Tin chỉ đạo điều hành
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành văn bản về nguồn kinh phí hỗ trợ tình nguyện viên theo Nghị quyết số 19/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của HĐND tỉnh.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện nội dung hướng dẫn của Bộ Tài chính về công tác đăng ký kinh doanh khi triển khai tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 12/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược.​

 
 

TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai Công văn số 674-CV/ĐU ngày 16/6/2025 của Đảng ủy UBND tỉnh và Kế hoạch số 240-KH/TU ngày 13/6/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác chuẩn bị bàn giao khi sáp nhập tỉnh Bình Dương với TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư số 40/2025/TT-BTC ngày 13/6/2025 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư thuộc lĩnh vực quản lý thuế để phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.​

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tuyến đến người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện chi trả chế độ, chính sách theo các Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và số 67/2025/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh. 

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1618/QĐ-UBND phê duyệt phương án thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 trên địa bản tỉnh. ​

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1838/QĐ-UBND về việc ban hành Bộ Tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1782/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Điều chỉnh nội bộ Kế hoạch đầu tư công năm 2024Điều chỉnh nội bộ Kế hoạch đầu tư công năm 2024
TTĐT - UBND tỉnh ban hành​ Kế hoạch số 3893/KH-UBND về việc điều chỉnh nội bộ Kế hoạch đầu tư công năm 2024.​

Theo đó, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024 đối với 07 dự án của TP.Thủ Dầu Một, cụ thể:

Dieu chinh noi bo Ke hoach dau tu cong.png

Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 3715/QĐ-UBND ngày 18/12/2024 của UBND tỉnh.

Căn cứ Kế hoạch điều chỉnh được giao, UBND TP.Thủ Dầu Một tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp nội dung trên trong Kế hoạch đầu tư công năm 2024 vốn ngân sách Nhà nước, tham mưu UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh theo quy định.

Kế hoạch số 3893/KH-UBND​

1/8/2025 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Kế hoạch đầu tư công năm 2024102-dieu-chinh-noi-bo-ke-hoach-dau-tu-cong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương: Chấn chỉnh công tác giám sát, đánh giá đầu tưBình Dương: Chấn chỉnh công tác giám sát, đánh giá đầu tư

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo chấn chỉnh công tác giám sát, đánh giá đầu tư.

​​Theo đó, yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các đơn vị nghiêm túc chấn chỉnh, nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ quy định của pháp luật và khắc phục triệt để những thiếu sót trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư thời gian qua.

Chủ động rà soát, kiểm tra nguyên nhân, lý do dẫn đến vi phạm, đề xuất hình thức xử lý, gửi báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh, đồng thời gửi Sở Tài chính tổng hợp, theo dõi.

Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị gửi về Sở Tài chính xem xét, hướng dẫn.

Văn bản​

6/13/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, giám sát, đánh giá đầu tư915-binh-duong-chan-chinh-cong-tac-giam-sat-danh-gia-dau-tThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Ban hành Danh sách mã định danh các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngBan hành Danh sách mã định danh các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

​TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Danh sách mã định danh các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.​​

Theo đó, các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai Danh sách mã định danh đến các đơn vị trực thuộc. Trong trường hợp có sự tăng, giảm số lượng, thay đổi về cơ cấu tổ chức (đổi tên, tách, nhập, giải thể), các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thông báo đến Sở Thông tin và Truyền thông để tiến hành cập nhật, chỉnh sửa, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh Danh sách này.

Các cơ quan, đơn vị thuộc ngành dọc, các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương liên hệ cơ quan chủ quản để được cấp mã định danh và thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông biết, cập nhật; trong trường hợp chưa có mã định danh của ngành, đề nghị liên hệ với Sở Thông tin và Truyền thông để được cấp mã định danh tạm thời của tỉnh.

Quyết định​

10/5/2018 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtmã định danh,  cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp 621-ban-hanh-danh-sach-ma-dinh-danh-cac-co-quan-hanh-chinh-va-don-vi-su-nghiep-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
201.00
121,000
0.00
121000
24,321,000
/PublishingImages/2018-10/TIN 4.mp3
Cam kết nguồn lực thực hiện dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh)Cam kết nguồn lực thực hiện dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh)

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 47/NQ-HĐND về việc cam kết nguồn lực thực hiện dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh).

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 24 (chuyên đề) thông qua ngày 20/6/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Thống nhất chủ trương ưu tiên bố trí vốn thực hiện dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh), cụ thể:

Tổng mức đầu tư dự án khoảng 46.725 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách tỉnh 16.725 tỷ đồng (chiếm 36%); vốn huy động từ TOD 30.000 tỷ đồng (chiếm 64%).

Những nội dung quy định tại Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 14/4/2025 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án huy động nguồn lực thực hiện dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh) không phù hợp với nội dung Nghị quyết này thì áp dụng quy định tại Nghị quyết này.

Giao UBND tỉnh tập trung hoàn thiện Hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh); báo cáo, trình Bộ ngành, cơ quan có thẩm quyền của Trung ương xem xét, phê duyệt; chịu trách nhiệm về cam kết bảo đảm tính khả thi trong việc cân đối nguồn vốn ngân sách tỉnh và vốn huy động từ TOD để đảm bảo bố trí vốn cho dự án và chịu trách nhiệm toàn bộ về nội dung, tính chính xác của các thông tin, số liệu.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 47/NQ-HĐND​

6/29/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh)510-cam-ket-nguon-luc-thuc-hien-du-an-tuyen-duong-sat-do-thi-so-1-thanh-pho-moi-binh-duong-suoi-tien-tp-ho-chi-minhThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương: Thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất TỵBình Dương: Thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 03/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025.

Theo đó, giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Nội vụ; Công an tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ các quy định hiện hành, tình hình thực tế của địa phương để tổ chức triển khai thực hiện Công điện số 09/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo các quy định hiện hành; trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời tổng hợp, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Công điện số 09/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tăng cường quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội; đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn việc thực hiện tốt các quy định pháp luật về tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội trên địa bàn. 

Yêu cầu các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết, không chèo kéo và ép giá, ép du khách mua hàng tại các điểm du lịch, lễ hội, bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc... 

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống các cơ quan​ hành chính Nhà nước, các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động, không tổ chức du xuân, chúc Tết trong giờ làm việc, làm ảnh hưởng đến thời gian, tiến độ giải quyết công việc, nhất là đối với nhân dân địa phương. Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ; không sử dụng ngân sách Nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội. Lãnh đạo các Bộ, cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được cấp có thẩm quyền phân công. 

Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các hộ kinh doanh bảo đảm đầy đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ cho nhân dân và du khách tham dự các lễ hội và hoạt động liên quan. Các lực lượng chức năng sắp xếp, phân luồng, bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự giao thông tại khu vực và trong thời gian diễn ra các lễ hội cũng như các hoạt động liên quan.

Văn bản

2/12/2025 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Lễ hội xuân năm 2025855-binh-duong-thuc-hien-nep-song-van-minh-an-toan-tiet-kiem-trong-cac-hoat-dong-le-hoi-sau-tet-nguyen-dan-at-tThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Những thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009Những thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009
TTO - Ngày 26-2 Bộ GD-ĐT ban hành dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2009. Theo đó, quy chế thi năm nay có nhiều điểm mới, nhiều quy định khắt khe đối với thí sinh, cán bộ coi thi… Điểm đặc biệt trong kỳ thi năm nay là sẽ tiến hành theo cụm, đổi chéo chấm thi.
Bộ GD-ĐT cho biết nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Thí sinh tự do cũng phải thi đủ các môn thi, theo nội dung thi, hình thức thi quy định của năm tổ chức kỳ thi.

Chấm thi chéo giữa các tỉnh

Đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT phải kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực hành của người học; đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính sư phạm; phân loại được trình độ của người học; phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.

Đề thi tự luận do một số chuyên gia khoa học, chuyên viên, giảng viên, giáo viên có uy tín và năng lực khoa học ở một số ĐH, trường ĐH, trường THPT, cơ quan ở trung ương và địa phương đề xuất theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT.

Việc ra đề thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức rút ngẫu nhiên các câu trắc nghiệm trong ngân hàng câu hỏi thi, do phần mềm máy tính thực hiện.
Nếu đề thi tự luận gồm nhiều câu hỏi thì phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi vào đề thi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm đều được quy về thang điểm 10.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009 là lần đầu tiên  Bộ GD-ĐT chỉ đạo các địa phương chấm chéo. Theo đó, bài thi trắc nghiệm của thí sinh sẽ do tỉnh chấm nhưng các bài thi tự luận sẽ tổ chức chấm chéo. Mỗi bài thi tự luận (đã cắt phách) phải được hai giám khảo chấm độc lập, ghi điểm riêng theo số phách vào phiếu chấm cá nhân.

Riêng phiếu trả lời trắc nghiệm được giữ nguyên không rọc phách. Các phiếu trả lời trắc nghiệm là bài làm của thí sinh đều được quét, xử lý và chấm bằng máy. Các thành viên tham gia tuyệt đối không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh với bất kỳ lý do gì.

Tổ chức thi theo cụm trường, thí sinh cách nhau ít nhất 1,2m

Theo quy chế, các Sở GD-ĐT sắp xếp các cụm trường để tổ chức thi. Mỗi cụm trường gồm ít nhất ba trường THPT hoặc ba trung tâm giáo dục thường xuyên; hoặc thành lập cụm thi hỗn hợp gồm ít nhất hai trường THPT và hai trung tâm giáo dục thường xuyên. Trường hợp đặc biệt, những trường ở vùng xa, vùng cao, hải đảo, đi lại khó khăn, không đáp ứng quy định thì Sở GD-ĐT phải báo cáo Bộ GD-ĐT xem xét, quyết định.

Trong mỗi cụm trường, danh sách thí sinh được sắp xếp theo ba bước. Bước 1 là xếp theo thứ tự ban: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn, Cơ bản; thí sinh giáo dục thường xuyên (nếu có). Bước 2 là xếp theo thứ tự ngoại ngữ, trong mỗi ban, trừ thí sinh giáo dục thường xuyên, xếp theo ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật). Bước 3, tên thí sinh được xếp theo thứ tự a, b, c...

Trong mỗi phòng thi, sắp xếp thí sinh trong một phòng thi phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai thí sinh ngồi cạnh nhau theo hàng ngang là 1,2m; mỗi phòng thi 24 thí sinh, phòng thi cuối cùng của mỗi ngoại ngữ hoặc giáo dục thường xuyên, không quá 28 thí sinh.

Thí sinh tự do được đăng ký dự thi tại trường phổ thông trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú, theo xác nhận của chính quyền cấp xã.
Chủ tịch hội đồng coi thi, toàn bộ số phó chủ tịch, trừ các phó chủ tịch phụ trách cơ sở vật chất, một nửa số thư ký và toàn bộ giám thị được điều động đến từ những cơ sở giáo dục không có học sinh dự thi tại hội đồng coi thi.
Trong mỗi phòng thi phải đủ hai giám thị, số giám thị ngoài phòng thi được bố trí tùy theo yêu cầu riêng của từng hội đồng coi thi. Hai giám thị trong một phòng thi phải là giáo viên dạy khác trường; giám thị không coi thi lại phòng thi đã coi; hai giám thị không cùng coi thi quá một lần.

Quy chế quy định giám thị ngoài phòng thi không được vào khu vực hành lang phòng thi và xung quanh phòng thi khi thí sinh đang làm bài, trừ trường hợp cần thiết theo chỉ đạo của chủ tịch hội đồng. Ngoài ra, công an, bảo vệ và nhân viên phục vụ kỳ thi không được vào khu vực phòng thi, kể cả hành lang phòng thi khi thí sinh đang làm bài, trừ trường hợp được chủ tịch hội đồng coi thi cho phép.

Đề thi bị lộ: chỉ có Ban chỉ đạo thi Trung ương kết luận

Chỉ có Ban chỉ đạo thi Trung ương mới có thẩm quyền kết luận về tình huống lộ đề thi. Khi đề thi chính thức bị lộ, Ban chỉ đạo thi Trung ương quyết định đình chỉ môn thi bị lộ đề. Các môn thi khác vẫn tiếp tục bình thường theo lịch. Môn bị lộ đề sẽ được thi bằng đề thi dự bị vào thời gian thích hợp, sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi;
Ban chỉ đạo thi Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng để kiểm tra, xác minh, kết luận nguyên nhân lộ đề thi, người làm lộ đề thi và những người liên quan, tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

Nếu thiên tai xảy ra nghiêm trọng trong những ngày thi trên quy mô toàn quốc, Ban chỉ đạo thi Trung ương báo cáo Bộ trưởng quyết định lùi buổi thi và cho thi đề thi dự bị vào thời gian thích hợp. Các trường hợp bất thường khác đều phải được báo cáo và xử lý kịp thời theo phân cấp quản lý, chỉ đạo kỳ thi.

Thí sinh được phép mang vào phòng thi các vật dụng liên quan đến việc làm bài thi: bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; các vật dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat địa lý Việt Nam đối với môn thi địa lý, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành; không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu.
Thí sinh mang theo tài liệu, vật dụng liên quan đến việc làm bài thi hoặc các phương tiện thu phát thông tin không được quy định vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi.
Thí sinh học theo chương trình nào (chương trình chuẩn hay chương trình nâng cao) phải làm phần riêng của đề thi, ứng với chương trình đó; thí sinh làm cả hai phần riêng của đề thi thì bị coi là phạm quy và không được chấm điểm bài làm phần riêng của đề thi.
Quốc Dũng
(Theo Tuổi Trẻ)
2/27/2009 8:53 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1783-Nhung-thong-tin-moi-nhat-ve-ky-thi-tot-nghiep-THPT-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Triển vọng của xuất khẩu năm 2010Triển vọng của xuất khẩu năm 2010

Năm 2009 là một trong những năm xuất khẩu của Việt Nam không đạt mục tiêu. Tuy nhiên, triển vọng trong năm 2010 sẽ rất sáng sủa cùng với đà phục hồi kinh tế thế giới.

Sau 11 tháng của năm 2009, kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam chỉ đạt 51,4 tỉ USD, dự báo cả năm đạt 56,2 tỉ USD, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch đặt ra (72 tỷ USD). Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm kim ngạch là bởi thị trường XK bị thu hẹp do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính thế giới; đơn giá XK hầu hết mặt hàng đều giảm mạnh, có loại giảm đến 15% so với cùng kỳ.
 
Dự báo kim ngạch XK năm 2010 tăng 6%
 
Bộ Công Thương nhận định,  triển vọng phục hồi kinh tế thế giới từ nay đến 2010 sẽ giúp XK của Việt Nam tăng hơn so với 2009. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 60 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2009.
 
Mặc dù vậy, Thứ trưởng Bộ Công Thương,ông Lê Danh Vĩnh cho rằng trong XK, chúng ta có lợi thế về hàng nông sản, đặc biệt là hàng nông sản nhiệt đới. Chúng ta phải bám lấy lợi thế cạnh tranh này để phát triển. Có thể trong nhiều năm tới, hàng nông sản VN vẫn có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Lợi thế thứ hai là chúng ta có nhiều lao động trẻ (độ tuổi vàng), đặc biệt là trong những lĩnh vực sản xuất cần nhiều lao động. Bên cạnh đó, Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Châu Á nên có nhiều lợi thế về địa lý. Với nhiều cảng nước sâu, chúng ta có thể thành lập các khu công nghiệp để sản xuất và XK hàng hoá. Do đó, DN nên tận dụng lợi thế để nâng cao khả năng cạnh tranh với các thị trường XK khác.
 
Bộ Công Thương tiếp tục nỗ lực thúc đẩy XK với trên 200 đề án xúc tiến thương mại (XTTM) trong năm 2010 được phê duyệt với kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ là 250 tỉ đồng, tăng 45% so với thực hiện năm 2009. Bên cạnh đó là việc sắp xếp lại sản xuất, đẩy mạnh các dự án trọng điểm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và mở rộng hoạt động XTTM; đồng thời khuyến nghị doanh nghiệp không nên tập trung vào một thị trường mà phải đa dạng hoá thị trường và sản phẩm, phấn đấu để hàng hóa VN vào được thị trường hơn 153 nước thành viên WTO.
 
Để đạt được mục tiêu kim ngạch XK, Bộ Công Thương sẽ tận dụng tối đa những thuận lợi từ các Hiệp định, thỏa thuận kinh tế song phương; xây dựng kênh phân phối một số mặt hàng XK mà Việt Nam có thế mạnh.
 
Ở tầm vĩ mô khác, ông Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra nhận định: Hiện nhiều quốc gia đã điều chỉnh tốc độ tăng trưởng GDP, tạo cho chúng ta căn cứ để có thể tin tưởng nền kinh tế thế giới trong năm 2010 sẽ hồi phục mạnh hơn. Như vậy, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội đẩy mạnh XK và nâng cao giá trị gia tăng đối với các mặt hàng XK. Vấn đề ở đây không phải là cố gắng để đạt mức tăng 6% mà là cần dự báo để có phương án xử lý chính sách ngoại tệ. Chúng ta phải tính được mức XK và thu được thuế XK là để cân đối năm 2010 sẽ nhập siêu bao nhiêu - đó mới là vấn đề quan trọng.
 
Theo ông Nguyễn Đức Kiên, hiện nay gói kích thích kinh tế thứ 2 được Chính phủ ban hành với hy vọng sẽ giúp được các doanh nghiệp XK phát triển. Nhưng vấn đề không phải là xuất khẩu bằng mọi giá, mà với số lượng hàng XK như thế nhưng thực hiện hỗ trợ để tăng giá trị gia tăng trên từng sản phẩm. Đó chính là mục đích của Chính phủ.
 
Các mặt hàng XK chủ lực đã sẵn sàng
 
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2010 sẽ là năm “vàng” cho XK gạo bởi nhu cầu của thị trường thế giới tăng cao. Thị trường tốt, giá bán sẽ tăng. Do đó, các doanh nghiệp XK gạo cần liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và kinh doanh; nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm. Được biết, chính sự cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực XK gạo đã khiến trong năm 2009, mặt hàng gạo XK của VN nhiều thời điểm bị ép giá thấp. VFA cho biết, tính đến hết tháng 25/11/2009, Việt Nam đã xuất khẩu được 5,6 triệu tấn gạo, đạt giá trị 2 tỷ 266 triệu USD, tăng 33% về số lượng, nhưng lại giảm 7,7% giá trị so với cùng kỳ năm 2008.
 
Đối với mặt hàng thủy sản XK, tình hình sẽ khó khăn hơn bởi từ 1/1/2010, quy định của EC về hoạt động đánh cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) sẽ chính thức có hiệu lực. Đây sẽ là rào cản mới đối với hoạt động XK thuỷ sản của VN (chủ yếu là các sản phẩm đánh bắt từ biển) và có thể tác động không tốt với các doanh nghiệp XK thuỷ sản. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thuỷ sản hoàn thiện Quy chế chứng nhận thủy sản có nguồn gốc từ khai thác để phổ biến cho doanh nghiệp XK thủy sản và ngư dân. Dự kiến, Quy chế này sẽ sớm được phê duyệt.
 
Về mặt hàng gỗ, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền cho biết, kim ngạch XK đồ gỗ trong năm 2009 vẫn đạt khoảng 2,7 tỷ USD, chỉ thấp hơn năm 2008 khoảng 100 triệu USD. Từ đầu quý IV/2009 trở lại đây, kim ngạch XK đồ gỗ đã  tăng trưởng trở lại. Năm 2010, Hiệp hội cố gắng phấn đấu đạt giá trị XK sản phẩm gỗ tăng từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD. Theo ông Quyền, đón tín hiệu lạc quan từ thị trường, các doanh nghiệp đã chuẩn bị khá tốt cho năm 2010. Về nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường sử dụng nguồn gỗ rừng trồng trong nước. Cho đến nay, riêng nguồn cung nguyên liệu gỗ trong nước đã đảm bảo đáp ứng được 30%.
 
Với ngành Dệt may, kết quả tương đối khả quan trong năm 2009 (dự kiến kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khoảng 1 - 2% so với năm 2008, đạt 9,2 tỷ USD) là động lực để đặt ra kế hoạch năm 2010 đạt khoảng 10,2 - 10,5 tỷ USD. Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã chủ trương yêu cầu các thành viên trong Tập đoàn tăng cường liên kết đưa sản phẩm của DN bạn tiêu thụ tại các thị trường truyền thống của mình nhằm tiết kiệm chi phí XTTM.
 
Mặt hàng cao su XK trong 10 tháng qua đã tăng 2,5% so với năm 2008, lên tới 539.000 tấn, nhưng kim ngạch sút giảm 41,2%, chỉ còn 823 triệu USD. Dự báo, lượng cao su XK của Việt Nam trong năm tới sẽ đạt 700.000 tấn, tăng 17% so với năm 2009 với kim ngạch ước đạt 1,4 tỷ USD./.
Theo Chinhphu.vn
12/9/2009 7:53 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết812-Trien-vong-cua-xuat-khau-nam-2010Thông tin chỉ đạo, điều hành
Thực hiện cao điểm rà soát, quản lý người nghiện và đấu tranh, triệt xóa tụ điểm phức tạp về ma túyThực hiện cao điểm rà soát, quản lý người nghiện và đấu tranh, triệt xóa tụ điểm phức tạp về ma túy

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác phối hợp, thực hiện cao điểm rà soát, phát hiện, thống kê, quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy và đấu tranh, triệt xóa điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nâng cao trách nhiệm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, nhất là Chương trình hành động số 128-CTr/TU, ngày 09/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 2140/KH-UBND ngày 06/5/2020 của UBND tỉnh về công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới.

Phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phối hợp cùng Công an tỉnh thực hiện cao điểm tổng rà soát các loại đối tượng ma túy và đấu tranh, triệt xóa điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn tỉnh gắn với tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương vào dịp cuối năm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 247/KH-CAT-PC04 ngày 14/10/2024 gắn với thực hiện đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Tổ chức chỉ đạo chặt chẽ, triển khai đồng bộ, quyết liệt và có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo rà soát lập danh sách không để sót lọt các đối tượng tệ nạn ma túy; áp dụng các biện pháp công tác, tập trung lực lượng, phương tiện, huy động sức mạnh của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh triệt xóa dứt điểm các điểm, tụ điểm ma túy phức tạp, các đối tượng bán lẻ ma túy, các điểm có nguy cơ phức tạp về ma túy không để tồn động kéo dài và không để tái phức tạp sau khi đã triệt xóa. Phối hợp ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đảm bảo an ninh trật tự cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh; phối hợp ngành Y tế đảm bảo an ninh trật tự các Trung tâm điều trị Methadone trên địa bàn.

Sở Y tế đẩy nhanh việc bố trí, tập huấn đội ngũ y, bác sĩ đảm bảo 91/91 xã, phường, thị trấn có trạm y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và tổ chức xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể; chỉ đạo cơ quan y tế cấp huyện chuẩn bị cơ sở vật chất tham mưu Chủ tịch UBND huyện, thành phố công bố danh sách đơn vị cung cấp dịch vụ cai nghiện tại gia đình, cộng đồng theo quy định của pháp luật phòng, chống ma túy.

UBND các huyện, thành phố khẩn trương công bố danh sách đơn vị cung cấp dịch vụ cai nghiện tại gia đình, cộng đồng theo quy định của pháp luật phòng, chống ma túy; chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã thành lập Tổ công tác rà soát đối tượng và điểm, tụ điểm ma túy do Phó Chủ tịch làm Tổ trưởng, Trưởng Công an làm Tổ phó thường trực, cán bộ Lao động,Thương binh và Xã hội làm Tổ phó cùng các thành viên là cán bộ Y tế, Văn hóa - Xã hội, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh… để tổ chức rà soát, thống kê, quản lý các loại đối tượng ma túy và đấu tranh, triệt xóa điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn nhằm hướng đến xây dựng xã, phường, thị trấn không ma túy.

Chỉ thị​

1/20/2025 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy và đấu tranh, triệt xóa điểm, tụ điểm phức tạp289-thuc-hien-cao-diem-ra-soat-quan-ly-nguoi-nghien-va-dau-tranh-triet-xoa-tu-diem-phuc-tap-ve-ma-tuThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Chương trình làm việc tháng 02/2025 của UBND tỉnh Bình DươngChương trình làm việc tháng 02/2025 của UBND tỉnh Bình Dương

​TTĐT - UBND tỉnh thông báo Chương trình l​àm việc tháng 02/2025.

Theo đó, trong tuần IV (24 - 28/02/2025), UBND tỉnh sẽ thông qua Báo cáo chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 02/2025; Kế hoạch triển khai Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án huy động nguồn lực và Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: Tuyến đường sắt đô thị Suối Tiên - Thành phố mới Bình Dương, tuyến đường sắt Bàu Bàng - Dĩ An và dự án đường sắt nhẹ (LRT) kết nối các khu TOD của tỉnh; phương án điều chỉnh dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tại tỉnh Bình Dương; Đề án thành lập Khu thương mại tự do An Bình theo định hướng Quy hoạch tỉnh; việc di dời các hộ dân đang sử dụng đất rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng; Đề án xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

Thông báo​

2/18/2025 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Chương trình làm việc tháng 02/2025111-chuong-trinh-lam-viec-thang-02-2025-cua-ubnd-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020.

Theo đó, ​trên địa bàn ​thành phố Thủ Dầu Một sẽ đưa ra khỏi quy hoạch chợ Tân Định An (phường Định Hòa), chợ Phú Thuận (thuộc khu dân cư Phú Thuận, phường Phú Lợi). Như vậy, đến năm 2020 trên địa bàn sẽ có 15 chợ. Trong giai đoạn tiếp theo, thực hiện cải tạo, nâng cấp 5 chợ là chợ Thủ Dầu Một, Bình Điềm, Vinh Sơn, Bến Thế, Phú Văn; bổ sung vào quy hoạch trong những năm tiếp theo c​hợ đầu mối nông sản phường Phú Tân.  

Trên địa bàn thành phố Thuận An, sẽ đưa ra khỏi quy hoạch chợ của Công ty TNHH Bất động sản Lê Gia (phường An Phú), chợ Bình Giao (khu phố Bình Giao, phường Thuận Giao); bổ sung vào quy hoạch chợ đêm Hòa Lân thuộc dự án Khu nhà ở 22/12 tại phường Thuận Giao​. Như vậy, đến năm 2020 trên địa bàn sẽ có 26 chợ. Trong giai đoạn tiếp theo, giải tỏa 01 chợ Lái Thiêu cũ để xây mới tại điểm khác.

Trên địa bàn thành phố Dĩ An, sẽ giải tỏa trắng chợ Bình An (phải giải tỏa để triển khai thực hiện dự án đường Bắc Nam 3); xây mới chợ Ngãi Thắng, chợ của Công ty TNHH Ngọc Quý.​ Như vậy, đến năm 2020 trên địa bàn sẽ có 13 chợ.​ Trong giai đoạn tiếp theo, sẽ giải tỏa, xây dựng lại chợ Tân Quý, Thống Nhất, Nội Hóa; xây mới chợ khu làng đại học; bổ sung vào quy hoạch chợ đầu mối rau quả.

Trên địa bàn thị xã Tân Uyên, sẽ đầu tư xây dựng mới chợ Tân Vĩnh Hiệp; bổ sung vào quy hoạch chợ Khánh Bình, chợ Tân Phước Khánh, chợ phường Uyên Hưng. Như vậy, đến năm 2020 trên địa bàn sẽ có 15 chợ.​ Trong giai đoạn tiếp theo, sẽ đầu tư xây dựng mới 3 chợ: Chợ Thạnh Hội, Bạch Đằng, Thạnh Phước; bổ sung vào quy hoạch chợ Thái Hòa, chợ Tân Hiệp.

Trên địa bàn thị xã Bến Cát, sẽ xây dựng mới chợ Tân Định; bổ sung quy hoạch chợ Rạch Bắp, chợ Thùng Thơ. Như vậy, đến năm 2020 trên địa bàn sẽ có 12 chợ.

Trên địa bàn huyện Bàu Bàng, sẽ không phát triển mới, cải tạo, nâng cấp chợ. Như vậy, đến năm 2020 trên địa bàn sẽ có 9 chợ. Trong giai đoạn tiếp theo, bổ sung vào quy hoạch chợ ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng; chợ ấp Bàu Bàng, xã Lai Uyên; chợ ấp 1, xã Trừ Văn Thố.

Trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, sẽ bổ sung vào quy hoạch chợ Tân Lập. Như vậy, đến năm 2020 trên địa bàn sẽ có 08 chợ. Trong giai đoạn tiếp theo, sẽ cải tạo nâng cấp chợ Thường Tân; giải tỏa, xây dựng lại chợ Tân Định; xây dựng mới chợ Tân Mỹ; bổ sung vào quy hoạch chợ Hiếu Liêm, chợ Tân Bình.

Trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, sẽ cải tạo, nâng cấp chợ Bến Súc; đưa ra khỏi quy hoạch chợ đầu mối Dầu Tiếng. Như vậy, đến năm 2020 trên địa bàn sẽ có 11 chợ. Trong giai đoạn tiếp theo, sẽ xây dựng mới chợ Minh Thạnh, Định Thành, Định An.

Trên địa bàn huyện Phú Giáo, sẽ ​xây mới chợ An Bình (giải tỏa, xây vị trí khác). Như vậy, đến năm 2020 trên địa bàn sẽ có 7 chợ

Chuyển tiếp thực hiện trong giai đoạn tiếp theo: Giải tỏa, xây dựng lại chợ Phước Hòa, Phước Vĩnh. Xây mới 04 chợ: Tam Lập, An Long, An Thái, Phước Sang.​

Đối với điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại (TTTM), trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, xây dựng mới TTTM hội chợ triển lãm quốc tế tại Thành phố mới Bình Dương diện tích 25ha; đưa ra khỏi quy hoạch TTTM Phú Mỹ (phường Phú Mỹ), TTTM Phú Cường (phường Phú Cường). Trong giai đoạn tiếp theo, xây mới TTTM và dân cư phường Phú Lợi (phường Phú Lợi); TTTM dịch vụ Bạch Đằng (phường Phú Cường); TTTM Đông Đô (thành phố mới Bình Dương); TTTM phường Phú Hòa; bổ sung quy hoạch phát triển mới một siêu thị tại phường Hiệp An.

Trên địa bàn thành phố Thuận An, chuyển loại hình hoạt động TTTM Gò Cát (phường Lái Thiêu), TTTM Hồng Thảo. Đến năm 2020, thành phố Thuận An chuyển đưa ra khỏi quy hoạch TTTM và Chợ Lái Thiêu (phường Lái Thiêu), TTTM Top Point Vina (phường Bình Hòa), TTTM tổng hợp Lotte 3 (phường Lái Thiêu), TTTM Bình Giao (phường Thuận Giao), TTTM mại Carven (phường Thuận Giao). Trong giai đoạn tiếp theo, xây mới 2 siêu thị An Phú, Bình Hòa, TTTM Contentment (phường Vĩnh Phú), TTTM KDC Việt Sing (phường An Phú)

Trên địa bàn thành phố Dĩ An, sẽ đưa ra khỏi quy hoạch TTTM Đại học quốc gia (phường Đông Hòa). Trong giai đoạn tiếp theo, xây mới Siêu thị Co.op Mart An Bình (phường An Bình), Siêu thị Bình An (phường Bình An), TTTM Bình Thắng (phường Bình Thắng), TTTM Tân Bình (phường Tân Bình); bổ sung quy hoạch phát triển mới một siêu thị tại phường Dĩ An.

Trên địa bàn thị xã Tân Uyên, xây dựng mới siêu thị Quang Vinh III, TTTM phường Uyên Hưng; đưa ra khỏi quy hoạch TTTM Tân Phước Khánh do Công ty vật liệu và Xây dựng Bình Dương làm chủ đầu tư vì hiện nay Công ty đã thực hiện dự án Khu dân cư và thương mại tai phường Tân Phước Khánh không đầu tư TTTM. Trong giai đoạn tiếp theo, xây dựng mới 2 siêu thị Khánh Bình, Thái Hòa, TTTM phường Tân Hiệp; bổ sung vào quy hoạch TTTM Tường Lâm (phường Khánh Bình).

Trên địa bàn thị xã Bến Cát, xây mới TTTM Tân Định; đưa ra khỏi quy hoạch TTTM GS Hàn Quốc. Trong giai đoạn tiếp theo, xây mới TTTM Mỹ Phước II và TTTM Thới Hòa.

Trên địa bàn huyện Bàu Bàng, trong giai đoạn tiếp theo, sẽ xây mới siêu thị Bàu Bàng (KCN Bàu Bàng).

Trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, trong giai đoạn tiếp theo, sẽ xây mới 2 siêu thị: Siêu thị Tân Thành và Tân Bình; bổ sung quy hoạch siêu thị Bình Mỹ, Đất Cuốc và Tân Lập.

Trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, trong giai đoạn tiếp theo, sẽ xây mới một TTTM (do UBND huyện chọn địa điểm), siêu thị Dầu Tiếng.

Trên địa bàn huyện Phú Giáo, sẽ xây dựng một TTTM tại thị trấn Phướ​​c Vĩnh; đưa ra khỏi quy hoạch siêu thị Phước Hòa và Tân Hiệp. Trong giai đoạn tiếp theo, sẽ bổ sung quy hoạch siêu thị Tam Lập.

​Quyết định ​


2/3/2020 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết điều chỉnh, quy hoạch, chợ, siêu thị, trung tâm, thương mại Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
1,500.00
0
0.00
0
Thực hiện quy chế phối hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộcThực hiện quy chế phối hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
  TTĐT - Ngày 12-5, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 1447/UBND-VX về việc “Thực hiện quy chế phối hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”.
  
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, trên cơ sở tổng hợp những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trong việc phối hợp thực hiện lập hồ sơ "Đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong quí I/2015", giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu, đề xuất UBDN tỉnh sửa đổi, bổ sung các Điều, khoản trong "Quy chế phối hợp giữa các ngành trong việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc" cho phù với tình hình thực tế của địa phương.
 
    
Học viên học nghề điện công nghiệp tại Trung tâm Giáo dục - Lao động - Tạo việc làm tỉnh
     
 
Yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 425/QĐ-UBND ngày 14/02/2015 của UBND tỉnh chủ động triển khai ngay nhiệm vụ thuộc chức năng của mình để đảm bảo việc tiếp nhận đối tượng được thuận lợi (tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ về điều trị cắt cơn nghiện ma túy; sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị Trung tâm Giáo dục lao động Tạo việc làm,…). Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các kiến nghị, giải pháp để công tác phát hiện, lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc được thực hiện đồng bộ và thống nhất.
 
 Hoài Hương
5/15/2015 4:21 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1997-Thuc-hien-quy-che-phoi-hop-lap-ho-so-de-nghi-ap-dung-bien-phap-dua-vao-co-so-cai-nghien-bat-buocThông tin chỉ đạo, điều hành
Chủ trương đầu tư dự án Trục thoát nước Suối Giữa - Bưng Cầu Chủ trương đầu tư dự án Trục thoát nước Suối Giữa - Bưng Cầu

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 51/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư dự án Trục thoát nước Suối Giữa - Bưng Cầu (đoạn từ sau cống Mù U đến cuối tuyến).

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 24 (chuyên đề) thông qua ngày 20/6/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, dự án nhằm tiêu thoát nước mưa và nước thải đã qua xử lý trong phạm vi diện tích 4.538 hecta thuộc 08 phường gồm: Định Hòa, Hiệp An, Phú Mỹ, Hiệp Thành, Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp, Phú Lợi và Tân An thuộc TP.Thủ Dầu Một, cải thiện môi trường kết hợp giao thông nông thôn dọc trục thoát nước. 

Quy mô đầu tư: Tuyến Suối Giữa bắt đầu từ sau cống qua Quốc lộ 13 (tại Trạm thu phí) đến ngã ba hợp lưu của rạch Bưng Cầu - Suối Giữa - rạch Bà Cô, chiều dài khoảng 1.480m. Hình thức xây dựng dạng kênh hở, mặt cắt kênh chữ nhật kết hợp hình thang, chiều rộng kênh hình chữ nhật là 38m. Gia cố hai bên suối bằng tường bản góc kết cấu bê tông cốt thép (BTCT) đặt trên nền cọc BTCT, đỉnh tường được lắp đặt lan can bằng thép hình. Bờ kênh kết hợp làm đường quản lý vận hành với bề rộng mặt đường phần gia cố là 5m. Trên tuyến được bố trí các công trình trên kênh các loại; hai bên tuyến kênh được bố trí trồng cây xanh. 

Tuyến rạch Bưng Cầu: Dài khoảng 1.453m, chỉ thực hiện đoạn từ sau cống qua đường Nguyễn Chí Thanh (cống Mù U) theo tuyến kênh hiện trạng kết thúc tại ngã ba hợp lưu của rạch Bưng Cầu - Suối Giữa - rạch Bà Cô; bổ sung nâng cấp đường Hồ Văn Cống đoạn từ Đại lộ Bình Dương đến cầu Bà Sảng; gồm 2 đoạn: Đoạn 1 (từ cống Mù U đến cầu Bà Sảng chiều dài khoảng 790m): mặt cắt kênh hộp BTCT dạng hình chữ nhật gồm 3 cống kích thước 4,6m x 3,7m đặt trên nền cọc BTCT. Bờ phải kênh rộng 4m, mặt đường cấp cao A2 (láng nhựa) rộng 3,5m; trên toàn bộ phạm vi lưng cống, lưu không giữa kênh và đường hiện trạng được kết hợp bố trí cảnh quan, cây xanh; nâng cấp đường Hồ Văn Cống hiện trạng (đoạn từ Đại lộ Bình Dương đến cầu Bà Sảng) bề rộng mặt đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên rộng tối thiểu 3m, kết cấu mặt đường cấp cao A1, các hạng mục hạ tầng trong phạm vi vỉa hè được nâng cấp đồng bộ cùng với đường; xây dựng trạm bơm trên đường Hồ Văn Cống, đường dây điện (đi ngầm dưới đất) và một trạm biến áp ngoài trời phục vụ trạm bơm; nâng cấp cải tạo đường ống thoát nước hiện hữu với chiều dài dự kiến 100m bằng cống BTCT đường kính 100cm kết nối thu gom nước mưa từ các đường ống 2 bên đường về trạm bơm. 

Đoạn 2 (từ cầu Bà Sảng đến ngã ba hợp lưu rạch Bưng Cầu - Suối Giữa - rạch Bà Cô bao gồm phạm vi cầu Bà Sảng dài 10m và 25m chuyển tiếp kết nối 3 kênh tại điểm kết thúc): chiều dài khoảng 663m, kênh có mặt cắt dạng hở hình chữ nhật, kết cấu BTCT; chiều rộng kênh 16m; bờ kênh rộng 4m mỗi bên, trong đó phạm vi gia cố mặt đường rộng 3,5m, đỉnh tường hai bên kênh được lắp đặt lan can bằng thép hình.

Trên tuyến dự kiến được bố trí công trình các loại (cống qua đường, cầu giao thông, cống tiêu thoát nước). 

Tuyến rạch Bà Cô (bắt đầu từ ngã ba hợp lưu rạch Bưng Cầu - Suối Giữa - rạch Bà Cô đến sông Sài Gòn): Dài khoảng 2.300m, trong đó đoạn 300m từ cầu Bà Cô đến sông Sài Gòn chỉ tiến hành nạo vét; đoạn còn lại xây dựng kênh mặt cắt chữ nhật kết hợp hình thang, chiều rộng kênh hình chữ nhật là 53m; tường hai bên kết cấu BTCT đặt trên nền cọc BTCT; bờ kênh kết hợp làm đường quản lý vận hành với bề rộng mặt đường gia cố là 5m. 

Nhóm dự án: nhóm A. 

Tổng mức đầu tư dự án: 3.330,4 tỷ đồng. 

Cơ cấu nguồn vốn: Ngân sách tỉnh Bình Dương. 

Địa điểm thực hiện dự án: TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Năm 2025. Giai đoạn thực hiện dự án: Năm 2026 - 2031.

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 51/NQ-HĐND
​​
6/29/2025 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, dự án Trục thoát nước Suối Giữa - Bưng Cầu 29-6-chu-truong-dau-tu-du-an-truc-thoat-nuoc-suoi-giua-bung-cauThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
0
0.00
Ủy quyền Sở Nông nghiệp và Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đấtỦy quyền Sở Nông nghiệp và Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

​​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 907/QĐ-UBND về việc ủy quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh. ​

Theo đó, ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai năm 2024 trên địa bàn tỉnh và được sử dụng con dấu của Sở Nông nghiệp và Môi trường trong quá trình thực hiện nội dung ủy quyền.

Thời hạn ủy quyền kể từ ngày 27/3/2025 đến hết ngày 31/12/2030.

Sở Nông nghiệp và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo đúng quy định và chịu trách nhiệm về nội dung được ủy quyền nêu trên; trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền thì kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/3/2025 và thay thế Quyết định số 2394/QĐ-UBND ngày 23/8/2024 và Quyết định số 2745/QĐ-UBND ngày 23/9/2024 của UBND tỉnh.

Quyết định số 907/QĐ-UBND​​​​

4/4/2025 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, ủy quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất 396-uy-quyen-so-nong-nghiep-va-moi-truong-cap-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-quyen-so-huu-tai-san-gan-lien-voi-daThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu - Đăng Quang
0.00
121,000
0.00
121000
Nâng cao chất lượng quản lý và trách nhiệm chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, đơn vị thi công tham gia thực hiện các dự án đầu tư côngNâng cao chất lượng quản lý và trách nhiệm chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, đơn vị thi công tham gia thực hiện các dự án đầu tư công

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và trách nhiệm chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, đơn vị thi công tham gia thực hiện các dự án đầu tư công.

Theo đó, các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án tăng cường đánh giá và kiểm soát năng lực của các đơn vị tư vấn nhằm lựa chọn các đơn vị tư vấn có uy tín, kinh nghiệm, đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng được công bố trên trang Thông tin điện tử về năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng để triển khai dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả khai thác sử dụng công trình. Chủ động phối hợp nhà thầu thi công tập trung hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán vốn, không để dồn khối lượng vào cuối năm; trình thẩm định phê duyệt quyết toán và thực hiện các thủ tục hoàn trả tạm ứng theo quy định. Tập trung thực hiện và giải ngân vốn các công trình quan trọng, trọng điểm, các dự án đền bù, giải phóng mặt bằng của tỉnh, các công trình có khả năng hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2022 và giai đoạn 2021-2025. Kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, đơn vị liên quan dẫn đến dự án giải ngân thấp.

Bên cạnh đó, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị tư vấn giám sát thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm trong công tác tư vấn giám sát quản lý chất lượng công trình theo quy định. Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra, phải kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan; kiên quyết chống trì trệ, tham nhũng, tiêu cực trong đầu tư công…

Đơn vị lựa chọn nhà thầu tư vấn cần quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức tư vấn, đẩy mạnh đấu thầu qua mạng, đảm bảo đúng tỷ lệ theo lộ trình quy định; lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu các dự án theo quy mô, tính chất dự án phù hợp theo chủ trương đầu tư, pháp luật về đấu thầu, hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện trong đấu thầu làm kéo dài thời gian triển khai thực hiện dự án, gây dư luận không tốt trong nhà thầu và nhân dân.

Đơn vị tư vấn thiết kế chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng; tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình; lập hồ sơ thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, bước thiết kế, quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Tăng cường ứng dụng phần mềm, công nghệ mới để nâng cao chất lượng thiết kế; nghiêm cấm các hành vi thông đồng với nhà thầu thi công trong thiết kế công trình gây lãng phí, thất thoát chi phí đầu tư xây dựng công trình…

Đơn vị tư vấn giám sát chỉ được nhận thầu tư vấn giám sát phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề theo quy định. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và bố trí đầy đủ nhân sự, trang thiết bị cho công tác tư vấn giám sát đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định và phù hợp với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Phải tổ chức văn phòng tư vấn giám sát ngay tại hiện trường phù hợp với quy mô, yêu cầu của từng dự án; thực hiện quản lý chặt chẽ những yếu tố về chất lượng, tiến độ, chi phí, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn; nghiêm cấm các hành vi thông đồng với nhà thầu thi công trong việc xác định khối lượng thi công, bỏ qua các quy định theo chỉ dẫn kỹ thuật, quy trình thi công làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng…

Nhà thầu thi công chỉ được nhận thầu thi công xây dựng phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề theo quy định. Tổ chức thi công công trình đúng như bản vẽ thiết kế được được duyệt, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo đúng Hợp đồng thi công đã ký kết. Đồng thời, rà soát và báo cáo với các đơn vị có liên quan, chủ đầu tư về những điểm không phù hợp của hồ sơ thiết kế để thực hiện điều chỉnh, phát sinh, giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục điều chỉnh, phát sinh để đảm bảo công trình hoàn thành theo đúng kế hoạch; tuân thủ trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng được quy định cụ thể tại Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP…

Sở Xây dựng tăng cường thanh tra, kiểm tra năng lực các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định; tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành, công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Xây dựng theo tinh thần đơn giản thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết, thời gian góp ý dự án đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng định mức, đơn giá đảm bảo quy định của Trung ương; kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Đồng thời, công bố giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh kịp thời phục vụ cho công tác quản lý chi phí đối với các dự án đầu tư công…

Văn bản 

7/12/2022 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtNâng cao, chất lượng, quản lý, trách nhiệm, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, đơn vị thi công, tham gia, thực hiện, dự án, đầu tư công626-nang-cao-chat-luong-quan-ly-va-trach-nhiem-chu-dau-tu-don-vi-tu-van-don-vi-thi-cong-tham-gia-thuc-hien-cac-du-an-dau-tu-conThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
1,051.00
121,000
0.00
121000
0
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19

TTĐT - ​UBND tỉnh yêu cầu Sở Giao thông vận tải phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức thông tin và triển khai nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Văn bản số 5187/VPCP về việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19.

​Theo đó, thực hiện không kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch đối với phương tiện có giấy nhận diện có QR Code còn thời hạn do ngành Giao thông vận tải cấp, vận chuyển hàng hóa phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu dùng trên tất cả các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên huyện, giao thông đô thị trên phạm vi cả nước. Trường hợp phương tiện không có giấy nhận diện có QR Code hoặc có nhưng hết thời hạn thì thực hiện kiểm tra việc khai báo y tế và giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm với SARS-COV-2 đối với người trên phương tiện. 

Việc kiểm tra đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa khi ra, vào các địa điểm tập kết, trung chuyển, giao nhận hàng hóa đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu phòng, chống dịch, không gây ùn tắc giao thông. 

Người trên phương tiện chở hàng hóa lưu thông phải thực hiện nghiêm quy định 5K và có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên SARS-COV-2 trong thời hạn 72 giờ kể từ thời điểm có kết quả xét nghiệm. Đồng thời, có các giải pháp phân luồng, tổ chức giao thông phù hợp hạn chế thấp nhất phương tiện vào trung tâm đô thị để phòng, chống dịch bệnh nhưng phải bảo đảm hoạt động vận chuyển lưu thông, phân phối hàng hóa thông suốt qua địa bàn.

Văn bản ​

 

7/31/2021 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtđiều kiện, thuận lợi, vận chuyển, hàng hóa, tình hình, dịch Covid-19108-tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-viec-van-chuyen-hang-hoa-trong-tinh-hinh-dich-covid-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
342.00
121,000
0.00
121000
0
Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách Nhà nước (lần 2)Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách Nhà nước (lần 2)

TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 57/NQ-HĐND về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 29/4/2025 của HĐND tỉnh về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách Nhà nước (lần 2).

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 24 (chuyên đề) thông qua ngày 25/6/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, bổ sung mới 09 dự án với số vốn 401.700.000.000 đồng (Bốn trăm lẻ một tỷ,bảy trăm triệu đồng).

Điều chỉnh tăng vốn cho 38 dự án, nhiệm vụ với số vốn tăng thêm 1.359.455.000.000 đồng (Một nghìn ba trăm năm mươi chín tỷ, bốn trăm năm mươi lăm triệu đồng).

Điều chỉnh giảm vốn cho 33 dự án với số vốn giảm 1.755.455.000.000 đồng (Một nghìn bảy trăm năm mươi lăm tỷ, bốn trăm năm mươi lăm triệu đồng).

Điều chỉnh không bố trí vốn cho 16 dự án với số vốn 5.700.000.000 đồng (Năm tỷ, bảy trăm triệu đồng).

Chuyển dự án Công nghệ thông tin Bệnh viện đa khoa 1.500 giường thuộc dự án Thiết bị Bệnh viện đa khoa 1.500 giường từ danh mục chuẩn bị đầu tư sang thực hiện dự án (khởi công mới năm 2025).

Chuyển đơn vị chủ đầu tư đối với dự án Chỉnh trang đô thị và xây dựng Khu lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (dự án thành phần 02: Trưng bày mỹ thuật Khu lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc) từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh sang Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Các nội dung khác tại Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 29/4/2025 của HĐND tỉnh về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách Nhà nước (lần 2) không thay đổi.

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 57/NQ-HĐND​

6/30/2025 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách Nhà nước (lần 2)872-dieu-chinh-ke-hoach-dau-tu-cong-nam-2025-von-ngan-sach-nha-nuoc-lan-2Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalse
0.00
0
0.00
Phát triển kinh tế - xã hội trên 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trườngPhát triển kinh tế - xã hội trên 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường

Dự thảo đầu tiên về Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2011-2015 được công bố hôm 23-11 được xây dựng trên các trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường với mục tiêu tăng trưởng bình quân 7 – 8%/năm.

Ngày 23/11, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo tham vấn cho Dự thảo phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015. Đây là Dự thảo đầu tiên được Bộ công bố và đưa ra lấy ý kiến đại diện các bộ, ngành, địa phương, các viện nghiên cứu và các tổ chức xã hội.
 
Dự thảo được đưa ra lấy ý kiến lần này gồm 111 trang báo cáo chính và gần 60 trang phụ lục báo cáo với 2 nội dung chính là kết quả thực hiện phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2006-2010 và kế hoạch phát triển 2011-2015.
 
Kế hoạch này được xây dựng trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường.
 
Về kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn này là GDP bình quân 5 năm tăng 7%-8%/năm, tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân 12%/năm, tỷ trọng đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 khoảng 40-41% GDP. GDP năm 2015 đạt khoảng 200 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.100 USD, gấp 1,7 lần năm 2010.
 
Về xã hội, chỉ tiêu chủ yếu tới 2015 là tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 55%, quy mô dân số là 93 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm 2%/năm, tỷ lệ thất nghiệp thành thị khoảng 4%.
 
Về môi trường, chỉ tiêu chủ yếu đặt ra tới năm 2015 là tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 42,5%, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch hợp vệ sinh khoảng 96%, dân cư thành thị được cung cấp nước sạch khoảng 98%....
 
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết, trong bối cảnh hiện nay, việc xác định và dự báo được các mốc phát triển và chỉ tiêu mang tính đột phá cho kế hoạch kinh tế-xã hội 5 năm tới là rất khó.
 
Dự thảo cũng cần giải bài toán là làm sao cụ thể hoá được 2 giai đoạn của chiến lược phát triển 10 năm 2011-2020 khi mà Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 của nước ta là trở thành nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình.
 
Theo một số ý kiến, Kế hoạch 5 năm cần tính tới 3 đột phá: hạ tầng đô thị, lao động nhân lực (nhất là lao động chất lượng cao) và cải cách thủ tục hành chính.
 
Mảng cải cách hành chính có ý nghĩa quan trọng để tạo môi trường kinh doanh, tháo dỡ rào cản cho hoạt động của doanh nghiệp và chống tham nhũng. Hạ tầng cần tập trung vào một số lĩnh vực khi một số điểm hiện nay vẫn còn dàn trải, đặc biệt là vấn đề cảng biển, sân bay...
 
Các vấn đề thảo luận còn tập trung vào lĩnh vực sản xuất công-nông nghiệp, xuất khẩu, nhất là vấn đề về nâng giá trị gia tăng của ngành trong GDP, vấn đề tăng chỉ số hàm lượng công nghệ v.v. Nhiều đại biểu cho rằng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, cần xem xét sản phẩm cốt lõi quyết định sự phát triển của nền kinh tế để có chính sách ưu tiên...
 
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015 sẽ còn tiếp tục được đưa ra tham vấn cho đến khi hoàn thiện. Nội dung Kế hoạch phát triển này sẽ được đưa vào Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI sẽ được tổ chức vào tháng 1/2011.
 
Như đã đưa tin, đầu tháng 6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 751/CT-TTg về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015.
 
Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề cương Kế hoạch này, trong đó nêu rõ mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội...
 
Theo Chinhphu.vn
11/24/2009 2:22 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết806-Phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tren-3-tru-cot-kinh-te-xa-hoi-va-moi-truongThông tin chỉ đạo, điều hành
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật tài nguyên và môi trườngChức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật tài nguyên và môi trường

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1436/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật tài nguyên và môi trường trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 27/5/2025 và bãi bỏ Quyết định số 1147/QĐ-STNMT ngày 10/11/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật tài nguyên và môi trường.

Theo đó, Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường (Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bình Dương; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Sở Nông nghiệp và Môi trường; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Trung tâm có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc và con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định pháp luật.

Trung tâm có chức năng thực hiện các hoạt động quan trắc tài nguyên và môi trường phục vụ công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh; thực hiện điều tra cơ bản, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong phạm vi hoạt động, quản lý; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quan trắc tài nguyên và môi trường sau khi được phê duyệt; cung cấp các dịch vụ quan trắc và kỹ thuật tài nguyên và môi trường.

Đồng thời tư vấn, cung cấp các dịch vụ, kỹ thuật, thiết bị, hóa chất về quan trắc, phân tích, kiểm định, hiệu chuẩn trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; tư vấn, cung cấp các dịch vụ, kỹ thuật nông nghiệp; dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, thực phẩm, hàng hóa; thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật…

Trung tâm có Giám đốc và các Phó Giám đốc. Các phòng chuyên môn thuộc Trung tâm: ​Phòng Hành chính – Tổng hợp; phòng Kế hoạch – Tài chính; phòng Tư vấn – Công nghệ; phòng Quan trắc Tự động và Dữ liệu; phòng Quan trắc môi trường; phòng Kiểm định và Dịch vụ môi trường; phòng Phân tích môi trường; phòng Phân tích hữu cơ và kim loại nặng.

Quyết định số 1436/QĐ-UBND​

6/16/2025 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật tài nguyên và môi trường16-6-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-va-co-cau-to-chuc-trung-tam-quan-trac-ky-thuat-tai-nguyen-va-moi-truongThông tin chỉ đạo, điều hànhFalse
0.00
0
0.00
Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" sẽ diễn ra trong 02 ngày tại tỉnh Bình DươngChương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" sẽ diễn ra trong 02 ngày tại tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phối hợp tổ chức Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" tại tỉnh Bình Dương.

​Theo đó, Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" diễn ra trong 02 ngày, 16 và 17/5/2024 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương cùng một số địa điểm lân cận, với số lượng khách mời dự kiến khoảng 570 đại biểu từ hai phía Hàn Quốc và Việt Nam.

Các sự kiện chính: Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024", Lễ khai mạc Triển lãm trưng bày sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam và Hàn Quốc, gặp gỡ giữa Đại sứ Hàn Quốc và lãnh đạo địa phương Việt Nam (G2G), kết nối chính quyền/doanh nghiệp hai nước (G2B, B2B).

Giao Sở Ngoại vụ phối hợp và trao đổi thống nhất với Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc trong công tác chuẩn bị các điều kiện tổ chức Chương trình; phối hợp với Tổng công ty Becamex IDC, Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng chương trình chi tiết, chuẩn bị công tác tổ chức; xây dựng và tổng hợp dự toán kinh phí có liên quan (từ ngân sách tỉnh) để tổ chức thực hiện thành công Kế hoạch này;.

Phối hợp với Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc mời lãnh đạo Chính phủ, Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố và các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong và ngoài tỉnh, hiệp hội và doanh nghiệp Hàn Quốc tham dự Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc năm 2024" vào ngày 17/5/2024.

Đồng thời, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị liên quan đề xuất, tham mưu, xây dựng chương trình để lãnh đạo tỉnh tiếp, làm việc với các Đoàn.

Kế hoạch ​​

5/10/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChương trình, Gặp gỡ, Hàn Quốc, 2024, diễn ra, 02 ngày, Bình Dương644-chuong-trinh-gap-go-han-quoc-2024-se-dien-ra-trong-02-ngay-tai-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
356.00
121,000
0.00
121000
0
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chế định Thừa phát lạiTriển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chế định Thừa phát lại

TTĐT - Ngày 30/3/2016, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 905/KH-UBND về việc “Triển khai thực hiện Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.

Theo đó, Kế hoạch xác định nội dung, công việc, tiến độ thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan tổ chức liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Nghị quyết số 107/2015/QH13 nhằm đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả.

Cụ thể, trong năm 2016 và các năm tiếp theo, thực hiện tuyên truyền, phổ biến về chế định Thừa phát lại với các hoạt động như: tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 107/2015/QH13 và các văn bản liên quan; biên soạn, cấp phát tài liệu, truyền thông trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương. Tiếp tục thực hiện chế định Thừa phát lại và thành lập mới các Văn phòng Thừa phát lại. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc chấp hành pháp luật, quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của các Văn phòng Thừa phát lại trong quá trình hoạt động.

Sở Tư pháp là cơ quan đầu mối tổ chức triển khai Kế hoạch. Phối hợp nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động các Văn phòng Thừa phát lại.

Cơ quan tiến hành tố tụng, UBND cấp huyện, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 107/2015/QH13 trên địa bàn tỉnh.

4/1/2016 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThừa phát lại, chế định Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại, tuyên truyền phổ biến, thanh tra, kiểm tra450-trien-khai-thuc-hien-nghi-quyet-cua-quoc-hoi-ve-che-dinh-thua-phat-laiThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương ChiPhương Chi
Triển khai thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình DươngTriển khai thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Dương

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 28/10/2024 của HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 18 về việc thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Dương (viết tắt là Nghị quyết số 37/NQ-HĐND).

Theo đó, giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-HĐND đảm bảo kịp thời, hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật; chủ trì tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Dương.

Chủ trì phối hợp Sở Nội vụ và Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Dương theo trình tự thủ tục rút gọn; tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Dương (nội dung, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và thời gian hoàn thành từng nội dung công việc cụ thể). Thời gian hoàn thành trước ngày 15/11/2024.

Song song đó, giao Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh chủ trì tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án vị trí việc làm của Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấp; xây dựng Kế hoạch biên chế năm 2025 cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công, Điểm Tiếp nhận trên địa bàn tỉnh; xây dựng Quy chế phối hợp trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công, Điểm Tiếp nhận với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã và đơn vị bưu chính công ích. Thời gian hoàn thành các dự thảo gửi cơ quan có thẩm quyền trước ngày 15/11/2024 và trình UBND tỉnh trước ngày 30/11/2024.

Giao Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh bố trí biên chế công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ triển khai thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Dương; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân sự bưu điện đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Văn bản​​

11/12/2024 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Dương45-trien-khai-thi-diem-thanh-lap-trung-tam-phuc-vu-hanh-chinh-cong-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương ban hành danh sách mã định danh phiên bản 2.0 các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệpBình Dương ban hành danh sách mã định danh phiên bản 2.0 các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Danh sách mã định danh phiên bản 2.0 các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh. Quyết định này thay thế Quyết định số 2738/QĐ-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh.

Theo đó, để thuận tiện trong quản lý, trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng giữa các hệ thống quản lý văn bản và điều hành; các ứng dụng công nghệ thông tin khác, cần thiết phải xây dựng và thống nhất định danh của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Mỗi cơ quan sẽ được cấp phát một mã định danh. Phương pháp đánh mã định danh được thực hiện theo Quy chuẩn Quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành (QCVN 102:2016/BTTTT) được ban hành trong Thông tư số 10/2016/TT-BTTTT và Thông tư 01/2022/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc sửa đổi 1:2022 QCVN 102:2016/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện.

Các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai Danh sách mã định danh 2.0 đến các đơn vị trực thuộc. Trong trường hợp có sự tăng, giảm số lượng, thay đổi về cơ cấu tổ chức (đổi tên, tách, nhập, giải thể), các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thông báo đến Sở Thông tin và Truyền thông để tiến hành cập nhật, chỉnh sửa, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh.

Các cơ quan, đơn vị thuộc ngành dọc, các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương liên hệ cơ quan chủ quản để được cấp mã định danh và thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông biết, cập nhật; trong trường hợp chưa có mã định danh của ngành, đề nghị liên hệ với Sở Thông tin và Truyền thông để được cấp mã định danh tạm thời của tỉnh.

Các nội dung phân bổ chi tiết khung mã định danh, xem chi tiết tại văn bản

4/4/2022 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, ban hành, danh sách, mã định danh, phiên bản, 2.0, cơ quan, hành chính, đơn vị, sự nghiệp583-binh-duong-ban-hanh-danh-sach-ma-dinh-danh-phien-ban-2-0-cac-co-quan-hanh-chinh-va-don-vi-su-nghieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
428.00
121,000
0.00
121000
0
Cán bộ, công chức không tham gia săn, bắt, mua, bán các loài chim hoang dã, di cư trái pháp luậtCán bộ, công chức không tham gia săn, bắt, mua, bán các loài chim hoang dã, di cư trái pháp luật

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh thực thi pháp luật và tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.

Theo đó, các sở, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ như đã chỉ đạo tại Văn bản số 2527/UBND-KT ngày 27/5/2022. Đồng thời, phổ biến nội dung Chỉ thị đến cán bộ, công chức và người lao động thuộc đơn vị và yêu cầu không tham gia săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo các loài chim hoang dã, di cư trái pháp luật.

Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương tăng cường đưa tin, phát sóng các thông điệp, phóng sự, bản tin tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.

Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường và Chi cục Kiểm lâm tăng cường công tác phối hợp liên ngành, thanh tra, kiểm tra thường xuyên các nhà hàng, cơ sở kinh doanh, chợ chim hoang dã, các khu vực trọng điểm về săn, bắt, buôn bán, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư; xử lý nghiêm các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư.

Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh có nguồn gốc từ chim hoang dã, di cư.

Văn bản 

10/28/2022 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCán bộ, công chức, tham gia, săn, bắt, mua, bán, loài chim, hoang dã, di cư, trái pháp luật193-can-bo-cong-chuc-khong-tham-gia-san-bat-mua-ban-cac-loai-chim-hoang-da-di-cu-trai-phap-luaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
319.00
121,000
0.00
121000
0
Phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bàu Bàng đến năm 2040Phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bàu Bàng đến năm 2040

​TTĐT - UB​​​ND tỉnh ban hành Quyết định số 2972/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bàu Bàng đến năm 2040.

​Theo đó, phạm vi nghiên cứu là toàn bộ ranh giới hành chính huyện Bàu Bàng với diện tích 34.002,11 hecta, gồm thị trấn Lai Uyên và 06 xã (Cây Trường II, Hưng Hòa, Lai Hưng, Long Nguyên, Tân Hưng, Trừ Văn Thố); phía Bắc giáp thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; phía Nam giáp thành phố Bến Cát; phía Đông giáp huyện Phú Giáo; phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng.

Thời hạn lập quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030, giai đoạn dài hạn đến năm 2040.

Quy mô dân số: Đến năm 2030 khoảng 320.000 - 350.000 người; đến năm 2040 khoảng 480.000 - 500.000 người.

Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bàu Bàng đến năm 2040 nhằm cụ thể hóa quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Bàu Bàng và mục tiêu xây dựng các huyện nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có huyện Bàu Bàng với định hướng hoàn thành tiêu chí huyện nông thôn mới làm tiền đề phấn đấu các giai đoạn tiếp theo đạt các chỉ tiêu đô thị loại III, trở thành thị xã thuộc tỉnh.

Song song đó, nghiên cứu định hướng phát triển không gian vùng huyện, phân vùng kinh tế, hệ thống điểm dân cư đô thị và nông thôn, bố trí cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của huyện đề ra trong mối quan hệ với Vùng tỉnh và các khu vực xung quanh. Làm cơ sở triển khai các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, xác định các dự án ưu tiên đầu tư, phát triển đô thị quản lý đô thị và các khu vực dân cư nông thôn, khu vực phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch,… và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành đảm bảo sự phát triển hài hòa, đồng bộ.

Định hướng phát triển huyện Bàu Bàng theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ, trong tương lai trở thành "Trung tâm đổi mới sáng tạo - công nghiệp" phía Bắc của tỉnh Bình Dương.

Bàu Bàng đóng vai trò huyện cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Bình Dương, kết nối với tỉnh Bình Phước và khu vực Tây Nguyên thông qua tuyến Quốc lộ 13; là vùng Kinh tế phía Bắc của tỉnh, có sự tác động tương hỗ và gắn kết với không gian kinh tế của huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo và thành phố Bến Cát; là khu vực phát triển công nghiệp (đa ngành, chế biến nông lâm sản), phát triển khu phức hợp Văn hóa - Thể thao, Y tế, Giáo dục đào tạo cấp vùng, trung tâm dịch vụ - thương mại cấp vùng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử. Đô thị Bàu Bàng đạt tiêu chí đô thị loại III, trở thành thị xã thuộc tỉnh Bình Dương.

Quyết định số 2972/QĐ-UBND​

10/28/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bàu Bàng đến năm 2040243-phe-duyet-do-an-quy-hoach-xay-dung-vung-huyen-bau-bang-den-nam-204Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Đặt, đổi tên đường trên địa bàn thành phố Dĩ AnĐặt, đổi tên đường trên địa bàn thành phố Dĩ An

TTĐT - ​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 44/NQ-HĐND về đặt, đổi tên đường trên địa bàn thành phố Dĩ An. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 20/6/2025. 

Theo đó đặt, đổi tên 01 tuyến đường trên địa bàn thành phố Dĩ An.

Cụ thể, đường Cây Da đổi thành đường Lê Văn Tớn, điểm đầu giáp đường Mỹ Phước - Tân Vạn và điểm cuối giáp đường Bùi Thị Xuân, có chiều dài 712m và chiều rộng 7m.

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết​

6/30/2025 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThông tin chỉ đạo, điều hànhFalse
0.00
0
0.00
Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Tân Lập đến năm 2040Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Tân Lập đến năm 2040

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 31/NQ-HĐND về việc thông qua Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Tân Lập đến năm 2040 tại huyện Bắc Tân Uyên.

Theo đó, đô thị mới Tân Lập được xác định bao gồm toàn bộ ranh giới xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên.

Quy mô diện tích lập quy hoạch 2.782,48 hecta.

Ranh giới tứ cận được xác định: Phía Đông giáp thị trấn Tân Thành và xã Đất Cuốc thuộc huyện Bắc Tân Uyên; phía Tây giáp xã Bình Mỹ thuộc huyện Bắc Tân Uyên và phường Hội Nghĩa thuộc TP.Tân Uyên; phía Nam giáp phường Uyên Hưng thuộc TP.Tân Uyên; phía Bắc giáp xã Bình Mỹ và xã Tân Định thuộc huyện Bắc Tân Uyên.

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: Toàn bộ xã Tân Lập; ranh giới theo ranh hành chính xã Tân Lập gồm có 5 ấp: 1, 2, 3, 4, 5.

Phạm vi nghiên cứu mở rộng: Bao gồm các xã/thị trấn lân cận thuộc huyện Bắc Tân Uyên và các phường lân cận thuộc TP.Tân Uyên.

Tân Lập là trung tâm kinh tế - xã hội của huyện Bắc Tân Uyên, định hướng là đô thị công nghiệp - dịch vụ với các loại hình dịch vụ đa dạng phục vụ cho đô thị, hỗ trợ phát triển công nghiệp.

Định hướng đến năm 2030 đô thị Tân Lập có tính chất là đô thị trung tâm - công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đến năm 2040 đô thị Tân Lập chuyển dịch tính chất là đô thị trung tâm - công nghiệp - dịch vụ.

Đến năm 2030, dân số đô thị Tân Lập khoảng 15.000 - 25.000 người (bao gồm dân cư đô thị và người lao động trong các khu công nghiệp); đến năm 2040, dân số đô thị Tân Lập khoảng 30.000 - 45.000 người (bao gồm dân cư đô thị và người lao động trong các khu công nghiệp).

Giai đoạn từ nay đến năm 2030, đạt tiêu chí đô thị loại V; giai đoạn năm 2030 – 2040, củng cố, nâng cao tiêu chí đô thị loại V, hướng đến đô thị phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và là đô thị đáng sống của huyện.

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 31/NQ-HĐND​

4/26/2025 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Quy hoạch chung đô thị mới Tân Lập đến năm 2040728-nhiem-vu-quy-hoach-chung-do-thi-moi-tan-lap-den-nam-204Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Bình DươngTăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương

​TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị ​về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

​Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Dương, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, Cảnh sát PCCC tỉnh tăng cường tuyên truyền pháp luật, phổ biến kiến thức về PCCC và cứu nạn, cứu hộ đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức tự phòng ngừa, hạn chế xảy ra cháy, nổ; tiếp tục xây dựng phong trào "Toàn dân tham gia PCCC" gắn với phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" với phương châm "bốn tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ), nòng cốt là lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở và chuyên ngành; xây dựng, nhân rộng các mô hình bảo đảm an toàn PCCC theo hướng tự nguyện, tự phòng, tự quản tại các cụm dân cư, cụm doanh nghiệp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn trong việc bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC đối với khu dân cư; đảm bảo an toàn kho vũ khí, vật liệu nổ, bảo quản chất dễ cháy, nổ; có phương án phòng, chống cháy, nổ, cháy rừng, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chỉ đạo, hướng dẫn các chủ đầu tư triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC trong xây dựng cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện nghiêm quy định về an toàn PCCC; phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra an toàn PCCC các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao trong các khu, cụm công nghiệp…

1/10/2018 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtphòng cháy,  chữa cháy, PCCC, cứu nạn,  cứu hộ36-tang-cuong-cong-tac-phong-chay-chua-chay-va-cuu-nan-cuu-ho-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
382.00
121,000
0.40
121000
46,270,400
Chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan trong ngành Giao thông vận tảiChuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan trong ngành Giao thông vận tải

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành Giao thông vận tải.

Theo đó, Kế hoạch hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành Giao thông vận tải đã sẵn sàng về mặt công nghệ, thể chế, nguồn lực nhằm thực hiện mức cam kết trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan của Việt Nam vào năm 2030.

Đồng thời, phấn đấu đến năm 2050, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về "0".

Đối với đường bộ, giai đoạn 2023-2030, thúc đẩy chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp; khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.

Đến năm 2040, từng bước hạn chế tiến tới dừng sử dụng xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy dùng nhiên liệu hóa thạch trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2050, có 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh; hoàn thiện hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn tỉnh đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Đối với đường sắt, khuyến khích chuyển đổi trang thiết bị bốc, xếp tại các nhà ga sang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh.

Đối với đường thủy nội địa, giai đoạn 2023-2030, khuyến khích đầu tư đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh; áp dụng tiêu chí cảng xanh, tuyến vận tải xanh làm cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư mới cảng thủy nội địa xanh trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2031-2050, tiếp tục khuyến khích đầu tư đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Khuyến khích hoạt động đầu tư mới cảng thủy nội địa theo hướng phát triển xanh.

Từ năm 2040, có 100% phương tiện thủy nội địa đóng mới sử dụng điện, năng lượng xanh; có 100% cảng thủy nội địa xây dựng mới áp dụng tiêu chí cảng xanh; khuyến khích cảng, bến thủy nội địa đang hoạt động chuyển dịch áp dụng tiêu chí cảng xanh.

Đến năm 2050, có 100% phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh; có 100% trang thiết bị tại các cảng, bến thủy nội địa chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

Đối với hàng hải, giai đoạn 2023-2030, khuyến khích tàu biển hoạt động nội địa tuân thủ đầy đủ các quy định của Phụ lục VI Công ước MARPOL về sử dụng hiệu quả năng lượng và Chiến lược giảm phát thải khí nhà kính từ tàu biển của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) từ năm 2025; khuyến khích chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương tại các cảng đầu tư mới.

Giai đoạn 2031-2050, tàu biển hoạt động nội địa tuân thủ đầy đủ các quy định của Phụ lục VI Công ước MARPOL về sử dụng hiệu quả năng lượng và Chiến lược giảm phát thải khí nhà kính từ tàu biển của IMO; tàu biển đóng mới, hoán cải, nhập khẩu sau năm 2035 sử dụng điện, năng lượng xanh.

Từ năm 2031, đầu tư phương tiện, trang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương tại các cảng đầu tư mới, đầu tư bổ sung.

Từ năm 2040, thực hiện chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị tại các cảng hiện hữu, các thiết bị báo hiệu hàng hải sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương.

Từ năm 2050, tất cả các phương tiện, trang thiết bị tại cảng, các thiết bị báo hiệu hàng hải sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương; có 100% tàu biển hoạt động tuyến nội địa chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

Đối với giao thông đô thị, giai đoạn 2023 – 2030, phấn đấu 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng đạt 5%.

Từ năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.

Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh; phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng đạt 10%.

Kế hoạch​ 

8/3/2023 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtNgành, Giao thông, vận tải, chuyển đổi, năng lượng, xanh, giảm, phát thải, khí các-bon, khí mê-tan164-chuyen-doi-nang-luong-xanh-giam-phat-thai-khi-cac-bon-va-khi-me-tan-trong-nganh-giao-thong-van-taThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
1,003.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương chuẩn bị điều kiện để xã, phường mới đi vào hoạt động Bình Dương chuẩn bị điều kiện để xã, phường mới đi vào hoạt động

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị điều kiện để xã, phường mới đi vào hoạt động và xây dựng chính sách khi kết thúc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.​

Theo đó, các sở, ngành căn cứ các quy định, hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm và các điều kiện đảm bảo để HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các phòng, ban của UBND cấp xã mới đi vào hoạt động.

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn về quy trình, thủ tục tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính và dịch vụ công của Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã theo quy định.

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tư pháp và UBND các huyện, thành phố khẩn trương nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính sách khi kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; tham mưu Đảng ủy UBND tỉnh báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét cho ý kiến trước ngày 15/6/2025; trình HĐND tỉnh ban hành trong tháng 6/2025.

Trong quá trình xây dựng chính sách, Sở Nội vụ liên hệ với TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để xây dựng chính sách có tính tương đồng, không chênh lệch giữa các địa phương.

Văn bản​

6/5/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, chuẩn bị điều kiện để xã, phường mới đi vào hoạt động 82-binh-duong-chuan-bi-dieu-kien-de-xa-phuong-moi-di-vao-hoat-dongThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012 - 2015Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012 - 2015
 TTĐT - Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh truyền nhiễm, ngày 21/8/2012, UBND tỉnh Bình Dương đã ký Quyết định số 2287/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015.
 
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm tại địa phương, khống chế không để dịch xảy ra. Cụ thể, đến cuối năm 2012, 100% Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp được thành lập hoặc kiện toàn. Hàng năm, đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, ưu tiên tuyên truyền về các bệnh có khả năng gây dịch như sốt xuất huyết, tay chân miệng (TCM), cúm A(H5N1), cúm A (H1N1), sốt rét, viêm màng não do não mô cầu, bệnh tả.
 
Huy động các sở, ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị, xã hội tham gia tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Giảm 10% số mắc và tử vong do bệnh TCM và khống chế không để xảy ra thành dịch; giảm 10% số mắc sốt xuất huyết và giảm tỷ lệ tử vong/số mắc xuống dưới 0,1% và khống chế không để dịch lớn xảy ra; giảm 10% số mắc và tử vong do bệnh sốt rét và khống chế không để xảy ra thành dịch; tăng cường năng lực cho hệ thống giám sát, chủ động phòng, phống dịch bệnh truyền nhiễm tại các tuyến; trên 90% ổ dịch được xử lý triệt để. 100% bệnh viện công lập đều có phương án cụ thể hàng năm trong bố trí khu vực, kho, phòng thu dung điều trị bệnh truyền nhiễm; hàng năm, 100% cơ sở y tế tại địa phương thực hiện đúng thông tin báo bệnh truyền nhiễm theo quy định.
 
Để đạt được các mục tiêu trên, các biện pháp thực hiện được tập trung chủ yếu, như: Thành lập hoặc kiện toàn các Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp từ tỉnh đến huyện, thị, thành phố và xã, phường, thị trấn; kiện toàn hệ thống phòng, chống dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở; thiết lập đường dây nóng, tổ chức trực báo dịch từ tỉnh đến cơ sở; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền; tăng cường năng lực hệ thống dự phòng; triển khai mạng lưới điều trị chuyên biệt…
 
Đối với các nhóm bệnh lây truyền qua côn trùng, động vật, tăng cường giám sát tình hình bệnh dịch tại các địa bàn, nhất là các vùng có yếu tố dịch tễ lưu hành bệnh, các ổ dịch cũ; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất phòng, chống bệnh, ngăn chặn kịp thời, không để bùng pháp thành dịch tại địa phương; tăng cường công tác kiểm dịch y tế, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm; phát hiện lưu hành của các tác nhân gây bệnh trên động vật và trên người. Đồng thời đảm bảo hậu cần, cơ sở vật chất để có thể đáp ứng hoạt động ngăn chặn dịch xảy ra.
 
Xuân Mai
8/27/2012 10:32 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1704-Ke-hoach-phong-chong-dich-benh-truyen-nhiem-tren-dia-ban-tinh-Binh-Duong-giai-doan-2012-2015Thông tin chỉ đạo, điều hành
1 - 30Next