Tin chỉ đạo điều hành
 

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, năm 2024

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 21/9/2023 của Chính phủ và Chương trình số 120-CTr/TU ngày 30/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương về việc thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định ​về việc công nhận "Đơn vị học tập" cấp tỉnh năm 2023.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thu thập, cập nhật, tổng hợp thông tin về người lao động thực hiện mô hình 15 trên địa bàn tỉnh.


 
 

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường các biện pháp bảo đảm công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.

 
 

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị tăng cường chỉ đạo công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 (gọi tắt là Kỳ thi) tại tỉnh Bình Dương. 

 
 

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đến năm 2040.

 
 

TTĐT - ​Ban tổ chức các ngày lễ lớn tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TTg ngày 03/01/2023 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong tình hình mới.

 

 
 

​TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Tháng hành động Vì trẻ em tỉnh Bình Dương năm 2024.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Thông báo lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5Thông báo lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo viếng Nghĩa trang Liệt sĩ, treo Quốc kỳ và nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam – thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023) và Ngày Quốc tế Lao động 01/5.

Theo đó, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 28/4/2023.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh phối hợp cùng các ngành có liên quan tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh thật chu đáo, trang nghiêm, an toàn.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Y tế chuẩn bị thiết bị đo thân nhiệt, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang (dự phòng) và bố trí lực lượng để thực hiện phòng, chống dịch cho các đại biểu dự viếng cho phù hợp.

Các sở, ngành, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể trong tỉnh; UBND TP. Thủ Dầu Một và TP. Thuận An tổ chức cho cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và nhân dân tham gia lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào cùng thời gian nêu trên.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố còn lại, thời gian viếng Nghĩa trang Liệt sĩ do UBND huyện, thị xã, thành phố bố trí.

Các công sở, trụ sở các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các hộ nhân dân phải treo Quốc kỳ trong 03 ngày (từ ngày 29/4/2023 đến hết ngày 01/5/2023).

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là công chức, viên chức) được nghỉ lễ trong 05 ngày, từ ngày 29/4/2023 đến ngày 03/5/2023 (Do 02 ngày nghỉ lễ trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật, nên công chức, viên chức được nghỉ bù vào thứ ba ngày 02/5/2023 và thứ tư 03/5/2023).

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các doanh nghiệp phải bố trí lực lượng trực gác, bảo vệ cơ quan đơn vị và khu phố, ấp; chủ động xử lý mọi diễn biến bất thường xảy ra trước, trong và sau các ngày lễ kỷ niệm, đồng thời báo cáo kịp thời các vấn đề đột xuất xảy ra về UBND tỉnh.

Trước các ngày lễ kỷ niệm, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ, công chức, chiến sĩ, công nhân và nhân dân làm vệ sinh sạch, gọn ở khu vực cơ quan, đơn vị mình, các đường giao thông, nơi công cộng và các khu phố, ấp.

Các sở, ban, ngành, đơn vị tổ chức vệ sinh, treo cờ,… tại trụ sở làm việc cũ hiện đơn vị mình đang quản lý để tuyên truyền về kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam - thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động.

Thông báo ​

4/19/2023 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThông báo, lịch, nghỉ, Lễ, Giỗ tổ, Hùng Vương,30/4 và 01/5172-thong-bao-lich-nghi-le-gio-to-hung-vuong-30-4-va-01-Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
563.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương triển khai thi hành Luật Thanh niênBình Dương triển khai thi hành Luật Thanh niên

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thanh niên trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, đối với cấp tỉnh, Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, tham mưu UBND tỉnh ban hành và tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến Luật cho sở, ngành, địa phương và các cơ quan Tư pháp thuộc ngành dọc Trung ương trên địa bàn.

Đối với cấp huyện, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị triển khai thi hành Luật phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Đồng thời, chỉ đạo Đoàn  TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam cùng cấp và UBND xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

Đối với cấp xã, UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt thi hành Luật Thanh niên; tuyên truyền Luật Thanh niên trên các phương tiện truyền thanh của địa phương, đảm bảo rộng khắp; lồng ghép tổ chức tuyên truyền cho thanh niên trên địa bàn.

Đối với thanh niên và các tổ chức thanh niên, Tỉnh Đoàn phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, quán triệt Luật Thanh niên cho các tổ chức thanh niên và thanh niên trên địa bàn tỉnh. 

Hội Liên hiệp thanh niên, Hội Sinh viên tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức phổ biến, quán triệt Luật Thanh niên cho thanh niên là học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Dương, Tỉnh Đoàn và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông với các chuyên đề, chuyên mục tuyên truyền các quy định của Luật Thanh niên và các văn bản có liên quan

Các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện gửi kế hoạch triển khai về tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 31/3/2021. Đồng thời, các sở ngành, địa phương gửi báo cáo kết quả thực hiện việc thi hành Luật Thanh niên về tỉnh trước ngày 20/11 hằng năm để tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ theo quy định. 

Kế hoạch 

2/24/2021 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtthi hành, Luật Thanh niên270-binh-duong-trien-khai-thi-hanh-luat-thanh-nieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
441.00
121,000
2,468.00
121000
0
/PublishingImages/2021-02/Luathanhnien.mp3
Từng đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu bảo đảm trật tự an toàn giao thôngTừng đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu bảo đảm trật tự an toàn giao thông

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 21/9/2023 của Chính phủ và Chương trình số 120-CTr/TU ngày 30/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương về việc thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các sở, ban, ngành, Công an tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về bảo đảm TTATGT; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao về lĩnh vực giao thông; tăng cường công tác kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm TTATGT theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời khởi tố các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm, điều tra, xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông để làm rõ trách nhiệm, xử lý cá nhân, tổ chức có liên quan và có giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Từng đảng viên, cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu phải gương mẫu và tích cực tuyên truyền vận động người thân, gia đình và người dân thực hiện đúng theo các quy định pháp luật về việc bảo đảm TTATGT; đồng thời không can thiệp vào quá trình xử lý các hành vi vi phạm về TTATGT của các cơ quan chức năng.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về bảo đảm TTATGT; tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm TTATGT; khắc phục bất cập hạ tầng giao thông, ùn tắc giao thông tại các tuyến trọng điểm.​

Kế hoạch ​

4/11/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtđảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, gương mẫu, tích cực, tuyên truyền, vận động, người dân, bảo đảm, trật tự, an toàn, giao thông813-tung-dang-vien-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-phai-guong-mau-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thonThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
445.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương phấn đấu đến 2025, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%Bình Dương phấn đấu đến 2025, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương giai đoạn 2023 – 2025 (gọi tắt là Chương trình).

Theo đó, Chương trình được triển khai đến các đối tượng là hộ nghèo  hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được UBND cấp  công nhận thoát nghèo); ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư trên địa bàn; các tổ chức và cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện các dự án mô hình giảm nghèo.

Chương trình phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo tối thiểu 0,3% mỗi năm và đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn dưới 1%; 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Chương trình cùng với hệ thống chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội góp phần giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu tìm việc làm được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm; đảm bảo 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ mua Bảo hiểm y tế; giảm ít nhất 50% số trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo bị suy dinh dưỡng; giảm tỷ lệ thiếu hụt về tình trạng đi học của trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo từ 2,3% xuống còn 1,2%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ học nghề phù hợp; tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo qua đào tạo đạt trên 60%, giảm ít nhất 50% số hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về phương tiện để tiếp cận thông tin và được sử dụng các dịch vụ viễn thông, Internet…

11/17/2023 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, phấn đấu, đến 2025, tỷ lệ, hộ nghèo, dưới, 1%778-binh-duong-phan-dau-den-2025-ty-le-ho-ngheo-con-duoi-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
517.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường công tác PCCC-CNCH trên địa bàn tỉnh Bình DươngTăng cường công tác PCCC-CNCH trên địa bàn tỉnh Bình Dương
​TTĐT - Ngày06/01/2016, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc tăng cường côngtác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC-CNCH) trên địa bàn tỉnh BìnhDương năm 2016.

​Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nâng cao vai trò trách nhiệm trong lãnh đạo điều hành thực hiện công tác PCCC thuộc đơn vị, địa phương mình quản lý. Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra. Chỉ đạo, tuyên truyền cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và mọi tầng lớp nhân dân gương mẫu thực hiện, tích cực vận động gia đình và người thân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC. Đẩy mạnh phong trào "Toàn dân tham gia PCCC". Thực hiện hiệu quả phương châm 4 tại chỗ "lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ" gắn với phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Xây dựng và nhân rộng những mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác PCCC. Tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân PCCC, Tuần lễ Quốc gia an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ lần thứ XVIII. Tiếp tục rà soát củng cố, xây dựng mới và duy trì hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng. Thường xuyên tổ chức huấn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ và trang bị phương tiện chữa cháy, CNCH cho lực lượng này.

Rà soát, cân đối, bố trí địa điểm, đầu tư kinh phí xây dựng doanh trại, mua sắm phương tiện, thiết bị PCCC – CNCH cho lực lượng Cảnh sát PCCC. Tập trung thực hiện đúng tiến độ Đề án Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng PCCC – CNCH tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Kế hoạch số 3241/KH-UBND ngày 18/9/2015 của UBND tỉnh về phân kỳ 05 năm, giai đoạn 2015 -2020 triển khai thực hiện). Xem xét, bố trí quỹ đất xây dựng trụ sở làm việc, doanh trại của các đơn vị Cảnh sát PCCC; bảo đảm ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát PCCC; chỉ đạo thực hiện nghiêm việc thu phí từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc nhằm tăng kinh phí hỗ trợ hoạt động phòng, chống cháy, nổ.

Thành lập các đoàn liên ngành do lãnh đạo UBND huyện, thị xã, thành phố chủ trì tiến hành kiểm tra toàn diện công tác PCCC tại các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (tập trung là các khu dân cư, chung cư, nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, kho hàng, cơ sở sản xuất tại các khu công nghiệp…); kịp thời phát hiện sơ hở, thiếu sót, vi phạm và nguyên nhân; làm rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở vi phạm; kiên quyết xử lý nghiêm và yêu cầu các cơ sở khắc phục ngay tồn tại, thiếu sót, vi phạm về PCCC. Tăng cường chỉ đạo việc xây dựng phương án và thực tập phương án chữa cháy, CNCH có huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia.

Đối với địa bàn huyện, thị xã có rừng, UBND huyện, thị xã cần tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ PCCC rừng, củng cố lực lượng PCCC chuyên ngành; đầu tư trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy và kiểm tra thực hiện các quy định về PCCC rừng.

Giao Chủ tịch UBND thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên chủ trì, phối hợp với Cảnh sát PCCC tỉnh tổ chức Hội thao nghiệp vụ PCCC  cho các đơn vị, doanh nghiệp, lực lượng dân phòng trên địa bàn nhân ngày "Toàn dân phòng cháy chữa cháy 04/10" năm 2016.

DientapPCCC 14_rev.jpg 

Tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng PCCC

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức tốt công tác PCCC trong các đơn vị quân đội, doanh nghiệp do quân đội quản lý. Phối hợp với Cảnh sát PCCC triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 78/2011/NĐ-CP ngày 01/9/2011 của Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác PCCC đối với cơ sở quốc phòng.

Công an tỉnh thực hiện nghiêm Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Phối hợp với Cảnh sát PCCC tỉnh kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm quy định an toàn về PCCC có dấu hiệu tội phạm. Tăng cường xây dựng và triển khai thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào toàn dân PCCC. Đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình chữa cháy và CNCH khi có sự cố xảy ra.

Sở Tư pháp phối hợp với Cảnh sát PCCC tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, pháp luật về PCCC – CNCH đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, trường học và khu dân cư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh đầu tư ngân sách thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng PCCC – CNCH tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh. Đầu tư xây dựng, cải tạo trụ sở làm việc, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác PCCC-CNCH; kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo PCCC-CNCH; kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền PCCC và tổ chức các hoạt động PCCC khác khi có yêu cầu. Triển khai công tác bố trí vốn đối với dự án đầu tư đã được phê duyệt theo luật đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020 và những dự án đầu tư 2016. Quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép kinh doanh cho các cơ sở sản xuất thuộc các ngành nghề có nguy cơ cháy, nổ cao trong các khu dân cư, các địa điểm gần trường học, bệnh viện.

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục xây dựng nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức pháp luật về PCCC, kỹ năng về xử lý tình huống cháy, nổ để lồng ghép các chương trình giáo dục pháp luật, tuyên truyền pháp luật PCCC vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường, cơ sở giáo dục phù hợp với từng cấp học, ngành học; thực hiện đúng các quy định, điều kiện đảm bảo an toàn PCCC, trang bị phương tiện, thiết bị PCCC và thành lập lực lượng PCCC tại chỗ. Phối hợp với Cảnh sát PCCC quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép hoạt động cho các trung tâm ngoại ngữ, tin học, các cơ sở đào tạo khác đảm bảo đủ điều kiện an toàn PCCC; tổ chức các cuộc thi "Tìm hiểu Luật PCCC" cho đối tượng học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan, ban, ngành liên quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Tham mưu UBND tỉnh kế hoạch tổ chức "Tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ lần thứ XVIII" năm 2016.

6(13).jpg 

Các xã, thị trấn ký cam kết an toàn PCCC năm 2015

Thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh về chế độ, chính sách hỗ trợ cho lực lượng PCCC dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở trong quá trình tham gia công tác PCCC – CNCH theo quy định của pháp luật và thực tế địa phương.

Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch phát triển đô thị Bình Dương tham mưu UBND tỉnh phương án chuyển các cơ sở sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất đã cũ, lạc hậu hoặc sử dụng nhiều năm gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn về PCCC, các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao như sản xuất, chế biến gỗ, sang chiết gas, xăng dầu, hóa chất… ra khỏi khu dân cư. Trên cơ sở đó trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện.

Tham mưu thực hiện đúng các quy chuẩn xây dựng, các điều kiện an toàn PCCC trong quá trình khảo sát, quy hoạch, xây dựng các đô thị, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu chung cư; đảm bảo giao thông, nguồn nước chữa cháy, hệ thống cấp nước và khu vực xây dựng các đội PCCC khu vực.

 Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện tốt chức năng tham mưu UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, các đơn vị kinh doanh sản phẩm dầu mỏ, gas, xăng dầu đảm bảo các yêu cầu, điều kiện về PCCC. Chỉ đạo các cơ quan quản lý, Ban Quản lý chợ, siêu thị, trung tâm thương mại thực hiện đầy đủ các điều kiện đảm bảo an toàn về PCCC; nhân rộng các mô hình "Siêu thị an toàn PCCC", "Chợ an toàn PCCC"; tăng cường tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định an toàn về PCCC đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh xây dựng dự án đầu tư nâng cao năng lực PCCC rừng thuộc địa phương; tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ, phòng, chống cháy rừng; củng cố lực lượng PCCC tại chỗ. Phối hợp với Cảnh sát PCCC tỉnh xây dựng, bổ sung phương án PCCC, đầu tư phương tiện, trang bị phục vụ chữa cháy tại chỗ; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về phòng, chống cháy rừng.

Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Dương phối hợp với Cảnh sát PCCC tỉnh duy trì và phát triển chuyên mục "Phòng cháy chữa cháy trách nhiệm của toàn dân". Tăng cường công tác tuyên truyền, tăng thời lượng phát phóng sự, đưa tin, bài, phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức PCCC; chú trọng vào các buổi tối (khung giờ từ 18 giờ đến 21 giờ 30 phút). Tổ chức tuyên truyền "Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy 04/10" "Tuần lễ Quốc gia an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy, nổ lần thứ XVIII", nâng cao hiểu biết, trách nhiệm của nhân dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về pháp luật và kiến thức PCCC-CNCH; kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt trong công tác PCCC, phê phán các hành vi thiếu trách nhiệm, các vi phạm nghiêm trọng về PCCC của các tổ chức, cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục phòng ngừa chung.

Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Bình Dương tiếp tục phối hợp với Cảnh sát PCCC xây dựng nội dung tuyên truyền công tác PCCC in trên vé số tỉnh Bình Dương. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore đảm bảo thực hiện các biện pháp PCCC đối với các khu công nghiệp. Phối hợp với Cảnh sát PCCC tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong địa bàn khu công nghiệp, cụm công nghiệp thực hiện đúng, đầy đủ các quy định an toàn về PCCC. Tiếp tục thành lập Đội PCCC chuyên trách, phấn đấu mỗi khu công nghiệp đang hoạt động phải thành lập Đội PCCC chuyên trách; trang bị phương tiện, thiết bị PCCC cho phù hợp.

Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo PCCC – CNCH tỉnh; tham mưu Ban Chỉ đạo PCCC-CNCH tỉnh thực hiện tốt Quy chế làm việc; tham mưu UBND tỉnh phát động các hoạt động chào mừng kỷ niệm 55 ngày thành lập lực lượng Cảnh sát PCCC. Tham mưu UBND tỉnh tổ thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-BCA-C66 ngày 04/5/2015 của Bộ Công an. Tham mưu UBND tỉnh triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, tổ chức thực hiện "Phong trào toàn dân tham gia PCCC";  nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, doanh nghiệp, nhân dân về tầm quan trọng, yêu cầu cấp thiết của công tác PCCC. Tổ chức tốt các hoạt động PCCC, có nhiều hình thức sinh động hưởng ứng "Ngày toàn dân PCCC" và "Tuần lễ Quốc gia an toàn vệ sinh, lao động, phòng chống cháy nổ lần thứ XVIII".

Chủ động nắm tình hình, phân tích, đánh giá, dự báo sát, đúng tình hình cháy, nổ để có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, nâng cao chất lượng các mặt công tác chuyên môn; chú trọng kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ đối với các khu dân cư, nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, kho tàng lớn tập trung nhiều hàng hóa, chất dễ cháy, nổ. Chủ động phát hiện yếu tố nguy hiểm về cháy, nổ để kiến nghị UBND các cấp có biện pháp xử lý, khắc phục.

Phối hợp các sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện đúng tiến độ Đề án Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng PCCC-CNCH tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững pháp luật, giỏi về nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác PCCC trong tình hình mới.

Triển khai các phương án đảm bảo an toàn PCCC các mục tiêu, công trình trọng điểm, sự kiện chính trị, văn hóa – xã hội quan trọng trên địa bàn tỉnh. Phối hợp giữa Công an – Quân sự nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC, giữ vững trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Tham mưu UBND tỉnh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phối hợp nhiều lực lượng theo chuyên đề: Nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, kho vật liệu nổ công nghiệp… nhằm nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu, tránh bị động, bất ngờ; huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng cơ sở, thường xuyên tổ chức thực tập phương án chữa cháy tại các doanh nghiệp, các nhà cao tầng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao trong khu dân cư, khu công nghiệp. Thực hiện "Xã hội hóa" công tác PCCC theo Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Yêu cầu lãnh đạo các cấp, ngành, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và người đứng đầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này. Giao Cảnh sát PCCC tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả về UBND tỉnh để chỉ đạo kịp thời.

1/13/2016 5:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPCCC, cứu nạn cứu hộ, cháy nổ1863-Tang-cuong-cong-tac-PCCC-CNCH-tren-dia-ban-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
BIDV và Vinaxuki phối hợp hỗ trợ nông dân mua ô tô nông dụngBIDV và Vinaxuki phối hợp hỗ trợ nông dân mua ô tô nông dụng
(Chinhphu.vn) - Trong chương trình hành động cùng Chính phủ ngăn chặn suy giảm kinh tế, chiều 12/3, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) đã ký thỏa thuận hợp tác trong việc hỗ trợ nông dân và các khách hàng mua xe ô tô nông dụng, xe tải, phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, Ngân hàng và nhà sản xuất cùng tạo điều kiện cho người nông dân có thể vay vốn tối đa tới 100% giá trị với thời gian vay tới 36 tháng khi mua xe Vinaxuki.
Trên thực tế, các loại xe nông dụng, xe tải, xe ben mà Công ty Vinaxuki sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp của người nông dân cũng như tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong vận chuyển hàng hóa.
Nhà máy ô tô Vinaxuki trên diện tích gần 30 ha tại Đông Anh (Hà Nội), có tổng vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng đã sản xuất từ tháng 9/2005. Công ty hiện đang đầu tư vào sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô tải, ô tô khách tại Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Đại Từ (Thái Nguyên), nhằm gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, thay thế hàng nhập khẩu để thực hiện mục tiêu mà Chính phủ đặt ra khi phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô và Quy hoạch các ngành công nghiệp phụ trợ.
 
Quỳnh Hoa
(Theo www.chinhphu.vn)
3/13/2009 8:50 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết759-BIDV-va-Vinaxuki-phoi-hop-ho-tro-nong-dan-mua-o-to-nong-dungThông tin chỉ đạo, điều hành
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng đường phân khu ĐX144 (phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một)Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng đường phân khu ĐX144 (phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một)

TTĐT - ​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng đường phân khu ĐX144, phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ tư (chuyên đề) thông qua ngày 25/4/2022 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, bổ sung quy mô đầu tư hạ tầng kỹ thuật phần thu hồi trong vùng phụ cận theo đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án đã được phê duyệt tại Quyết định số 4456/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của UBND TP.Thủ Dầu Một với tổng mức đầu tư dự án 1.040 tỷ 800 triệu đồng.

Cơ cấu nguồn vốn: Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ là 929 tỷ 400 triệu đồng; vốn ngân sách TP.Thủ Dầu Một là 111 tỷ 400 triệu đồng.

Các nội dung khác thực hiện theo Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 30/11/2018 của HĐND tỉnh về chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công.

Nghị quyết 01/NQ-HĐND 

4/28/2022 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, chủ trương, đầu tư, dự án, Nâng cấp, mở rộng, phân khu, ĐX144, phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một717-dieu-chinh-chu-truong-dau-tu-du-an-nang-cap-mo-rong-duong-phan-khu-dx144-phuong-tuong-binh-hiep-tp-thu-dau-motThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
206.00
121,000
0.00
121000
0
 Tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 Tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019

​TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành văn bản triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-BTC ngày 24/12/2018 của Bộ Tài chính về tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019.

Theo đó, Sở Tài chính theo dõi sát diễn biến cung cầu và giá cả thị trường trước, trong và sau Tết và gửi báo cáo thực hiện cho Bộ Tài chính, Tỉnh ủy và UBND tỉnh; tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ; rà soát, ngừng các khoản chi chưa thực sự cấp bách, nội dung chi không thiết thực, không chấp hành đúng quy định về thủ tục hồ sơ, chế độ…

Sở Công Thương phối hợp cùng Ban Chỉ đạo 389 Bình Dương, Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Quản lý thị trường và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá; có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định; công bố công khai tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và hình thức xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không để xảy ra hiện tượng lợi dụng thời điểm Tết để tăng giá dây chuyền, tác động ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Thực hiện nghiêm, triệt để, có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, nhất là các mặt hàng vũ khí, chất nổ, pháo, hàng hóa vi phạm môi trường, các mặt hàng có nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán như thuốc lá, rượu bia, gia cầm, thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm tươi sống nhập khẩu; đặc biệt là ở những khu vực địa bàn trọng yếu…

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị vận tải thực hiện nghiêm túc quy định về kê khai giá cước và niêm yết giá cước, nhất là đối với xe buýt, taxi và xe khách theo tuyến cố định; đảm bảo mọi hành khách đi xe đều có vé theo đúng giá đã kê khai, niêm yết đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm; công bố công khai tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và hình thức xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Cục Thuế tăng cường đẩy mạnh các biện pháp kiểm tra, thanh tra chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế và chuyển giá, chấn chỉnh công tác hoàn thuế.

Sở Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thông tin đầy đủ và kịp thời về các giải pháp điều hành của nhà nước, về tình hình cung, cầu, giá cả thị trường cả nước, các tỉnh lân cận trước, trong và sau Tết; Chương trình bình ổn thị trường của tỉnh gắn với tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin thất thiệt gây bất ổn thị trường, giá cả.

Các sở, ngành chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao và có báo cáo tiến độ thực hiện gửi về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính.

Văn bản ​​​​

1/25/2019 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết bình ổn giá, Tết Nguyên đán, Kỷ Hợi 532--tang-cuong-cong-tac-quan-ly-dieu-hanh-va-binh-on-gia-trong-dip-tet-nguyen-dan-ky-hoi-nam-201Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
640.00
121,000
0.00
121000
77,440,000
/PublishingImages/2019-01/BINHONGIA.mp3
Giải quyết các nội dung về kỹ thuật, sắp xếp, bố trí của Tòa nhà Trung tâm hành chínhGiải quyết các nội dung về kỹ thuật, sắp xếp, bố trí của Tòa nhà Trung tâm hành chính
 TTĐT - Ngày 05-11, UBND tỉnh ban hành Công văn số 3896/UBND-KTTH về việc “Giải quyết các nội dung về kỹ thuật, sắp xếp, bố trí của Tòa nhà Trung tâm hành chính”.
   
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Văn phòng UBND tỉnh (Ban Quản lý Tòa nhà Trung tâm hành chính) chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - TNHH Một thành viên (Becamex IDC) tham mưu UBND tỉnh xem xét giải quyết kiến nghị (nếu có) về kỹ thuật, bố trí, sắp xếp lại vị trí làm việc (nội bộ) của các cơ quan, đơn vị trong Tòa nhà Trung tâm hành chính.
     
Sở Xây dựng có trách nhiệm tham gia cùng Ban Quản lý Tòa nhà để xem xét đối với các trường hợp có liên quan đến chuyên ngành xây dựng.
     
Phương Chi
11/11/2015 4:10 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1650-Giai-quyet-cac-noi-dung-ve-ky-thuat-sap-xep-bo-tri-cua-Toa-nha-Trung-tam-hanh-chinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Chung tay chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh khó khănChung tay chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện "Tháng hành động vì người cao tuổi (NCT) Việt Nam" trên địa bàn tỉnh năm 2022.

Theo đó, Tháng hành động vì NCT Việt Nam năm 2022 với khẩu hiệu "Chung tay chăm sóc NCT có hoàn cảnh khó khăn".

Các cấp chính quyền, MTTQ, các ngành, đoàn thể, Hội NCT các cấp xây dựng kế hoạch triển khai "Tháng hành động vì NCT Việt Nam" năm 2022 với nội dung thiết thực, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của ngành, điều kiện của địa phương, cơ sở; tổ chức các hoạt động truyền thông phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, kết hợp truyền thông trực quan như treo khẩu hiệu, tờ rơi, pa nô, tư vấn tại cộng đồng về pháp luật, chính sách hỗ trợ cho NCT. Công tác tuyên truyền cần truyền tải được ý nghĩa và thông điệp của "Tháng hành động vì NCT Việt Nam" năm 2022.

Song song đó, vận động xã hội chung tay chăm sóc sức khỏe NCT: Lập sổ theo dõi sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, giúp đỡ NCT có thẻ Bảo hiểm y tế. Vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho NCT; thực hiện Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Chương trình hành động quốc gia về NCT giai đoạn 2021-2030; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, phát triển Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT ở cơ sở; vận động nguồn lực chung tay chăm sóc NCT nghèo, NCT có hoàn cảnh khó khăn; ủng hộ nguồn tài chính để xây dựng và phát triển Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT ở cơ sở.

Đồng thời, tổ chức thăm tặng quà và động viên giúp đỡ NCT nghèo, NCT có hoàn cảnh khó khăn; phát triển và duy trì hoạt động các câu lạc bộ phù hợp với NCT; tổ chức các hoạt động thi đấu, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của NCT… 

Kế hoạch 

6/16/2022 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChung tay, chăm sóc, người cao tuổi, hoàn cảnh, khó khăn403-chung-tay-cham-soc-nguoi-cao-tuoi-co-hoan-canh-kho-khaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
380.00
121,000
0.00
121000
0
Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác Thường trực Tổng điều tra Kinh tế tỉnh Bình Dương năm 2017Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác Thường trực Tổng điều tra Kinh tế tỉnh Bình Dương năm 2017

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2786/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Công tác Thường trực Tổng điều tra kinh tế tỉnh Bình Dương năm 2017.

Theo đó, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế tỉnh Bình Dương năm 2017 (BCĐ) do ông Trần Thanh Liêm - Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng BCĐ; ông Ngô Văn Mít - Cục trưởng Cục Thống kê làm Phó Trưởng Ban Thường trực.

BCĐ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo đúng phương án và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương. Cơ quan Thường trực của BCĐ đặt tại Cục Thống kê tỉnh Bình Dương; BCĐ sử dụng bộ máy, con dấu, tài khoản của Cục Thống kê trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên BCĐ và Tổ Công tác Thường trực giúp việc BCĐ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tự giải tán sau khi kết thúc công tác tổng điều tra.

Thành phần BCĐ và Tổ Công tác Thường trực

1. Trưởng BCĐ: Ông Trần Thanh Liêm - Chủ tịch UBND Tỉnh;

2. Phó Trưởng Ban Thường trực: Ông Ngô Văn Mít - Cục trưởng Cục Thống kê (CTK);

3. Các thành viên BCĐ:

- Bà Luân Thị Sang - Phó Cục trưởng CTK, Thành viên Thường trực BCĐ, Tổ trưởng Tổ Công tác Thường trực giúp việc BCĐ;

- Ông Phú Hữu Minh - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Ông Lê Hồng Quân - Phó Giám đốc Sở Nội vụ;

- Ông Hà Minh Trung - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;

- Ông Ngô Tùng Châu - Phó Giám đốc Sở Y tế;

- Bà Nguyễn Phương Dung - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Ông Nguyễn Văn Khanh - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông;

- Ông Nguyễn Phú Yên - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Ông Huỳnh Đình Trí - Phó Cục trưởng Cục Thuế;

- Bà Lê Thị Quý - Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước;

- Ông Bùi Thiện Khải - Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình;

- Ông Bao Văn Tâm - Phó Cục trưởng CTK;

- Bà Phạm Thị Hiền - Phó Cục trưởng CTK.

4. Tổ Công tác Thường trực giúp việc BCĐ:

- Bà Huỳnh Thị Kim Oanh - Trưởng Phòng Thống kê Công nghiệp, CTK;

- Bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp - Trưởng Phòng Thống kê Thương mại, CTK;

- Bà Nguyễn Kim Hồ - Trưởng phòng Thống kê Tổng hợp, CTK;                                           

- Ông Nguyễn Duy Khiêm - Trưởng Phòng Kế hoạch phát triển các ngành kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Ông Trần Khắc Tuấn - Phó Trưởng Phòng CCHC - ĐGHC, Sở Nội vụ;                     

- Ông Nguyễn Việt Tiến - Chuyên viên Phòng LĐ - TL - BHXH, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;                     

- Bà Hồ Thị Kim Ngân - Chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo;                   

- Ông Nguyễn Gia Toàn - Chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Sở Y tế;

- Ông Lương Ngọc Dũng - Kế toán, Sở Thông tin và Truyền thông;

- Ông Thái Phú Cường - Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ - Phó Trưởng Phòng Kê khai kế toán thuế, Cục Thuế;

- Ông Huỳnh Kim Tuấn - Phó Trưởng Phòng Kế toán, Kho bạc Nhà nước.


10/21/2016 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThành lập, Ban Chỉ đạo, Tổ công tác Thường trực, Tổng điều tra Kinh tế tỉnh Bình Dương năm 2017925-thanh-lap-ban-chi-dao-va-to-cong-tac-thuong-truc-tong-dieu-tra-kinh-te-tinh-binh-duong-nam-201Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.50
121000
60,500
Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến - Điểm nhấn của du lịch Bình DươngLạc cảnh Đại Nam Văn hiến - Điểm nhấn của du lịch Bình Dương
Những năm trước đây, người dân trong tỉnh thường kéo nhau đi du lịch ở các tỉnh, thành khác mỗi khi tết đến xuân về.
Còn ở Bình Dương thường chỉ đón khách về đi lễ hội chùa Bà, hay tham quan làng nghề truyền thống, vườn cây ăn trái Lái Thiêu (Thuận An). Năm nay đã khác, Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến (LCĐNVH) với nhiều chương trình, hoạt động hấp dẫn, độc đáo đã thu hút đông đảo khách thập phương.
Quá tải lượng khách
Ngoài việc đến chùa Bà - một địa điểm viếng chùa quen thuộc của nhiều người để cầu mong một năm mới sức khỏe, thành đạt thì năm nay, Bình Dương còn đón một lượng khách lớn đến tham quan LCĐNVH - một khu du lịch mang tầm quốc tế. LCĐNVH không chỉ đón khách từ các địa phương lân cận như Đồng Nai, TP.HCM, Bình Phước... mà còn có cả những đoàn xe từ các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam bộ. Vì thế mà đường đại lộ Bình Dương vốn rộng thênh thang giờ bỗng trở nên chật hẹp, lực lượng cảnh sát giao thông phải tăng cường làm việc để điều phối giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng kẹt xe.
Chị Nguyễn Thị Hồng Liên đến từ Long An hồ hởi cho biết: “Tôi đã từng nghe nhiều đến LCĐNVH, vì vậy tết này, tôi thuê xe cho cả nhà cùng đi tham quan. Cảm nhận đầu tiên của tôi là LCĐNVH quá quy mô, có nhiều điểm hấp dẫn. Tôi nghĩ mình sẽ còn trở lại nơi này”. 
Theo đại diện LCĐNVH, trong những ngày tết, lượng khách đến đây quá tải - trung bình khoảng 100.000 lượt người/ngày. Riêng ngày mùng 4 tết có hơn 150.000 lượt người. Đến rằm tháng giêng, LCĐNVH phấn đấu thu hút thêm khoảng 1 triệu lượt du khách trong nửa tháng đầu năm Kỷ Sửu. Để bảo đảm phục vụ chu đáo cho du khách, LCĐNVH đã phải mở cổng phụ, tăng cường các điểm bán vé lưu động, các chuyến xe buýt phục vụ khách đi lại bên trong khu du lịch, lực lượng bảo vệ của khu du lịch còn kết hợp với lực lượng dân quân địa phương và cảnh sát giao thông tham gia điều tiết giao thông, bảo đảm an ninh cho LCĐNVH.
Để lại nhiều dấu ấn với du khách
LCĐNVH là một công trình tôn vinh và vọng ngưỡng những tinh hoa của dân tộc Việt Nam qua 4.000 năm văn hiến. Nơi đây có đầy đủ biển, sông, núi; một khu du lịch mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử và tâm linh. Vì vậy, điểm nhấn của LCĐNVH không đâu khác chính là Đền Đại Nam nằm trong quần thể khu thờ tự 9 ha gồm cả núi Bảo Sơn và dòng Bảo Giang. Đây còn là điểm dừng chân đầu tiên của du khách, vào đây, mọi người sẽ đốt nén nhang thể hiện tấm lòng với tổ tiên, trăm họ, đồng thời cầu mong cho gia đình một năm mới an lành, hạnh phúc. Đền Đại Nam và núi Bảo Sơn là 2 công trình được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôi đền lớn nhất và dãy núi nhân tạo dài nhất Việt Nam.
Đến đây, du khách còn được thả hồn vào biển xanh bao la - biển Đại Nam vừa đi vào hoạt động. Với quy mô 22 ha, trong đó diện tích mặt nước rộng 2,5 ha, chiều dài bờ biển 1.400m... du khách có thể đắm mình trong dòng nước biển trong lành. Độ dập sóng của biển cao 1,6m, với kỹ thuật được nhập về từ Scotland và chính chuyên gia người Scotland đến lắp đặt, giám sát. Sau những giờ phút mệt nhoài cùng sóng biển, du khách có thể đi dạo trên những bờ cát trắng mịn với những hàng cây xanh rì lộng gió không khác gì đang tận hưởng không khí biển ở Mũi Né hay Vũng Tàu. Giá vé vào vui chơi với biển trọn gói chỉ 60.000 đồng/người khiến ai cũng hài lòng.
Du khách còn đến thăm vườn thú Đại Nam, đây là vườn thú mở duy nhất tại Việt Nam, có thể tiếp cận thật gần với đời sống các loài động vật hoang dã, quý hiếm. Những con thú được thả tự do trong môi trường thiên nhiên, chỉ cách ly với con người bằng những hàng cây, con suối. Với diện tích 12,5 ha, vườn thú có nhiều loại quý hiếm như sư tử trắng, tê giác trắng, hổ trắng, công trắng, kangaroo, tê giác trắng...
LCĐNVH còn rất nhiều công trình nổi tiếng, hấp dẫn khác như Thế giới Tuyết, rạp chiếu phim 4D cùng nhiều trò chơi hấp dẫn khác đã thu hút và giữ chân nhiều khách du lịch.
 
 Thu Thảo
(Theo báo Bình Dương)
2/6/2009 10:42 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết738-Lac-canh-Dai-Nam-Van-hien-Diem-nhan-cua-du-lich-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thân nhân người chết vì Covid-19 hưởng ngay các chính sách hỗ trợTạo mọi điều kiện thuận lợi để thân nhân người chết vì Covid-19 hưởng ngay các chính sách hỗ trợ

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các chính sá​ch hỗ trợ chi phí mai táng tử thi nhiễm Covid-19. Theo đó, Bình Dương hỗ trợ chi phí mai táng cho hộ gia đình có người tử vong vì Covid-19 với mức 20 triệu đồng/người.


Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố; các ban, ngành, đoàn thể có liên quan khẩn trương, tập trung tuyên truyền sâu, rộng, đầy đủ, chính xác các nội dung Điều 14 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP bằng nhiều hình thức theo phương châm 5D "dễ nghe, dễ thấy, dễ hiểu, dễ biết, dễ làm" cho tt cả người dân đang sinh sống và làm việc trên tỉnh Bình Dương nm rõ để thực hiện gm: đối tượng thụ hưởng, trình tự, thủ tục, mức chi cho hộ gia đình có người chết do dịch bệnh Covid-19; tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhanh chóng, thủ tục đơn giản nhất để thân nhân người chết vì Covid-19 hưởng ngay chính sách hỗ trợ.

Đồng thời theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các địa phương hướng dẫn thật cụ thể, chi tiết cho 91 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh Bình Dương nắm bắt, thực hiện. 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các bệnh viện dã chiến trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Y tế các địa phương, các bệnh viện ngoài công lập, các đơn vị sự nghiệp y tế,... phối hợp chặt chẽ với Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Chánh Phú Hòa, Công ty cổ phần Xây dựng và Dịch vụ công cộng Bình Dương lập các hồ sơ, thủ tục trong việc giao, nhận thi hài, xét nghiệm SARS-COV-2 và các tài liệu có liên quan theo phương thức đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi để đưa đến Đài hỏa táng xử lý ngay (tuyệt đối không để tồn đọng các tử thi tại cơ sở y tế và Đài hỏa táng).

Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Chánh Phú Hòa, Công ty cổ phần Xây dựng và Dịch vụ công cộng Bình Dương công khai giá dịch vụ của từng khâu, công đoạn từ tiếp nhận tử thi từ Nhà Đại thể đến trả hài cốt với giá cả phải thấp hơn hoặc bằng giá các cơ sở dịch vụ mai táng trong tỉnh để người dân biết, chọn lựa; phải ổn định, nhất quán giữa 02 Công ty đã nêu trong thời gian từ nay đến hết dịch Covid-19 hoặc đến ngày 31/12/2021.

Đối với các trường hợp người chết vì Covid-19 không có thân nhân, các cơ sở y tế liên hệ Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Chánh Phú Hòa chủ động thực hiện các công đoạn. Định kỳ hoặc đến trước ngày 15/12/2021, Công ty lập hồ sơ thanh toán, quyết toán với các địa phương có liên quan và chi trả cho các cơ sở y tế.

Trường hợp người chết vì Covid-19 có thân nhân nhưng không có kinh phí mai táng, các cơ sở y tế liên hệ và giao Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Chánh Phú Hòa chủ động thực hiện các công đoạn. Sau khi thân nhân người chết vì Covid-19 nhận được khoản hỗ trợ chính sách nêu trên sẽ thanh toán lại cho Công ty ngay lúc bàn giao hài cốt.

Trường hợp thân nhân của người chết vì Covid-19 tự trang trải kinh phí mai táng, việc chọn đơn vị mai táng, Đài hỏa táng, kinh phí do thân nhân người chết vì Covid-19 tự chi trả và hưởng chính sách hỗ trợ mai táng theo quy định; tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhanh chóng, thủ tục đơn giản nhất để thân nhân người chết vì Covid-19 hưởng ngay chính sách hỗ trợ.

Thông báo ​​

8/12/2021 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtđiều kiện, thuận lợi, nhanh chóng, thân nhân, người chết, Covid-19, hưởng ngay, chính sách, hỗ trợ361-tao-moi-dieu-kien-thuan-loi-de-than-nhan-nguoi-chet-vi-covid-19-huong-ngay-cac-chinh-sach-ho-trThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
650.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương thành lập hai Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TP.Dĩ An, TP.Thuận AnBình Dương thành lập hai Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TP.Dĩ An, TP.Thuận An

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Phòng khám đa khoa khu vực An Bình thuộc Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An và Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Phòng khám đa khoa khu vực An Phú thuộc Trung tâm Y tế thành phố Thuận An.

​Theo đó, Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Phòng khám đa khoa khu vực An Bình thuộc Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An với quy mô 150 giường để thu dung, cách ly, theo dõi, điều trị người bệnh Covid-19 thuộc tầng 2 của tháp điều trị; chuyển những trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch lên các bệnh viện thuộc tầng 03 của tháp điều trị để tiếp tục theo dõi và điều trị, trong hệ thống trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Khu điều trị thuộc hạng 3 (theo hạng của đơn vị phụ trách – Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An).

Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Phòng khám đa khoa khu vực An Phú thuộc Trung tâm Y tế thành phố Thuận An với quy mô 200 giường để thu dung, chăm sóc, điều trị, cấp cứu bệnh nhân Covid-19 thuộc tầng 2 của tháp điều trị; chuyển những trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch lên các bệnh viện thuộc tầng 03 của tháp điều trị để tiếp tục theo dõi và điều trị, trong hệ thống trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Khu điều trị thuộc hạng 2 (theo hạng của đơn vị phụ trách – Trung tâm Y tế thành phố Thuận An). 

Các Khu điều trị thuộc sự chỉ đạo, điều hành của Ban Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố; sử dụng con dấu, tài khoản của Trung tâm Y tế thành phố để giao dịch với các cá nhân, tổ chức liên quan.

Giám đốc Sở Y tế quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giữ chức vụ Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng, Phó các bộ phận; phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Khu điều trị Covid-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các văn bản có liên quan; bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật cho Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An phù hợp với yêu cầu chuyên môn kỹ thuật.

Sở Y tế chủ trì, chỉ đạo các hoạt động khám, chữa bệnh tại các Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế. UBND các thành phố Dĩ An và Thuận An chịu trách nhiệm mua sắm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp theo quy định hiện hành để các Khu điều trị đảm bảo hoạt động. Trung tâm Y tế các thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai, kinh phí và trình Chủ tịch UBND các thành phố phê duyệt. 

Ban Chỉ huy Quân sự và Công an các thành phố chịu trách nhiệm đảm bảo hậu cần và giữ gìn an ninh trật tự trong và ngoài Khu điều trị

Quyết định 2609/QĐ-UBND​

Quyết định 2610/QĐ-UBND​

11/19/2021 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, thành lập, Khu điều trị, bệnh nhân, Covid-19, TP.Dĩ An, TP.Thuận An352-binh-duong-thanh-lap-hai-khu-dieu-tri-benh-nhan-covid-19-tai-tp-di-an-tp-thuan-aThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
549.00
121,000
0.00
121000
0
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 7 ngàyCán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 7 ngày

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo viếng Nghĩa trang Liệt sĩ, treo cờ, họp mặt kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.​

​Theo đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 02/02/2024.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh phối hợp cùng các ngành có liên quan tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh thật chu đáo, trang nghiêm và đảm bảo an toàn.

Tại các huyện, thị xã, thành phố khác, thời gian viếng Nghĩa trang Liệt sĩ do UBND huyện, thị xã, thành phố bố trí.

Sau Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2024) và đón mừng Xuân Giáp Thìn 2024 vào ngày 02/02/2024 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh.

Tại công sở, trụ sở các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các hộ nhân dân phải treo cờ Tổ quốc trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn trong 05 ngày, từ ngày 09/02/2024 (nhằm ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết ngày 13/02/2024 (tức mùng 4 Tết năm Giáp Thìn) và trong dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Căn cứ Công văn số 5014/TB-LĐTBXH ngày 22/11/2023 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024, đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 được nghỉ từ ngày 08/02/2024 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết ngày 14/02/2024 (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 02 ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các doanh nghiệp phải bố trí lực lượng trực gác, bảo vệ cơ quan, đơn vị và khu phố, ấp; chủ động xử lý mọi diễn biến bất thường xảy ra trước, trong và sau các ngày Tết Nguyên đán và báo cáo kịp thời tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị về UBND tỉnh theo đúng quy định.

Trước các ngày Tết Nguyên đán, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ, công chức, chiến sĩ, công nhân và nhân dân làm vệ sinh sạch, gọn ở khu vực cơ quan, đơn vị mình (kể cả trụ sở cũ chưa giao đơn vị khác quản lý), các đường giao thông, nơi công cộng và các khu phố, ấp.

Thông báo ​

1/26/2024 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nghỉ, Tết Nguyên đán, Giáp Thìn, 7, ngày, 08/02/2024, 14/02/2024320-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-nguoi-lao-dong-nghi-tet-nguyen-dan-giap-thin-7-ngaThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
582.00
121,000
0.00
121000
0
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin điện tửChức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin điện tử

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2024 và thay thế Quyết định số 163/QĐ-STTTT ngày 31/11/2018.

Theo đó, Trung tâm Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương.

Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước bảo đảm.

Trung tâm có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Binh Duong E-Goverment Information Center (Viết tắt: BEGIC).

Trung tâm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thông qua Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương và các kênh thông tin chính thức khác trên môi trường mạng; quản trị, vận hành hệ thống thông tin, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thông tin và chuyển đổi số của tỉnh.

Nhiệm vụ và quyền hạn: Tham mưu giúp Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ Trưởng Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh theo Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thường trực Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh theo Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương. Thực hiện nghiệp vụ hỗ trợ công tác truyền thông chính sách; quản trị, vận hành hệ thống thông tin, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thông tin và chuyển đổi số của tỉnh. Thực hiện công tác quản trị nội bộ; thực hiện công tác hỗ trợ thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế số - xã hội số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc được Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông giao.

Trung tâm có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.

Trung tâm có 03 phòng, gồm: Phòng Biên tập, phòng Kỹ thuật, phòng Hành chính - Tổng hợp. Các phòng trực thuộc Trung tâm có Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng.

Biên chế của Trung tâm thuộc biên chế sự nghiệp do UBND tỉnh quyết định giao hàng năm và quy định của pháp luật. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở vị trí việc làm, phạm vi hoạt động, khối lượng công việc và nhu cầu công việc thực tế, Trung tâm xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm, đề xuất Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Giám đốc Trung tâm thực hiện ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng và các hình thức hợp tác với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị.

Quyết định 

4/3/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức, Trung tâm, Thông tin, điện tử, Bình Dương709-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-va-co-cau-to-chuc-cua-trung-tam-thong-tin-dien-tThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
615.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương: Ứng dụng công nghệ để phát triển du lịch thông minhBình Dương: Ứng dụng công nghệ để phát triển du lịch thông minh

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh.​

​Theo đó, Kế hoạch xác định mục tiêu đến năm 2025, phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong phát triển đô thị thông minh, thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo; hoàn thiện nền tảng ứng dụng công nghệ hiện có phục vụ khách du lịch, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Tiếp tục hoàn thiện Cổng Thông tin du lịch, App Du lịch đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch và thông tin cần thiết khác. Tích hợp các ứng dụng tiện ích hỗ trợ khách du lịch, các chủ thể khác liên quan đến du lịch. Xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm được ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để nâng cao trải nghiệm và phù hợp với hành vi tiêu dùng của khách du lịch; phát triển hệ thống dữ liệu số, cơ sở dữ liệu ngành du lịch làm nền tảng cho xây dựng các ứng dụng du lịch thông minh. Kết nối, chia sẻ dữ liệu ngành du lịch từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đến khách du lịch.

Đến năm 2030, phát triển du lịch thông minh đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững, góp phần đưa du lịch Bình Dương trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với các điểm đến hấp dẫn tương xứng với phát triển đô thị, thành phố thông minh vùng đổi mới sáng tạo. Hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh, đồng bộ trên cơ sở tiếp cận những công nghệ tiên tiến; mở rộng phát triển du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh, đóng góp việc hình thành các chuỗi đô thị thông minh phạm vi toàn tỉnh.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông; các sở, ban, ngành có liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố phát triển, mở rộng hệ thống dữ liệu số trong lĩnh vực du lịch; số hóa, kết nối, tích hợp các dữ liệu về du lịch địa phương vào hệ thống thông tin, dữ liệu quản lý chung theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua phát triển 04 nhóm ứng dụng: Ứng dụng hỗ trợ khách du lịch; ứng dụng hỗ trợ quản lý Nhà nước về du lịch; ứng dụng hỗ trợ, quản lý điểm đến thông minh; ứng dụng hỗ trợ, quản lý doanh nghiệp thông minh…

Kế hoạch ​

7/14/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Ứng dụng, công nghệ, phát triển, du lịch, thông minh363-binh-duong-ung-dung-cong-nghe-de-phat-trien-du-lich-thong-minThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồngTăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030" trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu của Kế hoạch là tiếp tục tăng cường, tạo chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng góp phần xây dựng thế hệ thanh niên, thiếu niên, nhi đồng có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng cách mạng; có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, có kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, tay nghề cao. Khơi dậy trong thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tinh thần thi đua học tập, rèn luyện; ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp; đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Chương trình đề ra các chỉ tiêu cụ thể: Hằng năm, phấn đấu 100% thanh niên trong lực lượng vũ trang, thanh niên công chức, viên chức, thanh niên học sinh, sinh viên (HSSV) và ít nhất 75% tổng số thanh niên Việt Nam còn lại ở trong tỉnh và đang làm việc, học tập ở nước ngoài được tham gia vào các hoạt động do cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, phổ biến, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phấn đấu 100% thanh niên là HSSV được tham gia các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, được phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng sống và kỹ năng mềm; phấn đấu 100% thanh niên HSSV và ít nhất 80% thiếu niên, nhi đồng tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động lao động tập thể trong và ngoài nhà trường; giới thiệu trên 5.400 đoàn viên ưu tú cho Đảng, trong đó đến năm 2025 ít nhất 1.330 và đến năm 2030 ít nhất 2.600 đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng.

100% thanh niên HSSV trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được giáo dục hướng nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; 100% sinh viên các trường đại học, cao đẳng được trang bị kiến thức về hội nhập quốc tế và chuyển đổi số. Hằng năm, 30% ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên HSSV được kết nối với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp…

Kế hoạch ​

5/10/2022 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết​Tăng cường, giáo dục, lý tưởng, cách mạng, đạo đức, lối sống, khơi dậy, khát vọng, cống hiến, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng 799-tang-cuong-giao-duc-ly-tuong-cach-mang-dao-duc-loi-song-va-khoi-day-khat-vong-cho-thanh-nien-thieu-nien-nhi-donThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
534.00
121,000
0.00
121000
0
Mức chi công tác phí, chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Bình DươngMức chi công tác phí, chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành văn bản về việc triển khai triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về mức chi công tác phí, chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

1. Phụ cấp lưu trú (trừ trường hợp được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo)

a. Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày)

- Từ 11km đến dưới 20km, mức chi không quá 70.000 đồng/ngày;

- Từ 20 km trở lên, mức chi không quá 120.000 đồng/ngày.

b. Trường hợp đi công tác (ở lại nơi công tác)

- Từ 1lkm đến dưới 20km, mức chi không quá 120.000 đồng/ngày;

- Từ 20 km trở lên, mức chi không quá 170.000 đồng/ngày.

c. Trường hợp đi công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh, mức chi tối đa không quá 200.000 đồng/ngày.

2. Các mức chi công tác phí, chi hội nghị khác: Thực hiện bằng với mức quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

Ngoài ra, đối với các cơ quan, đơn vị chưa được giao quyền tự chủ tài chính; các cơ quan, đơn vị sử dụng từ nguồn kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ và nguồn kinh phí không thường xuyên, khi thực hiện thanh toán công tác phí gồm: Chi phí đi lại (kể cả vé máy bay); phụ cấp lưu trú; tiền thuê phòng nghỉ; đi công tác theo đoàn phối hợp liên ngành, liên cơ quan thì phải được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

Về tiêu chuẩn mua vé máy bay đi công tác trong nước:

1. Đối với hạng ghế thương gia (có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên)

2. Đối với hạng ghế thường (có hệ số phụ cấp chức vụ dưới 1,3): Cán bộ lãnh đạo cấp Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh (ngoài điểm 2.1), Giám đốc, Phó Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh và tương đương trở lên; cán bộ lãnh đạo cấp Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy; lãnh đạo HĐND và UBND huyện, thị xã, thành phố và tương đương trở lên.

Ngoài các đối tượng nêu trên và các cán bộ, công chức được cử đi công tác bằng phương tiện máy bay từ nguồn kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ và kinh phí nhiệm vụ không thường xuyên thì phải có ý kiến chấp thuận của UBND tỉnh. Riêng trường hợp phát sinh ở huyện, thị xã, thành phố do UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định.

Trường hợp không được duyệt, nếu đi công tác bằng phương tiện máy bay thì chỉ được thanh toán tiền tàu xe tương đương với giá cước vận tải ô tô hành khách công cộng thông thường hoặc theo giá cước vận tải đường sắt (vé nằm).

Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND​​ 

Văn bản​



8/30/2018 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtcông tác phí227-muc-chi-cong-tac-phi-chi-hoi-nghi-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
566.00
121,000
0.00
121000
68,486,000
Thông qua Đồ án Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore IIIThông qua Đồ án Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore III

TTĐT - ​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về Đồ án Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore III (VSIP III) tại phường Hội Nghĩa, TX. Tân Uyên  và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Nghị quyết đã được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ năm (chuyên đề) thông qua ngày 09/6/2022 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, thống nhất thông qua Đồ án Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 VSIP III, vị trí lập quy hoạch tại phường Hội Nghĩa, TX.Tân Uyên và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên. Ranh giới tiếp giáp xung quanh: Phía Bắc giáp tuyến đường ĐT.746 và đất dân cư hiện hữu thuộc phường Hội Nghĩa, TX. Tân Uyên và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên; phía Nam giáp đường Vành đai 4 theo quy hoạch Vùng  TP. Hồ Chí Minh; phía Đông giáp đất dân cư xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên; phía Tây giáp đất cao su thuộc Công ty Cổ phần cao su Phước Hoà.

Quy mô lập quy hoạch: 1.000 ha. Quy mô lao động: 43.000 người – 45.000 người.

Tính chất VSIP III là khu công nghiệp sản xuất công nghiệp tập trung đa ngành nghề, trong đó, ưu tiên khai thác các loại hình công nghiệp công nghệ cao; được đầu tư xây dựng hiện đại với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các khu chức năng đồng bộ.

UBND tỉnh trước khi phê duyệt Đồ án Quy hoạch cần căn cứ quy định pháp luật hiện hành và ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân có liên quan hoàn chỉnh Đồ án Quy hoạch, đảm bảo nội dung phù hợp với quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng; các chỉ tiêu quy hoạch phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan; dự toán kinh phí lập quy hoạch theo định mức, quy định hiện hành và được cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt theo quy định; đồng thời, tổ chức lập quy hoạch theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng.

Nghị quyết 08/NQ-HĐND

6/13/2022 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThông qua, Đồ án, Quy hoạch, xây dựng, tỷ lệ, 1/5.000, Khu công nghiệp, Việt Nam – Singapore III95-thong-qua-do-an-quy-hoach-chung-xay-dung-ty-le-1-5-000-khu-cong-nghiep-viet-nam-singapore-iiThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
383.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường sự lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách BHXH, BHYTTăng cường sự lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

​Theo đó, BHXH tỉnh phối hợp các đơn vị liên quan căn cứ chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại công văn số 2645-CV/TU​ ngày 25/10/2019 và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy tại Chương trình số 93-CTr/TU ngày 23/11/2018, Kế hoạch số 2239/KH-UBND ngày 16/5/2019, Kế hoạch số 5195/KH-UBND ngày 11/10/2019 của UBND tỉnh... liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua để tổ chức triển khai thực hiện các chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới nhằm đạt được các yêu cầu của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại văn bản nêu trên; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh đúng quy định.​

Văn bản ​

11/18/2019 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtchính sách, BHXH, BHYT889-tang-cuong-su-lanh-dao-doi-voi-viec-thuc-hien-chinh-sach-bhxh-bhyThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
166.00
121,000
0.00
121000
0
Thống nhất kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025Thống nhất kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

TTĐT - ​UBND tỉnh thống nhất kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025.

​Theo đó, thống nhất phê duyệt các nội dung liên quan đến kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025 theo như đề nghị tại Tờ trình số 224/TTr-SGDĐT ngày 22/01/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định hiện hành; hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố, các trường THPT xây dựng kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025 đảm bảo đúng quy chế và thời gian quy định. 

Kết thúc đợt tuyển sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo khẩn trương tổng hợp, báo cáo kết quả về UBND tỉnh.

Văn bản ​​

2/1/2024 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThống nhất, kế hoạch, phương thức, tuyển sinh, lớp 10, năm học, 2024-2025761-thong-nhat-ke-hoach-va-phuong-thuc-tuyen-sinh-lop-10-nam-hoc-2024-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
183.00
121,000
0.00
121000
0
Công bố dịch bệnh do vi rút Zika đối với xã, phường thứ hai trên địa bàn tỉnh Bình DươngCông bố dịch bệnh do vi rút Zika đối với xã, phường thứ hai trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - Ngày 02/11/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3009/QĐ-UBND về việc công bố dịch bệnh do vi rút Zika quy mô xã, phường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


Theo đó, Phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An là xã, phường thứ hai của tỉnh Bình Dương được công bố bệnh dịch do vi rút Zika. 

Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch do vi rút Zika theo đúng quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; tăng cường quản lý, giám sát và theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến dịch bệnh do vi rút Zika trên địa bàn tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng tại các khu dân cư, các khu nhà trọ và hộ gia đình, không để phát sinh ổ dịch mới.

Sở Y tế có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế về các biện pháp và kết quả phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika trên địa bàn tỉnh.

11/2/2016 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCông bố, dịch bệnh do vi rút Zika, quy mô xã phường, trên địa bàn tỉnh Bình Dương313-cong-bo-dich-benh-do-vi-rut-zika-doi-voi-xa-phuong-thu-hai-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.25
121000
30,250
Tăng cường giám sát, phòng, chống và điều trị bệnh đậu mùa khỉTăng cường giám sát, phòng, chống và điều trị bệnh đậu mùa khỉ

TTĐT - ​​​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường truyền thông, giám sát, phát hiện sớm, phòng, chống dịch, thu dung, điều trị bệnh đậu mùa khỉ.

Theo đó, Sở Y tế phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan căn cứ các văn bản, hướng dẫn của Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng và điều kiện tình hình dịch bệnh của địa phương lân cận để chỉ đạo đơn vị trực thuộc, các cơ sở khám, chữa bệnh khẩn trương thực hiện phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, an toàn, tránh lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, bị động đối với dịch bệnh.

Đồng thời, tập trung đẩy mạnh giám sát dịch bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời; tổ chức tập huấn cho cán Bộ Y tế các tuyến về giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ; chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người; phòng ngừa lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đậu mùa khỉ; đảm bảo việc thu dung, phân luồng, điều trị người bệnh và phòng, chống lây nhiễm tại các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở xét nghiệm; rà soát, cập nhật các kế hoạch, kịch bản đáp ứng theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra;  dự báo nhu cầu và đảm bảo khả năng cung ứng đủ thuốc, trang thiết bị, nhân lực phục vụ cho công tác điều trị và công tác phòng, chống dịch.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho người dân nhận biết, thực hiện các biện pháp dự phòng dịch bệnh tại cộng đồng về dịch bệnh đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế; phối hợp với các địa phương chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ để người dân tích cực, chủ động thực hiện, khi có dấu hiệu mắc bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp Sở Y tế tăng cường giám sát y tế, đảm bảo, giữ vững an ninh trật tự trong trường hợp dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh…

Văn bản ​

10/13/2023 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTăng cường, giám sát, điều trị, bệnh, đậu mùa khỉ868-tang-cuong-giam-sat-phong-chong-va-dieu-tri-benh-dau-mua-khThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Thu thập dữ liệu tài nguyên và môi trường năm 2023Thu thập dữ liệu tài nguyên và môi trường năm 2023

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thu thập dữ liệu tài nguyên và môi trường năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Kế hoạch áp dụng cho các đối tượng là cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện các đề tài, dự án có sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước có trách nhiệm giao nộp dữ liệu cho các cơ quan chuyên môn thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

Sau khi thu thập sẽ tiến hành hoàn thiện về nghiệp vụ của hoạt động lưu trữ. Số hóa hồ sơ, tài liệu nhằm từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương để tích hợp vào cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường Quốc gia, tiến tới hình thành kho lưu trữ tài liệu điện tử của ngành. Đồng thời, công bố Danh mục dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, trang thông tin điện tử nhằm phục vụ cho cộng đồng và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

Các hình thức cung cấp: Gửi trực tiếp qua mạng thông tin điện tử (đối với dữ liệu số); gửi dữ liệu bằng văn bản (qua đường văn bản hành chính, qua đường bưu điện); giao nộp dữ liệu trực tiếp.

Thời gian giao nộp: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày công trình được quyết toán đối với hồ sơ, tài liệu xây dựng cơ bản; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan, tổ chức lưu trữ có trách nhiệm tiếp nhận và lập biên bản bàn giao đối với hồ sơ, tài liệu thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ; sau 15 ngày kể từ ngày được phê duyệt đối với báo cáo địa chất; trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày công việc kết thúc đối với các loại hồ sơ, tài liệu còn khác.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu giữ lại hồ sơ, tài liệu đã đến hạn giao nộp thì phải được người đứng đầu cơ quan đồng ý và phải lập danh mục hồ sơ, tài liệu giữ lại gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với cấp tỉnh) và Phòng Tài nguyên và Môi trường (đối với cấp huyện). Thời gian giữ lại hồ sơ, tài liệu không quá 02 năm, kể từ ngày đến hạn giao nộp.

Kế hoạch ​​​

3/8/2023 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThu thập, dữ liệu, tài nguyên, môi trường, năm 2023701-thu-thap-du-lieu-tai-nguyen-va-moi-truong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
470.00
121,000
0.00
121000
0
Thực hiện Đề án "Xã hội hóa Camera an ninh" trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020-2025Thực hiện Đề án "Xã hội hóa Camera an ninh" trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020-2025

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Đề án "Xã hội hóa Camera an ninh" trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020-2025 (gọi tắt là Đề án).

Theo đó, để thực hiện đồng bộ và có hiệu quả trong việc tuyên tuyền vận động nhân dân chung tay, góp sức, ủng hộ và cùng với lực lượng Công an thực hiện Đề án; các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Công văn số 5480/UBND-VX ngày 28/10/2019 của UBND tỉnh Bình Dương về việc xây dựng, củng cố các mô hình, tổ chức quần chúng tham gia giữ gìn an ninh, trật tự; chỉ đạo các ngành, đoàn thể ở cơ sở phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an trong công tác tuyên tuyền vận động nhân dân chung tay, góp sức, ủng hộ việc thực hiện Đề án.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm các nội dung , đồng thời báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 31/12 hàng năm.

Văn bản ​​​​

6/26/2020 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtXã hội hóa, Camera an ninh809-thuc-hien-de-an-xa-hoi-hoa-camera-an-ninh-tren-dia-ban-tinh-binh-duong-giai-doan-2020-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
207.00
121,000
0.00
121000
0
/PublishingImages/2020-07/Tin 6 -Cmera an ninh.mp3
Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2035Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2035

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hànhQuyết định số 3613/QĐ-UBNDvề việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Theo đó, mục tiêu Quy hoạch nhằm phân bổ, đáp ứng đủ nhu cầu cho các đối tượng sử dụng nước; bảo vệ, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt các tầng chứa nước, các nguồn nước mặt; phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông và xâm nhập mặn tầng chứa nước nhằm đảm bảo nguồn nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Đối tượng chính của Quy hoạch là các nguồn nước mặt và nước dưới đất được phân chia thành 6 tiểu lưu vực, gồm: Tiểu lưu vực sông Mã Đà - sông Bé; tiểu lưu vực thượng lưu sông Sài Gòn; tiểu lưu vực hạ lưu sông Sài Gòn; tiểu lưu vực thượng lưu sông Thị Tính, tiểu lưu vực hạ lưu sông Thị Tính và tiểu lưu vực sông Đồng Nai.

Quy hoạch cũng xây dựng các giải pháp về cơ chế, chính sách, tăng cường công tác quản lý, ứng dụng khoa học, công nghệ, giải pháp nguồn lực tài chính và hợp tác quốc tế… để thực hiện 3 nhiệm vụ chính là: Phân bổ nguồn nước; bảo vệ nguồn nước và phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, điều phối thực hiện quy hoạch, tổ chức công bố, công khai nội dung Quy hoạch. Đồng thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao; hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ, dự án ưu tiên đầu tư theo chức năng nhiệm vụ. Định kỳ hàng năm, 5 năm tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện Quy hoạch; tham mưu điều chỉnh mục tiêu, nội dung Quy hoạch trong trường hợp cần thiết.

1/5/2017 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtQuy hoạch, tài nguyên nước, tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2035421-quy-hoach-tai-nguyen-nuoc-tinh-binh-duong-giai-doan-2016-2025-tam-nhin-den-nam-203Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.50
121000
60,500
Bình Dương triển khai Chiến dịch 60 ngày thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dânBình Dương triển khai Chiến dịch 60 ngày thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân

​TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến dịch "60 ngày" thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT) cho công dân đủ điều kiện gắn với việc triển khai Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2023 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chiến dịch sẽ diễn ra từ ngày 25/7 đến 25/9/2023, triển khai đến các đối tượng là công dân hiện đang sinh sống, làm việc, lao động trên địa bàn tỉnh đã được cấp thẻ Căn cước công dân (CCCD) chưa thực hiện cài đặt ứng dụng VNeID, chưa có tài khoản ĐDĐT hoặc chưa kích hoạt, sử dụng tài khoản ĐDĐT mức độ 2.

Chiến dịch huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cấp xã, nòng cốt là lực lượng Công an, Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ), Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp xã và đoàn thể các cấp.

Chiến dịch được chia thành 02 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ ngày 25/7/2023 đến 25/8/2023), phấn đấu đạt 500.000 tài khoản ĐDĐT mức độ 2 được kích hoạt thành công. Trong đó, đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và chiến sỹ lực lượng vũ trang (gọi chung là CBCC) thuộc các sở, ban, ngành và đoàn thể từ tỉnh đến cấp xã trên địa bàn tỉnh, có tài khoản ĐDĐT mức độ 2 và đã cài đặt, đăng nhập tài khoản ĐDĐT trên ứng dụng VNeID.

Giai đoạn 2 (từ ngày 26/8/2023 đến ngày 25/9/2023), phấn đấu đạt 200.000 tài khoản ĐDĐT mức độ 2 được kích hoạt thành công.

Hàng ngày, Công an cấp xã có trách nhiệm thống kê các hồ sơ đã được phê duyệt chưa kích hoạt theo từng địa bàn ấp, khu phố chuyển cho các Tổ CNSCĐ và Tổ công tác triển khai Đề án 06 ấp, khu phố và các Tổ tình nguyện viên để tiến hành "đi đến từng nhà, hướng dẫn, hỗ trợ, vận động từng trường hợp cụ thể" thực hiện kích hoạt tài khoản ĐDĐT.

Đối với các trường hợp công dân không sử dụng điện thoại thông minh thì hướng dẫn, hỗ trợ kích hoạt tài khoản ĐDĐT trực tiếp thông qua website https://vneid.gov.vn.

Đối với các trường hợp công dân vắng mặt tại nơi cư trú, không thể hướng dẫn, hỗ trợ kích hoạt tài khoản ĐDĐT, các Tổ CNSCĐ, Tổ công tác triển khai Đề án 06 và các Tổ tình nguyện viên ghi chú, lập danh sách gửi trả về Công an cấp xã để nắm, thực hiện theo quy trình nghiệp vụ.

Kế hoạch 

7/20/2023 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, triển khai, Chiến dịch, 60 ngày, thu nhận, kích hoạt, tài khoản, định danh điện tử, công dân814-binh-duong-trien-khai-chien-dich-60-ngay-thu-nhan-kich-hoat-tai-khoan-dinh-danh-dien-tu-cho-cong-daThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2009Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2009
TTĐT-Chín tháng đầu năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) ước đạt 505.972 tỷ đồng tăng 6,5% so với cùng kỳ (thấp hơn nhiều so với mức kế hoạch đề ra của cả năm là 16,5%), tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 41,73 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
I-Công nghiệp
 
1. Tình hình chung:
Tháng 9 năm 2009 GTSXCN ước đạt 62.559 tỷ đồng tăng 2,9% so với tháng 8/2009 và tăng 12,5% so cùng kỳ, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 8,5%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 13,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,9% so với cùng kỳ (trong đó dầu khí tăng 15%, các ngành khác tăng 13,8%). 
 
 
Tính chung chín tháng đầu năm 2009 GTSXCN ước đạt 505.972 tỷ đồng tăng 6,5% so với cùng kỳ (thấp hơn nhiều so với mức kế hoạch đề ra của cả năm là 16,5%), trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 3,1%, chiếm trọng 24% toàn ngành; khu vực ngoài quốc doanh tăng 8,4% chiếm tỷ trọng 35,3% toàn ngành; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7% (trong đó dầu khí tăng 13,1%, các ngành khác tăng 6,1%) chiếm tỷ trọng 40,7% toàn ngành. Tính theo cấp quản lý: công nghiệp trung ương tăng 4,8%, công nghiệp địa phương tăng 6,9%. Phân theo ngành kinh tế cấp I: công nghiệp khai thác tăng 9,8%, công nghiệp chế biến tăng 6,1%, công nghiệp điện, nước, ga tăng 10,3%.
 
Về giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá thực tế 9 tháng đầu năm ước đạt 257.461 tỷ đồng tăng 18,5% so cùng kỳ, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 12,1%, khu vực ngoài nhà nước tăng 21%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 11,7%.
Chín tháng đầu năm 2009 các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong GTSXCN có tăng trưởng gồm: than sạch tăng 4,2%, dầu thô khai thác tăng 17,6%, khí đốt thiên nhiên tăng 2,1%, dầu thực vật tinh luyện tăng 0,2%, thuốc lá điếu tăng 13,5%, vải dệt từ sợi tổng hợp tăng 2%, giày dép ủng bằng giả da cho người lớn tăng 16,8%, xà phòng giặt tăng 21,3%, lốp ô tô, máy kéo tăng 1,7%, xi măng tăng 18,3%, gạch xây bằng đất nung tăng 3,7%, thép tròn các loại tăng 18,8%, điều hoà nhiệt độ tăng 48,2%, máy giặt tăng 0,8%, tủ lạnh, tủ đá tăng 30,9%, xe máy tăng 6,2%, điện sản xuất tăng 11,3%, nước máy thương phẩm tăng 9,7% so cùng kỳ năm trước.
Các sản phẩm không tăng hoặc giảm so với cùng kỳ có khí hóa lỏng (LPG) đạt 98,2%, thuỷ hải sản chế biến đạt 94,4%, sữa bột đạt 83,2%, đường kính đạt 78,8%, bia đạt 99,3%, vải dệt từ sợi bông đạt 83,7%, quần áo mặc thường cho người lớn đạt 82,9%, giày thể thao đạt 96,6%, giấy, bìa các loại đạt 86,2%, phân hóa học đạt 94,3%, sơn hoá học đạt 99,6%, kính thuỷ tinh đạt 92,9%, gạch lát ceramic đạt 93,3%, bình đun nước nóng đạt 83,4%, tivi đạt 94,6%, ô tô đạt 93,3% trong đó xe tải đạt 96,9%, xe chở khách đạt 90,3% so cùng kỳ.
Theo vùng lãnh thổ chín tháng đầu năm 2009 nhiều tỉnh, thành phố chiếm tỷ trọng lớn trong GTSXCN có tăng trưởng khá gồm: Tp. Hà Nội tăng 7,7%; Hải Phòng tăng 6,5%; Hải Dương tăng 1,7%; Quảng Ninh tăng 13,3%; Thanh Hóa tăng 11,3%; Đà Nẵng tăng 4,3%; Khánh Hoà tăng 8,4%; Tp. Hồ Chí Minh tăng 6,4%; Bình Dương tăng 7,9%; Đồng Nai tăng 8,1%; Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 10,9%; Cần Thơ tăng 9,3%. Một số tỉnh, thành phố giảm so cùng kỳ gồm: Vĩnh Phúc đạt 93,8%; Phú Thọ đạt 99,2% so cùng kỳ.
 
Một số nhận xét về tình hình sản xuất kinh doanh công nghiệp:
Chín tháng đầu năm ngành công nghiệp tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng đi lên với mức tăng GTSXCN đạt 6,5% (ba tháng tăng 2,1%, bốn tháng tăng 3,3%, năm tháng tăng 4%, sáu tháng tăng 4,8%, bảy tháng tăng 5,1%, tám tháng tăng 5,6%) thể hiện việc phục hồi của ngành công nghiệp trước tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Về loại hình kinh tế: khu vực kinh tế nhà nước có mức tăng thấp; trong khi khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức tăng khá so với toàn ngành; phân ngành kinh tế cấp 1, ngành khai khoáng và sản xuất, phân phối điện, nước, gas có tốc độ tăng trưởng khá, trong khi công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn chỉ tăng trưởng ở mức thấp (tuy nhiên mức tăng đã khá so với các tháng trước) do nhu cầu giảm.
Về các sản phẩm công nghiệp đáng lưu ý là dầu thô đạt mức tăng cao, các sản phẩm xi măng, thép xây dựng tăng khá để đáp ứng nhu cầu của các công trình xây dựng theo chủ trương kích cầu của Chính phủ. Một số sản phẩm khác như điện sản xuất, giày dép, xà phòng, hàng tiêu dùng (điều hòa, tủ lạnh, tủ đá) cũng đạt mức tăng trưởng thể hiện xu hướng phục hồi của sản xuất và tiêu dùng khu vực dân cư. Phân tích về các chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp cũng cho thấy xu hướng tương tự.
Phân tích chỉ số tồn kho các ngành công nghiệp chế biến cho thấy một số ngành có mức tồn kho cao so với ngày 01/8/2009 như: ngành xay xát, sản xuất bột thô tăng 71,4%, sản xuất phân bón và hợp chất nitơ tăng 14,8%, sản xuất gốm sứ không chịu lửa tăng 28,6%, sản xuất xi măng, vôi, vữa tăng 18,7%, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 8,5%, còn lại hầu hết các mặt hàng công nghiệp chế biến khác có mức tăng tồn kho không cao, hoặc giảm so với tháng trước cho thấy dấu hiệu nhu cầu tiêu thụ đã tăng cao vào thời điểm hiện nay.
Về giá cả các mặt hàng công nghiệp: hiện nay giá dầu thô tiếp tục dao động ở mức 60-70 USD/thùng cao so với các tháng đầu năm tạo điều kiện tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng thu ngân sách, tuy nhiên việc giá dầu tăng cao cũng tạo áp lực tăng giá xăng dầu trên thế giới và trong nước (trong tháng 9/2009 xăng A92 tiếp tục điều chỉnh lên 15.700 đ/lít) ảnh hưởng đến việc tăng chi phí vận tải và giá thành các mặt hàng sản xuất trong nước (theo phân tích về cơ cấu giá xăng, dầu trong nước thì các khoản thuế và phí xăng dầu chiếm đến 40% trong giá bán xăng dầu, vì vậy các doanh nghiệp kiến nghị Bộ Tài chính xem xét lại các mức thuế và phí phù hợp hơn để có thể giảm giá xăng dầu trong nước), giá sắt thép và xi măng vẫn giữ ở mức ổn định.
 
2. Tình hình cụ thể một số ngành công nghiệp chủ yếu:
- Tháng 9/2009 sản lượng dầu thô khai thác ước đạt 1,39 triệu tấn tăng 4,3% so với tháng 8/2009 và tăng 21,3% so với cùng kỳ (nguyên nhân tăng trưởng cao do một số mỏ mới đi vào khai thác trong năm 2009 như mỏ 09.2, mỏ 46.2), lũy kế chín tháng đầu năm dầu thô khai thác ước đạt 12,8 triệu tấn tăng 17,6% so với cùng kỳ.
- Than đá sản xuất chín tháng đầu năm ước đạt 31,9 triệu tấn tăng 4,2% so với cùng kỳ.
- Điện sản xuất chín tháng đầu năm đạt 59,2 tỷ kwh tăng 11,3% so với cùng kỳ, đây là mức tăng thấp so với các năm trước (thường ở mức 12-15%) chủ yếu do nhu cầu không tăng nhiều vì ảnh hưởng của việc cắt giảm sản xuất của các doanh nghiệp sử dụng nhiều điện như: luyện thép, hóa chất, dệt may, cơ khí.
- Phân hóa học chín tháng đầu năm sản xuất ước đạt 1,77 triệu tấn giảm 6% so cùng kỳ.  
- Thép tròn các loại chín tháng đầu năm sản xuất đạt 3,4 triệu tấn tăng 18,8% so cùng kỳ.
- Xi măng sản xuất trong nước tăng khá, chín tháng đầu năm ước đạt 35,8 triệu tấn tăng 18,3% so cùng kỳ.
3. Về ước thực hiện cả năm 2009:
Trên cơ sở thực hiện sản xuất, kinh doanh 9 tháng đầu năm ngành công nghiệp, dự kiến kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi trong các tháng cuối năm và chính sách kích cầu của Chính phủ tiếp tục tạo đà tăng trưởng, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm những tháng cuối năm 2009, dự kiến giá trị sản xuất ngành công nghiệp cả năm có thể đạt 693.795 tỷ đồng tăng 7,2% so với năm 2008 (cao hơn 0,7% so với số dự kiến vào tháng 6/2009), trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 3,8%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 9,6%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7,3%.
Tính theo ngành kinh tế cấp I: giá trị sản xuất công nghiệp khai thác dự kiến tăng 8,8%, công nghiệp chế biến tăng 6,9%, công nghiệp điện, ga, nước tăng 10,8%.
Về giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá thực tế ước cả năm 2009 đạt 417.550 tỷ đồng tăng 20,5% so với năm 2008, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 16%, khu vực ngoài nhà nước tăng 22,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,5%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu so với thực hiện năm 2008 như: than sạch đạt 41,2 triệu tấn tăng 3,6%, dầu thô đạt 16 triệu tấn tăng 7,4% (theo ước tính của Vụ KTCN trường hợp duy trì mức khai thác như hiện nay lượng dầu thô khai thác cả năm có thể đạt 16,8-17 triệu tấn tăng 12,7-14% so với năm 2008), khí thiên nhiên dạng khí đạt 8,05 tỷ m3 tăng 1,3%, phân hóa học đạt 2,5 triệu tấn giảm 1%, xi măng đạt 47,8 triệu tấn tăng 19,4%, thép tròn các loại đạt 4,6 triệu tấn tăng 19%, điện sản xuất đạt 79,3 tỷ kwh tăng 10%.
 
 
II- Tình hình xuất nhập khẩu tháng 9 năm 2009
1. Xuất khẩu:
Ước thực hiện xuất khẩu tháng 9 năm 2009 đạt 4,68 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng trước; trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 2,05 tỷ USD. 9 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 41,73 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 16,66 tỷ USD, giảm 6,3%.
 
Xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu so với cùng kỳ năm trước: dầu thô ước đạt 10,9 triệu tấn, tăng 8,6% về lượng nhưng giảm 45,6% về kim ngạch; dệt may 6,7 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ; giày dép 2,96 tỷ USD, giảm 13,7%; gỗ và sản phẩm gỗ 1768 triệu USD, giảm 14,1%; linh kiện điện tử 1,65 tỷ USD xấp xỉ cùng kỳ 2008; thuỷ sản 3,0 tỷ USD, giảm 9,5%; gạo 4,98 triệu tấn, tăng khoảng 34% về lượng nhưng giảm 7,7% về kim ngạch; dây điện và cáp điện 564 triệu USD, giảm 26,5%; cao su 490 nghìn tấn, tăng 7% về lượng nhưng giảm 41% về giá trị...
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế-tài chính thế giới, giá bình quân đa số các mặt hàng đều giảm so với 9 tháng đầu năm 2008. Cụ thể: dầu thô giảm 52% (tương đương 456 USD/tấn), than đá giảm 20%, gạo giảm 31%, cà phê giảm 29,7%, cao su giảm 45,7%...
Về thị trường xuất khẩu, xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu đều giảm. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tiếp tục là Hoa Kỳ với tỷ trọng gần 19,4% tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm 8% so với cùng kỳ năm 2008; thị trường EU chiếm tỷ trọng 16,6% và giảm 13%; thị trường ASEAN chiếm tỷ trọng 16,5% và giảm gần 15%; thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 10,2% và giảm gần 35%; thị trường Trung Quốc 7,3% và giảm 9,7%.
 
2. Nhập khẩu:                                                                                                            
Kim ngạch nhập khẩu tháng 9 năm 2009 ước đạt 6,2 tỷ USD, tăng 6% so với tháng trước. Nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 2,25 tỷ USD.
9 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 48,27 tỷ USD, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ước đạt 17,7 tỷ USD, giảm 19%.
Tình hình nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu 9 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm ngoái: xăng dầu 9,7 triệu tấn (giảm 4,4% về lượng và giảm 52,5% về kim ngạch), phân bón 3,25 triệu tấn (tăng 213% về lượng và giảm 22,5% về kim ngạch), sắt thép 7,3 triệu tấn (tăng 1,1% về lượng và giảm 35,4% về kim ngạch), ...
Hết tháng 9/2009, kim ngạch nhập khẩu từ Châu Á giảm 33% so với cùng kỳ năm 2008, ước đạt 38,6 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu từ Châu Âu giảm 41,9% đạt 5,6 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu từ Châu Mỹ giảm 16,9%, ước đạt 4 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam vẫn nhập khẩu chủ yếu từ Châu á với tỷ trọng gần 80%.
Nhập siêu tháng 9, khoảng 1,52 tỷ USD. Như vậy, trong 9 tháng đầu năm, tổng nhập siêu lên tới 6,54 tỷ USD, chiếm 15,67% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Có thể thấy trong 9 tháng đầu năm 2009, tình hình xuất nhập khẩu tiếp tục chịu một số khó khăn sau:
- Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu có kim ngạch lớn giảm so với cùng kỳ, do khó khăn về thị trường xuất khẩu: thủy sản giảm 9,5%, giày dép giảm 14,7%...
- Gía xuất khẩu bình quân cũng giảm mạnh: dầu thô giảm 52%, than đá giảm 20%, gạo giảm 31%, cà phê giảm 29,7%, cao su giảm 45,7%...
- Đối với nhập khẩu, do sản xuất trong nước gặp khó khăn nên lượng nhập khẩu một số mặt hàng giảm: máy móc thiết bị giảm 16,4%, nguyên liệu dệt may giảm 17,2%, xăng dầu các loại giảm 4,4% ...
Mặc dù theo một số dự báo, tình hình kinh tế kể từ cuối năm 2009 sẽ sáng sủa hơn, và xuất khẩu có thể đạt mức năm 2008. Tuy nhiên qua thực tế hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2009 cho thấy xuất khẩu sẽ rất khó khăn nhất là tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.
Căn cứ tình hình thực tế, dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt khoảng 56,5 - 57 tỷ USD, giảm 9 - 9,8 % so với năm 2008 và hầu như không có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 3% như Quốc hội đề ra . Tổng kim ngạch nhập khẩu dự kiến đạt 67,5 - 68 tỷ USD, giảm 16,3% so với năm 2008.
Nhập siêu ở mức 11 tỷ USD, chiếm 19,5% kim ngạch xuất khẩu.
 
3. Kiến nghị một số giải pháp:
Trong 3 tháng cuối năm, để đạt kim ngạch xuất khẩu 56,5-57 tỷ USD vẫn cần quyết liệt thực hiện một số giải pháp sau:
- Tiếp tục tạo các thủ tục thuận lợi cho doanh nghiệp được vay vốn từ chính sách hỗ trợ lãi suất 4%/năm để phát triển sản xuất, xuất khẩu đặc biệt đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực gồm thủy sản, gạo, cà phê, dệt may, da giày, sản phẩm gỗ...
- Tiếp tục điều chỉnh lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường. Đây là biện pháp hữu hiệu để kích cầu và thúc đẩy sản xuất.
- Xem xét dãn thời gian nộp thuế nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu, đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa.
- Xác định việc xúc tiến xuất khẩu hàng hoá là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2009, thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực ít bị tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế. 
- Điều hành linh hoạt hoạt động buôn bán biên mậu theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, cân đối nguồn nguyên liệu nhập khẩu./.
 
 
Tổng hợp từ nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 
10/1/2009 7:46 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết801-Tinh-hinh-thuc-hien-ke-hoach-phat-trien-cac-nganh-cong-nghiep-thuong-mai-dich-vu-thang-9-va-9-thang-dau-nam-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Thống nhất nội dung và quy trình kiểm tra phương tiện vận chuyển hàng hóa tại các chốt kiểm soát dịchThống nhất nội dung và quy trình kiểm tra phương tiện vận chuyển hàng hóa tại các chốt kiểm soát dịch

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giao thông vận tải phối hợp cùng các cơ quan liên quan triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải về việc đảm bảo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa theo Công văn số 8849/BGTVT-VT ngày 25/8/2021.

​Theo đó, rà soát các văn bản địa phương đã ban hành; thống nhất nội dung kiểm tra và quy trình kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch.

Việc kiểm soát phương tiện vận chuyển hàng hóa tại chốt kiểm soát dịch thực hiện theo "Hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải bằng xe ô tô trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19" ban hành kèm theo Quyết định số 1570/QĐ-BGTVT ngày 24/8/2021 của Bộ GTVT.

Cụ thể, đối với phương tiện có Giấy nhận diện, lực lượng kiểm soát sử dụng điện thoại thông minh hoặc thiết bị chuyên dụng quét mã QR trên Giấy nhận diện để kiểm tra nhanh các thông tin về phương tiện, người trên phương tiện, hiệu lực của Giấy xét nghiệm, trường hợp sau khi quét mã QR thể hiện đầy đủ thông tin theo yêu cầu thì cho phương tiện lưu thông ngay qua chốt kiểm soát dịch. Trường hợp sau khi quét mã QR phát hiện có thông tin không đầy đủ, chính xác, nếu người trên phương tiện xuất trình bản chính Giấy xét nghiệm còn hiệu lực, Giấy phép lái xe, Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân còn hiệu lực, khai báo y tế đầy đủ thì cho phương tiện lưu thông ngay qua chốt kiểm soát dịch và yêu cầu người trên phương tiện cập nhật lại các thông tin trên phần mềm tại địa chỉ www.luongxanh.drvn.gov.vn hoặc ứng dụng Luồng xanh. Trường hợp sau khi quét mã QR phát hiện có thông tin không đầy đủ, chính xác, nếu người trên phương tiện không xuất trình được bản chính Giấy xét nghiệm còn hiệu lực hoặc chưa khai báo y tế thì hướng dẫn xe di chuyển vào khu vực kiểm tra phương tiện tại chốt kiểm soát dịch để kiểm tra và xử lý theo quy định về phòng, chống dịch. Nếu phát hiện người trên phương tiện dương tính với SARS-CoV-2 thì tổ chức cách ly theo quy định.

Đối với phương tiện không có Giấy nhận diện hoặc có Giấy nhận diện nhưng đã hết hiệu lực, lực lượng kiểm soát yêu cầu, hướng dẫn xe di chuyển vào khu vực kiểm tra phương tiện tại chốt kiểm soát dịch để kiểm tra các thông tin. Trường hợp người trên phương tiện xuất trình được bản chính Giấy xét nghiệm còn hiệu lực, Giấy phép lái xe (đối với người điều khiển phương tiện), Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với người phục vụ trên xe, nhân viên bốc, xếp dỡ hàng hoá đi theo xe) và đã khai báo y tế thì cho phương tiện lưu thông ngay qua chốt kiểm soát dịch. Trường hợp người trên phương tiện không xuất trình được bản chính Giấy xét nghiệm còn hiệu lực hoặc chưa khai báo y tế thì tiếp tục hướng dẫn và xử lý theo quy định về phòng, chống dịch. Nếu phát hiện người trên phương tiện dương tính với SARS-CoV-2 thì tổ chức cách ly theo quy định.

Người trên phương tiện chở hàng hoá lưu thông phải thực hiện nghiêm quy định 5K và có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh (test nhanh) kháng nguyên SARS-CoV-2 trong thời hạn 72 giờ kể từ thời điểm có kết quả xét nghiệm.

Văn bản ​​

8/30/2021 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThống nhất, nội dung, quy trình, kiểm tra, phương tiện, vận chuyển, hàng hóa, chốt kiểm soát, dịch86-thong-nhat-noi-dung-va-quy-trinh-kiem-tra-phuong-tien-van-chuyen-hang-hoa-tai-cac-chot-kiem-soat-dicThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
661.00
121,000
0.00
121000
0
1 - 30Next