Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) thông qua ngày 23/01/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.
Nghị quyết chủ yếu điều chỉnh, bổ sung quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, diện tích nhu cầu sử dụng đất, thời gian thực hiện dự án và các chỉ tiêu về tài chính.
Dự án đường Vành đai 4 nhằm tạo điều kiện thuận lợi kết nối vùng và nâng cao hiệu quả khai thác các tuyến đường cao tốc, các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai để phát huy hiệu quả đầu tư, kết nối giao thông giữa Cảng hàng không quốc tế Long Thành với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, hướng tuyến theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch chi tiết và hành lang quy hoạch sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2022.
Điểm đầu tuyến tại vị trí vuốt nối đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh với đầu cầu Thủ Biên hiện tại phía tỉnh Bình Dương thuộc địa bàn xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Điểm cuối tuyến tại khu vực trước mố cầu Phú Thuận thuộc địa phận phường An Tây, TP.Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Tổng chiều dài khoảng 47,85km.
Dự kiến thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 - 2027; trong đó giai đoạn chuẩn bị dự án từ năm 2023 - 2025; giai đoạn thực hiện và hoàn thành năm 2025 - 2027.
Dự kiến nhu cầu sử dụng đất khoảng 291,46 hecta gồm 275,26 hecta cho tuyến đường, tuyến kết nối 6,2 hecta và 10 hecta cho 02 trạm dừng nghỉ.
Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP: Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT).
Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án: 23.639,8 tỷ đồng.
Sơ bộ phương án tài chính của dự án, cụ thể: Vốn tham gia của Nhà nước 9.959,5 tỷ đồng, chiếm 42,13% tổng mức đầu tư gồm chi phí giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn, chi phí đầu tư các dự án đầu tư công đang thực hiện trên phạm vi đường Vành đai 4, chi phí tư vấn lựa chọn nhà đầu tư, chi phí xây lắp dự án thành phần 3.
Vốn huy động từ nhà đầu tư 13.680,33 tỷ đồng (bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng), chiếm 57,87% tổng mức đầu tư (bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng khoảng 970,65 tỷ đồng); trong đó 70% vốn vay ngân hàng và vốn huy động khác, 30% vốn chủ sở hữu nhà đầu tư.
Ưu đãi và bảo đảm đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành.
Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu thực hiện theo quy định tại Điều 82 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Tên nhà đầu tư đề xuất dự án: Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP (Becamex IDC).
Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 23/08/2024 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - Sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP). Các đơn vị liên quan được tiếp tục kế thừa các công việc đã được thẩm định và phê duyệt liên quan đến Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 19/5/2023, Nghị quyết số 11/NQHĐND ngày 07/72023 và Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 23/8/2024 của HĐND tỉnh.
Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết số 02/NQ-HĐND