Đầu tư phát triển
Thứ 3, Ngày 07/07/2015, 02:42
Đô thị Bình Dương phát triển nhanh theo hướng văn minh, hiện đại
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/07/2015
TTĐT - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX về chương trình phát triển đô thị Bình Dương giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến năm 2020. Đến nay, đô thị Bình Dương đã có nhiều đổi thay theo hướng văn minh, hiện đại.
 
Trở thành trung tâm kinh tế Vùng trọng điểm phía Nam 
 
Theo chương trình phát triển đô thị Bình Dương giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến năm 2020 đề ra, mục tiêu tổng quát là xây dựng đô thị Bình Dương trở thành một cực phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, là đô thị công nghiệp-dịch vụ-thương mại-du lịch. Phấn đấu sau năm 2015, đô thị Bình Dương có kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đạt nền tảng của đô thị loại I, để đến năm 2020 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
  
Sau 5 năm triển khai thực hiện, đến nay các mục tiêu tổng quát trong chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2011-2015 đã cơ bản hoàn thành. Đó là Bình Dương cơ bản trở thành trung tâm kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 2014 đứng hạng 3 trong 8 tỉnh, thành về tăng trưởng sản xuất công nghiệp và thu hút FDI. Đô thị Thủ Dầu Một cơ bản đạt nền tảng đô thị loại I, cùng với Vũng Tàu, Biên Hòa, Mỹ Tho đóng vai trò là các cực phát triển trong hệ thống đô thị của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng.

Đô thị Bình Dương đang ngày càng phát triển
Hình thái đô thị đã cơ bản hình thành theo quy hoạch chung bao gồm: Vùng đô thị trung tâm (Thủ Dầu Một, Bến Cát, Tân Uyên), đô thị nén phía Nam (Thuận An, Dĩ An) và vùng đô thị vệ tinh phía Bắc (đô thị loại V thuộc các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng). Việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm hành chính tập trung tại khu vực đô thị mới thuộc phường Hòa Phú đã từng bước khẳng định vai trò của đô thị trung tâm. Khu vực đô thị cũ Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên cũng đang được nâng cấp, chỉnh trang. Bộ mặt đô thị cơ bản được phát triển với tốc độ nhanh theo hướng văn minh, hiện đại. Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, công bố chuyển 12 xã lên phường, 48/48 xã hoàn thành đề án xã nông thôn mới, 30/48 xã được công nhận xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Bình Dương theo hướng đô thị hóa.
 
Về thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đô thị, qua soát xét 18 chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đô thị theo chương trình đề ra, có 14 chỉ tiêu hoàn thành, 4 chỉ tiêu không đạt. Nếu so với yêu cầu của tiêu chuẩn đô thị loại I thì có 16 chỉ tiêu đạt khá, 1 chỉ tiêu đạt mức tối thiểu, chỉ còn 1 chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật chưa đạt là tỷ lệ nước thải sinh hoạt nội thị được thu gom và xử lý. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có khả năng khắc phục cao trong thời gian tới do hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung cơ bản đã đầu tư xây dựng hoàn thành, chỉ còn công tác đấu nối từ các hộ vào hệ thống thu gom của nhà máy.
 
   
Tốc độ phát triển đô thị Bình Dương diễn ra nhanh chóng 
 
Quy hoạch và phát triển hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ
  
Để chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2011-2015 đạt kết quả cao, những năm qua, Bình Dương đã chú trọng đến công tác lập và quản lý quy hoạch, cũng như phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội một cách đồng bộ. Về quy hoạch, tỉnh đã lập đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Thủ Dầu Một đến năm 2020 được phê duyệt tạo tiền đề định hướng phát triển đô thị Bình Dương. Trên cơ sở đó, trong giai đoạn 2011-2015, có 30/41 phường được lập và phê duyệt quy hoạch phân khu (đạt tỷ lệ 73,2%), 10 đồ án quy hoạch chung, 41 đồ án quy hoạch chi tiết, 4 đồ án quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, 48 đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. 

 Hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Bình Dương được đầu tư khang trang, hiện đại
 
Bên cạnh vấn đề quy hoạch, những năm qua Bình Dương đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật. Cụ thể, trong giai đoạn 2011-2015, kết cấu hạ tầng giao thông được xây dựng theo hướng đồng bộ liên hoàn, kết nối hợp lý giữa các trục quốc lộ, đường tỉnh với các đường huyện; kết nối với hệ thống giao thông quốc gia và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể giao thông tỉnh Bình Dương đến năm 2015, định hướng đến năm 2030. Hệ thống giao thông nông thôn, đường hẻm đô thị không ngừng được đầu tư kiên cố và chuẩn hóa gắn với thoát nước, cây xanh. Qua đó, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa và phục vụ thuận lợi cho sự đi lại của nhân dân, góp phần tích cực trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
  
Quy hoạch hệ thống giao thông công cộng tỉnh Bình Dương gắn kết chặt chẽ với quy hoạch giao thông và quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương. Đã đưa vào hoạt động tuyến xe buýt chất lượng cao Thủ Dầu Một-khu vực đô thị mới Hòa Phú. Đang khởi động dự án xe buýt nhanh BRT kết nối Metro Suối Tiên với khu vực đô thị mới Hòa Phú. Hệ thống thoát nước, cấp nước, cấp điện được tập trung đầu tư phục vụ nhu cầu của người dân. Thông tin liên lạc gồm hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. 

 Đô thị Bình Dương đang thay đổi từng ngày
 
Song song với sự phát triển của hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cũng được đầu tư phát triển. Về giáo dục, đến nay tỉnh có 8 trường đại học, 1 trường cao đẳng, 9 trường trung cấp chuyên nghiệp và 59 cơ sở giáo dục, dạy nghề cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Về y tế, toàn tỉnh hiện có 3 bệnh viện công lập tuyến tỉnh, 2 bệnh viện theo hệ thống y tế ngành, 9 trung tâm y tế cấp huyện, 17 phòng khám đa khoa khu vực, 91 trạm y tế và 2.002 cơ sở y tế ngoài công lập. Các công trình dịch vụ -thương mại trên toàn tỉnh có 94 chợ, 6 siêu thị, 8 trung tâm thương mại đang hoạt động, cơ bản đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Nhiều tuyến đường được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại

Về nhà ở, tổng diện tích sàn nhà ở toàn tỉnh Bình Dương tính đến nay ước đạt 46,45 triệu m2 với chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân 22,5m2 (bình quân cả nước là 18,6m2/người). Chất lượng nhà ở có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhà kiên cố tăng từ 4,46% (2009) lên 29,8%, nhà bán kiên cố giảm từ 86,1% (2009) còn 69,4%, nhà thiếu kiên cố giảm xuống còn 0,8%, không còn nhà đơn sơ.
 
Với những kết quả đạt được, đô thị Bình Dương đã thay đổi từng ngày và là tiền đề quan trọng để đến trước năm 2020, Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.  
Đình Lý
Lượt người xem:  Views:   781
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Số Trang

Phân loại

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Đầu tư phát triển