Theo đó, quy trình áp dụng quản lý rủi ro về theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp gồm 6 bước: Thu thập thông tin; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro; phân tích, đánh giá rủi ro; xử lý rủi ro; lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; các cơ quan có liên quan phối hợp xử lý sau thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp không chấp hành kết luận thanh tra, kiểm tra; điều chỉnh bộ tiêu chí quản lý rủi ro sau thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro về theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp được xây dựng trên 17 tiêu chí: Số vốn điều lệ đăng ký; số doanh nghiệp hoặc người đăng ký trong năm; số doanh nghiệp hoặc địa chỉ đăng ký; số lần đăng ký tăng vốn trong năm; số lần đăng ký thay đổi địa chỉ trong năm; người đại diện theo pháp luật hay chủ tịch công ty có mặt tại Việt Nam; doanh nghiệp có chủ sở hữu người Việt Nam nhưng đại diện theo pháp luật người nước ngoài; nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp kinh danh ngành nghề kinh doanh không có điều kiện sở hữu dưới 50% vốn điều lệ; doanh nghiệp chuyển địa chỉ từ địa phương khác đồng thời thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; thực hiện thủ tục giải thể khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số công ty con, công ty liên kết; chỉ số đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế; kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện; cảnh báo của cộng đồng về cung cấp dịch vụ y tế; kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; số tháng nợ đọng về Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp; số tháng doanh nghiệp không liên hệ nộp báo cáo thu mẫu D02-TS cho cơ quan BHXH.
Quyết định