Tin chỉ đạo điều hành
 
  TTĐT - Hiện nay, cúm A (H5N1) trên gia cầm đã xuất hiện tại nhiều địa phương và nguy cơ dịch cúm A (H7N9) có thể xâm nhập vào Việt Nam, ngày 13 tháng 5 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 1181/QĐ-UBND về việc hành động phòng, chống dịch cúm A (H5N1), cúm A (H7N9) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 
 
  
TTĐT - Thực hiện Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 3 năm 2012 và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 04/2013/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 02 năm 2013, Thông tư số 06/2013/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 13 tháng 5 năm 2013, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc “Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013”.
 
 
   TTĐT - Thực hiện Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 3 năm 2012 và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 04/2013/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 02 năm 2013, Thông tư số 06/2013/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 13 tháng 5 năm 2013, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND ...
 
 
 
TTĐT - Ngày 25/4/2013, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM) trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2013.
 
 
 TTĐT - Ngày 25/4/2013, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM) trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2013.
 
 
 
TTĐT - Để đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.
 
 
 TTĐT - Để đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.
 
 
   
TTĐT - Ngày 12 tháng 4 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND về việc sửa đổi Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh quy định về trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa sử dụng vốn sự nghiệp giao thông đối với các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 
 
    TTĐT - Ngày 12 tháng 4 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND về việc sửa đổi Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh quy định về trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa sử dụng vốn sự nghiệp giao thông đối với các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 
 
 
TTĐT - Ngày 02/4/2013, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Chỉ thị số 02/2013/CT-UBND về việc phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bình Dương.
 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốcKỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc
 
TTĐT - Để đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.
   
Theo kế hoạch, các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước; Chỉ thị số 39- CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến; Chỉ thị số 725/CT-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, gắn liền với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua phong trào thi đua yêu nước, các đơn vị, địa phương tăng cường hơn nữa công tác phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến. Đồng thời, đề ra các chỉ tiêu, giải pháp thiết thực để đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, hướng phong trào thi đua yêu nước vào việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao trong năm 2013. Tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi và thiết thực gắn với thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
   
Các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể, các hội đặc thù, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh phát động, đẩy mạnh đợt thi đua cao điểm theo tinh thần Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm”, lập thành tích chào mừng "Kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc" bằng các phong trào thi đua thiết thực, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị, địa phương. Mỗi đơn vị lựa chọn một trong những nội dung đã nêu trên xây dựng 01 phong trào thi đua tiêu biểu để báo cáo vào thời điểm tổng kết đợt thi đua.
  
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong phong trào thi đua yêu nước; kịp thời phát hiện, tuyên truyền và đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”, các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cùng các phong trào yêu nước trên địa bàn tỉnh.
  
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc một cách thiết thực, hiệu quả.
  
Các cơ quan thông tin truyền thông tích cực tuyên truyền về các phong trào thi đua của tỉnh phát động; nêu gương, giới thiệu về gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới, các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
     
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.
     
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với chính quyền cấc cấp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong việc vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng và thực hiện phong trào thi đua do địa phương phát động.
        
Các phong trào thi đua cần bám sát vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nội lực của nhân dân, trong đó trọng tâm là phong trào “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”. Các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các đơn vị, địa phương cần rà soát lại các phong trào thi đua yêu nước đã phát động, có sự điều chỉnh, bổ sung nội dung, tiêu chí cho phù hợp với tình hình hiện nay. Đồng thời, căn cứ tình hình thực tiễn, chủ động và phối hợp để phát động các phong trào thi đua thiết thực, gắn với lợi ích của nhân dân. 
       
Xuân Mai
5/6/2013 10:51 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết967-Ky-niem-65-nam-Ngay-Chu-tich-Ho-Chi-Minh-ra-Loi-keu-goi-thi-dua-ai-quocThông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường kiểm soát trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5Tăng cường kiểm soát trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.​

​Theo đó, Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông như: Vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy; vi phạm tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; dừng, đỗ phương tiện trái phép; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy... Cương quyết ngăn chặn tụ tập điều khiển xe chạy thành đoàn, đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, tụ tập gây rối trật tự công cộng, có biện pháp trấn áp mọi hành vi chống người thi hành công vụ.

Tăng cường phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải ứng trực thường xuyên trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, các khu vực có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông; xây dựng phương án tổ chức giao thông an toàn, thông suốt gắn chặt với hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong việc đi lại, sẵn sàng giải tỏa, cứu nạn kịp thời khi xảy ra sự cố về hạ tầng, phương tiện và tai nạn giao thông, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; yêu cầu Hợp tác xã vận tải, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, bến khách ngang sông (bến đò) có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông. 

Đơn vị quản lý đường bộ theo phân cấp tăng cường kiểm tra các điều kiện an toàn kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước; rà soát, xử lý kịp thời các điểm đen tai nạn giao thông mới phát sinh; tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm an toàn giao thông, tổ chức giao thông trên các đoạn, tuyến, công trình có hoạt động thi công xây dựng. Các trạm thu phí cầu, đường bộ (B.O.T) phải có phương án tăng cường nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác thu phí thuận tiện, nhanh chóng, có biện pháp xử lý linh hoạt khi mật độ phương tiện tăng cao, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài tại các trạm thu phí...

Văn bản ​

4/26/2024 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBảo đảm, trật tự, an toàn, giao thông, nghỉ lễ, 30/4, 01/5535-tang-cuong-kiem-soat-trat-tu-an-toan-giao-thong-trong-dip-nghi-le-30-4-01-Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
557.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương: Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026Bình Dương: Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026

TTĐT - UBND tỉnh thống nhất kế hoạch tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2025-2026 theo như đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).​

Cụ thể, toàn tỉnh có 25.252 học sinh đang học lớp 9 THCS năm học 2025-2026 tính đến ngày 30/11/2024 (kể cả công lập và tư thục).

Dự kiến được công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2024-2025 là 23.988 học sinh (95% tổng số học sinh lớp 9).

Thời gian tổ chức Kỳ thi: Học sinh thi tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập trong tỉnh được tổ chức vào các ngày 28 và 29/5/2025, riêng các thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương phải thi thêm các môn chuyên vào các ngày 30 và 31/5/2025. 

Các trường THPT tư thục không tổ chức thi tuyển như các trường THPT công lập mà chỉ tổ chức xét tuyển sau khi có kết quả điểm thi tuyển vào các trường THPT công lập trong khoảng thời gian được Sở GDĐT quy định. Các trường THPT tư thục xây dựng kế hoạch và phương thức xét tuyển gửi về Sở GDĐT phê duyệt trước ngày 31/3/2025.

Năm học 2025-2026, dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Hùng Vương: 11 lớp chuyên (385 học sinh): Ngữ văn (35 học sinh),  Lịch sử (35 học sinh), Địa lí (35 học sinh), Tiếng Anh (70 học sinh), Toán (70  học sinh), Tin học (35 học sinh), Vật lí (35 học sinh), Hoá học (35 học sinh), Sinh học (35 học sinh). 

Dự kiến tuyển sinh tối đa 70% số học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024-2025 vào lớp 10 năm học 2025-2026 theo các chỉ tiêu sau:

Huyện/Thành phốDự kiến số học sinh  tốt nghiệp THCS (95% TN THCS)

Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025-2026 

(70% của tổng số học sinh TN THCS)

Thủ Dầu Một 3.243 2.270
Thuận An 4.636 3.245
Dĩ An 4.648 3.254
Tân Uyên 2.996 2.097
Bắc Tân Uyên 698 489
Phú Giáo 960 672
Bến Cát 3.056 2.139
Bàu Bàng 1.072 750
Dầu Tiếng 983 688
Các trường THCS trực thuộc 1.696 1.187
Tổng cộng 23.988 20.847

Tuyển sinh lớp 10 trường THPT công lập năm học 2025-2026 theo phương thức thi tuyển.

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 năm học 2025-2026 phải dự thi 03 môn bắt  buộc gồm: Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh; thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương ngoài việc dự thi 03 môn bắt buộc như trên thì phải dự thi thêm môn chuyên căn cứ vào số môn chuyên mà thí sinh đã đăng kí dự tuyển (mỗi thí sinh chỉ được đăng kí dự thi tối đa 02 môn chuyên).

Giao Sở GDĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện the​o các quy định hiện hành; hướng dẫn Phòng GDĐT các huyện, thành phố, các trường THPT xây dựng kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025-2026 đảm bảo đúng quy chế và thời gian quy định.

Văn bản​

2/4/2025 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, kế hoạch tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông830-binh-duong-ke-hoach-tuyen-sinh-lop-10-nam-hoc-2025-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 nghiêm túc, hiệu quảChuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 nghiêm túc, hiệu quả

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị tăng cường chỉ đạo công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 (gọi tắt là Kỳ thi) tại tỉnh Bình Dương. 

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ Quy chế thi và các hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kỳ thi phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND  huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tuyên truyền về mục đích, yêu cầu và những nội dung được sửa đổi, bổ sung của Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đến học sinh và cha mẹ học sinh được biết. Đồng thời phổ biến, quán triệt cho toàn thể giáo viên, nhân viên và học sinh, nhất là học sinh lớp 12 được rõ Quy chế thi tốt nghiệp, Quy chế tuyển sinh đại học năm 2024 và các quy định khác liên quan đến Kỳ thi. Chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và tổ chức ôn tập cho học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài thi; hướng dẫn học sinh đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng; giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh và người dân về những nội dung liên quan đến Kỳ thi.

Song song đó, chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên, bảo đảm thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và ôn tập cho học sinh trong các trường phổ thông thuộc phạm vi quản lý; hướng dẫn, tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi, bảo đảm quyền lợi cho các thí sinh dự thi và cung cấp dữ liệu chính xác phục vụ cho công tác tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Xây dựng phương án huy động đội ngũ, cán bộ, giáo viên đủ tiêu chuẩn tham gia coi thi, chấm thi, phúc khảo; tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi cho cán bộ, giáo viên tham gia. Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính bảo đảm tổ chức thi an toàn, nghiêm túc, hiệu quả; bố trí các nguồn lực thực hiện các khâu của Kỳ thi theo đúng quy chế và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo…

Đồng thời, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức Kỳ thi, bố trí các điểm thi bảo đảm thuận lợi cho thí sinh, cán bộ, giáo viên làm công tác thi; bảo đảm an toàn giao thông, an ninh, trật tự; bảo đảm việc đi lại, ăn nghỉ, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm cho thí sinh và cán bộ làm công tác thi tại các điểm thi…

Chỉ thị ​

4/8/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChuẩn bị, điều kiện, đảm bảo, tổ chức, Kỳ thi, tốt nghiệp, trung học phổ thông, năm 2024, nghiêm túc, hiệu quả304-chuan-bi-tot-cac-dieu-kien-dam-bao-to-chuc-ky-thi-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-nam-2024-nghiem-tuc-hieu-quThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
535.00
121,000
0.00
121000
0
Tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà cho các đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền NamTổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà cho các đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

​TTĐT - UBND tỉnh thông báo về việc tổ chức các Đoàn lãnh đạo của tỉnh đi thăm, tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); dự Lễ khởi công, bàn giao nhà cho người có công, người nghèo.

Theo đó, Đoàn đi thăm các đối tượng có công và tham dự Lễ khởi công, bàn giao nhà cho người có công, người nghèo thuộc TP.Thủ Dầu Một do ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn.

Đoàn đi thăm TP.Tân Uyên do ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.

Đoàn đi thăm TP.Dĩ An do ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn.

Đoàn đi thăm TP.Bến Cát do ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn.

Đoàn đi thăm huyện Phú Giáo do ông Nguyễn Chí Trung - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.

Đoàn đi thăm huyện Bàu Bàng do ông Bùi Thanh Nhân - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.

Đoàn đi thăm huyện Dầu Tiếng do bà Nguyễn Minh Thủy - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.

Đoàn đi thăm huyện Bắc Tân Uyên do ông Nguyễn Văn Dành – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn.

Đoàn đi thăm TP.Thuận An do Đại tá Tạ Văn Đẹp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn.

Sở Nội vụ tham mưu, bảo đảm quà tặng cho các đối tượng: Mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.

Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu, bảo đảm quà tặng cho các đối tượng còn lại (cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một; Tiểu đoàn 1 Phú Lợi; Đội Biệt động Thủ Dầu Một; Cán bộ, chiến sĩ và thân nhân gia đình liệt sĩ thuộc Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn 2, tỉnh Lào Cai tăng cường cho tỉnh Thủ Dầu Một trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; sĩ quan cấp tướng…).

Thông báo​

4/3/2025 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, đi thăm, tặng quà cho các đối tượng chính sách, kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam672-to-chuc-cac-doan-di-tham-tang-qua-cho-cac-doi-tuong-chinh-sach-nhan-ky-niem-50-nam-ngay-giai-phong-mien-naThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường tết Quý Tỵ 2013Bình Dương hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường tết Quý Tỵ 2013
   
TTĐT - Ngày 15/11/2012, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch “Dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trước, trong và sau tết Quý Tỵ năm 2013 trên địa bàn tỉnh Bình Dương”
   
Qua 09 tháng năm 2012 thực hiện Kế hoạch 929/KH-UBND ngày 11/4/2012 về “Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Bình Dương đến hết 01/4/2013” của UBND tỉnh đã được các ngành Sở ngành, doanh nghiệp phối hợp, hưởng ứng tích cực thực hiện theo tinh thần của Kế hoạch đề ra nhằm trên các lĩnh vực : mặt hàng sách giáo khoa, vở, dụng cụ học sinh (giá bán thấp hơn giá thị trường 10-15%), lương thực, thực phẩm thiết yếu (giá thấp hơn giá thị trường tự do từ 10-15% với các hình thức: bình ổn tại siêu thị, bán hàng lưu động), thuốc trị bệnh cho người được sản xuất trong nước  (với giá bản lẻ do ngành Y tế phê duyệt), gạo không biến động lớn (giá gạo thông thường từ 10.000đ đến 11.000/kg,… đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, chữa bệnh, mua sắm, tiêu dùng của nhân dân một cách phù hợp.
  
Với mục tiêu bình ổn thị trường trước, trong và sau tết Quý Tỵ năm 2013 tiếp tục bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường tỉnh đối với một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, tránh tình trạng khan hiếm hàng giả tạo với hệ thống phân phối từ tỉnh xuống huyện, thị xã, thành phố gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
  
Các mặt hàng thiết yếu được đề ra bao gồm lương thực, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống như: gạo, đường, dầu ăn, bột ngọt (mì chính), nước chấm, thịt gia súc, gia cầm, nước giải khát, bánh mứt,… thuốc trị bệnh cho người (sản xuất trong nước) với tổng giá trị 504.89 tỷ đồng. Theo Cục Thú y Bình Dương, dự kiến cung ứng tại thị trường tết Quý Tỵ 2013 gồm 44.294 (con) heo giết mổ, 5.076 (con) trâu, bò giết mổ, 764.100 (con) gia cầm giết mổ và 7.380.291 quả trứng gia cầm.
  
Ngoài việc bán hàng bình ổn tại các siêu thị, các doanh nghiệp sẽ thực hiện bán hàng lưu động ở các xã nông thôn và khu, cụm công nghiệp; mặt hàng thuốc được bán bình ổn tại 07 nhà thuốc của bệnh viện các huyện, thị xã, thành phố và Công ty cổ phần Dược Becamex; mặt hàng xăng dầu được giao nhiệm vụ cho hai doanh nghiệp: Công ty xăng dầu Sông Bé và Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ TNHH một thành viên cung ứng với 80.000m3 có giá trị khoảng 1.811 tỷ đồng.
  
Các doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi dự trữ để dự trữ hàng bình ổn giá thị trường với 67.65 tỷ đồng.   
     
Hoài Hương
11/28/2012 4:09 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết952-Binh-Duong-ho-tro-doanh-nghiep-vay-von-du-tru-hang-hoa-binh-on-thi-truong-tet-Quy-Ty-2013Thông tin chỉ đạo, điều hành
Đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bình DươngĐẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bình Dương
 
TTĐT - Ngày 02/4/2013, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Chỉ thị số 02/2013/CT-UBND về việc phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bình Dương.
   
UBND tỉnh chỉ đạo các ngành tích cực thực hiện hiệu quả chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bình Dương bền vững và khắc phục hạn chế. Cụ thể, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đầu mối thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực ngành nghề nông thôn, cần năng động, tích cực phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn trong thời gian tới. Đồng thời, chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bình Dương đến năm 2020, Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình công tác.
 
Hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kế hoạch vốn ngân sách cho các chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn. Tăng cường nguồn vốn ODA, các nguồn vốn tài trợ khác của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ cho phát triển ngành nghề nông thôn. Sở Tài chính căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, bố trí kinh phí để thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn. Sở Công Thương tổ chức các hợp phần khuyến công, hội chợ triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa ngành nghề nông thôn Bình Dương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với sở, ngành chức năng xây dựng chương trình phát triển du lịch ở nông thôn, nhất là xây dựng một số sản phẩm du lịch gắn với tham quan các làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái vườn theo các tuyến du lịch một cách phù hợp…
 
 
 
Đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn góp phần nâng cao đời sống người nông dân
 
Đối với Sở Khoa học và Công nghệ, cần phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể tuyên truyền các văn bản pháp luật về khoa học và công nghệ, các chính sách của Nhà nước về khoa học và công nghệ; hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ khoa học công nghệ, trước hết, tập trung thực hiện ở các xã đang xây dựng nông thôn mới. Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đổi mới công nghệ sản xuất; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất trong kinh doanh nhằm giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Xây dựng một số mô hình thí điểm thực hiện đổi mới công nghệ sản xuất gắn với giải pháp hỗ trợ xử lý chất thải, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường…
 
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động tại các làng nghề, đề xuất các chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân, thợ giỏi truyền nghề cho lao động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn. Sở Nội vụ phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện các chế độ chính sách khen thưởng đối với các tổ chức, nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn.
 
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bình Dương phối hợp với các sở, ngành, huyện, thị, thành phố hỗ trợ thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển ngành nghề nông thôn; xây dựng kế hoạch tham quan học tập và mô hình kinh tế tập thể, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn. UBND các huyện, thị thành phố lồng ghép các chương trình đang triển khai trên địa bàn nhằm hỗ trợ cho ngành nghề nông thôn phát triển, có kế hoạch cụ thể khôi phục và phát triển làng nghề, nghề truyền thống.
 
Các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn phát huy nội lực, mở rộng liên kết, xây dựng mô hình kinh tế hợp tác, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dựng khoa học - công nghệ mới, hợp lý hóa sản xuất và đổi mới cơ chế quản lý để sản phẩm hàng hóa của cơ sở có sức cạnh tranh cao, sản xuất kinh doanh của cơ sở phát triển bền vững.
 
Xuân Mai
4/5/2013 2:43 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết965-Day-manh-phat-trien-nganh-nghe-nong-thon-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Sửa đổi thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025NewSửa đổi thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 39/NQ-HĐND về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 09/12/2024 của HĐND tỉnh về dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; thu, chi và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) thông qua ngày 24/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, sửa đổi thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 78.286 tỷ 829 triệu đồng. Trong đó, sửa đổi thu từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất 3.966 tỷ 964 triệu đồng.

Sửa đổi, bổ sung tổng thu ngân sách địa phương 52.780 tỷ 62 triệu đồng.

Trong đó, sửa đổi, bổ sung thu cân đối ngân sách địa phương 31.435 tỷ 471 triệu đồng. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang 4.723 tỷ 129 triệu đồng; bổ sung thu kết dư 105 tỷ đồng; sửa đổi thu từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất 3.966 tỷ 964 triệu đồng.

Sửa đổi, bổ sung tổng chi ngân sách địa phương 52.780 tỷ 62 triệu đồng. Trong đó, sửa đổi chi cân đối ngân sách địa phương 31.435 tỷ 471 triệu đồng. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung chi đầu tư phát triển 14.295 tỷ 346 triệu đồng; sửa đổi, bổ sung chi thường xuyên 13.582 tỷ 200 triệu đồng.

Bổ sung chi hỗ trợ nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn kinh phí tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh năm 2024 cho tỉnh Bạc Liêu 28 tỷ 703 triệu đồng.

Sửa đổi chi xây dựng cơ bản từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất 3.966 tỷ 964 triệu đồng.

Giao UBND tỉnh phân bổ, giao dự toán chi tiết kinh phí chi thực hiện cải cách tiền lương và chế độ tiền thưởng, các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và các chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người làm việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp tỉnh. Định kỳ, UBND tỉnh báo cáo Thường trực HĐND tỉnh và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Nghị quyết số 39/NQ-HĐND​​

5/9/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, thu ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách địa phương, năm 2025568-sua-doi-thu-ngan-sach-nha-nuoc-tren-dia-ban-va-phan-bo-ngan-sach-dia-phuong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương (lần 8)NewĐiều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương (lần 8)

TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 40/NQ-HĐND về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương (lần 8).

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) thông qua ngày 24/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua; thay thế Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 09/12/2024 của HĐND tỉnh về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương (lần 6) và Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 26/02/2025 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 09/12/2024 của HĐND tỉnh về "Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương (lần 6)".

Theo đó, điều chỉnh nguồn vốn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương (lần 8) là 79.188 tỷ 373 triệu đồng.

Trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản vốn tập trung trong nước 22.481 tỷ 593 triệu đồng; đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất 19.901 tỷ 840 triệu đồng; đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết 9.000 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương 2.416 tỷ 300 triệu đồng; nguồn cải cách tiền lương chi đầu tư xây dựng cơ bản 12.500 tỷ đồng; vốn đầu tư từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất 3.966.964.000.000 đồng.

Tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm 8.921 tỷ 676 triệu đồng.

Cụ thể, nguồn thu sử dụng đất 5.425 tỷ 213 triệu đồng; nguồn xổ số kiến thiết 1.726 tỷ 263 triệu đồng; nguồn khác 1.770 tỷ 200 triệu đồng.

Số vốn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương đã giao, không giải ngân và bị hủy dự toán theo quy định trong giai đoạn 2021 - 2024 là 6.632 tỷ 622 triệu đồng. Số vốn còn lại 72.555 tỷ 751 triệu đồng, phân bổ cho 485 dự án, nhiệm vụ chi của các huyện, thành phố và các chủ đầu tư.

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 40/NQ-HĐND​

5/9/2025 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương852-dieu-chinh-ke-hoach-dau-tu-cong-trung-han-giai-doan-2021-2025-von-ngan-sach-dia-phuong-lan-8Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Đồng thuận đề xuất xây dựng cầu Hiếu Liêm 2 kết nối tỉnh Đồng NaiNewĐồng thuận đề xuất xây dựng cầu Hiếu Liêm 2 kết nối tỉnh Đồng Nai

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 38/NQ-HĐND về việc đồng thuận đề xuất thực hiện dự án kết nối tỉnh Đồng Nai (xây dựng cầu Hiếu Liêm 2).

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) thông qua ngày 24/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, đồng thuận với đề xuất giao UBND tỉnh Bình Dương làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án kết nối tỉnh Đồng Nai (xây dựng cầu Hiếu Liêm 2).

Thống nhất giao UBND tỉnh thực hiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền giao UBND tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đầu tư công.

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 38/NQ-HĐND​

5/8/2025 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, xây dựng cầu Hiếu Liêm 2 kết nối tỉnh Đồng Nai492-dong-thuan-de-xuat-xay-dung-cau-hieu-liem-2-ket-noi-tinh-dong-naThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu - Đăng Quang
0.00
121,000
0.00
121000
Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019.

​Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ban ngành liên quan, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn Luật, Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; cập nhật, bổ sung, hoàn thiện các phương án chủ động phòng, chống, ứng phó với thiên tai; nâng cao chất lượng thông tin, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai, đồng thời nâng cao năng lực ứng phó, xử lý khi xảy ra thiên tai; quản lý, đầu tư, duy tu, sửa chữa, nâng cấp đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, công trình trọng điểm về phòng, chống ngập lụt, ngăn triều, sạt lở… để bảo vệ dân cư và ổn định sản xuất, kinh doanh; quản lý, đầu tư trang bị bổ sung các phương tiện, trang thiết bị hiện đại, đủ công năng, công suất đáp ứng yêu cầu công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh gắn với thực hiện tiêu chí "Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng, chống thiên tai tại chỗ" trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống, ứng phó với thiên tai ở các khu vực xung yếu, đông dân cư; tổ chức huấn luyện, diễn tập cho lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh…

Kế hoạch ​

4/12/2019 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtthiên tai, tìm kiếm, cứu nạn189-ke-hoach-phong-chong-thien-tai-va-tim-kiem-cuu-nan-nam-201Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
357.00
121,000
0.00
121000
43,197,000
/PublishingImages/2019-04/tin 3- KH phong chong thien tai va tim kiem cuu nan 2019.mp3
Ủy nhiệm chỉ đạo, điều hành công việc của UBND tỉnh Bình DươngỦy nhiệm chỉ đạo, điều hành công việc của UBND tỉnh Bình Dương

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2955/QĐ-UBND về việc ủy nhiệm chỉ đạo, điều hành công việc của UBND tỉnh Bình Dương. 

Theo đó, ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng thay mặt Chủ t ịch UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành thực hiện công việc của UBND tỉnh (trừ nội dung trình cấp có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch, Ủy viên UBND tỉnh) từ ngày 21/10 đ​​ến hết ngày 30/10/2024.​

Quyết định số 2955/QĐ-UBND​​

10/18/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, ủy nhiệm chỉ đạo, điều hành công việc480-uy-nhiem-chi-dao-dieu-hanh-cong-viec-cua-ubnd-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường tết Quý Tỵ 2013Bình Dương hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường tết Quý Tỵ 2013
    TTĐT - Ngày 15/11/2012, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch “Dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trước, trong và sau tết Quý Tỵ năm 2013 trên địa bàn tỉnh Bình Dương”
   
Qua 09 tháng năm 2012 thực hiện Kế hoạch 929/KH-UBND ngày 11/4/2012 về “Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Bình Dương đến hết 01/4/2013” của UBND tỉnh đã được các ngành Sở ngành, doanh nghiệp phối hợp, hưởng ứng tích cực thực hiện theo tinh thần của Kế hoạch đề ra nhằm trên các lĩnh vực : mặt hàng sách giáo khoa, vở, dụng cụ học sinh (giá bán thấp hơn giá thị trường 10-15%), lương thực, thực phẩm thiết yếu (giá thấp hơn giá thị trường tự do từ 10-15% với các hình thức: bình ổn tại siêu thị, bán hàng lưu động), thuốc trị bệnh cho người được sản xuất trong nước  (với giá bản lẻ do ngành Y tế phê duyệt), gạo không biến động lớn (giá gạo thông thường từ 10.000đ đến 11.000/kg,… đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, chữa bệnh, mua sắm, tiêu dùng của nhân dân một cách phù hợp.
  
Với mục tiêu bình ổn thị trường trước, trong và sau tết Quý Tỵ năm 2013 tiếp tục bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường tỉnh đối với một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, tránh tình trạng khan hiếm hàng giả tạo với hệ thống phân phối từ tỉnh xuống huyện, thị xã, thành phố gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
  
Các mặt hàng thiết yếu được đề ra bao gồm lương thực, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống như: gạo, đường, dầu ăn, bột ngọt (mì chính), nước chấm, thịt gia súc, gia cầm, nước giải khát, bánh mứt,… thuốc trị bệnh cho người (sản xuất trong nước) với tổng giá trị 504.89 tỷ đồng. Theo Cục Thú y Bình Dương, dự kiến cung ứng tại thị trường tết Quý Tỵ 2013 gồm 44.294 (con) heo giết mổ, 5.076 (con) trâu, bò giết mổ, 764.100 (con) gia cầm giết mổ và 7.380.291 quả trứng gia cầm.
  
Ngoài việc bán hàng bình ổn tại các siêu thị, các doanh nghiệp sẽ thực hiện bán hàng lưu động ở các xã nông thôn và khu, cụm công nghiệp; mặt hàng thuốc được bán bình ổn tại 07 nhà thuốc của bệnh viện các huyện, thị xã, thành phố và Công ty cổ phần Dược Becamex; mặt hàng xăng dầu được giao nhiệm vụ cho hai doanh nghiệp: Công ty xăng dầu Sông Bé và Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ TNHH một thành viên cung ứng với 80.000m3 có giá trị khoảng 1.811 tỷ đồng.
  
Các doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi dự trữ để dự trữ hàng bình ổn giá thị trường với 67.65 tỷ đồng.   
     
Hoài Hương
11/28/2012 4:09 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1447-Binh-Duong-ho-tro-doanh-nghiep-vay-von-du-tru-hang-hoa-binh-on-thi-truong-tet-Quy-Ty-2013Thông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương chỉ thị tổ chức nghiêm túc kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2013Bình Dương chỉ thị tổ chức nghiêm túc kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2013
  
TTĐT - Thực hiện Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 3 năm 2012 và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 04/2013/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 02 năm 2013, Thông tư số 06/2013/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 13 tháng 5 năm 2013, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc “Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013”.
  
Nhằm đảm bảo cho kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, bảo đảm kết quả thi phản ánh đúng chất lượng dạy và học, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2013 của tỉnh thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ đã được phân công.
 
Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch chỉ đạo các Trường trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật - hướng nghiệp trong tỉnh chuẩn bị tốt các điều kiện về ôn tập kiến thức cho học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thành lập Hội đồng in sao đề thi, các Hội đồng coi, chấm thi, phúc khảo kỳ thi theo quy định tại Điều 47 của Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hiện hành. Phối hợp với các sở, ban, ngành để tổ chức tốt kỳ thi. Quán triệt Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục", đảm bảo tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn, công bằng và chính xác.
 
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban bảo vệ và phục vụ kỳ thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ đạo các đơn vị, ban, ngành, đoàn thể liên quan ở địa phương thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn tuyệt đối cho khu vực bên ngoài các Hội đồng thi. Có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn với Chủ tịch Hội đồng coi thi.
  
Các cơ quan, ban ngành liên quan tích cực thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền rộng rãi thông tin về kỳ thi trong nhân dân và học sinh; giải quyết kinh phí tổ chức kỳ thi, kinh phí trang bị các thiết bị phục vụ công tác thi kịp thời theo đúng quy định của Bộ Tài chính; bảo quản và chuyển giao các bưu kiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi đến nhanh chóng, an toàn, đầy đủ, đảm bảo bí mật; bảo vệ bộ phận nhận giao đề thi, bảo vệ các Hội đồng thi, hội đồng in sao đề thi, bộ phận phách, giám sát tổ chấm thi trắc nghiệm.
  
Đồng thời, thực hiện tốt công tác y tế tại các Hội đồng thi, tại vòng 3 của hội đồng in sao đề thi. Đảm bảo các điều kiện về điện thắp sáng, điện cho các thiết bị máy tính hoạt động. Tổ chức đưa đón học sinh đến địa điểm thi.
   
Đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến Sở Giáo dục và Đào tạo, các Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi và ngược lại.
   
  Hoài Hương
5/20/2013 5:18 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết722-Binh-Duong-chi-thi-to-chuc-nghiem-tuc-ky-thi-tot-nghiep-Trung-hoc-pho-thong-nam-2013Thông tin chỉ đạo, điều hành
Đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bình DươngĐẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bình Dương
  TTĐT - Ngày 02/4/2013, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Chỉ thị số 02/2013/CT-UBND về việc phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bình Dương.
   
UBND tỉnh chỉ đạo các ngành tích cực thực hiện hiệu quả chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bình Dương bền vững và khắc phục hạn chế. Cụ thể, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đầu mối thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực ngành nghề nông thôn, cần năng động, tích cực phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn trong thời gian tới. Đồng thời, chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bình Dương đến năm 2020, Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình công tác.
 
Hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kế hoạch vốn ngân sách cho các chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn. Tăng cường nguồn vốn ODA, các nguồn vốn tài trợ khác của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ cho phát triển ngành nghề nông thôn. Sở Tài chính căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, bố trí kinh phí để thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn. Sở Công Thương tổ chức các hợp phần khuyến công, hội chợ triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa ngành nghề nông thôn Bình Dương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với sở, ngành chức năng xây dựng chương trình phát triển du lịch ở nông thôn, nhất là xây dựng một số sản phẩm du lịch gắn với tham quan các làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái vườn theo các tuyến du lịch một cách phù hợp…
 
 
 
Đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn góp phần nâng cao đời sống người nông dân
 
Đối với Sở Khoa học và Công nghệ, cần phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể tuyên truyền các văn bản pháp luật về khoa học và công nghệ, các chính sách của Nhà nước về khoa học và công nghệ; hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ khoa học công nghệ, trước hết, tập trung thực hiện ở các xã đang xây dựng nông thôn mới. Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đổi mới công nghệ sản xuất; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất trong kinh doanh nhằm giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Xây dựng một số mô hình thí điểm thực hiện đổi mới công nghệ sản xuất gắn với giải pháp hỗ trợ xử lý chất thải, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường…
 
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động tại các làng nghề, đề xuất các chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân, thợ giỏi truyền nghề cho lao động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn. Sở Nội vụ phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện các chế độ chính sách khen thưởng đối với các tổ chức, nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn.
 
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bình Dương phối hợp với các sở, ngành, huyện, thị, thành phố hỗ trợ thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển ngành nghề nông thôn; xây dựng kế hoạch tham quan học tập và mô hình kinh tế tập thể, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn. UBND các huyện, thị thành phố lồng ghép các chương trình đang triển khai trên địa bàn nhằm hỗ trợ cho ngành nghề nông thôn phát triển, có kế hoạch cụ thể khôi phục và phát triển làng nghề, nghề truyền thống.
 
Các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn phát huy nội lực, mở rộng liên kết, xây dựng mô hình kinh tế hợp tác, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dựng khoa học - công nghệ mới, hợp lý hóa sản xuất và đổi mới cơ chế quản lý để sản phẩm hàng hóa của cơ sở có sức cạnh tranh cao, sản xuất kinh doanh của cơ sở phát triển bền vững.
 
Xuân Mai
4/5/2013 2:43 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1609-Day-manh-phat-trien-nganh-nghe-nong-thon-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Bổ sung các khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đấtNewBổ sung các khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 37/NQ-HĐND về Danh mục bổ sung các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) thông qua ngày 24/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, thông qua Danh mục bổ sung 25 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh vào Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 24/01/2025 của HĐND tỉnh với tổng diện tích 4.878,76 hecta.

Cụ thể:

Địa bàn TP.Thủ Dầu Một: 03 khu đất với diện tích 106,28 hecta. 

Địa bàn TP.Tân Uyên: 06 khu đất với diện tích 1.205,4 hecta.

Địa bàn TP.Dĩ An: 09 khu đất với diện tích 82,98 hecta.

Địa bàn huyện Bắc Tân Uyên: 03 khu đất với diện tích 1.076,1 hecta.

Địa bàn huyện Dầu Tiếng: 04 khu đất với diện tích 2.408 hecta.


Khu dat 1.png

Khu dat 2.png

Khu dat 3.png

Khu dat 4.png

Khu dat 5.png

Khu dat 6.png

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 37/NQ-HĐND​

5/8/2025 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, bổ sung các khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất821-bo-sung-cac-khu-dat-dau-thau-lua-chon-nha-dau-tu-thuc-hien-du-an-dau-tu-co-su-dung-daThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu - Đăng Quang
0.00
121,000
0.00
121000
Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015
 
TTĐT - Ngày 02/5/2012, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015.
Theo đó, mục tiêu của cải cách hành chính Nhà nước là tạo môi trường bình đẳng, thông thoáng, minh bạch, thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước; giảm thiểu chi phí và thời gian của nhân dân, doanh nghiệp trong việc tuân thủ các thủ tục hành chính (TTHC); huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến năm 2015, hầu hết các giao dịch giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan nhà nước về TTHC được thực hiện trên môi trường trực tuyến cấp độ 3, 4. Phương thức làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước được đổi mới, giảm mạnh các cuộc hội nghị, giao ban, hội thảo theo phương thức truyền thống, chuyển sang phương thức họp trực tuyến. Các ý kiến trao đổi, tường trình, đề xuất của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện bằng hình thức thư điện tử.
 
Trọng tâm của cải cách hành chính trong giai đoạn 2011-2015 là cải cách TTHC; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
 
Để đạt được những mục tiêu trên, nhiệm vụ của các ngành, các cấp là phải cải cách thể chế; cải cách TTHC; cải cách tổ chức bộ máy Nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính. Cụ thể; tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở đúng luật, khoa học, bảo đảm thời gian và tuân thủ quy trình nhằm loại bỏ sai sót, thiếu căn cứ, chưa thật sự cần thiết của cơ quan chủ trì soạn thảo.
 
Bên cạnh đó trong công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật cần quan tâm áp dụng có hiệu quả kỹ năng dùng “một văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung nhiều văn bản” nhằm tiết kiệm các nguồn lực và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, kịp thời kiến nghị hoặc theo thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản trái pháp luật hoặc không còn hiệu lực…
 
Kế hoạch xác định, cải cách TTHC là khâu đột phá để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút mọi nguồn lực của xã hội; nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh, bền vững; rà soát cắt giảm và chỉnh sửa kịp thời để nâng cao chất lượng TTHC trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước. Công khai, minh bạch tất cả các TTHC tại vị trí thuận lợi nhất của các cơ quan hành chính nhà nước; tổ chức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính, giám sát việc thực hiện TTHC của các cơ quan hành chính nhà nước.
 
Về cải cách tổ chức bộ máy nhà nước, tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế hiện có; kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện; khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ sót hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 80% vào năm 2015.
 
Bảo đảm 100% cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ chuẩn trước khi bổ nhiệm vào ngạch, bổ nhiệm vào vị trí quản lý, lãnh đạo; 70% công chức có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó 5% có trình độ sau đại học, 100% cán bộ công chức, viên chức làm công tác tham mưu, quản lý có trình độ từ đại học trở lên; 100% công chức cấp xã có trình độ cao đẳng trở lên.
 
Về cải cách tài chính công, đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế thay thế bằng cơ chế vốn ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động; tăng nguồn đầu tư từ ngân sách cho hoạt động sự nghiệp, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao và các sự nghiệp khác.
 
Đến năm 2015, có 100% sở, ngành, huyện, thị và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được kết nối mạng diện rộng phục vụ quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công. Nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ hiện đại trong các cơ quan nhà nước để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ giảm chi phí, thời gian, nhân lực.
 
Phan Anh
 
5/8/2012 3:41 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết933-Ke-hoach-cai-cach-hanh-chinh-Nha-nuoc-tinh-Binh-Duong-giai-doan-2011-2015Thông tin chỉ đạo, điều hành
Triển khai Kế hoạch tổ chức hội nghị sơ kết việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạmTriển khai Kế hoạch tổ chức hội nghị sơ kết việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch số 183-KH/TU ngày 28/11/2024 của Tỉnh ủy về tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị và Kết luận số 15-KL/TW ngày 30/9/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh​.​

​Theo đó, giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền kết quả thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm của tỉnh và nội dung triển khai thực hiện trong thời gian tới trên các phương tiện truyền thông. 

Sở Tài chính phối hợp Công an tỉnh hướng dẫn dự trù, sử dụng, quyết toán kinh phí tổ chức hội nghị theo quy định.

Công an tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí và làm việc với Sở Tài chính để được giải quyết cụ thể, đảm bảo yêu cầu đặt ra; liên hệ, trao đổi với các cơ quan, đơn vị, địa phương chuẩn bị nội dung tham luận và gửi về Công an tỉnh để tổng hợp. Ngoài những đơn vị được chọn tham luận, các đại biểu tham dự Hội nghị chủ động chuẩn bị nội dung để tham gia phát biểu khi có yêu cầu.​

1/4/2025 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, hội nghị, sơ kết việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm993-trien-khai-ke-hoach-to-chuc-hoi-nghi-so-ket-viec-tang-cuong-su-lanh-dao-cua-dang-doi-voi-cong-tac-phong-chong-toi-phaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương chỉ thị tổ chức nghiêm túc kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2013Bình Dương chỉ thị tổ chức nghiêm túc kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2013
   TTĐT - Thực hiện Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 3 năm 2012 và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 04/2013/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 02 năm 2013, Thông tư số 06/2013/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 13 tháng 5 năm 2013, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND ...
  
Nhằm đảm bảo cho kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, bảo đảm kết quả thi phản ánh đúng chất lượng dạy và học, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2013 của tỉnh thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ đã được phân công.
 
Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch chỉ đạo các Trường trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật - hướng nghiệp trong tỉnh chuẩn bị tốt các điều kiện về ôn tập kiến thức cho học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thành lập Hội đồng in sao đề thi, các Hội đồng coi, chấm thi, phúc khảo kỳ thi theo quy định tại Điều 47 của Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hiện hành. Phối hợp với các sở, ban, ngành để tổ chức tốt kỳ thi. Quán triệt Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục", đảm bảo tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn, công bằng và chính xác.
 
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban bảo vệ và phục vụ kỳ thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ đạo các đơn vị, ban, ngành, đoàn thể liên quan ở địa phương thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn tuyệt đối cho khu vực bên ngoài các Hội đồng thi. Có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn với Chủ tịch Hội đồng coi thi.
  
Các cơ quan, ban ngành liên quan tích cực thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền rộng rãi thông tin về kỳ thi trong nhân dân và học sinh; giải quyết kinh phí tổ chức kỳ thi, kinh phí trang bị các thiết bị phục vụ công tác thi kịp thời theo đúng quy định của Bộ Tài chính; bảo quản và chuyển giao các bưu kiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi đến nhanh chóng, an toàn, đầy đủ, đảm bảo bí mật; bảo vệ bộ phận nhận giao đề thi, bảo vệ các Hội đồng thi, hội đồng in sao đề thi, bộ phận phách, giám sát tổ chấm thi trắc nghiệm.
  
Đồng thời, thực hiện tốt công tác y tế tại các Hội đồng thi, tại vòng 3 của hội đồng in sao đề thi. Đảm bảo các điều kiện về điện thắp sáng, điện cho các thiết bị máy tính hoạt động. Tổ chức đưa đón học sinh đến địa điểm thi.
   
Đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến Sở Giáo dục và Đào tạo, các Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi và ngược lại.
   
  Hoài Hương
5/20/2013 5:18 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1427-Binh-Duong-chi-thi-to-chuc-nghiem-tuc-ky-thi-tot-nghiep-Trung-hoc-pho-thong-nam-2013Thông tin chỉ đạo, điều hành
Triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2012-2020 tại Bình DươngTriển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2012-2020 tại Bình Dương
 
TTĐT - Ngày 22/11/2012, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 19/12/2003 “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân giai đoạn 2012-2016” trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó tiếp tục đổi mới, đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, chọn lọc, phát triển các mô hình, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, phù hợp với đối tượng, địa bàn và nhu cầu hiểu biết pháp luật của nhân dân trong từng giai đoạn; kế thừa và phát huy kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức tự giác, tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân.
 
Để đạt được mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng chính sách, thể chế về công tác phổ biến giáo dục pháp luật; công tác tham mưu, chỉ đạo; xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật; các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục có hiệu quả trong đó chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ cấp xã, nhân dân ở nông thôn, người lao động trong các doanh nghiệp, người khuyết tật, nạn nhân của bạo lực gia đình, mua bán người, phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng; tiếp tục đổi mới, đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể của từng cơ quan, tổ chức và các địa phương, tập trung vào một số lĩnh vực pháp luật quan trọng như: an toàn giao thông, đất đai, khiếu nại, tố cáo, tài nguyên-môi trường, bình đẳng giới,…; tổ chức thực hiện thí điểm một số hình thức phổ biến, giải đáp pháp luật mới phù hợp, có hiệu quả…
 
Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị, thành phố căn cứ vào Kế hoạch trên để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hành động ở cơ quan, đơn vị, địa phương.
 
                                                                            Xuân Mai
11/27/2012 11:21 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết950-Trien-khai-sau-rong-toan-dien-dong-bo-cac-hinh-thuc-pho-bien-giao-duc-phap-luat-giai-doan-2012-2020-tai-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương: Thực hiện Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệBình Dương: Thực hiện Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Nghị định số 55/2025/NĐ-CP ngày 02/3/2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.​

Theo Nghị định số 55/2025/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ cao, công nghệ chiến lược, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số; ứng dụng công nghệ thông tin; giao dịch điện tử; chuyển đổi số quốc gia; quản lý Nhà nước đổi với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ gồm: Vụ Bưu chính; Vụ Đánh giá và Thẩm định công nghệ; Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ; Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên; Vụ Kinh tế và Xã hội số; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ; Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; Cục Bưu điện Trung ương; Cục Công nghiệp công nghệ thông tin; Cục Chuyển đổi số quốc gia; Cục Đổi mới sáng tạo; Cục Khởi nghiệp và Doanh nghiệp công nghệ; Cục Sở hữu trí tuệ; Cục Tần số vô tuyến điện; Cục Thông tin, Thống kê; Cục Viễn thông; Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia; Trung tâm Công nghệ thông tin; Học viện Chiến lược Khoa học và Công nghệ; Báo VnExpress.

UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan, căn cứ các quy định hiện hành, Nghị định số 55/2025/NĐ-CP, tình hình thực tế của địa phương để tham mưu, triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Văn bản​

3/25/2025 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ950-binh-duong-thuc-hien-nghi-dinh-ve-chuc-nang-nhiem-vu-va-co-cau-to-chuc-cua-bo-khoa-hoc-va-cong-nghThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2025Công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2025

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1282/KH-UBND về công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh (QP&AN) năm 2025.

Kế hoạch nhằm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ Giáo dục QP&AN theo quy định pháp luật, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch: Hội đồng Giáo dục QP&AN các cấp, Đảng ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, triển khai các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành có liên quan về công tác Giáo dục QP&AN đến cơ sở.

Chủ động cập nhật và triển khai hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về Giáo dục QP&AN cho phù hợp tình hình thực tế; cơ quan Thường trực Hội đồng Giáo dục QP&AN các cấp tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, chính quyền cùng cấp thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về công tác Giáo dục QP&AN theo thẩm quyền.

Thường xuyên củng cố, kiện toàn Hội đồng, Ban Thường trực Hội đồng Giáo dục QP&AN các cấp theo quy định, bảo đảm đủ số lượng, đúng thành phần; rà soát, bổ sung quy chế, duy trì nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và thực hiện tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra.

Các biện pháp triển khai chủ yếu: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức các cấp đối với nhiệm vụ Giáo dục QP&AN. Quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Giáo dục QP&AN và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Hội đồng Giáo dục QP&AN Trung ương và các bộ, ngành Trung ương, Hội đồng Giáo dục QP&AN Quân khu về công tác Giáo dục QP&AN.

Hội đồng Giáo dục QP&AN các cấp thường xuyên củng cố, kịp thời kiện toàn, bảo đảm đủ số lượng, đúng thành phần theo quy định; duy trì nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về Giáo dục QP&AN, phát huy vai trò tham mưu của Thường trực Hội đồng các cấp; nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác Giáo dục QP&AN.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (Thường trực Hội đồng Giáo dục QP&AN tỉnh) thực hiện theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu UBND tỉnh, Hội đồng Giáo dục QP&AN tỉnh quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Hội đồng Giáo dục QP&AN Quân khu về công tác Giáo dục QP&AN đến các cấp, các ngành.

Đồng thời ban hành kế hoạch, rà soát, chiêu sinh bồi dưỡng, cập nhật kiến thức QP&AN cho các đối tượng theo quy định; ban hành đồng bộ các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động công tác Giáo dục QP&AN; tổ chức kiểm tra, phúc tra các đơn vị theo kế hoạch; tham mưu sơ kết, tổng kết đúng quy định.

Kế hoạch số 1282/KH-UBND​

3/27/2025 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Giáo dục quốc phòng và an ninh, 2025503-cong-tac-giao-duc-quoc-phong-va-an-ninh-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Danh mục tài sản mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình DươngDanh mục tài sản mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Danh mục​ tài sản mua sắm tập trung và đơn vị thực hiện mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 

Theo đó, Danh mục tài sản mua sắm tập trung gồm: Máy tính các loại (máy chủ, bộ máy tính để bàn, kể cả bộ lưu điện và bàn ghế để máy vi tính), máy tính xách tay, máy in, máy photocopy, máy scan và các thiết bị tương đương; trang thiết bị thuộc các đề án, dự án sử dụng nguồn vốn thưòng xuyên của ngành giáo dục được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bàn, ghế học sinh các cấp học; thiết bị đồ chơi ngoài tri các loại.

Nguồn kinh phí thực hiện mua sắm tập trung được cơ quan, người có thẩm quyền giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị; nguồn công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA…

Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu, lập kế hoạch lựa chọn nhà ​thầu cung cấp tài sản; tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; ký thỏa thuận khung với nhà thầu được lựa chọn cung cấp tài sản, phát hành tài liệu mô tả chi tiết các tài sản được lựa chọn; quy định mẫu hợp đồng mua sắm làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản ký hợp đồng.

Song song đó, UBND tỉnh đã ban hành danh mục 101 trang thiết bị y tế nhỏ lẻ, thông thường, rẻ tiền, mau hư hỏng không áp dụng mua sắm tập trung.

4/10/2018 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtmua sắm tập trung774-danh-muc-tai-san-mua-sam-tap-trung-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
314.00
121,000
0.30
121000
38,030,300
Nhà trọ, nhà ở cho thuê phải có giải pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháyNhà trọ, nhà ở cho thuê phải có giải pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo phối hợp triển khai Công điện số 52/CĐ-TTg ngày 24/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về vụ cháy nhà dân tại số 1 ngõ 43/98/31 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Theo đó, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH).

Đồng thời chủ động phối hợp với cơ quan Công an để tuyên truyền trong cơ quan, đơn vị, địa phương và lĩnh vực quản lý Nhà nước về PCCC, trong đó chú trọng hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm khi có sự cố cháy, nổ xảy ra, tập trung vào các khu vực tập trung đông người, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, nhà trọ, nhà ở cho thuê trọ, ký túc xá...

Công an tỉnh chỉ đạo hướng dẫn, yêu cầu các nhà trọ, nhà ở cho thuê trọ có ngay các giải pháp bảo đảm an toàn PCCC (tạo lối thoát nạn khẩn cấp thứ 2; có giải pháp ngăn cách khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao với khu vực ở và lối thoát nạn; trang bị các phương tiện, thiết bị PCCC; giảm mật độ chất dễ cháy;…); báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Công an và UBND tỉnh trước ngày 30/6/2024. Sau thời gian trên phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các nhà trọ, nhà ở cho thuê trọ không thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn PCCC.

Song song đó, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng PCCC và thoát hiểm cho người dân; rà soát phương án, kịch bản, lực lượng, phương tiện tăng cường công tác thường trực, sẵn sàng xử lý, ứng phó kịp thời các tình huống tại các cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy, nổ cao, địa điểm tập trung đông người trên địa bàn.

Văn bản 

6/10/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtNhà trọ, nhà ở, giải pháp, bảo đảm, an toàn, phòng cháy, chữa cháy75-nha-tro-nha-o-cho-thue-phai-co-giai-phap-bao-dam-an-toan-phong-chay-chua-chaThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
402.00
121,000
0.00
121000
0
Giáo dục nghề nghiệp Bình Dương phấn đấu có khoảng 09 ngành nghề trọng điểm cấp quốc gia, khu vực và quốc tếGiáo dục nghề nghiệp Bình Dương phấn đấu có khoảng 09 ngành nghề trọng điểm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND triển khai Chương trình số 145-CTr/TU ngày 03/01/2024 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của GDNN trong phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN để tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Theo đó, phấn đấu đến năm 2030 thu hút 50% học sinh trung học vào hệ thống GDNN; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động; phấn đấu có 03 trường cao đẳng đạt trường chất lượng cao, cơ bản tiếp cận trình độ các nước ASEAN 4, G20; phấn đấu có khoảng 09 ngành nghề trọng điểm cấp quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế, trong đó 02 nghề cấp độ ASEAN và 02 nghề cấp độ quốc tế; đến năm 2045 GDNN cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của nước phát triển, đạt trình độ tiên tiến của thế giới.

Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ, giải pháp: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của GNNN trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo việc làm bền vững cho người lao động và thế hệ trẻ trên địa bàn tỉnh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa của việc học nghề, kỹ năng nghề trong tiếp cận việc làm, nâng cao thu nhập và cơ hội học tập suốt đời.

Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh, học sinh và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông nhằm tăng tỉ lệ học sinh trung học vào hệ thống GDNN.

Chú trọng các ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo có thế mạnh gắn với nhu cầu thị trường lao động tại địa phương; ưu tiên đầu tư, định hướng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đối với những ngành nghề mũi nhọn, có triển vọng, theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như: Cơ khí chính xác, Điện - điện tử, Dịch vụ logistic, Công nghệ bán dẫn... và các lĩnh vực khoa học công nghệ cao, liên quan đến công nghệ, tự động hóa, công nghệ sinh học nhằm cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư chiến lược.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu đề xuất, bổ sung cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án về GDNN trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp xây dựng, tổ chức thực hiện các giải pháp đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào GDNN, đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.

Kế hoạch số 125/KH-UBND​​

1/22/2025 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, giáo dục nghề nghiệp71-giao-duc-nghe-nghiep-binh-duong-phan-dau-co-khoang-09-nganh-nghe-trong-diem-cap-quoc-gia-khu-vuc-va-quoc-tThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bình DươngThành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bình Dương

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 12/NQ-HĐND thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở tổ chức lại Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về dân tộc từ Văn phòng UBND tỉnh.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) thông qua ngày 26/02/2025 và có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2025.

Theo đó, Sở Dân tộc và​​ Tôn giáo tỉnh Bình Dương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có tư cách pháp nhân, có ​con dấu, tài khoản riêng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

UBND tỉnh có trách nhiệm quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 12/NQ-HĐND​​

3/4/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo786-thanh-lap-so-dan-toc-va-ton-giao-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Xét tặng Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương năm 2025Xét tặng Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương năm 2025

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1303/KH-UBND tổ chức xét tặng Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương năm 2025.

Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương năm 2025 được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và thực hiện chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường; ghi nhận, tôn vinh các cá nhân, tổ chức và cộng đồng có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường như quy định tại Khoản 8 Điều 5 của Luật Bảo vệ môi trường.

Theo đó, việc xét tặng Giải thưởng phải được thực hiện đúng đối tượng, điều kiện, quy trình xét tặng được nêu tại Kế hoạch; đảm bảo chính xác, công khai, dân chủ, khách quan. Giải thưởng ghi nhận và tôn vinh những tổ chức, cá nhân và cộng đồng có đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Giải thưởng được xét tặng và công bố 02 năm 01 lần và Giải thưởng có giá trị trong thời gian 04 năm. Không xét tặng cho tổ chức, cá nhân đã được trao tặng Giải thưởng ở lần trước liền kề trên cùng một lĩnh vực hoặc đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) trao tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam trong năm trước đó.

Lĩnh vực tham gia xét tặng Giải thưởng gồm 6 nhóm: Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; giáo dục, đào tạo, truyền thông; tham vấn, tư vấn, phản biện, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường, khắc phục sự cố, xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường; bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học; thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đối tượng: Các tổ chức, cá nhân và cộng đồng có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, tổ chức gồm cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong nước và các tổ chức của người nước ngoài có tư cách pháp nhân, hoạt động hợp pháp trên địa bàn tỉnh.

Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài có năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian bị tạm giam hoặc thi hành án theo quy định của pháp luật, đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Cộng đồng gồm nhóm dân cư sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Số lượng Giải thưởng mỗi lần xét tặng được xem xét trên cơ sở các kết quả cụ thể về thành tích bảo vệ môi trường, nhưng không quá 18 giải cho cả 03 loại: tổ chức, cá nhân và cộng đồng thuộc các lĩnh vực tham gia xét tặng.

Cơ cấu Giải thưởng cụ thể cho 03 loại và các nhóm lĩnh vực xét tặng do Hội đồng xét tặng Giải thưởng trình UBND tỉnh quyết định.

Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan thực hiện các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về Giải thưởng và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia xét tặng Giải thưởng lập hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng: Từ khi phát động đến tháng 6/2025.

Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng: Từ khi ban hành Kế hoạch đến tháng 6/2025. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức phiên họp Hội đồng xét tặng Giải thưởng và thực hiện các nhiệm vụ khác theo đề nghị của Hội đồng: Tháng 7 đến tháng 8/2025.

Kế hoạch số 1303/KH-UBND ​

3/18/2025 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương năm 2025371-xet-tang-giai-thuong-moi-truong-tinh-binh-duong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Huy động nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nátHuy động nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp lần thứ 6 về kế hoạch huy động nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát.​

Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy để triển khai thực hiện theo quy định. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, phát sinh, kịp thời báo cáo, tham mưu UBND tỉnh.

Theo đó, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh phải bao gồm cả đối tượng là người Bình Dương chưa có nhà và chưa có đất xây nhà để đảm bảo chăm lo tốt nhất cho người dân. Thời gian thực hiện xong việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Theo phân bổ của Ban Chỉ đạo Trung ương, tỉnh Bình Dương hỗ trợ cho tỉnh Bạc Liêu 34 tỷ đồng và Nghệ An 56 tỷ đồng triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Văn bản​

3/11/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, huy động nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát225-huy-dong-nguon-luc-xoa-nha-tam-nha-dot-naThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2012-2020 tại Bình DươngTriển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2012-2020 tại Bình Dương
 TTĐT - Ngày 22/11/2012, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 19/12/2003 “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân giai đoạn 2012-2016” trên địa bàn tỉnh Bình Dương.  
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó tiếp tục đổi mới, đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, chọn lọc, phát triển các mô hình, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, phù hợp với đối tượng, địa bàn và nhu cầu hiểu biết pháp luật của nhân dân trong từng giai đoạn; kế thừa và phát huy kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức tự giác, tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân.
 
Để đạt được mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng chính sách, thể chế về công tác phổ biến giáo dục pháp luật; công tác tham mưu, chỉ đạo; xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật; các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục có hiệu quả trong đó chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ cấp xã, nhân dân ở nông thôn, người lao động trong các doanh nghiệp, người khuyết tật, nạn nhân của bạo lực gia đình, mua bán người, phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng; tiếp tục đổi mới, đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể của từng cơ quan, tổ chức và các địa phương, tập trung vào một số lĩnh vực pháp luật quan trọng như: an toàn giao thông, đất đai, khiếu nại, tố cáo, tài nguyên-môi trường, bình đẳng giới,…; tổ chức thực hiện thí điểm một số hình thức phổ biến, giải đáp pháp luật mới phù hợp, có hiệu quả…
 
Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị, thành phố căn cứ vào Kế hoạch trên để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hành động ở cơ quan, đơn vị, địa phương.
 
                                                                            Xuân Mai
11/27/2012 11:21 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2080-Trien-khai-sau-rong-toan-dien-dong-bo-cac-hinh-thuc-pho-bien-giao-duc-phap-luat-giai-doan-2012-2020-tai-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương quy định trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địaBình Dương quy định trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa
    TTĐT - Ngày 12 tháng 4 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND về việc sửa đổi Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh quy định về trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa sử dụng vốn sự nghiệp giao thông đối với các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
   
Theo đó, Quyết định sửa đổi Khoản 7, Điều 1 Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh, cụ thể: “Khoản 7. Ngoài các nội dung trên, các công việc khác còn lại thực hiện theo hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa tại Thông tư liên tịch số 230/2012/TTLT/BTC-BGTVT ngày 27/12/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ”.
  
Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
   
Hoài Hương
4/18/2013 10:44 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1454-Binh-Duong-quy-dinh-trinh-tu-trien-khai-cong-tac-bao-tri-duong-bo-duong-thuy-noi-diaThông tin chỉ đạo, điều hành
1 - 30Next