Thành phố thông minh
Thứ 2, Ngày 03/04/2023, 11:00
Phát triển nguồn lao động chất lượng cao gắn với nhu cầu từ doanh nghiệp
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
03/04/2023

​TTĐT - Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng, then chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Để phát triển bền vững cần phải phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, có kỹ năng, đây là nhân tố quyết định đối với sự phát triển đất nước trong thời gian tới; là yếu tố nòng cốt để phát triển tổ chức, phát triển doanh nghiệp bền vững, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển lâu dài trong tương lai.

Hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 27.000 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có khoảng 2.400 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, toàn tỉnh hiện có 31 khu công nghiệp với tổng diện tích 12.721 ha, trong đó có 29 khu công nghiệp đi vào hoạt động. Vì vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tình hình nguồn nhân lực của tỉnh Bình Dương

Khẳng định nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố cực kỳ quan trọng, góp phần to lớn vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương trong nhiều năm qua, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI xác định "phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại" là một trong những chương trình đột phá trong nhiệm kỳ 2021-2025.

Tính đến nay, Bình Dương đạt được một số kết quả tích cực, gắn với nhu cầu xã hội trên các lĩnh vực: tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của tỉnh được sắp xếp, tinh gọn; tiến hành rà soát, tinh giản biên chế, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu vị trí việc làm; cán bộ, công chức, viên chức có trình độ từ cao đẳng trở lên hiện chiếm 75%, trong đó hơn 06% có trình độ sau đại học; cán bộ, công chức cấp xã có trình độ đại học trở lên đạt 90,06%; quan tâm thu hút đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, lao động trình độ cao cho các ngành, lĩnh vực mà nhân lực hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu; lao động làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng về số lượng với 1.671.400 người; cơ cấu lao động có sự chuyển dịch phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh với tỷ lệ lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ tương ứng là 5,2% - 70,6% - 24,2%; công tác đào tạo lao động có tay nghề có sự chuyển biến tích cực; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 80%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 30%.

 Kết quả trên thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị của tỉnh và tinh thần sáng tạo, luôn đổi mới trong nhận thức, trong hành động của lãnh đạo các cấp; kết hợp nguồn lực từ ngân sách và tăng cường xã hội hóa thông qua xây dựng các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, động viên, khuyến khích mọi đối tượng học tập, học nghề, thu hút lao động phục vụ cho các hoạt động quản lý và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. 

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Chương trình số 19/CTr-TU đặt ra mục tiêu hướng đến năm 2030 nguồn nhân lực chất lượng cao được phát triển theo bậc đào tạo, ngành đào tạo và chủ thể phát triển kinh tế - xã hội, tập trung cho những ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, trong đó một số ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của một trung tâm công nghiệp hiện đại. Đến năm 2045, nguồn nhân lực của tỉnh đáp ứng yêu cầu của một trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, có năng suất lao động cao có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của một đô thị thông minh của vùng và cả nước.

Giải pháp phát triển nguồn lao động chất lượng cao

Trong thời gian tới, nhằm tiếp tục phát triển nguồn lao động chất lượng cao, gắn với nhu cầu thực tế từ doanh nghiệp cần phải thực hiện đồng bộ 6 giải pháp, bao gồm: tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 2838/KH-UBND ngày 28/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương về Kế hoạch Phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN), phát triển nhân lực có kỹ năng nghề; tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, chú trọng đào tạo lại và đào tạo thường xuyên lực lượng lao động để tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu quả của GDNN; bảo đảm người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và ngoại ngữ… thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Bình Dương có tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%, trong đó có văn bằng chứng chỉ là 35%, hằng năm giải quyết việc làm tăng thêm khoảng 35.000 lao động; đến năm 2030, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 87,5%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ là 37,5%, hằng năm giải quyết việc làm tăng thêm khoảng 40.000 lao động.

Tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 Nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động GDNN gắn với thực hiện Đề án Thành phố thông minh Bình Dương; gắn kết GDNN với thị trường lao động để phát triển nguồn nhân lực về số lượng, liên thông giữa các cấp trình độ, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát huy cơ chế phối hợp, đặt hàng giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng, sử dụng người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tuyển dụng, sử dụng người lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông; chú trọng định hướng, đào tạo các ngành nghề phát triển trong tương lai của kỷ nguyên số, công nghiệp 4.0, đặc biệt là đào tạo nhân lực chất lượng cao, ngành nghề mới, kỹ năng nghề mới (tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin,…) để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập quốc tế.

Nâng cao chất lượng hoạt động phân tích, dự báo nhu cầu, thông tin thị trường lao động về nguồn nhân lực, cung ứng việc làm và nhu cầu đào tạo của tỉnh; quan tâm phát triển cơ sở dữ liệu, kết nối thị trường lao động, xây dựng và cập nhật dữ liệu về lao động có kỹ năng nghề theo từng lĩnh vực, ngành nghề, trình độ đào tạo; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung - cầu để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về nhận thức, đồng thuận của xã hội về phát triển GDNN, vị trí, vai trò của nhân lực có kỹ năng nghề, nhằm huy động sự tham gia và nguồn lực của toàn xã hội, nhất là sự đồng hành của doanh nghiệp trong việc phát triển nhân lực có kỹ năng nghề.

Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GDNN, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp. Xây dựng các chiến lược, chương trình, đề án phát triển GDNN; chú trọng phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển ngành, địa phương; huy động nguồn lực đầu tư, ưu tiên phân bổ ngân sách theo quy định để đầu tư cho các cơ sở GDNN, nhất là các trường chất lượng cao theo quy hoạch và các ngành, nghề trọng điểm đã được phê duyệt.

Để đất nước phát triển nhanh, bền vững, cần phải tập trung tối đa nguồn lực, ưu tiên phát triển nhân lực chất lượng cao để thực sự là khâu đột phá mang lại lợi thế quan trọng nhất, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Ông Trịnh Đức Tài-

Giám đốc Sở Lao động-Thương binh

và Xã hội tỉnh Bình Dương​​

Lượt người xem:  Views:   562
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Time)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Audio

Từ khóa

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

FriendlyName

Hệ số ảnh

Hệ số tin

Hệ số lương cơ sở

Nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thành phố thông minh