Tham dự có đại diện các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã nghe báo cáo quá trình hoạt động của "mô hình điểm" TTPVHCC TP.Thủ Dầu Một. Theo đánh giá chung, sau 03 năm, TTPVHCC TP.Thủ Dầu Một đi vào hoạt động, các hồ sơ, thông tin quy trình, phương thức, cách thức giải quyết TTHC, quy định về phí, lệ phí, các quy định khác liên quan đến TTHC đối với cá nhân, tổ chức thuộc phạm vi thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của UBND TP.Thủ Dầu Một được công khai, minh bạch, niêm yết kịp thời đúng quy định, qua nhiều hình thức, như: Niêm yết tại Trung tâm và trên Trang thông tin điện tử TP.Thủ Dầu Một. Người dân đánh giá cao môi trường làm việc hiện đại, thân thiện, quy trình quản lý cán bộ tại Trung tâm đã sáng tạo hơn trước, hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, khắc phục được tình trạng cán bộ "một cửa" thờ ơ với dân.

TTPVHCC TP.Thủ Dầu Một
Từ hiệu quả mô hình TTPVHCC được thực hiện thí điểm tại TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương sẽ thành lập TTPVHCC tại các huyện, thị xã, thành phố khác trong tỉnh. Theo đó, Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Trung tâm có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, có chức năng tập trung đầu mối để thực hiện công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Về nhân sự, gồm 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, cán bộ, công chức, viên chức các phòng, ban chuyên môn cử đến Trung tâm và không quá 7 viên chức, hợp đồng lao động chuyên trách.
Sau khi nghe các ý kiến từ các huyện, thị xã, thành phố, ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản hoàn thiện và thống nhất việc thành lập TTPVHCC cấp huyện. Theo kế hoạch, mô hình TTPVHCC cấp huyện bắt đầu triển khai tại các huyện, thị, thành phố từ ngày 01/01/2022, chậm nhất đến 30/6/2022 phải hoàn thành dựa trên hướng dẫn của Sở Nội vụ và tham khảo "mô hình điểm" TTPVHCC TP.Thủ Dầu Một.