Đầu tư phát triển
Thứ 6, Ngày 23/01/2009, 07:50
Xuất khẩu vượt khó để về đích
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
23/01/2009
Năm 2008, tình hình xuất khẩu của Bình Dương vẫn tăng khả quan, kết quả có ý nghĩa rất lớn trong điều kiện nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi khó khăn chung của kinh tế toàn cầu. Đây là nỗ lực cần được phát huy, tạo tiền đề cho doanh nghiệp vươn lên trong thực hiện kế hoạch xuất khẩu năm 2009.
Con số ấn tượng
Với những gì diễn ra trong năm 2008 như lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng cao, nguyên phụ liệu tăng giá, cung vượt cầu... nhiều nhà kinh tế dự báo xuất khẩu khó tăng so với năm trước.
 
Tuy nhiên với những giải pháp kịp thời từ Chính phủ và lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực, linh hoạt của doanh nghiệp đã góp phần đem lại kết quả rõ rệt trong xuất khẩu. Theo Sở Công Thương, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh thực hiện đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2007. Trong đó khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu đạt hơn 1,62 tỷ USD, tăng 19,5% và chiếm 26,2% tổng giá trị; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu đạt gần 4,6 tỷ USD, tăng 22,9% và chiếm 73,8% tổng giá trị.
Nét nổi bật trong công tác xuất khẩu của năm 2008 là các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao và các mặt hàng nông sản vốn trì trệ trong những năm trước lại tăng mạnh mẽ. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử tăng đến 110,3%; hạt điều tăng 75,8%; rau quả tăng 41%; đồ chơi trẻ em tăng 40%; hạt tiêu tăng 26,8%... Bên cạnh đó, lo ngại nhất của các cơ quan quản lý là các mặt hàng giày dép, dệt may, sản phẩm bằng gỗ, thủ công mỹ nghệ khó hoàn thành mục tiêu. 4 mặt hàng này chiếm đến 48% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhưng cũng là những mặt hàng chịu tác động lớn nhất. Nếu các ngành hàng này không đạt mục tiêu, kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu khó hoàn thành là điều chắc chắn. Tuy nhiên, kết quả vào cuối năm thật đáng mừng, có đến 3/4 mặt hàng giá trị xuất khẩu cao đều ổn định như giày dép tăng 10,1%, dệt may tăng 0,4%, hàng thủ công mỹ nghệ tăng 2,4%. Riêng sản phẩm bằng gỗ giảm 0,6% nhưng vẫn đạt hơn 1,15 tỷ USD, con số này thật khó tin nếu đứng trên bình diện tình hình gỗ vào giữa năm 2008 mà nhận định.
Một điểm nổi bật khác của xuất khẩu năm 2008 là có thêm thị trường mới. Sở Công Thương cho biết, ngoài những thị trường truyền thống và chủ lực là Mỹ, EU, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc... trong năm 2008 các doanh nghiệp trong tỉnh đã phát triển thêm môt số thị trường mới như Iraq, Belarus, Tuynidi, Trinidad-Tobago. Đây là việc cần thiết trong điều kiện hiện nay vì không nên “bỏ hết trứng vào một rổ” trong lúc thị trường xuất khẩu gặp thách thức.
Quan tâm đến người lao động
Hoạt động hiệu quả, ổn định nguồn nhân lực, chăm lo tốt đời sống công nhân trong dịp tết... là những cố gắng rõ nét của doanh nghiệp xuất khẩu “ăn nên làm ra”. Dịp cuối năm, cùng với việc thưởng tết, các đơn vị này còn lo liệu xe cộ đưa công nhân về quê ăn tết và đón trở vào để kịp hoạt động cho kế hoạch của năm mới. Cụ thể như Công ty Cổ phần Trần Đức, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gỗ, lĩnh vực được xem là gặp nhiều thách thức trong năm nhưng công ty đạt nhiều chỉ tiêu trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Ngoài việc thưởng tết, công ty còn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa khác như tổ chức đưa xe cho công nhân về quê ăn tết, tặng học bổng cho con em công nhân... Hay ở Công ty TNHH Một thành viên may mặc Bình Dương, kế hoạch xuất khẩu sản phẩm trong năm vẫn bảo đảm. Năm 2009 doanh nghiệp đã có nhiều đơn hàng, tết đến công ty tổ chức đến 42 xe đưa công nhân về quê ăn tết và đón trở lại để kịp ra quân vào ngày 3-2. Trong ngành giày da, Công ty Cổ phần Giày Thái Bình cũng hoạt động rất tốt, dù tình hình khó khăn nhưng công ty vẫn xuất khẩu hơn 12 triệu đôi như kế hoạch đề ra, tạo việc làm ổn định cho 12.000 công nhân...
Nói về thành công trong xuất khẩu năm 2008, Giám đốc DNTN Đại Hồng Phát Nguyễn Thị Hồng Vân chia sẻ: “Tình hình kinh tế trong năm tác động mạnh lên hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu. Khi kinh tế khó khăn thì việc chi tiêu từ các thị trường nhập khẩu cũng giảm theo là quy luật tất yếu. Trước tình hình như vậy, doanh nghiệp phải năng động và có chính sách hợp lý, sát thực tế thì mới bảo đảm duy trì hoạt động”. Cũng giống như bà Vân và nhiều doanh nghiệp khác, ông Võ Trường Thành, Tổng Giám đốc Công ty Kỹ nghệ gỗ Trường Thành nêu hàng loạt các vấn đề khó khăn trong năm như lạm phát, lãi suất ngân hàng, nguyên liệu đầu vào gia tăng... và đúc kết: “Thành công trong điều kiện như vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc từng bước có tính chiến lược như chọn lựa đơn hàng, cắt giảm chi phí không cần thiết, tính toán việc triển khai kế hoạch... Nhờ vậy mới ổn định trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu”.
Ông Trịnh Văn Sơn, đại diện Bộ Công Thương phụ trách phía Nam đánh giá: “Kết quả xuất khẩu của Bình Dương năm 2008 là minh chứng cho sự hoạt động của doanh nghiệp vượt qua thách thức, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Đây cũng là cơ sở để tin tưởng năm 2009, doanh nghiệp sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn để hoàn thành mục tiêu, đưa xuất khẩu gia tăng theo hướng ổn định và bền vững”.
 Trọng Minh
(Theo báo Bình Dương)
Lượt người xem:  Views:   565
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Số Trang

Phân loại

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Đầu tư phát triển