Tin chỉ đạo điều hành
 
  TTĐT - Căn cứ Công văn số 2082/BNN-KTHT ngày 27/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện Quyết định 710/QĐ-BNN-KTHT, ngày 24/12/2014, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 4540/KH-UBND về “Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2015 -2020”.
 
 
 
TTĐT - Ngày 24-12, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 4290/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
 
 
  TTĐT - Ngày 24-12, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 4290/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
 
 
 
TTĐT - Nhằm giúp nhân dân trên địa bàn tỉnh cp nhật kịp thời, đầy đủ những nội dung mới và áp dụng chính sách thuế theo đúng quy định kể từ ngày 01/01/2015, ngày 24/12/2014, UBND tỉnh đã có Công văn số 4527/UBND-KTTH về việc “Triển khai thực hiện một số nội dung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế”.
 
 
  TTĐT - Nhằm giúp nhân dân trên địa bàn tỉnh cập nhật kịp thời, đầy đủ những nội dung mới và áp dụng chính sách thuế theo đúng quy định kể từ ngày 01/01/2015, ngày 24/12/2014, UBND tỉnh đã có Công văn số 4527/UBND-KTTH về việc “Triển khai thực hiện một số nội dung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế”.
 
 
 
TTĐT - Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 4288/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 về việc "Thành lập Trung tâm hành chính công tỉnh Bình Dương".
 
 
  TTĐT - Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 4288/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 về việc "Thành lập Trung tâm hành chính công tỉnh Bình Dương".
 
 
 
TTĐT - UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 4211/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 về việc "Ban hành Chương trình làm việc năm 2015 của UBND tỉnh Bình Dương. Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
 
 
  TTĐT - UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 4211/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 về việc "Ban hành Chương trình làm việc năm 2015 của UBND tỉnh Bình Dương. Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
 
 
 
TTĐT - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Quyết định số 4231/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 về việc "Thành lập Trung tâm Dịch vụ đối ngoại tỉnh Bình Dương".
 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Công bố danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh năm 2023Công bố danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh năm 2023

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định lập, công bố danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh năm 2023.

​Theo đó, danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 202gồm 141 cá nhân (115 giám định viên tư pháp và 26 người giám định tư pháp theo vụ việc), 02 tổ chức giám định tư pháp công lập và 01 tổ chức giám định tư ph​áp theo vụ việc.

Quyết định​

4/22/2024 8:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCông bố, danh sách, cá nhân, tổ chức, giám định, tư pháp, địa bàn tỉnh, năm 2023155-cong-bo-danh-sach-ca-nhan-to-chuc-giam-dinh-tu-phap-tren-dia-ban-tinh-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Xử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việcXử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

​Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; coi đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục, lâu dài, đặc biệt quan trọng và là tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Bên cạnh đó, nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định.

Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; xử lý ngay người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi sai trái.

Đồng thời, tăng cường thực hiện cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm…

Kế hoạch ​​​

4/25/2024 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtXử lý, ngăn chặn, tình trạng, nhũng nhiễu, gây, phiền hà, người dân, doanh nghiệp, giải quyết, công việc262-xu-ly-ngan-chan-tinh-trang-nhung-nhieu-gay-phien-ha-cho-nguoi-dan-doanh-nghiep-trong-giai-quyet-cong-vieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
377.00
121,000
0.00
121000
0
Treo Quốc kỳ và nghỉ lễ kỷ niệm Ngày Giỗ Tổ Hùng VươngTreo Quốc kỳ và nghỉ lễ kỷ niệm Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo việc treo Quốc kỳ và nghỉ lễ kỷ niệm Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Theo đó, các công sở, trụ sở các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các hộ nhân dân phải treo Quốc kỳ trong ngày 10/4/2020.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (10/4/2020). Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay là ngày chủ nhật, nên công chức, viên chức sẽ được nghỉ bù vào thứ hai tuần kế tiếp (tức ngày 11/4). Như vậy, dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, công chức, viên chức được nghỉ 03 ngày liên tục, từ ngày 09/4/2022 đến hết ngày 11/4/2022.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các doanh nghiệp phải bố trí lực lượng trực gác, bảo vệ cơ quan đơn vị và khu phố, ấp; chủ động xử lý mọi diễn biến bất thường xảy ra trước, trong và sau lễ, đồng thời báo cáo kịp thời các vấn đề đột xuất xảy ra về UBND tỉnh.

Trước ngày lễ, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ, công chức, chiến sĩ, công nhân và nhân dân làm vệ sinh sạch, gọn ở khu vực cơ quan, đơn vị mình, các đường giao thông, nơi công cộng và các khu phố, ấp.

Các sở, ban, ngành, đơn vị tổ chức vệ sinh, treo cờ,… tại trụ sở làm việc cũ hiện đơn vị mình đang quản lý để tuyên truyền về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Thông báo 

4/7/2022 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTreo, Quốc kỳ, nghỉ lễ, kỷ niệm,Giỗ Tổ, Hùng Vương384-treo-quoc-ky-va-nghi-le-ky-niem-ngay-gio-to-hung-vuonThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
325.00
121,000
0.00
121000
0
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2019Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2019

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành văn bản về việc hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2019.

​Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đoàn thể tổ chức lồng ghép các hoạt động truyền​ thông trong các hoạt động của các tổ chức, cơ quan nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, doanh nhân về giá trị và vai trò của đa dạng sinh học đối với việc đảm bảo lương thực thực phẩm, cung cấp dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe con người, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo; tuyên truyền thực hiện các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng các nội dung về bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng bản địa, cây, con dược liệu và các tri thức truyền thông liên quan; khai thác bền vững tài nguyên sinh học; phát động các phong trào bảo tồn đa dạng sinh học như sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, thực hiện tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường và chế độ ăn uống lành mạnh, không buôn bán và sử dụng các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm, ưu tiên bảo vệ…; căn cứ vào kế hoạch hoạt động đã được phê duyệt tổ chức riêng hoặc lồng ghép các hoạt động truyền thông thích hợp; tổng hợp kết quả thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2019, báo cáo theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Văn bản ​​​​​

5/14/2019 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtHưởng ứng, Quốc tế, Đa dạng, sinh học 113-huong-ung-ngay-quoc-te-da-dang-sinh-hoc-nam-201Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
316.00
121,000
0.00
121000
38,236,000
/PublishingImages/2019-05/Tin 14 - Da dang sinh hoc 2019.mp3
Bình Dương phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011Bình Dương phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011
TTĐT - Ngày 27/4/2011, UBND tỉnh Bình Dương đã ra Chỉ thị số 09/CT-UBND phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2011 và kế hoạch 05 năm (2011-2015).
Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) để đề ra các mục tiêu thi đua cụ thể từng năm, từng đợt để có kế hoạch, biện pháp hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương. Trước mắt thực hiện tốt và có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 21/2/2011 của Chính phủ.
 
Tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, đồng thời gắn phong trào thi đua với tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm, khó khăn, bức xúc, thiết thực như: duy trì ổn định sản xuất-kinh doanh, chăm lo cải thiện đời sống nhân dân và người lao động trong các doanh nghiệp, giảm tai nạn giao thông, thực hành tiết kiệm chống lãng phí…
 
Phát động các phong trào thi đua yêu nước có tác dụng trực tiếp đến việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vững mạnh. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chú trọng công tác xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tấm gương người tốt, việc tốt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
 
Mai Xuân
5/9/2011 7:59 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết867-Binh-Duong-phat-dong-phong-trao-thi-dua-thuc-hien-thang-loi-nhiem-vu-kinh-te-xa-hoi-nam-2011Thông tin chỉ đạo, điều hành
Lồng ghép mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc vào kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội hàng nămLồng ghép mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc vào kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội hàng năm

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2074/QĐ-TTG ngày 10/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.​

Theo đó, Kế hoạch được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của gia đình và công tác xây dựng gia đình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; quyết tâm thực hiện có hiệu quả, tạo chuyển biến sâu sắc, toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc và động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước nói chung, của tỉnh Bình Dương nói riêng.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và người dân về xây dựng gia đình trong tình hình mới; đưa việc triển khai thực hiện công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới trở thành nội dung quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ hằng năm. Song song đó, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; xác định gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước nói chung, của tỉnh Bình Dương nói riêng.

Đưa mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc lồng ghép vào chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn phát triển; huy động xã hội hóa trong lĩnh vực gia đình nhằm tối ưu hóa các nguồn lực xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững.

Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách về công tác xây dựng gia đình; tăng cường công tác phối hợp liên ngành nhằm phát huy hiệu quả, đồng bộ trong hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho gia đình; trong đó ưu tiên hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình dân tộc thiểu số, chú trọng đến đối tượng trẻ em, người bệnh tật, người cao tuổi; bảo đảm gia đình được tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ xã hội bình đẳng, thuận lợi…

Kế hoạch 

5/12/2022 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtLồng ghép, mục tiêu, xây dựng, gia đình, no ấm, hạnh phúc, kế hoạch, nhiệm vụ, phát triển, kinh tế, xã hội, hàng nămThông tin chỉ đạo, điều hànhFalse
514.00
0
0.00
0
Tiếp tục chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hộiTiếp tục chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện chi trả chính sách không dùng tiền mặt cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh và UBND các địa phương tiếp tục lập danh sách các đối tượng nhận trợ cấp hàng tháng để mở tài khoản ngân hàng và thẻ ATM; cập nhật báo cáo tiến độ cho UBND tỉnh hàng tháng.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương chỉ đạo hệ thống các ngân hàng tiếp tục phối hợp với UBND các địa phương mở tài khoản và phát hành thẻ cho các đối tượng chưa được cấp thẻ ATM và tiếp tục cấp mới khi có biến động phát sinh. Đồng thời có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng là người có công và bảo trợ xã hội để tạo điều kiện mở thẻ cho các đối tượng theo quy định. 

UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các phòng, ban có liên quan; chỉ đạo UBND cấp xã tiếp tục rà soát các đối tượng chưa xác thực mã định danh, chưa cấp Căn cước công dân để phối hợp với Công an cấp xã thực hiện, đồng thời tiếp tục đề nghị cấp tài khoản, thẻ ATM.

Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hàng tháng đối chiếu cập nhật danh sách các đối tượng để ký hợp đồng với ngân hàng chi trả phí chuyển tiền qua tài khoản và ký hợp đồng với bưu điện để trả phí chi tiền mặt cho nhóm đối tượng không đủ điều kiện mở tài khoản, thẻ ATM trên địa bàn.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân, các đối tượng thụ hưởng về chủ trương thực hiện chi trả không dùng tiền mặt, có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho những đối tượng đi lại khó khăn trong việc đi rút tiền, góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân, sự chấp nhận của các đối tượng tiến tới thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi số và chi trả không dùng tiền mặt cho các nhóm đối tượng khác trong thời gian tới trên phạm vi toàn tỉnh.

4/3/2023 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTiếp tục, chi trả, tiền mặt, đối tượng, công, bảo trợ, xã hội284-tiep-tuc-chi-tra-khong-dung-tien-mat-cho-cac-doi-tuong-nguoi-co-cong-bao-tro-xa-hoThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
435.00
121,000
0.00
121000
0
Áp dụng phương châm "4 tại chỗ" trong phòng, chống dịch Covid-19 và công tác y tếÁp dụng phương châm "4 tại chỗ" trong phòng, chống dịch Covid-19 và công tác y tế

TTĐT - ​​​UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

​Theo đó, căn cứ nội dung, yêu cầu thực hiện các giải pháp cấp bách trong công tác phòng, chống dịch, áp dụng theo phương châm "4 tại chỗ" (dự phòng, cách ly điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, phòng hộ tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ) trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và công tác y tế (xét nghiệm, sàng lọc, phân loại người nhiễm và điều trị bệnh nhân Covid-19, vắc xin, thuốc điều trị Covid-19, xây dựng kịch bản và bảo đảm công tác y tế phòng, chống dịch bệnh Covid-19). Đảm bảo an ninh, trật tự, sản xuất, cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, các chính sách hỗ trợ, an sinh xã hội, tổchức thông tin, truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin, kinh phí triển khai. Tổ chức, nhân lực phù hợp, hiệu quả với điều kiện thực tế và tình hình diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh; đồng thời chủ động tham mưu UBND tỉnh các biện pháp đảm bảo thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và thực hiện xanh hóa "vùng đỏ" trên địa bàn tỉnh, đưa các hoạt động của đời sống xã hội trở về trạng thái bình thường mới.

Văn bản ​​

8/14/2021 2:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtÁp dụng, phương châm, 4 tại chỗ, dịch Covid-19, công tác, y tế838-ap-dung-phuong-cham-4-tai-cho-trong-phong-chong-dich-covid-19-va-cong-tac-y-tThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
293.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường kiểm soát trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5Tăng cường kiểm soát trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.​

​Theo đó, Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông như: Vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy; vi phạm tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; dừng, đỗ phương tiện trái phép; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy... Cương quyết ngăn chặn tụ tập điều khiển xe chạy thành đoàn, đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, tụ tập gây rối trật tự công cộng, có biện pháp trấn áp mọi hành vi chống người thi hành công vụ.

Tăng cường phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải ứng trực thường xuyên trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, các khu vực có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông; xây dựng phương án tổ chức giao thông an toàn, thông suốt gắn chặt với hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong việc đi lại, sẵn sàng giải tỏa, cứu nạn kịp thời khi xảy ra sự cố về hạ tầng, phương tiện và tai nạn giao thông, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; yêu cầu Hợp tác xã vận tải, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, bến khách ngang sông (bến đò) có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông. 

Đơn vị quản lý đường bộ theo phân cấp tăng cường kiểm tra các điều kiện an toàn kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước; rà soát, xử lý kịp thời các điểm đen tai nạn giao thông mới phát sinh; tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm an toàn giao thông, tổ chức giao thông trên các đoạn, tuyến, công trình có hoạt động thi công xây dựng. Các trạm thu phí cầu, đường bộ (B.O.T) phải có phương án tăng cường nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác thu phí thuận tiện, nhanh chóng, có biện pháp xử lý linh hoạt khi mật độ phương tiện tăng cao, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài tại các trạm thu phí...

Văn bản ​

4/26/2024 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBảo đảm, trật tự, an toàn, giao thông, nghỉ lễ, 30/4, 01/5535-tang-cuong-kiem-soat-trat-tu-an-toan-giao-thong-trong-dip-nghi-le-30-4-01-Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
557.00
121,000
0.00
121000
0
Thực hiện nhiệm vụ cải cách, kiểm soát thủ tục hành chínhThực hiện nhiệm vụ cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính

TTĐT ​UBND tỉnh vừa ban hành văn bản​ về việc thực hiện nhiệm vụ cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC).

Theo đó, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; kịp thời xử lý dứt điểm các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về quy định hành chính và cập nhật, công khai kết quả xử lý trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh; thực hiện nghiêm cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; nghiêm cấm cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện TTHC tự đặt ra và yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp, bổ sung thêm các loại thủ tục, giấy tờ ngoài thành phần hồ sơ theo nội dung đã được công bố, niêm yết công khai; tiếp tục triển khai nhiệm vụ về cải cách, kiểm soát TTHC đã được UBND tỉnh đề ra trong các Kế hoạch năm 2018; lựa chọn những vấn đề, TTHC cần tiếp tục đơn giản hóa, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống người dân, góp phần nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công, Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Bình Dương; thực hiện có hiệu quả, chất lượng các Kế hoạch triển khai Đề án Tổng thể đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 theo hướng dẫn của Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ; kịp thời công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh…

Từ nay đến hết tháng 6 năm 2018, Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ chuyển giao các nội dung liên quan đến việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh về Văn phòng UBND tỉnh; tổ chức Hội nghị đánh giá, triển khai nhiệm vụ cải cách, kiểm soát TTHC và tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC cho hệ thống cán bộ, công chức làm đầu mối kiểm soát TTHC; phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo theo trình tự, thủ tục rút gọn.

UBND cấp huyện triển khai nội dung thực hiện nhiệm vụ cải cách, kiểm soát TTHC đến UBND cấp xã trên địa bàn quản lý.

5/4/2018 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCCHC 2018443-thuc-hien-nhiem-vu-cai-cach-kiem-soat-thu-tuc-hanh-chinThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
460.00
121,000
0.50
121000
55,720,500
Danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022Danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và điều chỉnh, bổ sung Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm học 2021-2022.

STTTên sáchTên tác giảNhà xuất bản
1

Tiếng Việt 1

(Tập 1, 2)

Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Thị Lan, Vũ Kim Bảng, Trịnh Cẩm Lan, Chu Thị Phương, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
2Toán 1Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên), Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên), Nguyễn Hoài Anh, Trần Thuý Ngà, Nguyễn Thị Thanh Sơn.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
3​Đạo đức 1Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Lê Thị Tuyết Mai, Lục Thị Nga.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
4Tự nhiên và Xã hội 1Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Hoàng Quý Tỉnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
5Hoạt động trải nghiệm 1Vũ Quang Tuyên (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Tâm (Chủ biên), Nguyễn Thị Hà Liên, Lê Phương Trí.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
6Âm nhạc 1Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Đỗ Thanh Hiên.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
7Mĩ thuật 1Nguyễn Xuân Tiên (Tổng Chủ biên), Hoàng Minh Phúc (Chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Nguyễn Hồng Ngọc, Lâm Yến Như.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
8Giáo dục thể chất 1Đặng Ngọc Quang (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Công Trường.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
9Tiếng Anh 1Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
10

Tiếng Việt 2

(Tập 1, tập 2)

Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) Bùi Mạnh Hùng, Trần Thị Hiền Lương (đồng Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương,  Vũ Thị Thanh Hương, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Chu Thị Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Trần Kim Phượng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
11

Toán 2

( Tập 1, tập 2)

Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường,  Bùi Bá Mạnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
12Đạo đức 2Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Dung, Lê Thị Tuyết Mai.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
13Tự nhiên và Xã hội 2Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Phạm Việt Quỳnh, Hoàng Quý Tỉnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
14Hoạt động trải nghiệm 2Phó Đức Hào, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên); Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Hữu Tâm, Đinh Thị Kim Thoa (đồng Chủ biên); Nguyễn Hồng Kiên; Nguyễn Thị Bích Liên; Nguyễn Thị Hà Liên; Vũ Phương Liên; Nguyễn Hà My; Lại Thị Yến Ngọc; Đặng Thị Thanh Nhàn; Nguyễn Huyền Trang; Trần Thị Quỳnh Trang; Lê Phương Trí.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
15Âm nhạc 2Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên); Tạ Hoàng Mai Anh; Nguyễn Thị Quỳnh Mai. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
16Mĩ thuật 2Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiến (đồng Tổng Chủ biên); Nguyễn Tuấn Cường, Hoàng Minh Phúc (đồng Chủ biên); Lương Thanh Khiết; Vũ Đức Long; Nguyễn Ánh phương Nam; Lâm Yến Như; Phạm Văn Thuận; Đàm Thị Hải Uyên; Trần Thị Vân.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
17Giáo dục thể chất 2Lưu Quang Hiệp (Tổng chủ biên); Phạm Đông Đức (Chủ biên); Nguyễn Duy Linh; Phạm Tràng Kha Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
18Tiếng Anh 2Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
19

Toán 6

(Tập 1, tập 2)

Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức QuangNhà xuất bản Đại học Sư phạm
20

Ngữ văn 6

(Tập 1, tập 2)

Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ biên), Trần Lê Duy, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị Ngọc ThúyNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
21Tiếng Anh 6Hoàng Văn Vân (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Chi (Chủ biên)Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
22Giáo dục công dân 6Đinh Phương Duy, Đào Thị Ngọc Minh, Huỳnh Văn Sơn ( đồng Chủ biên), Đào Lê Hòa An, Trần Tuấn Anh, Đào Thị Hà, Lưu Thị Thu Hà, Ngô Thái Hà, Nguyễn Thị Bích Hồng, Tiêu Thị Mỹ Hồng, Đỗ Công Nam, Vũ Thị Thanh NgaNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
23Lịch sử và Địa lí 6Nguyễn Kim Hồng (Tổng chủ biên phần Địa lí), Hà Bích Liên (Chủ biên phần Lịch sử), Phạm Thị Bình (Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Trà My, Mai Thị Phú Phương, Nguyễn Kim Tường Vy, Hà Văn Thắng, Nguyễn Hữu Bách, Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Phan Văn Phú, Nguyễn Thị Kim Liên, Vũ Thị Bắc, Phạm Đỗ Văn TrungNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
24Khoa học tự nhiên 6Cao Cự Giác (Tổng chủ biên, kiêm Chủ biên), Phạm Thị Hương, Trần Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Nhị, Trần Ngọc ThắngNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
25Tin học 6Nguyễn Chí Công, Hà Đặng Cao Tùng, Đinh Thị Hạnh Mai, Hoàng Thị MaiNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
26Giáo dục thể chất 6Lưu Quang Hiệp (Tổng chủ biên), Đinh Quang Ngọc (chủ biên), Đinh Khánh Thu, Mai Thị Bích Ngọc, Nguyễn Văn ThànhNhà xuất bản Đại học Sư phạm
27

Nghệ thuật

(Âm nhạc 6)

Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng Tổng chủ biên), Vũ Mai Lan (Chủ biên), Bùi Minh Hoa, Trần Bảo Lân, Trịnh Thị Oanh, Cao Sỹ Anh Tùng, Nguyễn Thị Thanh VânNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
28

Nghệ thuật

(Mĩ thuật 6)

Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiên (đồng Tổng chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hồng Ngọc (đồng Chủ biên), Quách Thị Ngọc An, Nguyễn Dương Hải Đăng, Nguyễn Đức Giang, Phạm Ngọc Mai, Trần Đoàn Thanh Ngọc, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị VânNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
29Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6Đinh Thị Kim Thoa, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên), Vũ Đình Bảy, Trần Thị Quỳnh Trang (đồng Chủ biên), Trần Minh Hường, Nguyễn Thị Bích Liên, Vũ Phương Liên, Trần Bảo Ngọc, Lại Thị Yến Ngọc, Vũ Thanh Thủy, Phạm Đình VănNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
30​Công nghệ 6Bùi Văn Hồng (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Cẩm Vân (Chủ biên), Trần Văn SỹNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam​
Văn bản
5/12/2021 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtDanh mục, sách giáo khoa, lớp 1, lớp 2, lớp 6, sử dụng, cơ sở, giáo dục phổ thông, năm học 2021-2022873-danh-muc-sach-giao-khoa-lop-1-lop-2-va-lop-6-su-dung-trong-cac-co-so-giao-duc-pho-thong-tu-nam-hoc-2021-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
1,263.00
121,000
0.00
121000
0
Xác định các ngành, lĩnh vực ưu tiên để xây dựng mô hình và lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoànXác định các ngành, lĩnh vực ưu tiên để xây dựng mô hình và lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 687/QĐ-TTg ngày 07/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.​

Theo đó, Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, trình độ các bên liên quan trong việc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, hình thành ý thức của người dân về sử dụng sản phẩm tái chế hoặc thân thiện môi trường; xác định các ngành, lĩnh vực ưu tiên và phương thức tiếp cận để xây dựng mô hình và lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá để phát triển kinh tế tuần hoàn; triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn. 

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về kinh tế tuần hoàn và lợi ích từ kinh tế tuần hoàn, hình thành ý thức của người dân về giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng, tái chế chất thải, rác thải.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp nghiên cứu xây dựng kế hoạch triển khai nhân rộng áp dụng mô hình giảm thiểu, thu gom, phân loại chất thải, rác thải từ hộ gia đình, mô hình kinh doanh bền vững; huy động sự tham gia của người dân trong thu gom, phân loại rác thải; tuyên truyền, kêu gọi các tổ chức, cá nhân tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải, rác thải, thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn.

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, lồng ghép mô hình kinh tế tuần hoàn vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp với tình hình và định hướng phát triển của địa phương; rà soát, nghiên cứu xây dựng và bổ sung các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với nhu cầu và định hướng ưu tiên phát triển. 

Song song đó, xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn chuyên sâu về kinh tế tuần hoàn cho các bên có liên quan, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị và các viện nghiên cứu, trường đại học. Tổ chức diễn đàn kết nối, hợp tác, chia sẻ cho doanh nghiệp phát triển các mô hình kinh doanh sáng tạo trong nền kinh tế tuần hoàn nhằm phổ biến những mô hình., thông lệ tốt về kinh tế tuần hoàn và các bài học kinh nghiệm, các giải pháp hữu hiệu được thử nghiệm trong khu vực và quốc tế, kết hợp trưng bày, triển lãm sản phẩm công nghệ mới của doanh nghiệp.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn thông qua các Chương trình nâng cao năng suất chất lượng; hỗ trợ đào tạo, tư vấn hoàn thiện chiến lược, thiết kế mô hình, phương án kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn, tư vấn tìm kiếm, đánh giá giải pháp công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh bền vững…  

Kế hoạch ​

10/10/2022 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtXác định, ngành, lĩnh vực, ưu tiên, xây dựng, mô hình, lộ trình, thực hiện, kinh tế tuần hoàn616-xac-dinh-cac-nganh-linh-vuc-uu-tien-de-xay-dung-mo-hinh-va-lo-trinh-thuc-hien-kinh-te-tuan-hoaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
677.00
121,000
0.00
121000
0
Điều chỉnh thời gian Chương trình "Tết Nhân ái - Xuân Quý Mão" và Lễ hội Xuân hồng năm 2023Điều chỉnh thời gian Chương trình "Tết Nhân ái - Xuân Quý Mão" và Lễ hội Xuân hồng năm 2023

TTĐT - ​​UBND tỉnh thông báo điều chỉnh thời gian Chương trình "Tết Nhân ái - Xuân Quý Mão" và Lễ hội Xuân hồng năm 2023.

​ 

Theo đó, Chương trình truyền hình trực tiếp “Tết Nhân ái - Xuân Quý Mão” và Lễ hội Xuân hồng năm 2023 sẽ diễn ra vào 7 giờ 30 phút, ngày 12/01/​2022  tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương​.

Thông báo​

1/5/2023 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, thời gian, Chương trình, Tết Nhân ái, Xuân Quý Mão, Lễ hội, Xuân hồng, năm 2023354-dieu-chinh-thoi-gian-chuong-trinh-tet-nhan-ai-xuan-quy-mao-va-le-hoi-xuan-hong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Điều chỉnh mức trợ cấp chuẩn cho đối tượng xã hội trên địa bàn tỉnh Bình DươngĐiều chỉnh mức trợ cấp chuẩn cho đối tượng xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
TTĐT - Ngày 26-02, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 462/QĐ-UBND về việc “Điều chỉnh mức trợ cấp chuẩn cho đối tượng xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.
 
Theo đó, điều chỉnh mức trợ cấp chuẩn cho đối tượng xã hội, điều chỉnh hệ số trợ cấp nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh, đối tượng thuộc hộ nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không có nguồn nuôi dưỡng, đối tượng sống trong cơ sở Bảo trợ xã hội.
 
Về nguồn kinh phí thực hiện, đối với ngân sách cấp tỉnh, yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cân đối, sắp xếp trong dự toán được giao năm 2015 (trường hợp cuối năm, đơn vị có khó khăn trong điều hành dự toán, Sở Tài chính xem xét, tham mưu UBND tỉnh cụ thể kinh phí bổ sung cho đơn vị). Đối với ngân sách huyện, thị xã, thành phố, yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố xem xét, bổ sung ngoài dự toán chi đảm bảo xã hội năm 2015 theo phân cấp ngân sách của địa phương.
 
 
Điều chỉnh mức trợ cấp chuẩn cho đối tượng xã hội, điều chỉnh hệ số trợ cấp nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội
 
1. Về mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh: giữ nguyên theo quy định tại khoản 1, Điều 1, Quyết định số 1312/QĐ-UBND ngày 07/5/2010 của UBND tỉnh là 340.000 đồng/người/tháng (hệ số 1).
 
2. Điều chỉnh tăng hệ số một số đối tượng thuộc hộ nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không có nguồn nuôi dưỡng, đối tượng sống trong cơ sở Bảo trợ xã hội kể từ ngày 01/01/2015 theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ (theo Công văn số 257/STC-HCSN ngày 02/02/2015 của Sở Tài chính), cụ thể:
 
- Các đối tượng hưởng Bảo trợ xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (ngân sách cấp tỉnh đảm nhận chi): 2.412 triệu đồng/năm;
 
- Các đối tượng hưởng trợ giúp xã hội tại cộng đồng và các cơ sở Bảo trợ xã hội ngoài công lập (ngân sách cấp huyện chi): 11.376 triệu đồng/năm (tại cộng đồng là 5.928 triệu đồng/năm và tại các cơ sở ngoài công lập: 5.448 triệu đồng/năm).
 
3. Về mai táng phí: giữ nguyên mức theo quy định tại điểm 4.3, khoản 4, Điều 1 Quyết định số 1312/QĐ-UBND ngày 07/5/2010 của UBND tỉnh.
 

 Hoài Hương

2/27/2015 2:09 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1172-Dieu-chinh-muc-tro-cap-chuan-cho-doi-tuong-xa-hoi-tren-dia-ban-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong kỳ 2014-2018Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong kỳ 2014-2018

TTĐT - Ngày 01/3/2019, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018.

Theo đó, có 466 văn bản của HĐND, UBND tỉnh ban hành còn hiệu lực gồm 114 Nghị quyết, 342 Quyết định, 10 Chỉ thị; có 496 văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ gồm 81 Nghị quyết, 315 Quyết định, 100 Chỉ thị; có 43 văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần gồm 05 Nghị quyết, 29 Quyết định; có 90 văn bản cần đình chỉ việc thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới gồm 17 Nghị quyết, 72 Quyết định, 01 Chỉ thị.

Quyết địnhDanh mục văn bản quy phạm pháp luật của từng cơ quan, đơn vị.

3/1/2019 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết615-cong-bo-ket-qua-he-thong-hoa-van-ban-quy-pham-phap-luat-trong-ky-2014-201Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseMai Xuân
205.00
121,000
0.00
121000
24,805,000
Triển khai dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) Triển khai dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1)

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Theo đó, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh khẩn trương lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 1 Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn trình thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định.

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP và các đơn vị liên quan hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án thành phần 2 Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Đồng thời, phê duyệt các dự án thành phần trong tháng 02 và 3/2024; giải phóng mặt bằng, bàn giao tối thiểu 50% trong quý II/2024, 70% mặt bằng trong quý III/2024 và hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2024; triển khai thực hiện dự án, phấn đấu khởi công dự án trong đầ​​u quý III/2024; tập trung thi công cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ quý IV/2026.

Kế hoạch, tiến độ Dự án thành phần 1: Nhà đầu tư đề xuất tổ chức lập hồ sơ thiết kế ranh giải phóng mặt bằng trên phạm vi xây dựng của dự án thành phần 2 và trình Sở Giao thông vận tải thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt.

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh theo hồ sơ thiết kế cắm cọc (thiết kế ranh) giải phóng mặt bằng được phê duyệt và mốc giải phóng mặt bằng của các dự án thành phần theo từng giai đoạn (tùy thuộc mức độ phức tạp về kỹ thuật của từng đoạn tuyến) để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở giai đoạn chuẩn bị dự án và lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 1 theo quy định.

Trên cơ sở hồ sơ thiết kế cắm cọc (thiết kế ranh) giải phóng mặt bằng được duyệt, các địa phương xác định nhu cầu tái định cư, rà soát quỹ đất, quỹ nhà tái định cư để xác định địa điểm, hình thức tái định cư; lập, trình thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể cho dự án thành phần 1 Dự án Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn đảm bảo tiến độ tổng thể toàn bộ dự án theo chủ trương được duyệt; phấn đấu đầu quý II/2024 tiến hành chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Kế hoạch, tiến độ Dự án thành phần 2: Lập, trình thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và tổ chức mời quan tâm; lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP; khởi công công trình dự kiến ngày 10/7/2024; tổ chức triển khai thi công từ quý III/2024 - quý IV/2026.

Quá trình triển khai thi công tập trung chỉ đạo, đôn đốc nhà thầu, nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công và phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi công đảm bảo cơ bản hoàn thành Dự án trong tháng 11/2026 và đưa vào sử dụng từ tháng 12/2026.

Kế hoạch 

3/13/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriển khai, dự án, Đầu tư, xây dựng, đường, Vành đai 4, TP. Hồ Chí Minh, cầu Thủ Biên, sông Sài Gòn, giai đoạn 1 135-trien-khai-du-an-dau-tu-xay-dung-duong-vanh-dai-4-doan-cau-thu-bien-song-sai-gon-giai-doan-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
699.00
121,000
0.00
121000
0
Đảm bảo tính bảo mật đối với các Website của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnhĐảm bảo tính bảo mật đối với các Website của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
  TTĐT - Ngày 24-6, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2052 /UBND-VX về việc “Đảm bảo an toàn, tính bảo mật đối với các Website của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh”.
 
Theo đó, để tăng cường đảm bảo an toàn thông tin cho Website/Cổng thông tin và các hệ thống thông tin nội bộ của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến như sau:
    
Giao Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) chủ trì tiếp tục tổ chức đánh giá an toàn Website của cơ quan, đơn vị; hướng dẫn các đơn vị, địa phương rà soát, tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin, lưu trữ thông tin.
      
Hướng dẫn, kiểm tra quá trình xây dựng, nâng cấp đối với Website không đủ điều kiện đảm bảo an toàn thông tin của các sở, ban, ngành; thực hiện việc nâng cấp các Website của UBND cấp huyện theo Quyết định số 4408/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh.
     
Đối với việc lưu trữ (hosting), các đơn vị, địa phương đáp ứng đủ điều kiện (về cơ sở hạ tầng, hệ thống máy chủ, đường truyền, nhân sự) thực hiện tổ chức lưu trữ dữ liệu tại cơ quan mình. Trường hợp không đảm bảo các điều kiện cần thiết thì được phép thuê ngoài tại các nhà cung cấp dịch vụ theo khuyến cáo của Sở TTTT.
      
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở TTTT tổ chức kiểm tra, rà soát tình trạng bảo mật; nghiêm túc thực hiện các quy định bảo mật, quy trình đảm bảo an toàn từ khâu thiết kế xây dựng đến vận hành Website.          
 
Phương Chi
6/30/2015 12:23 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết1589-Dam-bao-tinh-bao-mat-doi-voi-cac-Website-cua-co-quan-nha-nuoc-tren-dia-ban-tinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thịXây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Đề án "Xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị, giai đoạn 2023 - 2030" (gọi tắt là Đề án).

Theo đó, Đề án được triển khai nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng hoạt động của Công an phường, những kết quả đạt được, ưu đim, hạn chế, khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân, từ đó đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể trong Đ án phù hợp với chủ trương của Đảng ủy Công an Trung ương và Tỉnh ủy Bình Dương về xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị".

Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả toàn diện các mặt công tác của Công an phường, đáp ứng yêu cầu giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự, an toàn xã hội từ cơ sở, xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ, chiến sĩ Công an trong lòng nhân dân với phương châm "Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an", "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân".

Đề án được triển khai thành 02 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (từ năm 2024 đến năm 2025): Năm 2024, xây dựng ít nhất 05 Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị và phối hợp đề xuất các cơ quan chức năng công nhận Công an phường Mỹ Phước điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự, văn minh đô thị.

Năm 2025, xây dựng 08 Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị.

Đến hết năm 2025, hoàn thành xây dựng 14/45 Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị, đạt 31,11%.

Giai đoạn 2 (từ năm 2026 đến năm 2030): Từ năm 2026 - 2029 tiếp tục xây dựng mỗi năm 07 Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị.

Năm 2030, xây dựng 03 Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị.

Đến cuối năm 2030, hoàn thành việc xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị (đạt 100%) theo chỉ đạo của Bộ Công an.

Quyết định 

4/24/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtXây dựng, Công an, phường, điển hình, kiểu mẫu, an ninh, trật tự, văn minh, đô thị832-xay-dung-cong-an-phuong-dien-hinh-kieu-mau-ve-an-ninh-trat-tu-va-van-minh-do-thThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
443.00
121,000
0.00
121000
0
Liên thông văn bản, dữ liệu điện tử từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xãLiên thông văn bản, dữ liệu điện tử từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác văn thư, lưu trữ năm 2024.

Theo đó, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức xã hội, doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Trong đó, tập trung tuyên truyền về các nội dung của Luật Lưu trữ, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ, quản lý tài liệu lưu trữ điện tử. Tổ chức rà soát xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về văn thư, lưu trữ theo quy định hiện hành và phù hợp với tình hình thực tế; nghiêm túc triển khai thực hiện quản lý tài liệu điện tử, chữ ký số và ứng dụng phần mềm quản lý văn bản của UBND tỉnh, đảm bảo thống nhất, liên thông văn bản, dữ liệu điện tử từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Các cơ quan, tổ chức tuyển dụng, bố trí công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ đảm bảo tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ đào tạo theo vị trí việc làm; tập huấn và cử công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về văn thư, lưu trữ phù hợp với từng đối tượng.

Sở Nội vụ thanh tra việc thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức; kiểm tra hoạt động dịch vụ lưu trữ, nghiệp vụ, kết quả chỉnh lý tài liệu lưu trữ, công tác quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức khi thực hiện chia tách, sáp nhập, nâng cấp đơn vị hành chính…

Kế hoạch 

3/14/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtLiên thông, văn bản, dữ liệu, điện tử, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã47-lien-thong-van-ban-du-lieu-dien-tu-tu-cap-tinh-cap-huyen-cap-xThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
361.00
121,000
0.00
121000
0
Thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình DươngThực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Bình Dương thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam (gọi tắt là Kế hoạch).

​Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, Kế hoạch đạt được 7 mục tiêu: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 1,8 con, kể cả thành thị và nông thôn), quy mô dân số khoảng 3 triệu người. Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản; giảm 1/3 số vị thành niên mang thai ngoài ý muốn. Tỉ số giới tính khi sinh từ 103-107 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 20%, tỉ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 10%, tỉ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 40%. Có 50% tỉ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn (mỗi năm tăng 10%) đến năm 2025 đạt 90%; 42% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất (mỗi năm tăng 7%) đến năm 2025 đạt 70%; 50% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất "mỗi năm tăng 10%" đến năm 2025 đạt 90%; tuổi thọ bình quân đạt 77 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm. Thúc đẩy đô thị hóa, đưa tỉ lệ dân số đô thị đạt trên 80%; tiếp tục thực hiện bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng nông thôn, thành thị và khu công nghiệp phát triển; bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Đạt 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất, dùng chung trên quy mô toàn quốc; 100% ngành, lĩnh vực và địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững; 70% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung (mỗi năm tăng 5%) đến năm 2025 đạt 95%.

Giao Sở Y tế phối hợp với các sở, ban ngành liên quan, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra của Kế hoạch theo từng giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 2019-2020 triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, hoạt động của công tác dân số; tập trung vào chuẩn bị cơ sở triển khai toàn diện Kế hoạch thông qua ban hành các chính sách, phát luật về dân số; phê duyệt các chương trình, kế hoạch, các đề án nâng cao chất lượng về dân số; hoàn thành việc kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác dân số; hoàn thành xây dựng một số mô hình thí điểm chính sách, biện pháp hỗ trợ khuyến khích sinh đủ 2 con, hỗ trợ sinh sản. Giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030: Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện của giai đoạn trước, điều chỉnh các chính sách, biện pháp và mở rộng các mô hình can thiệp; triển khai toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ để đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi toàn tỉnh, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.

Các sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện có hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả và đúc kết kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác dân số trong tình hình mới. Định kỳ hàng năm (trước ngày 01/12) báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.​

Kế hoạch ​​

9/29/2020 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết Chiến lược, Dân số, Việt Nam211-thuc-hien-chien-luoc-dan-so-viet-nam-den-nam-2030-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
819.00
121,000
0.00
121000
0
Chương trình làm việc tháng 4/2018 của UBND tỉnh Bình DươngChương trình làm việc tháng 4/2018 của UBND tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Thông báo​ về Chương trình làm việc tháng 4/2018 của UBND tỉnh.

​Theo đó, trong tuần thứ V (23 – 27/4/2018), UBND tỉnh sẽ báo cáo công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 4 năm 2018; thông qua Quy hoạch hệ thống bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương về việc điều tra thu thập thông tin thị trường bất động sản.

3/28/2018 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtchương trình làm việc, tháng 4/2018844-chuong-trinh-lam-viec-thang-4-2018-cua-ubnd-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
115.00
121,000
0.20
121000
13,939,200
Xử phạt nghiêm minh, triệt để các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, quán bar không đảm bảo điều kiện về phòng cháy, chữa cháyXử phạt nghiêm minh, triệt để các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, quán bar không đảm bảo điều kiện về phòng cháy, chữa cháy

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đối với các cơ sở kinh d​oanh karaoke, vũ trường, quán bar và cơ sở vui chơi, giải trí tập trung đông người.

Theo đó, các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 4609/UBND-NC ngày 07/9/2022 về việc phối hợp xử lý, khắc phục hậu quả vụ cháy xảy ra tại phường An Phú, TP. Thuận An.

Công an tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra, siết chặt công tác quản lý Nhà nước về PCCC và an ninh trật tự tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm trách nhiệm của chủ đầu tư các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, quán bar, cơ sở vui chơi, giải trí tập trung đông người chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào sử dụng. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC, công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar và các loại hình cơ sở kinh doanh tương tự.

Song song đó, tổng hợp danh sách các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, quán bar không bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC và CNCH đang bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động gửi các đơn vị có liên quan để các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về PCCC và CNCH bằng nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả đến người dân và doanh nghiệp; xây dựng, nhân rộng các mô hình, cách làm hay trong công tác PCCC và CNCH; tập trung hướng dẫn người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar chấp hành nghiêm các quy định về điều kiện an toàn PCCC và CNCH. Yêu cầu 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar phải có lối thoát nạn thứ 2 (qua ban công, lô gia, lối lên mái, thang dây, ống tụt…) và chủ động trang bị các phương tiện, thiết bị chữa cháy, có phương án xử lý tình huống cháy, nổ, thoát nạn an toàn.

Đồng thời, rà soát, xây dựng và tổ chức thực tập PCCC và CNCH; nâng cao chất lượng công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và CNCH, bảo đảm cán bộ, chiến sĩ nắm vững kỹ thuật, chiến thuật, sử dụng thành thạo, có hiệu quả các trang thiết bị, phương tiện PCCC và CNCH; chuẩn bị lực lượng, phương tiện và tổ chức tốt công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và CNCH.

UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ban, ngành triển khai công tác PCCC và CNCH đối với các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, quán bar và cơ sở vui chơi, giải trí tập trung đông người; đồng thời, đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân PCCC, xây dựng các mô hình tự phòng, tự quản, mô hình về PCCC như: "Tổ liên gia an toàn PCCC", "Điểm chữa cháy công cộng" để phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia chữa cháy; tuyên truyền, vận động người dân mở lối thoát nạn thứ hai, tháo bỏ lồng sắt "chuồng cọp", tự trang bị dụng cụ, phương tiện chữa cháy và CNCH, phương tiện phá dỡ để thoát nạn.

Cùng với đó, chỉ đạo UBND cấp xã củng cố, kiện toàn lực lượng dân phòng, quan tâm đầu tư, trang bị phương tiện, thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định; thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ về PCCC và CNCH cho lực lượng dân phòng, phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng này trong việc phối hợp với quần chúng nhân dân, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành trên địa bàn để kịp thời xử lý khi xảy ra cháy, nổ.

Văn bản 

9/27/2022 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtXử phạt, nghiêm minh, triệt để, cơ sở, kinh doanh, karaoke, vũ trường, quán bar, đảm bảo, điều kiện, phòng cháy, chữa cháy 115-xu-phat-nghiem-minh-triet-de-cac-co-so-kinh-doanh-karaoke-vu-truong-quan-bar-khong-dam-bao-dieu-kien-ve-phong-chay-chua-chaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
802.00
121,000
0.00
121000
0
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 01/5Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 01/5

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo viếng Nghĩa trang Liệt sĩ, treo Quốc kỳ và nghỉ lễ Kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và ngày Quốc tế Lao động 01/5.​

​Theo đó, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 26/4/2024.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh phối hợp cùng các ngành có liên quan tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh thật chu đáo, trang nghiêm, an toàn.

Các sở, ngành, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể trong tỉnh, UBND thành phố Thủ Dầu Một và thành phố Thuận An tổ chức cho cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và nhân dân tham gia Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào cùng thời gian nêu trên.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố còn lại, thời gian viếng Nghĩa trang Liệt sĩ do UBND huyện, thị xã, thành phố bố trí.

Các công sở, trụ sở các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các hộ nhân dân phải treo Quốc kỳ trong 02 ngày, từ ngày 30/4/2024 đến hết ngày 01/5/2024.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ hai (29/4/2024) sang ngày thứ bảy (04/5/2024). Như vậy, dịp nghỉ lễ Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 01/5 năm 2024, công chức, viên chức, được nghỉ 05 ngày liên tục từ thứ bảy ngày 27/4/2024 đến hết thứ tư ngày 01/5/2024 và làm bù vào ngày thứ bảy 04/5/2024.

Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ bảy, chủ nhật hằng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật.

Các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các doanh nghiệp phải bố trí lực lượng trực gác, bảo vệ cơ quan đơn vị và khu phố, ấp; chủ động xử lý mọi diễn biến bất thường xảy ra trước, trong và sau các ngày lễ kỷ niệm, đồng thời báo cáo kịp thời các vấn đề đột xuất xảy ra về UBND tỉnh.

Trước các ngày lễ kỷ niệm, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ, công chức, chiến sĩ, công nhân và nhân dân làm vệ sinh sạch, gọn ở khu vực cơ quan, đơn vị mình, các đường giao thông, nơi công cộng và các khu phố, ấp.

Các sở, ban, ngành, đơn vị tổ chức vệ sinh, treo cờ,… tại trụ sở làm việc cũ hiện đơn vị mình đang quản lý để tuyên truyền về kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động.

Thông báo​ ​

4/19/2024 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nghỉ, 5 ngày, liên tục, dịp lễ, 30/4, 01/5347-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-va-nguoi-lao-dong-duoc-nghi-5-ngay-lien-tuc-dip-le-30-4-va-01-Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
584.00
121,000
0.00
121000
0
Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của từng chủ đầu tư đạt tối thiểu 95% kế hoạchPhấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của từng chủ đầu tư đạt tối thiểu 95% kế hoạch

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc thực hiện Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024.

Theo đó, các sở, ban, ngành, địa phương, các đơn vị chủ đầu tư tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành năm 2024, tổ chức linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các địa phương trong chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 31/01/2025 của từng chủ đầu tư đạt tối thiểu 95% kế hoạch được giao.

Các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, ưu tiên nguồn lực cho công tác đầu tư công, rút ngắn thời gian thẩm định, trình phê duyệt.

Các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phối hợp thẩm định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư có trách nhiệm thẩm định, có ý kiến đảm bảo đầy đủ các nội dung, khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư theo quy định. Tăng cường phối hợp với chủ đầu tư, UBND cấp huyện để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, trong đó lựa chọn đúng các điểm nghẽn, nút thắt để tập trung giải quyết, có trọng tâm, trọng điểm, mang lại hiệu quả, tác động lớn.

Trường hợp vượt thẩm quyền phải kịp thời báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét giải quyết; hướng dẫn các chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ, nghiên cứu xây dựng các hồ sơ mẫu để chủ đầu tư tham khảo nhằm rút ngắn thời gian, tránh lãng phí nguồn lực; thực hiện đồng bộ ngay từ đầu bao gồm cả việc thu hồi đất, việc di dời lưới điện và hạ tầng kỹ thuật khác…

Chỉ thị 

4/23/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhấn đấu, tỷ lệ, giải ngân, vốn, đầu tư công, năm 2024, chủ đầu tư, tối thiểu, 95%, kế hoạch375-phan-dau-ty-le-giai-ngan-von-dau-tu-cong-nam-2024-cua-tung-chu-dau-tu-dat-toi-thieu-95-ke-hoacThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
396.00
121,000
0.00
121000
0
Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư được tổ chức trong năm 2023 Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư được tổ chức trong năm 2023

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Dương năm 2023.

​Theo đó, đối với xúc tiến đầu tư trong nước, sẽ tổ chức các buổi hội nghị, tọa đàm về các lĩnh vực doanh nghiệp quan tâm như ngành công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, logistics, thuế suất tối thiểu toàn cầu... Đồng thời, quan tâm thu hút các nhà đầu tư vừa và nhỏ phù hợp với từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Song song đó, tổ chức Ngày hội Doanh nhân Việt Nam năm 2023 nhằm tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc tồn đọng; hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng thời, cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà đầu tư về môi trường đầu tư, quy định pháp luật và cơ chế chính sách; quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đăng ký đầu tư, thủ tục về môi trường, đất đai, xây dựng; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với nhà đầu tư.

Đối với hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài, sẽ phối hợp tổ chức các buổi tọa đàm để xây dựng kênh thông tin xúc tiến, mời gọi đầu tư giữa các nước đến Bình Dương tìm hiểu về môi trường, cơ chế, chính sách đầu tư của tỉnh Bình Dương về lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, logistics.

Các hoạt động được tổ chức bằng hình thức trực tuyến kết hợp với trực tiếp.

Quyết định ​​​​​

8/8/2023 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếthoạt động, xúc tiến, đầu tư, tổ chức, năm 2023376-nhieu-hoat-dong-xuc-tien-dau-tu-duoc-to-chuc-trong-nam-2023Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
0.00
0
0.00
Thông báo nghỉ lễ kỷ niệm 30/4 và 1/5Thông báo nghỉ lễ kỷ niệm 30/4 và 1/5
 
TTĐT - Theo Thông báo số 51/TB-UBND của UBND tỉnh Bình Dương, nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2014), ngày Quốc tế Lao động 1/5, cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và người lao động được nghỉ 05 ngày từ 30/4/2014 đến hết ngày 04/5/2014.
  
Đồng thời, đi làm bù Thứ Bảy, ngày 26/4/2014 để nghỉ hoán đổi Thứ Sáu, ngày 02/5/2014.
 
Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp không thực hiện lịch nghỉ cố định 02 ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần thì không áp dụng nghỉ bù nêu trên.
    
Nhân dịp này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh tổ chức lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 29/4/2014. Công sở, trụ sở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các hộ nhân dân phải treo Quốc kỳ trong 02 ngày: 30/4 và 01/5/2014.
 
  Mai Xuân

    

 

4/14/2014 1:38 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1025-Thong-bao-nghi-le-ky-niem-304-va-15Thông tin chỉ đạo, điều hành
Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2015Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2015
  TTĐT - Để khắc phục và đẩy lùi lãng phí góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, sử dụng tài sản công, sử dụng thời gian lao động, tiêu dùng của cán bộ, công chức và nhân dân, ngày 21- 5, UBND tỉnh ban hành Chương trình số 12/CTr-UBND "Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2015".
 
Theo đó, Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Chương trình) được thực hiện với các nội dung sau: trong quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên của ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài sản công; quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước (DNNN); thành lập các quỹ tài chính có nguồn từ ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng điện năng; quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động.
 
Giao Sở Tài chính, theo dõi, triển khai thực hiện Chương trình của UBND tỉnh; có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, xây dựng báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định.
 
Yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, DNNN chỉ đạo xây dựng Chương trình. Trong Chương trình của mỗi cấp, mỗi ngành, cơ quan, đơn vị, bên cạnh việc triển khai thực hiện tốt Chương trình của UBND tỉnh, cần xác định nhiệm vụ cụ thể thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý để tập trung chỉ đạo. Đối với DNNN, đề ra mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể và yêu cầu chống lãng phí (CLP) trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản của nhà nước; quy định cụ thể thời hạn thực hiện và hoàn thành. Trên cơ sở đó, thông báo công khai kết quả thực hiện Chương trình của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố, DNNN và xử lý các trường hợp vi phạm.
 
Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, DNNN định kỳ một năm và đột xuất báo cáo, kiểm điểm tình hình thực hiện thực hành tiết kiệm (THTK), CLP theo nội dung, lĩnh vực quy định tại Luật THTK, CLP. Báo cáo năm gửi trước ngày 15 tháng 02 năm 2016. Báo cáo đột xuất thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu báo cáo.
 
 
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong THTK, CLP;
2. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện trên các lĩnh vực THTK, CLP, trong đó, cần tập trung vào từng lĩnh vực;
3. Thực hiện công khai, giám sát THTK, CLP;
4. Kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP.
 
    
 Hoài Hương
5/28/2015 7:29 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1560-Chuong-trinh-thuc-hanh-tiet-kiem-chong-lang-phi-nam-2015Thông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồngTăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030" trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu của Kế hoạch là tiếp tục tăng cường, tạo chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng góp phần xây dựng thế hệ thanh niên, thiếu niên, nhi đồng có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng cách mạng; có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, có kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, tay nghề cao. Khơi dậy trong thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tinh thần thi đua học tập, rèn luyện; ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp; đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Chương trình đề ra các chỉ tiêu cụ thể: Hằng năm, phấn đấu 100% thanh niên trong lực lượng vũ trang, thanh niên công chức, viên chức, thanh niên học sinh, sinh viên (HSSV) và ít nhất 75% tổng số thanh niên Việt Nam còn lại ở trong tỉnh và đang làm việc, học tập ở nước ngoài được tham gia vào các hoạt động do cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, phổ biến, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phấn đấu 100% thanh niên là HSSV được tham gia các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, được phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng sống và kỹ năng mềm; phấn đấu 100% thanh niên HSSV và ít nhất 80% thiếu niên, nhi đồng tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động lao động tập thể trong và ngoài nhà trường; giới thiệu trên 5.400 đoàn viên ưu tú cho Đảng, trong đó đến năm 2025 ít nhất 1.330 và đến năm 2030 ít nhất 2.600 đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng.

100% thanh niên HSSV trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được giáo dục hướng nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; 100% sinh viên các trường đại học, cao đẳng được trang bị kiến thức về hội nhập quốc tế và chuyển đổi số. Hằng năm, 30% ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên HSSV được kết nối với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp…

Kế hoạch ​

5/10/2022 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết​Tăng cường, giáo dục, lý tưởng, cách mạng, đạo đức, lối sống, khơi dậy, khát vọng, cống hiến, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng 799-tang-cuong-giao-duc-ly-tuong-cach-mang-dao-duc-loi-song-va-khoi-day-khat-vong-cho-thanh-nien-thieu-nien-nhi-donThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
534.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tếTăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.

Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương theo đúng quy định tại Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ; chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định về tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.

Sở Ngoại vụ tăng cường hướng dẫn, phổ biến thực hiện các quy định của Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg và các văn bản, quy định của pháp luật có liên quan; chủ động phối hợp, trao đổi với các cơ quan, đơn vị, địa phương để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát để có hướng xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy trình, thủ tục trong công tác tổ chức, thực hiện.

Công an tỉnh có trách nhiệm đảm bảo công tác an ninh trước và trong hội nghị, hội thảo quốc tế; đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật và làm trái các quy định về tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.

Văn bản 

5/17/2023 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTăng cường, công tác, quản lý, Nhà nước, tổ chức, hội nghị, hội thảo, quốc tế523-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-viec-to-chuc-hoi-nghi-hoi-thao-quoc-tThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
272.00
121,000
0.00
121000
0
Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới (5/6/2011)Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới (5/6/2011)
TTĐT - Để tiếp tục duy trì các hoạt động bảo vệ môi trường hướng đến xây dựng tỉnh Bình Dương văn minh, sạch đẹp; đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng và vận động các tầng lớp nhân dân có những hành động thiết thực trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 863/KH-UBND ngày 6/4/2011 tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Môi trường th...
Theo kế hoạch, Bình Dương sẽ tổ chức Lễ Mít-tinh kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới và công bố Sách xanh tỉnh Bình Dương năm 2010 vào lúc 7 giờ ngày 5/6/2011 tại Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ - Đô thị tỉnh Bình Dương với khoảng 7.500 người tham dự.
 
Các hoạt động chính tại Lễ Mít-tinh bao gồm: Phát động các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới; công bố Sách xanh năm 2010 và khen thưởng các doanh nghiệp được ghi tên vào Sách xanh; diễu hành xe cổ động; khai mạc giải bóng đá Thành phố mới Bình Dương chào mừng Ngày Môi trường thế giới; trồng cây xanh phát động phong trào “Trồng cây gây rừng”.
 
 
Tại các huyện, thị, Hội Nông dân tỉnh chủ trì tổ chức ra quân đồng loạt hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới với chủ đề: “Nhà vườn, đường phố xanh - sạch - đẹp” tại 7 huyện, thị với số lượng tham gia khoảng 2.600 người. UBND các huyện, thị chỉ đạo các ngành có kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, chọn các địa điểm đặc thù của địa phương để ra quân làm sạch môi trường, phát động và vận động các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường, tài nguyên rừng. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban quản lý Dự án VPEG chuẩn bị khoảng 4.000 túi xách sinh thái, dùng được nhiều lần để phát cho bà con nhân dân đến mua sắm tại các siêu thị, chợ để tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng túi xách dùng nhiều lần thay cho túi nylon.
 
Năm 2011 được Liên Hợp quốc chọn là năm quốc tế về rừng. Do vậy, Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP) đã lựa chọn chủ đề chính thức cho Ngày Môi trường thế giới năm nay là “Rừng: Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên”. Chủ đề đã nhấn mạnh sự cần thiết phải vừa bảo tồn và sử dụng bền vững rừng, giúp nâng cao nhận thức về tác động nghiêm trọng của nạn phá rừng và suy thoái rừng; đồng thời thay đổi nhận thức của cộng đồng trên khắp thế giới về bảo tồn các hệ sinh thái và khuyến khích sử dụng rừng bền vững.
 
Xuân Mai
4/7/2011 4:03 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1717-Ke-hoach-to-chuc-cac-hoat-dong-ky-niem-Ngay-Moi-truong-the-gioi-562011Thông tin chỉ đạo, điều hành
1 - 30Next