Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, kịp thời thông tin đến người dân biết để chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó. Tăng cường công tác cảnh báo thiên tai, bảo đảm thông tin chỉ đạo của cấp chính quyền đến từng ấp, khu phố, người dân, đặc biệt người dân ở khu vực trũng thấp, ven sông, suối và hạ lưu các hồ chứa để người dân sẵn sàng ứng phó trước các tình huống thiên tai bất thường, cực đoan.
Cùng với đó, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại do dông, lốc xoáy, sét và mưa đá gây ra trên địa bàn tỉnh trong thời điểm chuyển mùa, các tháng đầu mùa mưa và sau các đợt giảm mưa. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng, tránh dông, lốc xoáy, sét và mưa đá trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và thực hiện như: Thường xuyên kiểm tra, chằng néo, gia cố vững chắc nhà cửa, công trình phụ; hạn chế đi ra ngoài khi có mưa dông, không trú mưa dưới gốc cây to, vật kiến trúc không vững chắc; kiểm tra, rà soát hệ thống cây xanh trên đường phố, công viên, trường học… để đốn hạ, cắt mé nhánh những cây có khả năng gãy đổ gây ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân.
Đồng thời, kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành; phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên; rà soát quy chế hoạt động và triển khai thực hiện một cách đầy đủ, trách nhiệm và hiệu quả; đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; quán triệt công tác chỉ đạo thực hiện mục tiêu: Phòng tránh là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả với phương châm " bốn tại chỗ" (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư và phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ).
Chỉ thị