Thành phố thông minh
Thứ 5, Ngày 30/03/2023, 16:00
Phát triển hạ tầng giao thông tầm nhìn và định hướng của Bình Dương
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
30/03/2023

TTĐT - ​Để tạo nền tảng vững chắc góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trong giai đoạn mới, Bình Dương hiện đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm mang tính kết nối vùng là hạt nhân của vùng Đông Nam Bộ. Kỳ vọng, sự đồng bộ của hệ thống hạ tầng giao thông sẽ tiếp tục thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, đô thị, nâng cao đời sống người dân.

Tầm nhìn phát triển bền vững

Tỉnh Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, không có cảng hàng không, cảng biển nên Bình Dương thuộc nhóm các tỉnh, thành phố không có lợi thế trong việc vận chuyển xuất, nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, Bình Dương lại có vị trí tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh có các lợi thế về sân bay, cảng biển. Vì vậy, thông qua hệ thống giao thông đường bộ theo trục Bắc Nam của Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp của Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Tây Nguyên, các khu công nghiệp phía Tây - Bắc Củ Chi của Thành phố Hồ Chí Minh,... dễ dàng kết nối đến các cảng biển, cảng sông và sân bay quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó cho ta thấy phát triển hệ thống hạ tầng giao thông của Bình Dương là rất quan trọng, không những đáp ứng nhu cầu vận chuyển của tỉnh mà còn phải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của khu vực.

ANH 1.jpg

Tuyến Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng đoạn qua xã Tân Định, Bắc Tân Uyên

Xác định được tầm quan trọng đó, trong nhiều năm qua, Bình Dương đã chủ động đi trước trong phát triển hệ thống giao thông, tạo ra một sự khác biệt rõ nét, giành thế chủ động trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Bên cạnh những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được, phát triển hạ tầng giao thông của Bình Dương cũng được đánh giá là một điểm sáng, là một trong những tỉnh có hệ thống hạ tầng giao thông tốt của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Tuy nhiên, đến nay, cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thì hệ thống hạ tầng giao thông của Bình Dương hiện nay cũng đang gặp phải những khó khăn thách thức, do không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nên hiện tại các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh đã xảy ra tình trạng quá tải vào giờ cao điểm như Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT743... Việc đầu tư, kết nối hạ tầng giao thông giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn chậm và chưa đồng bộ, nhất là các trục giao thông huyết mạch có tính liên kết vùng (như Vành đai 3, Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, đường Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành...). Trong khi đó, nhu cầu và khối lượng hàng hóa vận chuyển của Bình Dương cũng như các tỉnh, thành lân cận đi qua địa bàn ngày càng gia tăng trên một số trục đường huyết mạch như Quốc lộ 13, Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT.743… đặc biệt là các giao lộ khu vực cửa ngõ phía Nam của Bình Dương…

Để đáp ứng nhu cầu nêu trên, tỉnh Bình Dương đã xây dựng Chương trình số 42-CTr/TU ngày 02/8/2021 về Tập trung phát triển hạ tầng giao thông vận tải theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương giai đoạn 2021–2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch số 2585/QĐ-UBND ngày 17/10/2022 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình số 42-CTr/TU ngày 02/8/2021 của Tỉnh ủy.

Mục tiêu cụ thể là tập trung đầu tư các trục đường giao thông trọng điểm, huyết mạch của tỉnh và của Vùng, tiếp tục đề xuất kiến nghị Trung ương, phối hợp với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để đẩy nhanh đầu tư, kết nối các tuyến đường vành đai, cao tốc... theo quy hoạch Vùng nhằm giảm tải cho các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh, nhất là các tuyến kết nối Bình Phước, vùng Tây Nguyên, các Khu công nghiệp phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh đến cảng biển, sân bay quốc tế.

Định hướng phát triển hạ tầng giao thông

Tỉnh Bình Dương tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đường quan trọng, tăng cường khả năng kết nối vùng, nâng cao năng lực vận tải như: Vành đai 3, Vành đai 4, Cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, …. Đồng thời, tiếp tục phát triển hạ tầng giao thông đô thị gắn với chỉnh trang đô thị, từng bước khắc phục ùn tắc giao thông, trong đó, tập trung nâng cấp mở rộng tuyến Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước Tân Vạn nối dài, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT.746, ĐT.747B, ĐT.743, đường từ cầu vượt Sóng Thần nối đường Phạm Văn Đồng, các dự án đường ven sông,… Bên cạnh đó, từng bước xây dựng các cầu vượt, giao lộ khác mức để nâng cao năng lực thông hành trên các tuyến đường huyết mạch như: xây dựng nút giao Sóng Thần, xây dựng hầm chui tại nút giao ngã 5 Phước Kiến… Ngoài ra, do Bình Dương còn được bao bọc bởi 2 con sông, sông Sài Gòn ở phía tây và Sông Đồng Nai ở phía đông, để tạo mạng lưới giao thông liên vùng, tỉnh đã chủ động phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh để đầu tư, chuẩn bị đầu tư và đưa vào quy hoạch các cầu kết nối qua sông tạo mạng lưới giao thông có tính kết nối cao, phục vụ phát triển vùng Đông Nam bộ trong thời gian tới.     

Đối với đường thủy nội địa, đầu tư và kêu gọi đầu tư hoàn thiện các đường giao thông kết nối với cảng thủy nội địa, tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng hệ thống cảng thủy nội địa đảm bảo quy mô theo quy hoạch (cảng An Tây, cảng Thanh An, cảng Thới Hòa…); đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối các trung tâm logistics, các cảng cạn (ICD), các bến bãi, điểm trung chuyển hàng hóa; xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống giao thông thông minh tỉnh Bình Dương, chuyển đổi số trong quản lý giao thông vận tải.

Đối với đường sắt, phấn đấu xây dựng và đưa vào vận hành dự án kéo dài tuyến Đường sắt đô thị số 1 từ ga Suối Tiên đến phường Bình Thắng, tạo tiền đề xây dựng hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị của tỉnh theo quy hoạch, đa dạng hóa phương thức vận tải hành khách công cộng; phối hợp với Bộ GTVT lập BCNCTKT và kêu gọi nhà đầu tư, đầu tư tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa từ Bàu Bàng đến Cái Mép – Thị Vải.​

ANH 2.jpg

Đẩy mạnh chuyển đổi số, quản lý trong ngành giao thông vận tải

Đồng thời vận dụng, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, quy định của phát luật để đánh giá các dự án BOT trên địa bàn, tiến tới sắp xếp, xóa bỏ các trạm thu phí BOT nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường huyết hạch, kết nối vùng; tăng cường quản lý, khai thác hiệu quả hạ tầng giao thông. Tỉnh sẽ đầu tư hệ thống camera thông minh từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố nhằm giám sát an ninh trật tự về giao thông một cách hiệu quả nhất. Tiếp tục phân luồng giao thông vào giờ cao điểm trên một số tuyến đường trọng điểm nhằm chống ùn tắc giao thông. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học công nghệ để nâng cao năng lực quản lý điều hành trong các lĩnh vực thuộc ngành giao thông.

Ông Nguyễn Anh Minh-

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương​

Lượt người xem:  Views:   6091
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Time)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Audio

Từ khóa

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

FriendlyName

Hệ số ảnh

Hệ số tin

Hệ số lương cơ sở

Nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thành phố thông minh