| Các trường đào tạo nghề đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tỉnh | Lực lượng lao động | Tin | Hồng Phương | Các trường đào tạo nghề đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tỉnh | /PublishingImages/2024-07/Đoàn tham quan khuôn viên của trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore_Key_30072024102058.jpg | TTĐT - Sáng 29-7, Đoàn công tác của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) do ông Lê Tấn Dũng -Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát và làm việc tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An và Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore về việc thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao. | 7/29/2024 7:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Trong những năm qua, các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh luôn giữ vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có tay nghề cao, có khả năng tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương nói riêng, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước nói chung. Đại diện lãnh đạo TP.Thuận An phát biểu ý kiến và đề xuất các kiến nghị gửi tới Đoàn khảo sát

Đại diện Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore báo cáo tình hình hoạt động của Trường với Đoàn khảo sát
Tại các điểm khảo sát, Đoàn đã nghe đại diện các trường báo cáo tình hình hoạt động, những kết quả đạt được và khó khăn trong thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW. Đại diện các trường và địa phương cũng đã có những kiến nghị, đề xuất gửi tới Đoàn khảo sát như bổ sung, sửa đổi chính sách xã hội hóa; ưu đãi đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực, miễn giảm thuế cho các trường ngoài công lập; cho phép các trường cao đẳng đủ điều kiện được đào tạo trung học phổ thông như những trung tâm giáo dục thường xuyên để tạo điều kiện cho học sinh học lên bậc học cao hơn; xây dựng cơ chế, chính sách đa dạng hóa các chương trình đào tạo... Thứ trưởng Lê Tấn Dũng phát biểu tại buổi buổi làm việc với Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đã đánh giá cao sự nỗ lực của các trường trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao. Đoàn ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của các trường và địa phương để hoàn thiện báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất giải pháp để dần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc các trường đang gặp phải nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao. 
Đoàn tham quan cơ sở vật chất Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore | True | 85-cac-truong-dao-tao-nghe-dong-vai-tro-quan-trong-trong-su-phat-trien-cua-tin | 0.00 | 0.00 | 0 | | | TOP 1 ICF là động lực để Bình Dương xây dựng định hướng phát triển giai đoạn mới | Tin tức sự kiện; TOP 1 ICF | Tin | Phương Chi | TOP 1 ICF là động lực để Bình Dương xây dựng định hướng phát triển giai đoạn mới | /PublishingImages/2024-07/tochidaotptm1_Key_24072024162501.jpg | TTĐT - Chiều 24-7, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì họp Tổ chỉ đạo thành phố thông minh Bình Dương. | 7/24/2024 6:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Tham dự có ông Peter Portheine - Giám đốc EIPO; ông Joost Helms - Giám đốc Eindhoven Academy, đồng Giám đốc EIPO, nguyên Phó Thị trưởng TP. Eindhoven, Hà Lan; cùng lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh là thành viên Tổ chỉ đạo. Tại cuộc họp, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận các nội dung triển khai Đề án Thành phố thông minh trong giai đoạn tiếp theo, sau khi Thành phố thông minh - Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương được Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) vinh doanh TOP 1 ICF vào năm 2023, sau 3 năm liền đạt danh hiệu TOP 7 ICF. 
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng phát biểu tại cuộc họp
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng cho biết, TOP 1 ICF là cơ hội, động lực để Bình Dương xây dựng định hướng phát triển giai đoạn mới gắn kết hài hòa với các tiêu chí quốc tế và mục tiêu phát triển đô thị thông minh của tỉnh, nhằm tạo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội và tăng trưởng xanh, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để hướng tới sự thịnh vượng chung của tỉnh và vùng Đông Nam bộ. Trong giai đoạn hiện nay, với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Bình Dương đã chủ động tham gia và xây dựng các chiến lược đột phá nhằm thu hút hệ sinh thái công nghiệp thế hệ mới, gắn với thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng dụng và giữ chân nhân tài, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn, chuyển đổi số… Tỉnh cũng đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, cơ hội khi Bình Dương đạt danh hiệu TOP 1 ICF nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần nâng tầm thương hiệu Bình Dương trên trường quốc tế. Đặc biệt là tạo sự đồng thuận, niềm tự hào của nhân dân về ý nghĩa danh hiệu TOP 1 ICF mà tỉnh Bình Dương đã nỗ lực xây dựng trong thời gian qua. 
Ông Peter Portheine - Giám đốc EIPO (bìa phải) và ông Joost Helms - Giám đốc Eindhoven Ecademy, đồng Giám đốc EIPO, nguyên Phó Thị trưởng TP. Eindhoven, Hà Lan (bìa trái) trao đổi tại cuộc họp
Các chuyên gia đến từ Hà Lan - ông Peter Portheine và ông Joost Helms đã đánh giá về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của tỉnh, những thuận lợi và khó khăn trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến thu hút FDI. Các chuyên gia cho rằng, Bình Dương cần tận dụng tốt xu hướng thu hút đầu tư thế hệ mới, chuyển đổi sang các lĩnh vực đầu tư có giá trị gia tăng cao hơn. Cùng với tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, giấy phép đầu tư, tỉnh cần sẵn sàng quỹ đất và hạ tầng, khu khoa học và công nghệ… để đón các nhà sản xuất công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ chip bán dẫn đến Bình Dương đầu tư. Bên cạnh đó, Quy hoạch tổng thể mới của tỉnh khi được phê duyệt sẽ mở ra những không gian mới, tạo ra lợi thế cạnh tranh mới cho tỉnh. Do đó, cần tổ chức sự kiện công bố quy hoạch tỉnh kết hợp với quảng bá, thu hút đầu tư. Tiếp tục tổ chức và tham dự các hội nghị quốc tế để Bình Dương gặp gỡ, kết nối giao thương với các doanh nghiệp lớn trên thế giới, để các nhà đầu tư thấy Bình Dương thật sự là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Lãnh đạo các sở, ban ngành, doanh nghiệp, trường đại học cũng đóng góp ý kiến về công tác tuyên truyền; phát huy hiệu quả mô hình Ba Nhà; các chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chip bán dẫn… 

Lãnh đạo các sở ngành trao đổi tại cuộc họp
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng nhấn mạnh, mục tiêu xuyên suốt và cốt lõi của Đề án Thành phố thông minh Bình Dương là nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy đổi mới thu hút đầu tư của tỉnh. Do đó, trong giai đoạn tiếp theo phải tiếp tục tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm này, giao Becamex IDC và các sở, ban ngành xây dựng thành các hoạt động cụ thể để triển khai thực hiện. Trước mắt, cần chuẩn bị chu đáo cho Hội nghị ICF vào tháng 11 tại Tây Ban Nha, hội thảo trực tuyến ICF, sự kiện công bố quy hoạch tỉnh… | True | 598-top-1-icf-la-dong-luc-de-binh-duong-xay-dung-dinh-huong-phat-trien-giai-doan-mo | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương: Hướng đến các dự án phục vụ cộng đồng | Bình đẳng tiếp cận kỹ thuật số | Tin | Phương Chi | Xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương: Hướng đến các dự án phục vụ cộng đồng | /PublishingImages/2023-05/hopbdh_Key_28022023155643_Key_22052023101933.jpg | TTĐT - Sáng 28-02, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì họp Ban Điều hành Đề án Thành phố thông minh Bình Dương. | 3/27/2023 12:00 PM | No | Đã ban hành | | Tại cuộc họp, Văn phòng Thành phố thông minh Bình Dương đã báo cáo kết quả danh hiệu Smart21 năm 2023. Theo kết quả công bố, Bình Dương một lần nữa chính thức được ICF công nhận là Smart 21 cùng các thành phố của các quốc gia Canada, Brazil, Australia… ICF đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá TOP 21 (Smart 21) của năm 2023 dựa theo bộ 6 tiêu chí: Kết nối - Băng thông rộng; Lực lượng lao động; Đổi mới sáng tạo; Bình đẳng tiếp cận kỹ thuật số; Ủng hộ khích lệ và Bền vững. Năm 2023, tổ chức ICF đã làm mới bộ câu hỏi đăng ký Smart 21, tập trung vào những định hướng mang tính chiến lược về phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo, với những ứng dụng sâu và rộng hơn của công nghệ - kỹ thuật số, trên tinh thần lấy cộng đồng làm trọng tâm, lấy kết nối thông minh là phương châm phát triển. 
Hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Bình Dương Số trên điện thoại thông minh
Bình Dương sẽ triển khai thực hiện những giải pháp cụ thể với mục tiêu tiếp tục đạt được danh hiệu TOP 7 và tiến tới danh hiệu TOP 1 của tổ chức ICF năm nay. Để đạt được mục tiêu này, cần tăng cường đề xuất xây dựng, hoàn thiện các dự án mới cho cả 6 tiêu chí, tập trung vào tiêu chí Bình đẳng tiếp cận kỹ thuật số, Ủng hộ khích lệ và Bền vững với những dự án cụ thể mang tính phục vụ cộng đồng như: Hướng dẫn người lớn tuổi sử dụng dịch vụ công; ứng dụng kỹ thuật số trong hỗ trợ phụ nữ kinh doanh; thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo trong cộng đồng; hoạt động tuyên truyền về thành phố thông minh, chuyển đổi số trong cộng đồng… 
Ông Nguyễn Việt Long - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tại cuộc họp
Cuộc họp cũng đã trao đổi, góp ý dự thảo chiến lược phát triển Thành phố thông minh Bình Dương giai đoạn 2022-2026. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tương lai của Bình Dương được triển khai trên mô hình hợp tác Ba Nhà, hướng tới Vùng thông minh dựa trên 3 yếu tố chính là phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và tăng trưởng xanh. 
Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Điều hành Đề án Thành phố thông minh Bình Dương phát biểu tại cuộc họp
Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Mai Hùng Dũng yêu cầu các sở ngành cung cấp thông tin, số liệu để Văn phòng Thành phố thông minh hoàn thành hồ sơ đề nghị TOP 7 ICF. Đồng thời có những định hướng và đề xuất danh mục dự án cụ thể của từng ngành phù hợp với các tiêu chí của ICF, nhất là các dự án mang tính xã hội, phục vụ cộng đồng. Tích cực cung cấp thông tin, bài viết về xây dựng Thành phố thông minh để cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh. Văn phòng Thành phố thông minh lập kế hoạch hoạt động của Ban điều hành trong năm 2023; hoàn thiện chiến lược phát triển Thành phố thông minh Bình Dương giai đoạn 2022-2026 và báo cáo các khó khăn, vướng mắc liên quan để kịp thời xử lý. | False | 405-xay-dung-thanh-pho-thong-minh-binh-duong-huong-den-cac-du-an-phuc-vu-cong-dong | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Bình Dương: Tăng cường đào tạo nhân lực có tay nghề cao | Lực lượng lao động; Tin tức sự kiện | Bài viết | Yến Nhi | Bình Dương: Tăng cường đào tạo nhân lực có tay nghề cao | /PublishingImages/2024-07/c45ad457288e8dd0d49f_Key_30072024095147.jpg | TTĐT - Chiều 29-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Đoàn công tác của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội do ông Lê Tấn Dũng- Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội làm Trưởng đoàn đã khảo sát kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao (Chỉ thị số 37) tại Bình Dương. | 7/29/2024 11:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở ngành. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề Báo cáo với Đoàn công tác, ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 37, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được quan tâm sắp xếp, rà soát, sáp nhập để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đa dạng về hình thức, ngành nghề, trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân. Toàn tỉnh hiện có 70 cơ sở GDNN, gồm: 06 trường cao đẳng, 10 trường trung cấp, 18 trung tâm GDNN và 36 cơ sở khác có đăng ký hoạt động GDNN với 2.632 nhà giáo, cán bộ quản lý (nhà giáo: 1.998 người; cán bộ quản lý: 634 người); trong đó, nhà giáo, cán bộ quản lý trong hệ thống các trường công lập chiếm 30,6%. Đội ngũ nhà giáo GDNN được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chất lượng, tất cả các nhà giáo đều đạt chuẩn về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. 
Toàn cảnh buổi làm việc
Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo ngày càng được tăng cường; đào tạo gắn với việc làm, với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động được quan tâm đẩy mạnh, hiệu quả được nâng lên. Công tác xã hội hóa đem lại kết quả bước đầu đã thu hút được tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở GDNN, các cơ sở hoạt động GDNN ngoài công lập có bước phát triển, đóng góp tích cực cho thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ về đào tạo nghề nghiệp, góp phần đa dạng hóa hoạt động đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Quy mô tuyển sinh, chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề có chuyển biến tích cực và tăng lên hàng năm. Tỷ lệ học sinh, sinh viên sau học nghề có việc làm và thu nhập ổn định ngày càng tăng. Kết quả đào tạo nghề đã đóng góp tích cực cho mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển lực lượng lao động có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 68% (năm 2014) lên 83% (năm 2023), trong đó, tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ tăng từ 19,5% (năm 2014) lên 32% (năm 2023). 
Ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trình bày báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW
Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo ở các cơ sở GDNN được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Đội ngũ nhà giáo tăng về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng, đạt chuẩn theo quy định để giảng dạy. Nội dung chương trình, phương pháp đào tạo được đổi mới; công tác kiểm định chất lượng được quan tâm thực hiện nên chất lượng GDNN được cải thiện. Cơ chế tài chính được đổi mới theo hướng trao quyền tự chủ về chi thường xuyên đã nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả đầu tư ở các cơ sở GDNN công lập. Việc gắn kết "3 Nhà" trong hoạt động GDNN bước đầu đã mang lại nhiều lợi ích cho nhà trường, doanh nghiệp và Nhà nước. Nhiều cơ sở GDNN đã tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên như hỗ trợ nhà trường trong xây dựng chương trình đào tạo, mời những chuyên gia, kỹ sư có kinh nghiệm thực tiễn tham gia giảng dạy, phối hợp tổ chức cho học sinh, sinh viên học thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, tổ chức cho giáo viên tham quan thực tế sản xuất tại doanh nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp,… Từ đó giúp việc đào tạo nghề được nâng cao chất lượng, ngày càng gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Tại buổi việc, các thành viên trong Đoàn đã đánh giá cao kết quả triển khai Chỉ thị số 37 của Bình Dương, đồng thời trao đổi làm rõ thêm một số nội dung về công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về đào tạo nhân lực có tay nghề cao; công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nhân lực có tay nghề cao; đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nhân lực có tay nghề cao; xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và đội ngũ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề cao; đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đa dạng hóa nguồn lực đào tạo nhân lực tay nghề cao; công tác hợp tác, hội nhập quốc tế. 

Đại diện các sở ngành phát biểu ý kiến tại buổi làm việc
Ông Lê Ánh Dương – Chuyên viên chính Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, qua kết quả khảo sát thực tế tại 02 trường: Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An và Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore và báo cáo cho thấy, Bình Dương rất quan tâm đào tạo nguồn nhân lực; tỉnh đã triển khai bài bản Chỉ thị số 37, cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ đạo để có được những kết quả cụ thể, rõ nét. Mặt khác, tỉnh cũng quan tâm đến đời sống, nguồn thu nhập của người lao động. Báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho thấy, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,29 triệu đồng/người/tháng. Con số này cũng gấp 1,7 lần thu nhập bình quân đầu người của cả nước. Đoàn khảo sát cũng chỉ ra một số vướng mắc, khó khăn trong công tác đào tạo lao động có tay nghề cao của tỉnh như: Mạng lưới cơ sở GDNN vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu tăng quy mô đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Công tác phân luồng học sinh THCS tuy có chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao. Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho GDNN chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển GDNN, đào tạo nhân lực có tay nghề cao. 

Các thành viên Đoàn công tác của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội góp ý tại buổi làm việc
Các đại biểu cũng cho rằng, ngoài phân tích dự báo tình hình, tỉnh cần có giải pháp, chỉ tiêu cụ thể trong công tác đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao. Theo ông Phạm Anh Thắng – Trưởng đại diện Văn phòng Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội tại TP. Hồ Chí Minh, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh đã được nâng lên rất rõ trong thời gian qua. Bình Dương có vai trò, vị trí rất đặc biệt trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có nhiều khu công nghiệp thu hút nhiều lao động nhập cư tay nghề không đồng đều; điều này đặt cho Bình Dương trách nhiệm nặng nề trong đào tạo nguồn nhân lực. Vai trò đào tạo cực kỳ quan trọng đối với tỉnh trong công tác thu hút đầu tư giai đoạn tới. Tuy nhiên, hiện tại, các trường đào tạo chưa đủ đáp ứng nhu cầu, do đó, tỉnh cần đẩy mạnh xã hội hóa, xây dựng thêm nhiều trường tư thục dạy nghề thời gian tới, cần định hướng chiến lược xã hội hóa để phát triển ổn định. Đồng thời, tỉnh cũng cần khẩn trương xây dựng chiến lược nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo các ngành nghề chíp bán dẫn, công nghệ cao,… góp phần thu hút đầu tư. 
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng kết luận tại buổi làm việc Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đã đánh giá cao kết quả công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao của tỉnh cũng như sự quan tâm của UBND tỉnh đối với công tác này. Sau buổi giám sát, các sở ngành cần tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh để tiếp tục hoàn thiện báo cáo gửi Bộ. UBND tỉnh phải hỗ trợ công tác phân luồng học sinh cho phù hợp và tăng cường lực lượng giáo viên ở các Trung tâm GDNN để tháo gỡ những khó khăn hiện tại mà Bình Dương đang vướng mắc. Thứ trưởng nhấn mạnh, căn cứ vào định hướng cơ cấu kinh tế, Bình Dương cần có dự báo, chuẩn bị, định hình cho nguồn nhân lực trong thời gian tới, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với điều kiện thực tế. Xác định nguồn đào tạo tuyển sinh, chú trọng công tác dạy nghề… 
Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn sự quan tâm của Đoàn công tác đã khảo sát và nêu các ý kiến đóng góp đối với Bình Dương trong công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Qua buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban ngành sẽ tiếp thu và chỉ đạo thực hiện các nội dung ý kiến theo thẩm quyền để hoàn thiện báo cáo trong thời gian tới. | True | 719-binh-duong-tang-cuong-dao-tao-nhan-luc-co-tay-nghe-cao | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Bình Dương hướng tới chính quyền số phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp | Đổi mới Sáng tạo; Bình đẳng tiếp cận kỹ thuật số | Bài viết | | Bình Dương hướng tới chính quyền số phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp | /PublishingImages/2023-03/CĐS trongkhamchuabenhBV1_Key_31032023090942.jpg | TTĐT - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu của sự phát triển, là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, giúp tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và phát triển bền vững của tỉnh, thời gian qua, Bình Dương xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số luôn bám sát quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 để phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. | 3/31/2023 10:00 AM | No | Đã ban hành | | Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm Chính quyền số được triển khai trên cơ sở kế thừa và phát huy kết quả đạt được của việc xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh tỉnh Bình Dương để mang tính dẫn dắt, thúc đẩy kinh tế số, xã hội số phát triển. Chuyển đổi số lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, hướng đến lợi ích của người dân, doanh nghiệp; ưu tiên chọn thực hiện việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu phục vụ người dân và doanh nghiệp. Chính quyền số tạo sự minh bạch trong hoạt động của chính quyền, đảm bảo tính công bằng, chuẩn mực trong quản lý nhà nước; xây dựng cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp tiếp cận những nền tảng số tiên tiến, sẵn có nhằm giải quyết công việc, giảm chi phí đi lại, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi tối đa để mang lại sự hài lòng của người dân. Qua đó, giúpngười dân tham gia vào quá trình hoạt động của cơ quan nhà nước cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận từ xã hội, góp phần cải cách nền hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ từ chính quyền, mang đến sự thuận thiện trong việc tiếp cận thủ tục hành chính của chính quyền địa phương. Đồng thời, góp phần cải cách nền hành chính, thay đổi phương thức làm việc, cách thức vận hành, công cụ làm việc giúp cho chuyển đổi số nhanh hơn, tốt hơn. 
Triển khai mô hình thí điểm khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD gắn chíp thay thế Thẻ Bảo hiểm y tế Thời gian qua, tỉnh Bình Dương ban hành nhiều văn bản, quy định, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy quá trình ứng dụng công nghệ thông tin cũng như xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số. Đến nay, Bình Dương đã có những kết quả đáng khích lệ trong xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. Cụ thể: Các cấp, các ngành trong tỉnh đều ban hành văn bản triển khai các chủ trương, quy định và hướng dẫn của trung ương, của tỉnh về thực hiện chuyển đổi số, từng bước hoàn thiện cơ sơ pháp lý, góp phần triển khai nhanh chóng các nhiệm vụ đề ra. Tất cả cơ quan trên địa bàn tỉnh đều thiết lập hệ thống mạng nội bộ, kết nối qua đường truyền số liệu chuyên dùng băng thông rộng cho các cơ quan Đảng, Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã với hơn 184 điểm kết nối; hệ thống thư công vụ với hơn 8.000 tài khoản được tạo lập, sử dụng; hệ thống quản lý, xử lý văn bản với hơn 270 cơ quan đơn vị được triển khai với nhiều cán bộ công chức, viên chức tham gia sử dụng thường xuyên, kết nối thông suốt với trung ương và địa phương. Hệ thống điện tử một cửa, Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh liên tục được nâng cấp phục vụ người dân và doanh nghiệp, được kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Hệ thống đường dây nóng 1022 tiếp nhận, trả lời nội dung phản ánh của người dân đến các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác điều phối cấp cứu ngoại viện và nhiều lĩnh vực thiết yếu của đời sống mà người dân quan tâm. Bên cạnh đó, các ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ của các cơ quan nhà nước triển khai theo Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương phiên bản 2.0. Trung tâm dữ liệu tỉnh được hình thành với mô hình Tier-3 được đầu tư bài bản, bảo mật an toàn, sẵn sàng cung cấp dịch vụ phục vụ chính điện tử, chính quyền số. Các hệ thống dùng chung và các hệ thống thông tin chuyên ngành đã từng bước hiện thực hóa các thành phần trong kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương với trục kết nối dữ liệu nội tỉnh (LGSP- Local Government Service Platform) đóng vai trò kết nối đồng bộ dữ liệu giữa các thành phần trong nội bộ chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương và kết nối với các hệ thống Chính phủ điện tử của bộ, ngành, trung ương. Một số cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung đã được xây dựng, hình thành như: CSDL văn bản quy phạm pháp luật, CSDL cán bộ công chức, CSDL đất đai, CSDL GIS quy hoạch đô thị, CSDL doanh nghiệp, … Hội nghị truyền hình trực tuyến (THTT) liên thông 4 cấp từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện và cấp xã với 120 điểm cầu. Nhờ kết nối đồng bộ ở phạm vi rộng, không giới hạn về không gian, thời gian nên việc triển khai hệ thống THTT đã giúp tiết kiệm một phần lớn cho ngân sách nhà nước, góp phần phục vụ đắc lực công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, từng bước xây dựng chính quyền điện tử và nền hành chính hiện đại. Xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC- Intelligent Operation Center) tỉnh Bình Dương. Đây được coi là hệ thống nền tảng cốt lõi quan trọng, kiểu mẫu, góp phần nâng cao công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Nỗ lực triển khai giải pháp quan trọng Để tiếp tục phát huy có hiệu quả những mặt công tác đã làm được và thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số thời gian tới, tỉnh đang nỗ lực triển khai giải pháp quan trọng. Giải pháp trước tiên là tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường tương tác với người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động gắn với bồi dưỡng, phát huy vai trò của Tổ Công nghệ số cộng đồng. Giải pháp thứ hai, thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính nhà nước cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Hợp nhất Cổng Dịch vụ công trực tuyến với Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Bình Dương thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Bình Dương, cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình đủ điều kiện được cung cấp, chú trọng các dịch vụ công thiết yếu, phổ biến, tăng cường hồ sơ trực tuyến với biểu mẫu điện tử tương tác ký số và thanh toán không dùng tiền mặt. Triển khai số hóa hồ sơ kết quả giải quyết thủ tục hành chính, tái sử dụng kết quả và người dân chỉ nộp một lần, mỗi người dân có một kho dữ liệu cá nhân để lưu trữ giấy tờ cá nhân của mình. Triển khai Quyết định số 766/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử với 5 nhóm chỉ số. 
Lực lượng chức năng tích hợp Thẻ Bảo hiểm y tế và các loại giấy tờ vào ứng dụng định danh điện tử tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Thứ ba, triển khai, tích hợp, khai thác có hiệu quả Đề án 06 phục vụ chuyển đổi số, kết nối và chia sẻ dữ liệu số có quản lý của cơ quan nhà nước, định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua ứng dụng VNeID để tạo lập danh tính số phục giao dịch trên môi trường điện tử, môi trường số. Ưu tiên chuẩn hóa tiêu chí "đủ, đúng, sạch, sống" và kết nối các cơ sở dữ liệu hiện có, trước mắt là CSDL doanh nghiệp của tỉnh, CSDL cán bộ công chức viên chức, …. Thứ tư, tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0, kết nối thông suốt trục LGSP, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (National Data Exchange Platform - NDXP) và hình thành Hệ thống xác thực tập trung (SSO- Single Sign-On), đăng nhập đa nhân tố phục vụ kết nối các hệ thống thông tin. Triển khai Nền tảng quản trị tổng thể và nền tảng làm việc dùng chung, số hóa hồ sơ và Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước. Thứ năm, mở rộng IOC hiện có, bổ sung tính năng phân tích, dự báo và triển khai IOC cấp huyện, COC cấp xã và các OC chuyên ngành; Tạo lập Kho dữ liệu tập trung, hình thành phát triển các dạng thông tin và dữ liệu số qua việc xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh; xây dựng, hoàn thiện nền tảng, chia sẻ tích hợp dữ liệu của tỉnh và Cổng dữ liệu mở phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thứ sáu, hoàn thiện App Chính quyền số, App Bình Dương số để kết nối và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt nhất, nâng cao tính minh bạch và tương tác giữa chính quyền và người dân. Triển khai các nền tảng Thứ bảy, tăng cường bảo mật an toàn thông tin mạng, triển khai Trung tâm Điều hành an ninh mạng (Security Operations Center - SOC) và Hệ thống Quản lý tập trung, giám sát an toàn mạng và xử lý sự cố (Security Information and Event Management – SIEM). Triển khai bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin; chế độ báo cáo thường xuyên. Thứ tám, ban hành Kế hoạch cải tiến chỉ số chuyển đổi số trong hoạt động của các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và hệ thống đánh giá, chấm điểm DTI để các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tự đánh giá và phấn đấu trong công tác phát triển chính quyền số nói riêng và chuyển đổi số nói chung. Từ một số kết quả nổi bật nêu trên và tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp thực hiện trong thời gian tới, mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số Bình Dương là hướng đến phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Các cấp, các ngành trong tỉnh dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã rất nỗ lực thực thi tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng đơn vị, tích cực xây dựng chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ; trong đó cơ sở vật chất là nền tảng, cán bộ "một cửa" là then chốt phục vụ nhân dân. Ông Nguyễn Hữu Yên- Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương
| False | 375-binh-duong-huong-toi-chinh-quyen-so-phuc-vu-tot-hon-cho-nguoi-dan-va-doanh-nghie | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Bình Dương: Bứt phá ngoạn mục về chỉ số PAPI | Đổi mới Sáng tạo; Bình đẳng tiếp cận kỹ thuật số | Bài viết | Yến Nhi | Bình Dương: Bứt phá ngoạn mục về chỉ số PAPI | /PublishingImages/2023-03/ảnh 2_Key_31032023173914.jpg | TTĐT - Theo kết quả tại Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của Việt Nam năm 2021 diễn ra vào sáng 10/5/2022 tại Hà Nội, Bình Dương đạt 47,178/80 điểm, đứng thứ 2 trong 63 tỉnh, thành cả nước. Từ nhóm thấp điểm nhất năm 2020 (xếp hạng 57), Bình Dương đã có sự bứt phá ngoạn mục tăng 55 bậc trên bảng xếp hạng. Kết quả này đã phản ánh bức tranh thực tế về hiệu quả hoạt động của chính quyền tỉnh trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. | 3/31/2023 10:00 AM | No | Đã ban hành | | Thước đo hiệu quả hoạt động của chính quyền Chỉ số PAPI là công cụ để người dân tham gia giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. PAPI đo lường 08 chỉ số nội dung: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công, cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường và quản trị điện tử. Theo công bố kết quả Chỉ số PAPI năm 2021, tỉnh Bình Dương đạt tổng điểm 47,178/80 điểm (năm 2020 là 40,762/80 điểm), xếp trong Nhóm điểm cao nhất, đứng thứ 2/63 tỉnh thành. Kết quả này ngoài kỳ vọng, là sự ghi nhận, động viên từ người dân với sự cố gắng của hệ thống chính trị, đặc biệt là ở cơ sở trong suốt đợt dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 năm 2021. Chỉ số PAPI có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ thu thập thông tin kịp thời về những gì đang diễn ra trong công tác quản trị, hành chính công nói chung mà còn quan tâm tới những gì người dân đang trải nghiệm khi sử dụng dịch vụ của nền hành chính Nhà nước; không chỉ cung cấp thông tin khách quan về những trải nghiệm, các mối quan hệ của người dân với các cơ quan chính quyền địa phương mà còn là công cụ đánh giá hiệu quả thực tế của các cấp chính quyền bằng cách tạo điều kiện cho người dân thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của mình. 
Đoàn cán bộ tỉnh Đồng Nai tham quan và tìm hiểu Trung tâm Giám sát điều hành thông minh Bình Dương Đi sâu vào phân tích các chỉ số thành phần có thể thấy, cả 8 chỉ số nội dung PAPI của Bình Dương đều tăng điểm so với năm 2020. Trong đó có 7 nội dung được xếp ở nhóm điểm cao nhất, 1 nội dung ở nhóm điểm trung bình cao. Kết quả này cho thấy Bình Dương xác định đúng hướng đi, khắc phục được điểm nghẽn tồn tại trong những năm qua và có sự cải thiện đáng kể trong hoạt động của chính quyền hướng đến nền hành chính phục vụ nhân dân. Đối với chỉ số thành phần tham gia của người dân ở cấp cơ sở, Bình Dương xếp trong nhóm điểm cao nhất, đứng thứ 2 về mức tăng điểm (sau tỉnh Bình Thuận). Việc tham gia tích cực và chủ động vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là quyền hiến định của mọi người dân Việt Nam, đặc biệt đối với những người từ 18 tuổi trở lên, để người dân phát huy quyền làm chủ, góp phần cải thiện hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở địa phương. Thời gian qua, chính quyền cơ sở đã có sự đổi mới về cách thức thực thi chính sách, cũng như cởi mở hơn, minh bạch hơn, thực hiện trách nhiệm giải trình tốt hơn, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao từ phía người dân. Qua đó huy động sự tham gia rộng của người dân, nhất là sự tham gia tự nguyện của người dân trong các công trình Nhà nước và nhân dân cùng làm. 
Điểm số 8 chỉ số nội dung của Chỉ số PAPI tỉnh Bình Dương năm 2021
Ở chỉ số thành phần công khai minh bạch, năm 2021, tỉnh đứng thứ nhất trong 63 tỉnh thành ở chỉ số thành phần này (trong 02 năm 2019 và 2020 Bình Dương có mức điểm giảm sút lớn nhất). Với quyết tâm tạo ra sự thay đổi tích cực, hiệu quả trong việc công khai, minh bạch thông tin, đáp ứng "quyền được biết" của người dân về chính sách liên quan trực tiếp đến đời sống và sinh kế của họ, các cấp chính quyền đa dạng hóa hình thức công khai thông tin ở 4 nội dung: tiếp cận thông tin; công khai, minh bạch danh sách hộ nghèo; công khai, minh bạch ngân sách cấp xã; và công khai, minh bạch kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất ở địa phương thành phần. Đặc biệt chú trọng vào nội dung đảm bảo việc tiếp cận dễ dàng hơn và cung cấp kịp thời đầy đủ thông tin hữu ích, đáng tin cậy cho người dân; thực hiện nghiêm túc quy định công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo cập nhật kịp thời khung giá bồi thường theo thị trường và ý kiến góp ý của người dân. Năm 2021, Bình Dương cũng là tỉnh đứng thứ nhất trong 63 tỉnh thành ở chỉ số thành phần trách nhiệm giải trình này. Chỉ số này gồm ba nội dung: mức độ và hiệu quả tương tác với chính quyền địa phương; giải đáp khiếu nại, tố cáo, khúc mắc của người dân và tiếp cận dịch vụ tư pháp. Để cải thiện trách nhiệm giải trình với người dân, các địa phương đã thực hiện nhiều cuộc tiếp xúc người dân (ngoài tiếp xúc định kỳ) để nắm bắt và giải quyết sớm hơn nhiều vấn đề bức xúc của người dân, nâng cao sự tín nhiệm, niềm tin của người dân vào các cơ chế tiếp nhận khiếu nại, tố cáo của chính quyền các cấp. Các nội dung chỉ số thành phần còn lại cũng có sự tăng điểm vượt bậc và được người dân đánh giá tốt hơn so với năm 2020. Nỗ lực duy trì thành quả UBND tỉnh Bình Dương đề ra Kế hoạch duy trì kết quả chỉ số PAPI năm 2022 và những năm tiếp theo với kỳ vọng tạo ra cuộc "cải cách" toàn diện, không ngừng nâng cao chất lượng điều hành, quản trị và hành chính công của bộ máy chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp, thống nhất, nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của chính quyền các cấp đối với nhân dân. 
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát mức độ hài lòng của người dân khi đến làm thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Kế hoạch chỉ rõ vai trò trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền trong hoạt động tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và có phương thức chia sẻ thông tin phù hợp với đặc điểm của từng nhóm dân cư. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận, trao đổi và giải đáp kịp thời, có hiệu quả những khó khăn, vướng mắc trong các hoạt động, đời sống của người dân. Trong thời gian đến, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân hướng tới phát triển bền vững, nâng cao chất lượng các dịch vụ công ích thiết yếu cấp cơ sở như: y tế công lập, giáo dục; cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân như điện lưới, nước sạch, giao thông, an ninh trật tự... Đồng thời, nỗ lực hơn nữa trong công tác quản trị điện tử; hỗ trợ người dân tiếp cận và thực hiện tốt trách nhiệm phản hồi đối với ý kiến phản ánh, kiến nghị của người dân thông qua Cổng Thông tin điện tử tỉnh. 
Lực lượng thanh niên tình nguyện hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bình Dương
Chỉ số PAPI là chỉ số duy nhất tiến hành đo lường cảm nhận của người dân đối với hiệu quả và chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương; nhiều chỉ số nội dung, chỉ số thành phần của PAPI phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tương tác của chính quyền với người dân. Trong đó, vai trò của người hoạt động trực tiếp tại khu phố, ấp, cán bộ cơ sở rất quan trọng. Mọi chính sách, chủ trương của chính quyền đều phải qua cơ sở, qua khu phố, ấp để truyền đạt đến người dân. Ở chiều ngược lại, muốn người dân quan tâm và tham gia nhiều vào các hoạt động của chính quyền, cảm nhận tốt về hiệu quả hoạt động của chính quyền, cần chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ của chính quyền cấp cơ sở, hiệu quả hoạt động của Ban điều hành, các đoàn thể tại khu phố, ấp. 
Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công TP. Thủ Dầu Một
Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành duy trì kết quả chỉ số PAPI năm 2021, tuy nhiên không dồn sức cho bảng xếp hạng, mà phải đảm bảo đúng thực chất, nỗ lực cải thiện các chỉ số thành phần để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp. Qua các tiêu chí đánh giá, các cấp, các ngành xác định vấn đề ưu tiên cần giải quyết trong thời gian trước mắt, trung hạn, dài hạn; giao nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị liên quan; đổi mới phương thức phục vụ nhân dân. Ở những nội dung có mức điểm thấp, các ngành và các cấp cần xác định nhiệm cụ thể cho trong triển khai phối hợp thực hiện. Tiếp tục quan tâm chú trọng cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công và thái độ phục vụ đúng mực của cán bộ, công chức, đặc biệt là các thủ tục hành chính ở cấp cơ sở, liên quan trực tiếp đến người dân như lĩnh vực đất đai, cấp phép, xây dựng… Giai đoạn từ năm 2016 - 2020, kết quả chỉ số PAPI của tỉnh Bình Dương không được đánh giá cao, thậm chí một vài năm, kết quả chỉ số PAPI của tỉnh thuộc nhóm thấp nhất cả nước. Tuy nhiên, sự thăng hạng vượt bậc trong năm 2021 cho thấy Bình Dương đã khơi thông được điểm nghẽn, tìm ra đáp án cho bài toán cải thiện Chỉ số PAPI, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại chuyên nghiệp, vì dân phục vụ… Từ kết quả công bố chỉ số PAPI của Việt Nam năm 2021, có thể nhìn nhận, năm 2021, tỉnh Bình Dương đã thành
công trong kiểm soát dịch bệnh, kịp thời triển khai nhiều hoạt động chăm lo cho
người dân bị ảnh hưởng. Từ đó, người dân quan tâm, nắm bắt và tham gia nhiều
hơn vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách của địa phương, nhiều nguồn lực
được tập trung cho hệ thống y tế cơ sở đã góp phần cải thiện chỉ số nội dung về
“cung ứng dịch vụ công”. Tỷ lệ người dân Bình Dương truy cập vào Cổng dịch vụ
công trực tuyến quốc gia để tìm hiểu về các thủ tục hành chính thuộc mức cao nhất
cả nước. Tuy nhiên, tỉnh
cũng thẳng thắn nhìn nhận công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp
luật vẫn chưa đạt hiệu quả như yêu cầu thực
tiễn. Một mặt do nhiều quy định pháp
luật, thủ tục hành chính phức tạp, khi truyền tải người dân khó tiếp nhận, mặt khác, một bộ phận người dân thiếu quan tâm, nhận thức
pháp luật còn hạn chế. Do vậy, một
trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của
tỉnh là tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công khai, minh bạch nội dung
khảo sát chỉ số PAPI đến các tổ chức, cá nhân
và người dân để người dân tham gia khảo sát trả lời nội dung bảng hỏi phù hợp
với tình hình thực tế của tỉnh. Mặt khác duy trì phát triển các kênh tương tác giữa
chính quyền với người dân, ứng dụng công nghệ nhằm thu hút sự tham gia của các
tầng lớp nhân dân vào việc ra các quyết định của chính quyền các cấp. Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng
Ban Dân vận tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh
cho biết: với vai trò của mình, MTTQ các cấp tiếp tục tăng
cường vai trò giám sát xã hội, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng
của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với các cấp chính quyền nhằm tăng cường sự
tương tác giữa chính quyền và người dân, đồng thời, tuyên truyền, vận động người
dân tham gia thực hiện đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thời gian qua, MTTQ các cấp đã chủ
động phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên cùng cấp tổ chức thực
hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, nhất là công khai, minh
bạch, lấy ý kiến góp ý của nhân dân về các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh
tế-xã hội của địa phương...
| False | 627-binh-duong-but-pha-ngoan-muc-ve-chi-so-pap | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Bình Dương: Nhiều giải pháp thể hiện tư duy đổi mới sáng tạo của thế hệ trẻ | Đổi mới Sáng tạo; Tin tức sự kiện | Tin | Phượng Châu | Bình Dương: Nhiều giải pháp thể hiện tư duy đổi mới sáng tạo của thế hệ trẻ | /PublishingImages/2025-05/Tong ket va trao giai Hoi thi Cuoc thi 30_Key_30052025162245.5-6_Key_30052025162245.JPG | TTĐT - Sáng 30-5, tại TP.Thủ Dầu Một đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Dương lần thứ XI và Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI, năm 2024 – 2025. | 5/30/2025 4:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Tham dự có ông Nguyễn Việt Long - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; bà Nguyễn Thị Nhật Hằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể tỉnh. 

Đại biểu tham dự buổi lễ
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Dương lần thứ XI đã nhận được 89 giải pháp tham gia với 05 lĩnh vực: Cơ khí tự động hoá, xây dựng, giao thông vận tải; công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường; giáo dục và đào tạo; y dược - vật liệu, hoá chất, năng lượng. Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương năm nay thu hút 392 sản phẩm từ các khối trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh, phân bổ trên 05 lĩnh vực: Đồ dùng dành cho học tập; phần mềm tin học; sản phẩm thân thiện với môi trường; các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em; giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, thể hiện sự nhạy bén và tư duy đổi mới sáng tạo của thế hệ trẻ. 
Ông Lai Xuân Thành - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi phát biểu tại buổi lễ
Ông Lai Xuân Thành – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết, nhiều giải pháp dự thi có giá trị khoa học và thực tiễn, đã và sẽ được ứng dụng kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao và các giá trị khác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bảo đảm quốc phòng - an ninh... 
Đại biểu trao Giấy khen của Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh
Bình Dương lần thứ XI cho các nhóm tác giả đạt giải Khuyến khích
Đại biểu trao Giấy khen của Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh
Bình Dương lần thứ XI cho các nhóm tác giả đạt giải Ba

Đại biểu trao Giấy khen của Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh
Bình Dương lần thứ XI cho các nhóm tác giả đạt giải Nhì
Kết quả, đối với Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Dương lần thứ XI, Ban Tổ chức đã trao tặng 01 giải Nhì, 07 giải Ba, 14 giải Khuyến khích. Đối với Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI, Ban Tổ chức đã trao tặng 02 giải Nhì, 04 giải Ba, 16 giải Khuyến khích và 39 giải Phong trào. 
Đại biểu trao Giấy khen của Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo dành cho
thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI cho các nhóm tác giải đạt
giải Khuyến khích
Đại biểu trao Giấy khen của Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo dành cho
thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI cho các 04 cá nhân, tập
thể đạt giải Ba
Đại biểu trao Giấy khen của Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo dành cho
thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI cho 02 tác giải đạt giải
Nhì

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm
| True | 205-binh-duong-nhieu-giai-phap-the-hien-tu-duy-doi-moi-sang-tao-cua-the-he-tr | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Rà soát các tiêu chí xây dựng Thành phố Thông minh Bình Dương phục vụ việc khảo sát của ICF | Tin tức sự kiện | Tin | Mai Xuân | Rà soát các tiêu chí xây dựng Thành phố Thông minh Bình Dương phục vụ việc khảo sát của ICF | /PublishingImages/2023-08/tptm30-8-2_Key_30082023155026.jpg | TTĐT - Sáng 30-8, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm
tỉnh, ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Điều
hành Thành phố thông minh Bình Dương đã chủ trì họp triển khai kế hoạch tiếp
đón Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) đến khảo sát các tiêu chí để
bình chọn giải thưởng TOP 1 các khu vực có chiến lược phát triển Thành phố thông
minh (TPTM) tiêu biểu trên thế giới. | 8/30/2023 4:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Tại cuộc họp, ông Peter Portheine – Giám đốc
Chương trình các TPTM của Brainport Eindhoven (Hà Lan) đã thông tin về các yếu
tố mà Đoàn ICF sẽ khảo sát để xếp hạng TOP 1 các khu vực có chiến lược phát triển
TPTM tiêu biểu trên thế giới (TOP 1 ICF) dựa trên 06 tiêu chí đánh giá của ICF
gồm: Kết nối - băng thông rộng; lực lượng lao động; đổi mới sáng tạo; bình đẳng
tiếp cận kỹ thuật số; ủng hộ khích lệ; bền vững. Trong đó, tập trung vào các
yếu tố bền vững, kết nối băng thông rộng, lực lượng lao động, đây là những yếu
tố đóng vai trò quan trọng của xây dựng TPTM. Dự kiến, Đoàn sẽ làm việc với tỉnh
Bình Dương và các sở, ban ngành trong 4 ngày từ 05-08/9/2023. 
Toàn cảnh cuộc họp
Theo báo cáo của các sở, ban ngành tỉnh, Bình
Dương đã và đang triển khai các dự án xây dựng TPTM dựa trên 06 tiêu chí đánh
giá của ICF. Nổi bật là các dự án phát huy vai trò của Ba nhà trong xây dựng
TPTM như: Dự án đào tạo nhân lực chuyển đổi số cho tỉnh Bình Dương; Dự án xử lý
nước thải sinh hoạt các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Dự án xây dựng
hệ thống kiểm kê khí nhà kính cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
của trường Đại học Thủ Dầu Một; xây dựng hệ thống băng thông rộng như hạ tầng
viễn thông, wifi công cộng, các nền tảng ứng dụng; đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao; quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050; các hoạt động liên quan đến bình đẳng tiếp cận kỹ thuật số như thực
hiện dịch vụ công trực tuyến, định danh và xác thực điện tử, chữ ký số công cộng,
thanh toán không dùng tiền mặt, Hệ thống đường dây nóng 1022, kênh tuyên tuyền đường lối chủ
trương của tỉnh...
Ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo tình hình xây dựng hệ thống kết nối băng thông rộng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Qua báo cáo của các sở ngành, các chuyên gia đến
từ Hà Lan đã góp ý các nội dung báo cáo phục vụ Đoàn kiểm tra để đáp ứng các
tiêu chí của ICF. 
Ông Peter Portheine – Giám đốc Chương trình các thành phố thông minh của Prainport Eindhoven (Hà Lan) gói ý các báo cáo phục vụ việc khảo sát của ICF
Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Mai Hùng Dũng
nhấn mạnh, các sở ngành lựa chọn những nội dung cốt lõi để báo cáo, trong đó
nêu bật được các thành tựu, kế hoạch sắp tới và lâu dài liên quan đến các tiêu
chí đánh giá của ICF; bám sát chương trình làm việc của Đoàn ICF để chuẩn bị
tài liệu phục vụ chu đáo trong suốt quá trình làm việc; phối hợp chặt chẽ với
Văn phòng TPTM để hoàn tất các tài liệu, báo cáo.
| True | 407-ra-soat-cac-tieu-chi-xay-dung-thanh-pho-thong-minh-binh-duong-phuc-vu-viec-khao-sat-cua-ic | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Tự động hóa và năng lượng - động lực cho sản xuất thông minh | Bền vững; TOP 1 ICF | Tin | Mai Xuân | Tự động hóa và năng lượng - động lực cho sản xuất thông minh | /PublishingImages/2024-06/HNTDH20-6-6_Key_20062024223918.jpg | TTĐT - Chiều 20-6, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh,
Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) Thành phố mới Bình Dương phối hợp với Coex tổ chức Hội nghị Tự động hóa và năng lượng - động lực cho sản xuất thông minh. | 6/20/2024 11:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Tham dự có lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh; các hiệp hội,
doanh nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực tự động hóa và năng lượng.

Đại biểu tham dự hội nghị Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Trường Thi - Phó Giám
đốc Sở Công Thương cho biết, thời gian qua, Bình Dương là một trong những địa
phương phát triển mạnh về công nghiệp. Để duy trì đà phát triển, Bình Dương đã chú trọng đẩy mạnh tự động
hóa trong các ngành công nghiệp sản xuất, từ đó không chỉ nâng cao năng suất
lao động mà còn giảm thiểu chi phí sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp phát triển. Nhiều doanh nghiệp tại Bình Dương đã tiên phong ứng dụng các
công nghệ tự động hóa hiện đại như robot công nghiệp, hệ thống điều khiển tự động
và dây chuyền sản xuất thông minh. Điều này không chỉ cải thiện khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước, mà còn góp phần
xây dựng Bình Dương trở thành địa phương tiên tiến về công nghệ và sản xuất hiện
đại.
Ông Nguyễn Trường Thi - Phó Giám đốc Sở Công Thương phát biểu khai mạc hội nghị Song
song với quá trình tự động hóa, việc quản lý và sử dụng năng lượng hiệu quả
cũng là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi sản xuất thông
minh. Với nguồn năng lượng tái tạo ngày càng phát triển, tỉnh Bình Dương đã và
đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các công nghệ năng lượng sạch, giảm
thiểu tác động đến môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững. Bình Dương phát triển các khu công
nghiệp xanh với các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng. Đặc biệt, Vùng thông minh Bình Dương được ICF bình chọn
TOP1 vào năm 2023 là một ví dụ điển hình, điểm sáng về công nghệ, quản lý thông minh và hình mẫu cho sự phát triển
bền vững.
Toàn cảnh hội nghị Để hỗ
trợ doanh nghiệp trong quá trình đẩy mạnh tự động hóa và quản lý năng lượng hiệu
quả hướng tới sản xuất thông minh, tỉnh Bình Dương đã và đang triển khai nhiều
chính sách đa dạng. Cụ thể, tạo điều
kiện thuận lợi về vốn, hạ tầng, đào tạo nhân lực và kết nối giao thương, đặc biệt
thông qua các hội chợ, triển lãm chuyên ngành nhằm giúp các doanh nghiệp dễ
dàng tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới nhất. Đồng thời, đẩy mạnh các
chương trình hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để chia sẻ kinh nghiệm,
chuyển giao công nghệ và mở rộng thị trường.
Bà Nguyễn Thị Kim Khánh - Co-Founder & CEO Cổng thông tin Khu công nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên chi hội Bất động sản Công nghiệp Việt Nam tham luận tại hội nghị Tại hội nghị, đại biểu đã nghe các chuyên gia trình bày
các tham luận: Khuôn khổ nhà máy thông minh và phát triển năng lượng điện của
Hàn Quốc; thúc đẩy thương mại và chiến lược phát triển công nghiệp, tự động hóa của Việt Nam; phát triển khu công nghiệp hướng tới thông
minh, chính sách bền vững và Net zero. Tham luận về vấn đề phát triển khu công nghiệp (KCN), bà
Nguyễn Thị Kim Khánh - Co-Founder & CEO Cổng thông tin Khu công nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên chi hội Bất động sản Công nghiệp Việt Nam cho biết, tại
Việt Nam, đa số các nhà máy đặt trong các KCN. Tính đến năm 2023, Việt Nam có
418 KCN đang hoạt động với tổng diện tích 129.900 hecta, phân bố trên khắp cả
nước, trong đó, Bình Dương hiện có 29 KCN. Các KCN đang hướng đến phát triển bền
vững nên có những thiết kế tổng thể một cách thông minh; chuyển đổi năng lượng
truyền thống sang năng lượng mặt trời, năng lượng xanh, năng lượng sạch; xây dựng
hệ thống công nghệ và giải pháp giảm phát thải ở các KCN. Các doanh nghiệp cũng
xây dựng hệ thống quản lý và vận hành thông minh bằng máy móc; đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao đáp ứng xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Lãnh đạo Công ty TNHH Coex Vina ký kết hợp tác với Hội Tự động hóa TP.Hồ Chí Minh Tại hội nghị, Công ty TNHH Coex Vina đã
ký kết hợp
tác với Hội Tự động hóa TP.Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện các hoạt động thúc đẩy tự động hóa và năng lượng tại Việt Nam. | True | 859-tu-dong-hoa-va-nang-luong-dong-luc-cho-san-xuat-thong-min | 5.00 | 1.00 | 0 | 0 | | Bình Dương: Tăng cường hợp tác chuyển dịch năng lượng xanh hướng đến phát triển bền vững | Bền vững | Bài viết | Đoan Trang | Bình Dương: Tăng cường hợp tác chuyển dịch năng lượng xanh hướng đến phát triển bền vững | /PublishingImages/2024-04/nlx 7_Key_10042024082116.jpeg | TTĐT - Chiều 09-4, tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU), Tổng công ty Becamex IDC đã phối hợp cùng đối tác Q-Energy và Phòng Kinh tế Thương mại Anh tổ chức Chương trình thảo luận về hợp tác chuyển dịch năng lượng xanh và tối ưu năng lượng tại Bình Dương năm 2024. | 4/9/2024 11:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Tham dự Chương trình có bà Emily Hamblin - Tổng Lãnh sự Vương quốc Anh tại TP. Hồ Chí Minh; ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Becamex IDC cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và EIU. Tối ưu hóa sử dụng năng lượng Chương trình được tổ chức nhằm chia sẻ về phát triển công nghệ năng lượng xanh và định hướng nghiên cứu để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng tái tạo; tạo điều kiện trao đổi kiến thức giữa tỉnh Bình Dương và các chuyên gia về phát triển năng lượng bền vững. 
Đại biểu gặp gỡ, trao đổi các nội dung tại Chương trình
Phát biểu tại Chương trình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng cho biết, thời gian qua, Bình Dương luôn lấy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững là hai tiêu chí quan trọng trong định hướng phát triển của tỉnh. Bình Dương đã và đang thực hiện công tác quy hoạch tích hợp tầm nhìn đến năm 2050, thúc đẩy phát triển mô hình khu công nghiệp thế hệ mới, xanh và thông minh, hướng tới xây dựng mô hình Khu công nghiệp Khoa học công nghệ. Đây là điểm đến cho những doanh nghiệp thâm dụng công nghệ và tri thức, thân thiện với môi trường, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, khuyến khích thử nghiệm và ứng dụng công nghệ mới trong thực tiễn, tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của doanh nghiệp, hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, hướng đến ứng dụng những giải pháp công nghệ mới để phát triển đột phá và bền vững.


Toàn cảnh
Chương trình Theo ông Mai Hùng Dũng, Chương trình thảo luận về hợp tác chuyển dịch năng lượng xanh và tối ưu năng lượng tại Bình Dương năm 2024 không chỉ minh chứng cho sự ủng hộ và sẵn sàng trong thử nghiệm, ứng dụng công nghệ mới tại tỉnh Bình Dương, mà còn là cơ hội để nâng cao năng lực, học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng xanh và tối ưu hóa sử dụng năng lượng bền vững. Việc triển khai cụ thể hệ thống hạ tầng về năng lượng bền vững, tích trữ năng lượng cùng với việc hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tối ưu hóa sử dụng năng lượng sẽ là nền tảng ban đầu để có thể ứng dụng rộng rãi với quy mô lớn hơn trên toàn tỉnh Bình Dương. 
Phó Chủ
tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng phát biểu tại Chương trình
Tại Chương trình, các chuyên gia đã đánh giá cao nỗ lực chuyển đổi năng lượng, bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng thông qua định hướng phát triển xanh, thông minh, thu hút có chọn lọc các nhà đầu tư công nghệ cao và một số dự án cụ thể. TS.Nguyễn Hữu Phước Nguyên - Giám đốc điều hành Selex Motors cho rằng, phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo đang chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế bền vững ở các nước. Không nằm ngoài xu thế đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều chính sách, cam kết mạnh mẽ nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch và phát triển nền kinh tế thân thiện với môi trường. 
TS.Nguyễn
Hữu Phước Nguyên - Giám đốc điều hành Selex Motors chia sẻ tại Chương trình
Theo ông Nguyễn Hữu Phước Nguyên, để phát huy tiềm năng về năng lượng tái tạo, cần thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong việc gỡ bỏ các rào cản, bao gồm các rào cản về quyền sở hữu trí tuệ nhằm tăng cường chia sẻ kiến thức và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo. Chính sách có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng, do đó cần có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo, cũng như thúc đẩy việc chuyển đổi năng lượng. Cùng với đó, các mục tiêu về phát triển năng lượng tái tạo, đạt phát thải ròng bằng "0" và giảm ô nhiễm không khí cần trở thành tiêu chí để đưa ra quyết định đầu tư, phát triển các dự án năng lượng. Chia sẻ về cơ hội và thách thức trong chuyển đổi năng lượng xanh tại Bình Dương, TS.Melyn Daniel Flitman - Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Tập đoàn HSS Restoration Asia Group nhấn mạnh, tỉnh Bình Dương cần đưa ra các mục tiêu, tham vọng lớn để tạo động lực thúc đẩy nhanh chuyển dịch năng lượng. Tỉnh cần học tập kinh nghiệm phát triển năng lượng xanh tại các quốc gia, trong đó có Vương quốc Anh một cách chọn lọc để áp dụng phù hợp với đặc thù của Bình Dương nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững. Theo ông, Việt Nam cần tính toán kỹ lưỡng tiềm năng thực, hoàn thiện hệ thống pháp lý và các cơ chế, chính sách cụ thể, đặc biệt là nguồn vốn để đầu tư công nghệ, hay các chính sách để giúp doanh nghiệp đẩy mạnh đổi mới sáng tạo. Đồng thời cần quyết liệt, mạnh dạn thích ứng và thay đổi, trong đó vấn đề về nhận thức và hành động quyết định sự thành công. 
TS.Melyn
Daniel Flitman - Nhà sáng lập và Giám đốc
điều hành Tập đoàn HSS Restoration Asia Group chia sẻ tại Chương trình
Bên cạnh đó, tập trung thúc đẩy những hành động toàn cầu mạnh mẽ hơn, những cam kết cần đi cùng với các biện pháp cụ thể; kêu gọi sự hợp tác, tài trợ từ các tổ chức, đối tác, nhà đầu tư nước ngoài. Giải quyết các thách thức về năng lượng Tại Chương trình, các đối tác cũng đã chính thức công bố dự án Thử nghiệm công nghệ và hợp tác nghiên cứu phát triển chuyển đổi xanh VIETPULSE thí điểm tại EIU, là cầu nối hợp tác về các giải pháp năng lượng giúp giải quyết các thách thức, thúc đẩy các sáng kiến xanh. Dự án VIETPULSE được đề xuất nhằm giải quyết những vấn đề căn bản trong việc sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam như sự mất cân bằng điện lưới, sự thiếu ổn định trong việc cung cấp năng lượng cho người sử dụng. Sau khi chính thức triển khai lắp đặt những hạ tầng cần thiết cho dự án như hệ thống pin năng lượng mặt trời, các trạm sạc xe điện, hệ thống pin lưu trữ năng lượng, trạm đổi pin xe máy 2 chiều, Q-Energy, EIU và các đối tác sẽ phối hợp cùng tiến hành thực hiện những nghiên cứu. Cụ thể, nghiên cứu và triển khai hệ thống quản lý năng lượng nhằm tối ưu hóa việc tiêu thụ điện và tối ưu hóa việc lắp đặt các hệ thống năng lượng tái tạo; nghiên cứu ứng dụng các công nghệ về dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo AI để điều phối các tài nguyên được sử dụng trong cùng một tổ hợp hạ tầng cơ bản; nghiên cứu xây dựng mô hình chia sẻ năng lượng giữa các đơn vị, từ đó triển khai với quy mô lớn hơn như trong các khu công nghiệp và cụm dân cư. TS. Ngô Minh Đức – Hiệu trưởng EIU nhấn mạnh, trong chiến lược phát triển thành phố thông minh của tỉnh Bình Dương, Tổng công ty Becamex IDC đóng vai trò đầu tàu, tạo nền tảng hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ, trong đó EIU là thành tố nòng cốt và là trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. EIU luôn sẵn sàng và mong đợi các cơ hội hợp tác với những doanh nghiệp, "startups" trong lĩnh vực công nghệ trong và ngoài nước để giải quyết các vấn đề thực tế của cộng đồng, doanh nghiệp. "Nền tảng giao dịch năng lượng thông minh dành cho việc nâng cấp khả năng lưu trữ năng lượng và sử dụng xe điện (EV)" là bước tiến đầu tiên trong dự án hợp tác giữ EIU với Q-Energy – Vương quốc Anh. 
TS. Ngô Minh Đức – Hiệu trưởng EIU phát biểu tại Chương trình
TS. Ngô Minh Đức tin rằng sự thành công của dự án sẽ có ý nghĩa và góp phần giải quyết các thách thức về năng lượng và là cơ hội tốt để các bên tìm hiểu về định hướng và những nỗ lực trong hành trình chuyển dịch năng lượng xanh hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác trong tương lai giữa Becamex nói chung, EIU nói riêng với các tổ chức, doanh nghiệp đối tác đến từ Vương quốc Anh. Đây cũng chính là những bước triển khai chiến lược cho việc xây dựng mô hình khu công nghiệp thông minh, khu công nghiệp xanh, hướng đến mô hình Khu công nghiệp Khoa học công nghệ trong tương lai của tỉnh. Bà Emily Hamblin - Tổng Lãnh sự Vương quốc Anh tại TP. Hồ Chí Minh đánh giá cao những hành động tiên phong của Becamex IDC hướng tới một tương lai xanh hơn và bền vững hơn. Theo bà Emily Hamblin, năng lượng xanh đã trở thành trọng tâm lớn trong quan hệ đối tác Anh-Việt Nam trong những năm gần đây. Chính phủ Anh xem việc hợp tác, hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh là một ưu tiên hàng đầu. Khi Việt Nam ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế, quá trình chuyển đổi năng lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất là rất có ý nghĩa và tất yếu. Với lợi thế có cơ sở học thuật và nghiên cứu, EIU đang là một điển hình trong việc đón nhận sự đổi mới và công nghệ trong hành trình này. 
Bà Emily Hamblin - Tổng Lãnh sự Vương quốc Anh tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại Chương trình
"Lưới điện thông minh là một khái niệm tiên tiến rất có thể là một phần giải pháp cho các hệ thống năng lượng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn khá mới ở Việt Nam. Việc triển khai thí điểm chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng và thương mại hóa giải pháp này nhanh hơn." - bà Emily Hamblin nhận định. 
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm
| True | 932-binh-duong-tang-cuong-hop-tac-chuyen-dich-nang-luong-xanh-huong-den-phat-trien-ben-vun | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Bình Dương hướng đến năng lượng sạch | Bền vững | Tin | Đoan Trang | Bình Dương hướng đến năng lượng sạch | /PublishingImages/2024-04/phiennl_Key_15042024085933.jpg | TTĐT - Làm thế nào để chuyển đổi từ nguồn năng lượng truyền thống sang các nguồn năng lượng mới và lan tỏa nguồn năng lượng sạch phục vụ hiệu quả cho sản xuất là nội dung thảo luận trong Phiên đối thoại "Lộ trình hướng đến năng lượng sạch"tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 diễn ra chiều 14-4. | 4/14/2024 11:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Phiên đối thoại được điều hành bởi bà Becky Wong - Giám đốc điều hành Globex Capital Partners, Hồng Kông, Trung Quốc.
Khai thác nguồn năng lượng mới Châu Á là nơi có một số nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới và các quốc gia trong khu vực đang có mức độ cam kết khác nhau đối với quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch. Việc chuyển đổi năng lượng, thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch, truyền thống sang sử dụng các dạng năng lượng sạch hơn, ít phát thải và tiến tới trung hòa carbon là xu thế của toàn cầu. Phổ biến ở Việt Nam hiện nay chính là năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Sản lượng điện mặt trời và gió đang phá vỡ các kỷ lục và hòa vào các mạng lưới điện quốc gia với độ ổn định cao. 
Toàn cảnh Phiên đối thoại "Lộ trình hướng đến năng lượng sạch" Xoay quanh nội dung về việc tạo ra các nguồn năng lượng mới hiện nay, bà Becky Wong – Giám đốc điều hành Globex Capital Partners, Hồng Kông (Trung Quốc) cho biết, năng lượng hydrogen là nguồn năng lượng được nhiều nước trên thế giới ưu tiên phát triển hiện nay nhằm thay thế cho các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Năng lượng hydrogen được xem là nguồn năng lượng sạch, không thể thiếu trong cơ cấu năng lượng của nhiều quốc gia để thực hiện mục tiêu trung hòa cacbon vào năm 2050. Đến nay, đã có hơn 40 quốc gia ban hành Chiến lược quốc gia về năng lượng hydrogen cùng các chính sách hỗ trợ về tài chính lớn nhằm hình thành và phát triển ngành công nghiệp hydrogen.Năng lượng hydro được cho là nguồn năng lượng vô tận, có thể tái sinh và đặc biệt không gây phát ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính, thân thiện với môi trường. Để tạo ra hydrogen, cần điện phân nước hay điện hóa hoặc nhiệt hóa các loại nhiên liệu như nước, dầu, metan, khí tự nhiên, nhiên liệu sinh học… Sau khi tạo ra, hydro được lưu trữ lại và dùng trong việc sản xuất điện khi cần. Bà Megan Jing Li - Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Shanghai iMega Industry Co., Trung Quốc cho biết, các nhà khoa học đã tìm ra cách tách nhiên liệu hydro sạch từ nước biển mà không cần lọc hay xử lý trước. Bước tiến này có thể đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu hydro, một nguồn năng lượng sạch không phát thải khí nhà kính mà chỉ tạo ra nước khi bị đốt cháy. "Nhu cầu về nguồn năng lượng sạch và mạnh mẽ này dự kiến sẽ tăng lên trong những năm tới khi thế giới tiếp tục cố gắng thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng những nguồn năng lượng mới; cung cấp khả năng sản xuất năng lượng xanh một cách rẻ và bền vững hơn, mở ra các khu vực kinh tế mới tại vùng ven biển"- bà Megan Jing Li nhấn mạnh. 
Đại biểu tham gia điều hành Phiên đối thoại Liên quan đến nội dung này tại Việt Nam, đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất được 100.000-500.000 tấn hydrogen vào năm 2030 và tăng lên 10-20 triệu tấn vào năm 2050. Số lượng này tương đương chiếm 5-10% nhu cầu sử dụng năng lượng trong nước, đáp ứng được mục tiêu đặt ra trong quy hoạch năng lượng quốc gia. Năng lượng hydrogen dự tính phục vụ chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất điện, giao thông vận tải và các ngành công nghiệp khác (lọc dầu, phân bón, luyện kim, xi măng...). Ngoài ra, năng lượng sinh khối từ chất thải nổi lên như một giải pháp tiềm năng để giải quyết đồng thời vấn đề năng lượng, môi trường và giảm phát thải khí nhà kính. Nguồn sinh khối sẵn có, dư thừa này được xem là nguồn nguyên liệu thay thế để cung cấp năng lượng bền vững trong tương lai. 
Đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Dương chia sẻ tại Phiên đối thoại
Bình Dương tiên phong chuyển đổi năng lượng Phát triển năng lượng xanh, sạch, giảm biến đổi khí hậu hiện đang là mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia hướng đến, trong đó có Việt Nam. Bình Dương là một trong những địa phương tiên phong trong lĩnh vực này nhằm phát triển theo hướng thông minh, bền vững. Chia sẻ về phát triển năng lượng tái tạo tại Bình Dương, đại diện Tổng công ty Becamex IDC cho biết, trong chiến lược phát triển Thành phố thông minh của tỉnh Bình Dương, Becamex IDC đóng vai trò đầu tàu trong việc xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tạo nền tảng hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ. Tổng công ty Becamex IDC đã cùng các đối tác VSIP và Tập đoàn Sembcorp, Singapore triển khai Dự án điện mặt trời áp mái tại các Khu công nghiệp Việt Nam-Singpaore (VSIP). Các tấm pin mặt trời được lắp đặt tại đây dự kiến sẽ cung cấp năng lượng tái tạo và giảm lượng khí carbon thải ra. Nhờ sử dụng năng lượng xanh, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vận hành và nâng cao năng lực cạnh tranh; đồng thời tiết kiệm chi phí điện năng và góp phần tạo nên một môi trường xanh, bền vững hơn. Cùng với các dự án VSIP tại Bình Dương, tới đây các dự án điện mặt trời áp mái tương tự sẽ được triển khai tại các dự án của VSIP và Becamex IDC trên toàn quốc. Hệ thống năng lượng mặt trời dựa trên nền tảng công nghệ cao được nối với Trung tâm giám sát hoạt động năng lượng mặt trời của Sembcorp đặt tại Singapore. Nền tảng này cung cấp khả năng hiển thị nâng cao của các thiết bị hoạt động, giúp các nhóm bảo dưỡng, khắc phục sự cố nhanh chóng triển khai khi cần thiết; giúp các thiết bị mặt trời hoạt động mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn. 
Đại diện Tổng công ty Becamex IDC chia sẻ tại Phiên đối thoại Vừa qua, Becamex IDC đã triển khai dự án hợp tác chuyển đổi năng lượng sạch giữa Trường Đại học Quốc tế Miền Đông với Q-Energy (Vương quốc Anh). Dự án sẽ là một minh chứng lớn cho việc Becamex IDC nói riêng và tỉnh Bình Dương sẵn sàng chuẩn bị cho những chương trình phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; thúc đẩy việc thí điểm những công nghệ mới, đặc biệt trong việc sử dụng những công nghệ về năng lượng tái tạo và phát triển bền vững. Sự thành công của dự án sẽ có ý nghĩa và góp phần giải quyết các thách thức về năng lượng và là cơ hội tốt để thực hiện nỗ lực trong hành trình chuyển dịch năng lượng xanh hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Thảo luận tại phiên đối thoại, các diễn giả cho rằng, điều quan trọng nhất trong chuyển đổi và phát triển năng lượng sạch của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng chính là tạo ra sự lan tỏa thực chất, rộng khắp của việc sản xuất và sử dụng nguồn năng lượng này. Cụ thể, cần sớm hoàn thiện khung pháp lý và chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng sạch một cách cụ thể; mở rộng nguồn năng lượng tái tạo nhằm cung cấp năng lượng cho hệ thống điện lực quốc gia, trong đó nhấn mạnh yếu tố công nghệ tiên tiến cần có để đáp ứng nhu cầu phân phối, vận hành và quản lý hệ thống. 

Đại biểu thảo luận tại Phiên đối thoại
Lộ trình đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch, chuyển dịch năng lượng phải tính đến giá điện phù hợp, đảm bảo yêu cầu phát triển thị trường điện minh bạch, cạnh tranh. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. | True | 748-binh-duong-huong-den-nang-luong-sac | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Chiến lược phát triển Thành phố thông minh Bình Dương giai đoạn 2022-2030 là tăng trưởng xanh và bền vững | Bền vững; Tin tức sự kiện | Tin | Mai Xuân | Chiến lược phát triển Thành phố thông minh Bình Dương giai đoạn 2022-2030 là tăng trưởng xanh và bền vững | /PublishingImages/2023-05/IMG_7882_Key_29052023180340.jpg | TTĐT - Chiều
29-5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch
Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban điều hành Thành phố thông minh (TPTM) Bình
Dương đã chủ trì cuộc họp Ban điều hành nghe báo cáo tình hình xây dựng Đề án TPTM
Bình Dương giai đoạn 2022-2030. | 5/29/2023 7:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Tại cuộc
họp, ông Peter Portheine – Giám đốc Chương trình các TPTM của Brainport
Eindhoven (Hà Lan), thành viên Ban điều hành đã thông tin những cơ hội, thách thức đối với
các quốc gia do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới. Những thuận lợi đối với
tỉnh Bình Dương trong xây dựng TPTM như Bình Dương tích cực triển khai các giải
pháp đón đầu xu hướng công nghiệp 4.0; mở rộng phát triển các loại hình dịch vụ;
tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng đô thị phát triển
theo hướng bền vững… Đồng thời cho biết, giai đoạn 2016-2021, Bình Dương đã đạt
được những kết quả tích cực, kinh tế liên tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế tiếp
tục chuyển dịch đúng hướng, GDP bình quân đầu người tăng, tỷ lệ đô thị hóa đạt
82% theo định hướng xây dựng TPTM, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ,
hệ sinh thái đổi mới sáng tạo không ngừng phát triển… Đây là nền tảng vững chắc
để Bình Dương xây dựng Đề án TPTM cho giai đoạn 2022-2030 lên tầm cao mới, đó là
tập trung mạnh vào cân bằng giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội và tăng trưởng xanh.
Ông Peter Portheine – Giám đốc Chương trình các TPTM của
Brainport Eindhoven, thành viên Ban điều hành khái quát về dự thảo Đề án TPTM
Bình Dương giai đoạn 2022-2030 Đề án
TPTM Bình Dương giai đoạn 2022-2030 tiếp tục bao gồm 04 lĩnh vực (con người - công nghệ - kinh doanh - yếu tố nền tảng) như giai đoạn 2016-2021, tuy nhiên những
lĩnh vực này sẽ được điều chỉnh để phù hợp với tình hình hiện tại và những
thách thức lớn phía trước. Đồng thời, Đề án Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương được
tích hợp trong chiến lược TPTM mới giai đoạn 2022-2026. Tiếp tục áp dụng mô
hình ba Nhà (Nhà nước-Nhà trường và Nhà doanh nghiệp) trong xây dựng TPTM. 
Ông Nguyễn Việt Long – Giám đốc Sở Khoa học công nghệ góp ý nội dung dự thảo Đề án
Báo
cáo nhiệm vụ triển khai xây dựng TPTM trong thời gian tới, đại diện các sở
ngành cho biết, dựa trên kế hoạch chung của tỉnh, các đơn vị đang triển khai
xây dựng các chương trình, dự án trọng
tâm của ngành mình, trong đó tập trung vào công tác chuyển đổi số, khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo, cải cách hành chính... Đồng thời đề xuất những dự án, giải
pháp thực hiện trong giai đoạn tới như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
cho địa phương và vùng, giải pháp vượt qua bẫy thu nhập trung bình; lấy yếu tố
con người làm nền tảng trong thực hiện các dự án; phối hợp chặt chẽ giữa Nhà
trường và doanh nghiệp trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;
thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo; xây dựng các khu công nghiệp sinh thái…
Ông Phạm Ngọc Thuận – Tổng Giám đốc Tổng công ty Becamex IDC đề xuất chiến lược xây dựng TPTM giai đoạn tới Qua ý
kiến của các đại biểu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đánh giá cao kế hoạch
triển khai xây dựng TPTM của các sở ngành trong thời gian tới. Ông đề nghị, các
cơ quan, đơn vị tập trung góp ý dự thảo Đề án TPTM Bình Dương giai đoạn
2022-2030, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong giai
đoạn này của từng sở, ngành để đạt được mục tiêu Đề án đề ra. | True | 536-chien-luoc-phat-trien-thanh-pho-thong-minh-binh-duong-giai-doan-2022-2030-la-tang-truong-xanh-va-ben-vun | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Xây dựng con người Bình Dương: Tri thức-Năng động-Nghĩa tình | Lực lượng lao động; Bình đẳng tiếp cận kỹ thuật số | Bài viết | Đoan Trang | Xây dựng con người Bình Dương: Tri thức-Năng động-Nghĩa tình | /PublishingImages/2023-04/bai26 2_Key_03042023152015.jpg | TTĐT - Từ đặc điểm lịch sử của một vùng "đất lành", Bình Dương đã trở thành nơi hội tụ nhiều thế hệ cư dân đến sinh cơ lập nghiệp. Bắt đầu là những cư dân đầu tiên khai khẩn đất hoang vào khoảng cuối thế kỷ 16- đầu thế kỷ 17, tiếp theo là giai đoạn di dân theo chiều mở rộng các đồn điền cao su của thực dân Pháp vào đầu thế kỷ 20, đến là đợt di cư của đồng bào công giáo các tỉnh phía Bắc vào năm 1954, đợt xây dựng phát triển kinh tế mới sau giải phóng, và hiện tại là sức hút của phát triển công nghiệp hình thành nên thế hệ cư dân mới… Trong từng giai đoạn phát triển của địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn mới, con người Bình Dương luôn thể hiện"nhân tố quan trọng nhất của phẩm chất hội tụ và giao lưu trong thời kỳ hiện đại của Bình Dương chính là thái độ chân thành, cởi mở, thân thiện và không hề kỳ thị đối với mọi tổ chức, cá nhân, mọi con người thật tâm muốn đến đây, cùng sống, lao động, làm giàu và cống hiến cho địa phương, bất kể nguồn gốc, xuất thân, thành phần giai cấp, dân tộc. | 4/3/2023 4:00 PM | No | Đã ban hành | | Với chiều dài hơn 300 năm hình thành và phát triển, khái niệm mở "người Bình Dương" xuất phát từ văn hóa hội tụ, định hình chiến lược xây dựng con người là sự tổng hòa những nét đặc trưng văn hóa nổi trội thể hiện bằng tri thức, năng động và nghĩa tình. Chuộng Tri thức, "trọng tài" được xem là yếu tố văn hóa đặc trưng của người Bình Dương. Ngay từ những năm đầu tiên thực hiện đổi mới, Bình Dương không chỉ thực hiện chiến lược "trải chiếu hoa thu hút đầu tư" mà còn "trải thảm đỏ thu hút nhân tài", xây dựng nhiều chính sách nhằm thu hút đội ngũ trí thức, nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nên nội lực để địa phương bứt phá mạnh mẽ. Trong bối cảnh đầy thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp nghiệp 4.0, công tác nâng cao tri thức, đao tạo, bồi dưỡng nhân tài lại càng có ý nghĩa quan trọng. Do đó, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đầu tư xây dựng một hệ thống các cơ sở đào tạo bài bản, có chất lượng ở tất cả các bậc học, cấp học; nhằm đào tạo ra những con người mới có lý tưởng, có tri thức, có kỹ năng toàn diện, đáp ứng công cuộc xây dựng nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Với sự quan tâm, đầu tư cho giáo dục và đào tạo, trên địa bàn tỉnh hiện nay có 08 trường đại học, 07 trường cao đẳng, 10 trường trung cấp và hệ thống các trung tâm giáo dục và dạy nghề; chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo ngày càng được nâng lên đáng kể. -net-phong.jpg)
Chương trình thắp sáng ước mơ tiếp sức đến trường, trao tặng học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học được tỉnh chú trọng, quan tâm Tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách trong việc đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài trên các lĩnh vực như: Đề án tuyển chọn, đào tạo cán bộ nguồn từ học sinh, sinh viên xuất sắc; chương trình đào tạo, thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chính sách thu hút đối với người có học hàm, học vị về công tác tại trường Đại học; chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đào tạo nguồn nhân lực; chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về Bình Dương công tác; các chính sách ưu đãi cho ngành giáo dục, đào tạo, y tế; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh, chế độ ưu đãi cán bộ, công chức, viên chức làm công nghệ thông tin, viễn thông của tỉnh... Bên cạnh tri thức, người Bình Dương trong mọi giai đoạn lịch sử đều thể hiện sự Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Bởi lẽ nếu không năng động, sáng tạo thì những thế hệ cư dân đầu tiên không thể tìm ra những cách thức để ứng phó với điều kiện thiên nhiên hoang dã, khắc nghiệt, để khẩn hoang, dựng ấp lập làng. Tính cách năng động đó là chìa khóa của thành công được các thế hệ cư dân tiếp nối để sinh tồn, phát triển nơi vùng đất mới. Và cũng chính tính cách ấy mà ngay từ sau Đại hội Đảng lần thứ 6, Bình Dương đã đột phá vào những trì trệ, tiên phong tìm con đường mới để bứt phá thành công trở thành tỉnh phát triển công nghiệp. Năng động đi liền với sáng tạo, để hôm nay Bình Dương tiếp tục tiên phong trong những quyết sách phát triển hạ tầng giao thông, phát triển các khu công nghiệp, xây dựng khu trung tâm hành chính công tập trung hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi nhất phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Tất cả đều xuất phát từ mô hình và cách làm sáng tạo của tập thể lãnh đạo năng động, biết nghĩ, dám làm, nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Nét đặc trưng văn hóa nổi trội, không thể thiếu khi nhắc đến Đất và Người Bình Dương chính là Nghĩa tình. Cũng như tính cách năng động, chính điều kiện môi trường tự nhiên đã hình thành nên những thế hệ người Bình Dương sống trọn nghĩa vẹn tình. Từ thuở xa xưa cộng đồng cư dân vùng đất mới đã xem trọng "hàng xóm láng giềng, tối lửa tắt đèn có nhau", cùng chung lưng đấu cật, nghĩa tình tạo thành sức mạnh đoàn kết để chống chọi với muôn thú dữ, với bao khó khăn thử thách. Văn hóa là một dòng chảy, cho nên nét đẹp ấy vẫn vẹn nguyên cho đến hôm nay, khi Bình Dương vận hành chính quyền kiến tạo, luôn tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất không chỉ để thu hút đầu tư, mà quan trọng hơn là tạo được niềm tin vững chắc cho nhà đầu tư, xem những khó khăn của nhà đầu tư là khó khăn của mình, thành công của nhà đầu tư là thành công của mình… Với vị thế "đắc địa", nằm trong vùng kinh tế trong điểm phía Nam, Bình Dương là thỏi "nam châm" thu hút hàng triệu lao động đến từ mọi vùng, miền của đất nước đến sinh sống, làm việc. Bên cạnh phát triển kinh tế, công tác đảm bảo an sinh xã hội, quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động được xem là trách nhiệm, là tình cảm của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị trong tỉnh. Chính sách nhà ở xã hội, các thiết chế văn hóa, giáo dục cho công nhân lao động được tỉnh quan tâm đầu tư; các chương trình chăm lo, hỗ trợ thiết thực của các tổ chức chính trị - xã hội cho người động như thành lập Quỹ hỗ trợ công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, các chương trình Thắp sáng ước mơ, Tiếp sức đến trường, trao tặng học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, là những chuyến xe xuân nghĩa tình đưa công nhân về quê đón Tết ... ; trong thiên tai, địch họa, tấm lòng người dân Bình Dương luôn gửi gắm đong đầy trong từng phần quà, nhu yếu phẩm gửi đến đồng bào miền Trung, miền Tây trong bão, lũ… để chính những người lao động xa quê đang sinh sống, làm việc, đóng góp cho Bình Dương được ấm lòng, yên tâm làm việc. Nghĩa tình còn thể hiện trong các hoạt động lễ hội, sinh hoạt tôn giáo, điển hình như Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu hàng năm ở Bình Dương đã được xem là "lễ hội miễn phí" với nước uống, thức ăn, giữ xe, vá xe... đều miễn phí, để lại ấn tượng tốt đẹp về con người Bình Dương đối với du khách. Đặc biệt, trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, truyền thống nghĩa tình của người Bình Dương còn thể hiện ở sự hy sinh quên mình của lực lượng tuyến đầu chống dịch, sự tình nguyện tham gia hỗ trợ, phục vụ công tác phòng, chống dịch của người dân, là tinh thần "nhường cơm, xẻ áo", "tương thân, tương ái", "lá lành đùm lá rách" trong cộng đồng dân cư. Trên cơ sở quán triệt quan điểm "Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển", Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đưa vào chương trình đột phá nội dung "phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Bình Dương phát triển theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại"… từ đây Bình Dương sẽ kiên định chiến lược xây dựng con người, xem văn hóa vừa là nền tảng, vừa là động lực của sự phát triển trong tương lai. Tiếp tục phát huy những giá trị cốt lõi để tiếp tục xây dựng con người Bình Dương tri thức-năng động- nghĩa tình, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và hội nhập trong thời kỳ mới, góp phần đưa các quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng về xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện vào thực tiễn cuộc sống. Bà Trương Thị Bích Hạnh – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy | False | 69-xay-dung-con-nguoi-binh-duong-tri-thuc-nang-dong-nghia-tin | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Hướng dẫn đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến | Bình đẳng tiếp cận kỹ thuật số | Tin | Ban Biên tập | Hướng dẫn đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến | /PublishingImages/2024-08/buoc-1-dang-ky-xe-9622_Key_01082024163247.jpeg | TTĐT - Từ ngày 01/8/2024, người dân sẽ thực hiện đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước trên cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. | 8/1/2024 3:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Bình Dương hướng dẫn thủ tục đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với xe sản xuất và lắp ráp trong nước. 
| True | 272-huong-dan-dang-ky-xe-lan-dau-bang-dich-vu-cong-truc-tuye | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Hoạt động giám sát, điều hành thông minh tỉnh Bình Dương | Ủng hộ khích lệ; Đổi mới Sáng tạo; Kết nối - Băng thông rộng | Bài viết | | Hoạt động giám sát, điều hành thông minh tỉnh Bình Dương | /PublishingImages/2023-03/a1_Key_31032023084545.jpg | TTĐT - Bước sang giai đoạn 2021-2026, với sự bùng nổ của khoa học công nghệ và mô hình kinh doanh - thương mại mới, cùng những cơ hội mới hậu Covid-19, Bình Dương xác định tiếp tục đột phá, đưa đề án thành phố thông minh sang nấc thang cao hơn đẩy mạnh đà phát triển, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, trong đó phải kể đến việc thành lập Trung tâm Điều hành thông minh (Intelligent Operations Center – IOC) với mục tiêu "Lấy người dân làm trung tâm". | 3/31/2023 9:00 AM | No | Đã ban hành | | Tổng hợp các nguồn thông tin, dữ liệu quan trọng của đô thị Trung tâm Điều hành thông minh (Intelligent Operations Center - gọi tắt IOC) được thành lập theo Quyết định số 937/QĐ-UBND ngày 19/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Đến nay, IOC tỉnh Bình Dương đã dưa vào vận hành trên 25 lĩnh vực với hơn 1000 chỉ tiêu trong phạm vi của tỉnh, làm cơ sở để phục vụ người dân và doanh nghiệp. IOC tỉnh Bình Dương là hệ thống cung cấp cho lãnh đạo tỉnh cách nhìn toàn diện, tập trung về các hoạt động đang tiếp diễn, thực hiện giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ một cách tổng thể, cho phép phân tích dữ liệu lớn, hỗ trợ ra quyết định, xây dựng phương án tổ chức, quy chế, chính sách điều hành với các tình huống cụ thể, qua đó góp phần xây dựng định hướng phát triển cho tỉnh Bình Dương. 
Tại IOC, các biểu đồ trực quan của các ngành, lĩnh vực được đưa về IOC sẽ được hiển thị trực quan 24/7, các hình ảnh từ hệ thống camera giám sát trên toàn tỉnh được kết nối về bộ máy đầu não hỗ trợ lãnh đạo tỉnh nắm bắt tình hình của tỉnh Bên cạnh đó, IOC tỉnh Bình Dương còn tạo điều kiện cho các tổ chức, cơ quan chức năng dễ dàng giao tiếp, phối hợp và đồng bộ các thông tin để vừa cung cấp cho lãnh đạo các cấp bức tranh toàn cảnh về mọi hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh theo thời gian thực để ra các quyết định một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời, vừa giúp nâng tầm chất lượng các dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp. Qua đó, IOC tỉnh góp phần đẩy mạnh chuyển đổi chính quyền điện tử theo hướng thông minh. IOC tỉnh Bình Dương với khả năng tích hợp dữ liệu tự động nhiều lĩnh vực quan trọng như: chỉ tiêu kinh tế - xã hội; hành chính công; giám sát an ninh trật tự, giao thông; giám sát tài nguyên, chất lượng môi trường; giám sát hoạt động công nghiệp; thông tin lĩnh vực y tế, giáo dục;…và được kết nối trực tuyến về Trung tâm đầu não để phân tích dữ liệu và hiển thị trực quan 24/7 kết quả phân tích, đánh giá trên các biểu đồ Dashboard theo từng ngành, từng lĩnh vực, giúp lãnh đạo tỉnh nắm bắt tình hình của tỉnh 24/24. Một số ví dụ điển hình tiêu biểu về khả năng tích hợp và phân tích, xử lý dữ liệu của IOC tỉnh, đó là lĩnh vực giám sát an ninh trật tự - an toàn giao thông. Trong năm 2022, IOC tỉnh đã tích hợp và vận hành hơn 160 camera kết nối từ các huyện/thị để giám sát tình hình giao thông, và tích hợp 02 camera tầm cao cho phép quan sát toàn khu vực thành phố Thủ Dầu Một và thành phố Thuận An. Dữ liệu từ các camera định hướng sẽ chia sẻ lên các ứng dụng để người dân và doanh nghiệp có thể truy cập thông tin giao thông các tuyến đường đi. Đây cũng là tiêu chí quan trọng trong đô thị thông minh. Trong lĩnh vực giám sát môi trường, thông tin quan trắc về môi trường, tình hình nước thải, khí thải được tích hợp, giám sát trực tiếp tại IOC và được số hóa trên bản bản đồ vị trí. Khi có thông tin các chỉ số về môi trường vượt mức qui định sẽ được cảnh báo và xử lý nhanh. 
IOC thu thập cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị và xử lý, phân tích cho kết quả đầu ra đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành Thông qua các bảng thông tin điều hành (Dashboard) trực quan 24/7, tập hợp các chỉ số hiệu quả công việc (KPI) được đo lường từ hệ thống thông tin của các lĩnh vực trọng yếu, các chỉ số, thông tin nóng, cảnh báo, phân tích dự báo xu hướng sẽ giúp lãnh đạo đưa ra quyết định chính xác và kịp thời chỉ đạo các đơn vị. Trên cơ sở đó, sự tập trung về thông tin và khả năng điều phối góp phần giúp cơ quan chức năng tiếp nhận và điều hành giải quyết một cách xuyên suốt, minh bạch, nhanh chóng đối với phản ánh của người dân, liên quan đến bất kỳ lĩnh vực nào, khẩn cấp hoặc không khẩn cấp. Hệ thống dữ liệu kết nối luôn đặc biệt quan tâm làm sao thiết lập được quy trình kết nối và chuẩn hóa dữ liệu, đảm bảo tính sống của dữ liệu, độ dày dữ liệu. Khi độ dày dữ liệu không tốt sẽ khó có thể đáp ứng được khi áp dụng các bài toán công nghệ mang tính vượt trội như dự báo, cảnh báo như dữ liệu kinh tế - xã hội được thu thập từ 30 - 60 tháng. Triển khai ứng dụng và chức năng tại IOC tỉnh Bình Dương Về ứng dụng, thực hiện hệ thống phân tích dữ liệu kinh tế - xã hội: giúp lãnh đạo các cấp thấy rõ và cảnh báo, dự báo được các xu hướng tăng/giảm, sự biến động của các chỉ số phát triển kinh tế xã hội để hỗ trợ hoạch định chiến lược và chỉ đạo điều hành kịp thời và hiệu quả. Nhiều chỉ số quan trọng được cập nhật hàng ngày như thu, chi ngân sách, tình hình giải ngân đầu tư công) Hệ thống giám sát, điều hành và xử lý vi phạm giao thông: ứng dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo chủ động và tự động phát hiện, truy vết các vi phạm giao thông (như vượt đèn đỏ, đi sai làn, vượt tốc độ, kẹp ba, không đội mũ bảo hiểm,...) trên nền tảng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt (giảm ùn tắc và tai nạn). Hệ thống giám sát, điều hành an ninh trật tự công cộng: tự động nhân dạng khuôn mặt và truy vết đối tượng. Cảnh báo các hành vi tiềm ẩn gây mất an ninh trật tự: tụ tập đám đông, biểu tình, đánh nhau; xâm nhập vùng cấm; phát hiện khói, cháy; đối tượng sử dụng vũ khí.… 
Các hình ảnh từ hệ thống camera giám sát trên toàn tỉnh giúp lãnh đạo tỉnh có cái nhìn tổng quan, toàn diện về mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội, từ đó đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác Hệ thống tương tác, giao tiếp phục vụ công dân: 1022 Bình Dương là kênh "cảm biến xã hội" thông qua việc tiếp nhận và xử lý kịp thời các yêu cầu, phản ánh hiện trường của người dân, doanh nghiệp. Giúp chính quyền thấu hiểu và nắm bắt được các vấn đề bức xúc đang diễn ra để phục vụ người dân tốt hơn. Ngoài ra chuyển đổi số cấp cứu ngoại viện nâng cao thời gian hỗ trợ cấp cứu người bệnh trên địa bàn tỉnh. Trung tâm giám sát thông tin trên Internet: thu thập thông tin mạnh mẽ, bao phủ, cập nhật nhanh mọi ngóc ngách của Internet để phân tích, cảnh báo xu hướng tích cực hay tiêu cực, giúp thấu hiểu người dân, đồng thời chủ động đề xuất giải pháp xử lý truyền thông, ngăn ngừa hạn chế các ảnh hưởng xấu tại địa phương thông qua các kênh báo chí, facebook, youtube, tiktok. Về chức năng, thực hiện hệ thống giám sát, điều hành lĩnh vực ngành: công thương, y tế, giáo dục, du lịch, giao thông vận tải, nội vụ, công an, văn hóa thể thao du lịch, lao động thương binh xã hội, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, ngoại vụ…thực hiện kết nối dữ liệu toàn diện của các ngành để thực hiện quản lý, phân tích và khai thác phục vụ các công tác định hướng, hoạch định phát triển các lĩnh vực ngành,… phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội; Hệ thống giám sát, điều hành môi trường (đất đai, rừng, nước, không khí,..): Quản lý toàn diện thông tin đất đai và tài nguyên môi trường (kiểm kê, đo đạc, cấp sổ đỏ, biến động đất, giá đất,…); thu thập, kết nối thời gian thực đến tất cả các thiết bị quan trắc nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, chống ô nhiễm không khí, nguồn nước Hệ thống giám sát bảo mật, an toàn thông tin: hỗ trợ giám sát các 24/7 đối với hệ thống CNTT để cảnh báo, khuyến cáo đảm bảo an ninh - an toàn - bảo mật thông tin của Chính quyền, được xem là lá chắn, nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin và dữ liệu cho tất cả hoạt động của đô thị thông minh. Trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng với các sở, ban, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở cho tỉnh. Đây là điều kiện tiên quyết để triển khai thành công Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh và xây dựng Trung tâm Nghiên cứu dự báo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phát triển nền tảng trí tuệ nhân tạo tối ưu các thủ tục hành chính và hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp. Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm IOC tỉnh Bình Dương
| False | 942-hoat-dong-giam-sat-dieu-hanh-thong-minh-tinh-binh-duon | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Bình Dương đứng thứ 8 về Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương | Đổi mới Sáng tạo; Tin tức sự kiện | Tin | Phương Lê | Bình Dương đứng thứ 8 về Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương | /PublishingImages/2024-07/chi sipII BD_Key_05072024072102.jpg | TTĐT - Sáng 04-7, tại Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ đã chủ trì Hội nghị tổng kết đánh giá Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023 và hướng dẫn triển khai thu thập thông tin năm 2024. | 7/4/2024 5:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Tham dự có ông Nguyễn Võ Hưng - Trưởng Ban Chính sách đổi mới sáng tạo, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Bộ Khoa học và Công nghệ); lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Thủ Dầu Một cùng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.  Báo cáo viên phân tích những cơ hội và thách thức từ kết quả chỉ số PII
Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, là công cụ hữu ích đánh giá một cách toàn diện, khách quan và có hệ thống về thực trạng hoạt động khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) ở từng địa phương. Theo Báo cáo về Chỉ số PII địa phương năm 2023 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, tỉnh Bình Dương đạt 48,64 điểm, đứng thứ 8 cả nước; đứng thứ 3 về số lượng các chỉ số dẫn đầu, với 7 chỉ số trên tổng số 52 chỉ số thành phần. Đối với vùng Đông Nam bộ, Bình Dương có điểm chỉ số PII đứng thứ 3 trong Vùng.  Ông Nguyễn Việt Long - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Việt Long - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, kết quả PII năm 2023 vừa được công bố rất đáng khích lệ. Thành tích này là minh chứng cho sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp tỉnh trong việc thúc đẩy ĐMST. Thông qua kết quả PII, Bình Dương có thể nắm bắt bức tranh tổng thể về năng lực ĐMST của tỉnh, bao gồm cả yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra; so sánh, đối chiếu với các địa phương khác, từ đó rút kinh nghiệm, học hỏi và định vị Bình Dương trên bản đồ ĐMST của cả nước; cung cấp bằng chứng khoa học cho việc hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học - công nghệ và ĐMST phù hợp với điều kiện, tiềm năng và lợi thế của Bình Dương. 
Bình Dương đứng thứ 8 trong 10 địa phương có điểm số PII cao nhất trong cả nước năm 2023
Tại hội nghị, các báo cáo viên đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ kết quả Chỉ số PII 2023 của tỉnh Bình Dương; đồng thời, đóng góp ý kiến nhằm cải thiện PII của tỉnh...
| True | 816-binh-duong-dung-thu-8-ve-chi-so-doi-moi-sang-tao-cap-dia-phuon | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Phát động Cuộc thi “Sáng kiến xây dựng xã hội bền vững” năm 2024 | Bền vững | Tin | Phượng Châu | Phát động Cuộc thi “Sáng kiến xây dựng xã hội bền vững” năm 2024 | /PublishingImages/2024-08/Cuocthi_Key_31082024112309.jpeg | TTĐT - Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh phối hợp với trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh tổ chức Cuộc thi "Sáng kiến xây dựng xã hội bền vững - Sustainable Society Challenge" năm 2024 (Gọi tắt là Cuộc thi SSC 2024) với chủ đề "Vì một Cộng đồng xanh và bền vững". | 8/31/2024 12:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Cuộc thi SSC 2024 là sân chơi cho học sinh, sinh viên nhằm nâng cao nhận thức về 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và tham gia đóng góp ý tưởng, giải pháp trong việc xây dựng thành phố thông minh, xanh, sạch, đẹp, cộng đồng phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối tượng tham gia thi là học sinh THCS và THPT trên toàn quốc. Thời gian thi: Từ tháng 8 đến tháng 10/2024. Địa điểm: Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Thí sinh đăng ký tham gia Cuộc thi tại đường link: https://tinyurl.com/DangkySSC2024 Mẫu trình bày dự án: https://tinyurl.com/thuyetminhSSC24 Website thông tin Cuộc thi: https://ssc.hcmiu.edu.vn/ Fanpage Cuộc thi: https://www.facebook.com/sustainable.society.challenge | True | 76-phat-dong-cuoc-thi-sang-kien-xay-dung-xa-hoi-ben-vung-nam-202 | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Đổi mới sáng tạo thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế | Đổi mới Sáng tạo; Tin tức sự kiện | Bài viết | Yến Nhi | Đổi mới sáng tạo thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế | /PublishingImages/2024-04/IMG_horasisTQ8332_Key_17042024065133.jpg | TTĐT - Phiên đối thoại với chủ đề: "Tương lai của các cụm đổi mới sáng tạo" tại Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024 đã thảo luận các vấn đề liên quan đến các cụm đổi mới sáng tạo; sự hỗ trợ của Chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam và Trung Quốc; việc tích hợp đầu tư lớn vào y sinh, năng lượng và công nghệ thông tin và truyền thông. | 4/15/2024 11:00 PM | No | Đã ban hành | | Bà Miriam van Straelen - Đối tác Roland Berger, Đức chủ trì Phiên đối thoại. Tham dự có các diễn giả: Stefan Ewers - Đối tác GvW, Việt Nam; Hui Wu - Nhà sáng lập Trung tâm Hợp tác Đổi mới Quốc tế về Công nghệ Y tế Tiên tiến, Trung Quốc; Robin Nguyen - Nhà sáng lập IBI Global, Việt Nam; Alexius Oh - Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt Nam- Singapore, Việt Nam; Peter Portheine - Giám đốc Văn phòng Dự án Quốc tế Eindhoven, Hà Lan. Vai trò điều phối, kết nối của Chính quyền Thảo luận tại Phiên đối thoại, các chuyên gia cho rằng sáng tạo và đổi mới là những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp và quốc gia biến những ý tưởng sáng tạo thành hiện thực. Bà Miriam van Straelen - Đối tác Roland Berger, Đức nhận định, trong những năm qua, tại Việt Nam, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang phát triển rất mạnh mẽ với hàng ngàn doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có sự đột phá đổi mới sáng tạo trong kinh doanh, tạo ra thương hiệu Việt vươn tầm thế giới như: Vinfast; FPT; Viettel, Trung Nguyên… 
Toàn ảnh Phiên đối
thoại
Cùng với đó, Việt Nam đã chọn hướng đi đúng đắn hướng đến nền kinh tế xanh, trong đó Bình Dương cũng là địa phương tiên phong có nhiều nỗ lực, sáng kiến trong việc xây dựng nền công nghiệp năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, ưu tiên cho các ngành công nghiệp ít thâm dụng lao động và tiêu hao nhiên liệu. Theo ông Robin Nguyen - Nhà sáng lập IBI Global, Việt Nam, doanh nghiệp muốn thành công trong đổi mới sáng tạo cần chọn chính sách bao trùm và đa dạng hóa. Bao trùm có nội hàm rộng, phụ thuộc vào nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau bao gồm có những ý tưởng khác nhau, cùng nhau chia sẻ ý tưởng, đa dạng hóa sẽ thúc đẩy sáng tạo, nếu không có sự trao đổi hiểu biết lẫn nhau sẽ không có sáng tạo, ý tưởng mới. Các chuyên gia cũng cho rằng, Chính phủ đóng vai trò điều phối kết nối thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, Chính phủ và các địa phương cũng đã có nhiều chính sách và các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Riêng tỉnh Bình Dương đã tạo dựng một nền tảng đổi mới sáng tạo tốt cho sự phát triển của các thời kỳ tiếp theo. Có thể kể đến như "Trung tâm đổi mới sáng tạo 4.0" được thành lập tại Bình Dương bởi sự hợp tác giữa đối tác Việt Nam (gồm Tổng công ty Becamex IDC, Liên doanh VSIP, Trường đại học Quốc tế Miền Đông) và đối tác Singapore (Singapore Polytechnic, Liên minh chuyển đổi công nghiệp 4.0). 
Ông Alexius Oh - Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Singapore, Việt Nam thảo luận tại Phiên đối thoại
Ông Alexius Oh - Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Singapore, Việt Nam cho rằng, Bình Dương là tỉnh năng động, sáng tạo, có tốc độ tăng trưởng trong Top đầu của Việt Nam, chính quyền tỉnh làm rất tốt vai trò hỗ trợ đồng hành thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, sự thành công của Becamex là minh chứng cho vai trò điều phối của chính quyền tỉnh trong đổi mới sáng tạo. EIU là mô hình 3 nhà (Nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp), đóng vai trò cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp tại Bình Dương. EIU luôn tập trung đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo chất lượng, nghiên cứu khoa học, ký kết hợp tác với nhiều đối tác từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… và kết nối với hơn 280 doanh nghiệp trong và ngoài nước phục vụ các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu, nuôi dưỡng các ý tưởng khởi nghiệp, giúp các ý tưởng thành hiện thực… Xây dựng mạng lưới đổi mới sáng tạo Theo ông Peter Portheine - Giám đốc Văn phòng Dự án Quốc tế Eindhoven, Hà Lan, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo bao gồm các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các chủ thể hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, trong đó có chính sách và luật pháp của Nhà nước (về thành lập doanh nghiệp, thành lập tổ chức đầu tư mạo hiểm, thuế, vườn ươm hỗ trợ nuôi dưỡng các ý tưởng, quỹ đầu tư mạo hiểm). Để thu hút tài năng bắt đầu từ giáo dục tạo ra những vườn ươm ý tưởng ngay từ trong trường học; ngoài ra còn là định hướng kinh tế của quốc gia, của địa phương dịch chuyển từ ngành truyền thống sang những ngành kinh tế cao, nâng tầm chuỗi cung ứng… Phải có mạng lưới đổi mới sáng tạo trong quốc gia, mạng lưới cạnh tranh trong khu vực. Và cần có giải pháp kết nối các yếu tố đồng bộ giữa 3 nhà (Nhà nước, doanh nghiệp và giới hàn lâm học thuật) cùng chung tay thực hiện. 

Các diễn giả cho rằng cần có giải pháp kết nối các yếu tố đồng bộ giữa 3 nhà (Nhà nước, doanh nghiệp và giới hàn lâm học thuật) cùng chung tay thực hiện đổi mới sáng tạo Diễn giả Hui Wu - Nhà sáng lập Trung tâm Hợp tác Đổi mới Quốc tế về Công nghệ Y tế Tiên tiến, Trung Quốc cho rằng, để giải quyết bài toán cạnh tranh tầm quốc tế trong đổi mới sáng tạo; Trung Quốc tung ra loạt chính sách ưu đãi, phúc lợi hậu hĩnh "trải thảm đỏ" để đẩy mạnh nỗ lực thu hút nhân tài nước ngoài trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn áp dụng chính sách thu hút nhân tài trở về phục vụ đất nước, 1.000 dự án 1.000 tài năng, hỗ trợ cho sinh viên học tại nước ngoài. Đây là hai lực lượng đắc lực hỗ trợ phát triển những ngành công nghiệp then chốt như trí tuệ nhân tạo, y học sinh học và mạch tích hợp, cũng như các lĩnh vực đang phát triển nhanh như thế giới ảo (metaverse) hay năng lượng xanh. Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện nay Trung Quốc có nhiều trung tâm đổi mới sáng tạo có khả năng cạnh tranh toàn cầu, và có quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ cho các ý tưởng sáng kiến. Theo ông Hui Wu, bên cạnh việc tận dụng nguồn nhân lực trong nước, Việt Nam cũng cần các chính sách tuyển dụng tài năng từ nước ngoài, đẩy mạnh các hoạt động vườn ươm khởi nghiệp; hỗ trợ tiếp sức về mặt chuyên môn, nguồn vốn để biến các ý tưởng, sáng kiến thành hiện thực. | False | 188-doi-moi-sang-tao-thuc-day-su-phat-trien-cua-nen-kinh-t | 0.00 | 0.00 | 0 | | | TP.Tân Uyên: Trao tặng thiết bị điện tử thông minh cho người dân có hoàn cảnh khó khăn | Bình đẳng tiếp cận kỹ thuật số | Tin | Hồng Nhung - Thế Anh | TP.Tân Uyên: Trao tặng thiết bị điện tử thông minh cho người dân có hoàn cảnh khó khăn | /PublishingImages/2024-07/traotbe61b0e34e19443ca1a85_Key_15072024163438.jpg | TTĐT - Sáng 15-7, tại TP.Tân Uyên, Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch Đội, Tổ, Nhóm thanh niên tình nguyện tỉnh Bình Dương phối hợp với TP.Tân Uyên tổ chức Chương trình trao tặng thiết bị điện tử thông minh cho người dân có hoàn cảnh khó khăn để tham gia chuyển đổi số cộng đồng. | 7/15/2024 5:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ngành, TP.Tân Uyên. Sau thời gian triển khai Chương trình trao tặng thiết bị điện tử thông minh cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, TP.Tân Uyên đã thu gom được 379 điện thoại, vượt 29 thiết bị so với mục tiêu thành phố đề ra (350 điện thoại), vượt 129 thiết bị so với chỉ tiêu được cấp trên giao (250 điện thoại). Các thiết bị trao tặng đến người dân đảm bảo yêu cầu về cấu hình, chủng loại, thuộc các thương hiệu được cấp phép lưu hành trên thị trường, trong đó có nhiều thiết bị mới 100%.

Ông Nguyễn Lộc Hà - Uỷ viên Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng điện thoại thông minh cho người có hoàn cảnh khó khăn

Ông Nguyễn Lộc Hà - Uỷ viên Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cùng ông Bùi Minh Trí - Bí thư Thành uỷ Tân Uyên trao tặng điện thoại thông minh cho người có hoàn cảnh khó khăn
Các thiết bị trao cho người dân đã được cài đặt ứng dụng cần thiết như VNeID, Bình Dương Số, tài khoản Gmail, iCloud, CH Play… Tại Chương trình, Ban Tổ chức đã trao tặng 110 thiết bị điện tử thông minh cho người dân có hoàn cảnh khó khăn để tham gia chuyển đổi số. Trước đó, UBND các xã, phường đã tổ chức trao tặng 269 thiết bị cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Cũng dịp này, Trung tâm Viễn thông TP.Tân Uyên đã trao tặng cho thành phố Công trình "Sim di động miễn phí cho người dân tham gia chuyển đổi số" gồm 379 sim điện thoại và 1 tháng truy cập Internet miễn phí, tổng trị giá 40 triệu đồng. 
Trao tặng Công trình “Sim di động miễn phí cho người dân tham gia chuyển đổi số” gồm 379 sim điện thoại và 1 tháng truy cập Internet miễn phí
Chương trình tặng thiết bị điện tử thông minh cho người dân có hoàn cảnh khó khăn để tham gia chuyển đổi số cộng đồng nhằm thể hiện vai trò nòng cốt trong hoạt động chuyển đổi số của các cấp chính quyền, đoàn thể, thực thi có hiệu quả chủ trương "Lấy người dân làm trung tâm" trong chuyển đổi số; phấn đấu mỗi gia đình có ít nhất 1 thiết bị điện tử thông minh đưa nền tảng số, dịch vụ số, kỹ năng số đến người dân, người lao động theo cách đơn giản, tự nhiên, dễ tiếp cận, dễ sử dụng, xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhằm tạo ra các giá trị thiết thực phục vụ cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia vào các hoạt động chuyển đổi số. | True | 318-tp-tan-uyen-trao-tang-thiet-bi-dien-tu-thong-minh-cho-nguoi-dan-co-hoan-canh-kho-khan | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ tham quan hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông | Đổi mới Sáng tạo; Tin tức sự kiện | Tin | Phượng Châu | Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ tham quan hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông | /PublishingImages/2025-05/Doan cong tac Bo KHCN tham quan EIU-5_Key_12052025150129.JPG | TTĐT - Sáng 12-5, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ do Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương làm Trưởng đoàn đã đến tham quan hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU). | 5/12/2025 3:00 PM | No | Đã ban hành | | Cùng đi với Đoàn có ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; TP.Thủ Dầu Một. 
TS. Ngô Minh Đức – Hiệu trưởng EIU báo cáo với Đoàn công tác về hoạt động đào tạo của Trường
Báo cáo với Đoàn công tác, TS. Ngô Minh Đức – Hiệu trưởng EIU cho biết, hiện Trường có 4 khoa và 10 ngành đào tạo trong các lĩnh vực chính là quản trị kinh doanh, kỹ thuật, công nghệ và sức khỏe. Các ngành đào tạo của EIU đều là những ngành đang được xã hội quan tâm, bắt kịp xu hướng và đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như quá trình hội nhập quốc tế. Đặc biệt, 100% cử nhân, kỹ sư đều đạt trình độ tiếng Anh IELTS 6.0 trước khi ra trường. 
Đoàn công tác tham quan Vườn ươm doanh nghiệp Becamex (BBI)
Tham quan Vườn ươm doanh nghiệp Becamex (BBI) và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Công nghiệp 4.0, Đoàn được giới thiệu về các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cùng những giải pháp công nghệ 4.0 tiên tiến giúp cải thiện năng suất và quy trình quản lý kinh doanh. BBI là một thành tố quan trọng trong hệ sinh thái sáng tạo tại EIU, có vai trò hỗ trợ hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp một cách bài bản và chuyên nghiệp cho sinh viên, giảng viên, nội bộ EIU, các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng. Các hoạt động cụ thể như đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ toàn diện cho các cá nhân hoặc công ty khởi nghiệp trong các giai đoạn tiền ươm tạo hay giai đoạn tạo lập doanh nghiệp… 


Đoàn công tác tham quan Trung tâm Đổi mới sáng tạo Công nghiệp 4.0 (IIC)
Bên cạnh đó, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Công nghiệp 4.0 (IIC) là nơi đào tạo lực lượng lao động sẵn sàng cho tương lai và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi, nâng cấp sản xuất. IIC đặc biệt chú trọng vào việc ứng dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và dữ liệu lớn (Big Data) để tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý. | False | 843-doan-cong-tac-cua-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-tham-quan-he-sinh-thai-doi-moi-sang-tao-tai-truong-dai-hoc-quoc-te-mien-don | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Bình Dương đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp bán dẫn | Bền vững; Tin tức sự kiện; TOP 1 ICF | Tin | Phương Chi | Bình Dương đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp bán dẫn | /PublishingImages/2024-10/cnbandan_Key_09102024174308.jpg | TTĐT - Chiều 09-10, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với các chuyên gia quốc tế về công nghiệp bán dẫn. | 10/9/2024 7:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Becamex IDC; ông Colley Hwang - Chủ tịch Tập đoàn Digitimes và lãnh đạo các sở, ban ngành, doanh nghiệp. 
Toàn cảnh buổi làm việc
Mở đầu buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà đã thông tin về kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội và định hướng thu hút đầu tư của tỉnh. Theo đó, trong suốt gần 30 năm qua, Bình Dương đã phát triển mạnh mẽ từ nền kinh tế nông nghiệp trở thành thủ phủ công nghiệp của Việt Nam. Với vị trí chiến lược và quyết tâm kiến tạo môi trường đầu tư thông thoáng, Bình Dương đã thu hút 4.347 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký lên đến 42 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ 3 cả nước (sau TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh). 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà thông tin kết quả nổi bật về tình hình thu hút đầu tư
và định
hướng phát triển của tỉnh
Không chỉ là nơi thu hút mạnh vốn đầu tư, Bình Dương còn liên tục dẫn đầu cả nước về phát triển cơ sở hạ tầng trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và được ICF vinh danh là Cộng đồng thông minh của năm - TOP 1 ICF 2023. Đây chính là minh chứng rõ ràng cho những nỗ lực không ngừng của tỉnh trong việc phát triển hạ tầng, xây dựng đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ và cải thiện môi trường kinh doanh. Chính nhờ những yếu tố này, Bình Dương đã trở thành điểm đến lý tưởng cho người lao động trên khắp cả nước, với hơn 52% dân số là người dân đến từ các tỉnh, thành. 


Các chuyên gia chia sẻ tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, đại diện Tập đoàn Digitimes và các chuyên gia đã chia sẻ về cơ hội và thách thức của Việt Nam khi phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn và khu công viên khoa học. Những kinh nghiệm này gắn với thực tiễn định hướng của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay, khi Tổng công ty Becamex IDC đóng vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy phát triển hệ sinh thái công nghiệp toàn diện, thu hút đầu tư có giá trị gia tăng cao. Với việc hình thành Khu công nghệ thông tin tập trung và Khu công nghệ cao tại Thành phố mới Bình Dương và các khu công nghiệp khoa học - công nghệ khác với tầm nhìn trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp công nghệ cao. 
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho biết, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang có những chuyển dịch mạnh mẽ, Việt Nam đang có cơ hội lớn để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng ngành bán dẫn. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, hình thành 100 doanh nghiệp thiết kế, 01 nhà máy chế tạo chip và 01 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn vào năm 2030. Vừa qua, tỉnh Bình Dương đã công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu Bình Dương sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực Đông Nam Á và dẫn đầu về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, trung tâm công nghiệp dịch vụ hiện đại. Công nghiệp bán dẫn trở thành định hướng lớn mà tỉnh tập trung cho giai đoạn mới. Tỉnh đang triển khai các bước để xây dựng Khu công nghệ thông tin tập trung và Khu công nghệ cao rộng 220 hecta, chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng đón các nhà đầu tư công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn. Song song đó, thực hiện định hướng của Chính phủ đào tạo và đào tạo lại 50.000 kỹ sư cho các ngành công nghiệp công nghệ cao, Bình Dương đã đề nghị các trường đại học xây dựng đề án đào tạo nhân lực, đồng thời tỉnh cũng xây dựng các chính sách của địa phương thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu phát triển giai đoạn mới. Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, những ý kiến chia sẻ của các chuyên gia tại buổi làm việc là kinh nghiệm quý báu để tỉnh từng bước xây dựng nền tảng trở thành một trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn của khu vực. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương và các sở ngành cam kết kiến tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kết nối sân bay, cảng biển; giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính, thủ tục hải quan; các chính sách hỗ trợ công nghiệp công nghệ cao, thu hút và đào tạo nhân lực chất lượng cao… đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi trao đổi với các chuyên gia công nghiệp bán dẫn | True | 375-binh-duong-day-manh-thu-hut-dau-tu-cong-nghiep-ban-da | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Bàn giải pháp ứng dụng công nghệ thông minh cho công trình công cộng trong đô thị | Bền vững; Tin tức sự kiện | Tin | Phương Chi | Bàn giải pháp ứng dụng công nghệ thông minh cho công trình công cộng trong đô thị | /PublishingImages/2023-11/hoithaoxd1_Key_25112023143700.JPG | TTĐT - Sáng 25-11, tại TP.Thủ Dầu Một, Trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trường Đại học Khoa học Huế và Viện Khoa học Công nghệ Đô thị xanh, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc gia "Giải pháp thiết kế kiến trúc và kỹ thuật công nghệ thông minh cho công trình công cộng trong đô thị". | 11/25/2023 3:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Hội thảo có sự tham gia của đại diện lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên gia và sinh viên từ các trường đại học, các công ty tư vấn thiết kế - xây dựng… theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát biểu tại Hội thảo, TS. Ngô Hồng Điệp – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một cho rằng, trong những năm qua, quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả tích cực. Hầu hết các đô thị đã thể hiện được vai trò là động lực chủ chốt trong tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, tại các đô thị cũng dần xuất hiện những hạn chế, những bất cập lớn, nhất là sự phát triển thiếu tính bền vững. Để giải quyết các vấn đề này, các đô thị cần có những nghiên cứu, lựa chọn và chuyển hướng phát triển nhằm đảm bảo đô thị có tính kết nối, có bản sắc; giải quyết các vấn nạn đô thị như ô nhiễm môi trường, ngập úng, ùn tắc giao thông… Xây dựng, phát triển đô thị thông minh là phương thức quan trọng để tận dụng hiệu quả những cơ hội, thành quả của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phù hợp với xu hướng quốc tế và hướng tới phát triển bền vững. Do đó, Hội thảo được tổ chức nhằm chủ động bàn các giải pháp thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển kiến trúc, đô thị Việt Nam hướng đến phát triển bền vững và tiên tiến, trên quan điểm "Phát triển kiến trúc, xây dựng bền vững phải từ việc quy hoạch, thiết kế, thi công xây dựng công trình cho đến vận hành, sửa chữa và tái sử dụng công trình". Đây cũng là dịp thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị đào tạo trong lĩnh vực kiến trúc - xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển. 
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng trình bày "Phương pháp chọn lọc từ kiến trúc dân gian để áp dụng cho các thiết kế kiến trúc đương thời"
Hội thảo đã nhận được gần 30 bài nghiên cứu về giải pháp kỹ thuật - công nghệ cho ngành Xây dựng cùng các giải pháp thiết kế kiến trúc, cảnh quan và bảo tồn kiến trúc bền vững như: Giải pháp thiết kế buồng rác trong nhà chung cư cao tầng đáp ứng việc phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt; tích hợp vỏ bao che nhằm nâng cao hiệu quả năng lượng cho văn phòng cao tầng; mô hình công trình quy mô nhỏ lắp ghép ở một số không gian trong đô thị; nghiên cứu loại hình mặt đứng mới cho nhà cao tầng; thiết kế ký túc xá thông minh; ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong nội thất kiến trúc; cảnh quan văn hóa không gian công cộng ven sông tại Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương… Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thảo luận các giải pháp công nghệ vật liệu; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đô thị; đề xuất chính sách và kỹ thuật đối với công trình xây dựng hỗ trợ chống ngập đô thị… 
Các đại biểu tham dự Hội thảo
| True | 684-ban-giai-phap-ung-dung-cong-nghe-thong-minh-cho-cong-trinh-cong-cong-trong-do-thi | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Nông nghiệp Bình Dương sau chặng đường 25 năm và tiềm năng trong thời gian tới | Đổi mới Sáng tạo; Bền vững | Bài viết | Đoan Trang | Nông nghiệp Bình Dương sau chặng đường 25 năm và tiềm năng trong thời gian tới | /PublishingImages/2023-04/Hinh 1_Key_03042023111308. Le don nhan huan chuong Lao dong hang nhat nam 2020_Key_03042023111308.jpg | TTĐT - Tiếp nối chặng đường 25 năm phát triển của Bình Dương, ngành nông nghiệp có nhiều thành tựu quan trọng. Đến cuối năm 2021, giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng ổn định bình quân 2,74%/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp Bình Dương đạt 17.743 tỷ đồng, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh đến cuối năm 2021 là 3,1% (tuy giảm về tỷ trọng nhưng giá trị sản xuất tăng gấp 14,2 lần so với năm 1997). | 4/3/2023 12:00 PM | No | Đã ban hành | | Ngành nông nghiệp Bình Dương triển khai nhiều giải pháp sáng tạo Trong quá trình hình thành và phát triển với vị thế là tỉnh có mức độ đô thị hóa cao, tốc độ tăng trưởng nhanh hàng đầu cả nước đã tạo nhiều lợi thế phát nhưng cũng vô hình chung đặt ra nhiều thách thức cho ngành nông nghiệp của tỉnh về chi phí nhân công, chi phí đất đai, chi phí cơ hội thu hút vốn đầu tư cao. Tuy nhiên, trước những khó khăn thách thức, trên thực tế ngành nông nghiệp Bình Dương đã triển khai nhiều giải pháp sáng tạo và đạt được nhiều bước tiến lớn, thậm chí nhiều lĩnh vực còn được đánh giá là đi đầu cả nước. Ngành quyết liệt bám sát, quán triệt tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010, Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ứng dụng sáng tạo Nghị quyết trong điều kiện của tỉnh, phát huy được những thế mạnh vốn có, đồng thời bám sát chủ trương xây dựng thành phố thông minh thời gian qua. Qua quá trình tổ chức triển khai thực hiện, trên từng lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh Bình Dương đã có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần ngày một nâng cao; quốc phòng - an ninh được giữ vững và ổn định; hệ thống chính trị từng bước được kiện toàn, hoạt động lãnh đạo, điều hành ngày càng hiệu lực, hiệu quả. Các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt so với các mục tiêu của Chương trình, trong đó kết quả đầu tư phát triển cho nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đạt cụ thể như sau: Nhiều năm liền, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng trưởng không ngừng, năm 2021 đạt 71 triệu đồng/năm (cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước là 41,76 triệu đồng/năm); tổng số trang trại nông nghiệp đứng thứ 2 vùng Đông Nam bộ và thứ 5 cả nước; diện tích trồng cao su và sản lượng mủ khô xếp thứ 2, số lượng đàn heo xếp thứ 8, số lượng đàn gia cầm xếp thứ 12 toàn quốc; năng lực chăn nuôi công nghệ cao được đánh giá thuộc nhóm hàng đầu cả nước. Năm 2020, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn còn vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất; đây là sự khẳng định cho thành công của ngành nông nghiệp Bình Dương mà Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là kim chỉ nam. Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2020
Bên cạnh việc triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do Trung ương ban hành, tỉnh Bình Dương vận dụng chính sách của Trung ương để ban hành chính sách của địa phương (hỗ trợ VietGAP, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ tiêm phòng …), góp phần tác động tích cực trong thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Nền nông nghiệp Bình Dương phát triển theo hướng toàn diện, hiện đại, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị và hiệu quả cao, từng bước giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Cây lâu năm và chăn nuôi tập trung tiếp tục là thế mạnh trong ngành nông nghiệp của tỉnh, đến cuối năm 2021 tổng diện tích cây lâu năm đạt 142.438 ha (diện tích cao su chiếm 133.278 ha với sản lượng đạt 194.197 tấn, tăng hơn 2 lần so với năm 2001); tổng đàn gia súc đạt 718.919 con, tổng đàn gia cầm đạt trên 13,5 triệu con với tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt gần 200 ngàn tấn (tăng gần gấp 10 lần so với năm 2001). Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được áp dụng khá rộng rãi tại và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: 100% diện tích đất nông nghiệp được cơ giới hóa khâu làm đất; sử dụng giống mới trong nông nghiệp đạt trên 90%. Ngành chăn nuôi, trọng tâm của nông nghiệp Bình Dương là ngành mạnh mẽ đi đầu trong thúc đẩy hàm lượng công nghệ với 90% tổng đàn được chăn nuôi theo quy mô trạng trại (trong đó khoảng 70% tổng đàn heo và gia cầm áp dụng phương thức nuôi trại kín, trại lạnh). Nhiều công ty, trang trại và hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến đạt tiêu chuẩn Châu Âu vào sản xuất chăn nuôi như: máng ăn, máng uống tự động, công nghệ sau thu hoạch, con giống năng suất cao, hệ thống chuồng lồng, chuồng sàn, hệ thống làm mát và sưởi ấm,… đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tập trung ở 04 huyện phía Bắc (Bàu Bàng, Phú Giáo, Dầu Tiếng và Bắc Tân Uyên), chủ yếu là heo và gà. Trang trại tư nhân và các Công ty đầu tư nổi bật là về chăn nuôi năng suất cao như trại Vĩnh Tân, Công ty 3F Việt, CP, CJ Vina, Japfa, CJ-Agri, Ba Huân, Emivest, Viet Swan,…
Dây chuyền giết mổ gia cầm của công ty Cổ phần 3F Việt Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư, cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn tăng lên. Đến nay 100% số xã trên địa bàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 70,73% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 100% dân cư nông thôn sử dụng sạch và nước hợp vệ sinh; các công trình thủy lợi, đê bao, phòng chống thiên tai phát huy hiệu quả tưới tiêu, ngăn lũ, đảm bảo tưới cho 100% diện tích cây ngắn ngày; 100% xã có đường giao thông từ huyện đến xã, đường trục xã được nhựa hóa; đường ngõ xóm được bê tông hóa góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ nông sản, hàng hóa quy mô lớn đồng thời góp phần thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn. Hệ thống trường học các cấp đã và đang đầu tư hiện đại, khang trang và hầu hết các xã đều có trường mầm non, tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao được quan tâm đầu tư đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí của người dân, 100% số xã đều có nhà văn hóa ấp; 100% tuyến đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện và 100% tuyến đường trục ấp và đường liên ấp được được nhựa hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; 100% xã, phường, thị trấn có bác sĩ phục vụ; rác thải ở địa bàn nông thôn đều được thu gom, xử lý, từng bước giảm thiểu ô nhiễm môi trường; an ninh trật tự giữ vững... Tiếp tục phát huy nền tảng đã có Bước sang giai đoạn mới, ngành nông nghiệp Bình Dương xác định tiếp tục phát huy nền tảng đã có, vận dụng sáng tạo hơn nữa Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn liền với định hướng mới của Đề án thành phố thông minh - vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương mà Nghị Quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra để vượt đại dịch Covid-19 và đón làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư; bứt phá, chuyển đổi từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ, gia công, sang sản xuất chuyên nghiệp, tiên tiến ứng dụng công nghệ, phát huy tiềm lực, đẩy mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, từng bước làm chủ công nghệ, thị trường, đi lên trong chuỗi giá trị, xây dựng nông thôn kiểu mẫu gắn liền với Làng thông minh, đưa nông nghiệp, nông thôn lên một tầm cao mới. Trong đó, ngành sản xuất nông nghiệp Bình Dương cần huy động sự tham gia, chung sức của doanh nghiệp, nhà khoa học, cơ quan, đơn vị đối với vấn đề trọng tâm: Thứ nhất là chế biến nông sản, xây dựng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành lân cận, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, tiềm lực vốn, khoa học công nghệ và thị trường của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thứ hai là đầu tư vào nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là công nghệ liên quan đến giống, công nghệ sinh học,.. ứng dụng công nghệ thông minh, thân thiện môi trường, xây dựng chuỗi kinh tế tuần hoàn, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thứ ba là dịch vụ và công nghệ phụ trợ cho phát triển nông nghiệp như: logistics vận chuyển, kho bãi, dịch vụ xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm nông sản, công nghiệp bao bì, bao gói nhãn hiệu hàng hóa nông sản; dịch vụ hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩm; công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc, thuốc thú y, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;… Thứ tư là giải pháp chuyển đổi số trong quản lý và sản xuất nông nghiệp. Và cuối cùng-cũng là vấn đề quan trọng nhất, ngành nông nghiệp Bình Dương rất cần sự hỗ trợ của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm, luôn mời gọi và rất cần sự hỗ trợ, chung sức đóng góp từ nguồn nhân lực trẻ tâm huyết cùng tham gia nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh góp phần phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn Bình Dương vừa bắt kịp xu thế phát triển công nghiệp xây dựng thành phố thông minh nhưng đồng thời vẫn giữ được các bản sắc, giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn, quê hương Bình Dương. Ông Phạm Văn Bông - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương | False | 397-nong-nghiep-binh-duong-sau-chang-duong-25-nam-va-tiem-nang-trong-thoi-gian-to | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Quy hoạch tỉnh gắn với phát triển cộng đồng thông minh | Tin tức sự kiện; Bền vững | Tin | Phương Chi | Quy hoạch tỉnh gắn với phát triển cộng đồng thông minh | /PublishingImages/2023-09/icfquyhoach1_Key_08092023190657.jpg | TTĐT - Sáng 08-9, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đã có buổi làm việc với ông John Jung - Đồng sáng lập Cộng đồng thành phố thông minh thế giới (ICF) nhằm trao đổi về Quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. | 9/8/2023 7:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Tham dự có lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh. 
Toàn cảnh buổi làm việc
Tại buổi làm việc, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng đơn vị tư vấn đã trình bày mục đích, ý nghĩa và một số nội dung cơ bản của quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, nêu lên phương pháp tiếp cận, các điểm nghẽn và thách thức về mô hình tăng trưởng, hạ tầng giao thông, môi trường… Tuy nhiên Bình Dương có những thuận lợi như nằm trong vùng trung tâm TP.Hồ Chí Minh, có hạ tầng công nghiệp, đô thị, quỹ đất tốt; chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, năng động, đổi mới sáng tạo. Vì vậy, tỉnh hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững, phấn đấu đến 2050 là vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại mang tầm khu vực và quốc tế. Để thực hiện mục tiêu đó, tỉnh đưa ra 6 chiến lược để phát triển gồm: Triển khai các hành động đột phá tiên phong; liên kết đối ngoại để nâng tầm vị thế Bình Dương; phát triển không gian đô thị và hạ tầng; phát triển theo chiều sâu và mô hình mới về phát triển kinh tế, văn hoá xã hội; không gian và hạ tầng; bảo vệ môi trường sinh thái… Tỉnh áp dụng mô hình TOD tạo nền tảng phát triển hạ tầng giao thông công cộng, gắn với phát triển đô thị; tái phát triển đô thị phía Nam, phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam và hành lang sinh thái ven sông Sài Gòn, Đồng Nai. 
Đại diện đơn vị tư vấn trình bày dự thảo Quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ông John Jung - Đồng sáng lập ICF đã đánh giá cao quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đã có bước tiếp nối, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, gắn với định hướng xây dựng thành phố thông minh. Bên cạnh đó, quy hoạch cũng đã góp phần định hình rõ bước phát triển mới của Bình Dương, cùng 6 tiêu chí mà ICF đưa ra. Đại diện ICF cũng góp ý thêm về một số nội dung của quy hoạch như: Cần đánh giá tác động xã hội trong việc di dời nhà máy sản xuất vào khu, cụm công nghiệp, việc tái định cư, đảm bảo các dịch vụ hỗ trợ ở khu vực mới; có kế hoạch ứng phó linh hoạt với những thách thức như dịch bệnh, thay đổi môi trường, biến đổi khí hậu. Ông John Jung cũng đề cập đến định hướng quy hoạch đối với hệ thống giao thông đường thủy, phát triển du lịch đường sông; xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động; phát triển các loại hình giao thông ứng dụng công nghệ cao (như xe tự hành…). 
Ông John Jung - Đồng sáng lập ICF phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng cho biết, quy hoạch tỉnh là những nội dung tổng thể mang tính định hướng cho sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới gắn với phát triển cộng đồng thông minh, tuy nhiên phải đảm bảo tính khả thi. Những ý kiến đóng góp của các đại biểu sẽ được tỉnh và đơn vị tư vấn ghi nhận, điều chỉnh hoàn thiện nhằm sớm có bản quy hoạch chất lượng tốt nhất để làm cơ sở thực hiện công tác quản lý Nhà nước, phù hợp với giai đoạn phát triển mới. | True | 44-quy-hoach-tinh-gan-voi-phat-trien-cong-dong-thong-min | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Phát triển hạ tầng giao thông tầm nhìn và định hướng của Bình Dương | Kết nối - Băng thông rộng | Bài viết | | Phát triển hạ tầng giao thông tầm nhìn và định hướng của Bình Dương | /PublishingImages/2023-03/anh 1_Key_30032023153401.jpg | TTĐT - Để tạo nền tảng vững chắc góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trong giai đoạn mới, Bình Dương hiện đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm mang tính kết nối vùng là hạt nhân của vùng Đông Nam Bộ. Kỳ vọng, sự đồng bộ của hệ thống hạ tầng giao thông sẽ tiếp tục thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, đô thị, nâng cao đời sống người dân. | 3/30/2023 4:00 PM | No | Đã ban hành | | Tầm nhìn phát triển bền vững Tỉnh Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, không có cảng hàng không, cảng biển nên Bình Dương thuộc nhóm các tỉnh, thành phố không có lợi thế trong việc vận chuyển xuất, nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, Bình Dương lại có vị trí tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh có các lợi thế về sân bay, cảng biển. Vì vậy, thông qua hệ thống giao thông đường bộ theo trục Bắc Nam của Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp của Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Tây Nguyên, các khu công nghiệp phía Tây - Bắc Củ Chi của Thành phố Hồ Chí Minh,... dễ dàng kết nối đến các cảng biển, cảng sông và sân bay quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó cho ta thấy phát triển hệ thống hạ tầng giao thông của Bình Dương là rất quan trọng, không những đáp ứng nhu cầu vận chuyển của tỉnh mà còn phải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của khu vực. 
Tuyến Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng đoạn qua xã Tân Định, Bắc Tân Uyên Xác định được tầm quan trọng đó, trong nhiều năm qua, Bình Dương đã chủ động đi trước trong phát triển hệ thống giao thông, tạo ra một sự khác biệt rõ nét, giành thế chủ động trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Bên cạnh những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được, phát triển hạ tầng giao thông của Bình Dương cũng được đánh giá là một điểm sáng, là một trong những tỉnh có hệ thống hạ tầng giao thông tốt của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Tuy nhiên, đến nay, cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thì hệ thống hạ tầng giao thông của Bình Dương hiện nay cũng đang gặp phải những khó khăn thách thức, do không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nên hiện tại các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh đã xảy ra tình trạng quá tải vào giờ cao điểm như Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT743... Việc đầu tư, kết nối hạ tầng giao thông giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn chậm và chưa đồng bộ, nhất là các trục giao thông huyết mạch có tính liên kết vùng (như Vành đai 3, Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, đường Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành...). Trong khi đó, nhu cầu và khối lượng hàng hóa vận chuyển của Bình Dương cũng như các tỉnh, thành lân cận đi qua địa bàn ngày càng gia tăng trên một số trục đường huyết mạch như Quốc lộ 13, Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT.743… đặc biệt là các giao lộ khu vực cửa ngõ phía Nam của Bình Dương… Để đáp ứng nhu cầu nêu trên, tỉnh Bình Dương đã xây dựng Chương trình số 42-CTr/TU ngày 02/8/2021 về Tập trung phát triển hạ tầng giao thông vận tải theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương giai đoạn 2021–2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch số 2585/QĐ-UBND ngày 17/10/2022 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình số 42-CTr/TU ngày 02/8/2021 của Tỉnh ủy. Mục tiêu cụ thể là tập trung đầu tư các trục đường giao thông trọng điểm, huyết mạch của tỉnh và của Vùng, tiếp tục đề xuất kiến nghị Trung ương, phối hợp với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để đẩy nhanh đầu tư, kết nối các tuyến đường vành đai, cao tốc... theo quy hoạch Vùng nhằm giảm tải cho các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh, nhất là các tuyến kết nối Bình Phước, vùng Tây Nguyên, các Khu công nghiệp phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh đến cảng biển, sân bay quốc tế. Định hướng phát triển hạ tầng giao thông Tỉnh Bình Dương tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đường quan trọng, tăng cường khả năng kết nối vùng, nâng cao năng lực vận tải như: Vành đai 3, Vành đai 4, Cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, …. Đồng thời, tiếp tục phát triển hạ tầng giao thông đô thị gắn với chỉnh trang đô thị, từng bước khắc phục ùn tắc giao thông, trong đó, tập trung nâng cấp mở rộng tuyến Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước Tân Vạn nối dài, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT.746, ĐT.747B, ĐT.743, đường từ cầu vượt Sóng Thần nối đường Phạm Văn Đồng, các dự án đường ven sông,… Bên cạnh đó, từng bước xây dựng các cầu vượt, giao lộ khác mức để nâng cao năng lực thông hành trên các tuyến đường huyết mạch như: xây dựng nút giao Sóng Thần, xây dựng hầm chui tại nút giao ngã 5 Phước Kiến… Ngoài ra, do Bình Dương còn được bao bọc bởi 2 con sông, sông Sài Gòn ở phía tây và Sông Đồng Nai ở phía đông, để tạo mạng lưới giao thông liên vùng, tỉnh đã chủ động phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh để đầu tư, chuẩn bị đầu tư và đưa vào quy hoạch các cầu kết nối qua sông tạo mạng lưới giao thông có tính kết nối cao, phục vụ phát triển vùng Đông Nam bộ trong thời gian tới. Đối với đường thủy nội địa, đầu tư và kêu gọi đầu tư hoàn thiện các đường giao thông kết nối với cảng thủy nội địa, tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng hệ thống cảng thủy nội địa đảm bảo quy mô theo quy hoạch (cảng An Tây, cảng Thanh An, cảng Thới Hòa…); đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối các trung tâm logistics, các cảng cạn (ICD), các bến bãi, điểm trung chuyển hàng hóa; xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống giao thông thông minh tỉnh Bình Dương, chuyển đổi số trong quản lý giao thông vận tải. Đối với đường sắt, phấn đấu xây dựng và đưa vào vận hành dự án kéo dài tuyến Đường sắt đô thị số 1 từ ga Suối Tiên đến phường Bình Thắng, tạo tiền đề xây dựng hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị của tỉnh theo quy hoạch, đa dạng hóa phương thức vận tải hành khách công cộng; phối hợp với Bộ GTVT lập BCNCTKT và kêu gọi nhà đầu tư, đầu tư tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa từ Bàu Bàng đến Cái Mép – Thị Vải. 
Đẩy mạnh chuyển đổi số, quản lý trong ngành giao thông vận tải Đồng thời vận dụng, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, quy định của phát luật để đánh giá các dự án BOT trên địa bàn, tiến tới sắp xếp, xóa bỏ các trạm thu phí BOT nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường huyết hạch, kết nối vùng; tăng cường quản lý, khai thác hiệu quả hạ tầng giao thông. Tỉnh sẽ đầu tư hệ thống camera thông minh từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố nhằm giám sát an ninh trật tự về giao thông một cách hiệu quả nhất. Tiếp tục phân luồng giao thông vào giờ cao điểm trên một số tuyến đường trọng điểm nhằm chống ùn tắc giao thông. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học công nghệ để nâng cao năng lực quản lý điều hành trong các lĩnh vực thuộc ngành giao thông. Ông Nguyễn Anh Minh- Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương | False | 360-phat-trien-ha-tang-giao-thong-tam-nhin-va-dinh-huong-cua-binh-duon | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Chuyển đổi năng lượng để phát triển bền vững | Bền vững; Tin tức sự kiện | Bài viết | Mai Xuân | Chuyển đổi năng lượng để phát triển bền vững | /PublishingImages/2024-04/phiendoithoai15-4_Key_15042024225430.jpg | TTĐT - Chiều 15-4, tại Trung tâm Hội nghị
và Triển lãm tỉnh, Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên
đối thoại chủ đề “Dẫn đầu về chuyển đổi năng lượng” dưới sự điều hành của ông
Ameer Ibrahim - Giám đốc Chiến lược, Carbonbase, Hồng Kông, Trung Quốc. | 4/15/2024 11:00 PM | No | Đã ban hành | | Tham dự có các diễn giả: Nobumitsu Akai - Giám đốc Tập đoàn JFR, Nhật Bản; Cao Huiyun - Phó chủ tịch Shanxi Kaijia Energy Group Co., Trung Quốc; Thanos Thuan Nguyen - Giám đốc BECIS, Việt Nam; Dana Ngo - Nhà tổ chức chính TerraBiome, Việt Nam; Diana Sabrain - Đồng sáng lập OneAgrix, Singapore; Jerry Zhang - Chủ tịch Sino-Laurel, Trung Quốc. Động lực thúc đẩy chuyển đổi năng lượng Chuyển đổi năng lượng là quá trình thay đổi cách thức sử dụng năng lượng trong sản xuất, tiêu dùng theo hướng giảm dần và thay thế năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo (NLTT) và giảm các nhà máy sử dụng nhiên liệu hoá thạch gây ô nhiễm môi trường. Đó là quá trình hình thành một cơ cấu năng lượng đa dạng theo hướng phát triển bền vững, đặt ra các mục tiêu phù hợp về tỷ trong các nguồn năng lượng bao gồm năng lượng tái tạo theo từng giai đoạn. Đồng thời, chuyển đổi năng lượng cũng là hoạt động thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh trên cơ sở đáp ứng nguồn cung năng lượng từ nhiên liệu sạch thông qua phát triển NLTT và chiến lược "các-bon thấp", giảm sâu phát thải CO2, tiêu dùng năng lượng hiệu quả. Theo Báo cáo của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IREA), thế giới cần tăng 30% đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, tức là lên mức 131.000 tỷ đô la Mỹ vào năm 2050, nếu muốn đối phó hiệu quả tình trạng biến đổi khí hậu. Theo các diễn giả, chuyển đổi năng lượng đã trở thành xu hướng tất yếu ở nhiều nước trên thế giới do những tác động tích cực mà sự chuyển đổi này mang đến cho nền kinh tế. Hầu hết các quốc gia đều có những hành động thúc đẩy chuyển đổi năng lượng để hạn chế phát thải khí CO2, bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó hiệu quả với các tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), trong đó có Trung Quốc.
Toàn cảnh Phiên đối thoại "Dẫn đầu về chuyển đổi năng lượng"
Chia sẻ về chuyển đổi năng lượng ở Trung Quốc, diễn giả Cao Huiyun - Phó chủ tịch Shanxi Kaijia Energy Group Co., Trung Quốc cho biết, để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong suốt 30 năm qua, Trung Quốc là quốc gia có mức tiêu hao năng lượng và phát thải khí CO2 ra môi trường đứng đầu thế giới. Trung Quốc luôn đối mặt với việc thiếu hụt năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến phải nhập khẩu nhiên liệu từ bên ngoài dẫn đến nguy cơ mất an ninh năng lượng. Trung Quốc luôn luôn "khát" năng lượng. Nước này tiêu thụ khoảng 1/4 nguồn cung cấp năng lượng của thế giới, nhiều hơn 35% so với Mỹ mỗi năm. Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc đã tăng hơn gấp ba lần kể từ năm 2000. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ đạt đỉnh 4,06 tỷ tấn vào năm 2040, tăng so với mức dự báo trước đó là 3,75 tỷ tấn trong năm 2035. Trung Quốc cũng là quốc gia tiêu thụ dầu lớn, đồng thời là nguồn tiêu thụ điện lớn nhất toàn cầu, cao hơn cả Hoa Kỳ. Trung Quốc là quốc gia phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch từ nước ngoài và trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ ròng vào năm 1993. Cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraina cũng đã khiến cho nguồn cung dầu mỏ thiếu hụt, gây gián đoạn nguồn cung, nguy cơ dẫn đến khủng hoảng an ninh năng lượng. Trung Quốc cũng là nơi chiếm hơn một nửa số nhà máy nhiệt điện chạy bằng than trên thế giới. Năm 2022, than đá chiếm 56,2% tổng năng lượng tiêu thụ của Trung Quốc, cao hơn nhiều so với tỷ trọng 25,9% của các loại năng lượng tái tạo bao gồm cả năng lượng hạt nhân.
Các diễn giả thảo luận về vấn đề chuyển đổi năng lượng tại Phiên đối thoại
Để ứng phó với BĐKH, Trung Quốc đã thực hiện chuyển từ mục tiêu "tăng trưởng cao" sang "phát triển chất lượng cao", xây dựng nền kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy tự do hoá thị trường năng lượng; xây dựng lộ trình thay thế năng lượng từ năng lượng hoá thạch sang những nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo; hoàn thiện thể chế chính sách và môi trường đầu tư để thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực NLTT, xây dựng thêm các dự án phát triển điện gió và điện mặt trời; tăng đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi năng lượng; đẩy mạng phát triển hạ tầng năng lượng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh. Chia sẻ giải pháp chuyển đổi năng lượng hiệu quả của Trung Quốc, diễn giả Jerry Zhang - Chủ tịch Sino-Laurel, Trung Quốc cho biết, Trung Quốc kêu gọi xây dựng thêm các dự án phát triển điện gió và điện mặt trời quy mô lớn hơn để nâng công suất lên tổng cộng 1.200 gigawatt vào năm 2030. Song song với chiến lược đi tìm các nguồn cung cấp năng lượng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ 15 năm trở lại đây, Trung Quốc tập trung đầu tư phát triển năng lượng tái tạo và trở thành nước đứng đầu thế giới về năng lượng tái tạo. Giai đoạn 2021-2025, Bắc Kinh đã coi phát triển năng lượng sạch là một ưu tiên. Đầu tư của Trung Quốc cho quá trình chuyển đổi năng lượng trong giai đoạn 2016-2020 là 1.048 tỷ đô la Mỹ, gấp đôi mức đầu tư của Mỹ là khoảng 540 tỷ đô la Mỹ. Trung Quốc tập trung vào sản xuất và bán lẻ vật liệu lưu trữ năng lượng hydro lớn nhất thế giới. Trung Quốc đang xây dựng nhà máy "hydro xanh" chạy bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới ở Tân Cương. Vấn đề đặt ra với Việt Nam Thảo luận các vấn đề về chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam, diễn giả Nobumitsu Akai chia sẻ, ông đến từ Nhật Bản, xét từ góc độ của Nhật Bản thì Nhật Bản và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Việt Nam, Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia mà Nhật Bản ưu tiên xây dựng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và chuyển đổi năng lượng. Theo ông, Việt Nam là quốc gia có mức sử dụng năng lượng hoá thạch cao so với thế giới và mức độ phát thải khí CO2 cao, chịu nhiều tác động của ô nhiễm môi trường. Theo Bảng Chỉ số Rủi ro Khí hậu toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 6 trong số các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do BĐKH. BĐKH với hiện tượng El Nino gây ra hiện tượng nắng nóng kéo dài, khô hạn, khiến cho nhiều hồ thuỷ điện cạn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển thuỷ điện. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là quốc gia có tiềm năng để chuyển đổi quá trình sản xuất và tiêu dùng từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh học. Vì thế, việc chuyển đổi năng lượng là cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt điện và hướng đến phát triển bền vững, thực hiện các cam kết quốc tế về cắt giảm phát thải khí CO2, ứng phó với BĐKH.
Diễn giả Thanos Thuan Nguyen - Giám đốc BECIS, Việt Nam chia sẻ về chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Chia sẻ thêm về chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam, diễn giả Thanos Thuan Nguyen - Giám đốc BECIS, Việt Nam cho biết, với cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP 26 là giảm mức phải ròng về "0" vào năm 2050 và cùng với 48 quốc gia tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, mục tiêu đến năm 2030 đạt tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung nguồn điện sơ cấp đạt 15-20% năm 2030 và 25-30% năm 2045, tương ứng tỷ lệ điện năng của năng lượng tái tạo trong tổng điện năng toàn quốc khoảng 30% vào năm 2030 và 40% vào năm 2045 như Nghị quyết số 55/NQ-TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, hướng đến mô hình tăng trưởng ít phát thải, Việt Nam cần tiếp tục phát triển xanh, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng bền vững. Với mục tiêu vừa đảm bảo an ninh năng lượng, vừa cung cấp năng lượng với chi phí thấp, Việt Nam cần phát triển nhanh các nguồn năng lượng tái tạo gắn với sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời, xây dựng lộ trình chuyển đổi năng lượng gắn với đầu tư xây dựng hạ tầng, xác định chuyển dịch không chỉ của ngành năng lượng mà phải gắn với cơ cấu lại các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng. | False | 992-chuyen-doi-nang-luong-de-phat-trien-ben-vun | 3.00 | 0.00 | 0 | 0 | | Bình Dương: Kiến tạo cộng đồng thông minh, đổi mới sáng tạo để thu hút đầu tư thế hệ mới | Tin tức sự kiện; Đổi mới Sáng tạo; Lực lượng lao động; Bền vững | Bài viết | Mai Xuân | Bình Dương: Kiến tạo cộng đồng thông minh, đổi mới sáng tạo để thu hút đầu tư thế hệ mới | /PublishingImages/2023-12/DIENGIA4-12_Key_04122023175939.jpg | TTĐT - Sáng
04-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra Phiên chuyên đề đặc
biệt “Bình Dương – Cộng đồng thông minh”. Đây là một trong những nội dung trong
khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023 đang được tổ chức tại
Bình Dương. | 12/4/2023 6:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Các góc nhìn về kiến tạo cộng đồng thông minh Bình Dương Tại Phiên chuyên đề, các chuyên gia, diễn giả bao gồm: Ông John Jung – Nhà đồng sáng lập ICF; ông Peter Portheine – Giám đốc Văn phòng Dự án quốc tế Eindhoven (Hà Lan); ông Nguyễn Việt Long – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; ông Nguyễn Trọng Luật – Tổng Giám đốc Cicor Việt Nam đã chia sẻ các góc nhìn về quá trình kiến tạo cộng đồng thông minh Bình Dương.
Toàn cảnh Phiên chuyên đề “Bình Dương – Cộng đồng thông minh”
Diễn giả John Jung – Nhà đồng sáng lập ICF cho biết: "Đây là lần thứ 2 tôi đến Việt Nam và tôi rất ấn tượng trước sự phát triển của Bình Dương. Bình Dương thực sự xứng đáng với giải thưởng TOP1 ICF từ Diễn đàn Cộng đồng Thông minh thế giới. ICF bình chọn cộng đồng thông minh rất minh bạch và rõ ràng dựa trên việc khảo sát các tiêu chí. Thật sự, lãnh đạo tỉnh Bình Dương có tầm nhìn, mục tiêu cụ thể về phát triển thành phố thông minh. Đây là thời điểm tốt để Bình Dương công bố với cộng đồng thế giới về kết quả này và bắt đầu kiến tạo tương lai tốt đẹp của địa phương".
Ông John Jung – Nhà đồng sáng lập ICF chia sẻ các nội dung liên quan đến Thành phố thông minh Bình Dương
Nói về chiến lược tăng tốc của ICF phù hợp với Bình Dương, theo ông Peter, chiến lược của ICF bằng các công cụ đo lường nên mỗi địa phương phải biết được những gì mình đã làm và đạt được. Khi chia sẻ kinh nghiệm với Bình Dương trong xây dựng thành phố thông minh, các chuyên gia Hà Lan đã đề cập đến những vấn đề cần xác định mục tiêu phát triển của Bình Dương như hạ tầng, nguồn nhân lực… và cần phải tận dụng được những gì đã có sẵn. Theo ông, nhận được giải thưởng không phải là đích đến mà là sự khởi đầu của Bình Dương. Tỉnh vẫn đang đi tiếp các bước và đề ra các mục tiêu quan trọng. Còn theo TS. Nguyễn Việt Long về thực hiện mô hình "Ba Nhà" trong xây dựng thành phố thông minh Bình Dương, trước đây khi Bình Dương mới bắt đầu phát triển công nghiệp đã thực hiện rất tốt liên kết 02 nhà (Nhà nước và doanh nghiệp). Tuy nhiên, khi nền công nghiệp chuyển sang sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại, tỉnh xác định thêm một nhà nữa trong mô hình xây dựng thành phố thông minh, đó là các trường đại học, các chuyên gia. Đây là mô hình tốt nhất để hướng đến nền kinh tế tri thức, công nghệ cao và Bình Dương xác định đây là con đường phù hợp với xu thế phát triển.
TS. Nguyễn Việt Long – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ đề cập đến mô hình “Ba Nhà” trong xây dựng thành phố thông minh của Bình Dương
Xây dựng hệ sinh thái công nghiệp 4.0 Ở góc độ doanh nghiệp đầu tư tại Bình Dương, ông Nguyễn Trọng Luật - Tổng Giám đốc Cicor Việt Nam chia sẻ: "Circo có mặt tại Bình Dương đã 24 năm. Chúng tôi vừa xây dựng nhà máy thứ 4 tại Bình Dương với diện tích 12.000m2. Thời gian qua, chúng tôi chuyển giao công nghệ từ Thụy Sĩ sang Việt Nam. Khách hàng của chúng tôi ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về sản phẩm nên chúng tôi cũng bắt buộc phải tập trung cải thiện, đưa công nghệ hiện đại vào phục vụ sản xuất tại Việt Nam. Thời gian tới đây, Circo Việt Nam không chỉ sản xuất theo thiết kế có sẵn từ Thụy Sĩ mà chúng tôi sẽ nghiên cứu những công nghệ mới vào sản xuất ngay tại Bình Dương. Circo chuyên sản xuất về lĩnh vực điện, điện tử nên chúng tôi đầu tư sản xuất thông minh là chính, chúng tôi đưa robot vào sản xuất, đồng thời chú trọng chiêu mộ nhân tài bằng cách phối kết hợp với trường Đại học Việt Đức để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ông cho rằng, Bình Dương đã đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng TPTM, chính quyền có nhiều định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất. Hoạt động của chúng tôi đã được hỗ trợ rất nhiều từ chính quyền tỉnh Bình Dương. Minh chứng là quá trình xây dựng nhà máy thứ 4 tại Bình Dương rất thuận lợi và nhanh chóng về các thủ tục đầu tư. "Từ lúc xây dựng đến khi khánh thành nhà máy rất nhanh nhất là việc cấp giấy phép xây dựng, ngay cả ở Đức cũng không có sự hỗ trợ nhanh chóng như vậy. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ rất tích cực" – ông Nguyễn Trọng Luật chia sẻ.
Ông Nguyễn Trọng Luật – Tổng Giám đốc Cicor Việt Nam cho rằng, chính quyền tỉnh Bình Dương có những bước đi đột phá trong xây dựng môi trường đầu tư
Đánh giá về đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực của Bình Dương, ông Peter Portheine – Giám đốc Văn phòng Dự án quốc tế Eindhoven (Hà Lan) cho biết, hiện tại Bình Dương cần phải quan tâm phát triển hơn nữa nguồn nhân lực. Để làm được điều này thì Bình Dương cần mở thêm nhiều trường đào tạo theo chuẩn quốc tế. Ông lấy minh chứng ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) để phục vụ các nhà đầu tư, thành phố đã xây dựng rất nhiều trường quốc tế để đáp ứng nhu cầu học tập của con các chuyên gia đến sinh sống, làm việc và học tập. Kiến tạo hệ sinh thái không chỉ có cộng đồng người lớn, mà còn phải kiến tạo môi trường học tập quốc tế cho trẻ em. Đây cũng là mục tiêu hướng tới cộng đồng để phát triển lâu dài cho nguồn nhân lực chất lượng cao. Liên kết "Ba Nhà" cần phải có những tham vấn của ba bên để chia sẻ dự báo trong tương lai ngắn và dài hạn về nguồn nhân lực. Đồng thời cũng cần tìm hiểu nhu cầu, quy mô của các doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong xu hướng công nghiệp 4.0 như hiện nay. 
Ông Peter Portheine – Giám đốc Văn phòng Dự án quốc tế Eindhoven (Hà Lan) chia sẻ về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Bình Dương
Bên cạnh đó, theo các diễn giả, việc chuyển đổi mô hình phát triển công nghiệp, từ công nghiệp – đô thị - dịch vụ sang công nghiệp – đô thị - dịch vụ thông minh, sinh thái, bao gồm: Nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu, như xây mới các khu công nghiệp xanh, thông minh, với khả năng cung cấp nền tảng công nghệ 4.0 như IoT, Big Data,… giúp nhà đầu tư dễ dàng triển khai mô hình nhà máy thông minh, sản xuất thông minh nhanh chóng và hiệu quả, góp phần gia tăng năng suất lao động nội tỉnh… Từ đó, tỉnh tiến tới phát triển các khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ gắn liền với khoa học và công nghệ để thu hút các viện trường, các hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo, các ngành dịch vụ, dịch vụ số, nhằm thu hút và tiến lên phân khúc cao hơn trong chuỗi giá trị công nghiệp. Đây được xem là mô hình phát triển hệ sinh thái toàn diện phục vụ cho việc phát triển các khu công nghiệp, là điểm khác biệt, tạo ra giá trị gia tăng tốt nhất cho nhà đầu tư và người dân toàn khu vực. Ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, Bình Dương định hướng chuyển đổi các khu công nghiệp truyền thống sang mô hình khu công nghiệp thông minh - sinh thái. Các khu công nghiệp thế hệ mới của tỉnh như Khu công nghệ Việt Nam - Singapore 3, Khu công nghiệp Khoa học công nghệ… sẽ mang đến một hệ sinh thái toàn diện cho các hoạt động thâm dụng công nghệ và tri thức. Các khu công nghiệp này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc chuyển đổi các khu công nghiệp hiện tại thành các khu công nghiệp thông minh, từng bước giúp Bình Dương có một nền tảng vững chắc về khoa học, làm chủ và tạo ra các công cụ sản xuất mới dựa trên khoa học kỹ thuật, chuẩn bị sẵn sàng đón đầu các thách thức và cơ hội mới trong kỷ nguyên số, kỷ nguyên của công nghiệp 4.0. | True | 309-binh-duong-kien-tao-cong-dong-thong-minh-doi-moi-sang-tao-de-thu-hut-dau-tu-the-he-mo | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Phát triển nguồn lao động chất lượng cao gắn với nhu cầu từ doanh nghiệp | Lực lượng lao động | Bài viết | | Phát triển nguồn lao động chất lượng cao gắn với nhu cầu từ doanh nghiệp | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | TTĐT - Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. | 4/3/2023 11:00 AM | No | Đã ban hành | | Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng, then chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Để phát triển bền vững cần phải phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, có kỹ năng, đây là nhân tố quyết định đối với sự phát triển đất nước trong thời gian tới; là yếu tố nòng cốt để phát triển tổ chức, phát triển doanh nghiệp bền vững, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển lâu dài trong tương lai. Hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 27.000 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có khoảng 2.400 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, toàn tỉnh hiện có 31 khu công nghiệp với tổng diện tích 12.721 ha, trong đó có 29 khu công nghiệp đi vào hoạt động. Vì vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tình hình nguồn nhân lực của tỉnh Bình Dương Khẳng định nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố cực kỳ quan trọng, góp phần to lớn vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương trong nhiều năm qua, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI xác định "phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại" là một trong những chương trình đột phá trong nhiệm kỳ 2021-2025. Tính đến nay, Bình Dương đạt được một số kết quả tích cực, gắn với nhu cầu xã hội trên các lĩnh vực: tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của tỉnh được sắp xếp, tinh gọn; tiến hành rà soát, tinh giản biên chế, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu vị trí việc làm; cán bộ, công chức, viên chức có trình độ từ cao đẳng trở lên hiện chiếm 75%, trong đó hơn 06% có trình độ sau đại học; cán bộ, công chức cấp xã có trình độ đại học trở lên đạt 90,06%; quan tâm thu hút đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, lao động trình độ cao cho các ngành, lĩnh vực mà nhân lực hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu; lao động làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng về số lượng với 1.671.400 người; cơ cấu lao động có sự chuyển dịch phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh với tỷ lệ lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ tương ứng là 5,2% - 70,6% - 24,2%; công tác đào tạo lao động có tay nghề có sự chuyển biến tích cực; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 80%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 30%. Kết quả trên thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị của tỉnh và tinh thần sáng tạo, luôn đổi mới trong nhận thức, trong hành động của lãnh đạo các cấp; kết hợp nguồn lực từ ngân sách và tăng cường xã hội hóa thông qua xây dựng các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, động viên, khuyến khích mọi đối tượng học tập, học nghề, thu hút lao động phục vụ cho các hoạt động quản lý và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Chương trình số 19/CTr-TU đặt ra mục tiêu hướng đến năm 2030 nguồn nhân lực chất lượng cao được phát triển theo bậc đào tạo, ngành đào tạo và chủ thể phát triển kinh tế - xã hội, tập trung cho những ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, trong đó một số ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của một trung tâm công nghiệp hiện đại. Đến năm 2045, nguồn nhân lực của tỉnh đáp ứng yêu cầu của một trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, có năng suất lao động cao có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của một đô thị thông minh của vùng và cả nước. Giải pháp phát triển nguồn lao động chất lượng cao Trong thời gian tới, nhằm tiếp tục phát triển nguồn lao động chất lượng cao, gắn với nhu cầu thực tế từ doanh nghiệp cần phải thực hiện đồng bộ 6 giải pháp, bao gồm: tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 2838/KH-UBND ngày 28/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương về Kế hoạch Phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN), phát triển nhân lực có kỹ năng nghề; tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, chú trọng đào tạo lại và đào tạo thường xuyên lực lượng lao động để tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu quả của GDNN; bảo đảm người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và ngoại ngữ… thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Bình Dương có tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%, trong đó có văn bằng chứng chỉ là 35%, hằng năm giải quyết việc làm tăng thêm khoảng 35.000 lao động; đến năm 2030, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 87,5%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ là 37,5%, hằng năm giải quyết việc làm tăng thêm khoảng 40.000 lao động. Tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 Nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động GDNN gắn với thực hiện Đề án Thành phố thông minh Bình Dương; gắn kết GDNN với thị trường lao động để phát triển nguồn nhân lực về số lượng, liên thông giữa các cấp trình độ, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát huy cơ chế phối hợp, đặt hàng giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng, sử dụng người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tuyển dụng, sử dụng người lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông; chú trọng định hướng, đào tạo các ngành nghề phát triển trong tương lai của kỷ nguyên số, công nghiệp 4.0, đặc biệt là đào tạo nhân lực chất lượng cao, ngành nghề mới, kỹ năng nghề mới (tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin,…) để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng hoạt động phân tích, dự báo nhu cầu, thông tin thị trường lao động về nguồn nhân lực, cung ứng việc làm và nhu cầu đào tạo của tỉnh; quan tâm phát triển cơ sở dữ liệu, kết nối thị trường lao động, xây dựng và cập nhật dữ liệu về lao động có kỹ năng nghề theo từng lĩnh vực, ngành nghề, trình độ đào tạo; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung - cầu để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về nhận thức, đồng thuận của xã hội về phát triển GDNN, vị trí, vai trò của nhân lực có kỹ năng nghề, nhằm huy động sự tham gia và nguồn lực của toàn xã hội, nhất là sự đồng hành của doanh nghiệp trong việc phát triển nhân lực có kỹ năng nghề. Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GDNN, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp. Xây dựng các chiến lược, chương trình, đề án phát triển GDNN; chú trọng phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển ngành, địa phương; huy động nguồn lực đầu tư, ưu tiên phân bổ ngân sách theo quy định để đầu tư cho các cơ sở GDNN, nhất là các trường chất lượng cao theo quy hoạch và các ngành, nghề trọng điểm đã được phê duyệt. Để đất nước phát triển nhanh, bền vững, cần phải tập trung tối đa nguồn lực, ưu tiên phát triển nhân lực chất lượng cao để thực sự là khâu đột phá mang lại lợi thế quan trọng nhất, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ông Trịnh Đức Tài- Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương | False | 39-phat-trien-nguon-lao-dong-chat-luong-cao-gan-voi-nhu-cau-tu-doanh-nghie | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Phát triển Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh Bình Dương phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh | Kết nối - Băng thông rộng | Tin | Yến Nhi | Phát triển Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh Bình Dương phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh | /PublishingImages/2023-03/IMG_0287_Key_13032023203901_Key_31032023172251.jpg | TTĐT - Chiều 13-3, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đến khảo sát hoạt động của Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) Bình Dương. | 3/27/2023 12:00 PM | No | Đã ban hành | | Tại buổi khảo sát, lãnh đạo IOC Bình Dương đã báo cáo tình hình hoạt động cũng như những thuận lợi, khó khăn từ khi đưa vào hoạt động Trung tâm IOC đến nay. Hiện nay hầu hết các sở, ngành đã được kết nối và chia sẻ dữ liệu, số liệu hoạt động cho Trung tâm IOC. Nhiều lĩnh vực người dân, doanh nghiệp quan tâm đã được Trung tâm IOC tổng hợp chia sẻ như: Thu chi ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công, tình hình thu hút đầu tư, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường... Trung tâm IOC cũng đã triển khai chức năng phân tích, dự báo; chức năng quản lý dự án, phân hệ báo cáo thông minh. 
Lãnh đạo tỉnh nghe Trung tâm IOC Bình Dương báo cáo hoạt động
Phát biểu tại buổi khảo sát, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi biểu dương tập thể Trung tâm IOC Bình Dương cũng như các ngành liên quan đã có nhiều nỗ lực, cố gắng của trong thời gian qua để xây dựng hệ thống Trung tâm IOC ngày càng bài bản, chất lượng hơn. Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, trong thời gian tới, Trung tâm IOC cần phải thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được giao nhất là tăng cường kết nối với các ngành, lĩnh vực kết nối, chia sẻ dữ liệu đến cấp huyện, xã nhằm hỗ trợ các đơn vị, địa phương thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ. Ông cũng yêu cầu các ngành, các cấp, địa phương, đơn vị quyết tâm hơn nữa trong thực hiện công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử với phương châm: "Nghĩ thật, làm thật, hiệu quả thật và người dân được hưởng lợi thật". 
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu chỉ đạo tại buổi giám sát
Chính thức vận hành từ ngày 19/4/2022, Trung tâm IOC là một hệ thống công nghệ thông tin bao gồm cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm có chức năng thu thập cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị và xử lý, phân tích cho kết quả đầu ra đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị. Việc đưa vào vận hành IOC sẽ phục vụ đắc lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội theo thời gian thực. Từ đó, đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong quá trình giám sát, điều hành công việc. IOC với khả năng tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có cùng các phần mềm điều khiển với hơn 20 lĩnh vực giám sát, điều hành đã được triển khai để khái quát toàn cảnh về các chỉ tiêu phát triển của tỉnh, nhất là các lĩnh vực trọng tâm, thế mạnh của tỉnh như: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội; hành chính công; thông tin du lịch; an ninh trật tự, giao thông; thông tin phòng, chống dịch Covid-19; tương tác, giao tiếp phục vụ công dân; công khai thông tin quy hoạch; giám sát chất lượng môi trường; giám sát hoạt động công nghiệp; giám sát tài nguyên, môi trường; thông tin lĩnh vực y tế; thông tin lĩnh vực giáo dục; thông tin về cung, cầu lao động, cơ sở dữ liệu về trẻ em, bảo trợ xã hội, giáo dục nghề nghiệp; thông tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thông tin về chỉ số tiêu dùng, cung cầu hàng hóa, mặt hàng thiết yếu… | False | 711-phat-trien-trung-tam-giam-sat-dieu-hanh-thong-minh-binh-duong-phuc-vu-hieu-qua-cong-tac-chi-dao-dieu-hanh-cua-tin | 0.00 | 0.00 | 0 | | | Trung tâm Thương mại thế giới Thành phố mới Bình Dương | Đổi mới Sáng tạo; Ủng hộ khích lệ | Bài viết | Thái Linh | Trung tâm Thương mại thế giới Thành phố mới Bình Dương | /PublishingImages/2023-03/anh 3_Key_30032023164500.jpg | TTĐT - Ngày 23/11/2019, Trung tâm Thương mại thế giới Thành phố mới Bình Dương (WTC BDNC) được Becamex
IDC chính thức công bố, đây là một dự án tiên phong của Becamex IDC với mong muốn
đưa khu vực Thành phố Mới Bình Dương trở thành một trung tâm thương mại quốc tế,
thúc đẩy việc phát triển dịch vụ giao thương cũng như các hoạt động MICE nhằm kết
nối với các khu công nghiệp trong khu vực kinh tế của tỉnh Bình Dương. | 3/30/2023 5:00 PM | No | Đã ban hành | | Ngoài ý nghĩa thương mại và phát triển loại hình du lịch MICE[1] thì WTC BDNC là một khu phức hợp bao gồm nhiều khu vực với nhiều chức năng khác nhau trên tổng thể khuôn viên sẽ được xây dựng lên đến 400,000 m2 gồm: WTC Gateway (bao gồm trung tâm mua sắm, trung tâm thể thao, cửa hàng cao cấp… xây trên nền đất 7ha; Khu triển lãm WTC EXPO tổng diện tích 22,000 m2 (trong đó có 12,000 m2 là diện tích triển lãm trong nhà); Tòa nhà biểu tượng WTC Tower với quy mô xây dựng 60,000 m2 - 33 tầng và Trung tâm Hội nghị triển lãm tỉnh Bình Dương với quy mô 16,400 m2 dành cho các sự kiện, hội nghị thượng đỉnh toàn cầu. 
Trung tâm Thương mại thế giới Thành phố mới Bình Dương (WTC BDNC)
Mục tiêu của việc hình thành và phát triển WTC BDNC nhằm tăng cường sự hợp tác quốc tế, tạo cầu nối, môi trường để doanh nghiệp trong nước kết nối với đối tác trên toàn cầu, phát triển Bình Dương trở thành một khu vực năng động đa dạng dịch vụ chuyên nghiệp, phát triển nguồn nhân lực có khả phát triển thương mại toàn cầu, tăng sức hút cho các dự án bất động sản trong khu vực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. WTC BDNC được xác định là một điểm đến giao thương quốc tế, cùng sứ mệnh trở thành trung tâm đổi mới, sáng tạo thu hút, kết nối các nhà đầu tư với các chuyên gia kinh tế. WTC BDNC hướng tới việc phát triển hơn nữa nền tảng văn hóa - kinh doanh và sự phát triển kinh tế cân bằng của các doanh nghiệp nói riêng, và cả tỉnh Bình Dương nói chung. Giá trị thực tiễn mà WTC BDNC mang lại trong sứ mệnh kết nối giao thương và mạng lưới liên kết mạnh mẽ với các cơ quan chính phủ và các tổ chức quốc tế trong mạng lưới Hiệp hội Trung tâm Thương mại thế giới (WTCA) đã đưa WTC BDNC trở thành đơn vị hàng đầu trong ngành dịch vụ triển lãm và kết nối giao thương. Với hoạt động cung cấp dịch vụ vận hành và quản lý các địa điểm tổ chức, kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo và triển lãm, đồng thời cung cấp cho khách hàng các loại hình dịch vụ một cửa tích hợp đầy đủ bao gồm ẩm thực, thiết kế gian hàng và thi công, dịch vụ tổ chức hội nghị, triển lãm chuyên nghiệp. Gói hỗ trợ toàn diện cho các hội nghị tiêu chuẩn quốc tế bao gồm lập kế hoạch sự kiện, lập kế hoạch ngân sách, hoạt động cũng được WTC BDNC cung cấp khi khách hàng yêu cầu... WTC BDNC cung cấp dịch vụ tư vấn, Chương trình Tăng tốc Glocal (GAP), một sáng kiến đổi mới được thiết kế để đẩy nhanh quá trình phát triển chiến lược cho doanh nghiệp và chuẩn bị tốt hơn cho việc mở rộng ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, WTC BDNC với sứ mệnh là điểm đến của sự đổi mới và bền vững, được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm sáng tạo, thu hút các nhà đầu tư, nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế để xây dựng một cộng đồng đa dạng, bền vững trên nền tảng tri thức, góp phần định hướng chiến lược phát triển nền kinh tế cân bằng tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam. | False | 280-trung-tam-thuong-mai-the-gioi-thanh-pho-moi-binh-duon | 0.00 | 0.00 | 0 | |
|