Theo đó, đối tượng áp dụng: Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh; Công an tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Công Thương; Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) và UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) nơi có KCN trên địa bàn.
Nội dung phối hợp giữa Ban Quản lý các KCN và các cơ quan chuyên môn: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường; hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư hạ tầng KCN, các doanh nghiệp trong KCN trong việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường; giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường; kiểm tra, thanh tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong KCN; xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong KCN; phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi KCN; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, kiến nghị, phản ánh về lĩnh vực bảo vệ môi trường giữa các doanh nghiệp hoạt động trong KCN hoặc với các tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi KCN theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường;…
Tùy theo tính chất, nội dung công việc cần phối hợp với các cơ quan khác, cơ quan chủ trì quyết định áp dụng phương thức phối hợp: Phát hành văn bản hoặc gửi hồ sơ đề nghị; tổ chức họp; đề nghị cơ quan phối hợp cử cán bộ có thẩm quyền, công chức có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp hỗ trợ; kiến nghị UBND tỉnh thành lập đoàn khảo sát, thanh tra, kiểm tra liên ngành…
Giao Ban Quản lý các KCN tỉnh là cơ quan chủ trì, có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy chế này và định kỳ báo cáo UBND tỉnh.
Quyết định