Dự án hạng mục
Thứ 2, Ngày 12/12/2022, 12:00
Dự án cải thiện môi trường nước Bình Dương (Dự án WEIP)
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
12/12/2022 | Đoan Trang

TTĐT - Ban Quản lý dự án chuyên ngành nước thải tỉnh Bình Dương công khai các tài liệu về báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo tái định cư của Dự án cải thiện môi trường nước tỉnh Bình Dương​ (Dự án WEIP).

Dự án cải thiện môi trường nước Bình Dương (Dự án WEIP) sẽ được thực hiện tại TP. Thuận An, TP. Dĩ An và TX. Tân Uyên của tỉnh Bình Dương.

Mục tiêu phát triển dự án bao gồm tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ cải thiện nước thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải đô thị gây ra tại các khu vực được chọn của tỉnh Bình Dương.

Mục tiêu của dự án sẽ đạt được thông qua xây dựng hệ thống thu gom cống và phương án xử lý nước thải (Nhà máy xử lý nhà thải) cho TX.Tân Uyên và nâng cấp hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải cho hai TP. Thuận An và Dĩ An; xây dựng kế hoạch quản lý nước thải, thực hiện các chương trình/kế hoạch quản lý tài sản sau đầu tư trong lĩnh vực thoát nước đô thị tại Bình Dương. Dự án sẽ được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2027 với tổng kinh phí là 7.118 tỷ 399 triệu 257 ngàn đồng (tương đương 305 triệu 905 ngàn đô la Mỹ).

WEIP bao gồm 02 hợp phần. Hợp phần 1 - Phát triển cơ sở hạ tầng thoát nước thải: Mở rộng mạng lưới lưới thu gom nước thải, bao gồm các trạm bơm nước thải cho TX. Tân Uyên, TP. Thuận An và Dĩ An; xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho TX. Tân Uyên; nâng cấp các nhà máy xử lý nước thải hiện có cho các TP. Thuận An và Dĩ An.

Hợp phần 2 - Hỗ trợ triển khai, phát triển năng lực và thể chế: Lập kế hoạch; hỗ trợ thực hiện, nâng cao năng lực và điều phối ứng phó với Covid-19; giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và bồi thường.

Đánh giá môi trường được thực hiện trong quá trình chuẩn bị dự án đã xác nhận rằng rủi ro môi trường của dự án được phân loại là đáng kể.

Các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội (ESS) được áp dụng cho dự án bao gồm: ESS 1 - Đánh giá và quản lý các rủi ro và tác động đến môi trường và xã hội; ESS2 - Lao động và điều kiện làm việc; ESS3 - Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và ngăn ngừa và quản lý ô nhiễm; ESS4 - Sức khỏe và an toàn cộng đồng; ESS5 - Thu hồi đất, hạn chế sử dụng đất và tái định cư không tự nguyện; ESS6 - Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên sống; ESS8 - Di sản văn hóa và ESS10 - Sự tham gia của các bên liên quan và công bố thông tin.

Tài liệu Đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESIA) được lập theo ESF bao gồm các công việc được đề xuất cho Hợp phần 1 của dự án.

Dự án bao gồm các hạng mục: Thu gom nước thải và mở rộng mạng lưới, sẽ tăng khả năng kết nối đến hơn 54.000 hộ gia đình. Tổng mạng lưới thu gom và truyền tải nước thải sơ cấp và thứ cấp là 122,53 km.

Mạng lưới thu gom nước thải đường ống bán kính D200-D1200 tại 3 khu vực: TX. Tân Uyên 71,26 km tuyến ống thu gom nước thải D200-D1200, 27,2 km đường ống áp lực D100-D800, 07 trạm bơm, 10 hố thu, 212,5 km đường ống thu gom D100-D150; TP. Thuận An 19,97 km mạng lưới thu gom nước thải đường ống bán kính D200-D600, 4,07 km đường ống áp lực D100-D350, 1 trạm bơm, 5 hố thu, 85 km đường ống thu gom D100-D150 và TP. Dĩ An 31,3 km đường ống thu gom nước thải D200-D700, 16,02 km đường ống áp lực D100-D450, 4 trạm bơm, 7 hố thu, 60,05 km đường ống D100-D150.

Đồng thời, xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, bao gồm Xây dựng nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 1 công suất 20.000 m³/ngày cho TX. Tân Uyên và nâng cao năng lực thoát nước cho 1,3 km hạ lưu kênh Suối Tre bằng cách mở rộng, nạo vét và đắp đê rộng 14,5-16,0 m, cao 4,0-6,5 m và xây dựng đường bê tông hai bên rộng 4 m; nâng cấp các nhà máy xử lý nước thải Thuận An và Dĩ An hiện có với công suất xử lý bổ sung 20.000 m3/ngày cho mỗi nhà máy.

Mỗi hạng mục công trình sẽ được thi công trong thời gian từ 18 đến 30 tháng (dự kiến bắt đầu từ quý III/2021 đến tháng 3/2027).

Trong tháng 9 và tháng 11 năm 2020, 15 mẫu không khí, 12 mẫu nước mặt, 6 mẫu nước ngầm, 12 mẫu nước thải, 6 mẫu đất, 15 mẫu trầm tích đã được lấy, phân tích để đánh giá chất lượng môi trường nền khu vực dự án. Kết quả khảo sát thực địa và quan trắc chất lượng môi trường cho thấy chất lượng không khí, nước mặt, nước ngầm, đất và trầm tích trong khu vực thực hiện dự án còn khá tốt.

Do dự án được triển khai trên 3 địa bàn của tỉnh Bình Dương là TX. Tân Uyên, TP. Dĩ An và Thuận An nên hệ thống cống, trạm bơm và công trình hố thu chủ yếu nằm trong khu dân cư và phần lớn nằm trên các tuyến đường giao thông.

Một số đối tượng nhạy cảm bao gồm hộ gia đình, cửa hàng kinh doanh ven đường nơi sẽ lắp đặt hệ thống thu gom nước thải, 22 trường học, 04 chợ, 03 trung tâm khám bệnh, 09 đền/nhà thờ/chùa ở TX. Tân Uyên và 21 trường học, 3 chợ, 18 đền/chùa ở TP. Dĩ An và 6 trường học, 01 thiền viện, 3 đền/chùa/mộ đất tại TP. Thuận An.

Các hạng mục công trình xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Tân Uyên có diện tích 9,7 ha và cải tạo kênh Suối Tre dài 1,3 km thuộc phường Uyên Hưng, TX. Tân Uyên, nằm trong khu đất nông nghiệp, xa khu dân cư. Việc mở rộng Nhà máy xử lý nước thải (XLNT) Thuận An và Dĩ An nằm trong ranh giới của hai nhà máy xử lý hiện có. Không có công trình nhạy cảm nào được quan sát thấy xung quanh các khu vực này.

Các rủi ro và tác động về môi trường và xã hội

Đánh giá tác động môi trường xã hội (ESIA) đã xác định các tác động tiêu cực và rủi ro tiềm ẩn của dự án. Hầu hết các tác động là tạm thời, cục bộ và có thể quản lý được do các hoạt động xây dựng quy mô vừa. Những tác động này có thể được giảm thiểu bằng cách áp dụng công nghệ thích hợp và các biện pháp giảm thiểu cụ thể, đồng thời các nhà thầu phải đượcgiám sát chặt chẽ và tham khảo ý kiến của người dân địa phương.

+ Các tác động chung

Bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, nước thải, chất thải rắn, áp lực giao thông từ hoạt động xây dựng và đời sống sinh hoạt của người lao động, các rủi ro và tác động xã hội liên quan đến dòng lao động, sức khỏe và an toàn của cộng đồng. Những tác động này có thể được coi là thấp đến đáng kể đối với từng loại hình tác động và có thể được giảm thiểu.

+ Các tác động đặc thù

Tác động thu hồi đất: Dự kiến, dự án sẽ ảnh hưởng đến 94 hộ dân, không có hộ nào phải di dời. Số liệu về thu hồi đất, tài sản trên đất, hoa màu và cây cối sẽ được cập nhật trong Kế hoạch hành động tái định cư của Dự án.

Ảnh hưởng đến điều kiện đi lại và an toàn giao thông: Việc xây dựng các tuyến đường ống thoát nước sẽ được thực hiện trên các tuyến đường giao thông hiện hữu trong khu đô thị và ngoại ô. Hoạt động xây dựng sẽ làm gia tăng thêm một số phương tiện, máy móc, thiết bị trên đường, lấn chiếm tạm thời mặt đường và đào để lắp cống sẽ thu hẹp làn đường giao thông dẫn đến mật độ giao thông trên các tuyến đường này tăng lên. Điều này có thể gây ra ùn tắc giao thông và tai nạn liên quan trong các khu vực do đó được đánh giá là nghiêm trọng, tạm thời trong giai đoạn xây dựng và có thể được giảm thiểu thông qua thực hành xây dựng và quản lý tốt.

Ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh và khả năng tiếp cận của hộ gia đình: Các tuyến đường ống thoát nước sẽ được lắp đặt trên các tuyếnđường hiện hữu, có nhiều hoạt động kinh doanh và hộ gia đình sinh sống dọc hai bên đường. Các cửa hàng này bao gồm các cửa hàng kinh doanh thực phẩm, nhu yếu phẩm trong nước như bánh quy, kẹo, trái cây, rau củ… và các cửa hàng cà phê nhỏ, cửa hàng quần áo, công nghệ thông tin… Hoạt động xây dựng sẽ gây ảnh hưởng đến các cửa hàng kinh doanh và hộ gia đình này do gia tăng độ bụi, tiếng ồn và cản trở đường vào. Hoạt động thi công được thực hiện cuốn chiếu từng đoạn, mỗi đoạn khoảng 100 m, nêntác động được đánh giá là tạm thời và trung bình, có thể giảm nhẹ.

Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và dịch vụ hiện có: Nhiều tuyến đường hoặc đoạn phố có thể bị ảnh hưởng trong quá trình đào, chuẩn bị đào mương cho các công trình  lắp đặt đường ống thoát nước, có thể cần dỡ bỏ tạm thời mặt đường. Có thể gây ảnh hưởng đến công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị khác bao gồm đường ống cấp nước, cáp viễn thông, cáp điện và cột điện. Tác động này có thể được giảm thiểu thông qua khảo sát và xem xét kỹ thuật đầy đủ, biện pháp thi công tốt và phối hợp tốt với cơ quan dịch vụ công ích địa phương.

Ảnh hưởng đến hệ thống tưới tiêu tại khu nhà máy xử lý nước thải Tân Uyên: Nhà máy XLNT Tân Uyên mới (9,7 ha) nằm trên đất nông nghiệp của xã Uyên Hưng. Hiện tại, 4 kênh thủy lợi nằm trong khu vực canh tác này, trong đó 2 tuyến kenh sẽ bị ảnh hưởng vĩnh viễn do nằm trong khu vực thu hôi đất, 2 kênh khác nằm ngoài khu vực công trường, đang cung cấp nước cho khoảng hơn 20 ha (bao gồm cả khu khu vực nhà máy XLNT) đất nông nghiệp xung quanh khu vực nhà máy XLNT Tân Uyên. Các kênh này có thể bị ảnh hưởng do vật liệu san lấp bị đổ và tắc nghẽn trong quá trình xây dựng nhà máy xử lý nước thải, nhưng tác động này được đánh giá là thấp, ngắn hạn và có thể được giảm thiểu.

Tác động đến các hoạt động nông nghiệp tại khu nhà máy xử lý nước thải Tân Uyên: Khu vực nhà máy XLNT Tân Uyên và cải tạo kênh Suối Tre tiếp giáp với đất canh tác nông nghiệp, bao gồm các loại cây trồng, cây ăn trái hoặc đất trống. Các hoạt động canh tác nông nghiệp xung quanh có thể bị ảnh hưởng docác cống thoát nước tạm thời bị tắc nghẽn do vật liệu thô/đất đào rải rác, bê tông hóa, tràn dầu/nhiên liệu, nước thải xả ra mà không được xử lý trước. Những tác động này được đánh giá là tạm thời, ở mức thấp và có thể giảm thiểu.

Các vấn đề về an toàn và xáo trộn đối với nhân viên tại các nhà máy xử lý hiện có: Việc nâng cấp các nhà máy XLNT Thuận An và Dĩ An sẽ được thực hiện trong ranh giới của các nhà máy xử lý hiện hữu. Việc huy động công nhân và thiết bị thi công, bố trí lán trại công nhân, bố trí mặt bằng xây dựng (có khu phụ trợ, bãi chứa vật liệu…) có thể gây rủi ro về an toàn cho cán bộ công nhân viên và tạo gánh nặng cho cơ sở hạ tầng hiện có tại các nhà máy XLNT hiện có. Các rủi ro có thể được giảm thiểu thông qua thiết kế địa điểm phù hợp, lối vào riêng biệt, quản lý công nhân tốt và được đánh giá là tạm thời, ở mức độ thấp và có thể giảm thiểu.

Ảnh hưởng của quá trình nạo vét đến chất lượng nước, đời sống thủy sinh và người sử dụng hạ lưu: Kênh Suối Tre nối trực tiếp với sông Đồng Nai. Hoạt động xây dựng ở kênh Suối Tre sẽ làm xáo trộn lớp bùn đáy và gây tác động tiêu cực đến chất lượng nước do làm tăng TSS và độ đục của sông Suối Tre và sông Đồng Nai. Do dòng chảy của kênh Suối Tre khá nhỏ trong mùa khô và áp dụng biện pháp thi công ngăn dòng với điệu kiện lòng kênh khô  nên tác động được đánh giá là thấp và có thể giảm nhẹ.

Tác động do vật liệu đào: Ước tính khối lượng vật liệu đào phát sinh trong quá trình thi công kênh Suối Tre là vừa phải, khoảng 66.105 m3. Theo kết quả phân tích chất lượng trầm tích, bùn trên kênh Suối Tre có giá trị pH trung tính, không nhiễm mặn, các kim loại nặng khác đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, lượng chất nạo vét phát sinh này được đánh giá là không gây ô nhiễm và có thể dùng để trồng cây hoặc xử lý tại bãi chôn lấp như phế thải xây dựng thông thường.

Mùi hôi từ vật liệu nạo vét: mùi hôi sẽ phát ra từ việc nạo vét và cải tạo 1,3 km kênh mương. Tổng khối lượng bùn nạo vét khoảng 66.105m3. Mùi hôi có thể phát sinh từ các hoạt động nạo vét do sự phân hủy các hợp chất hữu cơ và sinh khối có trong bùn nạo vét. Ngoại trừ 3 hộ gia đình nằm cách bờ kênh khoảng 20 m về phía hạ lưu, không có khu dân cư nào khác cách bờ kênh 250 m. Tác động này được đánh giá là ở mức độ thấp.

Tác động đến di sản văn hóa vật thể (PCR) và công trình nhạy cảm: Dự án sẽ không xâm phạm bất kỳ tài nguyên văn hóa vật thể nào. Dự án sẽ tác động đến một số điểm nhạy cảm nằm cách xa 5-50 m, bao gồm 22 trường học, 04 chợ, 03 trung tâm khám bệnh, 09 đền/nhà thờ/chùa ở thị xã Tân Uyên và 21 trường học, 3 chợ, 18 chùa/các chùa ở thành phố Dĩ An và 6 trường học, 01 thiền viện, 3 đền/chùa/mộ đất ở thành phố Thuận An. Bụi, tiếng ồn, độ rung, tai nạn giao thông trong quá trình thi công sẽ ảnh hưởng đến việc học tập, hoạt động và đi lại của người dân xung quanh các khu vực này. Tác động này được đánh giá là vừa phải và có thể giảm nhẹ.

Các biện pháp giảm thiểu

+Các tác động chung

Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường và xã hội chi tiết cho từng nguồn tác động, tương ứng trong các giai đoạn của dự án, bao gồm các biện pháp giảm thiểu tác động chung (ESCOPs); các biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù; và các biện pháp giảm thiểu tác động đến các công trình nhạy cảm

+Tác động đặc thù

Tác động xã hội: Các biện pháp giảm thiểu giảm thiẻu các tác động do thu hồi đất trong khu vực Dự án và được thể hiện chi tiết trong RAP;  ưu tiên các phương án xây dựng yêu cầu diện tích thu hồi đất nhỏ nhất và thực hiện thích hợp với Quy trình quản lý lao động (LMP).

Tác động đến tình trạng đi lại và nguy cơ mất an toàn giao thông: Lập kế hoạch quản lý giao thông phù hợp. Phối hợp với CSGT địa phương thực hiện các phương án phân luồng giao thông. Lắp đặt các biển báo đảm bảo người tham gia giao thông nhận thấy có công trình đang được xây dựng. Các hoạt động xây dựng trên mặt đường nên được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu. Bố trí các đường tiếp cận thay thế có đặc tính tiếp cận an toàn và dễ dàng (nếu cần). Bố trí nhân viên hướng dẫn giao thông để điều tiết giao thông tại công trường. Hạn chế huy động quá nhiều thiết bị thi công tại các nút giao thông vào giờ cao điểm. Hạn chế vận chuyển vật liệu trong thời điểm mữa bão và tránh tình trạng quá tải. Lắp đặt đèn chiếu sáng ban đêm trên tất cả các công trường. Sửa chữa hư hỏng mặt đường.

Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và khả năng tiếp cận của hộ gia đình: Tham vấn và thông báo với chủ cửa hàng và hộ gia đình ít nhất hai tuần trước khi bắt đầu xây dựng để thống nhất  kế hoạch và bố trí lối đi tạm thời (nếu cần). Áp dụng các biện pháp thi công phù hợp để tránh tối đa việc can thiệp vào các tuyến đường hiện hữu. Bố trí nhân viên điều phối giao thông trong quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng. Bồi thường thỏa đáng cho bất kỳ tác động nào, hư hỏng xảy ra trên công trường thi công. Tránh lưu trữ nguyên liệu hoặc chất thải gần khu vực hoạt động của doanh nghiệp hoặc cửa hàng. Thu dọn khu vực thi công vào cuối ngày. Giải quyết ngay lập tức mọi bất tiện do hoạt động dự án gây ra

Tác động đến cơ sở hạ tầng và dịch vụ công: Tiến hành tham vấn trước và lập kế hoạch dự phòng với chính quyền địa phương về các tác động của sự cố hoặc ngắt kết nối dịch vụ. Phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan để thiết lập lịch trình thi công phù hợp. Bồi thường thỏa đáng cho những thiệt hại về cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Cung cấp các dịch vụ tạm thời / thay thế cho bất kỳ gián đoạn nào.

Tác động đến hệ thống tưới tiêu: Các hoạt động đào hoặc san lấp mặt bằng phải được bố trí có xem xét đến thời gian thu hoạch. Bồi thường đầy đủ hoặc cung cấp phương án thay thế để đảm bảo cấp/thoát nước cho các khu vực canh tác xung quanh. Quản lý thích hợp các nguồn ô nhiễm từ hoạt động xây dựng. Thường xuyên kiểm tra các cống tưới tiêu nội đồng bị ảnh hưởng. Khắc phục ngay những hư hỏng trên hệ thống thoát nước tưới tiêu nếu nó xảy ra.

Tác động đến đất nông nghiệp xung quanh: Thông báo cho cộng đồng về lịch trình xây dựng ít nhất một tuần trước khi khởi công. Bố trí hố thoát nước và hố lắng xung quanh khu vực thi công. Cấm xả chất thải rắn, chất thải xây dựng vào kênh mương, ruộng canh tác. Không cho phép bố trí các thiết bị/phương tiện xây dựng trên khu vực đất nông nghiệp. Tất cả các hoạt động của nhà thầu chỉ được phép trong ranh giới công trường.

Các vấn đề về an toàn, gây xáo trộn cho công nhân của các nhà máy XLNT hiện hữu: Phối hợp, tham vấn và thông báo cho các đơn vị quản lý của Nhà máy XLNT Thuận An và Dĩ An. Cung cấp hàng rào xung quanh khu vực xây dựng để ngăn cách các khu vực xây dựng. Mọi hoạt động của nhà thầu chỉ được phép trong ranh giới công trường. Cung cấp cảnh báo an toàn đầy đủ và duy trì ánh sáng vào ban đêm. Sử dụng lối vào riêng cho các hoạt động xây dựng. Mọi tác động đến cơ sở vật chất hiện có nhà thầu cần phải bồi thường đầy đủ.

Tác động đến môi trường nước, đời sống thủy sinh và sử dụng hạ lưu: Các hoạt động đào đắp phải được lên lịch cụ thể và  tránh mùa mưa. Thực hiện đúng biện pháp thi công đã đề ra, hoạt động nạo vét của Suối Tre được đề xuất theo từng hình thức cuốn chiếu với tình trạng nạo vét khô. Nghiêm cấm nhà thầu xả thải ra kênh, sông Đồng Nai. Ngăn chặn nghiêm ngặt chất thải nguy hại, dầu thải hoặc giẻ lau đặc biệt dính dầu mỡ vào dòng chảy. Không tập kết vật liệu xây dựng cũng như máy móc thiết bị gần kênh.

Tác động do bùn nạo vét: Các hoạt động đào kênh phải được lên lịch cẩn thận để tránh mùa mưa. Tái sử dụng bùi tối đa cho nhu cầu san lấp mặt bằng của các công trình dự án hoặc các hoạt động. Bùn nạo vét cần được vận chuyển đến và xử lý tại Khu liên hợp XLNT Nam Bình Dương. Nhà thầu cần chuẩn bị và thực hiện kế hoạch quản lý vật chất nạo vét.

Mùi hôi từ vật liệu đào: Vị trí tập kết bùn thải tạm thời tại chỗ phải là nơi khuất gió, xa khu dân cư. Bùn nạo vét cần được vận chuyển đến và xử lý tại Khu liên hợp XLNT Nam Bình Dương. Tránh tối đa việc cất giữ tạm thời các vật liệu nạo vét. Các phương tiện chuyên dụng sẽ được huy động để vận chuyển bùn nạo vét về khu liên hợp

Tác động đến công trình nhạy cảm: Thông báo cho mọi người biết thời gian thi công; Không vận chuyển, sử dụng máy móc có độ ồn cao, không thực hiện xây dựng các hạng mục phát thải nhiều bụi và tiếng ồn tại khu vực nhạy cảm trong các ngày lễ lớn của tôn giáo/thời gian học tập. Phun đủ nước để tránh bụi trong những ngày khô và gió. Cung cấp các biện pháp an toàn như lắp đặt hàng rào, biển cảnh báo rào chắn, hệ thống đèn chiếu sáng chống tai nạn giao thông. Cấm tập kết vật liệu xây dựng trong phạm vi 100m trước các đối tượng nhạy cảm. Thu dọn khu vực thi công vào cuối ngày, đặc biệt là thi công xung quanh các công trình nhạy cảm. Giải quyết ngay lập tức mọi vấn đề/sự cố do hoạt động xây dựng gây ra. Phục hồi và đền bù thỏa đáng cho bất kỳ tác động nào sẽ được xác định do hoạt động xây dựng gây ra.

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội (ESMP)

ESMP của Dự án bao gồm các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực, vai trò và trách nhiệm đối với việc thực hiện ESMP, cơ chế giám sát, khung tuân thủ môi trường, hệ thống báo cáo và chương trình kiểm soát môi trường, chương trình nâng cao năng lực và chi phí thực hiện ESMP. Chi phí ước tính 112.387 USD.

Trong quá trình xây dựng, ESMP yêu cầu sự tham gia của một số bên liên quan, mỗi bên có vai trò và trách nhiệm riêng, bao gồm Ban QLDA, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bình Dương, Nhà thầu, Tư vấn giám sát thi công (CSC), Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC) và cộng đồng địa phương.

Tham vấn cộng đồng và phổ biến thông tin

Tham vấn cộng đồng: Hoạt động tham vấn cộng đồng được thực hiện tại 17 phường/xã thuộc 3 thành phố/thị xã của tỉnh Bình Dương vào tháng 9 và tháng 10 năm 2020. Tham vấn được thực hiện với sự tham gia của đại diện các cơ quan chính quyền và tổ chức đoàn thể, như: Đại diện UBND, UBMTTQVN, Hội LHPN, các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Chính quyền địa phương và nhân dân xã, phường trong khu vực xây dựng hoàn toàn đồng thuận trong việc triển khai dự án sẽ mang lại hiệu quả kinh t aế - xã hội và môi trường. Tuy nhiên, 17 phường / xã bị ảnh hưởng đều yêu cầu đảm an toàn môi trường và xã hội trong quá trình thi công, đảm bảo an toàn giao thông và điều kiện đi lại, kiểm soát bụi và khắc phục các hư hỏng về cơ sở hạ tầng.

Phổ biến thông tin: Dự thảo ESIA bằng tiếng Việt đã được công bố tại trụ sở 17 phường / xã / thị trấ /thành phố và BDSPMU vào tháng 12 năm 2020 để tiến hành tham vấn cộng đồng. Dự thảo cuối cùng của ESIA bằng tiếng Việt đã được công bố tại trụ sở 17 phường/xã và Ban QLDA vào ngày 08/01/2021. Phiên bản cuối cùng của ESIA bằng tiếng Anh sẽ được công bố trên trang web nội bộ và phổ biến rộng rãi vào ngày 05/01/2021.

Báo cáo​ 

Lượt người xem:  Views:   1411
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Dự án hạng mục