Tin chỉ đạo điều hành
 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư ngày 3/2 quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh.
 
 
Nhằm khen thưởng những gương điển hình thanh thiếu niên tiên tiến, tiêu biểu có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sáng tạo văn hóa - thể thao, Hội đồng quản lý Quỹ Tài năng trẻ tỉnh Bình Dương tổ chức xét và trao “Giải thưởng Tài năng trẻ Bình Dương năm 2009”.
 
 
Nhằm khen thưởng những gương điển hình thanh thiếu niên tiên tiến, tiêu biểu có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sáng tạo văn hóa - thể thao, Hội đồng quản lý Quỹ Tài năng trẻ tỉnh Bình Dương tổ chức xét và trao “Giải thưởng Tài năng trẻ Bình Dương năm 2009”.
 
 

(Chinhphu.vn) - Nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn thực hiện việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số hàng hóa, dịch vụ và gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2009 đối với doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề.

 
 
(Chinhphu.vn) - Nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn thực hiện việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số hàng hóa, dịch vụ và gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2009 đối với doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề.
 
 

Cùng với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại Bình Dương, ở lĩnh vực sản xuất ngành hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, nhiều đơn vị sản xuất sơn mài đã tổ chức ra quân sản xuất đầu năm trong không khí thi đua sôi nổi, nhằm hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu trong năm mới.

 
 
Cùng với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại Bình Dương, ở lĩnh vực sản xuất ngành hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, nhiều đơn vị sản xuất sơn mài đã tổ chức ra quân sản xuất đầu năm trong không khí thi đua sôi nổi, nhằm hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu trong năm mới.
 
Ra mắt xăng dầu (03/02/2009 08:57:19)
 
(LĐ) - Mẻ sản phẩm xăng dầu đầu tiên "made in Vietnam" sẽ chính thức "ra lò" trước ngày 25.2 tới. Ông Đinh Văn Ngọc - Phó TGĐ phụ trách Cty TNHH lọc - hoá dầu Bình Sơn - đơn vị vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất - đã có cuộc trao đổi với PV Lao Động.
 
Ra mắt xăng dầu (03/02/2009 08:57:19)
 
(LĐ) - Mẻ sản phẩm xăng dầu đầu tiên "made in Vietnam" sẽ chính thức "ra lò" trước ngày 25.2 tới. Ông Đinh Văn Ngọc - Phó TGĐ phụ trách Cty TNHH lọc - hoá dầu Bình Sơn - đơn vị vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất - đã có cuộc trao đổi với PV Lao Động.
 
 
Nhân dịp đầu năm Kỷ Sửu, Vietstock – tổ chức cung cấp thông tin tài chính, chứng khoán độc lập ra đời lâu nhất tại Việt Nam – đã có những phân tích tổng hợp về toàn cảnh thị trường chứng khoán cũng như dự báo nên đầu tư vào cổ phiếu những ngành kinh tế quan trọng.
 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi sốRà soát, đánh giá thủ tục hành chính cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1109/KH-UBND về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (TTHC) theo chuyên đề "Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" năm 2025.

Kế hoạch nhằm rà soát, đánh giá các TTHC liên quan hoạt động kinh doanh, đất đai, quản lý và triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, quy định có liên quan để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền (Trung ương, địa phương) xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định về TTHC không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, không đáp ứng được các nguyên tắc quy định TTHC tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

TTHC được rà soát, đánh giá: 

STTLĩnh vựcCơ quan chủ trì rà soát, đánh giáCơ quan phối hợp
​​I. Thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh ​ ​ ​
​​A. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp tỉnh ​ ​ ​
  1.  
Thành lập và hoạt động của doanh nghiệpSở Tài chínhSở, ngành có liên quan
  1.  
Lĩnh vực thành lập và sắp xếp lại doanh nghiệp đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
  1.  
Lĩnh vực thành lập và hoạt động doanh nghiệp xã hội
  1.  
Lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
  1.  
Lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam
  1.  
Xúc tiến thương mạiSở Công ThươngSở, ngành có liên quan
  1.  
Lưu thông hàng hóa trong nước
  1.  
Kinh doanh khí
  1.  
Công nghiệp địa phương
  1.  
Công nghiệp nặng
  1.  
Thương mại quốc tế
  1.  
Quản lý cạnh tranh
  1.  
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
  1.  
An toàn thực phẩm
  1.  
Điện
  1.  
Vật liệu nổ công nghiệp
  1.  
Hóa chất
  1.  
Khoa học công nghệ
  1.  
Đường bộSở Xây dựngSở, ngành có liên quan
  1.  
Tài chính ngân hàng
  1.  
Đường thủy nội địa
  1.  
Hàng hải
  1.  
Du lịch
  1.  
Thuế
  1.  
Quy hoạch xây dựng kiến trúc
  1.  
Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
  1.  
Quản lý chất lượng công trình
  1.  
Hoạt động khoa học và công nghệSở Khoa học và Công nghệSở, ngành có liên quan
  1.  
Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân
  1.  
Sở hữu trí tuệ
  1.  
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
  1.  
Bưu chính
  1.  
Xuất bản
  1.  
Giáo dục nghề nghiệpSở Nội vụSở, ngành có liên quan
  1.  
Lao động
  1.  
Việc làm
  1.  
Bảo trợ xã hội
  1.  
Văn hóaSở Văn hóa, Thể thao và Du lịchSở, ngành có liên quan
  1.  
Quảng cáo
  1.  
Mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm
  1.  
Nhiếp ảnh
  1.  
Hoạt động mua bán quốc tế chuyên ngành văn hóa
  1.  
Di sản văn hóa
  1.  
Mua bán hàng hóa quốc tế
  1.  
Thể dục thể thao
  1.  
Du lịch
  1.  
Đăng ký và quản lý con dấuCông an tỉnh 
  1.  
Bảo hiểm xã hộiBảo hiểm Xã hội tỉnh Bình Dương 
  1.  
Thuế và chính sách thuếCục Thuế 
  1.  
Dược phẩmSở Y tếSở, ngành có liên quan
  1.  
Mỹ phẩm
  1.  
An toàn thực phẩm
  1.  
Khám chữa bệnh
  1.  
Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lýSở Nông nghiệp và Môi trườngSở, ngành có liên quan
  1.  
Môi trường
  1.  
Khí tượng, thủy văn
  1.  
Tài nguyên nước
  1.  
Địa chất và Khoáng sản
  1.  
Đăng ký biện pháp bảo đảm
  1.  
Luật sưSở Tư phápSở, ngành có liên quan
  1.  
Công chứng
  1.  
Thừa phát lại
  1.  
Đấu giá
  1.  
Trọng tài thương mại
  1.  
Hòa giải thương mại
  1.  
Giám định tư pháp
  1.  
Các cơ sở giáo dục khácSở Giáo dục và Đào tạoSở, ngành có liên quan
  1.  
Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
  1.  
Đào tạo với nước ngoài
​​B. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp huyện ​ ​ ​
  1.  
Công nghiệp địa phươngỦy ban nhân dân cấp huyện

Sở Công Thương

 

  1.  
Lưu thông hàng hóa trong nước
  1.  
Kinh doanh khí
  1.  
Cụm công nghiệp
  1.  
Văn hóaỦy ban nhân dân cấp huyệnSở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  1.  
Thư viện
  1.  
Giáo dục mầm nonỦy ban nhân dân cấp huyệnSở Giáo dục và Đào tạo
  1.  
Giáo dục tiểu học
  1.  
Các cơ sở giáo dục khác
​​II. Thủ tục hành chính liên quan ​đến đất đai ​ ​ ​
​​A. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp tỉnh ​ ​ ​
  1.  
Đất đaiSở Nông nghiệp và Môi trường 
​​B. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp huyện ​ ​ ​
  1.  
Đất đaiỦy ban nhân dân cấp huyệnSở Nông nghiệp và Môi trường
​C. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp xã ​​ ​ ​
  1.  
Đất đaiỦy ban nhân dân cấp xãSở Nông nghiệp và Môi trường
​III. Thủ tục hành chính liên quan đến quản lý và triển khai thực hi​ện nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc giaSở Khoa học và Công nghệSở, ngành có liên quan

Công an tỉnh, Cục Thuế, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng các nội dung được giao theo Kế hoạch.

Giao Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện rà soát các TTHC liên quan đến quản lý và triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tổ chức triển khai thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng các nội dung được giao theo Kế hoạch.

Kế hoạch số 1109/KH-UBND​

3/20/2025 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, thủ tục hành chính cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số813-ra-soat-danh-gia-thu-tuc-hanh-chinh-cai-thien-moi-truong-kinh-doanh-phat-trien-khoa-hoc-doi-moi-sang-tao-va-chuyen-doi-sThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và rubellaTriển khai tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và rubella
   TTĐT - Ngày 30-9, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành văn bản số 3355/UBND-VX về việc “Tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và rubella trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2014 - 2015”.
  
Theo đó, Sở Y tế ch trì, phi hợp với các sở, ban, ngành (Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố) xây dựng kế hoạch, t chức tuyên truyền, triển khai toàn diện tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và rubella; cung ứng đầy đủ vắc xin và vật tư tiêm chng, bảo đảm chất lượng cho tất cả các tuyến; hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, tổ chức việc tiêm phòng bảo đm an toàn chất lượng; hướng dn việc lập danh sách, qun lý đi tượng tiêm chng, tránh bỏ sót, bo đảm tất cả trẻ em từ 1 tuổi đến 14 tuổi được tiêm chủng (phấn đấu đat từ 95% trở lên); xây dựng và cung cấp đầy đủ nội dung tuyên truyền, thông tin kịp thời các hoạt động về tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và rubella.

Hoài Hương

10/2/2014 8:42 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2105-Trien-khai-tiem-vac-xin-phong-benh-soi-va-rubellaThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương: nâng cao nhận thức pháp luật cho thanh niênBình Dương: nâng cao nhận thức pháp luật cho thanh niên
TT - UBND tỉnh Bình Dương vừa phê duyệt đề án “Nâng cao nhận thức pháp luật cho thanh niên (TN)” với nguồn kinh phí hơn 4,4 tỉ đồng. Đề án sẽ do Tỉnh đoàn Bình Dương chủ trì triển khai, tập trung thực hiện từ nay đến 2012.
Theo đó, sẽ có 10 nhóm đội hình chuyên với hơn 500 tình nguyện viên được thành lập để xuống tận các chi đoàn, chi hội nhà trọ tuyên truyền pháp luật về môi trường, an toàn giao thông, Luật lao động… Tỉnh đoàn cũng phối hợp với văn phòng luật sư ở các địa phương hỗ trợ tư vấn pháp luật cho ĐVTN công nhân. Đối tượng chính của dự án là TN công nhân, TN nông thôn.
 
Anh Thoa
(Theo Tuổi Trẻ)
3/3/2009 9:47 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1484-Binh-Duong-nang-cao-nhan-thuc-phap-luat-cho-thanh-nienThông tin chỉ đạo, điều hành
Sản lượng điện tiết kiệm ước 06 tháng đầu năm 2013 tỉnh Bình Dương là 72.276.064 kWh, đạt 54,19% so với kế hoạchSản lượng điện tiết kiệm ước 06 tháng đầu năm 2013 tỉnh Bình Dương là 72.276.064 kWh, đạt 54,19% so với kế hoạch
   
TTĐT - 6 tháng đầu năm, Ban chỉ đạo tiết kiệm điện tỉnh đã chỉ đạo hướng dẫn các ngành liên quan tổ chức phát động thực hiện công tác an toàn điện, tiết kiệm điện đến từng hộ gia đình người dân, các sở ngành, tổ chức, đoàn thể trong toàn tỉnh.
  
An toàn điện, tiết kiệm điện được thực hiện bằng hoạt động  thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức: cổ động trực quan (bangrol, tờ rơi, poste), cẩm nang, tuyên truyền trên Đài phát thanh các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn. Tổ chức tuyên truyền phổ biến đến các tổ chức, cá nhân tham gia chiến dịch Giờ trái đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh. Chương trình “25 giây tắt máy xe”
 
 
 
Tuổi trẻ Bình Dương cùng hưởng ứng Giờ trái đất 2013 "Tôi và bạn cùng hành động"
  
Cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường dây và thay thế một số trạm biến áp cũ, kém chất lượng nhằm giảm tổn thất điện năng, tuyên truyền cho khách hàng sử dụng điện biết lợi ích của việc sử dụng hiệu quả đèn compact, đèn huỳnh quang tuýp gầy T5&T8.Tuyên truyền tiết kiệm điện lên trang Web của Sở Công Thương và Công ty Điện lực Bình Dương.
     
  
Kết quả sản lượng điện tiết kiệm ước 06 tháng đầu năm 2013 trong toàn tỉnh là 72.276.064 kWh, đạt 54,19% so với kế hoạch. Trong đó:
STT
Đối tượng sử dụng điện
Sản lượng điện tiết kiệm
Tỷ lệ tiêt kiệm so với thương phẩm
(kWh)
1
Cơ quan hành chánh sự nghiệp
2.834.043
 
2
Chiếu sáng công cộng
3.429.252
3
Sản xuất công nghiệp
17.516.001
4
Ánh sáng sinh hoạt + Kinh doanh dịch vụ
48.496.768
Tổng cộng
72.276.064
2,18%
 
Kết quả thực hiện tiết kiệm điện của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp phân theo Điện lực quản lý:
 
STT
Điện lực
Sản lượng 6 tháng đầu năm
Sản lượng tiết kiệm so cùng kỳ
(kWh)
So sánh với cùng kỳ năm 2012
(%)
2012
(kWh)
2013
(kWh)
1
Thủ Dầu Một
6.925.624
6.228.879
-696.745
-10,06%
2
Dĩ An
5.095.018
4.511.643
-583.375
-11,45%
3
Thuận An
6.299.953
5.520.086
-779.867
-12,38%
4
Bến Cát
2.347.554
2.092.502
-255.051
-10,86%
5
Dầu Tiếng
832.916
745.904
-87.011
-10,45%
6
Tân Uyên
1.453.938
1.290.607
-163.331
-11,23%
7
Phú Giáo
1.303.539
1.167.967
-135.572
-10,40%
8
Trung Tâm
986.932
853.842
-133.090
-13,49%
Cộng
25.245.474
22.411.431
-2.834.043
-11,23%
       
Hoài Hương
7/20/2013 9:15 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết846-San-luong-dien-tiet-kiem-uoc-06-thang-dau-nam-2013-tinh-Binh-Duong-la-72276064-kWh-dat-5419-so-voi-ke-hoachThông tin chỉ đạo, điều hành
Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/04/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025

Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai sắp xếp hệ thống các cơ quan báo in gắn với đổi mới mô hình tổ chức, quản lý theo hướng giảm số lượng cơ quan báo in, mỗi cơ quan có thể có nhiều ấn phẩm (trong đó có 01 ấn phẩm chính và có thể có một số ấn phẩm khác). Các cơ quan báo sau khi sắp xếp đều có cơ quan chủ quản trực tiếp là cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác chỉ đạo, quản lý. Các cơ quan báo chí được giao quyền tự chủ tài chính. Nhà nước tập trung đầu tư ngân sách cho một số cơ quan báo chủ lực, thực hiện cơ chế đặt hàng đối với một số báo và tạp chí phục vụ các nhiệm vụ chính trị được xác định. Đổi mới hình thức, nội dung các ấn phẩm đáp ứng yêu cầu thông tin chung và thông tin chuyên biệt của từng nhóm độc giả, vùng miền.

Hệ thống phát thanh, truyền hình đổi mới theo hướng tập trung sản xuất chương trình, bảo đảm thời lượng phát sóng chương trình sản xuất trong nước của kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu 70% tổng thời lượng phát sóng trong 01 ngày của từng kênh chương trình (trong đó, thời lượng chương trình tự sản xuất mới đạt tối thiểu 30% thời lượng các chương trình sản xuất trong nước); việc khai thác các nội dung từ kênh chương trình nước ngoài tập trung vào tin thời sự quốc tế, khoa học, kỹ thuật, thể thao, giải trí và không vượt quá 30% tổng thời lượng phát sóng trong 01 ngày của kênh đó. Đến năm 2020, các đài phát thanh, truyền hình tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, đặt hàng đối với các kênh, chuyên mục, chương trình phục vụ các nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu và có cơ chế phù hợp để từng bước hình thành và phát triển ngành công nghiệp sản xuất nội dung trong nước.

Đối với hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, số lượng kênh chương trình nước ngoài được phép khai thác nguyên kênh trên hệ thống không vượt quá 30% tổng số kênh khai thác.

Phương án sắp xếp đối với báo, tạp chí điện tử tương tự như đối với báo, tạp chí in. Các cơ quan, tổ chức được có cơ quan báo, tạp chí in được phép có báo, tạp chí điện tử. Tạp chí điện tử phải thể hiện đúng tính chất tạp chí, không được sử dụng giấy phép xuất bản tạp chí điện tử để xuất bản báo điện tử. Các báo điện tử hiện có cơ quan chủ quản là các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì thực hiện chuyển đổi cơ quan chủ quản hoặc chuyển thành tạp chí.

Các báo điện tử tự cân đối tài chính. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ phát triển một số báo điện tử chủ lực có kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tính tương tác cao, phong phú về nội dung, có khả năng thu hút công chúng, định hướng dư luận xã hội, nhất là trước các sự kiện, vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm để phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và thông tin đối ngoại (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài). Sắp xếp hệ thống các báo điện tử gắn với đổi mới công nghệ, quản lý nhằm phát huy tối đa lợi thế về bao phủ thông tin, khả năng tương tác, tìm kiếm thông tin và xâu chuỗi sự kiện, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ đa phương tiện, trở thành công cụ hữu hiệu định hướng thông tin mạng.​

Văn bản​

Quyết định số 362/QĐ-TTg ​

5/7/2019 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtQuy hoạch, phát triển, báo chí 743-quy-hoach-phat-trien-va-quan-ly-bao-chi-toan-quoc-den-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
752.00
121,000
0.00
121000
90,992,000
/PublishingImages/2019-05/Tin 8- Quy hoach phat trien bao chi.mp3
Bình Dương: nâng cao nhận thức pháp luật cho thanh niênBình Dương: nâng cao nhận thức pháp luật cho thanh niên
TT - UBND tỉnh Bình Dương vừa phê duyệt đề án “Nâng cao nhận thức pháp luật cho thanh niên (TN)” với nguồn kinh phí hơn 4,4 tỉ đồng. Đề án sẽ do Tỉnh đoàn Bình Dương chủ trì triển khai, tập trung thực hiện từ nay đến 2012.
Theo đó, sẽ có 10 nhóm đội hình chuyên với hơn 500 tình nguyện viên được thành lập để xuống tận các chi đoàn, chi hội nhà trọ tuyên truyền pháp luật về môi trường, an toàn giao thông, Luật lao động… Tỉnh đoàn cũng phối hợp với văn phòng luật sư ở các địa phương hỗ trợ tư vấn pháp luật cho ĐVTN công nhân. Đối tượng chính của dự án là TN công nhân, TN nông thôn.
 
Anh Thoa
(Theo Tuổi Trẻ)
3/3/2009 9:47 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết751-Binh-Duong-nang-cao-nhan-thuc-phap-luat-cho-thanh-nienThông tin chỉ đạo, điều hành
Ngân hàng đầu tiên cho vay kích cầuNgân hàng đầu tiên cho vay kích cầu

(SGGP).- Hưởng ứng quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh (nhất là những doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu), sáng ngày 5-2, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã là ngân hàng đầu tiên chính thức triển khai chương trình “Cho vay kích cầu” với quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.

Theo đó, từ thứ hai tuần sau (9-2) các cá nhân hoạt động kinh doanh, có giấy phép kinh doanh  và các doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 6 tháng trở lên có nhu cầu vay vốn lưu động ngắn hạn bằng VND có thể trực tiếp đến các chi nhánh của Ngân hàng ACB để hoàn tất thủ tục vay vốn với mức lãi suất (sau khi được hỗ trợ lãi suất) như sau: 2%/ năm đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và 5% đến 5,5%/năm đối với với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tiêu thụ trong nước. 
 Theo Lê Mai Thi / www.sggp.org.vn
2/6/2009 7:19 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết732-Ngan-hang-dau-tien-cho-vay-kich-cauThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương tổ chức cấp phát đĩa tuyên truyền an toàn giao thôngBình Dương tổ chức cấp phát đĩa tuyên truyền an toàn giao thông
  
TTĐT - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động s 60-CTr/TU của Tỉnh ủy và Quyết định số 1089/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW, ngày 04/9/2013 của Ban bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tăc giao thông”, Công an tỉnh Bình Dương tổ chức cấp phát đĩa tuyên truyền về an toàn giao thông.
  
Số đĩa cấp phát lần này gồm 24 cái, được gửi đến các sở, ban, ngành để phục vụ công tác tuyên truyền trong quá trình triển khai, thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW, ngày 04/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

  Thanh niên công nhân hưởng ứng đổi mũ bảo hiểm đạt chuẩn ( Ảnh : Mai Xuân)

Các sở, ban ngành được cấp phát đĩa tuyên truyền
 
1.   Sở Tư pháp                                        : 01 cái
2.   Sở Giao thông vận tải                         : 02 cái
3.   Sở Thông tin truyền thông                  : 01 cái
4.   Sở Công thương                                 : 01 cái
5.   Ban Quản lý KCN Vsip                       : 01 cái
6.   Ban Quản lý các KCN                         : 01 cái
7.   Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh                     : 01 cái
8.   Sở Xâỵ dựng                                       : 01 cái
9.   Sở Y tế                                                : 01 cái
10.          Sở Giáo dục và đào tạo               : 01 cái
11.          Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch : 01 cái
12.          Công an 7 huyện, thị, thành phố  : 07 cái
13.          Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh        : 01 cái
14.          Liên đoàn lao động tỉnh                : 01 cái
15.          Tỉnh đoàn                                      : 01 cái
16.          Hội liên hiệp phụ nữ                      : 01 cái
17.          Hội Nông dân                                 : 01 cái.     
 

Hoài Hương

7/13/2013 10:25 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết837-Binh-Duong-to-chuc-cap-phat-dia-tuyen-truyen-an-toan-giao-thongThông tin chỉ đạo, điều hành
Trợ giúp xã hội dịp tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015Trợ giúp xã hội dịp tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015
 
TTĐT - Căn cứ Công văn số 4660/LĐTBXH-BTXH ngày 09/12/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ngày 18/12/2014, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 4435/UBND-VX về việc “Trợ giúp xã hội dịp tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015”.
 
Theo đó, giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan triển khai tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm công tác trợ giúp xã hội năm 2014. Đặc biệt là công tác hỗ trợ gạo cứu đói, chăm lo Tết cho người có công, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Chủ động xây dựng kế hoạch thăm hỏi, tặng quà và trợ giúp xã hội trong dịp tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, đảm bảo ai cũng có cái Tết đầm ấm, vui tươi. Đồng thời, chi trả kịp thời trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo đúng quy định hiện hành. Báo cáo nhanh kết quả trợ giúp xã hội dịp Tết Nguyên đán về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh trước ngày 15/02/2015.
    
Hoài Hương
1/5/2015 1:34 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1107-Tro-giup-xa-hoi-dip-tet-Nguyen-dan-At-Mui-nam-2015Thông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương tổ chức cấp phát đĩa tuyên truyền an toàn giao thôngBình Dương tổ chức cấp phát đĩa tuyên truyền an toàn giao thông
   TTĐT - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động số 60-CTr/TU của Tỉnh ủy và Quyết định số 1089/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW, ngày 04/9/2013 của Ban bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nộ...
  
Số đĩa cấp phát lần này gồm 24 cái, được gửi đến các sở, ban, ngành để phục vụ công tác tuyên truyền trong quá trình triển khai, thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW, ngày 04/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

  Thanh niên công nhân hưởng ứng đổi mũ bảo hiểm đạt chuẩn ( Ảnh : Mai Xuân)

Các sở, ban ngành được cấp phát đĩa tuyên truyền
 
1.   Sở Tư pháp                                        : 01 cái
2.   Sở Giao thông vận tải                         : 02 cái
3.   Sở Thông tin truyền thông                  : 01 cái
4.   Sở Công thương                                 : 01 cái
5.   Ban Quản lý KCN Vsip                       : 01 cái
6.   Ban Quản lý các KCN                         : 01 cái
7.   Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh                     : 01 cái
8.   Sở Xâỵ dựng                                       : 01 cái
9.   Sở Y tế                                                : 01 cái
10.          Sở Giáo dục và đào tạo               : 01 cái
11.          Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch : 01 cái
12.          Công an 7 huyện, thị, thành phố  : 07 cái
13.          Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh        : 01 cái
14.          Liên đoàn lao động tỉnh                : 01 cái
15.          Tỉnh đoàn                                      : 01 cái
16.          Hội liên hiệp phụ nữ                      : 01 cái
17.          Hội Nông dân                                 : 01 cái.     
 

Hoài Hương

7/13/2013 10:25 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1465-Binh-Duong-to-chuc-cap-phat-dia-tuyen-truyen-an-toan-giao-thongThông tin chỉ đạo, điều hành
Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và các Lễ hội Xuân năm 2023Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và các Lễ hội Xuân năm 2023

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và các Lễ hội Xuân năm 2023.

​Theo đó, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu Hợp tác xã vận tải, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, bến khách ngang sông (bến đò) có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, an toàn và phòng dịch Covid-19. Tăng cường năng lực vận tải, bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện, đảm bảo an ninh trật tự, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về TTATGT; đẩy mạnh bán vé qua mạng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thuận lợi và đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân, công nhân lao động, sinh viên; không để hành khách không thể về quê đón Tết do thiếu phương tiện. Chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; tập trung kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, tiêu cực trong hoạt động vận tải như tăng giá vé trái quy định, chở quá tải trọng xe, chở quá số người quy định, dừng, đỗ xe trái quy định... 

Đồng thời, phối hợp Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng phương án tổ chức, điều tiết, phân luồng giao thông, bố trí lực lượng, phương tiện cứu hộ kịp thời giải tỏa sự cố về hạ tầng, phương tiện hoặc tai nạn giao thông để phòng ngừa ùn tắc giao thông, đảm bảo giao thông được thông suốt. Tăng cường kiểm tra quản lý an toàn đường thủy tại các bến khách ngang sông, các điểm du lịch, lễ hội; kiên quyết đình chỉ hoạt động các bến trái phép, phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn, dụng cụ cứu sinh, chở quá số người quy định... Yêu cầu các đơn vị thi công công trình giao thông và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước đường bộ; khắc phục kịp thời các hư hỏng tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông; tổ chức hướng dẫn, bảo đảm giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố. 

Yêu cầu các nhà đầu tư BOT cầu, đường bộ tiếp tục thực hiện triệt để phương thức thu phí điện tử không dừng, đồng thời chỉ đạo các trạm thu phí cầu, đường bộ có phương án tăng cường nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác thu phí thuận tiện, nhanh​ chóng, có biện pháp xử lý linh hoạt, chủ động mở trạm, tạm dừng trạm thu phí khi mật độ phương tiện tăng cao, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài.

Phối hợp với Ban ATGT tỉnh, Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông công bố số điện thoại đường dây nóng ATGT của các cơ quan Trung ương và địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp nhận, kịp thời xử lý các phản ánh về vận tải, hành khách và TTATGT, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.

Văn bản ​

12/29/2022 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐảm bảo, trật tự, an toàn, giao thông, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Quý Mão, Lễ hội, Xuân, năm 2023479-dam-bao-trat-tu-an-toan-giao-thong-trong-dip-tet-duong-lich-tet-nguyen-dan-quy-mao-va-cac-le-hoi-xuan-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
635.00
121,000
0.00
121000
0
Từ hôm nay, 10-2: Triển khai bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏTừ hôm nay, 10-2: Triển khai bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ
(SGGP). – Từ hôm nay, 10-2, toàn hệ thống của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trên cả nước sẽ triển khai bảo lãnh tín dụng cho DN có nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng thương mại để thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh.
Theo ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng Giám đốc VDB, các doanh nghiệp (kể cả hợp tác xã) có vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng trở xuống và sử dụng 500 lao động trở xuống sẽ thuộc diện được xem xét bảo lãnh tín dụng từ VDB để vay vốn đầu tư tài sản cố định theo dự án, hoặc vay vốn lưu động để ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Thời hạn bảo lãnh phù hợp với thời gian vay vốn từ các ngân hàng thương mại, với mức vốn bảo lãnh là 100% nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) của doanh nghiệp đối với ngân hàng.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không thuộc diện được VDB xem xét bảo lãnh tín dụng. Đó là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, dịch vụ (trừ dịch vụ vận tải hàng hóa, giáo dục - đào tạo và y tế); hoặc các khoản vay vốn để thanh toán nợ vay của các hợp đồng tín dụng khác.
Điều kiện để được bảo lãnh là doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển, hoặc phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, quy mô dự án tối thiểu là 100 triệu đồng; và doanh nghiệp cần có tối thiểu 10% vốn chủ sở hữu tham gia dự án/phương án sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, doanh nghiệp phải sử dụng 100% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay (tối đa 90%) và vốn chủ sở hữu (tối thiểu 10%) để thế chấp bảo đảm bảo lãnh tại VDB.
Thủ tục để được bảo lãnh tín dụng cũng sẽ rất đơn giản, vì VDB sẽ giải quyết theo mô hình “1 cửa”. Khi phát sinh nhu cầu vay vốn có bảo lãnh, doanh nghiệp cần gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn đến VDB, hoặc phía các ngân hàng thương mại sẽ gửi hồ sơ đến VDB. Tối đa 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, VDB sẽ thẩm định và nếu đủ điều kiện, VDB sẽ có văn bản chấp thuận bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, và nếu không đủ điều kiện thì doanh nghiệp cũng sẽ được thông báo lý do cụ thể.
Sau đó, ngân hàng thương mại sẽ xem xét và ký hợp đồng tín dụng với doanh nghiệp. Theo quy chế bảo lãnh tín dụng, các ngân hàng thương mại sẽ phải áp dụng lãi suất cho vay có bảo lãnh thấp hơn lãi suất cho vay thông thường. Mức giảm bao nhiêu sẽ do Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn.
Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, một cán bộ có trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước cho biết, thông tư hướng dẫn về vấn đề này đang được tiến hành xây dựng để ban hành trong thời gian tới.
Tuy nhiên, mức giảm lãi suất so với lãi suất thông thường sẽ không nhiều, bởi hiện nay lãi suất cơ bản đã giảm xuống mức khá thấp (7%/năm), cộng với việc hỗ trợ lãi suất 4%/năm, nên lãi suất vay vốn VND đến với doanh nghiệp không còn cao như trước.
* Hôm qua, 9-2, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố báo cáo về triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh.
Theo Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu này được đưa ra nhằm giúp cơ quan quản lý nắm bắt kịp thời việc triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất, để xử lý các vấn đề liên quan phát sinh. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đã chính thức triển khai việc hỗ trợ lãi suất 4% đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh.
Trong đó, một số ngân hàng đưa ra mức lãi suất cho vay sau hỗ trợ rất hấp dẫn như Techcombank (1% - 2%/năm), hay VIBank (1%/năm)…
Hàm Yên
(Theo Sài gòn giải phóng)
2/10/2009 9:12 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết743-Tu-hom-nay-10-2-Trien-khai-bao-lanh-tin-dung-cho-doanh-nghiep-nhoThông tin chỉ đạo, điều hành
Tình hình KT-XH và QP-AN tháng 01 năm 2009Tình hình KT-XH và QP-AN tháng 01 năm 2009
Tháng 01/2009 là tháng có Tết nguyên đán Kỷ Sửu, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo tổng kết công tác năm 2008, triển khai kế hoạch năm 2009 và phục vụ nhân dân đón xuân vui vẻ, an toàn, tiết kiệm; chỉ đạo thực hiện những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, quốc phòng - an ninh ổn định và giữ vững.
A. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI,  QUỐC PHÒNG - AN NINH:
I. KINH TẾ:
1. Công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 5.984 tỷ đồng, giảm 19,6% so với tháng 12/2008 và giảm 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó: khu vực nhà nước giảm 13,4 %, khu vực ngoài quốc doanh giảm 11,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,2%.
Trong tháng, các khu công nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài là 46 triệu 233 ngàn đô la Mỹ (gồm 6 dự án đầu tư mới, vốn 36 triệu 300 ngàn đô la Mỹ và 8 dự án bổ sung vốn 9 triệu 933 ngàn đô la Mỹ). Tính đến nay, đã có 1.303 doanh nghiệp trong khu công nghiệp, gồm 1.007 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (vốn 6 tỷ 738 triệu đô la Mỹ) và 296 doanh nghiệp trong nước (vốn đăng ký là 7.412 tỷ đồng).
Trước tình hình khủng hoảng kinh tế chung, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải thu hẹp sản xuất, ngưng hoạt động; lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức kiểm tra, giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp, nhằm ổn định việc làm cho người lao động, giữ gìn an ninh trật tự và nắm bắt các doanh nghiệp đang gặp khó khăn để có biện pháp hổ trợ, giải quyết. Đã thông qua Chương trình khuyến công tỉnh Bình Dương đến năm 2012.
2. Nông nghiệp:
Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân đạt 6.693 ha, giảm 20,6% so với cùng kỳ, trong đó: diện tích cây lương thực có hạt giảm 25,2%, cây chất bột có củ giảm 33,4%, cây rau đậu các loại giảm 3%. Dịch bệnh trên cây trồng được kiểm soát chặt chẽ; mặt khác do cuối vụ thu hoạch nên sâu bệnh trên các loại cây trồng có giảm, trong tháng xuất hiện một số sinh vật hại cây trồng như rầy xanh, rầy mềm, bọ phấn trắng, bọ xít muỗi, sâu đục chồi,…và một số bệnh thán thư, nấm hồng, xì mủ thân,… nhưng được phòng trừ kịp thời, không gây ảnh hưởng năng suất cây trồng.
Chăn nuôi gia súc trong tháng tiếp tục ổn định và phát triển, do tình hình dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt, người chăn nuôi tập trung phát triển đàn. Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra việc vận chuyển, mua bán các sản phẩm gia súc, gia cầm nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 09/12/2008 và Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 16/12/2008 của UBND tỉnh Bình Dương về việc tăng cường các biện pháp phòng chống hạn, nhiễm mặn và cháy rừng trong mùa khô năm 2009. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét phê duyệt “Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh”.
3. Tài nguyên - Môi trường:
Đã phê duyệt quy hoạch chi tiết sử dụng đất 2 thị trấn của huyện Tân Uyên, đến nay còn 04/22 xã, thị trấn thuộc huyện Tân Uyên chưa được phê duyệt.
Ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh năm 2009. Quy định đơn giá thuê đất trên địa bàn tỉnh, theo đó đơn giá thuê đất một năm được tính bằng 0,5% đơn giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do tỉnh ban hành.
Kiểm tra, lập biên bản vi phạm đối với 10 doanh nghiệp nằm trong danh sách 25 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đồng thời hướng dẫn 15 doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị chứng nhận cơ sở đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để. Chỉ đạo kiểm tra tình trạng ô nhiễm môi trường bụi do khai thác, vận chuyển đá tại huyện Phú Giáo. Tiến hành kiểm tra hiện trạng khai thác nước dưới đất của các Doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Đồng An nhằm hạn chế và đi đến chấm dứt việc khai thác nước dưới đất tại những khu vực đã có mạng lưới cấp nước thủy cục.
4. Thương mại - Dịch vụ - Xuất nhập khẩu:
a. Thương mại – Dịch vụ:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 2.258 tỷ đồng giảm 6,6% so với tháng trước và tăng 23,5% so với cùng kỳ; trong đó, khu vực kinh tế nhà nước tăng 31,1%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm 15,8%.
Chỉ đạo triển khai thực hiện một số biện pháp tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá, bình ổn thị trường và phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009 theo Chỉ thị số 35/2008/CT-TTg ngày 09/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy tháng 01/2009 là tháng Tết, nhu cầu mua sắm nhiều nhưng giá cả hàng hoá vẫn ổn định, không tăng đột biến; nhưng nếu so với cùng kỳ tết năm 2008, giá cả có mức tăng nhẹ; so với mức trượt giá thì giá cả tăng không đáng kể, một phần do nguyên liệu đầu vào giảm, một phần do sức mua giảm mạnh nên các doanh nghiệp phải cân đối giá để thu hút khách. Các nhóm hàng có chỉ số giá tăng bình quân từ 0,24% đến 3,72%, một số ngành hàng và dịch vụ như lương thực, giao thông, bưu chính viễn thông giảm đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2009 tăng 0,23% so với tháng trước (tăng 16,7% so với cùng kỳ); trong đó: lương thực giảm 2,42%; thực phẩm tăng 0,52% so với tháng 12/2008.
Thực hiện sắp xếp các hộ kinh doanh, bố trí thêm điểm kinh doanh các mặt hàng hoa tươi, cây kiểng, bánh mứt,… Chỉ đạo các sở, ngành chủ động làm việc với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại thống nhất những mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Kỷ Sửu 2009 nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của nhân dân và chủ động bình ổn giá cả, chú trọng các mặt hàng gạo, xăng dầu, nước giải khát, bánh mứt, bột ngọt, đường, dầu ăn, thịt gia súc - gia cầm, lương thực, thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến.  
Chỉ đạo các ngành chức năng hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng đề án để tiếp cận nguồn vốn, nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tổ chức thành công Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2008 tại Khu du lịch Lạc cảnh Đại nam Văn hiến với trên 200 gian hàng của 87 doanh nghiệp đến từ 15 tỉnh, thành về tham dự.
Lực lượng quản lý thị trường tập trung kiểm tra việc kinh doanh trái phép, niêm yết giá góp phần bình ổn giá; đồng thời, tăng cường công tác chống hàng gian, hàng giả, gian lận thương mại và kiểm tra hàng hóa phục vụ tết.
Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận về chủ trương cho công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore thực hiện dự án đầu tư Khu phức hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore I.
b. Kim ngạch xuất nhập khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 479 triệu đô la Mỹ, giảm 2,8% so với cùng kỳ (giảm 15,9% so với tháng 12/2008). Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 78%, tăng 0,9%; kinh tế ngoài nhà nước chiếm 19%, giảm 13,2%. Các mặt hàng xuất khẩu có mức tăng khá so với cùng kỳ: hạt điều nhân tăng 68,3%, mủ cao su tăng 53,6%, thực phẩm chế biến tăng 18,3%,…
Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 367 triệu 900 ngàn đô la Mỹ, giảm 21,8% so với tháng trước và giảm 23% so với cùng kỳ.
5. Thu hút đầu tư:
a. Đầu tư trong nước: Trong tháng, có thêm 99 dự án mới đăng ký kinh doanh với vốn là 186 tỷ 879 triệu đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 7.070 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 47.018 tỷ đồng.
b. Đầu tư nước ngoài: Thu hút 12 dự án đầu tư mới, vốn đăng ký là 49 triệu 233 ngàn đô la Mỹ, dự án có vốn đầu tư lớn nhất là 19,6 triệu đô la Mỹ và 8 doanh nghiệp bổ sung vốn 9 triệu 933 ngàn đô la Mỹ. Đến nay, có 1.833 dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư là 11 tỷ 148 triệu đô la Mỹ.
6. Thu - chi ngân sách:
Ước thu mới ngân sách tháng 01/2009 đạt 550 tỷ đồng, đạt 4% dự toán năm; trong đó: thu nội địa là 350 tỷ đồng, đạt 4% dự toán; thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu 200 tỷ đồng, đạt 5% dự toán năm.
Chi ngân sách địa phương tháng 01/2009 là 170 tỷ đồng, đạt 3% dự toán năm; trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản 20 tỷ đồng, đạt 1% dự toán năm.
Thực hiện chi hỗ trợ tiền, quà tết cho các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội và cán bộ, công chức hành chính sự nghiệp kịp thời.
Tăng mức phân bổ chi thường xuyên cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh năm 2009-2010, mức tăng từ 1.500.000 đồng/biên chế/năm đến 4.000.000 đồng/biên chế/năm tùy theo các đối tượng điều chỉnh.
II. VĂN HOÁ – XÃ HỘI:
1. Giáo dục – Đào tạo:
Các trường đã hoàn thành chương trình học kỳ 1 năm học 2008-2009, kết quả xếp loại học tập như sau: khối trung học phổ thông giỏi đạt 2,5% tăng 0,2% so với năm học trước, khá đạt 19,4% giảm 0,8%; khối trung học cơ sở giỏi đạt 10,1% tăng 0,5%, khá đạt 23,1% giảm 0,2%,… Về hạnh kiểm, học sinh trung học phổ thông xếp loại trung bình giảm 0,6%, yếu giảm 0,5%; khối học sinh trung học cơ sở loại trung bình giảm 0,5%, yếu giảm 0,2%.
Thành lập đội tuyển gồm 45 học sinh giỏi trung học phổ thông tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm 2009.
Đã thông qua một số đề án, chính sách ưu đãi đối với ngành giáo dục và đào tạo, như đề án tạo nguồn học sinh giỏi bậc trung học cơ sở, chế độ đãi ngộ, khen thưởng đối với giáo viên, sinh viên,…
Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định thành lập Trường trung cấp nghề và nghiệp vụ công đoàn tỉnh Bình Dương; chấp thuận chủ trương nâng cấp Trường Đào tạo Kỹ thuật Bình Dương thành Trường trung cấp nghề, nâng cấp Trung tâm giới thiệu việc làm Khu Công nghiệp Bình Dương thành Trường trung cấp nghề Khu Công nghiệp Bình Dương và Trung tâm Dạy nghề thị xã Thủ Dầu Một thành Trường Trung cấp nghề Thủ Dầu Một để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh. Đã quyết định đổi tên Trường Trung học Văn hoá nghệ thuật tỉnh Bình Dương thành Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh Bình Dương.
2. Chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Trong tháng, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; tuy nhiên, đã có 21 ca mắc sốt rét (không có tử vong) và 186 ca sốt xuất huyết. Tiếp tục tăng cường và đảm bảo tốt công tác khám chữa bệnh ở các tuyến.
Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là ở các cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh, mức, thực phẩm phục vụ cho thị trường Tết, đảm bảo cho nhân dân được vui xuân an toàn. Ngành Y tế đã triển khai kế hoạch trực khám, điều trị bệnh cho nhân dân trước, trong và sau tết.
3. Công tác chính sách xã hội và giải quyết việc làm:
Thực hiện chi tiền Tết hỗ trợ, chăm lo cho các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội và gia đình nghèo ăn Tết ( khoảng 60.000 đối tượng - chi khoảng 25,5 tỷ đồng); vận động các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp hỗ trợ cho các đối tượng nghèo, người tàn tật, trẻ em có hòan cảnh khó khăn và công nhân không về quê ăn Tết… có điều kiện đón tết, vui xuân.
Ngoài ra, nhân dịp Tết Nguyên đán các huyện, thị còn tăng 12 căn nhà tình nghĩa với kinh phí 597 triệu đồng cho các đối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở và tặng 102 sổ tiết kiệm với số tiền trên 35 triệu đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định điều chỉnh mức chuẩn hỗ trợ hàng tháng cho các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh là 225.000 đồng/người/tháng.
Chỉ đạo triển khai các nội dung của Bộ Luật Lao động, Nghị định 110-111/2008/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng của Chính phủ; qua tổ chức triển khai đa số các doanh nghiệp đã thực hiện trả lương theo đúng qui định. Ngoài tiền lương, các Doanh nghiệp còn thực hiện chế độ thưởng chuyên cần, phụ cấp tiền xe, tiền nhà ở, tiền ăn trưa, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kỹ thuật cho người lao động.
Trong tháng, đã xảy ra 05 vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công với khoảng 2.160/2.795 lượt công nhân tham gia. Nguyên nhân chính do công nhân không đồng tình với cách điều chỉnh lương, thưởng tết, chất lượng bữa ăn, việc thực hiện các chế độ lao động; ngoài ra một số công nhân còn bị đe dọa qua điện thoại.
Hiện toàn tỉnh có 89 doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, ngưng hoạt động, gồm: 39 doanh nghiệp ngưng hoạt động; 48 doanh nghiệp thiếu đơn đặt hàng, thu hẹp sản xuất phải cắt giảm lao động; 02 doanh nghiệp chủ sử dụng lao động bỏ về nước, số lao động của 02 doanh nghiệp này (khoảng 600 lao động) đã chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệp khác, 01 doanh nghiệp đã bán tài sản để trả lương cho công nhân, 01 doanh nghiệp đóng cửa nợ lương công nhân.
Chỉ đạo các ngành, địa phương nắm tình hình trả lương, thưởng Tết cho người lao động tại các doanh nghiệp, theo đó mức thưởng cao nhất cho người lao động trong tỉnh vào dịp Tết Nguyên đán là 47 triệu đồng, mức thưởng thấp nhất là 100 ngàn đồng.
 4. Văn hóa - Thông tin, Phát thanh - Truyền hình, Thể dục - Thể thao:
 Trong tháng, ngành văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao đã xây dựng, triển khai kế hoạch tuyên truyền kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đảng (03/2/1930 – 03/2/2009), mừng xuân mới 2009 và mừng ngày tái lập tỉnh (31/12); tổ chức nhiều họat động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao từ tỉnh đến cơ sở; biểu diễn phục vụ nhân dân, công nhân lao động tại các khu công nghiệp.
Tổ chức thành công giải việt dã chào năm mới 2009 cúp Truyền hình Bình Dương Number One Active, thu hút gần 7.000 người tham dự; triển khai công tác chuẩn bị tổ chức thi đấu vòng loại các môn trước khi diễn ra Đại hội Thể dục Thể thao học sinh lần VII/2009.
Xây dựng đề án thực hiện chế độ nhuận bút của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương theo Nghị định số 61/2002/NĐ-CP.
5. An toàn giao thông
- Tai nạn giao thông: xảy ra 40 vụ, không tăng, không giảm so với tháng 12/2008; thiệt hại: làm chết 40 người, bị thương 35 người, hư hỏng 59 phương tiện các loại. Công tác tuần tra giao thông đựơc tăng cường; qua kiểm soát phát hiện 12.037 trường hợp vi phạm an toàn giao thông.
Chỉ đạo tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về sản xuất, buôn bán, sử dụng,... các loại pháo; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với mọi trường hợp vi phạm.
 
B. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM THÁNG 02 NĂM 2009:
Các cấp, các ngành xây dựng Chương trình hành động, đề ra các giải pháp cụ thể, tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ năm 2009. Trong đó, cần chú ý một số vấn đề sau:
1. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 16/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 09/01/2009 của Chính Phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009.
Hoàn thành các nội dung chuẩn bị kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân theo công văn số 3841/UBND-TH ngày 31/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Tổ chức thực hiện thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
3. Tổ công tác kiểm tra, giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tổ công tác rà soát, giải quyết vướng mắc, khó khăn trong thủ tục đất đai, thủ tục xây dựng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm kịp tiến độ đề ra.
4. Tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2008 – 2009; chuẩn bị các điều kiện tổ chức tốt kỳ thi học sinh giỏi trung học phổ thông cấp Quốc gia năm 2009.
5. Tăng cường kiểm tra, sát giám chặt chẽ, hướng dẫn, hỗ trợ việc thực hiện chế độ của các doanh nghiệp đối với người lao động nhằm hạn chế tối đa tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết Nguyên đán; kịp thời giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tranh chấp lao động, đình công của công nhân. Kiểm tra, báo cáo việc triển khai thực hiện các Nghị định số 110 -111/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ về việc áp dụng mức lương tối thiểu mới cho người lao động kể từ ngày 01/01/2009.

(Nguồn: trích Báo cáo Tình hình KT-XH, QP-AN tháng 01 và nhiệm vụ tháng 02/2009 của UBND tỉnh)
2/17/2009 8:02 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết725-Tinh-hinh-KT-XH-va-QP-AN-thang-01-nam-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Phát triển Giáo dục mầm non tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2025Phát triển Giáo dục mầm non tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2025

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Phát triển Giáo dục mầm non (GDMN) tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2025".

Theo đó, mục tiêu cụ thể giai đoạn 2019-2021 là phấn đấu để mạng lưới trường, lớp mầm non công lập tiếp tục được củng cố, mở rộng; phát triển các cơ sở GDMN ngoài công lập, đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân, nhất là công nhân lao động; có ít nhất 33% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 90% trẻ độ tuổi mẫu giáo, trong đó hầu hết trẻ em 5 tuổi đều được đến trường; tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở GDMN ngoài công lập chiếm từ 60% trở lên. Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, phấn đấu đến năm 2021, có ít nhất 99% nhóm-lớp mầm non được học bán trú 2 buổi/ngày; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm trung bình 0,3%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm trung bình 0,2%/năm, tỷ lệ trẻ em thừa cân - béo phì được khống chế... Về đội ngũ giáo viên, phấn đấu đến năm 2021, có ít nhất 52% giáo viên đạt trình độ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, trong đó công lập đạt ít nhất 75%, ngoài công lập đạt ít nhất 35%; có ít nhất 50% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên, trong đó công lập đạt ít nhất 80%, ngoài công lập đạt ít nhất 30%...

Đề án được chia thành 02 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2019-2021): Củng cố, từng bước mở rộng mạng lưới cơ sở GDMN, đảm bảo cơ bản đủ về số lượng đội ngũ giáo viên, số phòng học và cơ sở vật chất tối thiểu đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ, tiếp tục thực hiện đầy đủ chính sách đối với giáo viên. Giai đoạn 2 (2022-2025): Hoàn thiện mạng lưới cơ sở GDMN; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định; nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển trường mầm non chất lượng cao tiếp cận các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non các cơ sở GDMN theo thẩm quyền để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở GDMN tại địa phương, từng bước đáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non; rà soát, nghiên cứu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền các cơ chế, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, chính sách, pháp luật về chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ em trong các cơ sở GDMN phù hợp với đặc thù phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; tăng cường chỉ đạo kiểm tra hoạt động các cơ sở GDMN ngoài công lập, đặc biệt là nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục...

Kế hoạch ​​​​​


7/8/2019 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtgiáo dục mầm non311-phat-trien-giao-duc-mam-non-tinh-binh-duong-giai-doan-2018-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
600.00
121,000
0.00
121000
72,600,000
/PublishingImages/2019-07/Tin 9 - Giao duc mam non.mp3
Đảm bảo tính bảo mật đối với các Website của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnhĐảm bảo tính bảo mật đối với các Website của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
 
TTĐT - Ngày 24-6, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2052 /UBND-VX về việc “Đảm bảo an toàn, tính bảo mật đối với các Website của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh”.
 
Theo đó, để tăng cường đảm bảo an toàn thông tin cho Website/Cổng thông tin và các hệ thống thông tin nội bộ của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến như sau:
    
Giao Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) chủ trì tiếp tục tổ chức đánh giá an toàn Website của cơ quan, đơn vị; hướng dẫn các đơn vị, địa phương rà soát, tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin, lưu trữ thông tin.
      
Hướng dẫn, kiểm tra quá trình xây dựng, nâng cấp đối với Website không đủ điều kiện đảm bảo an toàn thông tin của các sở, ban, ngành; thực hiện việc nâng cấp các Website của UBND cấp huyện theo Quyết định số 4408/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh.
     
Đối với việc lưu trữ (hosting), các đơn vị, địa phương đáp ứng đủ điều kiện (về cơ sở hạ tầng, hệ thống máy chủ, đường truyền, nhân sự) thực hiện tổ chức lưu trữ dữ liệu tại cơ quan mình. Trường hợp không đảm bảo các điều kiện cần thiết thì được phép thuê ngoài tại các nhà cung cấp dịch vụ theo khuyến cáo của Sở TTTT.
      
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở TTTT tổ chức kiểm tra, rà soát tình trạng bảo mật; nghiêm túc thực hiện các quy định bảo mật, quy trình đảm bảo an toàn từ khâu thiết kế xây dựng đến vận hành Website.          
 
Phương Chi
6/30/2015 12:23 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết1309-Dam-bao-tinh-bao-mat-doi-voi-cac-Website-cua-co-quan-nha-nuoc-tren-dia-ban-tinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương Hướng dẫn tuyên truyền về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI nhiệm kỳ 2013-2018Bình Dương Hướng dẫn tuyên truyền về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI nhiệm kỳ 2013-2018
     TTĐT - Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI nhiệm kỳ 2013-2018 sẽ được tổ chức từ ngày 27 - 30/7/2013 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân, viên chức, lao động và khẳng định vị trí, vai trò của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn cách mạn...
   
Thực hiện Hướng dẫn số 86-HD/BTGTW ngày 29 tháng 6 năm 2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tuyên truyền Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Hướng dẫn số 50-HD/TG ngày 05/7/2013 tuyên truyền
 
Theo đó, tuyên truyền nội dung về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, cụ thể, Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Kết luận số 23-KL/TW ngày 08/4/2008 của Bộ Chính trị về “Những công việc cần cụ thể hoá để triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương (khóa X), phân công chỉ đạo chuấn bị và thời gian hoàn thành các đê án", Kết luận số 62-KL/TW ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 24/02/2012 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Luật Công đoàn năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 
 
Tuyên truyền về vị trí vai trò, sự trưởng thành của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam qua 10 kỳ đại hội; những thành tựu nổi bật của đội ngũ CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhấn mạnh những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và hoạt động Công đoàn.

    
Chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, ngày 20-22/3/2013, tỉnh Bình Dương tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ IX, nhiệm kỳ 2013 - 2018. Dịp này, Ban thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương đã trao tặng bức Trướng với nội dung “Tổ chức Công đoàn đoàn kết, dân chủ, đổi mới, sáng tạo vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động vì sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương”.    
 
Phản ánh kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2008 - 2013. Giới thiệu những mô hình hoạt động công đoàn hiệu quả. Biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương tập thế, cá nhân cán bộ Công đoàn tiêu biểu, xuất sắc, CNVCLĐ giỏi, có thành tích nổi bật trong sản xuất, kinh doanh, nhất là trong các phong trào thi đua yêu nước và học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
 
Tuyên truyên mục đích, ý nghĩa, chủ đề, tầm quan trọng của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI; nội dung dự thảo các văn kiện trình Đại hội, các phong trào thi đua, các hoạt động, công trình, sản phẩm của CNVCLĐ, các cấp Công đoàn cả nước chào mừng Đại hội. 
  
Phản ánh diễn biến, kết quả Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, phương hướng hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ nhiệm kỳ 2013 - 2018, hoạt động quán triệt, triển khai Nghị quyết ngay sau Đại hội.
  
  
A. CÁC KỲ ĐẠI HỘI CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
  
1. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I
  
Họp từ ngày 1/1950 đến ngày 15/1/1950 tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Dự Đại hội có trên 200 đại biểu.
   
Mục tiêu của Đại hội là: “ Động viên công nhân viên chức cả nước, nhất là công nhân ngành Quân giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi.
 
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá I gồm 21 ủy viên chính thức và 04 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch.
   
2. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II
  
Họp từ ngày 23/2/1961 đến ngày 27/2/1961 tại Trường Thương nghiệp, Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 752 đại biểu. Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam.
  
Mục tiêu của Đại hội là: "Động viên cán bộ, công nhân, viên chức thi đua lao động sàn xuất, xây dựng CNXH ở miền Bắc, với tinh thần "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà”.
  
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá II gồm 55 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch.
 
3. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III
   
Họp từ ngày 11/2/1974 đến ngày 14/2/1974 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 600 đại biểu.
    
Mục tiêu của Đại hội là: Động viên sức người, sức của chi viện cho chiến trường, tất cả để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
  
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá III, nhiệm kỳ 1974-1978 gồm 71 ủy viên. Đoàn Chủ tịch gồm 21 ủy viên, Ban Thư ký gồm 09 ủy viên. Đồng chí Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được bầu làm Chủ tịch danh dự. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch.
  
4. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IV
  
Họp từ ngày 8/5/1978 đến ngày 11/5/1978 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 962 đại biểu.
   
Mục tiêu của Đại hội là: "Động viên công nhân lao động thực hiện 3 chương trình lớn của Đảng. Phát triển nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
  
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá IV, nhiệm kỳ 1978 -1983 gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 12 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Chủ tịch.
   
5. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V
   
Họp từ ngày 16/11/1983 đến ngày 18/11/1983 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 949 đại biểu.
   
Mục tiêu của Đại hội là: “Đệng-viên công nhân lao động thực hiện 3 chương trình lớn của Đảng. Phát triển nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
   
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá V, nhiệm kỳ 1983 -1988 gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 13 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận được bầu là Chủ tịch, đồng chí Phạm Thế Duyệt được bầu là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký. Tháng 2/1987, đồng chí Phạm Thế Duyệt được bầu làm Chủ tịch.
  
6. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI
  
Họp từ ngày 17/10/1988 đến ngày 20/10/1988 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 834 đại biểu. Đại hội đã đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
   
Mục tiêu của Đại hội là: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì “việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”".
   
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VI, nhiệm kỳ 1988 - 1993 gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 15 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Tư được bầu làm Chủ tịch.
  
7. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII
   
Họp từ ngày 9/11/1993 đến ngày 12/11/1993 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có hơn 600 đại biểu.
   
Mục tiêu của Đại hội là: Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân lao động.
  
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VII nhiệm kỳ 1993-1998 gồm 125 ủy viên, Đoàn Chủ tịch gồm 15 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Tư được bầu lại làm Chủ tịch.
   
8. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII
   
Họp từ ngày 3/11/1998 đến ngày 6/11/1998 tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội. Dự Đại hội có 897 đại biểu.
  
Mục tiêu của Đại hội là: “Vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì việc làm, đời sổng, dân chủ và công băng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh. Xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phát triển về số lượng và chất lượng, làm nòng cốt trong việc xây dựng khối liên minh vững chắc với nông dân và trí thức; ra sức phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế, tiếp tục xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, nâng cao trình độ cán bộ Công đoàn; tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, xây dựng pháp luật, chính sách có liên quan đến công nhân, viên chức, lao động, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; tích cực tham gia xây dựng Đáng, xây dựng chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh phong trào thi đua sôi nổi, động viên công nhân, viên chức, lao động phát huy nội lực phát triển kinh tế xã hội vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội cồng bằng, dân chủ, vãn minh" theo con đường xã hội chù nghĩa”.
    
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VIII, nhiệm kỳ 1998 - 2003 gồm 145 ủy viên, Đoàn Chủ tịch gồm 17 ủy viên. Đồng chí Cù Thị Hậu được bầu làm Chủ tịch.
 
9. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX
 
Họp từ ngày 10/10/2003 đến ngày 13/10/2003 tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội. Dự Đại hội có 900 đại biểu.
  
Mục tiêu của Đại hội: “ Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong SỊỉ nghiệp công nghiệp hoả, hiện đại hoá đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới; củng cổ và phát triến sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân VỚI giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, thiết thực và có hiệu quà trong công nhân, viên chức, lao động; tham gia quản ỉỷ, chăm lo, bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; đẩy mạnh phát triển đom viên và tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công đoàn; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện thẳng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tể xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
  
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá IX, nhiệm kỳ 2003 - 2008 gồm 150 ủy viên, Đoàn Chủ tịch gồm 19 ủy viên. Đồng chí Cù Thị Hậu được bầu lảm Chủ tịch. Tháng 12/2006, đồng chí Đặng Ngọc Tùng được bầu làm Chủ tịch.
 
10. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X
   
Họp từ ngày 2đến ngày 5/11/2008 tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội. Dự Đại hội có 985 đại biểu.
    
Mục tiêu Đại hội là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lẩy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bào vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đảng của đoàn viên, công nhăn, viên chức, lạo động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
    
Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá X (2008 - 2013) gồm 160 đồng chí. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, ủy viên Trung ương Đảng tái đắc cử Chủ tịch.
  
Hoài Hương
7/21/2013 10:31 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1448-Binh-Duong-Huong-dan-tuyen-truyen-ve-Dai-hoi-Cong-doan-Viet-Nam-lan-thu-XI-nhiem-ky-2013-2018Thông tin chỉ đạo, điều hành
Kế hoạch thực hiện chiến lược Quốc gia về An toàn thực phẩm tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030Kế hoạch thực hiện chiến lược Quốc gia về An toàn thực phẩm tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030
 
TTĐT - Ngày 26/6/2012, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 1674/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện chiến lược Quốc gia về An toàn thực phẩm tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
 
Theo đó, mục tiêu chung đến năm 2020, về cơ bản kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc dân của tỉnh nhà.
 
Kế hoạch xác định, đến năm 2020, Bình Dương đạt được 5 mục tiêu cụ thể, đó là nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng; cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, vận chuyển, bảo quản nông sản và thực phẩm; tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; cải thiện rõ tình trạng đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở dịch vụ ăn uống và kinh doanh thực phẩm; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính. Đến năm 2030, công tác an toàn thực phẩm được quản lý một cách chủ động, có hiệu quả dựa trên các bằng chứng khoa học và thực hiện kiểm soát theo chuỗi; 100% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người quản lý và người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm; 100% cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đạt điều kiện an toàn thực phẩm; tiếp cận và kiểm soát bệnh truyền qua thực phẩm thông qua xây dựng các mục tiêu giảm ca mắc/100.000 dân cụ thể cho từng chủng loại vi khuẩn.
 
Để đạt được mục tiêu trên, Bình Dương sẽ đẩy mạnh các biện pháp thực hiện như: có chính sách bồi dưỡng, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm; chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cung cấp rau an toàn và giết mổ gia súc, gia cầm theo quy trình công nghiệp; nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ làm công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; tiếp tục triển khai truyền thông giáo dục, phổ cập kiến thức an toàn thực phẩm; kiện toàn hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm từ tỉnh đến tuyến xã, phường; bảo đảm nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho sản xuất, chế biến thực phẩm. Đồng thời chủ động kiểm soát ô nhiễm thực phẩm trong bảo quản, chế biến thực phẩm; thiết lập hệ thống giám sát ô nhiễm thực phẩm, truy suất nguồn gốc, xử lý sự cố về thực phẩm và thông tin, cảnh báo nguy cơ; xây dựng mô hình điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo.
 
Dự kiến, tổng kinh phí để triển khai thực hiện hơn 93 tỷ đồng, bao gồm kinh phí từ Trung ương và của địa phương.
 
 
Phan Anh
7/12/2012 9:52 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết945-Ke-hoach-thuc-hien-chien-luoc-Quoc-gia-ve-An-toan-thuc-pham-tinh-Binh-Duong-giai-doan-2011-2020-tam-nhin-den-nam-2030Thông tin chỉ đạo, điều hành
Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2021-2030Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2021-2030

​TTĐT - UBND ban hành Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình).

Theo đó, Chương trình ban hành 04 mục tiêu chính với 24 chỉ tiêu phấn đấu cụ thể để hoàn thành từng mục tiêu về phát triển toàn diện trẻ em, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em; bảo vệ trẻ em; giáo dục, văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em; tăng cường sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.

Các sở, ban ngành, đoàn thể và các địa phương tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình; bảo đảm việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm của từng cơ quan xác định cụ thể cơ chế, nguồn lực thực hiện.

Song song đó, nghiên cứu, xây dựng bổ sung chính sách hỗ trợ chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi, đặc biệt giai đoạn 36 tháng tuổi; các chính sách trợ giúp nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em trong các hộ gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em di cư và trong các gia đình công nhân tại các khu công nghiệp, trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, thảm họa. Xây dựng chính sách về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, tư pháp thân thiện với trẻ em và người chưa thành niên.

Đồng thời, phát triển hệ thống dịch vụ đáp ứng thực hiện quyền trẻ em có sự lồng ghép và phối hợp giữa các dịch vụ y tế, giáo dục, tư pháp và các dịch vụ an sinh xã hội; tăng cường truyền thông, giáo dục về kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em; vận động xã hội thực hiện các mục tiêu về trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em; vận động nguồn lực và sự tham gia của xã hội.

Quyết định​​ 

4/26/2021 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChương trình, hành động, trẻ em, giai đoạn, 2021-2030135-chuong-trinh-hanh-dong-vi-tre-em-giai-doan-2021-203Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
380.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương: Sản xuất công nghiệp tăng trở lạiBình Dương: Sản xuất công nghiệp tăng trở lại
Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở Bình Dương đã ổn định và có mức tăng trưởng nhanh trở lại.
Trong hai tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp mà tỉnh Bình Dương thực hiện là hơn 11.100 tỉ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng tháng 2 tăng 4,6% so với tháng 1 và tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước.
 
Khu vực kinh tế vốn đầu tư trong nước có mức tăng trưởng cao là 10,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nhà nước tăng 11,1% và ngoài nhà nước tăng 10,5%. Một số sản phẩm có mức tăng cao như hạt điều nhân tăng 23%, giày các loại tăng 22,6%, nước sinh hoạt tăng 21,7%, thủy sản chế biến tăng 21,2%...
Ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, do một số doanh nghiệp ở các ngành sản xuất hàng may mặc, da giày, lắp ráp ôtô và gia công linh kiện điện tử chưa đi vào sản xuất ổn định nên giá trị sản xuất thực hiện là hơn 7.500 tỉ đồng, chỉ tăng 7,3 % so với cùng kỳ năm trước.
 
Một số sản phẩm có mức tăng khá như mì ăn liền tăng 72,3%, giấy bìa các loại tăng 55,7%, sữa bột tăng 39,6%, thuốc viên các loại tăng 31,5%...
 
Để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm.
 
Riêng Tổ công tác kiểm tra, giải quyết hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do một Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh phụ trách sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ, đối thoại với các doanh nghiệp nhằm kịp thời có giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, trong đó có việc hệ thống ngân hàng thương mại tại tỉnh triển khai ngay việc cho vay đúng đối tượng được vay với lãi suất ưu đãi theo gói kích cầu của Chính phủ./.

(TTXVN/Vietnam+)

3/2/2009 9:05 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1485-Binh-Duong-San-xuat-cong-nghiep-tang-tro-laiThông tin chỉ đạo, điều hành
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2009Tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2009

Kinh tế-xã hội nước ta tháng 01/2009 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy giảm; trong nước thiên tai xảy ra bất thường với những đợt mưa lũ lớn kéo dài tại nhiều tỉnh vùng Trung bộ, mưa trái mùa và triều cường tại vùng đồng bằng sông Cửu Long; các đơn vị sản xuất kinh doanh nghỉ Tết Nguyên đán nên số ngày sản xuất ít hơn cùng kỳ năm 2008.

 Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quan trọng, trong đó có Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 09/01/2009 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009. Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ tư, Quốc hội Khoá XII, trọng tâm là ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội. Do đó, mặc dù còn gặp khó khăn nhưng kết quả đạt được của một số ngành, lĩnh vực tháng 01/2009 vẫn tiếp tục giữ được mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2008, cụ thể như sau:
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Nông nghiệp
Trọng tâm của sản xuất nông nghiệp tháng Một là gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa đông xuân, cây màu vụ đông trên cả nước và thu hoạch lúa mùa tại các địa phương phía Nam.
Tính đến 15/01/2009, cả nước đã gieo cấy được 1799,8 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 95% cùng kỳ năm trước, bao gồm các địa phương phía Bắc gieo cấy 107,3 nghìn ha, bằng 98,8%; các địa phương phía Nam gieo sạ 1692,5 nghìn ha, bằng 94,8%.
 Diện tích gieo sạ vùng đồng bằng sông Cửu Long ước tính đạt 1421,2 nghìn ha, bằng 95,7% cùng kỳ năm 2008. Do ảnh hưởng của mưa trái mùa, triều cường và thời tiết lạnh bất thường vào đầu tháng Một nên một số diện tích lúa đông xuân mới xuống giống của các địa phương trong vùng phải gieo sạ lại (Cần Thơ 1,3 nghìn ha, An Giang 4,9 nghìn ha, Đồng Tháp 5,6 nghìn ha) và cấy dặm lại trên 50 nghìn ha. Cơ cấu lúa đông xuân năm nay có sự chuyển dịch tích cực, một số giống lúa có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu được đưa vào sử dụng như: Jasmine 85; OM2517; OM1490; OM5930; OMCS2000.
Cùng với gieo cấy lúa đông xuân, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đã thu hoạch được 72,5 nghìn ha lúa đông xuân sớm, bằng 66,7% cùng kỳ năm trước và 329,9 nghìn ha lúa mùa, chiếm 74% diện tích xuống giống.
Tiến độ gieo trồng các loại cây màu vụ đông năm nay chậm hơn so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm trong những ngày cuối năm 2008. Tính đến ngày 15/01/2009, diện tích gieo trồng ngô cả nước đạt 179,7 nghìn ha, bằng 81% cùng kỳ năm trước; khoai lang 61,1 nghìn ha, bằng 82,2%; lạc 32,9 nghìn ha, bằng 99,6%; đỗ tương 57,6 nghìn ha, bằng 86,2%; rau, đậu 235,2 nghìn ha, bằng 102,3%.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm tháng Một năm nay nhìn chung ổn định, không có dịch bệnh bùng phát; dịch lở mồm, long móng và dịch bệnh tai xanh đã được khống chế. Các địa phương đang tập trung và tăng cường công tác kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh và kiểm dịch nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm cung cấp cho tiêu dùng trong dịp Tết. Hiện nay, cả nước chỉ còn 2 tỉnh có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày là Thái Nguyên và Thanh Hoá.
 
Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp tháng Một tập trung chủ yếu vào bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có; nghiệm thu diện tích rừng đã trồng trong năm 2008 và chuẩn bị đất, giống cây trồng cho việc trồng rừng năm 2009. Sản lượng gỗ khai thác tháng 01/2009 ước tính đạt 193,8 nghìn m3, bằng 99,8% cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác đạt 2152,3 nghìn ste, tăng 0,3%.
Thuỷ sản
Sản lượng thuỷ sản tháng 01/2009 ước tính đạt 335,6 nghìn tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng cá đạt 255 nghìn tấn, tăng 1,3%; sản lượng tôm đạt 28 nghìn tấn, giảm 1,1%.
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng kết hợp đa dạng loài trên nhiều loại mặt nước như: Ao, ruộng trũng, hồ chứa, lồng bè trên sông và trên biển v.v. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 01/2009 ước tính đạt 144,5 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó cá đạt 108 nghìn tấn, tăng 4%; tôm đạt 19 nghìn tấn, giảm 1,6% do phần lớn ao đầm tại các vùng nuôi tôm công nghiệp đang được nạo vét, cải tạo để chuẩn bị cho xuống giống vụ 1. Diện tích nuôi cá tra và tôm sú cũng bị ảnh hưởng do giá tiêu thụ đứng ở mức thấp, chi phí đầu vào tăng cao và thị trường xuất khẩu có xu hướng bị thu hẹp.
Sản lượng thuỷ sản khai thác tháng 01/2009 ước tính đạt 191,1 nghìn tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá đạt 147 nghìn tấn, giảm 0,7%; tôm đạt 9 nghìn tấn, bằng cùng kỳ năm 2008. Sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 178,4 nghìn tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân một mặt do ảnh hưởng của thời tiết lạnh tại các ngư trường phía Bắc và Trung bộ nên cá xuất hiện ít; mặt khác do phần lớn ngư dân nghỉ ra khơi để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp tháng 01/2009 một mặt tiếp tục bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, mặt khác do các cơ sở ngừng sản xuất trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán nên giá trị sản xuất công nghiệp tháng 01/2009 theo giá so sánh 1994 ước tính giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước (tháng 1/2008 chỉ là tháng áp Tết, sản xuất không bị ảnh hưởng), bao gồm khu vực kinh tế nhà nước giảm 8,5%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước giảm 2,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 3,2% (dầu mỏ và khí đốt tăng 14,6%, các sản phẩm khác giảm 4,8%).
Một số địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn vẫn duy trì được tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 13,9%; Khánh Hòa tăng 12,1%; Hải Phòng tăng 11,4%; Thanh Hóa tăng 11%. Một số địa phương khác đạt tốc độ tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm 2008 là: Đồng Nai tăng 1,9%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,3%; Cần Thơ tăng 0,2%; Vĩnh Phúc giảm 24,7%; Phú Thọ giảm 19,5%; Quảng Ninh giảm 7,4%; Hải Dương giảm 7,1%; Hà Nội giảm 6,4%; Đà Nẵng giảm 4,9%; Bình Dương giảm 4,3%.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nhưng sản lượng nhiều sản phẩm vẫn tiếp tục duy trì được nhịp độ sản xuất và tăng so với cùng kỳ năm trước như: Dầu thô khai thác tăng 20,6%; biến thế điện tăng 15,2%; điện sản xuất tăng 13,8%; nước máy thương phẩm tăng 12,2%; xà phòng giặt tăng 11,6%; xi măng tăng 6,3%; thép tròn tăng 5%; thủy hải sản chế biến tăng 3,4%; gạch lát ceramic tăng 3,3%; điều hòa nhiệt độ tăng 2,6%. Tuy nhiên, một số sản phẩm phục vụ sản xuất, xây dựng và tiêu dùng của dân cư trong tháng giáp Tết tăng không đáng kể, thậm chí giảm như: Dầu thực vật tinh luyện tăng 1,1%; sữa bột tăng 0,5%; xe máy tăng 0,4%; than sạch giảm 25%; xe chở khách giảm 21%; xe tải giảm 12.9%; giấy bìa giảm 10,4%; bia giảm 6,7%; quần áo người lớn giảm 5,9%;
 
Đầu tư
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 01/2009 ước tính đạt 6,4 nghìn tỷ đồng, bằng 5,7% kế hoạch năm, bao gồm vốn Trung ương đạt 2 nghìn tỷ đồng, bằng 5,6%; vốn địa phương đạt 4,4 nghìn tỷ đồng, bằng 5,7%. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 01/2009 của một số Bộ, ngành như sau: Bộ Công thương ước tính đạt 17,9 tỷ đồng, bằng 7,5% kế hoạch năm; Bộ Xây dựng đạt 28 tỷ đồng, bằng 6,6%; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 45,6 tỷ đồng, bằng 5,9%; Bộ Giao thông vận tải đạt 360 tỷ đồng, bằng 5,9%; Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch đạt 28,9 tỷ đồng, bằng 5,4%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 158,5 tỷ đồng, bằng 5,4% kế hoạch năm; Bộ Y tế đạt 48,7 tỷ đồng, bằng 4,8%. Một số địa phương có tiến độ thực hiện nhanh là: Quảng Trị đạt 90 tỷ đồng, bằng 12,5% kế hoạch năm; Bắc Ninh đạt 99,2 tỷ đồng, bằng 12,4%; Hòa Bình đạt 96 tỷ đồng, bằng 9,9%; Nghệ An đạt 135,5 tỷ đồng, bằng 9,8%; Hà Nội đạt 949,1 tỷ đồng, bằng 8,2%; Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 190,5 tỷ đồng, bằng 7,3%; Thái Nguyên đạt 68,7 tỷ đồng, bằng 6,9%.
 
Thương mại, dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Mặc dù nhiều loại hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt được các đơn vị kinh doanh chuẩn bị chu đáo với mức giá hợp lý để đáp ứng tiêu dùng của dân cư trong dịp Tết Nguyên đán, nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nên sức mua trong dân giảm sút. Hoạt động bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trong tháng Một của năm 2009 nhìn chung không sôi động hơn so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2009 theo giá thực tế ước tính đạt 98,5 nghìn tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2008, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01 năm nay tăng 8,2%, thấp hơn mức tăng 11,7% của cùng kỳ năm trước, trong đó kinh doanh thương nghiệp đạt 81,1 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6%; khách sạn, nhà hàng đạt 11,2 nghìn tỷ đồng, tăng 28,5%; dịch vụ đạt 5,2 nghìn tỷ đồng, tăng 36,9%. Riêng hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt 37,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 31,4% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước và tăng 22% so với tháng 01/2008.
Chỉ số giá
Giá tiêu dùng tháng 01/2009 tăng 0,32% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán. Hầu hết giá các nhóm hàng hoá, dịch vụ đều tăng ở mức trên dưới 1%, trong đó nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,89%; văn hoá, thể thao, giải trí tăng 1,66%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,46%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,77%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,61%; dược phẩm, y tế tăng 0,47%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,39% (lương thực giảm 0,04%; thực phẩm tăng 0,55%). Riêng nhóm phương tiện đi lại, bưu điện giảm 3,51% do giá xăng dầu giảm mạnh. Giá tiêu dùng tháng 01/2009 so với tháng 01/2008 tăng 17,48%. Giá vàng tháng 01/2009 so với tháng 12/2008 tăng 3,64%, so với tháng 01/2008 tăng 5,38%. Giá đô la Mỹ tháng 01/2009 so với tháng 12/2008 tăng 1,48%, so với tháng 01/2008 tăng 8,16%.
 
Xuất, nhập khẩu hàng hoá
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 01/2009 ước tính đạt 3,8 tỷ USD, giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sự giảm giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng cũng như nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam của một số thị trường quan trọng giảm sút như: Mỹ, EU, Nhật Bản. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 1,7 tỷ USD, giảm 21,9% so với tháng 01/2008; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô đạt 1,7 tỷ USD, giảm 13,7%.
Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong tháng Một của năm 2009 đều giảm so với cùng kỳ năm 2008, trong đó hàng dệt, may đạt 550 triệu USD, giảm 33,2%; dầu thô đạt 424 triệu USD, tương đương 1,4 triệu tấn, tuy tăng 12,4% về lượng nhưng giảm 52,4% về kim ngạch do giá xuất khẩu dầu thô giảm 57,7%; giày dép đạt 350 triệu USD, giảm 26%; thủy sản đạt 250 triệu USD, giảm 18,6%; cà phê đạt 217 triệu USD, giảm 30,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 200 triệu USD, giảm 31,8%. Bên cạnh những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 130 triệu USD, gấp 2,5 lần tháng 01/2008 (lượng gấp 2,3 lần).
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 01/2009 ước tính đạt 4,1 tỷ USD, giảm 27,6% so với tháng trước và giảm 44,8% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 2,8 tỷ USD, giảm 46,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,3 tỷ USD, giảm 41,1%. Kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước của tháng Một năm 2009 nhìn chung đều giảm so với cùng kỳ năm 2008, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1 tỷ USD, giảm 19,5%; xăng dầu đạt 244 triệu USD, giảm 75,2%; vải đạt 230 triệu USD, giảm 20,6%; hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 200 triệu USD, giảm 45,1%; sắt thép đạt 155 triệu USD, giảm 82,3%; chất dẻo đạt 130 triệu USD, giảm 53%; nguyên phụ liệu dệt, may, da đạt 110 triệu USD, giảm 35,9%. Nguyên nhân chủ yếu tác động đến kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng Một năm nay giảm là do giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008, trong đó giá xăng dầu giảm 56,2%; giá chất dẻo giảm 33,7%; sợi dệt giảm 29,2%; sắt thép giảm 9,4%.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng mạnh đến kim ngạch hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu tháng Một của năm 2009. Do tốc độ giảm của kim ngạch hàng hoá nhập khẩu nhanh hơn tốc độ giảm của kim ngạch hàng hoá xuất khẩu nên mức nhập siêu tháng 01/2009 đã giảm nhiều, ước tính 300 triệu USD, bằng 7,9% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu 2,4 tỷ USD của cùng kỳ năm trước (bằng 48,3% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu).
 
Khách quốc tế đến Việt Nam
Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 01/2009 ước tính đạt 370 nghìn lượt người, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch đạt 231,5 nghìn lượt người, giảm 10,5%; đến vì công việc đạt 65 nghìn lượt người, giảm 17,6%; thăm thân nhân đạt 55 nghìn lượt người, giảm 1,2%.
Một số quốc gia mặc dù có số lượng lớn khách đến Việt Nam nhưng giảm so với cùng kỳ năm 2008 là: Trung Quốc đạt 60,7 nghìn lượt người, giảm 12,1%; Nhật Bản đạt 34,7 nghìn lượt người, giảm 1,5%; Hoa Kỳ đạt 33,4 nghìn lượt người, giảm 18,1%; Hàn Quốc đạt 33 nghìn lượt người, giảm 30,1%. Một số nước khác tuy lượng khách đến nước ta không lớn nhưng vẫn duy trì được mức tăng cao là: Pháp đạt 19,3 nghìn lượt người, tăng 51,1% so với tháng 01/2008; Ma-lai-xi-a đạt 19 nghìn lượt người, tăng 23,2%; Xin-ga-po đạt 18,3 nghìn lượt người, tăng 26,6%.
 
Vận tải
Vận chuyển hành khách tháng 01/2009 ước tính đạt 173,4 triệu lượt khách, tăng 7,8% và 7,3 tỷ lượt khách.km, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vận chuyển đường bộ đạt 157,4 triệu lượt khách, tăng 8,3% và 5,2 tỷ lượt khách.km, tăng 8,9%; đường sông đạt 13,7 triệu lượt khách, tăng 2,5% và 0,3 tỷ lượt khách.km, tăng 1,9%; đường hàng không đạt 0,9 triệu lượt khách, tăng 8,8% và 1,5 tỷ lượt khách.km, tăng 9,1%.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 01/2009 ước tính đạt 51,4 triệu tấn, tăng 1,9% và 13,4 tỷ tấn.km, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó vận tải đường bộ đạt 37,9 triệu tấn, tăng 4,7% và 2 tỷ tấn.km, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước; đường sông đạt 9,3 triệu tấn, tăng 2,3% và 0,5 tỷ tấn.km, tăng 2,7%; đường biển đạt 3,5 triệu tấn, giảm 17,7% và 10,6 tỷ tấn.km, giảm 10,5% do lượng xuất khẩu của một số mặt hàng tăng chậm hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước.
 
Bưu chính viễn thông
Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong tháng 01/2009 ước tính đạt 3,2 triệu thuê bao, tăng 160,4% so với cùng kỳ năm 2008, nâng tổng số thuê bao điện thoại trên cả nước tính đến hết tháng 01/2009 lên 82,6 triệu thuê bao, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 48,7 triệu thuê bao. Số thuê bao internet băng rộng trên cả nước tính đến hết tháng 01/2009 ước tính đạt 2,1 triệu thuê bao. Tổng doanh thu thuần bưu chính viễn thông tháng 01/2009 ước tính đạt 7,7 nghìn tỷ đồng, tăng 46,6% so với tháng 01/2008, trong đó doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 5,8 nghìn tỷ đồng, tăng 52,7%.
Thu chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước 15 ngày đầu tháng 01/2009 ước tính bằng 2,4% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 2,9% (thu từ kinh tế Nhà nước bằng 2,9%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không kể dầu thô bằng 2,5%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 2,6%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng 3,4%; thu phí xăng dầu bằng 3%; thu phí, lệ phí bằng 2,5%); thu từ dầu thô bằng 1,6%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 1,9%.
Cũng trong 15 ngày đầu tháng 01/2009, tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính bằng 3,3% dự toán năm, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 2,7%; chi sự nghiệp kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (gồm cả chi cải cách tiền lương) bằng 3,5%; chi trả nợ và viện trợ bằng 4,3%.
Một số vấn đề xã hội
Thiếu đói trong nông dân
Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, tính đến 20/01/2009, cả nước có 45,9 nghìn hộ thiếu đói với 200,3 nghìn nhân khẩu bị thiếu đói, chiếm 0,4% tổng số hộ nông nghiệp và 0,4% tổng số nhân khẩu nông nghiệp. So với cùng kỳ năm 2008, số hộ thiếu đói giảm 26,8%, số nhân khẩu thiếu đói giảm 24,1%. Hộ thiếu đói tập trung chủ yếu tại các tỉnh thuộc vùng Trung du, miền núi phía Bắc; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm các cấp, các ngành và tổ chức đoàn thể từ trung ương đến địa phương đã hỗ trợ cho các hộ thiếu đói lương thực và tiền nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân.
Thiệt hại thiên tai
Mưa lũ lớn kéo dài tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân cư. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, có trên 100 nghìn ha lúa đông xuân mới gieo sạ bị ngập nặng, trong đó hơn 40 nghìn ha phải gieo sạ lại; gần 17 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 16 tàu, thuyền đánh cá bị chìm; trên 10 nghìn con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi. Để khắc phục hậu quả thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng các địa phương khẩn trương hỗ trợ giống lúa cho nông dân gieo cấy, đảm bảo đúng tiến độ thời vụ.
Tình hình dịch bệnh
Từ 21/12/2008 đến 20/01/2009 trên địa bàn cả nước có 1,6 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt rét; 5,4 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; hơn 300 trường hợp mắc bệnh viêm gan virút và 01 trường hợp nhiễm và tử vong do vi rút cúm A H5N1. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mặc dù đã được các cấp, các ngành chú ý quan tâm, nhưng tình hình chưa được cải thiện rõ rệt. Trong tháng, cả nước đã xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm với 627 trường hợp bị ngộ độc tại các tỉnh: Nghệ An, Quảng Bình, Hải Dương, Cà Mau và thành phố Hồ Chí Minh. Để đảm bảo an toàn cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều biện pháp đề ra đang được các ngành chức năng thực hiện quyết liệt, đặc biệt tăng cường kiểm tra, giám sát và tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức cho người dân trong sản xuất và tiêu dùng các loại thực phẩm.
Cũng trong tháng Một của năm 2009, cả nước đã có 1,2 nghìn trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, nâng tổng số người nhiễm HIV tính đến 20/01/2009 lên 179,5 nghìn người, trong đó 71,5 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 41,8 nghìn người đã tử vong do AIDS.
Tai nạn giao thông
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong tháng 12/2008 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 1113 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1019 người và làm bị thương 684 người. So với tháng 11/2008, số vụ tai nạn giao thông tăng 4,7%, số người chết tăng 8,3% và số người bị thương tăng 7,7%. So với cùng kỳ năm 2007, số vụ tai nạn giao thông giảm 8,2%, số người chết giảm 6,8% và số người bị thương giảm 14,4%.
Tính chung năm 2008, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 12,8 nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết 11,6 nghìn người và làm bị thương 8,1 nghìn người. So với năm 2007, số vụ tai nạn giao thông giảm 12,5%, số người chết giảm 11,9% và số người bị thương giảm 23,6%. Bình quân một ngày trong năm 2008, trên địa bàn cả nước xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người và làm bị thương 22 người. So với năm 2007, số vụ tai nạn giao thông bình quân một ngày giảm 5 vụ, số người chết giảm 4 người và số người bị thương giảm 7 người. Để đảm bảo an toàn giao thông trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, các lực lượng chức năng trên cả nước đã và đang phối hợp chặt chẽ, nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế tối đa những bất cập trên các tuyến giao thông.
Khái quát lại, kinh tế-xã hội nước ta tháng 01/2009 mặc dù tiếp tục gặp khó khăn nhưng một số ngành, lĩnh vực vẫn giữ được nhịp độ phát triển, do đó kết quả đạt được tăng so với cùng kỳ năm trước cũng như so với thời điểm kinh tế-xã hội trong nước bị ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế. Sản lượng dầu thô khai thác và sản lượng điện sản xuất tăng; hoạt động bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển; tình trạng thiếu đói trong nông dân giảm. Tuy nhiên, để từng bước vượt qua khó khăn, thách thức; ngăn chặn suy giảm kinh tế; thúc đẩy sản xuất phát triển; ổn định kinh tế vĩ mô và ngăn ngừa lạm phát, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:
Một là, nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh sau Tết Nguyên đán để bù phần giảm sút của tháng Một. Muốn vậy phải tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển.
Hai là, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đặc biệt của sản phẩm sản xuất ra nhằm kích thích đầu tư, mở rộng quy mô, phát triển sản xuất.
Ba là, có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, linh hoạt giữa các Bộ, ngành liên quan trong thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ. Tổ chức triển khai nhanh chóng những nhiệm vụ đã được Thủ tướng giao, chỉ đạo và được nêu trong các Nghị quyết của Chính phủ.
Bốn là, khẩn trương hoàn thiện đề án sử dụng gói kích cầu đầu tư 1 tỷ USD, đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Năm là, làm tốt công tác phân tích, đánh giá tình hình và dự báo, từ đó chủ động đề ra những giải pháp, biện pháp khắc phục, phòng ngừa nhằm giảm tối đa thiệt hại và hạn chế tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống dân cư.
Sáu là, triển khai thực hiện khẩn trương, kịp thời, công bằng, đúng đối tượng các chủ trương, quyết định liên quan đến an sinh xã hội, đảm mỗi người dân đều được hưởng quyền lợi như đã quy định và nhận được sự trợ giúp khi gặp khó khăn do thiên tai, hoạn nạn.
 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
2/2/2009 11:06 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết713-Tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-01-nam-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương: Sản xuất công nghiệp tăng trở lạiBình Dương: Sản xuất công nghiệp tăng trở lại

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở Bình Dương đã ổn định và có mức tăng trưởng nhanh trở lại.

Trong hai tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp mà tỉnh Bình Dương thực hiện là hơn 11.100 tỉ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng tháng 2 tăng 4,6% so với tháng 1 và tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước.
 
Khu vực kinh tế vốn đầu tư trong nước có mức tăng trưởng cao là 10,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nhà nước tăng 11,1% và ngoài nhà nước tăng 10,5%. Một số sản phẩm có mức tăng cao như hạt điều nhân tăng 23%, giày các loại tăng 22,6%, nước sinh hoạt tăng 21,7%, thủy sản chế biến tăng 21,2%...
Ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, do một số doanh nghiệp ở các ngành sản xuất hàng may mặc, da giày, lắp ráp ôtô và gia công linh kiện điện tử chưa đi vào sản xuất ổn định nên giá trị sản xuất thực hiện là hơn 7.500 tỉ đồng, chỉ tăng 7,3 % so với cùng kỳ năm trước.
 
Một số sản phẩm có mức tăng khá như mì ăn liền tăng 72,3%, giấy bìa các loại tăng 55,7%, sữa bột tăng 39,6%, thuốc viên các loại tăng 31,5%...
 
Để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm.
 
Riêng Tổ công tác kiểm tra, giải quyết hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do một Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh phụ trách sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ, đối thoại với các doanh nghiệp nhằm kịp thời có giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, trong đó có việc hệ thống ngân hàng thương mại tại tỉnh triển khai ngay việc cho vay đúng đối tượng được vay với lãi suất ưu đãi theo gói kích cầu của Chính phủ./.

(TTXVN/Vietnam+)

3/2/2009 9:05 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết750-Binh-Duong-San-xuat-cong-nghiep-tang-tro-laiThông tin chỉ đạo, điều hành
Kế hoạch thực hiện chiến lược Quốc gia về An toàn thực phẩm tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030Kế hoạch thực hiện chiến lược Quốc gia về An toàn thực phẩm tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030
 TTĐT - Ngày 26/6/2012, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 1674/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện chiến lược Quốc gia về An toàn thực phẩm tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
 
Theo đó, mục tiêu chung đến năm 2020, về cơ bản kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc dân của tỉnh nhà.
 
Kế hoạch xác định, đến năm 2020, Bình Dương đạt được 5 mục tiêu cụ thể, đó là nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng; cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, vận chuyển, bảo quản nông sản và thực phẩm; tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; cải thiện rõ tình trạng đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở dịch vụ ăn uống và kinh doanh thực phẩm; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính. Đến năm 2030, công tác an toàn thực phẩm được quản lý một cách chủ động, có hiệu quả dựa trên các bằng chứng khoa học và thực hiện kiểm soát theo chuỗi; 100% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người quản lý và người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm; 100% cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đạt điều kiện an toàn thực phẩm; tiếp cận và kiểm soát bệnh truyền qua thực phẩm thông qua xây dựng các mục tiêu giảm ca mắc/100.000 dân cụ thể cho từng chủng loại vi khuẩn.
 
Để đạt được mục tiêu trên, Bình Dương sẽ đẩy mạnh các biện pháp thực hiện như: có chính sách bồi dưỡng, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm; chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cung cấp rau an toàn và giết mổ gia súc, gia cầm theo quy trình công nghiệp; nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ làm công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; tiếp tục triển khai truyền thông giáo dục, phổ cập kiến thức an toàn thực phẩm; kiện toàn hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm từ tỉnh đến tuyến xã, phường; bảo đảm nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho sản xuất, chế biến thực phẩm. Đồng thời chủ động kiểm soát ô nhiễm thực phẩm trong bảo quản, chế biến thực phẩm; thiết lập hệ thống giám sát ô nhiễm thực phẩm, truy suất nguồn gốc, xử lý sự cố về thực phẩm và thông tin, cảnh báo nguy cơ; xây dựng mô hình điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo.
 
Dự kiến, tổng kinh phí để triển khai thực hiện hơn 93 tỷ đồng, bao gồm kinh phí từ Trung ương và của địa phương.
 
 
Phan Anh
7/12/2012 9:52 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1708-Ke-hoach-thuc-hien-chien-luoc-Quoc-gia-ve-An-toan-thuc-pham-tinh-Binh-Duong-giai-doan-2011-2020-tam-nhin-den-nam-2030Thông tin chỉ đạo, điều hành
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bình DươngĐiều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 879/QĐ-UBND về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương.

Theo đó, Quỹ là tổ chức tài chính Nhà nước do UBND tỉnh quyết định thành lập theo Quyết định thành lập số 2719/QĐ-UBND ngày 07/07/2009 của UBND tỉnh. Quỹ trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bình Dương và chịu sự quản lý về mặt tài chính của Sở Tài chính.

Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các Tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh là người đại diện theo quy định pháp luật của Quỹ.

Quỹ được thành lập nhằm mục đích tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, các nguồn tài trợ, đóng góp ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi địa bàn tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của UBND tỉnh và quy định pháp luật hiện hành.

Quỹ hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; hoạt động công khai, minh bạch và bình đẳng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ của Quỹ.

Nhiệm vụ của Quỹ: Tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, tài trợ, viện trợ, huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật để hỗ trợ tài chính cho tổ chức, cá nhân có các dự án về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Quỹ; tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường theo hợp đồng ủy thác.

Đồng thời tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường từ hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật. Thực hiện đúng hạn, đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ, thanh toán của Quỹ đối với tổ chức, cá nhân đã ký quỹ, cho Quỹ vay vốn theo đúng quy định của pháp luật.

Quyền hạn của Quỹ: Được pháp luật bảo hộ với tư cách là một pháp nhân trước mọi hành vi trái pháp luật gây tổn hại đến tài sản, quyền lợi và uy tín của Quỹ; tổ chức cơ quan điều hành hoạt động phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ và các quy định của Điều lệ này. Kiểm tra định kỳ và đột xuất các tổ chức, cá nhân sử dụng vốn hỗ trợ tài chính của Quỹ để triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/3/2025 và thay thế Quyết định số 2025/QĐ-UBND ngày 10/8/2023 của UBND tỉnh về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương.

Quyết định số 879/QĐ-UBND 

4/2/2025 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường 489-dieu-le-to-chuc-va-hoat-dong-cua-quy-bao-ve-moi-truong-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Công tác thông tin đối ngoại năm 2025Công tác thông tin đối ngoại năm 2025

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1790/KH-UBND về công tác thông tin đối ngoại tỉnh Bình Dương năm 2025.​

Kế hoạch nhằm đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát và quản lý điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Trung ương với địa phương, các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố về công tác thông tin đối ngoại, góp phần thực hiện thành công đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và của tỉnh.

Theo đó, nội dung trọng tâm: Xây dựng Kế hoạch triển khai công tác thông tin đối ngoại; phân công, bố trí nhân sự phụ trách công tác thông tin đối ngoại; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về thông tin đối ngoại, nhân quyền cho cán bộ và các lực lượng tham gia công tác thông tin đối ngoại; tổ chức và tham gia các hoạt động kinh tế đối ngoại; quảng bá hình ảnh, tiềm năng của địa phương thông qua các hoạt động trao đổi đoàn song phương và đa phương.

Đồng thời theo dõi, tổng hợp diễn biến tình hình chính trị, xã hội trong nước và tình hình có liên quan đến thông tin đối ngoại của tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo mật nhà nước trong hoạt động thông tin đối ngoại; công tác nhân quyền, phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tổ chức định hướng và cung cấp thông tin, tuyên truyền các hoạt động đối ngoại của tỉnh trên các phương tiện truyền thông; xây dựng tư liệu quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của tỉnh trong hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, du lịch của tỉnh…

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

Kế hoạch số 1790/KH-UBND​

4/2/2025 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, công tác thông tin đối ngoại333-cong-tac-thong-tin-doi-ngoai-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Điều chỉnh, bãi bỏ Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất Điều chỉnh, bãi bỏ Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định số 873/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bãi bỏ Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và Phương án tổ chức thực hiện vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, bãi bỏ vùng hạn chế 2, vùng hạn chế 3 và vùng hạn chế hỗn hợp thuộc Danh mục khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất được ban hành kèm theo Quyết định số 1270/QĐ-UBND ngày 31/5/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục và bản đồ các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.

Điều chỉnh vùng hạn chế 1 thuộc Danh mục khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất được ban hành kèm theo Quyết định số 1270/QĐ-UBND ngày 31/5/2022 của UBND tỉnh và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất tỷ lệ 1/50.000 trên địa bàn tỉnh.

Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước dưới đất thuộc vùng hạn chế thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo Phương án thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã quy định; đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện hạn chế khai thác nước dưới đất.

UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm triển khai thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền, tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký khai thác nước dưới đất; phối hợp Sở Nông nghiệp và Môi trường trong quá trình tổ chức thực hiện các phương án hạn chế khai thác nước dưới đất; thường xuyên rà soát, đề nghị điều chỉnh, bổ sung Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất cho phù hợp tình hình thực tiễn địa phương, gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường tổng hợp.

Quyết định số 873/QĐ-UBND​

4/10/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, điều chỉnh, bãi bỏ Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, Phương án tổ chức thực hiện vùng hạn chế khai thác nước dưới đất322-dieu-chinh-bai-bo-danh-muc-cac-vung-han-che-khai-thac-nuoc-duoi-datThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Hệ thống tự động báo kẹt xeHệ thống tự động báo kẹt xe
Chỉ cần nhìn vào bảng thông báo đặt bên đường, người tham gia giao thông có thể biết được nơi nào đang kẹt xe. Qua hệ thống tin nhắn, người tham gia giao thông cũng được tư vấn đi hướng nào để tránh kẹt xe.
Tháng 12-2008, nhóm nghiên cứu của PGS–TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM, đã trình bày với lãnh đạo Sở GTVT TPHCM, Phòng CSGT đường bộ TP về hệ thống cảnh báo, thông báo tình trạng giao thông này để xin phép triển khai vào ứng dụng thực tế. Theo dự kiến, đầu năm 2009, nhóm sẽ thực hiện thí điểm ở một vài địa điểm dưới sự chấp thuận của TP.
Nhận biết kẹt xe bằng cảm ứng
Công trình nghiên cứu mang tên “Hệ thống cảnh báo và điều khiển giao thông”, gồm một chương trình mô phỏng, một hệ thống thiết bị cảm biến đo lường, các bảng thông báo bằng đèn LED về tình trạng kẹt xe, một hệ thống nhận tin nhắn, cuộc gọi và trả lời các tin nhắn, cuộc gọi này. Tất cả những bộ phận đó hình thành nên một mạng lưới có khả năng cập nhật, tổng hợp được tình hình xe cộ lưu thông một cách liên tục theo thời gian và hiển thị tình trạng giao thông trên các bảng thông báo đặt tại một số điểm bên đường. Người tham gia giao thông chỉ cần nhìn vào đó và xác định được hướng đi nào đang bị kẹt xe để tránh đi vào, vừa giúp tránh mất thời gian của bản thân vừa giúp nút kẹt xe nhanh chóng được giải tỏa.
Để đo lưu lượng xe lưu thông trên các giao lộ, nhóm đã nghiên cứu qua hơn chục loại thiết bị cảm ứng như cảm ứng từ, cảm ứng điện từ, cảm ứng hình ảnh... để chọn ra giải pháp tối ưu vừa tiết kiệm chi phí vừa bảo đảm độ chính xác. Thiết bị cảm ứng được thiết kế đặc biệt đặt tại các điểm nóng hay xảy ra tình trạng kẹt xe để theo dõi. Khi xe cộ đi ngang qua những vị trí này, sức nặng và từ tính phát ra từ các phương tiện này sẽ được nhận biết và báo về hệ thống xử lý trung tâm qua một hệ thống thông tin liên lạc. Sau đó, các thông tin sẽ được xử lý và hiển thị ở các “thiết bị đầu ra” như màn hình, tin nhắn, điện thoại... để thông báo đến người tham gia giao thông.
Chi phí không cao
Theo PGS-TS Hồ Thanh Phong, thời gian đầu hệ thống sẽ thực hiện ở mức bán tự động. Công tác trả lời tin nhắn, điện thoại gọi đến sẽ vừa do con người thực hiện vừa do máy thực hiện. Thông tin trên toàn bộ hệ thống được kết nối với nhau trên diện rộng nên người dân ngồi một chỗ vẫn có thể biết được thông tin ở các nơi khác nhau trên địa bàn TPHCM trong một thời điểm nhất định. Theo dự tính, chi phí đầu tư trang thiết bị cho một điểm trong thời điểm hiện tại khá rẻ, chỉ ở mức hơn chục triệu đồng/điểm.
Ngoài đề tài “Hệ thống cảnh báo và điều khiển giao thông” này, là một người tâm huyết với giao thông tại TPHCM, trước đó PGS-TS Hồ Thanh Phong đã có 2 đề tài liên quan đến lĩnh vực này, đó là đề tài “Các biện pháp trước mắt giảm kẹt xe ở TPHCM” được nghiệm thu năm 2003; đề tài “Ứng dụng kỹ thuật mô phỏng và tối ưu vào việc nghiên cứu giao thông ở TPHCM” nghiệm thu năm 1999. Đề tài năm 1999 là cơ sở lý thuyết còn đề tài năm 2003 là những ứng dụng cụ thể cho các giao lộ tại TPHCM. Sau khi hoàn thành nghiệm thu, kết quả đã được chuyển giao về Sở GTVT, đề tài năm 2003 đã được thử nghiệm trên mô hình. Với đề tài lần này, PGS-TS Hồ Thanh Phong hy vọng sẽ được cho phép triển khai vào thực tế để đem lại những hiệu quả thiết thực hơn.
Thanh Lê
(Theo báo
Người lao động)
2/6/2009 7:24 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết733-He-thong-tu-dong-bao-ket-xeThông tin chỉ đạo, điều hành
Phê duyệt Khu vực phát triển đô thị số 10 phường Thái Hòa, thành phố Tân UyênPhê duyệt Khu vực phát triển đô thị số 10 phường Thái Hòa, thành phố Tân Uyên

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2431/QĐ-UBND về việc phê duyệt Khu vực phát triển đô thị số 10 phường Thái Hòa, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.​

Theo đó, khu vực lập hồ sơ đề xuất Khu số 10 thuộc phường Thái Hòa, thành phố Tân Uyên bao gồm một phần các khu phố: Tân Mỹ, Ba Đình, Tân Ba và Vĩnh Phước có quy mô diện tích khoảng 237,1 hecta.

Phạm vi ranh giới được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp đường ĐT.747B (đoạn đi qua phường Thái Hòa); phía Nam giáp rạch ông Tiếp, ranh giới phường Tân Bình, thành phố Dĩ An và ranh giới phường Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; phía Đông giáp đường ĐT.747 (đoạn đi qua phường Thái Hòa​); phía Tây giáp đường KV.06 và LKV.20 (theo quy hoạch phân khu phường Thái Hòa) và đất dân cư hiện hữu.

Khu vực phát triển đô thị số 10  là khu đô thị công nghệ - giáo dục, đào tạo, dịch vụ cảng - logistics. Khu đô thị mới sử dụng hỗn hợp đa chức năng: Nhà ở đô thị, khu công nghệ cao, tổ hợp giáo dục liên cấp, các dịch vụ cảng - logistics.

Thời hạn thực hiện dự kiến đến năm 2040.

Quyết định số 2431/QĐ-UBND​

8/29/2024 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Khu vực phát triển đô thị số 10678-phe-duyet-khu-vuc-phat-trien-do-thi-so-10-phuong-thai-hoa-thanh-pho-tan-uyeThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bổ sung các khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đấtNewBổ sung các khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 37/NQ-HĐND về Danh mục bổ sung các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) thông qua ngày 24/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, thông qua Danh mục bổ sung 25 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh vào Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 24/01/2025 của HĐND tỉnh với tổng diện tích 4.878,76 hecta.

Cụ thể:

Địa bàn TP.Thủ Dầu Một: 03 khu đất với diện tích 106,28 hecta. 

Địa bàn TP.Tân Uyên: 06 khu đất với diện tích 1.205,4 hecta.

Địa bàn TP.Dĩ An: 09 khu đất với diện tích 82,98 hecta.

Địa bàn huyện Bắc Tân Uyên: 03 khu đất với diện tích 1.076,1 hecta.

Địa bàn huyện Dầu Tiếng: 04 khu đất với diện tích 2.408 hecta.


Khu dat 1.png

Khu dat 2.png

Khu dat 3.png

Khu dat 4.png

Khu dat 5.png

Khu dat 6.png

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 37/NQ-HĐND​

5/8/2025 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, bổ sung các khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất821-bo-sung-cac-khu-dat-dau-thau-lua-chon-nha-dau-tu-thuc-hien-du-an-dau-tu-co-su-dung-daThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu - Đăng Quang
0.00
121,000
0.00
121000
Đồng thuận đề xuất xây dựng cầu Hiếu Liêm 2 kết nối tỉnh Đồng NaiNewĐồng thuận đề xuất xây dựng cầu Hiếu Liêm 2 kết nối tỉnh Đồng Nai

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 38/NQ-HĐND về việc đồng thuận đề xuất thực hiện dự án kết nối tỉnh Đồng Nai (xây dựng cầu Hiếu Liêm 2).

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) thông qua ngày 24/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, đồng thuận với đề xuất giao UBND tỉnh Bình Dương làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án kết nối tỉnh Đồng Nai (xây dựng cầu Hiếu Liêm 2).

Thống nhất giao UBND tỉnh thực hiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền giao UBND tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đầu tư công.

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 38/NQ-HĐND​

5/8/2025 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, xây dựng cầu Hiếu Liêm 2 kết nối tỉnh Đồng Nai492-dong-thuan-de-xuat-xay-dung-cau-hieu-liem-2-ket-noi-tinh-dong-naThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu - Đăng Quang
0.00
121,000
0.00
121000
Sửa đổi thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025NewSửa đổi thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 39/NQ-HĐND về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 09/12/2024 của HĐND tỉnh về dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; thu, chi và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) thông qua ngày 24/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, sửa đổi thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 78.286 tỷ 829 triệu đồng. Trong đó, sửa đổi thu từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất 3.966 tỷ 964 triệu đồng.

Sửa đổi, bổ sung tổng thu ngân sách địa phương 52.780 tỷ 62 triệu đồng.

Trong đó, sửa đổi, bổ sung thu cân đối ngân sách địa phương 31.435 tỷ 471 triệu đồng. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang 4.723 tỷ 129 triệu đồng; bổ sung thu kết dư 105 tỷ đồng; sửa đổi thu từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất 3.966 tỷ 964 triệu đồng.

Sửa đổi, bổ sung tổng chi ngân sách địa phương 52.780 tỷ 62 triệu đồng. Trong đó, sửa đổi chi cân đối ngân sách địa phương 31.435 tỷ 471 triệu đồng. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung chi đầu tư phát triển 14.295 tỷ 346 triệu đồng; sửa đổi, bổ sung chi thường xuyên 13.582 tỷ 200 triệu đồng.

Bổ sung chi hỗ trợ nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn kinh phí tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh năm 2024 cho tỉnh Bạc Liêu 28 tỷ 703 triệu đồng.

Sửa đổi chi xây dựng cơ bản từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất 3.966 tỷ 964 triệu đồng.

Giao UBND tỉnh phân bổ, giao dự toán chi tiết kinh phí chi thực hiện cải cách tiền lương và chế độ tiền thưởng, các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và các chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người làm việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp tỉnh. Định kỳ, UBND tỉnh báo cáo Thường trực HĐND tỉnh và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Nghị quyết số 39/NQ-HĐND​​

5/9/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, thu ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách địa phương, năm 2025568-sua-doi-thu-ngan-sach-nha-nuoc-tren-dia-ban-va-phan-bo-ngan-sach-dia-phuong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
1 - 30Next