Tin chỉ đạo điều hành
 
Tối 16/1, gần 2.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Bình Dương đã có có một đêm đón xuân Kỷ Sửu 2009 thật ấm áp và hạnh phúc tại Khu du lịch Lạc Cảnh - Đại Nam - Văn Hiến.
 
 
(LĐ) - Tối 18.1, tại KCN Bình Đường (Dĩ An, Bình Dương), hàng nghìn CN đã chung vui đón Tết sớm trong chương trình văn nghệ mừng xuân và phát quà tết cho CN LĐ có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện về quê ăn Tết - do Quỹ Tấm Lòng vàng (TLV) Lao Động phối hợp với LĐLĐ tỉnh, UBMT Tổ quốc, Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương tổ chức.
 
 
(LĐ) - Tối 18.1, tại KCN Bình Đường (Dĩ An, Bình Dương), hàng nghìn CN đã chung vui đón Tết sớm trong chương trình văn nghệ mừng xuân và phát quà tết cho CN LĐ có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện về quê ăn Tết - do Quỹ Tấm Lòng vàng (TLV) Lao Động phối hợp với LĐLĐ tỉnh, UBMT Tổ quốc, Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương tổ chức.
 
 
(Chinhphu.vn) - "Các Bộ và các cơ quan hữu quan cần tăng cường phối hợp trong triển khai công tác, đặc biệt có sự gắn kết chặt chẽ và kịp thời về trao đổi thông tin giữa phái đoàn đại diện của ta ở nước ngoài và trong nước. Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, các Bộ cũng cần quan tâm thỏa đáng đến việc bảo vệ sản xuất trong nước một cách hợp lý, nâng cao vai trò tham mưu tư vấn cho Chính phủ và phòng chống các rủi ro thương mại, nhất là các vụ kiện chống bán phá giá cũng như hàng rào kỹ thuật".
 
 
(Chinhphu.vn) - "Các Bộ và các cơ quan hữu quan cần tăng cường phối hợp trong triển khai công tác, đặc biệt có sự gắn kết chặt chẽ và kịp thời về trao đổi thông tin giữa phái đoàn đại diện của ta ở nước ngoài và trong nước. Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, các Bộ cũng cần quan tâm thỏa đáng đến việc bảo vệ sản xuất trong nước một cách hợp lý, nâng cao va...
 
 

Ngày 19/1, Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa–Thành cổ Hà Nội đã chính thức gửi hồ sơ đề nghị công nhận Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hoá thế giới.

 
 
Ngày 19/1, Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa–Thành cổ Hà Nội đã chính thức gửi hồ sơ đề nghị công nhận Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hoá thế giới.
 
Ra mắt Phòng đọc Địa chí (22/01/2009 08:20:34)
 

Thư viện tỉnh vừa đưa vào phục vụ Phòng đọc Địa chí. Phòng đọc Địa chí đã có 1.214 tài liệu trước năm 1975; 8.186 tài liệu sau năm 1975 và 367 ảnh.

 
Ra mắt Phòng đọc Địa chí (22/01/2009 08:20:34)
 
Thư viện tỉnh vừa đưa vào phục vụ Phòng đọc Địa chí. Phòng đọc Địa chí đã có 1.214 tài liệu trước năm 1975; 8.186 tài liệu sau năm 1975 và 367 ảnh.
 
 
Trung tâm Trẻ em mồ côi và người già neo đơn Bồ Đề (Thuận An) vừa tổ chức đêm văn nghệ chào xuân mới 2009.
 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Bình Dương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới Bình Dương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới sau ngày 15/9/2021.

​Theo đó, các địa phương chủ động chuẩn bị phương án đối phó với tình hình dịch bệnh và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (số 15/CT-TTg, số 16/CT-TTg) với phương châm chỉ có thể ở "mức cao hơn", "sớm hơn" phù hợp theo tình hình dịch bệnh thực tế tại từng địa phương và không được "chậm hơn" khi xử lý tình huống.

Đối với các địa phương "vùng đỏ", tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg, đảm bảo giãn cách người với người, gia đình với gia đình, khu phố với khu phố, "ai ở đâu ở yên đó", không để chặt ngoài lỏng trong; khi triển khai các biện pháp giãn cách xã hội hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) cần áp dụng ở phạm vi hẹp, đảm bảo kiểm soát được chắc yếu tố nguy cơ nhưng không ảnh hưởng tới an sinh xã hội và phát triển kinh tế của người dân.

Các địa phương "vùng xanh", khi nới lỏng thực hiện giãn cách xã hội cần thận trọng, chặt chẽ, làm từng bước và đồng bộ, đảm bảo an toàn; thường xuyên phân tích, đánh giá, cập nhật tình hình, không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc "an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn" và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế; thực hiện phương án sản xuất "03 tại chỗ", "01 cung đường, 02 điểm đến", mô hình 03 Xanh "Nhà máy xanh, Nhà trọ xanh và Công nhân xanh" nhằm thúc đẩy và đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo xét nghiệm thần tốc hơn nữa ở các khu vực, "vùng, điểm đỏ, cam, vàng" cho toàn bộ người dân với cách làm hiệu quả và đảm bảo an toàn theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế. Đến ngày 20/9/2021, các địa phương, địa bàn thuộc khu vực "vùng và điểm đỏ, vàng" phải giảm mức độ nguy cơ; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp để giảm mạnh "vùng đỏ, vàng, điểm đỏ, vàng", "xanh hóa" địa bàn, xây dựng và bảo vệ bền vững "vùng xanh"; tổ chức khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới sau thời gian giãn cách xã hội theo Kế hoạch số 4639/KH-UBND ngày 14/09/2021 và Công văn số 4547/UBND-VX ngày 09/9/2021 của UBND tỉnh.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Sở Công Thương, UBND cấp huyện phối hợp với Sở Y tế thành lập Tổ công tác hướng dẫn, hỗ trợ, xem xét, quyết định cho phép các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đảm bảo đủ điều kiện an toàn phòng, chống dịch sớm trở lại hoạt động.

Đối với 06 địa phương đã công bố "vùng xanh" (thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và các huyện Bàu Bàng, Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên) thực hiện theo Công văn số 4593/UBND-VX ngày 10/9/2021 của UBND tỉnh và hướng dẫn lưu thông trên địa bàn tỉnh do Sở Giao thông vận tải ban hành. Riêng 03 địa phương còn lại (thành phố Thuận An, thị xã Dĩ An và thị xã Tân Uyên), căn cứ Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 để xác định, đánh giá mức độ nguy cơ và căn cứ diễn biến dịch bệnh thực tế tại địa phương, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện chủ động xem xét và tự quyết định việc tổ chức lưu thông trong nội bộ thành phố, thị xã.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cấp huyện, cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng các ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh và UBND tỉnh. Trường hợp lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không chấp hành nghiêm các quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh, để xảy ra bùng phát dịch trở lại, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền của đơn vị, địa phương đó hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sẽ bị xử lý trách nhiệm theo quy định.

Văn bản ​​

9/16/2021 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, thực hiện, biện pháp, dịch Covid-19, trạng thái, bình thường mới 383-binh-duong-thuc-hien-cac-bien-phap-phong-chong-dich-covid-19-trong-trang-thai-binh-thuong-moiThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
810.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương: Phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8 đến 8,3% trong năm 2022Bình Dương: Phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8 đến 8,3% trong năm 2022

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Chương trình) và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

Theo đó, Kế hoạch nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng chung của tỉnh; phấn đấu hoàn thành mục tiêu Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 8,5 – 8,7%/năm và năm 2022 đạt 8 – 8,3%.

Đồng thời, củng cố, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19; đảm bảo an sinh xã hội và đời sống nhân dân, nhất là người lao động, người nghèo, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Đối tượng hỗ trợ bao gồm: Người dân, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển cho nền kinh tế.

Thời gian hỗ trợ trong 02 năm 2022-2023; một số chính sách có thể kéo dài, bổ sung nguồn lực thực hiện tùy theo diễn biến dịch bệnh.

Sở Y tế nghiên cứu, kịp thời tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023) trên địa bàn tỉnh; không lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch; tiếp tục triển khai tiêm chủng phòng Covid-19, đảm bảo bao phủ liều bổ sung, liều nhắc lại cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên và đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 12 – 17 tuổi. Chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 05 đến 11 tuổi ngay khi Bộ Y tế có hướng dẫn. Triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động đến sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, đề xuất UBND tỉnh cải tạo, nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh ở những nơi cần thiết, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ của hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và UBND cấp huyện căn cứ chức năng, phạm vi quản lý theo dõi, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các phương thức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng tốt với các diễn biến khác nhau của dịch nhằm duy trì thông suốt hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh có dịch.

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện thực hiện nghiêm các quy định hướng dẫn của Trung ương, của UBND tỉnh và tăng cường tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, thực hiện thống nhất các quy định về đi lại, di chuyển của người lao động, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và sản xuất an toàn, duy trì hoạt động liên tục, ổn định với công suất và chi phí phù hợp; chú trọng hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm.

Kế hoạch 

3/21/2022 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhấn đấu, hoàn thành, mục tiêu, tăng trưởng, GRDP, 8, 8,3%, năm 2022495-binh-duong-phan-dau-hoan-thanh-muc-tieu-tang-truong-grdp-tu-8-den-8-3-trong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
640.00
121,000
0.00
121000
0
Tổ chức kỷ niệm 68 năm ngày thương binh - liệt sĩ 27/7Tổ chức kỷ niệm 68 năm ngày thương binh - liệt sĩ 27/7
  
TTĐT - Ngày 20-5, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND về việc “Tổ chức kỷ niệm 68 năm ngày thương binh - liệt sĩ 27/7”.
 
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Báo Bình Dương, Đài phát thanh - Truyền hình phối hợp với Sở Lao động -Thương Binh và Xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với nước; giới thiệu những điển hình thương binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu, vượt khó vươn lên trong cuộc sống; những cá nhân, đơn vị, địa phương đã tham gia thực hiện tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” ở địa phương.
   
  
   
Tham gia thực hiện tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”
  
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chính sách mới ban hành theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 của của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; triển khai thực hiện kịp thời chính sách người có công đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho đối tượng.
 
Thực hiện tốt phong trào phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam anh hùng; mở rộng việc vận động đỡ đầu chăm sóc đời sống cho thương binh, gia đình liệt sĩ khó khăn, neo đơn; kiểm tra, rà soát những gia đình chính sách thuộc hộ nghèo để có kế hoạch xem xét hỗ trợ góp phần ổn định vươn lên trong cuộc sống.  Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác chính sách đối với người có công với nước ở các địa phương, nhất là công tác nâng cao đời sống của đối tượng chính sách nhằm giữ vững danh hiệu “Xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sĩ và Người có công”, đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn đạt danh hiệu này; tổ chức vận động ủng hộ “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”.
   
   
Thực hiện tốt việc tôn tạo, sửa chữa làm sạch đẹp Bia, Đài tưởng niệm liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ
  
Tổ chức thực hiện tốt việc tìm kiếm, phát hiện và quy tập mộ liệt sĩ vào an táng trong các Nghĩa trang Liệt sĩ theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 1237 tỉnh về tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ năm 2015 và những năm tiếp theo; tôn tạo, sửa chữa làm sạch đẹp Bia, Đài tưởng niệm liệt sĩ, Nghĩa trang liệt sĩ; đón tiếp và phục vụ chu đáo nhu cầu thăm viếng của thân nhân, gia đình liệt sĩ; tổ chức tốt lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ.
 
Hoài Hương
5/25/2015 4:04 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1265-To-chuc-ky-niem-68-nam-ngay-thuong-binh-liet-si-277Thông tin chỉ đạo, điều hành
Ủy quyền Giám đốc Sở Ngoại vụ quản lý và quyết định việc cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tếỦy quyền Giám đốc Sở Ngoại vụ quản lý và quyết định việc cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3220/QĐ-UBND ủy quyền Giám đốc Sở Ngoại vụ quản lý và quyết định việc cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh.

​Theo đó, ủy quyền Giám đốc Sở Ngoại vụ quản lý và quyết định việc cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh được quy định tại khoản 2, Điều 3, Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam (trừ các hội nghị, hội thảo quốc tế do UBND tỉnh chủ trì, đồng chủ trì hoặc phối hợp tổ chức).

Cụ thể, các hội nghị, hội thảo quốc tế do các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh tổ chức; các hội nghị, hội thảo quốc tế do cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài được UBND tỉnh cho phép hoạt động trên địa bàn tỉnh tổ chức, trừ trường hợp nêu tại điểm c, khoản 2, Điều 3 Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp các đơn vị chức năng cho ý kiến đối với việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh Bình Dương thuộc thẩm quyền cho phép của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đồng thời, Giám đốc Sở Ngoại vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được ủy quyền trong việc quản lý và quyết định việc cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh.

Đối với các hội nghị, hội thảo quốc tế không thuộc phạm vi ủy quyền, Sở Ngoại vụ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Thời hạn ủy quyền kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành (08/11/2024) đến hết ngày 31/12/2025.

Quyết định số 3220/QĐ-UBND​​

11/26/2024 2:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, ủy quyền Giám đốc Sở Ngoại vụ, Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg 157-uy-quyen-giam-doc-so-ngoai-vu-quan-ly-va-quyet-dinh-viec-cho-phep-to-chuc-hoi-nghi-hoi-thao-quoc-tThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Thông báo viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh và nghỉ Tết Dương lịch 2022Thông báo viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh và nghỉ Tết Dương lịch 2022

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo viếng Nghĩa trang Liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2021) và nghỉ Tết Dương lịch 01/01/2022.

​ 

Theo đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 22/12/2021.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh phối hợp cùng các ngành liên quan tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh thật chu đáo, trang nghiêm và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Y tế chuẩn bị thiết bị đo thân nhiệt, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang và bố trí lực lượng để thực hiện phòng, chống dịch cho các đại biểu dự lễ viếng cho phù hợp.

Vào lúc 16 giờ ngày 22/12/2021, các đại biểu dự họp mặt tại căn cứ Hố Lang, TP. Dĩ An.

Tại các huyện, thị xã, thành phố khác, thời gian viếng Nghĩa trang Liệt sĩ do UBND huyện, thị xã, thành phố bố trí.

Các công sở, trụ sở các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các hộ nhân dân phải treo Quốc kỳ trong ngày 01/01/2022.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ 01 ngày, ngày 01/01/2022. Do ngày nghỉ Tết Dương lịch trùng vào ngày thứ bảy nên công chức, viên chức được nghỉ bù vào ngày thứ hai 03/01/2022.

Các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, UBND các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một, lãnh đạo các doanh nghiệp phải bố trí lực lượng trực gác bảo vệ cơ quan đơn vị và khu phố, ấp; chủ động xử lý mọi diễn biến bất thường xảy ra trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Tết Dương lịch năm 2022, đồng thời báo cáo tình hình kịp thời về UBND tỉnh.

Trước ngày Tết Dương lịch, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ, công chức, chiến sĩ, công nhân và nhân dân làm vệ sinh sạch, gọn ở khu vực cơ quan, đơn vị mình (kể cả trụ sở cũ chưa giao đơn vị khác quản lý), các tuyến đường giao thông, nơi công cộng và các khu phố, ấp.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt nội dung thông báo này và đến ngày 04/01/2022 báo cáo tình hình về UBND tỉnh.

Thông báo ​​​

12/20/2021 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtViếng, Nghĩa trang liệt sĩ, kỷ niệm, 77 năm, thành lập, Quân đội nhân dân, Việt Nam, Tết dương lịch, 01/01/2022331-thong-bao-vieng-nghia-trang-liet-si-tinh-va-nghi-tet-duong-lich-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
521.00
121,000
0.00
121000
0
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2009Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2009

(TTĐT) Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế lớn suy thoái, sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, song nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, Chính phủ nên những giải pháp và chính sách được Chính phủ đề ra nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, ngăn ngừa lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội đã bước đầu phát huy tác dụng, kinh tế-xã hội nước ta 5 tháng đầu năm 2009 phát triển theo hướng tích cực và có dấu hiệu sớm phục hồi.

Tình hình cụ thể của từng ngành và lĩnh vực như sau:
I. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
a. Nông nghiệp
Trọng tâm sản xuất nông nghiệp trong tháng5làchăm sóc,thu hoạch lúa đông xuân trên cả nước và xuống giống lúa hè thu ở các địa phương phía Nam. Tính đến trung tuần tháng 5/2009, các địa phương phía Nam đã thu hoạch 1844,1 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 100,7% cùng kỳ năm trước, năng suất ước tính đạt 62 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha; sản l­ượng đạt 11,8 triệu tấn, tăng 214,8 nghìn tấn. Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã cơ bản thu hoạch xong lúa đông xuân, năng suất ước tính đạt 63,6 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt 9,9 triệu tấn, xấp xỉ vụ đông xuân 2008. Năng suất lúa đông xuân toàn vùng giảm chủ yếu do một số địa phương thay đổi cơ cấu giống lúa theo hướng giảm diện tích trồng lúa năng suất cao nhưng chất lượng gạo thấp, khó xuất khẩu (IR 50404, OM 576.v.v) sang gieo trồng giống lúa năng suất tuy thấp hơn nhưng chất lượng gạo tốt, dễ xuất khẩu (VNĐ 95-20, OM 2717, OM 2517.v.v...). Sản lượng lúa đông xuân vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ước tính đạt 1 triệu tấn, tăng 172,6 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước, trong đó một số tỉnh đạt sản lượng tăng cao là: Quảng Nam tăng 39 nghìn tấn; Quảng Ngãi tăng 34,9 nghìn tấn; Phú Yên tăng 45,3 nghìn tấn; Khánh Hoà tăng 38,5 nghìn tấn.
Diện tích gieo trồng lúa đông xuân của các tỉnh phía Bắc đạt 1147,9 nghìn ha, tăng 1,6% so với vụ đông xuân 2008. Hiện nay, lúa đang phát triển tốt; theo đánh giá ban đầu của các địa phương, nếu thời tiết thuận lợi và sâu bệnh phát sinh ít thì năng suất lúa đông xuân miền Bắc sẽ đạt xấp xỉ vụ đông xuân 2008.
Cùng với việc thu hoạch lúa đông xuân, các địa phương phía Nam đang tập trung gieo sạ lúa hè thu. Tính đến trung tuần tháng 5/2009, diện tích lúa hè thu gieo sạ đạt 1344,6 nghìn ha, bằng 99,7% cùng kỳ năm trước; trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long 1191,7 nghìn ha, bằng 100,8%.
Ngoài việc tập trung gieo cấy và thu hoạch lúa, các địa phương tiếp tục gieo trồng cây màu vụ hè thu. Tính đến 15/5/2009, diện tích gieo trồng ngô cả nước đạt 715 nghìn ha, bằng 100,7% cùng kỳ năm trước; sắn 250,9 nghìn ha, bằng 98,5%; khoai lang 99,4 nghìn ha, bằng 95,8%; lạc 194,5 nghìn ha, bằng 102,5%; rau đậu 501,2 nghìn ha, bằng 101,1%.
Chăn nuôi 5 tháng đầu năm 2009 phát triển ổn định và có xu hướng tăng, đặc biệt là đàn gia cầm. Đàn bò ước tính tăng 1-2% so với cùng kỳ năm trước; đàn lợn tăng 2-3%; đàn gia cầm tăng 7-8%. Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đã cơ bản được khống chế. Tính đến ngày 21/5/2009, dịch bệnh chưa qua 21 ngày còn ở 4 tỉnh là: Dịch cúm gia cầm ở Vĩnh Long và Đồng Tháp; dịch lở mồm long móng ở Gia Lai; dịch tai xanh ở Bắc Giang. Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, cùng với việc tiến hành tiêm phòng vacxin cúm gia cầm đợt I năm 2009, các ngành chức năng cần tích trong việc triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
b. Lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng tập trung cả nước 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 45,8 nghìn ha, bằng 100,4% cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 89,5 triệu cây, bằng 97,7%; sản lượng gỗ khai thác đạt 920 nghìn m3, bằng 103,4%. Công tác kiểm lâm mặc dù được quan tâm và tăng cường nhưng hiện tượng cháy rừng, chặt phá rừng vẫn diễn ra ở một số nơi. Trong 5 tháng đầu năm 2009, diện tích rừng bị thiệt hại 1134,3 ha, trong đó diện tích rừng bị cháy 523,4 ha. Các địa phương có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Lạng Sơn 142,8 ha, Yên Bái 136,8 ha, Bình Thuận 51,8 ha. Một số tỉnh có diện tích rừng bị chặt phá nhiều là: Lâm Đồng 240,7 ha, Bình Phước 188 ha và Đắk Nông 72,8 ha.
c. Thủy sản: Tổng sản lượng thuỷ sản 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 1736,6 nghìn tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá đạt 1334,3 nghìn tấn, tăng 4%; tôm 149,6 nghìn tấn, tăng 3,8%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 748,2 nghìn tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2008 do giá thức ăn thủy sản tăng, người nuôi cá tra gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất của Nhà nước nên chưa yên tâm mở rộng diện tích thả nuôi. Sản lượng thủy sản khai thác 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 988,4 nghìn tấn, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt 911,7 nghìn tấn, tăng 9%. Thời tiết thuận lợi cho khai thác cá ngừ đại dương nên sản lượng tăng khá so với cùng kỳ năm 2008, trong đó Phú Yên đạt 3,7 nghìn tấn, tăng 13,7%; Bình Định 3,2 nghìn tấn, tăng 37%.
2. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp đang ổn định và có xu hướng tăng hơn những tháng đầu năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 5/2009 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn các mức tăng của 4 tháng đầu năm. Một số sản phẩm chủ yếu có sản lượng tăng cao là: Điều hoà nhiệt độ tăng 56,4%; thép tròn tăng 49,5%; máy giặt tăng 31,9%; giày, dép, ủng bằng da giả tăng 29,9%; dầu thô khai thác tăng 22,9%; khí hoá lỏng tăng 18,8%; xi măng tăng 14,9%; khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 10,1%.
 Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế Nhà nước giảm 0,1% (Trung ương quản lý tăng 1,3%; địa phương quản lý giảm 4,8%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 7,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,7% (dầu mỏ và khí đốt tăng 15,8%, các sản phẩm khác tăng 2,1%). Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp quan trọng có dấu hiệu phục hồi và tăng khá trong 5 tháng đầu năm 2009 là: Dầu thô khai thác tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước; xi măng tăng 17,4%; điều hoà nhiệt độ tăng 17,3%; thép tròn tăng 13,2%; tủ lạnh, tủ đá tăng 12,5%; thuốc lá điếu tăng 10,7%; giày, dép, ủng bằng da giả tăng 10,2%; xà phòng giặt tăng 8,7%; khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 8,6%; bia tăng 7,4%; nước máy thương phẩm tăng 7,1%; điện sản xuất tăng 5,7%. Bên cạnh đó, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm 2008 như: Than đá giảm 6,8%; thuỷ hải sản chế biến giảm 8,2%; phân hoá học giảm 13%; đường kính giảm 18,4%; gạch lát ceramic giảm 23,6%; vải dệt từ sợi bông giảm 26,1%; quần áo người lớn giảm 19,9%; xe chở khách giảm 31,4%.
Giá trị sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2009 của một số địa phương có qui mô sản xuất lớn vẫn giữ được ổn định và đạt tốc độ tăng cao hơn nhiều mức tăng chung của cả nước như: Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 10,5%; Quảng Ninh tăng 10,3%; Khánh Hoà tăng 7,2%; Đồng Nai và Cần Thơ cùng tăng 6,9%; Hải Phòng tăng 6,7%; Thanh Hoá và Bình Dương cùng tăng 5,1%. Một số địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm nay giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước như: Hải Dương giảm 4,9%; Đà Nẵng giảm 4,2%; Phú Thọ giảm 11,3%; Vĩnh Phúc giảm 14,2%; Hà Nội tăng 4,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,4%.
3. Đầu tư
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 5/2009 ước tính đạt 8,7 nghìn tỷ đồng, bằng 7,7% kế hoạch năm, bao gồm: Vốn trung ương đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, bằng 7%; vốn địa phương đạt 6,2 nghìn tỷ đồng, bằng 8%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện 37,4 nghìn tỷ đồng, bằng 33,2% kế hoạch năm, gồm có:
- Vốn trung ương quản lý đạt 11,4 nghìn tỷ đồng, bằng 32,3% kế hoạch năm, trong đó: Vốn đầu tư thực hiện của Bộ Công Thương đạt 125,1 tỷ đồng, bằng 52,6% kế hoạch năm; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 281,8 tỷ đồng, bằng 52,3%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 324,5 tỷ đồng, bằng 42,3%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1176,7 tỷ đồng, bằng 39,8%; Bộ Y tế 365 tỷ đồng, bằng 36,1%;  Bộ Xây dựng 129,4 tỷ đồng, bằng 30,4%; Bộ Giao thông Vận tải 1787,6 tỷ đồng, bằng 29,3%.
- Vốn địa phương quản lý đạt 26 nghìn tỷ đồng, bằng 33,6% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có tiến độ thực hiện nhanh là: Hòa Bình đạt 535,2 tỷ đồng, bằng 55,3% kế hoạch năm; An Giang 329,3 tỷ đồng, bằng 55,1%; Bắc Ninh 444,1 tỷ đồng, bằng 52%; Quảng Trị 384,1 tỷ đồng, bằng 50%; Hải Phòng 664 tỷ đồng, bằng 42,5%.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/5/2009 đạt 6,7 tỷ USD, giảm 76,3% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm: Vốn đăng ký 2,7 tỷ USD của 256 dự án được cấp phép mới (giảm 89,2% về vốn và giảm 60,5% về số dự án so với cùng kỳ năm trước); vốn đăng ký bổ sung 4 tỷ USD của 40 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 2,8 tỷ USD, giảm 29,1% so với cùng kỳ năm 2008.
Nguồn vốn ODA được ký kết 5 tháng đầu năm 2009 thông qua các Hiệp định với nhà tài trợ đạt 1,5 tỷ USD, bao gồm: Vốn vay đạt 1,4 tỷ USD; vốn viện trợ không hoàn lại đạt 19,5 triệu USD. Tổng giá trị giải ngân vốn ODA 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 720 triệu USD, bằng 38% kế hoạch năm, bao gồm: Vốn vay đạt 649 triệu US (549 triệu USD vay ưu đãi, 100 triệu USD vay thương mại); vốn viện trợ không hoàn lại đạt 71 triệu USD.
4. Thương mại, dịch vụ
a. Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ phục vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 452,3 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2008, nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2009 tăng 8,4%. Trong tổng số, kinh doanh thương nghiệp đạt 354,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 78,4% tổng số và tăng 21,9%; khách sạn nhà hàng đạt 51,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% và tăng 19%; dịch vụ đạt 41,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,2% và tăng 16,5%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2009 của hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ước tính đạt 160,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,4% tổng số cả nước, bao gồm Hà Nội đạt 57 nghìn tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước; thành phố Hồ Chí Minh đạt 103,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,8%.
b. Giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2009 tăng 0,44% so với tháng trước, trong đó nhóm phương tiện đi lại và bưu điện tăng cao nhất với 1,8% (Bưu chính viễn thông tăng 1,92%), chủ yếu do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng từ ngày 08/5/2009 và giá cước bưu chính tăng từ ngày 01/5/2009 theo Thông tư số 13/2009/TT-BTTTT ngày 30/3/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông về giá cước bưu chính phổ cập, sẽ áp dụng từ 01/5/2009. Các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng nhẹ ở mức dưới 1%, gồm: Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,97%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,51%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,31%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,26%; hai nhóm dược phẩm, y tế và hàng ăn và dịch vụ ăn uống đều tăng 0,18% (Lương thực giảm 0,37%; thực phẩm tăng 0,36%); giáo dục tăng 0,04%; văn hoá, thể thao, giải trí tăng 0,03%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2009 tăng 5,58% so với cùng kỳ năm 2008 và tăng 2,12% so với tháng 12/2008. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng/2009 tăng 11,59% so với 5 tháng/2008.
Chỉ số giá vàng tháng 5/2009 tăng 0,61% so với tháng trước; tăng 13,04% so với cùng kỳ năm 2008 và tăng 17,88% so với tháng 12/2008. Chỉ số giá vàng bình quân 5 tháng/2009 tăng 7,12% so với 5 tháng/2008. Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,25% so với tháng trước, tăng 11,46% so với cùng kỳ năm 2008 và tăng 5,18% so với tháng 12/2008. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 5 tháng/2009 tăng 10,22% so với 5 tháng/2008
c. Xuất, nhập khẩu hàng hoá
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 5/2009 ước tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng 2,8% so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch tăng cao so với tháng 4/2009 là: Dầu thô tăng 48 triệu USD; hàng dệt may tăng 37 triệu USD; thủy sản tăng 10 triệu USD; điện tử máy tính và linh kiện tăng 5 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 22,9 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 12 tỷ USD, tăng 12% (nếu loại trừ vàng tái xuất thì giảm 12%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả dầu thô) đạt 10,9 tỷ USD, giảm 21,4%.
Trong 5 tháng đầu năm 2009, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu giữ được tốc độ tăng cao cả về lượng và kim ngạch như: Gạo tăng 43,3% về lượng và tăng 20,2% về kim ngạch; chè tăng 17,5% và tăng 13,4%; sắn và sản phẩm của sắn tăng mạnh với mức tăng 129,6% về kim ngạch. Một số mặt hàng nông sản khác do ảnh hưởng của giá thế giới giảm nên tuy tăng về lượng nhưng kim ngạch giảm là: Cà phê tăng 21,6% về lượng, giảm 12,1% về kim ngạch; hạt tiêu tăng 43,3% về lượng, giảm 6,2% về kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng khác giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó dầu thô tuy lượng tăng 22,5% nhưng kim ngạch chỉ đạt 2,6 tỷ USD, giảm 44% do giá giảm mạnh; hàng dệt may đạt 3,2 tỷ USD, giảm 1,8%; giày dép đạt 1,6 tỷ USD, giảm 10,1%; thủy sản đạt 1,4 tỷ USD, giảm 9,1%; cà phê đạt 963 triệu USD, giảm 12,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 939 triệu USD, giảm 19,8%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 909 triệu USD, giảm 8%; than đá đạt 479 triệu USD, giảm 20,7%.
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tháng 4/2009 đạt 879 triệu USD, tăng 3,3% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 4 tháng đầu năm 2009 lên 3,2 tỷ USD, mức cao nhất trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 5/2009 ước tính đạt 5,9 tỷ USD, tăng 8,1% so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 24 tỷ USD, giảm 37% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 15,5 tỷ USD, giảm 41,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,5 tỷ USD, giảm 26,9%.
Nhìn chung 5 tháng đầu năm 2009, kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng đều giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó sắt thép giảm mạnh nhất với 60,8%; xăng dầu giảm 55,3%; ô tô giảm 48,3%; gỗ và nguyên phụ liệu gỗ giảm 44,5%; bông giảm 41,9%; phân bón giảm 31,6%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu giảm 30,9%; chất dẻo giảm 28,9%; xe máy giảm 28,3%; thuốc trừ sâu giảm 25%; máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng giảm 23,9%; hóa chất giảm 23,7%; giấy giảm 23,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép giảm 20%; sợi dệt giảm 18,2%; điện tử, máy tính và linh kiện giảm 18,1%; sản phẩm hóa chất giảm 16,2%. Riêng mặt hàng tân dược tăng 25,6% so với 5 tháng đầu năm 2008
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 4/2009 từ các thị trường lớn đều tăng so với tháng trước, trong đó đứng đầu là Trung Quốc đạt 1,2 tỷ USD, tăng 7%; Nhật Bản 573 triệu USD, tăng 1,9%; Đài Loan 523 triệu USD, tăng 7%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt mức cao nhất trong các thị trường với 4,1 tỷ USD.
Nhập siêu hàng hóa tháng 5/2009 ước tính 1,5 tỷ USD, bằng 34,1% kim ngạch xuất khẩu. Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, nhập siêu hàng hóa 1,1 tỷ USD, bằng 4,9% kim ngạch xuất khẩu.
d. Khách quốc tế đến Việt Nam
Khách quốc tế đến nước ta 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 1614,5 nghìn lượt người, giảm 18,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch đạt 986,4 nghìn lượt người, giảm 22%; đến vì công việc 285,4 nghìn lượt người, giảm 23,9%; thăm thân nhân đạt 235,8 nghìn lượt người, tăng 1,1%. Khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không đạt 1345,8 nghìn lượt người, giảm 11%; đến bằng đường biển 33,3 nghìn lượt người, giảm 61,2%, đến bằng đường bộ 235,4 nghìn lượt người, giảm 39,4%.
Trong 5 tháng đầu năm 2009, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến Việt Nam giảm so với cùng kỳ năm 2008 là: Trung Quốc 189,1 nghìn lượt người, giảm 38,3%; Hoa Kỳ 185,8 nghìn lượt người, giảm 1,2%; Hàn Quốc 171,7 nghìn lượt người, giảm 22%; Nhật Bản 156,9 nghìn lượt người, giảm 8,2%; Đài Loan 117,5 nghìn lượt người, giảm 16,5%; Ôx-trây-li-a 99,6 nghìn lượt người, giảm 4,3%. Bên cạnh đó, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta cao hơn so với cùng kỳ năm trước là: Ca-na-đa 42,4 nghìn lượt người, tăng 4,2%; Ma-lai-xi-a 72,1 nghìn lượt người, tăng 0,9%. 
e. Vận tải
Vận tải hành khách 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 799,6 triệu lượt khách, tăng 6,8% và 34,4 tỷ lượt khách.km, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vận tải trung ương đạt 12 triệu lượt khách, giảm 15,2% và 8,9 tỷ lượt khách.km, giảm 5,1%; vận tải địa phương đạt 787,6 triệu lượt khách, tăng 7,3% và 25,6 tỷ lượt khách.km, tăng 7,1%. Vận tải hành khách đường bộ 5 tháng đầu năm 2009 đạt 720,4 triệu lượt khách, tăng 7,4% và 24,6 tỷ lượt khách.km, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước; vận tải đường sông đạt 67,9 triệu lượt khách, tăng 2,3% và 1,4 tỷ lượt khách.km, tăng 1,7%; vận tải đường biển đạt 2,5 triệu lượt khách, tăng 3,2% và 159,5 triệu lượt khách.km, tăng 5,2%. Riêng vận tải hành khách đường sắt và đường hàng không giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó đường sắt giảm 3,3% về vận chuyển và giảm 13,8% về luân chuyển; đường hàng không giảm 2,4% và giảm 3,2%.
Vận tải hàng hóa 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 260,6 triệu tấn, giảm 1,5% và 69,7 tỷ tấn.km, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vận tải đường bộ đạt 187,2 triệu tấn, tăng 0,3% và 9,5 tỷ tấn.km, tăng 1%; đường sông đạt 52,3 triệu tấn, giảm 2,3% và 8,4 tỷ tấn.km, giảm 6,7%; đường biển đạt 17,8 triệu tấn giảm 13,1% và 50,1 tỷ tấn.km, tăng 4,2%; đường sắt đạt 3,2 triệu tấn, giảm 17% và 1,5 tỷ tấn.km, giảm 19,5%.
f. Bưu chính viễn thông
Số thuê bao điện thoại phát triển mới 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 10,4 triệu thuê bao, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó thuê bao điện thoại cố định đạt 1,6 triệu thuê bao, tăng 62,4%. Số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến cuối tháng 5/2009 đạt 91,8 triệu thuê bao (máy cố định đạt 15,7 triệu thuê bao), trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 54,5 triệu thuê bao. Số thuê bao internet băng thông rộng trên cả nước tính đến cuối tháng 5/2009 ước tính đạt 2,5 triệu thuê bao, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 1,6 triệu thuê bao. Số người sử dụng internet trên cả nước đạt 22,4 triệu người. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 30,7 nghìn tỷ đồng, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 23 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6%.
5. Thu chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến ngày 15/5/2009 ước tính bằng 31,8% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 33,3%; thu từ dầu thô bằng 26%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 32,1%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 39,1%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 27,2%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước bằng 32,2%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng 31,3%; thu phí xăng dầu bằng 47,5%; thu phí, lệ phí bằng 25,9%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/5/2009 ước tính bằng 28,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 29,5% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 28,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 32,1%; chi trả nợ và viện trợ bằng 32,2%.
6. Một số vấn đề xã hội
a. Thiếu đói trong nông dân
Theo báo cáo của các địa phương, từ 20/4 đến 19/5/2009, cả nước có 91,5 nghìn hộ thiếu đói và 416,2 nghìn nhân khẩu thiếu đói, chiếm 0,8% số hộ và chiếm 0,8% nhân khẩu nông nghiệp cả nước. Tình trạng thiếu đói tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên; một số địa phương có tỷ lệ nhân khẩu thiếu đói so với nhân khẩu nông nghiệp cao là: Cao Bằng 7,9%, Bắc Kạn 8,3% và Đắk Nông 10,7%. Các cấp, các ngành, các tổ chức đang tích cực triển khai công tác trợ giúp cho các hộ thiếu đói.
b. Tình hình dịch bệnh
Từ 20/4/2009 đến 20/5/2009, trên địa bàn cả nước có 3,4 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt rét; 4,9 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; 414 trường hợp mắc bệnh viêm gan virút; 701 trường hợp mắc tiêu chảy cấp, trong đó 56 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả; 6 vụ ngộ độc thực phẩm với 114 trường hợp bị ngộ độc. Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, cả nước có 16 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt rét; 16,6 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; 1,8 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm gan virút; 28 vụ ngộ độc thực phẩm với 1,9 nghìn trường hợp bị ngộ độc.
Dịch cúm A/H1N1 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, theo báo cáo chính thức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến ngày 21/5/2009, đã có 11034 trường hợp được xác nhận bị lây nhiễm cúm A/H1N1 ở 43 nước và vùng lãnh thổ, trong đó 85 người đã tử vong. Để ứng phó với dịch cúm này tại Việt Nam, Bộ Y tế đã và đang tích cực chỉ đạo các địa phương, các đơn vị liên quan triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa như: Theo dõi thường xuyên diễn biến của dịch trên thế giới; giám sát chặt chẽ các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu quốc tế; tổ chức diễn tập tình huống; thông tin, tuyên truyền về diễn biến dịch và các biện pháp phòng, chống.
Trong tháng 5/2009 đã phát hiện thêm 1 nghìn trường hợp nhiễm HIV, nâng tổng số người nhiễm HIV của cả nước tính đến 20/5/2009 lên 187,2 nghìn người, trong đó 73,9 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 42,6 nghìn người đã tử vong do AIDS.
c. Tai nạn giao thông
Theo báo cáo của Uỷ ban ATGT quốc gia, trong tháng 4/2009, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 971 vụ tai nạn giao thông, làm chết 915 người và làm bị thương 600 người. So với tháng 3/2009, số vụ tai nạn giao thông giảm 8%, số người chết giảm 7,5% và số người bị thương giảm 12%. So với cùng kỳ năm 2008, số vụ tai nạn giao thông giảm 9,7%, số người chết giảm 4,8% và số người bị thương giảm 15,3%. Riêng trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 01/5 (từ 29/4 đến 03/5/2009), trên địa bàn cả nước đã xảy ra 160 vụ tai nạn giao thông, làm chết 163 người và làm bị thương 139 người.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 4188 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3947 người và làm bị thương 2706 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 3,6%, số người chết giảm 1,8% và số người bị thương giảm 1,6%. Bình quân 1 ngày trong 4 tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông, làm chết 33 người và làm bị thương 23 người.
d. Thiệt hại do thiên tai
Mưa, lũ và bão xảy ra cuối tháng 4 đến giữa tháng 5/2009 đã ảnh hưởng mạnh đến 14 tỉnh trên cả nước (Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Thuận, Đồng Tháp, Trà Vinh). Theo báo cáo sơ bộ của các tỉnh trên, thiên tai đã làm 10,3 nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hỏng; 18 người chết và mất tích, trong đó riêng địa bàn huyện Yên Thành (Nghệ An) có 6 người chết trong trận mưa ngày 16/5/2009. Chính quyền địa phương các cấp đã kịp thời chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau thiên tai, nhằm nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống dân cư.
Khái quát lại, kinh tế-xã hội nước ta 5 tháng đầu năm 2009 đã có dấu hiệu sớm được phục hồi sau thời gian bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng bước đầu đã phát huy tác dụng, nhiều công trình, dự án quan trọng đang được tập trung đầu tư để phát triển sản xuất và giải quyết mục tiêu an sinh xã hội. Sản xuất công nghiệp từng bước ổn định, sản lượng nhiều sản phẩm quan trọng đạt mức tăng khá. Chỉ số giá tiêu dùng ở mức hợp lý. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực có xu hướng tăng cao. An ninh xã hội được đảm bảo, đời sống dân cư từng bước được cải thiện. Để phát huy kết quả đạt được trong những tháng tiếp theo, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống dân cư, các ngành, các cấp, các địa phương cần tập trung làm tốt một số vấn đề chủ yếu sau đây:
Một là, tiếp tục thực hiện nghiêm và đồng bộ Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội;
Hai là, theo dõi chặt chẽ biến động giá của thị trường hàng hoá trong quá trình triển khai thực hiện gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng, để kịp thời có những giải pháp và chính sách phù hợp nhằm ngăn ngừa tái lạm phát;
Ba là, khẩn trương nghiên cứu và kịp thời đề ra những giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân được tiếp cận với các nguồn vốn vay trung và dài hạn để phát triển sản xuất, đặc biệt là mua sắm máy móc, thiết bị, công cụ vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguyên vật liệu để xây dựng nhà ở khu vực nông thôn; các nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, ký túc xá cho sinh viên;
Bốn là, chủ động tháo gỡ khó khăn, hạ giá thành sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, đặc biệt hàng tiêu dùng nhằm bảo đảm hàng hoá tiêu thụ trong nước. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất trong những lĩnh vực có thị trường;
Năm là, tiếp tục triển khai mạnh và hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, thực hiện các chế độ, chính sách kịp thời, đúng đối tượng. Xây dựng chương trình kế hoạch tạo thêm việc làm nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.
Nguồn : Báo cáo Tổng cục Thống kê số: 22/TCTK-TKTH
6/4/2009 4:15 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết787-Tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-5-va-5-thang-dau-nam-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Kế hoạch chạy tàu khách trong dịp Tết Nhâm Dần 2022Kế hoạch chạy tàu khách trong dịp Tết Nhâm Dần 2022

TTĐT - ​​UBND tỉnh thông báo kế hoạch chạy tàu khách trong dịp Tết Nhâm Dần 2022 để phối hợp đón tiễn khách đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thị, thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức tuyên truyền, phổ biến kế hoạch chạy tàu khách trong dịp Tết Nhâm Dần 2022 của Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn; đồng thời phối hợp cùng ngành đường sắt thực hiện việc đón tiễn khách trong dịp Tết đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Cụ thể, số đôi tàu chạy trên các khu đoạn như sau:

Tàu SE1/2, SE3/4, SE5/6, SE7/8, SE9/10 giữa Hà Nội-Sài Gòn và ngược lại.

Tàu SE21/22 giữa Đà Nẵng - Sài Gòn và ngược lại.

Tàu SE25/26 giữa Quảng Ngãi - Sài Gòn và ngượclại.

Tàu SQN1/2 giữa Quy Nhơn - Sài Gòn và ngược lại.

Tàu SNT1/2 giữa Nha Trang - Sài Gòn và ngược lại.

Tàu SPT1/2 giữa Phan Thiết - Sài Gòn và ngược lại.

Lịch chạy tàu cụ thể: Tàu SE5/SE6, SE7/SE8 chạy thường xuyên hàng ngày.

Các tàu chạy khách tổ chức chạy thêm:

Tàu SE1 xuất phát Hà Nội từ ngày 20/01/2022 đến hết ngày 13/02/2022.

Tàu SE2 xuất phát Sài Gòn từ ngày 21/01/2022 đến hết ngày 14/02/2022.

Tàu SE3 xuất phát Hà Nội kể từ ngày 15/01/2022 đến hết ngày 13/02/2022.

Tàu SE4 xuất phát Sài Gòn kể từ ngày 13/01/2022 đến hết ngày 13/02/2022.

Tàu SE9 xuất phát Hà Nội từ ngày 22/01/2022 đến hết ngày 29/01/2022 và các ngày 04, 05, 06, 07/02/2022.

Tàu SE10 xuất phát Sài Gòn từ ngày 22/01/2022 đến hết ngày 29/01/2022 và các ngày 04, 05, 06, 07/02/2022.

Tàu SE21 xuất phát Đà Nẵng kể từ ngày 22/01/2022 đến hết ngày 13/02/2022.

Tàu SE22 xuất phát Sài Gòn kể từ ngày 21/01/2022 đến hết ngày 12/02/2022.

Tàu SE25 xuất phát Quảng Ngãi từ ngày 27/01/2022 đến hết ngày 31/01/2022 và các ngày 04, 05, 06/02/2022.

Tàu SE26 xuất phát Sài Gòn từ ngày 26/01/2022 đến hết ngày 30/01/2022 và các ngày 03, 04, 05/02/2022.

Tàu SQN1 xuất phát Quy Nhơn từ ngày 25/01/2022 đến hết ngày 31/01/2022 và các ngày 04, 05, 06/02/2022.

Tàu SQN2 xuất phát Sài Gòn từ ngày 24/01/2022 đến hết ngày 30/01/2022 và các ngày 03, 04, 05/02/2022.

Tàu SNT1 xuất phát Nha Trang các ngày 14, 15, 16/01/2022 và kể từ ngày 21/01/2022 đến hết ngày 13/02/2022.

Tàu SNT2 xuất phát Sài Gòn các ngày 13, 14, 15/01/2022 và kể từ ngày 20/01/2022 đến hết ngày 12/02/2022.

Tàu SPT1 xuất phát Phan Thiết kể từ ngày 28/01/2022 đến hết ngày 06/02/2022.

Tàu SPT2 xuất phát Sài Gòn kể từ ngày 28/01/2022 đến hết ngày 06/02/2022.

Ga đỗ đón trả khách của các tàu qua các tỉnh, thành phố:

vantai 1.png

vantai 2.png

Giờ tàu đi, đến tại các ga đón trả khách trước Tết (từ ngày 19/01/2022):

vantai 3.png

Screen Shot 2022-01-26 at 19.37.11.png

Screen Shot 2022-01-26 at 19.37.36.pngScreen Shot 2022-01-26 at 19.37.53.png

Screen Shot 2022-01-26 at 19.38.15.png

Screen Shot 2022-01-26 at 19.38.33.png

Screen Shot 2022-01-26 at 19.38.50.png

Screen Shot 2022-01-26 at 19.39.07.png

Screen Shot 2022-01-26 at 19.39.22.png

Screen Shot 2022-01-26 at 19.39.36.png

Screen Shot 2022-01-26 at 19.39.49.png

Screen Shot 2022-01-26 at 19.39.58.pngCông văn​

1/25/2022 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, chạy, tàu khách, dịp, Tết Nhâm Dần ,202279-ke-hoach-chay-tau-khach-trong-dip-tet-nham-dan-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
551.00
0
0.00
0
Hướng dẫn trình tự thực hiện xã hội hóa theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP, 59/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình DươngHướng dẫn trình tự thực hiện xã hội hóa theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP, 59/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành văn bản về việc hướng dẫn trình tự thực hiện xã hội hóa theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP, 59/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, các cơ sở thực hiện xã hội hóa là các cơ sở ngoài công lập được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong các lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa; các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoạt động trong các lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải đáp ứng các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại các Quyết định số: 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008, 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013, 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 để được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa.

Trình tự thực hiện xã hội hóa như sau: Nhà đầu tư liên hệ sở quản lý chuyên ngành về dự án xã hội hóa mà nhà đầu tư quan tâm; đồng thời có văn bản nêu rõ nội dung đề nghị đầu tư dự án cụ thể. Sở quản lý chuyên ngành tham mưu UBND tỉnh lựa chọn nhà đầu tư. Sau khi UBND tỉnh quyết định chọn nhà đầu tư thực hiện xã hội hóa, nhà đầu tư liên hệ sở quản lý chuyên ngành thực hiện thủ tục xác nhận cơ sở thực hiện xã hội hóa đạt yêu cầu loại hình, quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng Chính phủ quy định; nhà đầu tư liên hệ các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện dự án. Sau khi dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, cơ sở thực hiện xã hội hóa gửi văn bản thông báo dự án đã hoàn thành đưa vào hoạt động kèm theo hồ sơ, tài liệu có liên quan để cơ quan thuế xem xét, ra quyết định miễn, giảm tiền thuê đất chính thức và các chính sách thuế khác theo quy định.

Văn bả​n 

3/7/2019 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtxã hội hóa514-huong-dan-trinh-tu-thuc-hien-xa-hoi-hoa-theo-nghi-dinh-69-2008-nd-cp-59-2014-nd-cp-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
450.00
121,000
121,000.00
121000
54,450,000
/PublishingImages/2019-03/Huong dan trinh tu thuc hien XHH.mp3
Quy định số lượng, thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự   Quy định số lượng, thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự  

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2675/QĐ-UBND quy định số lượng Tổ bảo vệ an ninh trật tự và các thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, quy định số lượng Tổ bảo vệ an ninh trật tự và số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Bình Dương gồm có 587 tổ, 4.323 thành viên.

Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

Căn cứ số lượng Tổ bảo vệ an ninh trật tự và số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự quy định, UBND xã, phường, thị trấn theo đề nghị của Công an cùng cấp quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và từng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý.

Các chế độ, chính sách của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thực hiện theo Nghị quyết số 06/2024/NQ-HĐND ngày 07/6/2024 của HĐND tỉnh quy định tiêu chí thành lập, số lượng thành viên; mức chi cho Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Bình Dương và theo quy định hiện hành.

Quyết định số 2675/QĐ-UBND

9/19/2024 2:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtQuy định, số lượng, thành viên, Tổ bảo vệ, an ninh, trật tự   634-quy-dinh-so-luong-thanh-vien-to-bao-ve-an-ninh-trat-tuThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
244.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương: Triển khai thí điểm Sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại tích hợp trên ứng dụng VNeIDBình Dương: Triển khai thí điểm Sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại tích hợp trên ứng dụng VNeID

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 6656/KH-UBND triển khai thí điểm Sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại tích hợp trên ứng dụng VNeID.

​Theo đó, Kế hoạch nhằm hướng đến 100% người dân khi đi khám tại các cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng Sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn tái khám trên ứng dụng VNeID để phục vụ khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Góp phần giảm thiểu giấy tờ người dân phải mang khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân, tạo thuận lợi cho người dân theo dõi, quản lý thông tin sức khỏe, chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân, giảm các chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. 

Việc triển khai thí điểm được thực hiện trong 2 giai đoạn. 

Giai đoạn 1: Xây dựng, hoàn thiện các văn bản chỉ đạo điều hành; chuẩn bị hạ tầng, kỹ thuật liên thông dữ liệu Sổ sức khoẻ điện tử từ các cơ sở khám, chữa bệnh lên Cổng tiếp nhận dữ liệu giám định Bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; tập huấn, hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn triển khai liên thông dữ liệu; thông tin, tuyên truyền. Thời gian hoàn thành trước ngày 31/12/2024.

Giai đoạn 2: Duy trì kết nối, liên thông dữ liệu từ cơ sở khám, chữa bệnh lên Cổng iếp nhận dữ liệu giám định Bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam​; kiểm tra, giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo triển khai đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, người dân xuất trình Sổ sức khoả điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại trên VNeID được chấp thuận và sử dụng. Đánh giá kết quả triển khai thí điểm. 

Giao Sở Y tế chủ trì, tham mưu xây dựng Kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID tại địa phương theo hướng dẫn tại Quyết định số 2733/QĐ-BYT ngày 17/9/2024 của Bộ Y tế để trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, ban hành triển khai thực hiện. 

Phối hợp rà soát, tổ chức cấp mã cơ sở khám, chữa bệnh cho các cơ sở chưa có mã; chỉ đạo và tạo điều kiện cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt việc tiếp nhận khám, chữa bệnh thông qua Căn cước công dân (hoặc Căn cước), Số thẻ BHYT và qua Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID. 

Đồng thời, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn triển khai liên thông dữ liệu lên Cổng tiếp nhận dữ liệu Giám định BHYT theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Y tế.

Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ trì hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật liên thông dữ liệu Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID từ các cơ sở khám, chữa bệnh lên Cổng tiếp nhận dữ liệu Giám định BHYT theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Công an tỉnh chỉ đạo Công an các địa phương tổ chức phối hợp với Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng VNeID, kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2, tích hợp thẻ BHYT vào VNeID. 

Kế hoạch số 6656/KH-UBND 


11/29/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại, VNeID534-binh-duong-trien-khai-thi-diem-so-suc-khoe-dien-tu-giay-chuyen-tuyen-giay-hen-kham-lai-tich-hop-tren-ung-dung-vneiThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Kế hoạch bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa thiết yếu Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024Kế hoạch bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa thiết yếu Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa thiết yếu năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn tỉnh.

 

Theo đó, các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân gồm 05 nhóm hàng hóa: Lương thực (gạo, nếp…), thực phẩm công nghệ (đường, sữa, bột ngọt, dầu ăn, nước chấm, nước giải khát, mì gói, bánh mứt, kẹo…); thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm, trứng gà, trứng vịt, rau củ, quả…); thực phẩm chế biến (giò lụa, lạp xưởng, xúc xích...); mặt hàng xăng dầu; thuốc trị bệnh cho người.

Tổng giá trị hàng hóa dự trữ khoảng trên 11.602 tỷ đồng (không tính xăng dầu, thuốc trị bệnh), trong đó giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 khoảng 2.258 tỷ đồng. Riêng đối với mặt hàng thịt heo, duy trì lượng dự trữ 8.304 tấn/tháng đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân.

Tham gia chương trình bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa thiết yếu năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 có 17 doanh nghiệp.

Kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu và thực hiện bình ổn giá tập trung cao điểm giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ ngày 01/12/2023 đến ngày 01/3/2024), sau đó tiếp tục triển khai trong các tháng còn lại của năm 2024.

Các doanh nghiệp tổ chức bán hàng bình ổn tại các siêu thị hiện hữu kết hợp với bán hàng trực tuyến thông qua các ứng dụng thương mại điện tử. Ngoài ra, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường thực hiện bán hàng lưu động tại các chợ truyền thống, khu - cụm công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực nông thôn và các huyện phía Bắc trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp bán hàng lưu động với các phiên chợ vui của Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn. Thời gian bán hàng lưu động từ 2-3 ngày/lần bán, các mặt hàng phải đa dạng, phong phú. Các doanh nghiệp bình ổn phải tổ chức tuyên truyền và treo băng – rôn "Điểm bán hàng bình ổn" tại các điểm bán để người dân biết và tham gia mua hàng.

Sở Công Thương phối hợp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các Phiên chợ vui của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn để đưa hàng hóa đến vùng nông thôn và các khu, cụm công nghiệp. Chương trình phải có sự gắn kết với việc bán hàng bình ổn thị trường và sản phẩm, hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân kết hợp có các chương trình văn nghệ lành mạnh phục vụ miễn phí cho người dân đến tham quan và mua sắm tại mỗi phiên chợ. Trong mỗi phiên chợ ít nhất từ 20-25 doanh nghiệp với 40-45 gian hàng do các siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp uy tín trong và ngoài tỉnh tham gia.

Cục Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhất là giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm việc tàng trữ, vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, đo lường, ghi nhãn hàng hoá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết... để không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhằm đảm bảo ổn định thị trường phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân...

Kế hoạch ​​

12/11/2023 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, bình ổn, thị trường, dự trữ, hàng hóa, thiết yếu, Tết Nguyên đán, Giáp Thìn, 2024118-ke-hoach-binh-on-thi-truong-du-tru-hang-hoa-thiet-yeu-tet-nguyen-dan-giap-thin-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
694.00
121,000
0.00
121000
0
Công bố mới, sửa đổi, bổ sung TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương và Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam – SingaporeCông bố mới, sửa đổi, bổ sung TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương và Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định về việc công bố mới, sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương và Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore.  

​Theo đó, có 42 TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương và Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore.

Quyết định này sửa đổi Quyết định số 3843/QĐ-UBND ngày 26/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố Bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương; Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 20/4/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố bổ sung và bãi bỏ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương; Quyết định số 970/QĐ-UBND ngày 10/4/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố Bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore.

2/22/2016 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTTHC, Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 2170-Tin-chi-dao-dieu-hanhThông tin chỉ đạo, điều hànhMai XuânMai Xuân
Kế hoạch tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 tại tỉnh Bình DươngKế hoạch tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 tại tỉnh Bình Dương

​TTĐT - Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp trung học phổ t​​​hông (THPT) năm 2020 ban hành Kế hoạch tổ chức Kỳ THPT năm 2020 tại tỉnh Bình Dương.

 

​Kỳ thi THPT năm 2020 sẽ diễn ra từ ngày 09/8/2020 đến 10/8/2020.

Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GDĐT) tỉnh Bình Dương chủ trì Cụm thi số 44 với tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 11.416 thí sinh. Trong đó có 1.230 thí sinh chỉ đăng ký xét tốt nghiệp là 1230; 9.753 thí sinh đăng ký xét tốt nghiệp và thi tuyển sinh và  433 thí sinh đăng ký chỉ thi tuyển sinh.

Sở GDĐT tỉnh Bình Dương tổ chức 21 Điểm thi. Trong đó, 17 Điểm thi đặt tại các trường THPT ở các huyện, thị xã, thành phố, 03 Điểm thi đặt tại các trường trung học cơ sở và 01 Điểm thi đặt tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Dầu Tiếng.

Sở GDĐT tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phổ biến mục đích, yêu cầu, hướng dẫn thực hiện Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn của Kỳ thi nhằm nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh đảm bảo sự thống nhất và đồng thuận của xã hội. Tiếp tục tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, động viên học sinh tự tin, trung thực trong quá trình tham gia dự thi. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các nội dung liên quan đến Kỳ thi THPT quốc gia để học sinh và cha, mẹ học sinh được rõ.

Sở GDĐT, các sở ban, ngành, đoàn thể có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn được giao xây dựng kế hoạch cụ thể; có phương án xử lý kịp thời khắc phục những tình huống có thể xảy ra; lập dự trù kinh phí thực hiện; ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai các công việc; cơ sở vật chất, trang thiết bị, chuẩn bị về con người tham gia tổ chức Hội đồng thi; tổ chức thanh tra, kiểm tra theo quy định; đảm bảo có đủ nguồn điện và có phương án dự phòng đảm bảo cho hoạt động của Hội đồng thi nhất là tại địa điểm in sao đề thi, Điểm thi, nơi tổ chức chấm thi; chống ùn tắc giao thông; các Điểm thi phải có tường rào bao quanh; có phương án đề phòng thiên tai, hỏa hoạn; hỗ trợ nơi nghỉ cho thí sinh ở xa, đường đến địa điểm thi, làm thủ tục đăng ký dự thi; đồng thời đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, phù hợp với quy định và thực tiễn của địa phương​​.

Kế hoạch ​​

7/30/2020 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKỳ thi, tốt nghiệp, trung học, phổ thông461-ke-hoach-to-chuc-ky-thi-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-nam-2020-tai-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
514.00
121,000
0.00
121000
0
Chỉ đạo về công tác An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ năm 2012Chỉ đạo về công tác An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ năm 2012
 
TTĐT – Để góp phần cho công tác An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả nhất là trong Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 14 – 2012, Ban Chỉ đạo ATVSLĐ-PCCN tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương và địa phương thực hiện các công tác sau.
 
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Văn Nhị - Trưởng Ban Chỉ đạo ATVSLĐ-PCCN tỉnh
 
Tập trung triển khai có hiệu quả Chương trình quốc gia về ATVSLĐ của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và PCCN.
 
Chú trọng phổ biến và triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị của UBND tỉnh về công tác bảo đảm ATVSLĐ-PCCN trong ngành xây dựng, tăng cường công tác Phòng cháy chữa cháy và thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động trên địa bàn tỉnh.
 
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động; phối hợp với Sở Cảnh sát PCCC thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy nổ.
 
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần tạo điều kiện, môi trường lao động thuận lợi an toàn; quan tâm đến công tác trang bị bảo hộ lao động cho công nhân; thực hiện tốt công tác chăm sóc về sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, người lao động để góp phần hạn chế tình trạng bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động do làm việc quá sức, mệt mỏi, mất tập trung.
 
Công nhân và người lao động cần nâng cao ý thức cảnh giác và tự bảo vệ mình để tránh những rủi ro, tai nạn đáng tiếc.
 
 
Hoàng Phạm (lược ghi)
3/24/2012 9:28 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết925-Chi-dao-ve-cong-tac-An-toan-ve-sinh-lao-dong-phong-chong-chay-no-nam-2012Thông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường kiểm tra, xử lý các hoạt động quảng cáo, rao vặt trên địa bàn tỉnhTăng cường kiểm tra, xử lý các hoạt động quảng cáo, rao vặt trên địa bàn tỉnh
TTĐT - Nhằm chấn chỉnh lại hoạt động quảng cáo và tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, ngày 28/7/2011, UBND tỉnh đã có Công văn số 2228/UBND-VX yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị kiểm tra, xử lý và chấn chỉnh tình trạng quảng cáo thương mại, rao vặt tràn lan, tự phát trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thị khẩn trương thành lập các đoàn kiểm tra để triển khai các hoạt động thanh, kiểm tra, ngăn ngừa, xử lý nghiêm những trường hợp rao vặt, quảng cáo thương mại tự phát, phản cảm, không đúng quy định và quy hoạch chung; đồng thời buộc tháo dỡ các bảng quảng cáo, rao vặt vi phạm quy định và phải khôi phục lại nguyên trạng ban đầu; tham mưu UBND tỉnh quy định về phân cấp quản lý, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo, rao vặt theo hướng nghiêm minh đúng pháp luật…
 
 
Sẽ xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân treo, in, sơn, vẽ, dán trực tiếp lên trụ điện, trụ đèn chiếu sáng (Ảnh chụp trên đường Phú Lợi ngày 02/8/2011) 
 
 
Giao UBND các huyện, thị chỉ đạo Phòng Văn hóa – Thông tin chủ trì, phối hợp với Công an, UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về quảng cáo. Thiết lập đường dây nóng và vận động quần chúng nhân dân kịp thời phát hiện, báo cáo các cơ quan chức năng để xử lý các tổ chức, cá nhân phát tán các loại tờ gấp, tờ rơi quảng cáo ngoài đường, nơi công cộng và treo, in, sơn, vẽ, dán trực tiếp lên tường nhà, tường rào, gốc cây, trụ điện, trụ đèn chiếu sáng và hành vi dùng âm thanh quảng cáo, rao vặt gây ồn ào vượt mức tại nơi công cộng…
 
Đồng thời, xem xét, kịp thời khen thưởng theo quy định các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia, phát hiện, giúp các cơ quan chức năng xử lý sai phạm trong quảng cáo…
 
Chủ đầu tư xây dựng và quản lý các tuyến đường giao thông chính trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, khai thác, kinh doanh hoạt động quảng cáo trên cá trục đường phải đảm bảo đúng quy hoạch đã được phê duyệt; không được lợi dụng hoặc để các tổ chức, cá nhân lợi dụng quảng cáo sai quy định.
 
Giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thông tin, tham mưu UBND tỉnh giải pháp xử lý cụ thể, phù hợp đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng thuê bao điện thoại dùng liên hệ giao dịch trong việc quảng cáo, rao vặt, trái phép trên địa bàn tỉnh.
 
Các sở, ban, ngành, đoàn thể nghiêm túc thực hiện hiện đúng các quy định về quảng cáo; đồng thời tuyên truyền, phổ biến các đơn vị trực thuộc thực hiện hiệu quả, đúng quy định khi tham gia hoạt động cổ động, tuyên truyền quảng cáo bằng băng-rôn, pa-nô phục vụ các sự kiện chính trị xã hội…
 
Mai Xuân
 
 
8/2/2011 10:43 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết883-Tang-cuong-kiem-tra-xu-ly-cac-hoat-dong-quang-cao-rao-vat-tren-dia-ban-tinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương: Từ ngày 28/7/2021, người dân không được ra đường từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sauBình Dương: Từ ngày 28/7/2021, người dân không được ra đường từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau

​​TTĐT - Nhằm tăng cường các biện pháp mạnh mẽ góp phần ngăn chặn hiệu quả chuỗi lây nhiễm Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường các biện pháp trong thực hiện giãn cách xã hội, giảm mật độ lưu thông của người và phương tiện.​

​​​Theo đó, người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương không được ra đường; các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, ngưng hoạt động trong khung thời gian từ 18 giờ 00 phút ngày hôm trước đến 06 giờ 00 phút ngày hôm sau; bắt đầu thực hiện từ lúc 18 giờ 00 phút ngày 28/7/2021 cho đến khi có thông báo mới.

Các trường hợp được phép lưu thông, hoạt động trong khung giờ hạn chế: Cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối để phòng, chống dịch của cơ quan chức năng và các cán bộ, công chức giúp việc cho lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương; các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 các cấp; lãnh đạo các sở, ngành; các cán bộ, công chức tham mưu, giúp việc trực tiếp cho lãnh đạo Tỉnh ủy và lãnh đạo UBND tỉnh trong chỉ đạo, điều hành. Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài của tỉnh và của các cơ quan Thường trú của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; xử lý sự cố về điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật. Các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh; phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện "1 cung đường - 2 điểm đến"; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, các nhà thuốc.

Đối với việc đi mua lương thực, thực phẩm thiết yếu: UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai việc phát "phiếu đi chợ" cho từng hộ gia đình, theo ngày chẵn – lẻ hoặc theo khung giờ nhất định, tạo thuận lợi cho các hộ gia đình mua sắm các mặt hàng thiết yếu; giảm thiểu tối đa mật độ tiếp xúc giữa người với người. Đồng thời, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên tổ chức lực lượng tuần tra nhằm đảm bảo tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn.

Sở Công Thương phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thống nhất việc cung ứng nhu phẩm thiết yếu cho người dân tại các khu cách ly, khu giãn cách, khu phong tỏa. Nghiên cứu, làm việc đối với các siêu thị, cửa hàng, các điểm bán hàng bình ổn, thiết yếu… để có phương án tổ chức việc mua - bán nhanh gọn, khoa học; không để người dân tụ tập đông người tại siêu thị, cửa hàng, các điểm bán hàng gây mất an toàn trong phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, thiết kế và tổ chức cấp phát Phù hiệu nhận dạng đối với các người giao hàng được cho phép hoạt động.

Công an tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường bố trí thêm các chốt chặn trên các tuyến đường, các đường tránh, đường mòn, lối mở, các bến đò… để đảm bảo duy trì cách ly và giãn cách xã hội hiệu quả giữa các cá nhân, tổ, ấp, khu phố; giữa các xã, phường, thị trấn; giữa các huyện, thị xã, thành phố và giữa tỉnh Bình Dương với các tỉnh, thành giáp ranh.

Đồng thời, phối hợp với Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan thống nhất và tổ chức hướng dẫn cụ thể về nhận diện lực lượng, phương tiện được phép lưu thông sau 18 giờ 00 phút.

Văn bản ​

7/27/2021 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, từ ngày 28/7/2021, người dân, không được, ra đường, từ 18 giờ, đến 6 giờ sáng296-binh-duong-tu-ngay-28-7-2021-nguoi-dan-khong-duoc-ra-duong-tu-18-gio-ngay-hom-truoc-den-06-gio-ngay-hom-saThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
767.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường công tác quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tựTăng cường công tác quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố tăng cường quản lý Nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT; phối hợp với Công an tỉnh tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các điều kiện về ANTT đối với các cơ sở kinh doanh theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách để chủ động các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật.

Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong công tác quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT, tạo hành lang pháp lý để triển khai, tổ chức, thực hiện, trong đó đánh giá, kiến nghị đưa ra khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT các ngành, nghề không còn phù hợp và bổ sung một số ngành, nghề chưa có trong danh mục quản lý đang có nhiều tiềm ẩn phức tạp về ANTT, phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường công tác tuyên truyền, nhắc nhở các cơ sở trong hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, ANTT, an toàn phòng cháy, chữa cháy và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Song song đó, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo thẩm quyền như: Dịch vụ in, phát hành, xuất bản phẩm, kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm…

Văn bản​​

11/21/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, đầu tư kinh doanh, an ninh, trật tự44-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-nganh-nghe-dau-tu-kinh-doanh-co-dieu-kien-ve-an-ninh-trat-tThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vịCông bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vị
     TTĐT - Thực  hiện Kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Dương (đã được Ủy  ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2014), ngày 23-5-2014, Sở Tư pháp Bình Dương ban hành văn bản số 510/STP-KSTT về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn ...
  
Theo đó, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành quan tâm chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc tiến hành rà soát, cập nhật quy định, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị để kịp thời xây dựng Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp theo quy định của pháp luật.
  
Phối hợp với Sở Tư pháp (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) kiểm soát chất lượng nội dung dự thảo Quyết định công bố Bộ thủ tục hành chính trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố, công khai.
 
Đối với các Bộ thủ tục hành chính đã được công bố, công khai, các đơn vị phải kịp thời cập nhật vào Trang tin điện tử Bình Dương và của đơn vị để phục vụ cá nhân, tổ chức trong việc tra cứu, tìm hiểu và thực hiện thủ tục hành chính.
 
Các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng chương trình làm việc, đăng ký thời gian trước ngày 06 tháng 6 năm 2014, Sở Tư pháp sẽ cử chuyên viên hỗ trợ nghiệp vụ trong quá trình tổ chức thực hiện.
 
Để phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, các đơn vị chủ động liên hệ với cán bộ phụ trách qua số điện thoại: 06503.835.029
  
Hoài Hương
5/29/2014 3:47 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1566-Cong-bo-TTHC-thuoc-tham-quyen-giai-quyet-cua-cac-don-viThông tin chỉ đạo, điều hành
Thu thập, cập nhật, tổng hợp thông tin về người lao độngThu thập, cập nhật, tổng hợp thông tin về người lao động

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thu thập, cập nhật, tổng hợp thông tin về người lao động thực hiện mô hình 15 trên địa bàn tỉnh.


Theo đó, việc thu thập, cập nhật thông tin nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác theo quy định để nắm bắt thông tin cụ thể về người lao động, người có nhu cầu tìm kiếm việc làm để phục vụ công tác quản lý nhà nước hỗ trợ giao dịch kết nối việc làm. Đồng thời tạo điều kiện trợ giúp khi cần thiết cho người lao động và người có nhu cầu tìm kiếm việc làm ở các chính sách hỗ trợ theo quy định.

Đối tượng là người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên (nam đến 62 tuổi, nữ đến 60 tuổi) đang cư trú tại địa bàn tỉnh. Tổng số dự kiến 2.064.190 người (thường trú 1.026.655 người, tạm trú 1.037.535 người).

Các thông tin cơ bản của người lao động, trình độ, kỹ năng lao động, tình trạng việc làm, quan hệ lao động, tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động…

Đối với người có việc làm: Thu thập thông tin vị thế việc làm, công việc cụ thể đang làm (tham gia Bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, nơi làm việc).

Đối với người thất nghiệp: Tình trạng thất nghiệp, thời gian thất nghiệp.

Đối với người không tham gia hoạt động kinh tế: Lý do không tham gia.

Thông tin cập nhật, điều chỉnh: Kết qu​ả của quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, nghiệp vụ liên quan đến quản lý lao động; đề xuất sửa đổi, bổ sung của các cơ quan, tổ chức cá nhân khi thay đổi hoặc phát hiện các thông tin trong cơ sở dữ liệu về người lao động chưa đầy đủ, chính xác; các cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi có sự thay đổi.

Thời gian thực hiện: Tổ chức thu thập, cập nhật thông tin từ ngày 01/4/2024 đến thời điểm hoàn thành. 

Thời gian thu thập thông tin: Thu thập lần đầu trong vòng 150 ngày.

Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp phường, xã, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) chỉ đạo cán bộ chuyên trách về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với lực lượng Đoàn Thanh niên, các Tổ, Đội nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn và các thành viên trong tổ tiến hành triển khai đến các tổ dân phố, thôn tổ chức thu thập thông tin; đồng thời chuyển phiếu thông tin về người lao động cho Công an cấp xã thực hiện triển khai nhập vào phần mềm trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.​

Kế hoạch ​

4/9/2024 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThu thập, cập nhật, tổng hợp, thông tin, người lao động103-thu-thap-cap-nhat-tong-hop-thong-tin-ve-nguoi-lao-donThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
537.00
121,000
0.00
121000
0
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo đến năm 2040Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo đến năm 2040

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đến năm 2040.

​Theo đó, phạm vi nghiên cứu theo địa giới hành chính huyện Phú Giáo, gồm thị trấn Phước Vĩnh và 10 xã (An Bình, An Linh, An Long, An Thái, Tân Long, Phước Hòa, Phước Sang, Vĩnh Hòa, Tân Hiệp, Tam Lập) với tứ cận tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; phía Nam giáp sông Bé và huyện Bắc Tân Uyên; phía Đông giáp sông Mã Đà và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp huyện Bàu Bàng.

Quy mô lập quy hoạch: Trên tổng diện tích tự nhiên huyện Phú Giáo 54.443,85 hecta.

Định hướng đến năm 2030 phát triển theo hướng nông nghiệp - công nghiệp - đô thị, dịch vụ.

Định hướng đến 2040 phát triển theo hướng công nghiệp - đô thị, dịch vụ - nông nghiệp.

Quan điểm, mục tiêu quy hoạch: Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được định hướng trong Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;định hình sự phát triển không gian toàn huyện, bao gồm sự phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, định hướng sử dụng đất, các đô thị, các khu chức năng. Đây là cơ sở pháp lý để quản lý về hoạt động xây dựng trên toàn huyện, nhằm đảm bảo sự phát triển không gian của vùng đúng với các định hướng đã đề ra trong đồ án; đồng bộ quy hoạch xây dựng với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch kinh tế - xã hội; làm cơ sở để triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư và thực hiện đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt, trong giai đoạn 2020-2025, 2025-2030 và 2030-2040; 10/10 xã đạt nông thôn mới nâng cao và công nhận huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2025, trong đó có 03 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, bao gồm xã Tân Hiệp, xã Tân Long, xã Vĩnh Hòa.

Dự báo quy mô dân số huyện Phú Giáo đến năm 2030 khoảng 160.000 người, đến năm 2040 khoảng 240.000 người.​

Quyết định ​

4/5/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtQuy hoạch, xây dựng, vùng, huyện Phú Giáo, năm 204099-quy-hoach-xay-dung-vung-huyen-phu-giao-den-nam-204Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
406.00
121,000
0.00
121000
0
Người cao tuổi được phát huy và chăm sóc đầy đủNgười cao tuổi được phát huy và chăm sóc đầy đủ

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện "Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam" trên địa bàn tỉnh năm 2023.

​Theo đó, Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2023 có chủ đề "Người cao tuổi được phát huy và chăm sóc đầy đủ".

UBND tỉnh đề nghị các cấp chính quyền, MTTQ, các ngành, đoàn thể, Hội Người cao tuổi các cấp xây dựng kế hoạch triển khai "Tháng động vì người cao tuổi Việt Nam" năm 2023 với nội dung thiết thực, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của ngành, điều kiện của địa phương, cơ sở. 

Song song đó, tổ chức các hoạt động truyền thông phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp truyền thông trực quan như treo khẩu hiệu, tờ rơi, pa nô, tư vấn tại cộng đồng về pháp luật, chính sách hỗ trợ cho người cao tuổi. 

Đồng thời, vận động xã hội chung tay chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Lập sổ theo dõi sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, giúp đỡ người cao tuổi có thẻ Bảo hiểm y tế; vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người cao tuổi; tiếp tục thực hiện Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh Bình Dươngvà Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, phát triển Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò người cao tuổi ở cơ sở.

Cùng với đó, tích cực vận động nguồn lực chung tay chăm sóc, động viên, giúp đỡ người cao tuổi nghèo, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn; phát triển và duy trì hoạt động các câu lạc bộ phù hợp với người cao tuổi; tổ chức các hoạt động thi đấu, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của người cao tuổi…

Kế hoạch ​

6/16/2023 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtNgười cao tuổi, phát huy, chăm sóc, đầy đủ446-nguoi-cao-tuoi-duoc-phat-huy-va-cham-soc-day-dThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
351.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương: thông qua kế hoạch tổ chức Ngày khoa học và công nghệ Việt NamBình Dương: thông qua kế hoạch tổ chức Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam
  
TTĐT - UBND tỉnh vừa phê duyệt kế hoạch tổ chức Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5/2014 trên địa bàn tỉnh Bình Dương (kế hoạch 990/KH-UBND).
    
Theo đó, mục đích của Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5/2014 nhằm tuyên truyền, phổ biến các thành tựu khoa học và công nghệ; biểu dương, tôn vinh cán bộ làm công tác khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, nông dân, công nhân sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, tạo sự liên kết, phối hợp trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng. Động viên thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên, học sinh say mê nghiên cứu khoa học góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của xã hội về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
   
 
Các nông dân áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ được biểu dương, tôn vinh vào Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam (Ảnh: Mô hình trồng hoa lan Mokara của hộ ông Hồ Phương Bình, phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một)
 
Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2014 có chủ đề "Khoa học và công nghệ - động lực phát triển nhanh và bền vững". Các hoạt động chính tại tỉnh Bình Dương do Sở Khoa học và Công nghệ làm đầu mối và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Lễ tổng kết và phát giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh năm 2012 – 2013” và phát động “Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh năm 2014 - 2015”, tổ chức các hội thảo khoa học, toạ đàm chuyên đề, tôn vinh,...
    
 
Hoàng Phạm
4/22/2014 2:31 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1027-Binh-Duong-thong-qua-ke-hoach-to-chuc-Ngay-khoa-hoc-va-cong-nghe-Viet-NamThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ởBình Dương: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Sở Xây dựng phối hợp các ngành, cơ quan, đơn vị tham mưu UBND tỉnh triển khai các nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ và Công văn số 178/TTg-CN ngày 27/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ; tích cực, chủ động triển khai có hiệu quả trách nhiệm của Tổ chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án bất động sản tại Quyết định số 241/QĐ-UBND ngày 13/02/2023.

Từng thành viên của Tổ chỉ đạo rà soát khó khăn, vướng mắc các dự án bất động sản để giải quyết, tháo gỡ ngay các nội dung thuộc thẩm quyền; rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các quy định pháp luật còn chồng chéo, bất cập, gây cản trở trong quá trình triển khai dự án bất động sản thuộc lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, phối hợp các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai có kết quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" của Trung ương, Đề án "Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030"; chủ trì xác định các khu vực ưu tiên đầu tư theo Chương trình – Kế hoạch phát triển nhà ở cho các giai đoạn, đảm bảo cân bằng cung – cầu đối với thị trường nhà ở, bất động sản; hướng dẫn các địa phương thực hiện rà soát, điều chỉnh các quy hoạch theo thẩm quyền làm cơ sở thu hút đầu tư; tổng hợp số liệu báo cáo của các địa phương, rà soát các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, bất động sản đang triển khai trên địa bàn tỉnh; đánh giá nguyên nhân, các vướng mắc pháp lý đối với từng dự án cụ thể đã được chấp thuận chủ trương nhưng chưa hoặc chậm triển khai, để chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất tháo gỡ trong trường hợp vượt thẩm quyền.

Đối với những vướng mắc mang tính chất liên ngành, tổng hợp báo cáo Tổ chỉ đạo để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án bất động sản, nhằm giải phóng nguồn lực đất đai, nguồn vốn đầu tư, giảm rủi ro nợ xấu tín dụng.

Đồng thời, tập trung lập quy hoạch các khu vực phát triển đô thị, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương đã được phê duyệt, trong đó, chú trọng kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại phù hợp với từng đối tượng có nhu cầu nhà ở; phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan báo, đài của tỉnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật, giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Các doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp có liên quan tích cực, chủ động tái cơ cấu lại phân khúc sản phẩm, giá cả, thời hạn và phương thức thanh toán… phù hợp, khả thi, thuận lợi cho khách hàng, người dân, nhất là những đối tượng có nhu cầu thật sự; tích cực, chủ động, tập trung nguồn lực phối hợp, triển khai thực hiện theo các quy định pháp luật và hướng dẫn của các sở, ngành, địa phương đối với dự án bất động sản đang gặp khó khăn, vướng mắc.

Chỉ thị 

5/22/2023 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, tập trung, tháo gỡ, khó khăn, thị trường, bất động sản, phát triển, nhà ở368-binh-duong-tap-trung-thao-go-kho-khan-cho-thi-truong-bat-dong-san-va-phat-trien-nha-Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
722.00
121,000
0.00
121000
0
Trung tâm Bồ Đề tổ chức đón tết cho trẻ em nghèoTrung tâm Bồ Đề tổ chức đón tết cho trẻ em nghèo
Trung tâm Trẻ em mồ côi và người già neo đơn Bồ Đề (Thuận An) vừa tổ chức đêm văn nghệ chào xuân mới 2009.
Năm 2008, trung tâm đã thu nhận 32 em, gồm 14 nữ, 18 nam từ 3 đến 12 tháng, trong đó 1 em bị khuyết tật, 1 em bị bệnh thiếu máu bẩm sinh; số trẻ được đưa đến trường là 3 em, số trẻ được đưa về địa phương đoàn tụ gia đình là 6 em.
 Hiện trung tâm còn lại 26 em. Tổng cộng mức chi phí cho hoạt động của Trung tâm Bồ Đề là 3,1 tỷ đồng gồm mức chi phí sinh hoạt và chi phí xây dựng Trung tâm Bồ Đề giai đoạn đầu. Công trình dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2009 với tổng số kinh phí xây dựng gần 7 tỷ đồng. Dịp này, trung tâm đã trao tặng 500 phần quà tết cho trẻ em ở trung tâm và trẻ em nghèo ở địa phương.
Thay mặt lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, ông Ninh Quốc Bình - Phó Giám đốc sở đánh giá cao những nỗ lực của trung tâm trong năm qua. Mặc dù mới thành lập hơn 1 năm nhưng trung tâm luôn có những hoạt động thiết thực chăm lo cho những trẻ em cô đơn, người già neo đơn và trẻ em nghèo của địa phương thông qua các chương trình văn nghệ, phát tặng quà nhân các ngày Quốc tế Thiếu nhi, rằm Trung thu, Tết âm lịch...

 Ngọc Trinh
(Theo báo Bình Dương)

1/19/2009 12:37 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết698-Trung-tam-Bo-De-to-chuc-don-tet-cho-tre-em-ngheoThông tin chỉ đạo, điều hành
Chương trình làm việc tháng 12/2019 của UBND tỉnh Bình DươngChương trình làm việc tháng 12/2019 của UBND tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo chương trình làm việc tháng 12/2019 của UBND tỉnh.

​Theo đó, trong tuần thứ III (09-13/12/2019), UBND tỉnh sẽ thông qua Hệ số điều chỉnh giá đất (K) để áp dụng trong năm 2020; Kế hoạch điều hòa đầu tư công năm 2019; thay thế Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND ngày 25/9/2013 và Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 13/11/2017 của UBND tỉnh quy định về tiêu chuẩn trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương thuộc sở, ngành; trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương chi cục, ban thuộc sở, UBND huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương.​

Trong tuần thứ IV (16-20/12/2019), UBND tỉnh sẽ thông qua Đề án nâng cao tỷ trọng nội địa hóa và hàm lượng công nghệ, tri thức trong các sản phẩm xuất khẩu chủ lực và dịch vụ hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển cụm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng năm 2030; Đề án định hướng ngành nghề, dự án kêu gọi thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Quy chế cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương​.

Thông b​​áo ​



12/5/2019 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChương trình làm việc, tháng 12/2019, UBND tỉnh Bình Dương101-chuong-trinh-lam-viec-thang-12-2019-cua-ubnd-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
240.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương thành lập Đội Cơ động xử lý sự cố giao thông Bình Dương thành lập Đội Cơ động xử lý sự cố giao thông

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Đề án thành lập Đội Cơ động xử lý sự cố giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương.​

Theo đó, mục tiêu của Đề án là thành lập Đội Cơ động xử lý sự cố giao thông đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; từng bước đi vào hoạt động đạt yêu cầu, đúng quy định, trở thành lực lượng quan trọng hỗ trợ lực lượng công an làm tốt nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông. Phấn đấu từ năm 2022, trên địa bàn 09 huyện, thị, thành phố đều có Đội Cơ động xử lý sự cố giao thông đủ điều kiện đi vào hoạt động.

Năm 2021, xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án; tổ chức triển khai Đề án và theo lộ trình thành lập ở địa bàn TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An, TP.Dĩ An và TX.Bến Cát, TX.Tân Uyên, các địa phương còn lại tổ chức thành lập trong năm 2022.

Năm 2023, tổ chức sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Đề án để rút kinh nghiệm, khen thưởng, nhân rộng những cách làm hiệu quả, các điển hình tiên tiến và khắc phục những hạn chế thiếu sót, đề ra giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Năm 2025, tổ chức kiểm tra, sơ kết 05 năm thực hiện Đề án, kiến nghị giải pháp tiếp tục thực hiện Đề án giai đoạn 2025 - 2030; khen thưởng và nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Đội cơ động chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý tin báo về sự cố giao thông và phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông theo sự phân công, chỉ đạo của Trưởng Công an các huyện, thị xã, thành phố trên các tuyến đường bộ thuộc địa giới hành chính của địa phương.

Khi xảy ra các vụ việc có liên quan đến sự cố an toàn giao thông thì Đội Cơ động xử lý sự cố giao thông phải nhanh chóng đến hiện trường, phối hợp với Công an địa phương và các lực lượng khác tổ chức cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn, điều tiết, phân luồng, khắc phục sự cố. Chủ động nắm chắc tình hình về trật tự an toàn giao thông để tham mưu lãnh đạo Công an cấp huyện thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý sự cố giao thông, chống ùn tắc giao thông. Thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng và những nhiệm vụ cụ thể khác do lãnh đạo Công an địa phương giao theo đúng quy định của pháp luật.

Đội Cơ động xử lý sự cố giao thông do lực lượng Công an trực tiếp quản lý, chỉ huy, điều hành; tuân thủ theo quy định của pháp luật, Quy chế hoạt động; hoạt động theo cơ chế phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn, Đội Cảnh sát Giao thông - Trật tự, lực lượng 113 bán chuyên trách thực hiện nhiệm vụ; chịu sự chỉ huy, quản lý, điều hành, phân công, kiểm tra trực tiếp của Trưởng Công an cấp huyện...

Thành viên Đội Cơ động xử lý sự cố giao thông phải chấp hành quy định của pháp luật; không được sử dụng trang phục, phương tiện, tài sản, công cụ hỗ trợ của cơ quan với các mục đích cá nhân. Không được tự ý tiếp cận, nghiên cứu các tài liệu bí mật của Đảng, Nhà nước và các tài liệu, văn bản nghiệp vụ Công an nhân dân; không sử dụng Đội Cơ động xử lý sự cố giao thông thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trinh sát Công an nhân dân. Trong trường hợp vi phạm, tùy theo hành vi, tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.​

Tại mỗi huyện, thị xã, thành phố thành lập 01 Đội Cơ động xử lý sự cố giao thông do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập và giao cho Trưởng Công an cấp huyện trực tiếp tuyển chọn, quản lý, điều hành mọi hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Căn cứ vào tình hình thực tế công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại địa phương, UBND cấp huyện quyết định số lượng đội viên Đội Cơ động xử lý sự cố giao thông phù hợp. Mỗi Đội Cơ động xử lý sự cố giao thông có 01 Đội trưởng và từ 01 đến 02 Đội phó. Nếu số lượng đội viên nhiều, thì chia làm nhiều tổ và phân công 01 Tổ trưởng phụ trách.

Đối tượng được tuyển chọn tham gia Đội Cơ động xử lý sự cố giao thông là công dân thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân đã hoàn thành nhiệm vụ; chiến sĩ nghĩa vụ quân sự đã xuất ngũ; công dân ở địa phương có nhân thân tốt và tự nguyện tham gia.

Quyết định

6/3/2021 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtthành lập, Đội Cơ động, xử lý, sự cố, giao thông 278-binh-duong-thanh-lap-doi-co-dong-xu-ly-su-co-giao-thongThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
891.00
121,000
0.00
121000
0
Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2947/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040.

Theo đó, phạm vi nghiên cứu theo địa giới hành chính huyện Bắc Tân Uyên với diện tích 40.030,8 hecta; gồm 02 thị trấn: Tân Thành, Tân Bình và 08 xã (Bình Mỹ, Tân Lập, Đất Cuốc, Tân Định, Hiếu Liêm, Lạc An, Thường Tân, Tân Mỹ); phía Bắc giáp huyện Phú Giáo và huyện Bàu Bàng; phía Nam giáp thành phố Tân Uyên và sông Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai); phía Đông giáp sông Bé và sông Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai); phía Tây giáp thành phố Bến Cát.

Thời hạn lập quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030, giai đoạn dài hạn đến năm 2040.

Quy mô dân số: Dự báo đến năm 2030 khoảng 180.000 - 250.000 người; dự báo đến năm 2040 khoảng 300.000 người.

Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040 nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được định hướng trong Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng định hướng phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội; xây dựng huyện Bắc Tân Uyên thành cực phát triển phía Đông của tỉnh, gắn với hệ thống giao thông cấp vùng; đáp ứng mục tiêu đưa huyện Bắc Tân Uyên trở thành thị xã Bắc Tân Uyên trong giai đoạn 2030 - 2040.

Định hướng phát triển Bắc Tân Uyên theo hướng công nghiệp - đô thị - nông nghiệp sinh thái; là huyện cửa ngõ phía Đông của tỉnh, kết nối với tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai; vùng sản xuất nông nghiệp phía Đông của tỉnh, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ đóng vai trò chủ lực; vùng sản xuất công nghiệp mới của khu vực phía Bắc tỉnh với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu vực sản xuất dọc theo các tuyến đường cấp vùng; vùng bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo vệ cảnh quan sinh thái cho khu vực phía Đông tỉnh Bình Dương.

Quyết định số 2947/QĐ-UBND

10/24/2024 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040233-do-an-quy-hoach-xay-dung-vung-huyen-bac-tan-uyen-den-nam-204Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Giai đoạn 2021-2025, đào tạo nghề cho trên 1.600 lao động nông thônGiai đoạn 2021-2025, đào tạo nghề cho trên 1.600 lao động nông thôn

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt Kế hoạch).

​Theo đó, mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là tập trung đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn nằm trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các dự án phát triển sản xuất theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở địa phương. Phấn đấu đến năm 2025, sau khi học xong ít nhất có 80% lao động có việc làm ổn định và tăng thu nhập. Dự kiến giai đoạn 2021-2025 sẽ có 1.605 lao động nông thôn được đào tạo nghề nông nghiệp.

Ưu tiên đào tạo cho lao động nông thôn gắn với các chương trình: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và lao động là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, phụ nữ nông thôn. Hoặc lao động chuyển dịch từ thành thị về nông thôn có nhu cầu học nghề nông nghiệp để phát triển kinh tế nông thôn, lao động làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cơ sở kinh doanh dịch vụ nông nghiệp…

Hình thức đào tạo: Đào tạo nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, tập trung tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chức năng đào tạo phù hợp (kể cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập); ngoài ra còn thực hiện hình thức đào tạo lưu động tại các xã, phường, thị trấn, theo cụm dân cư.

Ngành nghề đào tạo: Kỹ thuật rồng và nhân giống nấm; trồng rau an toàn-rau hữu cơ; kỹ thuật trồng hoa lan; kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cảnh; kỹ thuật trồng cây ăn trái có múi (trồng bưởi theo công nghệ VietGAP); trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su; trồng và chăm sóc tre lấy măng; kỹ thuật chăn nuôi thú y (chăn nuôi và chăm sóc bò sinh sản); nuôi cá cảnh…

Trong quá trình thực hiện, tùy theo nhu cầu của các doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người học nghề, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổng hợp gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đểtrình UBND tỉnh bổ sung thêm ngành nghề đào tạo.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai các quy định về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và triển khai kế hoạch đảm bảo đạt các mục tiêu kế hoạch đề ra; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động về tầm quan trọng của học nghề, áp dụng kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, thu nhập cho người lao động nông thôn.

Đồng thời, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các hoạt động đào tạo nghề lĩnh vực nông nghiệp, tạo nguồn lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp, đảm bảo mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm cung cấp số liệu để Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo theo quy định.

Quyết định​

9/16/2021 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtGiai đoạn 2021-2025, đào tạo, nghề, 1.600, lao động, nông thôn752-giai-doan-2021-2025-dao-tao-nghe-cho-tren-1-600-lao-dong-nong-thoThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
590.00
121,000
0.00
121000
0
Triển khai thực hiện "Ngày thứ Bảy văn minh"Triển khai thực hiện "Ngày thứ Bảy văn minh"

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện "Ngày thứ Bảy ​văn minh" trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố căn cứ các quy định hiện hành và tình hình thực tế, theo chức năng, nhiệm vụ được giao t chức trin khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch tố chức "Ngày thứ Bảy văn minh" trên địa bàn tỉnh; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi về Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án - Ban Dân vận Tỉnh ủy theo quy định.

Thời gian triển khai thực hiện: Từ tháng 6/2024 đến tháng 12/2025.

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức thực hiện "Ngày thứ Bảy văn minh" bắt đầu từ tháng 6/2024, mỗi tháng tổ chức ít nhất 01 hoạt động.

Các địa phương, đơn vị tập trung xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể. Tập trung công tác tuyên truyền về mục đích, yêu cầu, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và hành động thiết thực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân. Tổ chức các đợt ra quân, thành lập các đội hình tình nguyện để tổ chức thực hiện và tuyên truyền hiệu quả; chú trọng tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng, xây dựng các quy tắc, quy định, nội quy... để hướng dẫn người dân thực hiện.

Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp thống nhất hiệu quả, phù hợp với thực tế của từng địa phương, đơn vị. Đặc biệt, phối hợp tạo sự chuyển biến rõ nét về sáng – xanh - sạch ở các địa bàn giáp ranh, các tuyến đường, kênh, rạch, suối liên huyện, liên tỉnh, khu, cụm công nghiệp, khu dân cư, khu chung cư, khu nhà trọ...

Văn bản

6/25/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriển khai, thực hiện, thứ Bảy, văn minh21-trien-khai-thuc-hien-ngay-thu-bay-van-minhThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
339.00
121,000
0.00
121000
0
Chương trình làm việc tháng 11/2024 của UBND tỉnh Bình DươngChương trình làm việc tháng 11/2024 của UBND tỉnh Bình Dương

​TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo Chương trình làm việc tháng 11/2024.

Theo đó, trong tuần II (ngày 04 - 08/11/2024), UBND tỉnh sẽ thông qua các dự thảo Báo cáo: Các khoản chi ngoài dự toán từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh quý IV/2023 và năm 2023 (lũy kế đến ngày 31/01/2024); các khoản chi ngoài dự toán từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh quý III/2024 và lũy kế đến ngày 30/9/2024; tình hình và kết quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024; tình hình và kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo và kiến nghị của công dân năm 2024; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024; tình hình thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân năm 2024; kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 năm 2024; kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 năm 2024; kết quả thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề trẻ em năm 2024.

Đồng thời, thông qua các dự thảo Nghị quyết trình Kỳ họp HĐND tỉnh thường lệ cuối năm 2024. Trong đó dự thảo Nghị quyết quy phạm pháp luật gồm: Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 20/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 về Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 31/7/2019 của HĐND tỉnh quy định chế độ, chính sách hỗ trợ đối với công chức, viên chức, nhân viên và học sinh, sinh viên ngành giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp tỉnh; quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết cá biệt: Danh mục công trình, dự án thuộc diện thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trong năm 2025 trên địa bàn tỉnh; Hồ sơ đặt tên các tuyến đường trên địa bàn thành phố Tân Uyên và huyện Phú Giáo; giao biên chế công chức trong các cơ quan của HĐND, UBND tỉnh, các huyện, thành phố; phê duyệt số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập và Hội có tính chất đặc thù tỉnh năm 2025; phê duyệt số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh năm 2025; thông qua Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Trong tuần III (11 - 15/11/2024), UBND tỉnh sẽ thông qua dự thảo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2025; kiểm điểm sự chỉ đạo và điều hành của UBND tỉnh năm 2024; Chương trình làm việc năm 2025 của UBND tỉnh… Đồng thời, thông qua các dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp HĐND tỉnh thường lệ cuối năm 2024.

Thông báo


​Thông báo

11/4/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, chương trình làm việc tháng 11/2024 của UBND0-chuong-trinh-lam-viec-thang-11-2024-cua-ubnd-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
1 - 30Next