Theo đó, Phó Trưởng
Công an xã (trường hợp không được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) và Công an
viên (gồm Công an viên thường trực tại xã và Công an viên ở ấp) được hỗ trợ bảo
hiểm xã hội tự nguyện. Trong đó, mức phụ cấp để đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thực
hiện theo mức phụ cấp quy định với hệ số là 1,0 so với mức lương cơ sở. Mức
đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
xã hội, trong đó người tham gia đóng 8%, phần còn lại ngân sách địa phương hỗ
trợ.
Ngoài chế độ trợ cấp
mỗi ngày theo quy định của Chính phủ bằng 0,05 mức lương cơ sở, Trưởng Công an
xã, Phó trưởng Công an xã, Công an viên thường trực tại xã và Công an viên ở ấp
khi làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại những nơi thuộc địa bàn trọng
điểm, phức tạp về an ninh, trật tự được hỗ trợ thêm mỗi ngày bằng 0,03 mức
lương cơ sở.
Nguồn kinh phí chi hỗ
trợ đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên thường trực
tại xã do ngân sách Nhà nước cấp theo Luật Ngân sách Nhà nước, quyết định phân
cấp quản lý ngân sách tỉnh Bình Dương hiện hành và từ nguồn kinh phí tự chủ của
cấp xã. Các khoản chi hỗ trợ đối với Công an viên ở ấp thực hiện từ nguồn kinh
phí không tự chủ của ngân sách cấp xã.

Bình Dương bổ sung chế
độ hỗ trợ đối với lực lượng Công an xã (Ảnh: Phi Long)
Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016, bãi bỏ nội dung quy định về bảo hiểm xã hội
tự nguyện đối với lực lượng Công an xã quy định tại Khoản 3 Điều 12 của Quy định
về số lượng, chức danh, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, những
người hoạt động không chuyên trách cấp xã và cán bộ ấp, khu phố và kinh phí hoạt
động ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số
73/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh.