Tin chỉ đạo điều hành
 
  TTĐT - Hiện nay, cúm A (H5N1) trên gia cầm đã xuất hiện tại nhiều địa phương và nguy cơ dịch cúm A (H7N9) có thể xâm nhập vào Việt Nam, ngày 13 tháng 5 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 1181/QĐ-UBND về việc hành động phòng, chống dịch cúm A (H5N1), cúm A (H7N9) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 
 
  
TTĐT - Thực hiện Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 3 năm 2012 và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 04/2013/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 02 năm 2013, Thông tư số 06/2013/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 13 tháng 5 năm 2013, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc “Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013”.
 
 
   TTĐT - Thực hiện Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 3 năm 2012 và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 04/2013/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 02 năm 2013, Thông tư số 06/2013/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 13 tháng 5 năm 2013, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND ...
 
 
 
TTĐT - Ngày 25/4/2013, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM) trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2013.
 
 
 TTĐT - Ngày 25/4/2013, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM) trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2013.
 
 
 
TTĐT - Để đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.
 
 
 TTĐT - Để đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.
 
 
   
TTĐT - Ngày 12 tháng 4 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND về việc sửa đổi Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh quy định về trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa sử dụng vốn sự nghiệp giao thông đối với các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 
 
    TTĐT - Ngày 12 tháng 4 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND về việc sửa đổi Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh quy định về trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa sử dụng vốn sự nghiệp giao thông đối với các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 
 
 
TTĐT - Ngày 02/4/2013, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Chỉ thị số 02/2013/CT-UBND về việc phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bình Dương.
 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Bình Dương: kiện toàn tổ chức Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trong đầu tư xây dựngBình Dương: kiện toàn tổ chức Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trong đầu tư xây dựng
  TTĐT - Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định số 4166/QĐ-UBND về việc "Kiện toàn tổ chức Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trong đầu tư xây dựng của tỉnh Bình Dương" (Hội đồng).
 
Theo đó, Hội đồng có nhiệm vụ theo dõi, xem xét đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh về việc thưởng, phạt tiến độ thực hiện hợp đồng trong hợp đồng xây dựng đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh (theo Quyết định số 70/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND tỉnh về việc “Ban hành quy chế thưởng, phạt tiến độ thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng đối với công trình có sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương”; Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 13/5/2011 của UBND tỉnh về việc sửa đổi “Quy chế thưởng, phạt tiến độ thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng đối với công trình có sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước trên địa bàn của tỉnh Bình Dương” ban hành kèm theo Quyết định số 70/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật).

 
Danh sách Hội đồng thi đua - khen thưởng trong đầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương
 
1. Ông Trần Văn Nam - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh:  Chủ tịch;
2. Giám đốc Sở Xây dựng                                             : Phó Chủ tịch Thường trực;
3. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư                             : Phó Chủ tịch;
4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh                                    : thành viên;
5. Giám đốc Sở Tài chính                                               : thành viên;
6. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải                                : thành viên;
7. Giám đốc Sở Công Thương                                       : thành viên;
8. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : thành viên;
9. Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh                              : thành viên;
10. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố          : thành viên.
 

 Hoài Hương
12/24/2014 1:58 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1482-Binh-Duong-kien-toan-to-chuc-Hoi-dong-Thi-dua-Khen-thuong-trong-dau-tu-xay-dungThông tin chỉ đạo, điều hành
Hành động phòng, chống dịch cúm A (H5N1), cúm A (H7N9) trên địa bàn tỉnh Bình DươngHành động phòng, chống dịch cúm A (H5N1), cúm A (H7N9) trên địa bàn tỉnh Bình Dương
  TTĐT - Hiện nay, cúm A (H5N1) trên gia cầm đã xuất hiện tại nhiều địa phương và nguy cơ dịch cúm A (H7N9) có thể xâm nhập vào Việt Nam, ngày 13 tháng 5 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 1181/QĐ-UBND về việc hành động phòng, chống dịch cúm A (H5N1), cúm A (H7N9) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
  
Trước nhận định và dự báo về dịch cúm A (H5N1) và cúm A (H7N9), Kế hoạch đã đề ra mục tiêu chung : phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch cúm Ạ(H5Nl)hoặc cúm A(H7N9) với những giải pháp thực hiện toàn diện nhằm hành động phòng, chống dịch đạt hiệu quả.
 
Ủy ban nhân dân các cấp kin toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhim người các cp để đảm bo thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình dịch và thng nht chỉ đạo; kịp thời ban hành các công văn chỉ đạo công tác giám sát và phòng chống dịch (ở người, ở gia cầm) các tuyến; chuẩn bị sẵn sàng phương án huy động mọi nguồn lực của địa phương cho công tác phòng chống dịch; tăng cường giám sát, phát hiện sớm; sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống cho người dân.
   
Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giám sát ca bệnh có hội chứng cúm tại cộng đồng, giám sát các ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân trên địa bàn phụ trách, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và báo cáo, gửi mẫu lên Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.
  
Liên ngành nắm chắc tình hình dịch bệnh trên gia cầm, thủy cầm, chim trời trên địa bàn, báo cáo kịp thời cho Ban chỉ đạo và phối hợp xử lý ổ dịch.          
 
Đồng thời, tổ chức trực dịch 24/24h các đội cơ động phòng chống dịch của tỉnh và các huyện để tiếp nhận thông tin và chỉ đạo chống dịch, báo cáo tình hình dịch hàng ngay theo quy định tại Thông tư 48/2010/TT-BYT, cũng như sẵn sàng tham gia các đoàn chống dịch khẩn cấp, hỗ trợ các địa phương trong điều tra xử lý dịch. 
    
Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hỗ trợ địa phương về công tác giám sát, đáp ứng phòng chống bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H7N9). Thành lập đoàn công tác trực tiếp hỗ trợ, giám sát các địa phương có ca nhiễm bệnh, tử vong do cúm A (H5N1), cúm A (H7N9).
   
Tích cực tuvên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng chống cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) theo từng tình huống của dịch, thông báo thường xuyên tình hình dịch để người dân không hoang mang, lo lắng.
 
NHẬN ĐỊNH, DỰ BÁO
 
1.     Cúm A(H5N1)   
                                                                          
- Hiện nay cúm A(H5N1) trên gia cầm đã xuất hiện tại nhiều địa^phương, sự lưu hanh virus cúm A(H5N1) tương đối phức tạp ờ các tinh Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là những địa phương có ca bệnh tử vong do cúm A(H5N1);
  
-   Tỉnh Ninh Thuận đã xét nghiệm 100% mẫu chim yến chết (60 con) đều dương tính với cúm A(H5N1); xét nghiệm 187 mẫu ở chim yến sống, kể cả chim tơ, chim trưởng thành thì chỉ phát hiện một mẫu dương tính với cúm A(H5N1). Ninh Thuận đã công bố dịch cúm A(H5N1) trên đàn chim yến và đã tiêu hủy 10 nghìn con chim yến;
  
-  Từ đầu năm 2013 đến nay, đã có 2 bệnh nhân nhiễm cúm A(H5N1), 01 trường hợp đã tử vong, cả 2 trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm.
  
Như vậy, sự tồn tại mầm bệnh cúm A(H5N 1) ở chim và gia cầm chẳng những đã gây bùng phát dịch ở chim và gia cầm mà còn có nguy cơ lây nhiễm sang người là rất lớn.
 
2.     Cúm A(H7N9)
 
Căn cứ vào tỉnh hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Việt Nam và tỉnh Bình Dương rất cao, cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, bởi vì:
 
- Bệnh cúm A(H7N9) là do nhiễm chủng vi rút A(H7N9) có nguồn gốc từ gia cầm; 
 
- Nguồn lây bệnh chưa được xác định rõ ràng, chưa xác định được các yếu tố dịch tễ liên quan giữa các trường hợp mắc bệnh;
 
- Đặc tính của vi rút cúm A là thường xuyên biến đổi có thể thành chủng mới dễ dàng lây truyền sang người. Các chuyên gia y tế đang lo ngại virus cúm A(H7N9) có thể đột biến để trở thành một chủng virus dễ dàng lây truyền từ người sang người, và như vậy khả năng xảy ra đại dịch rất cao; 
- Lịch sử trên thế giới đã ghi nhận các dịch cúm A(H7) với nhiều trường hợp mắc và tử vong ở người;
 
 - Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.
 
* Cúm A(H5N1) và cúm A(H7N9) đều là do virus từ gia cầm lây sang người, gây ra bệnh cảnh tương tự, biện pháp phòng, chống cũng giống nhau

Hoài Hương

5/23/2013 4:37 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1665-Hanh-dong-phong-chong-dich-cum-A-H5N1-cum-A-H7N9-tren-dia-ban-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022Danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và điều chỉnh, bổ sung Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm học 2021-2022.

STTTên sáchTên tác giảNhà xuất bản
1

Tiếng Việt 1

(Tập 1, 2)

Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Thị Lan, Vũ Kim Bảng, Trịnh Cẩm Lan, Chu Thị Phương, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
2Toán 1Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên), Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên), Nguyễn Hoài Anh, Trần Thuý Ngà, Nguyễn Thị Thanh Sơn.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
3​Đạo đức 1Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Lê Thị Tuyết Mai, Lục Thị Nga.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
4Tự nhiên và Xã hội 1Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Hoàng Quý Tỉnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
5Hoạt động trải nghiệm 1Vũ Quang Tuyên (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Tâm (Chủ biên), Nguyễn Thị Hà Liên, Lê Phương Trí.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
6Âm nhạc 1Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Đỗ Thanh Hiên.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
7Mĩ thuật 1Nguyễn Xuân Tiên (Tổng Chủ biên), Hoàng Minh Phúc (Chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Nguyễn Hồng Ngọc, Lâm Yến Như.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
8Giáo dục thể chất 1Đặng Ngọc Quang (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Công Trường.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
9Tiếng Anh 1Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
10

Tiếng Việt 2

(Tập 1, tập 2)

Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) Bùi Mạnh Hùng, Trần Thị Hiền Lương (đồng Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương,  Vũ Thị Thanh Hương, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Chu Thị Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Trần Kim Phượng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
11

Toán 2

( Tập 1, tập 2)

Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường,  Bùi Bá Mạnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
12Đạo đức 2Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Dung, Lê Thị Tuyết Mai.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
13Tự nhiên và Xã hội 2Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Phạm Việt Quỳnh, Hoàng Quý Tỉnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
14Hoạt động trải nghiệm 2Phó Đức Hào, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên); Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Hữu Tâm, Đinh Thị Kim Thoa (đồng Chủ biên); Nguyễn Hồng Kiên; Nguyễn Thị Bích Liên; Nguyễn Thị Hà Liên; Vũ Phương Liên; Nguyễn Hà My; Lại Thị Yến Ngọc; Đặng Thị Thanh Nhàn; Nguyễn Huyền Trang; Trần Thị Quỳnh Trang; Lê Phương Trí.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
15Âm nhạc 2Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên); Tạ Hoàng Mai Anh; Nguyễn Thị Quỳnh Mai. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
16Mĩ thuật 2Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiến (đồng Tổng Chủ biên); Nguyễn Tuấn Cường, Hoàng Minh Phúc (đồng Chủ biên); Lương Thanh Khiết; Vũ Đức Long; Nguyễn Ánh phương Nam; Lâm Yến Như; Phạm Văn Thuận; Đàm Thị Hải Uyên; Trần Thị Vân.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
17Giáo dục thể chất 2Lưu Quang Hiệp (Tổng chủ biên); Phạm Đông Đức (Chủ biên); Nguyễn Duy Linh; Phạm Tràng Kha Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
18Tiếng Anh 2Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
19

Toán 6

(Tập 1, tập 2)

Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức QuangNhà xuất bản Đại học Sư phạm
20

Ngữ văn 6

(Tập 1, tập 2)

Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ biên), Trần Lê Duy, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị Ngọc ThúyNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
21Tiếng Anh 6Hoàng Văn Vân (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Chi (Chủ biên)Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
22Giáo dục công dân 6Đinh Phương Duy, Đào Thị Ngọc Minh, Huỳnh Văn Sơn ( đồng Chủ biên), Đào Lê Hòa An, Trần Tuấn Anh, Đào Thị Hà, Lưu Thị Thu Hà, Ngô Thái Hà, Nguyễn Thị Bích Hồng, Tiêu Thị Mỹ Hồng, Đỗ Công Nam, Vũ Thị Thanh NgaNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
23Lịch sử và Địa lí 6Nguyễn Kim Hồng (Tổng chủ biên phần Địa lí), Hà Bích Liên (Chủ biên phần Lịch sử), Phạm Thị Bình (Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Trà My, Mai Thị Phú Phương, Nguyễn Kim Tường Vy, Hà Văn Thắng, Nguyễn Hữu Bách, Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Phan Văn Phú, Nguyễn Thị Kim Liên, Vũ Thị Bắc, Phạm Đỗ Văn TrungNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
24Khoa học tự nhiên 6Cao Cự Giác (Tổng chủ biên, kiêm Chủ biên), Phạm Thị Hương, Trần Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Nhị, Trần Ngọc ThắngNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
25Tin học 6Nguyễn Chí Công, Hà Đặng Cao Tùng, Đinh Thị Hạnh Mai, Hoàng Thị MaiNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
26Giáo dục thể chất 6Lưu Quang Hiệp (Tổng chủ biên), Đinh Quang Ngọc (chủ biên), Đinh Khánh Thu, Mai Thị Bích Ngọc, Nguyễn Văn ThànhNhà xuất bản Đại học Sư phạm
27

Nghệ thuật

(Âm nhạc 6)

Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng Tổng chủ biên), Vũ Mai Lan (Chủ biên), Bùi Minh Hoa, Trần Bảo Lân, Trịnh Thị Oanh, Cao Sỹ Anh Tùng, Nguyễn Thị Thanh VânNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
28

Nghệ thuật

(Mĩ thuật 6)

Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiên (đồng Tổng chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hồng Ngọc (đồng Chủ biên), Quách Thị Ngọc An, Nguyễn Dương Hải Đăng, Nguyễn Đức Giang, Phạm Ngọc Mai, Trần Đoàn Thanh Ngọc, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị VânNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
29Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6Đinh Thị Kim Thoa, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên), Vũ Đình Bảy, Trần Thị Quỳnh Trang (đồng Chủ biên), Trần Minh Hường, Nguyễn Thị Bích Liên, Vũ Phương Liên, Trần Bảo Ngọc, Lại Thị Yến Ngọc, Vũ Thanh Thủy, Phạm Đình VănNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
30​Công nghệ 6Bùi Văn Hồng (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Cẩm Vân (Chủ biên), Trần Văn SỹNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam​
Văn bản
5/12/2021 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtDanh mục, sách giáo khoa, lớp 1, lớp 2, lớp 6, sử dụng, cơ sở, giáo dục phổ thông, năm học 2021-2022873-danh-muc-sach-giao-khoa-lop-1-lop-2-va-lop-6-su-dung-trong-cac-co-so-giao-duc-pho-thong-tu-nam-hoc-2021-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
1,263.00
121,000
0.00
121000
0
Nhiệm vụ Quy hoạch Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại bán đảo Tha La, hồ Dầu TiếngNhiệm vụ Quy hoạch Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại bán đảo Tha La, hồ Dầu Tiếng

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 21/NQ-HĐND về việc thông qua Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại bán đảo Tha La, hồ Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) thông qua ngày 26/02/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại bán đảo Tha La, hồ Dầu Tiếng có vị trí tại xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng.

Phía Đông giáp rừng phòng hộ núi Cậu và đường ĐH.703ND; phía Tây giáp hồ Dầu Tiếng; phía Nam giáp hồ Dầu Tiếng và đường ĐH.703ND; phía Bắc giáp hồ Dầu Tiếng.

Quy mô diện tích lập quy hoạch: Tổng diện tích khu vực lập quy hoạch khoảng 458 hecta, bao gồm quỹ đất phát triển du lịch kết hợp khoảng 36 hecta mặt nước hồ tự nhiên trong tổng quy mô 458 hecta, để bố trí cầu tàu và các hồ nước (hồ nuôi các sinh vật và trồng cây thủy sinh).

Mục tiêu: Cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch xây dựng vùng huyện Dầu Tiếng đến năm 2040 cũng như các chiến lược về phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ môi trường, tài nguyên của tỉnh nhằm khai thác hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo, tạo dựng một không gian kinh tế du lịch xanh phát triển đa mục tiêu.

Tính chất: Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp.

Quy mô du khách và lao động dự kiến: Dự báo khả năng tiếp nhận tối đa trong ngày: khoảng 37.098 - 61.601 người.

Quy mô du khách tối đa cho 1 lượt đến lưu trú có thể đáp ứng khoảng 13.613 người.

Tổng số phòng lưu trú có thể đáp ứng khoảng 4.880 phòng, bao gồm khách sạn và các dạng công trình lưu trú thấp tầng khác nhau.

Quy mô lao động trực tiếp và gián tiếp khoảng 16.000 - 20.000 người.

Giao UBND tỉnh căn cứ quy định pháp luật hi​​ện hành hoàn chỉnh và phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phù hợp với quy định về quy hoạch xây dựng; các chỉ tiêu quy hoạch đảm bảo phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan. Dự toán kinh phí lập quy hoạch theo định mức, quy định hiện hành và được cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 21/NQ-HĐND​

3/5/2025 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Quy hoạch Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại bán đảo Tha La, hồ Dầu Tiếng294-nhiem-vu-quy-hoach-khu-dich-vu-du-lich-sinh-thai-nghi-duong-va-giai-tri-tai-ban-dao-tha-la-ho-dau-tienThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Tin vui đầu năm cho người lao độngTin vui đầu năm cho người lao động
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngay những ngày đầu năm mới, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nhiều lao động ngoài tỉnh khi đến Bình Dương đã tỏ ra rất hồ hỡi vì có được việc làm ngay sau nhiều ngày thất nghiệp.
Những ngày qua, ở Khu công nghiệp Sóng Thần II (Dĩ An) nhiều tấm băng rôn, bảng thông báo tuyển dụng lao động đã được dựng lên. Trước cổng Công ty TNHH FERFETTI mấy ngày gần đây, dù đã hơn 11 giờ trưa nhưng nhiều công nhân vẫn tụ tập ở cổng để tìm hiều thông tin tuyển dụng và những chế độ chính sách cho công nhân. Theo nhân viên bộ phận tuyển dụng ở đây, hiện nay công ty đang tuyển thêm một số lượng lớn công nhân với nhiều chế độ, thu nhập hấp dẫn, đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, y tế... Cụ thể, mức thu nhập của công nhân từ 2,2 triệu đến 3,5 triệu đồng/tháng, công nhân bảo trì cao nhất là 4,7 triệu đồng/tháng.
Ông Phạm Văn Thái, Trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm (Liên đoàn Lao động tỉnh) cho biết, hiện có khoảng 12 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 4.500 lao động. Cùng với số lượng 1.500 lao động cần tuyển dụng của các doanh nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), như vậy ngay những ngày đầu năm mới các doanh nghiệp cần khoảng 6.000 lao động. Đây là tin vui cho lao động ngoài tỉnh trong điều kiện cả nước đang gặp khó khăn chung về kinh tế do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Ông Trần Trung Dũng, phòng kinh doanh - Công ty cổ phần Thương mại dầu khí Việt (TX.TDM) cho biết, công ty đã có nhiều đơn đặt hàng mới nên trong năm nay công nhân sẽ có nhiều việc để làm, để bảo đảm sản xuất kinh doanh ổn định và “giữ chân” khách hàng, công ty còn có nhu cầu tuyển thêm nhiều lao động nữa ngay trong những ngày đầu năm. Ông Trần Hữu Quynh, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Giày Thông Dụng thì khẳng định: Trong ngày làm việc đầu năm mới đã có trên 3.000 công nhân trở lại làm việc, công ty cùng Ban chấp hành Công đoàn đã có kế hoạch chăm lo chế độ chính sách, tiền lương, việc làm tốt hơn cho người lao động. Mức lương thử việc là 1.080.500 đồng/tháng, khi được ký hợp đồng mức lương sẽ là 1.355.600 đồng, ngoài ra công nhân ký hợp đồng trước ngày 1-1-2009 sẽ được tăng thêm gần 200.000 đồng/tháng vào mức lương của tháng 12-2008, các chế độ phụ cấp khác vẫn giữ nguyên. Riêng Công ty TNHH Hài Mỹ (Bình Chuẩn, Thuận An) cũng đề ra chỉ tiêu xuất khẩu khoảng 6 triệu đôi giày trong năm 2009, hiện nay đơn đặt hàng mới đã được ký kết, trong khi đó doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục hoàn thành đơn đặt hàng của năm 2008.
Bên cạnh chăm lo đời sống, thu nhập cho người lao động, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, môi trường làm việc thân thiện cũng được các doanh nghiệp chú trọng. Người lao động yên tâm, kỳ vọng vào một năm mới đầy hứa hẹn.
Theo tinh thần chung của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động tỉnh, ngay những ngày đầu năm, các cấp công đoàn cơ sở phối hợp với các ngành chức năng sẽ chủ động đón nhận những công nhân bị cắt giảm lao động để cung ứng cho những đơn vị có nhu cầu tuyển dụng trong tỉnh, bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đi vào ổn định ngay những ngày đầu năm, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động ngoài tỉnh.   
 
 Đỗ Trường
(Theo báo Bình Dương)
2/5/2009 9:57 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết731-Tin-vui-dau-nam-cho-nguoi-lao-dongThông tin chỉ đạo, điều hành
Triển khai thi hành Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hànhTriển khai thi hành Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Theo đó, Kế hoạch nhằm quán triệt những nội dung mới của Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cán bộ, công chức của ngành Thanh tra và cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh; đảm bảo việc triển khai được thực hiện chặt chẽ, tuân thủ theo quy định pháp luật, nhằm đưa các quy định của Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành vào cuộc sống, góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của hệ thống chính trị và ngành Thanh tra tỉnh Bình Dương.

Đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức ngành Thanh tra trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về thanh tra tại địa phương…

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành, phổ biến tài liệu tuyên truyền "Những điểm mới và nội dung cơ bản của Luật Thanh tra năm 2022" do Thanh tra Chính phủ phát hành; tổ chức tập huấn chuyên đề nghiệp vụ về Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành; rà soát, sửa đổi, bổ sung thay thế, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Thanh tra tỉnh cho phù hợp với Luật Thanh tra 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành,

Đồng thời, tham mưu đề xuất phương án củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy Thanh tra tỉnh, tiêu chí, tiêu chuẩn thành lập Thanh tra Sở theo đúng quy định Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.​

Kế hoạch ​​

9/29/2023 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriển khai, thi hành, Luật Thanh tra, năm 2022, văn bản, hướng dẫn, thi hành669-trien-khai-thi-hanh-luat-thanh-tra-nam-2022-va-cac-van-ban-huong-dan-thi-hanThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Hành động phòng, chống dịch cúm A (H5N1), cúm A (H7N9) trên địa bàn tỉnh Bình DươngHành động phòng, chống dịch cúm A (H5N1), cúm A (H7N9) trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
TTĐT - Hiện nay, cúm A (H5N1) trên gia cầm đã xuất hiện tại nhiều địa phương và nguy cơ dịch cúm A (H7N9) có thể xâm nhập vào Việt Nam, ngày 13 tháng 5 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 1181/QĐ-UBND về việc hành động phòng, chống dịch cúm A (H5N1), cúm A (H7N9) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
  
Trước nhận định và dự báo về dịch cúm A (H5N1) và cúm A (H7N9), Kế hoạch đã đề ra mục tiêu chung : phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch cúm Ạ(H5Nl)hoặc cúm A(H7N9) với những giải pháp thực hiện toàn diện nhằm hành động phòng, chống dịch đạt hiệu quả.
 
Ủy ban nhân dân các cấp kin toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhim người các cp để đảm bo thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình dịch và thng nht chỉ đạo; kịp thời ban hành các công văn chỉ đạo công tác giám sát và phòng chống dịch (ở người, ở gia cầm) các tuyến; chuẩn bị sẵn sàng phương án huy động mọi nguồn lực của địa phương cho công tác phòng chống dịch; tăng cường giám sát, phát hiện sớm; sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống cho người dân.
   
Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giám sát ca bệnh có hội chứng cúm tại cộng đồng, giám sát các ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân trên địa bàn phụ trách, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và báo cáo, gửi mẫu lên Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.
  
Liên ngành nắm chắc tình hình dịch bệnh trên gia cầm, thủy cầm, chim trời trên địa bàn, báo cáo kịp thời cho Ban chỉ đạo và phối hợp xử lý ổ dịch.          
 
Đồng thời, tổ chức trực dịch 24/24h các đội cơ động phòng chống dịch của tỉnh và các huyện để tiếp nhận thông tin và chỉ đạo chống dịch, báo cáo tình hình dịch hàng ngay theo quy định tại Thông tư 48/2010/TT-BYT, cũng như sẵn sàng tham gia các đoàn chống dịch khẩn cấp, hỗ trợ các địa phương trong điều tra xử lý dịch. 
    
Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hỗ trợ địa phương về công tác giám sát, đáp ứng phòng chống bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H7N9). Thành lập đoàn công tác trực tiếp hỗ trợ, giám sát các địa phương có ca nhiễm bệnh, tử vong do cúm A (H5N1), cúm A (H7N9).
   
Tích cực tuvên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng chống cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) theo từng tình huống của dịch, thông báo thường xuyên tình hình dịch để người dân không hoang mang, lo lắng.
 
NHẬN ĐỊNH, DỰ BÁO
 
1.     Cúm A(H5N1)   
                                                                          
- Hiện nay cúm A(H5N1) trên gia cầm đã xuất hiện tại nhiều địa^phương, sự lưu hanh virus cúm A(H5N1) tương đối phức tạp ờ các tinh Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là những địa phương có ca bệnh tử vong do cúm A(H5N1);
  
-   Tỉnh Ninh Thuận đã xét nghiệm 100% mẫu chim yến chết (60 con) đều dương tính với cúm A(H5N1); xét nghiệm 187 mẫu ở chim yến sống, kể cả chim tơ, chim trưởng thành thì chỉ phát hiện một mẫu dương tính với cúm A(H5N1). Ninh Thuận đã công bố dịch cúm A(H5N1) trên đàn chim yến và đã tiêu hủy 10 nghìn con chim yến;
  
-  Từ đầu năm 2013 đến nay, đã có 2 bệnh nhân nhiễm cúm A(H5N1), 01 trường hợp đã tử vong, cả 2 trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm.
  
Như vậy, sự tồn tại mầm bệnh cúm A(H5N 1) ở chim và gia cầm chẳng những đã gây bùng phát dịch ở chim và gia cầm mà còn có nguy cơ lây nhiễm sang người là rất lớn.
 
2.     Cúm A(H7N9)
 
Căn cứ vào tỉnh hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Việt Nam và tỉnh Bình Dương rất cao, cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, bởi vì:
 
- Bệnh cúm A(H7N9) là do nhiễm chủng vi rút A(H7N9) có nguồn gốc từ gia cầm; 
 
- Nguồn lây bệnh chưa được xác định rõ ràng, chưa xác định được các yếu tố dịch tễ liên quan giữa các trường hợp mắc bệnh;
 
- Đặc tính của vi rút cúm A là thường xuyên biến đổi có thể thành chủng mới dễ dàng lây truyền sang người. Các chuyên gia y tế đang lo ngại virus cúm A(H7N9) có thể đột biến để trở thành một chủng virus dễ dàng lây truyền từ người sang người, và như vậy khả năng xảy ra đại dịch rất cao; 
- Lịch sử trên thế giới đã ghi nhận các dịch cúm A(H7) với nhiều trường hợp mắc và tử vong ở người;
 
 - Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.
 
* Cúm A(H5N1) và cúm A(H7N9) đều là do virus từ gia cầm lây sang người, gây ra bệnh cảnh tương tự, biện pháp phòng, chống cũng giống nhau

Hoài Hương

5/23/2013 4:37 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết826-Hanh-dong-phong-chong-dich-cum-A-H5N1-cum-A-H7N9-tren-dia-ban-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình DươngTán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Dương

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 33/NQ-HĐND về việc cho ý kiến chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Dương.​

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) thông qua ngày 24/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Dương.

Cụ thể:

Thành lập phường Đông Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Bình An, Bình Thắng, Đông Hòa.

Thành lập phường Dĩ An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Dĩ An, An Bình và các khu phố: Chiêu Liêu, Chiêu Liêu A, Đông Chiêu, Đông Chiêu A, Tân Long, Đông Tác thuộc phường Tân Đông Hiệp.

Thành lập phường Tân Đông Hiệp trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường Tân Bình và các khu phố: Đông Thành, Đông An, Tân An thuộc phường Tân Đông Hiệp; các khu phố: Ba Đình, Tân Ba, Mỹ Hiệp, Tân Mỹ thuộc phường Thái Hòa.

Thành lập phường Thuận An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số xã An Sơn và các phường: Hưng Định, An Thạnh.

Thành lập phường Thuận Giao trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường Thuận Giao và các khu phố: Bình Quới A, Bình Quới B, Bình Phú thuộc phường Bình Chuẩn.

Thành lập phường Bình Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường Bình Hòa và các khu phố: Trung, Đông, Phú Hội thuộc phường Vĩnh Phú.

Thành lập phường Lái Thiêu trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Lái Thiêu, Bình Nhâm và các khu phố: Hòa Long, Tây thuộc phường Vĩnh Phú.

Thành lập phường An Phú trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường An Phú và các khu phố: Bình Phước A, Bình Phước B thuộc phường Bình Chuẩn.

Thành lập phường Bình Dương trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Hòa Phú, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Chánh.

Thành lập phường Chánh Hiệp trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Định Hòa, Tương Bình Hiệp và các khu phố: 7, 8, 9 thuộc phường Hiệp An; các khu phố: Chánh Lộc 3, Chánh Lộc 4, Chánh Lộc 5, Chánh Lộc 6, Mỹ Hảo 1, Mỹ Hảo 2 thuộc phường Chánh Mỹ.

Thành lập phường Thủ Dầu Một trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Phú Cường, Phú Thọ, Chánh Nghĩa; các khu phố: 1, 2, 3, 4 thuộc phường Hiệp Thành và các khu phố: Chánh Lộc 1, Chánh Lộc 2, Chánh Lộc 7 thuộc phường Chánh Mỹ.

Thành lập phường Phú Lợi trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Phú Lợi, Phú Hòa và các khu phố: 5, 6, 7, 8 thuộc phường Hiệp Thành.

Thành lập phường Vĩnh Tân trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Tân Bình và phường Vĩnh Tân.

Thành lập phường Bình Cơ trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Bình Mỹ và phường Hội Nghĩa.

Thành lập phường Tân Uyên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường Uyên Hưng; các xã: Bạch Đằng, Tân Lập và các ấp: 2, 3, Xóm Đèn, Vườn Vũ, Bưng Lương thuộc xã Tân Mỹ.

Thành lập phường Tân Hiệp trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Khánh Bình, Tân Hiệp.

Thành lập phường Tân Khánh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Thạnh Hội; các phường: Thạnh Phước, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp và các khu phố: Phước Thái, Phước Hải, An Thành, Vĩnh Phước thuộc phường Thái Hòa.

Thành lập phường Phú An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Phú An, phường Tân An và các khu phố: 1, 2, 3, 4, 5,6 thuộc phường Hiệp An.

Thành lập phường Tây Nam trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường An Tây và các ấp: Kiến An, Hố Cạn thuộc xã An Lập; các ấp: Chợ, Lâm Vồ, Gò Mối, Xóm Lẫm, Xóm Bưng, Xóm Bến, Suối Cát, Lê Danh Cát, Bưng Còng, Rạch Kiến thuộc xã Thanh Tuyền.

Thành lập phường Long Nguyên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Long Nguyên, phường An Điền và khu phố 1thuộc phường Mỹ Phước.

Thành lập phường Bến Cát trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Tân Hưng, Lai Hưng và các khu phố 2, 3, 4, 5 thuộc phường Mỹ Phước.

Thành lập phường Chánh Phú Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Hưng Hòa và phường Chánh Phú Hòa.

Phường Thới Hòa giữ nguyên hiện trạng hiện nay.

Thành lập phường Hòa Lợi trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Tân Định, Hòa Lợi.

Thành lập xã Bắc Tân Uyên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Đất Cuốc, Tân Định và thị trấn Tân Thành.

Thành lập xã Thường Tân trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Thường Tân, Lạc An, Hiếu Liêm và các ấp: 1, Giáp Lạc thuộc xã Tân Mỹ.

Thành lập xã An Long trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: An Linh, An Long, Tân Long.

Thành lập xã Phước Thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: An Thái, Phước Sang, Tân Hiệp.

Thành lập xã Phước Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Vĩnh Hòa, Phước Hòa và các ấp: Cây Khô, Đuôi Chuột thuộc xã Tam Lập.

Thành lập xã Phú Giáo trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Phước Vĩnh; xã An Bình và các ấp: Gia Biện, Đồng Tâm thuộc xã Tam Lập.

Thành lập xã Trừ Văn Thố trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Trừ Văn Thố, Cây Trường II và khu phố Bàu Lòng thuộc thị trấn Lai Uyên.

Thành lập xã Bàu Bàng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các ấp: Bàu Bàng, Bàu Hốt, Đồng Sổ, Đồng Chèo, Xà Mách, Bến Lớn, Cây Sắn thuộc thị trấn Lai Uyên.

Thành lập xã Minh Thạnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Minh Hòa; các ấp: Tân Bình, Tân Thanh, Tân Phú, Tân Đức, Tân Tiến thuộc xã Minh Tân và các ấp: Cây Liễu, Đồng Sơn, Đồng Bé, Lò Gạch, Tân Minh thuộc xã Minh Thạnh.

Thành lập xã Long Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Long Tân, Long Hòa; ấp Tân Định thuộc xã Minh Tân và các ấp: Căm Xe, Cần Đôn thuộc xã Minh Thạnh.

Thành lập xã Dầu Tiếng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Dầu Tiếng; các xã: Định An, Định Thành và các ấp: Định Lộc, Hiệp Thọ, Hiệp Lộc, Hiệp Phước thuộc xã Định Hiệp.

Thành lập xã Thanh An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Thanh An; ấp Đường Long thuộc xã Thanh Tuyền; các ấp: Định Phước, Đồng Trai, Định Thọ, Dáng Hương thuộc xã Định Hiệp và các ấp: Bàu Khai, Chót Đồng, Phú Bình, Đất Đỏ, Hàng Nù thuộc xã An Lập.

Giao UBND tỉnh hoàn thiện hồ sơ Đề án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Dương theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết số 33/NQ-HĐND​​

5/6/2025 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã450-tan-thanh-chu-truong-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-cap-xa-cua-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu - Đăng Quang
0.00
121,000
0.00
121000
Ủy quyền Sở Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt kế hoạch kiểm tra, thực hiện kiểm tra đột xuất về tài nguyên nướcỦy quyền Sở Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt kế hoạch kiểm tra, thực hiện kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 906/QĐ-UBND về việc ủy quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra, ban hành quyết định kiểm tra và thực hiện kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh. 

Theo đó, ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Môi trường thực hiện nhiệm vụ phê duyệt kế hoạch kiểm tra, ban hành quyết định kiểm tra và thực hiện kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Môi trường chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến nội dung ủy quyền; không được ủy quyền lại cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được ủy quyền tại quyết định này; thực hiện đúng các nội dung được ủy quyền; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật về việc thực hiện các nội dung được ủy quyền.

Đồng thời được sử dụng con dấu của Sở Nông nghiệp và Môi trường đối với phạm vi ủy quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được UBND tỉnh ủy quyền.

Chuẩn bị, bảo đảm các nguồn lực để thực hiện tốt các nội dung được ủy quyền.

Chấp hành kế hoạch kiểm tra về nội dung được ủy quyền. Tổng hợp số liệu và báo cáo kết quả kiểm tra định kỳ hàng năm về UBND tỉnh đối với nội dung được ủy quyền.

Thời gian ủy quyền: Kể từ ngày 27/3/2025 đến hết ngày 31/12/2025. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có sự thay đổi, bổ sung quy định của pháp luật, Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ động báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/3/2025 và thay thế Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 28/02/2025 của UBND tỉnh về việc ủy quyền phê duyệt, điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thuộc thẩm quyền củ​a UBND tỉnh.

Quyết định số 906/QĐ-UBND​

4/4/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, ủy quyền, tài nguyên nước315-uy-quyen-so-nong-nghiep-va-moi-truong-phe-duyet-ke-hoach-kiem-tra-thuc-hien-kiem-tra-dot-xuat-ve-tai-nguyen-nuoThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu - Đăng Quang
0.00
121,000
0.00
121000
Các nhóm hàng hóa, dịch vụ và ngành nghề được giảm thuế GTGT và gia hạn thuế TNDNCác nhóm hàng hóa, dịch vụ và ngành nghề được giảm thuế GTGT và gia hạn thuế TNDN
(Chinhphu.vn) - Nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn thực hiện việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số hàng hóa, dịch vụ và gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2009 đối với doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề.
19 nhóm hàng hóa được giảm 50% thuế GTGT
Các nhóm hàng hóa, dịch vụ này thuộc nhóm hàng hóa, dịch vụ áp dụng thuế suất 10% trước đó.
Đáng chú ý trong danh sách giảm thuế có ô tô các loại; linh kiện ô tô gồm động cơ, hộp số, bộ ly hợp và các bộ phận của các mặt hàng này.
Ngoài ra, các mặt hàng than đá, than cám, than cốc, than bùn và than đóng cục, đóng bánh; hóa chất cơ bản; sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng); linh kiện ô tô; tàu, thuyền; vật liệu nổ... cũng được giảm thuế ở mức trên.
Trong các nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm 50% thuế GTGT còn có dịch vụ vận tải (không bao gồm vận tải quốc tế), gồm vận tải hàng hoá, hành lý, hành khách, vận tải du lịch bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thuỷ, trừ hoạt động môi giới, đại lý chỉ hưởng hoa hồng và không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải hay thuê lại; kinh doanh khách sạn; dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành trọn gói; in, trừ in tiền....
Việc giảm thuế sẽ bắt đầu thực hiện từ 1/2/2009 đến hết 31/12/2009.
6 nhóm ngành nghề được gia hạn nộp thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp phát sinh năm 2009 được gia hạn trong thời gian 9 tháng đối với thu nhập từ các hoạt động kinh doanh như: Sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất; sản xuất vật liệu xây dựng (gạch-ngói các loại, vôi, sơn); xây dựng, lắp đặt; dịch vụ du lịch; kinh doanh lương thực; kinh doanh phân bón.
Để được gia hạn nộp thuế TNDN, các ngành nghề trên phải được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thực tế có hoạt động kinh doanh.
Số thuế của quý I/2009 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến hết ngày 30/01/2010; quý II/2009 - đến hết ngày 30/4/2010; quý III/2009 - đến hết ngày 30/7/2010; quý IV/2009 - đến hết ngày 30/10/2010.
Doanh nghiệp kê khai số thuế được gia hạn chậm nộp từng quý, đồng thời cam kết trong tờ khai thời hạn phải nộp đủ số thuế TNDN khi hết thời gian được gia hạn nộp thuế.
Việc gia hạn nộp thuế TNDN được áp dụng từ kỳ khai thuế TNDN quý I/2009.
Mai Linh (Nguồn: Thông tư số 12, 13/2009/TT-BTC)
( theo www.chinhphu.vn)
2/4/2009 7:27 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1501-Cac-nhom-hang-hoa-dich-vu-va-nganh-nghe-duoc-giam-thue-GTGT-va-gia-han-thue-TNDNThông tin chỉ đạo, điều hành
Thanh tra quản lý thông tin thuê bao di động trên địa bàn tỉnh Bình Dương Thanh tra quản lý thông tin thuê bao di động trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện thanh tra quản lý thông tin thuê bao di động trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Cục Quản lý thị trường Bình Dương chủ động phối hp với Sở Thông tin và Truyên thông để triển khai thanh tra đối với các điểm cung cấp dịch vụ vin thông, các điểm bán SIM điện thoại đóng trên địa bàn tỉnh đ xử lý vi phạm (nếu có) trong việc đăng ký thông tin thuê bao di động; mua bán, lưu thông SIM đã được kích hoạt đăng ký thông tin thuê bao; thông báo rộng rãi các đợt thanh, kim tra và kết quả xử lý vi phạm.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thông tin thuê bao di động trả trước cho cán bộ tại địa phương, Công an quản lý trực tiếp trên địa bàn; phổ biến và yêu cầu các đại lý, tổng đại lý mua bán SIM, thẻ, các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đăng ký thông tin thuê bao.

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Dương, Cổng Thông tin điện tử tỉnh tăng cường thời lượng phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký, sử dụng thông tin thuê bao nhằm tạo bước chuyển biến nhận thức một cách mạnh mẽ cho doanh nghiệp, người dân tuân thủ đúng pháp luật.

Văn bản ​

10/7/2019 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThanh tra, thuê bao, di động 622-thanh-tra-quan-ly-thong-tin-thue-bao-di-dong-tren-dia-ban-tinh-binh-duongThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
295.00
121,000
0.00
121000
35,695,000
/PublishingImages/2019-10/tin 3- thanh tra quan ly thue bao di dong.mp3
Bổ sung các khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đấtNewBổ sung các khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 37/NQ-HĐND về Danh mục bổ sung các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) thông qua ngày 24/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, thông qua Danh mục bổ sung 25 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh vào Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 24/01/2025 của HĐND tỉnh với tổng diện tích 4.878,76 hecta.

Cụ thể:

Địa bàn TP.Thủ Dầu Một: 03 khu đất với diện tích 106,28 hecta. 

Địa bàn TP.Tân Uyên: 06 khu đất với diện tích 1.205,4 hecta.

Địa bàn TP.Dĩ An: 09 khu đất với diện tích 82,98 hecta.

Địa bàn huyện Bắc Tân Uyên: 03 khu đất với diện tích 1.076,1 hecta.

Địa bàn huyện Dầu Tiếng: 04 khu đất với diện tích 2.408 hecta.


Khu dat 1.png

Khu dat 2.png

Khu dat 3.png

Khu dat 4.png

Khu dat 5.png

Khu dat 6.png

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 37/NQ-HĐND​

5/8/2025 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, bổ sung các khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất821-bo-sung-cac-khu-dat-dau-thau-lua-chon-nha-dau-tu-thuc-hien-du-an-dau-tu-co-su-dung-daThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu - Đăng Quang
0.00
121,000
0.00
121000
Ra quân năm An toàn giao thông 2015Ra quân năm An toàn giao thông 2015
  TTĐT - Ngày 15-01, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 104/KH-UBND “Tổ chức Lễ ra quân năm An toàn giao thông 2015 và đợt cao điểm Tết Nguyên đán Ất Mùi trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (Lễ ra quân). 
 
Theo đó, Lễ ra quân có chủ đề “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”, với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”. Đồng thời, tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán Ất Mùi. Lễ ra quân phải thể hiện được sự đồng thuận và quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
 
 
       
Sau Lễ phát động, Tỉnh Đoàn Thanh niên sẽ tổ chức diễu hành tuyên truyền, cổ động về an toàn giao thông
 
Lễ ra quân sẽ diễn ra từ 08 giờ 00 phút đến 09 giờ 00 phút, ngày 20/01/2015 tại quảng trường Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương. Sau Lễ phát động, Tỉnh Đoàn Thanh niên sẽ tổ chức diễu hành tuyên truyền, cổ động từ Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, qua đường Hùng Vương, đường Phạm Ngọc Thạch, Đại lộ Bình Dương, đường 30 tháng 4, đường Cách mạng tháng Tám và Ngã Sáu (phường Phú Cường - thành phố Thủ Dầu Một).
   
Giao Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Dương và các Đài truyền thanh địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, đưa tin về Lễ ra quân; tăng cường thời lượng, chuyên mục tuyên truyền hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ât Mùi; tập trung tuyên truyền phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông và lên án các hành vi vi phạm; biểu dương điển hình trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.
 
Các sở, ngành, đoàn thể phối hợp tổ chức hiệu quả Lễ ra quân và diễu hành tuyên truyền, cổ động an toàn giao thông.
  
Hoài Hương
1/19/2015 9:15 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1844-Ra-quan-nam-An-toan-giao-thong-2015Thông tin chỉ đạo, điều hành
Các nhóm hàng hóa, dịch vụ và ngành nghề được giảm thuế GTGT và gia hạn thuế TNDNCác nhóm hàng hóa, dịch vụ và ngành nghề được giảm thuế GTGT và gia hạn thuế TNDN

(Chinhphu.vn) - Nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn thực hiện việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số hàng hóa, dịch vụ và gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2009 đối với doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề.

19 nhóm hàng hóa được giảm 50% thuế GTGT
Các nhóm hàng hóa, dịch vụ này thuộc nhóm hàng hóa, dịch vụ áp dụng thuế suất 10% trước đó.
Đáng chú ý trong danh sách giảm thuế có ô tô các loại; linh kiện ô tô gồm động cơ, hộp số, bộ ly hợp và các bộ phận của các mặt hàng này.
Ngoài ra, các mặt hàng than đá, than cám, than cốc, than bùn và than đóng cục, đóng bánh; hóa chất cơ bản; sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng); linh kiện ô tô; tàu, thuyền; vật liệu nổ... cũng được giảm thuế ở mức trên.
Trong các nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm 50% thuế GTGT còn có dịch vụ vận tải (không bao gồm vận tải quốc tế), gồm vận tải hàng hoá, hành lý, hành khách, vận tải du lịch bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thuỷ, trừ hoạt động môi giới, đại lý chỉ hưởng hoa hồng và không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải hay thuê lại; kinh doanh khách sạn; dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành trọn gói; in, trừ in tiền....
Việc giảm thuế sẽ bắt đầu thực hiện từ 1/2/2009 đến hết 31/12/2009.
6 nhóm ngành nghề được gia hạn nộp thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp phát sinh năm 2009 được gia hạn trong thời gian 9 tháng đối với thu nhập từ các hoạt động kinh doanh như: Sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất; sản xuất vật liệu xây dựng (gạch-ngói các loại, vôi, sơn); xây dựng, lắp đặt; dịch vụ du lịch; kinh doanh lương thực; kinh doanh phân bón.
Để được gia hạn nộp thuế TNDN, các ngành nghề trên phải được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thực tế có hoạt động kinh doanh.
Số thuế của quý I/2009 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến hết ngày 30/01/2010; quý II/2009 - đến hết ngày 30/4/2010; quý III/2009 - đến hết ngày 30/7/2010; quý IV/2009 - đến hết ngày 30/10/2010.
Doanh nghiệp kê khai số thuế được gia hạn chậm nộp từng quý, đồng thời cam kết trong tờ khai thời hạn phải nộp đủ số thuế TNDN khi hết thời gian được gia hạn nộp thuế.
Việc gia hạn nộp thuế TNDN được áp dụng từ kỳ khai thuế TNDN quý I/2009.
Mai Linh (Nguồn: Thông tư số 12, 13/2009/TT-BTC)
( theo www.chinhphu.vn)
2/4/2009 7:27 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết721-Cac-nhom-hang-hoa-dich-vu-va-nganh-nghe-duoc-giam-thue-GTGT-va-gia-han-thue-TNDNThông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2013Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2013
    TTĐT - Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng trong năm 2013 trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo triển khai, thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
     
Theo đó, toàn tỉnh tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ, tiếp tục thực hiện Công điện số 300/CĐ-TTg ngày 06/3/2012 về việc ‘‘Phòng cháy, chữa cháy rừng’' của Thủ tướng Chính phủ.
 
Phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn công tác PCCCR trên địa bàn, Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ ngành Trung ương về công tác PCCCR... trên phương tiện thông tin đại chúng.
     
Tập trung chú trọng PCCCR vào thời điểm nắng nóng, hanh khô, mùa đốt nương làm rẫy. Đặc biệt tại các khu vực rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng trồng, vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cấp cao...
 

Công nhân Nông trường cao su Dầu Tiếng quét lá phòng cháy rừng (Ảnh: Hoàng Mừng)
 
 
Đồng thời, thông tin về kết quả thực hiện PCCCR của các ngành, các cấp, các đơn vị, địa phương, gương người tt, việc tt và những vn đ tn tại trong công tác PCCCR, nhm nâng cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ ca mỗi công dân trong việc chủ động PCCCR 
 
Hướng dn việc củng cố, xây dựng lực lượng PCCC sở, dân phòng, t chức hun luyện nghiệp vụ PCCCR tại ch.
 
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị về việc PCCCR của Thủ tướng Chính phủ. Tiến hành kiểm tra công tác PCCCR, điều tra các vụ cháy và kiên quyết xử lý những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về PCCCR.
    
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên, Phú Giáo, các doanh nghiệp và lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ trên.
     
Hoài Hương
7/10/2013 9:20 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1865-Tang-cuong-cong-tac-phong-chay-chua-chay-rung-nam-2013Thông tin chỉ đạo, điều hành
Tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)Tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, lấy ý kiến cho toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), gồm bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Cụ thể, lấy ý kiến về một số vấn đề trọng tâm của dự thảo Luật, gồm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai: cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; hộ gia đình sử dụng đất.

Lấy ý kiến các nội dung trọng tâm theo từng nhóm đối tượng như sau: Các tầng lớp nhân dân; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác; các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; các chuyên gia, nhà khoa học.

Đối tượng lấy ý kiến: HĐND, UBND các cấp; các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh; Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác; các tầng lớp nhân dân.

Hình thức lấy ý kiến: Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm; thảo luận tại các hội nghị, hội thảo theo khu vực và theo địa giới hành chính cấp huyện do cơ quan có trách nhiệm tổ chức; thông qua Cổng Thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức phù hợp khác.

Thời gian lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 16/02/2023 và kết thúc vào ngày 16/3/2023.

Kế hoạch 

2/21/2023 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, ý kiến, nhân dân, đối với, dự thảo, Luật Đất đai, sửa đổi672-to-chuc-lay-y-kien-nhan-dan-doi-voi-du-thao-luat-dat-dai-sua-doiThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
466.00
121,000
0.00
121000
0
Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hỗ trợ lãi suấtNgân hàng Nhà nước hướng dẫn hỗ trợ lãi suất

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư ngày 3/2 quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Việc ban hành Thông tư này là hết sức cần thiết trong bối cảnh các ngân hàng thương mại chờ đợi hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh.
Theo hướng dẫn của Thông tư trên, đối tượng và phạm vi áp dụng quy định về hỗ trợ lãi suất như trong Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, tất cả các ngân hàng không phân biệt thành phần kinh tế đều có trách nhiệm thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất. Các ngân hàng “không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất”, đồng thời định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để kiểm tra, giám sát tình hình hỗ trợ lãi suất.

Đối tượng được vay là các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh ở trong nước.

Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản cho vay ngắn hạn (thời hạn cho vay đến 12 tháng) bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 đến ngày 31/12/2009. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm.

Ngân hàng Nhà nước sẽ định kỳ hàng tháng, chuyển tối đa 80% số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất theo báo cáo của ngân hàng thương mại. Việc chuyển số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất còn lại trong năm 2009 được thực hiện sau khi nhận được báo cáo quyết toán về hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại.

Việc ban hành Thông tư này cùng với việc thành lập Tổ công tác để thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất và tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng được kỳ vọng là sẽ nhanh chóng đưa chính sách hỗ trợ lãi suất đi vào cuộc sống, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp trong điều kiện “nước sôi lửa bỏng” hiện nay.

(TTXVN/Vietnam+)

2/5/2009 9:43 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết728-Ngan-hang-Nha-nuoc-huong-dan-ho-tro-lai-suatThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước Bình Dương đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 52/NĐ-HĐND thông qua Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 10/12/2024 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Đề án nhằm phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm giữa mỗi cấp trong bộ máy chính quyền địa phương. Phân cấp nhằm đảm bảo bộ máy chính quyền các cấp vận hành một cách thông suốt, thống nhất, giải quyết kịp thời những yêu cầu của người dân, doanh nghiệp và xã hội…

Phạm vi, đối tượng phân cấp: Phân cấp giữa HĐND tỉnh với UBND tỉnh và UBND cấp huyện. Phân cấp giữa UBND tỉnh với UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Phân cấp giữa cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh với UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Căn cứ vào yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình cụ thể của từng ngành, từng địa phương, cho phép UBND cấp huyện có thể phân cấp tiếp cho UBND cấp xã và cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được UBND tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phân cấp 3 (trừ trường hợp không được phân cấp theo quy định của pháp luật).

Việc phân cấp phải đảm bảo đúng quy định pháp luật hiện hành, quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019, các quy định khác của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Đảm bảo tính đồng bộ, tính hệ thống, tính liên tục, không trùng, không sót trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý Nhà nước; đảm bảo yếu tố khoa học, kỹ thuật chuyên ngành trong mỗi lĩnh vực.​​​

Từng bước phân cấp đồng bộ giữa đầu tư và quản lý sau đầu tư đối với các lĩnh vực, nhiệm vụ đang tập trung quản lý sau đầu tư ở cấp tỉnh theo hướng tăng cường phân cấp cho cấp huyện. Trách nhiệm, quyền hạn của cấp chính quyền nào thì cấp đó phải thực hiện. Đảm bảo điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác để chính quyền các cấp thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân cấp.

Giao UBND tỉnh ban hành Quyết định về Đề án và tổ chức triển khai thực hiện Đề án hiệu quả, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.

Nghị quyết số 52/NĐ-HĐND

12/23/2024 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước754-binh-duong-day-manh-phan-cap-quan-ly-nha-nuocThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Đồng thuận đề xuất xây dựng cầu Hiếu Liêm 2 kết nối tỉnh Đồng NaiNewĐồng thuận đề xuất xây dựng cầu Hiếu Liêm 2 kết nối tỉnh Đồng Nai

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 38/NQ-HĐND về việc đồng thuận đề xuất thực hiện dự án kết nối tỉnh Đồng Nai (xây dựng cầu Hiếu Liêm 2).

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) thông qua ngày 24/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, đồng thuận với đề xuất giao UBND tỉnh Bình Dương làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án kết nối tỉnh Đồng Nai (xây dựng cầu Hiếu Liêm 2).

Thống nhất giao UBND tỉnh thực hiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền giao UBND tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đầu tư công.

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 38/NQ-HĐND​

5/8/2025 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, xây dựng cầu Hiếu Liêm 2 kết nối tỉnh Đồng Nai492-dong-thuan-de-xuat-xay-dung-cau-hieu-liem-2-ket-noi-tinh-dong-naThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu - Đăng Quang
0.00
121,000
0.00
121000
Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3913/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung đô thị Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040.​

Theo đó, đô thị Tân Thành được xác định bao gồm toàn bộ ranh giới chính thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Quy mô diện tích lập quy hoạch 2.688,21 hecta. 

Ranh giới tứ cận được xác định: Phía Bắc giáp xã Tân Định; phía Nam giáp xã Đất Cuốc; phía Đông giáp xã Đất Cuốc, xã Tân Định, xã Hiếu Liêm; phía Tây giáp xã Tân Lập.

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: Toàn bộ thị trấn Tân Thành; ranh giới theo ranh hành chính thị trấn Tân Thành gồm có 06 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Phạm vi nghiên cứu mở rộng: Bao gồm các xã lân cận thuộc huyện Bắc Tân Uyên.

Thị trấn Tân Thành là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của huyện Bắc Tân Uyên, định hướng trở thành đô thị dịch vụ - công nghiệp với các loại hình dịch vụ đa dạng phục vụ cho đô thị, hỗ trợ phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch kết hợp với phát triển nông nghiệp đô thị.

Định hướng đến năm 2040 đô thị Tân Thành có tính chất là đô thị trung tâm - Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp.

Mục tiêu: Cụ thể hóa định hướng của quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên và các nội dung trong quy hoạch tỉnh có liên quan tới đô thị Tân Thành; xác định các định hướng phát triển cho thị trấn Tân Thành với vai trò là trung tâm của huyện, trên cơ sở khai thác tối đa các lợi thế và đẩy mạnh tiềm năng sẵn có, tạo điều kiện thúc đẩy tiến trình đô thị hoá, phát triển kinh tế theo hướng bền vững và nâng cao chất lượng sống của người dân.

Đồng thời xây dựng các định hướng phù hợp làm cơ sở để đầu tư phát triển đô thị, tạo điều kiện cho thị trấn nâng cấp lên đô thị loại IV trong giai đoạn đến năm 2030; làm cơ sở để triển khai các quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư và thực hiện đầu tư theo quy hoạch.

Dự báo dân số thị trấn Tân Thành đến năm 2030 khoảng 36.000 - 45.000 người; đến năm 2040 khoảng 65.000 - 75.000 người.

Giai đoạn từ nay đến năm 2030, xây dựng đô thị Tân Thành hướng đến tiêu chí đô thị loại IV; giai đoạn năm 2030-2040, nâng cao các tiêu chí của đô thị Bắc Tân Uyên đạt đô thị loại IV, thành lập thị xã Bắc Tân Uyên.

UBND huyện Bắc Tân Uyên có trách nhiệm lập Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung đô thị Tân Thành đến năm 2040 theo đúng nội dung nhiệm vụ được phê duyệt, đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040 và quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định số 3913/QĐ-UBND

1/17/2025 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Quy hoạch chung đô thị Tân Thành đến năm 204053-nhiem-vu-dieu-chinh-quy-hoach-chung-do-thi-tan-thanh-huyen-bac-tan-uyen-den-nam-204Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương (lần 8)NewĐiều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương (lần 8)

TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 40/NQ-HĐND về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương (lần 8).

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) thông qua ngày 24/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua; thay thế Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 09/12/2024 của HĐND tỉnh về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương (lần 6) và Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 26/02/2025 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 09/12/2024 của HĐND tỉnh về "Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương (lần 6)".

Theo đó, điều chỉnh nguồn vốn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương (lần 8) là 79.188 tỷ 373 triệu đồng.

Trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản vốn tập trung trong nước 22.481 tỷ 593 triệu đồng; đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất 19.901 tỷ 840 triệu đồng; đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết 9.000 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương 2.416 tỷ 300 triệu đồng; nguồn cải cách tiền lương chi đầu tư xây dựng cơ bản 12.500 tỷ đồng; vốn đầu tư từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất 3.966.964.000.000 đồng.

Tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm 8.921 tỷ 676 triệu đồng.

Cụ thể, nguồn thu sử dụng đất 5.425 tỷ 213 triệu đồng; nguồn xổ số kiến thiết 1.726 tỷ 263 triệu đồng; nguồn khác 1.770 tỷ 200 triệu đồng.

Số vốn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương đã giao, không giải ngân và bị hủy dự toán theo quy định trong giai đoạn 2021 - 2024 là 6.632 tỷ 622 triệu đồng. Số vốn còn lại 72.555 tỷ 751 triệu đồng, phân bổ cho 485 dự án, nhiệm vụ chi của các huyện, thành phố và các chủ đầu tư.

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 40/NQ-HĐND​

5/9/2025 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương852-dieu-chinh-ke-hoach-dau-tu-cong-trung-han-giai-doan-2021-2025-von-ngan-sach-dia-phuong-lan-8Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Sửa đổi thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025NewSửa đổi thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 39/NQ-HĐND về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 09/12/2024 của HĐND tỉnh về dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; thu, chi và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) thông qua ngày 24/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, sửa đổi thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 78.286 tỷ 829 triệu đồng. Trong đó, sửa đổi thu từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất 3.966 tỷ 964 triệu đồng.

Sửa đổi, bổ sung tổng thu ngân sách địa phương 52.780 tỷ 62 triệu đồng.

Trong đó, sửa đổi, bổ sung thu cân đối ngân sách địa phương 31.435 tỷ 471 triệu đồng. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang 4.723 tỷ 129 triệu đồng; bổ sung thu kết dư 105 tỷ đồng; sửa đổi thu từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất 3.966 tỷ 964 triệu đồng.

Sửa đổi, bổ sung tổng chi ngân sách địa phương 52.780 tỷ 62 triệu đồng. Trong đó, sửa đổi chi cân đối ngân sách địa phương 31.435 tỷ 471 triệu đồng. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung chi đầu tư phát triển 14.295 tỷ 346 triệu đồng; sửa đổi, bổ sung chi thường xuyên 13.582 tỷ 200 triệu đồng.

Bổ sung chi hỗ trợ nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn kinh phí tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh năm 2024 cho tỉnh Bạc Liêu 28 tỷ 703 triệu đồng.

Sửa đổi chi xây dựng cơ bản từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất 3.966 tỷ 964 triệu đồng.

Giao UBND tỉnh phân bổ, giao dự toán chi tiết kinh phí chi thực hiện cải cách tiền lương và chế độ tiền thưởng, các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và các chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người làm việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp tỉnh. Định kỳ, UBND tỉnh báo cáo Thường trực HĐND tỉnh và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Nghị quyết số 39/NQ-HĐND​​

5/9/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, thu ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách địa phương, năm 2025568-sua-doi-thu-ngan-sach-nha-nuoc-tren-dia-ban-va-phan-bo-ngan-sach-dia-phuong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Phê duyệt khu vực phát triển đô thị dọc đường Vành đai 4 - Khu số 1, TP. Bến Cát Phê duyệt khu vực phát triển đô thị dọc đường Vành đai 4 - Khu số 1, TP. Bến Cát

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1959/QĐ-UBND về việc phê duyệt khu vực phát triển đô thị dọc đường Vành đai 4 - Khu số 1, TP. Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

​Theo đó, khu vực phát triển đô thị dọc đường Vành đai 4 - Khu số 1 có diện tích khoảng 2.702 hecta bao gồm một phần của phường An Tây, phường An Điền và xã Phú An. Có ranh giới phía Bắc giáp xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng; phía Nam và phía Tây giáp sông Sài Gòn, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh; phía Đông giáp đường ĐH609, ĐT744, ĐT748 và sông Thị Tính, phường Thới Hòa, TP. Bến Cát. 

Tính chất, chức năng chính của khu vực: Là khu đô thị Cảng - Logistic - Dịch vụ; đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh, cửa ngõ kết nối với TP.​Hồ Chí Minh qua tuyến giao thông Vành đai 4. 

Thời hạn thực hiện dự kiến đến năm 2040. 

Sơ bộ khái toán tổng vốn đầu tư khu vực phát triển đô thị dọc đường Vành đai 4 - Khu số 1, TP. Bến Cát, tỉnh Bình Dương của 03 nhóm dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật khung, dự án hạ tầng xã hội khung, dự án phát triển đô thị: Dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật khung, một phần dự án Đường Vành đai 4 trong Khu số 1 được xác định trong tổng vốn đầu tư của dự án đường Vành đai 4, các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật khung trong ranh giới dự án phát triển đô thị được xác định trong tổng vốn đầu tư của các dự án phát triển đô thị; dự án hạ tầng xã hội khung dự kiến khoảng 3.406.000 triệu đồng; dự án phát triển đô thị dự kiến khoảng 130.327.700 triệu đồng.

Nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị đề xuất từ các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, xã hội hóa, trái phiếu.

Giao UBND TP. Bến Cát thực hiện chức năng của Ban quản lý khu vực phát triển đô thị. 

​Quyết định số 1959/QĐ-UBND​​

7/6/2024 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhê duyệt, khu vực, phát triển, đô thị, Vành đai 4, Khu số 1, TP. Bến Cát 88-phe-duyet-khu-vuc-phat-trien-do-thi-doc-duong-vanh-dai-4-khu-so-1-tp-ben-catThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2013Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2013
   
TTĐT - Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng trong năm 2013 trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo triển khai, thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
     
Theo đó, toàn tỉnh tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ, tiếp tục thực hiện Công điện số 300/CĐ-TTg ngày 06/3/2012 về việc ‘‘Phòng cháy, chữa cháy rừng’' của Thủ tướng Chính phủ.
 
Phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn công tác PCCCR trên địa bàn, Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ ngành Trung ương về công tác PCCCR... trên phương tiện thông tin đại chúng.
     
Tập trung chú trọng PCCCR vào thời điểm nắng nóng, hanh khô, mùa đốt nương làm rẫy. Đặc biệt tại các khu vực rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng trồng, vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cấp cao...
 

Công nhân Nông trường cao su Dầu Tiếng quét lá phòng cháy rừng (Ảnh: Hoàng Mừng)
 
 
Đồng thời, thông tin về kết quả thực hiện PCCCR của các ngành, các cấp, các đơn vị, địa phương, gương người tt, việc tt và những vn đ tn tại trong công tác PCCCR, nhm nâng cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ ca mỗi công dân trong việc chủ động PCCCR 
 
Hướng dn việc củng cố, xây dựng lực lượng PCCC sở, dân phòng, t chức hun luyện nghiệp vụ PCCCR tại ch.
 
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị về việc PCCCR của Thủ tướng Chính phủ. Tiến hành kiểm tra công tác PCCCR, điều tra các vụ cháy và kiên quyết xử lý những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về PCCCR.
    
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên, Phú Giáo, các doanh nghiệp và lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ trên.
     
Hoài Hương
7/10/2013 9:20 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết964-Tang-cuong-cong-tac-phong-chay-chua-chay-rung-nam-2013Thông tin chỉ đạo, điều hành
Tổ chức đội hình thanh niên tình nguyện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyếnTổ chức đội hình thanh niên tình nguyện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Đội hình Thanh niên tình nguyện hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) và dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) nă​m 2023.

Chương trình nhằm tạo môi trường cho tuổi trẻ Bình Dương phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì một nền hành chính năng động, hiện đại, thân thiện.

Theo đó, Tỉnh Đoàn phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương định kỳ tổ chức thông báo xét chọn và phỏng vấn các đối tượng có nhu cầu tham gia chương trình; thường xuyên kiện toàn đảm bảo số lượng tình nguyện viên (TNV) tham gia Đội hình phù hợp với tình hình thực tế. Căn cứ trên kết quả tuyển chọn để thành lập, kiện toàn đội hình TNV hỗ trợ thực hiện DVCTT tại cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và lưu động trên địa bàn tỉnh.

Đối tượng tuyển chọn là sinh viên, đoàn viên, hội viên các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh; đoàn viên, thanh niên sinh hoạt tại khối các cơ quan, khối doanh nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức trẻ tại các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng các đội hình TNV gồm: Đội hình TNV hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC và DVCTT tại Bộ phận Một cửa các cấp; đội hình TNV hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT lưu động trực tiếp tại nhà, tại các ấp, khu phố, tại các công ty, doanh nghiệp, nơi học tập/làm việc… Đây là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài đưa DVCTT từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn.

Nhiệm vụ của các đội hình TNV gồm: Hướng dẫn các cá nhân, tổ chức thực hiện TTHC; hướng dẫn tạo tài khoản trực tuyến trên ứng dụng định danh điện tử VNeID, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh và Cổng Dịch vụ công quốc gia; hỗ trợ scan hồ sơ TTHC, thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt...; phối hợp với công chức, viên chức các sở, ban, ngành, địa phương trong hướng dẫn cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tuyến đối với một số TTHC thường phát sinh hồ sơ (thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp, thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động, thủ tục chuyển trường, cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ, thủ tục liên quan về doanh nghiệp,…); hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng các trang thiết bị công nghệ thông tin tại Bộ phận Một cửa các cấp, hướng dẫn lấy số thứ tự, vị trí quầy làm việc…

Tỉnh Đoàn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho TNV trúng tuyển tham gia đội hình tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. TNV phối hợp thực hiện tuyên truyền, khuyến khích người dân, doanh nghiệp biết và thực hiện DVCTT.

Chế độ hỗ trợ cho TNV thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 19/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 về quy định về số lượng, mức hỗ trợ TNV hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC và DVCTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các quy định, hướng dẫn khác có liên quan.

Kế hoạch 

7/12/2023 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, đội hình, thanh niên, tình nguyện, hỗ trợ, người dân, doanh nghiệp, thực hiện, dịch vụ công, trực tuyến266-to-chuc-doi-hinh-thanh-nien-tinh-nguyen-ho-tro-nguoi-dan-doanh-nghiep-thuc-hien-dich-vu-cong-truc-tuyeThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí trong thời gian Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngTreo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí trong thời gian Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTĐT - ​Căn cứ Công văn số 1983-CV/TU ngày 21/7/2024 của Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong thời gian diễn ra Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Để tỏ lòng tiếc thương, kính trọng và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang. Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang trong 2 ngày: 25/7/2024 và 26/7/2024.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, công sở, nơi công cộng trên địa bàn tỉnh treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng và đảm bảo an ninh trật tự từ nay đến khi hết Quốc tang (ngày 25/7/2024 và 26/7/2024).

Đồng thời, thăm hỏi, tặng quà cho người có công nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ với hình thức phù hợp, thời gian thăm hỏi, tặng quà trước hoặc sau Lễ Quốc tang; không tổ chức các hoạt động, chương trình họp mặt.

Văn bản ​

7/23/2024 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Treo, cờ rủ, tổ chức, hoạt động, vui chơi, giải trí, thời gian, Quốc tang, Tổng Bí thư, Nguyễn Phú Trọng659-treo-co-ru-khong-to-chuc-cac-hoat-dong-vui-choi-giai-tri-trong-thoi-gian-quoc-tang-tong-bi-thu-nguyen-phu-tronThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
276.00
121,000
0.00
121000
0
Đấu nối các tuyến địa phương vào quốc lộ trên địa bàn tình Bình Dương đến năm 2020Đấu nối các tuyến địa phương vào quốc lộ trên địa bàn tình Bình Dương đến năm 2020
  TTĐT - Ngày 20/5/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 1239/QĐ-UBND phê duyệt “Quy hoạch các điểm đấu nối các tuyến địa phương vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020". 
  
Mục tiêu quy hoạch đấu nối đường giao thông cộng cộng vào các tuyến quốc lộ nhằm tổ chức lại các điểm đấu nối theo đúng quy định hiện hành, tách dòng giao thông liên tỉnh với dòng giao thông địa phương trên quốc lộ, tăng tốc độ lưu thông và đảm bảo an toàn, hạn chế tai nạn giao thông.
  
Đồng thời, bổ sung hệ thống tín hiệu giao thông tại các nút giao đồng mức như: biển báo, biển chỉ dẫn, vạch sơn, hệ thống đèn tín hiệu,... nhằm hạn chế tối đa các xung đột giữa dòng giao thông trên các tuyến quốc lộ với dòng giao thông địa phương. Xây dựng hệ thống đường gom dọc các tuyến quốc lộ nhằm tách dòng giao thông liên tỉnh với dòng giao thông địa phương và đảm bảo an toàn giao thông.
  
Thực hiện điểm đấu nối từ các tuyến đường giao thông công cộng, từ các cửa hàng xăng dầu, từ đường gom, những đoạn đi qua khu vực có ít dân cư hoặc không có dân cư, đường gom nằm ngoài hành lang an toàn giao thông đường bộ các quốc lộ.
 
Kinh phí xây dựng hệ thống đường gom và điểm đấu nối ước tính khoảng 1.402,4 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn: giai đoạn I (2013 - 2015) với tổng kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống đường gom, điểm đấu nối là 565,6 tỷ đồng; giai đoạn II (2016 - 2020) với tổng kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống đường gom, điểm đấu nối là 836,8 tỷ đồng.
 
Kinh phí giải phóng mặt bằng trên cơ sở ước tính khối lượng kinh phí đền bù và giải phóng mặt bằng đối với các khu vực có tuyến đường gom đi qua với tổng kinh phí 2.504.636 triệu đồng.
   
 
Nội dung quy hoạch các điểm đấu nối đường giao thông công cộng địa phương vào quốc lộ
 
1.            Nguyên tắc quy hoạch vị trí đấu nối: Vị trí các điểm đấu nối được thực hiện trên nguyên tắc giữ nguyên các điểm được lựa chọn làm điểm đấu nối vào quốc lộ. Các điểm đấu nối này là điểm giao cắt của đường giao thông công cộng địa phương với quốc lộ, cụ thể: quốc lộ với quốc lộ; đường tỉnh hiện trạng và quy hoạch với quốc lộ; đường chuyên dùng hiện trạng và quy hoạch với quốc lộ; các tuyến đường huyện, đường xã, đường gom đấu nối.
 
2.            Lựa chọn đường đấu nối: ngoài các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, việc lựa chọn các điểm đấu nối theo thứ tự ưu tiên sau:
-    Ư’u tiên 1: đường ra vào Khu công nghiệp, đường huyện;
-    Ưu tiên 2: đường xã, đường vào khu dân cư nông thôn.
 
3.            Cấp đường đấu nối vào quốc lộ
-      Các tuyến đường tỉnh hiện trạng và quy hoạch được phép đấu nối vào quốc lộ theo cấp quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
 
-      Ngoài các tuyến đường tỉnh, các tuyến đường khác như đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ có cấp kỹ thuật thấp hơn cấp kỹ thuật quy hoạch của quốc lộ đó một cấp để đáp ứng cấp đấu nối, bao gồm: đường huyện, liên xã, trục xã hiện có và quy hoạch với quốc lộ; đường vào các khu công nghiệp, bến xe, khu dân cư nông thôn hiện có và quy hoạch.
 
4.            Đối với những điểm đấu nối ở hai đầu cầu: phải nằm ngoài hành lang bảo vệ của cầu..
5.            Quy hoạch các điểm đấu nối đường giao thông cộng cộng vào quốc lộ
a.   Quốc lộ 13: quy hoạch đến năm 2020, các điểm đấu nối đường giao thông cộng cộng vào quốc lộ 13 được thực hiện như sau: quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn thị xã Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một thực hiện theo các quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đoạn quốc lộ 13 còn lại được quy hoạch hệ thống đường gom, được đấu nối vào các điểm thích hợp; với tống số 26 điểm đấu nổi, bao gồm: đường vành đai có 2 điểm, đường tỉnh 6 điểm, đường huyện 4 điểm, đường xã 8 điểm, đường chuyên dùng 6 điểm.
 
b.   Quốc lộ 1K: quy hoạch đến năm 2020, các điểm đấu nối đường giao thông cộng cộng vào quốc lộ 1K thực hiện theo quy hoạch chung xây dựng đô thị Dĩ An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt với tổng số 5 điểm đấu nối, trong đó: đường tỉnh 01 điểm, đường huyện 03 điểm, đường xã 01 điểm.
 
6.            Quy hoạch đấu nối cửa hàng xăng dầu dọc các tuyến quốc lộ
-    Quốc lộ 13: Đối với các cửa hàng xăng dầu nằm trong khu vực nội thị không đề cập phương án quy hoạch đấu nối, quy hoạch các cửa hàng xăng dầu này sẽ nằm trong quy hoạch chung đô thị; đối với các cửa hàng xăng dầu nằm ngoài khu vực đô thị, quy hoạch đấu nối đến năm 2020 sẽ đẩy lùi tất cả ra ngoài hành lang an toàn đường bộ và tiến hành đấu nối tại vị trí mới;
-      Quốc lộ 1K: quy hoạch đến năm 2020, số lượng các điểm đấu nối cửa hàng xăng dầu vào quốc lộ 1K có 06 điểm, sau khi quy hoạch có 01 điểm đấu nối cửa hàng xăng dầu vào quốc lộ và 05 điểm đấu nối cửa hàng xăng dầu vào đường gom.
 
7.            Quy hoạch hệ thống đường gom dọc quốc lộ
a.                  Quốc lộ 13: đoạn qua thị xã Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một và huyện Bến Cát, thị xã Thuận An thực hiện theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; riêng đoạn từ ranh giới thị trấn Mỹ Phước đến cầu Tham Rớt: đường gom nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ của quốc lộ 13.
b.                 Quốc lộ 1K: Đoạn qua thị xã Dĩ An thực hiện theo Quy hoạch chung xây dựng đô thị Dĩ An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt.
 
  
Hoài Hương
5/27/2013 3:19 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1602-Dau-noi-cac-tuyen-dia-phuong-vao-quoc-lo-tren-dia-ban-tinh-Binh-Duong-den-nam-2020Thông tin chỉ đạo, điều hành
Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Long Hòa, huyện Dầu Tiếng đến năm 2040Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Long Hòa, huyện Dầu Tiếng đến năm 2040

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2294/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Long Hòa, huyện Dầu Tiếng đến năm 2040.

Theo đó, đô thị mới Long Hòa được xác định bao gồm toàn bộ ranh giới xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương có quy mô diện tích lập quy hoạch 6.326,53 hecta.

Ranh giới tứ cận được xác định như sau: Phía Bắc giáp xã Minh Tân, Minh Thạnh thuộc huyện Dầu Tiếng; phía Nam giáp xã Long Tân thuộc huyện Dầu Tiếng; phía Đông giáp xã Cây Trường II thuộc huyện Bàu Bàng; phía Tây giáp xã Định An, Định Hiệp, An Lập thuộc huyện Dầu Tiếng.

Toàn bộ xã Long Hòa, ranh giới theo ranh hành chính xã Long Hòa gồm có 7 ấp Long Nguyên, Long Thọ, Long Điền, Tiên Phong, Thị Tính, Tân Hòa, Đồng Bà Ba.

Huyện Dầu Tiếng và các khu vực lân cận (huyện Bàu Bàng, thị xã Chơn Thành - tỉnh Bình Phước).

Long Hòa là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, thương mại, dịch vụ, du lịch và đầu mối giao thông phía Đông của huyện Dầu Tiếng, thuận lợi kết nối với các tuyến giao thông cấp Quốc gia, cấp tỉnh, các đô thị và khu công nghiệp lớn, định hướng là đô thị công nghiệp, dịch vụ kết hợp sản xuất nông nghiệp đô thị được đầu tư xây dựng đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

Triển khai định hướng của quy hoạch vùng huyện Dầu Tiếng và các quy hoạch khác của các ngành liên quan tới huyện Dầu Tiếng đến năm 2040; xác định các định hướng phát triển cho đô thị Long Hòa trên cơ sở khai thác tối đa các lợi thế hiện có, các tiềm năng phát triển trong tương lai sao cho phù hợp với tổng thể phát triển của toàn huyện Dầu Tiếng, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy tiến trình đô thị hoá, phát triển kinh tế theo hướng xanh, bền vững và nâng cao chất lượng sống của người dân; xây dựng các định hướng phù hợp làm cơ sở để đầu tư phát triển đô thị, tạo điều kiện cho Long Hòa được công nhận là đô thị loại V vào năm 2025; làm cơ sở để triển khai các quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư và thực hiện đầu tư theo quy hoạch.

Dự báo quy mô dân số: Đến năm 2030, dân số đô thị Long Hòa khoảng 17.000 - 24.000 người; đến năm 2040, dân số đô thị Long Hòa khoảng 26.000 - 30.000 người.

Các giai đoạn nâng cấp đô thị: Đến năm 2025, hoàn thiện các tiêu chí để công nhận đô thị Long Hòa đạt đô thị loại V; giai đoạn 2026-2030, xây dựng đề án và thành lập thị trấn Long Hòa; giai đoạn 2031-2040, xây dựng và nâng cao các tiêu chí phát triển bền vững và hướng đến đô thị hiện đại, văn minh, sạch đẹp, thân thiện với môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

UBND huyện Dầu Tiếng có trách nhiệm lập Đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Long Hòa đến năm 2040 theo quy định.

Quyết định số 2294/QĐ-UBND

8/6/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtQuy hoạch, chung, đô thị mới, Long Hòa, huyện Dầu Tiếng, năm 2040684-nhiem-vu-quy-hoach-chung-do-thi-moi-long-hoa-huyen-dau-tieng-den-nam-204Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
571.00
121,000
0.00
121000
0
Danh mục ao, hồ, đầm, phá không được san lấpDanh mục ao, hồ, đầm, phá không được san lấp

TTĐT - ​​UBND tỉnh phê duyệt danh mục ao, hồ, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, 25 ao, hồ, đầm, phá trên địa bàn tỉnh không được san lấp.

STTTên công trìnhĐịa điểmDung tích (m3)Diện tích (m2)Chức năng của công trình
​​​​I.​ Thành phố Thủ Dầu Một ​ ​ ​ ​
1 Hồ cảnh quan Công viên thành phố mới  Phường Hòa Phú          788.063,0         157.612,6  Tạo cảnh quan và tiếp nhận, điều tiết nước mưa trong khu vực
2 Hồ Tân Vĩnh Hiệp  Phường Phú Tân, phường Tân Vĩnh Hiệp          250.000,0         125.350,0  Tiếp nhận nguồn nước mưa, nước thải đã qua xử lý của khu liên hợp - Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương, giải quyết tiêu thoát nước cho khu vực đô thị
3 Hồ công viên Thủ Dầu Một  Phường Hiệp Thành            26.475,0             8.825,0  Tiếp nhận nước mưa, tạo cảnh quan cho công viên
4 Hồ công viên khu dân cư Hiệp Thành 3  Phường Hiệp Thành            16.731,0             8.365,7  Tiếp nhận nước mưa, tạo cảnh quan cho khu dân cư Hiệp Thành 3
​​​​II​.  Thành phố Dĩ An ​ ​ ​ ​
1 Hồ nước mỏ đá Bình An  Phường Bình An    13.000.000,0         338.600,0  Tiếp nhận nước mưa và tạo cảnh quan cho khu vực
2 Hồ nước mỏ đá Tân Đông Hiệp  Phường Tân Đông Hiệp    68.000.000,0         447.000,0  Tiếp nhận nước mưa và tạo cảnh quan cho khu vực
3 Hồ nước mỏ đá Núi Đá Nhỏ  Phường Bình An    25.000.000,0         273.400,0  Tiếp nhận nước mưa và tạo cảnh quan cho khu vực
​​​​III.  Thành phố Thuận An: Không có ao, hồ, đầm không được san lấp ​ ​ ​ ​
​​​​IV.  Thành phố Tân Uyên ​ ​ ​ ​
1 Ao cá (đất công ích)  Thửa đất 334, tờ bản đồ số 6, khu phố 3, phường Hội Nghĩa          265.000,0             9.700,7  Cho thuê nuôi trồng thủy sản, thu chứa nước mưa chảy tràn khu vực xung quanh
​​​​V.  Thị xã Bến Cát ​ ​ ​ ​
1 Đập 26/3  Khu phố 3, phường Mỹ Phước          434.416,0         108.604,0  Công trình thủy lợi
​​​​VI.  Huyện Phú Giáo ​ ​ ​ ​
1 Nhà máy nước Phước Vĩnh (hồ)  Khu phố 1, thị trấn Phước Vĩnh              5.695,0             3.350,0  Cung cấp nước sạch
2 Đất UBND xã quản lý (ao)  Ấp 1B, xã Phước Hòa            25.358,0           12.679,7  Trữ nước
3 Đất UBND xã quản lý (ao)  Ấp 1B, xã Phước Hòa              3.976,0             1.988,4  Trữ nước
4 Đất UBND huyện quản lý (hồ)  Ấp Suối Con, xã Phước Hòa          200.000,0           80.000,0  Nuôi cá
5Hồ chứa Suối Lùngxã Phước Hòa         250.000,0         108.600,0  
​​​​VII.  Huyện Dầu Tiếng ​ ​ ​ ​
1 Hồ Cần Nôm  Xã Thanh An      7.987.000,0         230.000,0  Điều tiết, cung cấp nước tưới
2 Đập, hồ Thị Tính  Các xã: Long Hòa, An Lập, Định Hiệp, Long Tân          674.000,0         571.100,0  Điều tiết, Cung cấp nước tưới (hiện công trình hư hỏng còn khả năng phục vụ sản xuất)
​​​​VIII.  Huyện Bàu Bàng ​ ​ ​ ​
1 Hồ Từ Vân 1  xã Lai Hưng          309.000,0         290.000,0  Tiêu thoát nước
2 Hồ Từ Vân 2  xã Lai Hưng          241.000,0         102.000,0  Tiêu thoát nước
​​​​​IX.  Huyện Bắc Tân Uyên ​ ​ ​ ​
1 Hồ Dốc Nhàn  Xã Lạc An          760.000,0         270.000,0  Tích nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp
2 Hồ Đá Bàn  Thị trấn Tân Thành, xã Đất Cuốc      6.200.000,0      1.360.000,0  Tích nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp
3 Đập dâng Suối Sâu  Xã Tân Mỹ  -  -  Ngăn nước, chia nước kênh chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp
4 Đập Tràng  Thị trấn Tân Bình          145.250,0           58.100,0  Phục vụ nông nghiệp và giữ mạch nước ngầm
5 Đập Cua Đinh  Thị trấn Tân Bình            86.400,0           36.000,0  Phục vụ nông nghiệp và giữ mạch nước ngầm
6 Đập Bến Xe  Thị trấn Tân Bình            18.000,0           12.000,0  Phục vụ nông nghiệp và giữ mạch nước ngầm
7 Hồ Cua Pari  Thị trấn Tân Bình      1.190.000,0         170.000,0  Phục vụ nông nghiệp và giữ mạch nước ngầm ​​
​Quyết định 
1/31/2024 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtDanh mục, ao, hồ, đầm, phá, san lấp501-danh-muc-ao-ho-dam-pha-khong-duoc-san-laThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
660.00
121,000
0.00
121000
0
Từng bước vững chắc nới lỏng giãn cách xã hội và bảo vệ những "vùng xanh"Từng bước vững chắc nới lỏng giãn cách xã hội và bảo vệ những "vùng xanh"

​TTĐT - UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cấp huyện, cấp xã căn cứ nội dung tại Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 14/9/2021 của Tỉnh ủy để tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại từng đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.​

​Theo đó, tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quán triệt tinh thần "chống dịch như chống giặc", bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết; lấy xã, phường, thị trấn là "pháo đài", người dân là "chiến sỹ", là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch và phải đảm bảo các yêu cầu y tế, lương thực, thực phẩm, dịch vụ thiết yếu và trật tự an toàn xã hội cho nhân dân ngay tại xã, phường, thị trấn.

Song song đó, từng bước vững chắc nới lỏng giãn cách xã hội và bảo vệ những "vùng xanh"; khoá chặt "vùng đỏ", "điểm đỏ", xét nghiệm thần tốc để bóc tách F0 cách ly, điều trị tập trung và tại nhà đối với những trường hợp đủ điều kiện. Đồng thời, tiếp tục tổ chức tiêm vắc-xin toàn dân ngay khi được phân bổ theo phương châm "vắc-xin tốt nhất là vắc-xin được tiêm sớm nhất", ưu tiên mỗi người một mũi.

Tiếp tục tuyên truyền để nâng cao nhận thức và sự chấp hành của người dân trong việc thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, các quy định của địa phương về điều kiện được đi lại, hạn chế đi lại và hướng dẫn, khuyến khích người dân tự xét nghiệm. 

Đối với cấp xã, chậm nhất đến ngày 30/9/2021, đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 Trạm Y tế lưu động; đồng thời sắp xếp, bố trí mở rộng thêm giường bệnh tại Trạm Y tế hiện hữu; tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Covid cộng đồng, để vừa làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, vừa phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở.

Trong các khu, cụm công nghiệp, chậm nhất đến ngày 30/9/2021, Ban Quản lý các khu công nghiệp và các huyện, thị xã, thành phố phải có Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống dịch. Phấn đấu đến ngày 31/10/2021, các khu, cụm công nhiệp trên địa bàn tỉnh đều có các Trạm y tế lưu động. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp phải tự tổ chức xét nghiệm thường xuyên và định kỳ cho người lao động, khuyến khích các doanh nghiệp bố trí cơ sở để cách ly, điều trị cho công nhân là F0 thể nhẹ theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế.

Đối với cấp huyện, khẩn trương có kế hoạch tổ chức lại các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 ở tầng 1 và tầng 2; từng bước thu gọn, hoàn trả lại các cơ sở trường học, nhà xưởng dùng làm khu cách ly, điều trị.

Đối với cấp tỉnh, tiếp tục nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân Covid-19 ở tầng 3 tại Khu điều trị của Bệnh viện đa khoa tỉnh (cơ sở Phú Chánh) và Bệnh viện Quốc tế Becamex, hạn chế tối đa tình trạng tử vong.

Về  nguồn nhân lực, cần tổ chức lại lực lượng ngành Y tế; tiếp tục kêu gọi, vận động các y, bác sĩ, điều dưỡng về hưu, còn sức khoẻ trở lại làm việc; tuyển chọn các F0 đủ điều kiện để tập huấn, bố trí làm việc trong các bệnh viện; khẩn trương mở các lớp tập huấn cho lực lượng của tỉnh để dần thay thế các lực lượng đang chi viện, hỗ trợ điều trị ở cả 3 tầng, chú trọng đào tạo rút gọn cho lực lượng điều dưỡng từ nguồn F0 đã khỏi bệnh tình nguyện tham gia.

Về tài chính, cần tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách và tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ; không để thiếu trang thiết bị y tế, thuốc, oxy... điều trị người bệnh; nghiên cứu, xây dựng các chính sách phục vụ cho công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới.

Văn bản​ ​

​ 

9/21/2021 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTừng bước, vững chắc, nới lỏng, giãn cách, xã hội, bảo vệ, vùng xanh347-tung-buoc-vung-chac-noi-long-gian-cach-xa-hoi-va-bao-ve-nhung-vung-xanhThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
782.00
121,000
0.00
121000
0
1 - 30Next