm kỳ 1978 -1983 gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 12 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Chủ tịch.
   
5. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V
   
Họp từ ngày 16/11/1983 đến ngày 18/11/1983 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 949 đại biểu.
   
Mục tiêu của Đại hội là: “Đệng-viên công nhân lao động thực hiện 3 chương trình lớn của Đảng. Phát triển nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
   
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá V, nhiệm kỳ 1983 -1988 gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 13 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận được bầu là Chủ tịch, đồng chí Phạm Thế Duyệt được bầu là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký. Tháng 2/1987, đồng chí Phạm Thế Duyệt được bầu làm Chủ tịch.
  
6. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI
  
Họp từ ngày 17/10/1988 đến ngày 20/10/1988 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 834 đại biểu. Đại hội đã đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
   
Mục tiêu của Đại hội là: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì “việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”".
   
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VI, nhiệm kỳ 1988 - 1993 gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 15 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Tư được bầu làm Chủ tịch.
  
7. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII
   
Họp từ ngày 9/11/1993 đến ngày 12/11/1993 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có hơn 600 đại biểu.
   
Mục tiêu của Đại hội là: Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân lao động.
  
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VII nhiệm kỳ 1993-1998 gồm 125 ủy viên, Đoàn Chủ tịch gồm 15 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Tư được bầu lại làm Chủ tịch.
   
8. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII
   
Họp từ ngày 3/11/1998 đến ngày 6/11/1998 tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội. Dự Đại hội có 897 đại biểu.
  
Mục tiêu của Đại hội là: “Vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì việc làm, đời sổng, dân chủ và công băng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh. Xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phát triển về số lượng và chất lượng, làm nòng cốt trong việc xây dựng khối liên minh vững chắc với nông dân và trí thức; ra sức phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế, tiếp tục xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, nâng cao trình độ cán bộ Công đoàn; tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, xây dựng pháp luật, chính sách có liên quan đến công nhân, viên chức, lao động, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; tích cực tham gia xây dựng Đáng, xây dựng chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh phong trào thi đua sôi nổi, động viên công nhân, viên chức, lao động phát huy nội lực phát triển kinh tế xã hội vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội cồng bằng, dân chủ, vãn minh" theo con đường xã hội chù nghĩa”.
    
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VIII, nhiệm kỳ 1998 - 2003 gồm 145 ủy viên, Đoàn Chủ tịch gồm 17 ủy viên. Đồng chí Cù Thị Hậu được bầu làm Chủ tịch.
 
9. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX
 
Họp từ ngày 10/10/2003 đến ngày 13/10/2003 tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội. Dự Đại hội có 900 đại biểu.
  
Mục tiêu của Đại hội: “ Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong SỊỉ nghiệp công nghiệp hoả, hiện đại hoá đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới; củng cổ và phát triến sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân VỚI giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, thiết thực và có hiệu quà trong công nhân, viên chức, lao động; tham gia quản ỉỷ, chăm lo, bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; đẩy mạnh phát triển đom viên và tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công đoàn; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện thẳng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tể xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
  
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá IX, nhiệm kỳ 2003 - 2008 gồm 150 ủy viên, Đoàn Chủ tịch gồm 19 ủy viên. Đồng chí Cù Thị Hậu được bầu lảm Chủ tịch. Tháng 12/2006, đồng chí Đặng Ngọc Tùng được bầu làm Chủ tịch.
 
10. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X
   
Họp từ ngày 2đến ngày 5/11/2008 tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội. Dự Đại hội có 985 đại biểu.
    
Mục tiêu Đại hội là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lẩy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bào vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đảng của đoàn viên, công nhăn, viên chức, lạo động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
    
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá X (2008 - 2013) gồm 160 đồng chí. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, ủy viên Trung ương Đảng tái đắc cử Chủ tịch.
  
Hoài Hương
Lượt người xem:  Views:   613
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Phân loại

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Loại bài viết

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin chỉ đạo điều hành