Theo đó, đối tượng áp dụng là Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh; bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc áp dụng các hệ số K thành phần để tính toán mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.
Cụ thể, hệ số K được xác định cho từng lô rừng, làm cơ sở để tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Hệ số K bằng tích số của các hệ số K thành phần, cụ thể hệ số K được tính theo công thức: K = K1 x K2 x K3 x K4.
Trong đó, hệ số K1 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo trữ lượng rừng.
Hệ số K1 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng giàu; 0,95 đối với rừng trung bình; 0,90 đối với rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, rừng chưa có trữ lượng, rừng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ-tre nứa, rừng hỗn giao tre nứa-gỗ, rừng không phân chia trữ lượng và rừng trồng. Tiêu chí trữ lượng rừng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hệ số K2 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo mục đích sử dụng rừng được UBND cấp tỉnh phê duyệt, gồm: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
Hệ số K2 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng đặc dụng; 0,95 đối với rừng phòng hộ; 0,90 đối với rừng sản xuất.
Hệ số K3 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo nguồn gốc hình thành rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.
Hệ số K3 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng tự nhiên; 0,90 đối với rừng trồng.
Hệ số K4 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo mức độ khó khăn được quy định đối với diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng nằm trên địa bàn các xã khu vực I, II, III theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Hệ số K4 có giá trị bằng: 1,00 đối với xã thuộc khu vực III; 0,95 đối với xã thuộc khu vực II; 0,90 đối với xã thuộc khu vực I và các xã chưa được Thủ tướng Chính phủ quy định.
Thời gian lấy ý kiến từ ngày 09/8 đến ngày 08/9/2024.
Xem nội dung chi tiết và đóng góp ý kiến dự thảo tại đây.