Theo đó, tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện
kiểm tra việc THPL về xử lý VPHC theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 21
Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ tại một số sở, ngành và
địa phương đối với các lĩnh vực nổi cộm, gây bức xúc do Trưởng đoàn kiểm tra
quyết định sau khi tham khảo ý kiến của các sở, ngành có liên quan. Chủ tịch UBND
huyện thành lập đoàn thanh tra liên ngành trên cơ sở đề nghị của Phòng Tư pháp
trong trường hợp có kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc
áp dụng quy định pháp luật về xử lý VPHC gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền,
lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh
và UBND cấp huyện xây dựng, ban hành Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi
tình hình THPL trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Chủ trì tổ chức tập huấn, hướng
dẫn về quản lý công tác xử lý VPHC cho cán bộ pháp chế sở, ngành (hoặc công
chức được giao nhiệm vụ làm công tác pháp chế), công chức tư pháp cấp huyện,
cấp xã. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật quy định
về xử lý VPHC thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tư pháp (như lĩnh vực công chứng,
luật sư, thừa phát lại…); các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháp
lệnh số 09/2014/PL-UBTVQH13 và các văn bản quy định chi tiết về các biện pháp
xử lý hành chính.
Các
sở, ngành chủ trì tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về xử lý VPHC đối với
lĩnh vực do sở, ngành quản lý cho cán bộ phụ trách công tác xử lý VPHC. Tổ chức
tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử lý VPHC thuộc
lĩnh vực quản lý của sở, ngành.
UBND
cấp huyện tổ chức tập huấn về công tác xử lý VPHC trên địa bàn huyện, thị xã,
thành phố. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về xử lý VPHC trên địa bàn huyện, thị
xã, thành phố.
Các
sở, ngành, UBND cấp huyện, căn cứ vào nhiệm vụ và tình hình thực tế của ngành,
đơn vị mình, quyết định tổ chức kiểm tra, thanh tra việc THPL về xử lý VPHC đối
với lĩnh vực trong phạm vi thuộc sở, ngành, địa phương quản lý. Tiếp tục rà
soát, kiện toàn, bố trí cán bộ có năng lực làm công tác quản lý nhà nước về THPL
xử lý VPHC theo Đề án đã được HĐND tỉnh thông qua, phù hợp với đặc điểm, yêu
cầu của địa phương. Đồng thời bố trí kinh phí để thực hiện hoạt động quản lý
nhà nước về THPL xử lý VPHC tại đơn vị, địa phương mình trong năm 2016 đạt hiệu
quả.
Thực
hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ 6 tháng, hàng năm về kết quả thực hiện
công tác THPL về xử lý VPHC theo quy định tại Điều 25 Nghị định số
81/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Giao Sở
Tư pháp theo
dõi, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện triển khai thực hiện đầy đủ
và có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này; làm đầu mối tổng hợp, báo cáo tình
hình triển khai, kết quả thực hiện về UBND tỉnh định kỳ theo quy định.
Ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành và Đoàn thanh tra
liên ngành.
Đoàn kiểm tra liên ngành do Lãnh đạo Sở Tư pháp làm
Trưởng đoàn, các
thành viên là đại diện các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra tình hình THPL về xử lý VPHC tại một số sở,
ngành và địa phương do Trưởng đoàn kiểm tra quyết định sau khi tham khảo ý kiến
của các sở, ngành có liên quan.
Đoàn
thanh tra liên ngành do lãnh đạo Sở Tư
pháp làm Trưởng đoàn, các thành viên là đại diện các sở, ban, ngành trên
cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp trong trường hợp có kiến
nghị, phản ánh.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh chỉ đạo Phòng Pháp chế (hoặc
cán bộ được giao nhiệm vụ phụ trách công tác pháp chế) phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp hoàn thành đúng tiến độ các nội dung công
việc tại Mục II của
Kế hoạch này liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành mình.
Chủ tịch UBND cấp
huyện, cấp xã chỉ
đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan tổ chức quản lý tình hình THPL về xử lý VPHC
tại địa phương mình.
Kinh phí phục vụ công
tác tổ chức triển khai THPL xử lý VPHC do ngân sách Nhà nước bảo đảm và được bố
trí trong dự toán ngân sách Nhà nước của các cơ quan, đơn vị có liên quan theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước.