Đầu tư phát triển
Thứ 5, Ngày 16/07/2015, 05:13
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
16/07/2015
TTĐT - Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp lần thứ 16-HĐND tỉnh Bình Dương khóa VIII chiều 16-7, nhiều vấn đề liên quan đến ngành nông nghiệp đã được các đại biểu HĐND đặt ra và được ngành nông nghiệp giải đáp thỏa đáng.
 
Ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân, trong phát triển nông nghiệp không nên chạy theo lợi ích trước mắt mà phải xác định tính bền vững lâu dài.
 
Không nên chạy theo lợi ích trước mắt
 
Trước thực trạng nhiều mặt hàng nông nghiệp “được mùa, rớt giá” và nông dân chuyển đổi cây trồng tự phát, không theo quy hoạch của ngành ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, cũng như đời sống của nhân dân. Đại biểu Nguyễn Thị Minh Tấn (Dầu Tiếng) đặt vấn đề: “Trước tình hình giá mủ cao su giảm đã xuất hiện tình trạng chặt bỏ cây cao su chuyển đổi qua trồng cây có múi nhưng không theo vùng quy hoạch của ngành nông nghiệp. Với sự tự phát như vậy, ngành nông nghiệp có dự báo, định hướng, điều chỉnh quy hoạch hay cảnh báo cụ thể gì cho nhân dân nắm rõ?”. Về vấn đề này, ông Nguyễn Tấn Bình - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh cho biết: theo ghi nhận của ngành nông nghiệp, gần đây tình hình tự phát chuyển đổi cơ cấu sang trồng cây ăn quả có múi đã diễn ra ở một số địa phương trên địa bàn. Nguyên nhân chính là do giá mủ cao su xuống thấp, bên cạnh đó sự ưa chuộng loại trái cây này của người tiêu dùng ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ phát triển mạnh (cả miền Nam và miền Bắc) và giá luôn ổn định nên mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất.


Ông Nguyễn Tấn Bình-Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh trả lời chất vấn ý kiến đại biểu tại hội trường
     
Trước thực trạng trên, ngành nông nghiệp luôn bám sát Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4146/QĐ-UBND ngày 24/10/2010 làm căn cứ để chỉ đạo và định hướng sản xuất. Ngành luôn xác định cao su là cây chủ lực của tỉnh, với tình hình thời tiết và thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển, thì cây cao su ngoài cung cấp sản lượng mủ, còn cung cấp một sản lượng lớn gỗ. Do đó, được xác định vừa là cây công nghiệp lâu năm, vừa là cây rừng nên đáp ứng cả 2 mục tiêu kinh tế và môi trường. Chi phí đầu tư không cao so với những loại cây trồng khác, đồng thời chu kỳ khai thác cho lâu dài, nên hiệu quả kinh tế cần phải xác định qua nhiều năm. Riêng đối với tình hình phát triển cây ăn quả nói chung và cây ăn quả có múi nói riêng, ngoài cơ sở phải phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành, thì các yếu tố điều kiện thích nghi của vị trí địa lý, thổ nhưỡng; quy trình kỹ thuật chăm sóc và quản lý dịch hại luôn đòi hỏi nghiêm ngặt, nên chi phí đầu tư ban đầu thường rất cao.
 
Với trách nhiệm quản lý chuyên môn, Sở NN&PTNT đã xin chủ trương thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và được UBND tỉnh chấp thuận tại Công văn số 4071/UBND-KTN ngày 24/11/2014, hiện Sở đang tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch. Đề nghị các địa phương cần rà soát lại tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phụ trách, để có cơ sở thực tế đề xuất điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp. Đối với các hộ nông dân đang tự chuyển đổi sang trồng cây ăn quả có múi, cần lưu ý đến điều kiện thích hợp của thổ nhưỡng, phải xác định tính bền vững lâu dài của cây trồng không nên chạy theo lợi ích trước mắt mà chuyển đổi đồng loạt. Phải đa dạng hóa cây trồng, không trồng độc canh một loại tránh tình trạng khi cung vượt cầu.
 
Liên quan đến tình hình tiêu thụ nông sản, đại biểu Nguyễn Xuân Ngàn (huyện Bắc Tân Uyên) cho rằng: trong thời gian qua, ngành nông nghiệp có nhiều bước đi rất đúng đắn trong việc chuyển đổi, cơ cấu cây trồng cũng như các mô hình về trang trại chăn nuôi rất phù hợp với tập quán địa phương, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao. “Tuy nhiên, qua quá trình giám sát, tôi thấy hiện nay nông dân còn phải tự đối phó với rủi ro, gánh chịu nhiều chi phí về tăng giá thành sản xuất. Với cương vị là Giám đốc Sở NN&PTNT, ông có giải pháp gì để giải bài toán này trong thời gian tới?”.

 
Đại biểu Nguyễn Xuân Ngàn đặt câu hỏi chất vấn tại hội trường
 

Về câu hỏi này, ông Nguyễn Tấn Bình trả lời: đối với việc nông dân rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, như tôi đã nói ở trên, về vấn đề này phải phối kết hợp giữa nhà sản xuất và nhà tiêu thụ. Tuy nhiên, trên thực tế, nông dân hiện nay vẫn chạy theo phong trào mà không đánh giá được sản phẩm mình làm ra. Đứng về gốc độ quản lý Nhà nước, chúng tôi sẽ đứng ra trao đổi, hướng dẫn nông dân, đồng thời mong muốn các doanh nghiệp trong thời gian tới mở rộng vòng tay, giúp tiêu thụ nông sản được ổn định hơn.
 
Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao
 
Cũng tại buổi chấp vấn, những vấn đề liên quan đến hiệu quả hoạt động của các Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) trên địa bàn tỉnh, cũng như việc chuyển giao khoa học kỹ thuật trong ngành nông nghiệp... đã được các đại biểu đặt ra cho lãnh đạo ngành nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người nông dân trong sản xuất nông nghiệp không nên chạy theo lợi ích trước mắt
    
Đại biểu Huỳnh Đình Trí (thị xã Tân Uyên) hỏi: “Chủ trương kêu gọi đầu tư phát triển các Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) của tỉnh là phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế chung. Tuy nhiên, hiện nay theo phản ánh của cử tri thì hiệu quả của các dự án này chưa cao. Sở có đánh giá như thế nào về vấn đề này. Sự liên kết và những lợi ích mang lại cho nhân dân địa phương?”. Về vấn đề này, đại diện Sở NN&PTNT trả lời: UBND tỉnh Bình Dương đã quy hoạch và triển khai xây dựng 04 Khu NNUDCNC với tổng diện tích là 979,71 ha tại xã An Thái (huyện Phú Giáo), xã Hiếu Liêm (huyện Bắc Tân Uyên), xã Tân Hiệp-Phước Sang (huyện Phú Giáo), xã Vĩnh Tân (thị xã Tân Uyên). Đến nay, các Khu NNUDCNC đã đi vào hoạt động. Về hiệu quả sản xuất: Trong lĩnh vực trồng trọt đã triển khai khảo nghiệm rất nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế cao như trồng dưa lưới bên trong nhà kính-nhà lưới cho doanh thu 3 tỷ đồng/ha/năm, lãi bình quân 1,5 tỷ đồng/năm. Chuối già hương cho doanh thu 400 triệu đồng/ha/năm, lãi 150 triệu đồng/năm. Sản phẩm đã xuất khẩu sang Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Trung Đông. Trong lĩnh vực chăn nuôi, tổng đàn gà đẻ thương phẩm 500.000 con. Trứng gà bình quân 450.000 quả/ngày. Gà con là 2,5 triệu con/năm, phục vụ cho nội bộ và bán ra thị trường. Nhà máy sản xuất thức ăn công suất 15 tấn/giờ, phục vụ cho nội bộ và bán ra thị trường.
   
Sự liên kết và những lợi ích mà các Khu NNUDCNC mang lại cho người dân địa phương. Đó là địa điểm để thực nghiệm những mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao, để cho người dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học tập kinh nghiệm. Các Khu đã chủ động phối hợp với các Sở, ngành chuyên môn tổ chức tập huấn đào tạo ngắn hạn cho cán bộ kỹ thuật và người sản xuất trong vùng. Thực hiện công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các trang trại, nông hộ khi có nhu cầu (thiết kế chuồng trại, nhà lưới, hệ thống tưới tự động,..vv). Cung cấp con giống và thức ăn, sau đó bao tiêu trứng gà cho người chăn nuôi. Giải quyết một số lượng lớn công ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Các Khu NNUDCNC đều sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật an toàn và được quản lý nghiêm ngặt của các chuyên gia nước ngoài, nên sản phẩm tạo ra đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
 
Đại biểu Nguyễn Xuân Ngàn đặt vấn đề: “Qua quá trình giám sát, tôi thấy việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, công tác nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân còn hạn chế. Vậy ngành nông nghiệp có giải pháp gì để giải bài toán này trong thời gian tới?”. Ông Nguyễn Tấn Bình nhấn mạnh: về vấn đề này, Bình Dương đã ý thức trong việc sản xuất nông nghiệp theo hướng đảm bảo an toàn và chất lượng cao. Hiện nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp được UBND tỉnh ban hành Quyết định 388. Về vấn đề này, sẽ chuyển toàn bộ nội dung cho đại biểu tham khảo.

Một số vấn đề liên quan đến các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, tiến độ thực hiện dự án thoát nước, công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tình hình cung cấp nước sạch khu vực nông thôn đã được các đại biểu đặt ra và được Sở NN&PTNT giải đáp.

Đình Lý

Lượt người xem:  Views:   839
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Số Trang

Phân loại

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Đầu tư phát triển