Tin chỉ đạo điều hành
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2562/KH-UBND về triển khai phương án phát triển Hệ thống du lịch trong Quy hoạch tỉnh Bình Dương và Quy hoạch Hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 01/5.​

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1166/QĐ-UBND về Quy chế nội bộ kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/4/2025.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo an ninh trật tự phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

 
 

TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2025.​

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1110/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/5.000) Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (Khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí) tại xã Bình Mỹ, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên và phường Hội Nghĩa, TP.Tân Uyên.

 
 

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc thông qua Đồ án Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/5.000) Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (Khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí) tại xã Bình Mỹ, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên và phường Hội Nghĩa, TP.Tân Uyên.​

 
 

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 31/NQ-HĐND về việc thông qua Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Tân Lập đến năm 2040 tại huyện Bắc Tân Uyên.

 
 

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 25/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án huy động nguồn lực thực hiện dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh).

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Công chức, viên chức được nghỉ Tết từ ngày 20/01 đến hết ngày 26/01/2023Công chức, viên chức được nghỉ Tết từ ngày 20/01 đến hết ngày 26/01/2023

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo treo cờ và nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.​

​Theo đó, các công sở, trụ sở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các hộ nhân dân phải treo cờ Tổ quốc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão trong 05 ngày từ ngày 21 đến hết ngày 25/01/2023.

Căn cứ Công văn số 8056/VPCP-KGVX ngày 01/12/2022 của Văn phòng Chính phủ, dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, công chức, viên chức được nghỉ từ ngày 20/01/2023 đến hết ngày 26/01/2023. 

Các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 02 ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang; UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp phải bố trí lực lượng trực gác, bảo vệ cơ quan, đơn vị và khu phố, ấp; chủ động xử lý mọi diễn biến bất thường xảy ra trước, trong và sau Tết Nguyên đán và báo cáo kịp thời tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị về UBND tỉnh theo đúng quy định.

Trước các ngày Tết Nguyên đán, yêu cầu các cơ quan, đơn vị; UBND các huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ, công chức, chiến sĩ, công nhân và nhân dân làm vệ sinh sạch, gọn ở khu vực cơ quan, đơn vị mình, các đường giao thông, nơi công cộng và các khu phố, ấp.​

Thông báo ​​

1/13/2023 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCông chức, viên chức, nghỉ Tết, ngày 20/01, đến hết, ngày 26/01/202354-cong-chuc-vien-chuc-duoc-nghi-tet-tu-ngay-20-01-den-het-ngay-26-01-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
281.00
121,000
0.00
121000
0
Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2025, Tết Nguyên đán Ất Tỵ Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2025, Tết Nguyên đán Ất Tỵ

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 6762/KH-UBND bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2025, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân những tháng cuối năm 2024, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 và cả năm 2025 bao gồm 05 nhóm hàng hóa: Lương thực (gạo, nếp…); thực phẩm công nghệ (đường, sữa, bột ngọt, dầu ăn, nước chấm, nước giải khát, mì gói, bánh mứt, kẹo…); thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm, trứng gà, trứng vịt, rau củ, quả…); thực phẩm chế biến (giò lụa, lạp xưởng, xúc xích....); mặt hàng xăng dầu; thuốc trị bệnh cho người.

Tổng giá trị hàng hóa dự trữ khoảng trên 13.725 tỷ đồng (không tính xăng dầu, thuốc trị bệnh), trong đó giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 khoảng 2.750 tỷ đồng. Riêng đối với mặt hàng thịt heo, duy trì lượng dự trữ tối thiểu 6.000 tấn/tháng đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân.

Tham gia chương trình dự trữ hàng hóa thiết yếu năm 2025 đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu sau thiên tai, dịch bệnh và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 có 17 doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp tổ chức khu vực bán hàng bình ổn tại các siêu thị hiện hữu. Ngoài ra, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường thực hiện bán hàng lưu động tại các chợ dân sinh, khu - cụm công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực nông thôn và các huyện phía Bắc trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tham gia các phiên chợ vui của Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, các chương trình Hội chợ triển lãm thương mại, Lễ hội hoa xuân… trong dịp Tết Nguyên đán.

Thời gian bán hàng lưu động từ 1-2 ngày/lần bán, các mặt hàng phải đa dạng, phong phú. Các doanh nghiệp phải tổ chức tuyên truyền và treo băng - rôn "Điểm bán hàng bình ổn thị trường" tại các điểm bán để người dân biết và tham gia mua hàng.

Sở Công Thương phối hợp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các Phiên chợ vui của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn để đưa hàng hóa đến vùng nông thôn và các khu, cụm công nghiệp. Chương trình phải có sự gắn kết với việc bán hàng bình ổn thị trường và sản phẩm, hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân kết hợp có các chương trình văn nghệ lành mạnh phục vụ miễn phí cho người dân đến tham quan và mua sắm tại mỗi phiên chợ. Trong mỗi phiên chợ ít nhất từ 20-25 doanh nghiệp với 30-45 gian hàng do các siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp uy tín trong và ngoài tỉnh tham gia.

Cục Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhất là giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm việc tàng trữ, vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, đo lường, ghi nhãn hàng hoá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết... để không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhằm đảm bảo ổn định thị trường phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân...​

Kế hoạch số 6762/KH-UBND​

12/4/2024 2:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu918-binh-on-thi-truong-hang-hoa-thiet-yeu-nam-2025-tet-nguyen-dan-at-tyThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (chuyên ngành cơ khí)Phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (chuyên ngành cơ khí)

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1110/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/5.000) Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (Khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí) tại xã Bình Mỹ, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên và phường Hội Nghĩa, TP.Tân Uyên.

Theo đó, Đồ án Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/5.000) Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 có vị trí tại xã Bình Mỹ và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên và một phần thuộc phường Hội Nghĩa, TP.Tân Uyên.

Ranh giới tứ cận được xác định: Phía Đông giáp đất cao su (giáp đường ĐT.745 - Vành đai 5 theo Quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040); phía Tây giáp đất cao su và đất dân (giáp Khu vực phát triển đô thị số 3 theo Quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040); phía Nam giáp đường ĐT.746F (đường ĐT.746F theo Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Tân Uyên đến năm 2040); phía Bắc giáp đất cao su (giáp Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 4 theo Quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040).

Quy mô lập quy hoạch 785,86 hecta.

Quy mô lao động 32.200 người.

Tính chất là khu công nghiệp tập trung, với các loại hình công nghiệp sản xuất chuyên ngành cơ khí.

Các thành phần chức năng trong khu vực quy hoạch: Đất sản xuất công nghiệp, kho tàng; đất dịch vụ; đất cây xanh; đất kỹ thuật; đất giao thông (hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật); các khu chức năng khác phục vụ cho hoạt động khu công nghiệp (bao gồm đất an ninh, đất cơ quan, trụ sở).

Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương là cơ quan lập quy hoạch, có trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh giao Chủ đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 lập hồ sơ đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 theo Khoản 8 Điều 7 Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

UBND TP.Tân Uyên và UBND huyện Bắc Tân Uyên có trách nhiệm nghiên cứu, rà soát đảm bảo sự đồng bộ cơ cấu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật khung giữa quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên, quy hoạch chung TP.Tân Uyên và quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1.

Quyết định số 1110/QĐ-UBND​​

4/28/2025 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (chuyên ngành cơ khí)852-phe-duyet-do-an-quy-hoach-chung-xay-dung-khu-cong-nghiep-bac-tan-uyen-1-chuyen-nganh-co-khiThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương: Tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩmBình Dương: Tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm

​​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) và phòng, chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Theo đó, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, phân cấp quản lý Nhà nước được giao, căn cứ các quy định hiện hành, điều kiện tình hình thực tế của địa phương và chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch chi tiết của từng ngành, lĩnh vực, từng đơn vị, chủ động tổ chức và phối hợp triển khai các biện pháp đảm bảo ATTP, phòng chống NĐTP trên địa bàn quản lý.

Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đảm bảo ATTP, phòng chống NĐTP cho tất cả các nhóm đối tượng sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Tập trung tuyên truyền các biện pháp bảo đảm ATTP, phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, đặc biệt là các biện pháp vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen trong lựa chọn, sử dụng thực phẩm để đảm bảo an toàn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sẵn sàng phương án, lực lượng và trang thiết bị để triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố về ATTP, NĐTP; thường xuyên tổ chức đánh giá các nguy cơ gây NĐTP và triển khai các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa NĐTP trên địa bàn.

Triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành thường xuyên và đột xuất việc chấp hành quy định về điều kiện đảm bảo ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tập trung vào các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các chợ đầu mối, siêu thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh thịt, cá, rau, củ, quả, trà, mứt, bánh, kẹo, rượu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước giải khát, nước đá; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

Bên cạnh đó, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc kiểm soát kinh doanh thực phẩm trên môi trường thương mại điện tử, tập trung vào chất lượng, an toàn sản phẩm, hạn sử dụng, nguồn gốc nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm, việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm, ghi nhãn sản phẩm, nguyên liệu, phụ gia sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm, điều kiện sản xuất thực phẩm và quảng cáo thực phẩm.

Phát hiện sớm các hành vi vi phạm về ATTP, kiên quyết xử lý nghiêm các h​​ành vi và sản phẩm vi phạm về ATTP theo đúng quy định của pháp luật. Đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thu hồi, xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP, có nguy cơ NĐTP và chuyển cơ quan điều tra truy tố trước pháp luật những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm nghiêm trọng, tái diễn.

Văn bản​​​​​

3/19/2025 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm54-binh-duong-tang-cuong-cong-tac-dam-bao-an-toan-thuc-pham-va-phong-chong-ngo-doc-thuc-phaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Chương trình làm việc tháng 6/2015 của UBND tỉnhChương trình làm việc tháng 6/2015 của UBND tỉnh
    
TTĐT -Tháng 6, Chương trình làm việc của UBND tỉnh có một số nội dung trọng điểm liên quan đến nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp giữa năm và kỳ họp cuối năm.

 
 
Theo đó, Chương trình làm việc sẽ thông qua một số nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp giữa năm 2015; Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học - phát triển công nghệ giai đoạn 2016-2020; tổng kết (việc thực hiện Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 -2015; phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, đầu tư, xây dựng và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh giai đoạn 2011-2015; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2011 - 2015).
 
Các sở ngành báo cáo UBND tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015; tình hình, kết quả và giải pháp trọng tâm thực hiện 6 tháng cuối năm 2015 (trình kỳ họp HĐND cuối năm) về vấn đề thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm, đầu tư xây dựng cơ bản 6 tháng đầu năm, kết quả năm học 2014 - 2015; đề án xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
      
 Hoài Hương
6/2/2015 10:29 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1278-Chuong-trinh-lam-viec-thang-62015-cua-UBND-tinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai trên địa bản tỉnhTăng cường công tác phòng, chống thiên tai trên địa bản tỉnh

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Dương, xu thế thời tiết, thủy văn mùa mưa, bão, lũ năm 2025 diễn biến phức tạp. Mùa mưa năm 2025 sẽ đến sớm hơn so với trung bình nhiều năm,dự báo mùa mưa bắt đầu vào khoảng tuần cuối tháng 4 và kết thúc muộn vào khoảng tuần cuối tháng 11.

Để chủ động phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với diễn biến bất thường của thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh tiếp tục chủ động, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, kịp thời thông tin đến người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó. Chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại do dông, lốc xoáy, sét và mưa đá gây ra trên địa bàn tỉnh trong thời điểm chuyển mùa, các tháng đầu mùa mưa và sau các đợt giảm mưa.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng, tránh dông, lốc xoáy, sét và mưa đá trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và thực hiện. Củng cố, kiện toàn, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với quy định hiện hành và phương án sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh.

Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường - Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở ngành, địa phương kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình phòng, chống thiên tai trước, trong và sau mùa mưa lũ năm 2025, đặc biệt là hệ thống đê bao, hồ đập, công trình phòng chống sạt lở, tiêu thoát nước, hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc, các tuyến đường thường xuyên bị ngập sâu,… Xác định các vị trí trọng điểm, xung yếu, bố trí nguồn lực để xử lý đảm bảo an toàn, tổ chức tuần tra, canh gác, phát hiện, giải quyết kịp thời các sự cố hư hỏng có thể xảy ra; sẵn sàng các kịch bản, phương án bảo vệ an toàn công trình, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng, kể cả tình huống sự cố đê bao, hồ đập, xả lũ khẩn cấp.

Đồng thời tổ chức hướng dẫn điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với tình hình, đặc điểm tự nhiên, tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu của địa phương đảm bảo hiệu quả, bền vững…

Chỉ thị

4/25/2025 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh602-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-thien-tai-tren-dia-ban-tinThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueHải Hòa
0.00
121,000
0.00
121000
Đẩy mạnh triển khai cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021Đẩy mạnh triển khai cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh triển khai Kế hoạch cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đủ điều kiện trong năm 2021.​

Theo đó, S Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để đạt được mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021; định kỳ hàng tháng gửi báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến về B Thông tin và Truyền thông qua hệ thống đánh giá mức độ chuyển đổi số tại địa chỉhttps://dti.gov.vn để tổng hợp.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc rà soát các dịch vụ công đủ điều kiện cung cấp trực tuyến mức độ 4 tại các địa phương, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổng hợp danh sách dịch vụ công có thể tham khảo để cung cấp trực tuyến mức độ 4 tại địa chỉ https://aita.gov.vn. Phòng Thông tin và Dịch vụ công trực tuyến - Cục Tin học hóa là cơ quan đầu mối tổ chức, phối hợp, hướng dẫn thực hiện đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, email:dtthuong@mic.gov.vn.​​

Văn bản​ 

8/4/2021 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐẩy mạnh, triển khai, cung cấp, 100%, dịch vụ công, trực tuyến, mức độ 4, năm 2021573-day-manh-trien-khai-cung-cap-100-dich-vu-cong-truc-tuyen-muc-do-4-trong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
240.00
121,000
0.00
121000
0
Giai đoạn 2021-2025, đào tạo nghề cho trên 1.600 lao động nông thônGiai đoạn 2021-2025, đào tạo nghề cho trên 1.600 lao động nông thôn

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt Kế hoạch).

​Theo đó, mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là tập trung đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn nằm trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các dự án phát triển sản xuất theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở địa phương. Phấn đấu đến năm 2025, sau khi học xong ít nhất có 80% lao động có việc làm ổn định và tăng thu nhập. Dự kiến giai đoạn 2021-2025 sẽ có 1.605 lao động nông thôn được đào tạo nghề nông nghiệp.

Ưu tiên đào tạo cho lao động nông thôn gắn với các chương trình: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và lao động là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, phụ nữ nông thôn. Hoặc lao động chuyển dịch từ thành thị về nông thôn có nhu cầu học nghề nông nghiệp để phát triển kinh tế nông thôn, lao động làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cơ sở kinh doanh dịch vụ nông nghiệp…

Hình thức đào tạo: Đào tạo nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, tập trung tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chức năng đào tạo phù hợp (kể cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập); ngoài ra còn thực hiện hình thức đào tạo lưu động tại các xã, phường, thị trấn, theo cụm dân cư.

Ngành nghề đào tạo: Kỹ thuật rồng và nhân giống nấm; trồng rau an toàn-rau hữu cơ; kỹ thuật trồng hoa lan; kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cảnh; kỹ thuật trồng cây ăn trái có múi (trồng bưởi theo công nghệ VietGAP); trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su; trồng và chăm sóc tre lấy măng; kỹ thuật chăn nuôi thú y (chăn nuôi và chăm sóc bò sinh sản); nuôi cá cảnh…

Trong quá trình thực hiện, tùy theo nhu cầu của các doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người học nghề, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổng hợp gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đểtrình UBND tỉnh bổ sung thêm ngành nghề đào tạo.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai các quy định về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và triển khai kế hoạch đảm bảo đạt các mục tiêu kế hoạch đề ra; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động về tầm quan trọng của học nghề, áp dụng kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, thu nhập cho người lao động nông thôn.

Đồng thời, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các hoạt động đào tạo nghề lĩnh vực nông nghiệp, tạo nguồn lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp, đảm bảo mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm cung cấp số liệu để Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo theo quy định.

Quyết định​

9/16/2021 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtGiai đoạn 2021-2025, đào tạo, nghề, 1.600, lao động, nông thôn752-giai-doan-2021-2025-dao-tao-nghe-cho-tren-1-600-lao-dong-nong-thoThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
590.00
121,000
0.00
121000
0
Phát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn nghề truyền thống, làng nghề truyền thốngPhát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn nghề truyền thống, làng nghề truyền thống

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 7477/KH-UBND phát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

Kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân; góp phần bảo vệ môi trường, tôn tạo, giữ gìn cảnh quan, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển kinh tế nông thôn gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Theo đó, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: Phát triển nhóm ngành nghề chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản gắn với xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập trung vào các sản phẩm chủ yếu: Chế biến mủ cao su (các huyện phía Bắc), hạt điều (TP. Thủ Dầu Một, Bến Cát, Tân Uyên; huyện Bắc Tân Uyên), giết mổ gia súc, gia, cầm (các huyện, thành phố), chế biến rau quả (các huyện, thành phố), các sản phẩm OCOP - nhóm sản phẩm chế biến (các huyện, thành phố). 

Duy trì hoạt động các ngành nghề chạm trổ, điêu khắc, nghề làm guốc và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn TP.Thuận An, TP.Thủ Dầu Một; tạo các mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; phát triển sản xuất theo hướng làm quà tặng, đồ lưu niệm phục vụ đối tượng khách du lịch.

Nâng cao năng lực các cơ sở xử lý, chế biến tạo ra các loại nguyên liệu mới, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành nghề nông thôn; nhất là sản xuất nguyên liệu tái chế, thân thiện với môi trường và thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu. 

Song song đó, hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ các cơ sở làm nghề tại các địa phương chủ động, tích cực liên kết hợp tác, tham gia thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác để thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức có tư cách pháp nhân. Từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tổ chức sản xuất, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm của nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.

Ưu tiên triển khai Chương trình OCOP trên đối tượng là các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia sản xuất trên các ngành nghề nông thôn, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống phù hợp với các nhóm sản phẩm của Chương trình OCOP. Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản xuất, rà soát, củng cố và hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chí sản phẩm OCOP để lập hồ sơ, tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP hàng năm.

Kết nối tiêu thụ sản phẩm với các đô thị lớn; đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao; xây dựng các chương trình du lịch nông thôn, du lịch làng nghề để xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm ngành nghề nông thôn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Kế hoạch.

Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển ngành nghề nông thôn, nghề truyền thống.

Đồng thời hỗ trợ thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động các hiệp hội chuyên ngành của ngành nghề nông thôn và phối hợp với các địa phương xây dựng các trung tâm bảo tồn và phát triển các giá trị của nghề truyền thống, làng nghề.

Kế hoạch số 7477/KH-UBND ​​

1/9/2025 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, phát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống177-phat-trien-nganh-nghe-nong-thon-va-bao-ton-nghe-truyen-thong-lang-nghe-truyen-thonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020

​TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt Dự án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 – 2020".

Theo đó, cơ quan chủ trì dự án là UBND tỉnh và cơ quan quản lý dự án là Sở Khoa học và Công nghệ. Đối tượng của dự án là các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương; các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh có phòng thử nghiệm, phòng đo lường có chức năng phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đo lường; các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan.

Mục tiêu cụ thể của dự án là đạt 52 sản phẩm được chứng nhận và công bố hợp chuẩn, hợp quy; 20 doanh nghiệp xây dựng áp dụng và chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quản lý; 09 doanh nghiệp áp dụng một số công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp với doanh nghiệp (5S, QCC…); 16 doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và giải Châu Á Thái Bình Dương…

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành liên quan, Liên minh các Hợp tác xã tỉnh và các Hiệp hội, Cục Thống kê tỉnh, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Dương, tổ chức tư vấn và các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp về huy động nguồn lực và chính sách hỗ trợ; đào tạo nguồn nhân lực để triển khai dự án; thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng; áp dụng cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

11/2/2017 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtnăng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, doanh nghiệp vừa và nhỏ910-nang-cao-nang-suat-va-chat-luong-san-pham-hang-hoa-cua-doanh-nghiep-vua-va-nho-tinh-binh-duong-giai-doan-2017-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
298.00
121,000
0.00
121000
36,058,000
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Chương trình CNTT tỉnhKết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Chương trình CNTT tỉnh
  
TTĐT - Ngày 17-4, UBND tỉnh ban hành Thông báo số 60/TB-UBND Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Chương trình công nghệ thông tin tỉnh ngày 15/4/2015 .
 
Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở) chủ trì, phối hợp với thành viên Ban Chỉ đạo cùng các đơn vị liên quan hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36- NQ/TW của Bộ Chính trị và dự thảo Đề án phát triển công nghiệp điện tử tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2015. Đồng thời, phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu quy định hiện hành và năng lực phục vụ của đơn vị để đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định về đề xuất các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở đảm nhận nhiệm vụ bảo trì, thay thế linh kiện máy tính cho các cơ quan, đơn vị trong Toà nhà Trung tâm hành chính tỉnh.
 
Sở chịu trách nhiệm hướng dẫn việc đầu tư phần mềm, thiết bị phục vụ hệ thống họp trực tuyến toàn tỉnh; chủ trương cho UBND cấp huyện đầu tư hạ tầng, hệ thống mạng đến cấp xã để thực hiện phần mềm điện tử cấp xã, thí điểm liên thông phần mềm điện tử cấp huyện đến cấp xã. Tổng hợp nội dung cụ thể, khái toán nguồn kinh phí thực hiện và phương án đầu tư để tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu (Data Center) dự phòng nằm ngoài khu vực toà nhà và đánh giá mức độ an toàn của các Website nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng.
     
Đối với việc lắp đặt các thiết bị cung cấp Wifi cho phòng họp tại tầng 17 Toà nhà Trung tâm Hành chính tỉnh và phân công cơ quan chịu trách nhiệm chính trong hỗ trợ ứng dụng CNTT đối với các Đoàn thể chính trị, Sở làm việc cụ thể với Văn phòng Tỉnh uỷ để xin ý kiến Thường trực Tỉnh uỷ xem xét, quyết định.
    
 Hoài Hương
4/22/2015 4:52 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1235-Ket-luan-cua-Pho-Chu-tich-UBND-tinh-Tran-Thanh-Liem-tai-cuoc-hop-Ban-Chi-dao-Chuong-trinh-CNTT-tinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường tiếp công dân, đối thoại để giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáoNewTăng cường tiếp công dân, đối thoại để giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo an ninh trật tự phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Theo đó, Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo; tiến hành rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo xảy ra trên địa bàn; xây dựng kế hoạch tổ chức tiếp công dân, đối thoại để giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc đông người, phức tạp, vượt cấp, kéo dài.

Chủ động phối hợp với Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Ban Tiếp công dân Trung ương và các cơ quan chức năng ở Trung ương nắm tình hình khiếu nại, tố cáo, kịp thời trao đổi, tổng hợp, cung cấp thông tin về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo khi có yêu cầu và những trường hợp công dân khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, vượt cấp lên Trung ương.

Công an tỉnh tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình diễn biến khiếu nại, tố cáo, phối hợp xây dựng phương án xử lý tình huống có hiệu quả, ngăn chặn các đối tượng xấu lợi dụng, kích động những người khiếu kiện gây phức tạp về an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Đồng thời thu thập, củng cố hồ sơ để kịp thời có biện pháp xử lý theo quy định pháp luật đối với trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo có hành vi vượt quá giới hạn, gây rối trật tự công cộng, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể và công dân, ảnh hưởng đến hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ban Tiếp công dân tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt Quy chế tiếp công dân và nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên, định kỳ và đột xuất tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh để nắm tình hình khiếu nại, tố cáo, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết khi có tình huống xấu xảy ra.

Văn bản​

4/29/2025 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, tăng cường tiếp công dân, đối thoại để giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo458-tang-cuong-tiep-cong-dan-doi-thoai-de-giai-quyet-kip-thoi-cac-vu-viec-khieu-nai-to-caThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương: Triển khai công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợBình Dương: Triển khai công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 6151/KH-UBND triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, trong quý I năm 2025, Công an tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Công Thương và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến Luật và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật.

Trong năm 2025 và các năm tiếp theo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâ​u rộng Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành với nội dung, hình thức phù hợp cho từng đối tượng cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ và nhân dân, nhất là đối với người trực tiếp làm công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý, sử d​ụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ…

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ. Định kỳ hàng năm (trước ngày 10/11) hoặc đột xuất theo yêu cầu, các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Công an tỉnh để tổng hợp.

Công an tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm, hiệu quả Kế hoạch; định kỳ hàng năm (trước ngày 15/11) hoặc đột xuất theo yêu cầu, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.​

Kế hoạch số 6151/KH-UBND​​

11/1/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
0
0.00
Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 01/5NewTăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 01/5

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 01/5.​

Theo đó, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy; phân công, bố trí cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng, phương tiện trực, ứng trực thường xuyên trong các ngày nghỉ Lễ 30/4 và 01/5; kịp thời xử lý các công việc phát sinh, đột xuất khi cần thiết.

Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng và Công an các địa phương xây dựng, triển khai các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh trong dịp Lễ 30/4 và 01/5; chủ động nắm chắc tình hình, không để bị động, bất ngờ; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại quan trọng của đất nước, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Bình Dương.

Đồng thời tăng cường quản lý các hướng, tuyến, địa bàn và đối tượng trọng điểm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa các hoạt động khủng bố, phá hoại; chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; sẵn sàng phương án ứng phó với các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo các đơn vị theo dõi, nắm chắc tình hình trên không gian mạng, chủ động triển khai các biện pháp kịp thời ứng phó với những hoạt động có thể gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông, Báo, Đài tăng cường thời lượng, nội dung tuyên truyền về bảo đảm an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, trật tự, an toàn xã hội trong dịp Lễ 30/4 và 01/5; phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh chủ động phát hiện, ngăn chặn các thông tin xấu, độc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân trên không gian mạng.

Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương theo dõi, nắm tình hình trước, trong và sau Lễ 30/4, 01/5 (từ ngày 29/4/2025 đến hết ngày 05/5/2025); thực hiện chế độ thông tin, báo cáo cho Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh theo quy định.

Văn bản​

4/29/2025 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 01/5861-tang-cuong-cong-tac-bao-dam-an-ninh-trat-tu-dip-le-30-4-va-01-Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2035Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2035

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hànhQuyết định số 3613/QĐ-UBNDvề việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Theo đó, mục tiêu Quy hoạch nhằm phân bổ, đáp ứng đủ nhu cầu cho các đối tượng sử dụng nước; bảo vệ, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt các tầng chứa nước, các nguồn nước mặt; phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông và xâm nhập mặn tầng chứa nước nhằm đảm bảo nguồn nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Đối tượng chính của Quy hoạch là các nguồn nước mặt và nước dưới đất được phân chia thành 6 tiểu lưu vực, gồm: Tiểu lưu vực sông Mã Đà - sông Bé; tiểu lưu vực thượng lưu sông Sài Gòn; tiểu lưu vực hạ lưu sông Sài Gòn; tiểu lưu vực thượng lưu sông Thị Tính, tiểu lưu vực hạ lưu sông Thị Tính và tiểu lưu vực sông Đồng Nai.

Quy hoạch cũng xây dựng các giải pháp về cơ chế, chính sách, tăng cường công tác quản lý, ứng dụng khoa học, công nghệ, giải pháp nguồn lực tài chính và hợp tác quốc tế… để thực hiện 3 nhiệm vụ chính là: Phân bổ nguồn nước; bảo vệ nguồn nước và phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, điều phối thực hiện quy hoạch, tổ chức công bố, công khai nội dung Quy hoạch. Đồng thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao; hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ, dự án ưu tiên đầu tư theo chức năng nhiệm vụ. Định kỳ hàng năm, 5 năm tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện Quy hoạch; tham mưu điều chỉnh mục tiêu, nội dung Quy hoạch trong trường hợp cần thiết.

1/5/2017 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtQuy hoạch, tài nguyên nước, tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2035421-quy-hoach-tai-nguyen-nuoc-tinh-binh-duong-giai-doan-2016-2025-tam-nhin-den-nam-203Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.50
121000
60,500
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT.748Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT.748

TTĐT - ​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 25/NQ-HĐND điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT.748 đoạn từ giáp giao lộ ngã tư Phú Thứ đến Vành đai Bắc thị trấn Mỹ Phước.

​Theo đó, điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án là 3.461 tỷ 33 triệu đồng thuộc dự án nhóm A.

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 - 2026

Các nội dung khác thực hiện theo Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 31/7/2019 của HĐND tỉnh Bình Dương và Văn bản số 151/HĐND-KTNS ngày 22/6/2016 của Thường trực HĐND tỉnh.

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết số 25/NQ-HĐND​ 

8/29/2024 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, chủ trương, đầu tư, Dự án, nâng cấp, mở rộng, ĐT.748691-dieu-chinh-chu-truong-dau-tu-du-an-nang-cap-mo-rong-duong-dt-74Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
151.00
121,000
0.00
121000
0
Công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2025Công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2025

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1282/KH-UBND về công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh (QP&AN) năm 2025.

Kế hoạch nhằm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ Giáo dục QP&AN theo quy định pháp luật, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch: Hội đồng Giáo dục QP&AN các cấp, Đảng ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, triển khai các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành có liên quan về công tác Giáo dục QP&AN đến cơ sở.

Chủ động cập nhật và triển khai hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về Giáo dục QP&AN cho phù hợp tình hình thực tế; cơ quan Thường trực Hội đồng Giáo dục QP&AN các cấp tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, chính quyền cùng cấp thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về công tác Giáo dục QP&AN theo thẩm quyền.

Thường xuyên củng cố, kiện toàn Hội đồng, Ban Thường trực Hội đồng Giáo dục QP&AN các cấp theo quy định, bảo đảm đủ số lượng, đúng thành phần; rà soát, bổ sung quy chế, duy trì nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và thực hiện tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra.

Các biện pháp triển khai chủ yếu: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức các cấp đối với nhiệm vụ Giáo dục QP&AN. Quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Giáo dục QP&AN và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Hội đồng Giáo dục QP&AN Trung ương và các bộ, ngành Trung ương, Hội đồng Giáo dục QP&AN Quân khu về công tác Giáo dục QP&AN.

Hội đồng Giáo dục QP&AN các cấp thường xuyên củng cố, kịp thời kiện toàn, bảo đảm đủ số lượng, đúng thành phần theo quy định; duy trì nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về Giáo dục QP&AN, phát huy vai trò tham mưu của Thường trực Hội đồng các cấp; nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác Giáo dục QP&AN.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (Thường trực Hội đồng Giáo dục QP&AN tỉnh) thực hiện theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu UBND tỉnh, Hội đồng Giáo dục QP&AN tỉnh quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Hội đồng Giáo dục QP&AN Quân khu về công tác Giáo dục QP&AN đến các cấp, các ngành.

Đồng thời ban hành kế hoạch, rà soát, chiêu sinh bồi dưỡng, cập nhật kiến thức QP&AN cho các đối tượng theo quy định; ban hành đồng bộ các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động công tác Giáo dục QP&AN; tổ chức kiểm tra, phúc tra các đơn vị theo kế hoạch; tham mưu sơ kết, tổng kết đúng quy định.

Kế hoạch số 1282/KH-UBND​

3/27/2025 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Giáo dục quốc phòng và an ninh, 2025503-cong-tac-giao-duc-quoc-phong-va-an-ninh-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Tân Lập đến năm 2040Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Tân Lập đến năm 2040

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 31/NQ-HĐND về việc thông qua Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Tân Lập đến năm 2040 tại huyện Bắc Tân Uyên.

Theo đó, đô thị mới Tân Lập được xác định bao gồm toàn bộ ranh giới xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên.

Quy mô diện tích lập quy hoạch 2.782,48 hecta.

Ranh giới tứ cận được xác định: Phía Đông giáp thị trấn Tân Thành và xã Đất Cuốc thuộc huyện Bắc Tân Uyên; phía Tây giáp xã Bình Mỹ thuộc huyện Bắc Tân Uyên và phường Hội Nghĩa thuộc TP.Tân Uyên; phía Nam giáp phường Uyên Hưng thuộc TP.Tân Uyên; phía Bắc giáp xã Bình Mỹ và xã Tân Định thuộc huyện Bắc Tân Uyên.

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: Toàn bộ xã Tân Lập; ranh giới theo ranh hành chính xã Tân Lập gồm có 5 ấp: 1, 2, 3, 4, 5.

Phạm vi nghiên cứu mở rộng: Bao gồm các xã/thị trấn lân cận thuộc huyện Bắc Tân Uyên và các phường lân cận thuộc TP.Tân Uyên.

Tân Lập là trung tâm kinh tế - xã hội của huyện Bắc Tân Uyên, định hướng là đô thị công nghiệp - dịch vụ với các loại hình dịch vụ đa dạng phục vụ cho đô thị, hỗ trợ phát triển công nghiệp.

Định hướng đến năm 2030 đô thị Tân Lập có tính chất là đô thị trung tâm - công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đến năm 2040 đô thị Tân Lập chuyển dịch tính chất là đô thị trung tâm - công nghiệp - dịch vụ.

Đến năm 2030, dân số đô thị Tân Lập khoảng 15.000 - 25.000 người (bao gồm dân cư đô thị và người lao động trong các khu công nghiệp); đến năm 2040, dân số đô thị Tân Lập khoảng 30.000 - 45.000 người (bao gồm dân cư đô thị và người lao động trong các khu công nghiệp).

Giai đoạn từ nay đến năm 2030, đạt tiêu chí đô thị loại V; giai đoạn năm 2030 – 2040, củng cố, nâng cao tiêu chí đô thị loại V, hướng đến đô thị phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và là đô thị đáng sống của huyện.

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 31/NQ-HĐND​

4/26/2025 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Quy hoạch chung đô thị mới Tân Lập đến năm 2040728-nhiem-vu-quy-hoach-chung-do-thi-moi-tan-lap-den-nam-204Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trên địa bàn tỉnhUBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trên địa bàn tỉnh

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định ​ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trên địa bàn tỉnh.​​​

​Theo đó, ủy quyền cho UBND huyện, thị xã, thành phố ban hành Quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 và Khoản 6 Điều 11 Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao độngTrường hợp không phê duyệt, UBND huyện, thị xã, thành phố trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.​

Thời hạn ủy quyền: Từ ngày 26/4/2022 đến hết ngày 31/8/2022.

UBND huyện, thị xã, thành phố được ủy quyền phải thực hiện đúng nội dung và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được ủy quyền; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện nội dung được ủy quyền; trường hợp phát sinh vướng mắc vượt quá thẩm quyền thì báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

UBND​ huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm về tính chính xác, đối tượng và định mức hỗ trợ. Quá trình thực hiện phải đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, tránh trùng lắp, bỏ sót đối tượng; không để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách.

Quyết định ​



5/4/2022 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết​Ủy quyền, UBND cấp huyện, phê duyệt, danh sách, kinh phí, hỗ trợ, tiền thuê nhà, người lao động, trên địa bàn tỉnh449-ubnd-cap-huyen-phe-duyet-danh-sach-va-kinh-phi-ho-tro-tien-thue-nha-cho-nguoi-lao-dong-tren-dia-ban-tinThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
0
0.00
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5NewBảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5

TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2025.​

Theo đó, Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông như: Vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy; vi phạm tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; dừng, đỗ phương tiện trái phép; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy...

Sở Xây dựng chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; yêu cầu Hợp tác xã vận tải, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, bến khách ngang sông (bến đò) có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông.

Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh tăng cường bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh để đảm bảo khả năng cao nhất trong việc cứu chữa nạn nhân tai nạn giao thông, giảm thiểu thiệt hại về người trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông.

Giao Ban An toàn giao thông tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện các nội dung, báo cáo, đề xuất, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả.

Đồng thời chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ công bố số điện thoại đường dây nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp nhận, phối hợp xử lý các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trong dịp nghỉ lễ, đảm bảo phương án ứng trực theo chế độ 24/7 để tiếp nhận thông tin, giải quyết, khắc phục kịp thời các vụ việc phát sinh.

Văn bản​

4/29/2025 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5, cao điểm du lịch hè năm 2025294-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thong-dip-le-30-4-01-5Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Rà soát, khẩn trương thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hộiRà soát, khẩn trương thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, khẩn trương thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội.​

Theo đó, đề nghị các Sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ; Lao động, Thương binh và Xã hội; Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương; Bảo hiểm xã hội tỉnh; Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh; các trường đại học, cao đẳng trực thuộc UBND tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, khẩn trương rà soát lại toàn bộ các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao chủ trì thực hiện hoặc chủ đầu tư dự án thuộc khối khoa giáo văn xã trong giai đoạn vừa qua để tập trung triển khai thực hiện.

Đồng thời tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch triển khai các Nghị quyết của Đảng, Đề án, Chương trình, Kế hoạch theo yêu cầu của Tỉnh ủy, Trung ương; tham mưu ban hành cơ chế chính sách, giải quyết dứt điểm các nhiệm vụ còn tồn đọng, kéo dài theo các quy định hiện hành; trong quá trình rà soát, thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

Kết quả rà soát, thống kê báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 20/01/2025.

Văn bản​​

1/20/2025 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, công việc thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội475-ra-soat-khan-truong-thuc-hien-cac-cong-viec-thuoc-linh-vuc-van-hoa-xa-hoThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (chuyên ngành cơ khí)Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (chuyên ngành cơ khí)

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc thông qua Đồ án Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/5.000) Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (Khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí) tại xã Bình Mỹ, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên và phường Hội Nghĩa, TP.Tân Uyên.​

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề) thông qua ngày 11/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, khu vực quy hoạch Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 có vị trí tại xã Bình Mỹ, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên và phường Hội Nghĩa, TP.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Ranh giới tiếp giáp: Phía Đông giáp đất cao su (giáp đường ĐT.745 - Vành đai 5 theo Quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040); phía Tây giáp đất cao su và đất dân (giáp khu vực phát triển đô thị số 3 theo Quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040); phía Nam giáp đường ĐT.746B (đường ĐT.746F theo điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP.Tân Uyên đến năm 2040); phía Bắc giáp đất cao su (giáp Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 4 theo Quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040).

Quy mô diện tích lập quy hoạch 785,86 hecta.

Quy mô lao động khoảng 32.000 người.

Tính chất là Khu công nghiệp tập trung với các loại hình công nghiệp sản xuất chuyên ngành cơ khí.

Các thành phần chức năng trong khu vực quy hoạch: Đất sản xuất công nghiệp, kho tàng; đất dịch vụ; đất cây xanh; đất kỹ thuật; đất giao thông (hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật); các khu chức năng khác phục vụ cho hoạt động khu công nghiệp (bao gồm đất an ninh, đất cơ quan, trụ sở).

Giao UBND tỉnh căn cứ quy định pháp luật hiện hành hoàn chỉnh và phê duyệt Đồ án Quy hoạch phù hợp với quy định về quy hoạch xây dựng; các chỉ tiêu quy hoạch đảm bảo phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan. Dự toán kinh phí lập quy hoạch theo định mức, quy định hiện hành và được cơ quan chức  năng thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Nghị quyết số 26/NQ-HĐND​

4/28/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (chuyên ngành cơ khí)58-do-an-quy-hoach-chung-xay-dung-khu-cong-nghiep-bac-tan-uyen-1-chuyen-nganh-co-khiThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu - Đăng Quang
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương: Bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếmBình Dương: Bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 08/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chương trình).​

Theo đó, giao các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình; phối hợp, xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án ưu tiên được phân công. Lồng ghép phương án quản lý, giám sát các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong quy chế, kế hoạch quản lý   liên quan và phương án quản lý rừng bền vững tại các khu rừng đặc dụng, phòng hộ khu bảo tồn thiên nhiên thuộc trách nhiệm quản lý.

Chỉ đạo các chủ rừng có loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phân bố chủ động xây dựng và trực tiếp thực hiện các hoạt động bảo tồn trên địa bàn quản lý. Lồng ghép hoạt động bảo tồn, phương án quản lý, giám sát các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong các kế hoạch, phương án quản lý.

Đồng thời tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình đối với báo cáo sơ kết trước ngày 30/9/2026, báo cáo tổng kết trước ngày 30/9/2030 và gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường để theo dõi việc tổ chức thực hiện.

Công an tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Văn bản

3/14/2025 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm862-binh-duong-bao-ton-cac-loai-dong-vat-hoang-da-nguy-cap-quy-hieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Phê duyệt khu vực phát triển đô thị dọc đường Vành đai 4 - Khu số 1, TP. Bến Cát Phê duyệt khu vực phát triển đô thị dọc đường Vành đai 4 - Khu số 1, TP. Bến Cát

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1959/QĐ-UBND về việc phê duyệt khu vực phát triển đô thị dọc đường Vành đai 4 - Khu số 1, TP. Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

​Theo đó, khu vực phát triển đô thị dọc đường Vành đai 4 - Khu số 1 có diện tích khoảng 2.702 hecta bao gồm một phần của phường An Tây, phường An Điền và xã Phú An. Có ranh giới phía Bắc giáp xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng; phía Nam và phía Tây giáp sông Sài Gòn, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh; phía Đông giáp đường ĐH609, ĐT744, ĐT748 và sông Thị Tính, phường Thới Hòa, TP. Bến Cát. 

Tính chất, chức năng chính của khu vực: Là khu đô thị Cảng - Logistic - Dịch vụ; đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh, cửa ngõ kết nối với TP.​Hồ Chí Minh qua tuyến giao thông Vành đai 4. 

Thời hạn thực hiện dự kiến đến năm 2040. 

Sơ bộ khái toán tổng vốn đầu tư khu vực phát triển đô thị dọc đường Vành đai 4 - Khu số 1, TP. Bến Cát, tỉnh Bình Dương của 03 nhóm dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật khung, dự án hạ tầng xã hội khung, dự án phát triển đô thị: Dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật khung, một phần dự án Đường Vành đai 4 trong Khu số 1 được xác định trong tổng vốn đầu tư của dự án đường Vành đai 4, các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật khung trong ranh giới dự án phát triển đô thị được xác định trong tổng vốn đầu tư của các dự án phát triển đô thị; dự án hạ tầng xã hội khung dự kiến khoảng 3.406.000 triệu đồng; dự án phát triển đô thị dự kiến khoảng 130.327.700 triệu đồng.

Nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị đề xuất từ các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, xã hội hóa, trái phiếu.

Giao UBND TP. Bến Cát thực hiện chức năng của Ban quản lý khu vực phát triển đô thị. 

​Quyết định số 1959/QĐ-UBND​​

7/6/2024 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhê duyệt, khu vực, phát triển, đô thị, Vành đai 4, Khu số 1, TP. Bến Cát 88-phe-duyet-khu-vuc-phat-trien-do-thi-doc-duong-vanh-dai-4-khu-so-1-tp-ben-catThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương thu hút đầu tư có trọng điểm, tập trung các dự án chất lượng cao, thân thiện với môi trườngBình Dương thu hút đầu tư có trọng điểm, tập trung các dự án chất lượng cao, thân thiện với môi trường

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 4815/KH-UBND về xúc tiến và thu hút đầu tư tỉnh Bình Dương năm 2024. 

Theo đó, Kế hoạch tập trung vào các giải pháp thu hút vốn đầu tư, chú trọng việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng dự án và phát triển bền vững. Đây là bước đi quan trọng để Bình Dương tiếp tục phát triển mạnh mẽ và vươn lên thành trung tâm công nghiệp, công nghệ cao và đô thị thông minh trong tương lai.

Trong năm 2024, tỉnh Bình Dương sẽ thực hiện các hoạt động thu hút đầu tư có trọng điểm, tập trung vào các dự án chất lượng cao, công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường; các ngành công nghiệp hỗ trợ, các nhà đầu tư, đối tác lớn có năng lực về tài chính và kinh nghiệm đầu tư; tập trung có chọn lọc, lựa chọn các dự án quy mô lớn có tính cạnh tranh cao, đồng thời xem phát triển hệ thống đô thị, dịch vụ, logistics gắn với vành đai công nghiệp dọc hành lang đường Vành đai 3, Vành đai 4 và các tuyến cao tốc.

Tỉnh xác định cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số là giải pháp căn cơ, lâu dài cần thực hiện quyết liệt để nâng cao môi trường đầu tư, đặc biệt các khâu thực thi các thủ tục sau cấp phép đầu tư như đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, môi trường, hải quan... để hỗ trợ các dự án sớm đi vào hoạt động…

Các chương trình thu hút đầu tư: Nghiên cứu tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; xây dựng danh mục thu hút đầu tư, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư; hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư; xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho các hoạt động đầu tư; tuyền truyền, quảng bá hình ảnh thu hút đầu tư của tỉnh Bình Dương

Bình Dương sẽ mở rộng hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế, đặc biệt là từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước EU. Việc xúc tiến đầu tư cũng sẽ được thực hiện qua các kênh trực tuyến và trực tiếp với sự tham gia của các cơ quan, đơn vị liên quan.

Kế hoạch số 4815/KH-UBND 

9/10/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, thu hút, đầu tư, trọng điểm, tập trung, dự án, chất lượng cao, thân thiện, môi trường979-binh-duong-thu-hut-dau-tu-co-trong-diem-tap-trung-cac-du-an-chat-luong-cao-than-thien-voi-moi-truonThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
454.00
121,000
0.00
121000
0
Thông qua Đề án huy động nguồn lực thực hiện dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh)Thông qua Đề án huy động nguồn lực thực hiện dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh)

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 25/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án huy động nguồn lực thực hiện dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh).

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề) thông qua ngày 11/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, thống nhất thông qua Đề án huy động nguồn lực thực hiện dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1  do UBND tỉnh trình tại Tờ trình số 2050/TTr-UBND ngày 09/4/2025.

Thống nhất trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách "đặc thù", "đột phá" để phân cấp, phân quyền chủ động cho tỉnh Bình Dương, tập trung nguồn lực, rút ngắn tiến độ thực hiện dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1.

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 25/NQ-HĐND​​

4/26/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1417-thong-qua-de-an-huy-dong-nguon-luc-thuc-hien-du-an-tuyen-duong-sat-do-thi-so-1-thanh-pho-moi-binh-duong-suoi-tien-tp-ho-chi-minhThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Công khai danh sách doanh nghiệp chậm đóng Bảo hiểm xã hộiCông khai danh sách doanh nghiệp chậm đóng Bảo hiểm xã hội

​TTĐT - UBND chỉ đạo công khai danh sách các đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo đó, đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh căn cứ hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Công văn số 4208/BHXT-TST ngày 13/12/2023 để triển khai thực hiện việc công khai danh sách các đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Văn bản​

12/12/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, công khai danh sách các đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp 129-cong-khai-danh-sach-doanh-nghiep-cham-dong-bao-hiem-xa-hoThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Công tác thông tin đối ngoại năm 2025Công tác thông tin đối ngoại năm 2025

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1790/KH-UBND về công tác thông tin đối ngoại tỉnh Bình Dương năm 2025.​

Kế hoạch nhằm đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát và quản lý điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Trung ương với địa phương, các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố về công tác thông tin đối ngoại, góp phần thực hiện thành công đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và của tỉnh.

Theo đó, nội dung trọng tâm: Xây dựng Kế hoạch triển khai công tác thông tin đối ngoại; phân công, bố trí nhân sự phụ trách công tác thông tin đối ngoại; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về thông tin đối ngoại, nhân quyền cho cán bộ và các lực lượng tham gia công tác thông tin đối ngoại; tổ chức và tham gia các hoạt động kinh tế đối ngoại; quảng bá hình ảnh, tiềm năng của địa phương thông qua các hoạt động trao đổi đoàn song phương và đa phương.

Đồng thời theo dõi, tổng hợp diễn biến tình hình chính trị, xã hội trong nước và tình hình có liên quan đến thông tin đối ngoại của tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo mật nhà nước trong hoạt động thông tin đối ngoại; công tác nhân quyền, phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tổ chức định hướng và cung cấp thông tin, tuyên truyền các hoạt động đối ngoại của tỉnh trên các phương tiện truyền thông; xây dựng tư liệu quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của tỉnh trong hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, du lịch của tỉnh…

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

Kế hoạch số 1790/KH-UBND​

4/2/2025 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, công tác thông tin đối ngoại333-cong-tac-thong-tin-doi-ngoai-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Quy chế nội bộ kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước ngành Xây dựng Quy chế nội bộ kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước ngành Xây dựng

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1166/QĐ-UBND về Quy chế nội bộ kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/4/2025.

Quy chế áp dụng đối với cơ quan và công chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Quyết định số 68/2024/QĐ-UBND.

Nguyên tắc kiểm tra: Việc kiểm tra phải do người có trách nhiệm kiểm tra tiến hành theo đúng quy định của Quy chế này, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, trung thực, dân chủ, kịp thời.

Các hành vi vi phạm pháp luật phát hiện được trong quá trình kiểm tra phải đình chỉ ngay và thực hiện các biện pháp sửa chữa, khắc phục vi phạm. Cán bộ, công chức ngành Xây dựng có hành vi vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Nghiêm cấm lợi dụng việc kiểm tra làm cản trở, gây khó khăn cho hoạt động của đơn vị, cá nhân được kiểm tra.

Hoạt động kiểm tra bảo đảm không trùng lặp về nội dung, đối tượng, phạm vi, lĩnh vực kiểm tra giữa các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền kiểm.

Trình tự, thủ tục kiểm tra: Hoạt động kiểm tra chỉ được tiến hành khi có quyết định kiểm tra của thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm kiểm tra.

Việc ra quyết định kiểm tra phải có một trong các căn cứ: Kế hoạch kiểm tra đã được thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, phê duyệt đối với kiểm tra định kỳ. Do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có trách nhiệm giao kiểm tra đột xuất đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cơ quan thông tin đại chúng.

Nội dung quyết định kiểm tra theo điểm b khoản 3 Điều 13 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP.

Quyết định kiểm tra phải gửi cho đơn vị, cá nhân được kiểm tra và các cơ quan có liên quan khác để biết phối hợp chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày ký. Trường hợp kiểm tra đột xuất thì không nhất thiết phải gửi trước quyết định kiểm tra.

Trừ trường hợp khẩn cấp, chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định kiểm tra và sau 05 ngày làm việc kể từ ngày đối tượng kiểm tra nhận được quyết định kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải tiến hành việc kiểm tra theo quyết định. Trước khi tiến hành kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải tổ chức công bố quyết định kiểm tra với thủ trưởng đơn vị, cá nhân được kiểm tra, nêu rõ mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra, thời gian kiểm tra, quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị, cá nhân được kiểm tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn kiểm tra với đơn vị, cá nhân được kiểm tra và lập biên bản công bố quyết định kiểm tra.

Khi kết thúc kiểm tra tại đơn vị được kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra.

Thời gian thực hiện mỗi cuộc kiểm tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày. Việc kéo dài thời gian kiểm tra do thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm ra quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản.

Quyết định

4/29/2025 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết353-quy-che-noi-bo-kiem-tra-viec-thuc-hien-phap-luat-trong-cac-linh-vuc-quan-ly-nha-nuoc-nganh-xay-dungThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseHải Hòa
0.00
0
0.00
Sơ kết  thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025; Giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2026 - 2030Sơ kết  thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025; Giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2026 - 2030

​TTĐT – UBND tỉnh chỉ đạo sơ kết 05 năm (2021 - 2025); đề xuất nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh Cải cách hành chính giai đoạn 2026 – 2030.

Theo đó, các sở, ban, ngành tỉnh có trách nhiệm xây dựng báo cáo sơ kết 05 năm (2021 - 2025) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2026 - 2030 thuộc lĩnh vực quản lý theo Đề cương của Bộ Nội vụ.

UBND các huyện, thành phố tổ chức sơ kết, đánh giá; số liệu báo cáo tính từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/3/2025. Nội dung sơ kết, đánh giá phải cụ thể, chính xác, phản ánh toàn diện kết quả đạt được trên từng lĩnh vực; trên cơ sở đó đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2026 - 2030. Báo cáo sơ kết đề nghị gửi về Sở Nội vụ trước ngày 30/5/2025.

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng Báo cáo sơ kết, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2026-2030 của tỉnh, tham mưu UBND tỉnh báo cáo về Bộ Nội vụ trước ngày 15/6/2025.

Đồng thời, hướng dẫn các sở, ban, ngành, địa phương xét chọn, đề xuất khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025 đảm bảo đúng theo quy định.

Văn bản​

4/25/2025 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCải cách hành chính696-so-ket-05-nam-thuc-hien-chuong-trinh-tong-the-cai-cach-hanh-chinh-nha-nuoc-giai-doan-2021-203Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseHải Hòa
0.00
121,000
0.00
121000
1 - 30Next