Thông tin tuyên truyền
Thứ 3, Ngày 20/09/2022, 17:00
Bình Dương kiến nghị cơ chế đặc thù về biên chế
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
20/09/2022 | Yến Nhi

TTĐT - ​Sáng 20-9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Đoàn công tác của Bộ Nội vụ do ông Vũ Hải Nam – Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế, tinh giản biên chế và đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương.​

Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Nguyễn Văn Minh – Giám đốc Sở Nội vụ cùng lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị, thành phố.

Thực hiện tốt xã hội hóa về giáo dục và y tế

Báo cáo với Đoàn công tác, ông Phạm Thành Nhân - Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, giai đoạn từ ngày 30/6/2017 đến 31/12/2020, thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương, tổ chức hành chính thuộc UBND tỉnh có 18 sở và 02 Ban Quản lý các khu công nghiệp với 16 chi cục và 154 phòng được rà soát sắp xếp lại. Kết quả vẫn duy trì 18 sở, 01 Ban Quản lý các khu công nghiệp (giảm 01 ban) với cơ cấu tổ chức bên trong gồm 13 chi cục và 115 phòng (giảm 39 phòng). Từ năm 2021 đến nay tỉnh tiếp tục giảm còn 11 chi cục và 109 phòng (giảm 06 phòng thuộc sở). Số phòng thuộc chi cục từ 42 phòng giảm còn 32 phòng (giảm 10 phòng thuộc chi cục). Đối với cơ quan chuyên môn cấp huyện, tỉnh Bình Dương vẫn duy trì tổ chức 12 phòng thống nhất ở tất cả 09 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Tổng số biên chế công chức cấp tỉnh, huyện được Chính phủ giao năm 2015 là 1.986 biên chế, năm 2022 còn 1.711 biên chế (tinh giản 10% biên chế theo quy định). Tuy nhiên, so với biên chế được HĐND tỉnh phê duyệt năm 2015 là 2.629 biên chế, năm 2022 còn 1.780 biên chế, như vậy tỉnh đã tinh giản 849 biên chế (tỷ lệ 32,29%).

IMG_8783.JPG​​

Toàn cảnh buổi làm việc

Tổng số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) được Bộ Nội vụ thẩm định năm 2015 là 24.614 người, năm 2022 là 21.852 người, giảm 2.762 người (tỷ lệ 11,22%). So với số biên chế được HĐND tỉnh phê duyệt đáp ứng nhu cầu thực tế của tỉnh năm 2015 là 24.614, năm 2021 là 22.437 người, tinh giản 2.177 người (tỷ lệ 8,84%). Số biên chế tinh giản chủ yếu ở lĩnh vực y tế và giáo dục do chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính.

Về tinh giản theo chế độ chính sách cho cán bộ công chức, viên chức (CCVC) cấp tỉnh, huyện, từ năm 2015 đến nay đã giải quyết tinh giản cho 950 trường hợp, trong đó cơ quan hành chính là 164 trường hợp, đơn vị sự nghiệp là 786 trường hợp.

Đối với hoạt động của các ĐVSNCL, ông Lê Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức Nhà nước cho rằng, Bình Dương có nhiều giải pháp sắp xếp lại đơn vị công lập; theo ông việc sắp xếp lại ĐVSNCL không chỉ là giảm số lượng mà phải đáp ứng nâng cao hiệu quả hoạt động; thực tế có những đơn vị không thể tinh giản do yêu cầu thực tiễn về dân số; nâng cao năng lực quản trị tổ chức bộ máy.​

IMG_8776.JPG

Thành viên Đoàn công tác đánh giá công tác tinh giản biên chế của tỉnh

Đoàn công tác cũng đánh giá cao việc thực hiện xã hội hóa về giáo dục và y tế của Bình Dương theo Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khoá XII. Ông Nguyễn Văn Minh – Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa, thành viên Đoàn công tác đánh giá, Bình Dương có sự sáng tạo và năng động trong việc áp dụng các chính sách xã hội hóa trên lĩnh vực y tế và giáo dục, đây là mô hình hay để Khánh Hòa học tập và áp dụng trong thời gian tới.

Báo cáo cho thấy, quy mô trường, lớp, học sinh đối với các cơ sở giáo dục (mầm non, phổ thông) ngoài công lập của tỉnh liên tục tăng. Năm 2015, tỉnh có 203 trường ngoài công lập với 2.400 lớp, 71.195 học sinh, đến năm 2022, có 339 trường ngoài công lập với 3.833 lớp, 93.134 học sinh.

Riêng cơ sở y tế, số giường bệnh tại các cơ sở y tế công lập cũng tăng qua các năm. Năm 2015, toàn tỉnh có 21 cơ sở y tế công lập với 2.262 giường bệnh. Năm 2022 có 18 cơ sở y tế công lập (trong đó có 05 đơn vị đảm bảo chi thường xuyên) với 3.622 giường bệnh.

Có thể thấy, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đẩy mạnh xã hội hóa nhiều ngành, lĩnh vực, huy động các nguồn lực của xã hội vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó chủ yếu thực hiện xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công trong ngành Giáo dục - Đào tạo và Y tế để thu hút thêm nhiều nguồn lực tham gia cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế và đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần giảm áp lực cho hệ thống công lập.

Năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 339 trường dân lập, tư thục, gồm 323 trường mầm non, 03 trường tiểu học, 04 trường THCS và 09 trường THPT. Mạng lưới y tế ngoài công lập trên địa bàn tỉnh hiện có 14 bệnh viện tư nhân, 50 phòng khám đa khoa tư nhân, 20 trạm y tế doanh nghiệp, 658 phòng khám chuyên khoa tư nhân và 2.585 cơ sở hành nghề y - dược. Số giường bệnh và số lượt khám, chữa bệnh của các bệnh viện ngoài công lập chiếm khoảng 40% số giường bệnh và số lượt khám, chữa bệnh trong toàn tỉnh, góp phần giảm tải cho hệ thống y tế công lập. Ngành Y tế chủ động hướng dẫn, tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực xã hội hóa y tế; sử dụng nhiều kênh thông tin để kêu gọi xã hội hóa khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và lĩnh vực dự phòng, đồng thời đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành danh mục dự án, công trình y tế kêu gọi xã hội hóa.

Đề xuất cơ chế về biên chế đối với các địa phương tự chủ ngân sách

Tại buổi làm việc, bên cạnh việc giải trình cụ thể các nội dung mà Đoàn công tác đặt ra, các sở ngành, địa phương trong tỉnh cũng nêu lên những khó khăn bất cập và kiến nghị Trung ương xem xét có cơ chế chính sách đặc thù về biên chế đối với các địa phương có dân số đông, tốc độ kinh tế- xã hội phát triển nhanh như Bình Dương. Ông Đoàn Hồng Tươi – Chủ tịch UBND TX. Tân Uyên kiến nghị Đoàn xem xét cơ sở phân bổ cán bộ CCVC, không nên cào bằng giữa các địa phương. Theo ông, việc phân bổ phải dựa theo dân số; tốc độ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời kiến nghị Trung ương sớm áp dụng chính sách cải cách tiền lương để cải thiện đời sống, động viên tinh thần cho cán bộ CCVC. Chủ tịch UBND TX. Tân Uyên cho rằng, việc phân bổ CCVC cho ngành Y tế và Giáo dục chưa đủ đáp ứng so với nhu cầu thực tiễn; cần phân bổ biên chế căn cứ theo giường bệnh; Trung ương phải có hướng dẫn cụ thể để Trung tâm Y tế tuyến huyện thực hiện tự chủ.

IMG_8780.JPG

Ông Lai Xuân Đạt kiến nghị với đoàn công tác

Ông Lai Xuân Đạt – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Bình Dương đóng góp ngân sách trong TOP 5, thu hút đầu tư nằm trong TOP 3, dân số đứng thứ 5 cả nước nhưng số lượng biên chế quá thấp; trong khi đó các địa phương đang triển khai nâng cao các chỉ số về chuyển đổi số, cải cách hành chính đòi hỏi công việc xử lý phải nhanh, chính xác nhưng số lượng biên chế ít như vậy sẽ tạo áp lực rất lớn cho lực lượng cán bộ CCVC. Do đó đề xuất Bộ Nội vụ xét biên chế dựa trên tiêu chí dân số, sự đóng góp của địa phương đối với quốc gia, sự phát triển của địa phương; khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao.

Cùng quan điểm với Sở Kế hoạch và Đầu tư, đại diện Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho rằng khối lượng công việc tại các đơn vị cơ sở rất lớn trong khi biên chế giảm quá nhiều đặc biệt là ở các cơ quan đoàn thể; Trung ương cần cân nhắc ban hành bộ tiêu chí đối với các địa phương quy mô dân số liên tục gia tăng, kinh tế - xã hội phát triển có nhiều áp lực trong việc đảm bảo an ninh trật tự; giáo dục, y tế. Về  tổ chức bộ máy đối với ĐVSNCL, cần ban hành lại điều kiện thành lập và tiêu chí cụ thể; phân cấp, phân quyền cho địa phương nhưng đảm bảo hiệu quả hoạt động của ĐVSNCL.

Ông Nguyễn Văn Minh – Giám đốc Sở Nội vụ Bình Dương cho biết, tỉnh có 1.711 biên chế đứng thứ 53 của cả nước, xét về quy mô dân số, tốc độ phát triển của tỉnh thì đây là điều bất hợp lý; kiến nghị Trung ương cho cơ chế để tỉnh thực hiện hợp đồng dài hạn từ ngân sách của địa phương và thực hiện chính sách, chế độ như biên chế để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

IMG_8764.JPG

Ông Vũ Hải Nam phát biểu kết luận buổi làm việc

Kết luận buổi làm việc, ông Vũ Hải Nam đánh giá, qua kiểm tra Đoàn nhận thấy tỉnh Bình Dương đã có nhiều cách làm đổi mới để hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn về biên chế. Sắp tới, Bộ Nội vụ sẽ nghiên cứu đề xuất cơ chế về biên chế đối với các tỉnh tự chủ ngân sách, trao quyền tự chủ cho địa phương trong biên chế. Bình Dương và các địa phương căn cứ thực tiễn để đề xuất cách thức phân bổ, tỷ lệ biên chế…​​

Lượt người xem:  Views:   1930
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền